Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:56:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng nổ trên không trung  (Đọc 8774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2020, 10:24:39 am »


        Những cú nôn làm anh mệt lả. Bụng anh trống rỗng, xẹp lép xuống. Anh lờ mờ nhận ra những cái đã và sắp xảy ra với anh. Anh đưa tay rờ rẫm khắp người. Bàn tay anh run rẩy. Đầu óc anh vẫn bị ám ảnh bởi đàn quạ đen. Bóng tối đặc quánh trùm kín ánh sáng từ hai con mắt đang cố mở, cố căng ra của anh. Anh chẳng thấy gì cả. Sao quanh anh vắng lặng thế ? Điều đó làm tăng nỗi khiếp sợ trong anh. Anh tỉnh lại thật sự và hoàng hốt bởi những tiếng động loẹt xoẹt, vù vù trên đau. Đó là những con chồn bay đang chao từ cây này sang cây kia bên bờ suối, kiếm ăn. Anh nhắm mắt lại... chờ đợi... một cái gì... bất thần bổ xuống, móc chặt người anh, nâng bổng lên khỏi tảng đã và buông ra, người anh rơi tõm xuống suối. Những con cá cóc trong những hộc đã hai bên bờ sẽ lao vút ra như mũi tên. Đàn cá mại thì lượn tròn xung quanh chuẩn bị đánh hôi một bửa béo bở... Nhưng không, anh vẫn nằm trơ trên tảng đá. Phía đầu nguồn con suối, vọng xuống tiếng kêu: Trót ! Trót của con chim rừng. Một lát, bén kia suối có tiếng chim Bóp ! Bóp ! đáp lại. Đây là tiếng kêu của hai con chim rừng. Khi mặt trời tắt lửa, chúng kêu lên để tìm nhau. Tiếng kêu vang vọng trong rừng đêm đã cho chúng nhận biết hướng đậu của nhau. Chúng vừa kêu báo hướng cho nhau, vừa bay gần trở lại. Chúng cứ vừa kêu, vừa bay như vậy suốt đêm. Mờ sáng thì chúng đến được sát gần nhau. Nhưng khi nhìn ra nhau chúng lại vội bay vù lên, mỗi con một hướng... Ngày xưa, co hai anh em một nhà nọ. Cha mẹ rất nghèo, không nuôi nổi đàn con, đã đem cho người anh ở một bàn, người em ở một bản khác. Hai người lớn lên và trưởng thành. Một hôm cả hai cùng vào rừng hái củi. Họ gặp nhau trong lúc cùng bị lạc giữa rừng. Cảnh huống đã gắn họ với nhau. Họ dựa vào nhau mà chống chọi với cái khốc liệt của thiên nhiên, để tìm ra con đường về bản. Họ đã chiến thắng. Vinh quang làm họ thương nhau. Nhưng đến lúc nhân ra nhau là anh em ruột thịt thì đã muộn rồi. Người em xấu hổ quá, uống nước lá ngón mà chết. Người anh quằn quại, đau khổ, đã treo cổ lên cành cây bằng lăng đầu bản. Xác họ biến thành hai con chim. Đêm đêm hai con chim đau khổ ấy cất tiếng kêu thảm thiết gọi tìm nhau. Nhưng đến khi nhìn rõ mặt nhau thì cả hai cùng xấu hổ quá, vội bỏ đi mỗi con một hướng. Và chúng nghĩ sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa. Nhưng tình máu mủ, ruột rà không cho phép chúng quên nhau. Chúng kiếm ăn một ngày âu sầu buồn bã và nhung nhớ. Tối đến chúng lại càng buồn chúng kêu khóc và cánh thì cứ bay về phía tiếng kêu khóc đau khổ của nhau... cứ vậy, đêm này, qua đêm khác.

        Bên tai Tùng, tiếng hai con chim nghe đã cùng rõ, nhưng còn xa nhau. Chắc giờ này mới nửa đêm. Cơn sốt rét tạm lắng và những cơn đau bụng sau khi quặn lên một chặp nứa, cũng đã lắng dần xuống. Anh tỉnh, mặc dù tai anh vẫn rè rè và người anh vẫn thỉnh thoảng rung lên từng chặp. Bóng đen bây giờ không còn làm anh sợ hãi nữa. Chẳng có con diều hâu, thuồng luồng nào quanh đây cả. Chỉ có anh trên tảng đã và rừng cây thâm u như đang mở rộng vòng tay che chở cho anh. Gìn giữ cho anh qua mọi sự dữ. Anh bỗng thấy đói và khi nghĩ tới cơm thì cơn đói phút chốc quặn lên, cồn cào trong bụng. Trong anh chỉ còn một sự mệt mỏi, bải hoải. Cuối cùng anh cũng chẳng thiết nghĩ đến ăn, uống nữa. Nỗi cô đơn đang làm anh đau xót nghĩ tới cái tổ ấm của mình. Thật lạ, mới cách đây không lâu, anh đã hy vọng và chờ đợi sự phá bò, giải tán cái tiểu đội súng đạn ấy, để trở về với những ước mơ đau đáu của mình. Chẳng mấy nuối tiếc, chẳng mấy nhớ nhung. Cái tố ấm ấy chỉ ấm áp họ trong những năm tháng chiến tranh. Ở đó, họ phải dựa lưng vào nhau mà sống và chiến đấu, mà tin tưởng và chờ đợi, hy vọng. Nhưng đến khi chiến tranh chấm dứt, chắc chắn cái tổ ấy, sẽ mất đi vai trò bao bọc, gán bó của nó. Nó phải tự vỡ ra, cho mỗi thành viên bay về một phương trời xa xăm, đã định của mình.

        Bây giờ bỗng chốc cái tổ ấm ấy hiện ra, sừng sững trước mặt anh. Trong bóng đen đặc quánh, tưởng chừng có thế lấy dao mà xắn ra được thành tảng, của đêm rừng này, cái tổ ấm ấy... những gương mặt đồng đội... lần lượt đi qua mắt anh. Rõ thế ! Đậm thế. Anh bỗng sửng sốt đến đau đán khi chợt nhận ra ràng : cho mãi đến hôm nay, anh mới nhìn ra : thật rõ, thật sâu vào mặt từng người... đồng đội anh. Có phải đây là sự hiện diện cuối cùng của họ trong mắt anh ? Nó đang chợt bùng lèn như ngọn đèn dầu cố bùng lên lần cuối cùng, trước khi tắt hẳn ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2020, 01:50:53 pm »

         
4

        Sau một hồi loẹt xoẹt, tiếng nói từ chiếc “Ra đi ô bán dẫn” trong tay trung đội phó Chẹt khục khoặc phát ra. Cái loa rè rè, rung lên một giọng ngạt mũi : “Mời đồng bào và các bạn đón nghe chương trình phát thanh đặc biệt chào mừng hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt nam, đã được ký kết tại Pari...” Nhưng tiếng loẹt xoẹt lại phát ra và tiếng nói im bặt. Trung đội phó Chẹt vỗ mạnh tay vào thùng đài. Vô hiệu. Anh nâng cái thùng lên, áp vào tai, vừa vỗ, vừa xoay, vừa nghe, vẫn im bặt. Các chiến sĩ trong trung đội nãy giờ ngồi im, dỏng tai lên và dóng mắt về phía trung đội phó, bỗng la lên rầm rầm :

        — Sửa đi, sửa lẹ lên, anh Chẹt.

        — Thật kỳ hết sức !

        — Đúng lúc bản tin quan trọng thì đài tịt.

        — Ném mẹ nó đi cho rồi, đài với điên! — Giọng nói bực tức của anh chàng nào đó trong góc nhà vọng ra.

        — Im đi, các tướng, không trung đội phó cuống lên thì tịt thật.

        Gương mặt với những nốt tàn nhang rất rõ của Trung đội phó Chẹt vẫn tỉnh bơ. Anh đặt cái thùng xuống bàn, móc túi quần lôi ra con dao nhíp — con dao “vạn năng” — như anh em trong trung đội gán cho. Đó là con dao ba lưỡi “chiến lợi phẩm” của Chẹt ở Tàu ô. Anh giữ con dao khư khư. Ở trận địa, nó được dùng để sắt cơm nắm, khui thịt hộp, sữa hộp. Ngồi buồn thì chẻ tăm, cắt móng tay. Đôi lúc nó biến thành cái cọc Tăng âm

        Bây giờ thì nó đang làm nhiệm vụ một chiếc Tuốc-nơ-vít. Chẹt thọq con dao vào các bô phận của cái “Ra-đi-ô” loay hoay mãi, vẫn vô hiệu ! Mồ hôi lấm tấm trên trán. Cái miệng rộng của anh nhằng ra, làm cho khuôn mặt vốn đã ngắn, càng ngắn lại. Chẹt cúi găm mặt xuống sát thùng dài.

        Ánh mắt của mọi người đổ dồn cả vào cái “Tuốc-nơ-vít” trên tay trung dội phó. Mọi khi thì đã nổi lên những tiếng trêu trọc, đùa cợt, có lúc quá mức cái Ra-đi-ô đi nhặt đó của Chẹt. Số là, hồi đơn vị chốt chặn ở xóm Ruộng, năm bảy hai, trong một trận phản kích, cái Ra đi ô của địch bị văng ra từng mảng, lăn lóc trên lô 13. Trong khi anh em ào lên thu vũ khí, võng dù, thịt hộp, gạo sấy của địch, Chẹt lẳng lăng thu nhặt những mảnh vỡ của cái đài... Hồi còn đi học, anh từng nổi tiếng trường cấp ba Thanh Miện về môn toán lý, nhưng cũng nổi tiếng là tay nghịch ngầm, không kém bất cứ học sinh nghịch ngầm nào của trường. Măc dù, chỉ còn nhớ mang máng bài học về cách lắp đài bán dẫn, Chẹt nảy ra ngay ý định : có cái đài nghe tin tức trong hầm thì thật tuyệt. Thế là Chẹt loay hoay lắp đài. Anh đã không uổng công. Hai ngày sau, trong căn hầm kèo chốt chặn, tiếng chị phát thanh viên Đài tiếng nói Việt nam phát ra, tiếng nói vọng ra ngoài, làm mọi người sửng sốt. Cà khẩu đội bò sang hầm Chẹt, ai cũng bật cười bởi cái đống những kinh kiện lổn nhổn kia lại phát ra được tiếng nói. Trung dội phó ngẩng mặt lên, mồ hôi đọng giọt trên trán, trên thái dương, chảy dài xuống má, nhưng nụ cười hết cỡ, làm gương mặt anh rạng rỡ. Có tiếng nói là thành công rồi, nhưng còn cái hộp đài, lấy đâu ra đây ? Chẹt nghĩ. Làm bằng gỗ thùng đạn, thì cồng kềnh lắm, hành quân đường dài làm sao mang ? Cho cả vào trong thùng đạn đại liên thì không cơ động, không mở nghe được dọc đường. Cuối cùng, Chẹt đã chọn cái vỏ thùng đạn mười hai ly tám làm hộp đài. Chẹt hý hoáy khoét chính giữa thùng đạn một cái lỗ, đặt loa đài vào đấy, anh xếp những mảnh gỗ dán vào thành hộp, rồi gắn các thứ linh kiện lên... Những ngày chốt chặn lô 13 ác liệt, bọn địch vẫn liên tục bò vào trận địa, có ngày hàng chục đợt, nhưng cái đài của Chẹt vẫn hoàn thành. Địch vào ít, anh em đánh bật chúng ra. Địch vào đông Chẹt tạm xếp đài lại, xách súng chui lên công sự chiến đấu. Địch chạy, Chẹt lại quay vào ngay với công việc của mình. Từ ngày có cái đài ấy, trong trung đội vui nhộn hẳn lên, nhưng cũng xảy ra không ít sự phiền. Trung đội trưởng Thỉnh, cái “ông già Khốt ta bít” như anh em vẫn gọi, nhiêu lần đã phải kêu àm cả lên :

        — Giải tán ! Tôi yêu cầu các đồng chí giải tán ngay, ai vô hầm người ấy. Muốn ăn “pháo đĩ” cả loạt hay sao mà tụ tập ở đây.

        Những lúc ấy, anh em lẳng lặng rút êm, ai cũng hậm hực. Rõ chán mớ, cái đài chỉ nói được rất nhỏ, như cặp tình nhân thủ thỉ với nhau ở bờ tre, gốc mít, không chụm đầu vào nhau, đố mà nghe được. Trung đội phó ngẩng lên nhìn trung đội trưởng, đôi mắt đang cười của anh nửa như nhận lỗi, nửa lại như thanh minh : “Biết làm thế nào được, tôi cũng đã nghĩ tới “sự cố’’ có thể xảy ra, nhưng ngặt một nỗi trong cánh rừng già này, anh em còn có phương tiện thông tin nào để có thể tiếp xúc với quê hương, đất nước, ngoài cái đài bán dẫn ?” Trung đội trưởng Thỉnh lẳng lặng đi vào hầm...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2020, 09:30:45 pm »


        Bây giờ, nhìn những giọt mồ hôi li ti trên trán trung đội phó, không ai nỡ trêu đùa anh. Các chiến sĩ chỉ sốt ruột, mong ngóng, sao cho cái thùng đạn “cổ quái” kia cất lên được tiếng nói, cái tiếng nói mà bao nhiêu năm nay, họ hằng trông đợi — Hiệp định hòa bình !

        Cuối cùng, tiếng nói vẫn được cất lên. Thật may mắn quá, lúc đài hư là lúc đài đang hát bài hát “Việt nam trên đường chúng ta đi”. Bài hát vừa dứt, cũng là lúc cái Ra đi ô được sửa xong. Tiếng chị phát thanh viên vang lên, tiếng nói đã trong hơn, dõng dạc :

        ”... Nhân dân ta vô cùng vui mừng thông báo cho bầu bạn khắp năm châu được biết : Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt nam dã được ký kết ngày mồng sáu, tháng giêng vừa qua, tại Pa ri...

        Sau bài xã luận, là phần tin và điện mừng của các chính phủ, các Đảng cộng sản anh em, chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại này của nhân dân Việt nam. Bài hát “Việt nam trên đường chúng ta đi” của Huy Du, do chị Kim Oanh hát, lại cất lên. Các chiến sĩ như nín thở theo dõi. Không phải họ mới nghe lần đàu bài hát này, nhưng nét nhạc và lời ca hôm nay qua là có sức lay động thật mạnh mẽ tâm hồn mỗi người. “Việt nam trên đường chúng ta đi. Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó, nghe sóng biển ầm vang xa vọng tới chân trời, nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói lên lời...”

        Bài hát đã hết mà âm vang của nó còn đọng lại, xoáy mãi vào lòng mọi người. Họ lặng đi... Biết bao nhiêu mất mát và hy sinh, biết bao nhiêu gian khổ và ác liệt. Biết bao nhiêu đồng chí, đồng đội đã ra đi ? Phút giây đầu tiên của sự đợi chờ, trông ngóng bao năm nay, đã đến. Có cái gì bùi ngùi trong ánh mắt, cay cay nơi cuống họng và bỏng rát nơi sâu thẳm con tim ? Niềm thương tiếc... Và rồi, niêm hân hoan, nỗi vui mừng sung sướng bắt đầu lớn lên, vỡ oà ra trong lòng các chiến sĩ. Bắt đầu từ Tùng — Anh chiến sĩ trẻ nổi tiếng lanh lợi của trung đội — Hai mươi hai tuổi quê ở Hải hưng, vừa tốt nghiệp phổ thông xong là lên đường nhập ngũ, được bổ sung về trung đội hồi đầu bảy hai. Tùng lao ra sân, nhảy cẫng lên, la lớn :

        — Hòa bình ! Hoà bình thật sự rồi.

        Anh ta lại ùa vào nhà, ôm lấy Hưng, Được, Bảy, Trìu... Vừa chạy xung quanh bàn, vừa ôm lấy mọi người, vừa la, gương mặt đẹp trai của Tùng rạng rỡ.

        Trung đội trưởng Thỉnh, đi giao ban trên đại đội, đã về từ lúc nào. Mọi ngày, gặp lúc anh em túm tụm la hét quanh cái ra đi ô như thế này, anh sẽ ra lệnh giải tán ngay lập tức. Hôm nay, anh lẳng lặng bước vào góc cuối nhà ăn trung đội, anh ngồi xuống cái ghế tre, nhìn anh em. Chằng ai biết Trung đội trưởng đã về. Giao ban trên xê bộ, Đại đội trưởng đã thông báo cho cán bộ biết tin về Hiệp định Pa ri. Thoạt đầu, anh không dám tin vào tai mình. Từ sau ngày ba, tháng mười năm ngoái, Hiệp định bị phản bội, đại đội anh vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu quyết liệt và biết bao nhiêu đồng đội của anh tiếp tục ra đi ? Anh hoài nghi thiện chí của kẻ địch. Với anh, chỉ có đánh giập đầu rắn, con rắn mới quy... Bây giờ thì anh tin. Khi đã tin rồi thì anh thần người ra, sung sướng làm anh muốn nghẹt thở...

        Nhập ngũ năm sáu bảy, đi “bê" hồi Mậu thân, khi ấy Thỉnh đã có năm con nhỏ. Đoàn hậu cần 814 lên tận Z31 xin nhận những “lão tướng” tụi anh về phục vụ tại đoàn. Nhưng anh kiên quyết không về đơn vị hậu cần. Anh chưa hiểu gì nhiều về công tác hậu cần trong quân đội, chỉ mang máng thấy nó cũng như những cái việc lặt vặt rau mắm, lợn gà, con cái trong nhà của vợ anh vậy, thế thì buồn chết. Anh nàng nặc xin về đơn vị chiến đấu. Đồng chí quân lực trung đoàn nhìn anh ái ngại. Khuyên mãi không được, cuối cùng quân lực trung đoàn đã giao anh về đại dội súng chống tăng. Anh làm quen với khẩu ĐKZ 82 có chậm hơn các chiến sĩ trẻ, nhưng với cái bản chất nông dân cần cù, chân chất, chả bao lâu, anh đã được cảm tình của anh em trong đơn vị. Anh em coi anh như người anh cả trong gia đình. Cánh lính trẻ thì xum xoe, gọi anh bằng “bố vợ” ngọt xớt, chà vì anh có hai cô con gái, cô lớn đang học đại học Thủy lợi, cô thứ hai đang học lớp 10. Anh làm pháo thủ, rồi lên làm khẩu đội phó, khẩu đội trưởng. Những chức vụ ấy, anh làm bay. Từ cuối năm bảy mốt, được giao làm bê trưởng. Phải quản lý hơn bốn chục người, bốn khẩu pháo, về trình độ, năng lực quan lý, chỉ huy, anh có tỏ ra lúng túng, nhưng cái chính là anh luôn chăm lo tới anh em. Lúc nào anh cũng thương yêu chiến sĩ. Anh lo sợ mất mát, lo quá, thương anh em quá, làm anh khó tính. Anh khắt khe với mọi người. Anh kiên quyết với chiến sĩ. Anh chấp nhặt, không bao giờ bỏ qua cho anh em những sai sót dù là rất nhỏ. Thực tế những năm tháng chiến đấu đã cho anh cái nghiêm khắc ấy. Sai một ly, đi một dặm. Ở chỗ khác thì còn chứa được, chứ ở chiến trường thì đừng hòng sửa chữa. Còn đầu cái đâu nữa mà lo sửa. Để có được một con người, mười tám hai mươi tuổi đầu, vất vả lắm, công phu lắm của gia đình — xã hội. Cái danh từ “ông già Khốt ta bít” mà anh em lén đặt cho anh cũng từ đó mà ra. Nó chẳng có ác ý gì ? Trái lại, đó là sự trìu mến, kính trọng của anh em đối với người cán bộ nhiều tuổi nhất đại dội, của mình...

        Ngồi một mình ở góc nhà, dựa lưng vào cây cột, mắt dán vào mái lá trung quân đang sẫm đen lại. Trong lòng trung đội trưởng Thỉnh bỗng cồn cào một nỗi nhớ. Ở góc nhà đãng kia, quanh chiếc đèn “côn” đang tỏa ra vầng sáng vàng nhạt, hiện rõ những gương mặt chiến sĩ thương yêu của anh. Họ còn rất trẻ. Họ sẽ là lớp người sung sướng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2020, 11:15:50 am »


*

*       *

        Đêm trùm xuống. Không gian thoắt yên ắng. Giờ này mọi đêm, pháo từ căn cứ Phước Vĩnh vẫn “cầm canh” tới sáng. Đêm nay... Thật hiếm có trong chiến tranh những giây phút yên tĩnh đến lạ lùng thế này. Căn hầm nửa nổi nửa chìm của Tùng càng vắng vẻ hơn trong cái áng lặng bơi chỉ có một mình Tùng. Anh Bảy — Khẩu đội phó và Hưng đi lấy gạo từ chiều, nếu thuận lợi cũng phải ba, tư giờ sáng mới về. Cây đèn Ăng-côn tự tạo của Hưng hết dầu, đang cố vươn lên ngọn lửa quăn quại, lụi dần. Trong chốc lát, nó chỉ còn như một hạt đậu than hồng, đang đen dần lại. Chuột chạy trong hầm rúc rích. Những con chôm chôm nhảy tanh tách xung quanh đốm lửa, chúng chạm vào cả tấm màn dù chữ a trên võng của Tùng. Không ngủ được. Tùng vén màn lên, chui ra khỏi võng. Anh bước lên nhà trên. Trăng sáng. Dưới tán cây rập rạp, ánh trăng dầu tháng đang rắc xuống cánh rừng những vệt sáng li ti, chảy dài trên mặt đất. Gió xào xạc trên tán cây. Xa xa thỉnh thoảng vọng lại tiếng kêu “tác tác” của con nai đi ăn đêm. Tiếng con tắc-kè trong hốc cây Trường đằng kia, đang cố ngân lên, khắc khoải, nhỏ dần, rồi è..è, im bặt. Giun dế kêu ran lên từng hồi, chừng như chúng đang thi nhau dạo lên bản nhạc muôn thủơ của đêm rừng.

        Tùng ngồi xuống ghế, đặt cằm lên mặt cái bàn tre, nhìn ra. Ánh mắt anh vập ngay phải bờ cây bên kia con đường mòn trước cửa nhà. Tùng nhìn xoáy vào những đốm sáng loang lổ trên mặt đất. Trong bóng tối của tán cây, nổi bật lên - những vệt lân tinh xanh lè.

        Bỗng có tiếng đề ba “cùng cùng”, tiếp đó là tiếng rít ghê rợn của đường đạn bay. “Xoẹt, xoẹt” Tùng bật người khỏi ghế, lao như bay xuống hầm, tai anh ù đặc bởi tiếng nổ. Tiếng đề ba vẫn vọng tới, và những tiếng nổ liên tiếp. Không gian phút chốc bị xé toang ra. Mặt đất rung lên từng hồi. Những vệt lửa nhằng dài. Gió thốc cả vào miệng hầm. Tùng ngồi dán mình vào thành hầm. Có tiếng kêu ở phía khẩu đội 2. Tùng chồm lên. Anh vừa đặt chân lên bậc hầm thì một tiếng nổ dữ dội hất anh trở lại. Im lặng, Tùng rờ khắp người. Không hề gì. Pháo dứt, anh lại lồm cồm bò lên nhà trên. Anh nghe rõ tiếng lao xao đang dậy lên ở hầm Được. Tùng lom khom chạy sang. Một cảnh tượng hãi hùng đập vào mắt anh. Không còn ai nhận ra được hầm của Được nữa. Đạn pháo đã đào bung căn nhà nổi và lấp kín ngách hầm. Các chiến sĩ đang đào bới. Một hồi lâu, anh em mới lôi được Được lên khỏi mặt đất. Được đã tắt thở. Toàn thân anh còn nguyên vẹn, nhưng mềm nhũn ra, nhão nhoẹt, tựa như có ai cầm cái búa tạ mà giần một lượt trên các đốt xương. Tùng ôm mặt lủi thủi trở về hầm. Anh sợ. Đêm hòa bình đầu tiên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2020, 11:16:42 am »


*

*      *

        Dưới gốc cây Trường cổ thụ, một bãi đất được phát dọn sạch sẽ. Hai bên cái vuông đất cỡ mười mét, các chiến sĩ đã làm sẵn hai hàng ghế dài, chính giữa là bệ đặt pháo. Ngoài kia, qua vạt rau của đại đội là nương bắp, mùa này mì và bắp đã thu hoạch xong, giữa nương mì với rừng xanh đã được bố trí sẵn nhưng mô hình như lô cốt, ụ pháo, xe tăng địch, cụm hỏa lực, công sự nổi, chìm, các cụm bộ binh địch...

        Tiểu đội sắp thành hai hàng. Như thương lệ, khẩu đội trưởng Tân quán triệt mục đích, yêu cầu và nội dung buổi tập. Anh nhắc nhở Hưng, Tùng và cả khẩu đội phó Bảy nữa về tác phong ra bãi tập chậm chạp. Một vai đồng chí biểu hiện uể oải. Có tiếng rì rầm trong hàng. Khẩu đội trưởng dừng lại.

        — Nghiêm ! Anh hô to.
        Các chiến sĩ vội nín lặng. Khẩu đội trưởng nhìn xoáy vào từng người một. Một phút im lặng, anh tiếp tục xác định tinh thần luyện tập cho anh em. Các chiến sĩ nghe một cách thờ ơ.

        — Có chuyện gì thế nhỉ ? — Khẩu đội trưởng hỏi — Tôi có cảm giác là các đồng chí không chú ý nghe tôi nói. Các đồng chí đã rõ cả rồi đấy. Đợt huấn luyện này rất quan trọng, mà kỹ thuật thì nhìn chung toàn khẩu đội chưa cao đâu. Nhiều đồng chí đã qua chiến đấu trực tiếp một số trận, nhưng học thêm, không thừa, hơn nữa các đồng chí pháo thù dự bị và số đạn, phải tranh thủ mà học, sẵn sàng thay thế số 1 khi cần thiết.

        Khẩu đội trưởng nói một hồi. Các chiến sĩ vẫn đứng im nghe nhưng trên gương mặt chiến sĩ nhiều người tỏ ra thờ ơ, không quan tâm gì mấy tới những lời “huấn thị” của anh. Cuối cùng, Tân vẫn phải hạ lệnh cho các chiến sĩ ngồi xuống ghế.

        — Hưng, Quyên và Trung vào vị trí ! Khẩu đội trưởng hô.

        Ba chiến sĩ đứng dậy, bước lên giá pháo. Họ uể oải ngồi vào các vị trí pháo thủ.

        — Khẩu đội chú ý. Lấy cây cầy độc lập bên phải làm chuẩn, qua trái một ngón tay là trận địa pháo của địch. Hưng dơ ngón tay lèn, nheo mắt.

        — Rõ ! Hưng đáp.

        — Qua trái hai ngón tay là lô cốt số 1.

        — Rõ !

        — Từ lô cốt số 1, qua trái hai ngón tay, cao lên phía trước là cụm bộ binh địch.

        — Rõ.

        Bỗng khẩu đội trưởng hô lớn :

        — Mục tiêu trân địa pháo. Độ hướng 30.0, thước tầm không, ba trăm, một phát lắp đạn.

        Hưng quay nhanh nòng pháo tìm mục tiêu. Cùng lúc, Quyền đã lao xong quả đạn giáo luyện vào nòng pháo. Tiếng khóa nòng đóng lại đánh “rốp”.

        — Báo cáo : Xong !

        — Bắn.

        — Cạnh ! Tiếng kim hỏa phát ra đanh gọn.

        — Kiểm tra. Khẩu đội trưởng ra lệnh.

        Hưng bước lên phía trước một bước. Tân buớc và vị trí số 1. Anh quỳ chân phải xuống đất hai tay giữ nắm xoay tầm và hướng pháo, mắt anh nhìn qua kính ngắm, anh khẽ nhích nòng pháo qua phải, rồi qua trái vài li giác. lần buông pháo đứng bật dậy.

        — Đồng chí Hưng ! Anh cau mày nói — Tôi hạ lệnh đông chí ngắm bắn mục tiêu nào ?

        — Báo cáo lô cốt số 1

        — Hỏng, Hỏng bét. Đầu óc đồng chí để ở đâu thế hử ? Lệnh trận địa pháo, lại đi bắn lô cốt số 1

        — Báo cáo !...

        — Không báo cáo gì hết. Đồng chí về vị trí số 1. Tất cả chú ý khẩu ĐK57 của địch đang nhả đạn về phía trận địa ta. Khẩu dội trưởng bị thương nặng.

        Nhanh như chớp, Hưng nhảy lên. Anh hạ lệnh :

        — Quyền vào vị trí số 1, Trung số 2, Tùng số 3. Việt và Tác đưa ngay khẩu dội trưởng về phía sau. Mục tiêu trận địa pháo 30.0, nạp đạn.

        Tiếng khóa nòng đóng mờ rôm rốp.

        — Bắn !

        — Cạch !

        — Kiểm tra. Khẩu đội trưởng Tân hô.

        — Được ! Tân thở phào ! — Xử trí của đồng chí Hưng như vậy là tạm được. Những thắc mắc nãy giờ của anh về anh em tan biến,.ơ, lơ mơ, tập tành kiểu vừa rồi thì chết.

        — Khẩu đội tập tiếp ! — Khẩu đội trưởng hô và tiếp tục kiểm tra.

        — Thấp ! Đạn sẽ nổ trước mặt xe tăng. Làm lại.

        Sau khi mệnh lệnh được hạ đạt, vài phút im lặng. Khẩu đội trưởng cau mày.

        — Báo cáo xong ! số 1 Hưng dõng dạc.

        — Bắn !

        — Kiểm tra

        — Cao ! Sao vậy nhỉ ? Đồng chí tập tành làm sao vậy ? Phát trước, đạn nổ chưa tới xích xe, phát này, đồng chí lại cho quả đạn tìm nai trong rừng xanh. Lạ thật...

        Trong óc khẩu đội trưởng hiện lên một pháo thủ trẻ, thông minh và dũng cảm, niềm tin của khẩu đội, Hưng. Hồi đầu năm ngoái, khi anh quân lực đại đội dẫn xuống cho khẩu đội anh một chiến sĩ mới. Đó là một thanh niên chưa tới hai mươi tuổi, dáng người mảnh dẻ, da trắng như con gái, điệu bộ rất thư sinh, Anh đã nhìn người chiến sĩ ấy với ánh mắt không mấy cảm tình. Ở đây, trong cuộc sống và chiến đấu quyết liệt này, anh cần những chiến sĩ vạm vỡ, khỏe mạnh, da sạm nắng, vai u thịt bắp càng tốt. Công việc nó cần vậy. Cứ hành quân một hai đêm liền, một khẩu pháo, một cơ số đạn, ba hay bảy ngày gạo, muối, cá khô, nước uống... là biết mặt nhau liền. Khỏe ! yêu cầu số một của lính pháo là khỏe và gan. Còn Hưng ! Nghe đâu “hắn” lại đang học năm thứ hai trường đại học tổng hợp văn. Lý sự ! Rồi thì mệt với “hắn ta” đây. Công việc, người ta vẫn bổ về khẩu đội, theo đầu người, chẳng bớt xén đi đâu được một ký lô. Khiếu nại, chả được. Mình chối, đẩy anh ta cho ai ? Anh khẩu đội nào chả khôn, chả nhìn ra cái hơn, cái thiệt. Vả lại, trong lúc đang rất thiếu người này, anh em hành quân từ Bắc vào đây, được người nào quý người ấy. Nghĩ vậy, Tân biên chế Hưng vào tổ của khẩu đội phó Bảy. Thật bất ngờ với Tân, chỉ một tháng sau, chàng lính trẻ người Thủ đô chính gốc ấy đã chiếm được cảm tình của anh em trong khẩu đội. Hưng là người thông minh, ham học hỏi. Hiểu biết về xá hội khá, nhưng chẳng bao giờ lý sự. Chỉ sau một tuần luyện tập, Hưng đã xử dụng thành thạo khẩu pháo. Anh còn nhanh chóng nổi tiếng vì nghề “thợ nguội”. Hàng chục chiếc đèn Ăng-côn do anh chế tạo, đã “xuất xưởng”, rồi ca nhôm, lược Đuyara đủ cỡ, đủ kiểu. Khách hàng trong trung đội, đại đội đến đặt ngày càng đông. Thậm chí một vài thủ trưởng trên cơ quan Trung đoàn cũng xuống đặt hàng. Đơn đặt hàng đã chiếm hết thời gian rảnh rỗi, cả giờ nghỉ trưa của Hưng. Hưng không nản. Anh cặm cụi suốt ngày. Ở bái tập, đến giờ giải lao lúc anh em nhào vào rừng hái dâu da, hái gùi, bẻ quả trường... thì Hưng tháo bọc “đồ nghề” trên dây lưng ra, cặm cụi cưa cái đuôi quả cối tám mốt đã nổ, làm thân đèn. Mấy tay đặt hàng đưa dâu da và gùi vồ, vừa coi Hưng làm, vừa bóc những trái dâu da đất màu đỏ sẫm, đút vào miệng cho Hưng. Hưng ăn dâu da, mắt vẫn không rời khỏi cái đuôi quả đạn cối. Con nhà nòi có khác. Ba đời ông, cha Hưng đêu là thợ nguôi có hạng, vậy mà anh lại đi học tổng hợp văn. Anh em hỏi vậy, Hưng chỉ cười, có động cơ cả đấy — Anh nói.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2020, 11:16:59 am »


        Con người thông minh và cần cù này cũng chả thua kém ai về lòng dũng cảm. Trận đánh chiếm cầu sông Nha Bích vừa rồi là một bằng chứng.

        Trong lúc bộ binh mở rào, chuẩn bị thọc vào trung tâm, khẩu ĐK cũng được điều vào sát nút. Hàng rào mở tới đâu, bộ binh và ĐK nhích lên tới đó. Hàng rào cuối cùng vừa bị phá bung, cùng lúc, khẩu đại liên của địch ở lô cốt đầu cầu quét ra. Các chiến sĩ bộ binh vội nằm bẹp xuống. Pháo thủ số 1 Quỳ trúng đạn, bị thương. Khẩu ĐK được lệnh diệt ngay lô cốt đầu cầu. Khẩu đội trưởng còn chưa kịp chỉ thị, Hưng lao ngay vào vị trí số một. Nhanh như cắt, bằng một quả đạn chính xác, Hưng đã làm cho khẩu đại liên địch câm bặt. Các chiến sĩ ào lên. Từ phía góc phải, bọn địch co cụm lại, chống trả quyết liệt. Hưng vác nòng pháo lên vai, kề vào thành công sự, bình tĩnh bắn từng quả một vào những lô cốt đắp bằng bao cát, đang quét ra những vệt lửa lằng nhằng. Hưng chạy lên trước cả đội hình bộ binh, diệt hết lô cốt này, tới lô cốt khác. Có lúc, Hưng nhảy cả lên nóc lô cốt, đứng thẳng người mà bắn... Trận ấy, Hưng đã được tặng thưởng huân chương chiến công. Cũng ngay sau trận đó, Hưng được đưa lên pháo thủ số một...

        Bây giờ... hay là cha này chủ quan, thỏa mãn thành tích, mà dừng lại rồi chăng ?

        — Giải lao ! Khẩu đội trường Tân hô lớn. Anh đi lại gốc cây Trường, tháo cái dây lưng ra, ngoắc vào nhánh cây. Anh vươn vai vài cái, rồi quay lại. Anh chợt sửng sốt. Các chiến sĩ vẫn ngồi nguyên trên ghế. Những ngày tập trước, khẩu lệnh giải lao chỉ vừa dứt, là anh em cũng vừa tháo xong dây lưng ra khỏi người. Có anh nhanh chân, đã tót lên nhánh cây trường rồi. Vậy sao bữa nay... anh

        bước tới bẻn cạnh khẩu đội phó.

        — Thế nào, anh Bảy. Làm vài chùm da da cho đỡ khát nước chứ ?

        Khẩu đội phó vẫn ngồi yên. Tân lấy làm lạ, anh ngồi xuống cạnh Bảy.

        — Anh em đang có vần đề đấy ! — Bảy nói.

        — Anh bảo sao ?

        — Hiệp định Pa-ri ký rồi.

        — Trời đất, tưởng gì. Thì sao nào ?

        — Thì hết đánh nhau chớ sao, anh Tân — Quyên nói xen vào câu chuyện của hai người.

        — Bậy nào, sao lại hết đánh nhau được.

        — Đánh nhau là mình vi phạm hiệp định ngừng bắn ! Tùng nói.

        — Nó nói một đằng, nhưng lại làm một nẻo ! — Tân giải thích — Hiệp định đã được ký kết, nhưng nó vẫn xua quân đi càn. Ngày hôm kia, nó chả câu pháo vào cứ mình, đồng chí Được hy sinh là gì ? Đánh ! Mình phải đánh cho mạnh, không mu mơ gì được đâu.

        — Hôm trước, chắc là chưa có thông báo nên nó mới bắn bậy, chứ hai hôm nay, khẩu đội trưởng xem, có thấy nó bắn đâu ? —  Tùng lý sự — Nó đã ký vào văn bản rồi, nó phải chấp hành. Còn ủy ban kiểm soát, giám sát quốc tế nữa chứ ? Bộ có mình với nó không thôi sao ? Mình đánh là mình vi phạm hiệp định mất.

        — Em cũng nghỉ thế, anh lần ạ ! —  Hòe lên tiếng. Anh chiến sĩ hiên lành và ít nói nhất tiểu đội này, lại nổi tiếng là gan. Đánh nhau thì lỳ lợm, chả coi pháo nổ, đạn rít ra cái gì. Lại khỏe. Hành quân đường dài thì khỏi chê. Một mình vác nòng pháo, đi cả buổi không cần thay. Nhưng nói năng thì lúng búng, động tí đã đỏ mặt — Hòe gãi tai —  Em cứ nghĩ là hòa bình rồi, còn đánh đấm với ai nữa.

        Tân nhăn trán lại... Thì ra... Tình huống này, anh chưa tính tới. Tối qua, giao ban trên đại đội, anh Ngậu phổ biến chỉ thị của trên, các đơn vị phải tiếp tục giáo dục ý thức sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội, đề phòng tư tưởng hòa bình chủ nghĩa, mất cảnh giác. Hiệp định hòa bình đã được ký kết, nhưng dự kiến của trên là bọn địch sẽ xua quân lấn chiếm vùng giải phóng, phá hoại hiệp định, giành đất, giành dân với ta. Cho nên các đơn vị toàn miền vẫn phải không ngừng tích cực chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị phương án sẵn sàng trừng trị hành động lấn chiếm phá hoại của địch. Phải đánh đau, thật đau, đánh tận căn cứ xuất phát hành quân lấn chiếm của địch mà giành đất, giành dân, mở rộng vùng giải phóng, chống tư tưởng bàng quan, sợ vi phạm hiệp định, mà để lỡ mất thời cơ tiêu diệt địch, để mất đất, mất dân... Tân quay sang, anh nói, giọng anh bỗng trang nghiêm, như một chính ủy trước cả đoàn quân.

        — Các đồng chí. Trên vừa phổ biến, khả năng thằng địch phá hoại hiệp định là nhiều đấy. Bản chất của chúng là vậy, còn chúng ta, lực lượng vũ trang thì bất luận trong tình hình nào cũng không được lơ là, mất cảnh giác. Hiệp định hòa bình có được thực hiện triệt, để hay không, cũng là ở chúng ta. Ta mà yếu đi, nó sẽ lấn tới. Ngược lại, ta nhanh chóng xây dựng lực lượng mạnh lên, mới có cơ sở cho nó sợ, nó chấp hành.

        Buổi tập lại tiếp tục, nhưng không khí vẫn không lên được. Khẩu đội trưởng rốt cuộc đành phải đánh giá kết quả buổi tập không cao, một số đồng chí thiếu nhiệt tình học tập... trước khi ra lệnh thu quân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2020, 11:17:50 am »


*

*       *
       
        Sáu tháng tạm dừng những trận chiến đấu, để lo củng cố lực lượng, cũng là sáu tháng tạm thời ngừng bắn, bảo vệ hiệp định hòa bình. Bây giờ... tình hình phát triển đã không cho phép lực lượng vũ trang, ta ngồi yên. Các dấu hiệu phá hoại hiệp định của kẻ thù ngày càng lộ rõ.

        Công việc chuẩn bị cho những trận chiến đấu mới được tiến hành rất cụ thể, khẩn trương và chu đáo. Như bao nhiêu những trận chiến đấu trước đây, đã thành nếp, thành thói quen của người lính ở chiến trường. Hành quân đêm, xuyên rừng và tổ chức những trận chiến đấu, thật nhẹ nhàng. Ào di. Có gì khác nữa đâu với người lính trong chiến tranh ? Với họ, chỉ có một phía trước, xốc tói, hướng tới với quyết tâm cao bởi niềm tin, niềm hy vọng đặt cả vào ngày giải phóng, ở đó, có mỗi người và cả toàn dân tộc. Có lệnh là đi. Có địch là đánh. Đánh rồi lại đi. Hàng tuần, hàng tháng lặn lội trong rừng sâu núi thẳm. Đêm là của ta; ngày của địch. Vừa đặt bồng, tạm ổn định ăn ở, có lệnh chuyến cứ, đi liền. Một cái bồng nhỏ, gói gọn một bộ đồ dài, một bộ đồ lót, vài ba thứ đồ dùng lặt vặt cho sinh hoạt cá nhân. Một cơ số gạo cho ba hay bảy ngày ăn. Một cơ số đạn. Cái võng, cái màn dù chữ A, bi đông dựng nước, tấm ni lông che mưa, con dao. găm, cây đèn pin đi rừng, thì luôn được dắt, buộc gọn gàng trên dây lưng. Đeo cái dây lưng vào người, khoác hai quai bồng vào vai, xách khẩu súng, là xong, là lên đường. Đi và đánh địch. Đánh địch và đi. Trận địa trải dài ra, có lúc thọc sâu xuống đồng bằng. Có đợt cứ cơ động quanh quẩn, vòng vo mãi hàng tháng trời trong một cánh rừng. Đại đội trưởng ngã xuống, đại đội phó lên thay. Trung đội trưởng hy sinh, khẩu đội trưởng thay thế. Lâu lâu, đơn vị được bổ sung thêm một đợt chiến sĩ mới. Từ miền Bắc vào, anh em nhanh chóng thích nghi với sinh hoạt chiến đấu. Có khi trận đầu còn là tân binh, trận sau đã lên a trương, bê phó. Những cánh rừng che chở cho người lính. Họ ở trong rừng, ăn trong rừng, rừng che mắt bọn máy bay trinh sát địch cho họ tạm lánh qua ngày, để đêm đèm, lại trồi nắp hầm, đi tìm địch, đánh địch. Họ chiến đấu bên cạnh rừng và rừng đã ôm ấp lớp lớp đông đội thân yêu của họ. Cùng với sự che chở, bao bọc cua rừng là đồng đội. Quanh năm trong rừng, họ chỉ có nhau, đôi khi thèm khát đến nôn nao tiếng khóc của một đứa trẻ, bóng dáng của một người dân, một cô gái thon thả, mái tóc xòa xuống ngang lưng. Thiếu thốn và gian lao, nhưng họ không đơn độc. Đồng đội là cánh tay rộng mở của tình thương, sưởi ấm trái tim họ. Mỗi người có một miền quê, một gia đình, một hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở đây, họ có một cái chung là lý tưởng cách mạng, và một cái đích là ngày giải phóng miền Nam. Tất cả, riêng, chung của mỗi người đều tập trung ở cái đích ấy. Chính nó là sợi dây trói buộc họ lại với nhau. Họ đã dựa đầu, tựa lưng vào nhau mà sống và chiến đấu và luôn sáng tạo ra những cách đánh táo bạo, để chiến thắng quân thù, để cho cái ngày cờ hoa rợp trời — Chiến thắng ấy mau chóng gần xích lại.

        Bây giờ... cái giây phút thiêng liêng nghe công bố hiệp định hòa bình được ký kết trên đài, một làn gió sớm thổi ùa vào lòng mỗi người, làm bùng cháy lên ngọn lửa, ngọn lửa từ lâu đã chỉ còn là một đốm than âm ỉ, leo lét. Hạnh phúc ! Gia đình và quê hương. Tình yêu và sự nghiệp... Tất cả vụt đứng dậy, sừng sững trước mắt mỗi người. Bỗng dưng ai nấy thấy lòng mình lặng đi, chìm xuống. Có cái gì đấy dâng ứ, nghèn nghẹn trong ngực, làm tưng tức. Phải chăng những cái bấy lâu nay bị dồn nén bị nhận chặt, bây giờ cựa quậy, lớn lên, bật ra, trào dâng lên, cuồn cuộn, cuồn cuộn. Nước mắt ! Trên khóe mắt người lính bỗng lăn ra những giọt nước nóng bỏng. Mừng mừng, tủi tủi. Sống rồi. Người ta vội rờ rẫm xung quanh mình, cảm thấy còn nguyên vẹn, dù đôi chỗ có cộm lên bởi những vết sẹo chạy dài. Sống rồi ! Lồng ngực bỗng chốc như muốn vỡ bung ra. bởi tiếng thét. Ai cũng muốn vậy, một tiếng thét thật to, thật vang, cho mọi người trên khắp hành tinh này, đều nghe, đều biết cái mừng vui, hạnh phúc của mình. Hòa bình rồi, đồng chí ơi, bạn bè ơi, quê hương yêu dấu ơi, chúng con còn sống, chúng con sẽ trở về. Lúc đó, mẹ sẽ hỏi, thế còn thằng Hùng, thằng Đại, tụi nó đâu cả, sao chưa thấy về?... Sau cái giây phút bừng lên như sóng trào, như lửa cháy, như mưa rơi, như gió lốc ấy, đồng đội nhìn nhau, ánh mắt họ bắt gặp nhau ở khoảng giữa. Nơi ấy đang thiếu vắng những đồng đội thân yêu của mình. Ánh mắt chợt cong xuống, vàng đi, và... mỗi ân hận ngậm ngùi dâng ứ... Thành ơi, Hùng ơi... tụi mày đã ra đi quá sớm. Tụi mày đã không bao giờ được hưởng dù chỉ một phút. Một phút thôi, cái thời khắc sung sướng và hạnh phúc này. Được ơi ! mới vừa nghe xong bản tin hiệp định được ký kết, mày đã bị chúng nó cướp đi. Chúng nó...

        Mặc dù đã được học tập quán triệt sâu, kỹ về âm mưu, thủ đoạn phá hoại hiệp định của kẻ thủ, và cuộc chiến đấu tiếp theo đã được chuẩn bị thật chu đáo, nhưng sao, trong lòng những người lính hôm nay vẫn có cái gì đó cồm cộm, gờn gợn lên. Không khí trong khẩu đội chùng xuống.

        Từ sáng, khẩu đội trưởng Tân như con thoi. Khi thì chạy lên đại đôi, khi lên trung đội, lo bổ sung gạo đạn, cuốc xẻng, dốc thúc anh em chuẩn bị mọi mặt. Nhiều lúc, anh gắt gỏng :

        — Này Hưng, cho cái giường cưa vào bó đạn đi chứ. Tùng, bảo mãi rồi, thay cái quai bồng, không làm. Bồng pháo là phải gọn ghẽ và chắc chắn. Hành quân một chặp, mà rớt cái kính ngắn là tai vạ.

        — Tôi không nói nhiều nữa, đồng chí Tác, bỏ ngay đôi dép nhựa đi, rút cho chặt quai dôi dép lốp lại. Đi dép nhựa mười bữa phồng chân lên cả chục, rồi thì tụt lại. Mười lần hành quân đường dài, là cả mười lần khẩu đội phái cho người quay lại đón.

        Khẩu đội hành quân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 10:06:41 pm »


        Đêm đầu tháng. Ánh trăng non đã tắt từ lúc nào. Trời đầy sao, nhưng trong rừng cây rậm rạp, đêm tối trùm xuống. Những cây đèn pin được che kín lại, chỉ để hở một khe sáng nhỏ, như hạt đậu, xuyên vào rừng. Trên con đường mòn ngoằn ngoèo, trăng trắng, loang loáng những vệt cát, những gốc cây phát chưa sát đất. Đàn mối hai bên đường rào rào mỗi khi bước chân chiến sĩ di qua đoạn gỗ mục. Không ai bảo ai, mọi người lặng lẽ nhặt những mẩu gỗ mục phát sáng, đặt vào bồng người đi trước. Phút chốc, cả hàng quàn xanh lét một vệt dài, như con rết khổng lồ, ngoằn ngoèo, xen trong những vạt rừng. Im lặng. Không một tiếng động nào khác phát ra ngoài những mệnh lệnh ngắn gọn từ đầu hàng quân truyền xuống, và tiếng động đều đặn phát ra từ đế dép cao su, trên mặt đất. Con đường mòn kéo dài ra mãi, tưởng chừng như không bao giờ ra khỏi cánh rừng già bạt ngàn. Bên kia bờ suối, tiếng hót vọng lại lanh lảnh, nghe thảm thiết, rờn rợn của bày vượn. Tiếng những chú tắc kè nhỏ dần, cố ngân lên.

        Khẩu đội trưởng lần đi tách ra ngoài hàng quân. Anh hết vượt lên trước, lại dừng lại, đi sau cùng đội hình khẩu đội. Thỉnh thoảng anli lại khẽ giục những đồng chí yếu ráng bám sát đội hình. Mồ hôi vã ra đẫm cả lưng áo, các chiến sĩ cố bám sát lấy nhau, lầm lũi bước. Tân vừa đi, vừa cởi cái nút cổ áo, anh kéo cái nón vải xuống, lau mồ hôi trên ngực, anh đi sang lề đường. Một sợi dây rừng mắc vào nòng súng, kéo anh khựng lại, anh dừng bước, gỡ sợi dây. Tay anh quờ phải sợi gai mây, cả chùm gai cào vào bàn tay anh, đau nhói. Anh nhẹ nhàng gỡ sợi mây đã bám vào cánh tay áo, một hồi, vẫn chưa hết. Cáu tiết, lần rút dao găm ra, phạt túi bụi, vừa phát vừa lẩm bẩm.

        — Quỷ tha ma bắt cái dây mây chết tiệt này.

        Những sợi mây đứt tung, kéo theo cả mảng áo anh. Có sợi lỳ lợm còn cố bám vào bồng, vào dây súng. Mặc nó. Anh hối hả bươn theo đội hình khẩu đội.

        Đơn vị vượt qua con lộ đỏ, lệnh giải lao. Các chiến sĩ nhanh chóng đặt pháo, đạn và bồng xuống vệ đường. Có đồng chí tháo cả dây lưng. Những tiếng thở dài, và những đốt xương kêu răng rắc. Khẩu đội trưởng đặt bồng xuống mép rừng phía trái, ngay giữa đội hình khẩu đội. Khẩu AK báng ngập vẫn đeo trên vai, anh đi một lượt kiểm tra các chiến sĩ.

        — Tác à ! — Tân đến bên người chiến sĩ đang ngồi ở cuối đội hình. Đó là một chiến sĩ trẻ măng, vận bộ đồ tô châu mang từ miền Bắc vào, còn mới — Chân tay ra sao rồi ?

        Tác kéo cái nón tai bèo xuống, thở thật sâu vài hơi, nói :

        — Báo cáo anh, còn tốt ạ, nhưng chắc giờ sau là nó dở chứng, em nghĩ vậy. Đã có dấu hiệu cho biết rồi.

        — Cậu đổi bó đạn cho anh Bảy, vác khẩu AK gọn hơn.

        — Không sao, em vẫn đi được mà.

        — Đừng có nói cứng ! — Tiếng Hưng từ đâu hàng vọng xuống — Cậu muốn bám cho kịp đội hình, hay để anh em phải quay lại đón đấy. Mang cái bồng lên đây, đổi cho mình, cậu đeo cái bồng kính ngắm này này.

        Tác còn chần chừ, Hưng đã xách cái bồng gọn gàng như quả mít, trong bồng chỉ có một cái kính ngắm, vài ba phụ tùng lặt vặt của pháo, đạt xuống trước mặt Tác, anh xách cái bồng to sù, nặng chịch của Tác về chỗ mình.

        — Tùng đâu rồi ! — khẩu đội trưởng gọi.

        Im lặng.

        — Tùng đâu ? — Tân gọi nhỏ. Vẫn không có tiếng trả lời. Tân sục vào trong rừng. Cạnh một ụ muối, cách đường chừng dăm bước, Tùng đang nằm còng queo, đầu gối lên cái chân pháo, ngày khò khò.

        — Thằng cha lém này, bữa nay hiền quá ta. Thôi, cho hắn ngủ một tí ! — Tân lẩm bẩm, quay ra.

        Trung dội phó Chẹt từ cuối đội hình Trung đội, đi tới. Anh ngồi xuống cạnh Tân lúc bấy giờ đã tháo khẩu súng ra khỏi vai, ngồi lên cây gỗ đổ, bên cạnh cái bồng của mình.

        — Nhắc anh em chuấn bị vượt lộ mười bốn ! Chọt nói — qua lộ từng người, mỗi người cách nhau mười mét, đề phòng bọn biệt kích nống ra. Sang bên kia lộ là rời đường mòn, vào đường “bẻ cò” do trinh sát dê tám cắt lúc chiều. Phải chú ý bám thật sát, lạc như chơi đấy. Cậu Tác có sao không ? Chân với tay gì, động hành quân là phồng rộp cả lên.

        — Không sao anh Chẹt ạ. Hành quân thì tôi không ngại, nhưng lo nhất lúc chiếm lĩnh. Theo địa hình học trên sa bàn thì khó vào đấy. Vượt được cái dốc thẳng đứng mà vào chân cầu cho thật êm, mới là vấn đề. Mà hình như — Tân ngập ngừng — Trận này...

        — Sao ?

        — Tôi có cảm giác là anh em chưa thật tập trung tư tưởng.

        — Cái đó là đúng thôi. Đến mình cũng có lúc còn chưa thật thông nữa là. Tình hình nó diễn ra như vậy. Các nơi, địch đều nống ra, xâm lấn vùng giải phóng. Mình phải trừng trị chúng. Trên đã phổ biến rõ rồi, mình có quyền tiến công vào tận căn cứ xuất phát hành quân của nó, cơ mà.

        — Anh Chẹt này ! — Hưng xen vào câu chuyện của hai người — Em nghĩ chả có gì phải lấn cấn cả. Hai tháng đầu, thấy im im, mình còn hy vọng ở thiện chí của nó. Gần đây thì chả còn hy vọng nữa rồi. Pháo trăm linh lăm của nó ở cầu sông vẫn bắn ào ào vào hậu cứ của mình. Phải bịt miệng nó lại là đúng quá rồi.

        — Cậu chỉ được cái anh hùng rơm ! —  Tiếng Tùng lém, cậu ta đã bò ra, lén nghe câu chuyện của mọi người từ lúc nào — Nó bắn thây kệ nó. Mình im, mình chấp hành, mới có cơ sở đấu tranh với nó được, chứ vài quả pháo khiêu khích, đã trả đũa, nó càng có cớ làm tới !

        Hưng đã thấy nong nóng bên thái dương. Anh quay lại, nói nhỏ, nhưng rít lên.

        — Nó làm tới í à. Mình đánh tới. Không mu mơ gì với nó cả. Không đánh cho mạnh thì đừng có hòng hòa bình, hiệp định gì hết.

        — Đã đành vậy ! — Tùng chữa — Nhưng tớ nghĩ là mình phải kiên trì, phải từ từ.

        Trung đội phó Chẹt ôn tồn :

        — Sáu tháng nay mình đã kiên trì bảo vệ hiệp định rồi đó. Nhưng trên nhận định rõ rằng : Thằng địch không chịu thi hành những điều khoản đã ký kết. Mình ở đây, không quan sát được diễn biến chiến sự toàn miền, theo thông báo của trên thì ngay sau khi hiệp địph ký, còn chưa ráo mực nữa, thằng địch đã xua quân ra xâm lấn vùng giải phóng, ở ngoài khu năm, ta đã tổ chức đánh quy mô lớn, trừng trị chúng, tiếp tục giành đất, giành dân.

        — Thì em có ý kiến gì đâu, em chỉ nghĩ là... Tùng chưa nói dứt câu thì có lệnh hành quân. Chẹt, Tân, Hưng, Tùng cùng đứng dậy. Trung đội phó vỗ vai Tùng :

        — Đánh, chú em ạ. Phải đánh vào tận sào huyệt của chúng mới mong có hòa bình thật sự ! Anh bóp mạnh bàn tay vào vai Tùng, rồi vượt lên trước.

        Hưng đổi pháo cho Quỳ. Khẩu đội tiếp tục hành quân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 10:07:53 pm »


*

*       *

        Rừng già lùi lại phía sau. Con đường mòn sáng dần ra. Hàng quân đi vào đoạn rừng lúp xúp. Bỗng, tầm mắt chiến sĩ mở rộng ra. Sình lầy ! Con lộ mười bốn hiện ra trước mắt họ. Trung đội phó đi ngược trở lại. Vừa đi, anh vừa nói nhỏ với từng người.

        — Kiểm tra lại mang vác, chuẩn bị vượt sình.

        — Nhớ là bí mật. Hết sức bí mật, đi thưa, thật thưa ra.

        — Tốt nhất là cởi quần dài, buộc vào bồng, tháo dép ra. Qua bên kia lộ, tiếp tục đi thật nhanh một đoạn nửa, mới được dừng lại, dồn đội hình.

        Phía trước, đội hình trung đội, bắt đầu vượt sình. Tiếng nước khua loẹt xoẹt. Có tiếng ai đó rít qua kẽ ràng :

        — Khẽ chứ, muốn ăn pháo hả ?

        Tùng xắn cao ống quần, xốc lại quai bồng, chuyên cái chân pháo sang vai trái, tay phải cầm cây gậy chống. Anh đặt chân xuống nước. Một cảm giác ớn lạnh chạy ngược lên người anh. Bàn chân anh lún sâu xuống lớp bùn nhão nhoẹt, bọt nổi lên sàu sàu. Cỏ ba lá cứa vào chân ran rát. Đàn muỗi bay vo vo, dập cả vào mặt, vào tay anh. Chúng bu vào đùi anh, cắn. Mặc xác chúng. Cũng chẳng còn hở tay nào mà đuổi. Ra đến giữa sình, bàn chân Tùng vẫn rê rê trên lớp bùn loáng, đặt bước. Bỗng chân phải anh nhấn xuống một cái vũng bùn loãng xẹt, người anh mất thăng băng, nhao đi. Anh cố gượng, nhưng không được, cả người anh nhào xuống nước. “Chết cha” — Tùng vừa thoáng nghĩ, vừa gượng đứng dậy. Toàn thân anh ướt sũng. Nước từ vành mũ, từ mặt, từ cánh tay anh nhỏ xuống tong tong. May mà cái bồng trên lưng anh may bằng vải bạt tráng nhựa, chứ không thì ướt sạch. Tiểu đôi trưởng Tân bước nhanh tới. Không kìm được sự nóng nảy, giọng anh rít lèn :

        — Đã dặn đi dặn lại là phải cẩn thận... Coi kỹ lại, có rơi cái gì không ?

        Tùng tiếp tục đi. Đến chân lộ, anh vin tay vào cành cây, bước lên bờ. Anh đảo nhanh mắt qua hai bên, rồi cúi lom khom, bước vội trên lớp đá lổn nhổn. Những cục đá đâm vào gan bàn chân để trần của anh, đau nhoi nhói. Cái cảm giác bất chợt một viên đạn từ đầu kia hay đầu này, bay vút tới, cắm phập vào thái dương anh, làm anh co người lại. Anh bước vội sang bên kia đường. Lại cái cảm giác ngay bên kia, trong đám lá tơi nhờ nhờ, ổ phục kích của địch đã nằm sẵn, chờ đợi. Bỗng chốc những vệt chớp sáng xanh lét. Anh còn chưa kịp nghe thấy tiếng nổ, những viên đạn nhọn hoắt, nóng bỏng, đã thi nhau cắm phầm phập vào người anh... Anh bỗng thấy ớn lạnh, gần như run lên. Con đường mòn và cánh rừng lúp xúp đã tạm thời che chở cho anh. Anh bước nhanh vào trong rừng, cảm thấy như người vừa thoát nạn, anh vừa thở hổn hển, vừa sải những bước thật dài cho kịp đội hình phía trước của khẩu đội.

        Đại đội dừng lại, dồn đội hình. Tùng quăng ngay cái chân pháo đánh phịch xuống gốc cây, làm Hưng phải rít lên :

        — Cậu khùng đấy à, khẽ chứ ! Chợt nhận ra Tùng bị ngã, ướt như chuột. Hưng đứng dậy, đến bên Tùng.

        — Cởi ngay quần áo ra, mình giúp một tay, vắt sạch nước đi. .

        Rồi chẳng đợi Tùng phản ứng, Hưng đã cởi những cái nút áo, lột cái áo ra khỏi người Tùng. Tùng đứng im, dơ tay lên, như đứa trẻ được người lớn thay đồ.

        Cắt ngang con đường mòn, đội hình hành quân bước vào rừng. Lớp lá dưới chân lạo xạo, các chiến sĩ bám theo những thân cây như ngón tay được trinh sát bẻ gâp xuống, làm dấu. Cánh rừng lúp xúp, thỉnh thoảng xen những vạt cỏ tranh, nên trời sáng. Những làn gió trên trảng cỏ ùa vào người, mát rượi. Một sợi dây rừng mắc vào cái cần khóa nòng, kéo khẩu pháo giật lại làm Hưng xuýt vập vào đuôi pháo. Quỳ với tay lại gỡ cái dây, nhưng không được, dây rợ lăng nhằng, Quỳ vừa văng tục, vừa hạ khẩu pháo xuống.

        Đến bờ suối.

        Chỉ còn cách vài trăm mét là tới Chốt cầu của địch. Khẩu đội phải lội qua con suối rộng, nhưng về mùa khô, nước chỗ sâu nhất chỉ quá đầu gối. Qua suối, men theo bờ dốc thẳng đứng, các chiến sĩ đi xuội.

        Bỗng trên không vang lên hai tiếng nổ bục bục. Pháo sáng ! Các chiến sĩ vội nép mình vào thành dốc dựng đứng, chân ngâm trong nước. Phúc chốc, toàn vùng sáng rừng rực. Những quả pháo sáng từ căn cứ địch vẫn thi nhau bay lên, vỡ ra, chói sáng. Quả trước chưa rơi xuống tới mặt đất, quả sau đã bay lên. Không gian quanh chốt cầu sáng trưng, tường chừng con chồn chạy trong vườn chuối ở trên lộ cũng có thể nhìn thấy được. “Bị lộ chăng ?” ý nghĩ ấy thoáng chạy trong óc trung đội trưởng Thỉnh, nhưng anh lại nhanh chóng tự trả lời “không lẽ nào”. Sương xuống ướt vành mũ, các chiến sĩ vẫn đứng, như dán lưng vào thành dốc. Pháo sáng địch tắt. Khẩu đội trường Tân thở phào.

        — Nhanh lên, đến chạm con suối cạn thì rẽ vào, ngược lên vườn chuối.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2021, 03:26:07 pm »


        Đội hình khẩu đội vừa vào đến vị trí chiếm lĩnh trận địa thì pháo sáng địch lại vọt lên. Từ đó, không lúc nào trên trời tắt ánh pháo sáng. Không thể ngược vào rừng cắt gỗ, làm hầm được, các chiến sĩ phải khoét hàm ếch vào thành con suối cạn, làm công sự. Những chiếc xẻng cá nhân được rút ra khỏi bó đạn, họ phải nằm xuống lòng suối cạn mà nhấn lưỡi xèng vào thành suối. Mọi cử động của họ đều phải hết sức tiết kiệm trước cái sáng vằng vặc của pháo sáng địch.

        Tổ pháo đặt pháo lên bờ suối. Ở đây, dưới ánh pháo sáng. Hưng đã nhìn thấy rõ lô cốt đâu cầu, và thấp thoáng những mái tôn trong tung thâm chốt dịch.

        Có tiếng ỳ ỳ từ xa. Tiếng động rõ dần. Phúc chốc, tiếng động cơ máy bay vang lên. Một chiếc C130 đen sì, to như con trâu, lượn vòng quanh căn cứ. Vòng lượn của chiếc máy bay lớn dần ra. Tiếng kêu vo vo, nghe rờn rợn như tiếng gầm gừ của thần chết trên đầu các chiến sĩ. Bỗng có tiếng nổ. Những thùng đạn hai mươi ly tới tấp lao xuống, nổ lục bục trên mặt đất. Chiếc máy bay vẫn vòng lượn, vãi đạn xuống cánh rừng thưa xung quanh chốt. Trên ấy, khẩu tám lăm nòng dài của ta đang triển khai trận địa. Các chiến sĩ chui vội vào những công sự hàm ếch, nông chèn. ..

        — Cắc pùm ! một quả rốc két trên máy bay phóng xuống. Tiếng nổ đanh tai. Khói bốc lên mù mịt, khét lẹt. Quả rốc két đã phóng trúng hầm Tác. Chiếc máy bay bay qua đầu, anh em nhào tới, Tác đã tắt thở. Người anh bị mảnh đạn găm be bét, cháy xém. Các chiến sĩ dứng lặng trước người chiến sĩ trẻ nhất khẩu đội, mới về đơn vị gần một năm nay. Tùng thấy ớn lạnh ở sống lưng khi vuốt mắt cho người đồng đội thân yêu của mình.

        Tạm thời phải gói tử sĩ lại, đặt trong công sự, chờ vận tải của tiểu đoàn xuống, mang ra.

        Mờ sáng ! Hai phát pháo hiệu từ trong rừng su bay vọt lên, báo hiệu lệnh tiến công căn cứ địch bắt đầu. Những quả đạn 105 và 85 ly trên đồi xé toạc không khí, lao qua đầu đội hình bộ binh, nổ tung vào căn cứ địch. Sau một đợt cấp tập, lệnh xuống, khẩu ĐK diệt ngay lô cốt đầu cầu. Hưng nhảy vào vị trí ngắm bắn. Tùng nạp đạn. Quả đạn xé không khí, nổ tung vào cái lô cốt đắp bằng bao cát trên mặt lộ. Bắn xong ba quả đạn, tổ pháo lại nhảy xuống lòng suối, chờ lệnh. Các cỡ pháo bắn thẳng của ta đặt trên đồi, vẫn tiếp tục dộng vào căn cứ địch.

        Trời sáng rõ. Từ trận địa khẩu ĐK, các chiến sĩ đã nhìn rõ từng lô cốt địch bố trí hai bên đầu cầu và hai bên mép lộ. Chiếc lô cốt đầu cầu đã bị bắn sập. Bọn địch chắc đã chạy cả về tung thâm. Khẩu ĐK 106,7 của chúng vẫn bắn ra cấp tập. Các cỡ súng của địch thi nhau nhả đạn.

        Hai giờ đồng hồ liền, đại đội tám bộ binh không lên được. Tình hình diễn ra không thuận lợi như dự kiến, Trung đoàn quyết định xử dụng tối đa hỏa lực kìm chặt bọn địch trong căn cứ, chuẩn bị đến xế chiều sẽ xung phong. Khẩu đội ĐK của Tân được lệnh thỉnh thoảng bắn vài quả vào tung thâm. Đại bác của ta trên đồi thay nhau “Cầm canh” vào chốt địch.

        Mặt trời lên cao. Nắng đổ lửa xuống trận địa. Tiếng súng con trong căn cứ địch thưa dần. Có lúc lặng đi. Hưng lấy cơm nắm ra, Quỳ, Tùng và Hưng ăn cơm. Hương cắn những miếng cơm nắm to, nhai ngon lành. Con cá khô kho mặn, tưởng cứng lưỡi, Hưng vẫn thấy ngọt. Quỳ xoa hai bàn tay vào nhau, lấy dao xắt nắm cơm.

        — Ẳn, Tùng — Quỳ vừa giục Tùng, vừa đưa lát cơm lên miệng.

        Tùng cầm lát cơm Quỳ đưa, cắn một miếng. Miếng cơm khô khốc. Tùng nhai chệu chạo. Thi thể Tác hiện ra trước mặt Tùng, làm miếng cơm chợt tắc ở cổ họng. Anh nhắm mắt lại, gắng nuốt. Phải vất vả lắm anh mới nuốt được vài miếng cơm. Tùng vẫn nổi tiếng là tay ăn khỏe trong khẩu đội. Hồi còn hành quân trên Trường sơn, một ăng-gô cơm nén thật chặt, một nhúm ruốc mặn, nhưng chỉ sau lần giải lao đầu tiên, Tùng đã làm bay quá nửa. Số còn lại, phải bóp mồm, dành cho lúc về gần tới cứ, mới dám ăn.

        Quỳ đưa thêm cho Tùng lát cơm nữa, Tùng lắc đầu.

        Ăn xong, các chiến sĩ chui vào công sự nghỉ. Pháo vẫn bay xoẹt xoẹt trên đầu, nổ lục bục trong chốt. Trận địa phơi ra dưới cái nắng hầm hập. Mồ hôi tóa ra, nhễ nhại, Tùng năm dán lưng vào thành công sự. Đất mới đào, còn ẩm, cảm thấy man mát. Tùng với cái mũ mềm, đặt lên mặt. Ở hầm bên cạnh, Hưng đã thở đều. Trông Hưng ngủ vô tư, ngon lành, như là chả phải cậu ta đang nằm ở trận địa, mà cái ác liệt chết chóc của chiến tranh chỉ cách gang tấc. Quỳ ngồi trong lùm cây bên cạnh pháo, cảnh giới. Anh chàng quê chính gốc đất cảng này, lại chẳng có dáng dấp con nhà phố tí nào. Hiền đến hơi đần, ấy là bọn thằng Tác hay trêu cậu ta vậy, chứ Quỳ chả “cù lần” tí nào. Ở cứ, hắn là tay đầu tiên đặt “nền móng” cho quan hệ giữa đại đội với cơ quan của Quận ở bên kia suối. Bên ấy có mấy cô gái rất mê hắn. Mà hắn cũng có hoa tay đấy. Có công chuyên, hội họp gì, cần trang trí là bên địa phương cử người qua đơn vị chủ lực nhờ hỗ trợ. Quỳ sang liền, và lần nào hắn ta cũng làm vừa lòng “đội bạn” kể cả khi được nhờ trang trí hộ đám cưới.

        Thời gian trôi qua chậm chạp. Ông mặt trời như lì lợm, đứng yên tại chỗ, không chịu bước qua bên kia, ung dung ném xuống mặt đốt cái nắng quái ác.

        Hưng đã lên cảnh giới thay cho Quỳ. Tùng vốn không sao chợp mắt được. Hai mí mắt cứ dim dip lại thì hình ảnh Trung lại hiên lên, căng mắt Tùng ra... Người ta sinh ra, lớn lên, mười mấy, hai chục năm trời, thật chật vật gian nan, vậy mà chỉ sau một tiếng nổ, nguời ta đã có thể ra đi. Thật dễ, thật nhanh, cũng thật nhẹ nhàng. Một cái đầu đạn, một mảnh pháo... hết !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM