Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:56:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng nổ trên không trung  (Đọc 8645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 04:26:03 pm »


*

*      *

        Ca nước mát lạnh, làm cho tâm trí anh dần dần tỉnh lại. Anh bắt đầu nhớ tới những gì đã xảy ra. Anh từ từ mở mắt và đúng lúc ấy cô gái quảy thùng chạy ào đi. Cô gái là ai, ở đâu, cô chạy đi đàu ? Thôi chết, cô gái chạy về ấp báo cho bọn địch biết. Chỉ một lát nữa, những tên lính mặt hầm hầm, súng lăm lăm trong tay, sẽ đi theo cô gái và thế là số phận của anh được định đoạt. Anh sẽ bị chúng chặt đầu, cắm vào cọc sắt, bêu ở giữa đường qua lối lại, với hàng chữ “Thủ cấp tên Việt cộng bị bắn chết lúc đang mò vào trinh sát, âm mưu phá hoại cuộc sống an bình của đông bào”.

        Vạt sắn trống trải quá. Anh đã có thể nhìn xuống tới chân đồi. Con đường nhựa như một nét vẽ đen sẫm nổi bật trên cái nền xanh biếc của ruộng, rừng “Phải thoát khỏi chỗ này, càng nhanh càng tốt”. Với đà bước đi như chạy kia, chỉ một lát nữa, cô gái sẽ trở lại, sau cô, những họng súng đen ngòm, lạnh lùng sẽ chĩa thẳng vào anh. Và một tràng tiếng nổ... Phải thoát nhanh... ý nghĩ ấy lớn bùng lên trong đầu anh. Anh cựa mình trong cái đống cành lá bùng nhùng, nhưng không sao gượng ngồi dậy được. Mỗi lúc nâng cái đầu lên là mỗi lúc hai mắt anh tóe lửa, anh phải nhắm ngay mắt lại và nằm xuống. Cái ý muốn được sống, để trở về với những gì mà bấy lâu nay, anh trông ngóng đợi chờ và hy vọng... có làm tăng chút ít sức mạnh trong anh. Nhưng cái chút nhỏ nhoi ấy không thay đổi được thể xác đã kiệt quệ này.

        Một ngày trước đây, anh đã hằng trông chờ được gặp dân, gặp ấp. Đấy là hy vọng sống còn của anh. Nhưng anh đâu có tính đến tình huống này. Anh nhìn qua vạt sắn, thấy cái tháp cao ngất, bên trên có dấu chữ thập — một làng công giáo và anh run rẩy nghĩ rằng: Đó là làng của địch. Bất cứ một ai trong những cái làng như vậy cũng sẵn sàng trói gô anh lại, mang anh tới bót, nộp cho bọn địch mà lấy ba chục ngàn đồng. Anh đã nghe kể những chuyện chống đối kịch liệt của người Công giáo theo địch vào Nam năm năm tư ở thị xã Bình Long.

        Làn gió sớm mang tới chỗ anh nằm cái không khí trong lành của buổi sáng đồng quê. Tiếng xe chạy, tiếng chó sủa, tiếng gà cục tác và cả tiếng côn trùng từ những dải ruộng dưới chân đồi, vọng lên. Tiếng nổ, tiếng rít của bom đạn, động cơ máy bay phút chìm lấp, tan biến,... Một cái xóm nhỏ bên bờ sông Kinh Thày như chìm trong màu xanh của ruộng lúa, bãi dâu. Xa xa ngoài kia, dòng sông mềm như một nét vẽ trên bức tranh thủy mặc. Sáng sáng, anh vẫn đứng ở hiên nhà, vừa vươn vai, vừa nhìn ra, và thích thú đếm những cánh buồn trắng, buồm nâu như đàn bướm sặc sỡ, đang nhẹ trôi trên mặt, nước, như trôi trên nền trời vút cao, xanh thăm thẳm. Trên con đường làng dẫn ra bãi sông, vào lúc ấy, cô bé Thạch đã đánh con trâu có hai cái sừng kềnh càng, nhọn hoắt, ra bãi sông. Và bao giờ trên tay cô bé cũng lắc lẻo một cái giỏ tre. Sáng sáng cứ êm đêm trôi đi như vây. Con đường dẫn ra bãi sông vẫn y nguyên, cổ kính, nhưng cô bé hàng xóm thì mỗi năm mỗi khác. Cho đến ngày anh chuẩn bị lên đường nhập ngũ, anh vẫn nhìn thấy sáng sáng, đôi chân trần trắng hồng, cái dáng thon lẳn, óng ả của cô gái, ra bãi sông. Con trâu không đi trước nữa mà trên vai cô gái khi thì cái cuốc, cái cào, khi thì cái đòn gánh lúc oằn xuống, lúc tưng lên theo nhịp bước chân của cô. Cô đi mà như múa... phút chốc, mắt anh mờ di. Anh đã nhắm mắt lại, nhưng những hình ảnh êm đêm, dịu ngọt có pha chút đắng cay ấy, cứ hiện ra, sừng sững trước mặt anh. Anh bỗng thấy hối tiếc cuộc sống biết dường nào, nếu một vài phút sau, anh phải rời xa nó. Anh đã được hưởng những gì ở nó ? Một thằng con trai còn nguyên vẹn này đã vội ngã vào lòng đất ư ? Cuộc đời anh đã đến cái kết rồi ư ? Điều đó thì chẳng còn phải suy xét thêm nữa. Chỉ một lát nữa, một lát nữa thôi... nhưng, nếu cô gái ấy chạy về không phải để báo cho bọn địch biết, mà chỉ vì hoảng sợ, thì rồi liệu cô có dám quay lại nữa không ? Chắc là không ? Và như vậy, anh sẽ khô dần, kiệt dần chẳng phải bao lâu xa nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 04:26:55 pm »


7

        Hai người cùng làng, cùng học với nhau một lớp suốt những năm tháng học sinh, tốt nghiệp phổ thông cùng khóa, cùng huấn luyện trong một tiểu đội, cùng đi B, lại cùng được bổ sung về một Khẩu đội chiến đấu... Trường hợp gần gũi như Trung và Tùng thật hiếm có ở chiến trường. Lẽ ra hai người phải thân nhau lắm, nhưng họ sống với nhau bình thường Trung dành cho Tùng tình cảm đồng đội và đồng hương chân thành hơn. Còn Tùng, trong anh cái mặc cảm về một sự thất bại về tình cảm cứ đeo đẳng mải, làm cho anh không sao vô tư, chân thành với Trung được. Giữa anh và Trung bị một khoảng cách, một đám mây vô hình chặn ngang, ít nhất cũng là từ phía anh.

*

*      *

        Họ có cùng một bạn gái. Thạch ! Bộ ba ấy đã sống với nhau một tuổi thơ thật vô tư, trong sáng. Bố đi chiến đấu ở chiến trường xa, lại có hai em nhỏ, cô bé Thạch từ những năm mười tuổi đã biết chăm lo việc nhà. Ngày ấy, khi ba con trâu được thả ra bãi, chỉ nháy mắt, Trung và Tùng đã biến vào vườn phi lao. ở đó, các chú có một “khách sạn” của mình. Đấy là những ngôi nhà nhỏ, do chúng đắp bằng đất, kiểu những ngôi nhà trong những bức tranh thủy mạc Châu Âu mà chúng bắt chước được, khi xem bức tranh treo trên tường, nhà Tùng. Bên ấy lạnh lắm, bố Tùng bảo thế, cứ nhìn những người trong tranh ăn mặc, đủ biết. Đến phát khiếp lên, áo xống quấn vào người to sù sù. Tuyết thì phủ trắng cả mặt đất. “Phải có lò sưởi mới được”. Thế là chúng đắp cạnh nhà những chiếc lò sưởi. Trung làm quen với anh Giản sửa xe ở đầu chợ, nên đã xin được mấy chiếc đũa xe đạp hỏng. Hai chú gác lên lò. Than đốt lò là những quả phi lao khô. Chúng xếp quả phi lao khô vào lò, lấy đóm đốt bên dưới. Khi những quả phi lao bắt đầu bén lửa thì các chú bỏ đó, cởi quần áo ném xuống đám cỏ rồi nhào ra bãi sông. Trong phút chốc, mặt sông chỉ còn thấy cái đầu đen xì nhô lên, ngụp xuống, và chẳng mấy chốc, các chú đã túm được những con cua, con ốc, cả những con cá lành canh to bằng ngón tay. Trong các cuộc ngụp lặn, bao giờ Trung cũng chiến thắng “rực rỡ hơn Tùng”. Những ngày mưa lạnh, không ngụp sông được thì các chú vác cần câu ra bãi, giật tanh tách khỏi mặt nước những chú cá mại. Khi đã thấy kha khá, các chú trở lại vườn cây. Và thế là một cuộc chuẩn bị “chè chén” bận rộn bắt đầu. Những chú cá mại, cá lành canh cong lên trên than hồng, mỡ chảy ra xèo xèo. Lấy cành cây làm đũa, chủng nướng vàng rộm những con cá. Rồi chúng xếp ra vạt cỏ. Cái chai nước có cái nút bằng nhựa mà ngày nào mẹ chúng cũng đong đầy nước sôi, để nguội cho vào đó, đưa lên cho chúng mang theo lúc chúng đã ngồi chêm trệ trên lưng trâu. Bây giờ cái nút nhựa được rút ra, làm cái li nhỏ, còn chai nước bỗng biến thành chai “rượu”. Chúng rót rượu ra ly, nâng cao lên ngang mặt kiểu như ông nội chúng vẫn vui với bạn bè, rồi chúng chúc tụng nhau. Chúng uống rượu và xé những con cá, con cua còn nóng bỏng ra, chấm muối, ăn ngon lành. Lúc đó có ai dí súng vào sát mang tai mà bắn, chúng vẫn không hay biết nữa. Cũng lúc ấy cô bé Thạch vẫn lặng lẽ xách giỏ lội ven bờ con kênh nhỏ, lần bắt những con trai phùn bọt, những con ốc bám trên thân câv cỏ xước. Có lúc cô bé phục xoài ra bờ ruộng, thọc tay vào những cái hang sâu, sất sát cả cổ tay, để lôi ra những con cua mai vàng rộm. Cô bé vừa bắt cua, mò ốc, vừa trông chừng đàn trâu. Khi mặt trời đã lên đến ngọn cây phi lao, những con trâu đã no căng như con ve, đang uể oải chọn tìm những túm cỏ thật xanh, thật non, cắn hớt lớp ngọn, cái giỏ trên tay cô bé cũng đã nặng trĩu xuống. Cô bé ngẩng lên rửa tay chân, gạt những sợi tóc mai khét nắng đang lòa xòa, dính bết trên trán, rồi bước nhanh về phía vườn cây. Lúc dó, hai “ông tướng” của cô, sau cuộc “chè chén” no say, đã lăn ra thảm cỏ mà ngủ. Cô bé nhìn hai bạn, mỉm cười, nghĩ “bọn con trai là chúa hay ngủ. Ngồi học trên lớp cũng ngủ gật, đi chăn trâu cũng bỏ mặc trâu mà ngủ được, đến khiếp !”. Ngập ngừng một lát, chưa muốn đánh thức “hai tướng” dậy. Nhưng luồng sáng đã gay gắt của ông mặt trời giúp cô nhớ tới công việc. Phải nấu cơm, đón em ở nhà mẫu giáo. Cô cũng nghịch lắm. Trước hết, cô lấy một nhánh lá phi lao, cô ngồi nhẹ xuống cạnh bạn, cô đặt nhẹ cái nhánh lá vào mũi bạn, khẽ khéo qua, kéo lại. Tùng nhãn mặt, miệng méo xệch về một bên, mái tóc bết mồ hôi trên trán. Cậu ta dang tay lên đập vào thái dương, mắt vẫn không mở. Cô bé bụm miệng cười, lại tiếp tục trò chơi của mình. Vài lần như vậy, nhìn bạn vặn vẹo trên đám cỏ, không nhịn được nứa, cô bật cười thành tiếng và lay mạnh vào vai hai bạn :

        — Dậy, về đi, hai ông tướng, trưa chặt ra rồi !

        Tùng và Trung vùng dây, vừa dụi mắt, vừa nhớn nhác hỏi :

        — Trâu đâu rồi không biết ?

        Thạch trêu :

        — Trâu ăn lúa, ông Bình dắt cả về “Bỉ Ban” ròi !

        — Cái Thạch, mày nói thật không ? Hai chú sửng sốt.

        Trông cái dáng khổ sở tội nghiệp của bạn, Thạch không nỡ đùa dai :

        — Tớ nói dối đấy, trâu đang tắm ở mương.

        Hai cậu cười híp cả mắt, vơ vội cái mũ chụp vào đầu, cầm cái roi, chạy ào về phía mương nước, bỏ mặc cô bé đang xách cái giỏ lễ mé theo sau. Chỉ một loáng hai con trâu đã được kéo lên bờ. Hai chú lấy cành cây gạt qua loa những giọt nước trên lưng trâu, rồi nhảy phốc lên lưng trâu, ra roi thúc con vật phải chạy “nước kiệu” về làng. Phía sau chúng, cô bé Thạch vẫn đang dạng chân chèo ra kéo con trâu sứt mũi, phàm ăn và bướng bỉnh. Thỉnh thoảng nó lại xà xuống bờ ruộng, thè dài lưỡi ra quơ những túm lá lúa xanh mơn mởn. Thạch phải đặt giỏ xuống đất, vừa kéo, vừa chập đầu dây thừng lại quật bôm bốp vào mông, vào lưng con vật. Phải vất vả lắm, cô bé mới kéo được con trâu về nhà.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 04:27:43 pm »


*

*      *

        Cô bé “lọ lem” như “các tướng” vẫn gọi vào những năm học cấp ba bỗng lớn bổng lên. Dáng người thon thả, mái tóc đen mượt lóng lánh như làn nước chảy dài xuống lưng. Vầng trán thông minh, bương bướng, và đôi mắt đen thẫm, lúng liếng, lúc nào cũng mở to như ngỡ ngàng, như thách thức với không gian xung quanh... khiến những chàng trai trong lớp phải cúi xuống, thấy tim đập nhanh hơn trong lồng ngực, khi nhìn vào đấy.

        Bộ ba Tùng, Trung, Thạch vẫn tiếp tục sống những ngày tháng êm đềm, trong sáng và vô tư của tình bạn học. Tối tối, quanh chiếc bàn học ở nhà Thạch, họ vẫn chụm đầu vào nhau, cùng nhau giải một bài toán khó, cùng nhau trao đổi, truy bài. Khi bài vở đã tàm tạm, họ nhìn nhau và bùng nổ những cuộc tranh luận, có lúc quyết liệt. Họ say sưa “phát biểu” ý kiến của mình, phản bác ý kiến của người này, người nọ về mục đích lý tưởng của tuổi trẻ. Trong những lần ấy, bao giờ Thạch cũng giành quyền chủ động, cô có mơ ước đi học ngành y. Lóng lánh trước mặt cô là công việc của một người thầy thuốc, trị bệnh cứu người — Thời nào chả cần thầy thuốc giỏi. Hơn thế nữa, ước mơ này của cô lớn lên bởi một nỗi đau đớn trước những mất mát của mình. Bố cô đã hy sinh ở chiến trường trong lúc đánh địch ở vùng sâu, bị thương không có phương tiện cấp cứu kịp thời. Đứa em trai út của cô cũng bị chết bởi bệnh viêm phổi cấp. Nó chết ngay trên tay cô, mà cô bất lực.

        Tùng lại mong muốn trở thành một kỹ sư vô tuyến điện. Cậu lý giải vì tức : Nhà có cái Ra-điô cọc cạch, mỗi lần hỏng phải mang tới thằng cha sửa đài ở phố huyện. Chẳng hiểu gì về máy móc, nó bắt sao, chịu vậy. Đằng sau cái lý sự giản đơn ấy là gì, Tùng không nói, nhưng bao giờ câu cũng kết luận: Xã hội càng văn minh, càng có nhiều máy vô tuyến, và mình càng có nhiêu việc làm. Với tâm hồn trắng như tờ giấy, Thạch thường tỏ ra khó chịu trước những tính toán thực tế đó của Tùng. Có lẽ, Tùng đã bị ảnh hưởng bởi gia đình. Bố Tùng là chủ một chiếc thuyền, hồi còn thời Tây, ông đã từng ra Bắc vào Nam, sinh sống bằng nghề buôn bán trên sông nước. Bây giờ, đã già rồi, không còn được tiếp tục giăng buồm nữa. Như con cá bị chật vây, con chim bị chặt cánh, tâm tính ông thay đổi. Ông ngồi nhà và uống rượu, và bực tức, nóng nảy. Nhiều lúc vô lý. Tuy nhiên, ông vấn còn rất sáng suốt trong việc chỉ đạo cho vợ và con gái ông từng chuyến buôn bán xuôi, ngược. Vì vậy, gia đình Tùng vốn vào loại khấm khá trong vùng. Trong nhà có của ăn, của để. Có Ra đi ô Nhật, xe đạp Pơ-rô, nhà xây, sân gạch, giếng nước... Tùng không bị sinh hư, như những đứa con một nhà giàu, được cưng chiều, bởi cha câu. Ông cụ áp đặt một chế độ học tập và lao động cho cậu, mà cậu bao giờ cũng cho là hà khắc. Ông chỉ có một mình nó là con trai. Tiền của, ông chả thiếu, ông chỉ muốn nó nên người để khoe mẽ với đời. Vì vậy, Tùng học giỏi và sớm có những mơ ước thực tế. Cánh cửa trường đại học Bách Khoa luôn luôn là cái vẫy gọi, cuốn hút cậu.

        Trung vẫn ngồi yên. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, từ nhỏ, Trung sống với ông bà nội. Tuổi thơ của Trung dù trong sự chăm chiều của ông bà, nhưng cậu thấy những nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui. Có lẽ vì thế mà Trung sớm trầm lặng, chín chắn.

        — Thế nào, Trung ? ý kiến của bạn ra sao ? — Thạch hỏi.

        — Mình sẽ đi bộ đội.

        — Cậu không đùa đấy chứ ? — Tùng sửng sốt hỏi.

        — Không !

        Gian nhà phút lặng đi. Cả ba người im lặng theo đuổi những suy nghĩ riêng của mình. Thạch chợt nhận ra những gì ở người bạn gần gũi mà từ lâu, chưa bao giờ cô nghĩ tới. Còn Tùng, trong óc cậu ta là một thằng Trung điên rồ gì ấy. Ai đời học đến lớp 10, lại đi bộ đội. Bao nhiêu công lao ăn, học, đổ xuống chuôm, xuống ao hết chắc ?

        Khoảng cách giứa ba người bỗng rộng ra. Không ! nó đã rộng ra ít nhất từ hai năm nay, khi Thạch nghiễm nhiên trở thành cô gái xinh đẹp, đứng giữa họ, và ít nhất cái ranh giới ấy cũng từ phía Tùng, do Tùng tạo ra. Đến lúc, Tùng đã cảm thấy như không muốn sự có mặt của Trung nữa trong sinh hoạt của cái tổ ba người này. Trong Tùng, chưa có đủ những biểu hiện của tình cảm ở mức cao hơn tình bạn, nhưng có một cái gì mơ hồ, cứ lớn dần lên trong cậu, dục dã cậu phải chủ động, phải nhanh chóng và khôn ngoan. Cái gì đấy, như là một sự giành giật, chiếm đoạt cho riêng mình. Đã nhiều lần Tùng làm một bài toán so sánh, và trong những lần ấy, bao giờ Tùng cũng thở phào sung sướng khi nhận ra rằng về mọi mặt, Tùng đều hơn Trung. Cái diễm phúc trong cuộc chạy đua này sẽ không thể về ai khác ngoài Tùng.

        Tùng lấy làm lạ là hình như trong sinh hoạt hàng ngày, ánh mắt của Thạch dành cho Trung và Tùng những tia nhìn trìu mến, thân thiện như nhau, chưa bao giờ, Tùng cảm thấy một sự thiên lệch nào trong ánh mắt Thạch khi nghiêng về phía Tùng cả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 04:27:59 pm »


        Mùa hè năm bảy mốt, họ cùng tốt nghiệp phổ thông.

        Tháng bảy mưa dầm, và một trận lụt lớn đã tràn vào đông bằng Bắc Bộ. Trận lụt này, như các cụ nói là trận lụt lớn nhất kể từ sau năm bốn nhăm.

        Trước những ngày nước lũ tràn về, thanh niên trong xã đã được tổ chức lại thành những đội hộ đê, chống lụt. Nhiều đội đã được điêu lên hộ đê trên Hà Bắc, Hưng Yên. Các đội còn lại nhanh chóng triển khai chống lụt cho kho tàng, tài sản của hợp tác xã, cả trâu bò cũng được đưa lên chỗ cao. Sau đó, anh em tỏa đi giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình bộ đội, neo đơn, chuẩn bị chống lụt.

        Khi đội chống lụt đến nhà Thạch thì tình thế đã đến mức khẩn cấp. Cả Trung và Tùng đều tham gia trong đội này. Anh em hạ bụi tre trước cửa nhà Thạch xuống, lấy cây giăng xung quanh nhà và bắc sàn lên lưng nhà. Đồ đạc của ba mẹ con Thạch chả có bao nhiêu. Mẹ Thạch từ sáng sớm đã có mặt ở trại chăn nuôi, lo chống lụt cho đàn lợn của Hợp tác xã. Trung và Tùng cùng Thạch thu xếp đồ đạc, đưa lên sàn, như người trong nhà. Thạch vừa chỉ cho Trung và Tùng làm, vừa chạy đi lo cơm nước và bồi dưỡng cho anh chị em. Xế chiều thì mọi việc hoàn tất. Bốn bức tường đất bị đập bỏ. Căn nhà của Thạch trơ ra, trống hoác xung quanh. Cái sàn nhà kín mít như kiểu nhà sàn của người miền ngược.

        Bữa cơm chiều do Thạch sắp xếp là điều bất ngờ đối với anh em trong đội chống lụt. Không ai nỡ từ chối sự chu đáo của cô gái. Họ ngồi vào quanh mâm cơm, ăn cơm với món canh cua rau đay và tôm rang ngọt, cảm thấy ngon miệng hơn bất cứ bữa liên hoan đình đám nào. Nước chè xanh đậm và những trái chuối tiêu thật đấy, lốm đốm trứng cuốc là sản phẩm cây nhà, lá vườn, Thạch bày ra cho anh chị em tráng miệng. Cơm nước xong, ai nấy vội vã ra về, ai cũng có công việc còn phải làm ở nhà. Riêng Tùng, anh còn nán lại chơi. Ờ nhà, anh chả phải lo gì cả. Khu đất nhà anh nguyên đã là khu đất cao nhất trong làng rồi, toàn bộ các công trình của nhà anh lại xây cao, lợp ngói cả. Trong một gian buồng của ngồi nhà xây năm gian, bố Tùng đã xây sẵn một cái bục thật to. Thóc lúa đổ cả vào đấy đậy nắp lại, đồ đạc khi cần, bốc lên mặt bục, vậy là xong.

        Mặt trời đã tắt hẳn. Trăng mồng mười tỏa dần ánh sáng xuống ao sen trước cửa nhà Thạch. Những làn ánh sáng trong veo, lóng lánh, mát dịu. Trên cái chiếu trải giữa sân. Thạch và Tùng vẫn ngồi đó. Mẹ Thạch chưa về, đứa em gái của cô sang ông bà ngoại từ trưa. Bỗng dưng, sự nán lại của Tùng, làm Thạch bối rối. Cô chả biết làm gì hơn việc rót mãi nước chè xanh từ cái tích men, rót dây các cái ly con. Cô dừng lại.

        — Anh Tùng uống nước đi chứ ! — Lần đầu tiên cô xứng hô với Tùng như vậy. Trong giọng nói của cô cố làm ra vẻ tự nhiên. Tùng ngẩng lên. Cô gái đang ngồi trước mặt anh, làn da trắng hồng, đôi mắt long lanh dưới trăng. Chiếc áo xanh thẫm ôm sát tấm thân thon lẳn, càng làm cho những đường nét nổi bật lên... Như bao nhiêu lần, Tùng lại phải cúi xuống trước cái luồng sáng, như một dấu hỏi lớn phát ra từ mắt Thạch. Anh sợ. Nếu phải nghe Thạch nói một lời không như anh nghĩ và chờ đợi. Lúc đó thì sao... Biết trốn đi đâu được trước cái ánh sáng trong trẻo, vằng vặc này cua đêm trăng. Tùng ngập ngừng lóng ngóng, bàn tay anh run run làm ly nước sóng sánh, tràn cả ra ngoài. Anh đặt vội ly nước xuống, rút cái khăn mùi xoa trong túi ra lau tay, vẻ mặt bần thần đến tội nghiệp. Mọi cử chỉ của Tùng đều không qua được cặp mắt của Thạch và điêu đó làm cho cô bối rối, người cô như đang run lên. Cái điều hệ trọng đang đến, sắp đến với cô ư ? Không ! đừng, cô mong nó đừng có, đừng đến trong lúc này.

        — Thôi, mình về ! — Tùng vừa nói vừa đứng dậy. Anh không quay lại nhìn Thạch một lần mà quả quyết bước. Nhưng chỉ được vài bước, anh đoán biết được ánh mắt ngạc nhiên của Thạch đang chiếu vào lưng anh. Anh mắt ấy đã ghìm những bước chân anh lại. Có tiếng bước chân sau lưng. Tùng biết Thạch đã đứng dậy. Anh bước thêm vài bước nữa, ra cổng.

        Tùng dừng chân ở gốc cây mít cạnh cầu ao. Anh quay lại. Thạch vẫn đứng ở sân, nhìn theo.

        — Thạch ! Tùng gọi nhỏ.

        Thạch bước tới, cách Tùng vài bước chân, cô dừng lại.

        — Thạch ạ !... Mình muốn nói... với Thạch...

        — Chỉ nói được có vậy, Tùng đã cảm thấy như người hụt hơi ...

        — Đừng, anh Tùng ! — Tiếng Thạch run rẩy — anh tha lỗi cho Thạch, Thạch không thể... Thạch ...

        Bỗng cô ngoắt lại, chạy ù vào nhà.

        Tùng đứng lặng. Bỗng chốc, như có ai cầm xô nước lạnh dội vào người anh. Anh bủn rủn, run lên. Giữa đêm hè nóng nực, mà Tùng cảm thấy ớn lạnh. Ngoài đường bỗng vang lên những tiếng nói hối hả, những bước chân rầm rập. Nước lũ đã tràn về.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 08:33:43 pm »


       
8

        Anh sẽ trở thành một con ma đói... Và cái con ma gày đét, như một bộ xương, cứ vật vờ, lởn vởn trước cửa hết nhà này, qua nhà khác mà xin hưởng làn hơi bay ra từ những xoong, nồi, chậu, đĩa đựng thức ăn, mà sống. Nó đang đói, luôn luôn bị đói, bị khát, bởi nó đã chết đói, chết khát. Nó đi, chân không chạm đất. Nó nhìn thấy người ta mà người ta không nhìn thấy nó. Cho đến một ngày kia, nó đến trước cửa một tòa nhà sang trọng. Người ta ra vào ngôi nhà ấy tấp nập quá. Nó đứng sững bên cạnh cái cổng xây cao vút mà nhìn vào. Sang trọng quá ! Tất cả mọi người đêu sang trọng. Những cô gái mặc áo dài trắng tinh khiết, má hồng lên, hai tay dỡ những cái mâm lớn, lót giấy hồng. Bên trên bày trâu cau, những bọc giấy hồng, có tua rua xanh, đỏ. Tiếng nhạc phát ra trầm bổng, êm dịu và tha thướt. Cái gì thế ? Sao vui thế ? Sao sang trọng quá thế ? Bỗng tràng pháo nổ ran ngay bên thành cổng làm con ma giật mình. Xác pháo quật vào người nó, tung lên, bay lả tả. Cả khoảng sân rộng mù mịt khói. Cá lớp sân gạch bông trắng hồng xác pháo.

        Pháo vẫn nổ ? Sao nổ nhiều thế, mãi thế, điếc đặc cả tai. Tiếng pháo bỗng dừng khựng. Khói còn chưa tan, đang lan ra, tỏa ra cái mùi thơm nồng nàn của hạnh phúc. Con ma né sang một bên, nó trố mắt nhìn đoàn người đang bước vào sân. Đi đâu là cô gái. Thạch ! Cô gái xúng xính trong bộ đồ cưới như một bà hoàng trong những phim truyện cổ Châu Âu. Môi cô đỏ quá ! Da cô trắng quá ! Đôi mắt cô đen thăm thẳm đến kỳ lạ dưới hàng mi cong vút lên như hai cái lưỡi liềm, như hai nửa vầng tráng trên nền trời chan chan ánh sáng. Cái khăn voan trắng như tuyết, mỏng như tấm lưới phủ qua mái tóc, qua mắt, chảy dài xuống bộ ngực căng tròn nhô cao, mượt mà trong làn áo nhung hồng màu trái mận. Đôi chân cô gái cũng được bọc gọn gàng trong lớp vải nhung xanh như da trời. Trước ngực cô, những ngón tay thon thon, mềm mại đang đỡ nhẹ bó hoa lay-ơn, được cuốn tỉa rất khéo. Cả bó hoa thành một bông hoa. Những bông hoa dài nhất khẽ khàng chạm vào ngực áo anh con trai đang đi sóng đôi bên cạnh cô. Anh con trai cao lớn, tóc chải bồng, gương mặt rạng rỡ, bộ com-lê màu tím than, cái cà-vạt màu tím than nổi bật trên cái nền cổ áo sơ mi trắng lóa. Đôi giầy anh mang cũng màu tím than. Bông hoa hồng trắng cài trên ngực anh sáng lên, lấp lánh. Cô gái khoác tay anh con trai, bước những bước rất nhẹ, rất êm, nhưng cũng rất quả quyết, đường bệ vào sân. Cả sân người vang ầm lên lời chúc mừng cặp vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc. Thạch ! Con ma đói bước nhanh đến trước mắt cô gái. Nó nhìn thẳng vào mắt cô. Nó đứng gần cô đến nỗi bó hoa trước ngực cô chạm vào ngực nó. Cô gái vẫn thản nhiên bước. Thỉnh thoảng dừng lại, ngước lên, nhìn người con trai. Đôi mắt cô đắm đuối chứa chan hạnh phúc.

        Hai người bước lên thêm. Họ dừng lại, quay xuống khẽ cúi đầu, như cảm ơn mọi người, cảm ơn cuộc đời, tất cả, trước khi quay sang nhẹ nhàng trao cho nhau nụ hôn đầu đời chứng minh cho tình yêu và hạnh phúc bất tận, dạt dào của họ. Những tràng pháo tay rền vang như muốn bể căn nhà. Thời gian như dừng lại, không gian như lặng đi bởi nụ hôn dài. Rồi tiếng nhạc nhẹ từ những chiếc loa thùng có dán phía trước khi thì đôi ngựa hồng sóng bên nhau bay nghiêng vào bầu trời, khi thì một đôi trai gái sóng bên nhau bước trên con đường đỏ rực, xa xa trước mắt họ là tòa lâu đài tráng lệ. Bản nhạc chào mừng êm dịu dừng lại, tiếng nhạc nhảy nổi lên. Gian phòng phút chốc biến thành sàn nhảy. Từng đôi, từng đôi trai gái xúng xính bước vào, dòng người đung đưa, đung đưa, cô dâu, chú rể như hai cái nhụy, cái đài của một bông hoa muôn sắc sặc sỡ.

        Con ma đói vẫn đứng dựa cửa, trân trân nhìn vào. Người ta chưa bày bàn ăn, điều đó làm nó thất vọng và đau khổ. Từ sáng sớm tới giờ, nó chưa được hưởng một chút hương hoa nào. Nó đói. Với nó lúc này, chả có gì cần thiết hơn là được ăn, được hưởng. Hạnh phúc của người ta, nó chẳng màng chi, thây kệ. Nó chỉ muốn được ăn, được uống và nó khóc vì đói khát nhiều hơn là tủi hờn trước hạnh phúc tràn trề của cô gái.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 08:34:48 pm »


*

*     *

        ... Tiếng khóc nức nở làm anh choàng tỉnh. Con ma bay vút đi. Anh thấy mắt mình ươn ướt và anh cũng không hiểu sao trong cái cơ thể tưởng chừng đã bị vắt khô kiệt đi này vẫn còn nhểu ra được những giọt nước. Những tiếng nấc bật ra trong cổ họng. Anh khóc. Ba ngày lang thang trong rừng, anh chưa hề khóc, vậy mà bây giờ anh khóc, anh khóc thật sự. Khóc như một đứa trẻ. Những giọt nước mắt nóng hổi lăn ra, chảy dài xuống hai bên thái dương. Anh lờ mờ cảm thấy đó là những giọt nước mắt cuối cùng lăn ra trước khi hai hốc mắt của anh thật sự khô cạn, đồng tử anh thật sự mờ đi và lúc đó hai mí mắt sẽ khép lại vĩnh viễn.

        Không ! Không thể như vậy được. Anh phải sống, phải trở về. Anh không thể gục xuống khi chưa từng một lần được hưởng cái hương vị của nụ hôn. Anh phải ...

        Nỗi đau đớn và sợ hãi trước cái chết. Cái ý muốn được sống trỗi dậy đến điên cuồng, như một luồng điên chạy dọc cơ thể anh, dồn tích lại ở hai cánh tay anh. Anh lấy hết sức lật người dậy. Mắt anh tối sầm, anh phải nhắm lại và gục đầu xuống đất mất một phút.

        Rồi anh từ từ ngẩng lên. Ánh nắng dã trắng trên vạt sắn, đang chiếu ngược lại từ cánh rừng sau lưng anh. Cảnh vật trước mặt anh hiện ra mồn một. Bỗng anh nhìn thấy một cái đầu nhô lên. Tiếp đó là bộ ngực cô gái và cả đôi thùng. Thế là hết. Không còn một giả thuyết nào khác khả dĩ có thể cho anh đôi chút hy vọng. Đằng sau cô nhất định sẽ là những họng súng, làm sao bây giờ, chết. Cái chết đang tiến về phía anh, mỗi lúc một gần lại. Anh nhắm mắt, gục mặt xuống lớp đất khô cứng. Tai anh ù đặc, miệng anh đắng nghét và tim anh phút như ngừng đập.

        Tiếng động phát ra từ đôi thùng cọ vào thân cày mỳ đã đập vào tai anh. Anh ngẳng lên, cô gái chỉ còn cách anh vài chục bước. Anh đã nhìn rõ mặt cô, gương mặt đâu đến nỗi khó nhìn nếu không nói là ưa nhìn. Nhưng còn ưa gì nữa. Nó đã đi báo cho bọn lính biết : Có một thằng việt cộng bị thương đang nằm ở bìa rừng tụi lính sẽ sung sướng, vội tức tốc bám theo nó. Nó là con “mẹ mìn”. Đúng mà ! Thấp thoáng phía dưới chân đồi, anh đã nhìn thấy ba thăng lính. Chúng nó cúi gập người xuống và gần như nhảy cóc từ bụi cây này sang bụi cày khác, súng lăm lăm trong tay đang chĩa cái miệng đen ngòm về phía anh, tiến dần lại phía anh. Bỗng ba bóng đen biến mất. Cô gái đã đến gần, chỉ còn cách anh chưa đến mười bước chân. Cô dừng lại, đặt đôi thùng xuống giữa hai hàng sắn. Cô lấy trong thùng ra một cái bịch gì đó. Anh trợn mắt nhìn thẳng vào mặt cô gái. Cô gái xách giỏ, nhìn quanh quất một lượt, rồi tiến lại phía anh. Cô khựng lại trước ánh mắt như những tia lửa dữ dằn đang bốc ra của anh. Căm giận bùng lên chừng như chút hơi sức còn lại của anh dồn cả vào ánh mắt. Anh muốn dùng nó mà đốt cháy thành than con bé phản động kia trước khi bị những viên đạn của bọn lính xuyên qua người. Phải giết, giết chết nó. Môi anh mím chặt lại, hai hàm răng nghiến mạnh vào nhau làm cái quai hàm anh bạnh ra. Sau một phút ngỡ ngàng gần như kinh ngạc trước ánh mát nảy lửa cua anh, đôi mắt cô gái bình thản trở lại. Cũng lại chỉ một phút cái bình thản nhường cho sự lo sợ và bối rối. Cô bước lại phía anh. Anh vẫn giương cặp mắt giận giữ lên nhìn cô. Anh không bắt gặp được những tia sáng đáp lại. Cô gái đã đến bên anh, cô quỳ xuống cạnh anh, mở giỏ xách lấy ra một cái ống nhòm. Cô đặt cái ống xuống lớp lá cây. Cô lôi tiếp trong giỏ ra những trái cam, những chai nước ngọt hiệu Côca-Côla. Cô bày cả ra lớp lá cây. Anh nhìn chằm chằm vào bàn tay cô. Đầu anh vẫn sôi réo lên từng hồi bởi ý nghĩ tàn ác... Nó lại còn nhân nghĩa với mình thế này nữa. Nó muốn cho người ta trước khi chết được ăn, được uống một chút gì. Đạo đức của bọn bán máu người là vậy. Chúng muốn một sự sạch sẽ với Chúa. Chúng rắp tâm nhúng tay vào máu nhưng lại muốn Chúa nhìn thấy việc làm nhân đức của mình : Cho nó ăn một chút để nó khỏi phải trở thành con ma đói, cho nó uống một tí để nó khỏi phải trở thành con ma khát, Chúa tha tội cho nó. Nó làm ngược ý Chúa, nên Chúa mới kết tội chết. Kết tội, nhưng Chúa rất nhân từ. Chúa sẽ rửa tội cho nó, để nó sớm được trở lên nước Chúa. Hỡi kẻ vô thần khốn nạn kia... Người anh chợt nóng ran. Môi anh mím chặt lại. Hai tay anh ấn mạnh xuống đất. Anh ráng sức nâng người lên. Đôi mắt anh vẫn chằm chằm nhìn vào bàn tay cô gái, sôi réo, hằn học. Cô gái thì lại chẳng để ý tới những cử động khác thường đó của anh. Cô lấy trong giỏ ra một cái cùi dìa y-nốc, cô cầm cái cùi dìa lên, dặt lưỡi cù dĩa vào nắp cái hộp nhôm. Bàn tay cô ấn theo cái cù dĩa mạnh xuống. Cái nắp hộp bật lên, cùng lúc ba tên lính xuất hiện, chúng hiện ra như từ trên trời rơi xuống, hay từ dưới đất trồi lên, cách chỗ cô và anh chừng mươi mét. Mặt cô gái tái mét đi, hai tay cô run lẩy bẩy, cái cóng đổ òa ra. Anh kịp nhận ra cóng cháo. Bỗng cô gái đứng bật dậy, cô lao vào rừng. Cô phóng nhanh đến không ngờ. Chỉ thoáng như một mũi tên, cái tà áo màu đất của cô gái đã biến mất.

        — Đứng lại.

        — Mày còn chạy tao bắn bể sọ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 08:35:08 pm »


        Hai thằng lính nhào theo cô gái. Thằng thứ ba nhảy tới trước mặt anh. Họng súng của nó đang chĩa thẳng vào cái đầu với mớ tóc cứng đờ, đỏ quạch, bờm xờm úp trên mặt đất của anh. Anh nín thở chờ đợi một tiếng nổ. Chỉ một tiếng nổ rất đanh, rất gọn thôi, anh sẽ chẳng còn nghe thấy tiếng nổ thứ hai, thứ ba nữa. Cũng thật nhẹ nhàng, có gì đâu mà sợ. Hết ! Vậy thôi... Im lặng quá ! Chẳng có tiếng nổ nào phát ra... Tên lính chĩa súng vào người anh, nhưng mắt thì lại đang dóng vào trong rừng.

        Khoảnh khắc im ắng, nặng nề đến ghê rợn này sẽ diễn ra bao lâu nữa ? Khi mà người ta đã xác định được cái chết. Cái chết không còn là nỗi lo sợ, hãi hùng như bình thường người ta nghĩ tới nữa. Chỉ một tiếng nổ thật đanh, thật gọn thôi là xong. Anh sẽ không còn có mặt trên đời này. Vĩnh viễn chả bao giờ còn có mặt trên đời này nữa. Cái chết sẽ nhẹ nhàng, chẳng mấy đau đớn, chẳng phải quằn quại như anh đã từng đau đớn, quăn quại và sẽ tiếp tục phải đau đớn quằn quại trước khi đến với cái chết bởi đói khát. Chết ! Vĩnh biệt nhé. Tất cả của đời, ở đời này mai mãi trường tồn. Còn anh, anh chỉ là một hạt cát, hạt hụi, anh sẽ bị gió bốc lên bay vào không trung bao la kia, để tới đâu. Người ta vẫn nói rằng : Mỗi người chết sẽ biến thành một ngôi sao ngự trên nền trời. Anh sẽ là một ngôi sao nhỏ trên thăm thẳm tầng cao, trong hằng hà sa số những ngôi sao ly ty, lấp lánh suốt dọc dải ngân hà, những đêm mùa hè ư ? Ai sẽ nhìn thấy anh ? Ai sẽ nhận ra anh trong cái bao la vô cùng, vô tận ấy của không trung. Cha anh, hay là mẹ anh ? Chị anh hay là những đứa em bé bỏng của anh ? Hay là chả có ai nhìn thấy cả. Anh có gì đặc biệt hơn đâu trong muôn vàn những ngôi sao nhỏ. Và đêm hè, trên sân thượng một tòa làu đài nguy nga nào đó, cô bạn anh đang ngả người trên chiếc ghế xích đu, vừa âu yếm với người chồng mới cưới, vừa bắt chồng phải chơi cái trò “đếm sao” trên nền trời. Cô bắt anh chàng phải đếm, đếm nữa, đếm mãi. Anh chàng mệt quá xin thôi, để lại bị nghe vợ trách yêu “Anh không biết chiều em chi hết, có mỗi một việc đếm thôi cũng kêu mệt. Bộ vì em mà anh phải trèo qua chín quả đồi, lội qua mười con suối, thì sao ?”. Cô gái khúc khích cười, dụi mái tóc thơm ngát mùi hoa vào ngực anh con trai khi ấy đang bần thần gương mặt.

        — Đoàng !

        — Đoàng !

        Hai tiếng nô từ sau lưng vọng lại, làm anh gần như giật nẩy người lên. Thoạt tiên anh tưởng tiếng nổ trên đầu mình. Chết ! Anh nghĩ. Nhưng chẳng có cái đầu đạn nào găm xuống người anh cả. Anh vẫn chưa chết. Tiếng nổ đã đánh thức anh. Anh bỗng thấy vô lý quá ! Anh sẽ chết gục tại đây ư ? Ai sẽ biết cho anh cái chết này ? Anh đã mấy lần chiến thắng nó trong suốt cuộc bươn bả vừa qua, trong rừng. Cái chết này đau quá. Nếu vậy, anh cứ nằm nguyên nơi tảng đá mà chết thật êm, thật nhẹ, như người ngủ say trong mơn man tiếng rừng, chứ cần chi phải vật lộn đau đớn, để tới đây, để... Sao anh lại phải chết mới được chứ ? Phải chết khi “chưa từng được sống ?’’. Không ! Anh phải sống ! Nhất định phải sống. Như tất cả mọi người đã từng được sinh ra, và được sống. Chao ôi ! Nỗi khát khao được sống một lần nữa lại bùng lên, cháy rừng rực trong lòng anh.

        Có tiếng những bước chân rậm rịch sau lưng anh tiếp đó là tiếng thở hổn hển.

        — Đ.M. Con nhỏ phóng lẹ như con chồn.

        — Sao, bắn rồi hả ?

        — Cho nó về nước Chúa. Chúa sẽ tha tội cho cái con “đĩ ngựa” ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản đó.

        — Thế là đi đời con nhỏ xinh nhất ấp.

        — Và cũng kênh kiệu nhất ấp.

        — Tao chỉ ức nỗi chưa đụng được vào người nó một lần. Bữa trước bị nó đá, tao căm quá trời. Định bụng sẽ trả thù bằng được. Vậy mà...

        Bọn lính như quên hẳn anh. Chợt chúng quay sang.

        — Thôi được, điệu thằng Việt cộng này về cho thiếu úy, kiếm tiền nhậu chơi.

        — Cho nó một tràng, xách cái đầu về cho gọn.

        Im lặng.

        Anh bỗng hoảng sợ quá, sự im lặng này. Chúng nó đang chuẩn bị thi hành mệnh lệnh của thằng toán trưởng. Chúng nó sẽ xả xuống người anh không phải một viên mà cả một băng đạn. Không ! Tôi không muốn chết. Tôi muốn sống ! Hãy cứu tôi. Tòi mới tròn hai mươi tuổi... Hãy... cứu tôi.

        Cái khát khao được sống đã chiến thắng lý trí anh, chiến thắng cả cái tàn tạ của cơ thể anh. Anh từ từ ngang mặt lên. Hai tay vẫn buông xuôi trên mặt đất của anh cũng từ từ được kéo về phía trước. Sức lực còn lại của anh như được đôn tụ vào hai cánh tay, anh từ từ dơ tay lên, anh không dơ cao lên được bời anh không thế nhấc được người dậy. Anh chỉ cố gắng vươn hai cánh tay về phía trước. Nơi ấy anh nhìn thấy hai cái cẳng chân thằng trung sĩ bọc trong đôi giày đi trận ướt sũng sương đêm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 08:36:03 pm »


       
9

        Anh tỉnh dậy,

        Có lẽ anh đả ngủ được một giấc khá dài. Chiếc giường anh đang nằm là một chiếc giường gỗ lỡ cỡ, có nệm mút, phủ khăn trắng tinh. Anh nhìn thấy trước tiên là cái trần nhà đúc bê-tông, quét ve xanh dịu. Tiếp đó là bộ đồ anh đang mặc. (Bò quân phục rách nát đã được thay thế bằng bộ đồ ngủ màu xanh dịu). Cái quạt trên trần nhà có những cái cánh cũng màu xanh dịu, đang thong thả quay. Dưới nền đã hoa, một bộ xa lông sang trọng, đặt chính giữa phòng trên tấm thảm hoa màu tím sẫm. Trên mặt bàn trong cái bình nhỏ bằng sơn mài, những bông hoa đồng tiền và cúc tím khẽ lay động, lả lơi trước làn gió từ chiếc quạt. Sát tường đằng kia là một chiếc tủ kính, kiểu tủ chè, nhưng bên trong lại bày toàn sách và tranh ảnh. Trên tường, một bức tranh cỡ lớn vẽ hình một thiếu nữ nửa kín, nửa hở đang ngồi chải tóc trên tảng đã bên bờ suối, thế ngồi hơi nghiêng về phía người nhìn. Các bức tường khác của căn phòng cũng được treo những bức tranh. Môt thanh niên Châu Âu đang nhìn thẳng, đôi mắt trang nghiêm đến giận dữ. Ở ngực anh, cô gái đang gục đầu vào đấy, đôi mắt cô lại thảng thốt, lo sợ, một cái gì mơ hồ... như là dông tố, bão táp của đường đời đang tiến lại gần cô, rắp tâm vây bủa cô. Cô đang cố tìm một sự che chở trong cánh tay rắn chắc và bộ ngực vạm vỡ của anh. Ở một bức tường khác, là bức tranh một thanh niên đang khoác eo cô gái... Bên dưới bức tranh, kê sát tường, là một cái chậu cảnh bốn bề bằng kiếng, có trang trí bên trong những hòn non bộ, những cây rong đuôi chồn và loáng thoáng những chú cá vàng, cá hường lượn qua, lượn lại, dưđi ánh điện nhấp nháy từ dưới đáy chậu phát ra.

        — “Đây không phải là bệnh viện” —  Những bài trí trong phòng cho anh biết điều đó và anh thoáng sững sờ trước cảnh sang trọng của căn phòng. Từ nhỏ, chưa bao giờ anh được bước chân vào căn phòng sang trọng thế này. Anh tự hỏi và tự huyễn hoặc mình về sự ngu dốt và dần độn của “bọn người ở phía bên kia”. Căn phòng này không thể dưới bàn tay sắp đặt của một kẻ vô học. Lịch sự quá. Văn hóa quá ! Tâm trí anh đã tỉnh táo trở lại. Anh lờ mờ nhớ ra rằng : Ba tên lính cãi lộn nhau mất vài phút trước khi quyết định đưa “thằng hàng binh” về căn cứ. Sự bất bình của chúng đã dẫn tới những cú quăng quật, lôi kéo dọc đường làm cho anh ngất lịm đi. Anh tỉnh lại trong một căn phòng nhỏ, tối thui, nồng nặc mùi xú uế, ẩm mốc. Người ta tiêm thuốc cho anh, lau rửa những vết sây sát trên người anh và cho anh uống sữa. Tiếp đó anh được quẳng lên chiếc xe cứu thương bịt kín và anh lại ngất đi. Bây giờ thì anh đang ở đây. Chắc là ở chi khu và biết đâu anh đang ở Bình Dương, hay Sài gòn không chừng. Anh nhìn ra ngoài nhưng không thấy gì cả bởi những cánh cửa mê-ca mờ mờ. Ngoài kia sao im ắng vậy ? Gần như anh không nghe một âm thanh nào khác ngoài tiếng động thật êm, thật đều phát ra từ cái quạt trên trần nhà.

        Anh ngồi dậy, toàn thân còn mệt mỏi, bải hoải lắm nhưng anh cũng ngồi dậy được. Hai tay chống trên lớp đệm về phía sau lưng, anh ngồi nguyên trên giường đến một phút. Cảm thấy chóng mặt, anh lại hạ người xuống lớp đệm thật êm và thấy dễ chịu. Có lẽ anh đã bị bắn vỡ sọ, nếu không đưa hai tay ra. Anh đã đầu hàng chúng nó ? Sự nhận ra này làm anh sửng sốt. Đồng đội anh sẽ nghĩ ra sao về anh khi biết ở anh điều đó ? Chẳng có gì khác hơn là một sự nguyền rủa, phỉ nhổ và căm giận, cái thằng phản bội đã đang tâm dẫm đạp lên xương máu của đồng đội mình, của chính mình. Người anh bỗng nóng ran lên. Những giọt mồ hôi hiện ra trên trán. Làn gió tràn qua làm anh ớn lạnh. Trong tấc gang giữa sự sống và cái chết, người ta đã bước từ bên này qua bên kia thật dễ, thật nhẹ nhàng vậy ư ?

        — Không ! — Anh định hét thật to lên rằng — “Tôi không phải là kẻ phản bội, không bao giờ. Tôi chỉ muốn được sống. Tha thiết muốn được sống”... Nhưng anh phải dừng bặt bởi lúc đó, cánh cửa xịch mở, một người phụ nữ vận đồ blu trắng toát, đầu đội mũ vải trắng, có hình chữ thập đỏ giữa trán, bước vào. Thiếu nữ có gương mặt trái xoan, gò má hơi nhô cao, sống mũi thẳng, đôi mắt nhỏ nhưng dài, thiếu phụ chừng ngoài ba mươi tuổi, chị ta mỉm cười bước lại phía anh. Ngồi xuống mép giường, nhìn vào gương mặt phờ phạc còn in rõ hai ngấn nước trong mắt anh, chị ta đặt bàn tay lên vầng trán nhơm nhớp mồ hôi của anh và nói :

        — Anh lên con sốt rét phải không ?

        — Không ! — Anh trả lời — Đây là đâu, tôi đang ở trong bệnh viện phải không chị ?

        — Đây không phải là bênh viện.

        — Sao chị ...

        — Tôi là bác sĩ, nhưng đây không phải là bệnh viện. Đây là Ban chiêu hồi của chi khu... và tôi có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho những người trở về với chính nghĩa quốc gia như anh.

        — Ban chiêu hồi ?

        — Đúng vậy !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 08:36:50 pm »


        Người nữ bác sĩ này cũng có cái nhìn và những cử chỉ thày thuốc, như nhưng bác sĩ quân y mà anh đã gặp, anh cảm thấy thoải mái khi nói chuyên với chị ta. Nhìn thẳng vào mắt chị anh hỏi :

        — Rồi người ta sẽ đưa tôi đi đâu, chị biết chứ ?

        Hơi nhếch mép cười, chị ta nói :

        — Điều đó, làm sao tôi biết rõ được, nhưng quốc gia bao giờ cũng đối xử tử tế đối với những người tự nguyện rời bỏ hàng ngũ cộng sản trở về.

        — Chị làm việc ở đây đã lâu chưa ?

        — Sáu năm, sau khi tôi tốt nghiệp đại học quân y. Bố tôi là chỉ huy phó chi khu, nên ổng đã dưa tôi tới đây. Tôi làm việc thoải mái, đầy đủ và... Thiếu phụ dừng lại... Rất tự do ! — Thiếu phụ nói tiếp.

        — Chị đã gặp nhiều người chiêu hồi chưa?

        — Kha khá. Mới cách đây chừng hơn một tháng, tôi cũng đã chăm sóc cho một người như anh. Anh ta cũng vượt qua phòng tuyến Việt công, lặn lội trong rừng cả tuần mới tới được đây. Bây giờ thì anh ấy đã ở Sài gòn.

        — Người ta cho về Sài gòn ?

        — Tất nhiên là sau khi họ làm xong phận sự của một người chiêu hồi.

        — Phận sự gì ? — Anh ngạc nhiên hỏi.

        — Đại loại là anh sẽ khai báo, không rắc rối lắm đàu. Anh kể cho họ nghe những gì anh đã thấy, đã biết về Việt công, rồi người ta sẽ nhờ anh làm một vài việc nho nhỏ gì đó.

        — Người ta nhờ tôi ?

        — Vâng ! Tất nhiên là người ta sẽ không đòi hỏi gì vượt quá khả năng của anh đâu. Thôi anh nghỉ đi, xin lỗi tôi đã làm phiền anh. Tôi sẽ bảo con nhỏ mang đồ ăn tới. Sau đó, anh sẽ uống thuốc.

        Người phụ nữ rút tấm khăn trắng boong ở trong túi áo blu ra, mùi thơm của thứ nước hoa hảo hạng tỏa ra theo. Thiếu nữ cúi xuống, với tay chấm những giọt mồ hôi li ti trên trán anh. Bàn tay nhỏ nhắn nhưng làn da đã hơi thô của người phụ nữ lướt nhẹ trên mặt anh. Chị ta cầm cánh tay anh, đặt nhẹ lên ngực anh và nói :

        — Anh đừng suy nghĩ nhiều. Mọi việc sẽ tốt đẹp, anh đã chọn đúng con đường của mình. Hòa bình rồi... Nói cho đúng, anh đã gặp may đấy !

        Nói rồi thiếu phụ đứng dậy. Cái ống nghe lúc lắc, tấm thân thiếu nữ đã có tuổi cưng cứng cố uốn cho mềm mại. Trước khi đẩy cửa đi ra chị ta còn quay lại, nheo mắt, mỉm cười với anh :

        — Chúc anh ngủ ngon, ăn tốt... và nhớ là không được bỏ uống thuốc đó.

        Căn phòng trở lại im lặng. Anh buông thõng hai tay trên đêm, mắt nhìn dán vào trần nhà. Anh nghĩ mà chả hiểu mình đang nghĩ gì. Đầu óc anh cứ bông lung, bang lang, chẳng nhằm vào cái gì cả. Anh tự kết tội mình, rồi lại tự bào chữa. Anh lên án hành động đê hèn của mình, rồi lại bảo : Ối dào, ai biết đấy là đâu, cùng lắm thì mọi người cũng coi mình đã mất tích, vậy thôi. Hơn nữa, cuộc chiến tranh này sẽ còn dai dẳng lắm. Bao giờ anh mới có thể thoát ra được khỏi rừng nếu không ...

        Lại có tiếng kẹt cửa. Anh quay ra và bàng hoàng. Một cô gái bước vào. Anh không tin vào mắt mình rằng sao lại có những người con gái đẹp như vậy ? Gương mặt trái xoan, mái tóc đen mượt cắt ngắn được chải ốp vào hai bên má rất khéo. Đôi mắt mở to đen thăm thẳm, cái miệng hình trái tim... Cô mỉm cười với anh, hàm răng đều tăm tắp, trắng lóa, một chiếc răng nanh hơi khểnh làm cho cô gái có cái đẹp thông minh, nghinh nghịch.

        Anh vẫn nhìn trân trân vào mặt cô gái làm cho cô thoáng chút ngạc nhiên. Bây giờ anh mới nhìn thấy cái đĩa men trên tay cô. Cô bưng cái đĩa lớn như cái mâm, bước lại gần giường anh nằm. Cô đặt đĩa xuống cái ghế đẩu, rồi nhẹ nhàng ngồi xuống thành giường, âu yếm nhìn anh.

        — Anh ăn trưa nghe ! — Cô nói và mở nắp cái tô sứ hình bầu dục. Mùi cháo gà thơm ngậy, sộc ngay vào mũi anh. Nghĩ sao, cô gái lại đây nắp tô lại.

        — Anh uống thuốc trước đã, cho chắc hén !

        Cô gái bật nắp hộp nước quả và lấy thuốc trong một cái đĩa thủy tinh. Anh vẫn nằm yên.

        — Anh mệt lắm phái không ? Để em đỡ anh dậy.

        Vừa nói, cô gái vừa quàng cánh tay qua vai, nâng anh dậy. Bộ ngực tròn trịa của cô áp vào vai anh. Anh ngồi hoàn toàn tựa vào ngực cô gái. Mùi nước hoa từ da thịt cô phả vào người anh, thơm dịu. Anh có cảm tưởng như cô vừa bước ra khỏi bể nước thơm. Cô gái rót nước quả ra cái ly to. Cô nâng li nước vàng sóng sánh lên, kề vào môi anh, cô nói:

        — Anh uống một ngụm nhỏ, đừng nuốt vội !

        Anh làm theo cô.

        — Anh há miệng ra, khéo không sặc nước đó.

        Cô gái bỏ vào miệng anh mấy viên thuốc. — Rồi, anh nuốt đi.

        Anh làm theo và phải làm như vậy vài lần anh mới uống hết xuất thuốc.

        Cô gái mở nắp tố cháo, đặt cái nắp xuống đĩa, cô lấy cái muỗng múc một muỗng.

        — Anh ăn cháo nha. Cháo thịt và có cả hột gà đập vô nữa. Bác sĩ nói chiều anh mới được ăn hủ tiếu.

        Cô kề muỗng cháo vào miệng anh. Anh hớp muỗng cháo, cảm thấy cái mùi thơm của rau răm, hành hoa, thịt gà, hạt tiêu... sộc vào mũi. Hơi ấm từ muỗng cháo và vị ngọt đậm của nó chảy vào cổ họng, lan nhanh xuống khắp cơ thể anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2021, 07:52:54 pm »


        Cô gái bón cho anh từng muỗng, từng muỗng một. Cứ mỗi lần cô với tay ra múc cháo, bộ ngực của cô lại cọ vào vai anh. Từ bộ ngực con gái đầy đặn ấy có một cái gì như một luồng điện lan sang vai anh, chạy ngược vào tim, vào óc anh làm anh thoáng chút rùng mình. Anh quay sang, chiếc áo màu hồng có cái cổ hình trái tim hơi trễ xuống để lộ phần chân hai núm vú trắng hồng, mịn màng... Những muỗng cháo về sau, anh như chả còn nghe hương vị của nó nữa. Anh cứ hớp gọn và nuốt còn đầu óc anh thì đang giần giật, giần giật. Da thịt người con gái vẫn mơn man trên vai anh. Anh đắm chìm dần vào đê mê của khoái cảm. Anh chợt nhận ra cái hương vị dịu ngọt của tình yêu, hạnh phúc, mà chưa bao giờ anh từng được hưởng. Anh sẽ hạnh phúc, thật sự được hưởng hạnh phúc, hay sự ban ơn này nhằm vào cái gì ? Anh đang tỉnh hay đang mơ ? Đang được hưởng thật sự hay đó chỉ là sự khát khao, thèm muốn bản năng trong tưởng tượng của anh ?

        Tô cháo phút đã cạn. Cô gái mỉm cười.

        — Anh sẽ mau khỏe lại thôi. Bữa nay anh ăn hết một tô cháo rồi đó.

        Cô với ly nước quả, kề vào môi anh.

        Anh uống nước mà mắt anh lại dán vào cánh tay tròn lẳn, trắng hồng và bàn tay với những ngón tay hình búp măng, những cái móng tay được cắt gọt rất khéo và phủ một lớp sơn dịu dàng màu cánh sen. Người anh bỗng chốc nóng bừng lên. Bàn tay anh bỗng lần qua eo cô gái. Đôi môi anh run rẩy. Đôi mắt anh bừng bừng một ngọn lửa. Cô gái như nhân ra vẻ bất thường đó của anh. Cô né người qua bên, đặt nhẹ anh nằm xuống. Cô nắm lấy cánh tay anh, đặt lên ngực anh. Cô còn nhoài người qua người anh đến nỗi ngực cô chạm vào ngực anh để nắm lấy cánh tay bên kia của anh cũng đặt nhẹ trên ngực anh. Xong xuôi, cô kéo tấm mền với những cái bông to như cái chén màu xanh phơn phớt tím nổi bật trên nần trắng che ngang ngực anh.

        — Anh nghỉ đi nha. Nhớ là phải ngủ cho đẫy giấc đó. Để em mở nhạc nhẹ anh sẽ dễ ngủ hơn.

        Cô gái đi lại phía đầu giường anh nằm, cô nhấn nút cái máy gì đó mà ban sáng anh không hiểu Tiếng nhạc phát ra từ hai cái loa thùng màu tím sẫm gắn trên hai góc tường ; làn nhạc nhẹ nhàng, êm dịu như làn gió mảnh mai lan ra khắp phòng, phút chốc, gian phòng bị nhận chìm trong cái du dương, êm nhẹ và mềm mại của sóng nhạc.

        Cô gái quay lại nói :

        — Em để ba mươi phút. Khi anh ngủ, nhạc tự đòng tắt. Thôi, em ra nghen. Chiều tối em trở lại.

        Cô gái thu xếp đồ đạc trong cái đĩa lớn, rồi đứng dậy. Ra đến cửa, như chợt nhớ ra điêu gì, cô quay lại.

        — Anh cần dùng nước cứ mở tủ lạnh ra mà lấy... Mà thôi, anh không được dậy một mình đâu nghen. Anh còn yếu lắm, cần gì anh cứ nhấn vào cái nút đỏ ở đầu giường đó, em sẽ tới liền à.

        Ném vè phía anh cái nhìn trìu mến, cái liếc mắt thật duyên, cô gái mở cửa bước ra. Cánh cửa khép lại thật nhẹ.

        Ngoài trời ra sao ? Bây giờ đã là mấy giờ ? Căn phòng không cho anh cái khái nhận ấy. Anh chợt lấy làm lạ : Căn phòng sang trọng thế này lại không có một chiếc đồng hồ.

        Khi cô gái ra khỏi, căn phòng trống vắng quá. Hơn trước đây là tiếng nhạc, tiếng nhạc thật êm, thật nhẹ đã đắp vào chỗ trống vắng khủng khiếp của lòng anh.

        Anh tỉnh táo lạ thường. Ba mươi phút đã hết, tiếng nhạc dừng lại, nhưng âm hưởng của nó vẫn vang vọng trong phòng. Anh không sao ngủ được. Cô gái cứ hiện ra, sừng sững. Anh thoáng nhớ tới đồng đội. Cái lúc mà anh đang ngồi trong vòng tay diệu kỳ của cô gái, đồng đội anh đang ở đâu, làm gì ? Có gì khác là những cánh rừng già, những chòm rừng non, những đêm hành quân xuyên trong bạt ngàn đen thảm, những lần đào hầm hai bàn tay phồng rộp, tóe máu. Những nắm cơm ngấm nước mưa và mô hôi chua loét. Những lần ngồi đợi mưa và đội pháo trong hầm. Pháo vẫn bắn và mưa cứ rơi, lớp đất trên đầu không chống được nước thấm, nên hầm nhão nhoẹt dâng nước lên, đồng đội phải thay nhau dùng mũ sắt mà múc nước trong hầm, đổ ra ngoài, áo quần ai nấy ướt sũng, rét run lên cầm cập...

        Anh rùng mình nhớ tới cái ấy. Những gian nan mà anh đã trải qua trong gần hai năm ở mảnh đất nóng bỏng của chiến trường này hiện lên, phút chốc làm nhạt nhòa đi trong anh hình ảnh đồng đội. Công băng mà nói : Đồng đôi bao giờ cũng là cánh tay rộng dài, chở che, bao bọc cho anh. Anh đã sống và đứng vững được trong cái cam go, khốc liệt này của chiến trận phần lớn là ở đó, nhờ vào đó. Nhưng, cứ vậy, trong đó, đến bao giờ? Người ta sinh ra đâu phải để bó bọc trong đó ? Người ta cần có những cái khác nữa : Một mái ấm gia đình, một người vợ trẻ, đẹp và dịu dàng... những đứa con ngoan ngoãn, thông minh và bụ bẩm... Và một cuộc sống bình lặng, êm đềm ...

        Những suy nghĩ ấy, những lý sự ấy làm cho anh vui lên. Nó đã xóa đi, mài mòn dần những lo âu của cuộc vật vã, hạch sách, dằn vặt của anh với chính lương tâm, danh dự mình. Cuối cùng anh buột ra ý nghĩ không biết đã có từ lúc nào trong anh ; “Ta sẽ sống, phải sống, cho ta... và tương lai con cháu ta...”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM