Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:49:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đứa con lạc mẹ  (Đọc 6618 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2020, 09:19:36 pm »


Đôi điều về

ĐỨA CON LẠC ME
[/size]

        Việt Nam là một trong số nước trên thế giới có số người sống xa Tổ quốc nhiều nhất. Sự ra đi của một bộ phận người Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa chấm dứt bởi vô vàn lý do. Ngược lại có nhiều người từ nhiều chân trời góc bể trở về nước bởi những nguyên nhân rất khác nhau. Đây là một thực tế không thể lãng quên làm bật lên nhiều vấn đề xã hội nhức nhối. Nhưng có một điều này là hiển nhiên nếu ai đã từng sông ở nước ngoài đều cảm thấy rõ con người phải có quê hương. Và mặc dù cho quê hương của ta hôm nay còn đói nghèo, còn quặn mình đi lên thì cũng không dễ gì từ bỏ, giống như đứa con không bao giờ có thể từ bỏ mẹ mình.

        "Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người".

        Viết Đứa con lạc mẹ, Trần Diễn muốn gửi đến chúng ta tâm sự trên thông qua câu chuyện tình éo le, thăng trầm của Sơn và Thu Nguyệt.

        Thu Nguyệt có mười lăm năm lưu lạc nơi đất khách quê người, ngang với nỗi đoạn trường của nàng Kiều. Nhưng cô Kiều lưu lạc vì hiếu, còn Thu Nguyệt lưu lạc vì tình. Ai đáng khen và ai đáng chê? Hãy theo dõi số phận của hai nhân vật chính chúng ta sẽ tìm được câu trả lời. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, Thu Nguyệt được điều vào chiến trường, phiên chế vào đơn vị của Sơn - lúc này phụ trách một trạm xăng trên tuyến 559. Đó là vào thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Nhưng chiến tranh không ngăn cản được tình yêu. Họ đã gắn bó, hòa quyện, trao gửi cho nhau. Và giọt máu của Sơn đã để lại trong Nguyệt. Rồi cả hai bị địch bắt trong một lần làm nhiệm vụ. Thoạt tiên họ vững vàng. Nhưng kẻ địch thì tàn bạo, lắm mưu ma chước quỷ. Chúng đánh vào lòng ham sống sợ chết - một bản năng sinh tồn của con người. Trong một lúc yếu mềm, trước cái chết kề bên và một bên là tình yêu và đứa con tương lai... Sơn đã đầu hàng -  nhận làm việc cho C.I.A. Trong hành vi này của Sơn, Thu Nguyệt có lỗi, chính chị thúc đẩy anh đi nhanh hơn tới sự phản bội. Rồi Sơn được thả về đơn vị cũ qua một màn kịch khéo léo mà kẻ địch dựng nên với âm mưu gài Sơn vào nội bộ ta để "chui sâu leo cao". Rồi chiến tranh vào thời điếm chót - tán loạn và chia ly. Nghĩ đến tội lỗi của minh, Thu Nguyệt bỏ sang Nhật. Mười lăm năm trên đất Nhật, sinh con và nuôi con khôn lớn, nhưng lòng chị không nguôi ngoai nhớ quê hương, người yêu, khao khát đoàn tụ, chuộc tội... Chị quyết định mang Nguyệt Nga trở về nước. Nhưng chị nào có thoát khỏi bàn tay của C.I.A. Muốn có điều kiện để mẹ con cùng về nước, chị buộc phải đồng ý hợp tác làm việc cho chúng. Rồi chị gặp lại Sơn. Sung sướng, đau khổ và ân hận. Rồi họ dắt nhau đến cơ quan pháp luật đầu thú. Hơn thế họ còn tham gia vào chuyên án của An ninh Việt Nam đánh trả lại kế hoạch thâm độc của kẻ thù.

        Cảu chuyện là như vậy! Dĩ nhiên tiểu thuyết đọc hấp dẫn bởi tính chất ly kỳ của cốt truyện, tình tiết nhiều kịch tính của thế loại trinh thám. Nhưng "Trinh thám" và "Tâm lý xã hội" đan quyện vào nhau, đây chính là ưu điểm của tác phẩm. Cái phần hấp dẫn của truyện trinh thám tôi không muốn bàn thêm, cái chính là con người, số phận của nó, những vấn đề mà tác phẩm đặt ra.

        Con người có số phận? Có! Số phận không phải là chuyện "vớ vẩn" "duy tâm", và kiêng kỵ nói tới như một thời ta đã nghĩ. Số phận không phải là một cái gì huyền bí, không thể giải thích được. Số phận là do tính cách quyết định, còn tính cách lại do hoàn cảnh tạo ra. Có lẽ tuân theo cái lôgich này mà tác giả rất chú ý, hay nói cách khác là đã miêu tả khá chân xác những hoàn cảnh đặc trưng quyết định số phận nhân vật. Về điều này Bônđarép đã viết rất chí lý: "Đúng thế, tất cả chúng ta đều là tù binh của hoàn cảnh. Và không một ai được tự do hết. Điều đó thật khủng khiếp, tuyệt vọng và hèn hạ... Nhưng trong cái đó cũng phái có một ý nghĩa hợp lẽ nào đó chứ". (Trò chơi, Trang 286).

        Hoàn cảnh dẫn Sơn và Nguyệt đến sai lầm thật tiêu biểu trong tính chất nghiệt ngã của nó.

        Còn phần "tái hồi Kim - Trọng" của Sơn và Thu Nguyệt ở cuối tiểu thuyết như là "Vi Thanh lạc quan" cần thiết để không đẩy hai người tới cái chết (tôi nghĩ nếu họ không gặp được nhau thì có lẽ Sơn sẽ tìm đến cái chết để giải thoát). Họ phải sống để mà nhớ lấy tội lỗi, phải sống để mà trả giá. Họ đáng lên án hay đáng cảm thông? Ở đây phải nói tới sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời.

        Tiểu thuyết sẽ có tính chất nước đôi giữa "trinh thám" và "tâm lý xã hội" nếu tác giả chạy theo sự hấp dẫn của cốt truyện, tình tiết mà quên đi con người với những cảnh ngộ, tâm trạng tiêu biểu trên.

        Chương 1 và 5 viết hay theo tôi, ở đó người đọc quên đi mình đang đọc tiểu thuyết phản gián bởi lẽ nhân vật và hành động, hoàn cảnh và sự kiện đều tôn lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức, nhân sinh - vấn đề lương tâm, trách nhiệm của mỗi người lầm đường lạc lối... Cấu trúc của tiểu thuyết cũng bộc lộ rõ ý đồ của tác giả khi để phần một (Lưu lạc) dài gấp đôi phần hai (Trở về). Quãng đời đánh mất của hai người về thời gian vật lý, chưa phải là thật dài, nhưng ở một khía cạnh nào đó lại chiếm hầu như toàn bộ cuộc đời của họ. Còn hành vi "Trở về" như một tất yếu, nhưng không giản đơn mà đau đớn, rớm máu...

        Đây là cuốn sách thứ bảy của Trần Diễn (Theo lời ghi ở bìa bốn). Nhìn lại, truyện và tiếu thuyết của Trần Diễn đọc hấp dẫn. Sách của anh có độc giả, đây là điều đáng mừng trong tình hình hiện nay. Sự từng trải, lịch lãm trong cuộc đời và nghề nghiệp thể hiện rất rõ trên từng trang sách.

        Trần Diễn có một lối văn tự nhiên, ngòi bút dường như cứ tuôn trào bởi anh rung cảm trước tất cả những điều mình nghe được, thấy được. Những cái này đúng là chất liệu để anh xây dựng tác phẩm. Vì thế phần trực cảm trong văn anh rất rõ, nó là dấu ấn tươi nguyên của đời sống ùa vào, và nhiều khi vì thế không kịp gạn lọc, cô đúc và trau chuốt. Thấy rõ phần kỹ xảo ngôn từ còn chưa được gia công nhiều nên đôi chỗ sự giản dị dễ trở thành giản đơn. Dường như anh đang hối hả chạy đua với thời gian bởi vì anh sợ "về già còn sức đâu mà viết" - như điều anh nói trong sách này. Nhiệt tình ấy thật đáng quý.


Hà Nội, tháng 12 năm 1992       
Bùi Việt Thắng               

        In theo Tác phẩm mới - Tạp chí sáng tác - lý luận phê bình hội nhà văn Việt Nam - số 2 -1993

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM