Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:41:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình báo vô tuyến điện tử  (Đọc 6636 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2021, 03:56:03 pm »


        Bốn giả thiết rưỡi

        Bởi vì rất khó có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi làm thế nào chiếc máy bay 007 lại bay chệch đường bay, nên phải xem xét tất cả những lời giải thích. Bốn giả thiết đã được đưa ra:

        Chiếc 007 bị bay chệch đường một cách ngẫu nhiên;

        Các phi công cố ý thay đổi đường bay để tiết kiệm nhiên liệu;

        Các đơn vị phòng không Liên Xô cố ý làm máy bay bay chệch đường bằng cách gây nhiễu điện tử cho máy móc dẫn đường trên máy bay;

        Đây là chuyến bay do thám.

        Vậy ta hãy xét xem, do ngẫu nhiên ư? Tồn tại mấy phương án của giả thiết sai lầm ngẫu nhiên khi sử dụng các hệ thống dẫn đường trên chuyến bay 007. Thực tế, chí có một vấn đề đáng lưu ý là các phi công hoàn toàn không sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, còn máy bay thì được máy tự động lái điều khiển theo hướng bay 2460 đã đặt từ lúc cất cánh và sau đó các phi công đã quên tắt nó đi. Xác suất sai lầm này là cực nhỏ. Bác bỏ phương án này là những bối cảnh bí hiểm khác: việc nạp nhiên liệu thừa không thể giải thích, những thay đổi tốc độ kỳ lạ của các máy bay 007 và 015, cũng như việc phớt lờ các tín hiệu của các máy bay đánh chặn Liên Xô.

        Tiết kiệm nhiên liệu chăng? Giả thiết này cho rằng, các phi công cố ý rút ngắn đường bay để tiết kiệm nhiên liệu. Điều đó xuất phát từ thực tế của hãng hàng không KAL sử dụng biểu giá rẻ hơn các đối thủ chính và danh tiếng “cao bồi trên trời” của các phi công của mình không thật câu nệ các luật lệ vận tải hàng không. Trên thực tế, giả thiết này không đứng vững trước những ý kiến phản bác. Nếu như hãng hàng không KAL có làm chuyện gì đó như thế thì cũng không làm trên đường bay này bởi vì nó quá mạo hiểm. Và cuối cùng thì người ta nạp thừa 5 tấn nhiên liệu để làm gì?

        Phải chăng là do nhiễu điện tử? Giả thiết này cho rằng, phòng không Liên Xô đã sử dụng chùm tia điện tử có thể thiết đặt lại hệ thống dẫn đường quán tính của máy bay sao cho hệ thống này “nghĩ” rằng, máy bay vẫn bay đúng hướng trong khi nó đã bay chệch hướng. Như vậy, người ta phỏng đoán Liên Xô có một loại máy nào đó có thể ở cách xa hàng ngàn kilômét loại bỏ các chương trình đã nạp vào các máy tính công suất lớn và thay thế chúng bằng số liệu hoàn toàn khác mà không ai có thể phát hiện. Khoa học hiện đại bác bỏ khả năng này và hơn nữa lại có những câu hỏi: tại sao tổ lái phớt lờ thông tin của la bàn, các tín hiệu của các mốc vô tuyến và cảnh báo của các máy bay đánh chặn Liên Xô?

        Lẽ nào lại là chuyến bay do thám? Chỉ còn một phỏng đoán rằng, 007 thực hiện nhiệm vụ do thám, ở đây có hai phương án.

        1. Bàn thân máy bay 007 tiến hành hoạt động do thám bằng các camera và sensor đặc biệt được trang bị.

        2. Máy bay này giữ vai trò thụ động là chí “kích hoạt” hệ thống radar Xô-viết để các phương tiện tình báo vô tuyến điện tử của Mỹ ghi lại các thông số hoạt động của radar Liên xô.

        Kịch bản 1 có vẻ ít có khả năng hơn so với kịch bản 2. Các máy bay do thám Mỹ thường khiêu khích các phương tiện vô tuyến điện tử ở biên giới bố trí dọc theo bờ biển Kamchatka và Sakhalin. Nhưng họ muốn do thám sâu hơn.

        Trong vụ này, rõ ràng còn có cả tính toán chính trị nhất định. Chính vào thời đó, chính quyền Reagan đang đi tìm chứng cớ cáo buộc Liên Xô “vi phạm" hiệp ước phòng thủ chống tên lửa. Theo các cơ quan gián điệp Mỹ thì 007 có thể tìm ra chúng. Để xâm nhập sâu kiểu này thì sử dụng máy bay hành khách dân sự có nhiều ưu thế lớn bởi vì nếu bị phát hiện thì việc phái hạ cánh theo lệnh xuống sân bay nước khác chẳng có nguy hiếm gì. (Hoàn toàn có khả năng cơ trường Choon đã không chấp hành chỉ thị đối với anh ta tuân lệnh bất hạ cánh khi có tình huống đó xảy ra. Nếu vậy thì đó là do tính cách của một kẻ mạo hiểm như anh ta). Tại sao chính hãng KAL và chuyến bay 007 của hãng này được chọn cho nhiệm vụ này? Phải có những phi công phù hợp - đó đúng là các phi công lái chiếc 007. Phải có các thành viên tổ lái dự bị cho tình huống không lường trước. Cũng đã có những người đó. Thật là tiện khi sử dụng một máy bay khác bay gần để làm trạm trung gian chuyển thông tin liên lạc. Điều đó ngăn cản các điều phái viên mặt đất nghi ngờ là có chuyện không ổn. Và như chúng ta đã biết chuyến bay 015 đã bay gần chuyến bay 007. Trong những tình huống khẩn cấp, máy bay phải cơ động và tăng tốc đột ngột. 007 bay dưới mức tải, với ít hành khách hơn và có nhiên liệu thừa - tất cả điều đó đáp ứng nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:07:40 pm »


        Còn có một giả thiết đáng lưu ý nữa cho thấy chưa thể đánh dấu chấm hết cho những bí ẩn của chuyến bay 007. Nhà bình luận quân sự Nhật Akio Yamakawa trong một cuộc họp báo do hội điều tra sự thật về sự cố với máy bay khách Hàn Quốc KAL-007 tổ chức đã tuyên bố rằng, ngay từ đầu ông đã chú ý tới việc trên các băng ghi âm đàm thoại trên không mà các đại diện Cục Phòng vệ Nhật cung cấp thì quân đội Mỹ đã biết rõ chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã bay cạnh chiếc KAL-007 ít nhất trong 8 phút trước khi máy bay này bị chặn đánh. Tuy nhiên, Tổng thống Reagan, trong tuyên bố đầu tiên của mình, đã khẳng định chiếc RC-135 chỉ bay gần chiếc máy bay vi phạm ngay vào lúc đầu chuyến bay, còn 1 giờ trước thảm hoạ, đã quay về căn cứ của mình ở Anchorage. Sau này, băng ghi đã được giải mã, văn bản được chuyển cho Liên Hiệp Quốc và đăng trên báo chí, nhưng nhiều đoạn đàm thoại  không hiểu sao đã biến mất. Viên phi công của chiếc RC-135 đã phải hiểu là với đường bay đó, chiếc máy bay Hàn Quốc đang đi đến cái chết chắc chắn, nhưng không hề cảnh báo nó về điều đó.

        Người ta còn ngạc nhiên hơn với việc mặc dù phi công Không quân Liên Xô vào lúc 18 giờ 26 phút 20 giây đã báo cáo diệt được chiếc máy bay vi phạm, nhưng 39 giây sau, từ máy bay 007, người ta vẫn bình tĩnh báo cáo với đài kiểm soát Tokyo: “Báo cáo đài Tokyo. Đây là chuyến bay 007 của Hãng hàng không Hàn Quốc”.

        Bị khêu gợi trí tò mò bởi những điều mâu thuẫn, sự im lặng và vô số những khác biệt trong những khẳng định của các bên hữu quan, một cựu thủy thủ và phi công Pháp Michel Bren đã đưa ra giả thiết máy bay bị máy bay đánh chặn Liên Xô bắn rơi vào lúc 18 giờ 26 phút không phải là máy bay chở khách của Hàn Quốc. Bren đã làm một việc thật to lớn nhằm nghiên cứu các tài liệu và kế hoạch bay được công bố, tiến hành các cuộc tìm kiếm tại chỗ xảy ra thảm hoạ và thẩm vấn những người chứng kiến. Câu chuyện có thể có vẻ đúng là tưởng tượng nếu Bren đã không có trước vô số lời bảo đảm và không thu hút được sự chú ý của các nhà hoạt động nổi tiếng chẳng hạn như các thượng nghị sĩ Kennedy và Nann, những người từng gửi yêu cầu về vấn đề này cho ngoại trưởng Mỹ. Khi nghe băng ghi âm các cuộc đàm thoại trong khu vực của Liên Xô do Mỹ và Nhật công bố, Bren đã phát hiện ra là trong khi 007 tiếp tục hành trình của mình không phù hợp với kế hoạch bay, trong khu vực này đã diễn ra một số trận không chiến và có ít nhất 3 máy bay bị bắn rơi. Như vậy, chiếc máy bay hành khách dân sự đã nằm trong quỹ đạo một vụ khiêu khích quy mô lớn với mục đích chính trị hoặc do thám.

        Theo các số liệu của Bren, chiếc RC-135 đã ở gần chiếc 007 khi máy bay này bay trên Sakhalin (điều đó cũng trùng với tuyên bố của Yamakawa), còn băng ghi âm có lược gián được giao cho Nghị viện Nhật khi hết thời hạn 22 tháng, ghi hai băng ghi âm liên lạc giữa các chuyến bay 007, 015 và 050 diễn ra tương ứng 17 và 44 phút sau thời điểm phỏng đoán xảy ra thảm kịch! Ngoài ra, Bren nhận xét rằng, các mảnh xác chiếc Boeing 747 đã được tìm thấy 8-9 ngày sau khi nó rơi xuống bờ biển Hokkaido, phía Bắc đảo Honsiu, cách đảo Monneron khoảng 200 dặm. Các dòng chảy hải dương trong vùng chạy từ phía Nam lên phía Bắc, do đó không thể có mảnh xác ở phía Nam Sakhalin. Điều đó đã được Phó Đô đốc Nhật Konomu, người mà chính vì nguyên nhân này đã không tin là 007 có thể rơi gần Sakhalin, khảng định trong cuộc trao đổi với Bren.

        Thế thì các mảnh xác máy bay do Nga, Mỹ và Nhật thu được ở gần đảo Monneron thì sao? Theo Bren và cơ quan bảo vệ bờ biển Nhật, chúng là của các máy bay “không phải Xô-viết”, điều thể hiện ở thành phần vật liệu của một số mảnh xác (bằng titan như của máy bay SR-71) có in chữ tiếng Anh. Như vậy, đã có mấy mục tiêu bị bắn rơi chứ không phải một. Tuy vậy, Liên Xô thừa nhận là họ đã bắn rơi 1 máy bay, còn các ngư dân Nhật thì nhìn thấy nó rơi xuống biển vào thời gian đã nêu. Và chính tại đây. Bren đã đưa ra một giả thiết hoàn toàn bất ngờ. Theo ông ta, máy bay bị bắn rơi là chiếc RC-135, ý kiến này được sự ủng hộ của thiếu tá hải quân N. Fedoseyev, người mà ngày 1 tháng 9 năm 1983 đã tham gia thực hiện nhiệm vụ vớt các mảnh xác của chiếc máy bay ở vùng đảo Monneron. Mùa xuân năm 1991, phóng viên Nhật Akiro Kato, người có họ hàng mất mạng trong chuyến bay này, đã tìm ra Fedoseyev ở Riga và yêu cầu ông kể lại tất cả những gì ông đã thấy và biết. Đây là điều anh ta nghe được: “Nổi trên mặt nước có nhiều thứ: vỏ máy bay, quần áo, giày dép trẻ em, nam giới, phụ nữ, giấy tờ. Thời tiết rất tốt: trời nắng, gió lặng sóng yên. Mọi vật trôi nổi trong bán kính 1-1,5 dặm. Tôi không thấy tử thi. Tôi sẽ nói điều chính yếu mà ông Kato và tôi quan tâm. Trên mặt nước không chỉ không có các tử thi và mảnh xác người mà cà không có dấu máu. Tôi nói với ông Kato rằng, thậm chí rứa con cá nhỏ trong nước, ta cũng thấy có cả vũng máu lớn. Dòng chảy trong vùng không có. Cũng khỏng có tin tức từ bộ đội biên phòng trên bộ là có các từ thi nào đó bị sóng đánh vào bờ. Gió thì có mà như tôi đã nói là thuận, tức là về phía Sakhalin. Còn khi Akiro Kato nói với tôi rằng, cả các thợ lặn xuống nghiên cứu dò tìm chiếc máy bay dưới đáy biển cũng phát hiện ra xác người thì tôi hiểu là chiếc Boeing không hề chở hành khách hoặc gần như không có khách”.

        Vậy điều gì đã xảy ra với chiếc Boeing của Hàn Quốc? Theo ý kiến của Bren thì nó đã bị bắn rơi muộn hơn trong lúc hỗn loạn gây ra bởi trận không chiến và lẫn lộn với các máy bay quân sự trên vùng Sakhalin. Có nghĩa là đã có sai lầm tương tự như sai lầm đáng giá bằng mạng sống của các hành khách chiếc Airbus của Iran bị chiếc tuần dương hạm của Mỹ bắn rơi trên vùng vịnh Persique. Nhưng sau đó, người ta đã làm mọi cách để “bao biện” cho sai lầm này.

        Trong khi phải thừa nhận đóng góp của CIA vào sự phát triển của tình báo vô tuyến điện tử, cần phải lưu ý rằng, trong nửa cuối thập niên 1980, vai trò của cơ quan tình báo chủ yếu của Mỹ trong lĩnh vực này đã sút giảm đáng kể, trong khi ảnh hưởng và hoạt động của “em út” của CIA là NSA lại gia tăng. Bởi vậy, toàn bộ câu chuyện tiếp theo về tình báo vô tuyến điện tử có liên quan đến NSA.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:08:28 pm »

     
        NHỮNG BÍ ẨN CỦA NSA

        Con người có đầu ở bên trên là để không đi chổng chân lên trời
K. Prutkov. “Những trước tác”           

        Giải pháp thỏa hiệp

        Khu nhà bố trí đại bản doanh NSA nằm ở quãng giữa Baltimore và Washington, tại một thị trấn có tên Fort Meade. Giáp với khu nhà là khu đất rộng 1.000 hecta. Cho đến đầu thập niên 1980, trên khu đất này có 3,5 ngàn người sinh sống và thêm số người đông hơn thế 15 lần hàng ngày đến đó để thực thi công vụ. Tại đây có dịch vụ giao thông riêng, cảnh sát riêng, có thể cắt tóc, gội đầu, đăng ký thẻ thư viện, đến khám bác sĩ, thậm chí có cả xưởng thu truyền hình. Hiển hiện rõ ràng mọi tiêu chí của một thị trấn Mỹ nhỏ, nhưng thực ra có một khác biệt căn bản: trước khi ngồi vào ghế cắt tóc hay cởi đồ trong phòng khám của bác sĩ, người ta phải trải qua công đoạn kiểm tra dài nhiều tháng, khai mấy chục bản khai, kiểm tra trên máy phát hiện nói dối, ký nhiều loại giấy tờ cam kết không được tiết lộ các tin tức liên quan đến NSA ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh.

        Nơi toạ lạc của NSA được chọn không phải ngẫu nhiên bởi vì nhân viên của cơ quan chính phủ này là những công chức không bình thường. Đó là “tinh hoa" của các cộng đồng kinh doanh và khoa học Mỹ. Nhiều người trong số họ đã bị lôi kéo đến từ những chức vụ cao trong ngành công nghiệp hoặc các vị trí học thuật danh giá. Không phải vô lý mà người ta cho rằng, thậm chí chỉ cần 10% tổn thất nhân viên của NSA do bị đuổi việc hay chiến tranh cũng là thảm hoạ đối với đất nước. Bởi vậy, khi đặt ra vấn đề chọn chỗ xây dựng một khu nhà duy nhất cho NSA đã xuất hiện cả đống vấn đề buộc những nhà sáng lập NSA phải suy nghĩ không ít.

        Việc quy về một mối các cơ quan mã thám Mỹ vẫn phân tán cho đến lúc đó làm gia tăng khả năng bị tổn thương khi bị đối phương tấn công. Đó là nhược điểm. Nhưng nếu bố trí nó gần các tòa nhà của Bộ Ngoại giao và bộ máy tống thống Mỹ lại giúp cho thông tin tình báo do NSA thu được chuyển đến đó được nhanh chóng hơn. Đó là ưu điểm. Trong khi đó, điều hiển nhiên là đòn đánh hạt nhân đầu tiên đối phương sẽ nhằm trước tiên vào các giới chức cao cấp nhất của chính quyền Mỹ và cả NSA cũng bị loại khỏi vòng chiến. Thêm một nhược điểm. Tuy nhiên, việc bố trí NSA ở xa các cơ quan chính phủ và nói chung xa các thành phố lớn cũng tạo ra khó khăn về nhân lực. Sau những suy tính kéo dài, NSA đã chọn một giải pháp thỏa hiệp: bố trí NSA không gần sát thủ đô, nhưng cũng không xa quá.

        Nói tóm lại, chào mừng đến với Fort Meade! Tìm ra sào huyệt tình báo vô tuyến điên tử Mỹ này không khó. Chỉ cần đi từ Washington theo đường ôtô đi Baltimore, tại cây số 53 rẽ phải, ngay sau tấm biển chỉ đường “NSA” và lời cảnh báo rằng “Chỉ cho phép nhân viên đi từ đường lớn đến Fort Meade”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:08:51 pm »


        “Con voi trắng”

        “Sản phẩm” chính của NSA là các tài liệu tin tức giành cho ban lãnh đạo đất nước và các cơ quan tình báo Mỹ. Tham gia thu thập những tài liệu này đồng thời có một số cơ quan và đơn vị của NSA. Bởi vậy để bảo đảm cho hoạt động nói chung của NSA được hiệu quả, điều quan trọng sống còn là bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các bộ phận cấu thành của nó.

        Công tác tổ chức chuyển phát tài liệu qua lại trong nội bộ NSA có thể ví như hệ thống tuần hoàn của con người. Giống như các mạch máu lan khắp cơ thể con người, những con đường chuyển tin đi qua tất cả các bộ phận của cơ thể rối rắm của NSA. Việc chuyển tài liệu từ đầu này khu nhà đến đầu kia chiếm không quá 14 phút. Việc sử dụng hệ thống chuyên công văn/tài liệu bằng khí nén đã giảm thời gian này xuống còn 90 giây. Các nhân viên NSA còn có hệ thống liên lạc điện thoại được bảo mật chống nghe lén.

        Trong số những điều kiện mà người ta tạo ra cho các nhân viên ở NSA chiếm một vị trí quan trọng là bộ phận ấn loát - thuộc loại hiện đại và mạnh nhất của chính phủ Mỹ. Chỉ cần nói rằng, riêng máy in của nhà in này đã có công suất 1 triệu bản/năm. Không có gì đáng ngạc nhiên là do khả năng to lớn thế nên một vấn đề hóc búa với NSA là lưu trữ và tiêu hủy các tài liệu cũ in trên giấy.

        Kho lưu trữ NSA chứa hàng triệu kilômét băng giấy in nội dung chặn thu. Để lưu trữ nó phải xây dựng một nhà kho đặc dụng được điều hòa nhiệt độ và độ ẩm. Những số liệu năm 1980 cho thấy NSA đã bảo mật trung bình 50-100 triệu tài liệu/năm. Trong các tài liệu này, có nhiều thông tin mật hơn trong các tài liệu của quân đội, CIA, Bộ Ngoại giao và tất cả các bộ ngành chính phủ khác của Mỹ gộp lại. Trung bình phái tiêu hủy gần 40 tấn giấy tờ mật/ngày.

        Khi tìm giải pháp cho tình trạng đó, NSA đã thử biến những giấy tờ không cần thiết thành bột nghiền nhỏ. Sau đó, bột này được đóng vào túi nylon và gửi đến nhà máy giấy carton. Nhà máy này ở cách khá xa Fort Meade nên gây khó khăn cho việc vận chuyển. Thêm vào đó là không phải tất cả các loại giấy được sản xuất với quy mô khổng lồ để thỏa mãn nhu cầu của NSA đều thích hợp để làm carton. Bởi vậy, người ta đã xây dựng thêm một nhà kho phụ rộng 2 ngàn mét vuông để cất giữ giấy loại không thể “tái chế” mà phải đốt.

        Bị ngập đầu trong “biển” giấy, NSA đã phải đặt hàng cho một tập đoàn sản xuất phương tiện kỹ thuật tiêu hủy rác. Năm 1972, tập đoàn này đã trình diễn cho các quan chức NSA một thiết bị tạm gọi là “Con voi trắng” - một chiếc máy có kích thước bằng ngôi nhà 3 tầng trị giá hơn 1 triệu đô la có khả năng đốt rác với tốc độ 6 tấn/giờ ở nhiệt độ khoảng 2000 độ c. Cũng giống như tại công viên giải trí của Mỹ Disneyland, nơi mà rác tích tụ được băng chuyền đưa tới máy đốt rác. NSA dự kiến sử dụng ống dẫn khí nén để vận chuyển rác đóng trong túi plastic. Nhưng có một điều “khó chịu” nho nhỏ: “Con voi trắng” không chịu làm việc như trông đợi. Thay vì chuyển đổi thành khí đốt và chất lỏng được dẫn bằng ống khí nén ra khỏi máy, rác thỉnh thoảng lại biến thành khối cứng giống như nhựa đường và phải dùng búa đập vụn để lôi ra khỏi bụng của “Con voi trắng”. Khi NSA cuối cùng cũng phải hủy hợp đồng thì máy này đã chạy thử được hơn 7 tuần và NSA đã trả 70.000 đô la của 1 triệu dô la đã ký theo hợp đồng. Cũng không phải ít.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:09:52 pm »


        Cựu đảng viên phát xít làm Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Mỹ NSA

        Trong những năm dưới thời Tống thống Dwight Dayid Eisenhower, lãnh đạo NSA hoàn toàn là các sĩ quan quân đội. Nhưng dưới thời J.F. Kennedy và sau đó thời L. Johnson, người ta có xu hướng từ bỏ nguyên tắc này. Để tổ chức công việc hiệu quả cho NSA sau những chấn động mà nó phái hứng chịu đầu thập niên 1960, đòi hỏi phái có những nhà lãnh đạo có nhãn quan cuộc sống rộng lớn và được đào tạo tốt về khoa học mà giáo dục quân sự không thể có được. Năm 1963, tiến sĩ Uzhin Furbini được cử làm Giám đốc NSA.

        Thượng viện Mỹ phê chuẩn bổ nhiệm này mà chẳng bàn tán hay gây khó dễ gì. Thực ra, tại phiên họp của uỷ ban Quân lực Thượng viện ngày 27 tháng 6 năm 1963, những cuộc chất vấn cận kẽ về hoạt động chính trị của ông ta trước khi di cư sang Mỹ năm 1939 đã phát hiện ra những tình tiết trong lý lịch khiến ỏng ta nổi bật trong số các giám đốc khác của NSA. Nhà khoa học này thản nhiên báo cáo với các thượng nghị sĩ rằng, ông ta không bao giờ có liên hệ với cộng sản bởi vì ông ta là thành viên của một tổ chức phát xít. Điều đó, tuy nhiên, không hề cản trở ông ta trong những năm chiến tranh thế giới thứ II với tư cách một chuyên viên tư vấn khoa học của Lục quân và Hải quân Mỹ ở châu Âu. đưa ra những lời khuyên giá trị nhằm làm thế nào đánh bại nhanh nhất những đồng chí cũ của mình trên bộ và trên biển. Sau chiến tranh, Furbini vào làm việc tại một phòng thí nghiệm các thiết bị hàng không và tham gia thực hiện các dự án chế tạo các hệ thống điện tử bí mật ở đó.

        Furbini nổi bật trên cương vị của mình tại NSA trước hết nhờ việc lập danh sách những vụ tiết lộ bí mật nhà nước Mỹ trên báo chí, truyền hình. Chiếm vị trí rõ nét trong danh sách này là những phát biểu công khai của Bộ trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, những người là cấp trên trực tiếp của Furbini.

        “Pat tai điện tử”

        Cho đến giữa thập niên 1960, NSA, theo diễn đạt hình ảnh của giám đốc khi đó của nó - trung tướng Marshall Sylvester Carter, người nổi danh trong giới gián điệp với cái tên Pat Carter - là “đứa con nuôi bị tất cả bỏ rơi”. Các giám đốc thay đổi nhau nhưng NSA vẫn phải gửi dòng điện mật mã được giải mã cho các nhà phân tích của CIA. Và mặc dù ban lãnh đạo NSA hiểu cặn kẽ các vấn đề tổ chức chặn thu và giải mã các bức điện mật mã thu được nhưng NSA vẫn thua kém CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ về khả năng phân tích và đánh giá giá trị của thông tin thu được. Trong các cuộc họp, hội nghị của cộng đồng tình báo Mỹ, các giám đốc NSA cảm thấy mình rất không thoải mái bởi vì họ không có thông tin đầy đủ về tình hình chính trị trên thế giới. Thể hiện rất rõ điều đó là câu chuyện về một chiến dịch của NSA bị đổ vỡ do sai lẫm trong cách diễn dịch thông tin do thám thu được. Việc đọc được nội dưng liên lạc cơ yếu vào cuối tháng 10 năm 1956 giữa London, Paris và Tel Aviv đã cho thấy Anh, Pháp và Israel đang chuẩn bị tấn công Ai Cập. Tuy vậy, NSA nghĩ tin này phi lý nên đã nhận định rằng, đây là nói về một âm mưu tinh vi nào đó nhằm gây chia rẽ trong quan hệ của Mỹ với những nước này. Các sự kiện sau đó ở Cận Đông đã cho thấy hết sự sai lầm của các kết luận đưa ra.

        Các nhân viên CIA thỉnh thoảng còn có được sự thỏa mãn tinh thần từ các bài báo về hoạt động và thành tích của cơ quan mình được đăng trên báo chí. NSA thì hoàn toàn bị quên lãng. Năm 1965, khi Marshall s. Carter trở thành Giám đốc NSA thì cũng chi có vài quan chức ở Washington biết đến sự tồn tại của NSA. Thậm chí ở Liên Xô, có lẽ người ta còn biết về NSA nhiều hơn. Trên tờ báo “Nước Nga Xô-viết” (Sovietskaya Russiya) đã đăng một bài báo trong đó tác giả gọi Carter là “Pat tai điện tử’. Trong bài báo có viết về khả năng của Carter tiên hành những công việc đen tối của mình theo nguyên tắc “tình báo viên nào càng bị ít người biết đến thì càng giỏi”. Vậy là Carter đã quyết định chấm dứt cái tình trạng đó của NSA, kể cả nếu để làm vậy ông buộc phải làm trái với những quan niệm của mình về hoạt động bí mật.

        Trong tờ khai lý lịch của Carter có Học viện Quân sự danh tiếng, nơi ông ta học về công binh, cũng như chức chỉ huy đơn vị phòng không thời chiến tranh thế giới thứ II. Trong những năm thời bình. Carter giữ chức cố vấn đặc biệt của ngoại trưởng, sau đó là phó giám đốc CIA1.

----------------
        1. Khi còn là học viên học viện quân sự, Carter chơi khúc côn cầu rất hăng, những năm trưởng thành, ông ta là một cổ động viên nhiệt thành của môn thể thao này. Năm 1962, ông ta trở thành chủ tịch Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế và ủy viên Uỷ ban Olympic.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:10:17 pm »

   
        Khi nhậm chức Giám đốc NSA và hơi đứng vững ở cương vị mới, Carter bắt đầu mời các quan chức có trọng trách của chính quyền Mỹ đến làm khách của mình ở Fort Meade và hy vọng bằng cách đó nâng cao vai trò của NSA. Những cố gắng đã không vô ích và vào năm 1968, Phó tổng thống Mỹ Humphrey đã đến thăm NSA (năm 1981, vị phó tổng thống lúc đó George Bush cũng đã làm điều tương tự). Humphrey đã đọc một bài diễn văn tại đây. Nội dung chính của nó là các nhân viên NSA làm công việc khó khăn, rất hữu ích, mặc dù không hy vọng có được sự đánh giá cao từ phía công luận. Theo lời vị phó tổng thống, ban lãnh đạo đất nước biết đến lao động của họ và đánh giá cao nó. Các nhà mã thám Mỹ ngồi trong gian phòng lim dim thỏa mãn với những lời tán tụng của Humphrey.

        Cần phái lưu ý cả chi tiết: Carter chủ ý không mời các quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ đến thăm NSA. Vấn đề là ở chỗ về chính thức NSA là một cơ quan hoạt động độc lập trong cơ cấu của Bộ Quốc phòng. Carter quyết định vin vào cái từ “độc lập”, chứ không nhấn mạnh vào sự trực thuộc của NSA vào Bộ Quốc phòng. Sau này ông đã thừa nhận là khi làm Giám đốc NSA trong 4 năm, ông đã đấu tranh cực nhọc với phe quân đội để giữ sự độc lập của NSA nhằm cố giữ dù chi là những gì ông ta thừa hưởng từ những vị giám đốc tiền nhiệm trong kế hoạch thực hiện đường lối chính trị độc lập.

        Gốc rễ của những rạn nứt giữa NSA và Bộ Quốc phòng Mỹ là mong muốn tự nhiên của NSA thiết lập sự kiểm soát riêng của mình đối với ngân sách. Trước năm 1969, ở các cương vị khác nhau có 95.000 người làm việc tại NSA - đông hơn 5 lần so với CIA. Ngân sách của NSA gồm tất cả các khoản chi cho tình báo vố tuyến điện tử: từ những bộ tai nghe cho các nhân viên vận hành tại các trạm chặn thu ở Maroc cho đến các máy tính siêu hiện đại trong các tầng hầm của đại bản doanh ở Fort Meade. Đến đầu thập niên 1970, do gánh nặng chi phí lớn cho cuộc chiến ở Việt Nam, người ta đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí cho các cơ quan chính phủ (điều này liên quan đến cả NSA). Bởi vậy, điều quan trọng sống còn với NSA là nó phải tự kiểm soát được ngân sách của mình. Bằng cách đó, NSA sẽ có thể độc lập xác định cần phải cắt giảm chi phí ở đâu. Ở một bên chiến tuyến đấu tranh giành quyền kiểm soát ngân sách có các nhân vật dân sự lãnh đạo NSA và khẳng định một cách có lý rằng, họ hiếu rõ nhất nhu cầu của NSA. Phía bên kia là phe quân sự, những người chỉ huy công tác chặn thu.

        Carter đã để lại sau mình một huy hiệu mới của NSA. Ban đầu huy hiệu này như sau: Chạy theo mép trên là dòng chữ “National Security Agency” (Cục An ninh Quốc gia), mép dưới là dòng chữ “Department of Defense” (Bộ Quốc phòng), còn ở giữa biểu tượng là con đại bằng xoè cánh với những mũi tên và tia chớp phóng ra từ dưới đuôi. Carter đã đạt được việc thay dòng chữ “Department of Defense” bằng dòng chữ “United States of America” (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) và sửa đôi chút hình vẽ con đại bằng nữa. Lúc này con mãnh điểu này đã không còn xoè cánh đầy hăm doạ nữa, mà khép cánh sát thân để thể hiện tính chất bảo vệ chứ không phải tấn công của hoạt động bí mật. Tuy nhiên Cục này vẫn là Cục An ninh chứ không phải là cái gì khác! Những mũi tên và tia chớp không biết lấy ở đâu ra cũng bị bó đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:11:10 pm »


        Những gián điệp đồng tính ái

        Đối với Bobby Rey Inman, người tiền nhiệm của Carter trên cương vị giám dốc NSA thì không chỉ có quy chế của NSA và quyền kiểm soát ngân sách của nó mà cả đồng tính nam đều là những hòn đá ngáng đường. Do NSA hoạt động trong cơ cấu Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi mà từ thời chiến tranh thế giới thứ II đã có lệnh chính thức cấm nhận người đồng tính nam vào phục vụ. Lệnh cấm này dựa trên điều luật hiện hành ở Mỹ về việc truy tố những người đồng tính nam và dựa trên quan điểm cho rằng, đồng tính luyến ái là một dạng bệnh tâm lý.

        Đầu thập niên 1960, hai chuyên gia mã thám của NSA đã chạy sang Liên Xô. Nhiều đồng nghiệp của họ đã phỏng đoán rằng, họ không chỉ là những kẻ phản bội mà còn là những người đồng tính nam. Tiếp theo là những cuộc bố ráp và hàng chục nhân viên bị nghi là đồng tính nam đã bị Inman sa thải. Sau đó, chỉ cần dù là có lời ám chỉ đến sự lệch lạc tình dục trong hành vi của ứng cử viên tiềm năng của NSA là đủ để anh ta không được nhận vào làm việc. Nếu điều đó bị phát hiện sau khi gia nhập cơ quan thì anh ta buộc phải rời khỏi NSA với những cớ khác nhau.

        Điều đó là vậy cho đến năm 1980, khi một trong những phiên dịch viên, một người đồng tính nam có nguy cơ bị đuổi việc, đã cầu cứu sự giúp đỡ của một người nổi tiếng ở Mỹ đấu tranh cho quyền của nhũng người đồng tính nam. Xa xa trước NSA đã xuất hiện một vụ xì căng đan. Cần phải dập nó đi bằng cách để cho chuyên gia ngôn ngữ kia ký một văn bản được soạn thảo một cách tinh quái. Trong văn bản này, nhân viên nọ bắt buộc phải thông báo những đặc điểm khác thường trong đời sống tình dục của mình cho những người thân và báo cáo ngay lập tức cho lãnh đạo của mình những âm mưu hăm doạ, khống chế dựa trên lý do này.

        Đến cuối thế kỷ XX thì ít ai còn tiếp tục ủng hộ quan điểm cho ràng, cần phái giam những người đồng tính nam trong các bệnh viện tâm thần. Tuy vậy, lệnh cấm họ phục vụ trong quân đội và các cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia vẫn tiếp tục có hiệu lực bởi vì như một đại diện Lầu Năm góc tuyên bố năm 1982, sự hiện diện của những người đồng tính nam và đồng tính nữ “gây khó khăn đáng kể cho việc duy trì kỷ luật, đạo đức và trật tự”. Và điều đó đã không chỉ là lời đe doạ suông: giữa năm 1980 và 1990, có gần 17.000 người đã bị sa thải khỏi quân đội Mỹ do thiên hướng hành vi đồng tính luyến ái. Tại tất cả các nước đồng minh NATO của Mỹ thì chỉ có Anh có chính sách như thế với những người đồng tính luyến ái. Đến đầu thập niên 1990, việc bảo đảm an ninh trong các cơ quan cơ mật nhà nước và khả năng hăm doạ, khống chế từ phía các cơ quan tình báo đối phương đã không còn tồn tại với tư cách nguyên nhân để từ chối nhận người đồng tính nam vào làm việc. Mặc dù vậy, chiếm ưu thế trong cộng đồng tình báo Mỹ vẫn là ý kiến cho ràng, người đồng tính nam không phải là những người có thể tin tưởng trong một công việc tế nhị như hoạt động tình báo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:11:33 pm »


        Năm năm đi trước toàn cầu

        “Quỷ tha ma bắt, tôi là chuyên gia mã thám gì đây!” - một lần Marshall Carter nói. Và quá thật, giám đốc NSA - đó đơn giản chỉ là một quan chức quan liêu cao cấp: công việc của ông ta là dự trù ngân sách và xác định phương hướng chiến lược chung cho hoạt động của NSA. Việc điều hành hoạt động hàng ngày luôn nằm trong tay vị phó giám đốc.

        Bới vì trên thượng đỉnh của kim tự tháp quyền chức của NSA là vị giám đốc và vị phó của ông ta. Về cơ cấu tổ chức của NSA ở cấp thấp hơn của kim tự tháp này thì nó là một trong những bí mật được giữ nghiêm ngặt nhất. Theo luật mà Quốc hội Mỹ thông qua năm 1959, không cái gì có thể là căn cứ để tiết lộ cơ cấu tổ chức hay nguyên tắc hoạt động của NSA, tên tuổi, chức vụ, lương hay số lượng nhân viên của nó. Nghĩa là thực tế NSA có quyền phủ nhận bản thân sự tồn tại của mình.

        Người ta biết là trong thập niên 1980, NSA gồm 10 đơn vị: 4 có liên quan trực tiếp đến việc thu thập thông tin từ các kênh thông tin liên lạc, 5 là các đơn vị hỗ trợ, 1 đơn vị chịu trách nhiệm về đào tạo và huấn luyện cán bộ. Dưới đây, xin nêu tóm tắt một vài đơn vị.

        Đơn vị “Sản xuất” - là đơn vị chuyên trách về chặn thu giải phá các hệ mã của nước ngoài. Đây là đơn vị lớn nhất trong NSA. Ban đầu, đơn vị “Sản xuất” được chia thành một số đơn vị nhỏ hơn đảm nhiệm: các hệ mã có độ vững chắc cao của Liên Xô và các phương pháp hóa giải chúng; các hệ mã có độ vững chắc trung bình và thấp của Liên Xô; các hệ mã của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á; các hệ mã của tất cả các nước còn lại (kể cả của Mỹ). Các bộ phận đặc biệt của đơn vị “Sản xuất” chịu trách nhiệm về việc chặn thu và xứ lý thông tin bằng máy. Đầu thập niên 1960, sau vụ chạy trốn của hai chuyên gia mã thám của NSA sang Liên xô, đơn vị “Sản xuất” đã được cải tổ. Trong đơn vị này đã thành lập cái gọi là các nhóm được đặt tên theo bảng chữ cái tiếng Anh: “A” (Liên Xô và các đồng minh của Liên Xô) ; “B” (các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á), “G” (các nước thế giới thứ ba, cũng như các điện tín gửi đến Mỹ hoặc từ Mỹ), “C” (xử lý bằng máy) và “W” (chặn thu).

        Đơn vị “An ninh thông tin” là đơn vị của NSA có nhiệm vụ bảo vệ thông tin trong các kênh thông tin liên lạc của Mỹ. Tất cả các hệ mã do đơn vị này tạo ra được chuyển cho đơn vị “Sản xuất” để phân tích. Tuy vậy, sự hiện diện của máy mã vẫn chưa có nghĩa là không bị rò ri thông tin trong các kênh thông tin liên lạc mà nó được lắp đặt và có thể được sử dụng. Điều như thế đã diễn ra với việc bảo mật các cuộc đàm thoại của các phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Một phi công trong chiến đấu khi mà mỗi phút đều quý giá thì chả có hơi đâu mà chờ đợi để chiếc máy mã “nhai” chậm chạp và “nhè ra” thông báo ở dạng mã hóa gửi cho phi công khác. Bởi vậy, các phi công liền tắt quách máy mã và nói chuyện thẳng với nhau.

        Đơn vị “Dịch vụ nghiên cứu và kỹ thuật” là đơn vị làm nhiệm vụ nghiên cứu phát triển những phương tiện kỹ thuật chặn thu các thông điệp từ các kênh thông tin liên lạc và máy móc xử lý chúng sau đó.

        Đơn vị “Dịch vụ viễn thông và kỹ thuật tính” - đơn vị của NSA đóng vai trò đặc biệt. Vai trò quan trọng của NSA đối với sự phát triển kỹ thuật máy tính là rất lớn bởi lẽ theo các chuyên gia, về trang bị, NSA luôn đi trước trình độ công nghệ hiện đại nhất của phương Tây khoảng 5 năm. Không cần nêu thêm ví dụ về chuyện này.

        Tháng 12 năm 1952, để giải mã, NSA đã sử dụng máy tính có bộ nhớ trên trông từ Atlas đầu tiên trên thế giới. Nhưng các chuyên gia mã thám Mỹ luôn thèm khát những gì liên quan công suất tính toán của các máy tính của họ nên vào năm 1957 đã khởi đầu dự án mới có tên “Tia chớp”'(Lightning): chính phủ Mỹ đã chi 25 tỷ đô la để chế tạo máy tính điện tử mà về khối lượng thiết bị phải vượt trội các máy tính đã có khi đó 1.000 lần. Năm 1958, NSA đã chấp thuận loại máy tính thử nghiệm Stretch do hãng IBM dề xuất và năm 1962, họ đã nhận được chiếc đầu tiên trong 7 chiếc máy tính này. Nói chung, máy tính Stretch thành công đến nỗi được sử dụng ở NSA đến tận năm 1976.

        Trong thập niên 1980, NSA sở hữu một số lượng máy tính nhiều nhất và hiện đại nhất thế giới. Cũng phải nói thêm là chuyên gia thiết kế siêu máy tính nổi tiếng Seymour Cray cũng khởi đầu sự nghiệp của mình trong thập niên 1950 ở NSA khi thiết kế các máy tính để thực hiện các nhiệm vụ mã thám. Năm 1976, nhóm “C” của đơn vị “Sản xuất” đã bị giải thể, chức năng của nó được chuyển cho “Dịch vụ viễn thông và kỹ thuật tính toán”.

        Năm 1981, NSA đã thành lập trong cơ cấu của mình một đơn vị đặc biệt - “Trung tâm đánh giá an ninh cho phương tiện kỹ thuật tính toán”. Nhiệm vụ của nó là đánh giá thiết bị phần cứng và phần mềm của các hãng tư nhân từ góc độ khả năng bị xâm nhập. Mặc dù các hãng sản xuất máy tính cung cấp các sản phẩm của mình một cách tự nguyện cho việc đánh giá đó, nhưng nếu từ chối làm việc đó thì đối với các hãng này cũng có nghĩa là nói “Good bye” (tạm biệt) với những hợp đồng chính phủ béo bở.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM