Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:34:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật  (Đọc 4255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2021, 03:30:20 pm »

Chiều 22 tháng 9:

Mạc-cô-vích trao cho tôi thông điệp sau đây của Kít-xin-giơ:

"Thông điệp của chính phủ Mỹ gởi ông Mai Văn Bộ, Kít-xin-giơ nhận và chuyển ngày 22 tháng 9.

Chính phủ Mỹ vẫn chờ một trả lời cho thông điệp ngày 13 tháng 9 của mình. Đề nghị của thông điệp ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị.

Hiện nay, chính phủ Mỹ không có gì nói thêm nữa".

Tôi nhận thông điệp mà không có lời bình luận nào.


Chiều 23 tháng 9:

Tôi mời cả Ô-brắc và Mạc-cô-vích đến gặp tôi. Nhưng chỉ có Mạc-cô-vích vì Ô-brắc đang ở Rô-ma.

Tôi nhờ Mạc-cô-vích chuyển cho Kít-xin-giơ một "thông điệp miệng" của tôi.

Mạc-cô-vích lấy giấy ra ghi chép cẩn thận.

Tôi nói:

Mỹ đang tiếp tục leo thang chiến tranh điên cuồng ở miền Bắc. Sau khi ngừng ném bom Hà Nội, không quân Mỹ tập trung ném bom bắn phá dã man Cẩm Phả, Hải Phòng.

Về Hải Phòng, Mỹ ném bom liên tiếp, đánh phá cầu đường, khu đông dân cư, một cách tàn bạo. Những giải thích của Kít-xin-giơ về ném bom Hải Phòng không thể nào chấp nhận được.

Ngoài ra, Mỹ dùng B.52 liên tiếp ném bom khu phi quân sự và Vĩnh Linh. Những cuộc ném bom này có tính chất hủy diệt.

Trong khi Mỹ leo thang chiến tranh như thế, tôi không thể nào tiếp Kít-xin-giơ được.

Về phương diện cá nhân, tôi không ghét bỏ gì Kít-xin-giơ. Nhưng xin nhắc lại là vấn đề tiếp xúc giữa tôi và Kít-xin-giơ phải đặt trong khuôn khổ của chính sách chiến tranh của Mỹ đối với Việt Nam.

Chính sách đó tỏ ra là một chính sách hai mặt, đầy mâu thuẫn. Ví dụ:

Mỹ ngừng ném bom Hà Nội 10 ngày, 72 giờ... có tính chất tối hậu thư. Nhưng sau đó, Mỹ lại nói: tự ý và không thời hạn.

Mỹ ngừng ném bom Hà Nội nhưng lại tập trung ném bom dã man Cẩm Phả, Hải Phòng. B52 liên tiếp ném bom khu phi quân sự và Vĩnh Linh. Phải chăng đó là Mỹ muốn "tạo không khí thuận lợi nhứt cho việc xét đề nghị của Mỹ" như Mỹ nói?

Thực chất đề nghị ngày 25-8 là ngừng ném bom có điều kiện. Mỹ nói "không điều kiện" nhưng vẫn nhắc lại là đề nghị ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị.

Thực sự mà nói, đối với chính sách của Mỹ mà tôi vừa nêu, chúng tôi không thể nào có ảo tưởng?

Mạc-cô-vích ghi xong, đọc lại cho tôi nghe. Tôi sửa một vào chữ không chính xác. Ông xếp tờ giấy lại và cẩn thận cho vào cặp.

Tôi: Ông nghĩ thế nào về những điều tôi vừa nói với ông Kít-xin-giơ?

Mạc-cô-vích: Tôi hoàn toàn đồng tình về những nhận xét của ông. Tôi chắc chắn ông Ô-brắc cũng vậy.

Thật ra, không phải đợi đến hôm nay tôi mới đồng tình về những điều ông vừa nói. Bằng chứng là ngày 17 tháng 8, ngay hôm đó, khi nhận được thông điệp của Mỹ do Kít-xin-giơ đưa, chúng tôi đã ngần ngại, không muốn chuyển vì ngày 11 và 12 tháng 8 Mỹ đã ném bom Hà Nội. Đánh rồi đề nghị nói chuyện! Dù muốn, dù không, người ta cũng không tránh khỏi nghĩ đến chính sách cổ truyền "cái gậy và củ cà-rốt" của Mỹ.

Hà Nội không chấp nhận đề nghị xin đi Hà Nội của chúng tôi. Điều đó càng chứng tỏ việc Mỹ ném bom Hà Nội hai ngày 11 và 12 tháng 8 đã gây bế tắc. Ai đứng vào địa vị Hà Nội, cũng phải làm như thế. Không có cách nào khác.

Sở dĩ chúng tôi vẫn xin đi Hà Nội là vì chúng tôi biết chúng tôi có được sự tín nhiệm của Hà Nội, và sự có mặt của chúng tôi sẽ buộc Mỹ phải ngừng ném bom, ít nhứt cũng trong những ngày có mặt của chúng tôi. Điều này đã thôi thúc chúng tôi.

Mỹ ném bom ngày 21, 22 và 23 buộc chúng tôi phải nói thẳng với Kít-xin-giơ: Mỹ vừa ném bom, vừa đề nghị nói chuyện, ai có thể hiểu được "thiện chí" của Mỹ?

Kít-xin-giơ giải thích: "Do những quyết định đã có từ trước và không thể ngăn chặn được v.v..."

Đối với quyết định ngừng ném bom 10 ngày, 72 giờ... chúng tôi cũng đã không do dự mà nói với Kít-xin-giơ rằng hành động có tính chất tối hậu thư.

Kít-xin-giơ giải thích: "Mắc Na-ma-ra phải khó khăn lắm mới có được những quyết định đó!"

Khi Mỹ ngừng ném bom Hà Nội, nhưng lại ném bom Cẩm Phả, Hải Phòng, chúng tôi lại một lần nữa nói với Kít-xin-giơ: "Hà Nội không thể nào nhận nói chuyện khi mà Mỹ còn làm như thế".

Kít-xin-giơ lại đáp: "Nếu tôi có quyền quyết định trong vấn đề này, tôi sẽ ngừng hoàn toàn ném bom miền Bắc và chờ Hà Nội trả lời!".

Bây giờ, Mỹ nói ngừng ném bom Hà Nội mà không định thời hạn. Tôi biết đó cũng chưa phải đã đáp ứng đòi hỏi của Hà Nội...

Tôi: Một lần nữa, tôi khẳng định là Mỹ phải chấm dứt ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc, vĩnh viễn và không điều kiện mới có thể có nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Mạc-cô-vích: Xin nói thật với ông là mấy tuần qua, đặc biệt là mấy ngày nay, một ý nghĩ cứ ám ảnh tôi: Mỹ làm tất cả, chỉ trừ đáp đúng yêu cầu của Việt Nam!

Tôi: Nếu chúng ta có đầy đủ kiên nhẫn, chúng ta sẽ thấy rồi đây học sẽ làm những gì mà một kẻ xâm lược thất bại phải làm.


Trưa chủ nhật 24 tháng 9:

Mạc-cô-vích gọi điện thoại xin gặp tôi chiều chủ nhật 24 tháng 9. Tôi nói bận và hẹn tiếp ông sáng hôm sau.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2021, 03:32:11 pm »

Sáng 25 tháng 9:

Mạc-cô-vích đến và cho biết Kít-xin-giơ đã từ Hăm-bua (Hambourg, Cộng hòa liên bang Đức), đến Pa-ri vào 10 giờ 30 phút sáng 24 tháng 9. Ông đã gặp Kít-xin-giơ tại sân bay Ọc-ly trong thời gian Kít-xin-giơ chờ đổi máy bay về Mỹ.

Việc làm đầu tiên của ông là đọc cho Kít-xin-giơ nghe "thông điệp miệng" của tôi. Sau khi nghe Kít-xin-giơ nhờ Mạc-cô-vích chuyển cho tôi "thông điệp miệng" trả lời sau đây:

1. Tôi thừa nhận sức mạnh của lập luận của ông.

2. Tôi mang về Oa-sinh-tơn văn bản ghi lại của ông Mạc-cô-vích và đích thân sẽ thảo luận văn bản đó ở cấp cao nhứt.

3. Tôi bảo đảm với ông rằng hiện nay ở Mỹ có một sự mong muốn rất mạnh là ngừng ném bom, mặc dù bề ngoài như thế nào đó.

4. Tôi nghĩ rằng một trong những khó khăn bắt nguồn từ sự không hiểu nhau về cách suy nghĩ của chúng ta.

a. Theo chúng tôi, chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ ngừng ném bom ngay sau khi biết rằng một cuộc thảo luận sẽ tiếp theo.

b. Theo những điều Hà Nội nói, người ta có thể hiểu rằng một cuộc thảo luận có thể tiếp theo việc ngừng ném bom.

5. Một giải pháp có thể và phải được tìm ra nhằm dung hòa hai thái độ đó.

6. Tôi xác nhận một lần nữa rằng một trong những lý do của hành động của chúng tôi hồi tháng 8 là ý muốn của chúng tôi giữ bí mật tuyệt đối về những cuộc tiếp xúc của chúng ta và tránh nguy cơ làm hỏng những cuộc tiếp xúc đó bằng một cuộc tranh cãi công khai giữa các khuynh hướng ở Mỹ. Do đó, không thể ngăn chặn được một vài hành động đã dự định trước cuộc tiếp xúc. Chúng tôi không hề có ý đồ phối hợp việc đưa ra đề nghị nói chuyện với một cuộc leo thang chiến tranh vì về vấn đề này, tôi xin bảo đảm tuyệt đối.

7. Tôi sẵn sàng đến Pa-ri bất cứ lúc nào. Nếu ông muốn, trái lại, một nhân vật chính thức sẽ đến đây. Trong bất cứ trường hợp nào, nguyên tắc bí mật tuyệt đối sẽ được triệt để tôn trọng* (Phụ lục V).


Mạc-cô-vích cũng có nói thêm: Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt đều tán thành nội dung thông điệp trên đây của Kít-xin-giơ và Kít-xin-giơ đã mang về Mỹ một số thông điệp mà Mỹ định trao cho ta, nhưng vì không tiếp xúc được nên không trao.

Nhìn lại tuần qua có những điểm nổi lên sau đây:

1. Ngày 11 tháng 9, tôi trao cho Kít-xin-giơ trả lời của ta cho thông điệp ngày 25 tháng 8 của chính phủ Mỹ, tức hai tuần sau khi ta nhận được. Liền sau đó, ngày 13 tháng 9, tức hai ngày sau, Kít-xin-giơ yêu cầu được gặp tôi để trao đổi thông điệp thứ hai của chính phủ Mỹ và bình luận riêng của ông ta. Sau đó, Oa-sinh-tơn cứ thấp thỏm mong một trả lời của Hà Nội, nhấn mạnh rằng Mỹ sẵn sàng tiếp nhận trả lời đó bằng mọi cách, mọi kiểu, trực tiếp, qua trung gian v.v...

Tình hình thất bại và bế tắc ở miền Nam kéo dài, triển vọng cuộc tiếp xúc Pa-ri vẫn mịt mờ... Oa-sinh-tơn lên cơn sốt thực sự.

2. Bằng "thông điệp miệng" gởi cho Kít-xin-giơ, tôi kịch liệt lên án Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh, bác bỏ những lời biện bạch của Kít-xin-giơ, đặc biệt của Mỹ và nói thẳng rằng ta không thể nào có ảo tưởng đối với chính sách của Mỹ.

3. Kít-xin-giơ vẫn ráo riết đeo đuổi ý đồ trở nên "người Mỹ đầu tiên đã tiếp xúc được với Hà Nội". Kít-xin-giơ lại nói với Mạc-cô-vích: Nếu tôi có quyền quyết định, tôi sẽ ngừng hoàn toàn ném bom miền Bắc và chờ Hà Nội trả lời. "Thông điệp miệng" ngày 25 tháng 9 của Kít-xin-giơ được sự tán thành của Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt đánh dấu một sự chuyển biến có ý nghĩa. Tôi cần phân tích và đánh giá sự chuyển biến này trước khi tiếp tục cuộc tiếp xúc.

Vòng cuối cùng và cũng là vòng quyết liệt nhứt.

Trở về trước, chủ yếu là Mỹ cố áp đặt lập trường "ngừng ném bom có điều kiện" được nêu rõ trong thông điệp ngày 25 tháng 8 và những tuyên bố khác của chính phủ Mỹ. Song, đến đây có thể nói là mưu đồ "đàm phán trên thế mạnh" của Mỹ vấp phải quyết tâm chiến lược của Việt Nam, đã phá sản hoàn toàn.

Bằng chứng là "thông điệp miệng" ngày 25 tháng 9 của Kít-xin-giơ gởi cho tôi, được sự tán thành của Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt, theo lời của Mạc-cô-vích, đã lần đầu tiên không nhắc đến thông điệp ngày 25 tháng 8 nữa và cũng lần đầu tiên chỉ nói về sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam liên quan đến khả năng đàm phán sau khi Mỹ ngừng ném bom.

Kít-xin-giơ đã nêu rõ vấn đề:

a. Chúng tôi (Mỹ) nói rằng chúng tôi sẽ ngừng ném bom ngay sau khi biết rằng một cuộc thảo luận sẽ tiếp theo.

b. Theo những điều Hà Nội nói, người ta có thể hiểu rằng một cuộc thảo luận có thể tiếp theo việc ngừng ném bom.

Kít-xin-giơ làm ra vẻ như ông ta vừa khám phá ra một bí mật mà mọi người đều biết.

Quả vậy, lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa trước sau như một vẫn là: chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì mới có thể nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Nhưng nói "có thể có" là nói hai khả năng: "có thể có" có nghĩa là cũng "có thể không".

Vậy, nếu Mỹ tuyên bố hủy bỏ thông điệp ngày 25 tháng 8, định ngày ngừng ném bom bắn phá miền Bắc mà không đòi hỏi điều gì hết và sau đó, Mỹ đề nghị hai bên tiến hành đàm phán thì thái độ của Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ chuyển "có thể có" thành "sẽ có" hay không?

Đến đây, con bài của Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn còn để sấp.

Rồi đây, ắt chúng ta sẽ có dịp thấy vị giáo sư của trường đại học Ha-vớt dùng đến những mưu ma chước quỷ nhằm lật ngửa cho kỳ được con bài vẫn còn để sấp của Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Sấp hay ngửa, đó là vấn đề của Mỹ.

Còn giữ con bài của mình úp mặt xuống bàn cho đến khi nào đó, trong những điều kiện và bối cảnh nào đó, sẽ chủ động lật ngửa nó ra, lại là vấn đề của Việt Nam.

Và, một khi con bài đã được lật ngửa, tình thế mới được tạo ra sẽ có lợi cho bên nào?

Cái được thua là như vậy
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2021, 03:33:10 pm »

Sáng 30 tháng 9:

Mạc-cô-vích trao cho tôi bản ghi chép một ý kiến mà Kít-xin-giơ nhờ chuyển cho tôi:

Mác Na-ma-ra, Đin Rớt, Giôn-xơn và Kít-xin-giơ có rất nhiều hy vọng và tin tưởng ở sự trung gian hiện nay.

Đề nghị nêu lên trong thông điệp ngày 25 tháng 8 và được sửa đổi bằng những thông điệp tiếp theo vẫn còn nguyên giá trị. Điều đã được khẳng định là bất kỳ một sự ám chỉ về một điều kiện nào đó cần được xóa bỏ và xin nhắc lại một cách rõ ràng là thông điệp đó như vừa được nêu lại hôm nay không chứa đựng một điều kiện nào hết.

Sau khi đọc xong những ý kiến trên đây của Kít-xin-giơ, tôi nói rõ:

Ông Kít-xin-giơ thề thốt luôn miệng rằng đề nghị ngưng ném bom của Mỹ không chứa đựng bất cứ một điều kiện nào. Thậm chí, ông còn nói thông điệp ngày 25 tháng 8 đã được sửa đổi bằng những thông điệp tiếp theo. Nhưng ông lại nói "thông điệp ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị"! Chẳng phải ông đã tự mâu thuẫn đó sao?

Mạc-cô-vích: Nếu Mỹ trao một thông điệp mới, lập lại nội dung 25 tháng 8, nhưng bỏ hết các điều kiện theo ý kiến của ông, tức là ông bác bỏ câu nào và chữ nào, phía Mỹ sẽ bỏ câu đó và chữ đó, thì ông thấy thế nào?

Tôi: Mỹ biết rõ Mỹ phải làm gì hơn tôi. Bài diễn văn vừa rồi của Gôn-bơ (Golberg), đại diện của Mỹ ở Đại hội đồng Liên hợp quốc, không có gì mới mẻ cả. Mỹ vẫn đặt điều kiện vô lý cho việc ngừng ném bom, vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược và ngoan cố bám lấy miền Nam Việt Nam.

Mạc-cô-vích: Tôi không muốn nêu ra, nhưng vì có sự yêu cầu của Kít-xin-giơ nên tôi cũng xin liều lĩnh hỏi ông một câu nữa. Nếu Mỹ trở lại mức độ ném bom trước tháng 8, ông có đồng ý tiếp Kít-xin-giơ không?

Tôi: Không có vấn đề tiếp xúc hay nói chuyện dưới bom, như tôi đã từng nói với ông.

Mạc-cô-vích chào tôi, lặng lẽ ra về, bước đi chậm chạp và chiếc cặp quá nặng làm lệch hẳn một bên vai của ông.

Điều đáng chú ý là bản ghi chép một số ý kiến của Kít-xin-giơ trên đây có nói rõ là thông điệp ngày 25 tháng 8 đã "được sửa đổi bằng những thông điệp tiếp theo" và nhấn mạnh "bất kỳ một sự ám chỉ về một điều kiện nào đó cần được xóa bỏ".

Sau đó, Kít-xin-giơ lại yêu cầu Mạc-cô-vích sửa chữa thông điệp ngày 25 tháng 8 theo "ý kiến của Việt Nam".

Một cách thăm dò thật là xảo quyệt.

Để lật ngửa con bài của Việt Nam ra, Kít-xin-giơ có thể hứa hẹn bất cứ điều gì!

Không thành công, Kít-xin-giơ lại chìa ra con bài "trở lại mức ném bom trước tháng 8"! Sự thăm dò này chẳng những vụng về mà còn quá lỗi thời. Chính Mạc-cô-vích đã ngần ngại và không muốn đưa ra.


Sáng 2 tháng 10:   

Mạc-cô-vích gặp tôi và nói:

Trưa 1 tháng 10, qua điện thoại, Kít-xin-giơ có nói với Mạc-cô-vích rằng Mắc Na-ma-ra, Đin Rớt và Kít-xin-giơ đang nghiên cứu kỹ vấn đề "ngừng ném bom trên thực tế" và đang có nhiều hy vọng.

(Một thời gian sau khi đi Hà Nội về, Ô-brắc và Mạc-cô-vích có cho tôi xem một bản ghi chép tiếp xúc, trong đó, vấn đề "ngừng ném bom trên thực tế" có được đề cập một cách qua loa. Sau đó, mọi người đã quên hẳn.

Bây giờ, Mỹ lại đào lên một vấn đề mà có lẽ Mỹ cho rằng còn có thể sử dụng được.

Mạc-cô-vích tiếp tục trình bày:

Kít-xin-giơ cho rằng hai trường hợp có thể xảy ra về vấn đề "ngừng ném bom không điều kiện":

Một là: Trước hoặc sau ngừng ném bom, Mỹ chuyển cho Việt Nam dân chủ cộng hòa một tuyên bố chính thức, nhưng không công khai, do một nhân vật có thẩm quyền trao.

Hai là: Mỹ ngừng ném bom trên thực tế, sau đó, Mỹ thông báo chính thức bằng cách Mỹ yêu cầu Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp một nhân vật có thẩm quyền.

Sau mấy giây do dự, Mạc-cô-vích nói tiếp:

- Kít-xin-giơ có nêu một vấn đề rất tế nhị, liên quan đến vai trò của nước Pháp... Tôi không thể không cho ông biết. Kít-xin-giơ nói: "Không biết có cần Tổng thống Đờ Gôn hay một cường quốc thứ ba nào đó làm trung gian không".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2021, 03:34:38 pm »

Ngày 4 tháng 10:

Tôi mời Mạc-cô-vích đến cơ quan và yêu cầu ông ghi chép trả lời cho Kít-xin-giơ như sau:

Lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không hề thay đổi. Nếu Mỹ thật sự muốn nói chuyện, thì trước hết phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh là chính thức và công khai.

Vấn đề đặt ra hiện nay giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ là đã đến lúc hai bên tiếp xúc với nhau chưa, chứ còn Mỹ muốn tiếp xúc với Việt Nam dân chủ cộng hòa thì thiếu gì nơi có đại diện của chúng tôi.

Thế là, tất cả những mưu mô "ngừng ném bom trên thực tế", tuyên bố chính thức nhưng không công khai, dó một nhân vật có thẩm quyền trao, kể cả "sự trung gian của một nhân vật hoặc một cường quốc thứ ba", đều như bọt xà phòng đua nhau tan vỡ.

Song, Kít-xin-giơ chưa phải đã chịu bỏ cuộc.

Do đó, có câu chuyện lý thú sau đây về ông giáo sư trường đại học Ha-vớt bỗng nhiên kiêm nghề "soạn kịch bản".


Ngày 4 tháng 10:

Vào khoảng 20 giờ, Mạc-cô-vích gọi điện thoại xin gặp. Tôi nói: "Nếu không có gì khẩn cấp, xin ông hãy đợi đến sáng mai". Thái độ thoái thác đó của tôi không làm ông nản chí. Ông nằn nì mãi và, cuối cùng, tôi đã phải tiếp ông.

Mạc-cô-vích: Kít-xin-giơ lại gọi tôi và hỏi lại về "khả năng nói chuyện" trước khi họp với Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt.

Tôi: Lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không có gì thay đổi.

Mạc-cô-vích: Sau khi nghe ông khẳng định lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa vè khả năng nói chuyện giữa hai bên, tức là "nếu Mỹ thật sự muốn nói chuyện thì trước hết phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam dân chủ cộng hòa", Kít-xin-giơ đã nghĩ ra cái kịch bản (scénario) sau đây:

a. Chính phủ Mỹ gởi một thông điệp cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thông báo rõ ràng, một cách không nhầm lẫn được, việc Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện.

b. Sau khi thực hiện chấm dứt ném bom, chính phủ Mỹ sẽ gởi thông điệp thứ hai, đề nghị ngày giờ và địa điểm nói chuyện.

Tôi: Thực chất, cái "kịch bản" của Kít-xin-giơ cũng chỉ là "ngừng ném bom có điều kiện" mà thôi! Mỹ hãy chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá cái đã!

Cái logic của "kịch bản" trên đây của Kít-xin-giơ là Mỹ thông báo chấm dứt ném bom cho Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam dân chủ cộng hòa "đáp lại" bằng cách nhận "đề nghị về ngày giờ và địa điểm nói chuyện" của Mỹ.

Hai sự kiện được trình bày như hoàn toàn không liên quan gì với nhau cả, nhưng có cái trước thì đương nhiên phải có cái sau. Do đó, thực chất, cái sau "là điều kiện" của cái trước!

Như vậy, sau khi Mỹ chấm dứt ném bom, không phải "có thể có" mà "sẽ có" nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Một lần nữa, mục đích rõ ràng của cái "kịch bản" trên đây của Kít-xin-giơ, cũng chỉ nhằm lật ngửa con bài còn để sấp của Việt Nam mà thôi.

Và dưới đây là con bài cuối cùng của Mỹ: "một dự thảo thông điệp" yêu cầu Việt Nam sửa chữa!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2021, 03:35:13 pm »

Sáng ngày 8 tháng 10:

Sau một thời gian vắng mặt, Ô-brắc trở lại Pa-ri. Sáng nay, cả hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích xin gặp tôi. Ngay phút đầu, tôi nhận thấy thái độ của hai ông không được thoải mái lắm. Ô-brắc ra hiệu, đùn cho Mạc-cô-vích nói trước.

Mạc-cô-vích: Sứ quán Mỹ tại Pa-ri nhờ chúng tôi trao cho ông một "dự thảo thông điệp" mà chính phủ Mỹ sẵn sàng chuyển cho Việt Nam dân chủ cộng hòa, nếu có được sự đồng ý. Kít-xin-giơ có yêu cầu chúng tôi nói lại với ông rằng ông ấy sẵn sàng đến Pa-ri để trao tận tay ông bản thông điệp...

Dự thảo thông điệp của chính phủ Mỹ (Phụ lục VI):

Chính phủ Mỹ hiểu rằng lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa là: ngay sau khi Mỹ chấm dứt mọi hình thức đánh phá Việt Nam dân chủ cộng hòa mà không nói đến điều kiện, Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể nhanh chóng tiến hành thảo luận có kết quả với Mỹ. Những thảo luận này có thể nhằm mục đích giải quyết những vấn đề giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Giả thiết là quan điểm trên đây đúng với lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ Mỹ sẵn sàng, thể thao thông điệp ngày 25 tháng 8, chuyển đến trước cho Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày tháng chính xác mà việc ném bom nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể sẽ chấm dứt và gợi ý ngày tháng và địa điểm cho việc bắt đầu thảo luận.

Đọc xong, tôi nhìn nét mặt của Ô-brắc và Mạc-cô-vích, tôi chợt thấy hai ông chẳng những không vui mà còn biểu lộ sự lúng túng, như có điều gì khó nói.

Để đánh tan không khi nặng nề, tôi hỏi:

Kít-xin-giơ có yêu cầu hai ông nói thêm điều gì nữa không?

Ô-brắc (phân trần): Chúng tôi rất ngần ngại trong việc trao "dự thảo" trên đây.

Tôi: Vì sao?

Ô-brắc: Vì chúng tôi vẫn thấy nhắc lại thông điệp ngày 25 tháng 8!

Tôi: Phải chăng ông muốn nói "bình mới, rượu cũ"?

Mạc-cô-vích (chen vào): Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã chất vấn Kít-xin-giơ qua điện thoại. Kít-xin-giơ đã giải thích rằng trong cuộc họp với Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt, có cả Rô-xtốp dự, Kít-xin-giơ đã phải đấu tranh gay go mà vẫn không đạt được một văn bản tốt hơn.

Tôi: Bây giờ, có lẽ tất cả chúng tôi đã hiểu rõ hơn ý đồ của những người cầm quyền ở Mỹ. Song không lẽ Kít-xin-giơ lại nghĩ rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể thay đổi lập trường nguyên tắc của mình để chấp nhận đề nghị ngày 25 tháng 8 đã quá lỗi thời của Mỹ? Tại sao Kít-xin-giơ nhờ hai ông chuyển cho chúng tôi một văn bản mà chính bản thân ông ta cũng không hoàn toàn tán thưởng?

Mạc-cô-vích: Dẫu vậy, chúng tôi cũng có thể nói với Kít-xin-giơ rằng ông sẽ nghiên cứu?

Tôi: Nói thực ra, có gì phải nghiên cứu đâu! Thái độ ngoan cố bám lấy thông điệp ngày 25 tháng 8 của Mỹ không thể có hậu quả nào khác hơn là làm bế tắc tất cả! Lại thêm một bằng chứng nữa! Tổng thống Giôn-xơn vừa lập lại nội dung thông điệp ngày 25 tháng 8 trong bài diễn văn đọc tại Xan An-tô-ni-ô (San Antonio) ngày 29 tháng 9 vừa qua. Bài diễn văn đó có đoạn sau đây, mời hai ông nghe.

Tôi lấy ra bài diễn văn của Giôn-xơn và đọc:

... Mấu chốt của vấn đề là Mỹ sẵn sàng ngừng ngay lập tức việc đánh phá bằng khhq chống miền Bắc Việt Nam nếu việc này đưa đến những cuộc thảo luận có kết quả. Chúng ta cho rằng trong lúc các cuộc thương lượng này đang được tiến hành, Bắc Việt Nam không được lợi dụng việc ngừng hoặc hạn chế ném bom của Mỹ... với những điều kiện này, Mỹ sẵn sàng v.v...

Tôi xin phép lặp lại: "với những điều kiện này"! Như vậy là không có gì mới cả. Dù tài ba đến mấy, Kít-xin-giơ cũng không thể nào ngụy trang quạ đen thành phượng hoàng được! Vả lại, tôi đã nhiều lần vạch rõ chính sách hai mặt của Mỹ. Đến nay, Mỹ đã liên tục đánh phá Hải Phòng, đến lần thứ 10 rồi! Vừa qua, bom đạn Mỹ đã liên tiếp trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 đã giết chết trên 30 học sinh và làm bị thương mấy chục em nữa. Sự leo thang chiến tranh điên cuồng đó càng làm cho chúng tôi không chút ảo tưởng đối với chính sách chiến tranh của Mỹ.

Ô-brắc: Không biết từ nay, chúng tôi còn có nên tiếp tục chuyển thông điệp của Mỹ nữa không, khi mà chính bản thân chúng tôi thấy được là "vẫn còn điều kiện"? Có lẽ chúng tôi phải cắt đứt với Mỹ. Nếu không, Hà Nội sẽ nghĩ gì về chúng tôi?

Hai ông ra về, vẻ mặt đăm chiêu, bước đi nặng nề.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2021, 03:36:03 pm »

Sáng 17 tháng 10:

Tôi mời cả Ô-brắc và Mạc-cô-vích, nhưng Ô-brắc đã đi Rô-ma, một mình Mạc-cô-vích đến.

Tôi: Tôi đã làm ông Ô-brắc và ông mất quá nhiều thì giờ. Nhưng thành thật mà nói, không phải hoàn toàn vô ích. Xin cảm ơn hai ông! Có những cái ta làm, có kết quả thấy được ngay. Nhưng cũng có cái ta làm, phải chờ một thời gian mới thấy được kết quả. Có phải thế không, ông Mạc-cô-vích?

Mạc-cô-vích: Vâng! Lập trường của hai bên đã rõ ràng, nhưng chưa có điểm hội tụ. Chắc là còn phải chờ!

Tôi: Đúng là như vậy. Nếu nhìn lại thời gian hai tháng qua, chúng ta có thể đi đến những nhận xét cụ thể. Qua văn kiện 25 tháng 8 cũng như qua "dự thảo thông điệp" và bài diễn văn Xan An-tô-ni-ô của Tổng thống Giôn-xơn, chính sách không thay đổi của Mỹ vẫn là đặt điều kiện này, điều kiện nọ cho việc ngừng ném bom và chấm dứt mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Mỹ lại dùng thủ đoạn "tiếp xúc bí mật", hòng mặc cả với chúng tôi việc giải quyết toàn bộ vấn đề chiến tranh. Trong khi đó, thái độ của Mỹ chứa đầy mâu thuẫn, lật lọng và xảo quyệt.

Mặc khác, thời gian qua, Mỹ không ngừng leo thang chiến tranh vô cùng nghiêm trọng. Chính bản thân ông cũng thấy ngại ngùng, mỗi lần phải trao cho chúng tôi những điều kiện phi lý của Mỹ.

Có lần, ông tỏ ra bực tức trước việc Mỹ leo thang chiến tranh. Có lần, sợ bị Mỹ lợi dụng, ông Ô-brắc và ông muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ.

Tôi nghĩ rằng những người có lương tâm không thể nào và cũng không nên có những nhận thức mơ hồ về bản chất của đế quốc Mỹ.

Tôi có tóm tắt một số ý kiến của tôi và xin trao cho ông văn bản ghi lại những ý kiến đó.

Mạc-cô-vích đọc văn bản tôi vừa trao cho ông:

Hiện nay, Mỹ đang leo thang chiến tranh, một cách cực kỳ nghiêm trọng. Những luận điệu hòa bình của Mỹ chỉ là lừa bịp.

Trong lúc Mỹ leo thang chiến tranh, chúng tôi không thể nào tiếp ông Kít-xin-giơ và cũng không thể tiếp tục bình luận về những ý kiến của Mỹ mà ông chuyển cho chúng tôi.

Lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa rất rõ ràng là: chỉ sau Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì mới có thể có những cuộc nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Mạc-cô-vích: Tôi có thể trao cho Kít-xin-giơ văn bản này không?

Tôi: Nếu ông thấy là cần thiết.

Mạc-cô-vích đứng lên, không giấu được sự xúc động khi ông bắt tay từ biệt tôi.


17-8-1967 - 17-10-1967

Thế là sau hai tháng, cuộc "tiếp xúc bí mật" đã kết thúc.

Cái gì sẽ xảy ra, có nói chuyện hay không có nói chuyện, sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Kít-xin-giơ, giáo sư học nghề phù thủy, đã dùng hết mánh khóe hòng lật ngửa nó lên, những con bài của Việt Nam vẫn còn để sấp.

Chỉ vì một lý do: Thời cơ chưa đến!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:49:40 pm »

V
VẤN ĐỀ THỜI CƠ


Bao giờ thời cơ mới đến?

Chiến dịch tấn công ngoại giao, được phát động từ đầu năm, với lời tuyên bố quan trọng của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đã không ngừng phát huy tác dụng rộng khắp Tây Âu và đặc biệt, đã khuấy động dư luận quần chúng và các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ.


Sức ép của dư luận thế giới ngày càng dồn về phía Mỹ, đòi Mỹ chấm dứt việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, có một điểm có thể gọi là "tiêu cực", hạn chế phần nào sức tấn công của lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 năm 1967. Việt Nam mới nói "có thể có" chứ chưa nói "sẽ có" nói chuyện giữa hai bên sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bộ máy tuyên truyền đầu độc khổng lồ của Mỹ không ngừng khai thác cái mà tập đoàn cầm quyền Mỹ gọi là "vấn đề chưa rõ ràng" để gây hoang mang và lấp liếm thái độ ngoan cố của họ. Một bộ phận dư luận thế giới, một số chính khách và nhà báo, tuy có nhiều thiện chí, vẫn còn chờ đợi lời nói cuối cùng của Việt Nam.

Bao giờ thì Việt Nam sẽ thốt ra lời nói cuối cùng đó?

Nhiều nhà báo và đại biểu Quốc hội Mỹ đã chịu khó bay sang Pa-ri, đến Bộ Ngoại giao Pháp, cố gặp cho kỳ được ông E.M., Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại dương, vì ông này được coi như là một chuyên gia nắm "Hồ sơ Việt Nam" chắc nhứt. Sau khi gặp ông E.M., hộ liền xin tiếp xúc với tôi, nói là theo lời khuyên của ông Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Pháp. Trong trường hợp họ gặp tôi trước thì sau đó, thế nào họ cũng xin được ông E.M. tiếp. Đến nỗi, có lần ông E.M. vui vẻ nói với tôi: "Chúng ta cứ tiếp tục chuyền bóng cho nhau, để làm cho họ bớt u mê, bớt thiển cận!".

Vậy, họ bỏ công từ Mỹ bay sang Pháp để tìm "cái gì"?

Chỉ vì tình hình thúc bách, họ muốn biết và cần biết lời nói cuối cùng của Việt Nam, tức "sẽ có" hay là "sẽ không có" đàm phán sau khi Mỹ làm đúng đòi hỏi của Việt Nam dân chủ cộng hòa tức chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác.


Tất nhiên, ông E.M. cũng như tôi, không ai có thể vượt qua giới hạn "có thể có". Điều quan trọng là lợi dụng cơ hội làm cho họ "bớt u mê, bớt thiển cận" về cuộc chiến tranh xâm lược cực kỳ tàn bạo song đã thất bại và bế tắc ở Việt Nam.


Năm 1967 là năm mà Mỹ đã đưa chiến tranh xâm lược lên đến đỉnh cao chưa từng thấy. Năm mươi vạn quân Mỹ, gồm những sư đoàn thiện chiến nhứt, đã đổ bộ lên miền Nam. Mỹ đã huy động khả năng kinh tế và tài chính lớn lao của Mỹ, đã huy động những lực lượng hải lục không quân mà Mỹ có thể huy động được, để ném tất cả vào một cuộc chiến tranh hao tiền, tốn của và tốn nhân mạng đến mức mà nhân dân Mỹ không còn có thể chấp nhận được nữa.


Nhưng bế tắc vẫn hoàn bế tắc! Mỹ không có lối thoát thân bằng con đường tiếp tục chiến tranh. Đó là kết luận của chính Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, từ cuối năm 1966.

Ngày 29 tháng 8 năm 1966, Mắc Na-ma-ra nhận được báo cáo của một nhóm chuyên viên cao cấp về "khả năng kỹ thuật liên quan đến những hoạt động quân sự của chúng ta ở Việt Nam". Bản báo cáo bắt đầu bằng câu: "Những cuộc ném bom miền Bắc không có ảnh hưởng trực tiếp và có thể đánh giá được đối với khả năng của Hà Nội trong việc tổ chức và tiến hành những hoạt động quân sự tại miền Nam ở mức độ lâu nay". Và, bản báo cáo kết luận: "Không có cơ sở thích ứng nào để dự kiến một mức độ cố gắng quân sự cần thiết để đạt những mục tiêu đã được đề ra. Thực tế là không có một cơ sở vững chắc nào để xác định được mức độ cố gắng mà chúng ta có thể làm để đạt những mục tiêu đó" (Theo trích dẫn của An-đrê Phông-ten (André Fontaine) trong quyển Un lit pour deux reves (Đồng sàng dị mộng)).


Ngày 14 tháng 10 năm 1966, trong một giác thứ, Mắc Na-ma-ra báo cáo với Tổng thống Giôn-xơn "không có phương pháp hợp lý nào để chấm dứt nhanh chóng chiến tranh" (Theo trích dẫn của An-đrê Phông-ten (André Fontaine) trong quyển Un lit pour deux reves (Đồng sàng dị mộng)).

Thế là đã quá rõ!

Và chính Kít-xin-giơ-chứ không phải ai khác-đã nghe tận tai và thấy tận mắt tình thế thất bại và bế tắc đó của đế quốc Mỹ ở miền Nam.

Kít-xin-giơ đã kể lại hết sức tỉ mỉ những điều tai nghe mắt thấy trong Hồi ký Những năm ở Nhà Trắng của ông ta.

Kít-xin-giơ kể lại hai lần, lần đến Vĩnh Long và hai lần hỏi tên tỉnh trưởng ở đó về kết quả bình định, như sau:

"Đi thăm tỉnh Vĩnh Long vào tháng 10 năm 1965, tôi đã hỏi ông tỉnh trưởng về mức độ được bình định của tỉnh ông, ông tỉnh trưởng trả lời một cách hãnh diện: 80%" (Ông Kít-xin-giơ quên nói ở đây rằng ông đến miền Nam là với tư cách "cố vấn đặc biệt" về "Chiến lược nguyên tử" của Tổng thống Giôn-xơn).   

"Nhân cuộc viếng thăm Việt Nam lần thứ hai, tháng 7 năm 1966, tôi chú ý đến những tỉnh cũ để có thể đánh giá những thay đổi. Ở Vĩnh LOng, vẫn ông tỉnh trưởng ấy đã nói với tôi sau cuộc đến thăm lần trước của tôi, rằng đã có những tiến bộ to lớn vô cùng, tôi hỏi ông ta hiện giờ tỉnh đã được bình định ra sao, ông ta trả lời tôi, vẫn hãnh diện như lần trước: 70%".

Xin miễn bình luận.


Nhân dịp Nguyễn Văn Thiệu được "bầu" tổng thống, bộ máy tuyên truyền của Mỹ ngụy không ngớt rêu rao là "Thiệu đã đưa vào chính quyền nhiều người miền Nam hơn trước và những người quốc gia".

Kít-xin-giơ viết trong hồi ký:

"Tuy vậy, sứ quán ta ở Sài Gòn ước lượng khoảng 80% xã có hạ tầng cơ sở cộng sản. Người ta ước lượng 65% trong toàn dân và 81% ở nông thôn...".

Tháng 10 năm 1965, sau khi thăm đại bản doanh Thái Bình Dương của Mỹ ở Ha-oai (Hawai), Kít-xin-giơ ghi vào sổ nhật ký: "không một ai thực sự có thể giải thích cho tôi chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc như thế nào, dù vào tình huống thuận lợi nhứt!".

Thật là bế tắc hoàn toàn, con đường hầm không lối thoát!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:50:50 pm »

Sau ba lần đi Sài Gòn (tháng 10 năm 1965, tháng 7 và tháng 10 năm 1966), Kít-xin-giơ phải thú nhận: "Tôi đã nhận thấy ngay chúng ta đã tham gia một cuộc chiến tranh mà chúng ta không biết làm thế nào để chiến thắng, mà cũng không biết làm thế nào để kết thúc".


Và ngày 18 tháng 8 năm 1966, Kít-xin-giơ đã tâm sự với Ca-bốt-lốt, lúc bấy giờ làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn như sau:

"... Chúng ta phải có gấp một chiến lược đàm phán, chính phủ cần tuyên bố nhanh chóng mở hội đàm, vì hội đàm sẽ là giai đoạn đầu chứ không phải giai đoạn cuối cùng của những khó khăn của chúng ta".

Chỉ cần những lời thú nhận rõ ràng và cụ thể trên đây của Kít-xin-giơ cũng đủ nói lên tình thế bi đát của Mỹ là thất bại và bế tắc như thế nào.


Chính từ đó Kít-xin-giơ đã rút ra kết luận được nhiều người biết và đã đăng trên tập san Foregin Affairs (Những vấn đề ngoại giao): nguyên tắc chủ yếu của chiến tranh du kích là khi người ta không thua là thắng, trong khi đối với quân đội chính qui, không giành được thắng lợi tức là thua.

Mỹ muốn chấm dứt một cuộc chiến tranh xâm lược đã thất bại chăng?

Mỹ muốn thoát khỏi cảnh bế tắc bằng cách rút đạo quân viễn chinh về nước chăng?

Mỹ không còn con đường thoát thân nào khác hơn, như Kít-xin-giơ nói, là "nhanh chóng mở hội đàm", tức phải ngồi lại nói chuyện với đối phương.

Nhưng Mỹ đã không nhanh chóng mở được hội đàm có kết quả, vì cứ một mực muốn đàm phán trên thế mạnh.

Thời gian đi nhanh qua. Mới đó, đã đến cuối năm.


Tháng 12 năm 1967.

Một thời điểm cực kỳ quan trọng. Dọc các tuyến đường Trường Sơn - mà cả thế giới quen gọi là "Đường mòn Hồ Chí Minh", cuộc chiến tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn giữa Mỹ và Việt Nam đang diễn ra vô cùng quyết liệt.


Sau những thắng lợi và những kinh nghiệm của mùa khô 1966 - 1967, và đặc biệt là với những cố gắng chuẩn bị, bổ sung và tăng cường suốt mùa mưa vừa qua, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, lấy phương tiện vận tải cơ giới làm chủ yếu. Các sư đoàn chủ lực, các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh, thông tin... như trăm sông ngàn suối, cuồn cuộn đổ về một hướng mà Mỹ bằng bất cứ giá nào cũng không ngăn chặn nổi.


Trong khi đó, chiến trường miền Nam đã được các lực lượng quân dân tại chỗ chuẩn bị và sẵn sàng phối hợp, kể cả ở các thành phố, sào huyệt của địch.


Mặc dù chưa biết chúng sẽ bị đánh lúc nào và ở đâu, Mỹ đã vội vã hủy bỏ "kế hoạch phản công chiến lược lần thứ 3" đã được dự định vào mùa khô 1967-1968, để huy động mọi lực lượng và mọi phương tiện đối phó với cơn lốc vận tải của ta. Không quân Mỹ không ngừng thả chất độc hóa học hủy diệt từng cánh rừng dọc các tuyến đường, rải những "cây nhiệt đới" (máy thu và phát tiếng động, thu nhiệt và phát sóng cho máy bay đến ném bom) để dò xe, dò đường và đã ném khoảng 6 vạn trái bom đủ các loại dọc tuyến đường Trường Sơn. Mắc Na-ma-ra đã cho khởi công xây dựng một hàng rào điện tử ở ngay vùng giới tuyến. Nhưng Mỹ không làm sao ngăn chặn được dòng người và xe mà mật độ mỗi ngày một tăng lên trên các tuyến đường ở cả phía Đông và phía Tây Trường Sơn và kéo dài đến tận vùng Châu Thành tỉnh Sông Bé của miền Nam.


Trên thực tế, chiến tranh ngăn chặn của Mỹ đã thất bại.

Và có thể nói là cuộc đếm ngược đến giờ G ngày N của trận tập kích chiến lược mùa Xuân 1968 đã bắt đầu!


Đã đến lúc ngoại giao Việt Nam phải dứt điểm chiến dịch tấn công được phát động từ đầu năm, để dồn tất cả sức ép của dư luận thế giới về phía Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho đòn chiến lược có tính chất quyết định.

Chỉ còn hơn bốn tuần nữa...

Ngày 29 tháng 12 năm 1967, tại buổi chiêu đãi đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Mông Cổ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố:

"Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan".


Để quét sạch mọi rác rưởi và mọi tàn dư do chiến tranh tâm lý bịp bợm của Mỹ còn để lại trong dư luận Tây Âu và Mỹ, ngày 16 tháng 1 năm 1968, trả lời phóng viên Đài truyền hình Pháp, tôi nói rõ:

"Tất cả những nhà quan sát chính trị đều quan tâm việc dùng thời tương lai (futur) thay thế cho lối điều kiện (conditionne) (Theo cách "chia động từ" (ngữ pháp)). Như vậy là rõ và không cần phải là chuyên gia về ngôn ngữ học mới nhận thấy lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 năm 1967 đã được làm sáng tỏ hoàn toàn bởi những lời tuyên bố ngày 29 tháng 12 năm 1967.

Việt Nam đã lật ngửa con bài thương lượng!

Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ, nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Dư luận và báo chí thế giới, kể cả ở Mỹ, đồng thanh hoan hô Việt Nam!

Dư luận và báo chí thế giới, kể cả ở Mỹ, cũng đồng thanh đòi Mỹ lập tức ngừng ném bom để cho những cuộc nói chuyện giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa bắt đầu!

Từ Tây Âu sang Mỹ, nhiều chính phủ, các chính khách và các nhân vật có tên tuổi, đều lên tiếng, gây sức ép đối với Mỹ.

Mỗi bài báo, mỗi bức điện, mỗi lời phát biểu... là một chùm pháo hoa sáng rực trên bầu trời Việt Nam.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đều lên tiếng hoan nghênh lời tuyên bố rõ ràng và dứt khoát ngày 29 tháng 12 năm 1967 của Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:52:53 pm »

Chỉ trừ Trung Quốc!

Trung Quốc muốn gì?

Họ phản đối kịch liệt, chẳng những họ phản đối Việt Nam mà còn phản đối cả thế giới, chỉ vì cả thế giới - trừ họ ra - cùng một lòng với Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để hai bên nói chuyện với nhau.

Song, chúng ta không hề ngạc nhiên.

Đâu phải đợi đến bây giờ họ mới phản đối chúng ta?

Lời tuyên bố ngày 25 tháng 1 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh không hề được các cơ quan ngôn luận Trung Quốc đăng lại với lý do ỡm ờ: Trung Quốc đang có phong trào cách mạng lớn, báo chí đang tập trung vào việc trong nước!

Cũng như năm 1941, trong những tháng đầu của cuộc chiến tranh chống phát xít Hít-le, Hồng quân Liên Xô phải tạm thời rút lui và Mát-xcơ-va bị uy hiếp nghiêm trọng, cho nên Liên Xô đề nghị Trung Quốc phối hợp mở chiến dịch du kích kiềm chân quân đội Nhật để Hồng quân co thể rút bớt lực lượng về phía Tây, Trung Quốc đã từ chối, với lý do đơn giản "Tiết kiệm sức người" và ra chỉ thị nội bộ "án binh bất động".

Nhưng, họ phản đối Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc đánh phá miền Bắc, để nhằm đạt "cái gì?"

Nhân dân nhật báo Bắc Kinh số ra ngày 21 tháng 2 năm 1967, trong bài "Đập tan một âm mưu mới của Mỹ-Xô" có đoạn viết:

"Cái nút của vấn đề Việt Nam không phải là vấn đề Mỹ ngừng ném bom miền Bắc mà là ở chỗ quân xâm lược Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, đình chỉ cuộc xâm lược đối với toàn cõi Việt Nam, để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy vấn đề của mình, chứ không phải là ở chỗ ném bom hay không ném bom miền Bắc".

Thật là quá rõ ràng! Họ ngang nhiên bác bỏ sự đòi hỏi của Việt Nam vì cho đó là một yêu sách "quá thấp" và "không giải quyết được gì" để đưa ra một đòi hỏi "cao hơn" và "triệt để hơn", tức "cách mạng hơn".

Họ cố tình làm cho có người nào đó ngộ nhận rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa đang cùng Liên Xô tìm cách "thỏa hiệp" với Mỹ và bỏ rơi miền Nam và chỉ Trung Quốc mới có đường lối kiên định "chống Mỹ đến cùng".

Nhằm phá hoại mọi khả năng nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ, Bắc Kinh đã không ngần ngại tung ra khẩu hiệu duy nhất đòi Mỹ "chấm dứt xâm lược và rút quân". Đưa ra một yêu sách quá cao, không đếm xỉa gì đến so sánh lực lượng nhằm ngăn chặn và làm thất bại thủ đoạn cổ điển của những kẻ phá hoại, của những tên phản cách mạng giấu mặt.

Nhưng tại sao họ muốn làm tiêu tan mọi khả năng nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ? Họ sợ cái gì?

Họ đã chẳng "vừa đánh, vừa nói chuyện" với Mỹ ở Triều Tiên đó sao?

Nhưng khi chúng ta nhắc lại câu chuyện "đánh, đàm" mà không ai không biết đó, thì họ không ngần ngại nói phăng rằng họ "đã phạm sai lầm" và "Việt Nam không nên đi theo vết xe đổ"!

Vấn đề đâu phải ở chỗ sai lầm hay không sai lầm mà ở ý đồ rất thâm độc.

Đeo đuổi đường lối đối ngoại phi xã hội chủ nghĩa cơ bản chống chủ nghĩa mác-xít và chống Liên Xô, họ đang chờ tín hiệu hòa hoãn của Mỹ và không lúc nào bằng lúc này, khi mà tín hiệu hòa hoãn đó bắt đầu xuất hiện, họ không sợ gì bằng sợ mất "con bài Việt Nam", con bài dự trữ từ lâu để họ mặc cả với Mỹ! Họ rất sợ nguy cơ đó sẽ đến với họ nếu Việt Nam trực tiếp nói chuyện với Mỹ! Cho nên, họ phải cố ngăn chặn khả năng nói chuyện giữa Việt Nam và Mỹ cho đến khi nào họ bắt được tín hiệu của Mỹ, và rồi họ sẽ sẵn sàng quay 180 độ!


Sự thật như thế nào, ắt mọi người đều rõ.

Riêng bản thân tôi cũng đã có dịp hiểu thấm thía thế nào là thái độ tráo trở và ý đồ thâm độc trên đây của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.

Trung tuần tháng 5 năm 1968, cuộc nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ bắt đầu. Hai bên thỏa thuận mỗi tuần họp một lần. Sau mỗi phiên họp, là một thành viên của đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa, tôi đến sứ quán Trung Quốc thông báo cho đại sứ H.Chen. nội dung phiên họp. Đại sứ Liên Xô và các đại sứ các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng được thông báo như vậy.


Tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác, ông đại sứ và một người phiên dịch tiếp tôi tại gian phòng khách rộng mênh mông và tẻ ngắt của sứ quán, vẻn vẹn có ba chén trà.


Tôi trình bày, người phiên dịch dịch, ông đại sứ ngồi nghe. Nhưng ông có hiểu tôi nói gì không? Ông có suy nghĩ gì về những điều tôi thông báo không? Phải nói là không hề có một biểu hiện nào thoáng qua trên nét mặt lạnh như tiền của ông!


Nhìn vị tướng gì tóc bạc của "Vạn lý trường chinh" ngồi im như một pho tượng không biết nói, lòng tôi ái ngại vô cùng. Phải chăng ông đang đi vào một cuộc "trường chinh" khác, cũng sẽ dài dằng dặc và cũng sẽ đẫm máu hàng triệu người Trung Quốc - tất nhiên, con số này không có ý nghĩa gì đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh - nhưng chỉ đem lại chém giết nhau tàn khốc trong nội bộ và suy vong nặng nề cho đất nước? Phải chăng rồi đây, ông cũng sẽ bị xích cổ và ném ra đường cho lũ trẻ con hóa dại vì bị đầu độc tha hồ lăng mạ để cho Trung Quốc làm "cách mạng văn hóa".


Bình thường ông đâu phải là người vô tâm vô tánh như thế! Xuất thân là nông dân, thân hình cao lớn, dáng người quắc thước và đôi mắt sáng rực niềm tin, ông có đầy đủ khí phách của một tướng lãnh coi thường trận mạc và sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Ông lại còn là một con người bộc bạch và vui tính.


Ấy thế mà bây giờ ông ngồi trơ ra đó. Tôi cảm thấy như có sức nặng của cả quả đất đè lên hai vai rộng của ông  và ông phải huy động toàn bộ nghị lực mới có thể tự biến thành một con người vừa câm vừa điếc, hoàn toàn trái ngược với bản tính hồn nhiên và nhạy cảm của ông.


Tôi không trách móc gì ông. Trái lại, tôi rất thông cảm tình cảnh vừa mỉa mai, vừa bi đát của ông mà chỉ giận những kẻ đã xô đẩy ông vào tấn bi kịch.

Vả lại, tôi đâu phải là kẻ xa lạ đối với ông. Ông đã có lần nhờ tôi làm trung gian giữa Bộ Ngoại giao Pháp và ông, để giúp Trung Quốc thu hồi trụ sở sứ quán của Tưởng Giới Thạch tại phố Giọt-giơ V (Georges V). Cao trào "cách mạng văn hóa" đã phủ lên tường nhà sứ quán Pháp ở Bắc Kinh những "đại tư" hững "khẩu hiệu" ghê tởm của nó. Pháp đòi Trung Quốc phải xóa sạch những thứ dơ bẩn đó đi thì Pháp mới chịu giao trả trụ sở sứ quán ở Pa-ri cho Trung Quốc.


Cuối cùng, sau một đêm, Pháp bỗng nhiên thấy tường nhà sứ quán của mình ở Bắc Kinh đã trở nên sạch sẽ hơn bao giờ hết! Pháp nhờ tôi báo tin vui cho đại sứ Trung Quốc để ông cho người đến Bộ Ngoại giao nhận chùm chìa khóa.


Từ đó, ông coi tôi là một người bạn thân thiết của ông. Tất nhiên, đối với tôi, ông cũng không còn là một con người xa lạ nữa. Bây giờ, giữa ông và tôi, không còn chút gì là quan hệ thân tình giữa hai người bạn nữa, mà chỉ có sự đối lập gay gắt và không giấu giếm giữa hai đường lối chính trị.


Mỗi lần, sau khi tôi trình bày, ông không hề hỏi hoặc nói một điều gì liên quan đến cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ và cuộc tiếp xúc bao giờ cũng kết thúc bằng những câu chuyện thời tiết, gió mữa vô vị.


Từ hai bên chuyển thành bốn bên, Hội nghị Pa-ri về Việt Nam vẫn kéo dài, những phiên họp hàng tuần cứ nối tiếp nhau đều đều cũng như những "cuộc nói chuyện với người điếc" của tôi tại sứ quán Trung Quốc sau mỗi phiên họp.

Tôi ngao ngán quá! Thật vậy, không có kẻ nào điếc hơn kẻ không muốn nghe.

Rồi năm 1968 và 1969 đã trôi qua. Cũng như thường lệ, vào đầu tháng 10 năm 1970, tôi lại đến sứ quán Trung Quốc để làm cái việc vô vị của tôi. Nhưng lần này, lần đầu tiên, một tham tán sứ quán ra tận cổng niềm nở đón tôi và xoắn xít đưa tôi lên cầu thang. Cửa phòng khách đã mở toang. Đại sứ, tham tán, phiên dịch và mấy cán bộ nữa, cả nam lẫn nữ, đã chực sẵn, đổ xô đến chào hỏi tôi rối rít, chẳng khác nào đón người thân đi xa mới về!

Tôi đinh ninh có việc gì quan trọng đã xảy ra rồi đây!

Mọi người ngồi im lặng và lắng nghe tôi trình bày như nuốt từng lời nói của tôi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2021, 02:53:40 pm »

Về phần tôi, mắt vẫn nhìn vào tờ giấy, miệng vẫn nói mà đầu óc thì thoát ly thực tại. Tôi cố đào bới tìm trong những năm qua những sự kiện nào có thể giải thích được "thái độ hoàn toàn mới" của sứ quán. Tôi đi ngược thời gian: 1970... 1969... 1968... và, đây rồi! Đầu năm 1965, Mao Trạch Đông đã bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam bằng câu tuyên bố với Ết-ga Xnâu (Edgard Snow): "Mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi" và "Trung Quốc không làm chiến tranh ngoài biên giới của mình". Từ đó, tôi quay trở lại... Sau khi tuyên bố "trung lập", Trung Quốc hủy bỏ thỏa thuận phái phi công sang Việt Nam, rồi từng bước gây khó khăn cho viện trợ quá cảnh của Liên Xô. Tiến thêm một bước nữa, họ ngang nhiên đòi Việt Nam không được nhận viện trợ của Liên Xô nữa, mà chỉ được nhận viện trợ của Trung Quốc thôi và, cuối cùng, tháng 10 năm 1968, họ dọa cắt viện trợ, cắt quan hệ Đảng và Nhà nước... Họ đòi gạt Liên Xô qua một bên và quyết nắm độc quyền vấn đề Việt Nam. Để làm gì? Làm với ai? Với Mỹ? Chỉ có với Mỹ thôi!... Bỗng tôi sực nhớ: đầu năm 1970, Ết-ga Xnâu - lại cũng chính tên "nhà báo" mà ông Mao Trạch Đông đã dùng để nói chuyện với Mỹ suốt mấy chục năm qua, từ khi còn ở Diên An - một lần nữa sang Trung Quốc và lần này, ông Mao Trạch Đông đã tuyên bố: "Tôi sẵn sàng đón Ních-xơn sang thăm Trung Quốc với bất cứ danh nghĩa gì, Tổng thống hay khách du lịch, và những vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ có thể giải quyết với Ních-xơn mà thôi".    Tiếp theo, tháng 5 năm 1970, Mỹ và Trung Quốc chuyển đàm phán từ Vác-sa-va đến Pa-ri.


Tại sao có sự mời mọc trên đây? Tại sao có sự thay đổi địa điểm đàm phán?

Trên hai mươi năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc vẫn kiên trì chờ một tín hiệu của Mỹ. Nhưng Mỹ đã làm ngơ vì chưa cần đến sự hòa hoãn với Bắc Kinh.

Đầu tôi nóng bừng bừng, tôi vừa làm thông báo vừa tự hỏi: "Phải chăng họ đã trao đổi tín hiệu và đã ngoặc với nhau rồi?"


Tôi nhớ lại rằng tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Đa-lét (F. Dulles) đã cố tình làm cho nhiều người thấy ông ta từ chối bắt tay ông Chu Ân Lai. Nay, Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam, không rút chân ra được nữa. Phải chăng hy vọng cuối cùng của Ních-xơn là tìm một kẻ phản bội có thể đâm vào lưng Việt Nam? Không còn nghi ngờ gì nữa... Kẻ phản bội sẽ dùng "con bài Việt Nam", con bài dự trữ từ lâu để mặc cả với Mỹ!


Thông báo của tôi chấm dứt. Những câu hỏi của đại sứ Trung Quốc kéo tôi hoàn toàn trở lại thực tại. Lần đầu tiên, sự trình bày của tôi không còn là một "cuộc nói chuyện với người điếc" nữa. Trái lại, ngài đại sứ nhiều lần nhắc lại "sự đồng tình sâu sắc", "sự tán thưởng" của mình đối với lập trường và quan điểm của Việt Nam và cuối cùng, sau khi chấn chỉnh tư thế thật chỉnh tề, ông nói:

- Bắc Kinh đánh giá rất cao chủ trương đàm phán vô cùng sáng suốt của Việt Nam!

Tôi nghĩ thầm: À, thì ra thế!

Mặc dù lời phát biểu trên đây không còn quá đột ngột đối với tôi nữa và tôi cũng chưa muốn nói gì, ông đại sứ nói tiếp: "Việt Nam chẳng những nắm được quy luật của Mỹ trên chiến trường mà còn nắm được quy luật của Mỹ ở bàn Hội nghị".

Thấy tôi vẫn ngồi im, ông cố ý nhấn mạnh: "Việt Nam lại có nhiều nhà thương lượng xuất sắc!".

Tiếp theo là một cuộc chiêu đãi thực sự. Cái phòng khách mênh mông và tẻ ngắt của sứ quán với ba chén trà và ba người độc thoại trước đây, trở nên nhộn nhịp kẻ vào người ra. Nhân viên phục vụ lăng xăng mang ra rượu thịt đầy bàn.

Mời nhau, chúc nhau... Nhưng, chao ôi! Ăn gì, uống gì, tôi cũng thấy nghèn nghẹn trong cổ.

Mười lăm năm đã qua mà cái cảm giác khó chịu đó trong cổ tôi vẫn chưa tan.

Trong lịch sử loài người, thời gian là một nhân chứng sáng suốt và vô tư mà không một tên hôn quân hay bạo chúa nào, không một tên lừa thầy hay phản bạn nào mà cũng không một tên phát xít hay phản động nào có thể uy hiếp hay mua chuộc được.


Huống chi, ở thời đại chúng ta, thời gian đó cũng chẳng cần phải dài lắm. Năm hay mười năm cũng đủ để lột sạch tất cả những mặt nạ và phơi trần chân tướng của họ ra dưới ánh sáng chói chang của lịch sử.


Sau khi khuyên ta "trường kỳ mai phục ở miền Nam" nhằm giữ Việt Nam trong tình trạng chia cắt, không yếu, không mạnh để họ dễ bề khuất phục, Bắc Kinh lại thúc ép ta quyết tâm chiến đấu còn họ thì làm cách mạng văn hóa và chờ tín hiệu hòa hoãn từ Oa-sinh-tơn. Thúc ép đến mức mà có người Mỹ nói một câu nổi tiếng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng".


Sau khi bắt được tín hiệu hòa hoãn của Mỹ, họ không tiếc lời ca ngợi chủ trương đàm phán của Việt Nam mà mới hôm qua họ còn chống kịch liệt, và luôn miệng hoan hô các nhà thương lượng Việt Nam mà cũng mới hôm qua, họ còn tiếp một cách miễn cưỡng.

Họ đã quay 180 độ!

Chỉ trường hợp trên đây của chính sách đối ngoại phi xã hội chủ nghĩa của Bắc Kinh cũng đủ để chứng minh rằng quay 180 độ là thuộc về bản chất của họ, là cái logic của quá trình đi từ những biểu hiện cực tả giả hiệu sang chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh thực sự, không loại trừ sự câu kết với chủ nghĩa đế quốc. Nguồn gốc sâu xa là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, đặt lợi ích ích kỷ của mình lên trên hết và buộc nước khác phải tuân thủ.


Chủ nghĩa bành trướng và bá quyền của Bắc Kinh ngày nay chẳng phải cái gì khác hơn là bước tột cùng của quá trình suy đồi, biến bạn thành thù, biến thù thành bạn, liên kết chặt chẽ trên thực tế với chủ nghĩa đế quốc, trước hết là với chủ nghĩa đế quốc Mỹ và với bất kỳ thế lực phản động nào nhằm chống Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới.

Họ đã vượt qua ranh giới cuối cùng của sự phản bội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM