Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:23:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bình Minh Ba Tơ  (Đọc 3163 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:26:34 pm »

BÌNH MINH BA TƠ


Trưa ngày 10 tháng 3 năm 1945, tôi đang đứng trước sân thì thấy anh Trợ, một cơ sở của ta ở Nghĩa Hành lên. Tôi kéo Trợ vào nhà. Vừa ngồi xuống chiếc chõng tre chưa kịp uống bát nước, Trợ nói ngay:

- Tối qua dưới tỉnh Nhật lật Pháp rồi!

- Anh có biết tụi nó lật nhau như thế nào không?

Tôi vừa hỏi vừa cầm cái ấm đất rót thêm nước chè xanh vào bát đưa cho Trợ. Anh uống một hơi, cầm cái nón lá vừa quạt, vừa thở, vừa nói, mồ hôi thấm ướt:

- Từ tối qua đến giờ người dưới tỉnh kéo lên đông lắm. Họ kể lại, chiều hôm qua một đoàn ô tô nhà binh Nhật bịt kín vải bạt từ phía nam chạy ra. Đến ngã tư, đoàn xe chia làm hai. Một số chạy lên ga An Bố, số còn lại chạy vào thành. Tốp xe lên ga chạy đến gần đồn khố đỏ thì chiếc đi đầu hỏng máy. Bọn lính, thợ trên xe nhảy xuống cầm kìm búa, cơ lê, chạy lại lật nắp đậy máy ra xem, cụm đầu vào nhau bàn tán một lúc, sau đó trải vải bạt dưới gầm xe chui vào chữa. Chúng thaỵ phiên nhau chữa một lúc lâu mà chiếc xe vẫn cứ nằm ì. Người qua đường dừng lại xem, nó xua tay đuổi đi. Tốp xe chạy vào thành thì dừng lại bên đường. Mỗi xe nó để lại hai lính gác cầm súng, lưỡi lê tuốt trần đứng gác không cho ai đến gần. Mấy  đứa khác thì tạt vào quán ăn uống như để chuẩn bị đi tiếp. Bọn Tây đi qua thấy xe nhà binh Nhật hỏng, nhìn nhau cười mỉa. Nhưng đến nửa đêm bọn lính Nhật từ trên xe bịt kín vải bạt nhảy xuống bao vây các đồn và công sở của Tây. Súng bắt đầu nổ. Mới đầu dân hàng phố chưa biết việc gì, nhưng mỗi lúc súng từ phía đồn khố xanh, khố đỏ nổ càng nhiều. Đạn làm thành những đường lửa đan chéo trên trời. Đèn trong phố tắt ngấm. Dân chỉ con biết nằm sát chân tường nhà mình để tránh đạn, chờ may rủi. Gần sáng thì tiếng súng thưa dần rồi tắt hẳn. Nghe đâu sáng sớm nay, Nhật xích tay một lô một lốc từ công sứ đến giám binh, quan lính tống lên xe chở ra Đà Nắng.


Ngồi nghe Trợ kể, tôi nghĩ thầm "mưu mô thằng Nhật ghê gớm thật. Nó dùng mẹo có một đêm mà cướp sạch trơn công sức bao lâu nay của thằng Tây. Thế là nhận định của Tỉnh ủy sát đúng với tình hình”. Tôi bảo Trợ:

- Anh đói thì lấy cơm nguội trong nồi, mắm trên giàn bếp mà ăn. Tôi phải chạy báo tin này với các ảnh.

Trời vừa sập tối, Tỉnh ủy lâm thời họp bất thường. Vào cuộc họp không khí trở nên trang nghiêm sôi động ngay. Anh Giao đặt thẳng vấn đề:

- Việc Nhật lật Pháp trước đây ta đã có dự kiến. Nhưng nay tình hình diễn ra có nhiều yếu tố ta chưa tính trước. Vậy có nên giữ chủ trương cũ, chạy trốn khỏi căng an trí Ba Tơ, tỏa về các địa phương lãnh đạo phong trào hay làm một cuộc khởi nghĩa ngay tại đây, cướp chính quyền, thu vũ khí, xây dựng lực lượng vũ trang lập căn cứ? 

Nhiều ý kiến tranh luận:

- Tôi thấy trốn lúc này là thuận lợi nhất. Vì bọn Pháp kẻ trực tiếp quản thúc chúng ta đã bị kềnh, bọn Nhật mới lên chưa nắm được bọn tay sai. Mạng lưới vây lùng, truy nã chúng ta hiện đang bỏ lỏng. Nhưng không lấy được vũ khí thì lấy gì xây dựng lực lượng vũ trang?

- Tôi thấy cách nghĩ đó thụ động. Đây là cơ hội nghìn năm có một để chúng ta khởi nghĩa cướp chính quyền xây dựng căn cứ làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng tiến đến giành chính quyền trong cả tỉnh.

- Chúng ta lấy đâu ra súng đạn? Và bằng cách nào huy động kịp lực lượng quần chúng? Vì theo tôi, nếu khởi nghĩa thì phải làm ngay ngày mai, trước khi bọn Nhật đưa lính lên đây, mà từ giờ đến mai ta còn bao nhiêu thời gian để lo việc này. Chúng ta không sợ chết, nhưng không tính toán kỹ trước khi quyết định một công việc hệ trọng như thế này thì sự hy sinh là vô nghĩa.

- Khó đấy. Nhưng quần chúng thì có thể huy động bà con quanh đây, và dưới Trường An. Vũ khí thì tạo ra. Gươm, dao, giáo, mác, súng đạn, có cái gì dùng cái ấy làm vũ khí. Nhưng thời cơ thì có một. Ngồi đây đợi có đủ mọi thứ rồi mới khởi nghĩa thì thời cơ đi qua.

- Tôi thấy ý kiến đó không ổn. Mưu việc đại sự đâu đơn giản vậy. Tình thế cuộc khởi nghĩa phải làm ngay trong ngày mai, để chậm bọn lính đồn và Nha kiểm lý biết tin sẽ quyết giữ, hoặc để Tây lên, hoặc để đợi Nhật đến giao lại lập công với chủ mới. Hiện nay bọn địch có đồn bốt trên cao, chung quanh thành hào bao bọc với số lính gần một "xắc-xông" đầy đủ súng ống lại thêm hơn mười tay súng bên Nha kiểm lý. Vậy liệu gươm, dao, giáo mác và mây cây súng săn có địch lại nổi chúng không? Hay bị chúng nó bóp chết ngay khi cuộc khởi nghĩa vừa nổi lên? Con quần chúng thì dân quanh đây nghèo, cuộc sống, lam lũ quanh năm, trình độ chính trị thấp. Đám vợ con lính, vợ con công chức và mấy gia đình dưới xuôi lên chỉ lo buôn bán làm ăn. Lâu nay họ có phục đạo đức những người an trí như chúng ta, nhưng không hiểu mấy về cách mạng. Bỗng chốc kêu gọi họ theo ta làm khởi nghĩa, liệu họ có đi không? Theo tôi trốn khỏi Ba Tơ lúc này, trở về xây dựng phong trào như chủ trương cũ của Tính ủy là Thượng sách.

- Thượng sách hay hạ sách? Bỏ qua một thời cơ thuận lợi đế tạo thế mạnh cho phong trào cách mạng là sai lầm.

- Nhưng đưa ra một chủ trương không đúng, gây tổn hại cho lực lượng cách mạng cũng là sai lầm.

- Tôi nghĩ cách mạng Việt Nam khó giành thắng lợi hoàn toàn khi chủ nghĩa phát xít chưa bị đánh gục. Hiện nay nguy cơ chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt đã rõ, điều ấy tạo thuận lợi mói cho cách mạng trong nước. Bây giờ bọn Nhật còn mạnh, nhưng là cái mạnh của con hổ sa lưới đang vùng vẫy, ta yếu nhưng là cái yếu của sức trai đang độ trưởng thành. Ta có những thuận lợi lớn như phong trào cách mạng trong lính phát triển nhanh, cơ sở Việt Minh đều khắp, quần chúng tin vào Đảng. Vì vậy tiến hành cuộc khởi nghĩa bây giờ, ngay ở đây là đúng. Phù hợp với Nghị quyết tám của Trung ương.


Cuộc tranh luận kéo dài một lúc mà chưa ngã ngũ có nên thực hiện theo chủ trương củ của Tỉnh ủy hay lợi dụng thời cơ tiến hành cuộc khởi nghĩa ở Ba Tơ. Anh Giao ngồi nghe không bỏ qua một ý kiến nào. Bấy giơ anh mói nói:

- Các đồng chí bàn nhiều rồi. Tôi chỉ nói một số việc cụ thể để chúng ta cùng quyết định thực hiện theo chủ trương nào thì đúng. Về lực lượng quần chúng cách mạng, sao ta chỉ nghĩ đến bà con đói khổ lâu nay cam chịu cảnh sống áp bức và không có gan nổi dậy, không có người cầm đầu. Nay ta có cả một tập thể những người cộng sản đứng ra lãnh đạo họ đánh Tây đuổi Nhật tức là khơi đúng vào cái mạch yêu nước chảy ngầm trong lòng họ bây lâu nay, họ sẽ hăng hái đi theo. Còn anh em an trí thì trừ một vài người mất tinh thần, thậm chí cam tâm làm tay sai cho địch như thằng Cừ, số đông vẫn hăng hái. Lâu nay họ như người leo dốc, leo mãi mà vẫn chưa tới đích thì nản. Nay ta phân tích tình hình, phổ biến chủ trương của Tỉnh ủy, tức là chỉ cho họ cái đích, rồi cầm tay họ cùng leo thì anh em sẽ theo và càng thấy gần tới đích thì càng hăng hái. Đám lính trong đồn kia thì sao? Thằng đồn trưởng đang mắc kẹt ở tỉnh, thằng đồn phó đang coi đồn ở đây. Lâu nay việc canh phòng lỏng lẻo. Tối bọn chúng cho lính về nhà, bảy giơ sáng mới vào trại. Lính ở lại đồn ban đêm chỉ có hơn chục tên. Số đông, có cảm tình với người an trí, trong đó có anh quyền Liệp1 (Chức vụ thấp nhất trong lính bản xứ) là người hăng hái nhất. Mấy lần trò chuyện tôi biết anh quyền Liệp đi lính một phần vì kinh tế, một phần vì có thù riêng với bọn hương lý ở làng. Đám lính đang ở trong thế "rắn mất đầu". Nếu ta dùng sức mạnh quần chúng áp đảo tinh thần rồi gọi ra giải thích chủ trương của cách mạng và chỉ cho họ con đường để tự cứu mình thì tôi tin họ sẽ bỏ đồn mà chạy. Tóm lại, theo tôi điều kiện khách quan rất thuận lợi. Đây là cơ hội nghìn năm có một. Điều kiện chủ quan chua đầy đủ. Nhưng tất cả chúng ta đồng lòng thì có thể khắc phục được. Tôi đề nghị: Chúng ta làm ngay cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở Ba Tơ!

Hội nghị biểu quyết thống nhất như ý kiến phân tích của đồng chí bí thư với quyết tâm cao và tin tưởng tiến hành cuộc khởi nghĩa nhất định thành công. Cuộc họp kẹt thúc vào lúc nửa đêm. Theo kế hoạch, một số đồng chí trong Tỉnh ủy đi gặp anh em an trí còn có tinh thần, nói rõ quyết tâm khởi nghĩa Ba Tơ của tỉnh ủy, vận động họ tự trang bị giáo mác, dao rựa... để kịp sáng mai thừa lúc bọn địch chưa đề phòng, lợi dụng trình diện ta xông vào cướp đồn, chiếm trại lính, lấy vũ khí địch kéo sang chiếm Nha kiểm lý. Số khác vào các làng lân cận huy động quần chúng kéo đến làm áp lực, ủng hộ cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Riêng tôi được phân công xuống Trường An cùng cụ Trần Toại tổ chức cuộc khởi nghĩa ở đấy rồi kéo quần chúng từ Trường An, Tân Long lên Ba Tơ tăng cường cho lực lượng khởi nghĩa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:30:08 pm »

Trời còn mờ đất, tôi đã đến nhà cụ Trần Toại. Sau khi nghe trình bày vắn tắt chủ trương khởi nghĩa của Tỉnh ủy, cụ Toại liền phái cô Thoa, cô Diễn trong nhóm Thành niên Cứu quốc, đi triệu tập anh Tiểu, anh Cả, anh Sương và đồng chí Huỳnh Thanh, một cựu chính trị phạm đến nhà mình nghe tôi trình bày kế hoạch khởi nghĩa Ba Tơ và phát động quần chúng làm ngay cuộc khởi nghĩa ở Trường An. Khi sương mai chưa tan trên các triền núi thì trong thung lũng Trường An tiếng trống, tiếng mõ nổi lên, làm chấn động cả một vùng rừng núi. Truyền đơn biếu ngữ của Mật trận Việt Minh, cơ đỏ sao vàng theo anh Tiểu, anh Cả, anh Sương sang Tân An, Tân Long, ra xóm vạn chài, xuống Hóc Kè. Đoàn người vừa đi vừa đánh trống, dán biếu ngữ, rải truyền đơn, hô khẩu hiệu, đọc lời kêu gọi "Hỡi quốc dân đồng bào! Nhật lật Pháp. Thời cơ cứu nước đã đến. Ai có súng dùng súng, không có súng thì dùng gươm, dao, giáo mác, tự trang bị cho mình tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Ba Tơ, đánh đuổi Nhật - Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc...". Đồng bào từ các ngả nhập vào đoàn biểu tình mỗi lúc một đông. Họ vừa đi viừa giục trống, hô khẩu hiệu "Đánh phát xít Nhật, đuổi thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm!". Khi mặt trời ban mai vượt lên dãy núi đằng đông thì mọi người đã tập trung về gò Trường An. Trên mô đất cao, nhìn biển người đứng chật khoảng gò rộng, tôi càng hiểu ra sức mạnh to lớn của quần chúng một khi lòng yêu nước của họ được cách mạng khơi dậy. Tôi nói to: "Thưa đồng bào! Hôm qua Nhật đã lật Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Lực lượng Pháp tan rã đang chạy trốn. Bọn Nhật vừa lên nắm quyền chưa kịp tổ chức bộ máy tay sai. Đây là cơ hội nghìn năm có một. Hơn tám mươi năm mất nước dân ta chịu làm thân trâu ngựa cho thực dân Pháp và vua quan Nam triều bán nước. Mấy năm qua, Nhật vào Đông Dương, dân ta phải chịu thêm một tầng áp bức nữa. Bọn chúng ra sức bóc lột đồng bào ta đến tận xương tận tủy. Biết bao nhiêu nghĩa sĩ, anh hùng cách mạng bị chúng bắt tù đày, bắn giết. Tội ác của chúng không sao kể xiết. Giờ đây thời cơ đã đến, chúng ta kiên quyết đứng lên đánh Nhật, đuổi Pháp giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Dù phải hy sinh xương máu, chúng  ta thề quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Giờ này anh em an trí Ba Tơ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đứng lên khởi nghĩa cướp chính quyền. Đồng bào mau mau siết chặt hàng ngũ. Ai có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, tiến về Ba Tơ hợp sức với anh em an trí và đồng bào làm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi thành công. Việt Nam độc lập muôn năm!". Tiếng hô khẩu hiệu vang lên như sấm dậy rung chuyển cả một vùng. Tôi giới thiệu cụ Trần Toại là người lãnh đạo cao nhất ở đây, và anh Huỳnh Thanh sẽ chỉ huy cuộc biểu tình tiến về Ba Tơ. Sau khi trao đổi với cụ Toại và anh Huỳnh Thanh một số công việc, tôi trở lại Ba Tơ, đến suối Loa gặp anh Giao, anh Khế, anh Kiệt, anh Khuy và một số anh em an trí khác. Hỏi qua tình hình mới biết: Kế hoạch bất ngờ cướp đồn không thực hiện được. Khi ta đến trình diện thì đội Phổ đã biết tin Nhật lật Pháp ở tỉnh lỵ Quảng Ngãi nên ra lệnh đóng chặt cổng đồn, bốn vọng gác quanh thành đồn có lính canh, súng ống nai nịt sẵn sàng.

- Bây giờ ta định sao? - Tôi hỏi.

- Theo tin cơ sở báo thì tên quan ba giám binh đang trên đường từ Quảng Ngãi chạy lên đây. Ta định đón bắt buộc nó ra lệnh giao đồn, súng đạn để ta tổ chức chống Nhật - Anh Kiệt trả lời.

Vừa lúc ấy mẹ anh Võ Phấn và người em trai Võ Thứ từ Mộ Đức lên. Thấy chúng tôi, bà hỏi ngay:

- Biết Nhật đánh Tây chưa?

Chúng tôi gật đầu. Bà hỏi tiếp:

- Bây giờ làm sao? Kéo nhau về chứ?

Chúng tôi chưa kịp trả lời thì đã thấy viên giám binh thất thểu đi lên, mặt mũi bơ phơ, hốc hác, bộ quần áo trên người lấm bẩn, ướt đẫm nước. Chắc đêm qua hắn phải luồn rừng lên đây để tránh bọn Nhật đuổi theo. Viên giám binh bị chặn lại. Chúng tôi cử anh Sanh ra nói chuyện. Hắn con đang ngơ ngác nhìn chưa hiểu điều gì xảy ra thì anh Sanh bảo:

- Các ông không phòng thủ nổi Đông Dương, ngồi chờ lực lượng Đồng minh, để cho Nhật chiếm. Vậy ngay bây giờ ông phải giao đồn và súng đạn cho những người an trí cộng sản để chúng tôi tổ chức đánh Nhật.

- Nhật mạnh lắm. Tôi khuyên các anh nên rút vào hoạt động bí mật. Xin lỗi, tôi phải về đồn, chiều nay mời các anh lên gặp, tôi sẽ tiếp.

Vì không hiểu ý đồ chúng tôi, lại thấy thái độ viên giám binh nhã nhặn lịch sự nên anh Sanh bằng lòng để nó đi, còn đưa tay vẫy chào và hô to "Vive Đơ Gôn!". Viên giám binh bắt gặp một chiếc xe kéo liền bước nhanh lên, chạy về đồn. Khi nghe anh Sanh trở lại trình bày nội dung cuộc nói chuyện thì cơ hội bắt giữ viên giám binh đã tuột khỏi tay chúng tôi. Tôi đề nghị anh Giao họp Tỉnh ủy lâm thời kiểm điểm việc thi hành nghị quyết đêm qua. Trong chòi canh bên đường ở suối Loa kẻ đứng người ngồi, cuộc họp sôi nổi ngay từ đầu. Sau khi nghe một số đồng chí trình bày cơ hội cướp đồn không con nữa, nhưng đã huy động được phong trào quần chúng quanh vùng Ba Tơ ủng hộ cuộc khởi nghĩa, nay việc bắt viên quan ba giám binh buộc nó phải giao đồn cũng không làm được, vậy chỉ còn cách trở về trung châu lãnh đạo phong trào, mở rộng cơ sở chờ thời cơ, tôi không còn giữ được bình tĩnh nói ngay:

- Chúng ta đã thảo luận, lường trước mọi khó khăn, thuận lợi và những điều có thể xảy ra rồi mới đi đến quyết định tiến hành cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Vì vậy cuộc khởi nghĩa không thể đình hoãn được - Tôi phân tích - Chúng ta huy động lực lượng quần chúng vũ trang ở Trường An kéo về tiếp ứng; các anh cũng đã phát động quần chúng Ba Tơ và anh em an trí đều vũ trang sẵn sàng cho cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Nếu kế hoạch khởi nghĩa hủy bỏ sẽ làm giảm khí thế quần chúng, gây mối nghi ngờ về quyết tâm của chúng ta. Kẻ xấu sẽ lợi dụng xuyên tạc làm giảm nhiệt tình cách mạng của quần chúng và Tỉnh ủy phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự thất bại này!

Anh Kiệt phê phán gay gắt:

- Tôi thấy tiến hành khởi nghĩa mà chúng ta còn thiếu kiên quyết. Khi bất trắc xảy ra chúng ta có thảo luận, trao đổi nhưng chưa thành nghị quyết, không phân rõ trách nhiệm cho từng người trong Tỉnh ủy, không phổ biến cụ thể chủ trương của Tỉnh ủy, đến từng đồng chí trung kiên. Việc đồng chí Sanh thả tên quan ba về đồn là chưa hiểu rõ ý đồ của chúng ta. Tôi tha thiết yêu cầu: Chúng ta kiên quyết tiến hành cuộc khởi nghĩa. Mọi hành động phải phục tùng người chỉ huy như phục tùng mệnh lệnh quân sự.

Nghe xong tất cả ý kiến, anh Giao kết luận:

- Tên quan ba về đồn, nhưng trong tâm trạng hoang mang lo sợ. Binh lính thấy chỉ huy thiếu tư thế càng thêm dao động. Nhật vừa cướp chính quyền trong tay Pháp còn đang lo củng cố, trước hết là ở thị xã rồi đến các huyện và dọc trục đường giao thông huyết mạch. Vì vậy thời cơ khởi nghĩa cướp đồn, cướp chính quyền ở Ba Tơ vẫn còn. Chúng ta đồng tâm nhất trí, không sợ hy sinh nhưng thiếu kinh nghiệm chỉ huy đã bỏ qua nhiều cơ hội quan trọng. Tôi đề nghị: Quyết tâm thi hành nghị quyết khởi nghĩa Ba Tơ bằng bất cứ giá nào. Phát động cuộc khởi nghĩa trong nông thôn ở các huyện trung châu để phân tán lực lượng địch, bảo vệ căn cứ Ba Tơ - Anh Giao nhấn mạnh: Ngay ngày mai cuộc khởi nghĩa Ba Tơ phải giành được thắng lợi! Đó sẽ là ngòi nổ tạo ra một loạt phản ứng dây chuyền trong khắp cả tỉnh - Anh dừng lại nhìn chúng tôi như để truyền thêm nghị lực và quyết tâm, rồi tiếp - Theo phân công như trước, chúng ta chia thành ba bộ phận. Bộ phận ở Ba Ta do anh Khâm làm chính trị ủy viên kiêm bí thư chi bộ. Bộ phận ở các huyện phía nam do anh Khuy phụ trách lấy đồn Ba Tơ làm ám hiệu liên lạc giữa ba bộ phận với tỉnh ủy. Tôi đề nghị anh Khâm mang bí danh "Đôn", anh Khuy mang bí danh "Ba", anh Khê mang bí danh "Tơ" để nhắc mỗi chúng ta nhớ đến địa danh nổ ra cuộc khởi nghĩa lịch sử này.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:31:41 pm »

Trước lúc ra đi, anh Giao nắm chặt tay tôi và anh Kiệt nói lời tâm huyết: "Các anh ở lại quyết tâm giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, cướp chính quyền, lấy vũ khí xây dựng căn cứ. Chúng tôi trở lại trung châu phát động cuộc khởi nghĩa để chi viện cho các anh".


Trong bàn tay nóng bỏng siết chặt đầy nhiệt huyết, quyến luyến, tin tưởng, chúng tôi tạm biệt nhau. Các anh đi rồi, tôi bàn để anh Kiệt trở lại Ba Tơ, tổ chức một đội tự vệ trang bị gọn, canh gác tất cả các ngả đường, cử anh Sanh, anh Thứ vào gặp viên giám binh buộc nó giao súng giao đồn để ta tổ chức đánh Nhật. Tôi và anh Khoách trở lại Trường An bàn với cụ Trần Toại tổ chức lực lượng quần chúng đưa vũ khí lên Ba Tơ chi viện cho cuộc khỏi nghĩa đêm 11 tháng 3 năm 1945.


Trên đường trở lên Ba Tơ, nắng đã nhạt màu ngả bóng dài dưới chân, tôi vừa đi vừa miên man suy nghĩ: Đánh đồn bằng cách nào? Sử dụng một lực lượng quần chúng đông, trong tay chỉ có vài cây súng săn liệu có phải hy sinh nhiều không? Làm thế nào liên lạc được với vài cơ sở trong đồn để lấy ít súng ra trang bị cho anh em? Vượt qua hào lũy bằng cách nào? Với người chỉ huy hăng hái nhiệt tình, dũng cảm, không sợ hy sinh như anh Kiệt, tôi hoàn toàn tin tưởng. Nhưng liệu sự hy sinh ấy có giành được thắng lợi không? Nếu cuộc khởi nghĩa thất bại thì gây ra biết bao nhiêu tổn hại cho phong trào cách mạng tỉnh nhà. Tôi bỗng nhớ đến lời nói trầm tĩnh của anh Giao. Cái vẻ trầm tĩnh của con người từng trải, giàu lòng tự tin, biết lường trước cái gì sẽ xảy ra và nghĩ chu đáo cách đối phó. Tôi bỗng thấy như mình được tiếp thêm nghị lực. Rồi thầm hứa: "Các anh ơi! Dù có phải hy sinh chúng tôi cũng quyết giành thắng lợi vì chúng tôi hiểu các anh và đồng bào gửi gắm lòng tin vào chúng tôi trong cuộc quyết chiến này". Trên đường chúng tôi gặp anh lính mang súng đi ngược chiều. Anh Khoách chặn lại hòi:

- Anh mang súng đi đâu?

- Tôi trốn về quê. Vùng tôi nhiều heo rừng ra phá lúa, tôi mang súng về bắn kiếm ăn.

- Nhật đã lật Pháp, thời cơ thuận lợi cho chúng ta làm cách mạng giành độc lập tự do cho dân cho nước. Anh nên trao súng và theo chúng tôi - Tôi nói.

Sau vài phút do dự, anh lính cởi thắt lưng bao đạn trao cả cây súng cho tôi:

- Các anh thương cho tôi về. Nhà tôi khổ lắm. Vợ con nheo nhóc. Tôi đi lính là vì sinh kế chứ không có lòng phản trắc Tổ quốc.

Tôi đeo bao đạn, khoác khẩu súng qua vai, có cảm tưởng mình thêm sức mạnh. Anh Kiệt đợi chúng tôi ở nhà ông Tài. Anh cho biết tên giám binh rất ngoan cố không chịu giao súng, giao đồn còn khuyên chúng ta theo nó lên Kông Plông tổ chức đánh Nhật.

Anh tiếp:

- Để uy hiếp tinh thần bọn lính trong đồn, tôi vừa tổ chức mít tinh quần chúng ở Hoàng Đồn, treo cờ tung truyền đơn hô khẩu hiệu "ủng hộ Việt Minh" kêu gọi lính đồn hạ vũ khí, giúp an trí đánh Tây đuổi Nhật.

- Ta có liên lạc với quyền Liệp không anh?

- Có anh Lựu, anh Động có gặp quyền Liệp. Anh ta cho biết tinh thần binh lính tan rã, nhiều đứa bỏ trốn. Đứa còn lại không nghe mệnh lệnh của đội Phổ. Quyền Liệp hứa đêm nay sẽ đưa ra cho ít súng.


Chúng tôi họp bàn thống nhất nhận định: Khả năng thương lượng không còn. Phương án duy nhất là tấn công. Trước hết chiếm Nha kiểm lý Ba Tơ để thu thêm một số vũ khí rồi bổ sung đạn dược chỉnh đốn đội ngũ sẽ tiến lên đồn bao vây ba mặt. Dùng lục lượng quần chúng bao vây, bên ngoài hô khẩu hiệu, nổi trống mõ uy hiếp tinh thần bọn lính trong đồn, khi nổ súng tiến công kêu gọi đầu hàng. Trời sập tối quyền Liệp đưa ra cho chúng tôi bốn khẩu súng và một số đạn. Lúc này cả súng săn và súng trường có bảy khẩu, chúng tôi chọn mười bảy đồng chí trung kiên trang bị thêm giáo, mác, dao rựa chia làm hai tốp. Một tốp bố trí chặn bọn lính đồn sang tiếp viện. Một tốp bí mật bao vây nhà viên kiểm lý Ba Tơ. Tôi, anh Kiệt và mấy người nữa bất ngờ đột nhập. Khi chúng tôi tiến vào thì Bùi Danh Ngũ cùng đám lý trưởng đang bàn mưu kiểm soát tình hình, chờ đón quân Nhật kéo lên. Thấy chúng tôi bất ngờ xuất hiện, Bùi Danh Ngũ lúng túng nhưng rồi chấn tĩnh hỏi giọng hách dịch:

- Các anh làm gì ở đây?

- Chúng tôi làm cách mạng! - Anh Kiệt chỉ lưỡi lê trên đầu súng thét to vào mặt hắn - Hôm nay chúng tôi không còn là người tù chịu sự kiểm soát của các ông. Những người cộng sản chúng tôi đã vận động quần chúng nổi dậy đánh Tây đuổi Nhật giành lại độc lập cho Tổ quốc.


Bùi Danh Ngũ tái mặt, đám lý hương run bần bật, có thằng thụp xuống, núp phía sau bàn xin các ông an trí tha tội chết.

Anh Kiệt ra lệnh:

- Các ông phải nạp hết vũ khí, giấy tờ. Từ nay chính quyền vùng Ba Tơ do lực lượng cách mạng kiểm soát. Ai trái lệnh cách mạng sẽ không tha tội chết.

Bùi Danh Ngũ cúi đầu, hạ giọng:

- Chúng tôi xin tuân lệnh các ông an trí. Hắn gọi người mang nộp vũ khí, còn hắn mang cả giấy tờ, con dấu ra dâng cho lực lượng cách mạng.


Thế là cuộc áp đảo chiếm Nha kiểm lý Ba Tơ xảy ra êm thâm không phải nổ súng. Chúng tôi cắt người ở lại canh gác bọn Bùi Danh Ngũ và đám lý hương, phân phát số súng đạn vừa thu được cho anh em rồi chia làm ba mũi: hai mũi áp sát vào phía nam và phía bắc. Mũi chủ công tiến thẳng trước mặt đồn có tôi, anh Kiệt, anh Nhạn, anh Thứ và một số đồng chí trung kiên. Bố trí xong trận địa, nhìn lên mặt thành không thấy lính gác, cửa đồn đóng chặt, chúng tôi hướng vào đồn kêu gọi:   "Hỡi anh em binh lính! Nhật lật Pháp, thời cơ đã đến. Anh em hãy bỏ vũ khí, đứng lên hưởng ứng cuộc cách mạng, ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Anh em hãy mở cửa cho anh em an trí tiến vào chiếm đồn lấy vũ khí tổ chức đánh Nhật đuổi Pháp giành độc lập cho Tổ quốc. Chúng ta nhất quyết không chịu làm nô lệ".


Im lặng, không có tiếng trả lời, không có tiếng súng bắn ra. Chúng tôi cho nổ súng vào đồn! Tiếng ngói đổ rào rào, tiếng lính kêu khóc. Loa lại gọi, lời lẽ quyết liệt: "Ai đầu hàng cách mạng thì sống, ai chống lại thì chết !". Tiếp theo là những loạt súng đồng loạt nổ vào đồn. Chúng tôi nghe tiếng lính kêu khóc gọi nhau "Đầu hàng! Đầu hàng!","Ai chống cự là chết". Rồi một tên lính cầm ngọn đèn bão từ trong đồn chạy ra, miệng kêu "Đừng bắn! Đừng bắn!". Hai cánh cổng đồn bật mở. Chúng tôi ào vào. Đám lính trong nhà chạy cả ra sân, súng đạn chất thành đống. Một số anh trong đội vũ trang bắt lính ngồi thành hàng trước sân đồn, số khác chạy vào từng nhà bắt bọn lính còn trốn, tìm tên giám binh và đội Phổ. Tôi gặp quyền Liệp, anh báo cho biết đội Phổ và tên giám binh đã luồn ra cửa sau vượt sông chạy lên hướng Kông-Plông mất rồi.


Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chúng tôi hạ cờ ba sắc, kéo lá cờ đỏ sao vàng lên đỉnh cột giữa sân đồn. Gió đêm thổi mạnh, lá cờ phần phật tung bay. Ngoài kia, trên các ngả đường đổ về phố huyện, dưới ánh đuốc bập bùng đồng bào vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu "Việt Nam độc lập muôn năm".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:33:32 pm »

Tiếng trống, tiếng mõ, tù và vang lên mừng thắng lợi vang động núi rừng miền Tây.

Quyền Liệp đã tập họp đám binh lính trước sân đồn. Anh Kiệt đứng lên tuyên bố: Cách mạng đã khởi nghĩa thành công ở Ba Tơ. Theo chính sách khoan hồng, chúng tôi để các anh trở về quê hương bản quán làm ăn với vợ con, nhưng không được theo Nhật, Tây chống lại đồng bào. Ai phản bội sẽ bị nghiêm trị. Còn anh em nào muốn theo đi theo cách mạng đánh Nhật đuổi Tây giành độc lập cho đất nước thì ở lại... Trừ một số rất ít, phần đông binh lính mang rương hòm lục tục kéo nhau ra về.


Để khuếch trương thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, chúng tôi cử một số đồng chí cưỡi ngựa về các buôn làng xa như Cơ Nhất, Vực Liêm, Măng Đốc, Giá Vụt báo tin vui. Đứng trên thành đồn nhìn các đồng chí tay cầm đuốc rạp người trên mình ngựa phi về các ngả tôi thấy lòng vui vô hạn, nước mắt chực trào ra. Đêm hôm ấy trời Ba Tơ đầy sao. Dưới ánh đuốc bập bùng chúng tôi thu dọn chiến lợi phẩm, súng ống đạn dược. Sau khi kiểm tra, anh Kiệt phát cho mỗi người trong lực lượng vũ trang một cây mút-cơ-tông, để dự trữ, còn lại anh giao cho những quần chúng trung kiên ở xóm vạn chài chuyển về Trường An - Cơ Nhất cất giấu.


Trời vừa rạng sáng, đồng bào Kinh, Thượng từ các buôn làng, hàng ngũ chỉnh tề, mang theo gươm, dao, giáo, mác... cờ đỏ sao vàng từ mọi ngả kéo về đứng chật sân vận động trước Hoàng Đồn. Trên sân dựng một cột cờ cao, dưới chân để chiếc bàn lớn. Khi mặt trời vượt đỉnh núi, nhưng sương sớm khói đá như những con gấu xám đang bò trên các sườn dốc, thì cuộc mít tinh bắt đầu. Anh Kiệt đứng trên bàn cao nói rõ tình hình đất nước và phong trào cách mạng trong tỉnh đang lên cao, kêu gọi đồng bào Kinh, Thượng đoàn kết dùng gươm dao, giáo mác cùng nhau đánh giặc. Tiếng hô khẩu hiệu vang lên tỏ rõ quyết tâm của đồng bào Kinh, Thượng một lòng theo Đảng cách mạng:

"Việt Nam độc lập muôn năm!"

Tiếp lời anh Kiệt, tôi đứng lên tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng và xây dựng khu du kích Ba Tơ. Tôi nói:

- Kính thưa đồng bào! Kể từ đây các cấp chính quyền của Pháp lập ra không có hiệu lực. Cách mạng thành lập "Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ" để điều hành mọi công việc trong vùng, và thành lập lực lượng vũ trang cách mạng gọi là "Đội du kích Ba Tơ". Sau đó tôi đọc lời tuyên bố của ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ:

"Kính thưa đồng bào!

Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ theo tiếng gọi giang sơn, nhận thấy nhiệm vụ nặng nề lịch sử phó thác, đã mạnh mẽ tiên phong phất cờ khởi nghĩa tiếp tục hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa và đội quân du kích Bắc Sơn, dựng lên chính quyền nhân dân cách mạng Ba Tơ.

Chính quyền cách mạng Ba Tơ là một bộ phận khăng khít của chính quyền cách mạng toàn quốc, vừa là phần tử chống phát xít của mặt trận Dân chủ thế giới. Từ giờ phút này, chính quyền cách mạng tuyên bố xóa bỏ các thứ xâu thuế nợ nần của Pháp lập ra. Nhiệm vụ của chính quyền cách mạng là toàn dân Kinh, Thượng đánh đổ phát xít Nhật, tây sạch phát xít Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Đội quân du kích cứu quốc Ba Tơ là lực lượng của cách mạng của Đảng, của toàn thể đồng bào, có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập tự do của đất nước bảo vệ đồng bào. Đồng bào hãy nuôi dưỡng bảo vệ nó hoàn thành nhiệm vụ.

Chúng tôi xin tuyên thệ trước đồng bào "Ủy ban nhân dân cách mạng" nguyện noi theo vết máu của tiền nhân, quyết rửa hờn giống nòi, phục thù cho Tổ quốc.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào, lúc này hơn lúc nào hết, đồng bào Kinh, Thượng hãy mau mau đoàn kết lại, không phân biệt gái trai, già trẻ, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tôn giáo hãy chung lưng đấu cật góp tài, góp sức tham gia vào cuộc cách mạng đem lại độc lập cho nước nhà...".

Tiếng hô khẩu hiệu vang lên biểu thị quyết tâm:

"Đánh đuổi phát xít Nhật!"

"Tẩy sạch phát xít Pháp!"

"Việt Nam hoàn toàn độc lập!"


Sau mít tính là cuộc diễu hành của đội du kích cứu quốc Ba Tơ. Đoàn quân bước theo nhịp "một -hai" trong bình minh Ba Tơ, diễu qua các đoàn biểu tình hát vang bài ca "Cùng nhau đi hồng binh:

   Cùng nhau đi hồng binh
   Đồng tâm ta cùng bước
   Đừng cho quân thù thoát..."


Sau cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi và thành lập chính quyền cách mạng, đồng bào Kinh, Thượng ở phía động Ba Tơ phối hợp với đồng bào Hùng Nghĩa, Vạn Lý đào phá cầu đường, chặt cây xẻ đá lấp đường. Một bộ phận du kích Cứu quốc và tự vệ do đồng chí Lê Lạc chỉ huy liên lạc với đồng chí Trúng bố trí canh gác từ Đá Chát đến Dốc Mốc đề phong quân Nhật từ Mộ Đức, Nghĩa Hành kéo lên Ba Tơ.


Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1945 chúng tôi họp kiểm điểm và thống nhất nhận định, quân Nhật sau khi ổn định trật tự ở trung châu, chúng sẽ kéo quân lên kiểm soát các đồn miền núi. Về phần ta đã hoàn thành mục đích cuộc khởi nghĩa giành chính quyền để phát động phong trào; đã thu được toàn bộ vũ khí trang bị cho mình để phát triển lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ta không cần chiếm đất giữ đồn để phải giao chiến với Nhật dễ bị tiêu hao, mà cần phải bảo toàn lực lượng.

Vì vậy chuyển chính quyền cách mạng hoạt động bí mật trong lòng dân. Chuyển đội du kích Cứu quốc hoạt động cơ động để xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.

Chúng tôi phân công: Anh Kiệt cùng anh em chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho đội du kích Cứu quốc kéo về rừng núi, chuẩn bị tư tưởng cho đồng bào trong vùng Ba Tơ. Anh Khoách đi lên Giá Vụt mang ám tín hiệu trực tiếp gặp Già Kiêu, bàn với ông tiếp tế lương thực cho đội du kích kéo lên đó.


Sáng ngày 14 tôi xuống Trường An kiểm tra việc bố phòng. Tôi ghé vào chỗ làm việc của Mặt trận Việt Minh. Đồng bào lao xao kẻ đứng ngoài sân người ở trong nhà, đang xin ghi tên vào Hội Nông dân Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc.

Anh Thanh ra bắt tay tôi và nói:

- Từ hai ba hôm nay, sau khi ở Ba Tơ về, đêm cũng như ngày đồng bào đến xin vào Mật trận Việt Minh. Đồng bào rất hăng hái và trân trọng, ai cũng muốn bày tỏ lòng thành với cách mạng, đem theo thóc gạo, tiền bạc, gà vịt ủng hộ cách mạng, ủng hộ đội du kích như vậy đấy anh ạ.

Nghe anh nói tôi thầm nghĩ, chắc phong trào ở trung châu cung sẽ vùng lên như nước vỡ bờ, không gì ngăn nổi.

Anh Thanh cùng tôi đến nhà ông giáo Đàm thì anh Tiểu, anh Cả và Sương đã chờ sẵn.

Bà Giáo nắm tay tôi nói nhỏ:

- Chiều tối qua, cô Bích (vợ tôi) có đến đây. Ông nhà tôi nói: Ba Tơ đã khởi nghĩa, lấy súng đạn kéo vào rừng rồi, có lên cũng không gặp. Sáng nay cô xin đi về gấp để kịp báo tin.

- Thế thì rất tốt, thím ạ - Tôi nói.

Cuộc họp bắt đầu. Tôi truyền đạt chủ trương chuyển chính quyền vào bí mật và hoạt động nửa công khai, cách đối phó với Nhật. Trước hết phải lãnh đạo tư tưởng nhân dân bình tĩnh làm ăn như thường. Trường hợp Nhật có bắt hỏi, thì nói: mọi việc do các ông an trí Ba Tơ bắt phải làm (chặt cây phá đường), bây giơ họ đi đâu không biết; đồng thời cho tên xã Thụy trở lại làm việc, tiếp xúc với Nhật, nhưng phải tuyệt đối trung thành với cách mạng, phải bảo vệ nhân dân và thường xuyên báo cáo tin tức của Nhật cho ta biết. Chiều hôm ấy tôi trở về Ba Tơ.


Ba Tơ vắng vẻ yên lặng trong bóng hoàng hôn. Gặp vài thanh niên, họ nói với tôi: Các anh đi hết rồi! Đi về phía tây, đồng bào buồn lắm, lo Nhật đến sẽ đốt nhà cướp của như xưa. Lòng tôi se lại, nhớ đến mấy ngày qua Ba Tơ rợp bóng cờ trong rừng giáo gươm tua tủa, mà nay bóng đen sẽ lại bao trùm.


Tôi lập tức cho Huỳnh Họa đem mật thư đưa cho anh Kiệt; đồng thời cho mời tổng Nguối (tù trưởng thế lực nhất trong vùng), ấm Bồ, xã Hương cùng một số khác tập hợp. Tôi nhắc lại nhiệm vụ cách mạng và nói rõ biện pháp đấu tranh khi Nhật kéo đến. Nếu Nhật hỏi thì trả lời: các ông an trí khởi nghĩa, chiếm đồn, lấy vũ khí, rồi đi đâu không biết. Đồng bào Kinh Thượng ở đây chỉ lo làm ăn... Mặt khác các ông chánh phó tổng, lý hương phải dò xem quân Nhật làm gì, muốn kéo quân đi đâu thì phải báo truyền cho đồng bào biết. Chúng tôi không giữ đồn nữa, nhưng chung quanh đây đều có người của chúng tôi.


Từ nay Kinh, Thượng phải giữ lời thề đoàn kết, ai phản lại, làm Việt gian, ai gây thù oán giết hại nhau, sẽ bị kỷ luật cách mạng. Mọi người cắt tóc cùng thề "đoàn kết", bà con vui mừng tin tưởng, nắm tay tôi chúc lên đường mạnh khoẻ, thành công.


Bây giờ nhớ lại những năm tháng ở Ba Tơ trong cảnh cá chậu chim lồng, trong đêm trường nô lệ, thất bại chồng lên thất bại, phong trào lại nối tiếp phong trào, tuy xa cách Trung ương hàng ngàn dặm, Nghị quyết tám của Trung ương từ hang Pắc Pó chỉ ghi nhớ trong đầu những người cộng sản, truyền từ nhà lao này qua nhà lao khác, vẫn được quán triệt và chấp hành triệt để, cũng như chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Thường vụ Trung ương chưa nhận được mà Đảng bộ Ba Tơ đã kịp thời chớp lấy thời cơ vùng lên giành lấy chính quyền, chỉ nhờ ý chí kiên cường và lòng quả cảm được Đảng giáo dục rèn luyện, mà chúng tôi không đánh mất giờ phút lịch sử "ngàn năm có một" đó. Đến nay qua gần nửa thế kỷ, nhưng mỗi lần nghĩ đến tôi như còn hình dung thấy khuôn mặt hừng hực khí thế của từng đồng chí sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp vĩ đại của Đảng. Chính điều đó đã giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm, giữ trọn lòng trung thành với cách mạng, với nhân dân.


Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ như tiếng pháo ầm vang báo hiệu cho đồng bào quê tôi vùng lên hướng theo ngọn cơ của Đảng, đẩy mạnh phong trào nhanh chóng tiến tới Cách mạng tháng Tám thành công.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:35:56 pm »

HY SINH VÌ TỔ QUỐC


Tại Hang Én tôi trình bày ý kiến với anh Kiệt nên chuyển lực lượng về Cao Muôn, Cơ Nhất vì ở đây có đủ điều kiện xây dựng căn cứ. Trước hết là đồng bào Kinh, Thượng có quan hệ mật thiết trong đời sống, có truyền thống chống Tây, và tham gia phong trào năm 1930, 1931, đã từng đùm bọc giúp đỡ những gia đình bị Pháp khủng bố, sau nữa lại có đường sông đường bộ thuận lợi cho liên lạc và tiếp tế từ trung châu lên miền núi, có đường vận động sang Minh Long, Sơn Hà ở phía bắc, có đường lui về phía tây Cao Muôn đến Giá Vụt, cũng có đường vào Bù Huôi đến An Lão (Bình Định). Điều kiện nhân hòa, địa lợi là tốt nhưng yếu tố tinh thần, ý chí của anh em chúng ta mới thật là quan trọng. Qua những ngày vùng lên khởi nghĩa được đồng bào ủng hộ, khí thế cách mạng trào dâng như sóng cồn gió cuốn. Giờ đây chuyển vào rừng núi phải chiến đấu liên miên với quân thù, biết bao nguy hiểm và biết bao khó khăn đói rét, ốm đau... Chúng ta phải làm cho anh em xác định quyết tâm chiến đấu đến cùng, ai không chịu nổi thì ta cho lui trước khi vào căn cứ.

Anh Kiệt ngẫm nghĩ và nhất trí hoàn toàn.

Đêm khuya, gió lạnh. Dưới bầu trời mây loãng để lộ từng đám sao mờ, bên kia Hang En là núi Cao Muôn sừng sững, nước sông Ba Tơ tuôn qua thác đá ào ào. Cảnh vật thiên nhiên uy nghi hùng vĩ gợi lên trong tâm hồn chúng tôi một cảm giác thiêng liêng bất diệt. Tại đây (Hang Én) đêm 14 rạng ngày 15 tháng 3 năm 1945 toàn đội du kích Cứu quốc Ba Tơ làm lễ tuyên thệ "Hy sinh vì Tổ quốc" để chuyển quân lên đường hoạt động.


Anh Kiệt tập họp toàn đội, có 17 anh em súng cắm luỡi lê lấp lánh nghiêm chỉnh trong hàng quân, sau phút chào cờ tiếng âm vang "Muôn năm bóng cờ" vừa dứt, tôi đứng trước hàng quân nói rõ tất cả những gì ngày mai mỗi đồng chí chúng ta phải gánh chịu và muốn vượt qua mọi thử thách gian nan, nguy hiểm, muốn chiến thắng được kè thù, nhân tố quyết định là phát huy ý chí cách mạng kiên cường không gì lay chuyển của người đảng viên cộng sản khi tuyên thệ xin vào Đảng. Chặng đường tù đày an trí năm sáu năm qua, chúng ta đã phải chịu đày đọa dưới bàn tay đẫm máu của quân thù, bây giờ trong tay có súng đạn, chúng ta hãy tiến lên hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, của nhân dân giao phó trong giai đoạn mới.


Anh Kiệt nhắc đi nhắc lại về tình hình nhiệm vụ của đội du kích Cứu quốc đầu tiên này, và ý nghĩa phải khắc cốt ghi tâm giữ trọn lời thề hôm nay, dù chết sống trước quân thù cũng không thay lòng đổi dạ... Rồi anh quay lại đứng nghiêm trước cờ, giơ tay phải lên ngang tai: "Tôi, Phạm Kiệt xin thề hy sinh vì Tôi quốc”. Đến tôi và lần lượt từng đồng chí khác bước lên trước cờ: "Tôi là... xin thề hy sinh vì Tổ quốc"...


Từ đây lời thề trở thành khẩu hiệu khi cấp dưới chào để báo cáo cấp trên. Khi đổng đội đi công tác gặp nhau đều phải giơ tay chào "Hy sinh vì Tổ quốc” - "Hy sinh vì Tổ quốc".

Trong đêm tối mù sương đoàn quân lặng lẽ tiến về Cao Muôn...

Đùng! Đùng! Có hai tiếng súng nổ gần, anh em liền phân tán theo đội hình chiến đấu, và phái trinh sát đi tuần tra. Khi ra đến bến Buôn thấy có mấy người đi ngược dòng sông, đến nơi mới biết đấy là đồng chí Trần Lương, Nguyễn Cừ bắn súng để tìm chúng tôi.


Gặp nhau mừng rơi nước mắt, anh Lương nói: tình hình trung châu phát động quần chúng khởi nghĩa nông thôn chưa được phía nam phát động, một số xã đang tổ chức các hội Cứu quốc. Phía bắc anh Khế cũng báo cho tôi như vậy, quần chúng còn rất bỡ ngỡ, họ con e sợ chính sách "tam quang” tàn bạo của Nhật (giết sạch, đốt sạch, cướp sạch). Không cướp chính quyền để chi viện cho cuộc khởi nghĩa Ba Tơ được, vì vậy Tỉnh ủy quyết định báo tin cho các đồng chí trên này phải chuyển quân ra xây dựng căn cứ chính quyền và Việt Minh Ba Tơ phải chuyển vào hoạt động bí mật và bán công khai (bí mật với địch, công khai với quần chúng), như vậy là ba nhóm lãnh đạo đã thống nhất tư tưởng và hành động.


Chúng tôi đang trao đổi ý kiến thì đồng chí Nguyễn Niên (Hường) phụ trách tổ trinh sát ở suối Loa về báo tin: quân Nhật đã đi lên Ba Tơ. Khi đến trước đèo Lâm, nghe tiếng súng, chúng lập tức nằm ép bên đường nghe ngóng hồi lâu rồi dậy đi. Trong đoàn quân chúng bắt bọn Tây cạo trọc đầu với mấy tên lính bảo an dẫn đường (hình như có tên Ba-dô-va-ni trưởng đồn Gi Lăng) làm bia đỡ đạn đi trước. Thật là éo le cho số phận những người Pháp!


Chia tay anh Lương, ngày hôm sau, chúng tôi chuyển toàn đội vào trung tâm Cơ Nhất, tiến sâu vào bản làng hẻo lánh trên triền núi Cao Muôn. Thế là niềm mơ ước, cách đây mấy tháng tôi và anh Giàu khi đi tìm, nay đã trở thành sự thật. Nhiệm vụ trước mắt của chúng tôi là phải biến vùng này thành trung tâm căn cứ địa miền Tây Quảng Ngãi.


Sau khi bố trí trinh sát và kế hoạch bảo vệ xong, anh Kiệt tuyên bố cho anh em được tạm nghỉ để lấy lại sức sau năm ngày đêm căng thẳng gần như thức trắng. Mỗi người tìm cho mình một tảng đá bên bờ suối, đặt súng bên người, ngủ một giấc giữa trời tự do.


Ba chúng tôi (Kiệt, Đôn, Khoách) họp chi bộ Đảng (vừa là ban chỉ huy) nhận định tình hình và đề ra chương trình hành động: Hàng đầu là công tác tổ chức, tư tưởng, kỷ luật, công tác dân vận tiếp tế, và công tác trinh sát địch tình... Sau đó đưa ra toàn đội thảo luận, anh em đều nhất trí sự thành công của cuộc khởi nghĩa, ngoài quyết tâm kiên định không lay chuyển của Tỉnh ủy lâm thời và ban chỉ huy trực tiếp, còn có nguyên nhân quan trọng là nhận định kẻ thù rất chính xác, mặc dù có tên giám binh Pháp cầm đầu, nhưng tinh thần của chúng là tìm đường chạy trốn quân Nhật, nên thời cơ để vũ trang khởi nghĩa vẫn còn, chính vì thế mà trong đêm 11 tháng 3 ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.


Về mặt lãnh đạo và chỉ huy, anh em đều thừa nhận kế hoạch chiếm châu lỵ hành chánh, đập tan chính quyền địch trước là đúng. Ta đánh vào bộ phận chủ yếu đồng thời là điểm yếu về quân sự, làm cho địch tan rã ngay từ đầu, quần chúng trung gian hướng theo cách mạng một cách nhanh chóng.    Việc thành lập chính quyền cách mạng, quản lý trật tự an ninh, biểu dương lực lượng và động viên quần chúng Kinh, Thượng tham gia giành và giữ chính quyền ủng hộ Mặt trận Việt Minh là một thắng lợi lớn và còn là tiềm lực lâu dài.


Sự chuẩn bị tinh thần đoàn kết và phương pháp đấu tranh cho đồng bào Kinh, Thượng trước khi chuyển chính quyền vào bí mật nửa công khai và chuyển lực lượng vũ trang ra xây dựng căn cứ là đúng đắn để bảo toàn phát triển lực lượng. Cũng là một quyết định linh hoạt kịp thời...


Toàn đội cũng biểu dương tinh thần chiến đấu của anh em, tuy Đảng có chuẩn bị tư tưởng để tháo cũi sổ lồng, nhưng vẫn rất bất ngờ, cuộc vũ trang khởi nghĩa chỉ thông tin đến anh em không đầy một giờ, tất cả các đồng chí đều sẵn sàng làm nhiệm vụ, và hoàn thành nhiệm vụ thật tốt đẹp. Đó là nhờ ý chí cách mạng, tinh thần chỉ tiến không lùi của người cộng sản đã hun đúc từ lâu nên khi được đánh thức dậy là bất kỳ hiểm nguy khó khăn nào cũng sẵn sàng hy sinh cho cách mạng. Nhiều anh em chưa được khôi phục Đảng, vẫn tự đặt cho mình trách nhiệm của người cộng sản phải phấn đấu hoàn thành một cách xuất sắc. Đồng thời anh em cũng tự phê bình chung là quá say sưa với thắng lợi, đã có ý thức kỷ luật, ý thức cảnh giác chưa nghiêm túc như khẩu hiệu "vũ khí bất ly thân" chưa được thực hiện nghiêm. Việc giữ gìn "trang bị gọn gàng chặt chẽ cũng chưa tốt, đêm qua hành quân có người còn để vũ khí đồ đạc va chạm, hoặc đánh rơi, rất dễ lộ bí mật.


Riêng cá nhân đồng chí Đé Xi đứng lên xin tự phê bình về việc trong đêm 11 tháng 3, sau khi chiếm đồn, được chỉ huy giao cho kiểm tra chỗ ở tên đồn trưởng, đêm khuya ruột đói, đã ăn một thỏi gì giống miếng bánh dẻo, hóa ra đó là mìn (Đinamít). Đây là do sự dốt và thiêu ý thức cảnh giác, may mà ăn ít nên không xảy ra nguy hiếm. Đồng chí Trình Anh cũng tự phê bình trong đêm ấy thèm thuốc quá đã lấy giấy trong đồn vấn thuốc. Hai ba anh em lén lút xong thì người nào tím miệng, tím lưỡi! Thì ra giấy vấn thuốc là giấy than. Đó cũng là sự mất cảnh giác.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:38:02 pm »

Đề cao tinh thần trách nhiệm cách mạng và nâng cao ý thức kỷ luật quân sự, cũng trong cuộc họp này toàn đội thống nhất thông qua nội dung bản kỷ luật do đồng chí Phạm Sanh phụ trách quân pháp nghiên cứu. Nội dung bản kỷ luật của Đội du kích Cứu quốc quân Ba Tơ như sau:

XỬ TỘI NẶNG:

- Người nào phản bội du kích cứu quốc.

- Đào ngữ.

- Lúc đánh trận hay hành quân mà chống lại mệnh lệnh của chỉ huy.

- Cướp phá tiền của sản vật của dân chúng dùng làm việc cho mình.


MẤY ĐIỀU KỶ LUẬT KHÁC:

- Bất kỳ lúc nào cũng phải luôn chú ý đến tiếng còi hiệu, và phải lập tức thi hành.

- Giờ chào cờ phải hết sức nghiêm trang.

- Khi ra mệnh lệnh phải được sự đồng ý của chỉ đạo viên.

- Trong lúc hành quân không được trò chuyện ồn ào, hút thuốc lá, đốt lửa, làm rơi đồ đạc.

- Trong lúc canh gác không được ca hát, hút thuốc hay trò chuvện, hay làm việc khác, nhất là không được bỏ chỗ gác, không được rời vũ khí.

- Trong quân ngũ có điều gì bất bình, có quyền đưa ra toàn thể xét xử, cấm không được nói xấu vắng mặt.


NHỮNG ĐIỀU CỐT YẾU CỦA NGƯỜI LÍNH DU KÍCH:

- Hy sinh dũng cảm hăng hái để phụng sự Tổ quốc.

- Tuyệt đối phục tùng chỉ đạo viên.

- Kiên nhẫn chịu đựng mọi cực khổ, ăn nói phải lễ độ với mọi người.

- Không lấy của công làm việc riêng.

- Luôn luôn giúp đỡ dân chúng, khi đóng quân, cũng như rút quân, phải giữ gìn nhà của dân chúng cho sạch sẽ.

- Mua bán phải giữ lẽ công bằng, không được lấy của ai dù một cây kim sợi chỉ.

- Khi mượn của ai vật gì lúc đi cũng phải trả lại đầy đủ, làm hư hỏng phải bồi thường minh bạch.

- Không được hút xách say sưa1 (Nguyên bản kỷ luật này đồng chí Phan Phong giữ được, năm 1968 mới giao cho Bảo tàng cách mạng Trung ương, bản gốc được đánh máy trên máy chữ hermét, chỉ có ruy băng nửa đỏ nửa xanh mà không có giấy than).


Đúng ngày 16 tháng 3 năm 1945, sau khi chuyển quân ra bắc chân núi Cao Muôn, để thực hiện nguyên tắc "Hóa chỉnh vi linh - Hóa linh vi chỉnh" đã học được trong nhà tù về chiến tranh du kích, chúng tôi chia đội làm Ba Toán, mỗi toán sáu đồng chí (lúc này kết nạp đồng chí Hoa và Cả chính thức là đội viên trong đội) để chia nhau tiến hành công tác dân vận đi sát từng xóm, từng nhà, giáo dục nhiệm vụ cách mạng, ý thức bí mật ba không (không biết, không thấy, không nghe: ứ ni, ú nó, ú tân) và ăn thề đoàn kết đánh Nhật đuổi Tây với đồng bào trong vùng, ngày phân tán đi công tác, tối tập họp tại địa điểm định trước rút kinh nghiệm và bố trí kế hoạch cho những ngày tiếp theo. Qua vài ngày hoạt động, lương thực dự trữ mang theo đã cạn dần vì lương thực cướp được trong đồn thì đã phân phát cho nhân dân, khi chuyển quân, đồng bào ủng hộ, nhưng mang theo chí được 5-7 lon gạo, cho nên chúng tôi phải hạn chế ăn mỗi suất chí một lạng gạo. Mùa này ở Cơ Nhất bị hạn hán nên đồng bào dân tộc cũng đói. Chúng tôi phải hái rau rừng và xin rau lang của đồng bào để nấu cháo (cứ mỗi nồi cháo cho 6-7 đồng chí ăn thì chỉ một lon gạo cộng với rau lang đầy nồi để ăn độn cho no bụng). Qua thử thách như vậy, mới thấy rõ ý chí kiên cường của anh em, cũng là lúc thấy rõ tấm lòng của đồng bào dân tộc ở Cơ Nhất đối với đội quân trong thời kỳ trứng nước. Mặc dù khi chúng tôi đi khi đến đều tuyệt đối bí mật, nhưng rừng núi, sông suối là quê hương của đồng bào, nên ở đâu đồng bào cũng tìm đến cho khoai, cho rau. Một hôm tôi đi dân vận anh Cai Đe (người cai tôi quen biết khi ở tù Gi Lăng), chúng tôi mừng mừng tụi tủi, anh khóc và có năn nỉ chúng tôi ở lại cùng ăn một bữa cưm đoàn kết. Khi tôi ra đi, anh cũng đem mấy bát gạo còn lại đổ vào ruột nghé buộc phải mang về. Anh chỉ đám lúa đã hườm trái mây trước nhà nói: "Ngày mai tôi sẽ bứt lúa cho vào nồi rang là có gạo, các anh đừng lo". Tấm lòng chân thành của anh làm cho tôi nhớ mãi tình thương yêu của đồng bào dân tộc đối với chúng tôi.


Tình hình thiếu đói của đội du kích được đồng chí Phan Xuân, Nguyễn Nhạn và Nuyễn Chương (rể ông giáo Đàm) thông báo cho cơ sở vùng Trường An, Suối Bùn. Đồng bào quyên góp lương thực, thực phẩm, ngược dòng sông Vệ gửi lên trạm tiếp nhận ở phía đông bến Buôn. Đêm đêm những chiếc thuyền gỗ cạch cạch cạch theo nhịp ba tiếng một vào mạn thuyền, thì tiếng chim ụt ụt lại kêu lên làm ám hiệu cập bờ để giao hàng tiếp tế. Cơ sở Cứu quốc ở Trường An - Tân Long càng lo lắng bao nhiêu, thì bị gạo, giỏ khoai, cá khô, mực muối lại đầy ắp bấy nhiêu. Đặc biệt ông bà giáo Đàm và cả gia đình nhịn ăn để tiếp tế gạo cho du kích (sau này những ngày trở lại hàn huyên chuyện cũ chúng tôi mới biết). Thật là tấm lòng vàng hiếm có.


Qua những ngày đầu xây dựng căn cứ, chúng tôi càng thấm bài học du kích với đồng bào như cá với nước, thiếu nước thì cá không sao sống được. Tất cả đội viên chúng tôi càng gần gũi dân. Lúc đầu chúng tôi sợ phiền lòng dân, sợ lộ bí mật. Nhưng khi đã hiểu được và nắm được dân, chúng tôi thường cho phân tán một bộ phận ở hẳn trong nhà dân, để vừa làm công tác tuyên truyền giáo dục vừa giúp đỡ chăm sóc các em và lo thuốc men chữa bệnh cho đồng bào bị ốm đau. Qua đó mà địch tình, dân tình chúng tôi nắm chắc hàng ngày, niềm tin sắt đá vào dân càng củng cố, vị trí trú quân cũng như kế hoạch lưu động công tác ngày càng đi vào nền nếp ổn định.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:41:01 pm »

Song song với kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị trong vùng căn cứ là công tác hàng đầu, chúng tôi tổ chức một nhóm công tác do anh Kiệt phụ trách đi sâu vào vùng núi Cao Muôn tìm sào huyệt của anh Rua, Rói để phối hợp hành động. Qua hai ngày cắt rừng vượt suối, thình lình anh Kiệt bị sa vào ổ phục kích. Tiếng chách hú nổi lên. Cả nhóm dừng lại. Tốp người núp trong cây, đá bước ra, giương cung chĩa mác vào những ông khách không mời mà đến. Sau mấy lời đối thoại, biết rõ không phải là lính đồn Tây mà là an trí đã khởi nghĩa Ba Tơ, anh em vui mừng đưa khách vào lán, hai bên trao đổi nhiệm vụ cùng đánh Nhật đuổi Tây. Nhưng cuối cùng họ chỉ hứa lúc nào cần đến với họ thì báo trước. Con bây giờ họ chỉ cố thủ trong sào huyệt, chứ không phối hợp chiến đấu. Anh Kiệt trở về thất vọng, vì lúc này không cần ẩn trốn trong hang cùng ngõ cụt nữa, mà phải làm chủ một vùng rộng mênh mông mới chiến thắng được quân thù.


Một nhóm khác do đồng chí Phan Phong, Trịnh Anh tiến lên vùng tây sông Re, đến chỗ sân bay Pháp và Mỹ mới xây dựng, vì được tin chúng đổ súng đạn xuống sông Xà Lò khi bỏ chạy. Các đồng chí lận sâu xuống các hố nước xanh lạnh như nước đá để tìm súng đạn, cứ mỗi lần cúi xuống là hô khẩu hiệu "Hy sinh vì Tổ quốc". Sông Xà Lò có loại dị vật, đồng bào gọi là con nhiễu, mình to bằng bề ngang bàn tay, dài bằng cái đòn gánh, giống như con đỉa khổng lồ. Gặp ngươi yếu nó quấn được thì chết chìm; chịu ngụp lặn được lâu, cắt nó ra từng đoạn mới giành được mạng sống. Cuộc mạo hiểm dưới đáy sông chỉ thu lượm được ít súng cạc - bin đã phá hỏng.


Một nhóm đi Sơn Hà, Gi Lăng để liên lạc với căng an trí do đồng chí Đức (Lạc) phụ trách, đến nơi mới biết anh em tản về các địa phương. Mặc dù đồn Gi Lăng chính là nơi bọn Pháp theo Đờ Gôn đã chuẩn bị nhiều vũ khí đạn được (Ba-dô-va-vy làm đồn trưởng) để chống Nhật, tạo thành một hệ thống lên Kông Long -  Công Tum nhưng tất cả bị Nhật đánh úp, ngày 9 tháng 3 khi cùng nhau tính kế ở thị xã Quảng Ngãi.


Cơ sở ở Ba Tơ báo tin cho biết sau khi Nhật lên chiếm đồn ngày 15 tháng 3 thì sau đó tên Bùi Danh Ngũ, kiểm lý châu Ba Tơ, cũng trả lại nhận chức cũ và đã tập họp bọn hào lý Kinh, Thượng ngóc đầu dậy hoạt động.    Chúng tôi viết một bức thư cảnh cáo nói rõ thời cuộc và nhắc lại lời thề của hắn xin về nhà làm ăn không dám có hành động chống lại cách mạng. Anh Nguyễn Khoách đến vận động nhà sư trụ trì chùa ở suối Loa, đem thư trực tiếp đưa cho Bùi Danh Ngũ1 (Bùi Danh Ngũ trở lại làm chức tri châu Ba Tơ). Nhà sư hăng hái nhận nhiệm vụ và cũng từ đó nhà sư trở thành cơ sở của Việt Minh nắm được nhiều tin tức từ châu lỵ báo cho chúng tôi.


Sau mấy ngày lưu động công tác nắm dân, chúng tôi bí mật chuyển quân lên xóm Ba Nhà (Gọi Tui) nơi trước đây tôi đã đến thăm. Toàn đội trèo núi từ sớm đến chiều mới tới nơi. Gặp lại chúng tôi, đồng bào hân hoan khôn xiết và trách sao chúng tôi lâu quá mới đến.

- Chúng tôi đợi để lấy được nhiều súng đạn, nay mới lên để cùng các anh đánh Nhật đuổi Tây.

- À, ở đây Nhật, Tây nó lên thì mình đánh nó chết hết thôi! Ông già làng vừa nói vừa cười rất hạ hê thấy anh em ta có đầy đủ súng đạn...


Những ngày ban sơ này chúng tôi đã đón nhận gần 20 anh em chính trị phạm Thanh Hóa từ nhà lao Quảng Ngãi1 (Chiến khu Ngọc Trảo (Thanh Hóa) bị địch đánh phá, chúng đày tù nhân vào Quảng Ngãi năm 1941) kéo lên tham gia đội du kích. Thấy rõ bước khó khăn ban đầu và tình hình tư tưởng anh em cũng móng trở lại quê hương hoạt động, chúng tôi nói rõ khả năng phong trào Việt Minh có thể bảo đảm đưa anh em lên xe lửa về Thanh Hóa. Cuối cùng còn ba đồng chí xin ở lại chiến đấu với đội du kích Cứu quốc Ba Tơ, không chịu về. Đó là đồng chí Súy, đồng chí Mộc và bác già Hương. Số còn lại lần lượt đưa về quê được an toàn.


Qua một tuần "vạn sự khởi đầu nan", bao nhiêu khó khăn bức bách đã vượt qua, các nhóm công tác đặc biệt đều trở về. Kết quả tuy ít, nhưng qua thử thách gian truân, mỗi người chúng tôi thêm kiên định vững vàng. Công tác dân vận, công tác tiếp tế được ổn định.


Tạm biệt xóm Ba Nhà trên núi Cao Muôn, chúng tôi lưu động toàn đội về vùng Nước Hoa. Buổi sớm tập hành quân, triển khai đội hình phong ngự đánh địch, một toán đóng giả quân địch. Đậi bộ phận làm quân ta lợi dụng địa hình, địa vật phục kích đánh địch khi vào chiến khu, tập xong thảo luận, lấy "quân địch" nhận xét quân ta, bố trí đúng sai thế nào? Xuất hiện lúc nào thì diệt được địch, bảo vệ được mình? Lợi dụng điểm cao, theo thế núi rừng, nhưng cao chừng nào thì thấy địch từ xa mà bắn được địch khi đến gần và có đường rút lui khi cần thiết được thuận lợi... Ngày nào cũng tập, ngày nào cũng bình kỹ thuật, chiến thuật một cách dân chủ, rồi kết luận làm bài học chung.


Đồng thời tập tháo lắp súng, bịt mắt để tháo lắp giả như bị hòng hóc trong chiến đấu ban đêm. Tập lấy đường ngắm cho trúng đích, rồi đưa nhau vào đầu suối tập bắn đạn thật, vẽ bia trên đá, vừa bắn được mấy viên thì nghe đạn bay chiu chiu trên đầu mình, lúc bấy giờ mới biết bắn vào đá đạn bị thia lia bay về phía mình rất nguy hiểm, sau phải tập bắn vào núi đất.


Tất cả đều lần mò trong thực tế thử nghiệm, vì không có thầy, không có sách. Sau này Mặt trận Việt Minh huyện Đức Phổ có một thanh niên Cứu quốc trước là lính khố đỏ (Huỳnh Quang Lầu) tình nguyện lên chiến khu, mới dùng đồng chí ấy làm huấn luyện viên kỹ thuật.


Càng tập luyện, càng thảo luận dân chủ, mỗi người chúng tôi càng thêm hiểu biết, và càng tin tưởng "một viên đạn là một quân thù". Trong giờ giải lao giữa rừng sâu vách núi hùng vĩ, lòng đầy phấn khởi, anh em cất tiếng hát:

"Ngắm cho nòng súng"
"Đừng cho quân thù thoát"
"Quân thiếu niên tiền phong"...


Mùa lúa tháng ba đã ngả màu ửng vàng trên đồng, ông chánh Run và phó Nia, chánh Liêu là thủ lãnh cao nhất trong vùng Cơ Nhất ngỏ ý với chúng tôi: "Chúng ta cần mua giữ lúa gạo trong vùng làm lương thực dự trữ lâu dài, muốn vậy cần nói với Việt Minh trung châu đưa vải vóc, áo quần kim chỉ, và lưỡi cày lưỡi cuốc lên. Chúng tôi sẽ đổi lúa gạo trong dân cho đội quân an trí. Đồng thời chúng ta tổ chức một lễ lớn cúng trời đất, toàn dân cùng ăn thề một lòng một bụng làm cách mạng, rồi chúng tôi cho cắm lá (ám hiệu của dân tộc, cấm trong không ra, ngoài không vào) không cho con buôn vào mua lúa, không cho Việt gian vào dò la tin tức, để giữ bí mật".

Chúng tôi đồng ý và định ngày làm lễ toàn đội ăn thề.

Một buổi chiều quang đãng, bên một mé rừng ở trung tâm Cơ Nhất, mấy nghìn đồng bào đại diện cho tất cả làng xóm trong vùng tập họp chỉnh tề giáo mác lấp lánh trong rừng người. Một giàn hoa - nêu cao, một con trâu buộc vào trụ đúng yên lặng.


Tôi và anh Kiệt thay mặt cho đoàn quân, ông chánh Run, phó Nia thay mặt cho toàn dân. Ông cất tiếng xói xói xói... (Hỡi trời đất ...) kéo dài một hồi lâu, các ông cùng chúng tội cắt máu ở tay mình chảy vào bát ruợu, dâng lên giàn hoa, cùng thề ai phản bội sẽ bị trời tru đất diệt. Rồi bưng rượu hòa máu chuyền tay nhau cùng uống ghi nhớ lời thề. Sau đó là lễ đâm trâu. Tiếng chách hú, tiếng hò hét reo vang, đánh dấu một ngày thiêng liêng, toàn dân Cơ Nhất từ già đến trẻ, từ gái đến trai một lòng một dạ theo cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp giành độc lập cho núi sông đất nước này.


Cuộc liên hoan tưng bừng cho đến nửa đêm. Kết thúc, từng đoàn người trở về buôn làng, với ngọn đuốc soi đường trong đêm tôi, cũng là ngọn đuốc cách mạng.


Ba hôm sau được tin mấy lính Nhật cùng bọn tay sai dẫn đường từ Sơn Hà theo suối Tầm Rao xuyên rừng vào huyện Minh Long. Đồng bào dân tộc Minh Long báo tin cho chánh Liêu truyền tin cho chánh Run để báo cho chúng tôi biết và xin lệnh của đội cho nhân dân tiêu diệt chúng.


Để khỏi bộc lộ vùng căn cứ, và tránh sự tàn sát trả thù của Nhật, chúng tôi thuyết phục ông chánh Run theo dõi sát địch xem hành động của chúng nó. Nếu nó không áp bức khủng bố nhân dân, thì chúng ta bán ít lương thực, cho nó ngủ nhờ một đêm và chỉ đường cho chúng nó về Ba Tơ chứ không đánh giết chúng.


Ngày hôm sau từ Minh Long, chúng vào Ca Nhất hỏi thăm người già, trẻ con... có thấy cộng sản an trí Ba Tơ ở đâu không. Từ người lớn đến trẻ con đều nói: ú ni, ú nó... (không biết, không thấy). Cuối cùng chúng xin mua mấy con gà và cho mấy thanh niên canh gác cho chúng ngủ một đêm tại nhà lúa ngoài đồng. Nửa đêm, mấy thanh niên Cứu quốc của đồng bào dân tộc chạy vào báo cho đội là chúng nó đi xa mệt mỏi, ăn xong chúng ngủ lặng cả, yêu cầu đội cho phép cắt cổ lấy súng, không giết để lấy súng thì tiếc quá. Chúng tôi ra lệnh không giết. Anh em bực tức giậm chân, dập đuốc kéo nhau vể. Thấy anh em chưa thấy hết lợi hại, anh Kiệt cùng đi theo để thuyết phục tránh hành động mạo hiểm.


Mấy tên Nhật ngủ một đêm rồi hỏi đường về đồn Ba Tơ. Qua đó, chúng tôi thấy tinh thần cảnh giác của đồng bào và tinh thần kỷ luật của thanh niên chấp hành chủ trương cách mạng tốt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:42:46 pm »

Về tình hình nhân dân trong căn cứ, qua mấy đợt vận động, qua ngày lễ tuyên thệ toàn vùng, qua thử thách tinh thần cảnh giác và ý thức kỷ luật, lại vận dụng phong tục địa phương cắm lá chặn đường, chúng tôi thêm tin tưởng, càng thấm thìa lời dạy của ông cha xa xưa "Dân là nước, nước nâng thuyền lên nhưng cũng có thể lật thuyền". Từ đây toàn đội càng tăng cường quan hệ quân dân, nhất là các đồng chí được phân tán bám sát xây dựng cơ sở. Qua thử thách chúng tôi kết nạp các đồng chí Nhóa, Beo và Nhép là thanh niên Cứu quốc dân tộc Re vào đội du kích Cứu quốc quân (Đồng chí Nhép sau này trở thành cán bộ dân tộc Re đầu tiên tham gia chiến đấu suốt hai cuộc chiến tranh, và hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Mỹ ở Kom Long khi đồng chí là thiếu tá chỉ huy trưởng tiểu đoàn).


Sau lần anh Kiệt đi xem xét địa thế, chúng tôi quyết định chuyển quân về khu vục Nước Lá, xây dựng bố phòng chiến đấu, đảm bảo an toàn và tập luyện chiến đấu cho toàn đội.

Suối Nước Lá phát nguyên từ dãy núi Tai Mèo phía đông Cơ Nhất, có địa thế hiểm trở, đường vào độc đạo, hai bên là núi cao có rừng rậm khó xuyên qua. Có chỗ để tạo thao trường huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Chúng tôi tổ chức một cuộc hành quân để thu súng Tây còn bỏ lại trong nhân dân vùng tây Nghĩa Hành, đồng thời tập luyện hoạt động ra ngoài vùng căn cứ an toàn để rút kinh nghiệm.


Khánh Giang - Trường Lệ là các làng phía tây huyện Nghĩa Hành giáp phía đông huyện Ba Tơ, trên lưu vực sông Vệ, nguyên là vùng lộc điền của một tên đại Việt gian triều Nguyễn. Nhân dân ở đây toàn là tá điền nên tinh thần cách mạng khá tốt. Trong ngày khởi nghĩa Ba Tơ, nhóm cán bộ đồng chí Trần Lương về trung châu đã phát động quần chúng nhưng không cướp chính quyền, tuy vậy tinh thần hưởng ứng khởi nghĩa Ba Tơ, đang mong chờ tổ chức Việt Minh đến.


Những ngày Nhật đánh Pháp, lính khố xanh, khố đỏ rút chạy về đây rồi vất súng trong rừng, dưới suối, đồng bào thu lượm còn cất giấu, muốn nộp súng cho cách mạng, nhưng sợ Nhật biết thì nguy hiểm. Cuộc hành quân của chúng tôi nhằm hợp pháp hóa để đồng bào giao súng cho cách mạng, vì vậy phải cải trang như một đội bảo an binh. Anh Kiệt đóng vai đội, tôi đóng vai cai, anh Phan Phong đóng vai quyền, còn lại làm lính hơn mười người. Chúng tôi thông qua hệ thống cơ sở Cứu quốc, từ Ba Tơ, Trường An, suối Bùn và Hùng Nghĩa để nắm tình hình từ xa và bố trí các tổ cảnh giới ở đèo Đá Chát và suối Bùn là hai đầu đường địch có thể bất ngờ kéo vào Khánh Giang - Truờng Lệ để báo hiệu cho đội kịp thời đối phó.


Xuất phát từ Nước Lá, ba chiếc thuyền nhỏ ở bờ sông Vệ, xuôi dòng, gần trưa thì ghé vào chân núi Đá Chát. Hai cô gái con ông giáo Đàm đưa cơm lên bờ. Đúng 15 giờ lại xuống thuyền đến vị trí chỉnh đốn trang bị sẵn sàng chiến đấu, chia ra Ba Toán tiến vào làng, sục vào nhà, có ám hiệu của cơ sở chỉ dẫn để vận động. Cái khó là nói thế nào để đồng bào đưa súng cho bảo an binh mà tự biết là đưa súng cho quân cách mạng. Theo như đã chuẩn bị, tôi nói: Trong những ngày Tây chạy có bỏ súng ở vùng này. Chúng tôi biết bà con có bắt được, nếu đã nộp cho quân cách mạng rồi thì thôi, con chưa nộp thì nay chúng tôi về đây, bà con hãy giao cho chúng tôi. Đừng giữ lại để rồi sau này nộp lại cho Nhật, hay cho đội bảo an khác, thì bà con chẳng những có lỗi với Tổ quốc, mà chúng tôi cũng không hoàn thành được nhiệm vụ, bà con sẽ bị kỷ luật trừng trị.


Tiếng chó sủa, tiếng trẻ con reo nhau chạy theo làm rộn ràng làng xóm. Các ông chủ nhà chăm chăm nhìn mặt từng người bảo an binh miệng chúm chím cười, mà nước mắt lăn trên gò má, ấp úng, ngập ngừng như khó tìm lời đối thoại:

- Thưa các bác và thưa các anh, dạ tôi có nhặt được và cũng có cây súng săn với cây súng trường, sẽ giao nộp cho các anh làm nhiệm vụ. Nhưng lâu ngày quá chưa gặp được các bác, các anh, tôi xin mời vào nhà nghỉ một chặp, để chúng tôi làm cơm các anh cùng ăn với gia đình. Lâu ngày mới gặp, chúng tôi mừng lắm. Trời cũng đã chiều tối rồi, các anh nghỉ lại đêm nay rồi ngày mai sẽ đi cũng chẳng muộn gì. Mong các anh thông cảm tấm lòng của gia đình tôi - dạ xin mời. Miệng nói tay cầm tay như muốn kéo chúng tôi vào nhà, chiếc chiếu hoa trải sẵn trên phản.


Biết rằng đồng bào đã hiểu mình, tôi nói: Chúng tôi xin cảm ơn nhiệt tình của bác. Nhưng thời gian có ít, chúng tôi còn đi về Nghĩa Hành cho kịp không thể ở lại tới ngày mai. Xin gia đình cho chúng tôi nhận số vũ khí, kể cả súng sẵn của nhà. Thấy không thể giữ lại ăn cơm, đồng bào đưa hết súng đạn.


Chúng tôi cảm ơn gia đình và dặn dò sau này có bảo an binh hay quân Nhật về thu súng thì cứ nói là đã nộp cho bảo an binh nhận ngay này là được. Bà con dạ dạ đưa chúng tôi ra ngõ vẫn còn luyến tiếc không ở lại ăn cơm (thật tình có con heo đang cạo lông ở bếp), rồi ngó theo mãi bóng dáng người "bảo an binh" cách mạng khuất dần trong nẻo đường xa. Hành quân bên hữu ngạn, chúng tôi sục vào những nhà có súng, họ đều giao nộp, nhiều gia đình đối xử như thế, cũng có vài nhà ngơ ngác vì vẫn còn nghi ngờ chưa rõ chính tà. Lội sông qua tả ngạn sông Vệ gặp anh Phan Hùng (tức Phong) báo cáo đã thu được một cây súng máy nhưng mất cơ bẩm, còn một nhà có súng đạn thuyết phục mãi nhưng từ chối không chịu đưa. Tôi vào thuyết phục hết lời êm dịu cũng không xong, tôi lên giọng nộ nạt cũng không được. Cuối cùng tôi tát vào má người chồng, anh chồng vội ra bơ rào rút khẩu súng mút-cơ-tông, chị vợ lấy một mo đạn để trên giàn bếp đưa cho chúng tôi. Anh Kiệt chạy lại an ủi: "Ai bảo bác ngoan cố để thầy cai tức giận! Chúng tôi thu súng là để thực hiện nhiệm vụ lịch sử ích quốc lợi gia chứ không phải để lấy phần thưởng của quân Nhật đem súng đạn bắn giết đồng bào đâu!".


Lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng tôi phải tát tai đồng bào trong đời tham gia cách mạng của tôi, một sự việc bất đắc dĩ phải làm vì sự nghiệp cách mạng. Tôi vẫn nhớ đời.

Hoàng hôn ập đến, chúng tôi lên đường trở về chiến khu Nước Lá trong đêm sương lạnh, ngủ lại giữa rừng. Cuộc hành quân thu được nhiều súng đạn, nhưng phần lớn là súng bị mất kim hỏa, mất cơ bẩm, lò xo. Kết quả quan trọng hơn là tập dượt, rút nhiều kinh nghiệm; mặt khác cũng là một cuộc võ trang tuyên truyền. Sau khi chúng tôi đi, bà con bàn tán xôn xao, cuối cùng họ đoán chắc là đưa súng đúng tay những anh em an trí khởi nghĩa Ba Tơ. Từ đó Khánh Giang - Trường Lệ và cả xã Hành Tín sau này chẳng bao lâu cơ sở Cứu quốc Việt Minh toàn vùng trở thành vành đai vững vàng phía bắc chiến khu Nước Lá của đại đội Hoàng Hoa Thám.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:57:14 pm »

SỐNG TRONG LÒNG NHÂN DÂN


Cuộc khởi nghĩa nông thôn ở trung châu để chi viện cho Ba Tơ tuy không thực hiện được nhưng phong trào cứu quốc phía bắc cũng như phía nam nhờ phát huy ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã đánh thức mọi tầng lớp nhân dân, nhất là anh em cựu chính trị phạm, tuyệt đại bộ phận đều hăng hái đứng lên hoạt động. Chỉ sau hai tuần lễ, những vùng có cơ sở trong thời kỳ bí mật đã phát triển các hội Cứu quốc, gần như toàn thôn đều tham gia. Không khí cách mạng sục sôi khắp các phủ huyện, không đủ cán bộ để hướng dẫn xây dựng phong trào.


Tỉnh ủy lâm thời triệu tập cuộc họp đầu tiên (ở trung châu) để thống nhất nhận định tình hình sau khởi nghĩa Ba Tơ, đề ra chủ trương mới.

Chúng tôi phân công anh Kiệt ở lại chiến khu để cầm quân, tôi về dự hội nghị. Từ Nước Lá ra nhà anh Tiễu, tôi đợi thuyền liên lạc xuôi dòng sông Vệ. Phía đông đầu cầu, bên hữu ngạn, có ánh đèn pin chớp lóe mấy lần trong bãi dâu. Thuyền từ từ cập bãi. Một thanh niên rảo bước trong đêm mờ vừa đến. Tôi nhận biết ngay đó là đồng chí Hinh, người bạn tù ở Gi Lăng, xa nhau đã năm năm trời. Anh nói nhỏ: Anh Lương giao cho tôi đón đồng chí! Cái vui mừng trong hoàn cảnh bí mật không nói bằng lời mà chỉ qua bốn bàn tay siết chặt lấy nhau.


Tôi theo anh về nhà một cơ sở làng Năng An. Cơm nước đã sẵn sàng bên ngọn đền dầu, trong gia đình im phăng phắc. Anh nói nhỏ khi tôi đang ăn: "Ngày mai đồng chí dậy sớm, cơm nước xong, tôi đưa đồng chí lên đầu cầu sông Vệ, sẽ đi trên một chiếc xe kéo của ta, vào đến cổng lớn bắc Đồng Cát, thì xuống xe. Có người cột khăn ở cổ tay trái đi trước thì đồng chí đi theo, để đến nơi họp hội nghị".


Đúng mờ sáng, trời mưa nhẹ hạt. Tôi lên đầu cầu, anh vẫy chiếc xe kéo, đưa tôi lên xe phủ bạt kín người. Ngồi trên xe nghe nhịp bước đều đều được hơn một cây số, tôi quan sát bên phải vệ đường. Một người thấp bé nhỏ con, vác một đon gánh cong cong, quấn một cuộn dây dừa như người thợ đi bán guốc ở thị trấn trở về. Qua dáng đi trong bộ quần áo cháo lòng, tôi ngơ ngợ như một người đã quen. Xe lướt nhanh qua ngang tầm, tôi nhìn kỹ, cũng vừa lúc người ấy ngước nhìn tôi. Ôi, anh Trương Quang Giao! Tôi muốn gọi tên anh nhưng kìm lại được. Anh giơ tay nói nhỏ "đi đi", và tôi thấy anh long lanh đôi mắt. Tôi cũng nghẹn ngào gạt nước mắt trong khi xe chạy. Thật tình nếu tôi không trở thành một người chiến sĩ đang bị quân thù truy tìm tiêu diệt, và ở một cảnh ngộ khác, tôi đã nhảy xuống xe để ôm chầm nhau.


Xe vào đến gần thị trấn, tôi buộc xuống, thì một người đi bộ cùng chiều lướt qua, cổ tay có cột khăn đúng ám hiệu. Tôi đi theo từ xa nhìn tới cũng thấy bộ dáng quen quen, qua khỏi thị trấn, trên đường vắng, anh mới quay mặt hỏi nhỏ: "Anh có khỏe không?". Thì ra là anh Trần Huy, người bạn đã từng nằm úp thìa chống lạnh và mưu toan khởi nghĩa hưởng ứng Nam Kỳ khởi nghĩa năm xưa ở Gi Lăng.


Về đến nhà anh gọi thợ hót tóc cho tôi để cái đầu bớt bù xù nham nhở vì những cuộc cắt tóc ăn thề với đồng bào dân tộc trong mấy tuần qua, làm cho mất cái dáng sống ở núi rừng, để hòa nhập vào làng người đồng nội.


Chiều hôm ấy đến vị trí để ngày mai họp hội nghị, vừa bước vào nhà, anh Giao ôm chầm hôn tôi, nước mắt lại trào ra. Anh nghẹn ngào nói: "Tao thấy mày mặt mày gầy tóp, tóc tai phủ cổ, tao thương quá. Tao biết anh em đã phải đương đầu biết bao nhiêu gian khổ hy sinh, mà chúng tao chưa làm được gì nhiều để chia sẻ với anh em nên tao khóc đấy!". Ôi, tình đồng chí sao mà thiết tha sâu sắc đến thế! Sâu sắc hơn cả mọi thứ tình yêu trong con người chúng tôi lúc bấy giờ!


Sống với anh Giao trong một tổ chức cách mạng ở Ba Tơ hơn một năm trời, tôi cảm phục tinh thần cách mạng, ý chí xả thân vì sự nghiệp cách mạng của anh, đến mức mỗi khi đau ốm nguy kịch anh vẫn không quan tâm đến sinh mệnh của mình. Lối sống đạo đức gần như khổ hạnh của anh, tình cảm nồng cháy của anh đã hút anh em đồng chí thật mãnh liệt!


Khi họp ở Suối Loa, anh nằng nặc xin cho ở lại, nhưng tổ chức đã phân công cho anh đi tìm đường liên lạc với Trung ương, với Xứ ủy. Anh chia tay với chúng tôi nhưng ngay ngáy lo âu cho chúng tôi có hoàn thành nhiệm vụ được không, vì đây đâu phải việc đã từng làm mặc dù có anh Kiệt, một đồng chí đã được rèn luyện gần 15 năm trong lò đế quốc, và đã được đồng chí Hồ Tùng Mậu, Trương Văn Linh truyền thụ những bài học quân sự từ trong nhà lao Buôn Ma Thuột. Còn tôi, một đảng viên trẻ, chưa từng thử thách qua một nhiệm vụ quan trọng nặng nề quyết liệt liệu có hoàn thành được nhiệm vụ hệ trọng của người chính trị viên nắm vững đường lối chủ trương của Đảng trong những lúc cần độc lập, quyết đoán hay không? Vả lại sức khỏe tôi, như một thư sinh ấy, có chịu đựng nổi rau rừng củ chuối không? Anh đã lo quá đỗi. Bây giờ, khi mọi việc đã qua, anh vui mừng khôn xiết. Mừng cho sự thành công, mừng cho anh em đồng chí đều được vẹn toàn, mừng cho đội du kích cứu quốc đầu tiên đã trưởng thanh. Đấy là những tâm tư mà anh đã thổ lộ với tôi trong buổi đầu gặp lại.


Đến tối thì các anh Lương, anh Khế cùng đến. Qua những giây phút ôm chầm siết chặt tay nhau, bốn chúng tôi trao đổi ý kiến về việc bổ sung Tỉnh ủy lâm thời, để có thêm cán bộ lãnh đạo theo kịp phong trào đang bột phát trong toàn tỉnh.


Anh Khế, anh Giao giới thiệu anh Nguyễn Chánh mới từ căng an trí Ly Hy (Thừa Thiên) về đã tham gia hoạt động ở Sơn Tịnh và anh Nguyễn Khiển (sau lấy bí danh là Chót) người anh ruột của tôi, là cán bộ trung kiên bí mật ở miền tây Sơn Tịnh của Ủy ban vận động cách mạng Ba Tơ đã tham gia vận động mở rộng phong trào có hiệu quả.


Anh Lương phụ trách phía nam giới thiệu đồng chí Hồng Châu (ở Mộ Đức), anh Ruộng (ở Đức Phổ) đã tham gia đây mạnh phong trào trong huyện, có nhiều thành tích. Chúng tôi đều nhất trí bổ sung bốn đồng chí vào Tỉnh ủy lâm thời, đồng thời xác định mở rộng Ủy ban vận động cứu quốc Quảng Ngãi, có các đồng chí Hồ Thiết, Trần Huy, chị Trinh (vợ anh Chánh), cụ Nguyễn Công Phương, đồng chí Sa ở Bình Sơn, đồng chí Bùi Bình, Bùi Định.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:58:40 pm »

Sáng hôm sau làm lễ chào cờ và khôi phục Đảng tịch cho các đồng chí được bổ sung vào Tỉnh ủy lâm thời xong, chúng tôi tiến hành hội nghị Tỉnh ủy lâm thời lần thứ nhất ở trung châu.


Tôi báo cáo toàn bộ công tác diễn biến từ sau hội nghị bất thường tại Suối Loa: Cuộc khởi nghĩa tuyên bố thành công lập chính quyền, thành lập đội du kích cứu quốc quân, cuộc chuyển quân ra xây dựng căn cứ Cơ Nhất, kết quả phát động xây dựng lực lượng quần chúng dân tộc trong căn cứ địa, tình hình nội bộ đội du kích cứu quốc quân, khả năng liên lạc tiếp tế.


Anh Lương báo cáo tình hình phong trào phát triển 6 phía nam từ sau ngày Ba Tơ khởi nghĩa, các tổ chức cứu quốc đang phát triển nhanh chóng ở các huyện. Thái độ anh em cựu chính trị phạm hăng hái hưởng ứng. Tình hình Nhật và ngụy quyền ở xã, thôn và bọn tay sai đang tích cực giành quần chúng với ta, nhưng triển vọng ta sẽ tập họp lực lượng đông đảo và từng bước làm tê liệt chính quyền địch ở nông thôn...


Anh Khế báo cáo tình hình phong trào phía bắc, các huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn và bắc Tư Nghĩa đang phát triển mạnh, anh em cựu chính trị phạm đều nhận nhiệm vụ hoạt động. Còn vài đồng chí có tư tưởng cơ hội cho rằng dựa vào Nhật để nó trao quyền độc lập là lợi hơn. Manh động như Ba Tơ là tự thiêu thân, nếu không giải tán sẽ bị Nhật mổ bụng moi gan... Tuy vậy triển vọng đấu tranh chống độc lập giả hiệu để giành giật quần chúng là nhất định được, vấn đề phải phát huy ảnh hưởng Ba Tơ thật sâu rộng trong quần chúng...


Tỉnh ủy đánh giá cao tác động của cuộc khởi nghĩa và đội du kích cứu quốc quân ra đời. Bài học kinh nghiệm về phát động quần chúng chuấn bị vũ trang bạo động. Việc tranh thủ thời cơ, đánh giá tinh thần địch, và chọn yếu điểm để đập tan chính quyền ngay từ đầu. Việc kết hợp uy lực quần chúng với đội xung kích kiên cường và công tác binh vận đều là những bài học kinh nghiệm quý báu cần tổng kết.


Tỉnh ủy cũng xác định chuyển chính quyền bí mật nửa công khai, và chuyển quân ra xây dựng căn cứ địa là đúng thời điểm cần thiết, sớm hơn không tốt, mà chậm nữa không lợi, dễ mất quyền chủ động. Việc tiến hành công tác dân vận xây dựng cơ sở chính trị trong vùng căn cứ cần phải làm sâu rộng vững chắc hơn nữa. Việc lãnh đạo tư tưởng xây dựng kỷ luật và tích cực huấn luyện học tập kỹ chiến thuật rèn luyện tinh thần chiến đấu cần làm thường xuyên liên tục. Vấn đề tồn tại quan trọng nhất là tiếp tế vật chất và bổ sung thanh niên, tạo thêm vũ khí là những vấn đề lớn phải tập trung giải quyết mới nhanh chóng phát triển được lực lượng. Cuối cùng Tỉnh ủy lâm thời quyết nghị biểu dương lực lượng tham gia khởi nghĩa và đội du kích cứu quốc quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Hội nghị cũng quyết nghị chương trình hành động cấp bách, phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng khởi nghĩa Ba Tơ để đẩy mạnh phong trào rộng khắp ở nông thôn và thành thị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo tiếp tế cho lực lượng vũ trang và mở rộng xây dựng căn cứ địa miền núi. Phải gấp rút tổ chức cơ quan thường trực của Đảng và Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh, lập cơ quan biên soạn, in ấn tài liệu Việt Minh và các hội quần chúng. Chuẩn bị điều kiện ra tờ báo để tuyên truyền đập tan luận điệu độc lập giả hiệu của bọn Trần Trọng Kim. Ra sức thuyết phục, lôi kéo cán bộ đảng viên cũ ra hoạt động.


Hội nghị giao cho tôi ghi lại lời tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng Ba Tơ để thường vụ duyệt và cho phát hành.

Hội nghị cử đồng chí Nguyễn Chánh tăng cường vào ban lãnh đạo lực lượng vũ trang, trực tiếp phụ trách chính trị ủy viên, tôi làm phó. Ngày hôm sau họp Ủy ban vận động cứu quốc Quảng Ngãi gồm các đồng chí trong Tỉnh, ủy lâm thời và các đồng chí trong danh sách bổ sung để triển khai thực hiện chương trình hành động do Tỉnh ủy thông qua.


Anh Chánh lúc này người còn gầy yếu vì chế độ khắc nghiệt của căng Ly Hy và phải thu xếp việc nhà với chị Trinh, nên hẹn với tôi sau một tuần nữa sẽ bố trí đón anh lên chiến khu.

Các ngả đường vào Cơ Nhất đều cắm lá, cấm nội bất xuất ngoại bất nhập vẫn giữ nghiêm. Lúa chín vàng trên cánh đồng đang được cắt đạp, không khí náo nhiệt trong các nhà lúa giữa đồng. Việc mua đổi lương thực các già làng đang thu dọn cất giấu trong các nhà kho ở mé rừng. Tình hình trong căn cứ hoàn toàn bình yên, ổn định. Lực lượng ở Nước Lá vẫn thường xuyên làm công tác dân vận, vẫn có mặt đó đây trong nhân dân.


Người liên lạc đón anh Chánh lên chiến khu lúc trời gần trưa. Anh Chánh bước đi chậm chạp, vì hai chân anh còn sưng tấy ghẻ lở từ Ly Hy mang về chưa lành hẳn. Toàn đội du kích cứu quốc quân đang tập họp quây quần chờ đón anh trên những thảm đá được nước lũ bào mòn trong dòng suối. Cuộc trò chuyện vui cười sôi động. Anh Chánh kể lại từ ngày chia tay ở nhà lao Quảng Ngãi, anh bị đày lên Buôn Ma Thuột, mãn năm năm tù địch đưa anh an trí ở Ly Hy rồi về nhà lao Huế. Cho đến ngày Nhật lật Pháp, anh tự giải phóng về nhà. Rồi vừa ăn cơm vừa nói chuyên. Anh thì nhạo báng việc thực dân Pháp chuẩn bị đánh Nhật nhưng khi một tiểu đội Nhật chạy bắn lung tung bên ngoài trại lính khố đỏ thì chỉ huy Pháp và mấy trăm quân hoảng hốt vọt tường mà chạy. Anh thì chửi đổng thằng giám binh thực là "Cà cuống chết đến đít còn cay". Không chịu giao vũ khí cho ta đánh Nhật, còn bảo đi lên Kông Lông làm tay sai cho nó... Một bầu không khí vui vẻ hả hê như một bầy trẻ đang cắm trại trong rừng, hòa lẫn tiếng âm vang của thác nước tuôn trào qua khe đá.    


Cuộc hàn huyên kết thúc, toàn đội hội nghị báo cáo tình hình để anh Chánh nắm rõ mọi mặt. Tiếp đến cuộc hội nghị chi bộ giữa ba chúng tôi và anh Chánh. Sau khi đánh giá sự lãnh đạo của chi bộ trong thời gian qua, đề ra việc phát triển đảng viên, kiện toàn chi bộ để tăng cường sức mạnh lãnh đạo chiến đấu của Đảng. Nhìn chung qua thử thách trong nhiệm vụ, đối với số đảng viên cũ đều có thể xét khôi phục Đảng, nhưng trước mắt quyết định khôi phục hai đồng chí Phan Hùng (tức Phong) và Nguyễn Niên (túc Hường) trước. Số còn lại tăng cường bồi dưỡng lý tưởng sẽ khôi phục sau.


Cuộc họp ban chỉ huy cũng bàn phương hướng mở rộng căn cứ địa ra các vùng Minh Long, Sơn Hà và phía nam Ba Tơ tạo điều kiện phát triển sang An Lão... đảm bảo cho lực lượng cơ động rộng rãi ra ngoài khu vục Cơ Nhất. Mặt khác đề nghị Tỉnh ủy chuẩn bị cơ sở để chuyển dần lực lượng vũ trang về đồng bằng, nhằm phát triển tự vệ và du kích dự bị để mở rộng lực lượng được nhanh chóng hơn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM