Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:50:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đứa con lạc mẹ  (Đọc 6615 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2020, 08:45:21 pm »


        Nguyệt ghì chặt tay kéo cổ Sơn xuống.

        - Nếu không muốn chết thì hãy ngủ đi anh.

        Sơn nằm xuống bên Nguyệt, kéo tấm chăn mỏng đắp ngang bụng hai người.

        - Ngày mai anh sẽ bước vào giấc ngủ vĩnh hằng.

        - Đừng nhắc đến nó nữa anh.

        Sơn ôm quàng lấy Nguyệt và Nguyệt cũng ôm chặt Sơn.

        - Bố mẹ em sinh ra như để dành riêng cho anh mà nỡ nào anh bỏ em hay sao?

        Sơn nhìn vào mắt Nguyệt, vẫn tình yêu đã sưởi ấm cho anh từ ngày còn ở Trường Sơn. Hay là nghe theo em để từ bỏ cuộc đấu tranh. Sơn thở dài. Lẽ nào có điều kiện giữ trọn tình yêu sự sống mà mình lại sớm tự tay đạp vỡ nó đi hay sao? Trời ơi! Nếu ngày mai cũng lại nằm xuống lỗ huyệt đen ngòm như anh thanh niên biệt động Vĩnh kia thì kinh khủng quá.

        Gió đầu hè mang theo hơi nước từ biển Thanh Bình thổi qua cửa làm Nguyệt rùng mình. Chị nghiêng người ôm ghì lấy Sơn. vầng dương đã bừng lên phía bên kia đèo Hải Vân.

        - Anh ơi! Sắp đến giờ chúng đưa anh đi rồi. Anh thích gì ở em bây giờ em chiều anh tất cả.

        Nguyệt nhìn Sơn buồn khổ vô hạn.

        - Anh ơi! Thế là có hai đêm em nằm với anh trọn vẹn. Đêm thứ nhất là cái đêm nằm ở Trường Sơn, đêm thứ hai là đêm nay. Đêm nay là đêm cuối cùng. Không. Em chẳng muốn nó là đêm cuối cùng đâu. Em chỉ muốn anh ở bên em mãi mãi. Mếch-cơ bảo em rằng khuyên anh khai vài điều không quan trọng để ông ấy có cơ sở đề nghị không xử bắn anh.

        Nguyệt chủ động quàng tay lên cổ Sơn, áp cả bộ ngực căng phồng lên người anh và hôn.

        - Đồng ý đi anh yêu của em. Khai ở đây, ngoài em ra có ai biết nữa đâu.

        Sơn nằm yên nhìn lên trần nhà với thái độ điểm tĩnh.

        Nguyệt cầm tay Sơn đặt lên bụng mình.

        - Thằng Sơn Lâm hay con Nguyệt Nga lớn lên nó sẽ gọi ai là bố hả anh? - Nguyệt nói to hơn - Anh nghĩ kỹ đi! Hơn nữa anh không khai, chúng sẽ làm nhục em.

        Nguyệt khóc thành tiếng.

        - Nỡ nào anh đẩy em thành một thú mua vui cho chúng hay sao?

        Sơn thở dài, nói như người hen ốm yếu:

        - Đừng nói thế! Em là của anh tất cả.

        Cả hai người lại ngồi im không nói. Nguyệt thở dài bất lực.

        - Nếu anh khai thì sau đó trở lại đơn vị ư? Không được, vì không thể mặt mũi nào nhìn đồng chí của mình. Vậy thì đi đâu?

        Nguyệt cúi đầu, tay nắm thành giường nói như khóc:

        - Bọn Mỹ ném bom rải thảm xuống Trường Sơn, mưa Trường Sơn như trút nước, đêm Trường Sơn như có hàng triệu con ma trơi rập rình, song tất cả không ngăn nổi tình yêu giữa anh và em. Bởi vì lúc đó anh là của em, em là của anh tất cả. Thế rồi tháng đầu tiên bị tắc kinh, chúng mình vừa lo vừa mừng. Lo vì sợ bạn bè đồng chí chê cười không cưới đã có con. Mừng vì hai đứa đã có với nhau một đứa con. Đứa con làm em và anh quên tất cả gian khổ và tiếng đồn dị nghị. Lúc đó, chỉ có ý nghĩa về đứa con của chúng ta mới làm anh và em vượt lên tất cả. Thế thì giờ đây, vì đứa con của chúng ta, vì em cần có anh, anh hãy khai đôi chút làm phép rồi chúng ta ra ngoài xã hội sống bình thường.

        Phải nói rằng, từ khi bị bắt, càng ngày Nguyệt càng cảm thấy mình bị mất chủ động, càng thấy Sơn cần được sống. Nguyệt tìm cách thuyết phục Sơn một cách kiên trì. Chị nằm ngửa, gối đầu lên tay Sơn thở dài. Cám ơn Mếch-cơ đã thông cảm bố trí cho mình căn buồng khách sạn và cuộc gặp gỡ chia ly với Sơn để có thời gian thuyết phục anh khai.

        Suốt từ khi bị bắt, lúc nào Sơn cũng nghĩ: Không khai, cùng với ý nghĩ đó, anh luôn nghĩ tới Nguyệt, vẫn thèm muốn có Nguyệt, chỉ sợ Nguyệt bị chúng làm nhục. Đêm nay, nằm chung giường anh biết Nguyệt không bị chúng hành hạ làm nhục, anh vui lắm. Càng nghe Nguyệt nói, anh càng nao núng, bắt đầu nghĩ: Đành liều thôi! Anh quay lại, nhìn tấm thân tròn lẳn. Sau khi mang bầu, ngực Nguyệt đầy đặn, căng tròn hơn, hấp dẫn hơn.

        Cả gian phòng im lặng. Sơn vẫn cái nhìn chăm chú thèm khát xoáy vào thân thế Nguyệt khiến anh rạo rực, mà trước đây chưa từng có.

        - Anh liều nghe em.

        Cả tấm thân Sơn như tảng đá đè Nguyệt xuống. Hai tay Nguyệt vò đầu anh như vò đầu đứa trẻ.

        Khách sạn bỗng ngả nghiêng chao đảo. Hai người làm thức dậy trong người tất cả những khoái lạc.

        Nghe thấy tiếng gõ cửa, Nguyệt hốt hoảng bật dậy, mặc quần áo lót chạy ra.

        - Ai đấy?

        Vừa nói, Nguyệt vừa mặc thêm bộ đồ ngủ.

        - Tôi, nhân viên khách sạn.

        Nguyệt mở khóa, hé cửa.

        - Ông Năm Hổ báo đã đến giờ mời ông Sơn đi.

        Nguyệt buồn rầu, đáp lại:

        - Vâng.

        Người phục vụ vừa quay đi, Nguyệt sập cánh cửa nhìn Sơn đang đứng dậy tiến ra phía Nguyệt. Nguyệt lặng lẽ nghiêng vào người Sơn. Sơn nhìn Nguyệt rồi đưa tay vuốt mấy sợi tóc vương trước mặt.

        - Ngày nào một trong hai ta chết đi đứa còn lại sẽ nhớ tới giờ phút này.

        Họ cùng im lặng.

        - Em chờ mãi - Nguyệt lên tiếng - Hôm nay anh mới thực sự biết thương em và con. Anh đi đi, tối về đây với em.

        Sơn bước ra cửa đi xuống tận tầng dưới, Nguyệt vẫn đứng dựa bên cửa sổ đờ đẫn nhìn theo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2020, 09:47:07 pm »


       
*

        Chiếc xe Tôyôta đưa Sơn đến số nhà 52 phố Bạch Đằng - Đà Nẵng, ở đây anh không bị cùm, cũng không phải nhìn vào các lỗ hầm tối như ở Mỹ Khê. Nhưng qua mỗi lần bị thẩm vấn, anh hiểu thêm rằng Nguyệt đã khai báo nhiều về anh. Anh cầu nguyện mình chỉ khai đôi điều giản đơn, không ảnh hưởng gi đến đồng đội. Nhưng rồi mỗi khi ngồi đối diện với Mếch-cơ và Năm Hổ, nghe chúng hỏi thì ý nghĩ chiến tranh còn kéo dài biết đến bao giờ mới kết thúc, xúi giục anh khai đôi điều không quan trọng để về khách sạn sống chung với Nguyệt, nguồn ai ủi duy nhất của anh lúc đó. Nhưng rồi, ba ngày sau anh lại hồ nghi. Nguyệt là người khai toàn bộ bí mật về công việc, cuộc đời anh. Anh đành phải khai tiếp. Thế rồi bản khai sau đầy đủ hơn bản khai trước, cho đến ngày thứ bảy, anh đã trở thành kẻ không còn kiên trì với thái độ cách mạng ban đầu nữa, buộc phải ký nhận giấy làm việc cho cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ.

        Sơn bước theo sau Năm Hổ đến phòng Nguyệt đang ở Khách sạn Thái Bình Dương. Vừa bước vào phòng Nguyệt chạy ra giơ tay đón anh.

        - Anh Sơn!

        Sơn đứng sững lại.

        - Nguyệt - Mãi lâu sau anh mới thốt ra được, giọng lạc hẳn đi - Em!

        - Em chờ anh suốt tuần nay rồi.

        Bỗng Sơn sa sầm nét mặt lặng người như quên khuấy Nguyệt đang đứng trước mặt mình. Thái độ lặng ngắt bơ phờ của Sơn làm Nguyệt hết sức ngạc nhiên.

        - Sao anh có vẻ buồn thế?

        - Vì nghe theo em để rồi anh được trở lại sống cùng em một đêm cuối cùng.

        - Sao, họ vẫn định hại anh hay sao?

        Nguyệt vẫn đứng như cột đèn giữa gian phòng.

        - Em cứ ngồi xuống chiếc ghẽ này, nếu thấy mệt, em cứ nằm xuống rồi chúng ta nói chuyện. Đây là đêm cuối cùng của một kẻ tù tội sống cùng em, thì em phải chiều theo đấy.

        Nguyệt ngồi xuống bên Sơn, đặt tay lên vai anh.

        - Anh Sơn ơi! Đừng có tỏ ra nặng nề như thế. Em khóc lên thì...

        - Anh khẩn cầu em hãy cười...

        Nguyệt nghiêng người nhìn thẳng vào mặt Sơn, hai mắt mở tròn.

        - Anh nói gì lạ vậy?

        Sơn cúi đầu, mặt úp vào hai bàn tay.

        Nguyệt không hiểu Sơn định nói gì. Chị ngồi im chờ đợi. Để bù đắp khoảng trống vô tận, chị hỏi:

        - Anh uống cà phê nhé?

        - Suốt mấy đêm nay anh không ngủ, uống cà phê vào càng mất ngủ. Nhưng kẻ tử tù này cũng sẽ uống cùng em.

        - Anh nói gì lạ vậy - Nguyệt vừa nói vừa quỳ xuống sàn nhà mở tủ lấy cà phê - Anh có dùng thêm đường không?

        - Anh thích ăn chiếc mè xửng cuối cùng.

        Nguyệt đưa kẹo ngước mắt nhìn vào mắt anh.

        - Mặt anh tái mét đi kìa. Có gì uẩn khúc đến mức không thể nói ra?

        Anh chỉ thích đường - Một lúc im lặng qua đi, Sơn nói tiếp - Đường có pha thuốc độc.

        - Trời ơi! Em van anh. Hãy nói nghiêm chỉnh cho em hiểu.

        Sơn lấy một chiếc kẹo bẻ làm đôi đưa cho Nguyệt một nửa, đặt tách cà phê xuống, giọng buồn thảm:

        - Thôi! Em đừng hỏi chuyện đó nữa. Chỉ biết rằng chúng ta hãy dành cho nhau tình thương trọn vẹn trong đêm nay để ngày mai mỗi đứa đi một nơi, đi vào cái thế giới chia ly.

        Như bị điện giật, Nguyệt trợn mắt nhìn Sơn.

        - Anh nói gì?

        Nguyệt lại lặng lẽ ngả vào người Sơn, đưa tay vuốt mái tóc anh.

        - Anh điên rồi sao?

        Sơn từ từ đứng dậy đi lại trong phòng. Hai người cùng nín lặng.

        - Anh chỉ biết rằng, tất cả mọi suy nghĩ của anh, việc làm của anh đều vì thương em.

        - Năm tháng sống bên anh ở Trường Sơn và những giờ phút trong bàn tay Mỹ - ngụy đến giờ em mới được nghe lời nói mà cả đời em mong đợi. Anh nghĩ xem, nếu như anh không khai chút xíu, gọi là chút xíu thôi thì tự tay em sẽ phải đào huyệt chôn anh như ngày nào chúng mình chôn anh Vĩnh. Nếu như thế thì em phải lang thang suốt quãng đời còn lại như một kẻ không hồn.

        Nguyệt nghiên răng đau đớn, tay nắm chặt để khỏi bật khóc. Sơn dựa lưng vào tường bên cửa sổ, giọng trầm đục:

        - Chỉ còn vài giờ nữa anh phải trở lại Trường Sơn, còn em ở lại sống với Mỹ.

        - Trời ơi! Anh Sơn! Sao anh ác lời thế! Anh nghi em bán thân để cứu lấy mạng sống hay sao? Đã đến mức này thì em không cần anh nữa -  Nguyệt gào lên nức nở - Thôi! Anh hãy đi đi đừng bao giờ nhìn mặt em nữa. Anh hãy đi đi. Hãy đi đi!

        Nguyệt cúi gục xuống khóc nức nở. Sơn vẫn đứng im không nói.

        - Em không bán thân. Đúng. Em không làm việc đó nhưng em đã khai hết về anh với chúng, để rồi chúng cứ buộc anh phải khai, phải nhận làm việc.

        - Em thế rằng không khai.

        - Thật không?

        - Đúng như thế.

        - Thế ai nói anh là trạm trưởng?

        - Trạm trưởng có quan trọng gì đâu anh?

        - Thê ai khai anh là kỹ sư học ở nước ngoài về?

        Giọng Sơn giận dữ mỗi lúc một rõ rệt. Thể xác anh đã kiệt quệ vì tháng ngày ở Trường Sơn, ở phòng giam, cuộc thẩm vấn của Mếch-cơ và Năm Hổ, bây giờ lại thêm cuộc xung đột thần kinh này làm khớp xương anh đau rã rời không nâng được tấm thân đứng vững. Nguyệt ngẩng mặt lên, thấy Sơn sắp ngã, chị đỡ anh, dìu đến giường.

        - Em có điều gì làm anh phẫn uất đến mức như vậy? Em không khai điều gì bí mật.

        - Thật không?

        - Hãy nhìn thẳng vào mặt anh mà nói.

        Nguyệt nhìn anh qua dòng nước mắt.

        - Em thề - Chị vừa khóc vừa nói - Nếu như em khai điều gì bí mật thì em không nhìn thấy anh.

        - Nói bậy!

        Sơn đẩy Nguyệt ra rồi đứng lên.

        - Nếu vậy tại sao chúng biết cả tên con chúng ta đang ở trong bụng em? Sẽ được đặt là Hà Sơn Lâm, nếu là con trai; Hà Nguyệt Nga, nếu là con gái?

        Sơn yên lặng rồi "hừ" lên một tiếng khinh bỉ.

        - Chính vì em khai cặn kẽ cả những điếu bí mật nhất của đời em nên anh phải khai tiếp.

        Nguyệt tròn xoe mắt, khiếp sợ.

        - Anh khai gì?

        - Khai một số kho chứa xăng dầu miền Bắc, khai quy luật đoàn xe chở xăng dầu vào Tây Nguyên...

        Nguyệt hỏi một cách gấp gáp:

        - Sau khi anh khai?

        - Chúng buộc anh là người phản lại đồng chí mình và bắt ký giấy cam đoan làm việc cho chúng. Và sẽ được trở lại Trường Sơn. Hôm nay chúng cho anh đến đây để...

        Nguyệt lặng người, mắt mơ to rồi bỗng sầm lại sợ hãi, mặt trắng bệch. Sự sợ hãi như một trận gió buốt ào ào bủa vây.

        - Thế là chúng ta đều mắc mưu Mếch-cơ và Năm Hổ.

        Nguyệt nín lặng, chậm rãi ngước nhìn Sơn như khẩn cầu.

        - Mếch-cơ chỉ hỏi anh về gia đình, về cuộc sống ; nói chuyện với em về hạnh phúc, về con cái...

        Nguyệt kể lại cho Sơn nghe toàn bộ mọi chi tiết, và cả hai người mới hiểu ra, những câu chuyện hỏi về người này lại là chìa khóa khai thác, lừa dối người kia. Còn Sơn và Nguyệt đều tưởng người yêu đã phản bội mình lại khai ra những điều bí mật. Và giờ đây, dù cho hai người đã biết mình bị mắc bẫy thì cũng không còn cách nào chống đỡ, vì chỉ đến đêm mai, chúng sẽ đưa Sơn đến huyện Giằng thả ra để trở lại Trường Sơn với lời khai: cùng Nguyệt đi chơi bị lạc ở Trường Sơn. Nguyệt đã bị mưa rừng cuốn trôi còn một mình sống sót trở về cùng đồng chí. Sơn và Nguyệt càng kể cho nhau nghe càng thấy rối tung, mọi điều đều xuẩn ngốc, mù mịt. Cho đến khi, tiếng chuông gọi cửa báo giờ họ phải chia ly, cả hai người đều nhận thấy mình bắt đầu một cuộc sống vô nghĩa.

        Nguyệt lại dựa lưng vào cánh cửa như lần trước nhìn theo Sơn với ý nghĩ: Chính mình là người đẩy anh vào con đường tội lỗi. Ý nghĩ ấy làm dòng lệ tuôn trào. Tất cả những năm tháng Trường Sờn mưa rừng, biệt kích đánh úp, cuộc gặp Mếch- cơ, đêm chia ly... hiện lên lại nhoè đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2020, 09:48:27 pm »


CHƯƠNG HAI

NĂM THÁNG LƯU LẠC TẠI NHẬT

        Sau khi Sơn đi khỏi Đà Nằng một tuần thì Quân giải phóng đánh vào Đà Nẵng. Mếch-cơ chỉ thị cho Năm Hổ áp giải Nguyệt chạy vào Sài Gòn. Nhưng khi ra tới cảng sâu Đà Nẵng, trong cảnh hỗn quân hỗn quan Năm Hổ lạc Nguyệt. Nguyệt nhảy ào xuống một chiếc thuyền máy. Cuộc đời thật trớ trêu thay, chiếc thuyền đó lại chạy thẳng đến Nhật, đến hòn đảo Liutô ở phía Nam. Tiếng Nhật, Liutô có nghĩa là Đầu Con Rồng. Dân chài các đảo khác và thủy thủ qua lại nơi đây đều gọi đảo này với cái tên như thế vì bao đời nay nó là hòn đảo tiền đồ ở phía Nam nước Nhật, nơi đứng mũi chịu sào đón nhận đầu tiên những trận cuồng phong thổi tới. Trước mắt nó là biển cả rộng mênh mông không bến bờ... Người dân Liutô là những người đầu tiên của nước Nhật đón nhận những tia hồng tím của vầng dương trong ngày. Khi đó, họ chứng kiến cảnh nước biển như bị tan loãng trong ánh sáng mặt trời làm cho mực nước thấp đi. Chiều đến, khi ánh sáng xanh tím từ phía Tây xuyên chéo qua đảo, người ta lại nghe thấy sóng vỗ bò mạnh đến nỗi đảo như rung chuyển dưới chân, nước biển như nâng đảo lên.

        Chiều đó, bác sĩ Takano dẫn Milai đi dạo dọc theo mép nước. Milai cầm cành hoa anh đào đi bên chồng hoàn toàn hạnh phúc. Khí hậu ở hòn đảo này ấm hơn cả vùng Hôckaiđô nên hoa anh đào đã nở. Nơi biển xa một con thuyền nhỏ như lá tre đang lướt nhẹ. Đợt sóng từ đại dương vỗ vào bờ rút ra tung lên một bức tường bọt trắng xóa.

        - Đẹp quá! - Milai... vừa chỉ tay ra biển vừa thốt lên.

        Chiếc thuyền ngoài biển đến gần bờ hơn. Một đợt sóng mạnh hơn từ phía sau thuyền xô tới đẩy cho thuyền như mũi tên lao về phía đảo.

        - Có lẽ thuyền kia đắm mất - Milai lo lắng nói với chồng, mắt không rời nhìn ra biển. Đợt sóng tiếp tục nã vào bờ, biển ngầu bọt tung lên vầng sóng sáng đỏ tím hung dữ, cướp đi cảnh yên bình trước đó vài phút.

        - Có lẽ thần biển nổi giận rồi! - Takanô nói với vợ - Vềthôi, kẻo sóng thần chồm lên bờ đấy.

        - Nhưng còn những người trên chiếc thuyền?

        Milai chưa nói hết câu thì cơn sóng lướt qua chiếc thuyền lao vào bờ dựng đứng lởm chởm đá tung lên một bức tường bọt nước trắng xóa che khuất cả con thuyền. Con sóng hung dữ rút ra. Con thuyền đang cưỡi trên sóng bỗng quay tròn rồi như rơi xuống biển, chốc lát lại bênh lên.

        - Cứu chúng tôi với!

        - Cứu chúng tôi với!

        Tám người trên thuyền cả già trẻ trai gái thi nhau gào thét bằng tiếng Việt, lẫn trong tiếng gào thét đó có tiếng người phụ nữ.

        Watasitatri Bêtônamujin...!1. Người con gái bắc tay lên miệng làm loa và gào lên bằng tiếng Nhật phát âm không chuẩn. Vợ chồng Takanô cũng vẫy tay đáp lại như bảo rằng "cứ bình tĩnh!".

        Tay phải Katanô giơ cao như chỉ huy thuyền bơi về phía mình. Nhưng ngay lúc đó, một đợt sóng vừa lao vào bờ bật trở ra. Chiếc thuyền chở tám người Việt Nam bị sóng dồn từ hai phía quay tròn lật úp.

        Takanô và Milai đều sững sờ, lý trí cũng như trái tim không vâng theo đôi chân mình nữa.

        - Anh ơi, họ chết mất!

        Milai nhìn chồng như chất vấn: anh là bác sĩ mà nỡ để họ chết như vậy hay sao? Anh là người sinh ra ở đảo này, biết bơi giỏi nhất làng mà không dám cứu họ ư? Tức giận, choáng váng, khắp người đẫm mồ hôi, Milai đứng ngây ra nhìn chồng. Takanô bắt gặp sắc mặt thay đổi của vợ, trong khoảnh khắc anh hiểu ngay vợ đang nghĩ gì? Anh cởi phăng áo nhảy ào xuống biển, bơi thật nhanh tới nơi có những người vừa la hét. Người phụ nữ kêu cứu bằng tiếng Nhật vẫy vùng một cách tuyệt vọng. Bên cạnh chị, một người đàn ông giơ tay lên rồi chìm xuống nước. Đôi cánh tay của chị vươn về phía Takanô bám vào anh kéo anh xuống đáy. Vốn là dân làng chài lại là bác sĩ, anh đập nhẹ vào thái dương chị khiến chị choáng váng rời tay ra. Tay trái nắm lấy tóc chị nâng đầu nhô lên khỏi mặt nước, tay phải bơi vào bờ. Milai đón nhận nạn nhân từ nơi ngập nước đến đầu gối, lôi nạn nhân lên bờ làm động tác hô hấp cấp cứu. Ngay lúc đó, Takanô như con cá voi vọt lên mặt nước quăng mình về phía chiếc thuyền bị đắm tiếp tục những chuyến cứu vớt. Nhưng đang bơi, bỗng chân anh chạm phải một người, rồi lại một người nữa. Hai người không biết bơi ôm nhau chìm xuống đáy biển và giờ đây gắng hết sức bình sinh ôm chân Takanô. Anh cố đạp thì họ càng ghì chặt. Luồng nước đã kéo cả ba người ra xa bờ. Hai người kia không gặp Takanô chắc chắn họ bị chết chìm. Còn giờ đây tính mạng cả ba người đều mỏng manh như bọt nước.

        Takanô cảm thấy ngạt thở, uống vài ngụm nước rồi buông mình theo sóng. Takanô căng mọi cơ bắp đạp những người ôm chân mình ra. Nhưng tất cả đều vô ích. Giờ đây anh mới hiểu được sức mạnh của người sắp chết lớn hơn cả sức mạnh khổng lồ, nặng hơn cả trái đất. Anh kêu thầm: Milai ơi, anh chết mất! Anh mở to mắt nhìn về phía đảo, nơi có vợ anh và những cây anh đào đang nồ... Em ơi! Milai...! Đời anh ngắn ngủi quá. Nhưng đau khổ của anh cũng sẽ ngắn ngủi. Còn em, em sẽ phải chịu nỗi đau khố kéo dài... Bỗng cơn run lạnh khủng khiếp ngấm toàn cơ thể rã rời của Takanô. Tròng con ngươi mở rộng cô nhìn lên đảo vĩnh viễn xua đuổi những cánh hoa anh đào và màu xanh của biển ra khỏi mắt. Takanô vĩnh viễn không còn nữa.

        Chính quyền đảo đánh điện cho hải quân. Một top máy bay trực thăng cùng tàu thủy bắt đầu cuộc kiếm tìm xác nạn nhân. Hơn một giờ sau, họ đã tìm vớt được xác Takanô và bốn người được lần lượt khiêng lên bãi cát, đặt cách mép nước khoảng vài chục mét.

        Tin con sóng dữ làm nhiều người chết lan khắp đảo. Những người sống trên đảo mặc bộ đồ Kimônô màu xanh nước biển lục tục kéo ra bờ biển. Họ lần lượt đứng sát vào nhau nhìn về bốn tấm thân bất động.

        Milai và cô gái Việt Nam còn sống sót gào thét bên xác những người chết. Tiếng khóc của họ hòa vào tiếng sóng biển như thét, tiếng rên ngân dài, gần như một âm điệu khổ đau của người phụ nữ hai dân tộc Nhật - Việt có người thân bị chết.

-----------------
        1. Tiếng Nhật có nghĩa là: Chúng tôi, người Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:00:37 pm »


       
*

        Ngay đêm đó, máy bay trực thăng và tàu hải quân Nhật tiếp tục tìm kiếm xác bốn người Việt nhưng đều vô vọng. Trên bờ, cảnh sát đảo tiến hành điều tra, nói đúng hơn là làm các thủ tục cho người chết và tìm hiểu về người đang sống.

        Người Việt Nam duy nhất còn sống đó là kỹ sư có tên Nguyệt đang có thai quê Hà Bắc, ba người chết tìm thấy xác là: chị Tư Hồng, bốn nhăm tuổi, nhân viên Khách sạn Thái Bình Dương - Đà Nẵng , chồng chị là Bảy Tinh, năm mươi tuổi, nhân viên phòng lãnh sự quán Mỹ tại số 52 phố Bạch Đằng, Đà Nẵng; cô Phương Thảo, hai mươi hai tuổi, nữ phiên dịch tiếng Anh tại Trung tâm huấn luyện Mỹ Khê, còn bốn người chết không tìm thấy xác trong đó có chồng Phương Thảo là thủy thủ đã từng lái tàu đi lại tuyến đường Hồng Kông, Nhật Bản, đã từng lưu học lại Tôkyô.

        Sáng hôm sau, các đài báo địa phương đều đưa tin: "Tám người Việt Nam làm việc trong chính quyền Sài Gòn tại Đà Nắng, sợ cộng sản trả thù đã bỏ chạy đến Nhật. Bảy người chết, còn một người sống...".

        Dân đảo Liutô cho rằng, công việc điều tra là của cảnh sát, còn đối với họ, những người chết trên đảo này, phải được chôn cất theo nghi lễ trên đảo. Suốt đêm, họ bàn bạc ở nhà, ở chùa về việc chôn cất... Một đám đông tụ tập tại nhà Takanô cầu lễ. Người cho rằng, họ chỉ làm lễ chôn cất Takanô, còn những người Việt Nam do chính quyển chôn cất. Hầu hết dân đảo đều từ Tôkyô, Yôkôsuka, Hirôsima... chạy trốn chiến tranh ra đảo sinh sống. Những người này chủ trương bảo vệ những nạn nhân chiến tranh, cần làm lễ cầu hồn cho linh hồn họ. Họ bàn bạc suốt đêm song không thống nhất, đành hỏi ý kiến Milai xem có đồng ý cho ba người Việt Nam cùng được làm lễ với chồng mình không. Vì gắn bó với nhau trong bất hạnh nên chị đồng ý được làm lễ chung, chôn cất ở nghĩa địa phía sau chùa Kônbilaxama. Dân đảo khiêng quan tài Takanô đi trước, tiếp đến ba quan tài người Việt Nam lên dốc cao về phía nghĩa địa. Trong dòng người mặc quần áo Kimônô các kiểu tiễn biệt, chỉ có Nguyệt mặc áo trắng, quần thâm, đầu đội khăn trắng bám theo quan tài không rời nửa bước. Chị gào lên thảm thiết: "Trời ơi, các anh các chị quy về tiên tổ để lại mình em nơi đất khách quê người! Ôi! Anh Sơn ơi! Anh có hiểu cho nỗi lòng em không?...".

        Khoảng nửa giờ sau, đám rước đã đến nghĩa địa, cái nghĩa địa được chia thành khu "Quê hương" và khu "Quán trọ". Những người trên đảo chết được chôn cất ở khu "Quê hương", được vợ chồng con cái những người thân quyến thường xuyên đến chăm nom, hương khói nghi ngút. Còn khu "Quán trọ" dành chôn cất những người chết ngoài biển, xác xô vào đảo hay chết trên đảo nhưng không có người thân. Khu Quán Trọ hầu như không có ai đến chăm nom hương khói nên các ngôi mộ trơ trọi với vài cây xác xơ cằn cỗi. Theo đề nghị của Milai, ba người Việt Nam được chôn cùng với Takanô ở khu mộ Quê Hương.

        Sau khi chôn cất xong, Milai dẫn Nguyệt vào chùa Kônbilaxama.

        Họ đi trên con đường trải đá san hô vụn đến tận sân chùa. Milai và Nguyệt đến trước bàn thờ thắp hương.

        Milai ngồi xuống cầm trống gõ, Nguyệt cũng ngồi theo sau.

        - Na mô cứu khổ cứu nạn, xin thần Kônbilaxama hãy cho xác chồng con và những người Việt Nam được về sống trên đảo Liutô này!

        Milai gõ trống một cái và bắt đầu lầm rầm niệm Phật. Nguyệt dõi mắt lên bàn thờ, mặt mỗi lúc một tái nhợt rồi ngã vật xuống. Nhà chùa ngừng lễ, cho người đưa chị đến bệnh viện, có cái tên gọi rất bình dị "Bệnh viện Biển Xanh", nơi chồng Milai làm việc. Bệnh viện này là bệnh viện lớn nhất đảo "Đầu Con Rồng". Chủ nhân, bác sĩ Xêxiki đồng thời là bác sĩ trưởng. Tòa nhà bốn tầng, lại thêm tầng hầm nữa nằm gần trung tâm đảo, nhìn về hướng Đông. Đối với đảo, để tránh gió bão, mọi nhà đều xây hai, hoặc ba tầng. Vì vậy, Bệnh viện Biển Xanh trở thành khu nhà cao nhất. Ở tầng hầm là phòng đón tiếp bệnh nhân, tiếp khách, phát thuốc... Tầng một dành cho phòng mổ, phòng xét nghiệm, nơi làm việc của bác sĩ trưởng, thư ký và các bác sĩ bệnh viện. Từ tầng hai trở lên là các phòng của bệnh nhân, Trên cửa mỗi phòng đều treo biển: "Bác sĩ nội", "Bác sĩ da liễu", "Bác sĩ phẫu thuật", "Khoa thử nhiễm xạ nguyên tử Hirôsima"... Phía trước bệnh viện là dãy các cây anh đào đẹp lạ thường, cả vườn cây buông cành chẳng khác nào vườn liễu phủ bên bờ biển. Chiếc ô tô chở Nguyệt luồn dưới tán che cửa nó làm những bông hoa anh đào hồng hồng sắp tàn trong mùa rơi xuống mui ô tô. Những chiếc lá rụng trong ngày vẫn nằm trên đường đi. Milai và một người nữa cáng Nguyệt xuống, đi thẳng vào cửa chính của bệnh viện - cửa dẫn thẳng vào phòng cấp cứu. Bác sĩ trực Xêxiki vừa đọc xong trang cuối cùng tiểu thuyết "Cố đô Kyôtô" của nhà văn Nhật Bản Yasumari Kawabata. Bác sĩ gấp sách tự hỏi: - Tại sao là một nhà văn lớn của Nhật Bản và nhân loại đã từng được giải Nobel văn chương lại tự tử?

        Milai bấm chuông gọi cửa, cánh cửa từ từ mở. Milai cáng Nguyệt vào. Xêxiki đẩy cuốn tiểu thuyết sang bên.

        - Tại sao bệnh nhân ngất xỉu? Nhiều tiền đấy!

        - Thưa tiên sinh, tôi không rõ.

        - Người vùng nào?

        - Thưa tiên sinh, người Việt Nam. Nạn nhân của chiến tranh.

        Xêxiki cầm cuốn tiểu thuyết lật lật mấy trang, nói:

        - Là người nhà của bà?

        - Dạ, không!

        Xêxiki lạnh lùng giở tiếp các trang tiểu thuyết.

        - Vậy tôi khám không công hay sao?

        Milai đứng chết lặng nhìn bác sĩ nghĩ: Thật bất công quá chừng. Chỉ có tiền mới chữa được cho con người hay sao? Tại sao người bác sĩ này lại nghĩ đến lợi nhuận trước khi chữa bệnh, một việc làm rất xa với lý tưởng người thầy thuốc? Tuy vậy, Bệnh viện Biển Xanh vẫn là bệnh viện lớn nhất đảo, nếu không chữa ở đây thì không có nơi nào tốt hơn. Milai cố nén nỗi bực tức nhìn bác sĩ nói:

        - Thưa tiên sinh. Tôi trả.

        Milai thấy mình cần yên lặng để chiều lòng bác sĩ. Chị đứng im cho gió ngoài cửa sổ thổi vào mặt, nhìn vào gương mặt xanh bợt của Nguyệt khiến chị phải rùng mình.

        - Cô trả tiền thật chứ?

        - Thưa tiên sinh. Vâng!

        Xêxiki gật đầu, gấp cuốn tiểu thuyết, cầm ống nghe đi đến bên Nguyệt, áp ống nghe vào lưng, vào ngực, vào bụng.

        - Bệnh nhân bị động thai.

        - Nhưng bệnh nhân là người Việt Nam...

        - Vậy chúng ta không chữa cho bệnh nhân là người Việt Nam hay sao?

        - Khổ thế đấy! - Người bác sĩ cười.

        Milai cảm thấy cổ khô lại vì công phẫn.

        - Người Việt Nam hay người Nhật Bản thì tính mạng cũng có giá trị như nhau. Chẳng lẽ người thầy thuốc hành nghề chữa bệnh cho người mà chỉ chữa cho người Nhật Bản thôi ư?

        Milai ngồi quay lưng ra phía cửa sổ, ánh sáng bên ngoài xuyên qua tấm cửa kính chỉ soi vào nửa mặt càng làm tôn thêm vẻ đang bực bội của chị.

        - Bà nói quá rồi đây! - Xêxiki vặn người cho đỡ mỏi - Chúng tôi chỉ bảo đảm cho bệnh nhân vào viện khi có tiền. Mà khi vào đây có tiền sẽ nằm phòng thượng hạng và có giáo sư riêng.

        Milai buồn rầu:

        - Tôi nói rồi, tôi trả tiền cho bệnh nhân này.

        - Nhưng thưa bà. Bệnh nhân này là người ngoại quốc.

        - Thưa tiên sinh, đối với tính mạng và sức khỏe con người đều phải được bình đẳng chứ?

        - Bình đẳng ư? - Bác sĩ bĩu môi - Bệnh nhân người Việt Nam gấp năm lần tiền.

        Milai mặt nóng bừng. Đồng hồ trên tường chỉ mười bốn giờ. Chị so đồng hồ tay của mình với đồng hồ trên tường tính nhẩm bệnh nhân đến đây đã gần mười phút. Chị nhìn bác sĩ, giọng kiên quyết:

        - Bao nhiêu tôi cũng xin trả.

        - Chỉ đợi bà nói câu đó thôi mà.

        Bác sĩ vừa cười vừa nói đi đến bên bệnh nhân. Milai lo lắng và thận trọng đỡ đầu Nguyệt đặt lên đùi mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:01:24 pm »


       
*

        Sau khi khám xong, bác sĩ cho chuyển bệnh nhân đến một căn phòng xanh màu nước biển. Người thiết kế nhà này phải là người vùng biển hoặc ít ra cũng yêu biển. Mỗi khi chiều đến, màu nhà và biển hòa làm một; mỗi khi sóng xô bờ, ngồi ngoài khơi nhìn vào tưởng tòa nhà là đỉnh cao của ngọn sóng.

        Nguyệt tỉnh dậy, chị sờ vào bụng. Cái thai sắp đủ chín tháng mười ngày đạp mạnh. Chị kêu lên "Nguyệt Nga con ơi, Sơn Lâm con ơi! Hãy tha thứ cho mẹ giũ bỏ đi cái quyền được làm mẹ!".

        Chị ngã vật xuống, vừa hay đầu chạm phải cái gối thêu mấy bông hoa anh đào. Nét mặt Nguyệt lộ vẻ đau khổ khác thường, cả người co nhúm lại. Milai từ ngoài đi vào. Nguyệt nghĩ ngay: không thế để Milai biết được ý định của mình. Mà Milai làm sao biết được tâm tư của một người chạy trốn người chồng chưa cưới của mình?

        Bác sĩ từ ngoài bước vào:

        - Bệnh nhân Việt Nam của bà Milai nằm lên bàn!

        Tự nhiên Nguyệt ứa nước mắt nghĩ đến một đứa con không có bố!... Ông nghe ấp vào bụng chị cắt ngang dòng suy nghĩ.

        - Ngôi thai bình thường. Tim thai khỏe.

        Sau khi nghe Milai nhắc lại, Nguyệt liếc nhanh xuống bụng tự nhủ thầm: Chẳng lẽ cái sinh linh khôn khổ của mình vẫn lớn lên khỏe mạnh bất chấp mưa gió Trường Sơn và sóng biển hay sao?

        Bác sĩ quay lại phía Milai.

        - Thai đang trong thời kỳ nằm ngang. Bà phải cho bệnh nhân đi lại mới đẻ dễ được.

        Milai dẫn Nguyệt đi dọc hành lang qua căn buồng có một chị người Nhật đang vặn vẹo như con giun kêu gào. Tim Nguyệt như thắt lại rồi lại giội lên thốn thức mong được kêu gào như người mẹ kia để sinh ra cái sinh linh nhỏ bé! "Không! Không thể sinh nó ra trong lúc này được! Nó không có tội tình gì mà lại phải mang lý lịch có người bố chống lại Tổ quốc". Nguyệt gào lên rồi ngã khuỵu xuống, đầu đập vào đùi Milai.

        - Nguyệt! - Milai vừa lay vai Nguyệt vừa gọi. Mấy ông chồng đến thăm vợ đẻ cùng Milai dìu Nguyệt vào giường bệnh.

        Nửa đêm tỉnh giấc, Nguyệt thấy cả gian phòng trống vắng, trắng trơn. Phía ngoài, sóng biển đập vào đảo, chị tưởng như hồn biển đang hú gọi. Chị kêu lên: Phải trả giá để đổi lấy sinh linh nhỏ bé mà nó lại phải chịu mang tiếng có người bố làm gián điệp cho CIA hay sao? Không! Không thể như thế được. Hay là phá thai đi! Cũng không được! Nó sắp đủ chín tháng mười ngày. Nó phải được làm người.

        Nguyệt gục đầu xuồng gối khóc, "Anh Sơn ơi! Chính em đã đẩy anh vào con đường tội lỗi. Anh hãy tha thứ cho em! Nhưng giờ đây em không thể tiếp tục sống được nữa để trở thành thủ phạm tiếp tục đẩy con chúng ta vào cuộc sống cù bơ bù bất nơi đất khách quê người. Anh ơi! Nếu một người vợ cùng một lúc dẫn chồng đến tội lỗi, đưa con đến con đường tha hương thì sống làm gì. Nguyệt nhắm mắt lại và cảm tưởng như phía trước có màn sương mù phủ nhoè. Chị định thần lại, đảo mắt nhìn khắp phòng, rồi bước ra khóa cửa. Chị dựa lưng ngay vào cửa ra vào thầm nghĩ: Tự tử. Đó là con đường hay nhất bớt đi đau khổ cho mình và đứa con tương lai. Có lẽ chỉ có con đường đó mới trút bỏ được sự lo âu, trút bỏ đi cuộc sống nơi đất khách quê người. Và, cũng nên kết thúc sớm để khỏi phải chịu nỗi đau như người mẹ phòng bên. Bỗng cái thai đạp mạnh làm chị phải ngồi xuống bám lấy thành giường mặt nhăn nhó khổ sở. Một cái đạp nhẹ không biết của Nguyệt Nga hay của Sơn Lâm đã đưa chị vượt qua phút giây địa ngục và sống lại. Chị nhìn khắp phòng, nhà xây không cột kèo, không có đinh đóng trên tường. Chị nhìn xuống giường bệnh, cầm tấm ga xé nhỏ thắt thành cái thòng lọng treo trên cửa sổ kia là xong. Chị cầm tấm ga kêu lên: "Anh Sơn ơi! Hãy tha thứ cho em. Nếu em không chết sẽ phái tiếp tục cuộc sống quá ê chề. Anh ơi! Anh không bao giờ là kẻ phản bội mà chỉ là người mắc bẫy để rồi bước vào con đường tội lỗi sẽ đau khổ mười...".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:02:21 pm »


        Nguyệt đứng lên, rút tấm ga trải giường xé làm đôi, rồi đặt chiếc ga xuống đùi thử dứt, lòng đớn đau vô hạn.

        Ngoài ô cửa. Biển thanh bình và gió êm nhẹ như ru ngủ đảo Đầu Con Rồng. Cây anh đào ngoài sân bệnh viện lá rụng hết hoa vẫn đứng im đó. Trong nhà, ánh đèn nê ông vẫn tỏa sáng. Trên tường, tấm tranh người mẹ Nhật cho con bú vẫn tươi mãi. Tất cả đều như cũ. Còn mình? Nguyệt ngồi xuống thành giường, dựa lưng vào tường thở dốc. Lúc này sự đớn đau không phải ở chỗ chị sắp sinh ra đứa con mà cái đầu đau như búa bổ. Chị kêu lên: "Bố mẹ ơi! Sao đời con khổ quá thế này".

        Bỗng cánh cửa từ từ mở. Milai cùng bác sĩ bước vào và đứng ngay trước mặt Nguyệt. Bàng hoàng không hiểu vì sao họ vào được. Mãi sau này chị mới biết cửa thiết kế tự động, trong khóa nhưng bên ngoài cũng mở được. Và điều quan trọng, người bác sĩ trực có hệ thống vô tuyên theo dõi các buồng bệnh.

        - Nguyệt! Sao thế?

        Tấm ga giường rơi khỏi tay Nguyệt. Hình như sợ bác sĩ và Milai phát hiện ra mình đang làm việc kinh khủng, chị cố bình tâm vơ vội khăn ga lại.

        - Tại sao chị lại xé khăn trải giường?

        - Không!... Không!... Tôi...

        Giọng Nguyệt lí nhí và rời rạc.

        Phòng bên, có phụ nữ đau đẻ kêu thét làm Nguyệt sởn gai ốc. Chị chợt nghĩ đẻ còn khổ hơn chết. Chết như mình không đổ máu, còn đẻ thì phải đổ máu. Nhưng sống trong dằn vặt đẩy người thân vào con đường tội lỗi, lại còn khổ hơn cả đẻ và chết. Số phận con người thật cay nghiệt, không ngọt ngào chút nào. Người mẹ phải đi qua cái chết để có được đứa con, còn mình phải chết để đổi lấy cuộc sống yên nghỉ ngàn thu. Nguyệt quyết định sau khi họ ra khỏi phòng, mình sẽ nhanh chóng kết thúc nỗi đớn đau này. Sai lầm của mình phải đổi bằng tính mạng.

        Milai nhìn bác sĩ nói một câu gì bằng tiếng Nhật, ngay sau đó bác sĩ đi ra. Milai đến ngồi bên cạnh Nguyệt nhìn vẻ thông cảm. Nguyệt nhìn Milai rồi cúi xuống im lặng. Ngoài khơi. Gió biển mạnh hơn, vượt qua ô cửa làm bay làn tóc Nguyệt.

        - Chị định xé vải làm gì?

        Nguyệt vẫn nín lặng.

        - Chị định tự hại cuộc đời mình hay sao?

        Hai dòng nước mắt từ từ lăn qua gò má Nguyệt.

        - Vâng, đúng thế. Đứa con tôi sinh ra, lớn lên nó phải hỏi bố nó là ai. Không nói thực, nghĩa là dối trá đứa trẻ, mà nói thực thì đó là sự thực đau lòng.

        - Đất nước chị vừa giải phóng mà chị bỏ chạy sang đây nghĩa là chồng chị là người...

        Milai nhìn Nguyệt thăm dò e ngại.

        - Vâng. Chồng tôi là người chống lại...

        Nguyệt bất chợt lặng yên. Chị tự hỏi: Tại sao mình lại tâm sự điều đáng nguyền rủa đó với một người Nhật không quen biết? Câu hỏi Nguyệt không buột thành lời nhưng trong đêm khuya vắng, trong tiếng gió biển làm Nguyệt có cảm tưởng đó là lời răn đe khủng khiếp - Điều mà chị phải mang hận và ôm hận đó để chạy trốn Tổ quốc. Chị ôm chặt lấy đầu, cúi gục. Bên tai Nguyệt sóng biển Thái Bình Dương ào ào đập vào đảo Liutô. Chị khẩn cầu, Thần Biển hãy dâng nước cao nữa để dìm ngập cả Liutô, dìm ngập cả nước Nhật, dìm ngập cả chị xuống đáy biển, để chôn vùi nỗi đau ê chề.

        - Hãy vì đứa bé trong bụng!

        Milai khuyên nhủ Nguyệt bằng câu nói của tấm lòng một người đã hiểu thế nào là mẹ. Còn Nguyệt, nghe câu nói đó cứ như ai nện búa vào hai bên thái dương.

        Trong cảnh mụ mị, nửa tỉnh nửa mê, Nguyệt thét lên:

        - Không! Tôi không có con!

        Bất chợt Nguyệt lại nghĩ đến nghĩa địa. Miệng huyệt đen ngòm với thần chết đứng bên kéo chị xuống. Chị gọi thầm: "Bố mẹ ơi! Con không đủ dũng khí sinh ra đứa con do lỗi lầm trong chiến tranh để lại. Anh Sơn ơi! Em không thể nuôi một đứa con có bố làm việc chống lại Tổ quốc. Một mình em khổ là đủ rồi. Sống để dạ chết mang theo cái điều ân hận đã dẫn anh vào con đường tội lỗi".

        - Chị không nên nghĩ như thế.

        Nguyệt nhìn Milai trân trân. Ngược lại, Milai nhìn Nguyệt bình tĩnh thông cảm.

        - Hạnh phúc nhất của người phụ nữ là có đứa con.

        Nguyệt nhìn Milai vẻ bực bội, như bảo rằng thôi đừng nói nữa. Milai vẫn bình tĩnh.

        - Khi mẹ tôi mang thai tôi, mẹ tôi cũng không muốn sống nữa. Nhưng nghĩ đến tôi, mẹ tôi tiếp tục sống. Hạnh phúc nhất của người phụ nữ là có đứa con mà!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:02:55 pm »


       
*

        Milai bắt đầu kể về cuộc sống gia đình mình, đó cũng là những câu chuyện do mẹ Milai kể lại. Bà kể rằng, chồng bà, ông Yamađa khao khát được làm một quân nhân có chiến công hiển hách. Thế là, ngày nào ông cũng luyện võ, tập quyền. Ông nói rằng, là một nam nhi của đất Phù Tang không thể không quan tâm đến chiến tranh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, ông tình nguyện vào lính sang Việt Nam. Đến một vùng đồi phía Bắc Hà Nội. Tiếng súng, tiếng pháo như truyền đi qua mấy quả đồi mới tới tai Yamađa. Ông nằm chốt ở phía Nam Sông Thương bên lở, bên bồi, còn phía Bắc do bộ đội Việt Minh chiếm giữ.

        Đơn vị ông đụng đầu với quân đội Việt Minh ở khúc sông gần thị xã Bắc Giang. Lực lượng mỗi bên chiếm một bờ sông hình thành cục diện đối địch nhau. Một viên đạn nóng bỏng đập vào bờ sông lạnh lẽo và rắn chắc, toé lửa, rơi tõm xuống sông. Lúc bấy giờ ông cảm thấy sởn gai ốc tự hỏi: Tại sao mình lại sang đây bắn giết họ? Nếu như viên đạn kia trúng người mình thì sao? Bỗng phía bờ Bắc có người thò đầu ra khỏi bụi cây, ông liền siết mạnh cò súng. Dòng sông lại vang lên tiếng súng kéo dài hơn. Và một điều hoàn toàn bất ngờ, một cánh quân Việt Minh tập hậu phía sau. Ông đã bị bắt đưa về rừng núi Yên Thế, dưới sự cai quản của mấy cô du kích... Các cô luôn cười như tiếng chim hót. Thấy những người tù binh ăn đói, các cô nhường cơm. Ông nhớ rõ, ngày đó là sau Tết âm lịch, cái rét buốt từ Thái Nguyên đã tràn về Yên Thế, ông run lên vì chỉ có một bộ quần áo kaki. Một cô gái có tên Thương nhường cho ông chiếc áo trấn thủ. Ông rất cảm động và hỏi cô gái: "Tại sao lại đến đây bắn giết họ? Cô gái kia có giống cô gái xứ Anh Đào không? Tại sao người Việt Nam và Nhật Bản lại bắn nhau?...". Những câu hỏi đó được cô gái có tên Thương giải đáp. Tháng Tám năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Tin đó làm lay động cả núi rừng Yên Thế. Nhưng cô gái có tên Thương bắt đầu cúi mặt bước đi trong lời bàn tán: "Con Thương nó có chửa với thằng tù binh Yamađa rồi!".

        Ngày đó mùa Thu mà mưa vẫn ào ào đổ xuống núi rừng Yên Thế, Thương khẩn cầu mưa to nữa lên để dìm ngập cả vùng Yên Thế, làm cho nghiêng rừng lệch sông cuốn Thương ra biển. Thương mở cửa lán chạy ra ngoài gào lên: "Không! Không! Tôi không có con". Ý nghĩ "tự tử" mỗi lúc một rõ nét. Thương như một người mất trí, nửa tỉnh, nửa mê, đi lang thang trong rừng. Nhưng có điều lạ, Thương đi đến đâu thì vẫn có hình bóng anh tù binh Yamađa đi theo sau với câu nói bằng tiếng Việt chưa thạo, vừa đáng ghét lại vừa đáng thương: "Hãy... vì... đứa... con... chúng ta...".

        - Anh im đi! - Giọng Thương tỏ rõ bực tức và hối hận.

        Yamađa bình tĩnh nói:

        - Anh sẽ theo em đi kháng Pháp mà.

        Thương quên cả cái thai trong bụng, quay lại:

        - Anh nói thật đấy chứ?

        - Anh quyết định đổi cả tính mạng của mình để làm điều đó mà nỡ nào nói dối em ư?

        - Thế thì đi...

        Thương kéo tay Yamađa đi, nhưng ngay sau đó Thương đứng lại. Mình không thể sinh đứa con với người Nhật, nhất là người đó đã từng bắn giết bà con mình. Không! Không thể có con với một tù binh Nhật. Một mình chịu đau khổ là đủ rồi. Không nên để cho bố mẹ ở quê hương biết, không nên để cho đứa bé trong bụng phải mang trong tim vết thương...

        - Anh hãy bỏ tôi ra.

        Thương vung tay lao đi thì gặp chị em cùng đơn vị đi tìm. Từ ngày biết Thương xấu hổ vì cái thai đã định liều mình, chị em thường bám sát, động viên: "Niềm vui lớn nhất của một người con gái là được làm mẹ, được nuôi con...! Cái sinh linh nhỏ bé kia có tội tình gì mà lại bắt nó chết?".

        Nhờ có những lời khuyên thông cảm đó, Thương đã sinh ra đứa con gái đầu lòng mang tên rất Nhật: Milai. Mãi sau này, ông Yamađa mới giải thích cho vợ, sở dĩ ông đặt tên con là Milai vì tiếng Nhật, từ này có nghĩa là "Tương Lai". Milai là Tương Lai của vợ chồng ông. Nghe Yamađa giải thích, Thương đòi rằng Milai cũng do chị sinh ra nên phải có tên Việt Nam. Ông Yamađa đồng ý, chị đặt cho con gái cái tên "Thơm". Ông Yamađa hỏi vợ, tiếng Việt từ "Thơm" có nghĩa là gì? Chị cười và giải thích theo ý mình: "Thơm" là tỏa hương của núi rừng Yên Thế.

        Yamađa thật thà tưởng đó là nghĩa từ Việt Nam vội nhẩm theo: "Thơm là tỏa hương của núi...".

        Có lẽ cho tới lúc đó, Thương và Yamađa đều quên cả chiến tranh, quên cà việc đứa con của mình mang hai dòng máu Nhật - Việt. Bởi vì lúc đó họ chỉ nghĩ nó là đứa trẻ, nó là con mình.

        Cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp diễn. Chị Thương tiếp tục ở lại Yên Thế nuôi con và cai quản tù binh Pháp, còn ông Yamađa theo bộ đội Việt Minh đi vào kháng chiến cho đến ngày thực dân Pháp thua trận phải rút về nước. Ông Yamađa trở lại Yên Thế tìm vợ con. Theo sự thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, ông Yamađa đưa vợ và Milai về Nhật, sống ở đảo Liutô nơi quê hương ông cho đến ngày nay.

        Sau khi kể xong, Milai mới nhìn sang bên, chợt phát hiện ra Nguyệt đang khóc. Chị chậm rãi nói:

        - Chính nhờ mẹ tôi nghĩ lại mà tôi đã được sinh ra, hôm nay mới được ngồi đây nói chuyện với chị. Vì vậy mẹ tôi, và cả tôi mới hiểu sâu sắc rằng, hạnh phúc nhất của người phụ nữ là được làm mẹ. Người mẹ không nỡ nào cướp quyền sống của đứa con. Có phải thế không?

        - Tôi van chị đừng nói nữa!

        Milai ngoan ngoãn nghe theo. Hai người ngồi im không nói. Bỗng Nguyệt gọi khẽ:

        - Thế ra chị cũng là người Việt Nam?

        - Vâng! Đúng thế.

        - Mẹ chị bây giờ ở đâu?

        - Ngay trên đảo này.

        Nguyệt ngẩng lên rồi lại cúi nhìn tấm khăn vừa xé.

        - Tôi sẽ là học trò của mẹ.

        - Thế thì cái sinh linh trong bụng chị sẽ đứng xuống đất gọi chị là mẹ. Đó chính là hạnh phúc của chị.

        - Vâng! Đúng thế.

        Ngoài biển. Ánh lân tinh pha màu hồng của mặt trời thêm rực rỡ. Theo thói quen, mỗi khi trời sáng, Milai lại nhìn về phía mặt trời cùng làn sóng hiền lành.

        - Thế là chị và tôi đều từ rừng ra biển!

        Cả hai người ngồi im như vừa nghe tiếng sóng biển, vừa nghe tiếng thai đập.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:03:45 pm »

        
*

        Nguyệt bình tâm trở lại, sức khỏe cũng dần dần hồi phục. Cái ý định điên rồ khi mới đặt chân đến nước Nhật dần dần dịu đi, lấy lại được sự thăng bằng.

        Chị vẫn chưa được ra viện. Theo yêu cầu của Milai, ông bệnh viện trương cử y tá Hamakô chăm sóc Nguyệt. Chị Hamakô sinh ra ở Osaca, học hết trung học ở đó mới theo chú lên Tôkyô học nghề y. Ở đó, chị lấy Xêxiki, rồi năm sau theo chồng về đảo Liutô. Hamakô có nước da trắng như vẫn thường thấy ở những người con gái vùng tuyết Hốckaiđô. Khi mới đến Liutô, Hamakô thường ngắm nhìn qua gương làn da trắng của mình. Vài năm sau, nước da chị đã nhuộm màu nước biển. Milai kể cho Hamakô nghe về cuộc đời mình, thông báo về ý định điên rồ của Nguyệt, làm Hamakô hết sức xúc động, lòng tràn ngập tình thương, thường xuyên có mặt ở bên giường Nguyệt. Trong cuộc sống gia đình, Xêxiki không thích chị cứ hay thương người, quan tâm đến bệnh nhân một cách quá đáng. Sự lạnh lùng đó đã giội vào tâm hồn chị, thế hiện trong đôi mắt u buồn. Đôi mắt ấy giờ đây như cảm thông với nỗi đau của Nguyệt và khi đêm đến, chị hay vào buồng bệnh nhân, lần nào cũng thấy Nguyệt nhìn ra phía biển. Hamakô đoán chắc, người con gái Việt Nam đang thả hồn về nơi mình sinh ra, muốn ném nỗi nhớ nhà, nhớ người chồng chưa cưới ra biển để cho sóng biển mang về tận bờ biển Việt Nam. Hamakô bước đến giữa phòng đứng lại. Thấy động, Nguyệt quay mặt vào, Hamakô chủ động chào.

        - Tự nhiên tôi muốn ăn cái gì...

        Câu nói bằng tiếng Nhật phát âm chưa chuẩn của Nguyệt cũng đủ để Hamakô hiểu. Chị vội đi sang phòng bên gọi điện cho nhà hàng rồi quay vào.

        - Chị phải ăn để lấy sức khi trở dạ.

        Nhà hàng đã đem đến bệnh viện nhiều thứ, như món gà nướng, rong biển, cá rán, canh cá...

        Xêxiki từ ngoài bước vào, nổi khùng lên khi thấy vợ mình quá chăm sóc người bệnh.

        - Cô chăm sóc người bệnh này để làm gì?

        Hamakô không trả lời chồng mà lấy món gà nướng đưa cho Nguyệt.

        Xêxiki tiến đến gần vợ hơn:

        - Tiền đâu mà mua những thứ này?

        - Tiền của bà Milai đưa.

        - Nhưng chưa thể cho bệnh nhân ăn được.

        - Nếu không cho ăn thì làm cho đứa bé trong bụng chết nhanh hơn.

        - Trời ơi! Tôi không hiểu cô nói gì cả - Xêxiki tức giận thét lên rồi miễn cưỡng đi ra bao lơn phanh áo khoác ngoài hóng gió biển và tiếng ồn ào của sóng. Nguyệt quay mặt vào tường. Cả bệnh viện yên ắng. Tiếng sóng đập vào đá ven đảo vỡ ra, như tiếng kêu xé lòng. Tiếng gió biển vượt qua chân đèo thổi tới bệnh viện đập vào các cánh cửa như rít lên tiếng đau vì nỗi cô đơn khủng khiếp. Chị cô nén để khỏi khóc to nhưng cả tấm thân vẫn rung lên. Cảnh tượng ấy làm Hamakô quên đi sự tức giận của chồng. Chị ngồi xuống, đặt tay lên bụng Nguyệt. Cái thai đập mạnh, đòi được sinh ra làm người làm Nguyệt đớn đau từ lúc vào viện bây giờ lại càng đau hơn. Không biết thằng Hà Sơn Lâm hay con Hà Nguyệt Nga giãy giụa làm Nguyệt đau đớn quằn quại, chị kêu lên:

        - Trời ơi! Tôi chết mất!

        Một tay Nguyệt nắm chặt thành giường, tay kia nắm chặt tay Hamakô. Nguyệt không nhận ra cơ thể mình đang quằn quại như con giun bị xéo. Hamakô ra sức giữ tay Nguyệt để khỏi cào xé. Một lúc sau cơn đau giảm dần, Nguyệt nằm im như thể chuẩn bị cho một đợt đau mới.

        Chị lập cập bước vào buồng, nhìn thấy Jiuki, cô bạn gái cùng dạy một trường vừa mới vào viện nằm bên giường Nguyệt. Bố mẹ Jiuki là người Hirôsima. Ông bà bị nhiễm phóng xạ do bom nguyên tử Mỹ. Trong thời gian điều trị, ông bà đã sinh Jiuki là con gái đầu lòng.

        Sở dĩ ông bà tìm đến đảo Liutô sống là để mong cho con cháu mình không bị di hại của bom nguyên tử. Jiuki theo bố mẹ đến đảo sinh sống từ ngày chiến tranh thế giới thứ hai mới kết thúc.

        Nhìn thấy Hamakô, Jiuki quay mặt đi gạt nước mắt. Đứa bé bên cạnh chị khóc đòi mẹ. Milai tiến đến định bế đứa bé nhưng Jiuki đưa tay vội lau nước mắt ôm đứa con vào lòng. Milai ngồi xuồng. Jiuki nhìn Milai, nước mắt lại giàn giụa. Lần này thì Milai chủ động đặt tay vào lưng đứa trẻ, một tay đỡ sau gáy mạnh dạn bế, lắc lư đứa bé trong tay, âu yếm gọi.

        - Nào! Cho cô xem mặt mũi. Mặt trời bé bé của cô nào.

        Bỗng Jiuki khóc to hơn, còn Milai tái mặt khi nhìn thấy đứa bé bị sứt môi. Trước mặt chị lúc đó là hình nấm quả bom nguyên tử ném xuống Hirôsima. Hàng vạn người từ từ đổ xuống đường phố. Hàng vạn nóc nhà mủn dần thành tro bụi. Có lẽ lúc đó, chị mới nghĩ đến chiến tranh nguyên tử. Hai tay chị giảm dần sự lắc lư rồi dừng hẳn. Làn bụi phóng xạ li ti bỗng dựng lên trước mắt. Qua làn bụi đó, chị nhìn thấy Nguyệt đang nằm kiệt sức. Trời ơi, hay cô gái Việt Nam kia cũng lại đẻ đứa con mang di hại của chất độc do Mỹ ném xuống Trường Sơn? Milai đứng lặng để mặc cho mùi biển và mùi thuốc bệnh viện xộc vào mũi. Ngoài đảo, sóng biển vẫn rì rầm như vốn nó đã có hàng ngàn đời nay. Thế rồi tiếng khóc của Jiuki lại to hơn, làm Milai bừng tỉnh và chợt phát hiện ra mình cũng vừa khóc. Chị nghĩ rằng, lẽ ra mình không nên khóc thì phải. Như có một cái gì đâm nhói vào tim, cào xé tâm can Milai. Chị nâng đứa bé lên, cúi xuống thơm nó và thấm nước mắt vào chiếc tã vải hoa nhìn Jiuki nói:

        - Phải quý nó! Thương nó thật nhiều!

        Jiuki bình tĩnh đôi chút nhìn Milai. Nguyệt cũng bình tĩnh nhìn Jiuki, nhưng chẳng hiểu sự tình gì. Còn Hamakô, chị là người đỡ đẻ cho Jiuki nên hiểu được khá thấu đáo ý nghĩa câu nói của Milai. Chị nói giọng đứt quãng:

        - Tôi tin rằng, bốn chúng ta đây cũng như tất cả những người mẹ Nhật Bản và Việt Nam đều phản đối chiến tranh, bởi vì chúng ta chỉ mong làm những người vợ, người mẹ.

        Phía ngoài, gió biển nhè nhẹ bay qua vườn anh đào, dấu hiệu của sự yên tĩnh và thanh thản vĩnh cửu vẫn lặng lẽ đến với bốn phụ nữ Nhật -  Việt ở trong phòng.

        Bỗng Nguyệt kêu lên:

        - Milai ơi! Nó sắp ra rồi!

        Hamakô đứng phắt dậy, bảo Milai:

        - Đưa khăn bông đây!

        - Đi lấy nước nóng.

        Xêxiki từ ngoài bao lơn nghe thấy tiếng vợ liền đi vào. Và không hiểu lý do gì, anh ta đứng thần mặt ra.

        - Này anh - Hamakô huých khuỷu tay vào chồng - Trẻ con mới đẻ đó anh phân biệt nó người Việt hay Nhật đấy?

        Xêxiki gật đầu. Hamakô cười sung sướng.

        - Tóc nó đen lắm.

        Milai nhìn Nguyệt mong sao sinh ra đứa trẻ không bị di hại do nhiễm bom hóa học Mỹ ném xuống Trường Sơn.

        Chị cố giữ thái độ bình tĩnh, nói:

        - Thông minh nhưng bướng lắm đấy.

        Xêxiki đi ra tới cửa nói vọng vào:

        - Nếu là con trai phải mang tinh thần Samurai đấy1.

        - Sắp ra hết rồi - Hamakô động viên - Nín thở, cố lên! - Chị nhìn Milai - Dịch đi Milai!

        Tiếp sau đó là tiếng đứa trẻ khóc chào đời. Nguyệt òa lên vừa khóc, vừa cười rồi ngất xỉu.

-------------------
        1. Tinh thần võ sĩ đạo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:05:26 pm »


       
*

        Một tuần lễ sau, da trên má Nguyệt Nga đã phẳng. Mỗi khi cái tạo vật mảnh mai khóc, Nguyệt lại nhấn bầu vú căng tròn vào miệng Nguyệt Nga. Nhìn con bú, nhìn bầu vú mịn màng như quả đào tiên, chị lại nhớ tới Sơn. Cái ngày ở Trường Sơn, anh đã áp mặt vào nó nhưng lúc đó nó chưa có sữa. Còn bây giờ thì... Nguyệt quấn tã cho con, lòng xốn xang tình cảm và nỗi nhớ Sơn. Milai là người thường xuyên bên chị trong những ngày chị ở cữ. Mỗi khi chị nhớ Việt Nam, nhớ Sơn, chị khóc, Milai lại đến bên bế Nguyệt Nga nâng niu, đung đưa.

        - Chị suy tư nhiều sinh bệnh, ai chăm sóc Nguyệt Nga?

        Nguyệt lại nhìn con. Tròi ơi! Mắt nó giống như mắt bố, tóc đen giống tóc bố, còn khuôn mặt thì sao nó giống mình như tạc. Càng nhìn, chị càng không thề dứt khỏi được.

        - Cháu bác nó ngoan lắm mà. Không biết lớn lên nó có giống mẹ nó không?

        Mười năm sau. Vào giữa năm 1985, Nguyệt viết thư cho Sơn theo địa chỉ ở quê, báo rằng tình thương yêu giữa hai người đã kết thành Nguyệt Nga. Chị hy vọng, nếu Sơn còn sống, sau giải phóng thế nào cũng về thăm quê, sẽ nhận được thư.

        Nguyệt Nga lớn nhanh nhưng ít cười, lúc nào cũng mang tâm trạng buồn. Chiều chiều, Nguyệt dẫn con ra bờ biển ngắm nhìn ráng mây hồng tím với mặt nước mỗi lúc bớt màu nhường cho ánh lân tinh. Có lần Nguyệt kéo con ngồi xuống nói:

        - Trẻ con phải vui chơi chứ, con gái yêu của mẹ!

        - Nhưng tại sao mẹ không nói cho con hiểu bố con là ai?

        Nguyệt xoa đầu con.

        - Mẹ nói rồi, bố con ở Việt Nam.

        - Sao mẹ không cho con đi với bố?

        Nghe con gái hỏi, lòng Nguyệt thắt lại, chị kéo con vào lòng.

        - Lớn lên mẹ sẽ nói cho con hiểu.

        Nguyệt Nga vẫn hỏi một cách ngây thơ.

        - Bố con nói tiếng Việt hay tiếng Nhật?

        - Tiếng Việt con ạ.

        Tính tò mò trẻ con của Nguyệt Nga vẫn không chịu bỏ dở điều mình chưa hiểu.

        - Thế tại sao con đến trường lại không học tiếng Việt?

        - Mẹ xin con đừng hỏi những điều đau lòng ấy nữa.

        Nguyệt cúi đầu đau khổ:

        - Lớn lên mẹ sẽ nói cho con hiểu.

        - Lúc nào mẹ cũng bảo đợi con lớn lên sẽ nói. Thế bây giờ không nói được hay sao?

        Nguyệt Nga cầm cánh tay mẹ lay mạnh giục:

        - Nói đi, mẹ.

        Nguyệt như một pho tượng người đàn bà ẵm con ngồi chờ chồng bên bờ biển.

        - Bố con làm gì, ở đâu?

        Trăng nhô lên khỏi mặt biển bắt đầu loé lên những vầng sáng lung linh. Trên mặt biển, từ góc chân trời này đến góc chân trời kia rực lên ánh trăng tuyệt đẹp, rực rỡ. Nguyệt chỉ về phía tay phải:

        - Bố con ở phía bên kia bờ biển.

        - Có xa không mẹ?

        - Xa lắm!

        - Khi nào cho con đi gặp bố?

        Nghe con hỏi, Nguyệt mệt mỏi đến nỗi không muốn nghe nữa.

        Lẽ ra những lúc như thế này, anh Sơn ở bên cạnh có hạnh phúc hơn không. Nguyệt kêu lên: Trời ơi! Tại em cả thôi mà. Hãy tha thứ cho em đi, anh Sơn! Ngày ở Trường Sơn, anh và em vẫn ước ao sau chiến tranh chúng mình sẽ có một ngôi nhà riêng, mua sắm đồ đạc, em sẽ nấu cơm cho anh và con ăn, còn anh dạy con học. Thế mà giờ đây em phải sống nơi đất khách quê người, trên hòn đảo phía Nam Nhật Bản để nghe con hỏi những điều đau lòng.

        Nguyệt rút mùi soa lau mắt nhìn Nguyệt Nga:

        - Vài ba năm nữa con ạ!

        Phía bên kia dòng nước mắt sóng vẫn xô bờ dựng thành bức tường bụi nước nhuốm màu vàng của ánh trăng như một dải khăn tang bên đảo.

        - Mẹ xin con, đừng hỏi nữa!

        Nguyệt Nga bước vào tuổi mười bốn, thân thể phát triển đều đặn, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Mỗi khi cô mặc bộ đồ Kimônô màu xanh đi ra biển, nhiều chàng trai tưởng Nguyệt đã mười bảy. Mười mấy năm trời sống với dân đảo Liutô, cô nói tiếng Nhật như người Nhật. Những câu chuyện với các chàng trai đảo, với những người Nhật Bản, người ngoại quốc đến đảo du lịch khiến Nguyệt Nga muốn nhìn thấy cái gì khác ngoài biển xanh, lưới cá. Trong óc cô lúc đó hiện lên những đường phố bất tận, dòng người như con trăn khổng lồ trườn trên đường phố Tôkyô, Kyôtô, Kôbê... Cô ước ao được đến đó sống! Rồi ngày nào đó sẽ leo lên núi Phú Sĩ quanh năm quàng trên mình cũng sẽ tới để lặn ngụp dưới ánh sáng mặt trời đang làm tan băng giá, xem các dòng chảy có những tảng băng. Nếu thế thì mình sẽ đi từ cực Nam đến cực Bắc nước Nhật, sẽ đi qua nghìn nghìn hòn đảo của đất nước Phù Tang tràn ngập hoa anh đào, để xem cái đất nước có tinh thần Samurai mà suốt đêm ngày người ta nói tới ra sao.

        Sự ước ao của Nguyệt Nga đã đến.

        Nguyệt Nga đã quen thân một thanh niên ở Kyôtô đến du lịch đảo.

        Cố đô Kyôtô là một thành phố cổ Nhật Bản làm hấp dẫn hàng triệu khách du lịch nước ngoài, càng hấp dẫn Nguyệt Nga hơn.

        Một chủ nhật, theo lời hẹn, Nguyệt Nga đến Kyôtô, Kôbaxi đón Nguyệt Nga ở công viên Maruyama và dẫn đến làm lễ quen thân tại chùa Hâyangingu. Người Nhật dựng ngôi chùa này vào năm 1895 để tưởng niệm Thiên hoàng Kamrau1 người hơn ngàn năm trước đã hạ chiếu thiên đô Kyôtô. Vườn chùa là một rừng nhỏ những cây anh đào rủ, tô điểm cho khu vườn một vẻ riêng biệt. Nguyệt Nga bước vào vườn Chùa, lặng người đi không sao rời khỏi rặng anh đào. Những bông hoa sắc hồng và người thanh niên Nhật đẹp trai Kôbasi khiến tâm hồn cô rạo rực.

----------------
        1. Vua Nhật Kammu (737 - 806).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 09:05:46 pm »


        Sau buổi lễ chùa, Kôbasi dẫn Nguyệt Nga đi hầu hết các nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố. Lần đầu tiên trong đòi vượt ra khỏi đảo Đầu Con Rồng, Nguyệt Nga với cái tên Umi, choáng ngập trước Thành phố Kyôtô sầm uất. Thực sự trong lòng Nguyệt Nga lúc đó không tìm thấy nơi nào đáng yêu bằng nơi đây. Có lần, cô đã lên tầng cao ngắm nhìn thoả thích những tấm thảm dày đặc hoa anh đào. Nguyệt Nga cùng Kôbasi đi dưới tán cây anh đào uốn lượn mềm mại nghiêng xuống mặt nước nom như những thác hoa hồng kiều diễm bất động trên bức tranh sơn mài. Trong bức tranh đó, Nguyệt Nga và Kôbasi đang ôm hôn nhau. Yên ổn, sự yên ổn và hạnh phúc sao mà đáng yêu thế.

        Nguyệt Nga ôm siết Kôbasi vào lòng. Những giờ phút đó, cô đã quên đi, mà có nhớ cũng chỉ là trách mẹ tại sao bấy lâu nay vẫn cứ âm thầm đau khổ nhớ Việt Nam, nhớ anh Sơn nào đó.

        Khi trở về đảo Đầu Con Rồng, Nguyệt Nga ra đứng bên đảo, phóng mắt ra biển xanh vô tận nghĩ lại giờ phút đầu tiên người con trai ôm hôn làm người cô run lên. Nguyệt Nga cúi đầu đi dọc theo mép nước. Tiếng sóng biển đập vào tảng đá ven đảo làm cô không chịu nổi. Nguyệt Nga muốn yên tĩnh nhớ tới Kyôtô, nhớ tới Kôbasi đẹp trai, thông minh, học giỏi.

        Sáng hôm sau, khi mặt trời chưa sưởi ấm đảo, Nguyệt Nga đã trốn mẹ đi Kyôtô. Lần này thì cô được Kôbasi dưa vào khách sạn mini. Đó là một căn lều nhỏ bên đường dành cho những đôi vợ chồng nhà cửa chật hẹp có thế đến thuê qua đêm. Vừa bước vào khách sạn mini này, Kôbasi đã ôm chầm lấy Nguyệt Nga hôn như điên dại. Nguyệt Nga sững sờ, hai chân cũng như lý trí đều theo xúc cảm của trái tim. Cô bàng hoàng, sung sướng. Tự nhiên Nguyệt Nga lại trách mẹ và Milai lúc nào cũng bàn cách trở về Việt Nam. Tại sao cứ để cho ý nghĩ ấy ám thị mẹ đến thế? Thân thể cao to, đôi tay chắc nịch của Kôbasi áp sát vào Nguyệt Nga, đôi môi hai người dính vào nhau thành đường thẳng. Giây phút đó, trái tim Nguyệt Nga rộn lên như điên cuồng và gần như vỡ ra vì sung sướng.

        Kôbasi lấy chân kéo hai tấm phu tôn - một loại chăn trải ngay dưới đất làm đệm, khi đắp làm chăn sát lại nhau rồi kéo Nguyệt Nga ngả người vừa ngồi xuống.

        - Ở Kyôtô quê anh có tục nằm ngủ cởi hết quần áo - Vừa nói, tay phải Kôbasi lần lần trước ngực Nguyệt Nga. Khi bộ đồ Kimônô được quăng sang bên, Nguyệt Nga, Kôbasi đã chui gọn trong phu tôn.

        - Nằm như thế này có phải ấm hơn mặc Kimônô không em?

        - Ừ! Ấm hơn.

        Kôbasi lại lật tấm phu tôn lên.

        - Mở phu tôn làm gì! Rét lắm!

        - Để anh ngắm người tuyết Phú Sĩ mà.

        Tấm phu tôn được trùm lại như lúc nằm. Tay Kôbasi sờ dọc theo người Nguyệt Nga và có cảm giác nó mịn màng, cảm giác được cả dòng máu chảy trong cơ thể. Hai người nằm ôm nhau, Nguyệt Nga như một con búp bê dễ bảo, còn Kôbasi dần dần trở thành như con nhái mắt đỏ đậu trên cánh bèo.

        - Em có ấm không?

        - Ấm.

        Thời gian như ngừng lại. Hai người nhìn nhau trong hơi thở. Kôbasi thấy như nước miếng đã chặn ngang cổ họng và phát hiện thấy mắt Nguyệt Nga, thực sự phải bùa sắc đẹp của cô từ lần đầu tiên gặp nhau trên đảo Liutô. Anh đã nói ý muốn thực lòng.

        - Anh ước ao suốt đời được ngủ với em như thế này.

        Tự nhiên Nguyệt Nga quay mặt đi.

        - Nhưng em sợ rằng chúng mình không thực hiện được.

        - Vì sao?

        Kôbasi ngửa mặt nhìn lên.

        - Mẹ em đang tìm cách đưa em về Việt Nam.

        Kôbasi quay nghiêng:

        - Em nói sao?

        Nguyệt Nga buồn rầu.

        - Em là cô gái Việt Nam.

        - Em nói thật hay đùa?

        - Thực.

        - Thế tại sao em nói tiếng Nhật giỏi thế?...

        Giọng Nguyệt Nga chậm rãi.

        - Chuyện này dài lắm.

        Nguyệt Nga bắt đầu kể về câu chuyện mẹ sợ bị Quân giải phóng khủng bố, bỏ chạy đến Nhật, được gia đình Milai và vợ chồng bác sĩ Hamakô cứu giúp.

        Ngoài khách sạn mini, cả cố đô Kyôtô bắt đầu nhuộm ánh mặt trời.

        - Thế là mười bốn năm qua mẹ con em sống lang thang?

        - Vâng.

        - Với em chưa có một ngôi nhà thật sự?

        - Vâng.

        Ngoài đường phố, những mái nhà cổ kính thấp đan chéo với những cây anh đào đầy hoa. Dòng sông xanh lững lờ trôi. Những mỏm đá phía sau với những ngôi chùa nối nhau san sát. Tàu xe bắt đầu thi nhau chạy.

        Một luồng ánh sáng lạnh như lưỡi dao hắt vào thân thể Nguyệt Nga. Nhờ có ánh sáng, Kôbasi nhìn rõ Nguyệt Nga đang run lên vì lo sợ phải chia ly. Còn Kôbasi, anh đến với Nguyệt Nga không phải chỉ làm một người tình, chỉ để nói chuyện, ngủ đêm trong khách sạn mà thực sự muốn làm bạn đời trăm năm. Anh đưa tay quấn lấy cổ Nguyệt Nga, rồi để mặc tay phải chạy lần theo thân thể, môi tìm môi.

        - Tình yêu là ngôi nhà chung em ạ!

        Và Kôbasi đã tìm thấy môi Nguyệt Nga. Họ quấn lấy nhau và không hề nghĩ rằng ai là người Nhật, ai là người Việt.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM