Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:54:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liệt sĩ Chu Trí Tấn  (Đọc 2692 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:23:51 pm »

Tháng 8 năm 1948, ông Nguyễn Ngọc Tần sau hơn một năm theo Trường Thiếu sinh quân đã được huyện cử về hoạt động ở xã. Được sự hỗ trợ của ông Nguyễn Ngọc Tần, phong trào du kích trong toàn xã lại càng phát triển mạnh. Trở về thôn, ông Nguyễn Ngọc Tần tìm gặp và nói chuyện với một số thanh niên mà bản thân ông cảm thấy họ có cùng chí hướng với ông và đủ cứng cáp để chịu đựng mọi gian khổ trong cuộc kháng chiến này. Ông đã giác ngộ và vận động được một số thanh niên ở Phú Vinh, Vân Lũng và Yên Lũng đi hoạt động cách mạng.


Với những hoạt động rất tích cực, cuối năm 1948, ông Nguyễn Ngọc Tần vinh dự được kết nạp Đảng.


Đến đây, thiết nghĩ cũng phải nói về bộ máy tề ngụy mà giặc dựng lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau khi chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của giặc phá sản trong chiến dịch Việt Bắc. Như đã nói, bộ máy tề ngụy của giặc Pháp đa phần là những tên chức sắc trong bộ máy hương lý trước ngày 19 tháng 8 năm 1945. Đội quân bảo an cho giặc lúc này, hay còn gọi là địa phương quân, chính là những tên lính hương dũng, bị bắt đi lính hoặc bị ép buộc mà phải cầm súng chống lại chính đồng bào mình. Với đặc thù của thế trận "cài răng lược" như vậy, Mặt trận Việt Minh ngoài chủ trương phá tề, trừ gian, còn đẩy mạnh việc "nắm tề", lấy việc tuyên truyền giác ngộ chính nghĩa cho binh lính đối phương quay súng về với cách mạng. Đây chính là chiến thuật "lấy nhu thắng cương" mà cha ông ta vẫn làm. Trước tiên vẫn là vận động thuyết phục, tìm cách bắt mối, nhân mối một số tên tề của đối phương, cảm hóa, dần dần để họ làm việc cung cấp thông tin cho ta, hay gọi là làm việc "hai mang". Quán triệt tinh thần này, việc sử dụng bạo lực để trấn áp chỉ là hạ sách khi mà họ đã công khai hoặc gián tiếp gây hại cho cách mạng.


Công tác nắm tề thời gian ấy thường qua hai hình thức chính:

- Tuyên truyền bán công khai bằng các mối quan hệ người làng người xã bảo ban giúp đỡ nhau tiến bộ, thấy rõ phải trái để quay về với chính nghĩa, tránh làm việc hại dân hại nước là cầm súng đi theo giặc.

- Tuyên truyền bán công khai như các cuộc gọi loa vận động, rải truyền đơn quanh bốt Thanh Quang kêu gọi anh em binh lính không cầm súng theo giặc Pháp gây tội ác với nhân dân.

Công tác "lấy nhu thắng cương" này đã có những tác động không nhỏ tới tinh thần binh sĩ đối phương. Như ở Yên Lũng, có những thanh niên ban ngày làm lính tuần tra cho chính quyền tề ngụy, đến đêm lại giũ bỏ áo lính làm du kích gây cho địch rất nhiều khó khăn.


Nói về phương pháp lãnh đạo và công tác dân vận - địch vận của ông Tấn, ông Chu Công Đồng, một thầy thuốc đông y ở xóm Bắc thôn Ngãi Cầu từng sống qua thời kỳ gian khổ ác liệt đó đúc kết lại:

"Ông Tấn bao giờ cũng ôn hòa với quần chúng nhân dân. Với những đối tượng ác ôn được dân thông báo về, ông lấy công tác vận động thuyết phục là chính, ông cho chúng tôi biết: dùng vũ lực với những đối tượng này chỉ là hạ sách... ".


Bốt Thanh Quang là một ví dụ điển hình, từ khi chính thức được xây dựng nâng cấp thành lô cốt vào cuối năm 1948, bốt này liên tục bị quấy rối bằng nhiều hình thức, cả "nóng" và "lạnh": Từ việc các nữ đồng chí làm công tác binh vận được ông Tấn cử ra bắc loa tuyên truyền, rải truyền đơn kêu gọi binh lính giặc ngừng ngay việc cầm súng tiếp tay cho giặc sát hại đồng bào, cho đến cả việc phá hàng rào, bắn súng vào bốt, trong đó có một trận đánh công đồn khiến giặc phải choáng váng mà tác giả sẽ đề cập đến ở phần sau. Để phù hợp với thực tiễn cách mạng trong tình hình mới, tháng 6 năm 1948, hai huyện Đan Phượng và Hoài Đức hợp nhất thành Liên quận huyện Bắc, gọi tắt là Liên Bắc. Từ đây quân và dân hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng cùng sát cánh bên nhau trong cuộc kháng chiến, đứng chung dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng bộ Liên Bắc. Đến tháng 4 năm 1954, huyện Liên Bắc tách thành hai huyện Đan Phượng và Hoài Đức ngày nay.


Ông Nguyễn Đức Bảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính xã An Khánh cho biết:

"Việc đào hầm trú ẩn thời ấy được chỉ đạo nghiêm ngặt xuống từng cấp. Nếu là hầm cá nhân thì từng cá nhân mỗi du kích đào, tự cung tự cấp. Những khi nguy cấp mỗi người có thể nhảy xuống ẩn nấp tại hầm cá nhân. Bà con cơ sở gần đấy sẽ bảo vệ, che giấu. Việc đào hầm tập thể phải hạn chế tối đa không được để quá 3 người một hầm để tránh thương vong lớn. Việc tiết lộ hầm bí mật cho một người thứ tư ở ngoài nhóm, ngoại trừ gia đình cơ sở quanh khu vực mỗi hầm là điều cực kỳ tối kỵ. Mỗi hầm đều phải có lỗ thông hơi. Đào xong, đêm đến mới được lên khỏi hầm đi đổ đất. Đổ đất cũng phải bí mật không để ai biết, ở Ngãi Cầu, đất được đổ nhiều ở bìa đất ngoài cánh đồng Hủ. Người ở trên đi gom tre vụn, tre ngâm với mấy tấm phên nứa cũ đem xuống hầm để người ở dưới rào vách hầm, thống nhất là không được chặt tre tươi ở bụi tre trong xóm đề phòng địch phát hiện rồi truy bứcgia đình cơ sở.

Để có được một căn hầm cho tổ 3 người như vậy là cả một quá trình bí mật rất nhiều công sức. Một khi bị lộ thì hầm mất, người cũng mất theo.

Trong trận càn ngày 12 tháng 7 năm 1949 của địch vào làng Giao Quang thuộc xã Hữu Hưng, do được mật thám chỉ điểm, giặc phát hiện được một số hầm nằm bên bờ tây sông Nhuệ. Trong vòng 6 giờ đồng hồ, tổng cộng có 25 cán bộ, chiến sĩ xã Hữu Hưng đã hy sinh và 7 người bị giặc bắt".


Nói về công việc trú ẩn dưới những hầm cá nhân trong vùng địch tạm chiếm ngày đó, mà cán bộ và du kích thời đó hay gọi là "nằm hầm", cụ Trương Văn Thư người du kích thôn Phú Vinh đã từng trực tiếp hoạt động với ông Chu Trí Tấn nhớ lại:

"Một lần, tôi và ông Tấn cùng một số đồng chí khác xuống hầm ở sau nhà bà Sái ở Ngãi Cầu. Hầm đó có đúng hai lỗ thông hơi bí mật bằng ống trúc đã thuốn đốt. Khi bà Sái vừa đi nhận nhiệm vụ mới thì một toán địch vào thẳng vườn nhà bà. Hôm đó có mấy con gà bới đất ở trên làm tắc cả hai lỗ thông hơi. Cả hầm thiếu dưỡng khí, anh em xỉu dần. Thấy tiếng địch réo gọi nhau ở trên, mấy anh em quyết không lên, có chết thì chết chung chứ quyết không rơi vào tay giặc. Lúc địch vừa rút, chỉ còn duy nhất ông Tấn là người khỏe nhất vẫn còn tỉnh, ông Tấn đứng dậy, một mình nhấc bổng nắp hầm lên, không khí tràn vào kịp lúc. Cả hầm thoát chết. Mỗi trận bị giặc vây như vậy là lại rút ra được bao bài học kinh nghiệm.


Nhiều hầm trú ẩn ngoài trời được đào gần bờ ao hoặc sông để khoét thêm một ngạch nhỏ thoát nước phòng khi trời mưa. Xã An Khánh không có sông lớn nào chảy qua nên ngày đó nhiều hầm được đào ở gần bờ ao. Địch biết việc này nên sục sạo quanh bờ ao khá kỹ mỗi trận càn. Hầm xa bờ ao không có ngạch thoát nước, nằm lộ thiên ngoài trời là người du kích còn phải chiến đấu với cả thiên nhiên mỗi khi trời mưa xuống, mưa trút nước ào ào như ai đó lấy chày đập lở cả vách hầm, rồi cả rắn rết theo nước mưa chui vào trong hầm. Nằm hầm gặp trận sốt rét ác tính mà hầm lại ngập nước thì như cơm đang sôi mà đun thêm lửa. Con số thương vong ngoài vòng chiến đấu, trong đó có nằm hầm, là không hề nhỏ. Đã đi hoạt động cách mạng là xác định đối mặt với sự hy sinh, mất mát rồi. Khi lòng căm thù giặc, tinh thần yêu nước quật cường được khơi dậy thì sức chịu đựng của con người là vô hạn, đến mức có thể làm được những điều ngoài sức tưởng tượng.


Ngoài ra, theo chỉ thị của trên, ông Chu Trí Tấn cùng lãnh đạo xã còn tổ chức cho dân quân du kích xã chúng tôi vận chuyển vũ khí, trang thiết bị, lương thực từ đường dây trung ương qua địa phương An Khánh về các nơi đã được quy định của huyện.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:24:42 pm »

LÃNH ĐẠO KINH TẾ - NHIỆM VỤ KHÔNG KÉM PHẦN QUAN TRỌNG



Nguyễn Văn Toàn, nguyên Bí thư Huyện Ủy Liên huyện Đan Phượng - Hoài Đức thường kể lại với anh em:

"Cần phải hiểu cho đúng, rằng như thế nào mà cán bộ du kích là có đủ nguồn kinh phí để quần nhau với giặc dai dẳng đến như vậy.

Hiện nay chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường lấy việc cung cầu, quay vòng vật chất tiêu thụ làm thước đo đánh giá mọi việc làm.

Phải nói ngay rằng, với cán hộ, du kích và bộ đội trong vùng tạm chiếm của giặc suốt thời gian kháng chiến chống Pháp đều không có khái niệm lương tháng, phụ phí hay phụ cấp như thời đại bây giờ. Ngân sách đài thọ cho mọi hoạt động kháng chiến chủ yếu đều do chu cấp từ chính gia đình các cá nhân đi hoạt động, do sự ủng hộ đùm bọc của đồng bào. Người cán bộ xã được cấp từ cấp trên huyện sau mỗi cuộc họp là những xấp tài liệu, chỉ thị, mìn, lựu đạn, thuốc phòng chống sốt rét.... khi thì thêm gói thuốc thơm, mấy quả cam, túi bánh. Tết đến thì có thêm cái bánh chưng vùng tự do gửi gửi về. Như thế là quý lắm rồi. Gian khổ khó khăn là như vậy, nhưng ý chí quyết tâm của mọi người cách mạng còn cứng hơn sắt thép.


Ngoài ra, phải kể đến việc lãnh đạo để có được một số nguồn thu sau:

- Thuế công lương điền thổ: Thuế này do Ban kinh tài trong Ủy ban kháng chiến vận động nhân dân đóng góp. Ban kinh tài có trách nhiệm thay mặt lãnh đạo xã vận động nhân dân đóng góp mọi mặt, chủ yếu là về lúa gạo, quần áo mùa đông.

- Công phiếu kháng chiến: Vận động người dân mua ủng hộ cho kháng chiến, trên tấm lòng thiện nguyện là chủ yếu. Vì khi đó người dân mua mà đâu phải ai cũng dám chắc kháng chiến chắc chắn sẽ đến ngày thắng lợi để bán lại cho nhà nước đâu. Khái niệm nhà nước hay Mặt trận Việt Minh ngày ấy đối với nhiều người dân còn khá mơ hồ. Chỉ thấy cán bộ du kích chịu đựng gian khổ như thế, vất vả như thế, thì người dân cảm thấy mình đặt lòng tin đúng chỗ, vậy là họ mua công phiếu để ủng hộ. Hiểu nôm na tờ công phiếu ngày ấy giống như tờ giấy công đức ngày nay. Mua trên tinh thần thiện nguyện, chứ không ai mua để mưu cầu được bồi hoàn lấy lãi sau này. Theo báo cáo của Đảng bộ Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng ngày 25 tháng 1 năm 1950, cuộc vận động mua công phiếu kháng chiến thu được kết quả lớn, tổng số tiền mua công phiếu năm 1949 thu được là 20 vạn đồng.

- Hũ gạo kháng chiến, Hủ gạo Bác Hồ khao quân do Ủy ban kháng chiến giao nhiệm vụ cho Ban kinh tài và Hội phụ nữ cứu quốc vận động.


Tất cả những cuộc vận động đóng góp này phải được làm bí mật, trước hết chỉ vận động ở những gia đình cơ sở đáng tin cậy, rồi mới đến số ít các hộ gia đình không tham gia, không cho chính quyền tề ngụy tay sai biết.


Vũ khí trang bị cho du kích trong vùng tạm chiếm Liên huyện Đan Phượng - Hoài Đức ngày đó, đa phần vẫn là tự cung tự cấp, ngoại trừ một số loại có sức công phá cao như lựu đạn tự chế, mìn cá nhân, mìn địa lôi, mìn chống tăng, súng ba-zô-ka, v.v... thì được huyện cấp xuống và chỉ thị cho du kích trước mỗi trận đánh. Hầu hết vẫn là vũ khí thô sơ như giáo mác, đao kiếm. Có gì đánh nấy, rèn chế được thứ gì thì lấy thứ ấy đi đánh. Với những loại hỏa khí thì phải "lấy mỡ nó rán nó", nghĩa là cướp súng của giặc để mà đem đi đánh lại giặc. Khi vào trận đánh, liệu mìn, lựu đạn.... ném ra có nổ được hay không thì lại còn tùy thuộc vào... may mắn. Thực chất vì khi đó trình độ bảo quản, sửa chữa vật liệu nổ của du kích là rất hạn chế. Rất nhiều lần mìn và lựu đạn của ta, sau nhiều ngày vì phải cất dưới hầm ẩm ướt, hoặc vùi trong rơm, giấu trong bùn đất mà khi đem ra sử dụng lại không nổ.


Những việc lãnh đạo ấy, chủ tịch xã Chu Trí Tấn đã thường xuyên đề cập đến trong các cuộc họp Đảng ủy xã, huyện".

Nhớ về chủ tịch Chu Trí Tấn, ông Chu Trí Liêm ở xóm Chợ kể lại:

"Ngày bé, thầy nhà tôi kể về ông Tấn nhiều lắm. Ông Tấn hoạt động bí mật nhưng vẫn về đây luôn, không đi cổng chính lối vệ đường cái vào bao giờ, mà là đi lối vào vườn nhà tôi, vào trong buồng rút súng lục rồi cả lựu đạn ra để lau chùi sẵn sàng chiến đấu. Xong đâu đấy mới cùng với anh em trèo qua rào vào nhà ông Nghĩa, anh ruột mình. Những ngày địch mới xây bốt Ngãi Cầu, ông Tấn và anh em du kích hàng đêm vẫn trèo tường từ nhà tôi vào nhà ông Nghĩa để dò la tình hình bốt địch đóng bên kia đường, ông Tấn ở trong buồng luôn phải cảnh giác, rút súng ra sẵn sàng ứng chiến, còn ông Thau thì lấy ngón tay cái móc sẵn vào chốt quả lựu đạn, lén ra ngoài sân, trèo lên cây nhãn trong vườn ngóng về hướng cửa Quán để quan sát bốt địch...

Các ông thường nói điều mà các ông rất ngại là khi có biến thì nhỡ đâu súng bị kẹt chốt, đạn không nổ vì nằm hầm lâu ngày bùn đất vào nhiều, súng đạn dễ bị hỏng. Đến con người phải nằm hầm lâu ngày rồi cũng nhiều người ốm mà chết thành tử sĩ chứ còn nói gì đến súng đạn. Ngày ấy đạn dược thiếu thốn, tiết kiệm đến từng viên đạn, đến cả việc dùng đạn thật bắn thử ở ngoài bãi để kiểm tra súng lại trở thành điều quá xa xỉ"
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:26:49 pm »

ĐỘI QUÂN TÓC DÀI XÃ AN KHÁNH


Thật khó mà liệt kê hết được danh sách của các mẹ, các chị đã hoạt động tại An Khánh trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong phạm vi ngắn của cuốn sách này, chỉ xin đề cập đến một số nhân chứng hiện còn, đã được biết về ông Chu Trí Tấn. Tuy các bà đều đã trên dưới 80 tuổi đời nhưng trí tuệ cho đến giọng nói vẫn còn rất trong sáng, minh mẫn.


Đầu tiên xin kể đến câu chuyện các sư nữ chùa Phổ Quang, một ngôi chùa linh thiêng ở phía tây Ngãi Cầu. Theo một số bà con Ngãi Cầu thì những vị sư thời đó nếu còn thì cũng đã gần 90 tuổi. Được giới thiệu về sư tiểu Thích Đàm Hán sinh năm 1927 ở chùa Phổ Quang thời ấy hiện là Sư cụ chủ trì Chùa Bộc quận Đống Đa, Hà Nội. Cháu đích tôn liệt sĩ Chu Trí Tấn là anh Chu Thành Long đã cùng tôi xin đến gặp và được Sư cụ Thích Đàm Hán tiếp chuyện đến gần một tiếng đồng hồ tại Chùa Bộc. Chúng tôi được biết:

"Thời ấy, ông Chu Trí Tấn chỉ đạo quân dân xã đào hầm cá nhân tại bờ ao, ngoài vườn, bụi tre, trong bếp, ngoài đồng, có 4 hầm còn được đào ngay tại vườn chùa Phổ Quang (chùa Ngãi Cầu), dưới điện Tam bảo nhà chùa1 (Ba hầm nằm trong gian nhà chính, 1 nằm cạnh bụi tre ngoài vườn chùa). Nhiều cuộc họp kín của anh chị em cán bộ xã huyện thường triển khai tại những căn hầm này, được sự bảo vệ, giúp đỡ của các sư thầy, sư Bác trong chùa. Một lần đặc biệt, các ông Chu Trí Tấn, Chu Trí Xiển cùng một cán bộ trên huyện cử về phải họp trong một buổi sáng. Được chỉ dẫn của sư Hán, các ông đã từ ngoài chùa, trèo lên một cây cau sang nhà Tứ Ân sau vườn họp tại đây, vừa bất ngờ, vừa bí mật. Đang họp thì mấy tên lính ngụy theo sau một tên chỉ huy Pháp qua cổng Tam Quan tiến đến cửa một hầm ngoài vườn chùa. Sư Đàm Hán nói to: "Nhà tu hành chúng tôi không thấy một người lạ nào vào chùa". Biết đây là ám hiệu có địch, cả ba đồng chí đã từ nhà Tứ Ân trèo cây cau, nhảy qua tường ra ngoài về hậu cứ an toàn.

Sau này chúng tôi được Sư cụ Thích Đàm Hán kể lại:

"Mô Phật! Các anh biết đấy. Nhà Tứ Ân còn gọi là nhà Cá Voi sau Tam Bảo ít người lui tới. Các anh gặp nhau vào ban ngày, để tránh bị lộ, chúng tôi đã bàn rồi góp ý để các anh họp tại đấy. Việc dân việc nước là quan trọng. Nhà chùa chúng tôi từ trước và mãi mãi sau này sẽ hết lòng bảo vệ các anh".    Bà

Bùi Thị Kim nói:

"Giặc Pháp mang quân đánh phá nhà chùa là nơi tu hành linh thiêng. Tại đây, các sư và tăng ni phật tử chỉ biết làm điều thiện cho dân lành, ai cũng căm thù quân cướp nước. Ông Tấn, Mặt trận Việt Minh, anh chị em du kích đứng lên chiến đấu bảo vệ nhà chùa, bảo vệ nhân dân nên được nhà chùa cùng toàn thể bà con hết lòng bảo vệ giúp đỡ nhà sư Hán đã kể".


Theo bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Chính trị viên xã đội, phó chủ tịch xã An Khánh sau ngày giải phóng 1954:

"Đầu năm 1946, ông Tấn khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời xã Ngãi Cầu đã đến nhà tôi giác ngộ cách mạng cho bố mẹ và gia đình tôi. Đến ngày toàn quốc kháng chiến, ông vận động bố, mẹ tôi sẵn sàng làm cơ sở hoạt động che giấu cán bộ một khi giặc Pháp tràn về, đồng thời đã giác ngộ cho hai chị em tôi đi hoạt động. Được ông giác ngộ và vận động, gia đình tôi luôn là một trong nhiều gia đình cơ sở tin cậy, trung kiên với cách mạng.

Tôi được giao nhiệm vụ tuyên truyền địch vận và công tác phụ nữ, kết hợp với chị Duôi bên xã An Thượng, chị Thào ở Yên Lũng, chị Sâm ở Phú Vinh, chị Tý ở An Thọ, chị Thuyết Chọe, chị Kim Sàng, chị Chu Thị Nhớn... để thực hiện nhiệm vụ do ông Tấn giao cho. Ông Tấn thường kết hợp mỗi lần về xã họp kiểm tra tình hình rồi trực tiếp dạy chữ cho nhiều anh chị em du kích động viên mọi người cố gắng học để thêm điều kiện hoạt động cách mạng.

Được ông giao nhiệm vụ, tôi cùng ông Viễn nhiều lần lên bốt Thanh Quang gọi loa chiêu hồi địch về với cách mạng, đi rải truyền đơn, đào hào phá cầu chặn không cho xe tăng địch tiến vào. Tôi cũng là người giao liên nhiều lần đưa thư liên lạc qua lại giữa ông Tấn với cơ sở ở Phú Vinh của ông Nguyễn Ngọc Tần (em vợ ông Tấn).

Ban đầu tôi làm công tác phụ nữ trong Ủy ban. Khi giặc tràn về, ông Tấn chỉ đạo tôi ở trong ban tổ chức thành lập đội tự vệ chiến đấu, phụ trách vận động thanh niên nam nữ tham gia Đội tự vệ xã. Thời gian đó, tôi đã là người sống công khai nhưng hoạt động bí mật. Tôi đã vận động được nhiều anh chị em tham gia đội tự vệ xã từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Ban ngày tôi cùng một số chị em giả làm người đi chợ để đi thăm dò tình hình địch rồi bố trí cho các anh đến tối đi chiến đấu.


Đầu năm 1948, chủ tịch Chu Trí Tấn nhận chỉ thị thực hiện công tác tổng phá tề trừ gian, phá thế kìm kẹp của giặc đã chỉ đạo Ban binh vận xã, đến 90% là phụ nữ gồm các bà Nhớn, bà Thuyết, tôi và nhiều người khác... bí mật đến từng thôn xóm vận động bà con. Một ngày, nhân dân cả 10 làng đồng loạt trống mõ nổi dậy tổng phá tề trừ gian, xé giấy lát-xê-pát-xê1 (Tiếng Pháp Laissez-passer), một loại giấy thông hành do địch cấp cho dân để ngăn chặn cán bộ ta về bám cơ sở. Ngay trong đợt nổi dậy này, quân, dân xã đã xử lý 3 tên lý trưởng Ngãi Cầu, Vân Lũng và Phú Vinh.


Sau trận này, các nhân viên hội tề không dám ở lại làng mà phải ở tạm Hà Đông hoặc các bốt gần đấy vì sợ du kích bắt hoặc tiêu diệt, thỉnh thoảng mới về làng xem xét tình hình để báo cáo quan trên.


Tháng 8 năm 1948, ông Nguyễn Ngọc Tần sau hơn một năm theo Trường Thiếu sinh quân đã được huyện cử về hoạt động ở xã cùng với ông Chu Trí Tấn, đưa phong trào du kích trong toàn xã phát triển mạnh. Trở về làng, ông Nguyễn Ngọc Tần đã giác ngộ và vận động được một số thanh niên đi hoạt động cách mạng như các ông: Ông Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Văn Bật, Nguyễn Hữu Tý... ở Phú Vinh; ông Trương Văn Thư, ông Khói, ông Phóng, ông Năm, ông Lãng, ông Ngỗng.... ở Vân Lũng, Yên Lũng và An Thọ cùng nhau tình nguyện đi hoạt động cách mạng.


Thời gian này, bộ máy tề ngụy của giặc Pháp đa phần là những tên chức sắc chính quyền Bảo Đại trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 bị bắt đi lính hoặc bị ép buộc phải cầm súng chống lại chính đồng bào mình.


Với đặc thù của thế trận "cài răng lược", Mặt trận Việt Minh ngoài chủ trương phá tề, trừ gian, còn đẩy mạnh việc tuyên truyền giác ngộ chính nghĩa cho binh lính đối phương quay súng về với cách mạng.


Một ngày tháng 9 năm 1948, nhân dân trong xã bàng hoàng được tin đồng chí Phan Xích, một cán bộ Huyện đội quê ở Đan Phượng, nổi tiếng gan dạ dũng cảm đã hy sinh tại thôn Yên Lũng trong một trận chống lính bốt Thanh Quang về càn.


Ngay sau khi đồng chí Phan Xích hy sinh, quân và dẫn Liên xã An Khánh - An Thượng đã lập nhiều chiến công trả thù cho đồng đội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:28:17 pm »

Có nhiều lần, ông chủ tịch Tấn cùng ông Bếp Ngọ đã trèo lên mái nhà tôi rồi nhảy xuống trốn trong căn hầm tại đấy. Mật thám địch biết tin này đã bắt giam tôi. Nhiều lần bị bắt đánh đập nhưng tôi đã không khai báo điều gì có hại cho cách mạng vì luôn nhớ những lời đồng chí Tấn căn dặn: "Làm cách mạng bị địch bắt có chết cũng không khai báo".


Có lần tôi bị địch bắt lên chùa Cả ở Vân Lũng, bị giam ở đó một đêm, chúng không tra hỏi được gì rồi cuối cùng phải trả tự do cho bà.


Lần sau, tôi bị chúng bắt lên bốt ở Đan Phượng tra hỏi về cơ sở của ông chủ tịch Tấn và ông Bích vì chúng đã lần ra manh mối ông Tấn là chỉ huy trực tiếp của tôi. Chúng tra tấn dã man, dìm vào bể nước, cho giật điện vào hai tai nhưng vẫn như lần trước, tôi quyết không khai".


Thời gian này, ông Chu Trí Tấn nhận nhiệm vụ chỉ huy du kích xã phối hợp với anh em đội công an Z, một đơn vị biệt động của Công an tỉnh Hà Đông tìm cách thủ tiêu tên N.T.T là chánh mật thám thuộc sở mật thám Hà Đông. Tên này đã gây rất nhiều tội ác chống cách mạng và nhân dân địa phương, đã chỉ điểm cho giặc Pháp tổ chức những cuộc càn quét vào vùng quê Hà Đông. Sau nhiều ngày trinh sát và bàn bạc với du kích xã, ông thống nhất với anh em lập kế hoạch, chặn đầu, đón lõng, kiên trì nhẫn nại hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Cuối cùng, đồng chí Việt Hùng trên huyện đã cử người đánh tiếng lừa được tên Trang về chợ Ngãi Cầu.


Một buổi sáng, tên N.T.T đi xe đạp một mình về Ngãi Cầu, đến trưa, ông Tấn chỉ huy một tổ công an và du kích gồm 6 người là các ông Hoàng Giang, Hoàng Long, Hoàng Hổ thuộc đội công an Z Hà Đông cùng các ông Nguyễn Huy Tấn, trưởng ban Công an xã; ông Đỗ Đình Viễn và bà Nguyễn Thị Sái. Bà Sái được phân công giả làm người đi chợ để cảnh giới phía trước.


Vừa đến cổng chợ, với bản năng của một tên mật thám lành nghề, nó đánh hơi thấy có động liền phóng xe đạp, quay ngược lại bỏ trốn, ông Tấn chỉ huy đội công an và du kích cùng một số anh em công an đuổi theo, đồng thời rút súng ngắn bắn chỉ thiên báo cho tổ chốt chặn ở đầu làng sẵn sàng hành động. Chạy đến ngoài cây số 8 đầu làng, đội du kích và anh em công an nổ súng tiêu diệt gọn tên này, thu một súng ngắn, một xe đạp, một cặp tài liệu. Ta và dân không ai có thương vong. Chiếc xe đạp chiến lợi phẩm được bán đi, mua được một khẩu súng trang bị cho du kích xã.


Cuối năm 1948, nhiều lần lính lê dương Pháp dùng xe cam nhông đến chùa Phổ Quang nhưng khi gặp những đoạn đường hào bị phá hoại phải dừng lại không đến được đê Thanh Quang. Chúng bắt dân ra san lấp đường hào do du kích đào. Du kích ta từ phía Thanh Quang bắn ra quấy rối, đêm lại ra đào phá đường tiếp gây cho địch rất nhiều khó khăn.


Để tạo thế đứng chân lâu dài ở khu vực trung tâm Liên xã An Khánh - An Thượng, địch âm mưu dựng bốt ngay tại chùa Phổ Quang. Chúng vận chuyển quân trang quân dụng, mang theo rất nhiều dây thép gai đến nơi, bắt dân tập trung san lấp cổng Tây và đường hào.


Vì thế cán bộ và chiến sĩ ta khó có thể ăn ngủ bán công khai ở đây. Các cán bộ nòng cốt như ông Tấn, ôn Xiển phải rút vào hoạt động bí mật, dựa vào dân, dựa vào xóm làng che chở.


Ở chùa Phổ Quang đi, địch kéo quân vào chùa. Do dỡ hết đồ thờ, đem cả tượng Phật lấp lối thông đường đóng chốt tại đây.


Nhận được chỉ thị của huyện, ông Chu Trí Tấn họp bàn với anh chị em du kích quyết định: "Phải đánh cho bọn địch chốt ở chùa Do rút hết ra ngoài!".


Du kích An Khánh được cấp trên trang bị một khẩu ba-zô-ka, loại súng chống tăng, phá lô cốt rất quý thời ấy.


Có ba-zô-ka, ông Chu Trí Tấn đã chỉ định ông Chu Công Thau làm khẩu đội trưởng, các ông Bùi Thế Đằng và Chu Trí Miến là pháo thủ.


Đêm nào ta cũng bắn ba-zô-ka vào đồn giặc nên chỉ sau mấy ngày, địch đã phải bỏ bốt chùa Do lên Thanh Quang, bắt dân xây đồn, đào hào đắp lũy bảo vệ.


Địch ở bốt Thanh Quang gọi pháo từ thị xã Hà Đông bắn quanh làng, rồi cho máy bay thả bom xăng rải thảm. Sau đó một tên quan Pháp cầm đầu một trung đội hnh com-măng-đô tràn vào làng đốt phá, cướp bóc, bắn giết. Hơn 120 ngôi nhà cùng nhiều tài sản, thóc lúa, lợn gà bị thiêu cháy. Một tội ác tày trời của quân giặc. Tên cai Trạc ở bốt Thanh Quang đã dẫn giặc vào làng rồi chính tay hắn châm lửa đốt nhà dân. Sau đó, công an quận IV Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng cùng du kích xã đã phối hợp bắt sống tên cai Trạc, buộc hắn phải đền tội với nhân dân Ngãi Cầu.


Ông Trương Văn Toàn, nguyên Bí thư Huyện ủy Liên Bắc, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, từng trực tiếp chiến đấu nhiều trận cùng ông Tấn cho biết:


"Ngày 8 tháng 12 năm 1948, ông Chu Trí Tấn đã trực tiếp chỉ huy du kích An Khánh cùng du kích các vùng lân cận phối hợp với tiểu đoàn Đống Đa thuộc Trung đoàn 48 Thăng Long tiêu diệt đồn Đại Mỗ, một vị trí có 40 ngụy binh do cha con tên Bếp Tý chỉ huy. Trong trận này, ta diệt gọn hai bố con tên Bếp Tý, bắt nhiều tù binh, thu toàn bộ vũ khí, trang thiết bị".


Trong một trận càn của giặc Pháp năm 1948, ta bị địch bao vây bốh phía, ông Tấn đưa cho bà Sái cùng đi một túi tài liệu rồi bảo bà phải cố thoát vòng vây. Bà đã cho một hòn đá vào túi tài liệu rồi vứt xuống ao. Thoát được vòng vây về đơn vị, bà Sái gặp ông Tấn để xin kiểm điểm về việc đã vứt tài liệu xuống ao.


Ông Tấn động viên: "Đồng chí làm vậy là đúng vì nếu không, túi tài liệu này lọt vào tay giặc thì không biết có bao nhiêu người phải hy sinh".


Trận đánh này được ghi chép trong cuốh "Lịch sử Cách mạng huyện Hoài Đức 1926-1975" xuất bản tháng 5 năm 1997 như sau:

"21 giờ ngày 8 tháng 12 năm 1948, bộ đội du kích vừa nổ súng, vừa phát loa kêu gọi anh em nhân mối và binh lính cùng phối hợp hành động. Kết quả là đã thu được toàn bộ vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng, phóng lửa đốt đồn, giải tù binh ra vùng tự do, đồn trưởng bị diệt. Chiến thắng Đại Mỗ đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của phong trào chiến tranh du kích ở huyện, giáng một đòn đích đáng vào âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của địch".


Trong tập san "Sinh hoạt nội bộ" số 2 tháng 12 năm 1948, đồng chí Trường Chinh đã đánh giá thắng lợi của trận tiêu diệt đồn Đại Mỗ trong bài "Nhất định phải phá kế hoạch của Pháp chiếm hình tam giác Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình". Bài này có đoạn viết:

"Về chiến lược, tất cả các khu vực, các mặt trận toàn quốc phải đánh mạnh để phối hợp với các mặt trận Trung du và Mặt trận Liên khu II Bắc Bộ, không cho địch tập trung quân và rảnh tay đánh những nơi đó. Phải phá trận tấn công Thu Đông của địch về mọi mặt, quân sự, kinh tế, chính trị... Thi hành những nhiệm vụ trên, ta đã thấy quân ta tiêu diệt vị trí Đại Mỗ (Hà Đông) đêm 8 tháng 11 năm 1948".


Cuốn "Hà Tây, lịch sử kháng chiến chông thực dân Pháp 1945-1954", Nxb Quân đội nhân dân 1998 ghi:

"Trận nội công ngoại kích đồn Đại Mỗ là niềm tự hào của các lực lượng vũ trang và ngành địch vận của tỉnh Hà Đông".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:32:42 pm »

Một lần, ông Lê Chân, Bí thư Huyện ủy Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng và bà Nguyễn Thị Sái bị địch bắt về bốt Thanh Quang.

Bà Sái kể lại:

"Tên sếp bốt tra hỏi tôi:
- Mày ở đâu?
- Tôi ở làng Ngãi Cầu!
- Mày có biết thằng Chu Trí Tấn không?
- Tôi có biết!
- Thế giờ nó ở đâu?
- Trước vợ chồng anh ấy làm thợ may, đến khi quân Pháp về thì vợ chồng anh ấy chạy đi đâu tôi không rõ.
- Mày còn cãi, thằng Tấn làm chủ tịch mà mày không biết.
- Anh Tấn làm chủ tịch thì các ông biết chứ tôi người làng có biết đâu. Tôi chỉ biết vợ chồng anh Tấn làm thợ may rồi bỏ đi đâu tôi không biết.
- Thế mày biết thằng Chu Danh Bích không?
- Tôi có biết!
- Thằng Bích làm gì?
- Trước anh Bích đi buôn trâu bò, giờ anh ấy làm thầy cúng chạy đi đâu tôi không rõ nữa.
- Mày còn cãi, nó làm ở xã đội xã Sơn Trang.
- Các ông biết thì đi mà bắt anh Bích chứ tôi đâu có biết xã đội xã đung gì đâu".


Lần nữa, ông Lê Chân lại cùng bà Sái và một số đồng chí khác bị bắt, bị trói đưa về bốt. Sau khi tra tấn dã man, tên chỉ huy bốt hỏi ông Lê Chân:
- Mày làm gì bọn tao biết cả rồi. Không phải nhiều lời!
Ông nói thẳng vào mặt chúng:
- Tao không sợ chết. Chúng mày có sợ chết không?
Chúng cởi trói cho ông rồi một tên rút con dao găm cắm lên bàn. Tên đội nói:
- Mày chết thử tao xem nào!
Ông đẩy chiếc bàn làm tên đội ngã ngửa rồi nói với các đồng chí:
- Các đồng chí, hãy noi gương tôi, đừng sợ chết, tất cả vì Cách mạng.
Sau đó ông đã rút dao găm rạch bụng tự vẫn ngay trước mặt bà Sái và các đồng chí khác đang bị trói cạnh ông.

Tên thầy Đội tiếp tục tra khảo bà Sái:
- Có người nói là mày có một khẩu súng lục, có phải vậy không?
Bà ngạc nhiên, vì bà làm công tác giao liên và công tác phụ nữ thì lấy đâu ra súng lục, đến cả du kích của xã có người vẫn phải dùng đao kiếm chứ đã làm gì có súng. Nhưng rồi bà bình tĩnh nói:
- Có, tao có súng lục đấy!
- Thế súng của mày để đâu?
- Súng tao để cho ông chủ tịch Tấn và các đồng chí của tao bắn vào lũ chúng mày để trả thù cho anh Lê Chân. Tao làm cách mạng có chết cũng không tiếc đâu!
Tra tấn không khai thác được gì, chúng bắt bà đi tù ở Nhà Tiền, Hà Nội.
Bà bị bắt được một tháng thì em trai bà hy sinh cùng lúc với 9 liệt sĩ khác ngày 10 tháng 12 năm 1950 tại Ngãi Cầu do bị chỉ điểm.


Xin giới thiệu tiếp đến một nữ đồng chí khác trong "Đội quân tóc dài" An Khánh, bà Bùi Thị Kim. Bà bắt đầu tham gia cách mạng từ đầu năm 1947. Đến tháng 5 năm 1948, tại Đại hội của Ủy ban xã họp tại nhà bà Hải, bà Kim chính thức được ông Tấn cử vào hoạt động trong Ban binh vận của xã. Giặc Pháp về đóng ở Cầu Đôi lập phòng tuyến II bảo vệ Hà Nội, xây bốt Đại Mỗ. Theo chỉ đạo của ông Tấn, bà và Ban địch vận đã nhiều lần ra bốt Đại Mỗ rải truyền đơn kêu gọi binh lính ngụy buông súng về với cách mạng, góp phần vào trận diệt đồn Đại Mỗ của du kích Liên xã An Khánh - An Thượng do ông Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy cuối năm 1948.


Nữ du kích Bùi Thị Kim cùng các chị trong Ban binh vận đã nhiều lần cùng nhau vận động dân làng đi đào hào chữ chi ngang đường đoạn cống Tây vào chùa Phổ Quang để ngăn không cho xe tăng đi qua. Bà được ông Tấn giao nhiệm vụ trinh sát và cảnh giới. Cứ sáng ra là đội nón xách theo đôi quang gánh giả vờ đi chợ, nếu thấy có địch hoặc thấy động thì hạ nón xuống khoác vào cánh tay để các anh em biết mà lánh. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu địch chuẩn bị có hoạt động quân sự là lại báo về cho cơ sở của ông Tấn biết. Sẩm tối là bà lại treo nắm cơm trên nóc hầm cho các ông lên ăn rồi đi hoạt động. Bà từng cùng nhiều chị em góp tiền mua vũ khí cho du kích. Thường các cuộc họp bí mật của Huyện ủy được tổ chức tại cơ sở bí mật trong So Sở, cán bộ đi họp bịt mặt bằng khăn vuông, không biết mặt, chỉ biết tiếng. Trong các đồng chí lãnh đạo huyện trực tiếp họp bàn giao chỉ thị cho ông Tấn, bà Kim còn nhớ có ông Việt Hùng, cán bộ công an huyện, ông Chấn Hưng và ông Hoàng Lễ.


Và tiếp theo là bà Nguyễn Thị Cúc, con gái nhà cụ Rậm ở xóm Bắc, một gia đình cơ sở trung kiên với cách mạng. Nhà bà là cơ sở từng che giấu rất nhiều cán bộ và du kích. Bà chỉ lo cơm nước cho anh em về hoạt động, còn lại bà không tham gia các cuộc họp của cán bộ Việt Minh theo nguyên tắc bí mật. Vườn nhà bà có cái ao và bụi tre rất rộng nên rất thuận lợi cho cán bộ và du kích đào hầm làm cơ sở ra vào xã. Thường xuyên ở cơ sở nhà bà là ông Tấn, ông Xiển, ông Bích, ông Thau, ông Chu Hữu Thông và các anh em bộ đội C36. Nhớ về ông Tấn, bà Cúc nói:

"Tôi nhớ nhất có một lần sẩm tối, sau giờ xơi cơm, tôi ra sân lấy đôi đũa cả gõ vào cái ống tre đựng đũa làm ám hiệu cho các anh trong hầm lên ăn cơm. Vừa lên được một lúc thì địch càn về vây tứ phía. Mỗi anh em chạy một nơi. Ông Tấn nhảy lên ngay đỉnh đống rạ góc sân nhà, lấy rạ đắp lên người. Địch đi qua lấy bồ cào bới gốc rạ. Ông Tấn nằm ngay trên đấy mà chúng không biết. Khi không bắt được ai, chúng bỏ đi. Thấy yên, tôi gõ đũa làm ám hiệu cho anh em. Ngay hôm sau bọn địch lại đến nhà tôi đập cửa. Ông Tấn với anh em nấp trong vườn chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Tôi mở cửa cho chúng nó vào sân. Chỉ mấy phát súng của ông Tấn, chúng nó bỏ chạy tán loạn".


Chị em nữ du kích xã thường nói với nhau về việc Chủ tịch Tấn rất quan tâm đến đội quân tóc dài vì theo ông chị em có lợi thế là ít bị địch theo dõi. Chúng cho phụ nữ chỉ là những người nội trợ đi chợ mua, bán. Ông Tấn hay giáo dục chị em bằng hình thức kể những câu chuyện lịch sử yêu nước của hai chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đã tuyển quân, chỉ huy quân trong đó có đến hàng chục nữ tướng tóc dài đánh tan đội quân xâm lược của Thái thú Tô Định đời nhà Hán, lần đầu chấm dứt chế độ thống trị 246 năm của đế quốc xâm lược phương Bắc. Sau Hai Bà Trưng tiếp đến Bà Triệu, với một đội quân có rất nhiều chị em đã đánh tan quân xâm lược đời Đông Ngô. Dưới thời Pháp thuộc là bà Đặng Thị Nhu, vợ ông Hoàng Hoa Thám đã giúp chồng trong chỉ huy cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Bắc Giang, tạo điều kiện cho ông Hoàng Hoa Thám được tôn vinh là "Đề Thám - con Hùm sám vùng Yên Thế".


Từ năm 1949, thực dân Pháp đã chiếm đóng hoàn toàn Liên huyện Đan Phượng - Hoài Đức (huyện Liên Bắc), gồm 7 phân khu quân sự lớn ở Thụy Phương, Hạ Trì, Phùng, Giá (Đắc sở), Thanh Quang, Diễn (Phú Diễn) và Lai Xá; cùng nhiều đồn bốt khác do lính ngụy và tề vũ trang chiếm đóng. Địa bàn xã An Khánh nằm sâu trong vùng tạm chiếm, việc vận động khí tài từ xưởng quân giới tỉnh Hà Đông đóng ở Mỹ Đức và cấp dưỡng cho dân quân du kích đánh địch là rất khó khăn.


Cho tới cuối năm 1949, lực lượng vũ trang tỉnh Hà Đông đã hình thành hai thứ quân: Dân quân du kích ở thôn, xã và bộ đội địa phương ở tỉnh, huyện. Dân quân du kích toàn tỉnh Hà Đông có 114 súng trường, 5 tiểu liên, chủ yếu vẫn là mìn, lựu đạn, địa lôi: bộ đội địa phương các huyện của tỉnh Hà Đông đã có 319 súng trường, 14 trung liên, 41 tiểu liên và 2 khẩu súng cối.


Ngày 10 tháng 2 năm 1949, được mật thám báo tin ông Tấn đang họp với du kích mấy làng ở thôn 14 Phú Vinh, địch từ bốt Thanh Quang bủa về vây bắt ông. Ông Tấn đã chỉ huy du kích dùng lựu đạn đánh chặn địch ngay ở cổng thôn rồi rút lui về đầu ngõ nhà ông Sơ ở làng An Thọ. Địch đuổi theo hòng bắt bằng được ông chủ tịch xã. Bị vây chặt bốn bề, ông Tấn đã ném một quả lựu đạn về phía bọn địch đang đuổi ông. Thừa lúc địch nằm rạp hết xuống tránh lựu đạn nổ, ông Tấn và ông Nguyễn Đức Bảo (có thời đã là bí thư đảng bộ xã An Khánh) chạy vào nhà ông Sơ rồi nấp vào căn hầm ở ngay bụi tre trong vườn sau nhà và thoát được trận vây này an toàn.


Không bắt được ông Tấn, địch kéo nhau đến Phú Vinh gọi dân ra đình làng rồi bắt 8 người đi tù. Sau này, kể lại kỷ niệm với ông Chu Trí Tấn trong trận đánh ngày 10 tháng 2 năm 1949, ông Bảo đúc kết sáu chữ để mô tả về vị chủ tịch xã đầu tiên này: "Gan dạ - Mạo hiểm - Mưu lược".


Mờ sáng ngày 19 tháng 4 năm 1949, lính Com-măng-đô từ Hà Đông có xe tăng yểm trợ tổ chức một trận càn lớn theo đường 72 về hướng đê sông Đáy để giải vây cho đồng bọn ở bốt Thanh Quang đang bị du kích Liên xã An Khánh - An Thượng và Vân Côn, Đại La vây lỏng suốt 7 ngày 7 đêm.


Rơi vào thế trận báo động liên hoàn chiến của ta, không quá bất ngờ, ông Tấn cùng du kích xã đã bình tĩnh tổ chức đánh chặn địch bằng lựu đạn chày ngay khi một cánh quân của chúng mới đánh qua chùa Tổng tới Ngãi Cầu, đẩy lui trận càn này của giặc sau nhiều giờ chiến đấu. Chiến thắng này được Tỉnh ủy biểu dương ngay sau đó là một trong những "trận chiến đấu chống càn điển hình của dân quân du kích", đồng thời "đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang địa phương".


Cùng với những trận phục kích địch ngay giữa ban ngày ở khu Biển Sắt (ngã ba Hà Đông - Tây Mỗ - Ngãi Cầu) trong năm 1950, lực lượng vũ trang Liên xã An Khánh - An Thượng với hạt nhân nòng cốt là anh chị em du kích thôn Ngãi Cầu xứng đáng với 8 chữ được nhân dân trong vùng vẫn tôn vinh: "Tây cự Thanh Quang - Đông chiến Biển Sắt".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 10:10:32 pm »

ĐẠI ĐỘI 36 LIÊN HUYỆN HOÀI ĐỨC - ĐAN PHƯỢNG

Tháng 4 năm 1949, ông Tấn được huyện giao nhiệm vụ cùng đồng chí xã đội trưởng dẫn đầu một số anh em du kích xuất sắc của xã và bộ đội địa phương sang vùng tự do bên tả ngạn sông Hồng tham dự Đại hội dân quân du kích toàn huyện để chính thức thành lập một đơn vị bộ đội địa phương đầu tiên của huyện, đặt phiên hiệu là Đại đội 36 Liên Bắc. Ông Chu Công Thau, ông Chu Danh Bích, ông Trần Thọ Châu và nhiều đồng chí khác đã đi cùng ông Tấn trong chuyên hành trình dài tới 120km đường chim bay cả đi và về lần đó. Trước ngày lên đường, ông nói với vợ: "Anh đi công tác mãi bên tả ngạn sông Hồng, có khi đến vụ khoai mới về". Vì cần giữ bí mật công việc nên khi vợ ông gặng hỏi đi xã nào ông đều không nói.


Đây là cuộc hành quân lâu nhất và dài nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Những trận ông và anh em đi quấy bốt Phùng, bốt Trôi, bốt Lai Xá, hay sang vùng tự do Hòa Bình học khóa quân sự - chính trị ngắn ngày tuy có nằm xa địa bàn xã An Khánh nhưng cũng không xa bằng chuyến đi trên 100km lên Phúc Yên lần này. Những ngày trước đây, ông từ Quốc Oai sang Hòa Bình, vợ ông vẫn theo sang để lo cơm nước cho ông nhưng lần này, ông không thể để vợ đi theo được.


Giặc đã chiếm được Sơn Tây, nếu đi vòng qua Hòa Bình, Phú Thọ thì an toàn nhưng sẽ rất xa, không thể đến kịp ngày dự Đại hội. Chỉ còn cách luồn thẳng qua vùng địch kiểm soát, lấy điểm tập kết là bến đò Liên Trì mà thẳng tiến.


Lấy đêm làm ngày, bí mật luồn lách ngay trong lòng địch mà vẫn phải đảm bảo hành quân thần tốc cho kịp ngày khai mạc đại hội. Sẩm tối ăn vội nắm cơm xong là lại lên đường. Ban ngày ngủ lại trong hầm bí mật của những gia đình cơ sở do huyện sắp đặt, nhiều lần phải rúc ngoài bãi trên đồng để ngủ, tránh địch đi càn. Các ông phải tìm cách vượt qua đường 11A (nay là đường 32 Hà Nội - Sơn Tây), khi đó địch đã kiểm soát rất gắt gao để nối thông mạch tiếp tế cho thị xã Sơn Tây mà chúng vừa đánh chiếm được. Được bà con cơ sở thôn Nội xã Đức Thượng chỉ dẫn và che chở, các ông tìm được điểm cắt ngang an toàn là những bãi ngô bãi mía rậm rạp ở hai bên đường. Trong một đêm tối trời mù mịt đứng cách nhau vài bước chân mà còn không nhìn rõ mặt người, ông dẫn anh em du kích băng qua đường 11A, lủi nhanh vào bãi ngô, rồi thẳng tiến về hướng Tân Hội.


Đến được bờ sông Hồng tại bến đò Liên Trì, các ông bí mật tập kết bằng thuyền nan của cơ sở cung cấp. Vừa chèo được mấy con nước thì thấy tiếng địch gọi nhau từ phía sau lưng. Các ông cho thuyền tấp vội vào bãi nổi ở giữa sông Hồng, lau sậy um tùm. Bãi này được các ông gọi là bãi sậy Kim Cường, bí danh của một đồng chí cán bộ huyện đã hy sinh ở đấy. Thuyền chuẩn bị vào bãi, tất cả súng đều lên đạn, lựu đạn chày đã sẵn sàng nếu có địch phục kích nấp ở trong bãi bắn ra. Rất may bãi này đã được người của ta ém sẵn làm điểm trung chuyển cho cán bộ trong đợt tập kết này. Suốt cả một thời gian dài, bãi sậy trở thành nơi đứng chân, ra vào nội địa của lực lượng kháng chiến Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng. Thuyền vừa tấp vào bờ là anh em mỗi người một tay đưa thuyền đi giấu ở mạn sau bãi. Địch cho xe tải đến lia đèn pha ra bãi nhưng không thấy gì. Chúng quanh quẩn một lát rồi bỏ đi. Anh em ém quân trên bãi đến gần sáng, rồi cử hai đồng chí chèo thuyền lên bờ tả ngạn trước để dẫn đường, vào gặp được người của ta rồi mới đốt lửa ra hiệu cho toàn đội ra khỏi bãi sậy đi thuyền đến địa điểm dự họp an toàn.


Cuộc hội quân chuẩn bị cho Đại hội dân quân toàn huyện diễn ra tại rừng Sặt, làng Thái Lai, tỉnh Phúc Yên. Trên 500 du kích, bộ đội, cán bộ, đảng viên và 2000 đại biểu nhân dân trong huyện đã vượt qua sông Hồng, tập trung sang vùng tự do Vĩnh Phúc mở Đại hội làm lễ ra mắt Đại đội 36.


Tuy có một số mất mát hy sinh trên đường hành quân, nhất là khu vực quanh bãi sậy Kim Cường khi bị địch truy kích, nhưng việc một lực lượng lớn cán bộ du kích từ trong vùng địch kiểm soát luồn ra được tả ngạn sông Hồng để tập trung đông đến như vậy đã là một cố gắng không nhỏ của ta.


Nếu không có nhân dân đùm bọc che chở, không có sự nhất quán về ý chí của người lãnh đạo từ trên huyện xuống các tổ Đảng từng thôn, sẽ không thể có ngày hội quân đông đảo với khí thế hùng hậu như vậy.


Ngoài khóa học được đặt tên là lớp Trần Phú để nâng cao tư tưởng chính trị ngắn hạn cho cán bộ, huyện đội cũng tổ chức diễn tập, giao lưu quân sự giữa du kích các xã với bộ đội. Tổ chức diễn tập chống càn theo đội hình "cuốn chiếu" để chống lại chiến thuật thọc sâu đánh vu hồi bằng cơ giới của địch. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lễ thành lập Đại đội 36 bộ đội liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng vẫn được tổ chức trang trọng.


Đồng chí Lê Thao được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 36, chọn ra những dân quân, du kích xuất sắc nhất thành lập ba trung đội (gồm 9 tiểu đội). Xã Ngãi Cầu vinh dự được đóng góp hai trong số ba trung đội trưởng của Đại đội 36 là ông Chu Công Thau và Chu Danh Bích.


Khi trở về vùng tạm chiếm, dự kiến mỗi trung đội sẽ đóng trên địa bàn một số xã như Tân Hội, Trung Kiên, Phương Sơn, Đại La, Liên xã An Khánh - An Thượng...


Sau lễ thành lập, Đại đội 36 Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng được trang bị thêm đạn dược và lựu đạn tự chế để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ mới. Việc thành lập Đại đội xuất phát từ đường lối chiến tranh nhân dân của Mặt trận Việt Minh: cần phải có ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.


Đến cuối năm 1949, Đại đội 36 từ lúc chỉ có 124 chiến sĩ, biên chế thành 3 trung đội, du kích tập trung của các xã đã tăng lên đến 2.196 chiến sĩ biên chế thành 21 tiểu đội hoạt động, chiến đấu trong phạm vi Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng.


Với riêng ông Chu Trí Tấn, điều làm ông và anh em du kích xã đi theo bất ngờ trong dịp này không chỉ là ở mức độ tập trung đông đảo với các loại vũ khí mới được trưng bày và hướng dẫn cách sử dụng, tháo lắp đạn... mà còn là ở sự xuất hiện của chính người vợ thân yêu của ông.


Biết ông phải đi công tác xa, sợ không có người lo cơm nước đến nơi đến chôn, bà gặng hỏi mãi, một đồng chí của ông mới cho bà biết ông phải hành quân đi họp ở Phúc Yên.


Không quản ngại đường xa, bà đã mang theo đôi quang gánh chất đầy võng đay (Ngãi Cầu thời đó vẫn còn nghề đan võng đay), luồn qua nhiều vùng địch kiểm soát gắt gao mới đến được Phúc Yên.


Tại đây, trong suốt thời gian hơn một tháng diễn ra Đại hội, bà vào làm thuê trong làng gốm Hương Canh, chiều lại mang theo đôi quang gánh đi nhờ xe bò về làng Thái Lai, nơi ông học để cơm nước cho ông ăn.

Bà đã "cầm" cả chiếc nhẫn hồi môn hai đồng cân vàng, lấy tiền nuôi ông đi học những ngày ở Phúc Yên.

Đến khi kết thúc khóa học, ông Tấn và anh em trở về xã, bà vẫn ở lại làm thuê cho lò gốm ở Hương Canh một thời gian để chuộc lại chiếc nhẫn và có thêm ít tiền để về vùng tự do Hòa Bình.


Chỉ ít ngày ngay sau khi bà về quê chăm sóc chồng và em trai hoạt động cách mạng, tháng 8 năm 1949, địch chiếm Phúc Yên, Vinh Yên.

Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng hoàn toàn nằm trong vòng vây của giặc.

Sau khi thành lập Đại đội 36, anh em đại đội cùng du kích Liên xã An Khánh - An Thượng đã lập chiến công trong trận đầu ra quân đánh giặc.

Cuối tháng 6 năm 1949, du kích Liên xã An Khánh - An Thượng do ông Chu Trí Tấn chỉ huy phối hợp với du kích xã Đại La và xã Hữu Hưng cùng Trung đội 1 của Đại đội 36 (do đồng chí Thau làm Trung đội trường) chống lại cuộc càn quét đông tới hơn một tiểu đoàn của địch tại thôn Tây Mỗ, giành thắng lợi vang dội. Mìn, lựu đạn nổ rền suốt từ sáng sớm khi chúng vừa đặt chân tới cho đến tận chiều tối. Nhiều xe cam-nhông của địch bị phá hủy.


Địch phải dùng đến cả bao tải đựng xác đồng bọn mà không xuể. Chúng phải đem xăng thui cháy xác đồng bọn rồi bỏ lại địa phương.

Đây là một trong số các trận đánh mà Chu Trí Tấn chỉ huy và điều động du kích tham chiến ở khu vực ngoài địa bàn Liên xã An Khánh - An Thượng.

Sau trận đánh này, ông Chu Công Thau vinh dự được kết nạp Đảng vào ngày 30 tháng 8 năm 1949.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 10:11:29 pm »

CỦNG CỐ TINH THẦN CÁCH MẠNG

Trong những ngày tháng khó khăn đầu cuộc kháng chiến, với những cuộc tàn sát, khủng bố bắt bớ dã man của giặc, không thể tránh khỏi có một số quần chúng và cả một bộ phận cán bộ đảng viên hoang mang dao động.


Cuối năm 1948, giặc thường xuyên cho bọn hương dũng đến gia đình mẹ con, anh em ông Nghĩa, ông Tấn truy bức và khủng bố, dỡ gần hết ngói ở gian nhà thờ tổ, đòi đập bể nước mưa trong nhà để lấy gạch xây bốt Thanh Quang. Không biết bao nhiêu lần anh trai ông và mẹ ông đã phải chạy vạy lạy lục chúng, chúng mới cho qua. Từ khi biết vợ ông Tấn mới đẻ con trai, chúng truy lùng hai mẹ con rất dữ. Bà phải bế con là Chu Trí Thắng chạy trốn khi thì ở Vân Canh, khi ở Phùng, lúc lại ở So Sở, rồi ra đến vùng tự do Hòa Bình, không dám về xã.


Một ngày giữa năm 1950, ông Tấn nhận thư hỏa tốc phải lên huyện họp gấp. Trong cuộc họp với đồng chí Việt Hùng và các đồng chí đại diện của Tổng bộ Việt Minh tại núi Trầm, huyện Quốc Oai, các ông nhận chỉ thị:

"Khắp nơi trên các chiến trường đồng bằng Bắc Bộ cần tăng cường quây rối địch, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện để bộ đội chủ lực mở chiến dịch Biên giới. Đây là một chiến dịch quyết định mang tính bản lề trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Khai thông tuyến biên giới Việt - Trung, phá thế bao vây cô lập của giặc, mở toang cánh cửa giao lưu với khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên toàn thế giới".


Về lại Ngãi Cầu, ông chỉ đạo du kích thực hiện một loạt các cuộc đánh mìn liên hoàn trên đường 72, trong đó có trận đánh mìn ngày 20 tháng 6 năm 1950 cùng lúc tại 3 điểm: Chùa Tổng, cửa trường tiểu học cũ cạnh đình làng và cống Tây đầu chợ Ngãi Cầu. Sáng sớm hôm đó, giặc từ bốt Thanh Quang xuống đường 72 tuần tiễu. Đi đến cổng Tây đầu chợ Ngãi Cầu, đoàn quân địch đã bị trúng mìn địa lôi của du kích, bị thương một số. Chúng hoảng loạn kéo nhau về bốt Thanh Quang cố thủ, đánh điện gọi chi viện từ bốt Phùng sang ứng cứu.


Ngay đêm hôm ấy, một đại đội lính ngụy từ bốt Phùng do tên Xích Tộ chỉ huy lợi dụng đêm tối bí mật đột nhập vào làng Ngãi Cầu - cơ quan đầu não chỉ huy kháng chiến của Liên xã An Khánh - An Thượng. Đến sáng, địch đồng loạt nổ súng tấn công hai khu du kích tập trung của xã tại nhà ông Chu Hữu Bào (nhà cụ Rậm) và nhà ông Chu Công Xứng (nhà cụ Lượng).


Hai bên đánh nhau rất quyết liệt, tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ vang trời, cả gia đình nhà cụ Rậm, rồi cả ông Thông, bà Hải, bà Thảo... người thì chạy ra hô hoán để đánh lừa địch, người thì nghi binh đánh lạc hướng địch, tạo điều kiện cho du kích vừa đánh vừa rút. Với quân số và hỏa lực vượt trội, địch chiếm được các cứ điểm án ngữ trong làng. Bọn chúng kéo đến nhà cụ Rậm, cụ Lượng cướp phá, tịch thu hết nồi niêu, thóc gạo, lợn gà...


Ông Tấn chủ động chỉ huy anh em du kích chiến đấu cho đến tận trưa rồi lợi dụng bờ ngòi phía bắc làng, phân tán lực lượng về phía cánh đồng Hũ (nông trường An Khánh ngày nay), rút về hậu cứ an toàn.

Trong trận này, ta tiêu diệt 2 tên địch, một số tên khác bị thương.

Từ thời điểm ấy cho đến hết vụ mùa năm 1950, du kích xã đã thay đổi chiến thuật: Đêm vào làng hoạt động, còn ngày thì ra đồng trú ẩn để bảo toàn lực lượng, tránh mọi sự va chạm ngoài mong muốn vì giặc thường càn vào làng ban ngày.


Để nâng cao thanh thế của Việt Minh và củng cố lòng tin cho nhân dân, dịp rằm tháng Tám năm đó, ông đã chỉ đạo Ban binh vận gồm các bà Chu Thị Nhớn, Chu Thị Mùi, Nguyễn Thị Sái, Nguyễn Thị Chọe... cùng anh em du kích tổ chức cho trẻ em trong làng Ngãi Cầu rước đèn trong đêm trung thu. Tổ du kích trực tiếp dẫn đầu và lót hậu bảo vệ đoàn. Một tổ khác chốt gần bốt Thanh Quang sẵn sàng bắn súng chỉ thiên báo hiệu nếu có biến. Đoàn rước đèn khắp trong làng, đi dọc làng ra cây số 8 đến gần Thanh Quang. Du kích đọc thư Bác Hồ cho các em nghe, kể chuyện chiến đấu của bộ đội du kích, chia bánh kẹo xong lại đưa các em về từng ngõ xóm. Một cuộc phiêu lưu ngay trong lòng địch, gây tiếng vang rất lớn. Sau cuộc rước đèn này, do bị chỉ điểm loan tin, bà Sái, bà Viên bị địch từ bốt Thanh Quang càn về bắt hai bà đi tù, tra tấn rất dã man nhưng chúng không thể khai thác được điều gì.


Ngày 10 tháng 12 năm 1950, được chỉ điểm, giặc Pháp đã tổ chức một cuộc càn lớn vào xã, gây một số thương vong cho quân dân Ngãi Cầu.


Để trừng trị tội ác của giặc, ông Tấn đã cử một tiểu đội du kích do ông Chu Công Thau chỉ huy phôi hợp với du kích tổng Sông chặn đánh một đơn vị lính Pháp - ngụy càn vào An Thọ. Mở đầu trận đánh, du kích ta đã dùng kiếm, dao găm xông lên đánh giáp lá cà với địch, tiêu diệt một lính Pháp, một tên ngụy, thu được một số vũ khí đạn dược và trang thiết bị rồi rút lui an toàn.


Không những ông Chu Trí Tấn là một cán bộ chỉ huy xuất sắc, lãnh đạo tài năng mà ông còn rất tích cực hoạt động văn nghệ, làm thơ ca, đóng kịch yêu nước, ông Nguyễn Đức Bảo, nguyên Bí thư Đảng ủy xã An Khánh 1965-1983, thường kể lại với các bạn về thời hoạt động của ông cùng ông Chu Trí Tấn:


"Ngoài công tác về chỉ huy quân sự, ông Tấn còn tích cực làm thơ động viên thanh niên xã An Khánh - An Thượng gia nhập lực lượng du kích, lột tả tội ác khủng bố của giặc Pháp - ngụy, v.v... Rất nhiều lần, tôi là người trực tiếp được đọc thơ ông Tấn viết, rồi cho in typo hàng trăm bản để phân phát cho du kích và người dân trong xã làm công tác vận động, tuyên truyền".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:25:17 am »

BÌNH ĐỊNH HÀ ĐÔNG, CHIA TAY LIÊN BẮC


Ngày 18 tháng 10 năm 1950, quân ta kết thúc chiến dịch Biên giới thắng lợi, còn kế hoạch Rơ-ve1 (Đại tướng Rơ-ve, Tổng Tham mưu trưởng lục quân Pháp thời ấy) của Pháp nhằm mục tiêu khóa chặt biên giới Việt Trung bị phá sản.


Cách mạng nước ta có thêm thế và lực mới. Nhằm củng cố và giữ chắc trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi2 (Jean De Lattre De Tassigny là tên một vị Đại tướng Pháp trong Đại chiến thế giới lần 2 có con trai là trung úy Bernard De Lattre De Tassigny (11-2-1928) bị tử trận ở Non Nước - Ninh Bình năm 1950). Chúng đã rút bớt quân từ mặt trận Hòa Bình về để tăng cường bình định Hà Đông và Sơn Tây, đồng thời gấp rút phát triển ngụy binh với quy mô lớn để bổ sung cho quân đội viễn chinh và xây dựng quân đội quốc gia bù nhìn.


Thực hiện âm mưu bình định vùng đồng bằng Bắc Bộ, với Hà Đông là trọng tâm cửa ngõ phía tây nam Hà Nội, giặc tăng cường bắt thanh niên đi lính ngụy, mở rộng xây dựng thêm đồn bốt trong khu vực. Liên xã An Khánh - An Thượng nằm trong vùng bị tạm chiếm nên thường xuyên bị địch đánh phá quyết liệt. Chỉ trong hai tháng cuối năm 1950, 25 cán bộ, đảng viên, du kích và quần chúng cơ sở của 5 làng thuộc xã An Khánh hy sinh.


Cuối năm 1950, trước tình hình mới có nhiều biến động, ông Chu Trí Tấn được huyện chỉ định làm Huyện ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên huyện Đan Phượng - Hoài Đức.


Thời gian sau, ông Chu Trí Tấn được đề bạt lên cấp huyện là một trong số năm huyện ủy viên của Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng gồm đồng chí Chủ tịch huyện, Phó Chủ tịch huyện và ba đồng chí Huyện ủy viên khác.


Ngoài ra ông Chu Trí Tấn còn là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên xã An Khánh - An Thượng.


Từ cuối năm 1950, giặc bắt dân Ngãi Cầu đi chặt tre, gánh gạch, phá tường bao nhà của dân lấy gạch xây bốt. Tệ hại hơn, chúng đào cả sân đình để lấy gạch, phá cả sàn đình để lấy gỗ. Tất cả vật liệu được chất tập trung ngay tại nền Tam quan chùa Phổ Quang nơi cách đó 3 năm, giặc đã dùng xe tăng kéo đổ. Rồi chúng bắt dân đi phu xây bốt Ngãi Cầu ở cửa Quán. Một số người dân phản đối chặt tre dỡ gạch ngói đã bị chúng bắn chết. Gia đình ông Nghĩa vì có em trai là ông chủ tịch Tấn đi hoạt động nên thời gian này cũng thường xuyên bị giặc về nhà đe dọa sách nhiễu, dỡ ngói, cạy gạch lát sân đi xây bốt. Nhiều lần chúng lấy căn nhà gác của ông làm nơi tổ tôm nhậu nhẹt. Chúng còn bắt gia đình ông Nghĩa và nhiều hộ khác trong làng phải nấu cơm cun phụng lính hương dũng và Hội đồng hương chính ăn uống.


Cuối tháng 12 năm 1950, địch cho xe cam nhông về làng bắt đi nhiều thanh niên lớn tuổi cùng với những người trước Cách mạng Tháng Tám đã từng đi lính cho Pháp. Ba tuần sau đó, chúng đưa chính những người này về làng với quân phục, mũ phớt lệch vành, mỗi người mang một khẩu súng trường. Họ đã trở thành lính hương dũng, lính tề vũ trang, được huấn luyện và trang bị mạnh hơn trước để kìm kẹp, chuẩn bị giết hại chính đồng bào mình. Sang năm 1951, giặc xây dựng thêm 4 bốt tề vũ trang trong xã là bốt Ngãi Cầu, bốt Vân Lũng, bốt An Hạ và bốt Đào Nguyên.


Trung bình mỗi bốt có 25 lính được trang bị súng trường và lựu đạn. Thời gian này bắt đầu xuất hiện tại bốt Ngãi Cầu một loại súng trường mạnh do đế quốc Mỹ tài trợ cho Pháp hòng xâm lược nước ta. Ngoài loại súng trường mút-cơ-tông còn có thêm súng trường Rơ-minh-tông đời 1934 do Mỹ sản xuất, có uy lực lớn, độ sát thương cao. Ở tầm bắn 10 đến 15 mét, người trúng đạn súng Rơ-minh-tông có thể bị xé cả chân tay. Địch lấy tre rào hai đầu đường 72, gom chợ Ngãi Cầu họp ngay gần bốt để dễ bề kiểm soát. Các bốt này đều thuộc quyền chỉ huy của bốt Thanh Quang, một vị trí quân sự trọng yếu của giặc trên phòng tuyến đê sông Đáy.


Bốt Thanh Quang lúc cao điểm có tới 150 sĩ quan và binh lính. Bốt này do một tên quan Pháp chỉ huy, có lính Âu - Phi và lính ngụy hỗn hợp. Chúng có đại liên, 89 súng trường, tiểu liên và đặc biệt có cả súng cốỉ 82mm, có khả năng bắn yểm trợ cho đồng bọn tại bốt Ngãi Cầu.


Bốt Thanh Quang là cơ quan đầu nào đã chỉ đạo xây các bốt ở gần như An Hạ, Đào Nguyên cho đến các bốt ở xa như La Phù, v.v...


Nhiều lần bộ đội và du kích Liên xã An Khánh - An Thượng đã quấy rối, bắn súng vào đồn, phá rào, cắm cờ, rải truyền đơn, tuyên truyền địch vận. Một lần du kích xã phối hợp với du kích Vân Côn vây bốt Thanh Quang liền hai ngày hai đêm, lần khác phối hợp với du kích Đại La, Vân Côn vây bốt này nguyên một tuần lễ. Du kích xã còn có nhiều sáng tạo như gài lựu đạn giả nhồi rơm quanh bốt, thậm chí treo cả đạn Ba-zô-ka vào các rặng rào quanh bốt, thả diều ban đêm để giật cờ 3 vạch của địch. Sau mỗi trận mưa, du kích xã còn có sáng kiến là ném "lựu đạn vôi" (vôi cục cho vào lọ thủy tinh to) vào rãnh hào ngập nước tạo ra những tiếng nổ và mảnh sành bắn tung tóe không kém gì lựu đạn thật, quấy rối làm cho địch mất ăn mất ngủ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:26:34 am »

Vào một đêm mùa xuân năm 1950, ông Tấn đã trực tiếp chỉ huy du kích xã bí mật kéo đổ một đoạn hàng rào bốt Thanh Quang rồi dùng cối 82mm chiến lợi phẩm vừa thu được bắn trúng công sự một khẩu đội súng máy 12,7mm của địch.


Trong trận này ta bắn chết hai tên lính Âu - Phi, một tên lính ngụy bị thương nặng, phá hỏng một súng 12,7mm của địch. Chúng đánh điện gọi pháo từ Ba La bắc bắn chi viện quanh bốt Thanh Quang suốt một ngày. Ông Tấn cùng toàn bộ anh em du kích rút ra an toàn trong niềm hân hoan của anh em du kích trận đầu dùng súng cối chiến đấu thực nghiệm thắng lợi việc đánh đồn, tiêu hao sinh lực địch.


Từ cuối 1950 tới đầu 1951 sau khi ta đã giải phóng toàn bộ một dải biên giới Việt - Trung, địch dồn quân về tập trung bình định vùng đồng bằng Bắc Bộ mà một trong những trọng tâm là hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Chúng tăng cường bắt thanh niên đi lính ngụy, xây dựng thêm hàng loạt đồn bốt hương tổng dũng liên hoàn. Thời gian cuối năm 1950, Đại đội 36 đã gặp nhiều khó khăn, tiêu hao mất gần một trung đội; đồng chí Đại đội trưởng Lê Thao hy sinh anh dũng. Lực lượng dân quân du kích nhiều người hy sinh. Tổn thất của Liên Bắc và dân quân du kích lúc này nhiều hơn các huyện khác.


Đến đầu năm 1951, Đại đội 36 phải chuyển hướng hoạt động, phân tán lực lượng về tỉnh tăng cường cho quân chủ lực, một số cán bộ chiến sĩ được điều động về địa phương, chuyển hướng hoạt động sang gây dựng cơ sở chính trị. Các đồng chí trung đội trưởng Chu Công Thau, Chu Danh Bích trở về An Khánh cùng ông Tấn chỉ huy du kích địa bàn nam Hoài Đức.


Đầu năm 1951, cơ sở đảng ở xã Thọ Nam bị thiệt hại nặng, huyện chỉ định ông Chu Trí Tấn kiêm nhiệm làm Bí thư Chi bộ xã Thọ Nam1 (Xã Thọ Nam hiện nay đã được tách thành 2 xã Vân Canh và Lại Yên).


Vậy là một loạt cán bộ, chiến sĩ Đại đội 36 từ đầu toàn quốc kháng chiến đành phải chia tay Liên Bắc, chia tay người đồng chí Chu Trí Tấn và xóm làng An Khánh thân yêu đi nhận nhiệm vụ mới.


Xin giới thiệu một số kỷ niệm về các đồng chí Trần Thọ Châu, nguyên Chính trị viên Đại đội 36 Liên Bắc và Nguyễn Văn Toàn (bí danh Bình Tâm), Bí thư Huyện ủy Liên Bắc từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 10 năm 1951, khi đã hòa bình, đồng chí đã được cử giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 1 năm 1979 đến lúc nghỉ hưu đầu năm 1982.


Đầu năm 1951, đồng chí Trần Thọ Châu được huyện điều về huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình chuẩn bị xây dựng lực lượng để thành lập Trung đoàn 46, đoàn Sông Đào. Cùng thời gian này, đồng chí Bình Tâm được tin ông chuẩn bị đi nhận công tác ở huyện khác, và rồi một ngày mùa thu năm 1951, đồng chí Bình Tâm đã rời xa Liên Bắc để nhận công tác mới ở huyện Phú Xuyên.


Nói về những ngày tháng chiến đấu sát cánh cùng du kích Liên xã An Khánh - An Thượng chông thực dân Pháp xâm lược, đồng chí Bình Tâm bồi hồi nhớ lại:


"Đồng chí Chu Trí Tấn là chủ tịch một xã trọng điểm ở vùng nam Hoài Đức. Xã ngày đó tên là xã An Thượng, gồm tất cả 10 làng; xã có đóng góp rất nhiều cho phong trào của huyện nói chung và khu vực tổng La thời đó (La Dương, La Nội, La Phù, La Khê, La Cả, v.v...) nói riêng. Xã có số đảng viên đông hơn các xã khác, phong trào rất mạnh. Làng Ngãi Cầu nằm ở vị trí then chối trong xã, có phong trào mạnh hơn cả so với 9 làng còn lại là 4 làng Sống và 5 làng Thượng Ốc, nên Ngãi Cầu cũng là nơi địch tập trung đánh phá mạnh. Làng Ngãi Cầu là một làng điển hình tốt về nhiều mặt:

- Xuất sắc về mặt chiến đấu;

- Xuất sắc về xây dựng lực lượng công an và dân quân du kích;

- Xuất sắc về đóng góp nhân lực cho việc thành lập Đại đội 36 Liên Bắc, cụ thể là 2 đồng chí trung đội trưởng là ông Chu Công Thau và Chu Danh Bích. Cả hai đồng chí này đều là người cùng làng Ngãi Cầu với đồng chí Chu Trí Tấn.


Ngãi Cầu nhiều năm là vùng tề trắng, vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng đáng kể của ta: Không đóng thuế cho địch, không đi lính cho địch, không thành lập chính quyền tề cho địch; nổi bật phong trào tổng xé thẻ căn cước lát-xê - pát-xê và vận động quần chúng nhân dân nổi dậy diệt tề trừ gian...


Đồng chí Tấn là người trực tiếp điều động du kích xã tham gia phối hợp với Đại đội 36 bộ đội huyện Liên Bắc đánh nhiều trận, điển hình như:

- Trận diệt đồn Đại Mỗ;

- Đánh chống càn ở Ngãi Cầu;

- Đánh phục kích từ Biển Sắt đến La Dương.


Biển Sắt là khu vực ngã ba Ngãi Cầu - Tây Mỗ - Hà Đông. Tại đây ngày đó có một tấm biển chỉ đường bằng sắt rất to nên người dân thường quen gọi là "ngã ba Biển Sắt". Nơi này có địa hình là một vùng đồi cây cối rậm rạp, người dân không trồng trọt canh tác gì ở đây, lại có lắm mả mới mả cũ lẫn lộn. Trong năm 1950, du kích Liên xã An Khánh - An Thượng, mà hạt nhân nòng cốt chiếm đa số là du kích Ngãi Cầu, từng nhiều lần cùng bộ đội huyện phục kích địch ở đây theo chiến thuật "Bạch binh độn thổ".


Nói về cách đánh "Bạch binh độn thổ", đồng chí Bình Tâm nhớ lại: "Bạch là trắng, binh là quân, nghĩa là quân đội tay trắng không có vũ khí gì ngoài dao găm và lựu đạn. Khi lính "ba-tui"1 (Tiếng Pháp "Patrouille" có nghĩa là lính tuần tra) đi tuần qua, du kích bật nắp hầm xông lên ném lựu đạn làm cho địch hoảng loạn bỏ chạy, rồi dùng dao găm xông vào cướp vũ khí, truy kích cho đến khi chúng về đến gần đồn.


Du kích Tân Hội ở trận đê Liên Mạc, du kích Ngãi Cầu ở trận Biển Sắt và du kích La Dương là ba đội du kích điển hình từng nhiều lần tham gia phối hợp với bộ đội huyện đánh bạch binh độn thổ. Đặc biệt là ở Biển Sắt, ta đã đánh bạch binh độn thổ nhiều lần rồi...


Thời đồng chí Tấn còn sống, phong trào phát triển mạnh. Bởi thế mà đến năm 1951, nó bắt được đồng chí Tấn nên đã trả thù dã man đến như vậy".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:28:31 am »

NĂM 1951 - NĂM ÁC LIỆT


Sau dịp Tết Nguyên đán năm Tân Mão 1951, bọn tề vũ trang ở Ngãi Cầu bắt đầu có những thủ đoạn xảo quyệt, vỗ về, xoa dịu tội ác với nhân dân.

Ngày hội làng mùng 8 tháng Giêng năm đó, các chức sắc và hương dũng yêu cầu người dân mở hội, tổ chức rước kiệu từ đình về Quán dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của lính hương dũng. Bọn chỉ huy bốt cho dân phá lối rào, dọn đường từ Cột đồng trụ vào Quán để dân rước kiệu vào tế lễ. Ở khu vực chợ Ngãi Cầu, chúng cho mở một số trò chơi như: đánh bạc, đánh thò lò, tam cúc điếm, buổi tối có hát chèo.


Tổ chức lễ hội như thế, giặc và đám tay sai muốn chứng tỏ với Việt Minh rằng: với 4 bốt tề vũ trang mới dựng lên trong Liên xã An Khánh - An Thượng, giờ đây địa phương này đã là địa bàn của chúng, dân đã nằm trong tay chúng! Nhận định đây là một bước đi quan trọng hòng phô trương sức mạnh của giặc, Chủ tịch Chu Trí Tấn quyết định sẽ cùng một số anh em công an xã và tổ du kích xuất hiện trong dịp lễ, gây thanh thế cho Việt Minh, để nhân dân biết Việt Minh có ở khắp mọi nơi, ngay cả tại nơi nguy hiểm nhất, ông cùng ông Đỗ Đình Viễn, cán bộ địch vận, mặc áo dài, đội khăn xếp, trà trộn vào đám đông. Ông Chu Công Thau làm nhiệm vụ cảnh giới và yểm trợ. Sau bữa cơm tối, cả ba người từ trong xóm đi ra. Vào sân chợ giữa lúc người dân đang xem đám hát chèo réo rắt, đi được mấy vòng thì bọn lính hương dũng mới nhận ra các ông. Chúng hô to: "Việt Minh! Việt Minh!".


Thế là từ đám hát chèo cho đến người xem và cả lính canh nháo nhác như ong vỡ tổ. Đồng chí Chu Công Thau đã rượt đuổi tên lính vào tận sân bốt, vặn quặt tay cầm lựu đạn, tay kia bắt vứt dao găm ra xa, hỏi và tuyên bố tha tội chết. Trong nhốn nháo hỗn độn giữa dân và lính, cả ba ông và anh em du kích, công an đều rút lui an toàn. Cuộc đột nhập đã làm cho bọn tề vũ trang ở Ngãi Cầu cũng như các bốt khác phải kinh ngạc, nhân dân thêm một lần cảm phục những người cán bộ Việt Minh.


Sau vụ hoạt động của Việt Minh trong hội làng năm ấy, địch ở bốt Thanh Quang cho dán cáo thị, truy lùng gắt gao ông Chủ tịch xã Chu Trí Tấn. Giặc treo thưởng hàng ngàn đồng bạc Đông Dương cho ai lấy được đầu của ông Tấn đem về nộp cho chúng. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồn bốt mới xây dựng, giặc đẩy mạnh nhiều cuộc lùng sục càn quét, dùng mọi thủ đoạn, kể cả mua chuộc dụ dỗ để đánh phá phong trào.


Từ cuối 1950 sang năm 1951 là giai đoạn cực kỳ khó khăn và khốc liệt, hàng loạt cán bộ và du kích bị lùng bắt, các gia đình bị nghi ngờ là cơ sở che giấu cán bộ bị truy bức, bị khủng bố. Nhiều cán bộ cơ sở phải bật sang vùng tự do lánh mặt tạm thời vì đồn bốt địch đã xây dựng khắp nơi, thế đứng chân lâu dài đã không còn.


Cuốn "Lịch sử Cách mạng huyện Hoài Đức 1926-1975" đã ghi rõ về giai đoạn khó khăn này như sau:

"Mặc dầu quân dân liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng chiến đấu anh dũng nhưng trước sự đánh phá quyết liệt bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn nguy hiểm nhất là chúng dùng tề vũ trang kết hợp với do thám chỉ điểm, nên nhiều cán bộ đảng viên hy sinh. Cuối 1950 đến đầu 1951, hầu hết các khu du kích liên hoàn ở Liên Bắc bị đánh phá, trên 500 cán bộ, bộ đội và du kích bị bắt hoặc hy sinh, số còn lại phải bật sang vùng tự do. Riêng tháng 2 năm 1951, đã có tới 40 cán bộ, đảng viên bị bắt, bị giết. Lực lượng dân quân du kích bị tan rã. Từ đầu năm, Đại đội 36 phải phân tán lực lượng, chuyển hướng sang hoạt động chính trị gây cơ sở, đến nay đã tiêu hao một trung đội. Hầu hết cán bộ xã phải lưu vong ra Hòa Bình, Bãi Sậy và các vùng lân cận trong tỉnh. Phong trào kháng chiến ở Liên Bắc lâm vào tình thế vô cùng khó khăn. Cho đến giữa 1951, toàn Liên Bắc đã có đến 52 làng tề vũ trang...".


Sau khi xây dựng được 4 bốt tề vũ trang trong địa bàn xã, bốt Vân Lũng đóng ở chùa Cả nổi lên là địa điểm tập trung những tên ác ôn khét tiếng trong vùng. Đặc biệt là toán lính ba-tui của bốt này đội mũ nồi đen, mặc quần áo đen, thắt lưng đeo lựu đạn dao găm, mỗi tên một khẩu súng trường; đây là những hung thần khát máu đối với người dân trong xã. Sẩm tối, chúng đi tuần đến đâu là người dân nơm nớp lo sợ không dám thắp đèn, cửa đóng then cài kín mít. Địch rào dậu kín khuôn viên chùa Cả làm nơi đóng quân với một trung đội được trang bị hỏa lực mạnh.


Giữa lúc tình thế chung trên các vùng địch tạm chiếm đặc biệt nguy nan, Chủ tịch Chu Trí Tấn chỉ đạo cho du kích xã tổ chức một trận đánh vào bốt Vân Lũng.

Tối ngày 8 tháng 2 năm 1951 toán lính ba-tui đi tuần vừa ra khỏi cửa chùa để sục sạo càn quét. Sau phát súng hiệu lệnh cùng tiếng hô xung phong của ông Chu Trí Tấn, ông Thau dẫn đầu du kích xã xông lên đánh giáp lá cà với lính ba-tui bốt Vân Lũng; đồng thời hai đồng chí, một công an và một du kích nấp sẵn trên ngọn cây cao ở cửa chùa đồng loạt ném lựu đạn vào đúng khu vực bọn địch.


Địch hoảng hốt bỏ chạy tán loạn. Ta thu một số vũ khí và lựu đạn, diệt và cảnh cáo nhiều tên ác ôn của bốt Vân Lũng. Địch thực sự chỉ là những tên ác ôn ức hiếp, đàn áp dân thường chứ khi gặp dân quân du kích địa phương tổ chức tiến đánh chúng đã tan rã nhanh chóng.


Được tin bốt Vân Lũng bị tập kích, địch ở bốt Thanh Quang càng thêm điên cuồng. Tên sĩ quan Pháp chỉ huy bốt Thanh Quang treo thưởng hàng vạn đồng bạc Đông Dương cho bốt nào bắt được ông Tấn đem nộp cho chúng.

Cuối tháng 5 năm 1951, nhận chỉ thị của trên, ông bí mật vào núi Trầm, Quốc Oai để dự cuộc họp Hội nghị mở rộng của Huyện ủy Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng.

Cùng thời gian này, bộ đội ta mở chiến dịch Quang Trung đánh vào phòng tuyến sông Đáy. Tại vùng tạm chiếm Đan Phượng - Hoài Đức, địch tăng cường càn quét khủng bố phong trào suốt các tháng 5 tháng 6 năm 1951, gây những thiệt hại vô cùng to lớn cho cách mạng và quần chúng cơ sở.


Để chuẩn bị kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngay từ giữa tháng 4 năm 1951, ông Tấn đã báo chỉ huy du kích xã sắp đặt một trận đánh tập kích bí mật ở triền đê đoạn nằm giữa nhà thờ làng Lại Dụ và nhà thờ làng Đông Lao. Ông Tấn cùng ông Chu Công Thau, ông Chu Danh Bích, ông Đỗ Đình Viễn, và ông Nguyễn Trân Đường phối hợp với du kích Đông Lao đào hai hầm đối diện nhau ở hai bên triền đê, rào kín bởi nắp hầm ngụy trang bằng vạt cỏ tươi và cành cây khô. Mọi công tác chuẩn bị và cấp dưỡng cơm nước cho trận đánh này được giao cho các nữ du kích Ngãi Cầu.

Trận đánh được chuẩn bị rất chu đáo nhưng vào phút chót thì kế hoạch bị lộ.

Địch từ bốt Thanh Quang tổ chức ém quân đánh úp hai căn hầm bí mật của ta. Một ngụy binh được ta nhân mối trong bốt Thanh Quang đã kịp thời báo tin này cho du kích ta biết từ hôm trước nên ông Tấn và tô du kích mai phục đã kịp thời rút lui.

Đến khi tổ nữ du kích Ngãi cầu do bà Kim Sàng dẫn đầu mang theo quang gánh giấu đầy cơm nắm và nước uống giả làm người đi chợ về hướng Đông Lao, từ xa đã thấy nhiều tên lính bốt Thanh Quang do tên quan Pháp chỉ huy đang vây đầy quanh miệng hầm. Không bắt được một cán bộ Việt Minh nào, địch càng thêm điên cuồng mất ăn mất ngủ vì du kích Ngãi Cầu.


Đến đầu tháng 6 năm 1951, ông Chu Trí Tấn sang Quốc Oai tham dự Hội nghị mở rộng do Huyện ủy Liên Bắc tổ chức về đẩy mạnh bám và gây dựng cơ sở, phê bình và tự phê bình. Tại Hội nghị này, Huyện ủy viên Chu Trí Tấn nhận quyết định làm Phó chủ tịch Liên huyện Đan Phượng - Hoài Đức, trực tiếp chỉ đạo phong trào ở địa bàn liên huyện.


Khoảng thời gian giữa năm 1951, phong trào trên toàn tỉnh gặp muôn vàn khó khăn dẫn đến tư tưởng bi quan, dao động trong một số đảng viên, cán bộ1 (Hà Tây, Lịch sử khảng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Quân đội nhân dân. 1998).


Những ngày cuối năm 1951 địch đã tổ chức nhiều cuộc càn quét bắt bớ giết hại cán bộ của ta, tổn thất của phong trào cả 5 làng của xã An Khánh thời gian này không gì có thể diễn tả hết được.

Tháng 7 năm 1951 tại Phú Vinh, địch sục hầm bắn chết một lúc 6 cán bộ do huyện cử về. Tháng 11 năm 1951, đồng chí Bật, phó chủ tịch xã bị bắt, tra tấn đánh đập rất dã man nhưng không khai thác được gì, chúng đã thủ tiêu đồng chí.


Cùng thời gian ở Yên Lũng, đồng chí Quang người La Cả được huyện điều về và đồng chí Khoát làm giao thông huyện cũng bị địch bắn chết. Đồng chí Thào cũng tiếp tục bị địch bắt.

Sau đó ở Vân Lũng, đảng viên Trương Văn Năm bị giặc truy đuổi, đồng chí bắn trả quyết liệt rồi cho nổ lựu đạn hy sinh anh dũng.

Cả Phú Vinh, Yên Lũng, Vân Lũng lúc này đều thành cơ sở trắng.

Đêm 24 tháng 6 năm 1951, lính bốt Ngãi Cầu phục kích, bắn chết cụ Thiện.

Cũng trong tháng 6 năm 1951, chúng vây chặt xóm Mái Sau, bắn chết đồng chí Chu Hữu Viết là bộ đội Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng vừa được cử về liên lạc với địa phương.

Tháng 7 năm 1951, được chỉ điểm, lính bốt Ngãi Cầu kéo vào vây nhà cụ Yên ở xóm Mái Sau, bắn chết hai đồng chí Quang và Phú, quê xã Thọ Nam vừa được huyện cử về làm việc.

Đêm 16 tháng 7 năm 1951, đồng chí Nguyễn Viết Phượng, xã đội phó An Khánh bị địch phục kích hy sinh tại xóm Cầu, An Thọ.

Đêm 19 tháng 7 năm 1951, chúng phục kích ở xóm Tây lẻ nhưng không bắt được ai.

Suốt thời gian này, tại Ngãi Cầu, bọn lính hương dũng ngày đêm đi thuốn hầm, phục kích nhằm bắt cán bộ Việt Minh những con mồi lớn nhất mà chúng đang săn đuổi chính là ông Chủ tịch Chu Trí Tấn.

Chúng nhận thấy rõ còn Việt Minh thì chúng còn ăn ngủ không yên.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM