Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:49:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bình Minh Ba Tơ  (Đọc 3166 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:55:20 am »

BƯỚC KHỞI ĐẦU KHÓ KHĂN


Ở Ba Tơ, sau buổi trình diện, tôi thường lân la đến nhà từng anh gọi chuyện, bàn việc làm ăn sinh sống để tìm hiểu tư tưởng xu hướng từng người. Sau nhiều lần trò chuyện, tôi nhận thấy các anh hoạt động trong phong trào "ba sáu, ba chín" như anh Đề Xi, Nguyễn Niên, Nguyễn Húc, Phạm Xuân... rất dễ thông cảm. Trong lòng các anh ngọn lửa cách mạng còn đang âm ỉ. Các anh kiếm sống bằng việc đưa đò, trồng rau, đánh cá và khi cần sẵn sàng chiến đấu hy sinh. Các bậc đàn anh hoạt động trong phong trào "ba mươi, ba lăm" là những người có kiến thức rộng, trải qua thử thách trong nhà tù đế quốc. Phần lớn trong số đó có anh làm thuốc, làm ruộng giữ trọn vẹn tư cách đạo đức người cộng sản. Một số rất ít tỏ ra mệt mỏi, chuyển sang buôn bán và có tư tưởng an cư lập nghiệp lâu dài. Có người hám lợi buôn một bán mười gây ảnh hưởng xấu đối với đồng bào Kinh, Thượng quanh vùng, khiến bọn quan lại, lính tráng coi thường, xúc phạm uy tín người cộng sản. Điều đáng buồn là vì quan niệm sống, cách suy nghĩ khác nhau nên chẳng ai phục ai, thậm chí còn chê bai trách móc nhau.


Những ngày tiếp sau, chiều chiều tôi đi bộ ra chơi ở các nhà dân quanh vùng. Phần lớn họ không phải là người địa phương mà là dân đến từ tứ xứ Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành trong đó có cả người tham gia phong trào "ba mươi, ba mốt", mãn hạn tù về họ không muốn sống trong vòng o ép của bọn hào lý, bỏ làng lên đây tìm miền đất sống. Một số còn nuôi tư tưởng ẩn dật chờ thời cơ, một số khác đã nguội lạnh ý chí cách mạng, không còn quan tâm đến thời cuộc. Số còn lại là binh lính, cai đội, viên chức của nha kiểm lý đã về hưu ở lại đây lập nghiệp. Bọn này phần lớn là lái buôn, một số tên nhảy ra tranh chức phó tổng, cai quản các buôn làng người Thượng. Bọn chúng ra sức áp bức, bóc lột nên gây căm ghét, oán hận trong đồng bào người Thượng. Cuộc sống của đồng bào Thượng vô cùng cực khổ. Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cày xới trên mấy mảnh ruộng bậc thang, trồng tỉa trên mấy lưng chừng núi mà thóc lúa, sắn ngô vẫn không đủ thuế má, nộp cống cho bọn cường hào, tù trưởng. Mùa hè cho chí mùa đông, đàn ông chỉ có cái khố rách, đàn bà chỉ có cái váy đụp và chiếc yếm che thân. Những ngày đi xâu phải ăn sắn, ngô trừ bữa và chịu đòn roi của bọn lính đồn. Vào những năm "ba chín, bốn mươi" đồng bào Thượng theo phong trào "Nước xu đỏ" nổi dậy chống Tây. Bọn Pháp đàn áp dã man, tàn bạo, đốt trụi buôn làng. Cuối cùng đồng bào phải chịu quy phục. Vài tù trưởng gan dạ cùng đồng bào chạy lên núi Bùi Hui - Cao Muôn lập làng mới chống Tây.


Tất cả những điều hiểu biết về anh em an trí và cuộc sống người dân quanh vùng cứ nung nấu mãi trong tôi một ý nghĩ: "Phải làm thế nào để tập hợp lực lượng, thống nhất ý chí, hành động, giữ lòng trung thành với Đảng, với cách mạng và uy tín với đồng bào, chờ thời cơ họạt động". 


Để giải quyết cuộc sống trước mắt tôi cùng anh Khoách thuê mấy sào ruộng cấy hai vụ để có đủ thóc ăn, bàn với anh Duân xây lò nấu nước mắm. Vì giá rẻ, chất lượng nước mắm tốt, chẳng bao lâu bà con quanh vùng đến mua rất đông. Cuộc sống tạm ổn định. Có tiền, anh Duân đặt mua tờ báo tuần bằng tiếng Pháp xuất bản ở Sài Gòn. Báo đến Ba Tơ hơi muộn, nhưng cũng giúp chúng tôi theo dõi được tình hình chiến sự xảy ra trên thế giới, đặc biệt là cuộc tiến công của phát xít Đức vào Liên Xô. Ngày ấy tôi như thông tin viên truyền lại những tin tức trong báo với anh em. Nhớ những lần báo tin phát xít Đức huy động hàng trăm sư đoàn mở cuộc tiến công theo hướng Mạc Tư Khoa, anh em lặng im không ai nói với ai một lời, trong tâm trạng lo lắng như chính Tổ quốc mình đang bị phát xít Đức tiến công. Cho đến một sáng tháng giêng năm 1942, chúng tôi, những người cộng sản Việt Nam đang bị giam lỏng trong thung lũng Ba Tơ, thở phào nhẹ nhõm khi biết tin Hồng quân Liên Xô mở cuộc phản công đẩy lùi phát xít đức hàng trăm cây số, rồi giam chân chúng giữa mùa đông tuyết lạnh. Thắng lợi của Liên Xô như ngọn gió lành xua tan tư tưởng bi quan lo lắng, mang đến lòng tin vào thắng lợi của cách mạng. Không khí hồ hởi lan tràn trong anh em tù an trí. Thắng lợi của Liên Xô như một tác nhân kích thích tôi quyết tâm xây dựng lại cơ sở cách mạng ở Ba Tơ. Thời gian này bọn quan đồn kiểm soát những người an trí chặt chẽ hơn. Trong những buổi trình diện, chúng xoi mói nhìn vào mặt từng người dò tìm những phản ứng.


Sau những buổi làm việc vất vả để kiếm sống trở về, tôi suy nghĩ cố tìm ra những sơ hở có thể lợi dụng được trong sự kiểm soát chặt chẽ của kẻ thù. Cuối  cùng, tôi nhận thấy đồng bào Kinh ở đầy có mối giao lưu kinh tế rộng rãi với miền xuôi. Hàng ngày có chuyến xe đò lên xuống mang đến và mang về bao nhiêu tin tức. Cách Ba Tơ một thôi đường còn một số chính trị phạm hoạt động từ những năm "ba mươi, ba mốt" nay nằm im, nhưng xem ra còn có hoài bão, chưa mất hẳn lòng tin. Tuy nhiên không phải có ít khó khăn. Mà cái khó lại ở trong lòng chính những người tù an trí. Tiếp xúc với một số anh em tôi đã nhận ra điều ấy. Có anh bảo:

- Năm "bốn mươi" khi tôi lên đây chỉ mới có con đường ô tô nối liền quốc lộ một với châu lỵ Ba Tơ, lên Giá Vụt. Vậy mà vài năm nay bọn Pháp đã mở con đường từ đây sang Com-Plông và đường vòng lên phía bắc nối với đồn Gi Lăng huyện Sơn Hà. Bọn nó muốn biến Ba Tơ - Gi Lăng thành căn cứ chống Nhật, giam lỏng tù an trí trong cái nơm nầy cho đến chết.

- Ở đây không cựa quậy gì được đâu, rồi cũng đến chết sốt rét thôi, và lúc cần chúng nó lia cho mấy băng đạn, thế là nằm lại với giun, ở đây thì làm sao liên lạc được với cơ sở miền xuôi, mà không có cơ sở, không có quần chúng, thì lấy đâu ra sức mạnh. Thôi thì đành lo việc làm ăn, giữ mình cho trọn nghĩa với Đảng, với dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 08:56:46 am »

Tôi ngồi nghe, lòng buồn và nghiệm ra một điều: "Thì ra thằng địch lấy sự buông lỏng làm cái nơm úp cho anh em mình rồi đục khoét cho ruỗng dần ý chí chiến đấu. Ghê gớm thật! Độc địa thật!" Tôi muốn nói với anh em: "Sao ta không giữ mình cho trọn nghĩa với Đảng với dân bằng cách xây dựng cơ sở, tìm cách liên lạc với miền xuôi gây dựng lại phong trào, biến ngọn lửa nhỏ thành đám cháy lớn". Nghĩ vậy nhưng tôi cắn chặt môi không để bật ra thành lời vì sợ anh em nghĩ rằng mình mới lên chưa nắm tình hình đã lên mặt dạy đời và còn ngại anh em cho là loại "ngựa non háu đá". Nhưng ngày tháng trôi qua, cái ý định phải xây dựng một tổ chức cơ sở Đảng, vận động cách mạng đốt cháy lòng tôi và đến lúc này không kìm giữ được nữa. Tôi trao đổi với anh Khoách. Chúng tôi nhất trí và kết nạp thêm anh Phạm Sanh. Để giữ bí mật và tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền vận động, chúng tôi lấy tên "Ủy ban vận động cách mạng". Cuộc họp chi bộ đầu tiên tiến hành trên gộp đá giữa lòng suối Nước Nen. Sau khi thống nhất nhận định tình hình, chúng tôi đi đến quyết định: tạo mọi điều kiện để gây mối quan hệ tốt giữa anh em tù an trí với các thanh niên địa phương và binh lính trong đồn. Tranh thủ tình cảm của nhân viên làm việc trong Nha kiểm lý đối với tù an trí, mà người trước tiên là thừa sở, đồng hương với anh Duân, đứng ra lập hội đá bóng để tạo cơ hội mở đầu cho các cuộc tiếp xúc. Từ đó chiều chiều trên sân bóng diễn ra những cuộc tranh tài. Có lúc là đội bóng nhà binh đá với liên quân thanh niên và tù an trí. Có lúc là đội tuyển của châu lỵ Ba Tơ đá với một đội bóng từ nơi khác đến. Kẻ đá người xem hò reo ầm ĩ, không khí vui vẻ hẳn lên. Qua những cuộc tiếp xúc ấy, quan hệ giữa binh lính và thanh niên địa phương với tù an trí ngày càng được cởi mở. Những mặc cảm, hố ngăn cách trước đây dần được san lấp. "Ủy ban vận động cách mạng" tiến hành thuận lợi chừng ba, bốn tháng. Trong một lần kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, chúng tôi phê bình anh Phạm Sanh về việc đánh cơ tướng ăn tiền gây dư luận xấu trong quần chúng, coi đó như một trò bài bạc. Anh Sanh công nhận, nhưng không chịu sửa chữa, buộc chúng tôi phải đình chỉ công tác, đưa ra khỏi chi bộ. Trong thời gian này, tôi có mấy lần xuống Trường An gặp cụ Trần Toại, một chính trị phạm tham gia phong trào "ba mươi, ba mốt", nay đã già yếu. Qua chuyện trò tôi thấy cụ vẫn ưu thời mẫn thế, thiết tha với sự nghiệp cách mạng, nhưng e ngại mình tuổi già sức yếu. Sau khi nghe tôi trình bày những điểm cơ bản trong Nghị quyết tám của Trung ương. Cụ nóị:

- Tôi nay tuổi già, sức yếu, lại bị căn bệnh lao phổi hành hạ vào ngày đông gió rét. Tôi chỉ còn mong đợi các anh, lớp người trẻ cố gắng xây dựng lại phong trào. Được vậy tôi xin giới thiệu cùng các anh một con người tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng. Đó là anh Nguyễn Tiểu.


Theo lời ông kể thì anh Tiểu nằm trong số quần chúng đi biểu tình trong phong trào cách mạng năm 1930 - 1931, bị bắt tù một thời gian rồi được tha về. Năm 1936 - 1937, anh có tham gia hoạt động trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhưng từ năm 1939 thì mất liên lạc. Anh là một cố nông, có vợ và hai con, cuộc sống vô cùng cực khổ. Cụ Toại là người tương trợ giúp đỡ anh vào những tháng giáp hạt, những ngày đứt bữa. Hôm đến thăm, anh đưa tôi vào cái lều làm bằng mấy thân tre bắt chéo vào cành mít. Bên trên lợp tạm mấy tấm tranh để che mưa nắng, bốn phía kẹp rạ thay tường. Anh Tiểu nói với tôi những lời tâm huyết. Giọng anh xúc động, ngắt quãng:

- Mấy năm nay tôi ở đây không xây dựng được phong trào. Từ ngày bọn Pháp lập nhà giam Ba Tơ rồi chuyển thành căng an trí, đưa anh em tù chính trị lên đây. Tôi mấy lần hỏi cụ Giáo1 (Cụ Trần Toại trước dạy học, dân quen gọi cụ Giáo. Đầu năm 30 tham gia Tỉnh ủy Quảng Ngãi, được phái xây dựng phong trào Phú Yên và làm bí thư Tỉnh ủy đầu tiên) thì biết anh em vẫn nằm yên chưa ai đứng ra xây dựng tổ chức. Thật lòng tôi buồn lắm. Chả lẽ Pháp rồi bây giờ thêm Nhật nhảy vào mà dân ta chịu mãi cảnh sống cơ cực thế này sao? Hôm nay gặp anh - Anh Tiểu ngước nhìn tôi, hai giọt nước mắt lăn trên đôi gò má hốc hác đen sạm, rồi nói tiếp - Tôi có gì để mất đâu hả anh? Nhà cửa rách nát, vợ con nheo nhóc, sống hôm nay chưa biết ngày mai cho cái gì vào miệng, nên tôi nguyện đem hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng. Hiềm một nỗi, tôi dốt nát, ít học hành liệu giúp được gì cho các anh?

- Anh có hay đi đây đó không? - Tôi hỏi.

- Đi đâu hả anh?

- Như đi xuống Nghĩa Hành, Mộ Đức, Sông Vệ, Thu Xà?

- Không - Anh trả lời - Lam lũ quanh năm mà không đủ miếng ăn, tôi lấy tiền đâu đi đây đi đó - Anh nhìn tôi dò hỏi rồi tiếp - Nhưng nếu cách mạng cần thì tôi quyết làm bằng được, anh tin tôi.


Những lần gặp khác cụ Toại đã trao lại cho tôi, lớp con cháu của cụ, những kinh nghiệm thành bại trong suốt quãng đời hoạt động của mình. Thế là tôi đã tìm được một người cố vấn nhiều kinh nghiệm và một đồng chí liên lạc tin cậy.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:02:01 am »

Tháng 6 năm 1942 địch đưa anh Huỳnh Tấu từ nhà lao Buôn Ma Thuột lên an trí ở Ba Tơ. Để anh Tấu nghỉ yên một thời gian nhằm đánh lừa sự theo dõi của địch, sau đó chúng tôi liên lạc với nhau. Ủy ban nhân dân cách mạng được củng cố gồm tôi, anh Khoách, anh Tấu, do anh Tấu làm bí thư. Tháng 12 năm 1942 thêm anh Võ Phấn và Nguyễn Cừ vừa mãn hạn ba năm tù ở nhà lao Gi Lăng, địch đưa lên đày an trí. Thế là Ủy ban vận động cách mạng có 5 người.


Mãi đến lúc nầy anh Huỳnh Tấu mới khui cái "kho tài liệu" anh mang từ Buôn Ma Thuột về, gồm chương trình Việt Minh, tài liệu huấn luyện các đoàn thể quần chúng, và bản tóm tắt Nghị quyết tám của Trung ương. Nhớ hôm mở "kho tài liệu", anh Tấu nói:

- Chỉ có chừng nầy mà mình phải mất nửa năm mới chuẩn bị xong. Tháng nào cũng khai "ma lách" vài ngày, trốn "các vệ" để làm cái việc "trọng đại" này.

Anh Tấu lôi cái bình đụng nước uống bằng ống tre hai đáy, đục lớp xi gắn bên trong rồi lấy ra mấy tờ pơ-luya to bằng bàn tay, nét chữ nhỏ li ti, đưa cho tôi, nói tiếp:

- Hôm về thằng lính áp giải thấy mình xách theo cái ống tre, nó nói mỉa "anh đi tù bảy tám năm về, được cục vàng to ghê, tha hồ mà cất nhà lầu, mua ruộng". Mình chỉ cười, nghĩ thầm "có mày ngu mới không biết, cái này còn quý hơn vàng, có thể mua được cả đất nước". Ủy ban vận động cách mạng họp chủ trương tích cực xây dựng cơ sở ở huyện đồng bằng, tìm liên lạc với thủ lĩnh người Thượng có tinh thần chống Pháp, xây dựng lực lượng du kích, chuẩn bị căn cứ chống Pháp dựa vào đồng bào Thượng ở núi cao. Sau khi thống nhất chủ trương, chúng tôi phân tích thêm:

- Cách mạng Việt Nam khó giành được thắng lợi hoàn toàn một khi chủ nghĩa phát xít chưa bị đánh gục. Cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô báo hiệu nguy cơ chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt đã rõ. Điều đó gieo lòng tin cho anh em lâu nay có tư tưởng chờ thời, vì họ hiểu rằng một khi chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt là cơ hội thuận lợi để cách mạng ở các nước thuộc địa đứng lên lãnh đạo quần chúng đạp đổ ách thống trị.

- Hiện nay bọn Nhật ở Đông Dương còn mạnh, nhưng là cái mạnh của con hổ bị sa lưới, lực lượng ta yếu nhưng là cái yếu của người đang độ phát triểp, dám chấp nhận sự hy sinh để giành độc lập, tự do cho đất nước.

- Chúng ta dựa vào sức mình là chính, đừng trông chờ vào quốc tế viện trợ. Nếu điều ấy xảy ra càng tốt. Nhưng trước mắt có thể thấy Hồng quân Liên Xô khó vào đến Đông Dương, có chăng chỉ đến Hoa Bắc. Khi ấy sức mạnh của Hồng quân Trung Hoa tăng lên gấp bội và tất nhiên có tác động đến tinh thần của đồng bào, đồng chí trong cả nước ta, tạo thuận lợi cho việc vận động xây dựng phong trào ở cơ sở.

- Hiện nay ta có khu du kích Bắc Sơn. Uy tín của Đảng ngày càng lớn, cơ sở Việt Minh đang xây dựng, phát triển nhanh chóng ở nhiều tỉnh phía bắc. Đó cũng là thuận lợi để chúng ta xây dựng cơ sở Việt Minh và các đoàn thể quần chúng.


Những ý kiến trên càng củng cố trong chúng tôi lòng tin vào sự thành công của cách mạng. Nhưng để phổ biến nhanh chóng, rộng khắp chương trình điều lệ của Mật trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc cần tổ chức bộ phận ấn loát và gây quỹ nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cho việc hoạt động. Vì là người đã từng làm công việc in ấn tài liệu của Đảng từ những năm 1938 - 1939 nên anh em phân công tôi lo liệu. Khó khăn trước mắt là ở đây thường hai ba anh sống chung nhà, nhưng chưa sinh hoạt chung trong cùng tổ chức. Mỗi lần có người thân lên thăm ai đó, anh em khác phải sang ngủ nhờ nhà bạn. Hàng ngày chúng tôi thường hay qua lại thăm viếng nhau. Điều kiện ấy làm sao giữ được bí mật. Chúng tôi trao đổi mãi rồi cuối cùng cũng chẳng tìm ra được cách giải quyết. Ngày ấy tôi gầy yếu, thường hay sốt, ho vì viêm họng. Anh em bàn nhau phao tin tôi bị lao phổi. Nhiều người khuyên tôi làm đơn xin được về nhà chữa bệnh. Trước mắt phải sống cách ly để khỏi lây lan cho người khác. Tôi mua một chiếc thuyền, ngày ngày sống lênh đênh trên dòng sông Liên để được hít thở không khí trong lành chờ ngày được tha bổng sẽ về nhà chữa bệnh. Từ đó tôi sống trên chiếc thuyền có mui che kín đáo. Ngày ngày trừ những giờ làm việc ngoài đồng thỉnh thoảng tôi mới ghé về nhà anh Duân, nhưng giữ ý cách ly nhau khi chuyện trò. Tôi cùng anh Phân, anh Cừ chèo chống, cho thuyền vượt thác xuống ghềnh thành thạo trên đoạn sông từ Ba Tơ xuống dốc Mốc. Những lần đi lại trên dòng sông này chúng tôi đã tìm được một vũng nước sâu, lặng nằm ngay sau đồn địch. Tôi neo thuyền sát vực dốc đứng, bên trên lau lách che kín, lính đồn không nhìn thấy. Thuyền đi lại trên sông theo lạch nước bên ngoài, chẳng ai thèm để ý đến con thuyền nhỏ nép mình trong vũng nước sâu. Qua mấy tuần nghe ngóng không thấy binh lính, bọn nha lại, anh em nghĩ gì đến việc tôi ra ở sông trên chiếc thuyền. Tôi bắt đầu tính việc in tài liệu. Giấy mực thì mỗi lần vợ tôi lên thăm có mang theo cho một ít, tôi ky cóp lại, cộng với số giấy của các anh em khác mua ở cửa hàng tạp hóa cũng tạm đủ. Cái khó là tìm đâu ra đông sương bây giờ. Tôi xuống gặp anh Tiểu hướng dẫn kỹ cách quan sát thái độ người bán, lý do hỏi mua, cốt sao đừng để họ có tí nghi ngờ nào. Với anh Tiểu làm được việc này là khó, vì lâu nay anh có tiếp xúc buôn bán bao giờ đâu. Anh ngồi nghe tôi nói, vẻ suy nghĩ, một lúc sau, anh nhìn tôi, giọng cả quyết:    

- Việc này đối với tôi là khó. Nhưng anh yên tâm, tôi cố làm bằng được.

Anh Tiểu lặn lội đến phố Hoa kiều ở Thu Xà tìm được cửa hàng của một người Hoa. Ông chủ là người vui vẻ, vô tâm, cốt bán được hàng, không cần biết dùng vào việc gì. Mua được đông sương rồi, tôi bắt tay vào việc. Máy móc trong "nhà in" của tôi chỉ có cái ấm đất để nấu đông sương, cái bàn cờ làm khuôn đổ đông sương, mực tím và mấy tập giấy. Tôi nhìn những sản phẩm mình in ra "Chương trình Mặt trận Việt Minh", "Lời hiệu triệu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc" mà sung sướng muốn reo lên. Tôi dựa lưng vào mạn thuyền, ngắm nhìn không chán những hàng chữ màu mực tím sắp hàng thẳng tắp trên những trang giấy trắng mà hình dung cảnh đồng chí, đồng bào quê tôi sung sướng đến nghẹn ngào khi đọc những lời tâm huyết trong tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh: "Hỡi đồng bào! Từ khi lập quốc, xét lịch sử nước ta chưa bao giờ nhọc nhằn đau khổ như lúc nầy. Nhưng chúng ta có cam tâm làm nô lệ mãi không? Chúng ta có chịu cho quân sài lang đế quốc giày xéo lên thân ta, đẽo khoét dân ta đến tận xương tuỷ không? Trăm lần không!


Một dân tộc có trên bốn nghìn năm lịch sử, trước sau bị Trung Quốc đô hộ đến mười thế kỷ mà vẫn không bị diệt vong, một dân tộc đã đẻ ra những vị anh hùng cứu quốc như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung quyết không chịu làm vong quốc nô mãi"...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:04:09 am »

Tôi làm việc suốt mùa hè, đến mùa mưa, nước lũ đổ về ào ào tràn qua thác. Con thuyền chồng chềnh không viết, không in được, cũng là lúc công việc vừa xong. Từ đây, tài liệu theo chân anh Tiểu và những người thân lên thăm chúng tôi về khắp các vùng trong tỉnh: Trường An, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, các miền phía đông, phía tây Sơn Tịnh, Bình Sơn... Tài liệu của Đảng như những mạch nước ngầm tự tìm dòng chảy trong lòng đất để rồi hội tụ thành con suối, con sông và cuối cùng chảy vào đại dương mênh mông. Chỉ một thời gian, các tổ chức cứu quốc được thành lập, phong trào hoạt động bí mật có cơ sở hầu khắp các vùng trong tỉnh.


Mùa xuân năm 1943, trước và sau Tết Âm lịch, vợ con, người thân, họ hàng và một số cán bộ nòng cốt ở cơ sở cũng trà trộn vào đây để lên thăm chúng tôi. Trong vài ngày họ ở lại Ba Tơ, chúng tôi tranh thủ bồi dưỡng phương pháp tuyên truyền, vận động xây dựng các tổ chức cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Hết hạn thăm nuôi, mỗi người ra về đều mang theo một hành trang nhỏ về kinh nghiệm tổ chức xây dựng phong trào. Riêng việc gây cơ sở trong vùng đồng bào Thượng ở núi cao, lâu nay có tư tưởng chống Pháp thì chưa làm được, mặc dù chúng tôi đã giác ngộ một số quần chúng tốt trong người Thượng ở mấy buôn làng quanh Ba Tơ. Nhưng khi nhờ họ đưa đường lên các vùng núi cao thì họ lắc đầu "ú hua! ú hua" (không dám! không dám). Hỏi kỹ chúng tôi mới hiểu họ sợ bọn địch bắt bỏ tù, và các tù trưởng thủ lĩnh bắt tội nặng nếu sào huyệt bị lộ.


Tôi tìm xuống cụ Trần Toại. Cụ Toại giới thiệu tôi với anh Giàu, một nông dân người Thượng thường làm thuê và được gia đình cụ Toại giúp đỡ lúc ngặt nghèo. Cuộc sống gia đình anh hoàn toàn ngược với tên gọi của anh. Sống giũa vùng rừng núi mà nhà dột trước dột sau. Quanh năm quấn trên mình cái khố rách, ngày mưa rét thì ngồi bên bếp lửa khoác thêm tấm đồ trên vai. Tôi đem đên cho anh vài bộ quần áo cũ, ít thuốc men. Khi đã quen thân, tôi ngỏ lời nhờ anh đưa tôi lên Giá Vụt gặp Già Kiêu, một tù trưởng nức tiếng chống Pháp trước dây. Anh Giàu vui vẻ nhận lời. Trở về tôi bàn với anh Khoách, anh Phấn lo liệu việc trá hình trình diện với lính gác cổng, tôi vắng mặt, rồi chuẩn bị hành trang lên đường.


Sau vụ thu hoạch vào tháng ba âm lịch là tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Hre. Tết kéo dài một tháng. Thường là đầu tháng đến cuối tháng, hoặc từ đầu tuần trăng này đến đầu tuần trăng sau. Chuẩn bị tết, nhà nghèo cũng có sáu bảy ché rượu cần, mất bốn, năm yến gạo nếp để gói bánh. Nhà giàu đâm trâu, nhà nghèo cũng giết heo. Họ thăm viếng ăn chơi, ca hát, suốt ngày đêm vang tiếng cồng chiêng. Những thù hận, xích mích trong năm đều được đưa ra phân xử trong những ngày vui tết. Họ tháo những gút dây ghi hận thù để chứng tỏ lòng mình đã thanh thản, coi nhau như anh em. Tết cũng là mùa cưới vợ, chồng. Tùy theo giàu nghèo, xinh đẹp mà người ta đặt tiền cưới bằng nồi đồng, ché rượu, chiêng cồng, bò trâu, heo gà. Khi mọi thỏa thuận đã xong xuôi người ta chào nhau "ú ca các lé" (không còn phạt vạ gì nữa).


Tôi và Giàu lưng mang gùi, vai đeo túi trong đựng vải vóc, kim chỉ, áo quần may sẵn, ít thuốc chữa bệnh, vài ba chai rượu "vân cự" để che mắt lính tuần. Nếu gặp chúng tôi, tôi có thể nói dối là lái buôn đi bán hàng. Chúng tôi vượt Mang Đốc, qua đèo Trà Nô. Đến đây không con sợ gặp lính tuần, chúng tôi ngồi lại dưới bóng cây Kơ-nia giở cơm gói ra ăn. Ăn xong lại tiếp tục đi. Chúng tôi đi giữa tiếng cồng chiêng âm vang của núi rừng Tây Nguyên mừng lễ hội. Gần chiều chúng tôi lội qua sông Giá Vụt, dừng lại tắm rửa, rồi đặt chân lên vùng "đất cấm" của tù trưởng Già Kiêu.

Tôi hỏi Giàu:

- Gần đến làng Già Kiêu chưa anh?

Giàu chỉ tay ra phía trước trả lời:

- Qua cái đồi này, lội ngược con suối, rồi leo thêm hai dốc nữa, chừng nào mồ hôi ướt lưng mới tới buôn ngoài. Đến buôn ngoài tôi gặp ngay một thanh niên trạc tuổi hai lăm, cao lớn vạm vỡ, mình trần, tóc cắt ngang vành tai, mày rậm, mắt sáng quắc, ngang bụng nịt một thắt lưng to bản bện bằng dây thừng quanh lưng đeo ná, ống tên và một dao rừng ánh nước thép. Theo sau là mấy thanh niên cầm mác, mang ná và ống đựng tên. Giàu bước lên trao đổi gì với người thanh niên. Một lúc anh ta tiến về phía tôi, nhíu đôi lông mày rậm nhìn, vẻ ngờ vực. Giàu giải thích:

- Đây là người cộng sản anh em, an trí Ba Tớ muốn lên đây gặp cha mày bàn chuyện đánh Tây giành lại con nước cái rừng, bỏ cái thuế cái xâu đó.

Nghe xong anh nói to bảo tôi:

- Mầy đánh Tây, cần lúa gạo, thịt rượu gì lên đây cha tao cũng cho. Còn mộ binh ở đây không được đâu. Qua nhiều mùa rẫy từ hồi cha tao còn trẻ, nay đã già mà Tây cũng không lên đây được. Ông trời cho chúng tao xuống núi giết hết bọn Tây thì giữ núi này mà sống không đi xâu, nạp thuê cho Tây đâu.    Nghe anh Giàu dịch lại, tôi mỉm cười:

- Người cộng sản không cần cái gạo, cái thịt, cái rượu đâu, mà cần bàn với Già Kiêu hợp sức đánh thằng Tây.


Anh thanh niên quay lại dặn ba người cầm mác đứng canh gác chúng tôi, còn anh và hai người nữa vào bên trong. Họ đi rồi, tôi đứng lại nhìn ra chung quanh thấy thế núi thế khe ở đây thật hiểm trở. Kẻ thù đến đây làm sao đoán được, trong cánh rừng già kia cái gì đang đợi chung: một giàn thò, một bãi chông hay nước từ trên cao bất ngờ đổ xuống con suối cạn, đất đá cây rừng cuốn phăng đi hàng trăm tên lính! Tôi mỉm cười nhớ lại chiến thuật "sa nan úng thủy” của vị tướng tài Cao Thắng mà ngày nào tôi đọc thấy trong cuốn sách viết về cuộc chiến đấu chống Pháp của cụ Phan Đình Phùng. Tôi thầm phục tài tổ chức chống Tây của người tù trưởng già này.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:06:07 am »

Khi ba người trở lại, anh thanh niên gửi Giàu ở bên ngoài, rồi đưa tôi đến gặp Già Kiêu. Già Kiêu đứng ở đầu tra1 (Đầu hồi nhà) đợi khách. Bước vội lên mấy bậc thang, anh thanh niên đến trước mặt Già Kiêu.

- Thưa cha! Thằng tà-pọt (da trắng) này là người cộng sản an trí Ba Tơ lên đây gặp cha bàn đánh Tây. Bây giờ tôi mới biết anh ta là người con trai tâm phúc của tù trưởng. Già Kiêu niềm nở mời khách vào nhà. Tôi ngồi xuống chiếc chiếu hoa trải sẵn. Trong lúc Già Kiêu thổi bùng ngọn lửa, hâm nóng ấm nước chè xanh rồi rót vào hai cái bát sứ, tôi đảo mắt nhìn quanh. Trong gian nhà rộng, nồi đồng đủ cỡ nhỏ to sắp chồng lên nhau từ sàn lên đến mái. Trên đầu nằm của Già Kiêu hàng chục bộ chiêng, ché sắp thẳng hàng. Ở đầu tra, trên hai sợi song mây mắc đầy những bộ sừng trâu, răng hổ, răng lợn rừng và xương đầu trâu trắng hếu. Nhìn cách trang trí trong nhà cũng đủ biết vị tù trưởng già này là người giàu có và đầy thế lực đối với dân quanh vùng. Già Kiêu mời tôi uống nước rồi mở đầu câu chuyện. Ông nói tiếng Kinh rất sõi, thỉnh thoảng mới chêm vài tiếng dân tộc, giọng trầm, đục, chậm rãi:


- Mấy năm nay biết Tây bắt người cộng sản lên giam ở Ba Tơ, nhưng tao chưa gặp mặt. Nay có người an trí tà - pọt lên đây, cái bụng tao mừng lắm. Tao muốn nghe mày nói chuyện người cộng sản đánh Tây như thế nào. Liệu có thắng được nó không? Dân vùng này mấy lần nổi dậy đánh đồn. Nhưng cái ná không giết được chúng nó nhiều. Tây đem lính về đốt buôn phá rẫy. Dân phải bỏ làng kéo nhau lên núi cao. Ở đây không có muối, thiếu cái cuốc, cái rựa làm rẫy, cái nồi rang gạo, mảnh vải làm khế, cây kim sợi chỉ vá may. Có đứa sợ Tây, sợ đói ra hàng. Mấy lần Tây đồn, kiểm lý Ba Tơ nhắn lên mời tao ra làm chánh tổng, nhưng tao không nhận. Tao ghét thằng Tây, ghét quan ta, không muốn nhìn mặt bọn nó. Bây giờ mày lên đây ở lại lâu lâu, bày cho cách đánh Tây.


Tôi ngồi nghe, cảm thông với tấm lòng người tù trưởng già khao khát tự do.

Tôi nói:

- Từ khi Tây chiếm nước mình, người Kinh, người Thượng đều bị nó bắt đi xâu nhiều, nộp thuế nặng. Kêu xin thì nó đánh, chống lại thì nó giết, bắt tù. Người cộng sản chúng tôi đánh Tây là để giành lại đất nước, để người Kinh, người Thượng đi lại làm ăn, giúp đỡ nhau. Nước mình, mình giữ, đất mình, mình làm ăn, không ai áp bức ai, không phải đi xâu nạp thuế.

Già Kiêu chồm sang nắm tay tôi:

- Nghe mày nói tao sướng cái bụng quá, ước gì được vậy. Người tù trưởng già lặng im, đôi mắt mơ màng nhìn ra khung trời trước mặt như đang hình dung cảnh Kinh, Thượng kết đoàn, thương yêu nhau, bỏ qua mọi thù hận. Rồi gỗ quý, măng rừng... theo con suối con sông về xuôi; gạo, muối, vải vóc, cuốc, rựa, kim chỉ... theo vai người lên núi. Một lúc, già Kiêu quay sang hỏi tôi:

- Nhưng tao lo, thằng Tây có cái súng nhiều, bắn đi xa, còn cái ná mình bắn không tới nó, cái mác mình đâm không thủng thịt da nó, làm sao giết hết được, đuổi được nó ra khỏi nước mình?

Tôi cười:

- Thế mà lâu nay Tây có lên được buôn của già đâu. Mình đánh nó theo cách của mình, miễn sao giết được nhiều Tây, nhiều lính. Đánh hoài giết hoài thì nó phải bỏ nước mình mà đi.

- Mày nói trúng cái bụng tao rồi. Đã nhiều mùa rẫy, từ hồi thằng đội "Xạc" kéo lính lên bị cái chông giàng mũi tên độc của dân làng tao bắn chết thì chúng nó không dám lên nữa.

- Nhưng lâu nay thằng Tây nó làm người Kinh ghét người Thượng, người Thượng thù người Kinh, nên Kinh Thượng chưa hợp sức cùng nhau "bờ ró tà dẻ" (nổi dậy đánh giặc), chỗ này đánh, chỗ kia không, nên Tây bắt lính nơi này đi đánh nơi khác. Kinh, Thượng chưa có người tài giỏi chỉ cách đánh Tây. Nay mình có cụ Nguyễn Ái Quốc, người tài giỏi đi nhiều nước học cách đánh Tây, coi Kinh, Thượng như anh em một nhà, kêu gọi đánh đuổi thằng Tây ra khỏi nước mình rồi cùng nhau làm ăn, sao cho người Thượng có cái khố lành, cái váy đẹp, học được cái chữ người Kinh, có bữa cơm no. Bây giờ ở núi rừng ngoài Bắc mình cũng có một vùng Tây không lên được. Cụ Nguyễn Ái Quốc đang ở đấy bày người Thượng người Kinh đánh Tây, dạy họ học cái chữ.

Già Kiêu chăm chú nghe, thỉnh thoảng gật gật đầu, kêu lên "ọ, ọ! gió! gió" (ừ, ừ ! đúng! đúng!).

Tôi đọc và dịch đại ý bức thư của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Trầm ngâm suy nghĩ một lúc, Già Kiêu bảo tôi:

- Mày nói hay lắm! Đúng lắm! Tao chưa được nghe ai nói như mày, tao tin mày, tin cộng sản đánh được Tây. Nhưng việc này to lắm, phải giữ kín. Tao sẽ nghĩ, lần sau lên đây, tao sẽ nói cái bụng tao nghĩ gì.

- Ông cứ nghĩ, nhưng việc đánh Tây không chậm được đâu.

Tôi lựa cách nói cho Già Kiêu hiểu Nhật sẽ vào Đông Dương bắt dân mình phá lúa trồng bông, trồng lạc. Ngoài Bắc người đói chết đầy đường. Tây ghét Nhật nhưng sợ, vì Nhật - Đức - Ý hợp sức đưa quân đi đánh chiếm nhiều nước. Trước sau thì Nhật cũng cướp nước mình.

- Vậy đợi đến lúc đó đánh luôn thể - Già Kiêu ngắt lời tôi.

- Không, việc đánh Tây phải lo từ bây giờ. Nhật - Đức - Ý tuy mạnh nhưng đang trong thế thua. Vì bị quân Nga, Pháp, Mỹ, Ánh, Tầu hợp sức đánh lại. Dưới xuôi ngày nào tàu bay Mỹ cũng ném bom vào quân lính và tàu Nhật đậu ngoài khơi, có lần lửa bốc cháy suốt ngày đêm.


Hôm đó Già Kiêu thết tôi một bữa cơm rượu với thịt nai khô. Đêm ấy một già, một trẻ, người Thượng, kẻ Kinh nằm bên nhau say sưa bàn chuyện đánh Tây. Hôm sau tôi gửi biếu Già Kiêu một số hàng đem theo, mua một đôi gạc nai vắt lên vai trở về Ba Tơ để che mắt bọn người xấu.


Cuộc hành trình từ sớm đến chiều mới về đến Ba Tơ. Chia tay anh Giàu, tôi ghé thăm mấy anh em an trí ở xóm Đá Bàn. Trên đường về nhà tôi tạt vào Trần Cừ, chuyện trò một lúc, khoe với hắn chuyến buôn vừa rồi kiếm được món lãi kha khá. Cốt che mắt hắn. Cừ là người thông minh, sắc sảo, tham gia phong trào cách mạng từ những năm ba mươi, ba mốt, bị địch bắt tù ở Buôn Ma Thuột, nhờ tư chất thông minh, lại có chút ít học vấn nên trong nhà tù hắn tiếp thu lý luận nhanh, sinh ra tự cao tự phụ coi thường đồng chí. Điều tệ hại là trong tư tưởng hắn luôn luôn nghĩ "mình phải là lãnh tụ" và nguy hiểm hơn là trong đấu tranh có ai ngược với ý mình thì hắn tìm cách tiêu diệt, kể cả biện pháp tàn nhẫn nhất. Mãn hạn tù địch đưa Cừ lên an trí Ba Tơ. Trong thời gian ở an trí, Cừ lấy vợ, lập nghiệp ở đây. Biết rõ bản chất con người hắn, bọn mật thám bí mật liên lạc, tâng bốc hắn, dần biến thành tên tay sai. Bên ngoài, Cừ vỗ ngực tự nhận mình cùng cánh với anh em tù an trí, nhưng bên trong thường làm nhụt chí với lời "khuyên" anh em "vừa thôi các ông ơi! Để còn được về mà hoạt động, định nằm chết ở đây à?". Cừ còn bày anh em mánh khóe buôn bán gian lận đồng bào Thượng để chóng giàu. Khi Nhật nhảy vào Đông Dương, Cừ bí mật vận động một số anh em ký tên vào "Bản điều trần xin liên minh với Pháp chống Nhật". Nhiều người nghi ngờ, linh cảm thấy như có cái bẫy đang chờ họ bước vào sau những lời lẽ hùng hồn của Cừ. Nhưng ai cũng thích nghe nó nói để tìm lý lẽ biện bạch cho hành động nằm im lâu nay của mình. "Nước chảy đá mềm", lâu ngày rồi thằng Cừ cũng có thể làm hư hỏng tâm hồn cua một số người. Mấy lần chúng tôi bàn phải vạch mặt nó, nhưng chưa tìm ra cơ hội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:09:26 am »

Tháng 5 năm 1943, chi bộ họp kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác và thống nhất nhận định: Hiện nay đã xây dựng được cở sở cach mạng ở hầu hết các huyện trung châu. Riêng ở hai huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, phong trào hoạt động của các đoàn thể cứu quốc đang lên mạnh. Việc bắt liên lạc với Trung ương thì kể từ khi đồng chí Chu Huệ trốn nhà lao Buôn Ma Thuột tìm về Ba Tơ bắt liên lạc với anh em an trí, ta giao công việc này cho Chu Hụệ, nhưng đến nay đã năm tháng trôi qua mà chưa nhận được tin tức. Qua báo chí ta biết Hồng quân Liên Xô mở cuộc tiến công Phát xít Đức trên nhiều mặt trận, đặc biệt giành thắng lợi lớn trên mặt trận Lê-nin-gờ-rát. Mỹ, Anh chuyển hướng phản công sang Thái Bình Dương. Ở chính quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, những đoàn quân du kích chiến đấu anh dũng chống phát xít Đức. Từ những diễn biến đó có nhiều khả năng ở Đông Dương Nhật sẽ lật Pháp để trừ hậu họa, tránh một mũi dao đâm vào sườn. Tình thế đã đổi khác. Hội nghị quyết định đổi tên ủy ban vận động cách mạng thành ủy ban vận động cứu quốc. Mặt trận mở các lớp huấn luyện cho cán bộ cơ sở, giúp họ nắm vững chủ trương, phương pháp vận động quần chúng, xây dựng phong trào rộng khắp trên mọi miền trong tỉnh. Mặt khác tiếp tục vận động đồng bào dân tộc, bắt liên lạc với các thủ lĩnh chống Pháp người Thượng, xây dựng cơ sở, chuẩn bị lực lượng vũ trang, khi có thời cơ thì khởi nghĩa từng phần theo tinh thần Nghị quyết tám của Trung ương.


Anh Huỳnh Tấu đề nghị mở một cuộc tuyên truyền công khai rầm rộ bằng việc treo cờ, rải truyền đơn, dán biểu ngữ để cổ vũ phong trào quần chúng làm hậu thuẫn cho việc xây dựng cơ sở quần chúng. Sau khi trao đổi, thảo luận trong anh em nhận thấy cơ sở ta vừa xây dựng tuy nhiều, nhưng chưa vững chắc. Ta chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để khi thoát ly có thể xây dựng ngay căn cứ chống giặc. Bọn mật thám Pháp, một số tổ chức thân Nhật ráo riết hoạt động dưới chiêu bài "Đại Đông Á’’ ca ngợi tinh thần "đồng chủng đồng văn". Một số người mắc mưu, hy vọng dựa vào Nhật để giành độc lập. Cũng có những tên do Nhật cài vào làm tay sai cho chúng. Tất cả bọn này lùng sục tận thôn xã dò tìm, đánh phá cơ sở ta. Những cuộc đấu tranh công khai vào những năm 39-40, 40-41 đã để lại một bài học đau xót, những kinh nghiệm nhớ đời. Phát động tuyên truyền công khai lúc này là làm lộ tổ chức, là đánh thức tinh thần cảnh giác của bọn mật thám Pháp và những tên tay sai Nhật mà lâu nay bọn chúng chủ quan tưởng rằng đã tiêu diệt được phong trào cách mạng Quảng Ngãi từ những năm ấy. Thực tế tình hình ở Ba Tơ, ta còn có thể lợi dụng được tính hợp pháp để cơ quan trung tâm tiếp tục hoạt động.


Vào những ngày cuối tháng 7 năm 1943, nguồn tin do người nhà mang lên cho biết: từ ngày 14 đến 17 tháng 7 ở Cầu Cát (phía nam thị xã Quảng Ngãi) xuất hiện cờ đỏ sao vàng và truyền đơn rải dọc đường xe lửa. Hiện nay bọn mật thám đang lồng lộn, truy tìm cơ sở cách mạng. Bọn chúng bắt những người bị tình nghi, tra tấn dã man nhiều chính trị phạm cũ.

Một buổi chiều, tôi đi Trường An gặp cụ Trần Toại, vừa về đến nhà thì anh Tấu đến.

- Khâm này! Cơ sở báo lên cho biết, đúng là có treo cờ, rải truyền đơn vào những ngày từ 14 đến 17 tháng 7 vừa rồi.

- Cuối tờ truyền đơn, ký tên tổ chức nào? Anh biết không? - Tôi hỏi.

- Không rõ.

- Chúng ta phải nhắn cơ sở tìm một truyền đơn gởi lên xem thử thuộc tổ chức nào? Phải đề phòng bọn AB1 (AB đoàn: Viết tắt của Agency Beuraux: cục tình báo của địch) đoàn mạo danh cách mạng anh ạ.

Anh Tấu ngồi lặng im, vẻ suy nghĩ, một lúc sau mới ra về. Suốt thời gian ấy chúng tôi chuẩn bị đối phó với những bất trắc xảy ra. Nhưng một tháng trôi qua bọn mật thám lùng sục truy tìm, vẫn không ra manh mối.


Cuối tháng 8 năm 1943. Buổi sáng khi mặt trơi vừa vượt qua rặng núi đằng đông, một chiếc xe con màu mận chín vượt qua Dốc Mốc chặy thẳng lên đồn Ba Tơ rồi sang nhà kiểm lý Ba Tơ. Lát sau, một toán lính khố xanh, mấy tên mật thám do phó mật thám Bùi Trọng Lệ chỉ huy kéo đến nha, xích tay anh Huỳnh Tấu và chạy xuống Trường An bắt đồng chí Huỳnh Máu, đầu mối liên lạc với Chu Huệ ở Nghệ Tĩnh, đưa về tỉnh. Chiều hôm ấy, anh Kiệt đi chăn vịt về bảo tôi:

- Rất có thể cơ sở ta ở đây bị lộ do cuộc phát động công khai vừa rồi.

- Nhưng ta có chủ trương phát động đâu?

- Chính anh Tấu nói với tôi là đã chỉ thị cho cơ sở trung châu treo cờ, rải truyền đơn.

- Anh bảo sao? Chính anh Tấu nói vậy à?

- Đúng! Anh Kiệt khẳng định, rồi tiếp - anh Tấu rất hối hận vì đã để xảy ra sự việc đáng tiếc đó. Vừa qua anh Chu Huệ vào, biết chuyện đã chỉ trích nghiêm khắc và nhắc lại chủ trương lúc này là cần giữ bí mật tổ chức, nhanh chóng xây dựng phong trào, quần chúng, chuẩn bị lực lượng vũ trang, khi có điều kiện tiến hành khởi nghĩa. Phát động quần chúng tuyên truyền công khai lúc này là bộc lộ lực lượng để kẻ địch tìm cách tiêu diệt. Thế là rõ. Đồng chí Tấu do nôn nóng chủ quan đã vượt ra ngoài nguyên tắc tổ chức, không tôn trọng nghị quyết chi bộ. Nhưng việc đã xảy ra rồi, bây giờ làm thế nào để duy trì cơ quan lãnh đạo ở Ba Tơ, củng cố các tổ chức cơ sở? Tôi không nghi ngờ tinh thần bất khuất của anh Tấu. Nhưng phải đề phòng, lỡ anh Tấu sơ hở trong khai báo, bọn mật thám theo đó lần tìm bắt thêm nhiều người nữa sẽ gây hoang mang trong quần chúng, phá vỡ cơ sở, phong trào ta vừa nhen nhóm. Tôi quyết định triệu tập họp chi bộ bàn biện pháp đối phó. Trong cuộc họp có ý kiến cho rằng cần nhanh chóng thoát ly khỏi căng an trí Ba Tơ, đề phòng bọn mật thám truy bắt các đồng chí khác nếu anh Tấu sơ hở khai báo.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:10:33 am »

Cũng có ý kiến đề nghị bên ngoài ta vẫn giữ nếp sinh hoạt bình thường, nhưng bên trong tổ chức canh gác cẩn mật, bảo vệ và duy trì trung tâm lãnh đạo, củng cố các cơ sở cứu quốc quanh vùng Ba Tơ. Mỗi người tự cất giấu tài liệu, áo quần, thuốc men ra rừng, khi có xe mật thám lên bắt người thì tất cả thoát ly rút vào rừng bàn cách tiếp tục hoạt động. Việc trước mắt là phải báo gấp cho các cơ sở tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng phản ứng của địch. Chi bộ tán thành ý kiến này, coi đây là nghị quyết chung. Từ hôm ấy chúng tôi vẫn đi lại làm ăn, buôn bán bình thường, nhưng đêm đêm tôi và anh Kiệt chia nhau canh gác. Nhà tôi có cửa sổ nhìn về phía Dốc Mốc, ngồi đây có thể quan sát rõ ô tô lên xuống. Lần ấy vợ tôi lên thăm, ngạc nhiên thấy có bữa từ đầu hôm đến giữa đêm, có bữa từ giữa đêm đến sáng tôi ra ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài trơi, cô rất lo ngại. Tôi phải nói rõ tình cảnh chúng tôi từ hôm anh Huỳnh Tấu bị bắt. Nghe xong cô cầm tay tôi, nói trong niềm xúc động:

- Vậy mà em lo anh có điều gì giận em.

Tôi kéo vợ ngồi sát bên mình kể cho cô nghe những công việc cơ sở phải làm để giữ bí mật tổ chức. Đêm ấy vợ tôi ngồi bên chồng trọn phiên gác. Hôm sau, cô ra về sớm để kịp báo tin cho các cơ sở Sơn Tịnh - Bình Sơn. Còn anh Tiểu báo ngay cho các cơ sở Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành.


Ngày tháng nặng nề trôi qua, chúng tôi sống trong thấp thỏm lo âu. Mãi đến hôm vợ anh Tấu lên thu dọn đồ đạc mang về có đưa cho tôi điếu thuốc hút dở. Mở ra, tôi đọc nét chữ li ti của anh Tấu: "Mọi việc đã xong, sắp mở phiên tòa. Chúc khoẻ, thành công". Thê là anh Tấu đã chịu cực hình tra tấn mà không hề hé môi để lộ tổ chức ở Ba Tơ. Tôi ngồi im lặng hình dung ra cảnh bọn mật thám như một bầy thú xông vào đánh anh tàn nhẫn. Tôi thầm nói với anh: "Anh Tấu ơi, anh đã trả giá quá đắt cho sai lầm vô nguyên tắc của mình, nhưng tinh thần của anh là tấm gương về lòng dũng cảm của Người cộng sản". Chị Tấu nghẹn ngào, nói qua nước mắt:

- Nhà tôi đang nằm ở xà lim tỉnh chờ ngày ra tòa, nhưng anh ấy yếu lắm, lần này chưa chắc qua khỏi. Sau này nghe một đồng chí kể lại, hôm bọn nó đưa anh Tấu vào phòng tra, thăng Lệ nhìn anh cười mỉa, giọng giễu cợt.

- Chẳng hiểu tôi với anh có duyên nợ gì mà năm ba lăm gặp nhau ở đây, giờ lại gặp.

- Vậy thì càng hay chứ sao, để ông hiểu rằng người cộng sản còn sống là còn đấu tranh cho, sự nghiệp cách mạng.

- Khá lắm! Anh là thằng cộng sản cứng đầu, quả chúng nó đoán không sai.


Cuộc tra tấn bắt đầu. Chúng nó đánh anh chết đi, sống lại mấy lần, máu mồm, máu mũi ộc ra đỏ cả sàn nhà. Trước sau chúng chỉ hỏi có một câu: "Tổ chức mày có những đứa nào? Mày có liên lạc với thằng Mau, con Mỹ, thằng Tri không?”. Trước sau anh Tấu vẫn trả lời: "Tổ chức chỉ có mình tao". Đến ngày thứ sáu, thằng Lệ thấy sức anh không còn chịu đựng được nữa, nhưng trong trận đấu này anh Tấu là người thắng cuộc. Thằng Lệ ra lệnh mang anh vứt xuống xà lim. Anh nằm trên nền xi máng, máu trong mồm úa ra ướt sũng vuông áo ngực, khắp người chỗ nào cũng thâm tím, sưng vù. Hai tay anh buông xuôi, gương mặt bình thản như người gánh nặng vừa vượt qua được dốc cao, giờ nằm ngủ một giấc dài cho lại sức. Lần ấy cùng với anh Tấu, bọn mật thám còn bắt anh Mau ở Nghĩa Hành, chị Mỹ, anh Tri ở Mộ Đức, do một liên lạc của Trung ương phái vào chắp nối với phong trào ở miền Trung, lúc trở ra đến Hà Tĩnh thì bị bắt, trong lời khai để lộ tên một số đồng chí.


Vụ án anh Huỳnh Tấu kết thúc đã giúp chúng tôi rút ra một kinh nghiệm tổ chức bảo vệ trung tâm phong trào cứu quốc ở Ba Tơ. Nhưng việc bắt liên lạc với Trung ương vừa mới bắt đầu nay đã bị gián đoạn.


Mùa đông năm 1943, được tin địch sẽ đưa một số đồng chí trung kiên vừa mãn hạn tù ở nhà lao Buôn Ma Thuột về an trí ở Ba Tơ, tôi, anh Kiệt, anh Khoách trao đổi tình hình và nhất trí nhận định: Bộ máy kìm kẹp của địch ở Ba Tơ có nhiều sơ hở, hàng ngũ anh em an trí dần dần đoàn kết. Một số người tìm đến chúng tôi dò hỏi muốn góp tay vào công việc chung. Tận dụng tình hình đó, chúng tôi cố tạo mọi cơ hội gây cho địch ảo tưởng rằng những người tù an trí Ba Tơ muốn an cư lạc nghiệp xây dựng cuộc sống lâu dài ở đây. Nhưng ngấm ngầm chúng tôi tạo mọi điều kiện mở lớp huấn luyện cho những thanh niên do những cơ sở giới thiệu lên nhằm đào tạo lớp cán bộ mới để mở rộng phong trào. Thực hiện chủ trương đó, anh Kiệt tiếp tục nuôi vịt, vừa để giải quyết cuộc sống trước mắt vừa làm tài chính cho Đảng. Tôi, anh Khoách, anh Đồng, một đồng chí tốt chưa khôi phục Đảng - thuê đất gần Dốc Mốc, xa Hoàng Đồn và Nha kiêm lý, để tránh sự dòm ngó của địch, mở trại trồng dâu nuôi tằm, tạo nơi đón người lên dự huấn luyện.


Đầu năm 1944, đồng chí Trương Quang Giao từ nhà lao Buôn Ma Thuột về nhà được mươi hôm thì mật thám bắt đưa đi an trí Ba Tơ. Anh Giao vừa lên Ba Tơ, chúng tôi bắt liên lạc ngay. Anh là người trầm tĩnh, kiên trung, giàu kinh nghiệm đấu tranh, cương quyết với kẻ thù, nhưng đầy lòng ưu ái đối với đồng chí, đồng bào. Sau khi ổn định việc ăn ở, anh Giao che tạm chiếc lều làm nghề cắt tóc để tiện việc tiếp xúc với nhiều anh em, tìm hiểu tính hình, tùy đối tượng mà tuyên truyền chủ trương của Đảng, động viên tinh thần chiến đấu, giữ vững ý chí của người tù cộng sản. Cái lều của anh ngày càng đông khách. Đám lính trong đồn cũng ra đây cắt tóc để được nghe anh nói chuyện. Lúc là chuyện tâm tình, khi là những lời bóng gió xa xôi kích động lòng yêu nước trong đám thanh niên binh lính.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:13:53 am »

Đông xuân năm 1944, Ủy ban vận động cứu quốc có thêm anh Giao họp kiểm điểm tình hình, đề ra nhiệm vụ mới: Đó là khẩn trương chắp nối với các cơ sở trung châu một thời gian tạm ngưng hoạt động để che giấu lực lượng, cần tiếp tục liên lạc với các tù trưởng người Thượng chuẩn bị lập khu căn cứ an toàn. Khẩn trương in ấn số tài liệu anh Giao mang về để mở lớp huấn luyện. Việc huấn luyện do anh Kiệt, anh Giao phục trách, nhưng chỉ tiếp xúc với từng người một để giữ bí mật. Tôi lo việc in ấn tài liệu. Nhưng lần này không thể dùng con thuyền cũ của tôi được nữa. Chúng tôi giao cho anh Khoách mua một ngôi nhà có trần bằng tre cây quấn rơm nhồi đất sét thật chắc chắn để cái "nhà in" của tôi đặt ngay trên đó. Không có đông sương, tôi nhờ các chị lên thăm chồng mua giúp rau câu biển, nấu thạch xoa đổ vào khuôn làm bàn in. Biết trên núi Cao Muôn có hai người anh em Rua và Rói kiên quyết lập căn cứ chống Tây, tôi bàn với anh Giàu đi một chuyên lên đấy. Chúng tôi mang theo vài bộ quần áo, ít thuốc men, mấy ống muối, vượt bến Buôn, ngược dòng suối Sung, gần trưa thì đến chân núi. Dừng lại nghỉ ở cửa rừng, trước mặt tôi là hai dãy núi cao, một con đường hẻm nằm kẹp ở giữa, lau lách cây rừng mọc lan ra gần lấp lối đi. Tôi hỏi:

- Con bao xa nữa thì đến buôn?

Anh Giàu nhẩm tính một lúc rồi trả lời:

- Đi đến chừng nào ông mặt trời quấn dưới chân mình thì gặp người của họ.


Chúng tôi kẻ trước người sau, bám vào cây rừng, leo theo con đường dốc đứng. Mồ hôi thấm ướt cả quần áo. Đến khi tụt được sang dốc bên kia thì trước mặt tôi là một cánh đồng rộng với những chân ruộng bậc thang. Gió đại ngàn tràn qua đỉnh dốc men theo sườn núi làm lay động cây rừng. Nhưng khi gió đổ vào cánh đồng thì loãng ra làm nổi sóng biển lúa xanh rờn. Không khí mát dịu. Tôi đưa mắt nhìn ra xung quanh, chỉ thấy vài chòi lúa bỏ trống, không người canh giữ. Nhìn địa thế hiểm trở tôi bảo anh Giàu:

- Chỗ này "bờ ró tà dẻ" (đánh giặc) tốt đấy.

- Ừ, mấy lần lính đồn lên đây, có thằng bị tên thuốc độc bò xác.


Chúng tôi leo qua các chân ruộng bậc thang lần tìm vào buôn. Đang đi bỗng tôi phát hiện thấy có nhiều người trai, gái, già, trẻ tay cầm ná, cầm mác chạy nhanh ra bốn phía rừng. Tôi đoán họ chạy về các vị trí bố phòng đã sắp sẵn. Chỉ còn lại một người già tay lăm lăm cây mác ra chắn lối chúng tôi. Giọng ông già vang lên, sắc lạnh:

- Lăm ti lé? (Đi đâu đấy).

Tôi trả lời lại bằng tiếng dân tộc:

- Tôi là người an trí ở Ba Tơ lên tìm các anh bàn chuyện đánh Tây.

Ông già quay sang anh Giàu, hỏi:

- Gió ủ? (Đúng không?).

- Gió! Gió! (Đúng ! Đúng). - Anh Giàu trả lời.

Vẻ căng thẳng trên khuôn mặt ông chợt biến mất. Ông nhìn tôi gật gật đầu, mỉm cười. Tôi bước lại nắm cánh tay ông. Cả thân hình ông như cây gỗ lim nấm mốc, dưới chân những mụn ghẻ lở loét. Ông đưa chúng tôi băng qua một ngọn đồi lau lách ngập đầu đến một cái gò trống, chỉ tay về phía mé rừng:

- Nhà tao ở đó.

Tôi nhìn theo hướng tay ông thấy bốn năm nóc nhà, mái tranh phên tre đã mục nát. Ông tiếp tôi ở đầu tra trên chiếc chiếu rách nát. Tôi liếc nhìn vào nhà thấy một người đàn bà và hai đứa nhỏ đang ngồi bên bếp lửa ăn sắn luộc. Tôi nói với ông già: "Chúng tôi là những ngươi cộng sản nổi dậy đánh Tây, bị nó bắt tra tấn tù đày rồi đưa lên an trí ở Ba Tơ". Tôi cũng giải thích nguyên nhân vì đâu người Kinh người Thượng sống nghèo khổ, cơm không đủ ăn, quần áo không có mặc, ôm đau không có thuốc... còn bị quan Tây, quan ta bắt đi xâu nạp thuế... Ông già chăm chú nghe, gật đầu tâm đắc.

- Lâu nay tao có nghe Tây bắt tù cộng sản lên an trí ở Ba Tơ, nhưng chưa thấy, chưa gặp bao giờ. Nay mày lên đây nói cái điều phải, trúng cái bụng tao nghĩ. Thì ra người Kinh, người Thượng nói chung cái miệng, nghĩ chung cái bụng. Vậy mà Tây nói người Kinh khinh ghét người Thượng, xúi chúng tao đâm, giết người Kinh. Thằng Tây ác quá, độc quá.

- Già nói đúng, thằng Tây muốn Kinh, Thượng ghét nhau như bó đũa chia ra để nó bẻ gãy cho dễ. Bây giờ Kinh, Thượng hợp sức đánh nó, như bó đũa nhập lại Tây không bẻ gãy được. Tây giam người cộng sản, nhưng nó không giam được cái bụng người cộng sản muốn đánh Tây. Nay tôi lên đây là muốn nhờ già giúp tôi gặp anh Rua anh Rói bàn chuyện đánh Tây.

- Tao tin cái bụng mày nghĩ như suối Sung, cái miệng mày nói như tiếng chim rừng hót hay, nhưng còn việc gặp Rua, Rói thì khó lắm. Chẳng biết nó ở đâu mà tìm. Lâu lâu nó mới ra đây đổi muối, đổi rựa. Khi nào gặp tao nói lại, coi cái bụng nó nghĩ sao? Nó chịu gặp tao mới dám dẫn mày đến, còn đi thế thì chông thò nó gài đâm mày chết mà dân làng còn bị phạt vạ.


Thế là hy vọng của tôi còn biết bao khó khăn mới thực hiện được. Tôi rảo bước qua đám cỏ may, cùng ngồi trên gộp đá, tôi chỉ về phía đông hỏi ông:

- Kia là vùng nào?

- Đó là đèo Eo Chim, có đường từ vùng Cơ Nhất sang huyện lỵ Minh Long, ở đó cũng có người Kinh.

Trước mặt tôi, xa xa đằng đông là những cánh rừng già trên dãy núi tai mèo trải dài về phía nam qua đèo Đá Chát, chen giữa các thung lũng là những cánh đồng lúa. Nhiều buôn làng người Thượng trên lưng chừng đồi núi.

- Qua nhiều mùa rẫy - Ông già nói tiếp - Cái đầu tao không nhớ, người Kinh có lên vùng Cơ Nhất này bày dân đánh Tây.

Tôi bỗng nhớ lại có lần cụ Trần Toại kể cho nghe trong phong trào Duy Tân và cả những năm 30, 31 ta có cử cán bộ lên vùng Cơ Nhất lợi dụng địa thế hiểm trở, lòng dân thuận hòa để xây dựng căn cứ.

Trong tôi bỗng bùng lên một ý nghĩ, phải chăng nơi đây hội tụ hai yếu tố quan trọng nhất cho việc xây dựng một vùng căn cứ du kích đánh Tây đó là "địa lợi và nhân hòa".

Mặt trời gác trên ngọn núi Cao Muôn chiếu những tia nắng rục rỡ xuống các cánh rừng chung quanh. Ông già chỉ tay về phía tây, nơi chiếc cầu vồng ngũ sắc hiện ra, một chân cắm vào rừng xanh, một chân chôn vào núi đá:

- Ông trời cho dân tao đấy, cứ mặt trời sắp đi ngủ thì nó lại nổi lên.

Tôi nhìn theo hướng tay ông và thấy ở đấy có thác nước đổ ào ào. Trên cao giội xuống tung bọt trắng xóa tạo nên một lớp sương mù khiến cảnh vật xung quanh vừa như thật lại như mơ. Thấy tôi định ra về ông ngăn:

- Mày ở lại nói cho tao nghe thêm điều phải điều trái, về bây giờ không kịp đâu mà dọc đường sẽ gặp con cọp đi tìm mồi nó vồ mất thôi.

Chiều hôm ấy tôi mặc tấm áo cho cháu bé đang ở trần như nhộng và tặng cho ông già một ít thuốc xittôvaxôn để chữa bệnh ghẻ, sâu quảng. Anh Giàu dốc hết túi gạo mang theo cho gia đình. Ông già thết chúng tôi một bữa cơm cõng khoai và thịt chuột, chấm muối ớt. Ông luộc một quả trứng gà dành riêng cho tôi:

- Thằng cộng sản an trí ốm lắm, ăn cái này cho mạnh cái chân leo lên đây bày cho dân Thượng đánh Tây.

Ông đặt quả trứng vào tay, đôi mắt già ngước nhìn tôi đầy cảm mến. Ngọn lửa trong bếp bốc cao, in bóng ba chúng tôi lung linh trên vách nứa. Sớm hôm sau ông già tiễn chúng tội một đoạn đường. Trước lúc chia tay ông còn dặn hết con trăng nữa thì lên. Chúc mạnh khỏe. Ú cá cát lé! Ông chào.

- Ú cá cát lé - Tôi chào lại.

Chúng tôi chia tay nhau đầy quyến luyến.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:17:32 am »

Cuộc phản công của lực lượng Đồng minh vào khu vực Thái Bình Dương phát triển nhanh. Ngày nào tàu bay Mỹ cũng lượn trên bầu trời, ném bom vào những nơi Nhật đóng quân. Ngoài biển tàu Nhật trúng bom bốc cháy, khói đen theo gió mang mùi dầu khét lẹt lên tận Ba Tơ. Trên chiến trường thế giới, phát xít đang lâm vào thế bị động.


Trước tình hình đó, chi bộ họp quyết định chuyển Ủy ban vận động cứu quốc thành Tỉnh ủy lâm thời, cử đồng chí Trương Quang Giao làm bí thư. Thế là sau một tháng ngã bệnh tưởng không qua khỏi phải đưa về nhà thương tỉnh chạy chữa, vừa ra viện trở lại Ba Tơ đồng chí Trương Quang Giao bắt tay ngay vào việc. Lúc này địch đưa các đồng chí Khế (túc Trần Quý Hai), Trần Khuy (túc Trần Nam Trung) lên an trí Ba Tơ. Tỉnh ủy có thêm lực lượng mới. Sau khi kiểm điểm những công việc đã làm được, phân tích tình hình trong tỉnh và trên thế giới, lường trước những khó khăn thuận lợi, hội nghị quyết định: Trong điều kiện còn có thể kiên quyết bảo vệ, duy trì trung tâm chỉ đạo phong trào tại Ba Tơ, dựa vào họ xây dựng căn cứ du kích bí mật, khi cần thoát ly tập thể. Tiếp tục vận động đồng bào Thượng ủng hộ cách mạng Ba Tơ, dựa vào họ xây dựng căn cứ du kích bí mật, khi cần thoát ly tập thể bắt tay ngay vào hoạt động, không để phong trào gián đoạn. Liên lạc với căng an trí Gi Lăng để phối hợp hành động, bằng mọi cách chắp nối với Xứ ủy và Trung ương để nhận chỉ thị mới... Một núi công việc đặt ra trước mặt chừng ấy con người. Nhưng như con sông con suối tự tìm dòng chảy trong lòng đất, tất cả chúng tôi tỏa ra, mỗi người lo một việc. Anh Giao chịu trách nhiệm chỉ đạo chung. Tôi, anh Kiệt lo xây dựng căn cứ du kích trong đồng bào Thượng. Anh Khế, anh Khuy phụ trách việc huấn luyện cán bộ cơ sở. Để đảm bảo có tài chính cho Đảng, chúng tôi bán nhà, bán trại tằm ở Dốc Mốc.


Lấy cớ vừa mới lên cần chỗ ăn, chỗ ở, anh Khế, anh Khuy đã dựng ngôi nhà ở vườn ông Tài, cách Hoàng Đồn gần cây số để làm nơi in ấn tài liệu, hội họp của tỉnh ủy và chỗ đi về của cán bộ cơ sở lên dự huấn luyện. Thời kỳ này sau vụ thu hoạch, lúc nông nhàn, các chị thu xếp lên thăm chồng, một số cán bộ cơ sở trà trộn vào đây theo lên dự các lớp huấn luyện. Ngoài việc tiếp tế những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, các chị còn mang theo tin tức về tình hình cơ sở, cung cấp giấy mực, vải vóc, rau câu làm nguyên liệu in tài liệu. Những ngày ở lại với chồng, các chị nghe dặn dò cách giữ bí mật, cách cất giấu tài liệu trên đường đi, nếu chẳng may bị bắt thì phải có gan chịu mọi đòn tra tấn để bảo vệ cơ sở. Chúng tôi còn rất ít thời gian để âu yếm nhau. Qua các chị, những chỉ thị của Tỉnh ủy lâm thời bay về đến từng cơ sở. Các đồng chí trung kiên như Mai Quang Định, Trần Hải được phái đi bắt liên lạc với anh em ở căng an trí Gi Lăng và các cơ sở huyện Bình Sơn. Kẻ địch không sao ngờ được, sau cái vẻ bình lặng của cuộc sống thường nhật, ngọn lửa cách mạng đang lan tỏa khắp nơi chờ ngày bùng lên thiêu cháy bọn chúng.   


Mùa đông năm ấy, tôi trở lại Giá Vụt. Lần này chúng tôi đi trong mưa dầm gió bấc, giữa những con lũ rừng. Hôm vượt sông Giá Vụt, chúng tôi phải ôm mỗi người một thân cây bơi xuôi theo dòng nước, để tấp sang bờ bên kia rồi bám vào lau sậy leo lên dốc đứng tìm đường về buôn Già Kiêu. Gặp lại tôi ông mừng lắm.

- Sao lâu rồi, nay người anh em an trí tà-pọt mới lên. Tao trông đỏ hai con mắt.

Ông kể cho tôi nghe Tâỵ bắt dân các làng đi xâu, làm lại con đường đi Gi Lăng đi Kom Plông sang Măng Bút, sửa lại sân bay Vi Ranh, tàu bay Mỹ đổ xuống đó mấy lần.

- Người của tao đi xem về nói "Mỹ giống Tây lắm, ngực nó đỏ, đầy lông lá".

Tôi lựa lời kể cho ông hiểu những thay đổi tình hình.

- Trước sau gì rồi Nhật cũng thua quân Đồng minh. Nhưng trước khi đầu hàng Đồng minh, Nhật sẽ lật Pháp ở Đông Dương. Ta lợi dụng thời cơ đó nổi dậy đánh Nhật, đuổi Tây. Thời gian gấp lắm. Kinh Thượng phải hợp sức lại mới giết được thằng giặc, giành lại cái suối cái sông, cái rừng cái rẫy, cái ruộng cho người mình.

- Gió! Gió! (Phải! Phải). Già Kiêu gật đầu - Ông già im lặng một lúc, rồi nhìn tôi nói - Nghe cái miệng mày nói, cái bụng tao ưng lắm, con trai tao cũng ưng. Nhưng tao già rồi, không căng nổi dây ná, không phóng nổi cái mác đi xa, còn con tao sợ cái ná, cái mác không đánh lại thằng giặc có cái súng nhỏ, súng to. Cho nên tao sẽ giúp người anh em an trí cái gạo, cái muối để ăn, cái chỗ để lính ở đánh giặc.

- Ông định cho chúng tôi ở đâu? Đường vào có khó không?

Già Kiêu kéo tôi ra đầu tra, chỉ tay về mấy dãy núi cao đã phủ sương chiều:

- Từ đây đến đó gần một ngày đường leo qua nhiều đèo, nhiều dốc, có chỗ phải bò bằng hai tay. Trâu bò đến đó phải đi vòng xa theo đường khác, ở đấy có vùng lúa nước, cấy hai vụ, lúa đủ nuôi bảy tám chục con người cả năm. Lần trước mày về rồi, tao sai bọn cai nhà tao đwa trâu lên giẫm thối cỏ, cây lúa. Thóc thu được làm chòi để luôn ngoài đó với mấy gùi muối. Tôi nắm chặt tay ông:

- Người cộng sản an trí rất biết ơn ông. Người Kinh, người Thượng bây gia có chung cái bụng thù giặc Tây.

- Gió! Gió (Đúng! Đúng).

Tôi tiếp:

- Việc cầm quân đánh giặc người an trí chúng tôi chịu hết, thóc muốn có ông giúp đỡ. Nhưng ông nên chọn những trai làng khỏe mạnh góp vào để chúng tôi dạy nó cùng nhau đánh giặc.

- Gió! Gió! (Đúng! Đúng!). Lũ nó còn dẫn đường nữa chứ. Người anh em an trí ở dưới xuôi không quen đường rừng đâu.

- Ông là già làng nên khuyên dân giữ bí mật, trước nhà cắm "lá dâu" "dấu hiệu cấm người lạ vào nhà", ai đến không cho vào, ai hỏi gì chỉ nói "ú tân, ú nó, ú ní" (không nghe, không thấy, không biết).

- Việc đó tao làm được, người anh em an trí tin tao, tao tin người anh em an trí.

Già Kiêu với tay lấy chai ruợu, đặt cái bát ra giữa, rút con dao ở vách nứa. Khuôn mặt nghiêm trang, giọng trầm đục, ông vừa rót rượu vào bát rồi nói:

- Để giữ cái bụng thương nhau, không ai được phản, hôm nay chúng ta uống máu ăn thề trước trời đất.

Ông đưa ngón tay trỏ ra, lấy dao cắt cho máu nhỏ từng giọt vào bát rượu, rồi cắt một nhúm tóc ở đỉnh đầu quấy vào đấy. Xong ông đưa dao cho tôi. Tôi sửa lại thế ngồi nghiêm trang, cầm con dao cắt ngón tay mình cho máu hòa vào bát rượu. Già Kiêu bưng bát rượu bằng cả hai tay nâng lên ngang trán, mặt ngẩng cao đọc lời thề "Xói! Xói! Trác bò rầy” (Xin thề! Xin thề! Với trời đất...). Ông ngửa cổ uống nửa bát rượu, rồi trao cho tôi. Tôi cũng làm như ông và đọc lời thề "Chúng tôi, người Kinh, người Thượng đồng lòng đánh giặc giành đất nước. Ai phản bội sẽ bị tội chết". Ông già ngồi im lặng nhìn tôi. Xong tiệc rượu thề, Già Kiêu lấy một đồng tiền thời Minh Mạng đúc bằng đồng bẻ đôi đưa tôi một nửa, còn nửa kia ông bỏ vào túi bùa bảo mạng đeo trên cổ mình và một con dao nhỏ.

- Sau này mày không lên được, người khác đi thi phải đưa con dao này tao mới tiếp và đưa nửa đồng tiền để tao đậu lại đúng như một hào mới tin.

Tôi gật đầu lấy khăn tay gói chặt nửa đồng tiền vào túi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2021, 09:18:29 am »

Đầu năm 1945 Tỉnh ủy lâm thời họp nhận, định: Tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng, ở mặt trận phía Tây, Hồng quân Liên Xô tấn công như vũ bão tiêu diệt nhiều binh đoàn tinh nhuệ của phát xít Đức. Bọn Đức quốc xã đang huy động toàn lực để bảo vệ Bá Linh, ở mặt trận phía Đông, Hồng quân Liên Xã giáng những đòn trí mạng vào lực lượng hùng hậu nhất của quân đội Nhật ở Mãn Châu khiến bọn chúng không còn sức gượng dậy. Ở mặt trận Thái Bình Dương, liên quân Anh-Mỹ đã chiếm các quần đảo Mác-san, Ca-xô-lin, Phi-líp-pin, đổ bộ lên Ô-ki-na-oa và Kiu-sin, lãnh thổ của Nhật. Ở Pháp, trước khi lực lượng Đồng mình đổ bộ lên bờ biển Noóc-măng-đi ở phía bắc nước Pháp thì những người cộng sàn đã lãnh đạo các đoàn quân du kích cùng với lực lượng của tướng Đờ Gôn, chiến đấu anh dũng giải phóng nhiều thành phố. Trước tĩnh hình đó, có nhiều khả năng Nhật lật Pháp để rảnh tay đối phó khi lực lượng khi Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương. Mặt khác, bọn Pháp thân phái Đơ Gôn, tích cực chuẩn bị lực lượng khi Đồng minh đến. Việc gần đây Pháp chở hàng bằng xe ô tô che kín vải bạt lên Ba Tơ, Gi Lăng, mở lại con đường Gi Lăng đi Kôm Plông, sửa lại sân bay Vi Ranh cho tàu bay Mỹ xuống chứng tỏ nhân định của Tỉnh ủy là có cơ sở.


Về phần chúng ta, phong trào ở trung châu phát triển rộng khắp. Các huyện đều xây dựng được đoàn thể cứu quốc như: Chỉ hội nông dân Cứu quốc, Đoàn thanh niên Cứu quốc... Cơ sở miền núi tạm thời có chỗ dựa nhưng cũng chỉ mới vận động được các tù trưởng, già làng, còn quần chúng chưa hiểu gì về cách mạng. Điều đáng lo là phong trào tuy phát triển rộng, nhưng chưa mạnh. Bởi lẽ ta còn thiếu cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm vận động, có uy tín, do đó chưa thuyết phục lôi kéo được một số chính trị phạm lâu nay mất liên lạc còn đang nằm chờ thời, số người này lại có uy tín lớn trong quần chúng. Tiếng nói và thái độ ủng hộ cách mạng của họ có sức lôi kéo phong trào rất mạnh.


Anh Giao vẫn ngồi im lắng nghe ý kiến từng người, thỉnh thoảng cầm que cời than trong bếp cho ngọn lửa bốc cao rồi gạch một chữ lên nền đất như thể ghi nhớ một ý kiến cần khẳng định, hay phải phân tích thêm cho rõ. Đợi anh em nói xong, anh mới lên tiếng:

- Những ý kiến các đồng chí vừa nói đều đúng với tình hình phong trào tỉnh ta. Tôi nghe và cũng sáng ra nhiều vấn đề. Nhưng tôi có một ý kiến bổ sung.

Mọi người nhìn anh chờ đợi. Người đồng chí ấy đã qua nhiều nhà tù, chịu đủ cực hình tra tấn, chứng kiến những bước thăng trầm của phong trào cách mạng trong tỉnh, nên đã tôi luyện anh thành con người gang thép kiên trung. Anh là chỗ dựa của Tỉnh ủy lâm thời. Giọng anh chậm rãi, rành mạch, dứt khoát:

- Dân ta có tinh thần cách mạng. Phong trào yêu nước bắt đầu từ những ngày các cụ con khăn xếp áo the kéo dân đi đòi khất thuế cho đến khi Đảng ra đời. Mặc dù bọn Pháp bắt giam cầm tra tấn, tù đày chém giết những người yêu nước, nhưng phong trào tạm lắng rồi bùng lên. Đặc điếm đó là thuận lợi cơ bản cho việc vận động phong trào cách mạng trong tỉnh. Hiện nay cả Pháp lẫn Nhật đều ra sức áp bức vơ vét của dân để phục vụ chiến tranh. Lòng người vô cùng căm ghét, chờ đợi cách mạng đứng ra lành đạo nhân dân vùng dậy chống lại bọn chúng. Tình thế đó cho phép chúng ta phát động phong trào, vận động công khai bằng việc treo cờ, rải truyền đơn, dán biểu ngữ khắp các địa phương trong tỉnh và liên hệ với tỉnh bạn cùng phối hợp. Đồng thời chúng ta thoát ly tập thể. Một số đồng chí tỏa về địa phương lãnh đạo phong trào, giành giật quần chúng đừng để họ rơi vào cạm bẫy của bọn cơ hội mà thực chất là tay sai cho giặc, hoặc của bọn thân Nhật ráo riết hoạt động dưới chiêu bài: "Châu Á của người Châu Á". Một số khác đi sâu vào vùng đồng bào Thượng, tranh thủ uy tín của các già làng, các tù trưởng tuyên truyền giác ngộ đồng bào lòng căm thù Tây - Nhật, xây dựng căn cứ du kích để khi thời cơ đến ta có ngay lực lượng hậu thuẫn cho việc khởi nghĩa từng phần như tinh thần Nghị quyết tám của Trung ương.


Mọi người tán thành ý kiến anh Giao và chuyển sang những công việc cụ thể. Tỉnh ủy phân công anh Khuy (Trần Nam Trung) cùng các đồng chí trung kiên ở địa phưong lãnh đạo ba huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, đồng thời lo bắt liên lạc với phong trào cách mạng tỉnh Bình Định. Tôi, anh Khoách, anh Kiệt và một số đồng chí hăng hái, khỏe mạnh đi sâu vào rừng, vận động đồng bào Thượng xây dựng cản cứ du kích. Anh Giao, anh Khế (Trần Quý Hai) cùng một số đồng chí quê ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa trả về địa phương hoạt động. Riêng anh Giao với cương vị bí thư Tỉnh ủy lâm thời thường xuyên liên lạc với ba nhóm để nắm tình hình, điều chỉnh chủ trương hoạt động cho phù hợp với từng giai đoạn, đồng thời tìm đường dây chắp nối với cơ quan lãnh đạo của Xứ ủy và Trung ương, liên hệ phối hợp hành động với phong trào Quảng Nam. Trước mắt, chúng tôi khẩn trương tổ chức việc in truyền đơn, biểu ngữ, chương trình, điều lệ Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị băng cờ, khẩu hiệu và một số phương tiện cần thiết trước khi trốn thoát khỏi căng an trí Ba Tơ. Thời gian hành động dự kiến vào ngày 15 tháng 3 năm 1945. 
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM