Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:34:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bình Minh Ba Tơ  (Đọc 3167 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 01:01:36 pm »

Lúc này bọn Nhật đã bố trí một toán quân chiếm giữ đồn Ba Tơ và một đội bảo an binh do đội Bá đóng ở Trường An. Bọn chúng bắt đầu săn lùng tin tức của đội quân an trí. Chúng thường kiểm soát ghe thuyền trên dòng sông và bắt bớ tra hỏi những người chúng nghi có liên lạc tiếp tế cho lực lượng du kích. Vì vậy chúng tôi chuẩn bị chuyển quân thay đổi địa điểm. Tiếp đến, được tin từ cơ sở ở Ba Tơ và Trường An đều báo bọn quân Nhật và lính bảo an của quản Trân chuẩn bị hành quân lùng quét vùng Cơ Nhất. Lập tức lệnh báo động toàn đội sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch đã chuẩn bị. Mãi đến chiều các tổ cảnh giới từ xa đều báo tin chưa thấy bóng địch xuất hiện.


Ban chỉ huy hội ý thống nhất quyết định chủ động chuyển quân về phía đông dãy núi Tai Meo, cử anh Chánh về báo cáo Tỉnh ủy chủ trương cho chuyển quân về đồng bằng, vừa tránh địch truy lùng vừa phát triển lực lượng được thuận lợi hơn.

Cuộc hành quân bắt đầu, sau khi bố trí lương thực vũ khí cho một đồng chí đang ốm phải ở lại và giao cho đồng chí Niên chăm sóc, chuyển về cơ sở Trường An nuôi dưỡng.

Từ Nước Lá ngược triền núi qua các đồi tranh xen lẫn những cánh rừng non đầy gai góc, không có đường mòn, đoàn quân cứ nhắm hướng đông mà leo lên cao dần. Trong đêm tối, cứ hai người đi trước lây báng súng chận rạp lau lách cỏ gai mở đường cho đồng đội tiến theo, gặp những vùng sình lầy thì nắm tay nhau vượt qua cho khỏi lún chìm. Khát nước thì lấy nước mạch nhĩ mà uống. Càng về khuỵa càng thấm mệt, vẫn leo lên, leo mãi cho đến đỉnh bằng mới dừng chân. Xuyên mắt qua sương mù dưới bầu trời đầy mây, đã thấy cánh rừng triền núi phía đông không xa. Đoàn quân được dừng lại nằm trên bãi cỏ tranh, vẫn ngủ ngon lành trong gió lạnh. Đến khi đồng chí gác báo thức khi trời bừng sáng, mọi người thức dậy mới thây quanh mình đầy vắt, hút máu no tròn như trái sim chín mọng. Đoàn quân lại lên đường trượt dần xuống núi tiến vào rừng sâu, tìm khe nước để tạm trú quân.


Qua mấy ngày địch hoành hành ở Trường An, ngăn cản tiếp tế, lúa ở Cơ Nhất chưa làm ra gạo, nên hành quân đến đây mỗi người trong ruột nghé chỉ còn vài lon gạo, phải độn củ rừng và hoa chuối. Tôi và anh Phan Phong phải cấp tốc đi tìm cơ sở để tổ chức tiếp tế và đưa anh Chánh về Tỉnh ủy.


Đứng trên cửa rừng nhìn xuống Suối Bùn, tôi tưởng đi đến chiều là đến nơi, nhưng đi mãi, ruột đói cồn cào, mặt trời đã lặn mà còn ở trên triền núi cao. Tôi và anh Phong quyết định phải dừng lại sáng mai sẽ đi tiếp. Tìm khe nước uống và hái rau rừng nấu ăn trừ bữa tối nhưng đánh diêm xòe lửa mà không cháy, que diêm cuối cùng anh Phong đánh cũng không thành công. Chúng tôi cươi xoa - trời hại ta, trời hại ta - nhưng hại sao được, không ăn rau chín thì ta ăn rau sống vậy. Nhờ những đọt rau sủng vừa chua lại vừa cay the thé nên cũng đẩy được các thứ "đặc sản" khác vào bụng ngon lành.


Ăn xong chúng tôi tìm được ngôi nhà trời cho, một bên vách đá tấn phía bắc, một bên chùm chà là đầy gai tỏa kín phía nam, cọp hùm cũng vất vả mới vào được. Thế là chúng tôi chui vào chia nhau mỗi người cầm súng gác nửa đêm, vừa làm lò sưởi cho bạn nằm co ôm lưng người ngồi mà ngủ.


Trời vừa sáng thì chúng tôi lại tiếp tục nhằm hướng đông đi xuống vượt qua sông, tìm nhà người bạn tù năm xưa mà đến. Anh Tứ thấy chúng tôi vừa lạ lại vừa quen quen, anh ngạc nhiên mời vào nhà, một chốc anh mới nhớ ra: Anh Khâm phải không?

- Đúng đây - Tôi trả lời.

Lúc này anh đã ở trong hội nông dân Cứu quốc, tôi nói mọi yêu cầu cần thiết để anh đi báo cáo cho anh Hiếu là bí thứ Cứu quốc ở vùng này, đã tham gia cách mạng phong trào 1930,- 1931 và phong trào dân chủ 1937. Từ năm 1943, Ủy ban vận động cứu quốc Ba Tơ đã tổ chức anh vào hội nông dân Cứu quốc. Vì vậy được tin tôi báo tình hình đội du kích cứu quốc đã chuyển quân tạm trú ở núi Tai Mèo, anh Hiếu lập tức chặt muỗng đường cát nấu một nồi khoai lang, mang lên địa điểm tôi chỉ để tiếp tế, ở nhà chị và mấy hội viên phụ nữ Cứu quốc cấy lúa làm gạo nấu cơm, vắt cho toàn đội mỗi người hai vắt, ăn tối và ngày mai. Anh Tứ bố trí người dẫn đường để vượt sông Vệ sang suối Chí, địa điểm trú quân tạm thời ở phía bắc núi lớn.

Đầu hôm, trời tối đoàn quân xuống khỏi núi, chị Hiếu đón đường đưa cơm, rồi vượt sông Vệ, dò dẫm đi vào rừng ngược dòng suối Chí.

Anh Chánh dặn dò rồi chia tay, theo anh Hiếu xuống ghe xuôi về Đức Tân để báo cáo với Tỉnh ủy.

Đồng chí Niêm sau khi đưa người ốm giao cho cơ sở, cùng tìm về gặp nhau ở suối Chí, đồng chí báo cáo: Bọn Nhật khá đông cùng với bảo an binh của quản Trần và quân lu loa của tên tổng Nguối (dân tộc) ngày hôm sau mới dò dẫm vượt bến Buông tiến vào Cơ Nhất, bắt đồng, bào tra hỏi đội quân an trí, đồng bào trả lời không biết.


Chúng bắt chánh Run tra hỏi, ông bình tĩnh trả lời: Từ ngày chiếm đồn Ba Tơ, an trí kéo lên núi Cao Muôn, họ có xuống làng một bữa, họ đến rồi đi như ma ai mà biết được. Chúng uy hiếp tinh thần, lấy gươm cứa cổ chảy máu, ông thét vào mặt chúng: "Tao già rồi có chết cũng được, nhưng tao chết thì con cháu tao nổi lên thì các ông chịu lấy". Không tìm được manh mối gì, chúng lẩn quẩn hù dọa nhân dân, nhưng sợ bị đánh úp, nên đến xế chiều chúng rút quân.


Qua hai ngày chờ đợi, anh Chánh trở về, truyền đạt chủ trương của Tỉnh ủy đồng ý chuyển quân về các huyện đồng bằng.

Ban chỉ huy quyết định chia làm hai bộ phận. Bộ phận về phía bắc gồm các đồng chí: Khoách, Phong, Lựu, Đồng, Thứ, Điệt, Súy, Mộc, Cả, Nhíp (Ngót).

Bộ phận về phía nam gồm các đồng chí: Đức (Lạc), Hoa (Niên), Phước, Trinh Anh, Dũ (Lầu), Nhạn (Cừ), Xuân, Hoa.

Anh Chánh, Kiệt và tôi chịu trách nhiệm yểm hộ đưa toàn bộ vũ khí xuống ghe chuyển về cơ sở, theo đường sông, còn anh em cải trang chia từng tổ đi bộ ban ngày theo ám hiệu tiếp đón ở địa điểm định trước.


Trời chiều, toàn đội chuyển ra cửa rừng, chờ cho tới bắt đầu ra sông. Theo ám hiệu, chiếc ghe chở vũ khí ghé vào bờ, những bó xác mía được bốc lên, cho súng vào giữa rồi bó kỹ phủ kín cả hai đầu. Chỉ để vài khẩu súng trường và tiểu liên trên sạp thuyền, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, còn bao nhiêu cho xuống khoang thuyền giấu kín.


Trăng vừa lóe ánh hồng phía đông núi Lớn. Ba chúng tôi xuôi dòng vượt qua thị trấn Suối Bùn đến quận lỵ Nghĩa Hành, nơi có bót gác kiểm soát ghe thuyền. Đồng chí lái thuyền nhẹ đưa mái chèo êm ru lướt qua cửa ải. Ba chúng tôi thở phào như trút gánh nặng trên vai. Cái gánh nặng vô giá mà chúng tôi đã lớp lớp hy sinh mới giành được, vì vậy mà chúng tôi quyết tâm sống chết cùng nó, khi vượt qua cửa ải của quân thù, nếu phải nổ súng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 01:03:50 pm »

Cắm thuyền giữa sông gần đập Bến Thóc, chờ cho trời tối, mới nhích thuyền vào bờ gần trại tằm, anh Hồ Thiết vác những bó xác mía phần của đơn vị phía nam, còn một nửa tiếp tục đưa ra phía bắc. Sáng hôm sau tôi theo đường xe lửa vào ga Hòa Vinh Tây thì gặp anh Huy đón đưa về Thiết Trường. Từ đó vùng Thiết Trường trở thành vùng chủ huy sở của đội Hoàng Hoa Thám.


Việc trước tiên là bố trí phân tán anh em về cơ sở an toàn bí mật, và nêu cao tinh thần kỷ luật quân nhân, tuyệt đối không ra khỏi nhà, chờ nhiệm vụ truyền đạt sau.

Cuộc họp Tỉnh ủy lâm thời lần thứ hai tại thôn Thiết Trường ngoài phần kiểm điểm tình hình để đẩy mạnh phong trào, đặc biệt giải quyết vấn đề phát triển lực lượng vũ trang.

Tỉnh ủy quyết định tổ chức ban vận động tài chính và ban quân nhu tiếp tế cho lực lượng vũ trang.

Tổ chức ban chỉ huy quân sự toàn tỉnh gồm anh Chánh trưởng ban, anh Kiệt và tôi làm phó ban.

Lập ban biên tập báo chí, xuất bản tờ Chơn độc lập để đập tan luận điệu độc lập giả hiệu của bọn thân Nhật.

Ban quân sự chúng tôi họp, quyết định phương thức phát triển lực lượng ở đồng bằng. Xây dựng lực lượng tự vệ trên cơ sở hội nông dân và thanh niên Cứu quốc, chọn những phần tử hăng hái nhất, khỏe mạnh nhất kết nạp vào đội tự vệ.


Giao nhiệm vụ cho các đồng chí đội viên du kích Cứu quốc Ba Tơ đã phân tán trong cơ sở, giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự cho tự vệ.

Trên cơ sở lực lượng tự vệ phát triển và kinh qua giáo dục huấn luyện, thử thách trong công tác, mà chọn lọc tổ chức thành từng tổ du kích dự bị để chuyển lên bổ sung cho lực lượng du kích Cứu quốc quân tập trung.


Ban quân sự cũng quyết định xây dựng căn cứ du kích phía bắc ở vùng ven núi thuộc Vĩnh Sơn... và căn cứ du kích Núi Lớn ở phía nam để làm hậu phương trực tiếp cho hai đội du kích Cứu quốc tập trung. Đồng thời tổ chức các ban quân nhu tiếp tế ở các huyện do đoàn thể cứu quốc cử cán bộ phụ trách, phối hợp với cán bộ của đội du kích, chuyên lo huy động và tiếp nhận chu cấp cho lực lượng tập trung.

Những ngày cuối tháng 5 năm 1945 phong trào quần chúng lên đều khắp nông thôn, thì lực lượng tự vệ xã thôn cũng lớn mạnh theo, và các tổ du kích dự bị cũng phát triển ngày càng nhiều.

Sau khi Tỉnh ủy phát hành tờ báo Chơn độc lập phổ biến trong các hội cứu quốc, thấy phong trào vũ trang đang lên mạnh, thường vụ và ban quân sự quyết định tổ chức xuất bản một tơ báo bỏ túi cho lực lượng vũ trang, lấy tên là Tạp chí xung phong. Anh Chánh, anh Kiệt và một số đồng chí viết bài. Tôi phụ trách biên soạn và in ấn phát hành.


Công việc thường xuyên của đồng chí trong ban quân sự tỉnh là kiểm tra động viên giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự của các đồng chí du kích Ba Tơ bố trí ở từng vùng, để phát triển tự vệ và du kích dự bị có chất lượng tốt.


Để hợp pháp hóa, tôi thường đóng vai thanh niên đi làm rể. Với chiếc áo dài đen, mũ cối trắng, tay cầm dù (trang phục thanh niên bấy giờ), cùng chú bé Chơn hơn mười tuổi, xách quà bánh đi trước dò đường. Không biết bao nhiêu lần qua tại Thi Phổ, Minh Tân, Đạm Thủỵ, Văn Trường, Hùng Nghĩa, Tân Lâm, Mỹ Trang, Mỹ Á để động viên thanh niên Cứu quốc hiểu rõ nhiệm vụ, tình nguyện tham gia tự vệ, du kích sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc...


Những đêm thanh vắng, sóng bể dạt dào và hàng phi lao vi vút, những bàn chân rập bước một - hai trên đồi Văn Bâng hay trên bãi cát Đạm Thủy của đội tự vệ nông thôn, lòng tôi tràn đầy phấn khởi. Liên tưởng đến 15 năm trước, tôi đã được xem như thế, mà giờ đây tôi lại đóng vai người lãnh đạo phong trào, nên niềm tin ý thức trách nhiệm càng thúc giục phải trăm phần chu đáo hơn trên bãi tập, để ngày mai đỡ đổ xương máu trên chiến trường... Những mái nhà tranh của anh Bình, anh Ruộng, anh Trắc... là chỗ trú đêm khuya với những bữa ăn bồi dưỡng vài bát cơm độn với khoai, một đĩa cá tép là những bữa ăn mặn nồng tình đồng chí, đến nay tôi vẫn nhớ như in.


Trở về Thiết Tường lại viết, lại in, cố gắng cho tờ Tạp chí xung phong sớm chào bạn đọc. Cái khó là làm sao có vài hình vẽ ký họa cho tăng thêm gợi cảm với bạn đọc. Tôi hý hoáy vẽ hình ảnh một nhóm du kích đang tập trong rừng thưa, và đề câu thơ chiến đấu: "Còi xung phong mỗi khi thúc giục. Dù chông gai bom đạn cũng không sờn" thay cho lời phi lộ.


Tờ báo số một được phát hành, đề rõ in tại nhà in Cao Muôn, được toàn thể độc giả trong lực lượng vũ trang và các cấp Việt Minh hoan nghênh nhiệt liệt. Để mở rộng khuôn khổ bài vở và có người chuyên trách, anh Chánh quyết định điều động đồng chí Phan Tâm về phụ trách tờ báo. Từ đó được ra đều kỳ (anh Tâm tức Chất bị tù từ Buôn Ma Thuột về tham gia đội du kích cứu quốc quân Ba Tơ khi xuống núi). Các em Nai, Dũng, Hoạt... đều là thư ký biên soạn in ấn phát hành (giờ đây Dũng, Hoạt đều là cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam). Nai đã hy sinh trong trận Sông Vệ ngày tổng khởi nghĩa.


Tôi lại đi kiểm tra phía bắc, từ Năng An, Long Phụng, Vạn Mỹ, Hoa Vinh lên núi Đình Cường... ở đây tôi gặp lại anh Nguyễn Duân, anh Nguyễn Thượng Tứ đang ngày đêm lo đẩy mạnh phong trào. Đến bãi tập ở đâu tôi lại nói bài rèn luyện ý chí chiến đấu trên thao trường, để ngày mai chiến thắng quân thù, đem lại độc lập cho Tổ quốc. Và mỗi người du kích dự bị phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình, sẵn sàng thoát ly gia đình để gia nhập lực lượng du kích tập trung khi có lệnh, phải nâng cao tinh thần kỷ luật tự giác của lực lượng vũ trang cách mạng...


Sự phát triển tập luyện đã đến lúc phải tập luyện với khẩu súng thật, chứ không thể tập mãi với cây gậy tre và đâm chém với lưỡi dao phay được. Có hôm tôi hỏi kiểm tra một du kích dự bị đang tập ném lựu đạn, rút chốt vung tay ném, rồi nằm xuống. Anh trả lời: tôi tưởng tượng như rút ống bơm xe đạp, cho lựu đạn dài ra rồi ném tới phía trước. Không có vũ khí thật, không hình dung được thực tế.


Từ đấy tôi quyết định phải đưa du kích dự bị lên chiến khu tập với vũ khí thật. Nhưng vũ khí đâu có nhiều. Phía bắc cũng như phía nam mỗi bên chỉ hơn vài chục khẩu súng, cho nên phải tổ chức tập luân phiên từng đợt. Mặt khác phải tổ chức lò rèn và tìm kỹ thuật viên cơ khí để sửa chữa súng đạn hư hỏng và rên dao bảy để trang bị thêm (dao dài 7 tấc vừa chém vừa đâm, được phong trào Duy Tân bạo động gọi là dao TU).


Thế là chúng tôi phải rút một số đồng chí về Núi Lớn chuẩn bị vị trí ăn ở, thao trường và vũ khí để sẵn. Đồng thời quy định cho du kích dự bị phải mang lương thực 10 ngày ăn và nồi niêu mắm muối.

Được tập luyện với khẩu súng thật, cây gươm, con dao thật anh em rất phấn khởi, tin tưởng và trưởng thành. Khi tổ chức thành từng tiểu đội, trung đội, sức mạnh lòng tin càng cao.

Hết phiên tập, phân tán trở về, tôi dặn dò kỷ luật, bí mật, nhưng du kích dự bị phải báo cáo cho cán bộ đoàn thể nghe. Thế là "tai vách mạch rừng", chẳng bao lâu tai rỉ tai, miệng truyền miệng, đồng bào người người đều hớn hở tin tưởng lộ ra mặt "phen này nhất định thắng, không như tự vệ đỏ năm ba mươi". Phong trào nông thôn càng sôi động.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 01:08:56 pm »

Nhân dân Quảng Ngãi đã trải qua nhiều phong trào yêu nước chống Tây. Từ phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Lê Trung Đình (1885), Nguyễn Bá Loan (1885 -1888), Thái Thú (1894), đến phong trào yêu nước màu sắc dân chủ tư sản như: Duy Tân (1904- 1908), cao trào khất thuế (1908 - 1916), cho đến phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo (1930 - 1931), phong trào đấu tranh dân chủ (1936 - 1939)... qua bao thất bại, bao thăng trầm, nhưng hết đợt này đến đợt khác, như sóng biển đông còn âm vang mãi trong lòng người, với thời gian vô tận.


Từ ngày tiếng súng khởi nghĩa Ba Tơ rền vang đến thôn xóm, như trời hạn được mưa, chồi xanh lại dậy. Nên khi du kích về làng lấy dân làm gốc, lấy rừng người thay cho rừng cây, thì cả lực lượng chính trị và vũ trang song song phát triển như triều dâng.


Đầu tháng 6 năm 1945 Tỉnh ủy họp quyết định chỉnh đốn tên gọi UBVĐCC Quảng Ngãi thành Ủy ban vận động cứu quốc Quảng Ngãi của Tổng bộ Việt Minh, để được thống nhất trong Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh từ trung ương đến địa phương.


Đồng thời ra lời kêu gọi đồng bào các giới ủng hộ lực lượng vũ trang cách mạng, ủng hộ du kích cứu quốc quân. Mặt khác quy định lấy ngày 27 hàng tháng (ngày khởi nghĩa Ba Tơ theo âm lịch) làm ngày động viên quần chúng lập quỹ đặc biệt mua sắm khí giới cho lực lượng vũ trang. Với sức mạnh của nhân dân, với lòng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, chỉ trong tuần cuối tháng, chúng tôi nhận được đủ thứ cần thiết, nào là xe đạp, đồng hồ, địa bàn, ông dòm, gang, sắt, đồng, nhôm, vải vóc... 


Chị em phụ nữ cứu quốc con gửi thêm quà bánh của ngày tết Đoan ngọ 5 tháng 5 âm lịch để úy lạo anh em trên chiến khu.

Cuối tháng 6 ban quân sự tỉnh họp quyết định thành lập hai đại đội tập trung, mỗi đội có từ 3 đến 5 trung đội, lấy tên: đại đội Phan Đình Phùng ở phía bắc và đại đội Hoàng Hoa Thám ở phía nam. Anh Kiệt làm đại đội trưởng đại đội Phan Đình Phùng, anh Chánh kiêm chính trị viên, anh Khoách, anh Thứ làm đội phó. Tôi làm chính trị viên kiêm đại đội trưởng đại đội Hoàng Hoa Thám, anh Đức, anh Dũ làm đại đội phó, sau bổ sung thêm Trần Công Khanh đại đội phó, anh Nhạn, anh Hoa (Niên) làm chính trị viên phó.


Đồng thời tăng cường và mở rộng ban quân nhu tỉnh, do tôi phụ trách chỉ đạo. Đồng chí Trần Hàm (Mộ Đức) làm trưởng ban; các đồng chí Trương Phương (Sơn Tịnh), Đào Du (Bình Sơn) làm phó ban và một số đồng chí của mặt trận đưa qua phụ trách các huyện. Để tăng cường quản lý chặt chẽ và tiếp tế kịp thời khi cơ động chiến đấu, tôi cho in phiếu có đóng dấu của đại đội, giao cho các trung đội, có quy định tiêu chuẩn để mang sẵn, đi đến đâu nhận tiếp tế ở đấy.


Đối với du kích dự bị và tự vệ có quy định trang bị: một ruột nghé dài 1,7 mét hoành 30 phân tây, một đoạn dây dừa dài 2 sải, một cái nồi đồng cho 3-5 người ăn, một cái mền, ba lon gạo rang, một thùng diêm, một cái ca uống núóc, một cái dao phay 7 tấc, chiến sĩ nào nghèo thì do hội Cứu quốc giúp đỡ mua sắm cho đủ. Đồng thời yêu cầu Tỉnh ủy rút bổ sung cho lực lượng một số cán bộ đoàn thể đưa vào làm chính trị viên trong các trung đội tập trung mới thành lập. Các đồng chí Nguyễn Trúng (Nguyễn Duy Phê), cơ sở trung kiên của trung tâm cách mạng ở Ba Tơ từ năm 1943 gặp lại tôi trên căn cứ Núi Lớn, đồng chí Hoàng Minh Thi cũng tuyên thệ gia nhập đội du kích Ba Tơ1 (Bí danh Minh Thi có khi anh thề trước thây cha khi cha bị địa chủ đánh chết) trong dịp này. Và nhiều đồng chí nữa nay đã trở thành cán bộ cao cấp trong quân đội nhân dân. Một số đồng chí khác đã ngã trên chiến trường, trở thành tấm gương chói lọi cho anh em noi theo, vẫn sống mãi trong tinh thần đồng đội bất diệt.


Ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và phong trào Việt Minh lớn mạnh ở Quảng Ngãi đã lan tỏa rộng rãi trong các tỉnh miền Trung. Các đồng chí bị tù đày ở Buôn Ma Thuột, ở Đắc Tô trở về, hay an trí ở căng Trà Khê được giải thoát, đang phần tán hoạt động nhiều nơi, lần lượt tìm về liên lạc với Quảng Ngãi.


Những lữ khách mới ra tù từ trên xe lửa, hay xe hơi bước xuống tạt vào nhà dân tuy chưa quen biết bao giờ nhưng lân la hỏi thăm việc trồng mía nâu đường... rồi nói thật đi tìm cách mạng Việt Minh thì từ cơ sở sẽ đón đưa đến gặp thượng cấp là việc thường xảy ra. Việc chắp mối liên lạc không khó khăn gì. Vì vậy nên trong khoảng cuối tháng 6 năm 1945 Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã trở thành cơ quan liên lạc liên tỉnh và đã triệu tập cuộc hội nghị liên tỉnh, có các đại biểu bảy tỉnh từ Quảng Trị trở vào. Các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Lê Tự Nhiên, Hồng Xích Tâm, Trần Quê, Nguyễn Khanh... và ngày sau là đồng chí Tố Hữu (người được ủy nhiệm của Trung ương vận động khôi phục Xứ ủy Trung Kỳ) cũng đến kịp. Đồng chí đã thông báo tình hình chung, đánh giá cao cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và phong trào Quảng Ngãi. Đồng chí đã truyền đạt tinh thần chỉ đạo của Trung ương lúc này là tập trung sức xây dựng tích lũy lực lượng chính trị và vũ trang chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng khởi nghĩa. Không nên bộc lộ lực lượng, nhất là lực lượng du kích cứu quốc Ba Tơ và phải hết sức động viên giúp đỡ để phát triển lực lượng càng đông càng mạnh càng tốt. Cũng trong hội nghị này đã cử đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Trần Quý Hai làm đại biểu miền Trung đi dự hội nghị Quốc dân đại hội Tân Trào. Đồng thời hội nghị cũng thông qua phương án khởi nghĩa toàn tỉnh của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, chuẩn bị kịp thời hành động khi có thời cơ cấp bách không nhận được mệnh lệnh của Trung ương, như trường hợp quân Nhật đầu hàng, hay quân Đồng minh đổ bộ lên miền Nam Trung Bộ... Làng Vĩnh Lộc quê tôi được vinh dự tổ chức và bảo vệ cuộc hội nghị lịch sử này.


Từ khi liên lạc với Trung ương, nhận được nhiều tài liệu, trong đó có bản chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Thường vụ Trung ương, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, lòng tin tưởng được nhân lên gâp bội vì đã bao năm quân thù đánh phá bưng bít thông tin, chỉ từ nhà lao này chuyển cho nhà lao nọ mà nghị quyết Trung ương được quán triệt. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là sự cảm ứng thành công trong điều kiện như thế. Giờ đây chúng tôi đang chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, đã được liên lạc với Trung ương, nhất định sẽ trăm phần thuận lợi, trăm phần tất thắng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 01:09:46 pm »

Thực hiện chủ trương phương hướng của Trung ương do đồng chí Tố Hữu truyền đạt, Ban chỉ huy quân sự chúng tôi họp, quyết định đình chỉ các trận tập kích quân Nhật đã chuẩn bị. Để gây thêm thanh thế động viên khí thế quần chúng, chúng tôi quyết định đưa lực lượng vũ trang công khai trong quần chúng như hoạt động vũ trang tuyên truyền, diễu hành trước các cuộc mít tinh... Nhân dân thấy lực lượng của mình nuôi dưỡng xây dựng có hàng ngũ chỉnh tề, có trang bị súng gươm đầy đủ, đi đứng rập ràng. Tiếng râm ran khen ngợi xen lẫn tiếng nghẹn ngào nức nở của bà con trong cuộc mít tinh, vì sung suớng, vì thương yêu khi nghe lời thề "Hy sinh vì Tổ quốc" của đoàn quân vang lên trước cờ đỏ sao vàng, từ lâu chưa bao giờ thấy.


Không khí nông thôn đồng bào càng sục sôi, càng hăng hái, bọn tay sai Nhật càng khiếp sợ. Lý hương đang trưng thuế xin đem nộp cho Việt Minh, có tên đề nghị hẹn ngày, hẹn chỗ để Việt Minh đón đường tước đoạt, để chúng có cớ hợp pháp trình báo với cấp trên.


Ta cũng dùng các cơ sở kỳ hào nhân sĩ yêu nước, mang thư của Việt Minh, của đội du kích cứu quốc quân thẳng đến công đường huyện, phủ đưa thư vừa thuyết phục vừa răn đe, các quan huyện lúc này đều vâng dạ xin ủng hộ cách mạng, hoặc xin cho trung lập để có miếng cơm được ngày nào hay ngày ấy, chứ không dám tráo trở hai lòng. Tôi còn nhớ trong cuộc họp của các đồng chí lão thành cách mạng, các vị thân hòa yêu nước thuật chuyện, hình dung rõ tư thế hiên ngang của các cụ đầu tóc điểm sương, chít khăn đen áo dài tiến thẳng vào công đường kéo ghế ngồi đối diện với một tên tri phủ. Trước thái độ lầm lỳ bực túc trở giọng hách dịch mục hạ vô nhơn của tên trỉ phủ, các cụ dõng dạc trả lời: Tôi độc mã đơn thương đường đột đến với ngài là để nói về vận mạng quốc gia tồn vong trong lúc này, cũng như hạnh phúc và sinh mạng của ngài, mong ngài bình tĩnh, xem bức thư này và suy nghĩ cân nhắc hiện tại và tương lai, để chọn một con đường trước vận hội quốc gia dân tộc.

- Xem thư xong mặt ngài bạc phếch trắng dã, tiếng ngài run run: Bấy nay tôi cũng đã từng đọc những tờ truyền đơn, lời hiệu triệu của cụ Nguyễn Ái Quốc. Một con người có chút thức thời như tôi, đã trăn trở suy nghĩ nhiều. Tôi ngồi đây cũng như con bù nhìn để kiếm đồng lương, chứ lòng tôi không còn tin tưởng gì đến chính quyền Trần Trọng Kìm này tồn tại, cũng thấy rõ quân Nhật sắp hết thời, sụp đổ đến nơi rồi. Bên ngoài tôi phải nói lời của quan quyền, trong lòng vẫn ngổn ngang trước ngã ba đường, nhiều khi phó mặc cho thời cuộc, vì biết ai và ai biết cho mình, nên gắng gượng ngậm miệng ăn tiền. Nay được ngài thấu hiểu lòng tôi, ngài thay mặt cho Việt Minh đến với chúng tôi, tôi rất cảm ơn không dám hai lòng. Nhờ ngài báo lại với Việt Minh có việc gì giao cho tôi trong hoàn cảnh này tôi xin hết sức phục vụ. Rất cảm ơn ngài đã thân hành đến đây hội kiến chỉ rõ đường hơn lẽ thiệt...


Đấy cũng là những lời than vắn thở đài của ngụy quyền Trần Trọng Kim trước giờ hấp hối. Nhờ vậy mà có lần một đồng chí tỉnh ủy viên mang bạc lên cho ban tài chính, bị chúng bắt nhưng trước khí thế cách mạng và lời nói đanh thép của cán bộ ta trước mặt tên Lương Trọng Hối, tỉnh trưởng của chính phủ Trần Trọng Kim: "Đây là số tiền của nhân dân ủng hộ Việt Minh, ủng hộ cho đội du kích cứu quốc Ba Tơ. Tôi có trách nhiệm đi giao nộp. Việc xử lý thế nào là tùy ở sự định liệu của ông. Ông sẽ chịu trách nhiệm về việc này với cách mạng". Lời nói có uy thế làm cho tên đứng đầu ngụy quyền một tỉnh phải lo sợ rồi trả lại tự do và tài sản cho cán bộ ta.


Khắp các miền nông thôn ở phía bắc cũng như phía nam và đồng bào miền núi, ban đêm thì hết nơi này đến nơi khác mít tinh quần chúng, kết hợp với tuần hành của tự vệ và du kích cứu quốc quân; ban ngày các bộ phận kết hợp với cán bộ Việt Minh xung phong tuyên truyền ở các chợ, thị trấn. Nhiều khi xông vào cướp diễn đàn của bọn cơ hội quốc gia giả hiệu, để phổ biến chính sách của Việt Minh.


Ngụy quyền tổng xã hoàn toàn tê liệt tan rã, đến xin Vịệt Minh giao triện (con dấu).

Máy bay Mỹ quần đảo bắn phá những chiếc cầu đường sắt, đường quan. Ngoài khơi, những chiếc tàu biển của Nhật trốn chui trốn lủi, nhưng không thoát khỏi bom, rốc-két của máy bay và phóng lôi của tàu ngầm Mỹ bắn cháy. Khói lên ngùn ngụt, gió đông nồm đưa mùi khét lẹt, nồng nặc tỏa khắp đồng quê. Đó đây, những vườn tre bên vệ đường, những toán quân Nhật dừng xe, nằm lăn lóc ngủ ngày để chạy đêm. Những tên lính phòng không bị xích chân bên ô súng cao xạ bên cạnh các đầu cầu xe lửa trên bờ sông Vệ, sông Trà. Với bộ mặt bơ phờ hốc hác, chán chường, không còn cái vẻ kiêu hùng với cặp mắt đăm đăm của đội quân Phù Tang đầu trọc, không còn cái vẻ oai phong kéo xệch lưỡi gươm sát đất, hằm hằm như muốn mổ bụmg, moi gan của bá chủ Đại Đông Á nữa.


Khí thế phong trào Việt Minh thời tiền khởi nghĩa đã tác động đến binh lính ngụy quyền, tự động tìm bắt liên lạc với thanh niên xin tham gia cách mạng. Một cơ sở binh vận quê miền núi Việt Bắc trong hàng ngũ địch, được giao nhiệm vụ canh giữ kho súng Tây ở trại Khê Đỏ, đã mở cửa cho ta lấy súng chở đầy một xe ngựa chạy vào sông Vệ để đưa lên chiến khu.


Trong nhà ngoài ngõ, trên đồng trên phố đâu đâu cũng sôi sục sắp bùng lên bão tố cách mạng, không gì có thể ngăn chặn được.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2021, 12:33:52 pm »

PHẤT CỜ TỔNG KHỎI NGHĨA


Cuối tháng 7 Thường vụ Tỉnh ủy họp nhận định tình thế tiền khởi nghĩa đã xuất hiện, một mặt phải đề cao cảnh giác đề phòng khiêu khích, đề phòng manh động, một mặt phải động viên quần chúng, tăng cường lực lượng vũ trang, để sẵn sàng đón lấy thời cơ. Lực lượng vũ trang tập trung phải tích cực luyện tập sẵn sàng chiến đấu.


Để động viên hai đại đội tập trung Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám, Thương vụ giao ban quân sự to chúc duyệt binh trao cơ Tổ quốc sẵn sàng xuất quân khi có lệnh tổng khởi nghĩa.

Với nhip độ khẩn trương, ban quân sự quyết định vào trung tuần tháng tám, phải tập trung từng đại đội về chiến khu để làm lễ duyệt binh nhận cờ Tổ quốc và tuyên thệ tiến quân khi có lệnh.

Ngày duyệt binh ở đại đội Phan Đình Phùng đã đến. Đúng hẹn, hoàng hôn tôi xuống đò qua sông Trà Khúc lên bến Phước Lộc, một thanh niên tay cầm khăn trắng đón chào, đúng như ám hiệu, đưa tôi vào nhà cùng ăn cơm, rồi một người một xe đạp bánh đặc (không có truột bơm hơi) cùng đi về chiến khu Vĩnh Sơn - căn cứ của đại đội Phan Đình Phùng.


Trong đêm tối, chỉ trông vệt trắng trên đường mà đạp xe. Qua làng Vĩnh Lộc quê tôi, những chòi canh có tự vệ canh gác, người dẫn đường nói nhỏ ám tín hiệu rồi đạp xe đi luôn, cứ như thế qua hết các làng Châu Nhai, Phương Đình. Càng đến gần chiến khu, hệ thống canh gác tuần tiễu càng dày hơn, những tốp năm, bảy người mang dao tu đi ngược chiều.


Không gian tĩnh mịch trong đêm cuối hè đầu thu man mác. Dưới bầu trời sao sáng, tôi thầm nghĩ quê hương nay đã thực sự về ta. Chính quyền cách mạng tràn đầy khí sắc ở nông thôn. Một tên Việt gian khó mà lọt qua mạng lưới canh phòng nghiêm mật của nhân dân đã đứng lên làm chủ.


Qua khỏi đoạn đường đèo dốc Vĩnh Tuy, lại một người đón đưa tôi vào nhà để sáng sớm ngày mai vào chiến khu làm lễ.

Một gò cỏ xanh giữa các đồi cây lúp xúp dưới tán lá sum suê của những cây đại thụ. Thấp thoáng những trại lán của các đơn vị thuộc đại đội Phan Đình Phùng.

Hàng ngũ của các trung đội thẳng tắp, chỉnh tề, trang phục màu đen, thắt lưng đeo dao 7, tay cầm súng, đứng trước một cột cờ.

Anh Chánh, anh Kiệt hướng dẫn các đồng chí Hồ Thiết, đại diện cho Tỉnh ủy và Mặt trận Việt Minh, đồng chí Trung, đại diện cho Đảng bộ và Việt Minh Bình Định. Tôi thay mặt cho đại đội Hoàng Hoa Thám. Sau lời tuyên bố lý do và giới thiệu của các đại hiểu, anh Kiệt hô chuẩn bị chào cờ.

Một tiếng "Nghiêm" kéo dài.

- "Bồng súng", rập!

Súng, gươm, dao 7, bỗng nâng lên ngang ngực, lấp lánh ánh thép sáng trưng trước mặt hàng quân.

- "Chào cờ! Chào".

Lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên theo nhịp hát bài chào cờ (Ta tung hô muôn năm bóng cờ...). Tôi liếc mắt nhìn thấy các đồng chí Thiết, đồng chí Trung đứng nghiêm mà thân người rung rung và nước mắt trào lăn trên gò má.


Diễn từ của anh Chánh nói về tình hình khẩn trương, nhiệm vụ sẵn sàng tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã đến gần, lực lượng du kích Cứu quốc quân phải sẵn sàng làm tròn nhiệm vụ lịch sử giao phó, mỗi đồng chí phải nêu cao tinh thần chiến đấu, phải khắc sâu lời thề "Hy sinh vì Tổ quốc" để tròn nhiệm vụ giết giặc cứu nước, cứu lấy giống nòi ra khỏi vòng nô lệ. Thời cơ ngàn năm có một, bỏ mất thời cơ là có tội với lịch sử, với nhân dân.


Đồng chí Hồ Thiết đọc thư của Mặt trận Việt Minh tỉnh và trao lá cờ đỏ sao vàng thật to, giương cao trước mặt đoàn quân. Ban chỉ huy đón nhận lá cờ đang nhẹ bay trong gió sớm.

Đồng chí Trung nghẹn ngào, hai tay rung rung nâng một ống nhòm và một tấm bản đồ trao cho ban chỉ huy và đọc thư của nhân dân Bình Định gửi đến đội du kích Cứu quốc Ba Tơ.

Tôi thay mặt cho đại đội Hoàng Hoa Thám phát biểu về phong trào cách mạng và lực lượng vũ trang đã phát triển ở phía nam... Mai đây đại đội Hoàng Hoa Thám cũng sẽ tập trung để sẵn sàng làm nhiệm vụ. Toàn thể cán bộ chiến sĩ đại đội Hoàng Hoa Thám sẽ quyết tâm hy sinh chiến đấu, sát cánh cùng đại đội Phan Đình Phùng hoàn thành sự nghiệp của Đảng cùa nhân dân giao phó... Anh Kiệt đứng trước các đại biểu thay mặt cho đại đội hứa hẹn: Chúng tôi quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang mà Đảng và mặt trận đã giao phó dưới lá cờ này.

   "Đánh Nhật đuổi Pháp nhất định thắng lợi".
   “Việt Nam độc lập nhất định thành công".

Tiếng hô vang vừa dứt, thì cuộc diễu hành bắt đầu. Các trung đội đi đều qua các vị đại biểu, và sau cùng là trận đánh kiếm của các đơn vị bạch binh biểu diễn. Tiếng loảng xoảng gạt đỡ đâm chém vang lên từ các lưỡi dao 7, lưỡi gươm loang loáng quay nhanh như chớp trên những thân hình chắc khỏe vụt tiến, vụt lui, thể hiện rõ lòng dũng cảm, kiên quyết mãnh liệt, tinh thông của những chiến binh.


Cuộc duyệt binh kết thúc. Các đồng chí cán bộ đại đội, trung đội quây quần chung quanh các đại biểu giữa núi rừng kể cho nhau nghe không khí cách mạng ở địa phương. Tôi gặp lại một số anh em là cơ sở năm 1937-1939, phần lớn có mặt trong hàng quân như anh em thợ rèn Từ Nhai ở quê tôi. Anh Trương Quang Nguyên ở chi bộ Trà Bình năm 1939 cũng có mặt ở đây cùng với cha là Trương Quang Phương đang làm trưởng ban quân nhu tiếp tế của huyện. Đồng chí Địch, đồng chí Sơn (Trần Kiên) đều là nhũng cán bộ trung đội rất quyết tâm, tôi càng thêm tin tưởng.


Đồng chí Trung phát biểu cảm nghĩ của mình: Tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn từ khởi nghĩa Ba Tơ đến nay mà Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh Quảng Ngãi đã xây dựng được lực lượng tập trung lớn mạnh như vậy. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy một đội quân cách mạng nghiêm trang hùng dũng như hôm nay, nên tôi rất mừng, cảm động quá, người tôi run lên, cố nén cho khỏi khóc ba ra, nhưng nước mắt cứ chảy ròng ròng khi làm lễ. Tôi nghẹn ngào không nói lên lời. Các đồng chí hãy giúp chúng tôi, hãy đến với đồng bào Bình Định. Chúng tôi quyết noi gương các đồng chí, đứng lên giành chính quỵền.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2021, 12:35:23 pm »

Hôm sau tôi cùng anh Chánh sang Nghĩa Lâm thăm các chiến sĩ đang điều trị bệnh sốt rét và ghẻ lở. Ở đây ta có liên lạc được cơ sở trong nhà thương tỉnh giúp đỡ thuốc men và điều trị. Trong dịp này tôi được đồng chí Chúc dẫn đường đi thăm từng nhà và gặp đồng chí Nguyễn Quang Lâm đang hoạt động trong ban thanh niên cứu quốc Tư Nghĩa. Hỏi qua tình hình không có gì thay đổi, tôi quyết định đi thẳng xuống thị xã để đón đồng chí Hoạt trở vào cơ quan ấn loát cho kịp.


Đạp xe qua khỏi sân bay, thì đột nhiên lù lù bao nhiêu là lính Nhật. Quay lại thì dễ bị nghi ngờ. Tôi thản nhiêh huýt sáo đạp xe thong thả lướt trên đường. Tôi chuẩn bị tư thế nếu chúng ách lại lục soát thì chỉ có bắn rồi chạy tháo thân (tôi có mang khẩu ru-lô trong người). Vào thị xã không có tên Nhật nào, nhưng khi đến gần núi Bút thì lại đầy lính Nhật. Đèo đồng chí Hoạt trên xe, tôi hỏi vì sao bọn chúng trú đây đông thế?

- Đường xe lửa phía ngoài bị hỏng, bọn chúng không ra được. Chúng phải đổ quân vào các làng của thị xã để tránh máy bay Mỹ ném bom - Hoạt nói.

Một ý nghĩ nảy ra. Trước nay chỉ thấy quân Nhật chuyển vào nhiều, để rồi qua Thái Lan, Miến Điện... Nay lại chuyển ra chắc là bị đánh mạnh ở Việt Bắc hay bên Trung Quốc. Dù sao thì đây cũng là biểu hiện của sự thất bại của chú lùn ở Đông Nam Á.


Tôi càng nôn nao lo lắng. Phải khẩn trương tập trung đại đội Hoàng Hoa Thám cho kịp động viên duyệt binh để sẵn sàng lên đường chiến đấu kịp thời cơ.

Về đến cơ quan, anh Tâm đưa cho tôi xem mấy tờ (Chơn độc lập tờ, Tạp chí xung phong số 3 mới in xong và một số bài anh chuẩn bị cho số 4). Lúc này tờ Tạp chí xung phong bài vở vững vàng, trình bày và in ấn khá đẹp. Một tuần trôi qua, công tác chuẩn bị tập trung toàn đại đội Hoàng Hoa Thám đã được truyền đạt đến các đồng chí phụ trách đang lưu động theo từng trung đội ở nông thôn. Các ban quân nhu huyện đã chuyển lương thực trang bị lên suối Chí để tiếp tế theo kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. Một số trung đội đang tập luyện và các đội lưu động ở gần để tập trung về Núi Lớn.


Trưa ngày 14 tháng 8, trên đường đến cơ quan thường trực Tỉnh ủy đóng tại Thi Phổ (gần nhà anh Trần Lương), gặp đồng chí Trần Chí Hiền từ Huế vào Nha Trang đang sửa chữa chiếc xe con, chào hỏi chưa dứt lời thì đồng chí Hiền nói: - Quân Nhật đã đầu hàng Đồng minh rồi - Chắc không? Tôi hỏi lại. - Đêm hôm qua tôi ở Huế nghe rađiô, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Hiền nói - Thế thì mời đồng chí đi với chúng tôi vào cơ quan nói rõ để các đồng chí Tỉnh ủy nghe. Đây là một tin rất hệ trọng. Nếu sai đồng chí phải chịu trách nhiệm trước Đảng.


Sau khi nghe, đồng chí Trương Quang Giao (bí thư) cùng tôi trao đổi. Tin như vậy thì phải ra lệnh tổng khởi nghĩa chứ còn chờ đợi gì. Lúc này cơ quan chỉ có đồng chí Giao và tôi. Thảo chỉ thị số 8 (không có đồng chí đánh máy), chúng tôi lót giấy than viết tay, cấp tốc cho liên lạc chạy đến các Việt Minh phủ huyện. Chỉ thị số 8 viết: "Giặc Nhật đã đầu hàng Đổng minh. Các cấp hội, các ban chấp hành phải cấp tốc huy động toàn dân nhanh chóng vũ trang để kịp thời khởi nghĩa. Tình thế cấp bách, phải triệt để thi hành chỉ thị không được chậm trễ. Các đội tự vệ, tiểu đội du kích phải sẵn sàng!".


"Bạn chấp hành các cấp hội đều phải thi hành kỷ luật, triệt để huy động bằng hình thức công khai truyền đơn, cờ, áp phích, công khai biểu tình, mít tinh, võ trang, bắt giữ Việt gian".

Anh Giao bảo bây giờ Đôn phải chạy ra tìm anh Chánh về đây ngay. Tôi phóng xe ra đến nam núi Bút thì gặp anh Chánh đang phóng xe vào. Quay xe đi song song, tôi báo tin cho anh Chánh, thì anh Chánh cũng nói: Được tin chính xác trong thị xã đưa ra là Nhật đầu hàng nên tôi đạp xe vào đây. Thế là chính xác.


Về đến cơ quan, ba chúng tôi và có anh Hồ Thiết cũng vừa về, trao đổi xong ra chỉ thị số 9 nói rõ:

1. Tước khí giới quân Nhật và bảo an.

2. Phải huy động tự vệ du kích bảo vệ giữ gìn cơ quan cách mạng.

3. Phải huy động thợ rèn trong mỗi làng để rèn khí giới công khai.

4. Các cấp bộ và các ban chấp hành tổng làng đều phải may cờ Việt Minh cho nhiều.


Tôi và anh Chánh thống nhất kế hoạch quân sự. Ngày 15 và 16 tiến công chiếm các đồn miền núi, cướp vũ khí trang bị thêm cho ta.

- Đại đội Phan Đình Phùng có nhiệm vụ tiến công chiếm các đồn Gi Lăng, Sơn Hà, Trà Bồng, sau chuyển xuống phối hợp nhân dân khởi nghĩa chiếm huyện lỵ Sơn Tịnh, Bình Sơn và tây Tư Nghĩa.

- Đại đội Hoàng Hóa Thám có nhiệm vụ tiến công chiếm đồn Ba Tơ, Minh Long, Trường An và Nghĩa Hành, sau chuyển xuống phối hợp nhân dân khởi nghĩa chiếm huyện Mộ Đức, Đức Phổ. Bước sau sẽ phối hợp hai cánh quân bao vây tỉnh lỵ Quảng Ngãi và huyện lỵ Tư Nghĩa, chờ mệnh lênh tiếp sau. Hai bên phải giữ đường liên lạc qua Truông Ổi (tây Tư Nghĩa đông Nghĩa Hành) và các đường dự bị khác.


Ra khỏi cơ quan, trời chiều còn đỏ rực trên ngọn Núi Lớn. Tiếng tù và, tiếng mõ xa xa. Bỗng nhiên một hồi trống lớn rồi gióng ba thúc giục đùng đùng đùng và tiếng tù và tu tu tu dội lên trong xóm phía tây đường, rồi cờ đỏ sao vàng bay trên đoàn người vác đòn xóc, câu liêm, cuốc chĩa, rựa phát bờ, dao xắt chụối... đủ các, thứ vũ khí trong tay. Lại có từng nhóm nông dân băng qua các nẻo đường để đến nơi tập họp. Tôi hỏi việc gì mà chạy dữ vậy anh? Khởi nghĩa, khởi nghĩa rồi mà anh chưa biết à? Vừa nói vừa vút qua đường mất hút.


Tôi sực nhớ và nghĩ sao mà nhanh thế! Thật là khẩn cấp, thật là mau lẹ quá, người thực trong cuộc mà thấy như mơ. Về đến đồng Cát - Thiết Trường thì nam phụ lão ấu đang đổ ra đường xôn xao bàn tán thúc giục nhau may cờ may băng...


Không cần nghe, không cần quan sát gì nữa, tôi đạp xe chạy thẳng về cơ quan thì trên đồn Thương Chánh, từng đoàn người kéo xuống nói huyên thuyên: "Phải kiên quyết trấn áp nó mới chịu giao". Tôi hỏi xen ngang: "Giao cái gì?". "Khẩu súng lục".

Tôi đang viết vội mấy cái lệnh gởi các đồng chí phụ trách quân sự ở Mộ Đức, Đức Phổ tập trung du kích dự bị trong đêm có mặt ở chiến khu và nói với anh Tâm cho in nhiều truyền đơn bướm bướm và biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa.

Chị Trần Hàm thúc giục ăn cơm rồi đi kẻo đói. Chợt anh Thành (em út anh Hàm) đem giao một khẩu súng ru lô và mấy khẩu súng trường cho ban chỉ huy.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2021, 12:36:35 pm »

Đêm 14 chúng tôi vượt qua đèo Suối Ngổ đi đến suối Chí, địa điểm tập hợp toàn đội. Ở đây đã có mặt các đồng chí cán bộ cũ và mới: Đức, Nhạn, Phước, Trinh, Anh, Hoa, Họa, Trần Công Khanh, Khai, Dũ và Minh Thi, Trúng, Lê Kích, Mai Láo, Trần Hiệp, Nguyễn Văn Lịnh, Lâm Tự, Trân Công, Anh, On, Đinh San...


Biên chế cán bộ chiến sĩ vào 5 trung đội: Nguyễn Nghiêm, Cử Đình, Phạm Hồng Thái, Tư Tân, Ngô Đán và một đội dự bị, một ban thông tin tuyên truyền do đồng chí Tâm phụ trách với Hoạt, Nai, Dũng.

Mọi công việc sắp xếp, điều chỉnh vũ khí súng đạn, gươm dao đầy đủ cho các đơn vị.

Toàn đại đội tập hợp nghiêm chỉnh trước lá cờ của Tỉnh ủy giao cho tôi. Lúc này tiếng trống tiếng tù và đã vang vọng khắp nơi. Ai nấy đều nôn nao sốt ruột, mong được nhận nghiệm vụ để xuất quân, nên tôi chỉ nói vắn tắt mấy lời:

Thưa các đồng chí!

Từ ngày khởi nghĩa Ba Tơ, trải qua cuộc rèn luyện thử thách trên chiến khu Cao Muôn, rồi chuyển về đồng bằng sống trong lòng dân, bát cơm chén nước là của nhân dân nuôi dưỡng chúng ta. Thanh niên du kích, tự vệ là con em của đồng bào giao sinh mạng cho chúng ta.

Đội du kích Cứu quốc quân, đại đội Hoàng Hoa Thám chúng ta lớn mạnh đông đủ như ngày nay, là để hy sinh chiến đấu, giành độc lập cho Tổ quốc. Đó là sứ mạng nhân dân giao phó cho chúng ta.

Ngày nay thời cơ đã đến, quân Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ra lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Nhiệm vụ của đại đội ta trước hết là tiến công chiếm các đồn Ba Tơ, Minh Long, Trường An và phối hợp nhân dân khởi nghĩa chiếm huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức, Đức Phổ. Rồi phối hợp với đại đội Phan Đình Phùng ở phía bắc tiến lên giải phóng thị xã Quảng Ngãi. Đây là trận chiến quyết liệt với quân xâm lược Nhật và bọn tay sai. Các đồng chí hãy noi gương các liệt sĩ anh hùng đã xả thân vì nước như các cụ Lê Trung Đình, Tự Tân, Nguyễn Nghiêm... mà các đồng chí được mang tên các trung đội của mình. Các đồng chí hãy quyết tâm chiến đấu đến cùng, hãy anh dũng và kiên quyết làm tròn nhiệm vụ đã được giao phó. Chúng ta cùng thề "Hy sinh vì Tổ quốc" "Việt Nam độc lập muôn năm!".


Gần trưa các đơn vị tiến quân lên Ba Tơ, Minh Long, Trường An. Đến chiều có thư về báo cáo nhân dân và tự vệ ở Ba Tơ đã khởi nghĩa cướp chính quyền xong, lực lượng bảo an đã đầu hàng nộp súng. Con 12 tên Nhật khi nghe tiếng trống tiếng mõ nổi lên thì bỏ chạy vào rừng. Phía Minh Long cũng đã cướp chính quyền xong, ở Trường An không còn địch nên đồng chí Nhạn đưa trung đội xuống Đức Phổ. Đến nơi được tin đồng bào đã cướp chính quyền nên chuyển quân ra hướng Mộ Đức.


Đến mờ sáng ngày 16 tháng 8 tôi và anh Trần Công Khanh cùng hai trung đội đã áp sát bao vây quận lỵ Nghĩa Hành, đồng thời các đoàn biểu tình từ phía tây trên bộ, dưới thuyền cờ giong, trống gióng ào ào kéo đến. Tên tri huyện ra lệnh cho bảo an binh đầu hàng. Vừa lúc ấy thì đoàn biểu tình phía đông kéo lên. Dọc bờ sông Vệ đỏ rực cờ trong làn sóng người hô vang khẩu hiệu "Việt Nam độc lập muôn năm! Mật trận Việt Minh muôn năm!".


Kế hoạch giải phóng miền núi và cướp chính quyền Nghĩa Hành xong và được tin Mộ Đức, Đức Phổ đã cướp chính quyền xong trong ngày 15 tháng 8. Chiều ngày 16 chúng tôi chuyển quân xuống Kỳ Thọ - Hòa Vang, gởi báo cáo cho thường trực Tỉnh ủy và anh Chánh (lúc này thường trực ở Xuân Phổ).    Được thư Mộ Đức báo tin đêm 14 tháng 8 một xe Nhật bị hỏng đứng ở phía nam chợ Cát, đồng chí Trần Thành chỉ huy tự vệ định bí mật tiếp cận tập kích. Bị lộ bọn Nhật bắn đồng chí Thành trúng đạn hy sinh. Đồng bào nổi trống mõ, địch bỏ chạy lên rừng. Trưa ngày 15, bọn Nhật ở Quảng Ngãi vào lùng sục đốt mấy nhà dân trong vùng.


Một trung đội do đồng chí Hoa đội trưởng, đồng chí Nhơn chính trị viên, có nhiệm vụ tiến xuống đông Mộ Đức để qua đông Tư Nghĩa, đã bố trí phá cống Mỏ Cày để phục kích đánh xe Nhật. Đến tối, đang chuyển quân theo đường 1 thì gặp bốn xe Nhật từ Quảng Ngãi vào, ta triển khai phục kích bên đường bắn vào đèn xe rồi xung phong, chém được một số Nhật, nhưng đoàn xe thứ hai tiếp đến, dừng lại chi viện, ta bị thương vong một số phải rút lui. Kết quả ta diệt được nhiều địch nhưng không kịp thu hết vũ khí.


Nghe tiếng súng vòng cầu nổ nhiều ở hướng Mỏ Cày, chúng tôi cho trung đội đồng chí Huỳnh Quang Lầu tiến xuống phía bắc thị trấn Sông Vệ phục kích chi viện. Suốt đêm Nhật không vào ra. Đến gần trưa, tôi ra lệnh rút quân về phía tây đường sắt. Nhưng đồng chí Nguyễn Duân (Việt Minh Tư Nghĩa) yêu cầu chậm lại để ăn cơm đồng bào úy lạo chiến sĩ. Tôi không từ chối được, nên để đơn vị ở phía tây thị trân. Vừa ăn cơm xong, mấy xe Nhật từ phía nam ra. Thấy đồng bào đang tập trung đông ở bắc cầu sông Vệ, chúng xả súng bắn bừa bãi để chạy qua. Một số đồng bào bị thương. Trung đội đồng chí Huỳnh Quang Lầu bị tử thương ba, trong đó có đồng chí Dũ và Nai. Đứng trước thi hài các đồng chí hy sinh, cúi đầu vĩnh biệt khi mai táng, lòng tôi đau xót bao nhiêu, thì căm thù uất hận bây nhiêu. Chúng tôi cùng thề quyết tiếp tục sự nghiệp đến thắng lợi cuối cùng. Trong đêm 15 ấy, nghẹn ngào viết thư báo cáo cho anh Chánh, nước mắt tôi cứ nhỏ xuống từng hạt làm nhòe trang giấy mà tôi không làm sao ngăn được, thì cũng là lúc nhận được thư anh Chánh báo tin đại đội Phan Đình Phùng đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ miền núi. Đồng bào Sơn Tịnh, Bình Sơn cũng đã cướp chính quyền xong, ở đồn Gi Lăng ta đã dùng mưu bắt tên quản Trân, buộc hắn đầu hàng giao đồn cho ta nên không đổ giọt máu nào. Nhưng đánh Nhật ở đầu cầu Châu Ô thì đồng chí Tuôi cán bộ trung đội đã hy sinh.


Riêng ở Xuân Phổ, khi ta phát động khởi nghĩa, mấy tên Nhật kéo đến uy hiếp đàn áp. Bị đồng bào bao vây đâm chết mây tên, bọn chúng bỏ xe chạy bộ. Đoán thế nào chúng cũng trả thù, vì vậy trung đội của đồng chí Đề Xi đã về chi viện. Đúng ngày 15 tháng 8, một trung đội quân Nhật chia làm hai mũi kéo đến. Du kích cứu quốc quân và tự vệ phối hợp phục kích đánh diệt được một số, chúng phải rút lui, nhưng bên ta đồng chí Đề - Xi bị hy sinh rồi! Đọc đến đây lòng tôi quặn đau, thương tiếc vô cùng một đồng chí, một người bạn xuất thân từ dân chài lưới ở ven biển Bình Sơn, tiếng nói oang oang vì đã quen sóng gió, tác phong xốc vác chẳng bao giờ từ nan một việc gì. Trong tù cũng như trong khởi nghĩa, anh luôn luôn xung phong trong mọi việc gian nan nguy hiểm. Giờ đây anh không còn tiếp tục chiến đấu được nữa. Quá đỗi đau thương! Thư anh Chánh còn nhắc nhở, đã giành được thắng lợi rực rỡ, trong hai ngay qua nhưng phải hết sức đề cao cảnh giác, và phải giữ nghiêm kỷ luật quân sự, tránh mọi sơ hở tổn thất đáng tiếc, phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong mọi tình huống...
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2021, 12:49:56 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2021, 12:38:15 pm »

Những ngày này liên tục bổ sung tự vệ. Quân số đại đội gần ngàn người. Sau khi chấn chỉnh lực lượng, chúng tôi điều động một bộ phận bố trí chiếm giữ cầu Xóm Xiết đến chợ Chùa (đường thị xã đi Nghĩa Hành). Bộ phận bố trí ở La Hà, Đại An ngăn chặn cắt địch trên đường thiên lý. Còn đại bộ phận đứng trên đường xe lửa theo kế hoạch, giữa hai đại đội nam bắc thị xã để chờ mệnh lệnh.


Ngày 18 tháng 8 tôi ra họp ban quân sự tại Xuân Phổ, thống nhất nhận định thắng lợi trong mấy ngày qua và rút kinh nghiệm qua những hy sinh tổn thất. Rồi đi sang Vĩnh Lộc để họp thường trực Tỉnh ủy. Qua sông Trà đến đường cái quan, từ Hà Tây lên Phước Lộc nhiều cây mù u to như cây cổ thụ đều bị chặt hạ nằm ngổn ngang trên đường. Từng đoàn người, tay cầm vũ khí gặp nhau đều giơ nắm tay hô to "Lê Trung Đình" để chào nhau. Đình làng và trường học Phước Lộc băng cờ rực rỡ. Trong vườn đình có cuộc mít tinh để tòa án nhân dân cách mạng xử tội tên bang tá đã chống cộng khét tiếng trong nặm 1930-1931. Tiếng hô đả đảo, đả đảo vang trời...


Về đến cơ quan Tỉnh ủy (lúc này đóng tại quê tôi), chúng tôi báo cáo tình hình xong, đồng chí Giao thúc giục tôi chạy về thăm mẹ kẻo bà mong lắm. Về đến nhà, mẹ tôi ôm đầu con vào ngực - Con có bị sao không? Nghe đánh nhau với quân Nhật mẹ lo quá! - Mấy hôm nay con cưỡi ngựa chạy mãi xây  sát đau chân chứ - Không sao đâu mẹ ạ - Bích nhà con đâu mẹ? Tôi hỏi - Vợ mày nó công tác phụ nữ ở Xuân Hòa, mấy hôm nay khởi nghĩa có về được đâu. Anh Khế mấy tuần nay không đến. Còn anh Mười Kiệt với anh Bốn mày, cũng đi luôn mấy hôm nay. Chỉ có anh Giao đến bữa thì lại ăn cơm rồi đi làm việc, chẳng thấy ngủ nghê gì cả. Đến hôm nay đã lấy được tỉnh chưa con? Mẹ tôi vừa trả lời vừa hỏi một thôi. Tôi không kịp trả lời.


Anh Giao về ăn cơm, nói mới nhận được báo cáo của anh Định (Mô) phụ trách thị xã, thì trong đêm 15-16 lực lượng thanh niên và công nhân công chức Cứu quốc phối hợp với nhân dân, tự vệ Nghĩa Lộ đã nổi dậy cướp chính quyền, chiếm các cơ quan như đồn khố xanh, sở mật thám, nhà đèn, bưu điện, ngân hàng. Tên tỉnh trưởng Lương Trọng Hối ta giữ lại dinh tuần ngũ để làm con tin liên lạc với Nhật. Như vậy coi như cướp chính quyền toàn tỉnh xong trong đêm 16 tháng 8. Quân Nhật nằm yên trong đồn khố xanh (góc thành tây nam) nhưng ta phải cảnh giác sẵn sàng chiến đấu. Mặt khác ta cũng tự kiềm chế, để thương lượng giải quyết đỡ tốn xương máu. Mẹ tôi vừa nghe, vừa loay hoay gói cho tôi một gói. Cơm nước xong tôi tạm biệt anh Giao. Mẹ tôi nói đây là hai khúc bánh tét mẹ nấu cho các anh mang theo, để đói đâu ăn đó. Con đem theo để phòng lỡ bữa.

- Con đi mẹ nhé - Mẹ tôi bước theo ghì đầu tôi vào ngực lần nữa - Con đi mạnh khỏe, phải cẩn thận con nhé. Hai hàng nước mắt lăn trên gò má mẹ, nhưng không một tiếng khóc. Tôi cũng bùi ngùi nhìn mẹ rồi treo lên ngựa quay về cơ quan.


Sau các trận đánh quyết liệt với quân Nhật ở Xuân Phổ, Mỏ Cày, Châu Ô, Đồng Cát, Cổ Lũy... các toán quân Nhật bố trí phòng không ở các đầu cầu Trường Xuân, Trà Khúc, Lam Điền, Trà Cầu, Sa Huỳnh... đứa thì bị tự vệ chém chết, đứa thì thấy nhân dân ầm ầm nổi dậy, đập xiềng chạy trốn, bọn Nhật không sao tìm được, cũng không đi nhặt xác bọn chết ở Xuân Phổ. Chúng đề nghị gặp Việt Minh để thương lượng.


Ngày 22 tháng 8 cuộc thương lượng đã đi đến thỏa thuận. Ủy ban khởi nghĩa tỉnh ra chỉ thị số 4 với nội dung: Thời ky cách mạng giới nghiêm khắp các ngả đường canh phòng nghiêm ngặt... có phần trở ngại cho sinh hoạt của đồng bào... bắt đầu từ ngày 21 tháng 8 các chợ hương thôn nhóm họp như thường...


Và chỉ thị số 14 ngày 22 tháng 8 nói rõ đình chỉ các cuộc tiến công quân Nhật, không xâm phạm người Nhật tránh xô xát đổ máu vô ích, trừ phi quân Nhật đánh đồng bào, ta phải đánh bảo vệ.

Nơi nào bắt được người Nhật, hoặc gặp người Nhật chạy lạc thì báo cáo lên trên để trao cho Nhật.

Đình chỉ các cuộc bãi công, đình công, bãi thị, những người làm việc trong các công sở phải làm việc lại...

Ngày 25 thấng 8 năm 1945 ta và Nhật ký hiệp định, (bên ta do đồng chí Trần Tống đại diện).

- Quân Nhật không can thiệp vào nội trị Việt Nam và các cuộc vận động quần chúng của Việt Minh.

- Việt Minh không xâm phạm quân Nhật, không dán yết thị và truyền đơn chống Nhật nữa. 

- Quân Nhật tuyệt đối không đánh nhân dân Việt Nam. Nếu quân đội nhân dân Việt Nam tự ý đánh quân Nhật thì quân Nhật sẽ cương quyết đối phó. Về bên Việt Minh cũng tuyệt đối không đánh quân Nhật, nếu quân Nhật tự ý đánh quân Việt Minh thì Việt Minh sẽ cương quyết đối phó lại như thế. (Bản hiệp định này nay còn lưu tại bảo tàng Quân khu 5).


Theo hiệp định, quân Nhật chỉ đóng trong đồn khố xanh và chuẩn bị rút về Đà Nẵng, ta mở đường giao thông số 1, khi đi phải báo trước, và được đi đến chợ mua lương thực thực phẩm.

Ngày 30 tháng 8, ngày hội lớn của nhân dân Quảng Ngãi mừng cách mạng mùa thu đại thắng, mừng chính quyền cách mạng đã được thành lập... Toàn đại đội Hoàng Hoa Thám tập trung từ An Đại xuống đường số 1. Trước mắt chúng tôi rợp trời cờ bay, tiếng hô dậy đất "Việt Nam độc lập muôn năm". Từng đoàn người xếp hàng tư, hàng năm, tràn ngập mặt đường nối tiếp nhau không một khoảng trống.


Năm trung đội xếp hàng ba của đại đội Hoàng Hoa Thám chỉnh tề chiếm phần đường bên trái rập bước tiến lên. "Hoan hô du kích Cứu quốc Ba Tơ". Đoàn phụ nữ vũ trang dao thắt ngang lưng tay vẫy cờ mặt nhìn theo đoàn quân tung hô nhiệt liệt. Ánh bình minh tỏa sáng trên sóng lúa rập rờn bên đồng ruộng như reo vui cùng với ngày đại thắng, tạo nên khung cảnh hiếm thấy.


Một chiếc máy bay Mỹ đen sì nghiêng mình xoi mói rồi bay đi, chẳng ai thèm để ý. Đoàn quân cùng với đoàn dân vô tận hùng dũng tiến lên, mãi đến cống Kiểu. Có một toán quân cùng với đội trưởng giương cao ngọn cờ bước tới. Chúng tôi xuống ngựa chào và nhận báo cáo: - Tôi chỉ huy trung đội thuộc đại đội Phan Đình Phùng theo lệnh đồng chí Chánh ra đón đại đội Hoàng Hoa Thám về tham gia cuộc duyệt binh (đó là Sơn, túc Trần Kiên).


Nhìn vào các ngả đường vào trung tâm thị xã, không thể đưa đoàn quân vào sân vận động được, nên chỉ cử một đơn vị đại diện, còn đại bộ phận dừng lại ở Bâng-ga-lụ (khách sạn) và trường học, bố trí cảnh giới đề phòng quân Nhật phản trắc.


Cuộc mít tinh tại sân vận động bị biển người tràn ngập từ trong cho đến các ngả đường, mà dòng người từ năm cửa ngõ vẫn ùn ùn kéo vào, nên không con đường duyệt binh, băng cờ ngập các đường phố, chuyển động không ngừng, tiếng hô "Việt Nam độc lập muôn năm", "thà chết không làm nô lệ", "ủng hộ Việt Minh", "Hy sinh vì Tổ quốc" cứ như thể không bao giờ dứt, cho đến khi tiếng loa vang yêu cầu đồng bào trật tự.

Từ trên khán đài đồng chí Nguyễn Chánh đứng lên tuyên bố:

- Theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng, từ ngày khởi nghĩa Ba Tơ, đồng bào "Lê Trung Đình"1 (Lê Trung Đình là tên của một nhà lãnh đạo phong trào chống Pháp, bị xử tử, lấy tên ấy đặt cho tỉnh Quảng Ngãi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945) đã đứng lên muôn người như một dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Ngày 14 tháng 8 quân Nhật đầu hàng. Theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, chúng ta đã hy sinh chiến đấu giành chính quyền từ miền núi đến trung châu. Đến ngàỵ 16 tháng 8 chính quyền toàn tỉnh đã thuộc về ta. Ủy ban nhân dân cách mạng đã được thành lập, trật tự an ninh đã được khôi phục bình thường. Nay Mặt trận Việt Minh tổ chức mừng ngày toàn thắng và ủy ban nhân dân cách mạng Lê Trung Đình ra mắt đồng bào.


Đồng chí Trần Toại chủ tịch và các đồng chí trong ủy ban đứng lên tuyên thệ nguyện đem hết tinh thần nghị lực phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân... Cuộc mít tinh chuyển sang tuần hành. Các đơn vị vũ trang diễu hành kéo dài cho đến quá trưa mới kết thúc. Từng đoàn người chuyển về địa phương trong tiếng reo vang đại thắng.


Quân Nhật thu nhận tàn binh và nhặt nhạnh thi hài hỏa táng rồi về thẳng Đà Nẵng.

Đại đội Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám tiến vào nội thành, lập chỉ huy sở ở đồn khố xanh, và chia quân bố trí bảo vệ các vùng xung yếu trong toàn tỉnh, sẵn sàng chiến đấu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2021, 12:42:27 pm »

TỔ QUỐC LÂM NGUY, QUYẾT CHIẾN!


Ngày 2 tháng 9 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Chính quyền cách mạng Trung Bộ tổ chức. Anh Chánh nhận chức vụ ủy trưởng quốc phòng Trung Bộ, trong ủy ban nhân dân cách mạng Trung Bộ, điều động anh Kiệt cùng một số cán bộ và mấy đơn vị du kích Cứu quốc quân Ba Tơ ra Huế bảo vệ cơ quan. Anh Trần Quý Hai dự hội nghị Tân Trào, trên đường nhận được tin Tổng khởi nghĩa, anh về Huế nhận công tác luôn.


Tôi đương bàn kế hoạch chiến đấu và mở rộng lực lượng giải phóng quân Quảng Ngãi thì được điện ra Huế. Đồng chí Thêm từ Quảng Nam - Đà Nẵng đưa xe vào đón. Lực lượng vũ trang Quảng Ngãi do đồng chí Thứ, Khoách... phụ trách.


Lần đầu tiên tôi ngồi vào chiếc xe bóng nhoáng của quan Tây để lại, nhún nhẩy qua các đoạn đường phá hoại, rồi êm ái lướt nhanh. Nhìn qua thị trấn, nông thôn đâu đâu cũng cờ đỏ sao vàng rực rỡ trong thôn xã, và những anh tự vệ mang băng cờ đỏ gác đường vào thị trấn. Xe qua Tam Kỳ, qua cầu sông Thu Bồn đến Đà Năng, vào một ngôi nhà đô sộ ở sông Hàn để ăn cơm đợi tiếp xăng. Tiếng chuông đổ, điện thoại reo: "A lô! A lô! Thái Nguyên Thành đây, Trần Cao Vân hả? Đã đến đây rồi, chờ lấy xăng. Đưa ra ngay". Lần đầu tiên tôi nghe điện thoại.


Xe bon lên đèo Hải Vân khi trời chiều. Cây rừng rợp bóng che mát mật đường, xe chạy chậm ngoằn ngoèo như rắn lượn, trườn lên đồi núi. Gần lên đỉnh sương càng mù, nhìn xuống biển nước xanh trong loang loáng, những áng mây vàng ấp bóng mặt nước đổi màu. Xa xa những cánh buồm rập rờn trên làn sóng tạo cảnh thiên nhiên cực đẹp. Qua khỏi đèo, vịnh Lăng Cô trải rộng một vùng nước bạc vỗ nhẹ vào bờ lượn quanh theo bãi cát.


Đồng chí lái xe cảm hứng giới thiệu ở đây có món sò huyết đặc sản, mà chưa được nếm thử...

Về đến Tòa khâm, nơi cơ quan Trung Bộ đón anh em về dự hội nghị do Đảng triệu tập, các chiến sĩ áo đen của đội du kích Cứu quốc quân Ba Tơ đang đứng gác. Một nhóm khác chạy lại tay bắt mặt mừng hỏi đủ chuyện. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh đến gặp ngay và cho biết đồng chí ra không kịp, cuộc họp Xứ ủy lâm thời vừa xong. Tình hình chung rất khẩn trương, giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền càng khó hơn. Chúng ta phải gấp rút chuẩn bị đối phó với quân Đồng minh vào tước khí giới Nhật. Đồng thời phải chuẩn bị đánh bọn Pháp, chúng nó sẽ dựa vào nhau để xâm lược nước ta, bắt ta làm nô lệ lần nữa. Phong trào Quảng Ngãi mạnh mẽ nhất. Còn nhiều tỉnh tuy ta đã giành được chính quyền, nhưng phong trào tổ chức lực lượng còn yếu lắm. Công việc rất bề bộn, nhất là phải lo xây dựng lực lượng vũ trang cho mạnh mới được. Thôi ăn cơm nghỉ ở đây rồi anh Chánh sẽ làm việc cụ thể. Công việc Quảng Ngãi sẽ có đồng chí khác phụ trách, đồng chí sẽ nhận nhiệm  vụ mới. Cơm ở đây chỉ có bát đĩa là nhiều, chứ chắng có gì, cơm Việt Minh mà, nhưng phải cố gắng ăn để lấy sức làm việc.


Đúng như lọi anh Thanh đã ân cần nhắc nhở, cơm nước xong tôi lên phòng, nghỉ trên chiếc giường Hồng Công - có lẽ của viên khâm xứ hay quan cao nào đó. Tôi táy máy cầm nắm vào mấy cục gì xinh xinh bên gối đầu giường. Một ông trạc 50 tuổi, đầu chít khăn đóng, mặc bộ áo ka ki màu trắng dài ngang đầu gối đến bên giường:

- Dạ thưa ngài cần gì ạ? - Ông nói - Có chuông gọi tôi mà.

Tôi nhanh trí:

- Xin ông cho thêm nước uống.

Ông đi rồi tôi mới tự hiểụ, cái cục xinh xinh ấy là công tắc bấm đèn, bấm quạt, bấm chuông bồi phòng, mới hay thế nào là ở nhà Tây lấy vợ Nhật như dân thượng lưu thường kháo.


Đứng trên bao lơn nhìn qua thành Huế, một bức thành cao ngất chạy dài phía bắc sông Hương. Trên đường, dưới sông sau những ngày Tổng khởi nghĩa, Bảo Đại thoái vị, trước mắt tôi rừng cờ rợp đất chen dưới bóng cây xanh. Sông Hương thuyền bè chật ních, cờ đỏ lớn nhỏ cuốn theo chiều gió, xuôi, ngược, qua lại trên dòng sông. Người lại, xe qua nhộn nhịp trên cầu Tràng Tiền, với những cánh áo hồng, áo tím của các cô các bà mặt đầy son phấn, ở vườn hoa trước mặt Tòa khâm bên bờ sông Hương, một tốp nhạc binh trong bộ quần áo trắng toát tay cầm kèn đồng bóng loáng, đang tập bài ca cách mạng theo nhịp cờ của người nhạc trưởng. Trên đường một đơn vị thanh niên tuyên truyền mới chuyển thành giải phóng quân mang súng diễu hành rập bước trong bộ áo quần cộc màu ka ki vàng cháy. Tất cả, ồn ào, náo nhiệt, rập rờn xanh, đỏ, tím, vàng đủ màu đủ vẻ trước mắt. Tôi đang say trong cảnh vật thì đồng chí Thủy (bảo vệ anh Chánh) mời tôi vào làm việc, kéo tôi ra khỏi cảnh ngoạn mục của thành phố Huế tráng lệ nguy nga mới về tay cách mạng.


Anh Chánh phổ biến: Tình hình chung rất khẩn trương. Mấy thằng Tây mới nhảy dù xuống, chúng ta vừa bắt được đang khai thác. Bọn Pháp từ Xa-va-na-khét tiến theo đường 9 ta phải điều trung đội đồng chí Mai Láo (du kích Ba Tơ) phối hợp với lực lượng vũ trang Quảng Tri lên án ngữ Pha Lan, Lao Bảo phòng địch từ Lào đánh qua. Nhiệm vụ của anh là đi cùng anh Phan Tử Lăng (giám đốc bảo an binh của chính quyền cũ) đi kiểm tra tình hình trang bị vũ khí và lực lượng vũ trang các tỉnh Nam Trung Bộ. Anh Lang phái viên chính trị, anh Lãng làm phái viên quân sự... có nhiệm vụ trình bày nhận định của Trung ương và Xứ ủy lâm thời Trung Bộ với cán bộ Đảng và Việt Minh các tỉnh. Chúng ta đã làm các tỉnh tập trung khả năng xây dựng lực lượng vũ trang như chúng ta đã làm ở Quảng Ngãi. Đối với bảo an binh thì động viên anh em, những ai không tự nguyên tham gia quân đội cách mạng thì cho về. Tranh thủ sĩ quan và hạ sĩ quan, người nào có lòng yêu nước thì dùng làm huấn luyện quân sự, quan trọng là phải nắm cho được vũ khí... Mặt khác nói rõ với cán bộ Đảng và Việt Minh phải chuẩn bị kháng chiến, phải tích cực nắm công nhân, nông dân Cứu quốc, đưa những thanh niên hăng hái nhiệt tình vào lực lượng vũ trang, cầm súng thay cho bảo an binh. Phải chuẩn bị hậu phương căn cứ của mỗi tỉnh, mỗi huyện. Chuyển những phương tiện tài sản cần thiết ra ngoài thành phố, cái gì không dùng đến thì đưa về Quảng Ngãi, nhất là máy móc xe cộ cần cho quân giới... Phải chuẩn bị tư tưởng cho các đồng chí chính quyền các tỉnh sẵn sàng khi cần là chuyển ra ngoài thành phố, đừng say sưa luyến tiếc, phải chủ động để kháng chiến khi địch tấn công ta.


Anh Phan Tử Lăng là con người rất có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành chủ trương cách mạng tốt, làm việc hăng hái chặt chẽ, cái gì cần như điều chỉnh vũ khí... thì bàn kỹ, thống nhất rồi quyết định, nhớ gửi liên lạc báo cáo.   


Tôi nhận một bộ quần áo cộc màu vàng cháy trong kho đưa ra và một băng đỏ, thêu chữ ủy viên chính trị có ngôi sao vàng, và giấy giới thiệu là phái viên chính trị của ủy trưởng quốc phòng Trung Bộ. Sáng hôm sau anh Phan Tử Lăng đưa xe đón tôi, hai anh em cùng đi về phía nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2021, 12:43:40 pm »

Vượt qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ở đây Việt Minh đã nắm chắc vũ khí và đang tích cực xây dựng các chi đội giải phóng quân. Vào đến Sông Cầu làm việc, và nghỉ lại tòa sứ cũ. Tình hình xung đột nhau ở Tuy Hòa cũng đã giải quyết ổn thỏa. Trên đường vào phía nam chúng tôi xuất trình giấy tờ cho trạm gác của tự vệ. Sau khi xem giấy tờ hỏi đi hỏi lại: ủy trưởng quốc phòng Trung Bộ là cái gì? của anh tự vệ đeo băng đỏ mang sao vàng trên ca lô. Tôi giải thích một hồi rất ôn tồn lễ độ, đồng chí mới mở cửa cổng gác qua cầu Xóm Lụa. Đến sông Đà Rằng đang bị lũ ngập đường phải ngủ lại một đêm. Hôm sau xe vào đến phía nam đường vẫn ngập, ba người cùng đẩy, rồi chạy vào Nha Trang.


Qua hai ngày trên đường tôi đã tranh thủ thì giờ học cách đọc bản đồ, những dòng sông xanh, những con đường đỏ, đường đen, đường răng cưa xe lửa, xóm làng dân cư, bình độ đồi núi, vị trí đình chùa thành phố. Cái gì tôi cũng hỏi và anh Phan Tử Lăng nhiệt tình giảng giải. Đúng là một giáo viên quân sự. Anh thấy tôi không giấu dốt nên nói thêm chuyện tính năng tác dụng các thứ vũ khí, nào bức kích pháo (bắn vòng cầu thế nào), súng đại liên hốt-kích vì sao có vỏ ngoài để chứa nước...


Vào Nha Trang làm việc với anh Tôn Thất Vỹ, Trần Chí Hiền, truyền đạt lại nội dung của ủy truỏng quốc phòng Trung Bộ, nhất là vấn đề chuẩn bị kháng chiến, chuẩn bị chiến khu. Tấm bản đồ trải rộng. Chúng tôi thống nhất lây Đồng Trăn đất sét làm hậu phương để cất giấu những gì cần thiết nhất. Sau đó anh Hà Văn Lâu bàn việc lấy thanh niên bổ sung để phát triển lực lượng. Lúc này Nhật và tù binh Pháp chưa ra mặt hoạt động chống phá ta. Qua Ninh Thuận đi thẳng vào Phan Thiết. Trong khi phổ biến nhận định tình hình và chủ trương chuẩn bị kháng chiến với anh Nhơn (chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng) thì cũng là lúc nhận được tin từ Sài Gòn chuyển ra: "Đêm qua Pháp đã bắt đầu tấn công chiếm các cơ quan của ta". Thế là cuộc kháng chiến Nam Bộ bắt đầu đêm 22 rạng ngày 23 tháng 9. Trải tấm bản đồ xác định hướng xây dựng hậu phương căn cứ. Anh Nhơn cho biết có nhiều thứ máy móc và công nhân Dĩ An chạy ra. Máy móc của ngành xe lửa và xe cộ, bánh lốp, xăng dầu đưa lên chiến khu không tiện. Tôi đề nghị chủ tịch trưng dụng xe lửa cho chuyển ra giao cho Bình Định, Quảng Ngãi.


Tôi và anh Phan Tử Lăng đến đồn bảo an binh. Đồng chí chỉ huy tập hợp binh sĩ còn hô "tuốt lưỡi đồng bồng súng chào” (theo khẩu lệnh bảo an binh của chính phủ Trần Trong Kim lúc bấy giờ). Sau khi anh Lăng kiểm tra vũ khí, tôi nói rõ tình hình thực dân Pháp trở lại đây xâm lược. Không bao lâu chúng sẽ tấn công đến đây. Nhiệm vụ chúng ta là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Anh em ai tình nguyện hy sinh chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc thì được gia nhập giải phóng quân, anh nào vì hoàn cảnh gia đình không tình nguyện thì được về với vợ con. Việc tổ chức bổ sung xây dựng lực lượng và chỉ huy từ nay đặt trực tiếp dưới quyền của ủy ban nhân dân cách mạng và Mặt trận Việt Minh để kịp thời chiến đấu chống địch.


Trên đường trở ra Ninh Thuận để lên Đồng Nai, Đà Lạt, tôi miên man nghĩ đến tình hình thật cấp bách, phong trào cách mạng còn non kém, nhiều nơi quần chúng hưởng ứng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi nhưng tổ chức các đoàn thể mới đánh trống ghi tên, trong điều kiện quá dễ dàng, chứ tư tưởng chưa lường hết khó khăn trong việc bảo vệ chính quyền cách mạng. Vấn đề cốt yêu phải chăng là nắm cho được quần chúng công nhân và xây dựng cho được lực lượng vũ trang giảỉ phóng quân và du kích tự vệ.


Dừng lại Ninh Thuận kiểm tra vũ khí bảo an binh. Chỉ vẻn vẹn vài chục súng trường và đồng bào đánh cá mới vớt được một khẩu 20 ly bị sét rỉ không có đạn. Các đồng chí yêu cầu trên chi viện, nhất là chi viện súng đạn để phát triển lực lượng. Anh Lê Tự Nhiên thiết tha căn dặn vấn đề này. Tôi báo tin cho các anh biết về quân Nhật, Pháp dưới sự chỉ huy của Anh đã nổ súng đánh ta ở Sài Gòn và trao đổi ý kiến một mặt phải bao vây quân Nhật, đồng thời phải chuẩn bị hậu phương căn cứ để khi cần thì chủ động lui ra nắm chắc quần chúng công nông và lực lượng võ trang, không tiếc rẻ ở trong thành phố vì không thể nào giữ lâu dài được.


Xe lên Lâm Viên (Đà Lạt) bị hỏng giữa rừng, phải sửa chữa mấy giờ đồng hồ mới lên đèo Ngoạn Mục. Từng luồng sương mù mờ đục đã giăng từng mảng trên những đồi thông. Xe chạy quanh co vòng vèo, càng gần đến Đà Lạt sương càng mù nhiều hơn. Khi chạy vòng theo một khu rừng có những con hươu, con nai nghênh cặp sừng đầy nhánh nhóc. Anh Phan Tử Lăng nói với tôi, đây là những con cà tông trong khu rừng cấm, chỉ để cho bọn toàn quyền và Bảo Đại săn bắn giải trí, nên chúng nó dạn lắm. Xe đi chậm vào thành phố. Những ngọn đèn trên đường, lượn theo từng đồi cao xa xa trông như những chòm sao bên chân trời mù đục, chòm thấp, chòm cao kỳ ảo, trong bầu trời đầy sương nặng hạt.


Ra khỏi xe đã thấy lành lạnh người. Anh Chung Văn Năm đón, đưa chúng tôi vào một ngôi nhà sàn bằng gỗ khá sang trọng, đưa áo ấm mũ len cho chúng tôi dùng. Anh nói càng về đêm càng lạnh, dễ bị cảm và viêm ho.    Chúng tôi truyền đạt lại chủ trương và tình hình mới. Anh Lăng kiểm tra lực lượng bảo an và vũ khí đạn dược. Ở đây Nhật nhốt tù binh Pháp và Pháp kiều khá đông. Đó là mối lo không khác gì Nha Trang. Riêng về vũ khí thì ở đây khá nhiều, có hơn bốn trăm khẩu súng trường và ít súng máy, vì Nhật tịch thu của Pháp đưa về giữ ở đây.


Chúng tôi bàn kế hoạch kháng chiến. Anh Năm và Điềm đề nghị phải giữ đèo Blao vì đó là nơi địa thế hiểm yếu. Cuối cùng thống nhất là Lâm Viên phối hợp Đồng Nai thượng bố trí lực lượng ở đèo Blao và đưa thêm lực lượng phục kích, tiêu hao địch phía trước mới giữ được lâu.   


Mặt khác phải chuẩn bị hậu phương giáp với Ninh Thuận để hai bên dựa vào nhau kháng chiến lâu dài. Những thứ không chuyển vào căn cứ hậu phương thì trưng dụng xe đưa xuống Tháp Chàm để xe lửa chuyển ra phía bắc. Riêng số vũ khí, trừ phần trang bị thêm cho tự vệ, con lại anh Năm cũng đồng ý chi viện cho Ninh Thuận một số vì ở đây quá ít.


Viết đến đây, tôi chạnh lòng nhớ đến anh Năm, một con người nhân hậu nhiệt tình dễ mến. Trong khi làm việc, thỉnh thoảng anh lại ho. Anh quán triệt tình hình nhiệm vụ rất nhạy bén, và tình cảm đồng chí rất thiết tha, lo lắng cái riêng và cái chung khách quan và không cục bộ, nên sau khi xem giấy giới thiệu, anh làm việc giải quyết nhanh chóng. Tuy gặp nhau không lâu mà chúng tôi rất mến phục nhau. Trong chín năm đánh Pháp tôi để ý tìm nhưng không gặp, sau này mới biết hình như anh đã hy sinh trong năm đầu kháng chiến sau khi chuyển về hậu cứ.


Chiều hôm sau từ giã Lâm Viên trở lại Nha Trang để lên Buôn Ma Thuột. Chúng tôi dừng lại gặp cụ Trương Quang Hy giám đốc quận III xe lửa, để bàn việc giữ vững đường huyết mạch giao thông, tập trung sức vận chuyển các phương tiện từ Nam ra Bắc, cố gắng đưa thiết bị của cơ xưởng Dĩ An ra để xây dựng cơ xưởng quân giới.


Tuy mới gặp lần đầu một quan chức cao cấp của ngành hỏa xa nhưng là đồng hương Quảng Ngãi, cụ Hy rất phấn khởi, hăng hái và nhanh chóng thống nhất đưa trụ sở quận III đặt tại Ninh Hòa để phối hợp quân sự được thuận lợi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM