Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:01:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Bạch Đằng 1288.  (Đọc 6939 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hợp Phố
Thành viên

Bài viết: 4


« vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2020, 12:32:12 am »


Trận Bạch Đằng 1288. Chọn lựa và tạo thêm địa hình, chọn ngày đánh để đối phương đi vào cửa tử.
Kỵ binh Mông Cổ khi đánh Việt vẫn vô địch thế giới. Nhưng địa hình Việt Nam lúc đó sông rạch ao hồ và rừng rất nhiều nên kỵ binh Mông Cổ không phát huy được thế mạnh.  Vì vậy nhà Nguyên đem rất nhiều bộ binh người Hán và chiến thuyền sang để truy đuổi quân chủ lực Việt nhưng vẫn không được. Bị tập kích chặn tiếp tế quân lương và chủ trương vườn không nhà trống dẫn đến thiếu lương nên quân Nguyên phải rút.
Trong trận thủy chiến này, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chủ trương tiêu diệt toàn bộ đoàn chiến thuyền quân Nguyên để có thể lần sau nếu quân Nguyên đánh tiếp thì đóng chiến thuyền rất lâu và quân ta có thêm thời gian chuẩn bị. Thoát Hoan dùng 3 vạn kỵ binh Mông Cổ để bảo vệ đoàn chiến thuyền nhưng quân ta chặt hết cầu do đó đoàn kỵ binh này phải quay lại không bảo vệ đoàn chiến thuyền. Quân Nguyên cũng biết là có bãi cọc nên định giờ buổi chiều rút đến cửa biển để qua bãi cọc. Nhưng quân Nguyên không biết biển Việt là biển nửa kín vì có rất nhiều đảo và quần đảo xung quanh vì vậy trong 1 tháng âm lịch có 5 ngày buổi chiều thủy triều không lên. Quy luật này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã hỏi bà hàng nước ven sông Bạch Đằng. Hiện nay tượng bà hàng nước còn ở phía sau đền thờ Hưng Đạo Vương tại Quản Yên - Quảng Ninh. Quân Nguyên bị quân Trần quấy rối hãm tốc độ đến ngày buổi chiều thủy triều không lên thì mới ra gần bãi cọc. Thấy bãi cọc, quân Nguyên ghé chiến thuyền vào bờ đổ quân chiếm núi cạnh sông phía trên bãi cọc để chống quân Trần bắn tên lửa vào chiến thuyền và dùng sào đẩy bè lửa quân Trần thả theo dòng nước ra ngoài. Mục đích để chờ thủy triều lên sẽ vượt qua bãi cọc thoát ra biển. Nhưng quân Trần đổ quân chiếm lại, bắn tên lửa vào thuyền chiến quân Nguyên. Quân Nguyên bị tên lửa và sợ quân Trần nhảy lên chiếm thuyền nên lại chạy ra giữa sông. Thế là dòng thủy triều đang rút đẩy thuyền chiến quân Nguyên trôi vào bãi cọc và bị bè lửa không tránh được cháy rất nhiều. Phải nói trận Bạch Đằng 1288 là kiểu mẫu thế giới về lựa chọn và cải tạo địa hình, sử dụng hỏa công. Trận chiến được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, kéo dài từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối.
Dân ta vẫn còn câu thơ về chiến thắng này:
Bạch Đằng một trận hỏa công.
Tặc binh đại phá huyết hồng mãn giang.

* Chi chú: Phát hiện bãi cọc ngay đầu sông Giá.
Vừa rồi các nhà khảo cổ đã phát hiện bãi cọc trên bãi đất cạnh sông Giá. Điều này chứng tỏ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cho đóng cọc ngay cửa vào sông Giá để chặn quân Nguyên. Bắt quân Nguyên phải đi vào sông Bạch Đằng.
Vật đổi sao dời. Từ 1288 đến nay đã 732 năm. Có thể hồi trước sông Giá có dòng chảy phía dưới bãi cọc chính trên sông Bạch Đằng. Qua sông Giá quân Nguyên có thể ra thẳng biển không vướng bãi cọc nào.
Theo sử liệu thì thủy quân Việt phục kích tại sông Giá buộc quân Nguyên phải quay lại sông Bạch Đằng và sa vào bãi cọc.
Nhưng thực chất thủy quân nhà Nguyên rất mạnh với 400 chiến thuyền và vài vạn quân. Trong đó có nhiều cướp biển Trung Quốc được quân Nguyên sử dụng.
Liệu thủy quân Việt có cản được quân Nguyên trên sông Giá buộc chúng phải quay lại sông Bạch Đằng hay quân ta phải đóng cọc để chúng không vào được sông giá.

Logged
Cuong Vu
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2021, 10:38:28 pm »

Trận này bị nhà sử học Hà Văn Tấn chê là trận đánh được ghi chép mơ hồ nhất. Nhận định ấy là có căn cứ vì sử liệu phe ta ghi có nhiều chỗ sai lầm, nhưng vẫn có những chi tiết rất đắt như việc chôn cọc dưới sông.

Cũng như với nhiều sử liệu chiến tranh Á Đông khác, việc xác định vị trí cực kỳ khó khăn và có thể sẽ không bao giờ làm được.

Nhưng đây là sự thật quan trọng nhất, Trận Bạch Đằng là trận được ghi chép chi tiết nhất trong tất cả các trận đánh của cả 3 cuộc kháng chiến.

Sau đây là những nguồn trong sử 2 bên còn ghi về trận Bạch Đằng:

1-Tổng quan về toàn trận:

Trích dẫn
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Nhân Tông Hoàng Đế chép:

二月十九日,烏馬兒犯安興寨。三月八日,元軍會白藤江,迎張文虎等粮船,不遇。興道王擊敗之。先是,王已植樁於白藤,覆叢草其上。是日乘潮漲時挑戰佯北,賊眾來追。我軍力戰。水落,賊船盡膠。阮蒯領聖翊勇義軍與賊戰,擒平章奥魯赤。二帝將軍継至,縱兵大戰。元人溺死不可勝計,江水為之盡赤。及文虎至,两岸伏兵奮擊。又敗之。潮退甚急,文虎粮船閣樁上,傾覆殆盡。元溺死甚眾,獲哨船四百餘艘。内明字杜衡獲烏馬兒、昔戾基玉,献于上皇。上皇命引登御舶,同坐與語,歡飲之酒。脱驩及阿台領眾遁㱕,思明土官黃詣擒之以献。二帝駕回龍興府。十七日,俘賊將昔戾基玉,元帥烏馬兒,參政岑段、樊楫田、元帥、萬戶、千戶献捷于昭陵。

Tháng 2, ngày 29, Ô Mã Nhi đánh vào trại Yên Hưng. Tháng 3, ngày mồng 8, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rối giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết. Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực dũng nghĩa đánh nhau với giặc, bắt sống Bình chương Áo Lỗ Xích. Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả. Đến khi Văn Hổ tới quân mai phục hai bên bờ hăng hái xông ra đánh, lại đánh bại chúng. Nước triều rút nhanh, thuyền lương của Văn Hổ mắc trên cọc, nghiêng đắm gần hết. Quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Bắt được 400 chiếc thuyền. Nội Minh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lê Cơ Ngọc. Thượng hoàng sai dẫn lên thuyền ngự, cùng ngồi nói chuyện với chúng và uống rượu vui vẻ. Thoát Hoan và A Thai dẫn quân trốn về Tư Minh, thổ quan là Hoàng Nghệ bắt được đem dâng. Hai vua trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.


Đây là sử liệu mới mà tôi tìm được, cụ Hà Văn Tấn không có trong tay:

Trích dẫn

Phó Dữ Lệ Văn Tập, quyển 9 chép:

三月壬辰,至白藤江,聞日烜以精兵數千出我後。公亟㑹將士逆戰,天忽大風,潮水遽落,舟不得進退,賊乗風以小舟數百合步卒翼兩岸擊我軍,四面矢下如雨。公被大創十餘,猶奮臂督將士力戰而賊益滋,軍䧟,公遂執念不死必滅安南。明年使者至求公等㑹公已被毒...

Tháng ba nhâm thìn, đến sông Bạch Đằng, nghe nói Nhật Huyền sai tinh binh vài nghìn tiến ra phía sau ta. Ông gấp gáp lệnh tướng sĩ nghịch chiến, bỗng nhiên trời nổi gió to, thủy triều rút xuống, thuyền không thể tiến lui được, giặc theo gió dùng thuyền nhỏ vài trăm chiếc hợp cùng bộ binh hai cánh ở hai bên bờ đánh quân ta, bốn bề tên rơi như mưa. Ông bị thương nặng hơn mười chỗ, ông gắng sức đôn đốc quân sĩ hết sức đánh nhưng giặc tăm thêm, quân bị hãm, ông thầm nghĩ nếu không chết tất diệt An Nam. Năm sau sứ giả đến xin ông về thì ông đã bị bỏ độc chết...

Trích dẫn
Từ Khê Văn Cảo, quyển 8, bài bia của Lý Thiên Hựu:

三月,次白藤港,交人橫戰艦江中,以拒我師。值潮退,舟不能進,兵潰。侯等被執...

Thánh ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao bày chiến hạm ngang giữa sông để chống cự quân ta. Đến khi thủy triều xuống, thuyến không tiến lên được, quân ta tan rã, bọn hầu (tức Lý Thiên Hựu) bị bắt...

2- Số phận các tướng Nguyên sau khi thất bại ở trận Bạch Đằng:

Trích dẫn

Từ Khê Văn Cảo, quyển 8, bài bia của Lý Thiên Hựu:

三月,次白藤港,交人橫戰艦江中,以拒我師。值潮退,舟不能進,兵潰。侯等被執...

Thánh ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao bày chiến hạm ngang giữa sông để chống cự quân ta. Đến khi thủy triều xuống, thuyến không tiến lên được, quân ta tan rã, bọn hầu (tức Lý Thiên Hựu) bị bắt...


Trích dẫn

Nguyên Sử quyển 166, Phàn Tiếp truyện chép:

楫與烏馬兒將舟師還,為賊邀遮白藤江。潮下,楫舟膠,賊舟大集,矢下如雨,力戰,自卯至酉,楫被創,投水中,賊鉤執毒殺之。

Tiếp cùng với Ô Mã Nhĩ chỉ huy thủy quân quay về, bị giặc đón đánh ở sông Bạch Đằng. Thủy triều xuống, Thuyền Tiếp bị mắc cạn, thuyền giặc tập trung đông, tên rơi như mưa, hết sức đánh từ giờ Mão đến giờ Dậu (theo Hà Văn Tấn tiên sinh thì từ năm giờ sáng tới bảy giờ tối (chính xác thì giờ Mão là từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng là Mão, từ năm giờ đến bảy giờ tối là Dậu), Tiếp bị thương, nhảy xuống sông, giặc dùng câu liêm vớt lên rồi hạ độc chết.

Logged
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM