Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:43:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liệt sĩ Chu Trí Tấn  (Đọc 2687 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:29:19 am »

NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA CHỦ TỊCH CHU TRÍ TẤN


Sau cuộc họp với các đồng chí trong Ủy ban kháng chiến Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng giữa tháng 6 năm 1951 tại một cơ sở gần thôn Đông Thành, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, ông Chu Trí Tấn vượt sông Tích, sông Đáy trở về xã với hai nhiệm vụ hệ trọng:

1. Bám chặt địa bàn, cộng tác với các cán bộ do huyện cử về để phục hồi cơ sở tại Liên xã An Khánh - An Thượng, nơi địch đang càn quét rất dữ dội.

2. Phối hợp với lực lượng bán công khai còn bám trụ tại xã tổ chức quấy rối địch ở vùng ven phía đông xã giáp Tây Mỗ, Đại Mỗ, La Nội nhằm kéo giãn đội hình bố phòng của địch trên toàn huyện, tạo điều kiện cho các lực lượng kháng chiến lập khu du kích tập trung tại bắc Chương Mỹ và nam Quốc Oai.    Mục tiêu huy động du kích địa phương chủ động đánh tiêu hao sinh lực địch như mục tiêu thời gian cuối năm 1948 đầu 1949 tạm thời chưa được đặt ra vì những cơ sở còn đủ khả năng hoạt động ở trong các xã hiện còn quá mỏng.


Trước khi về Ngãi Cầu, ông qua cơ sở xã Vân Canh đế gặp vợ, bế trên tay cậu con trai Chu Trí Thắng còn chưa đầy hai tuổi.

Ông đưa vợ ít tiền để chăm sóc con. Bà Quyết nói với chồng:

- Anh đừng về Ngãi Cầu vội, dưới đó địch đang càn dữ lắm.

Nhưng vì cách mạng, một lần nữa ông lại lên đường.

Về đến xã, nằm hầm ngoài đồng được một ngày thì ông bị ốm.

Để tiện thuốc thang chăm sóc, ông vào nằm hầm nhà cụ Thập, một cán bộ cơ sở.

Nhận tin này, vợ ông hàng đêm sắc thuốc rồi đi bộ lên cơ sở giao thông bí mật để đưa thuốc cho ông uống. Được mấy hôm, bệnh tình không giảm, ông dặn cụ Thập:

- Cô nhắn giúp vợ cháu đừng vào đây nữa kẻo bị lộ. Việc hệ trọng lắm. Mai cháu đi hầm khác rồi. Thuốc cháu tự sắc được.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:32:07 am »

ĐÊM ĐỊNH MỆNH


Từ mấy ngày trước, ông đã bắt liên lạc được với cơ sở ở Ngãi Cầu và báo cho địa phương chuẩn bị tổ chức cuộc họp bí mật giữa ông với ba đồng chí huyện vừa tăng cường về tại nhà bà Hựu, một cơ sở cách mạng tin cậy vào đêm 9 tháng 8 năm 1951.


Sau khi thống nhất, nhóm 3 đồng chí này sẽ đi đường riêng đến điểm hẹn tại nhà bà Hựu. Ông Tấn chủ trì cuộc họp nên sẽ có mặt đầu tiên từ sẩm tối.

Hôm ấy, ngày mùng 7 tháng 7 Tân Mão, ông ăn cơm chiều sớm hơn thường lệ tại nhà cụ Phó Đình Tụ ở xóm bắc Ngãi Cầu, một gia đình cơ sở trung kiên với cách mạng. Ăn cơm chiều xong, ông bí mật hẹn gặp ông Tất ở xóm Đông để lên kế hoạch đi vào nhà bà Hựu, nơi tổ chức cuộc họp.

Ông vào nhà cụ Thất ở xóm Đông gặp ông Tất, bàn với ông Tất tìm đường đi vào nhà bà Hựu sao cho an toàn nhất.

Ông Tất là một cố nông đi cày ruộng thuê cho nhà cụ Thất. Cả ông Tất và cụ Thất đều là những người có cảm tình với cách mạng nên ông Tất đã tình nguyện đi trước dẫn đường cho ông Tấn.

Ngoài đồng nhiều bà con đang cấy lúa. Ông Tất mặc cái áo tơi lá, đội nón, xách cái điếu cày đi trước để dò la tình hình.

Ông đi ra từ cổng nhà cụ Thất nơi có tượng con chó nhỏ bằng đá đã mòn, ngang qua miếu xóm Đông, rồi quặt vào lối rẽ về ngõ nhà bà Hựu.

Trên đường đi, ông Tất cố ra vẻ lấm lét để dò xem có tên hương dũng nào nấp quanh đây không.

Bọn hương dũng trong làng đã được tên sếp bốt Thanh Quang người Pháp treo thưởng hàng vạn đồng tiền Đông Dương cho ai bắt được ông Tân đem nộp nên chúng đã quyết tìm bắt ông Tấn.

Trời quang mây, ánh trăng khi mờ khi tỏ đủ cho bọn chúng thấy được người núp sau cái áo tơi đi qua mặt chúng không phải là ông chủ tịch Tấn, vốn là người cao lớn có tiếng trong vùng mà chúng ít nhiều đã từng biết mặt trước khi ông rút vào hoạt động bí mật.

Đợi cho ông Tất đi rồi, chúng vẫn kiên nhẫn núp trong vệ rặng rào với mấy bụi xương rồng nhìn chéo ra cửa miếu xóm Đông.

Không thấy có gì nghi ngờ, ông Tất an tâm đi thẳng về nhà. Ông Tấn khi đó đang nấp sau cánh cổng nhà cụ Thất. Tuy ông có thể trèo rào thẳng vào nhà bà Hựu nhưng vì cơ sở nhà bà Sái cạnh nhà bà Hựu đã bị lộ và cũng để đề phòng chó sủa khi có người lạ trèo rào nên ông Tấn quyết định một mình vào thẳng cổng chính nhà bà Hựu. Theo kế hoạch, khi ông đã vào được nhà bà Hựu an toàn thì ba đồng chí trên huyện như đã hẹn sẽ lần lượt có mặt lúc nửa đêm để họp và ông sẽ phân phát tài liệu cho các đồng chí như dự kiến.


Một lát sau, khoảng 9-10 giờ đêm, ông Tấn mặc bộ quần áo nâu may bằng vải gụ, thắt lưng da cài bao súng ngang hông, đeo túi xà cột bằng da đựng tài liệu lặng lẽ ra khỏi nhà cụ Thất rồi đi về phía nam hướng đến ngõ nhà bà Hựu. Qua cửa miếu xóm Đông, đến cổng nhà bà Khuê, ông nhìn bốn phía thăm dò rồi chuẩn bị rẽ phải hướng về ngõ nhà bà Hựu. Tại ngay ngã tư đầu ngõ có hòn đá thiêng mấy trăm năm nay, chỉ to bằng cái mai rùa mà chưa ai cậy được lên hay xê dịch đi đâu được.


Khi ông chỉ còn cách hòn đá thiêng đó độ hai ba bước thì ba tên lính hương dũng nấp sẵn trong vệ rào nhảy ra chặn đường. Từ phía sau, hai tên khác núp sẵn trong căn miếu chạy ra bao vây ông. Hai tên đứng trước chĩa súng trường vào ông, tiếng súng kéo chốt lên đạn răng rắc, sắc lẹm. Theo một nhân chứng cho biết cả năm tên hương dũng này đều là người thôn Ngãi Cầu. Tên chỉ huy đứng giữa rút súng ngắn kiểu Ru-lô của Pháp hỏi:

-Ai?

Biết rằng đã bị lộ, ông nhìn thẳng vào mắt hắn rồi quát to:

- Tao, tao đây...!

Ông Tấn vùng nhanh ra khỏi vòng vây của bọn chúng, chạy vào ngõ đổ về hướng đông thẳng ra vệ làng. Tên cầm đầu hô:

- Đứng lại! Đứng lại không tao bắn!

Hắn bắn một phát súng ngắn nhưng không trúng. Được lệnh khai hỏa, hai tên hương dũng đi theo đồn loạt nổ súng. Một viên đạn trúng ngay vào cánh tay bên phải, ông Tấn kêu vang lên một tiếng rồi theo đà chạy ngã chúi xuống bên cạnh bờ ao nhà bà Sề. Tay phải bị thương, ông phải dùng tay trái rút khẩu súng lục ra, lấy răng kéo chốt lên đạn rồi bắn trả. Do bắn súng ngắn bằng tay trái, trời lại tối, nên đường đạn đi không chính xác. Ngay sau phát đạn bắn trả đầu tiên, bọn lính hương dũng theo phản xạ đã nằm rạp hết xuống đất để tránh đạn. Chừng đó cũng đủ thời gian để ông Tấn vùng chạy tiếp.


Ra đến vệ làng, ông vùi súng xuống bùn ở bờ chuôm nhanh giấu đi, chạy tiếp về hướng Đông Mả Dược ở cánh đồng Giữa. Chạy ra đến vệ làng thì bọn lính hương dũng mất dấu của ông. Khi đó, ông đã lần ra đến gần Đông Vuông, cố gắng chạy tiếp. Bất ngờ, ông vấp phải bò ruộng ngã dúi xuống. Phía trên con đường đất, một tên lính hương dũng nghe thấy tiếng động lạ liền gọi đồng bọn ra chạy về phía Đông Vuông. Bị thương nặng, máu ra nhiều, biết rằng khó có thể chạy thoát, ông lấy xấp tài liệu từ trong túi xà cột, với đầy đủ danh sách các đồng chí nằm vùng của ông cùng vị trí các hầm bí mật cất giấu vũ khí cho kế hoạch sắp tới. Ông xé nát tài liệu rồi lâp xuống bùn. Vừa kịp lúc chúng soi đèn dầu chạy lại bủa vây và bắt được ông. Tại bờ ngang nơi ông ngã, cả một vũng máu to loang rộng vát sang cả bờ lúa.


Bắt được ông Tấn, bọn hương dũng gọi tất cả những nhà dân ở xóm Đông phải thắp đèn sáng, ai ở yên nhà nấy tuyệt đối không được đi đâu nếu chưa có lệnh của chúng, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng vào nhà ông Ôn ở xóm Đông lấy ra cái chõng tre, rồi bắt hai người thanh niên ở xóm Đông là ông Ôn và ông Ngôn ra khiêng ông Tấn đang bị thương về bốt Ngãi Cầu.


Khiêng được nửa đường đến cổng xóm Trại, đám lính hương dũng vào nhà ông Chu Đắc Thương, bắt ông Thương và ông Nguyễn Gia Lân ra khiêng ông Tấn về thẳng bốt Ngãi Cầu. Chúng đuổi ông Ngôn và ông Ôn về. Ông Lân khi đó đang ở nhà ông Thương tại xóm Trại để ngủ vì sáng hôm sau cả hai ông còn đi đánh dủi (đánh cá) sớm. Thấy ông Lân vẫn còn ngái ngủ, lúi húi xỏ cái quần dải rút mãi chưa xong, một tên hương dũng xông vào đánh ông Lân ngay giữa sân nhà ông Thương. Rồi chúng bắt hai ông Lân và Thương khiêng ông chủ tịch Tấn lên bốt. Cùng lúc đó, lực lượng hương dũng cả 4 bốt trong xã đã túa đi khắp nơi để lùng bắt các đồng chí của ông trên đường đến tham gia cuộc họp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:34:22 am »

Do một tên phản bội là người trong làng chỉ điểm, nên bọn hương dũng ở bốt Ngãi Cầu và mật thám của bốt Thanh Quang đã nắm được hết các chi tiết về ngày, giờ, địa điểm cũng như thành phần tham gia cuộc họp. Cơ sở nhà bà Hựu bị lộ hoàn toàn. Chúng lên kế hoạch chi tiết, bố trí 3 tốp hương dũng mai phục ông Tấn cả ở cổng chính và cổng sau nhà bà Hựu. Đoạn ngõ ở xóm Đông hướng rẽ về cổng chính nhà bà Hựu lúc này đã có năm tên lính hương dũng mai phục. Ở hướng từ phía nam rẽ về cổng chính là một nhóm khác, nhóm còn lại chốt ở cổng sau.


Sau khi bắt được ông Tấn, lập tức chúng huy động tối đa lực lượng lính hương dũng của các bốt trong xã cùng bọn mật thám bốt Thanh Quang chỉ điểm sục vào những gia đình bị nghi ngờ che giấu cán bộ để bắt cho bằng được các đồng chí còn lại. Chúng đã lần lượt vào lùng soát trong nhà các cụ Miều, cụ Vận, cụ Cán, cụ Bào, cụ Mai, cụ Thực, cụ Tình... nhưng kết quả chúng không bắt được ai.


Khiêng ông Tấn về đến cổng bốt, tên Quản Hán và bọn lính bốt reo lên:

- Bắt được thằng Tấn rồi đây này!

Từ trên cái lô cốt hình vuông, tên Đức là sếp bốt chạy xuống hỏi:

- Đứa nào bắt được thằng Tấn?

Một tên hương dũng giơ cao tay:

- Tôi bắt, tôi bắt đây!

Sếp Đức ra lệnh cho hắn:

- Mày bắn hai phát súng gọi sếp bốt Thanh Quang sang đây ngay.


Hắn bắn liền hai phát súng chỉ thiên làm ám hiệu gọi bốt Thanh Quang. Chúng khiêng ông Tấn vào bốt, đặt ông nằm lên sàn, máu ra loang lổ. Giở cái túi dết của ông ra, thấy bên trong chỉ còn lại có cân đường và một hộp sữa, khi đó ông vẫn đang bị ốm chưa khỏi.


Một lát sau, tên Đội người Pháp đi cùng một tên cai già với đám lính hộ vệ từ bốt Thanh Quang sang đến nơi. Tên cai già hỏi sếp Đức:

- Thằng Tấn đâu?

- Nó trong kia.

- Anh nào bắt được thằng Tấn đây?

Tên Quản Hán gọi tên hương dũng lại gần, chỉ vào hắn nói:

- Là anh này.

Tên cai già ở bốt Thanh Quang rút một túi vải nhỏ quẳng về phía hắn:

- Đây, thưởng riêng cho chú một vạn đồng Đông Dương1 (Vào thời điểm đó 1.000 tiền Đông Dương mua được 500 ki-lô-gam gạo)!


Bọn hắn cùng tên thầy Đội người Pháp bước thẳng vào trong bốt. Ông Tấn vẫn đang nằm trên sàn, máu ra nhiều. Tên quan Pháp ngồi phịch xuống ghế. Người thông ngôn đi cùng xì xồ vài tiếng với hắn rồi mở cái cặp ra đưa cho tên quan Pháp mấy tờ tài liệu. Đọc lướt qua, tên quan Pháp biết là đã bắt được một cán bộ Việt Minh trong cơ quan đầu não chỉ huy kháng chiến của Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng; một trong năm huyện ủy viên từ lâu đã bị đặt trong tầm ngắm của chúng.


Hắn ra hiệu cho tên cai già gần đấy. Tên này xắn cao ống tay áo, bước lại gần rồi cúi xuống hỏi ông Tấn vẫn đang nằm trên sàn:

- Tấn, mày về với ai?

- Mình tao!

- Bố láo, mày về cùng thằng nào?

- Tao không thèm nói với mày!


Tên cai già liền tát vào mặt ông Tấn rồi đứng phắt lên. Cùng lúc đó, mấy người được gọi lên để băng bó cho ông Tấn cũng vừa tới nơi. Đó là ông Chu Công Mão, bị bọn tề ngụy bắt đi làm y tá cứu thương, ông Mão vốn cũng có họ hàng bà con với ông Tấn, nhưng vì xung quanh là cả một đám những tên ác ôn đang say máu, ông Mão chỉ còn biết cố nuốt cho nước mắt chảy ngược vào trong, ông Mão cúi xuống băng bó cho ông Tấn rồi hỏi:

- Anh có đau lắm không?

- Có! Đau lắm. Khéo tôi chết mất.

- Cố gắng lên anh...

Ông Tấn lặng người đi không nói thêm được gì. Ông Mão băng bó được một lúc thì tên cai già lại gần kéo ông Mão đứng lên, nói với ông:

- Mày và hai thằng đang ngồi kia, đi ra ngoài!

Hai người vừa khiêng ông Tấn từ xóm Trại lên bốt Ngãi Cầu là ông Thương và ông Lân vẫn ngồi bệt xuống đất, tựa lưng vào tường ngồi xem ông Mão băng bó. Nghe tên cai già ra lệnh, hai ông cùng ông Mão bước ra ngoài. Ông Tấn nói với theo ông Mão:

- Mão với các chú về nhé...

Ba người vừa ra đến cửa, tên chỉ huy nói vọng ra với bọn lính gác:

- Chúng mày giữ mấy đứa chúng nó ở lại ngoài sân, không cho về vội. Khi nào tao bảo mới được cho về, rõ chưa!

Hắn nói thêm:

- Bảo phó Dần đi gọi ngay thằng Nghĩa anh thằng Tấn đến đây.

Ở trong bốt, chúng dựng ông Tấn ngồi lên cái ghế tựa, trói hai tay ông quặt ra sau. Tên sếp Đức lại gần, ngọt nhạt nói:

- Tấn, mày nghe tao nói, mày về với ai thì cứ nói tao biết.

- Tao về mình tao!

Tên cai già xông đến cầm tóc ông Tấn, vật ngửa đầu ông lên, gằn giọng hỏi tiếp:

- Mình mày về thôi à, còn mấy thằng kia đâu?

- Tao không bao giờ khai với lũ chúng mày!

Tên cai già đấm thẳng vào mặt ông Tấn nói:

- Mẹ mày, không được báo thì sao tao biết mày về cùng mấy thằng kia?

Ở ngoài sân, mấy tên thám báo từ các bốt khác gọi sếp Đức ra báo cáo:

- Bọn em đã cho vây chặt tất cả các lối về Sông rồi.

- Có vậy thôi hả?

- Đã vào mấy nhà sếp hướng dẫn rồi, chỉ thấy toàn ông bà già với con nít thôi.

- Đã soi kỹ xem tài liệu thằng Tấn giấu ở đâu chưa?

- Chỉ thấy cân đường với một hộp sữa nó mang theo, còn thì chả thấy gì cả.

Tên sếp Đức vào lại vào trong bốt, đóng rầm cánh cửa. Hắn nhìn tên cai già, lắc đầu. Tên cai già rút cây roi đay, vụt liên tiếp vào người ông Tấn.

- Mấy thằng kia đang nằm ở hầm nào, nói!

Cái áo nâu ông Tấn mặc bằng vải gụ do phải nằm dưới hầm ẩm thấp lâu ngày nên chỉ sau một loạt roi đã bắt đầu rách.

Hùa theo quan thầy, một tên hương dũng cũng xông vào đánh:

- Tài liệu và cả súng mày giàu ở đâu hay vứt đi rồi hả?

Ông Tấn nhất định không chịu khai. Đánh xong một hồi, chiếc áo nâu ông mặc rách tả tơi, máu từ vết thương lại chảy tuôn ra ướt đẫm chiếc ghế.

- Có nói không?

- Có biết tao cũng không nói cho lũ khốn nạn chúng mày!

Chúng lại lao vào đánh đập ông theo lệnh của tên quan Pháp để moi bằng được lời khai của ông. Nhưng tất cả những gì ông nói chỉ là:

"Tao không thèm nói với lũ chúng mày!".

Được một lát, tên quan Pháp lên xe cam nhông bỏ về Ngãi Cầu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:35:59 am »

Ở trong bốt, tên cai già vẫn tiếp tục đánh đập tra tấn ông chủ tịch xã. Chúng tìm mọi từ dụ dỗ ngon ngọt cho đến đánh đập thẳng tay, với hy vọng lấy được lời khai của ông Tấn hòng quơ một mẻ thật lớn để báo công với bọn quan thầy người Pháp ở bốt Thanh Quang.


Tên Phó Dần nãy giờ vẫn chưa tìm được ông Nghĩa, anh trai ông Tấn. Hắn về bốt, rồi lại gần ông Tấn ngọt nhạt:

- Tấn, mày có một con giai rồi phải không? Mày biết tí gì về mấy thằng về cùng thì nói riêng tao biết. Xong rồi chúng tao cho mày về Hà Đông với vợ con mày.

- Tao chẳng có gì để nói, tao có cái mạng này thôi!

Tên quan Pháp vừa đi khỏi một lát thì một tên hương dũng chạy về đưa cho tên Quản Hàn cái túi xà cột bằng da của ông Tấn mà chúng tìm được gần đống Vuông, bên trong không còn gì. Quản Hàn giơ cái túi ra trước mặt ông Tấn, hắn hỏi:

- Cái gì đây, hả?

Tên cai già bốt Thanh Quang đánh liên tiếp vào người ông:

- Tài liệu mày giấu chỗ nào, nói!

Rồi chúng lại xông vào đánh đập ông như một bầy chó săn đang tranh nhau cắn xé con mồi...


Đến hai giờ đêm, khi ông giáo Mão và hai người phu ở xóm Trại đứng ngoài bốt nghe thấy chuông đồng hồ điểm hai tiếng boong boong, họ thấy trong bốt yên ắng dần, những tiếng láo nháo gần như tắt hẳn. Được một lúc thì cửa bốt mở ra. Một tên hương dũng bước ra nói:

"Thôi, cho chúng mày về!".

Các ông lại gần cửa bốt nhìn vào trong thì thấy ông Tấn nằm bất động trên sàn, cả một vũng máu loang ra ướt sẫm bộ quần áo nâu đã bị đánh đến rách tơi tả. Bị ốm chưa khỏi, rồi bị tra đánh đập tấn đến tận nửa đêm, mất nhiều máu, ông đã vĩnh viễn ra đi vào 2 giờ sáng ngày 10 tháng 8 năm 1951 tức mùng 8 tháng 7 năm Tân Mão1 (Theo lời kể của những nhân chứng khi xảy ra sự việc, có bổ sung tư liệu trong bản chép tay "Nhớ lại và suy nghĩ" của các ông Chu Công Thau và Chu Danh Bích).


Sáng hôm sau, khi trời còn chưa rạng, bà Bùi Thị Kim, một giao liên cốt cán của ông Tấn ra tận nơi ông bị phục kích để xem lại hiện trường. Tổ du kích do bà Kim phụ trách đem theo quang gánh giả làm người đi bán mạ non từ sớm, mỗi người một hướng đi quan sát hiện trường.


Đến bờ chuôm nhìn thẳng ra đống Vuông, bà Kim Sàng thấy ngoi lên cái gì nhìn như cái chuôi của khẩu súng lục. Bà lấy tay vục xuống đất bùn, móc lên được một khẩu súng lục với bao súng bằng da mà ông Tấn đã vùi lại bên bờ chuôm từ đêm hôm trước. Bà rút lõi súng ra thì đã thấy hết sạch đạn. Bà vội vùi khẩu súng xuống bờ chuôm rồi lấy chân đạp nó ngập sâu xuống bùn, lấy đất phủ lên giấu đi. Trong lúc cố chiến đấu vượt vòng vây, bị thương, súng lại hết đạn, ông vẫn cố gắng giấu đi khẩu súng lục để bảo vệ vũ khí cho cách mạng, không để súng bị rơi vào tay kẻ địch.


Tổ du kích của bà Kim ỏ dưới ruộng, giả tiếng người gọi nhau đi cấy làm ám hiệu, gọi bà ra gần đống Vuông. Tại đây, bà phát hiện thấy cả một vũng máu to loang rộng từ bờ ngang sang cả vệ lúa đang cấy. Trước đó, lần theo vết máu, tổ du kích đã moi lên từ dưới bùn xấp tài liệu mà ông Tấn đã xé nát rồi vùi xuống. Cầm xấp giấy nát trộn bùn trên tay, bà Kim vội vùi thật sâu xuống ruộng rồi lấy chân lấp bùn lên, lấy mấy nhánh mạ cấy xuống rồi đạp nát để ngụy trang, chôn vùi vĩnh viễn tên tuổi, danh sách, vị trí của các cán bộ du kích nằm vùng cùng những hầm bí mật trong xã.


Trên con đường đất nằm sát vệ làng, bà nghe dân làng bị bắt đi phu gánh gạch xây bốt đang láo nháo gọi nhau ra cửa Quán Ngãi Cầu xem chúng dựng xác ông Tấn ở đó, bà xách vội đôi quang gánh rồi chạy ra xem.


Sáng hôm đó, chúng đã dựng xác ông Tấn vào vệ rặng ngay nơi cổng chợ. Chợ khi đó được chúng gom lại, rào kín, chỉ có duy nhất một lối ra vào ở cửa Quán. Chiếc áo nâu ông mặc bị đánh rách nát đến tơi tả. Chúng trói dang ngang hai tay ông ra bằng cái khăn dài vải len. Dân làng sáng hôm đấy bị bắt đi gánh gạch xây bốt qua lại rất đông. Đến gần trưa, tên chỉ huy lại gần nơi dựng xác ông, người nào lại gần để xem là hắn túm lại rồi hỏi:

- Mày biết thằng nào đây không?

Ai nói "đó là Chủ tịch Tấn" thì hắn cho đi. Ai nói "không biết" thì hắn lấy roi quất tới tấp vào người đó. Đánh xong, hắn quát:

- Mẹ mày! Thằng Tấn đây mà mày không biết hả!

Hắn vừa nói lại vừa lấy roi quật vào xác ông Tấn.

Đến trưa, ông Nghĩa ra xin bọn chúng cho ông mang xác em trai về chôn cất. Viện cớ phải đợi ông quan Ba về để khám nghiệm tử thi, chúng không cho ông Nghĩa hạ xác ông Tấn xuống đem chôn, mặc cho ông khóc lóc van xin. Đến khoảng 3 giờ chiều, ông Chu Trí Nghĩa và gia đình ra nài nỉ van xin chúng mới cho hạ xác ông xuống, nhưng vẫn đắp chiếu để ở vệ rặng chứ không cho ông Nghĩa đem về chôn cất ngay. Đứng cạnh xác ông Tấn, tên phó lý nói: "Nghĩa, cho tao xin cái đầu thằng Tấn treo lên cổng chợ!".


Ông Nghĩa van xin, rồi vội vã chạy về qua nhà hàng xóm vay tạm mấy con gà mang ra biếu thì hắn mới cho qua. Đến 5 giờ chiều, rốt cuộc chúng cũng để cho ông Nghĩa đưa xác ông Tấn vào áo quan mang ra đồng chôn cất. Chiếc áo quan được thợ mộc mang gỗ ra đóng ngay cạnh xác ông Tấn cho vừa với khổ người cao lớn của ông.


Trời chạng vạng, mặc cho bọn hương dũng lởn vởn trên vệ đường cái, người dân xóm Chợ khiêng ông ra đồng khá đông. Đoàn người tiễn đưa ông đi lặng lẽ, ánh trời chiều từ phía đê Thanh Quang đổ ập về héo hắt. Trên vệ đường cái, nhiều người dân nhìn theo đoàn người đang khiêng ông ra đồng rồi ngả nón chào ông lần cuối, xung quanh là mấy tên hương dũng. Bộ quần áo nâu của ông bị đánh rách tơi tả đã được thay bằng bộ quần áo khâm liệm mới may xong, vải mua ở làng La Phù.


Cho đến tận khi đưa ông vào áo quan, mắt ông đã nhắm lại như bao giấc ngủ vĩnh hằng khác vẫn phải đến với mỗi con người. Những người khâm liệm đưa ông vào áo quan lại thấy miệng ông cười, hàm răng trắng đều tăm tắp của một người thanh niên mới 26 tuổi, ông ra đi mà miệng vẫn cười cho niềm tin vào ngày chiến thắng. Nơi ông an nghỉ nằm ở rìa khu trại ra đến sát vệ làng. Nơi ấy khi xưa chính là phần đất ruộng rộng 1,3 mẫu mà ông Tấn đem đổi để cùng vợ dọn ra dựng căn nhà lá trên miếng đất bên vệ đường cái; rồi mở hiệu may để tham gia hoạt động cách mạng những ngày tiền khởi nghĩa 19 tháng 8. Khu trại này sau đó vẫn được dân làng gọi là "Trại ông Tấn".


Suốt cả ngày hôm đó, lính hương dũng đi sục sạo tìm kiếm từ xóm Đông ra tận cánh đồng nơi ông bị bắn nhưng không tìm thấy tài liệu gì của ông. Xấp tài liệu ông mang theo với đầy đủ tên và bí danh các đồng chí hoạt động nằm vùng trong xã cùng với khẩu súng lục ông bắn đến viên đạn cuối cùng đã được ông giấu đi an toàn. Sự hy sinh của ông là một mất mát không thể bù đắp của phong trào kháng chiến Liên xã An Khánh và An Thượng. Đến tận lúc chết, ông vẫn quyết không khai lấy một lời, bảo vệ an toàn trọn vẹn cho các anh em đồng chí của ông. Trong đêm đó cho đến tận ngày hôm sau, chỉ có một mình ông Tấn bị bắt, các cơ sở ít ỏi còn lại trong xã cùng nhiều hầm bí mật chưa bị phát hiện vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.


Ông hy sinh, để lại người vợ và cậu con trai Chu Trí Thắng mới 2 tuổi. Lịch sử lại một lần nữa lặp lại: ông mồ côi cha năm 2 tuổi khi còn chưa rõ mặt người cha đẻ ra mình, nay lại đến lượt con trai ông rơi vào cái vòng xoáy định mệnh đó. Từ đấy, vợ ông một mình thủ tiết thờ chồng nuôi con cho tới khi bà đột ngột qua đời năm 1988.


Tháng 6 năm 1952, được một tên đầu hàng làm chỉ điểm báo tin, lính hương dũng đi thuốn hầm ngoài đồng phát hiện được một căn hầm bỏ hoang ở gần đống Mả Dược nằm trên cánh đồng Giữa, lấy được một khẩu súng trường đã gỉ sét. Đây được cho là căn hầm mà ông Tấn định chạy ra ẩn nấp trong lúc bị truy đuổi, nhưng do bị thương kiệt sức nên ông bị bắt gần đống Vuông. Sau ngày giải phóng, khoảng năm 1955, một người dân đi cày ở xóm Đông tìm thấy khẩu súng lục đã hết đạn. Khẩu súng này đã được đem lên trưng bày tại Phòng truyền thống của xã An Khánh, một thời gian thì bị thất lạc.


Ngày 15 tháng 6 năm 1954, bộ đội huyện cùng du kích xã đánh diệt bốt Ngãi Cầu. Bộ đội cho nổ một quả bộc phá cực mạnh, xé tan cái lô cốt đầy rẫy những tội ác phản động này. Cùng thời gian, lính Pháp và Âu - Phi rút về tập kết tạm thời ở thị xã Hà Đông để chuẩn bị rút khỏi miền Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ đã ký kết. Cuối tháng 7, ta bức hàng đồn Thanh Quang, 150 lính ngụy ra hàng cùng toàn bộ vũ khí. Lá cờ ba vạch bị hạ xuống vĩnh viễn, thay vào đó là lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng hè. Làng quê nơi ông chủ tịch Tấn sinh ra và lón lên nay đã sạch bóng quân thù!


Nơi địch dựng xác ông tại Cửa Quán cạnh Tam quan chùa Phổ Quang chính là nơi ông đã đứng canh gác cho lá cờ đỏ búa liềm của Mặt trận Việt Minh lần đầu tiên tung bay tại Ngãi Cầu ngay giữa phiên chợ một ngày mùa thu năm 1942. Đây cũng là nơi Lê Lợi và Nguyễn Trãi hạ trại, đóng quân (bên dòng Giang xưa - sông Đáy ngày nay), tạo thành mũi tiến quân bao vây Thăng Long đánh tan quân Minh ngày 10 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:37:40 am »

TIẾP BƯỚC THẾ HỆ ĐI TRƯỚC


Năm 1990, phần mộ của liệt sĩ Chu Trí Tấn được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã An Khánh ngày nay.

Để tưởng nhớ và trân trọng sự hy sinh, đóng góp của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng bộ và nhân dân xã An Khánh đã trân trọng đặt phần mộ của ông nằm đầu tiên trong khuôn viên tiền sảnh nghĩa trang gồm trên 100 mộ liệt sĩ.


Liệt sĩ Chu Trí Tấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng truy tặng bằng Tổ quốc ghi công số za 630c, Nghị định số 176/TTg, cấp ngày 4 tháng 5 năm 1959; và Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Lệnh số 99/LCT cấp ngày 6 tháng 7 năm 1968, truy tặng bởi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh.


Ngày 26 tháng 4 năm 2002, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 232-QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng vũ trang nhân dân xã An Khánh.


Ngày 1 tháng 9 năm 2002, Đảng bộ và nhân dân xã An Khánh long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Sau ngày ông Tấn hy sinh, địch càng truy lùng ráo riết hai mẹ con bà. Bà mang đứa con trai hai tuổi từ Vân Canh chạy vào So Sở, Quốc Oai. Tại đây, bà gặp được các đồng chí của chồng bà ở trên huyện, đồng chí công an Việt Hùng, đồng chí Chấn Hưng và đồng chí Hoàng Lễ. Để tránh cho người mẹ nuôi con nhỏ này đột ngột nghe phải tin dữ, các đồng chí vẫn chưa vội báo tin chồng bà đã hy sinh. Ở So Sở được mấy ngày thì bà gặp được bà Kim Sàng từ Ngãi Cầu về báo tin chồng bà bị bọn hương dũng làng Ngãi Cầu sát hại, bà đã khóc hết nước mắt. Các đồng chí và bà Kim Sàng khuyên bà đừng vội về Ngãi Cầu lúc này, như thế rất nguy hiểm. Nhưng bà vẫn xin gửi lại các đồng chí đứa con trai 2 tuổi rồi bí mật về Ngãi Cầu để thăm mộ chồng. Cũng như chồng bà khi xưa hành quân, bà lấy đêm làm ngày, bí mật vượt qua sông Đáy, luồn qua vùng địch đang kiểm soát gắt gao mới về được cánh đồng thôn Ngãi Cầu để thắp hương lên mộ người chồng thân yêu vừa mới nằm xuống cô quạnh giữa cánh đồng lúa đang trổ đòng đòng.


Ăn xong bữa cơm mà không dám thắp đèn với người mẹ chồng ỏ Ngãi cầu, bà chào từ biệt rồi lại về So Sở ngay. Từ đấy cho đến ngày giải phóng, bà ở So Sở rồi ra vùng tự do Hòa Bình đi buôn bán vặt để nuôi con. Sau ngày giải phóng, bà mang con về ở với mẹ chồng. Đến giữa năm 1956, mẹ chồng bà tự vẫn chết trong cuộc cải cách ruộng đất nhiều oan trái. Sau đó, bà mang con về quê ở thôn Phú Vinh, bỏ lại sau lưng thôn Ngãi Cầu với căn nhà bên vệ đường chất đầy những kỷ niệm đau buồn. Là con cả trong nhà, em trai đã hy sinh, bà một mình thờ chồng nuôi con và thay người em trai phụng dưỡng cha mẹ. Tiếp bước tấm gương mẫu mực của người chồng, bà công tác rất tích cực trong Ủy ban hành chính xã. Là gia đình cán bộ, vợ liệt sĩ, nêu cao tinh thần phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó, năm 1958 bà vào Tổ đổi công và góp hết đất đai tài sản vào Hợp tác xã. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 10 năm 1964 và được bầu vào Hội đồng nhân dân xã An Khánh. Bà từng đảm nhiệm nhiều vị trí trong Ủy ban xã như Bí thư Ban chấp hành Hội phụ nữ xã An Khánh, Đảng ủy viên Đảng ủy xã An Khánh, Công an viên thôn Phú Vinh, Ủy viên Ban quản trị Hợp tác xã nông nghiệp, v.v... cho đến khi về hưu.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở vị trí Bí thư Ban chấp hành Hội phụ nữ xã, bà đã tích cực cùng Hội phụ nữ đến các gia đình trong xã vận động bà con đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Được chính người vợ của "Ông chủ tịch Tấn" tích cực vận động, con em nhiều gia đình trong xã đã tình nguyện tòng quân vào Nam đánh giặc, tiếp bước truyền thống vẻ vang của những lớp người đi trước trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nưởc, An Khánh luôn là lá cờ đầu trong huyện Hoài Đức về số thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự lên đườn vào Nam chiến đấu, đúng với phương châm: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" và "Tất cả vì miền Nam ruột thịt".


Từ năm 1965 đến 1975, An Khánh thực hiện 36 đợt tuyển quân, đưa tiễn 2.450 người vào bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, toàn xã có 222 liệt sĩ hy sinh trên các chiến trường và 113 thương binh. Khi có chiến tranh phá hoại, nhân dân các thôn dành 20ha đất để xây dựng trận địa pháo, 22ha đất xây dựng trận địa ra-đa tên lửa phòng không bảo vệ Thủ đô. Toàn xã huy động 80.000 ngày công xây dựng trận địa, 3.000 cây tre, gỗ xây dựng hầm cho bộ đội, 1.400 hộ dành một phần nhà cửa cho bộ đội và các cơ quan, xí nghiệp của Trung ương, nhân dân Hà Nội về sơ tán. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, An Khánh cũng bị máy bay giặc ném bom bắn phá. Quân dân An Khánh vừa phục vụ chiến đấu vừa phối hợp cùng các đơn vị bộ đội, ra-đa tên lửa bắn trả máy bay giặc Mỹ, góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng đê quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước1 (Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã An Khánh 1930- 2006, tr. 320, 321).


Trong những ngày giặc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc nước ta, bà hăng hái vận động nhân dân xã hỗ trợ tích cực cho các trận địa pháo phòng không trong xã, tải thương, tiếp đạn, lo cơm nước cho bộ đội phòng không. Chính tay bà đã nhiều lần nấu cơm, đun nước chè xanh cùng bà con thôn xóm mang ra những trận địa pháo của bộ đội phòng không đang mải miết tìm diệt những Con Ma, Thần Sấm của đế quốc Mỹ. Căn nhà ngói ba gian của bà ở thôn Phú Vinh cũng chính là nơi đón nhận che chở cho nhiều đồng bào về tản cư tại xã An Khánh. Tình quân dân trong những ngày lửa đạn này thật đáng quý biết bao.


Thấy cảnh đồng chí nữ cán bộ xã mẹ góa con côi mà hoạt động hăng say tích cực, đảm việc nước giỏi việc nhà, nhiều đồng chí cán bộ trên tỉnh trong thời gian công tác ở xã đã đến tìm hiểu và ngỏ lời với bà. Nhưng lần nào cũng như lần nào, bà đều cự tuyệt từ chối, một lòng thờ chồng nuôi con cho đến cuối đời, đúng như những gì bà đã thề nguyện trong lần đầu tiên về thăm mộ chồng trên cánh đồng làng Ngãi Cầu đang mùa lúa chín. Cho đến khi về hưu năm 1981, bà đã tròn 20 năm hoạt động tích cực trên cương vị Chủ tịch Hội phụ nữ xã An Khánh (1961-1981), xứng đáng với truyền thống cách mạng của gia đình, xứng đáng vởi sự hy sinh của chồng và em trai bà.


Với những đóng góp rất tích cực của bà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bà được tặng thưởng nhiều huân huy chương, trong đó vinh dự nhất là Huân chương Kháng chiến hạng Ba do Hội đồng Nhà nước truy tặng theo Quyết định số 77/KT-HĐNN, ngày 27 tháng 2 năm 1988, chỉ vài tháng trước ngày bà đột ngột qua đời do tai biến mạch máu não.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:39:37 am »

Cậu con trai duy nhất Chu Trí Thắng biết thương yêu bố mẹ đã luôn phấn đấu, học tập. Luôn là một học sinh xuất sắc, tốt nghiệp phổ thông trung học, năm 1967 anh được cử đi học ở Trường Đại học Quốc gia Baku, Azerbaijan, Liên Xô.


Trước khi Chu Trí Thắng lên đường sang Liên Xô, anh Chu Trí Nhượng, một người anh con chú con bác, viết thư cho Chu Trí Thắng kèm theo một bài thơ gửi tặng anh, nhắc đến liệt sĩ Chu Trí Tấn và vợ ông Tấn như những tấm gương mẫu mực về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng, người vợ tảo tần một lòng thờ chồng nuôi con.

Xin được giới thiệu bức thư khuyến học này:

"Giữa lúc thanh niên ta nô nức tòng quân, giữa lúc toàn dân ta đang dồn sức đánh dập đầu con quỷ Mỹ xâm lược, em lên đường đi học!

Vậy em học tập ra sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông, truyền thống Việt Nam anh hùng để sau này phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.

Dặn em: xa đất nước, xa mẹ, nhớ nhà, em nên đọc bài thơ này cho đỡ nhớ.

Chúc em: Vui, khỏe, trẻ, tươi Học tập chăm, điểm năm phơi phới.

Anh

Chu Trí Nhượng".
   

Bài thơ ông Chu Trí Nhượng tặng người em Chu Trí Thắng trước khi đi Liên Xô học;

NHỚ KHÔNG EM

   Chia tay An Khánh hôm nay
   Mừng vui, lưu luyến, tình say mặn nồng
   Em đi em có nhớ không
   Nhớ người nhớ cảnh, nhớ làng quê ta
   Ngày mai muôn dặm đường xa
   Tự hào nhớ tới người cha anh hùng
   Đánh Tây, diệt ngụy khắp vùng
   Đó đây mọi nẻo đến từng lòng dân
   Khi Liên Bắc, lúc chùa Trầm
   Nằm bờ, lấp bụi, ngủ hầm, dầm sương
   Nghĩ càng nhớ, nhớ càng thương
   Nhớ bao nhiêu lại vấn vương mẹ hiền
   Nuôi con từ bấy nhiêu niên
   Sớm hôm tất tưởi, chuân chuyên những ngày
   Việc làng việc xã hăng say
   Xuân qua hè lại... năm chày trông con
   Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
   Mười tám năm ấy, sắt son đợi chờ
   Em đi lòng dạ ngẩn ngơ
   Em đi phơi phới, mở cờ trong tim
   Em đi tiếng súng chưa im
   Em đi đang buổi cái kim còn nghèo
   Xa xôi hồn nước mang theo
   Quên sao chiến thắng đang reo đất mình
   Quên sao Cầu Ngãi, Phú Vinh
   Quê cha đất mẹ, nghĩa tình tương thân
   Em còn đang độ thanh xuân
   Vui say học tập, chuyên cần tháng năm
   Ngày mai đất khách xa xăm
   Hẳn em còn nhớ Việt Nam những ngày
   Chén đưa nhớ bữa hôm nay
   Chén mừng xin đợi bữa này dăm năm.
                  31-7-1967

Về nước năm 1973, Chu Trí Thắng được cử làm giáo viên Nga văn tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau một thời gian công tác, học tập anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ rồi chuyển về Vụ Hợp tác Quốc tế Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.


Tiến sĩ Chu Trí Thắng còn giữ và giới thiệu với bạn bè nhiều bức ảnh lưu niệm giá trị thời kỳ anh công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong đó có bức ảnh anh phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giá đang làm việc với một chuyên gia Liên Xô tại nhà riêng Đại tướng năm 1978.


Chu Trí Thắng, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, khi nghỉ hưu vẫn làm việc trong đề tài cấp Nhà nước về "Nghiên cứu và khai thác tài nguyên Biển Đông".


Vợ Chu Trí Thắng là cô giáo Đào Thị Thọ, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, dạy học ở Cổ Nhuế, luôn luôn được sự tin yêu của học sinh, phụ huynh và bà con địa phương.


Con gái lớn Chu Trí Thắng, Thạc sĩ Chu Thị Phương Vân, cán bộ giảng dạy Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, chồng là bác sĩ Trần Quốc Khánh, khoa Quốc tế Bệnh viện Châm cứu Trung ương; con gái thứ hai, Cử nhân Kinh tế Chu Phương Chi, chồng là Kỹ sư Thủy lợi; con út, anh Chu Thành Long, sinh viên Trường Đại học Munich Cộng hòa Liên bang Đức, mọi người trong gia đình đều luôn phấn đấu xứng đáng với truyền thống các thế hệ đi trước.


Một điều mà Chu Trí Thắng thường suy nghĩ là làm sao có được cuốn sách viết về người cha của mình, liệt sĩ Chu Trí Tấn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên xã An Khánh - An Thượng 1946-1951, nguyên Huyện ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên huyện Đan Phượng và Hoài Đức 1950-1951.


Đầu năm 2013, Thắng và gia đình đã cố gắng sưu tập một số tư liệu lịch sử của địa phương rồi cùng Đại tá Đỗ Sâm về tận quê An Khánh tìm gặp một số đồng đội cũ của ông Chu Trí Tấn, tìm về một số gia đình cơ sở đã nuôi giấu che chở cho ông những ngày hoạt động cách mạng khu vực huyện Đan Phượng và Hoài Đức, cũng như những vùng lân cận hai bên bờ sông Đáy.

Chu Trí Thắng nói:

"Quá trình hoạt động cách mạng của bố tôi cũng như các trận đánh do ông tham gia chỉ huy và lập kế hoạch tác chiến từ ngày ông tham gia Mặt trận Việt Minh năm 1942 cho đến khi hy sinh ở khắp khu vực huyện Hoài Đức; các nguồn tài liệu sưu tầm được đều là những nguồn tài liệu chính thống được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nườc và Đảng bộ địa phương thẩm định và cho phép xuất bản. Thêm vào đó là những bản chép tay, những tư liệu hồi ký có bút tích xác nhận của một số đồng chí đã từng chiến đấu với bố tôi".

Trong những lần gặp mặt ôn lại những ngày chiến đấu gian khổ ác liệt thời kháng chiến chống Pháp ở Hoài Đức, Đan Phượng, anh chị em An Khánh thường nhắc đến người bạn chiến đấu Chu Trí Tấn.


Có lần ông Nguyễn Đức Bảo, nguyên Bí thư Đảng bộ xã An Khánh, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính xã An Khánh liên tục 27 năm liền, năm nay đã ở tuổi 86 xúc động nhớ lại:

"Tôi đã được tiếp xúc với đồng chí Chu Trí Tấn từ ngày đồng chí làm Chủ tịch xã An Thượng. Được biết đồng chí Tấn là một cán bộ đảng viên gan dạ mưu lược, đã cùng với anh em công an và du kích diệt tên Trang trùm mật thám giữa ban ngày... Đồng chí Tấn đã cùng tôi nằm hầm tại nhà cụ Sơ, thôn An Thọ trong trận càn quét của địch ngày 10 tháng 2 năm 1949...


Sau khi đồng chí Tấn hy sinh, bà Nguyễn Thị Quyết vợ đồng chí Tấn đã ở lại một mình trông nom mẹ già và nuôi cậu con trai duy nhất từ khi mới 2 tuổi cho đến khi học hành thành đạt. Bà Quyết đã là Hội trưởng Hội phụ nữ từ 1961 đến 1981, luôn là một cán bộ phấn đấu tốt, có trách nhiệm tốt...".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:40:56 am »

SAU NGÀY ÔNG TẤN HY SINH


Sau ngày ông Tấn hy sinh là khoảng thời gian khó khăn chung của phong trào trên khắp liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng. Nhiều chi bộ xã được huyện đề nghị giải thể vì không còn đảng viên như ở chi bộ xã Đại La giải thể tháng 3 năm 1952, chi bộ xã Phú Lãm giải thể đầu năm 1952, v.v...


Cơ sở nhà bà Hựu không còn được sử dụng, thay vào đó là cơ sở nhà bà Hải. Sau ngày giải phóng 1954, bà Hựu đã vào Nam sống cho đến những năm tháng cuốỉ đời, mang theo những bí mật về cái đêm ông Tấn hy sinh.

Tháng 11 năm đó, đồng chí Bật là Phó chủ tịch xã hy sinh.

Nhiệm vụ duy trì phong trào của xã đặt lên vai các đồng chí Nguyễn Văn Thọ, Chu Công Thau, Chu Danh Bích, Đỗ Đình Viễn cùng hai nữ đồng chí Thái và Trúc với cơ sở bí mật là ba căn hầm được đào từ ngay đầu năm 1947: chiếc đầu tiên ngay dưới điện Tam bảo, chiếc thứ hai dưới tượng Hộ pháp và Thánh Hiền thông ra vườn, chiếc thứ ba nằm giữa bụi tre vườn chùa Phổ Quang và Quán, cạnh ngòi nước.


Tại ba căn hầm này, hai nhà sư Đàm Hán và Đàm Thắng ngày ngày lo cơm nước và nhận giao phát tài liệu. Gặp sư cụ Đàm Hán tại chùa Bộc dịp đầu tháng 5 năm 2013 khi sư cụ đã là sư trụ trì tại chùa này được hơn 40 năm, tác giả được sư cụ xúc động kể lại những kỷ niệm về ông Chu Trí Tấn. Sư cụ nói: "Ông ấy tướng mạo oai linh bệ vệ lắm. Ngày bé tôi đã làm tiểu ở trong chùa Phổ Quang, hồi đó chùa hay bị làng bên sang quấy nhiễu, tôi và sư Bác thường phải tránh nhờ sang nhà ông Tấn bên vệ đường đối diện, nhiều lần phải ngủ nhờ ở căn nhà gác nhà ông Tấn. Từ tấm bé khi tôi còn làm tiểu đến khi ông ấy hy sinh đã là chỉ huy du kích cả huyện Hoài Đức mình rồi, lúc nào ông Tấn củng gọi tôi là Tiểu Hán".


Sư cụ kể tiếp: "Ngày ấy ông Tấn hay tổ chức họp cho cán bộ huyện ở nhà Tứ Ân ba gian trong chùa, tôi ngoài việc chăm lo cơm nước cho các ông ấy còn cùng anh em du kích phân công bố trí nhau canh gác tứ bề cho ông Tấn họp ở trên chùa. Mỗi lần về chùa họp bí mật, ông Tấn hay vào bằng lối tường bên, đu lên cây cau ở góc Quán để nhảy vào khu nhà bếp của chùa, rồi đi vào chỗ nhà Tứ Ân ba gian để họp.


Sáng hôm ông ấy hy sinh, tôi ở chùa bên về đến làng thì thấy chúng nó đã dựng xác ông ấy trước cửa Quán. Đau xót thế đấy...".

Hệ thống hầm bí mật của ta được nhà chùa cho đào ngay trong chùa Phổ Quang, ngay sát nách địch để nắm tình hình địch. Các hầm này được đào ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Thìn (1952), năm ngày sau khi đồng chí Xuân Thọ điều đồng chí Thau cùng bà Nguyễn Thị Thái và Nguyễn Thị Trúc vừa được huyện tăng cường xuống ra vùng tự do Hòa Bình học lớp chính trị ngắn ngày từ 25 tháng 7 đến 15 tháng 8 năm Tân Mão (1951). Cả ba căn hầm này bị mật thám chỉ điểm cho địch trên bốt Thanh Quang biết. Chúng đã đưa lính về càn quét, bắn chết đồng chí Xuân Thọ và đồng chí Viễn ngay tại cửa hầm trong vườn. Đồng chí Bích bị bắt đi tù. Đây là một tổn thất lớn của cơ sở Ngãi Cầu, trong lúc phong trào kháng chiến ở bốn làng còn lại của An Khánh đã bị giặc kiềm tỏa.


Học xong lớp chính trị, đồng chí Thau tiếp tục được điều về xã để khôi phục và củng cố phong trào, về đến xã Diên Hồng, huyện Chương Mỹ, do địch phong tỏa chặt đường quốc lộ 6 nên sau nhiều lần tiếp cận tìm cách trở về xã nhưng không thành vì dân ở hai bên ven đường quốc lộ 6 liên tiếp bị địch khủng bố kiểm soát gắt gao không qua được. Trước tình hình đó, huyện điều đồng chí Thau đi xã Phú Lãm, huyện Thanh Oai. Tháng 10 năm đó, đồng chí bắt đầu liên lạc lại được với cơ sở ở Ngãi Cầu. Tháng 11 năm 1952, đồng chí Thau trỏ về củng cố cơ sở ở Ngãi Cầu, đồng thời bắt môi gây dựng lại cơ sở ở thôn Yên Lũng. Phong trào và cơ sở đảng ở Ngãi Cầu vậy là vẫn được duy trì xuyên suốt. Ngày 18 tháng 4 năm 1954, Liên khu ủy tách huyện Liên Bắc thành hai huyện cũ là Đan Phượng và Hoài Đức. Đồng chí Thau được giao chỉ đạo phong trào tại năm làng của xã An Khánh cho đến sau ngày giải phóng.


Viết những trang cuối cùng của cuốn sách này, một điều làm tác giả cảm thấy đau xót, đó là thương vong của du kích xã (không tính tới số thương vong của dân) phần lớn lại không nằm trong những trận đánh đối mặt với quân địch.


Có thể kể ra ba trận điển hình sau:

- Trận chống càn vào bốn làng Sống hồi giữa tháng 10 âm lịch năm 1948;

- Trận chống càn vào bốn làng Sống hồi cuối năm 1949;

- Trận đại đội địch từ bốt Phùng đánh xuống khu du kích xã đóng tại nhà cụ Rậm và nhà cụ Lượng ở Ngãi Cầu.


Ở cả ba trận này, quân địch với sức mạnh hung bạo vượt trội là phía chủ động, còn ta thì bị động, nhưng thương vong của ta ở cả ba trận này hầu như không đáng kể.


Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp ở xã An Khánh, đặc biệt là ở làng Ngãi Cầu, thương vong lớn nhất chính là ở việc bị lộ hầm, lộ chỉ vì do mật vụ tay sai chỉ điểm. Còn những gia đình cơ sở trong xã An Khánh thì rất đáng tin tưởng. Bà con cho biết, nhiều ngưòi trong thế hệ ông, bà của họ dù bị giặc đánh đập tra tấn đến chết vẫn không khai ra những căn hầm giấu cán bộ.


Nếu nhìn vào cả cuộc kháng chiến chống Mỹ, với lượng bom đạn mà đế quốc Mỹ rải xuống hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng cả tổng số bom đạn mà tất cả các phe sử dụng trong hai cuộc chiến tranh thế giới trước đó.


Không tính số thương vong của người dân cả hai miền Nam Bắc thì thương vong của quân ta so với tổng số thương vong của quân Mỹ và đồng minh là tương đương nhau, mỗi bên chịu thiệt hại khoảng 1,7 triệu cán bộ, sĩ quan và quân nhân chết và bị thương.


Ở đây chúng ta hiểu rộng ra số thương vong là tổng số người chết và bị thương trong suốt cuộc chiến dù với bất cứ lý do gì. Vậy nếu xét về năng lực tác chiến, ta không chịu khuất phục trước bất cứ một đế quốc hùng mạnh nào hiện nay!


Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta chính là lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, tìm cho được chỗ yếu của giặc mà đánh. Đó cũng chính là tác nhân quan trọng giúp quân dân ta vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với thắng lợi vẻ vang lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.


Trước đây Na-pô-lê-ông, vị tướng chỉ huy nổi tiếng người Pháp đã nói:

"Nhìn chung quân đội của tôi hiếm có khi mạnh hơn đốiì phương, nhưng quân đội của tôi lại mạnh hơn ở những vị trí nhất định trong những thời điểm quyết định".


Sau ngày giải phóng, một số người Việt làm tay sai cho địch đã được hưởng chính sách khoan hồng của Chính phủ Hồ Chí Minh, được tha tội.

Các ông Chu Trí Xiển, Chu Công Thau và Chu Danh Bích giới thiệu với tôi cuốn sách do các ông biên soạn, cuốn "Lịch sử xây dựng và chiến đấu xã An Khánh" trong đó có đoạn viết:

"Tổng kết lại, thời điểm cao nhất chi bộ xã có 77 đảng viên, trong đó hy sinh 36 đồng chí, bị địch bắt và tù đày 15 đồng chí, điều vào bộ đội chủ lực 1 đồng chí, gửi đi học ở Trung Quốc 1 đồng chí".

Tới khi hòa bình được lập lại năm 1954, đảng viên ở Ngãi Cầu chỉ còn lại duy nhất đồng chí Chu Công Thau.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:43:46 am »

MỘT SỐ BÀI BÁO NÓI ĐẾN LIỆT SĨ CHU TRÍ TẤN


LIỆT Sĩ CHU TRÍ TẤN NGƯỜI CHỦ TỊCH XÃ BẤT KHUẤT KIÊN CƯỜNG*
(Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng số 235 tháng 7-2013)

Thăm nghĩa trang liệt sĩ xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chúng tôi thấy phần mộ của liệt sĩ Chu Trí Tấn, nguyên chủ tịch xã, nguyên huyện ủy viên, nằm đầu tiên trong tiền sảnh nghĩa trang. Một số cán bộ đã cùng hoạt động với ông Tấn thời chống Pháp cùng một số nhân chứng khác giới thiệu với chúng tôi về người huyện ủy viên - chủ tịch xã hất khuất kiên cường này.


Những ngày đầu tham gia cách mạng Ông Chu Trí Tấn, sinh năm 1925 xuất thân trong một gia đình nho giáo tại Ngãi Cầu, tổng Yên Lũng, thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông cũ; nay thuộc địa phận thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.


Học xong tiểu học, ông ra làm việc tại một xưởng dệt lớn ở Vạn Phúc. Được giác ngộ lòng yêu nước qua nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Đông, khi về lại quê ở Ngãi Cầu, ông Tấn đã cùng ông Chu Trí Xiển tổ chức thành lập Hội Thanh niên cứu quốc xã, đoàn thể Việt Minh đầu tiên của địa phương. Trong một phiên chợ, mặt trận Việt Minh tổ chức một buổi nói chuyện tuyên truyền chính sách đánh Pháp, đuổi Nhật, ủng hộ Việt Minh. Ông Tấn cùng ông Xiển đứng gác tại đầu làng. Bọn lính địch phát hiện thấy nhân dân tụ tập dưới lá cờ đỏ búa liềm đã kéo đến. Hai ông Tấn, Xiển lập tức báo cho đồng chí Việt Minh đang diễn thuyết rút lui an toàn.


Cuối năm 1942, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Quyết, con một gia đình nho giáo hiếu học. Sống với nhau được mấy tháng, một hôm, các ông Tấn, Xiển, Lưu, Phượng, Hòa.... trong hội Thanh niên cứu quốc xã tổ chức tuyên truyền vận động bà con cùng đứng lên chống chính sách hà khắc của chính quyền địa phương. Các ông Tấn, Xiển và nhiều ông khác đã bị tên tri huyện Dương Kỳ Xương bắt giam tại nhà lao Hoài Đức. Ra tù, ông tiếp tục lên Vạn Phúc xin làm công nhân dệt tại nơi làm việc cũ.


Ngày 1 tháng 5 năm 1943, ông đã tham gia cuộc mít tinh của Mặt trận Việt Minh tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động với hơn 300 công nhân dệt ngay tại làng Vạn Phúc.


Bọn Hương chưởng đã ép chủ xưởng dệt phải cho ông Tấn thôi việc. Trở về sống ở Ngãi cầu, ngôi nhà nhỏ của hai ông bà trở thành nơi gặp gỡ của các thành viên cốt cán trong Hội Thanh niên cứu quốc xã, đôi khi còn là nơi họp kín của các ông Tấn, Xiển, Lưu... trong Mặt trận Việt Minh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.


Ngày 20 tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng lâm thời xã Ngãi Cầu được thành lập. Ông Chu Trí Tấn được đề cử làm Phó chủ tịch, được bầu vào Hội đồng nhân dân xã, được phân công làm Ủy viên quân sự rồi làm Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ xã.


Toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946, ông Chu Trí Tấn được giao nhiệm vụ tổ chức thành lập trung đội tự vệ vũ trang đầu tiên của xã Ngãi Cầu.

Ngày 31 tháng 12 năm 1946, ông Chu Trí Tấn nhận quyết định làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến xã Ngãi Cầu.

Sau nhiều lần chiến đấu chống những trận càn lớn của giặc Pháp, ngày 4 tháng 5 năm 1947 một lực lượng quân viễn chinh Pháp có xe tăng yểm trợ từ Phú Đô tiến xuống Đại Mỗ rồi đánh chùa Tổng, An Khánh, ông Chu Trí Tấn đã chỉ huy du kích Ngãi Cầu phối hợp với Vệ Quốc đoàn chiến đấu dũng cảm đánh lui cuộc tiến công của giặc Pháp.


Sau trận này, ông Chu Trí Tấn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được chỉ định làm Chủ tịch ỦY ban Kháng chiến hành chính Liên xã An Khánh - An Thượng vừa có quyết định sáp nhập rồi được bầu làm Huyện ủy viên huyện Hoài Đức.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:45:21 am »

Những ngày dũng cảm bất khuất của Chủ tịch Chu Trí Tấn

Nói về ông Chu Trí Tấn, đầu năm 2013, ông Trần Thọ Châu, nguyên chính trị viên Đại đội 36 bộ đội Liên huyện Hoài Đức và Đan Phượng thời chống Pháp kể lại:


Tháng 6 năm 1949, du kích Liên xã An Khánh - An Thượng do Chủ tịch Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy đã phối hợp chiến đâu với Đại đội 36 chúng tôi giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống cuộc càn quét lớn của hơn một tiểu đoàn quân địch vào Tây Mỗ.


Sau đó tháng 5 năm 1950, đại đội chúng tôi gặp lại ông Tấn cùng du kích liên xã của ông trong trận phục kích toán lính com-măng-đô tại Cầu Triều. Đây vốn là địa bàn quen thuộc của ông Tấn từ thời tiền khởi nghĩa khi ông sang học quân sự với anh em tự vệ khu vực này. Do đó đội quân du kích của ông đã phối hợp với chúng tôi tiêu diệt tên sĩ quan chỉ huy Pháp cùng nhiều tên lính khác, thu nhiều vũ khí, đạn dược.


Thời gian đầu 2013, bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Phó chủ tịch xã An Khánh, nguyên xã đội trưởng rồi chính trị viên xã đội, nguyên đội trưởng một đội tự vệ xã cho biết bà đã được ông Tấn trực tiếp giao nhiệm vụ đào hào, phá cầu chặn không cho xe tăng địch hoạt động, vận động thanh niên nam nữ tham gia tự vệ, du kích xã, trinh sát tình hình địch để quân ta bí mật tập kích địch. Thời gian này tên Nguyễn Tiến Trang, chánh mật thám Hà Đông đã nhiều lần chỉ điểm, tổ chức cho bọn lính Pháp - ngụy càn quét đánh phá, gây nhiều tội ác với nhân dân địa phương. Ngày 12 tháng 11 năm 1948 nhận nhiệm vụ trên, ông Tấn đã chỉ huy một đội du kích trong đó có một số đồng chí thuộc đội Công an Z Hà Đông bắn chết tên Trang khi tên này đến gây tội ác tại Ngãi Cầu.


Thời gian này, bọn tề - ngụy kéo đổ cổng chùa Phổ Quang là nơi các đồng chí Chu Trí Tấn, Chu Trí Xiển và một số cán bộ huyện thường họp riêng. Sau đó các đồng chí được sự giúp đỡ của sư tiểu Thích Đàm Hán đã thường phải họp tại một số nơi kín đáo khác trong một số căn hầm gần đấy được sư tiểu và những cơ sở tốt trong xóm làng che chở. Hiện sư Thích Đàm Hán đang chủ trì chùa Bộc ở Đống Đa - Hà Nội.


Cuối tháng 4 năm 1949, được chỉ điểm của mật thám Hà Đông, phát hiện hai căn hầm bí mật ở Ao Nền, Ao Dài thuộc Yên Lũng, giặc Pháp đã tổ chức tiến đánh. Một số cán bộ chủ chốt hy sinh. Trả môi hận thù này, đồng chí Chu Trí Tấn đã trực tiếp chỉ huy một lực lượng du kích xã phối hợp với bộ đội chủ lực huyện tổ chức một trận phục kích ở Phổ Quang, Thanh Quang diệt 3 tên lính Âu - Phi, thu nhiều vũ khí đạn dược.


Bà Sái kể chuyện ông Tấn thường nhắc nhủ mọi người: "Vì Cách mạng, chết vinh còn hơn sống nhục. Thà chết chứ không bị địch khuất phục". Nhớ lời răn của ông Tấn, nhiều lần bà đã bị địch bắt giam tra tấn nhưng bà vẫn bất khuất không một lời khai báo.


Đại tá quân đội Chu Trí Xiển, nguyên bí thư chi bộ Liên xã An Khánh - An Thượng cho biết nhiều chuyện về lòng dũng cảm của ông Tấn từ thời kỳ đầu hoạt động trong thanh niên cứu quốc đến những ngày nằm hầm đánh giặc trong vùng tạm chiếm, phá âm mưu xây đồn bốt của Pháp - ngụy tại Ngãi Cầu, An Khánh, An Thượng...


Dịp Tết Tân Mão 1951, trong ngày hội làng, Mặt trận Việt Minh chủ trương đưa một tổ du kích trà trộn vào hoạt động. Các đồng chí Chu Trí Tấn, Đỗ Đình Viễn, Chu Công Thau mặc áo dài, đội khăn xếp mang theo vũ khí đứng cảnh giới yểm trợ.


Được chỉ điểm, bọn lính hương dũng phát hiện ra nhóm du kích, hô to: "Việt Minh! Việt Minh" rồi tháo chạy về bốt Thanh Quang gần đấy. Đồng chí Chu Công Thau đuổi theo, bắt một tên lính địch, tước lựu đạn. Các đồng chí và cả nhóm du kích đã rút an toàn ra ngoài. Sau đó, bọn địch dán cáo thị khắp làng treo giải thưởng mấy nghìn tiền bạc Đông Dương cho ai lấy được đầu chủ tịch Chu Trí Tấn mang nộp.


Bọn chúng đã tăng cường bảo vệ, xây thêm 4 bốt trong địa phận xã, trong đó có bốt Vân Lũng ở Chùa Cả là lớn nhất. Buổi sáng ngày mùng 3 tháng 3 năm Tân Mão (8-4-1951), ông Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy một nhóm du kích tiến đánh bốt Vân Lũng, diệt nhiều tên ác ôn, thu một số vũ khí. Biết tin này, tên sĩ quan chỉ huy Pháp đã treo giải thưởng hàng vạn tiền Đông Dương cho bốt nào bắt được ông Chu Trí Tấn.


Đêm 9 tháng 8 năm 1951, ông Tấn nhận nhiệm vụ chủ trì cuộc họp tại gia đình một cơ sở tin cậy ở xóm Đông với 3 đồng chí huyện mới tăng cường về xã. Vừa đến đầu xóm Đông, ông Tấn gặp 3 tên lính hương dõng. Chúng đồng loạt nổ súng, một viên đạn đã làm thương cánh tay phải của ông. Tuy vậy ông vẫn kịp thời dùng súng ngắn bắn trả rồi đứng lên chạy về phía đống Vuông ngoài vệ làng. Bọn địch đuổi theo bắt được ông đưa đến đầu nhà ông Chu Đắc Thương, bắt ông Thương và ông Nguyễn Gia Lân khiêng ông Tấn về bốt Ngãi Cầu. Tên chỉ huy đã thưởng ngay một vạn tiền Đông Dương cho tên lính hương dũng đã bắt được ông Chu Trí Tấn.


Một tên cai già đến gần ông Tấn đang nằm trên một vũng máu ồ sàn hỏi:

- Tấn, mày về với ai?

- Mình tao!

- Bố láo, mày về cùng thằng nào, có mang theo tài liệu gì không?

- Không! Tao không thèm nói với mày.


Sau nhiều lần tra tấn, hành hạ dã man ông Tấn, bọn địch vẫn không nhận được một lời khai báo nào của ông ngoài những câu nói trên.

Và ông Chu Trí Tấn đã vĩnh viễn ra đi hồi 2 giờ ngày 10 tháng 8 năm 1951 khi vừa 26 tuổi.

Sáng hôm đó bọn địch đã dựng thi hài ông Tấn ở cổng chợ nhằm hăm dọa dân làng.

Ông hy sinh, để lại người vợ hiền và cậu con trai mới vừa 2 tuổi. Sau khi ông mất, vợ ông, bà Nguyễn Thị Quyết ngoài việc ở lại một mình nuôi con khôn lớn thành đạt còn tham gia nhiều hoạt động chính trị xã hội ở địa phương: Đảng ủy viên, Ủy viên Hội đồng nhân dân, Bí thư Ban chấp hành Hội phụ nữ xã An Khánh.


Cậu con Chu Trí Thắng biết thương yêu bố mẹ đã luôn phấn đấu, tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Baku, Azerbaijan, Tiến sĩ nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tuy hiện nay đã nghỉ hưu nhưng anh vẫn làm việc trong đề tài cấp Nhà nước về "Nghiên cứu và khai thác tài nguyên Biển Đông", vợ là giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, các con đều đã trưởng thành tốt, xứng đáng với truyền thống ông, cha thời trước.


Kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7- 2013), tôi cùng gia đình liệt sĩ Chu Trí Tấn đến thăm phần mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ xã An Khánh, huyện Hoài Đức - Hà Nội. Nhiều bà con cùng hoạt động với chủ tịch Chu Trí Tấn và giúp đỡ ông thời kháng chiến chống Pháp đã chỉ cho chúng tôi những nơi trước đây, khi sinh thời, ông đã dũng cảm chiến đấu chống những trận càn của giặc Pháp, tập kích vào đồn giặc và nơi ông đã bị giặc Pháp bắt rồi tra tấn đến lúc ông hy sinh khi mới ở tuổi 26.


Mọi người dân An Khánh đều thương tiếc người Chủ tịch xã, người huyện ủy viên bất khuất, kiên cường đã dành suốt tuổi thanh xuân chiến đấu vì dân vì nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:48:00 am »

SƯ NỮ THÍCH ĐÀM HÁN THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Bà con xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thường nhắc đến những thành tích hảo vệ cán bộ, du kích xã hoạt động, chiến đấu thời kháng chiến chống Pháp của Sư tiểu Thích Đàm Hán tại chùa Phổ Quang trong xã. Hiện nay Sư Cụ đang chủ trì Chùa Bộc tại Hà Nội, đã trên 80 tuổi, vẫn minh mẫn kể lại những chuyện trên 60 năm trước ở An Khánh.


Chùa Phổ Quang thuộc địa phận Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức - Hà Nội, không những chỉ được biết đến như một ngôi chùa cổ linh thiêng mà còn bởi những vị sư có công lớn trong việc bảo vệ, giúp đỡ cán bộ, du kích hoạt động, chiến đấu, góp phần cùng toàn quân dân xã xây dựng, chiến đấu, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Theo bà con Ngãi cầu, những vị sư thời đó, nếu còn thì cũng đã đều gần 90 tuổi.

Được biết Sư tiểu Thích Đàm Hán ở chùa Phổ Quang thời ấy hiện là Sư Cụ chủ trì Chùa Bộc, Đại tá Đỗ Sâm đã cùng tôi đến gặp và được Sư Cụ tiếp tại Chùa Bộc.

Chu Thành Long:

- Bạch Cụ! Con là cháu đích tôn ông Chu Trí Tấn, Chủ tịch xã An Khánh những năm Cụ tu hành tại chùa Phổ Quang trong xã. Hôm nay, bác Đỗ Sâm của con và con xin đến thưa chuyện với Cụ.

Sư Thích Đàm Hán:

- Mô Phật! Tôi đã được báo và đã chuẩn bị đón bác và anh.

Đỗ Sâm:

- Bạch cụ! Được bà con xã An Khánh cho biết, thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ông chủ tịch xã Chu Trí Tấn đã được sự giúp đỡ của nhà chùa cho xây dựng 4 hầm tại vườn chùa Phổ Quang. Nhiều cuộc họp kín của anh chị em cán bộ xã huyện thường triển khai tại những căn hầm này, được sự bảo vệ, giúp đỡ của các sư Thầy, sư Bác trong chùa. Một lần, các đồng chí Chu Trí Tấn, Chu Trí Xiển cùng một đồng chí trên huyện cử về phải họp trong một buổi sáng. Được chỉ dẫn của sư Hán, các đồng chí đã từ ngoài chùa, trèo lên một cây cau sang nhà Tứ Ân sau vườn họp vừa bất ngờ, vừa bí mật. Đang họp thì mây tên lính ngụy theo sau một tên chỉ huy Pháp qua cổng Tam Quan tiến đến cửa một hầm ngoài vườn chùa.


Sư Hán nói to: " Nhà tu hành chúng tôi không thấy một người lạ nào vào chùa". Biết đây là ám hiệu có địch, cả ba đồng chí đã từ nhà Tứ Ân trèo cây cau, nhảy ra ngoài an toàn. Xin được Cụ cho biết thêm về sự kiện này.

Sư Thích Đàm Hán:

- Mô Phật! Đúng vậy. Nhà Tứ Ân còn gọi là nhà Cúng Vong sau Tam Bảo, ít người lui tới. Hôm ấy để tránh bị lộ, chúng tôi đã bàn rồi góp ý để các anh họp tại đấy. Việc nước là quan trọng. Nhà chùa chúng tôi từ trước và mãi mãi sau này đều hết lòng bảo vệ các anh hoạt động. Ngoài các anh còn nhiều chị như chị phó chủ tịch Sái, chị Kim, chị Cúc. Việc liên lạc giữa du kích xã với nhà chùa thường do các chị làm.

Phụ nữ vào chùa coi như đi cúng lễ, bọn địch ít để ý đến.

Đỗ Sâm:

- Bạch cụ! Nghe anh em du kích nói, biết các sư sãi trong chùa luôn bảo vệ giúp đỡ nên đã nhiều lần tổ chức các cuộc mít-tinh tại ngoài cổng chùa.

Sư Thích Đàm Hán:

- Mô Phật! Tôi nhớ có lần trong một phiên chợ, xã cử người đến nói với nhà chùa để được treo một lá cờ trên đầu cổng Tam Quan chùa, đón một đồng chí cấp trên về diễn thuyết kêu gọi bà con đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật, ủng hộ Việt Minh. Chúng tôi nhận lời ngay, ông có biết chuyện này?

Đỗ Sâm:

- Thưa có! Bà Sái vừa cho biết, sau khi được nhà chùa nhất trí, hôm ấy ông và ông Tấn đã cho treo một lá cờ đỏ búa liềm trên đầu cổng Tam Quan chùa. Trong khi các đồng chí cấp trên diễn thuyết, ông Tấn và ông Xiển đứng gác ở ngoài cửa Quán.

Bọn lính hương dõng trong làng thấy đám đông tụ họp dưới lá cờ đỏ búa liềm, biết có Việt Minh liền kéo đến.

Hai ông ra hiệu cho đồng chí diễn thuyết rút an toàn về phía Thượng Ốc.

Sư Thích Đàm Hán:

- Mô Phật! Hôm ấy, tôi và Sư Thầy hơn tuổi tôi là Sư Soạn chủ trì chùa đứng trong điện Tam Bảo đã chú ý lắng nghe diễn thuyết để biết thêm về Việt Minh vì trước đó chúng tôi có biết gì về Việt Minh đâu.

Đỗ Sâm:

- Bạch cụ! Đã nhiều lần giặc Pháp kéo đến gây thiệt hại cho nhà chùa?

Sư Thích Đàm Hán:

- Đúng vậy! Tôi nhớ một buổi sáng cuối năm 1948, một xe chở nhiều lính Pháp về bắt lính lấp cổng Tây chùa, san lấp các đường hào quanh chùa rồi kéo quân sang cả Chùa Do, xây đồn bốt, luôn quấy nhiễu bà con trong làng và chúng tôi.

Nhà chùa lại càng hiểu Việt Minh hơn, càng thấy luôn phải ủng hộ, bảo vệ các anh. Nhà chùa rất quý chủ tịch Tấn và anh em du kích trong xã.

Chu Thành Long:

- Bạch Cụ! Cụ thấy ông Tấn của con thế nào ạ?

Sư Thích Đàm Hán:

- Ông Tấn là một con người luôn hăng hái, chân thật, nghe nói ông giữ một chức vụ cao trên huyện, thường chỉ cùng một số ít anh em về trú và làm việc ở chùa vào ban đêm, ban ngày lại ra đi. Anh hỏi về ông? Chỉ biết ông lúc nào cũng oai phong bệ vệ, đã chỉ huy nhiều trận đánh làm bọn địch phải hoảng sợ. Chúng đã treo thưởng hàng vạn tiền Đông Dương cho bốt nào bắt được ông Tấn.


Đêm 9 tháng 8 năm 1951, trên đường đi họp, ông Tấn đã bị địch bắn bị thương rồi đưa ông về bốt tra tấn nhưng không nhận được một lời khai nào có hại cho cách mạng.

Và ông Chu Trí Tấn đã hy sinh ngày 10 tháng 8 năm 1951 khi vừa 26 tuổi. Sáng hôm đó địch đã dựng thi hài ông Tấn ở cổng chợ nhằm hăm dọa dân làng, ông hy sinh, để lại người vợ hiền và cậu con trai mới vừa 2 tuổi.


Sau khi ông mất, vợ ông, bà Nguyễn Thị Quyết ngoài việc ở lại một mình nuôi con thành đạt còn tham gia nhiều hoạt động chính trị xã hội ở địa phương: Đảng ủy viên, Ủy viên Hội đồng nhân dân, Bí thư Ban chấp hành Hội phụ nữ xã An Khánh.


Nói về ông Tấn, bà Phó chủ tịch Sái khi đi lễ chùa cho biết đã ba lần bà bị giặc Pháp bắt tra tấn dã man nhưng bà luôn nhớ lời căn dặn của ông Tấn: "Bị địch bắt, phải kiên định lập trường. Thà sống vinh còn hơn chết nhục".

Năm 1952 khi được ra tù ở trại giam Nhà Tiền Hà Nội, tôi tự hào đã giữ vững khí tiết nhưng lúc ấy thì ông Chu Trí Tấn đã không còn nữa.

Thương tâm thế đấy!

Sau cuộc giao lưu bổ ích gần một tiếng đồng hồ với Sư Cụ Thích Đàm Hán, khi tiễn chúng tôi ra cổng, dừng lại trước Tam Quan, Sư Cụ nói tiếp:

- Trước những câu hỏi của các anh, tôi biết các anh đang làm một việc thiện: nêu những tấm gương sáng thời kháng chiến chống Pháp của quân dân An Khánh - Hoài Đức anh hùng, của các ông Chủ tịch Chu Trí Tấn, ông Bí thư Chu Trí Xiển, bà Phó chủ tịch Nguyễn Thị Sái cùng biết bao người quê hương ta để thế hệ trẻ học tập.

Đó là những việc thiện. Nhà chùa chỉ biết theo Đức Phật làm việc thiện.    

Tôi đã kể lại những điều đã biết thời gian ấy chứ không hề có ý kể công.

Việc Dân cũng như việc Phật, việc Phật cũng như việc Dân.


Đỗ Sâm và Chu Thành Long:

- Cám ơn Sư Cụ!


Hà Nội,tháng 7 năm 2013
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM