Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:04:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đứa con lạc mẹ  (Đọc 6619 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:06:26 pm »


       
*

        Tình yêu với Kôbasi lúc đầu có ma lực khiến Nguyệt Nga lao đến với anh bằng cả thể xác và tâm hồn. Còn Kôbasi cũng muốn cô gái người Việt, nói tiếng Nhật như người Nhật lúc nào cũng ở bên. Nhưng rồi khi mẹ cô phát hiện thấy con mình đang lao vào cuộc hẹn hò vụng trộm, chị khuyên con hãy chống lại sự cuốn hút ấy. Chị vốn đã buồn nhớ Tổ quốc, nhớ Sơn lại thêm nỗi buồn về con, không che nổi sự héo mòn. Trước mặt Nguyệt Nga lúc đó là khuôn mặt Kôbasi, là khuôn mặt mẹ. Nghe theo mẹ chuẩn bị về Việt Nam hay hãy dập tắt tình yêu với Kôbasi?

        Còn Kôbasi, anh chưa lúc nào có định từ bỏ mối tình với người con gái mà mình yêu. Nhiều đêm anh nghĩ, hoa anh đào Kyôtô, hoa đào Nhật Tân Hà Nội sao mà đẹp quá chừng, có lẽ nó đều lớn lên bằng nước biển Đông?

        Nguyệt cố che giấu nỗi buồn. Đã mươi mấy năm rồi, chị không gặp mẹ, gặp Sơn, gặp một người Việt Nam nào ngoài Milai. Chị cảm thấy sao mà buồn tẻ, ngày dài bất tận. Nhiều ngày, chị đã mặc cho con đi Kyôtô, đi Tôkyô chơi. Nhưng từ khi quyết định trở về Việt Nam, chị nghĩ phải kéo Nguyệt Nga khỏi vòng tay Kôbasi và muốn thế cần sớm trở về Việt Nam. Nhưng chị cũng đã từng yêu say đắm. Chính mối tình đó là nguyên nhân dẫn chị bước vào cuộc sống lang thang, chạy trốn. Chẳng lẽ lại cấm tình yêu của con ư? Không. Có lẽ cách tốt nhất là sớm rời Nhật Bản. Sự cách biệt kia may ra mới làm Nguyệt Nga tuột khỏi tay Kôbasi, Nguyệt Nga nói với Kôbasi:

        - Mẹ em không cản ngăn tình yêu của chúng ta nhưng cũng không ủng hộ. Mẹ em chỉ nói rằng, dù sao anh cũng là người Nhật, nếu em lấy anh có nghĩa là mẹ con phải xa nhau Mà em đối với mẹ là tất cả niềm vui và hy vọng. Mười lăm năm trước mẹ đã mất chồng, bây giờ lại mất con nữa hay sao? Thực tình, em chẳng hiểu thế nào.

        - Thế thì mẹ sẽ ở với chúng mình.

        - Nhưng mẹ em lại muốn về Việt Nam.

        - Ý em thế nào?

        - Em sinh ra và lớn lên ở Nhật, chưa bao giờ nhớ tới Việt Nam. Vậy mà thời gian gần đây lại đồng ý nghe lời mẹ về Việt Nam xem sao.

        Nguyệt Nga và Kôbasi dắt tay nhau đi trên đảo. Họ lội qua chỗ nước nông bước sang tảng đá nằm chênh vênh gần bờ. Hai người ngồi nhìn ra biển. Nguyệt Nga tự trách tại sao cái anh chàng người Nhật này lại bước vào đời mình. Đây là số phận hay tình yêu bồng bột? Cuộc đời mẹ em đã ê chề nay nỡ lòng nào ngăn cản tình yêu của con? Hay cắt bỏ tình yêu theo mẹ về Việt Nam? Những câu hỏi đó khiến Nguyệt Nga bật khóc.

        Kôbasi quàng tay qua vai Nguyệt Nga kéo vào lòng, lấy khăn tay lau nước mắt.

        - Nguyệt Nga, anh rất có lỗi - Kôbasi thì thầm - Anh đã chưa làm cho mẹ yên tâm ở lại Nhật.

        Kôbasi đặt tay lên mái đầu cúi gục, nói tiếp:

        - Tình yêu giữa chúng mình sẽ giữ mẹ lại.

        - Anh chẳng hiểu gì về mẹ.

        - Đúng, anh chỉ thấy mẹ ít nói.

        - Đó là đặc tính người hay nghĩ về quá khứ.

        - Thế mà em không nói cho anh từ đầu.

        - Vì em muốn để tự anh hiểu. Hôm nay anh đã hiểu rồi thì mẹ em đã nhận được giấy của Đại sứ báo đồng ý cho về Việt Nam.

        - Không! Không được về. Anh không cần ai nữa, chỉ có em thôi. Nếu em về Việt Nam thì tình yêu giữa anh và em là vô nghĩa. Anh đã nói rằng, anh yêu em hàng ngàn lần, mà em vẫn không tin hay sao?

        - Em tin.

        - Tin mà em vẫn bỏ về Việt Nam?

        Nhưng mẹ bảo rằng anh là người ngoại quốc.

        - Trời ơi! Tình yêu đâu phụ thuộc vào biên giới quốc gia.

        Kôbasi áp hai bàn tay vào hai thái dương Nguyệt Nga xoay cho mặt cô hướng về phía mình:

        - Em nói đi! Có phải em không yêu anh không?

        - Tạm thời như thế - Nguyệt Nga lấy khăn xoa qua mặt Kôbasi - Nhưng không phải là vĩnh viễn. Khi về Việt Nam, em sẽ ghi thư cho anh. Sau khi tốt nghiệp Trung tâm đào tạo giám đốc kinh doanh, anh sẽ sang Việt Nam, em đón anh ở bên đó.

        - Ai nói với em như thế?

        - Mẹ!

        - Trời ơi! Em bị mẹ lừa dối rồi. Em về Việt Nam là phải chia tay nhau vĩnh viễn.

        - Anh vừa bảo tình yêu không phụ thuộc vào biên giới quốc gia cơ mà.

        Nguyệt Nga đã nằm gọn trong lòng Kôbasi từ lúc nào. Cô quàng hai tay ôm cổ Kôbasi kéo ghì đầu anh xuống hôn.

        - Mẹ bảo rằng, mười lăm năm, năm nghìn bốn trăm đêm có lẻ mẹ đã hy sinh cho em. Bây giờ mẹ nói rằng, mẹ xin em một lần nghe mẹ về Việt Nam. Mười lăm năm qua ngủ chung với mẹ, em thấy mẹ cô đơn. Em không muốn làm điều gì tổn thương tình cảm mẹ đã dành cho em: Phải, em không bao giờ làm tổn thương tình cảm của mẹ. Mẹ bảo em về

        Việt Nam là bù đắp lại điều mẹ đã mất, đã chờ đợi mười lăm năm... Thế là em đã chấp nhận. Có thế đó là quyết định hấp tấp, vội vàng, vì em tin có ngày gặp lại anh, mãi mãi được ngồi trong lòng anh như thế này. Điều quan trọng nữa, làm như thế em được cả anh và mẹ. Anh hãy hôn em và tha thứ cho quyết định đó của em.

        Nguyệt Nga chủ động kéo đầu Kôbasi, nhưng anh không chịu cúi xuống, mắt mở to nhìn cô. Lại vẫn cái vòng tuần hoàn vĩnh cửu của tình yêu sau khi ngắm nhìn thỏa thích, anh cúi xuống hôn. Khi hai người quấn vào nhau ngả người xuống đất vướng vào một vật gì họ mới biết mình đang ngồi dưới một gốc cây anh đào cổ thụ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:08:42 pm »


CHƯƠNG BA

NHỮNG NGÀY KHỐN KHỔ TẠI HỒNG KÔNG

        Trước mặt Nguyệt lúc này vẫn là Mếch-cơ và Năm Hổ. Vẻ đẹp lạ lùng của chị, bộ ngực căng phồng của chị như nam châm hút Năm Hổ nhưng đã bị đánh bật ra. Giờ đây, Năm Hổ vẫn không buông tha, tiếp tục nhìn chị như một bác sĩ chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên. Giờ phút im lặng đó, Nguyệt cảm thấy đau xót, như lúc đẩy Sơn vào con đường tội lỗi. Nguyệt vẫn nghĩ một cách vô ích về nỗi đau, mười lăm năm trước. Tiếng rít gì thế? Đây là tiếng quẹt ga của Mếch-cơ hút thuốc. Khẽ chứ, đừng kêu to như vậy làm ta thêm đau khổ. Lúc này, ta không cần gì hết ngoài sự yên tĩnh. Y nghĩ đó càng làm cho trạng thái bất lực khổ sở của chị thêm u sầu buồn khổ. Nếu như sức lực của người phụ nữ, sức lực của chị giờ đây làm được gì chắc chị đánh trả ngay. Nhưng mười lăm năm trước đây, cũng hai con người này, chị đã mắc lừa chúng. Giờ đây, chị tìm đường trở về Việt Nam để tìm lại Sơn. Không hiểu Sơn của chị còn hay đã vĩnh viễn nằm ở Trường Sơn? Khi nhìn thấy Năm Hổ và Mếch-cơ bước vào, chị hiểu ngay cả hai con người này định nói gì.

        Mếch-cơ nhìn chị mỉm cười một cách từ tốn:

        - Bà Nguyệt! Trước đây tôi rất có lỗi đã không che chở bà để bà phải bỏ chạy sang Nhật, phải sống những ngày lang thang.

        - Ông mà cũng nói che chở ư? Sao không nói tuột ra rằng vẫn bám sát tôi, bao vây tôi?

        - Không. Tôi không bao giờ có ý định bao vây bà.

        - Thế mà ông biết được chuyến bay của tôi đi từ Nhật đến Hồng Kông ngày giờ nào?

        - Bà quả là con người tuyệt diệu, nhưng lại hiểu lầm. Mười lăm năm trước, tôi gặp bà để đem cho bà cuộc sống vợ chồng. Lần này tôi gặp bà để tìm cho bà đường về Việt Nam. Tôi tin rằng, ông Sơn biết được điều này sẽ vui mừng biết bao. Tình yêu của bà với ông Sơn, với Tố quốc thật tuyệt vời.

        - Xin ông đừng lảm nhảm giọng lưỡi của mười lăm năm trước - Nguyệt thét lên một cách giận dữ.

        - Bà lại hồ nghi chúng tôi rồi.

        - Thôi, ông im đi! Tôi không bao giờ nói với ông điều gì nữa.

        Mếch-cơ bình tĩnh.

        - Nào! Tôi có yêu cầu bà làm gì đâu. Tôi chỉ muốn hỏi một đôi điều mà khi ở Đà Nẵng chưa có dịp hỏi kỹ.

        - Ông đừng nói nữa - Nguyệt vẫn chưa nguôi sự tức giận - ông tìm cách che mắt tôi một lần là đủ rồi!... Ông tưởng tôi mù mãi hay sao?

        - Bà Nguyệt - Giọng Mếch-cơ hết sức ôn tồn - Tôi chưa hề nhục mạ bà, chưa có lời nói nào xúc phạm đến nỗi nhớ nhà của bà khi phải sống nơi đất khách quê người. Liệu bà có thể dùng từ ngữ khiếm nhã hơn được không? Nếu bà vẫn giữ thái độ đó thì buộc tôi phải nghĩ rằng người Việt Nam là người không lịch sự!

        Mếch-cơ nhún vai bước đến bên chiếc bàn đóng bằng gỗ cẩm lai Sài Gòn.

        - Xin lỗi! Từ nãy đến giờ vẫn chưa mời bà ngồi - Mếch-cơ xoè tay - Mời bà.

        Nguyệt đã quá mệt mỏi với trò ảo thuật của cơ quan tình báo Mỹ nên chị nhắm mắt ngồi xuống. Chị nhủ thầm: Cứ ngồi xuống rồi ta liệu sau.

        Từng phút đồng hồ trôi qua, sắc mặt Nguyệt mỗi lúc một nhợt nhạt.

        - Bà quả là con người có tâm hồn cao cả và vẻ đẹp chưa từng thấy. Tôi đã gặp nhiều người Việt Nam bỏ Tổ quốc, chạy sang Hồng Kông này, nhưng không ai có nỗi nhớ quê hương, nhớ Trường Sơn như bà. Đọc tên con gái bà, tôi đã biết bà và ông nhà đã đặt tên con từ ngày ở Trường Sơn.

        - Vâng! Đúng thế.

        - Chính vì hiểu nỗi lòng bà, chúng tôi muốn tạo cho bà có dịp vế Tổ quốc.

        - Về hay không là quyền của tôi. Chính phủ Nhật Bản với tôi chứ đâu phải quyền của các ông.

        - Thê thì bà nhầm - Khi còn ở đảo Liutô thì nước Nhật che chở cho bà. Còn khi bước ra khỏi quần đảo của đất nước Phù Tang đến Hồng Kông, đặc biệt bước vào căn phòng này thì tôi mới là người giúp bà được, tôi muốn bà trở về Việt Nam, để bé Nguyệt Nga trở về với bố nó. Ôi! Liệu ông Sơn có nhận ra con gái mình không?

        Tự nhiên, Nguyệt thấy buồn vui xen lẫn nhau. Nếu như Nguyệt Nga gặp bố, chắc nó ngỡ ngàng lắm. Rồi chị lại nghĩ, giờ phút đó cha con họ không ai gọi ai, chỉ đứng nhìn vừa xa lạ, vừa ngỡ ngàng, hồ nghi, còn mình sẽ là người giới thiệu. Ôi! Buồn cười cho cuộc đời quá. Cái hạnh phúc nhất của người cha, người mẹ đứng trước mặt mình là đứa con, gọi tên con. Thế mà tại sao con mình đứng trước mặt mà không nhận ra?

        Trong phòng đã từ lâu chỉ còn tiếng tích tắc của đồng hồ hòa với tiếng tim đập.

        Nhìn sắc mặt và dáng điệu, sự im lặng của Nguyệt, Mếch-cơ đoán biết chị đang trải qua cơn xúc động nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ Sơn ghê gớm.

        Nguyệt nhắm mắt lại, ngồi bất động.

        - Tôi muốn được hỏi bà đôi điều.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:03:56 pm »


        Nguyệt mở mắt nhìn thẳng Mếch-cơ:

        - Ông đã đặt tôi vào tình cảnh phải nghe và trả lời.

        - Câu hỏi và trả lời đó sẽ giúp bà sớm được trở về Việt Nam và nó cũng trong phạm vi giữa tôi và bà.

        - Nếu có chạm đến vấn đề như ở Đà Nằng thì xin ông đừng hỏi.

        Mặt Nguyệt tự nhiên như đanh lại.

        - Nhưng đó là vấn đề chính trị thật thì bà nghĩ sao?

        - Thì tôi sẽ không trả lời.

        - Nếu không trả lời đồng nghĩa với không được về Việt Nam, bà tính sao?

        - Thì chết vậy.

        - Sao lại "chết"?

        - Vì không về Việt Nam, tôi phải sống lại ở Hồng Kông hay sống ở nước nào cũng chẳng khác gì đã chết. Tôi không thể kéo dài năm tháng nhớ nhà hơn được nữa.

        Mếch-cơ để tay lên bàn, mắt hơi lim dim nghĩ ngợi. Giọng bực tức, Nguyệt nói tiếp:

        - Ở Hồng Kông này ông là người nước khác, tôi cũng từ nơi khác đến. ông đã nói phải "khiêm nhường", "nhã nhặn", vậy thì xin ông hãy trả tôi về khách sạn, chứ đừng có đóng kịch như ngày ở Đà Nẵng.

        - Hình như bà vẫn còn cay cú chuyện ngày đó.

        - Tôi căm thù - Nguyệt mở mắt nhìn không chớp - ngày ấy, cũng cái giọng lưỡi ngọt nhạt, ông đã đưa chúng tôi vào tròng, đẩy anh Sơn vào con đường tội lỗi, đẩy tôi lưu lạc sang Nhật, cháu Nguyệt Nga sinh ra không biết mặt bố là ai. Đấy, ngọt ngào của ông để rồi làm người khác xẻ đàn tan nghé. Nghĩ đến điều đó thì không thể cay cú mà là căm thù.

        - Bà đã nói ra điều đó, tôi rất mừng - Mếch-cơ vẫn nhã nhặn, lãnh đạm bắt đầu tìm lời đe doạ -  Tuy nhiên, ngày đó tôi chưa hiểu bà, chưa hiểu gốc gác gia đình, quan hệ giữa bà với ông Sơn nên buộc phải hỏi vòng vèo. Còn bây giờ thì tôi nói thẳng với bà rằng: ông Sơn vẫn cộng tác với chúng tôi; mười mấy năm qua bà là người chuyển tài liệu, chỉ thị của chúng tôi về Việt Nam cho ông Sơn.

        - Đừng nói bậy! - Nguyệt thét lên giận dữ -  Tôi đã đẩy anh Sơn đến bên bờ vực thẳm, tôi không thế đẩy anh ấy xuống vực được!

        - Có đấy! - Mếch-cơ mở cặp lấy ra một bức thư, rút một lá cuối cùng đưa cho Nguyệt - Đây là lá thư đầu tiên bà gửi cho ông Sơn - Mặt Nguyệt biến sắc, xúc động nhìn thấy dòng chữ mình viết với tên Sơn thân thương. Mếch-cơ đưa tiếp lá thư thứ hai - Còn lá thư này bà mới gửi trước khi rời Nhật, có đúng không?

        - Các ông quả là những con người mất hết nhân tính đến nỗi xem trộm cả thư của người khác. Còn những lá thư đó tôi đã gửi công khai thì ông cũng đừng đem nó ra mà doạ tôi - Nguyệt nhìn Mếch-cơ giọng thách thức - Tôi nói cho ông biết, tôi đã dám công khai với bố mẹ, anh em rằng, tôi và anh Sơn chưa cưới nhưng đã có chung với nhau một đứa con đó là Nguyệt Nga. Chuyện tày đình đó mà tôi dám nói ra thì nội dung thư không có gì phải giấu giếm. Ông càng nói, tôi càng thấy xấu hổ thay cho ông.

        - Nếu chỉ có thế thì chuyện của chúng ta đã kết thúc từ mười lăm năm về trước. Nhưng sự đời đâu đơn giản thế - Mếch-cơ đứng dậy đi lại trong phòng - vì tất cả thư của bà gửi cho ông Sơn đều có dán thêm vi ảnh. Chắc bà đã từng là sinh viên bà biết đấy, vi ảnh nói một cách nôm nà, nó là ảnh một vật, một trang báo, trang chữ... đã thu nhỏ hàng triệu lần, nhỏ bằng mũi kim. Nhờ nó, nhờ thư của bà mà chúng tôi đã liên lạc thường xuyên với ông Sơn. Bà thử nghĩ xem, nếu tôi công bố điều này ra, thì ông Sơn, bố mẹ bà, họ hàng nhà bà có liên luỵ không? Chuyện tày đình đấy chứ! - Giọng Mếch-cơ vẫn đều đều - Tôi biết việc xem trộm thư người khác rất hổ thẹn. Nhưng vì sự nghiệp, tôi vẫn làm để có buổi nói chuyện cùng bà hôm nay. Ôi! Nghĩ cho công việc như thế, tôi vui biết mấy.

        Nguyệt cắn môi ngồi im. Càng nghe Mếch-cơ nói, chị càng thấy rõ mình nằm trong kế hoạch của chúng nên tự nhủ phải hết sức bình tĩnh. Mình đâu có phải là học trò lóp mẫu giáo ngồi cho Mếch- cơ xoa đầu về việc gửi thư về nước có thêm vi ảnh chứa đựng những chỉ thị của cơ quan tình báo. Có lẽ đã từng tiếp xúc, nghiên ngẫm mười lăm năm về việc mình bị tình báo gài bẫy nên Nguyệt không hoảng hốt. Chị nhìn Mếch-cơ, hỏi:

        - Ông cần gì trong việc đó?

        Mếch-cơ cười thầm trong bụng, nhìn Nguyệt.

        - Để bà và ông Sơn tiếp tục cộng tác với chúng tôi.

        - Không! Không! Tôi không bao giờ cộng tác với các ông! - Nguyệt thét lên đến vỡ tung cả gian phòng, tưởng như lời nói đó đã vang vọng khắp Hồng Kông, sang đến bán đảo Củu Long. Những bức tường cách âm đã thu lại và phản lại tai Nguyệt đến ù đi, làm mụ mị đầu óc.

        - Ở Hồng Kông, tôi là một người ngoại quốc. Song tôi cũng có một chút đặc quyền, có đôi chút tiếng nói đối với các xử lý của bà. Nếu bà không chịu tiếp tục cộng tác với chúng tôi, tôi sẽ chuyển bà đến trại Cấm cho mấy ông mãnh Việt Nam máu gái kéo bà cho khách làng chơi tứ xứ thưởng thức "hoa hậu" Việt Nam - Lúc này Mếch-cơ cho rằng, phải tiếp tục tấn công buộc Nguyệt chấp nhận đề nghị của mình. Giọng nói nhã nhặn, nhưng nội dung rất kiên quyết - Nhiều người nước ngoài thích xài của lạ Việt Nam lắm đấy.

        Mếch-cơ vừa nói vừa dõi mắt về phía Nguyệt. Khi ông ta dừng lại ngay trước Nguyệt, chị ngang mặt nhìn nói:

        - Ông Mếch-cơ! Điều ông vừa nói với tôi phải nói là không có kẻ nào sinh ra trên thế gian này mà lại ác độc, đê tiện như thế. Ông đã dùng cả cuộc đời tôi đùa giỡn cho ông chưa đủ, lại còn định quăng thế xác tôi đến cho bọn đàn ông cấu xé hay sao? Ông dám bỡn cợt với trò nhẫn tâm như thế mà lại bảo tôi cộng tác hay sao?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:04:16 pm »


        Nguyệt dựa lưng vào ghế, ngước mắt cười chua cay, căm giận và tính toán. Mếch-cơ tháo chiếc kính trắng lấy khăn lau mắt kính, giọng lạnh lùng:

        - Nhưng bà cứ yên tâm. Cực chẳng đã tôi mới sử dụng đến đặc quyền ấy. Thâm tâm tôi muốn bà cộng tác với chúng tôi, để bà về Việt Nam sống với ông Sơn, và cháu Nguyệt Nga, với bố mẹ và quê hương. Do đó tôi mời bà đến đây để bà tự chọn.

        Nguyệt gục đầu không thèm nghe Mếch-cơ. Chị không muốn ngẩng mặt lên để phải nhìn thấy con người quái đản đang nói chuyện với mình. Nhưng tất cả lời nói của hắn ta: sẽ công khai thư có dán vi ảnh; Sơn vào cộng tác với tình báo nước ngoài; đưa vào trại cho các khách làng chơi... vẫn tiếp tục bủa vây xung quanh Nguyệt. Ý nghĩ quyết tâm không nhận lời cộng tác với Mếch-cơ đã bị những câu nói đe doạ của hắn ta làm mờ dần.

        - Sao. Bà có đồng ý cộng tác không?

        Nguyệt trả lời theo phản xạ.

        - Không.

        Sau câu trả lời đó chị thấy hiện lên trước mắt một lũ vượn người, kẻ kéo tay chân, kẻ cởi áo, kéo quần mình hiện lên. Nỗi sợ hãi kinh hoàng bất thần ập đến. Chị cúi đầu. Bên tai chị lại vẫn vang lên câu nói nhẹ nhàng tưởng như tiếng cha cố giảng đạo:

        - Để cho bà suy nghĩ một đêm nữa.

        Sau lời nói đó, Mếch-cơ đi ra, nhưng trong đầu Nguyệt cái bóng ghê rợn và những lời nói ma quái của hắn vẫn hiện lên trước mắt. Tự nhiên chị co nhúm người run rẩy, không dám ngẩng mặt sợ lại phải nhìn thấy con rắn độc, mặc dù chị biết chắc hắn đã đi xa.

        Vào những giờ phút Nguyệt đi khỏi Khách sạn Đông Phương, Nguyệt Nga nằm trên giường như một người chết. Xung quanh cô lúc ấy toàn là những người nói với nhau bằng ngôn ngữ "ngổ", "nỉ" mà cô không hiểu. Tự nhiên cô ước ao mẹ sớm trơ về, ước ao có người nào nói tiếng Việt hay tiếng Nhật cũng được cho nó qua đi giờ phút trống trải. Trong cô lúc đó chỉ cầu nguyện có ai nói chuyện bằng tiếng Việt... Thê rồi bỗng nhiên cánh cửa mở. Năm Hổ trong bộ đồ ghi, caravat xanh bợt bước vào. Bộ râu quai nón của Năm Hổ cạo nhẵn nhưng

        những chân râu vẫn tạo thành vành đen mò mờ từ phía thái dương bên này qua cằm chạy sang tận thái dương bên kia. Câu nói bằng tiếng Việt "Nguyệt Nga" đã có sức mạnh tạo sự thông cảm gần gũi của những người cùng một dân tộc, nói cùng một thứ tiếng.

        - Cháu chào chú.

        - Mẹ đi rồi, ở nhà một mình buồn lắm phải không?

        - Vâng. Chú đến, cháu vui quá - Giọng Nguyệt Nga sôi nổi hẳn lên.

        Năm Hổ hướng đôi mắt vào phía ngực Nguyệt Nga một cách kiên nhẫn.

        - Tại sao cháu không đi chơi?

        - Tiền không có, đường đi không biết, chú bảo cháu đi đâu. Hay là...

        Nguyệt Nga định kêu lên "chú đưa cháu đi" nhưng miệng tự dưng cứng lại. Không ngần ngừ, Năm Hố nói ngay:

        - Nếu cháu thích đi xem phong cảnh Hồng Kông, chú đưa đi.

        Nguyệt Nga nhìn Năm Hổ cười vui vẻ:

        - Sợ chú tốn tiền. Mà mẹ cháu cũng không ưng cho cháu đi chơi với đàn ông.

        - Không sao. Chú sẽ đưa cháu về trước khi mẹ cháu trở lại căn phòng này.

        Nguyệt Nga im lặng như không tìm được lời nào từ chối, rồi ngước mắt nhìn Năm Hổ một cách rụt rè. Năm Hổ đưa tay xoa trên mái tóc Nguyệt Nga tỏ ra thân thiện song nó chứa chấp cả sự thèm khát con gái của một gã đàn ông. Tự nhiên tay Năm Hổ trượt xuống vai Nguyệt Nga, hắn ta vội co lại. Nguyệt Nga tưởng đó là tình cảm trìu mến của người thuộc diện cha chú.

        - Nguyệt Nga ạ, có thể chiều mai mẹ cháu mới trở lại để đưa cháu về Việt Nam. Chắc khó có điều kiện trở lại Hồng Kông. Vì vậy chú khuyên cháu nên đi tham quan, để khi về Việt Nam kể cho mọi người nghe về nước Nhật, về Hồng Kông.

        Nguyệt Nga bắt tay ra sau đầu, ngả vào thành ghế.

        - Cháu sợ phiền chú.

        - Không. Nếu cháu thực sự muốn đi chơi.

        Thế là Nguyệt Nga ưng thuận bước theo sau

        Năm Hổ. Một người kéo xe kiệu có thân hình to cao, trạc hơn bốn chục tuổi, vắt chiếc khăn bông trên vai đang kéo xe không.

        - Cho tôi đi phố Hà Nội.

        Năm Hổ đỡ tay cho Nguyệt Nga bước lên xe trông tựa như một cặp tình nhân. Chiếc xe kiệu từ từ làn bánh đi vào phố Hà Nội. Ở đó, Nguyệt Nga thích mua gì, Năm Hổ đều ưng chiều.

        Buổi chiều, Năm Hổ lại đưa Nguyệt Nga sang bán đảo Cửu Long, vào một khách sạn ngay bên bờ biển.

        - Đói rồi, ăn thứ gì cho đỡ mệt.

        Năm Hổ gọi đủ thứ rồi nhìn Nguyệt Nga:

        - Mao Đài hay Xakê?

        - Cháu thích của lạ.

        Năm Hổ hiểu ý Nguyệt Nga bèn gọi chai Mao Đài.

        Hắn bật nút chai, rót vào hai cốc vại.

        - Nào. Chúc cho chuyến đi của mẹ con Nguyệt Nga.

        Năm Hổ nâng cốc, Nguyệt Nga chớm say. Cô nâng cốc uống cạn, đặt xuống bàn làm vang lên tiếng rung lanh canh. Cô đưa hai tay ôm đầu gối, đôi bàn chân trong bộ đồ Kimônô màu xanh nước biển. Càng uống, Nguyệt Nga càng lâm vào tình thế bi đát, ngoan ngoãn chiều theo đôi tay Năm Hổ. Nguyệt Nga càng uống, gương mặt và dáng điệu của cô càng tỏ rõ vương vấn cái gì ấu thơ, dường như nó mất đi cái gì kín đáo của một người con gái Việt Nam.

        - Hôm nay trông Nguyệt Nga đẹp, đáng yêu quá.

        Năm Hổ nói và nâng cốc. Tất cả mọi cử chỉ của Năm Hổ đểu đã nằm trong kế hoạch đẩy mẹ con cô vào cuộc đời cùng quẫn.

        - Thế mới có nhiều người yêu chứ.

        - Ở Nhật, Nguyệt Nga đã yêu ai chưa?

        - Có - Nguyệt Nga nhắm mắt rồi từ từ mơ - Anh ấy trẻ hơn chú.

        Nguyệt Nga lại nhắm mắt, mặt đỏ bừng, đầu ngoẹo trên thành ghế. Lúc này, Năm Hổ tha hồ ngắm cô, ôm lấy cô mà hôn tới tấp. Nguyệt Nga lịm đi bất lực, bàng hoàng trước những cái hôn điên dại của Năm Hổ. Khi nhận biết lờ mờ đôi tay hộ pháp siết chặt mình, Nguyệt Nga cố sức chống lại. Nhưng đôi tay ấy lại như gọng kìm chết khổng lồ quặp lấy toàn bộ thân thế cô đặt lên giường.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:04:58 pm »


       
*

        Chiếc ô tô chở Nguyệt vun vút phóng trên đường phố Hồng Kông chan hoà ánh điện trở về Khách sạn Đông Phương. Nguyệt cố dán mắt vào cửa kính để nhìn Hồng Kông, nhìn tất cả những gì mà chị biết qua tranh ảnh, báo chí. Nhưng ô tô bịt kín, chị không nhìn thấy gì ngoài ghế và người ngồi cạnh.

        Ô tô dừng lại, chị theo cô gái có lên Lâm Tiên đi vào cầu thang gác trở về phòng mình. Cánh cửa mở. Nguyệt Nga đang ngồi, thấy mẹ cô chạy ra, nhìn thẳng vào mặt mẹ. Nguyệt nhìn con, thấy con cân đối duyên dáng, đẹp đẽ lạ thường. Chưa bao giờ chị thấy có người nào lại gợi cho chị nhớ tới Sơn như Nguyệt Nga. Nhìn con, chị vui. Nhưng điều đáng vui hơn nữa là mẹ con chị sắp được về Việt Nam.

        Nguyệt cúi xuống, nhìn vào mặt con.

        - Mẹ bảo con về Việt Nam mà tại sao vẫn ở đây?

        - Sắp rồi - Nguyệt ấp úng thốt lên. Nguyệt Nga cứ nhìn xoáy vào mặt mẹ làm chị càng bối rối. Rồi Nguyệt thở dài. Lúc ở Nhật, chị tin chắc sẽ được trở lại Việt Nam, còn bây giờ, tuy trả lời con như thế, song chị vẫn không biết thực hư sẽ ra sao.

        - Mẹ ơi! Mẹ có điều gì buồn thế?

        - Không. Mẹ nhớ bố con và Việt Nam.

        Những âm thanh của mẹ mà Nguyệt Nga vẫn nghe mười lăm năm nay mà sao bây giờ không ra tiếng thở dài, không ra tiếng nức nở.

        - Mẹ ơi! Họ bảo về Việt Nam bây giờ khổ lắm.

        - Ai nói với con điều đó?

        - Chú Năm Hổ.

        Nguyệt nhìn con hỏi dồn dập:

        - Năm Hổ còn nói gì nữa?

        Nguyệt Nga giọng thành thật:

        - Chú ấy bảo mẹ con ta ở lại Hồng Kông.

        - Để làm gì?

        - Đi vào lầu xanh.

        Nguyệt kêu lên: "Nguyệt Nga! Nguyệt Nga con ơi!" rồi gục xuống giường khóc nức nở. Chị có cảm giác như trái đất nứt ra, chị và con đang rơi xuống vực thẳm không đáy, suốt đời không thoát ra được nữa. Nếu như mình chậm lại ở Hồng Kông ngày nào là bọn chúng càng tìm cách đẩy mẹ con chị vào cuộc sống bán bar. Trời ơi! Nếu như chúng cưỡng ép Nguyệt Nga. Bọn đàn ông mua vui trên thể xác con mình... Chị không bao giờ còn có thể nhìn thấy mặt con được nữa. Chị sẽ mất con vĩnh viễn, sẽ không dám nhìn mặt Nguyệt Nga, gương mặt thân quý nhất đời.

        - Nguyệt Nga, con yêu của mẹ. Con sinh ra và lớn lên nơi đất khách quê người - Nguyệt bình tĩnh lại, giọng không run - Nên con không hiểu được đầy đủ tình yêu quê hương, Tổ quốc, không hiểu được nỗi đau của người mẹ nhìn con đi vào "lầu xanh" như thế nào đâu.

        Nguyệt Nga ngơ ngác trước sự giải thích khó hiểu của mẹ.

        - Ngày ở Nhật, mẹ con mình sống ở hòn đảo Liutô phía Nam, quanh năm ngày tháng chỉ nghe thấy tiếng sóng biển, giờ đây đến Hồng Kông con mới thực sự thấy vui. Hôm nay, khi mẹ đi rồi, chú Năm Hổ cho con đi ô tô sang bán đảo Cửu Long, đến khu công nghiệp Thanh Y, đi tắm biển...

        - Lại thế nữa cơ ư? Thế thì con không sao hiểu được nỗi lòng mẹ.

        - Nỗi lòng gì hả mẹ?

        Nguyệt nhìn con lắc đầu:

        - Mười lăm năm rồi mà sao con còn quá ấu trĩ như thế. Nhưng mẹ không trách con đâu vì con lớn lên không trong cái nôi của Tổ quốc, nên mẹ đành nói rõ cho con nghe. Nỗi lòng của mẹ là muốn con ở bên mẹ mãi mãi, sống trong lòng Tổ quốc.

        - Nhưng Việt Nam bây giờ nghèo đói lắm, họ lại không chấp nhận cho ai ra đi trở về.

        - Lại Năm Hổ nói cho con điều đó phải không?

        - Vâng. Thưa mẹ. Chú ấy bảo chẳng nên về Việt Nam làm gì. Trở về đấy thì ngày này qua ngày khác, có lẽ suốt đời phải sống trong cảnh nghèo đói. Chỉ nghĩ đến điều đó con đã không muốn trở về rồi. Con định sẽ ở lại Hồng Kỏng, và làm việc, có tiền sẽ đi Mỹ. Con không muốn về Việt Nam.

        Nguyệt Nga nói giọng sôi nổi, không hề để ý sắc mặt mẹ đã hoàn toàn thay đổi, nỗi khổ theo nước mắt định trào ra, nhưng bị lý trí chặn giữ, làm mặt chị đanh lại. Những người mẹ trên thế gian này gặp nỗi đau lớn lao đều khóc. Chỉ có điều, người khóc thành tiếng, người không khóc thành tiếng, có người để mặc cho nước mắt lăn qua gò má, có người nén lại trong lòng. Nguyệt đứng lặng nhìn con. Nguyệt Nga không thể ở lại Hồng Kông được. Con ta không thể sống ở nước ngoài được. Mình phải đi gặp Mếch-cơ và Năm Hổ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:05:14 pm »


        Theo đề nghị của chị, Lâm Tiên lại bố trí cho chị gặp Mếch-cơ. Hôm đó, Chi cục Tình báo Trung ương Mỹ tại Hồng Kông đang họp không tiếp khách, nhưng nghe nói Nguyệt muốn gặp, Mếch-cơ vui vẻ hoãn buổi họp để tiếp chị.

        Khi bước vào, thần sắc đã thay đổi, đanh lại, đờ đẫn, mắt vẫn sáng trong nhưng chứa đựng sự nghiêm khắc. Đoán biết mình thắng trong cuộc vật lộn chưa quyết liệt lắm, giọng Mếch-cơ phấn khởi hơn trước:

        - Mòi bà ngồi!

        - Cám ơn ông.

        Chỉ khi Nguyệt ngồi xuống đối diện, nhìn trực diện mặt chị. Mếch-cơ mới thấy hai mi mắt chị hơi mọng, có phần sa xuống.

        - Bà từ khách sạn Đông Phương đến?

        - Vâng! Tôi đi cùng Lâm Tiên - Giọng chị khô khan, lạnh nhạt.

        - Chắc bà đã quyết định?

        Nguyệt nhìn thẳng vào mặt Mếch-cơ, cái nhìn khủng khiếp, chứa đựng điều gì thế thảm làm lạnh người.

        - Tôi đồng ý cộng tác với ông. Nhưng đề nghị ông thực hiện hai điều...

        - Xin bà cứ nói.

        Nguyệt nói nhỏ, đau xót, đứt quãng:

        - Một là, cho tôi biết công việc và phải giữ kín; hai là phải để cho con gái tôi trở về Việt Nam. Chỉ khi nào ông chấp nhận điều thứ hai tôi mới chấp nhận điều ông đặt ra.

        Sau câu nói đó, Nguyệt ngồi im để mặc trái tim mình bị dồn nén đến mức sắp vỡ tung, đau nhói. Còn Mếch-cơ lúc đó, lại tiếp tục đeo tấm mặt nạ nhân đạo, từ thiện mà gần trọn cuộc đời đã theo đuổi thuyết phục Nguyệt để con lại Hồng Kông.

        - Tôi hoàn toàn chấp nhận đề nghị của bà - Giọng Mếch-cơ mềm mỏng. - Không ai bác bỏ đề nghị cho con cái được trở về Tổ quốc, nếu có chết thì chết trên mảnh đất quê hương. Nhưng có điều, cả bà và tôi đều không có quyền giải quyết việc cháu Nguyệt Nga có thể về Việt Nam hay không mà quyết định đi hay ở đều do cháu định đoạt.

        - Nhưng đối với tôi, nhận làm việc cho ông với điều kiện duy nhất: Nguyệt Nga phải cùng mẹ về Việt Nam.

        - Vậy thì bà phải ký giấy.

        Giọng Nguyệt dõng dạc, kiên quyết:

        - Ông biết không, mười lăm năm qua Nguyệt Nga chưa biết mặt bố là ai; bố cũng chưa biết mặt con thế nào. Còn tôi, từ khi nó mới là bào thai, tôi đã biết nó là con ai, còn bố nó đến bây giờ vẫn chưa biết. Vì vậy, bằng giá nào tôi cũng phải cho cháu về Việt Nam để bố con gặp nhau. Chỉ vì thế mà tôi yêu cầu ông phải thề.

        Mếch-cơ mấp máy môi, làm dấu thánh, mãi sau mới nói thành tiếng:

        - Trước Đấng tối cao, tôi thề.

        Nguyệt nhắm mắt như lấy lại sự thanh thản để suy nghĩ cái gì sẽ lại xảy ra sau lời thề này của Mếch-cơ. Khi chị mở mắt, tờ giấy cam đoan cộng tác với cơ quan tình báo của Mếch-cơ viết bằng chữ Việt Nam với cây bút bi đặt ngay trước mặt. Hàm răng Nguyệt cắn chặt vào môi ngồi như một pho tượng. Trong đầu chị lúc đó chỉ còn hình bóng Nguyệt Nga. Suốt mười lăm năm chị nuôi dưỡng nó, theo dõi sự lớn khôn của nó và cũng đã từng khóc thầm vì nó. Giờ đây, chị thờ thẫn, chấp nhận đề nghị của Mếch-cơ cũng lại vì nó. Chị lại cứ đứng và không che giấu vẻ mặt sắp khóc vì vừa ký giấy làm việc cho Mếch-cơ.

        - Bà có thể về khách sạn!

        Nguyệt thoáng giật mình, ngẩng mặt nhìn Mếch-cơ, bề ngoài cũng bình thường như những người Mỹ khác, không có nét gì biểu hiện thâm độc, dã man. Khi biết Nguyệt đã bị thu phục, Mếch-cơ cho rằng tấn trò kéo dài mười lăm năm của mình bây giờ mới kéo màn. Chính vì vậy, Mếch-cơ cố tạo ra cho mình là người nhân ái để che đậy sự thâm hiểm bên trong.

        - Nguyệt Nga nó đang mong. Bà về cho cháu đỡ trông. Ngày mai gặp lại.

        Nguyệt vẫn đứng yên, tiếng nói của Mếch-cơ hình như không lọt vào tai chị. Thế rồi chị bước ra cửa với cảm giác toàn thân tan biến, đầu mềm ra và nặng như chì va vào tường làm choáng váng. Nỗi thương con và tờ cam đoan cộng tác với Mếch- cơ tràn khắp cơ thể, thấm sâu vào tay chân đến tận xương tuỷ, chị lảo đảo bước ra. Hình như có ai đẩy chị, làm chị ngã dúi dụi đến bên thành xe, lên xe. Chiếc Tôyôta nổ máy lao đi vào dòng người, xe như mắc cửi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:05:46 pm »


       
*

        Sáng hôm sau Mếch-cơ đưa Nguyệt đi dự một lớp huấn luyện đặc biệt về công tác tình báo, bao gồm: Viết báo cáo bằng mực bí mật, sử dụng đài bí mật; cách thu thập tin tức viết báo cáo; ám tín hiệu đế người khác đến bắt liên lạc. Kết thúc lớp học, Mếch-cơ và Năm Hổ mở tiệc chiêu đãi, cấp cho mười ngàn đô la Mỹ làm kinh phí hoạt động với một chiếc đài Shap, bên trong có một chiếc đài thu phát nhỏ xíu.

        Sau lớp học cấp tốc, Mếch-cơ cho mẹ con Nguyệt tấm hộ chiếu mới với thời gian thích hợp từ Nhật đến Hồng Kông, rồi chuyển đến một khách sạn không phải là khách sạn nổi tiếng, sang trọng nằm ở ngoại ô thành phố trong một ngõ hẻm, ô tô không vào được, chỉ có những người Trung Hoa kéo xe kiệu mới vào được.

        Sáng hôm sau, mẹ con Nguyệt tìm cách đi ra sân bay quốc tê Hồng Kông. Mếch-cơ nói rằng, cứ ra đó mua vé đi Băng Cốc. Nguyệt nóng lòng đến giờ phút bước lên máy bay.

        Hành khách ở sân bay thuộc đủ hạng người, trong đó có người Việt Nam về thăm Tổ quốc. Thật ra, tất cả những người Việt Nam đi qua Hồng Kông đêu đặt chân đến sân bay này. Khi ra tới sân bay, Nguyệt gặp một bà tự xưng là Việt kiều sinh sống ở Hồng Kông muốn về thăm Tổ quốc nhưng một tuần rồi vẫn chưa mua được vé máy bay.

        Có người đã được cân hành lý, sắc mặt rạng rỡ. Họ vui vẻ nói:

        - Năm chín mươi là năm du lịch Việt Nam. Tôi về xem lại Việt Nam thay đổi thế nào.

        Nhiều người Việt Nam ở Singapore, Cửu Long, Đài Bắc đến, mỗi người một vẻ. Người chưa mua được vé, luôn ngước mắt nhìn đồng hồ vẻ lo âu, thất vọng. Mẹ con Nguyệt cũng thất vọng, chị nhìn những hành khách người Việt Nam chưa mua được vé buồn rầu, rồi rủ nhau đi tìm khách sạn ngủ qua đêm.

        Mẹ con Nguyệt và vợ chồng ông Thanh thuê xe kiệu trở về khách sạn mẹ con chị đã sống. Ông bà Thanh gốc là người phố Hàng Đào - Hà Nội, bỏ chạy sang Ma Cao - Trung Quốc từ hồi thực dân Pháp chiếm đóng, bây giờ về thăm lại Tổ quốc, ông bà nói từ Ma Cao đến nên Nguyệt trở thành người thông thạo Hồng Kông hơn.

        - Tối qua mẹ con cháu ngủ ở khách sạn này.

        Nguyệt đưa địa chỉ khách sạn cho vợ chồng ông Thanh.

        - Thế thì chúng ta đi về đó.

        Tại khách sạn, họ không sao ngủ được, ngổn ngang nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.

        - Hay tại mình chưa đút lót cho người bán vé?

        - Có lẽ đưa vàng cho cô ta, sẽ được đi nhanh hơn.

        Ông Thanh ngồi uống cà phê hút thuốc, giết thời gian. Bà Thanh thở dài suốt đêm không ngủ. Nguyệt đi khẽ sang phòng bên ngồi nhìn Nguyệt Nga ngủ. Có lẽ cái nhìn đó để chị đôi mặt với tình yêu, nghĩ về đứa con để đẩy lùi thời gian chăng? Hay Mếch-cơ và Năm Hổ còn có âm mưu gì với mẹ con chị. Tại sao Sân bay Quốc tế Hồng Kông nổi tiếng là nơi thu xếp nhanh gọn, vừa lòng hành khách mà để hành khách đợi thế này! Càng đặt ra những câu hỏi, Nguyệt càng không hiểu gì về âm mưu của Mếch-cơ.

        Ngày hôm sau, ông bà Thanh mua được vé đi Băng Cốc, còn mẹ con Nguyệt vẫn trở về khách sạn trong ngõ hẻm. Lần này đi cùng có chị Tư Minh, quê Đà Nẵng. Chị nguyên là một sinh viên thời Mỹ - ngụy sang theo học ở Philipin bị kẹt sau chiến tranh. Chị cũng dẫn cháu về thăm nội ngoại.

        Thế là đêm thứ bao nhiêu mẹ con Nguyệt ở lại Hồng Kông. Chị bắt đầu tính từng giờ, từng phút để được trở về Việt Nam, tắm mình trong dòng sông Thương.

        Thực ra, Nguyệt không thể nào tính được, vì sao mình bị kẹt lại Hồng Kông dài ngày như thế! Bao hành khách đến sau đều mua được vé đi trước, còn chị vẫn ở lại. Mếch-cơ bố trí cho nhiều người chứng kiến lý do mẹ con Nguyệt ở lại Hồng Kông, họ sẽ là những nhân chứng minh chứng cho mẹ con Nguyệt trước cuộc điều tra của cơ quan an ninh.

        Nhưng rồi bốn ngày sau mẹ con Nguyệt cũng mua được vé. Bù đắp lại sự tiêu phí đi lại, chờ đợi, Năm Hổ đưa cho chị thêm mười ngàn đô la nữa. Nguyệt cầm chặt chiếc vé ra sân bay, thở phào nhẹ nhõm. Chiếc vé kia đã đẩy lùi những cuộc xét hỏi của Mếch-cơ, như xóa dần đi tờ cam đoan làm việc cho chúng. Hành động, lời nói gian trá, xảo quyệt của Mếch-cơ đôi với chị bắt đầu không có ý nghĩa. Ý nghĩa nhất đôi với chị bây giờ là được bước lên cầu thang máy bay.

        Máy bay chở mẹ con Nguyệt và mẹ con chị Tư Minh đến Sân bay Băng Cốc khoảng mười giờ đêm. Họ kê khai vàng, hành lý cho Hải quan Thái Lan, rồi về khách sạn. Tại khách sạn, có đủ hạng người, họ bàn nhau đem những thứ gì về Việt Nam kiếm được nhiều lãi; đổi tiền đô la ở ngân hàng hay chợ đen? Có người cũng bàn tính, nên đóng góp bao nhiêu để xây dựng quê hương? Bao nhiều người Việt Nam quá cảnh Thái Lan là bấy nhiêu tâm sự. Còn Nguyệt vẫn nghĩ về Mếch-cơ và Năm Hổ, nghĩ về những lời lẽ nói chuyện với Sơn. Chị nhìn qua cửa sổ, thấy đường phố mờ nhạt sau làn nước mắt.

        Sáng hôm sau, mẹ con chị lại cùng Tư Minh đi taxi ra sân bay. Thật vui mừng hết chỗ nói, chị đã lấy được vé đi Hà Nội.

        Ngồi lên chiếc máy bay của Hãng Hàng không Việt Nam chị vui đến trào nước mắt. Nữ nhân viên phục vụ đến bên Nguyệt cởi dây bảo hiểm quàng qua người Nguyệt và đưa cho một túi ni lông phòng khi ói mửa. Nguyệt cảm thấy việc làm của cô nhân viên sao nó thân thương, ân cần như người mẹ chăm sóc con. Đúng mười lăm giờ, máy bay hạ cánh xuống Sân bay Nội Bài. Mọi người lần lượt bước xuống cầu thang máy bay ra cửa. Ngoài phòng đợi, hàng trăm người đứng chờ người thân. Họ gặp nhau ôm hôn và không ít người đã òa khóc. Còn Nguyệt trở về không báo trước nên không có ai ra đón. Chị bùi ngùi, hít mạnh không khí quê hương rồi thở dài bước đi. Hình ảnh Mếch- cơ, Năm Hổ và Sơn lại hiện lên như níu chân chị bước chậm. Chị cầm tay Nguyệt Nga đi ra ô tô hàng không, lòng ngổn ngang bao ý nghĩ, cái ý nghĩ có ý nghĩa nhất tiếp sức cho chị bước được tới bên ô tô là đã về được Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:07:04 pm »


CHƯƠNG BỐN

MA ĐI TÌM NGƯỜI

        Mếch-cơ ngồi xuống ghế rồi lại đứng lên đi sang phòng bên.

        - Cho tôi tôm hùm, cua bể Việt Nam!

        Người phục vụ bê các thứ mà ông ta yêu cầu đặt lên bàn, bên chai Xakê. Ngày công cán ở Việt Nam Mếch-cơ thích uống rượu với hai món này, ông ta cũng không hiểu vì sao những món ấy lại ngon đến thế. Bây giờ Hồng Kông nhập của Việt Nam những món đó, mặc dù bán giá gấp mười lần, Mếch-cơ vẫn không tiếc tiền.

        Sau khi ăn xong, Mếch-cơ trở lại công sở lục tìm toàn bộ hồ sơ về Sơn, đọc lại để kiếm tìm khả năng có thể của điệp viên này, nhằm xác lập lần cuối cho kế hoạch Sơn gặp lại Nguyệt.

        Vào những ngày cuối tháng hai năm 1975, Sơn được Mếch-cơ bố trí cho trở lại Trường Sơn, gặp đơn vị đóng vào thời kỳ quân ta đang chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công mùa Xuân 1975.

        Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh trở ra Bắc, được anh em đón tiếp với thái độ đón một vị anh hùng từ chiến trường trở về. Vai anh khoác ba lô con cóc về tới cổng đơn vị mọi người quây quần bên anh.

        - Tròi ơi! Sơn!

        Rồi lại có tiếng chân người chạy thình thịch với tiếng gọi:

        - Chúa rừng đã về đấy hả?

        Người này rẽ qua vòng người ôm xốc Sơn lên quay tròn.

        - Tưởng bỏ xác ở Trường Sơn.

        - Chúa Sơn Lâm thì làm sao bỏ xác ở rừng được?

        Long từ từ giảm dần tổc độ quay rồi dừng hẳn.

        - Đợt này lại về phòng kỹ thuật bọn mình.

        - Do tổ chức phân công chứ.

        Tối ấy, mọi người ngồi nghe Sơn kế cuộc sống khổ sở ở Trường Sơn, kể về cuộc sống lạc đơn vị, lang thang trong rừng.

        Sơn kể rằng, hôm đó trời mưa như nghiêng trời, lệch đất. Sơn và Nguyệt đội mưa đi tuần ống. Trạm đường ống do Sơn phụ trách có bảy người. Sơn là trạm trưởng, Nguyệt - kỹ sư phụ trách van. Đêm đó mưa đến nỗi trăng không dám ló mặt ra. Nó sợ những Thạch Sanh Lâm và bà Nữ Oa Nguyệt đội mưa đi tuần. Khi đi cách xa trạm gần mười cây số đụng phải một toán biệt kích. Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, Nguyệt đã bị bắt hay bị chết không rõ, còn Sơn chạy lạc vào một thung lũng. Thung lũng đó là gì, đến giờ Sơn vẫn không biết tên. Đến sáng, khi mưa đã tạnh, mặt trời chiếu những tia rẻ quạt qua tán cây rừng, Sơn mới thấy đó là một bãi chiến trường. Xác chết nằm sấp, nằm nghiêng, nằm ngửa trông hệt một đoàn người vượn bị trúng độc nằm giữa thung lũng. Có xác người trắng bệch, có xác người đen xạm. Mặc dù mưa Trường Sơn đêm trước đã kỳ cọ thân thể họ, lau mặt mũi cho họ nhưng vẫn không che nổi những mặt người nhìn lên bầu trời hay nhìn vào gốc cây một cách bi ai. Mùi khét của cây rừng, mùi tanh của máu, mùi hôi thối của phân, mùi lá mục làm Sơn đến buồn nôn. Sơn nghĩ rằng, có lẽ hai đơn vị đi tuần hay hai đội trinh sát của địch và ta đụng nhau nổ súng cho đến người cuối cùng.

        Hai chân Sơn cứng lại như bị cắm xuống đất. Thế rồi bụng đói, miệng khát. Sơn đành di động một cách khó nhọc đến từng xác người lật tìm xem có gì ăn không. Sơn đã gom được khoảng năm kilô lương khô. Có lương thực rồi, yên tâm không sợ đói một tuần, Sơn lại đi khỏi thung lũng tìm đường trở về đơn vị. Sơn đi trong gió rừng lạnh buốt. Cả khu rừng. Không. Có lẽ cả dãy Trường Sơn như mặc áo tang. Sơn đi một mình như thế hơn một tuần. Khi lương thực sắp cạn, gói lương khô thấm máu cuối cùng tìm được trong thung lũng bóc ra ăn, thì Sơn muốn chết đi cho rảnh. Sơn nằm trên một tảng đá to, nhìn về hướng Bắc quê hương, nơi ấy có dòng sông Đáy nặng đỏ phù sa đang lặng lẽ đi ra biển cả. Giờ này, chắc người mẹ già đang lội bì bõm giữa đồng cói, vuốt từng cây cho khỏi đổ để sau mùa cói chọn tìm những sợi đẹp dệt chiếu cưới cho con. Nhưng mẹ ơi! Biết khi nào con mới trở về để nằm chiếc chiếu do chính tay mẹ dệt. Sơn nằm như thế để chờ cái chết, mặt nhìn về hướng Bắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:07:23 pm »


        Nhưng rồi tiếng súng, tiếng pháo truyền từ núi rừng trùng điệp âm vang như truyền đi, vọng lại qua tai Sơn đến chục lần. Một phản xạ đầu tiên của lính Trường Sơn, Sơn cầm súng ngồi bật dậy. Thận trọng hơn, Sơn nép mình vào tảng đá. Một hồi lâu không thấy tiếng súng. Sơn tưởng rằng nơi đó chỉ còn có xác chết. Thế là dịp may hiếm có, cứ theo hướng đó tìm đến nơi hai bên vừa bắn nhau, cũng như lần trước, tìm lương khô bên xác chết. Nhưng kỳ lạ thay, vừa định đứng lên, lại thấy có người vác súng từ rừng sâu đi ra. Sơn tự hỏi anh ta là quân mình hay địch. Sơn nép mình bên tảng đá nhìn về phía người đang đi. Anh ta cũng mặc đồ giải phóng, lưng khoác ba lô con cóc, trước ngực đeo khẩu AK, tay luôn luôn đặt trên cò súng. Người này đi về phía Sơn, đến bên một tảng đá cách nơi Sơn khoảng hơn hai chục mét. Tảng đá này trông tựa như một cái bàn hình chữ nhật đứng nghiêng trên một đám đất. Nếu là người lính có kinh nghiệm, chắc chắn để cho người kia đi gần hơn nữa mới nổ súng. Song là một kỹ sư bắc đường ống, được huấn luyện không nhiều, Sơn vội hô to:

        - Đứng lại! Nếu không bắn chết.

        Cùng với tiếng hô đó, người này đã nằm lăn xuống đất, tránh đạn rồi nấp vào phía sau tảng đá. Thế là mỗi người chiếm giữ một tảng đá bắn nhau. Lúc đó, ai rời tảng đá sẽ bị bắn chết ngay. Những viên đạn người kia bắn đến hay Sơn bắn trả chạm đá toé lửa rồi tuột sang bên. Bắn nhau gần một ngày, không ai làm gì được ai, Sơn nghĩ, nếu kéo dài hơn nữa có thể mình sẽ chết, vì bụng đói, đạn chỉ còn một viên. Sơn nghĩ ra cách, quăng đất đá để cho đối phương nổ súng. Thế rồi đối phương cũng để mặc đá tung ra, cây rừng rung lên không thèm nổ súng. Mãi sau này Sơn mới hiểu anh ta cũng hết đạn, chỉ dành lại viên cuối cùng.

        Thời gian im ắng khá lâu. Người thanh niên kia che tay làm loa gọi to:

        - Hàng đi! Quân giải phóng khoan hồng.

        Sơn nghĩ, có lẽ anh ta không phải địch. Thế là Sơn hô to hơn:

        - Đằng ấy là ngụy quân hay quân giải phóng?

        - Trinh sát đoàn 559 đây.

        - Đằng này cũng là giải phóng.

        - Đơn vị nào?

        - Kỹ sư bắc đường ống.

        - Nếu vậy đừng bắn nhau nữa. Hãy đặt súng phía trước tảng đá.

        Sơn đặt súng lên trên tảng đá trước, người kia đặt súng theo. Hai người đều vừa mừng, vừa lo. Mừng vì có thể đã gặp đồng sự, lo vì sợ bị lừa. Thận trọng hơn, Sơn hỏi:

        - Quê cậu ở đâu?

        - Bên tả ngạn sông Đáy. Còn cậu?

        - Tớ ở bên hữu ngạn.

        Người thanh niên kia reo lên:

        - Như "vầy" là chúng mình cùng quê.

        Chính chữ "vầy", cái ngôn ngữ địa phương ở một vùng cuối sông Đáy đó đã giúp Sơn bớt sợ, tin người kia không phải là kẻ thù. Sơn rút khăn mùi xoa quay tròn mấy vòng rồi đứng lên về phía tảng đá đối diện. Lúc đó, Sơn cũng nghĩ, cho dù bị lừa thì chết cũng đành. Mà có lẽ chết, như thế nhẹ nhàng hơn chết vì đói. Sơn mạnh dạn bước đi. Người kia cũng đứng dậy bước về phía Sơn. Thế là Sơn và người thanh niên kia gần một ngày tưởng lầm nhau là địch đã nhận ra nhau cũng là lực lượng của Mặt trận giải phóng. Anh ta có tên rất con gái: Diệu, cán bộ của Bộ Giao thông vận tải, đi bộ đội năm 1971, năm 1972 vào chiến trường. Diệu cũng bị lạc đơn vị gần nửa tháng.

        Đèm đó, Sơn và Diệu ngủ trên tảng đá. Sáng hôm sau, hai người tìm về đơn vị. Nhưng họ đi suốt một tuần, đến ngày thứ tám mới gặp một trạm giao liên sư đoàn 559. Sau khi xuất trình giấy tờ, khai báo nửa tháng trời họ lạc đơn vị, cả hai phiên chế vào đơn vị mới và tiến vào giải phóng Đà Nẵng, rồi cùng một chuyên ô tô ra Bắc.

        Chuyện Sơn kể làm mọi người thực sự xúc động, nhìn anh với thái độ khâm phục, câu chuyện hai anh lính Sơn và Diệu tưởng lầm nhau là địch được mọi người kể cho nhau nghe, như một câu chuyện truyền thuyết. Ai cũng cho rằng, chiến tranh lắm cảnh bất ngờ và éo le.

        Mếch-cơ gập "Hồ sơ điệp viên Sơn, bí số PK.8" lại nghĩ: với câu chuyện ngụy trang này, chắc chắn cơ quan an ninh Hà Nội không thể nghi ngờ, PK.8 và cũng không thể nghi ngờ PK.7 Diệu. Mếch-cơ bật lửa hút thuốc rồi ngả lưng vào thành ghế, thổi luồng khói trắng lên trần nhà. Ôi! Gần mười lăm năm theo đuổi một cái bóng, đến giờ quả không vô ích. Mếch-cơ nghĩ thầm, giá như Mỹ và Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao hay buôn bán, thì có lẽ mình sẽ đề xuất đến Hà Nội đầu tiên để kiểm tra xem PK8 hoạt động ra sao, đến xem Hà Nội, thủ đô của một nước cộng sản như thế nào, tinh thần người dân của họ ra sao.

        Mếch-cơ đã làm trong cơ quan tình báo CIA gần ba mươi năm, song chỉ hoạt động ở vùng Đông Nam Á, chưa có dịp đến bất kỳ nước cộng sản nào. Vì vậy, Mếch-cơ rất hy vọng sau khi Nguyệt về Hà Nội gặp Sơn, ông ta sẽ được thượng cấp cho đi một vài chuyến sang Việt Nam. Âu cũng là trả công cho người đã trọn đời cho ngành bí mật nước Mỹ. Mếch-cơ rít một hơi thuốc, thả làn khói trắng. Nhìn vòng tròn trắng từ miệng bay lên, ông ta tưởng như trong vòng tròn đó có chữ "Hà Nội". Mếch-cơ kêu lên: Ta sẽ đến Hà Nội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2020, 05:07:53 pm »


       
*

        Sau những năm tháng sống ở chiến trường trở về, cơ quan cho Sơn về quê nghỉ một tháng. Ở quê lúc đó, bạn bè cùng lứa tuổi người đi công tác, người đi bộ đội. Thú thao thao bất tuyệt trước đây hình như đã cạn. Sau những giờ phút vui mừng gặp lại mẹ, anh lại ít lời. Tính tình thay đổi của anh làm mẹ hết sức ngạc nhiên. Bà Sơn (gọi theo tên con khi chồng chết) tự hỏi: lẽ nào chiến tranh đã làm con tôi thay đổi đến mức độ như thế ư?

        - Con bị mệt hay sao?

        - Không! Thưa mẹ.

        - Hay con bị thương.

        - Không.

        Suốt ba mươi ngày đêm ở quê, ai hỏi gì anh trả lời, còn không cứ nằm thở dài. Khi anh ngủ, đầu gác lên chiếc gối mây, tay phải bao giờ cũng đặt lên trán. Thỉnh thoảng, anh lại chống chân phải lên đầu gối chân trái. Lúc ngủ say, chân trái không theo sự chỉ huy của thần kinh đổ xuống làm anh giật mình. Những lúc anh ngủ, bà Sơn cứ đứng ngắm con như ngày anh còn bé. Bà kêu thầm như một hơi thở: Ôi! Sao nó giống bố như đúc. Có lần, bà đến bên giường, nhẹ nhàng nhắc chân phải anh khỏi đầu gối để chân không bị đổ nghiêng, ngủ một giấc sâu.

        Sơn cũng đem nỗi buồn đó về Hà Nội. Chiều chiều, sau mỗi buổi làm việc, anh lại đạp xe lên đường Thanh Niên, bước dọc theo bờ hồ Trúc Bạch. Hầu như anh không hé miệng từ lúc rời cơ quan.

        Có chiều chủ nhật, anh rủ Sinh, cô bạn gái thân đi chơi. Hai người đi dọc theo mép hồ mà anh vẫn đi. Khi đi được nửa đường, tự nhiên anh hỏi:

        - Sinh có mỏi chân không?

        - Không.

        - Chiều nay có hẹn ai không?

        Sinh nhìn Sơn hơi ngạc nhiên, trả lời bằng giọng lúng túng.

        - Không.

        Sinh nhìn xuống đất lại ngẩng lên, thấy ánh mắt Sơn lạ quá.

        - Từ ngày ở chiến trường ra anh thay đổi tính tình khác trước.

        - Cứ nghĩ đến ngày ở chiến trường, nghĩ đến bao bạn bè ngã xuống, mình buồn.

        Sơn như được dịp lại kể về cuộc sống lạc đơn vị nửa tháng, phải lật từng xác đồng đội tìm lương khô.

        - Nghĩ nhiều về quá khứ không hay đâu.

        Họ bước đến quầy bánh tôm.

        - Sinh vào đây ăn gì cho đỡ đói.

        Hai người ngồi vào bàn ở ngay bên hồ, sát gốc cây xà cừ, quay mặt về phía Nhà máy điện Yên Phụ. Sơn gọi bia, bánh tôm, nhưng rồi anh chẳng ăn cứ ngồi như một tảng đá. Anh chỉ uống, mắt nhìn ra hồ, chân di di trên mặt đất. Im lặng mỗi lúc một nặng nề, hình như Sơn quên rằng người ngồi trước mặt mình là một cô gái mà có lần đã từ chiến trường gửi thư.

        Ngày ấy, sau hai tháng đi bộ qua khu Bốn, đặt chân đến A sầu, Sơn nhớ tới Sinh và bạn bè. Người đầu tiên anh ghi thư đó là Sinh. Thư anh kể lại những gian khổ phải đi trong mây, trên những tảng đá tai mèo mới vào được chiến trường. Và quan trọng hơn nữa, anh hé mở rằng mình ra đi nhưng không có bạn gái thân. Những câu nói bóng gió đó gây cho Sinh sự hy vọng, trông chờ thư anh, trông chờ anh về. Nhưng hôm nay đi chơi, thấy Sơn trầm tư suy nghĩ làm Sinh áy náy và ân hận đã nhận lời. Sinh cũng không thể mở đầu bằng câu nói nào được để xua tan không khí trầm lặng. Còn Sơn, sau khi uống cạn vại bia của Sinh nhường, lại bắt đầu kể về câu chuyện ngụy trang bị lạc trong rừng mà Mếch-cơ và Năm Hổ đã soạn thảo. Sinh nhìn anh suy nghĩ, sao đầu óc anh Sơn cứ ám ảnh mãi tháng ngày lạc đơn vị thế nhỉ? Hay anh ấy bị bệnh tâm thần. Sinh ngừng bặt nín lặng nhìn anh không chớp. Chưa bao giờ Sinh thấy Sơn biểu lộ nét mặt đau buồn đến như thế.

        - Về đi anh Sơn.

        - Mình muốn đi chơi...

        Họ rời quầy bánh tôm, đi bộ qua dốc Yên Phụ vào đường Bưởi.

        - Sinh thấy chuyện chiến trường đó thế nào?

        - Đó là chuyện anh hùng. Nhưng anh kể quá nhiều làm...

        Sơn rất nhạy cảm với những câu hỏi bình luận, thái độ cư xử của người khác đối với chuyện mình kể. Anh nói tiếp:

        - Làm Sinh không thích phải không?

        - Vâng!

        - Nhưng lại là chỗ mình nghĩ về nó nhiều nhất. Vì nó trả lời các ông tổ chức thời gian mình xa đơn vị.

        - Chiến tranh bị lạc đơn vị là chuyện thường tình, có phải không anh?

        - Đúng. Nhưng cuộc đời đâu đơn giản như chúng mình tưởng. Vừa mới về đến đơn vị, mấy ông bảo vệ bên quân đội yêu cầu khai rõ thời gian lạc đơn vị, làm gì, gặp những ai. Về tới cơ quan mấy ông tổ chức cũng lại yêu cầu làm rõ.

        Sơn suy nghĩ hỏi thăm dò:

        - Sinh nghĩ thời gian mình lạc đơn vị có gì đáng nghi không mà họ cứ vặn vẹo.

        - Tổ chức là những con người máy móc. Họ nói gì kệ họ, còn chúng mình sống bằng lương tâm chính bản thân.

        - Lương tâm? - Sơn nhắc lại. Anh dựa vào gốc ổi ven đường - Có bao giờ Sinh nghĩ đến lương tâm người lính, người từ chiến trường trở về chưa? Họ đã sẵn sàng hy sinh tính mạng cho Tổ quốc, thế mà mấy ông tổ chức có tính đến điều đó đâu. Để thoát khỏi những con người cầm kính hiển vi soi vào từng dòng lý lịch người khác, mình định xin chuyển sang Tổng cục Dầu khí.

        Sinh chầm chậm bước sau Sơn, dọc theo đường Bưởi về phía Chèm. Suốt buổi chiều đến giờ Sinh mới thấy nội tâm của Sơn phơi bày sự bộc lộ bột phát câu chuyện. Sinh cảm động không tìm được lời nói động viên, chỉ lặng lẽ bước. Và càng bước, càng đẩy Sinh đi xa về thiên hướng thương cảm Sơn. Ngược lại, Sơn càng kể nhiều câu chuyện Mếch-cơ ngụy trang cho mình cốt để thăm dò tính lôgic của nó.

        - May mà có anh trinh sát Diệu sư đoàn 559 cũng bị lạc đã chứng nhận hoàn cảnh mình, nếu không thì khó lòng thanh minh được. Đúng là thiên thần phù trợ.

        Hai người tiếp tục bước. Phía Đông, mặt trăng đã vượt lên trên bãi ngô, ngọn tre ở phía bên kia Sông Hồng. Ánh trăng hòa vào ánh điện như nâng chân họ bước tiếp, đi xa hơn nữa về phía Chèm.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM