Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:57:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hai người tìm nhau  (Đọc 7359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2020, 06:48:11 pm »


       
*

        Không hiểu nguồn tin từ đâu, má Diệu Hương biết chị em Bảy bỏ học đi làm tiếp viên. Đã đôi lần má lên Sài Gòn tìm kiếm không được, thấy Diệu Hương về, má mừng, nén nỗi giận trong người.

        Hai má con ngồi dưới vầng mặt trời bên gốc cây dừa nơi đầu ngõ, trên một thân cây dừa đã bị hạ nằm ngang, ơ phía xa, cả một khu đồng ruộng mênh mông, nước ồn ào tỏa ra mùi cỏ êm dịu. Ở đây, mỗi khi mùa thu đến, dừa lao xao. Ở đây, chính cây dừa này, thuở nhỏ, Diệu Hương và chị Bảy thường ra đây chơi. Giờ thì những ký ức dù không mạnh mẽ đã thức dậy trong Diệu Hương.

        - Con đi làm tiếp viên lâu chưa?

        - Dạ, bốn tháng.

        Má mở mắt to, giọng lại nhỏ:

        - Thế mà chị em con vẫn giấu má.

        Diệu Hương nhìn má:

        - Chúng con có lỗi. Nhưng vì thương má!

        - Thương mà lại giấu má hay sao?

        Diệu Hương nhìn xuống, nhắm mắt, bối rối, lặng im không nói.

        - Ở đó con đã biết gì về đàn ông chưa?

        Diệu Hương nói như khóc:

        - Xin má đừng hỏi con như thế!

        Giọng má vẫn lạnh lùng:

        - Má nghe nói, ở đó nhiều người con gái bán thân kiếm tiền, có phải không con?

        Một luồng gió từ cánh đồng mát dịu thổi tới mà Diệu Hương cảm thấy giá buốt đến run người lên. Cô gục đầu xuống lòng má khóc.

        - Má ơi! Chính đó là điều con muốn thưa với má, có phải ai đến đó cũng như nhau đâu.

        - Má biết. Nhưng đời con gái chỉ có một lần.

        - Con không phải không nghĩ tới chuyện đó. Nhưng con nói, con thương má mà.

        Má vuốt nhẹ tóc con gái, mắt nhìn về phía cây dừa cổ thụ một cách điềm tĩnh. Tuy mắt má đã mờ, song nó vẫn rực cháy một ngọn lửa thương con mà các con má chưa biết hết, có lẽ nó rực cháy bùng lên từ khi ba của năm chị em Diệu Hương đi xa.

        - Con ạ! Hãy bỏ Sài Gòn về đây với má!

        - Nhưng con đã ký hợp đồng với bà chủ hết năm nay!

        - Không thể được! Má không cho phép con -  Má giận dữ nói to, tay run run bóp chặt vào vai con gái, nước mắt lăn qua gò má rơi xuống tóc Diệu Hương.

        - Con xin má làm hết năm nay - Diệu Hương nức nở khóc van.

        Nỗi đau đớn của má qua giọng nói làm cô khiếp sợ, song cô vẫn chưa hiểu được hết nỗi lòng thương con của má. Nhưng rồi, suốt cuộc đời thương con đã cho má sức mạnh kìm lại xúc động, nói một câu trong nỗi đau:

        - Con phải giữ trinh cho người con sẽ lấy làm chồng.

        Diệu Hương gạt nước mắt, ngập ngừng nhìn má:

        - Nếu con làm được điều đó, má có đồng ý không?

        Má Diệu Hương vẫn lặng thinh không trả lời.

        - Má đã nhờ người xin cho con học nghề may. Thành nghề rồi, vài tháng sau về đây, má đi làm vườn, con may vá. Má con đói rách có nhau.

        - Người mà má nhờ đó là ai, hả má?

        - Chú Năm Tính - Má nói chậm - Cái ngày chống Mỹ, chú ấy ở nhà mình để hoạt động.

        - Nhưng thưa má, tiền đâu cho con theo học? - Như phát minh ra một điều mới lạ, Diệu Hương nhìn thẳng vào mắt má - Con xin má cho con làm ở đó hết năm nay, kiếm tiền đi học thợ may - Niềm vui sướng lộ rõ trên mặt Diệu Hương, cô giục má -  Đồng ý đi, má!

        Thấy má vẫn im lặng, cô phân trần:

        - Con hứa, khi trở về sẽ vẫn nguyên vẹn là con gái của má.

        Má thở dài:

        - Tùy con!

        Diệu Hương ôm choàng lên cổ má:

        - “Tùy” có nghĩa là má đồng ý, phải không?

        Má lặng lẽ để cho những giọt nước mắt như những giọt nhựa xương rồng trắng đục ứ trong khóe mắt thành giọt rơi xuống, khẽ gật đầu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2020, 06:49:36 pm »


       
*

        Chiều hôm sau, không thấy chị Bảy về, một phần giữ lời hứa với Duy, Diệu Hương đi xe đò từ Tiền Giang lên thành phố. Cô bước lên phòng mình ở lầu 5 chung cư. Phòng vẫn không có gì thay đổi. Tấm hình người khách tặng vẫn y nguyên. Dưới đường, người xe vẫn nối đuôi nhau như dòng chảy, nhưng cô ở tận lầu 5 nên âm thanh kia đã tách biệt. Trong phòng chỉ có một mình, hiển nhiên như thế chẳng có ai quấy rầy. Làm tiếp viên ba tháng nữa, đi học nghề may rồi về sống bên má.

        Diệu Hương ngồi xuống mép giường, tay khoanh lên gối rồi gục đầu xuống, đầu nhức như búa bổ. Y nghĩ tiếp tục làm tiếp viên hay trở về sống với má cứ như những nhát búa bổ tận cùng trong tâm não.

        Có tiếng chân người lên cầu thang. Giờ này chẳng muốn ai có mặt bên mình để cô nghĩ suy. Tiếng bước chân càng gần, cô càng bực bội. Rồi có tiếng gõ cửa vang lên.

        - Mở cửa!

        Diệu Hương đi ra mở cửa.

        - Lên khi nào?

        Tay Diệu Hương vẫn đặt trên nắm cửa:

        - Vừa xong.

        Chị Bảy chậm rãi bưởc qua giữa phòng rồi ngồi xuống giường. Diệu Hương nhìn chị:

        - Chị ở nhà, em đến nhà hàng.

        - Đến làm gì?

        - Em hẹn anh Duy

        Vừa nói Diệu Hương vừa bước ra cửa. Chị Bảy gọi giật:

        - Hương!

        Diệu Hương quay lại:

        - Duy ghi thư cho em đây này.

        Diệu Hương mừng như chân muốn quỵ xuống. Lúc bấy giờ cô nghĩ rằng những lời van xin má cho được làm tiếp viên thêm vài tháng nữa cũng chỉ vì muốn được gần Duy, muốn được nghe anh, một người dáng hình vẻ mạo rõ đàn ông mà nói thỏ thẻ như con gái chỉ đủ cho mình nghe. Cô thầm đoán, chắc anh ấy nhớ mình lắm nên mỏi ghi thư. Cô cúi mặt bước chậm đến bên chị.

        Im lặng tràn ngập gian phòng.

        Trong giây lát, Diệu Hương mở thư ra đọc. Chữ trong thư viết bằng bút bi, nắn nót:

        Diệu Hương em!

        Anh rất buồn vì không gặp được em trước ngày anh đi công tác xuống các tỉnh miền Tây. Anh có việc gấp phải đi ngay. Hẹn một tuần sau anh trở lại, Nhớ em.

Anh.       

        Diệu Hương đặt thư xuống, thở dài. Biết vậy mình ở nhà với má một tuần nữa có phải hơn không. Dưới đường phố, người xe vẫn lao vun vút, thanh niên nam nữ vẫn cười đùa rộn rã.

        Suốt đêm đó, cô không sao ngủ được, nghĩ về Duy tự nhiên cô nhớ một cách da diết. Cô ước ao được cùng Duy sóng vai đi vào công viên, nắm tay nhau dỡn đùa trên bãi biển. Anh Duy ơi! Tại sao người ta vào nhà hàng “Miền Quê” hầu như ai ai cũng chỉ muốn quậy cho thỏa thích, còn anh lại ngồi chống hai tay lên cằm? Tại sao anh lặng người đi trước cảnh Tư Đương và Họa Mi mặc cả ngã giá của một cuộc tình? Và tại sao anh lại hối hận khi hỏi em “Có bao giờ mặc cả như vậy không?". Thế anh đến đây không phải vì mục đích mua vui hay sao? Ôi nếu thế thì em lại càng thương anh nhiều nhiều lắm. Anh Duy ơi! Anh có biết em đã đau khổ như thế nào không khi bị người ta sờ mó, người ta đòi hôn, đòi quậy. Nếu anh hiểu, anh sẽ thông cám với em đó là bị hôn, là cái hôn môi trường. Còn cái hôn chân thành nhất em vẫn dành cho người nào sẽ trở thành chồng em. Hay là anh? Trời ơi, sao em lại có thể nói là anh được nhỉ trong khi anh cũng chỉ mới mến em và em cũng chỉ mới mến anh.

        Diệu Hương cười thầm cho tình cảm xáo trộn trong người. Rồi cô lại tự mắng mình, thật dớ dẩn, đã có gì đâu mà thương với nhớ. Cô nằm xuống giường tự ca không thành tiếng: “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không?”
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2020, 06:50:22 pm »

         
CHƯƠNG NĂM

        Mùa thu năm 1991, Sài Gòn mưa nhiều hơn năm trước, chỉ có đôi lần mưa kéo dài, còn nói chung các trận mưa không lâu. Mùa khô sắp đến. Nhưng khoảng thời gian Duy nói là đi công tác miền Tây, Sài Gòn vẫn mưa. Đến ngày hẹn gặp, mặc trời mưa, anh cứ đầu trần phóng xe đến nhà hàng “Miền Quê”.

        Từ chiều, Diệu Hương đã đem năm bộ đồ áo dài ra trải trên giường, chọn để mặc tối nay. Sau nửa giờ phân vân, cô mới quyết định mặc chiếc áo màu xanh nước biển. Khi đến nhà hàng, bà chủ bảo tiếp khách, cô cự tuyệt:

        - Em đợi khách quen.

        - Lại đợi cái anh người Bắc chứ gì?

        Diệu Hương cúi mặt không trả lời. Bà chủ nói một câu châm chọc:

        - Mai mốt, anh ta ra ngoài ấy, em lại sống cô đơn thôi.

        Diệu Hương cảm thấy những lời nói đó như những mũi kim đâm vào trái tim mình, cô buồn, cúi đầu không nói. Nhiều lúc, cô nghĩ có lẽ cắt đứt ngay cái anh chàng đến với nhà hàng lại không nói chuyện, tay cứ chống cằm này đi. Nhưng lạ thay, chính cô lại thích cái người không sàm sỡ đó, lại nhớ nhất cái động tác tay chống cằm đó. Hình như chính cử chỉ đó làm cô nhớ nhiều nhất, xáo trộn trong tâm hồn cô nhiều nhất. Thật là một con người nhã nhặn, dễ thương.

        Nghĩ thế, Diệu Hương bình tĩnh bước ra phòng ngoài ngồi.

        Đúng hẹn, 19 giờ, Duy đến. Diệu Hương mừng chạy ra:

        - Anh có ướt không?

        Duy giọng vui vẻ:

        - Mưa nhỏ.

        Diệu Hương và Duy đi vào gian trong cùng. Biết Duy vừa đi mưa về lạnh, cô lấy khăn nóng lau mặt, lau cổ cho anh, xoa tóc cho nước mưa còn đọng tan đi.

        - Anh cẩn thận kẻo cảm lạnh đấy!

        - Thì đã có em chăm nom.

        Diệu Hương cười vui, nói:

        - Còn lâu!

        Tối đó, Diệu Hương và Duy ngồi nói chuyện đến gần 11 giờ đêm mới rời nhà hàng. Sáu đêm tiếp theo sau, đêm nào, hai người cũng ngồi bên nhau uống bia nói chuyện. Họ kể cho nhau về gia đình, học tập, bạn bè, nhận xét về các khách đến nhà hàng, về cuộc sống mai sau... Những câu chuyện đó như con đường dẫn cả hai đi ra khỏi cửa hàng, đi du lịch nơi Tân Cảng, vườn hoa Tao Đàn, chợ Bến Thành...

        Những buổi “đi chơi” đó, Diệu Hương rất vui, song vẫn dè dặt, không hiểu Duy có yêu mình thực lòng không?

        Nếu thực sự thương yêu nhau phải về xin má tổ chức cưới để chính thức thành vợ, thành chồng. Khi đó cô sẽ dành hết cả tình thương yêu nuông chiều. Nhưng đó mới trong ý nghĩ, cô không sao nói thành lời.

        Rồi một chiều, tại khu du lịch Đầm Sen, Duy và Diệu Hương nằm dài trên ghê bố, nơi vườn cây gần nhà hàng Thủy Tạ nói chuyện.

        - Em thương yêu, anh sẽ đưa em đi chơi một chuyến xa.

        Em chưa bao giờ đi với một chàng trai nào ra khỏi thành phố.

        - Anh biết. Nhưng em sẽ đi với anh.

        - Đi đâu hả anh?

        - Vũng Tàu. Anh đã bàn với Chín và cả Thành, bạn của Chín nữa. Chín bảo rằng, nếu em thực sự thương yêu anh, em phải đồng ý.

        Duy tưởng tượng rằng, ngày mai thứ bảy, ngày kia chủ nhật, anh và Diệu Hương sẽ nằm bên nhau trên bãi biển cho sóng tràn qua, sẽ kéo cả hai ra biển. Anh lặn ngụp bế Diệu Hương vượt qua sóng vỗ chạy vô bờ để mặt trời ấm áp sưởi ấm tình yêu, để nước biển xanh vỗ về, ôm ấp.

        - Nhưng em sợ má và anh Sáu, chị Bảy biết - Câu nói của Diệu Hương cắt ngang suy nghĩ của Duy.

        - Nếu chúng mình thực sự thương yêu nhau thì ba má đâu cản ngăn.

        - Nhưng anh là người Bắc, em sợ...

        - Tình yêu đâu phụ thuộc người Bắc kẻ Nam.

        - Lại còn lễ giáo của xứ Gò Công quê em, không chấp nhận cho người con gái chưa chồng đi qua đêm với một người con trai.

        Duy cầm tay Diệu Hương đặt lên ngực mình rồi xoay người về phía cô, vuốt nhẹ lên mái tóc quăn phía trước:

        - “Cô gái Ấn Độ lai” của anh chưa thực tâm yêu anh!

        Diệu Hương sa sầm nét mặt:

        - Anh lại chụp mũ cho em rồi - Diệu Hương ngửa mặt lên vòm cây đang đong đưa để nhìn lên ánh mây hồng đã ngả chiều hôm, lòng khủng hoảng giữa ý định đi và ở lại thành phố - Em cũng không hiểu nên quyết định thế nào.

        - Thương yêu nhau thực sự thì nó không phụ thuộc vào anh là người Hà Nội, em là người Gò Công. Tình, yêu nó vượt qua cả biên giới cơ mà.

        Diệu Hương thở dài:

        - Em hiểu.

        Diệu Hương phóng mắt qua các kẽ lá lên bầu trời. Đi xa Sài Gòn đến Vũng Tàu để thực hiện một chuyến du lịch. Ở đó, hai đứa sẽ tự do, thỏa thích nuông chiều nhau, gắn bó vĩnh viễn cuộc đời hai người. Cặp mắt đen của Diệu Hương ngắm nhìn anh. Duy đặt tay lên má Diệu Hương vuốt nhẹ, dùng ngón trỏ và ngón cái kéo nhẹ mũi cô.

        - Đi xa, cái mũi tẹt này hít nhiều không khí mới lớn lên được.

        Diệu Hương nhìn Duy âu yếm, môi hơi run run, còn Duy kéo cô sát vào lòng mình, hôn lên môi, lên ngực, song anh không hề nghĩ đến một khoảng trống trong Diệu Hương, sợ rằng người yêu của mình, ngày mai, ngay mốt đi Hà Nội, cuộc đời mình sẽ ra sao. Nhưng vì là người có chiều sâu suy nghĩ, rất đỗi nhu mì nên cô đã nén được tiếng thở dài, đáp lại nụ hôn chân thành của anh. Và cô cũng không nỡ lòng nào thơ ơ trước tình cảm mặn mà cửa người ngồi bên. Cô ghì chặt anh vào lòng, vò lên mái tóc.

        - Anh là con người khó hiểu.

        Duy ngạc nhiên nhìn Diệu Hương, tay quàng qua ngực từ từ nới lỏng.

        - Đúng - Duy thừa nhận - Khi người ta yêu nhau, người ta phải kể cho nhau nghe về cuộc đời mình, nhưng anh...

        Duy khẽ thở dài. Anh nghĩ rằng, anh chỉ chưa kể hết cuộc đời mình cho Diệu Hương chứ chưa bao giờ nói dối.

        - Khi đi Vùng Tàu, anh sẽ kể hết cho em nghe, một khi chúng ta thực sự yêu nhau, trước khi thực sự trở thành vợ chồng. Anh muốn chúng ta đều thật thà.

        Diệu Hương khẽ gật đầu. Duy vân vê bông tai có hình thập ác.

        - Gia đình em theo đạo Thiên Chúa phải không?

        - Không, em đeo cho đẹp, chứ nếu theo đạo thì em phải cải đạo trước lúc nhận lời yêu anh.

        Duy mỉm cười:

        - Thế là hai đứa mình đều không theo đạo mà chỉ theo tiếng gọi của tình yêu.

        Diệu Hương xoay người lại ôm hôn Duy.

        - Ngày mai, mấy giờ đi hả anh?

        - Sáu giờ sáng.

        - Đợi ở đâu?

        - Trước quán cà-phê “Dạ Hương”.

        Thế là kế hoạch cho một chuyến đi Vũng Tàu giữa hai người được ấn định. Ở đấy, trăng đầu tháng đang chờ đợi họ.

        Suốt đêm đó, Duy không sao ngủ được, đầu nhức nhối quay cuồng, mong cho trời chóng sáng.

        Đúng giờ, Duy và Chín đến nơi hẹn, ung dung ngồi uống cà-phê. Một lúc sau, Diệu Hương trong chiếc quần tím, áo trắng cùng Thanh đi tới. Hai chiếc xe lướt dọc đường 3 tháng 2 đi về phía cầu Sài Gòn. Họ sảng khoái hít không khí trong lành buổi sớm và ngắm dòng sông Sài Gòn. Diệu Hương nhìn xuống khu du lịch Tân Cảng, nơi gốc cây dừa, Duy và cô đã nhiều lần ngồi tâm sự.

        Gần 8 giờ, họ dừng lại Long Thành, Diệu Hương bám ngang hông Duy bước xuống, vì không muốn nói rằng xe chạy nhanh, chân mình bị tê.

        10 giờ sáng, họ tới nhà nghỉ Bãi sau Vũng Tàu. Hai người bước vào một căn nhà rộng hẹp, được dựng bên bờ biển. Họ đều cảm thấy đó là nơi thiên đường của tình yêu.

        - Nằm xuống đi, nghỉ một chút cho đỡ mệt, em yêu!

        Như còn bàng hoàng trong hạnh phúc, Diệu Hương vẫn đứng yên. Duy đặt tay lên vai cô ấn nhẹ rồi đỡ cô nằm xuống giường.

        - Nghỉ đi. Anh đi báo cơm trưa.

        Duy thong thả bước ra cửa. Khi chân phải bước xuống cầu thang, anh quay lại:

        - Em thích đem cơm về đây ăn hay ở ngoài rừng cây?

        - Tùy anh!

        Nói rồi cô lăn một vòng, úp mặt xuống gối, lòng tràn ngập niềm sung sướng... Ngoài biển, sóng vẫn rì rào vọng đến.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2020, 06:51:08 pm »


       
*

        Buổi trưa, Diệu Hương và Duy, Chín và Thanh ngồi ở khu vườn cây giữa khu nhà nghỉ.

        - Người ta bảo ở Nam Bộ có nhiều cá lắm.

        - Chính vì thế tôi mới gọi món lấu cá Điêu hồng - Chín nhìn Diệu Hương như bảo rằng tôi đã gọi đúng món mà người yêu của bạn thích nhất.

        - Vâng, đúng thế - Diệu Hương nhìn Chín trả lời - Song lẩu cá phải có ớt mà anh Duy lại không biết ăn ớt làm mất năm chục phần trăm vị ngon của món ăn Tiền Giang quê em. Này, anh ăn đi! Lẩu cá Điêu hồng ngon nhất trần đời.

        Diệu Hương gắp khúc cá đưa lên miệng Duy. Thanh liếc nhìn Chín. Ánh sáng lóe lên, chiếc máy ảnh đã ghi lại hình ảnh cô đang đưa khúc cá lên trước mặt Duy.

        - Ngoài Bắc anh làm gì có món ăn này?

        Duy gật đầu như bảo rằng “ừ, không có!” rồi anh nhìn thẳng vào đôi mắt Diệu Hương như bảo rằng, nó ngon vì Diệu Hương lo bữa ăn này cho anh.

        Chiều hôm đó, Diệu Hương và Duy đi tắm biển. Lẽ bình thường, hai người đi tắm biển phải cùng nhau lội xuống nước, đằng này Diệu Hương chỉ ngồi trên bờ ngắm nhìn Duy với biển nước mênh mông. Khi Duy với tấm lưng trần lên bờ, cô lấy khăn lau mặt, lau thân hình chắc lan cho anh. Bằng đôi mắt và cả cơ thể mình, Diệu Hương nhận biết từng đường gân, thớ thịt của người yêu, rồi áp mặt vào ngực anh, thở hít mùi sò ốc, mùi cỏ khô lấp lánh đồi mồi dưới nắng cho tới khi cả Vũng Tàu chìm trong một thứ màu xanh có pha ánh điện.

        Diệu Hương và Duy sửa soạn đi ăn tối. Cô ăn vận như thường lệ, chiếc áo trắng trùm qua thắt lưng vỏi chiếc quần màu đỏ. Nhưng lạ chưa, nhiều người ở bãi biển, cả người nước ngoài và dân bản địa đều trố mắt nhìn Diệu Hương. Lúc đầu Diệu Hương tương mình ăn mặc mất lịch sự, nhưng không, họ nhìn cô vì thấy có dáng dấp cô gái lai Ấn Độ.

        Duy khoác vai Diệu Hương lên bờ, trở về nhà nghỉ. Lúc bước lên cầu thang, giọng cô nũng nịu:

        - Anh ơi, trong giầy em nhiều cát quá!

        - Đưa chân phải đây!

        Duy cúi xuống cầm giầy phủi từng hạt cát.

        - Chân trái!

        Diệu Hương bám vào lưng anh để đứng rồi đưa giầy cho Duy. Sau khi rũ sạch cát, Duy kéo Diệu Hương lên cầu thang thay quần áo rồi đi xe đến nhà hàng “Thùy Dương” nằm trên một khu nhà nổi rất ít khách. Duy và Diệu Hương đều nghĩ, hình như đêm nay khách Vũng Tàu không tới đây để ưu tiên cho hai người từ Sài Gòn lên thì phải.

        - Ở miền Nam đang là mùa mưa, phải không em?

        - Vâng.

        - Còn ngoài Bắc?

        - Bắt đầu cuối Thu, chuyển sang Đông rồi.

        - Em nghe nói, ngoài ấy mưa dữ lắm.

        - Đúng. Có khi mưa liên miên cả tuần, thối đất thối cát.

        - Ở Gò Công quê em thì ngược lại, ít khi có gió mùa, chỉ có gió biển, mưa thì chỉ ào xuống một lúc là tạnh ngay.

        - Chắc quê em mát lắm?

        - Cũng giống tiết trời ở đây. Nhưng có lẽ ban đêm ở Vũng Tàu mát hơn thì phải.

        Diệu Hương và Duy ngồi gác chân lên nhau vừa ăn vừa nói chuyện. Cơm nước xong, họ lại phóng xe về nhà rông trên bãi biển.

        - Em phải ngủ qua đêm nay mới biết Vũng Tàu có mát hơn Gò Công không? - Duy vừa tra chìa khóa vào cửa phòng vừa nói. Lúc cánh cửa buồng mở ra, Duy né sang bên cho Diệu Hương đi qua.

        - Em ở nhà, anh đi mua kẹo xinh-gum nhé.

        - Không.

        - Em thích ăn kẹo đó mà?

        Cô ngước cặp mắt đen âu yếm nhìn anh:

        - Nhưng ở một mình, sợ lắm.

        Duy cầm mũi Diệu Hương kéo nhẹ:

        - “Mũi tẹt” của anh đừng đòi kẹo nữa nhé.

        Vừa nói, anh vừa đẩy khẽ Diệu Hương ngồi xuống giường, nâng hai chân cô gác lên đùi mình rồi kéo nhẹ vào lòng, cởi giầy cho người yêu. Diệu Hương nhìn anh mỉm cười, rồi cô chủ động quàng tay lên cổ Duy kéo anh nằm xuống bên mình.

        - Đi xa có mệt không, cưng của em?

        - Mệt!

        - Thế thì phải ngủ đi!

        Hai người quấn lấy nhau trong một chiếc chăn mỏng.

        - Này nhé.

        - Gì hả em?

        - Em chỉ thích nghe anh nói giọng Nam Bộ.

        - Em bảo anh nói gì nào?

        Diệu Hương nhìn Duy không chớp.

        - Nói một câu thôi nhé.

        Duy ghì chặt Diệu Hương vào lòng, hôn như bảo rằng “ừ!”

        - Bây giờ “cô” dạy cho “em” từ “'Ngủ đi anh" nhé.

        Duy cười một cách ngoan ngoãn.

        - Nào phát âm đi.

        Duy vừa phát âm từ “Ngủ...” thì bốn làn môi đã chập lại không thể nào phát ra âm tiếp theo. Rồi anh kéo chiếc chăn mỏng đắp kín cả hai người. Tiếng nói "Ngủ đi anh" của Diệu Hương phát ra thì tiếng nói “Ngủ đi anh" của Duy lại nốitiếp.

        - Ngủ đi anh!

        - Ngủ đi anh!

        Ba từ đó được lặp đi lặp lại như một đứa trẻ đang học thuộc lòng cho đến khi Duy kéo tấm chăn vắt sang một bên.

        - Gió biển lạnh lắm!

        - Không rét đâu, em ạ.

        Diệu Hương và Duy đều nằm nghiêng nhìn nhau.

        - Em định mặc áo ngủ đêm ư?

        - Vâng!

        - Đừng! Cái của ấy nó ngăn cản tình cảm của hai chúng mình.

        Diệu Hương khó nhọc lắm mới cởi được chiếc áo trắng. Cô thầm cảm ơn gió mang theo hơi nước tới làm làn da thêm mát dịu. Chỉ có điều lo nhất: Đây là lần đầu tiên cô nằm chung với một người con trai chưa có hôn thú. Diệu Hương thấy xấu hổ, quay mặt đi, nhưng Duy kéo cô quay về phía mình mà hôn. Lúc đầu Diệu Hương cũng hôn say đắm song tự nhiên cô lại muốn đẩy anh ra, rồi có lúc lại muốn kéo đến gần. Duy ghì chặt Diệu Hương vào lòng và lúc bấy giờ anh chang hiểu mình đang làm gì và cô cũng không hiểu mình đang bị làm gì mà trong phòng chỉ có tiếng “ái dà!” phát ra.

        - Ái dà! Anh!

        - Em làm sao thế!

        - Không, không. Em chẳng hiểu gì cả.

        Và sau những tiếng “ái dà” liên tiếp, Diệu Hương lại thấy hành động của Duy vừa rồi thật đáng ghét, trái với đạo lý, lương tâm, cô bật ra một tiếng kêu. Niềm dam mê bắt đầu chuyển sang sự sợ hãi. Cô đẩy Duy ra và nghĩ rằng chết đi cho rồi. Không phải vì mình là tiếp viên của quán bia ôm mà vì cô đã không tuân thủ cái lễ giáo, phong tục, đi ngược với đạo lý của người con gái Việt Nam. Cô gục xuống khóc nức nở. Tấm thân nõn nà rung lên. Duy ngồi dậy, tay chân như đều thừa, không biết làm gì, anh thở dài hối hận:

        - Đừng khóc nữa, em!

        Anh cầm chiếc khăn phủ lên người Diệu Hương.

        - Anh yêu em thực lòng mà - Giọng Duy như nghẹn lại - Rồi chúng mình sẽ cưới nhau.

        Cả gian buồng lúc đó trở nên yên tĩnh lạ thường, chỉ còn tiếng sóng biển vỗ hòa với tiếng đập của hai trái tim. Không gian và tiếng động đó kéo dài hàng giờ, Duy mới đặt tay lên người Diệu Hương kéo về phía mình:

        - Quay lại với anh đi!

        Diệu Hương chiều theo ý người yêu, quay mặt lại, ngước cặp mắt nhìn Duy.

        - Anh yêu em, muốn cứu em ra khỏi bàn tay kẻ xấu.

        - Anh đừng dụ dỗ tôi bằng những lời ngon ngọt đó.

        - Em cứ bình tĩnh, rồi anh sẽ nói cho nghe.

        Duy cầm tay Diệu Hương đặt vào lòng bàn tay mình.

        - Anh biết tên em không phải là Diệu Hương mà tên thật là Hà.

        Cặp mắt đen nhìn Duy chăm chú, dò xét và không hiểu tại sao Duy lại biết được tên thật của mình. Cô bắt đầu dẹp đi nỗi nhục từ một cô gái trở thành một người đàn bà, người vợ để nghe những điều liên quan đến cái tên Hà. Duy kéo Diệu Hương ngồi dậy, khoác tay lên bờ vai cô, lấy khăn lau những giọt nước mắt còn đọng bên khóe mắt Diệu Hương. Ngoài khơi, sóng biển xô bờ càng dồn dập, vào tận chân nhà nghỉ như tiếng hồn biển hú gọi, gây cho Diệu Hương cảm giác sợ hãi, nép chặt vào Duy vừa cậy nhờ, vừa chờ đợi điều chẳng lành.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2020, 06:52:48 pm »

PHẦN HAI

XA

        ... Rồi mai, rồi mốt anh đi lấy vợ
        Xin cho em chia mừng hạnh phúc của anh.
        Rồi có đêm nào trăng treo đầu ngõ,
        là lúc em gục khóc ở nơi này.


        
CHƯƠNG SÁU

        Theo hẹn, Tư Đương phóng xe Honda đến đón Họa Mi. Chiếc xe do anh lái phóng chầm chậm trên đường Sài Gòn chan hòa ánh nắng. Họa Mi ngồi phía sau áp người vào lưng Tư Đương, tay vòng ôm ngang bụng. Tư Đương buông tay trái đặt lên bàn tay Họa Mi, hoan hỉ đến ngây người, hạnh phúc biết bao.

        - Quẹo tay mặt!

        Tư Đương lượn xe theo sự chỉ dẫn của Họa Mi.

        - Còn xa không em?

        - Vài trăm mét nữa.

        Tư Đương cho xe chạy chậm hơn và dừng lại trước biệt thự ở trung tâm thành phố.

        - Nhà bác Mười Nhỏ đấy!

        Họa Mi bấm chuông. Một người đàn ông cao to, tóc đã điểm hoa râm đi ra. Tư Đương tự hỏi: Tại sao ông ta to khỏe như thế mà lại gọi là Mười Nhỏ. Cánh cổng từ từ mở. Ông Mười Nhỏ nhìn thấy Họa Mi và Tư Đương, ông sững người, miệng vừa thấy đăng đắng, có lúc lại thấy ngọt ngào.

        
*

        Thực ra vóc dáng người ông Mười không đến nỗi nhỏ, song người ta gọi thế, vì bà cụ sinh ông đúng vào thời loạn lạc, chăm sóc không đến nơi đến chốn nên người gày còm ốm yếu. Ông lại là con Út trong nhà, thứ chín, nên được gọi là Mười Nhỏ. Nhưng chỉ vài năm sau, ông lớn nhanh như thổi, người to lớn mà ít ai ngờ tới. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông về thành phố tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Ông đờn ca không giỏi nhưng biết thưởng thức. Chiều chiều, khi mặt trời mờ dần, gió từ biển tràn mạnh vào thành phố, ông thường ôm cây đàn ghi-ta ra ban công ngân nga những bài ca thời kỳ còn ở “Rờ”. Ông thích thú sống lại những buồn vui của mùa kháng chiến đã đi qua.

        Rồi một chiều, ông nhìn thấy Họa Mi đến nhà người bạn hàng xóm chơi, cách nơi ông ngồi vài chục mét. Họa Mi cũng là người thích đàn hát, nghe tiếng đàn, cô cùng hát theo. Sự giao lưu đó của một người già và cô gái trẻ nối lại thành đường dây siết chặt hai người, có sự gắn bó thân thiết, ngồi hát ca đến khuya và từ ngữ xưng hô bắt đầu chuyển dần.

        - Vợ anh bị bệnh chết cách đây ba năm.

        - Còn con anh?

        - Anh không có con.

        - Nghĩa là anh sống một mình?

        - Em vào nhà xem. Nhà rộng không người.

        Ông Mười Nhỏ dẫn Họa Mi đi xem biệt thự của mình và hãnh diện như mình không là chủ của một biệt thự mà là chủ của cả thành phố. Biệt thự ông ở không rộng nhưng rất hài hòa, phòng nào cũng quét ve xanh, các cửa sổ đều lắp cửa chớp.

        - Đây là đầu video anh mới đem từ nước ngoài về - Ông chỉ tay vào một đống băng hình - cả những thứ này nữa, em có thích xem không?

        Họa Mi đi theo ông, nghe ông giới thiệu, lần đầu tiên cô cảm nhận mình lạc hậu quá.

        - Ngồi xuống đi em!

        Ông giục Họa Mi. Họa Mi ngồi xuống ghế. Ông bật máy. Một bộ phim về tình yêu, tình dục rồi đến hình ảnh trần tục giữa một đàn thú người đang quấn lấy nhau trên màn ảnh khiến Họa Mi rạo rực, người rung lên trong chiếc áo sơ-mi mỏng tang. Những cuộc ái ân trên màn ảnh lại thức dậy lan tỏa khắp cơ thể, làm bừng dậy trong ông dục vọng. Ông cầm tay Họa Mi kéo vào lòng, bắt đầu vào con đường sa ngã. Và ông cũng không nghĩ, mình lại được một cô gái xinh đẹp đáp lại. Thế là từ đó ông bắt đầu rũ bỏ cái thời oanh liệt ở chiến khu để thả mình trong khoái lạc. Và cũng từ đó, sau mỗi lần thỏa mãn, lúc thì ông trả cô một chỉ, lúc thì trăm ngàn. Rồi một hôm, đột ngột cơ quan kiểm tra văn hóa đến bắt gặp ông và Họa Mi đang nằm với nhau xem phim con heo do ông bí mật đem từ nước ngoài về. Nghe thấy tiếng động, ông bò dậy thì mọi sự đã muộn. Thế là sau đó ông mất Đảng, bị buộc thôi việc. Và cô gái xinh đẹp Họa Mi cũng từ giã ông. Cho tới hôm nay, cô ấy lại đến...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2020, 09:54:16 am »

        
*

        Sau những phút giây bàng hoàng, rạo rực, ông Mười Nhỏ hỏi bâng quơ:

        - Ai đấy?

        - Bạn cháu.

        Ông mời Tư Đương và Họa Mi vào nhà.

        - Dạ thưa chú Mười, dạo này chú còn đàn nữa không?

        Ông Mười Nhỏ nhìn vào mặt Họa Mi, nói cộc lốc:

        - Ít.

        Rồi ông lại nhìn Tư Đương vẻ ghen tuông, giọng không được vui:

        - Anh cho biết, anh đến đây có việc gì?

        - Dạ thưa chú, con là cháu ông Ba Thăng, Việt Kiều yêu nước mới về đầu tư cho thành phố ta.

        - Có đến hàng vạn ông Việt Kiều về nước, tôi biết chú anh là ai?

        Tư Đương ngồi cạnh bàn cắm lọ hoa, ngó bâng quơ xuống nền nhà, nói giọng phớt lạnh:

        - Là người đã giúp chú mua băng hình khi chú đi tham quan nước ngoài.

        Họa Mi không hiểu câu chuyện giữa hai người lạ mà nói chuyện như đã hiểu biết nhau. Cô rút một bông hoa ra khỏi lọ mân mê, vẫn chăm chú nghe. Ông Mười Nhỏ ném một cái nhìn thật nhanh về phía Họa Mi như bảo rằng, chính cái băng hình anh và em đã xem. Nhưng anh ta và Họa Mi này có quan hệ như thế nào? Tại sao lại tới đây? Rồi ông phá lên cười:

        - Tôi nhớ ra rồi. Cái ngày đi tham quan, ông ta dẫn tôi vào cửa hàng mua giúp mấy băng hình. Khi ra về, tôi có dặn sau này mua giúp vài băng nữa.

        Như một dịp may hiếm có, Tư Đương chộp ngay câu chuyện:

        - Lần này chú cháu về có đem theo chục băng, chú dùng tạm.

        Tư Đương mở túi xách màu nâu lấy băng hình video đưa cho ông Mười.

        - Còn đây là số tiền đô-la của chú gửi lại bên đó.

        Ông Mười trố mắt hỏi:

        - Làm chi mà nhiều dữ vậy?

        - Có đáng là bao hả chú. Tiền vô nhà băng nó phải sinh năm đẻ bảy chứ. Thôi chúng con về để chú nghỉ.

        Từ lúc hai người bắt đầu nói chuyện, Họa Mi không để lọt tai một từ nào. Khi đồng đô-la sột soạt rút từ trong túi Tư Đương để lên bàn, cô nảy sinh ý định sẽ ở lại đây để moi hết số tiền này. Song cô lại nghĩ, hiện Tư Đương có biết mình gọi ông Mười là chú hờ không? Cô tặc lưỡi: Muốn kiểu gì cũng được, miễn là ta có tiền. Họa Mi quay nhìn Tư Đương:

        - Anh về trước, em ở lại nói chuyện với chú, sẽ về sau.

        Tư Đương nổ máy lao ra cửa, để lại phía sau bốn con mắt khát tình nhìn nhau.

        - Làm sao mà em quen hắn ta?

        - Đêm nay em sẽ nói. Nhưng ở đây qua đêm phái trả hậu.

        - Năm chục đô!

        - Không! Phải một trăm!

        Vừa nói, Họa Mi vừa bước ra cửa. Ông Mười cầm tay cô giật lại:

        - Một trăm đô cũng được.

        Họa Mi chấp thuận. Và đêm đó, sau những phút giây cuồng tình, ông Mười lại thấy cái bóng dáng ghê sợ của đồng đô-la cũng như cái vệt mờ ma quái trong Ba Thăng, ông nhắm mắt sợ phải thấy hiện diện của bóng ma mà ông biết chắc nó không ở trong biệt thự nhà ông nữa. Hình ảnh Ba Thăng và việc làm hảo tâm khó hiểu của ông ta chưa phải là ảo giác mà mới chỉ là chút tưởng tượng do lòng đa nghi của ông. Nhưng rồi ông tặc lưỡi, mình còn gì nữa đâu mà sợ, chỉ còn vài năm nữa, nhiều nhặn cũng chỉ chục năm sẽ sang thế giới bên kia còn đâu mà hưởng lạc. Bây giờ trước mắt ta là Họa Mi có da, có thịt, ta phải tận hưởng. Ông cố xua đuổi nỗi sợ hãi, cái bí hiểm của đồng đô-la kia và hình ảnh ông Ba Thăng khó hiểu để kéo Họa Mi vào lòng mình ôm gọn.

        - Đêm nay, anh sẽ trả em hai trăm đô.

       
*

        Chiếc Honda C.70DD vun vút trên đường phố rồi lại chạy từ từ. Dù xe chạy nhanh hay chậm thì trong đầu Tư Đương vẫn cầm giữ ý nghĩ: Mình đã có một vạn đô-la, bỗng trở thành con người mạnh mẽ, ai cũng kính nể. Mình chỉ là anh nhà buôn nghèo bán đồ điện tử ở chợ Bình Tây sau vụ này sẽ lột xác, sẽ mua được nhiều cô gái đẹp. Đêm đêm mình chẳng phải ra vườn hoa, chang phải đến ngõ tối để kiếm tìm mà sẽ vào tất cả các nhà hàng máy lạnh ngắm xem cô nào xinh nhất sẽ gọi đến ngồi bên rồi đặt một xếp đô-la lên bàn, thế là họ mến mình, yêu mình, mình muốn làm gì cũng được. Đúng là có tiền mua tiên cũng được.

        Ý nghĩ của Tư Đương đã đưa anh về tới nhà. Ông Ba Thăng đang ngồi bên cửa sổ mở toang khung kính ngóng trông. Ông vón là người trầm tính, không bộc lộ tình cảm, suy nghĩ ra ngoài nên Tư Đương không bao giờ đoán nhận được suy nghĩ của chú. Nghe tiếng xe máy, ông khép nhẹ cánh cửa.

        - Sao cháu? Ông Mười có nhận không?

        Giọng ông Ba Thăng trầm nhưng âm rất rõ tạo cho Tư Đương có cảm giác ông rất chân thật, ân cần. Đó là giọng nói của một con người từng trải.

        Tư Đương phá lên cười:

        - Đưa ra, ông vồ liền!

        Ngoài cửa sổ có tiếng rao hàng của một bà bán hột vịt lộn.

        - Cháu giỏi! Còn bạn cháu đâu?

        - Cô ấy ở lại!

        Ba Thăng hơi nhíu lông mày. Ông đứng lên tự tay bật nút rượu Napoléon:

        - Ta phải cụng ly mừng tài ba của cháu - Ba Thăng dốc ngược chén - tiền đó là chú trả ơn bác Mười đã giúp chú những ngày sống xa Tổ quốc. Nếu không có bác ấy thì chú đâu về được sứ quán ta ở bên đó để xin giấy phép nhập cảnh về Việt Nam.

        - Lúc đầu chú ấy không nhận ra chú, mãi sau mới nhớ lại được.

        Ông Ba Thăng cười nhạt:

        - Có tuổi rồi, bao giờ cũng ít vồ vập.

        Ba Thăng mở túi:

        - Năm ngàn đô-la của cháu đây.

        Ba Thăng đặt tiền lên bàn rồi dựa lưng vào cánh cửa nhìn lên những lá cây run rẩy trong gió và ánh đèn đường.

        - Cháu xin.

        - Đấy là tiền của Diễm Hằng gửi cho cháu.

        Ông Ba Thăng bật lửa hút thuốc.

        - Còn đây là tiền của chú cho cháu.

        Ông Ba Thăng mím môi để không bộc lộ sự đấu tranh nội tâm của ông mà ông không thế nói cho Tư Đương.

        - Cháu đội ơn chú!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2020, 09:58:58 am »


       
CHƯƠNG BẢY

        Hà Nội, mùa hè 1991, trời đang quang đãng bỗng nổi mây đen, tối sẫm. Mây đen từ phía sông Hồng ùn ùn kéo tới. Khi cả Hà Nội như bị cái dù mây đen khổng lồ căng trên mái nhà, ngọn cây thì trận mưa như trút đổ xuống. Trung tá Hùng khoác chiếc áo bốn túi, dán mắt qua cửa sổ. Có lẽ trời mưa qua đêm nay. Trung tá đứng dậy mở tủ lấy hồ sơ.

        Theo mật điện của ta từ nước ngoài báo về, một cơ quan tình báo nước ngoài thiết lập một tổ chức phản động Liên minh vì một nước Việt Nam tự do, nhằm lôi kéo bọn phản động trong nước và các phần tử bất mãn, tổ chức các cuộc biểu tình lật đổ chế độ trong nước.

        Trung tá đứng lên đi lại trong phòng. Ngoài trời vẫn mưa tầm tã. Để chống lại cái rét của mùa hè, ông bật diêm hút thuốc, ông quay lại phía thiếu tá Mạnh:

        - Tin tức cho biết, tổ chức này đã có chân rết ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chúng đang được bí mật in và phát lời kêu gọi. Chúng ta là những trinh sát được lãnh đạo giao nhiệm vụ điều tra, song đến nay vẫn bế tắc.

        Trung tá đặt ngón tay cái lên trán, mắt nhíu lại:

        - Theo tôi, thời gian qua, ta mở diện điều tra quá rộng.

        - Theo đồng chí?

        Thiếu tá Mạnh căng óc suy nghĩ:

        - Theo tôi, ta cứ tập trung vào...

        - Thì chính đồng chí đã điều tra ở khu vực này rồi, còn đề xuất với ai nữa?

        - Đúng! Do tôi trực tiếp làm công tác bảo vệ nội bộ ở lĩnh vực này. Song đến bây giờ tôi mới tìm ra được đề xuất đó.

        Trung tá trầm ngâm suy nghĩ:

        - Tôi đồng ý, muốn in và phát hành truyền đơn phải có phương tiện nhân bản. Đồng chí cần sang bàn với Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao tăng cường công tác quản lý, phương tiện in và bí mật điều tra những đối tượng nghi vấn mà đồng chí đã đặt dấu hỏi.

        Trung tá ngồi xuống bàn, nhìn ra cửa sổ. Ngoài trời vẫn mưa, nước ngập tràn mặt đường nhựa. Chốc chốc, mưa cùng gió ào ào đập qua ô cửa gợi cho ông nhớ lại cảnh mưa Trường Sơn vừa đem đến cho ông tự hào vừa mang đến cho ông sự cay nghiệt.

       
*

        Ngày ấy, theo sự phân công, ông Hùng được tăng cường cho An ninh miền. Ổng cùng đồng đội khoác ba-lô con cóc đạp chân lên những ngọn núi sừng sững đứng trầm mặc dài dằng dặc ở khu vực miền Trung để vào Tây Nguyên. Ròng rã gần ba tháng, ông và đồng đội đi qua những khu rừng âm u, lặng thinh, thỉnh thoảng mới có tiếng chim ăn đêm kêu lên, tan trong gió tạo thành âm thanh khô khốc.

        Ông đến Tây Nguyên vào một chiều nắng, lá và hoa rừng trải một màu tím ngắt. Rừng Tây Nguyên thật giàu âm sắc. Buổi sáng mây bồng bềnh, buổi chiều lá rừng xanh biếc, gió lang thang làm ồn ã như một bản tấu ca bất tận.

        Tiết trời Tây Nguyên đẹp như thế, song mùa mưa càng dữ dằn khủng khiếp. Trời đang yên lặng, bỗng đùng đùng sấm chớp, gió vù vù chớp loang loáng làm cả lán trại ông đang ở chuyến mình kêu răng rắc. Chính cái đêm mưa đầu tiên khi ông đặt chân đến Tây Nguyên đã để lại trong ông một kỷ niệm vừa tự hào vừa cay nghiệt: điều tra một vụ rải truyền đơn ở Bản Trăng, gần bản doanh an ninh Miền.

        Nhận nhiệm vụ, ông cùng đồng đội khoác súng ra đi. Nằm ở Bản Trăng ba tháng trời, ông vẫn không xác định được tổ chức in và phân phát truyền đơn.

        Do không có kinh nghiệm nghề nghiệp, hiểu biết về Tây Nguyên ít, ông xây dựng cơ sở vào đúng một đối tượng in và rải truyền đơn để rồi chúng leo thang bắt ông cho đến năm 1975 mới thoát khỏi nhà tù.

        Kỷ niệm cay đắng ra đi trong một đêm mưa đó đeo đẳng bên ông mấy chục năm trời. Giờ đây, nhận nhiệm vụ điều tra bọn in và rải truyền đơn của tổ chức “Liên minh vì một nước Việt Nam tự do” lại cũng đúng vào mùa mưa. Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu trùng lặp không? - Trung tá thở dài.

        Ngoài trời, mưa đã ngớt, nước mưa đã cuốn sạch bụi bặm, lá cây.

        Thấy Trung tá ngồi lặng hồi lâu, thiếu tá không dám nói, bật lửa hút thuốc. Qua làn khói thuốc, anh thấy sắc mặt ông Hùng trắng nhợt...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2020, 10:00:02 am »


       
*

        Khi nghiên cứu những con người làm việc ở lĩnh vực văn hóa, in ấn, phát hành cần phải tính toán kỹ - Trung tá nói chậm - Họ thuộc thượng tầng kiến trúc, là những người viết và nhân bản di sản văn hóa dân tộc, đường lối của Đảng, Nhà nước. Đó là chiếc cầu nối để làm cho Đảng hiểu dân, dân tin Đảng. Những người như thế, ta phải quý trọng, phải bảo vệ. Điều tra không đúng người, đúng việc sẽ rất dễ làm họ mặc cảm chúng ta không cho họ tự do, họ sẽ sử dụng phương tiện trong tay để truyền đi những thông tin không có lợi cho công việc của chúng ta - Trung tá dừng lại một lúc lâu như muốn cân nhắc về những lời mình định nói cho chuẩn xác hơn - Nhưng cuộc đời những con người trên lĩnh vực này cũng rất đa dạng, có người tốt, người xấu. Và ngay chính trong những con người tốt, tính trong cả cuộc đời ít nhiều cũng có lúc sai lầm bất hạnh. Vì vậy, ta cũng không ngại việc mở cuộc điều tra. Chỉ có điều tin tức thời gian qua đồng chí báo cáo mới chỉ là khả nghi phải làm rõ: Duy là ai? Tại sao lại vào thành phố Hồ Chí Minh? Tại sao Diệu Hương bỏ học, bỏ nghề hát làm tiếp viên? Tư Đương là con người như thế nào mà vợ con chạy sang nước ngoài, một mình ở lại Việt Nam? Cô Họa Mi kia liệu có phải là di sản còn lại của tổ chức “Thiên Nga” trước đây không? Điều đáng quan tâm là tại sao cả bốn con người đáng nghi này lại cùng đến nhà hàng “Miền Quê”, còn ông Ba Thăng từ nước ngoài về nước để khảo sát tình hình chuẩn bị lập đầu tư ngành in vào Việt Nam hay đó chỉ là cái vỏ?

        Vốn công việc điều tra con người thật khó nên thiếu tá không thế khẳng định họ là một nhóm in và phát lời kêu gọi cho tổ chức “Liên minh vì một nước Việt Nam tự do”.

        - Trách nhiệm của tôi là phải tìm hiểu phạm vi hẹp, làm rõ về năm con người này.

        - Đồng chí nên đi vào thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp điều tra làm rõ lai lịch từng người. Làm như thế sẽ phát hiện được mâu thuẫn, xác định ai là người sẽ đứng ra in tuyên truyền cho tổ chức tình báo nước ngoài, xác định rõ mục đích của Ba Thăng.

        - Nhiều năm làm công tác bảo vệ văn hóa, tôi không nghi ngờ những con người làm công tác trên lĩnh vực này, nhưng năm con người đó có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

        - Đồng chí nên tế nhị. Ba Thăng là Việt Kiều, Diệu Hương đã từng là ca sĩ, Tư Đương là thương nhân, Họa Mi là tiếp viên, Duy là cán bộ... nghề nghiệp họ tuy có khác nhau, nhưng đều là người Việt Nam, công dân Việt Nam, chúng ta không được xúc phạm danh dự của ai trong đó.

        - Tôi hiểu!

        Sau khi chia tay Hùng, thiếu tá bước xuống cầu thang hòa vào dòng người đi dọc phố Trần Hưng Đạo ra ga, còn ông Hùng vẫn ngồi im thả mình trong các câu hỏi và trả lời về những con người ở nhà hàng “Miền Quê”. Ngoài trời mưa đã tạnh.

       
*

        Vào những ngày cơ quan an ninh Việt Nam bàn cách chống lại âm mưu của tổ chức: “Liên minh vì một nước Việt Nam tự do”, tại bản doanh của tổ chức này, chủ tịch hội Uy-li-am Côn-bai đang viết chỉ thị cho một điệp viên SG.92 đã được phái vào Việt Nam. Côn-bai dừng bút nhìn sang mái tóc vàng bên cạnh.

        - Chưa nhận được điện báo hay sao?

        Giọng Côn-bai nhẹ như âm điệu của một cha cố giảng đạo, âu yếm, song nội dung lại rất cụ thể, dứt khoát.

        - Tôi vẫn trực hai bốn trên hai bốn.

        Côn-bai châm thuốc hút, ngả lưng vào thành ghê nhắm mắt suy tư về tất cả những công việc và đường dây phái SG.92 vào Việt Nam. Côn-bai cho rằng, sau khi Việt Nam thống nhất, không thế dùng vũ lực chinh phục được, mà phải liên minh những người chống Việt Nam, lập một tổ chức chống Cộng từ trong lòng Cộng sản. Muốn thế, phải thổi luồng gió “tự do” vào, phải có người tại thành phố Sài Gòn in và phân phát “Lời kêu gọi” của tổ chức. Thế nhưng phái SG.92 đi rồi vẫn chưa nhận được hồi âm. Ông ta sang phòng bên quay điện thoại. Một lúc sau, Bân-cơ trong bộ com- lê màu cà-phê, cô thắt ca-vát đỏ nâu từ từ mở cửa.

        - Chúng ta phải xem lại hoạt động của SG.92. Đến giờ này, tại sao anh ta chưa báo cáo cụ thế về những con người định lôi kéo?

        - Qua báo cáo, tôi thấy anh ta khá dè dặt.

        - Ngoài Tư Đương ra, còn có Họa Mi?

        - Còn ai nữa?

        - Cô Hương, tiếp viên.

        - Nghĩa là anh thích sử dụng phái yếu?

        Bân-cơ cười ngặt nghẽo.

        - Ngài thành kiến với con gái rồi. Ngài không nhớ, trước đây ta đã từng sử dụng hàng ngàn con “Thiên Nga” để khuynh đảo Cộng sản đó sao? Mà có phải chỉ có phái yếu đâu, còn có cả Duy, người yêu của cô ta chứ.

        Côn-bai đi lại trong phòng một cách nhẹ nhàng, thong thả. Đôi lông mày dài, da trắng, ngón tay thon nhỏ của Côn-bai dễ cho người ta hiểu ông là một giáo sư hay một nhà ngoại giao hơn là một sĩ quan tình báo.

        - Ngài có thể nói cho tôi nghe những tin tức ban đầu.

        Bân-cơ ngồi xuống ghê đệm nhung đỏ.

        - Theo tôi, Tư Đương và Duy sẽ là hai người in ấn tài liệu. Họa Mi và Hương sẽ là người mang tài liệu đi rải khắp nơi. Như thế là cả phái yếu và phái mạnh hợp tác với nhau sẽ tạo thành sức mạnh.

        - Tất nhiên là thế, song tôi vẫn lo, một lúc lại thu phục cả bốn người hay sao?

        Bân-cơ nhìn Côn-bai, cười:

        - Bốn mà là hai.

        Như để Côn-bai hiểu kỹ hơn, Bân-cơ giải thích:

        - Họa Mi là người yêu Tư Đương, Hương là người yêu của Duy. Chẳng lẽ Họa Mi và Hương lại tố giác người yêu của mình đang làm việc cho một cơ quan tình báo nước ngoài hay sao? Không. Theo tôi, các cô ấy sẽ giữ kín. Như thế có phải bốn vẫn là hai không?

        Dừng một lúc, Bân-cơ tiếp tục phân tích:

        - Ngài biết đấy, người phụ nữ Việt Nam bao giờ cũng chung thủy với ông chồng đến cùng.

        Để bảo vệ vững chắc cho lập luận của mình, Bân-cơ cất cao giọng:

        - Chính vì vậy, cơ quan tình báo Việt Nam luôn sử dụng cả đôi vợ chồng đi nước ngoài hoạt động, dễ che được sự nhòm ngó của đối phương, dễ dàng ngụy trang, hợp lý trong cuộc sống, không tạo nên những nghi vấn.

        Bân-cơ nhìn lên chùm đèn nê-ông bên tường tỏ vẻ thoải mái.

        - Tất nhiên là thế - Côn-bai thừa nhận, song vẫn đặt vấn đề ngược lại - Nhưng nếu như một đứa chối từ hợp tác với chúng ta thì sao?

        - Thì thủ tiêu! - Bân-cơ trả lời sắc gọn.

        - Đúng. Tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi đã mật điện cho SG.92 biết - Giọng Côn-bai có vẻ kiên quyết hơn - Nếu không thủ tiêu, đên một ngày nào đó chúng sẽ đi tố giác.

        Thế là phương án thủ tiêu kẻ nào đó không gia nhập tổ chức “Liên minh vì một nước Việt Nam tự do" được ấn định.

        - Tuy vậy, tôi hy vọng cả bốn đều chấp thuận, vì cả bốn người này đều vào nhà hàng bia ôm “Miền Quê”. Con trai thì si mê gái, con gái lại thích đục khoét tiền. Dục vọng và tiền đã ở trong máu cả bốn con người này. Ôi, đó là cơ sở khẳng định ý kiến của tôi đúng. Ngài nên xem xét và cấp cho SG.92 - L.91 thêm kinh phí hoạt động.

        - Có nghĩa là cấp thêm đô-la?

        Bân-cơ chưa trả lời ngay, đưa đôi mắt lờ đờ như đôi mắt gà công nghiệp nhìn Côn-bai.

        - Và ta sẽ chuyển đô-la cho Tư Đương qua danh nghĩa của Diễm Hằng.

        - Vợ Việt kiều gửi tiền tiếp tế cho chồng thì hải quan Việt Nam có trời cũng không nghi vấn được.

        Côn-bai đến bên tủ cầm chai rượu Napoléon bật nút.

        - Chúng ta mừng cho kế hoạch mới.

        Thế là số phận bốn con người Việt Nam, hai tiếp viên, hai khách ở nhà hàng “Miền Quê” được tính từng phút, từng giây nếu như họ từ chối hợp tác với cơ quan tình báo nước ngoài mà họ đều chưa hề hay biết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2020, 10:01:22 am »

        
CHƯƠNG TÁM

        Ba Thăng từ Việt Nam ra đi rồi từ nước ngoài trở về dưới danh nghĩa một thương nhân đi khảo sát tình hình chuẩn bị đầu tư, một cuốn truyện dài cũng không mô tả hết được. Nhưng cuộc đời Ba Thăng từ một giáo dân trở thành một điệp viên cơ quan tình báo dễ nhận thấy.

        Cụ kỵ nhiều đời của Trịnh Văn Thăng là người đặt cây thánh giá đầu tiên của xứ ấp Tân Văn, Đồng Nai. Kể từ khi còn nằm trong nôi, Thăng đã ngủ trong tiếng chuông nhà thờ, trong những bài hát kinh cầu nguyện. Nếu cuộc đời cứ rung chuông đến nhà thờ thì đâu cho chuyện gì đáng nói. Nhưng rồi, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, Ba Thăng bỏ xứ Tân Ấp chạy về Sài Gòn. Nghe theo Ngô Đình Diệm, Ba Thăng tình nguyện gia nhập đội quâp, bảo vệ Chúa.

        Ba Thăng xách túi lên tàu đi Đà Nẵng. Chiếc xe Jeep đón Ba Thăng từ ga Đà Nẵng, vượt qua cầu Trịnh Minh Thế, chạy xuôi bên dòng sông Hàn đi về vịnh Tiên Sa, nơi huấn luyện biệt kích của Sở Phòng vệ Duyên hải thuộc Nha Kỹ thuật Bộ Tư lệnh đặc biệt quân đội ngụy và dành riêng cho những tên biệt kích thuộc Trung tâm huấn luyện Mỹ Khê của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo.

        Ba Thăng theo sau một người Mỹ bước vào nhà thờ Tiên Sa dựng ngay bên biển. Linh mục Đinh Duy Trinh, cha của xứ bán đảo Sơn Trà, đại úy tuyên úy của quân đội ngụy trong bộ áo chùng thâm đang đứng bên bàn thờ Chúa.

        - Thưa đức cha, theo lệnh Chúa, chúng con đã có mặt.

        Đinh Duy Trinh chắp hai tay lên phía trước ngực:

        - Cha miễn lễ cho con.

        Đinh Duy Trinh bỏ tay đặt nhẹ vào tay Ba Thăng.

        - Cha miễn lễ - Đinh Duy Trinh nhìn xoáy vào mặt Ba Thăng - Được người Mỹ tuyển chọn vào đây, Chúa chấp nhận, con phải chịu khó học.

        - Thưa cha, con sẽ làm trọn bổn phận thờ Chúa.

        Từ ngày đó, Ba Thăng bắt đầu theo một lớp huấn luyện đặc biệt. Sau khóa học, Ba Thăng không được chọn tung ra Bắc mà trở về sống cùng giáo dân ở thành phố để giúp cha kiếm tìm những ai là cộng sản vào nhà thờ cầu Chúa.

        Gần hai mươi năm, Ba Thăng đã làm trọn bổn phận được giao. Ông ta luôn đến bên Đấng tối cao để nghe cha thuyết đạo và trình cha những điều nghe được.

        Thế rồi, cuối năm 1973, Ba Thăng đang ngồi trên sân thượng nhà mình, một cha cố người Mỹ đến chơi, ông ta nhìn Ba Thăng mơ màng, rồi nhìn lên bầu trời.

        - Cha muốn con nhìn thấy gì ở trên tầng ánh sáng điện.

        Ba Thăng ngẩng mặt lên trời:

        - Thưa cha, con thấy bao sinh linh đang sống giữa trời cao.

        Người Mỹ nói trong như tiếng đàn:

        - Trước đây cha cũng nghĩ như con. Nhưng gần đây thấy khác trước. Ở trên bầu trời xanh thẳm không biết đâu là đầu, đâu là cuối, Chúa đang hiện lên.

        - Thực như thế hay sao, thưa cha?

        - Đúng thế. Cha từ Mỹ sang đây để bênh vực các con. - Người Mỹ mơ màng nhìn lên trời sao rồi bỗng nói to - Kìa con, nơi Chúa xuất hiện đang phát ra những màu nhiệm.

        Ba Thăng giật mình như quả chuông nhà thờ đột ngột đứt giây rơi xuống.

        - Con ạ! Chúa từ Bắc chạy sang Nam. Bây giờ Cộng sản đang nổ súng ở các tỉnh quanh thành phố, Chúa đã phải lên trời.

        - Thực như thế hay sao, thưa cha?

        Cha đạo người Mỹ vẫn tỏ thái độ bình tĩnh:

        - Nhưng Chúa bảo rằng, người Mỹ sẽ về nước, các con phải ở lại cùng nhau giữ lấy thủ đô này. Để Chúa có mặt ở Sài thành này, bảo vệ cho con, cứu vớt những tâm hồn bị Cộng sản giết, Chúa bảo rằng mỗi con nên học một nghề.

        Cha cố người Mỹ bình tĩnh giảng giải:

        - Nếu bây giờ con nào không nghe lời cha sẽ trở thành kẻ tà giáo.

        Ba Thăng tỏ ý lo lắng:

        - Thưa cha, con phải học nghề gì?

        - Con phải theo học nghề kinh doanh. Thờ Chúa, kinh doanh giỏi, đó là bổn phận của con.

        - Dạ, thưa cha con sẽ nghe theo lời Chúa.

        Thế là một tuần sau, Ba Thăng được cử sang học ở trường đào tạo giám đốc kinh doanh ở chân núi Phú Sĩ Nhật Bản.

        Khóa học của Ba Thăng sắp kết thúc thì miền Nam hoàn toàn giải phóng. Người Mỹ đã bố trí cho vợ con ông di tản sang Nhật rồi cùng ông sang Mỹ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2020, 10:01:39 am »


        Tại đây, Ba Thăng lại gặp người cha cố đạo năm nào.

        - Con xem kìa - Cha cố người Mỹ đột nhiên thốt lên - Chúa vẫn ở trên trời. Các con là những con chiên ngoan đạo phải bảo vệ Chúa, phải rước Chúa về đất Sài thành.

        - Nhưng thưa cha, tài hèn sức mọn như con làm gì được?

        - Đêm qua Chúa ở trên trời toát ra một phép màu - Giọng cha cố người Mỹ giảng giải - Chúa bảo rằng các con phải trở lại Việt Nam lập căn cứ rước Chúa về...

        - Nhưng bây giờ Sài thành do Công sản chiếm giữ, làm sao có thể trở về được.

        - Con hãy bình tĩnh nghe đây. Trở về Việt Nam lập căn cứ, đó là cách tốt nhất bảo vệ con, bảo vệ Chúa.

        - Thưa cha, liệu Cộng sản có để yên không?

        - Con hỏi như thế có nghĩa là con còn phân tâm. Mà đã phân tâm khi lời Chúa phán thì con chết đi sẽ không được mai táng trong vườn thánh của Chúa. Nếu như thế quả thật thương tâm. Chúa sẽ ruồng bỏ, còn người đời thì không đoái hoài. Vì để bảo vệ Chúa, bảo vệ con, cứu rỗi tâm hồn con sống vĩnh hằng, cha muốn con trở về Việt Nam lập căn cứ rước Chúa về.

        Đôi mắt của vị cha cố người Mỹ ẩn một sự xảo quyệt thâm độc.

        - Ý con thế nào?

        Ba Thăng kinh hoàng ngồi nghe cha nói. Mắt ông nhìn lên trời nơi mà cha nói Chúa đang ở đó như cầu cứu. Kìa, Chúa vẫn nhìn về phía mình. Chúa phải có nơi ở mà sao bây giờ phải chạy đi xa? Nhưng bây giờ, đất nước Việt Nam do Cộng sảnnắm quyền, liệu mình về họ có để cho yên không? Ba Thăng tự nhiên run người trước ý nghĩ này. Ông đưa tay lên trán bắt đầu bài hát kinh và những lời thề vì Chúa, ông nhìn cha người Mỹ và có cảm giác đang ở trong một cơn mê tối tăm. Vị linh mục nhìn sắc mặt Ba Thăng, đoán biết ông ta đang hoảng loạn. Ông nói nhỏ nhưng giọng quả quyết.

        - Nếu con còn phân tâm, con hãy rời khỏi nước Mỹ. Nhà thờ nước Mỹ không chấp nhận những người con còn hoài nghi ý Chúa.

        - Thưa... Thưa cha. Đừng để Chúa trừng phạt con.

        Giọng nói của Ba Thăng nhỏ dần như đã kiệt sức, cảm giác như chân tay rụng rời. Nỗi sợ mình đã từng là biệt kích, bây giờ lại bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt nhân lên. Thái dương Ba Thăng lúc đó đập chát chúa những âm thanh “phản Chúa”, “công an bắt”. Ba Thăng đứng lặng hồi lâu, lấy lại bình tâm. Mình đã được Chúa nâng niu từ thuở nhỏ nên có chết vì Chúa vẫn hơn... Ba Thăng nhìn vị linh mục, tôn kính nói:

        - Thưa cha, con xin tình nguyện trở lại Việt Nam.

        Vị linh mục như nhấc được khối đá nặng đang đè trên đầu.

        - Thế là con đồng ý với Chúa!

        Ba Thăng nói một câu chua chát:

        - Vì cha, con đồng ý!

        Vị linh mục bước đến gần Ba Thăng:

        - Con hãy nghe cha nói đây. Việt Nam bây giờ đang cải cách kinh tế, mở rộng cửa đón tất cả những người nước ngoài, kể cả tư nhân, người Việt chạy ra nước ngoài về Việt Nam xây dựng đất nước. Nhiệm vụ của con là đóng vai một Việt Kiều yêu nước trở về Việt Nam, khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ để chuẩn bị đầu tư. Kiến thức của con khi học ở trường đào tạo giám đốc kinh doanh Nhật Bản, bây giờ không phải là vô ích, có phải không?

        - Dạ thưa cha. Chỉ khảo sát thôi ư?

        - Cứ bình tĩnh - Giọng vị linh mục ân cần hơn - Cha sẽ nói cho con rõ. Khảo sát chỉ là công việc bình phong. Nhiệm vụ chính, con hãy tìm chọn người in và rải truyền đơn cho tổ chức “Liên minh vì một nước Việt Nam tự do" để kêu gọi người Việt Nam tham gia.

        - Dạ, con hiểu!

        Với giọng nhẹ như ru, vị linh mục tiếp tục nói:

        - Chồng Diễm Hằng, người cháu của con vừa gửi thư sang thỉnh cầu chi viện tiền. Con hãy ghi thư bảo rằng viết thư mời con về chơi, thăm lại Tổ quốc. Thời gian con ở Việt Nam sẽ tìm kiếm được người giúp con làm tròn công việc. Trước hết, con hãy sử dụng ngay Tư Đương. Đối với anh ta, ngửa tay xin tiền không nghĩ đến liêm sỉ thì con dùng đô-la chinh phục anh ta.

        - Dạ, con nghe!

        Sau buổi gặp vị linh mục, Ba Thăng được theo học một lớp huấn luyện nghiệp vụ tình báo cấp tốc, rồi trở về Việt Nam để hoạt động. Ông ta tưởng rằng làm như thế mình sẽ trở thành kẻ hết lòng vì Chúa, nhưng thực ra, ông ta không biết rằng mình đang bước vào con đường tà giáo một cách mù quáng. Sớm, trưa, chiều, tối, ông giơ tay lên với câu hát kinh:

        - Mong Chúa ban phước lành cho con!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM