Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:00:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người con đất Quảng kiên trung  (Đọc 4986 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:23:30 am »

Khoảng tháng 10 năm 1974, Khu ủy Khu 5 và Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho tôi làm Tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Nam. Lúc lên nhận nhiệm vụ, tôi chỉ được các anh giao bằng miệng. Sau này, khi có quyết định bằng giấy tờ chính thức do Tư lệnh Quân khu Chu Huy Mân ký ngày 15 tháng 10 năm 1974 (Quyết định số QĐ/50TL) có thêm chữ Q, tức là Quyền Tỉnh đội trưởng. Còn lúc ấy, tôi cũng không quan tâm có chữ Q hay không, vì mục tiêu chiến đấu của mình là giải phóng quê hương, chứ không phải là để thăng quan tiến chức, làm ông này ông nọ. Do đó, mãi đến sau giải phóng Quảng Nam, tôi để ý xem lại quyết định mới thấy chữ Q.

Trở lại thời điểm cuối năm 1974, tôi được đồng chí Võ Chí Công, còn gọi là Năm Công, là Bí thư kiêm Chính ủy Quân khu 5 và đồng chí Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 kiêm Phó Bí thư Khu ủy Khu 5 giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch tổng hợp địa phương giải phóng Quảng Nam. Nghĩa là, sử dụng toàn bộ lực lượng của tỉnh từ phía tây Thăng Bình xuống phía đông vu hồi và phía đông thị xã Tam Kỳ để tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân. Đồng thời, kéo giữ Sư đoàn 3 ngụy từ Thăng Bình trở ra để cho bộ đội chủ lực của quân khu tập trung tiêu diệt quân địch từ Phước Lâm, Tiên Phước đến Tam Kỳ, tiêu diệt Sư đoàn 2 ngụy và liên đoàn biệt động ngụy. Nhận nhiệm vụ trên giao thật vinh dự nhưng cũng rất nặng nề, gian khó. Bởi vì tình hình phía đông lúc bấy giờ, cứ mỗi xã có từ 5 đến 6 chốt điểm của địch. Với quân số và trang bị hiện có của tỉnh đội không dễ dàng giải phóng ngay được. Tuy nhiên, bản thân tôi tin tưởng là chiến dịch này khác với chiến dịch khác. Sự khác nhau đó được thể hiện ở chỗ thành phần tham gia gồm có quân chủ lực, quân địa phương, có pháo của quân khu chi viện. Đặc biệt, trên chiến trường đã xuất hiện xe tăng của quân giải phóng, thực sự là mũi đột kích mạnh của ta. Cơ cấu của Ban Chỉ huy Tỉnh đội lúc bấy giờ cơ bản đảm bảo về quân số, đủ mạnh để chỉ huy chiến dịch. Ngoài tôi là Quyền Tỉnh đội trưởng còn có các đồng chí: Tham mưu trưởng Vũ Thành Năm, Trưởng ban tác chiến Hà Đức Y cùng với các đồng chí Tham mưu phó: Lịch, Nghĩa, Trịnh; trong đó, đồng chí Trịnh là Tham mưu phó phụ trách dân quân; đồng chí Đặng Vân - Chủ nhiệm thông tin. Phần lớn các đồng chí là cán bộ tập kết. Sau năm 1959 trở về quê hương chiến đấu và rèn luyện nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu. Được làm việc trong một tập thể như vậy, tôi tin chắc mình sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trực tiếp phục vụ Ban Chỉ huy Tỉnh đội về thông tin liên lạc là một đại đội thông tin hoàn chỉnh với quân số đảm bảo, được trang bị đầy đủ cả 3 phương tiện gồm: vô tuyến điện: 2 oát, 15 oát; hữu tuyến điện và thông tin vận động. Trong công tác nắm địch có một đại đội trinh sát đầy đủ quân số, khí tài, phương tiện thông tin liên lạc, v.v. Mọi hoạt động công tác đảng, công tác chính trị do đồng chí Trần Anh Vũ - Chính trị viên phó Tỉnh đội, phụ trách. Một thời gian sau, cấp trên điều động đồng chí Đỗ Thế Chấp về làm Chính trị viên Tỉnh đội, người trực tiếp chịu trách nhiệm chính về công tác này. Ngoài ra, hoạt động trên lĩnh vực chính trị còn có đồng chí Võ Ngọc Khuê làm Chủ nhiệm Chính trị, đồng chí Phú là Phó Chủ nhiệm, người kế cận đồng Khuê. Bên cạnh đội ngủ cán bộ quân sự, chính trị, các đồng chí làm công tác đảm bảo hậu cần, tài chính cho đơn vị cũng thường xuyên cố gắng phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thường xuyên “nuôi quân giỏi”. Có thể kể đến một vài tấm gương điển hình như: Chủ nhiệm Hậu cần Lê Văn Thí, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Đoàn Hạnh, v.v. Tuy nhiên, để Tỉnh đội hoàn thành tốt nhiệm vụ thì không thể thiếu đội ngũ cán bộ trợ lý. Đối với các anh em này, tôi đặc biệt ấn tượng với đồng chí Phan Thanh Tuấn - trợ lý tác chiến tổng hợp, về tinh thần cần cù tận tụy vì sự nghiệp cách mạng của anh. Các đồng chí, đồng đội của tôi đã đảm nhận những vai trò khác nhau trong từng thời khắc lịch sử. Song bên cạnh những con người tham gia cách mạng với tấm lòng kiên trung, trong đội hình cán bộ tỉnh đội lúc bấy giờ vẫn còn một vài đồng chí thiếu lòng tin chiến thắng, do dự trong chiến đấu. Số đồng chí này đã được quân khu điều động sang vị trí công tác khác.

Sau khi nhận nhiệm vụ, thủ trưởng quân khu đã đồng ý cho tôi được phép về quê thăm mẹ và các anh chị em vài hôm. Tiếc rằng các anh chị tôi phần lớn đều đi vào Đà Lạt. Ở nhà chỉ còn một mình mẹ già và chị thứ ba, tức chị Để. Hồi năm 1950, tôi đi bộ đội, mẹ tôi là người phụ nữ mạnh khỏe, đảm đang. Không ngờ sau hai mươi bốn năm gặp lại, mẹ tôi quá già và yếu đi nhiều. Mẹ tôi bây giờ khác hẳn với người mẹ trong hoài niệm của tôi khi mới lên đường đánh giặc. Đúng dịp tôi đi tranh thủ, tình cờ chị Thuận và anh Tình cũng từ Đà Lạt về thăm quê. Cuộc gặp gỡ tình cờ chứa chan bao xúc động. Mặc dù đã trải qua nhiều trận đánh, chứng kiến nhiều đau thương tang tóc trong chiến tranh, nhưng khi gặp lại người thân nước mắt tôi vẫn chảy tràn trên gò má. Tình cảm mẹ con, anh chị em sau hơn hai mươi năm xa cách, tưởng chừng không có ngày gặp lại khiến chúng tôi nghẹn ngào không nói nên lời. Niềm vui này thực sự nằm ngoài sự mong đợi của gia đình tôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:23:58 am »

Gia đình tôi đang hân hoan niềm vui ngày hội ngộ thì một chuyện bất ngờ xảy ra. Hai ngày sau đó, anh Lê Công Thạnh ở Ban Chỉ huy Tỉnh đội Quảng Đà điện báo cho tôi biết: “Địch đã phát hiện anh về Điện Thọ”. Quả thực, địch biết tôi về để chuẩn bị chiến trường nên đã đưa Trung đoàn 51 ngụy vào bao vây xã Điện Thọ. Quân lính rải suốt dọc đường 100 và đường Cẩm Lý; đồng thời, chúng tổ chức một lực lượng đánh từ cầu Cẩm Lý xuống Điện Thọ. Bọn này bất ngờ bắt gặp lực lượng vũ trang Quảng Đà, liền bị ta đánh trả quyết liệt nhằm ngăn chặn hướng tiến của địch. Mặt khác, địch ở cánh Phong Thử ra Ái Mỹ, thôn Tây cũng bị lực lượng của ta đánh chặn. Trong khi bộ binh địch đánh ra Điện Thọ thì hai chiếc máy bay trinh sát, loại máy bay bà già, quần đảo trên vùng trời. Chúng bắc loa kêu gọi: “Lê Hải Lý ra đầu hàng. Lực lượng Việt Nam cộng hòa đã siết chặt vòng vây”. Tình hình lúc này khá khó khăn. Quê tôi đã vào mùa mưa lụt nên nhiều vùng trũng nước. Đường 100 thì không qua lại được vì địch đã chốt giữ. Trong khi đó, số anh em thương binh của ta chưa chuyển vào hậu cứ. Với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở chiến trường Quảng Nam, tôi bàn với các đồng chí trong ban chỉ huy tiểu đoàn về phương cách đối phó. Theo tôi, địch sẽ căng quân số ra để mai phục, chốt giữ bên ngoài. Vì thế bất ngờ ta đi sát vào đồn địch, chúng sẽ không biết. Anh em nhất trí với phương án thoát hiểm đã nêu. Cụ thể, đơn vị đã dùng một ghe thuyền chở thương binh đi dọc sông Ái Mỹ, sát đồn Phong Thử vào bến Hục. Tôi cũng đi cùng với đoàn thương binh, khi sang đến Gò Nổi thì gặp ngay đồng chí Phùng Thành, lúc này là Bí thư Huyện ủy Điện Bàn. Đồng chí Thành đã bố trí lực lượng tổ chức đưa thương binh về hậu cứ và chuyển đạn trở ra Điện Thọ tăng cường cho anh em chiến đấu.

Sau chuyến về quê lịch sử, tôi tiếp tục trở lại đơn vị công tác. Theo kế hoạch ban đầu, quân ta sẽ đánh vào các mục tiêu ở Bắc Tam Kỳ. Vì vậy, tôi đã tổ chức lực lượng đi nghiên cứu chuẩn bị chiến trường trên hướng này. Nhưng sau đó anh Hoàng Minh Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, đi họp về bổ sung chuyển hướng tấn công ra phía tây của vùng tây và vùng đông Thăng Bình, bởi tình hình lại phức tạp. Do đó, chúng tôi phải đi chuẩn bị lại chiến trường từ đầu.

Cuối năm 1974, đầu năm 1975 Bộ Chính trị đã họp, quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Trong khi Bộ Chính trị đang họp thi ngày mùng 6 tháng 1 năm 1975 quân dân miền Nam đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, địch không có khả năng tái chiếm. Động thái trên đã khẳng định địch đã suy yếu đi nhiều.

Trên chiến trường Khu 5, trong khuôn khổ các hoạt động quân sự phối hợp với Mặt trận Trị Thiên - Huế và Mặt trận Tây Nguyên, đầu tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Nam - Ngãi với mục tiêu chia cắt Quân khu 1 và Quân khu 2 của địch trên bộ; phối hợp với Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên bao vây cô lập Quân đoàn 1 của địch tại Huế và Đà Nẵng. Hướng tiến công chủ yếu là vùng tây nam Quảng Nam và tây bắc Quảng Ngãi trên tuyến Tiên Phước - Tam Kỳ - Núi Thành và Trà Bồng - Bình Sơn. Đây là tuyến phòng thủ yếu nhất của địch tại nam Quân khu 1, xa trung tâm Đà Nẵng, bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi. Do đó, địch phải rải quân ra 77 điểm để chốt giữ.

Trong lúc đó, lính chiến đấu của Mỹ ở chiến trường Quảng Nam không còn. Tuy nhiên, đội ngũ cố vấn quân sự Mỹ vẫn đứng sau quân đội ngụy. Chỉ huy chung là tướng Trần Văn Nhựt - Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh ngụy. Lực lượng của địch trên địa bàn Quảng Nam tương đối mỏng so với hai địa bàn còn lại của Quân khu 1. Tất cả chỉ có hai sư đoàn bộ binh là Sư đoàn 2 và Sư đoàn 3, Liên đoàn 12 biệt động quân, Liên đoàn 916 bảo an, Thiết đoàn 11, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 hải đội tuần duyên và 1 giang đội. Đội hình của chúng được bố trí cụ thể như sau: Sư đoàn 2 đóng quân từ Tuần Dưỡng vào đến căn cứ sân bay Chu Lai; trong đó có một trung đoàn chốt giữ ở Tuần Dưỡng, chỉ huy tiền phương Sư đoàn 2 ngụy và một trận địa pháo 105, 155mm đứng ở thị xã Tam Kỳ, 1 tiểu đoàn đóng tại cao điểm 211, thuộc quận lỵ Tiên Phước. Sư đoàn 3 ngụy đứng chân ở Hòn Chiêng, Chóp Chài, huyện Quế Sơn, Cấm Dơi, Động Mông, Đá Hàm, núi Quế; chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 3 nằm ở núi Quế cùng với trận địa pháo 105mm và 155mm; đồng thời, tại Chu Lai còn có trận địa pháo 105mm. Ngoài ra, địch còn có hai chiến đoàn xe tăng và xe thiết giáp M113 đóng ở thị xã Tam Kỷ và căn cứ Chu Lai.

Khi chiến trường được mở ra, địch điều động liên chiến đoàn biệt động vào đứng ở tây sân bay Ngọc Bích, dọc tuyến Tam Kỳ, Tiên Phước. Bên cạnh đó, lực lượng địa phương ngụy ở tỉnh Quảng Nam lúc bấy giờ có hầu như trên khắp các địa phương. Tại huyện Quế Sơn, có hai liên đội lính bảo an, mỗi liên đội tương đương một tiểu đoàn, chia thành hai bộ phận: Một liên đội ở quận lỵ Quế Sơn và một liên đội ở trung và đông Quế Sơn. Đồng thời, ở mỗi xã, địch đóng từ 4 đến 5 trung đội dân vệ, nghĩa quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:24:23 am »

Ở huyện Thăng Bình cũng có hai liên đội. Trong đó, một liên đội đóng ở Bình Phú, Bình Trị, Bình Lãnh và một đứng ở vùng đông Thăng Bình và thị trấn Hà Lam. Ở mỗi xã bị địch chiếm, chúng tổ chức từ 4 đến 5 trung đội dân vệ, nghĩa quân.

Riêng huyện Bắc Tam Kỳ có một liên đội bảo an đứng chân ở khu vực cứ điểm Trà Gó, Dương Huê, Dãy Thám và một đại đội biệt lập ở cứ điểm Kỳ An; mỗi xã địch chiếm cũng có 4 đến 5 trung đội dân vệ nghĩa quân. Còn ở thị xã Tam Kỳ, địch bố trí một liên đội chốt giữ và một liên đội đóng ở xung quanh thị xã. Bên cạnh đó, chính quyền ngụy còn tổ chức một lực lượng biệt lập gồm hơn 10 đại đội và trung đội đứng ở thị xã Tam Kỳ và huyện Bắc Tam Kỳ. Cứ điểm chính của bọn này được bố trí tại nhà mụ Đợi ở thôn 1, xã Kỳ Phú, huyện Bắc Tam Kỳ (nay là xã Tam Tiến, thuộc thành phố Tam Kỳ. Lực lượng biệt lập nổi tiếng ác ôn, do tên thiếu tá Liệu con của mụ Đợi chỉ huy. Vì vậy, ở Quảng Nam, người dân thường gọi đội quân ác ôn này là quân mụ Đợi. Trên địa bàn huyện Nam Tam Kỳ, địch sử dụng một liên đội bảo an đứng ở quận lỵ Lý Tín và căn cứ sân bay Chu Lai, có cơ quan sư đoàn bộ Sư đoàn 2 ngụy và một trung đoàn bộ binh chiếm đóng. Đồng thời, cứ mỗi xã địch chiếm, chúng củng thành lập từ 4 đến 5 trung đội dân vệ, nghĩa quân.

Ở huyện Tiên Phước, Phước Lâm chúng cũng tổ chức một liên đội chốt giữ xung quanh quận lỵ và một tiểu đoàn lính cộng hòa đóng ở điểm cao 211 quận lỵ Tiên Phước. Đồng thời, xã nào cũng có từ 3 đến 4 trung đội dân vệ, nghĩa quân. Ngoài ra, ở thị xã Tam Kỳ còn có cơ quan tỉnh lỵ tỉnh Quảng Tín ngụy Sài Gòn và các lực lượng quân dã chiến và một số thành phần phản động khác.

Tính tổng số lực lượng địch trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam lúc bấy giờ gồm có 2 sư đoàn ngụy; 1 liên đoàn biệt động cộng với pháo và xe tăng; 10 liên đội bảo an, tương đương 10 tiểu đoàn; hơn 100 đại đội và trung đội dân vệ nghĩa quân cùng với các lực lượng khác. Địch tổ chức thành hàng trăm căn cứ, cứ điểm, chốt điểm, đóng rải rác từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược.

Về lực lượng của ta trên chiến trường Quảng Nam trong thời điểm mùa xuân năm 1975, trước khi mở chiến dịch Nam - Ngãi (Tam Kỳ - Tiên Phước), gồm có: 1 sư đoàn bộ binh chủ lực của Quân khu 5; Lữ đoàn bộ binh 52; các trung đoàn pháo binh 368 và 572 gồm pháo mặt đất và cao xạ, trong đó có cả pháo tầm xa bắn trên 20 cây số và một đơn vị xe tăng.

Với vai trò là lực lượng chủ yếu của Quân khu 5 trên hướng Tiên Phước - Tam Kỳ, lực lượng vũ trang Tỉnh đội Quảng Nam gồm có 3 tiểu đoàn bộ binh là Tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 72, Tiểu đoàn 11. Ngoài các đơn vị trên, lực lượng của Tỉnh đội còn có Tiểu đoàn 74, là tiểu đoàn hỏa lực được trang bị các loại vũ khí như: cối 120mm, cối 82mm, súng 12,7mm, H12; 2 đại đội đặc công, trong đó có 1 đại đội đặc công nước; 1 đại đội công binh; 1 đại đội thông tin; 1 đại đội trinh sát; 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần quân số đủ và ổn định. Trong công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh, tỉnh đội đã tổ chức 3 bệnh xá và 2 đội phẫu thuật. Đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp tiểu đoàn là những đồng chí dũng cảm, sáng tạo. quyết đoán và dày dạn kinh nghiệm trong chiến đấu. Cụ thể, Tiểu đoàn 70 do đồng chí Nguyễn Hữu Đãi - Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên là đồng chí Chu; Tiểu đoàn 72 đồng chí Thạc - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Vân - Chính trị viên; Tiểu đoàn 11 đồng chí Oánh - Tiểu đoàn trưởng; Tiểu đoàn 74 đồng chí Dương Mong - Tiểu đoàn trưởng. Trên địa bàn 9 huyện thì thì đa số các huyện đều có một đại đội bộ binh, một đội đặc công và một trung đội hỏa lực. Huyện nào ít cũng tổ chức một đại đội bộ binh. Riêng lực lượng du kích của hai huyện miền núi Trà My và Phước Sơn cũng khá hùng hậu, mỗi xã có từ ba đến bốn trung đội, trong đó các xã vùng giải phóng cũng được tổ chức từ một đến hai trung đội, nâng tổng số du kích trong vùng địch lên 388 đồng chí. Có thể đánh giá chung lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam đầu năm 1975 đã được củng cố, bổ sung quân số, trang bị và huấn luyện chiến đấu cơ bản.

Tham dự chiến dịch Nam - Ngãi, Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang Quảng Nam đảm nhận một hướng chiến dịch của quân khu, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tỉnh Quảng Nam, tấn công và nổi dậy tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, diệt ác, phá kìm... giải phóng nông thôn đồng bằng của tỉnh Quảng Nam tạo điều kiện và thời cơ cùng lực lượng quân khu phát triển.

Mở đầu chiến dịch, bộ đội tỉnh mở mặt trận ở phía tây huyện Thăng Bình, tạo điều kiện nhanh chóng thọc sâu xuống vùng đông Thăng Bình tiêu diệt một số cứ điểm và tiêu hao sinh lực địch, đồng thời hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng đông Thăng Bình, đông Quế Sơn, đông thị xã Tam Kỳ. Khi chiến dịch bắt đầu được bốn ngày thì quân khu giao nhiệm vụ bổ sung cho lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam là ngăn chặn và tiêu diệt một bộ phận lực lượng Sư đoàn 3 ngụy ở khu vực Gò Thong, Hà Lam, tây núi Rướn của xã Bình Phục, huyện Thăng Bình để tạo điều kiện cho chủ lực Quân khu 5 tiêu diệt chủ lực quân ngụy ở tây sân bay Ngọc Bích, Tam Kỳ, Suối Đá, Tiên Phước. Sau đó, lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Nam vu hồi chiến dịch vào đông thị xã Tam Kỳ, để chặn đứng quân địch tháo chạy và tiêu diệt, cùng lực lượng quân khu tiêu diệt và làm rã toàn bộ quân ngụy và chính quyền Sài Gòn tại thị xã Tam Kỳ và toàn tỉnh Quảng Nam. Đúng giờ G, lực lượng vũ trang toàn tỉnh đồng loạt tấn công các mục tiêu được giao theo mệnh lệnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:26:44 am »

Quán triệt tinh thần của trên, tôi và các đồng chí cơ quan tham mưu khẩn trương tổ chức đi kiểm tra chiến trường tây Thăng Bình, đồng thời tối hôm ấy bí mật luồn sâu xuống vùng đông Thăng Bình để chuẩn bi chiến trường ở Bình Sa, Bình Hải, Bình Triều. Nhằm đảm bảo độ tin cậy về tình hình địch, chúng tôi đã cài đồng chí Vũ Thành Năm, Tham mưu trưởng Tỉnh đội ở lại hai đêm để nắm chắc tình hình mọi mặt ở vùng đông Thăng Bình. Cùng với các hoạt động vũ trang, Tỉnh ủy Quảng Nam cũng phân công đồng chí Sơn, là tỉnh ủy viên, thọc sâu vào Bình Hải nắm lại lực lượng để chuẩn bị phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến trường, tôi trực tiếp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin thông qua quyết tâm chiến đấu. Tại hội nghị, các đồng chí trong Ban Thường vụ đã nhất trí cao với quyết tâm chiến đấu của tỉnh đội do tôi chuẩn bị. Đặc biệt, khi kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Minh Thắng đã nhấn mạnh nội dung tán thành cách đánh và hướng thọc sâu của lực lượng vũ trang tỉnh. Được sự đồng ý của tỉnh ủy cũng như tỉnh đội, tôi tiến hành điều động lực lượng bổ sung. Cụ thể, điều đồng chí Yếu, Huyện đội trưởng Phước Sơn và một đại đội bộ binh cơ động lên tăng cường cho Quế Sơn; điều một đại đội của Trà My tăng cường cho Tiên Phước.

Ngày mùng 9 tháng 3 năm 1975, tôi tiến hành hạ đạt mệnh lệnh chiến đấu trên sa bàn ở tại Suối Cát, xã Bình Lâm, huyện Quế Tiên (nay là huyện Hiệp Đức). Sau đó, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, Nam Tam Kỳ, thị xã Bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn và các huyện, các tiểu đoàn chủ lực của tỉnh. Đồng thời, yêu cầu các đồng chí cán bộ về tổ chức phổ biến nhiệm vụ kịp thời, khẩn trương triển khai làm công tác chuẩn bị, sẵn sàng hành quân khi có lệnh. Hướng trọng điểm của tỉnh lực lượng gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn hỏa lực, do tôi trực tiếp chỉ huy. Còn lại các hướng của các huyện, trên cơ sở đã giao nhiệm vụ tại sa bàn.

Đúng 4 giờ 30 phút ngày 10 tháng 3, Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 38 nổ súng tiến công đánh chiếm các chốt núi Vú, núi Ngọc, Dương Côn, Suối Đá, núi Vỹ. Đồng thời, Trung đoàn 36 tiêu diệt các chốt Trung Liên, đồi Đá, đồi Không Tên, Hố Bạch và điểm cao 215; Trung đoàn Ba Gia chiếm giữ các điểm cao 269 và 310, hình thành trận địa đánh chặn địch phản kích từ hướng Tuần Dưỡng. Lữ đoàn 52 đánh chiếm các cứ điểm Gò Hàn, Phước Tiên, Dương Ông Lựu, Dương Huê, núi Mỹ, Hòn Nhọn, cửa Rừng, Đèo Liêu và đồi Đất Đỏ. Chỉ sau 4 giờ tiến công, quân ta đã chiếm giữ 23 chốt quan trọng của biệt động quân địch. Đến 9 giờ sáng ngày mùng 10 tháng 3, Trung đoàn pháo binh 368 đã kéo 12 khẩu pháo 85mm, 105mm và 122mm lên núi Vú và Hàn Thôn, hạ nòng bắn thẳng vào cứ điểm 211 và quận lỵ Tiên Phước, trực tiếp chi viện cho Trung đoàn 31 thực hành tiến công hai vị trí này. Địch hốt hoảng điều động xe tăng và bộ binh ra bịt lấp cửa mở. Nhưng sau hai lần phản kích không thành công, lúc 13 giờ 30 phút, lực lượng địch tại quận lỵ Phước Lâm vội vàng rút chạy. Tên quận trưởng Tiên Phước điện về Chu Lai xin chi viện, song chỉ có hai chiếc máy bay A-37 đến ném bom yểm trợ. Tuy nhiên hành động trên của địch cũng không cản được đội hình tiến quân của Sư đoàn 2 chủ lực Quân khu 5. Đến 16 giờ cùng ngày, quận lỵ Tiên Phước thuộc về Quân giải phóng. Mất Tiên Phước và Phước Lâm, Liên đoàn bảo an 916 của địch phải rút lui khỏi căn cứ 211 khiến Tiểu khu quân sự Tam Kỳ trực tiếp bị uy hiếp. Ngày 11 tháng 3, tướng ngụy Ngô Quang Trưởng ra lệnh cho chuẩn tướng Trần Văn Nhựt điều động Sư đoàn 2 (thiếu), Liên đoàn 12 biệt động quân, 1 tiểu đoàn lính bảo an và Chi đoàn 1, thuộc Thiết đoàn 11, tổ chức phản kích từ Tuần Dưỡng ra Cẩm Khê và Dương Côn. Đồng thời, chúng đưa Trung đoàn 5, thuộc Sư đoàn 2 bộ binh ngụy cùng 2 tiểu đoàn lính bảo an và Chi đoàn 4 của Thiết đoàn 11 đánh lên Dương Leo, núi Thám. Trung đoàn 2 của Sư đoàn 3 bộ binh ngụy từ Đà Nẵng và Trung đoàn 4 từ Chu Lai được bổ sung cho chuẩn tướng Nhựt để giữ Tam Kỳ.

Thực hiện nhiệm vụ phối hợp chiến đấu với hướng trọng điểm chủ lực quân khu trên địa bàn ở hướng Tiên Phước, Phước Lâm, đúng 0 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1975, Tiểu đoàn 72 đã nổ súng tiến công cứ điểm Gia Hội, Tiểu đoàn 11 tấn công cứ điểm Gò Dài, Đại đội 16 đặc công đánh điểm cao 59 ở xã Bình Phú, huyện Thăng Bình. Sau hơn một giờ chiến đấu, các đơn vị đã tiêu diệt hết cứ điểm, làm chủ trận địa. Sau đó, đêm 15 tháng 3 năm 1975, Tiểu đoàn 70 và Đại đội 16 đặc công cùng Đại đội 12 và lực lượng Bắc Tam Kỳ, do đồng chí Vũ Thành Năm chỉ huy, tiếp tục thọc sâu xuống vùng đông, đánh chiếm hàng loạt các chốt ở xã Bình Sa, một phần Bình Đào và thọc sâu vào Bình Hải, cùng với cơ sở của Bình Hải nổi dậy giành chính quyền ở xã Bình Hải.

Trước tình hình các mảng cứ điểm bị vỡ do ta tấn công, Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 3 ngụy đang chuyển quân vào thị xã Tam Kỳ phải quay lại đối phó. Mặt khác, ở hướng nam, Trung đoàn 94 của Tỉnh đội Quảng Ngãi cũng đã thực hành tiến công quận lỵ Bình Sơn, cắt đường 1 ở Châu Ồ, giam chân Trung đoàn 4 Sư đoàn 2 ngụy tại đây. Vì vậy, lực lượng phản kích của địch trên hướng này bị căng ra. Quân địch càng thêm khốn khó khi Ngô Quang Trưởng rút Liên đoàn 14 biệt động quân ra Quảng Trị để thay cho hai lữ đoàn dù vừa bị tổng thống Thiệu điều về Sài Gòn. Biết lực lượng trong tay không đủ khả năng tái chiếm, chuẩn tướng Nhựt buộc phải bỏ dở cuộc phản kích, chuyển quân về giữ Tam Kỳ, Chu Lai và các chốt dọc đường số 1. Do đó, tuyến phòng thủ của Sư đoàn 2 ngụy và Liên đoàn 12 biệt động quân bị kéo dài từ Quảng Ngãi đến Hội An nên lực lượng bị dàn mỏng. Trong đó, đoạn trọng yếu trước mặt thị xã Tam Kỳ, địch chỉ bố trí Trung đoàn 5 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 4 Sư đoàn 2 ngụy đóng giữ. Phát hiện được mắt xích của địch, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định đột phá vào đây.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:27:10 am »

Trên hướng của tỉnh Quảng Nam, đến 16 tháng 3 năm 1975, phần lớn lực lượng của tỉnh gồm Tiểu đoàn 72 và Tiểu đoàn 74, cơ quan chỉ huy của tỉnh đội cơ động xuống luôn vùng đông. Sau đó, Tiểu đoàn 70 đánh chiếm khu vực chợ Được, đánh phản kích địch trên hướng cổng 24, 25, núi Rướng, nổng Bà Mun. Trong các ngày 18, 19 và 20, quân ta đánh lực lượng phản kích của Sư đoàn 3 ngụy từ Hà Lam xuống đã bắn cháy 4 xe tăng, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Lực lượng của tỉnh đã căng kéo, giữ địch ở Gò Thăng và núi Quế. Cũng trong những ngày trên, Tiểu đoàn 72 thực hành đánh địch trên hướng nam Hương Mỹ, Tất Viên; Tiểu đoàn 11 bám sát trục đường 16, áp sát Bình Nguyên, thị trấn Thăng Bình để căng kéo, giữ chân địch tại khu vực này. Bởi vì, lúc này lực lượng của tỉnh phải thực hiện nhiệm vụ kìm chân Sư đoàn 3 ngụy, tạo điều kiện để Sư đoàn 2 Quân khu 5 tiêu diệt lữ đoàn biệt động và Sư đoàn 2 ngụy ở hướng Suối Đá, phía tây Tam Kỳ.

Cuộc chiến đấu lúc bấy giờ rất ác liệt, vì sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 3 ngụy đã vào đứng ở núi Quế, một bộ phận của nó đã cơ động về Gò Thăng, Thăng Bình. Hơn nữa, trận địa pháo núi Quế của địch đánh liên tục vào đội hình của tỉnh đội. Thậm chí, chúng còn bắn như mưa vào các làng gần đấy và nhà thờ phía nam chợ Được, nơi đặt sở chỉ huy của Tỉnh đội Quảng Nam. Bom đạn địch đã làm cho đường dây thông tin liên lạc hữu tuyến điện bị đứt. Không quản hiểm nguy, đồng chí Bút, người chiến sĩ thông tin, nhanh chóng rời khỏi công sự, dùng miệng ngậm nối hai đầu dây để liên lạc, vì dây đứt không đủ dài để nối lại với nhau. Bất ngờ, một mảnh đạn pháo của địch đã khiến người chiến sĩ ấy bỏ dở ước mơ khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã sắp đi đến ngày toàn thắng. Đồng chí Bút hy sinh, nhưng chúng tôi không bao giờ quên hình ảnh người lính dầm mình trong bom đạn để đảm bảo thông tin liên lạc trong thời khắc đầy hiểm nguy. Trước tình thế như vậy, tôi phải sử dụng phương tiện thông tin truyền thống, hay còn gọi là thông tin vận động. Tiếc thay, khi đồng chí Phiên vừa ra khỏi miệng hầm chạy đi liên lạc thì bị ngay một quả pháo trước hầm chỉ huy. Đồng chí Phiên được anh em băng bó tại miệng hầm, nhưng vì bị thương quá nặng nên đã hi sinh.

Trong các ngày 19 và 20, địch vẫn sử dụng hỏa lực tấn công quyết liệt vào khu vực sở chỉ huy tỉnh đội. Tôi điện lên Tư lệnh Quân khu đề nghị pháo binh chi viện. Ngay lập tức, pháo tầm xa của quân khu từ ngã ba Đồng Tranh đánh xuống Gò Thăng, Hà Lam, núi Quế chi viện cho lực lượng của tỉnh. Cuộc chiến xảy ra rất ác liệt, hai bên luôn giằng co trong trạng thái “một mất một còn”. Với niềm tin sắp đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, các đơn vị của tỉnh đều hăng say chiến đấu.

Chiều ngày 20 tháng 3 năm 1975, tôi nhận được bức điện tối khẩn của đồng chí Văn, tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, từ Hà Nội gửi trực tiếp cho tôi với nội dung: “Điện tối khẩn:

- Điện cho đồng chí Lê Hải Lý - Tỉnh đội trưởng Quảng Nam chuẩn bị tấn công thần tốc, chỉ đồng chí và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy biết. Ký tên Văn”
. Đây là bức điện quan trọng đích thân đồng chí Đặng Vân - Chủ nhiệm thông tin, đưa cho tôi. cầm bức điện trong tay mà lòng tôi sung sướng vô cùng, nước mắt tự dâng trào. Người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam đã điện trực tiếp cho mình. Nghĩa là cuộc chiến đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã sắp đến ngày toàn thắng thật rồi. Sau đó, tôi cho sở chỉ huy tỉnh đội chuyển về xã Bình Sa, huyện Thăng Bình để thuận lợi cho việc chỉ huy thần tốc.

Lúc này trên mặt trận của quân khu cũng chuyển biến mau lẹ. 5 giờ 30 phút sáng ngày 21 tháng 3, Sư đoàn 2 Quân khu 5 tấn công tuyến phòng thủ Suối Đá. Trước sự tấn công như vũ bão của quân ta, địch chống trả yếu dần. Đến 12 giờ trưa cùng ngày, tuyến phòng thủ che chở cho thị xã Tam Kỳ bị vỡ một mảng lớn. Chuẩn tướng Nhựt vội rút Trung đoàn 4 từ Quảng Ngãi ra lấp lỗ hổng. Do đó, cánh quân phòng thủ Quảng Ngãi đã suy yếu càng yếu thêm. Nắm chắc thời cơ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ngay lập tức điều Lữ đoàn 52 (do đồng chí Đỗ Sa, tức Châu Sa làm Lữ đoàn trưởng) vào phối hợp với Trung đoàn 94 tấn công Quảng Ngãi. 7 giờ sáng ngày 24 tháng 3, cả Tam Kỳ và Quảng Ngãi cùng lúc bị tấn công. Trên hướng thị xã Tam Kỳ, Trung đoàn 4 và phần còn lại của Trung đoàn 5 của Sư đoàn 2 ngụy đã bị thất bại sau hơn hai giờ giao chiến. Ớ hướng thứ yếu tại Cẩm Khê, Khánh Thọ và Đức Tân, hai tiểu đoàn 37 và 39 của Liên đoàn 12 biệt động cũng vội vàng tháo chạy.

Trưa ngày 23 tháng 3 năm 1975, tôi giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 72 và công binh, ngay trong đêm phải phải đánh sập cầu Kỳ Phú, đánh chiếm trận địa pháo Vu Hồi ở đông thị xã Tam Kỳ, địa bàn các xã Bình Nam, Kỳ Phú và Kỳ Anh. Ở mỗi xã, địch bố trí từ 5 đến 6 chốt điểm. Do đó, quân ta phải vừa đi, vừa đánh địch để trong đêm 23 rạng 24 phải đánh sập cầu Kỳ Phú, đông thị xã Tam Kỳ. Theo đúng kế hoạch, Tiểu đoàn 72, do đồng chí Thạc - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Vân - Chính trị viên, đã đánh sập cầu Kỳ Phú, chiếm trận địa pháo, thu 3 khẩu 155mm, 4 khẩu 105mm của địch và bắt hàng trăm tù binh. Như vậy, ta đã cắt đứt liên lạc và khóa chặt phía đông thị xã Tam Kỳ, làm cho quân địch ở thị xã Tam Kỳ rối loạn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:27:38 am »

Cùng thời điểm, Tiểu đoàn 70, do đồng chí Ngô Hữu Đãi - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Chu - Chính trị viên, vừa đánh, vừa tiến thọc sâu xuống Tam Tiến, đánh chiếm cứ điểm Mụ Đợi, thu 2 khẩu ĐKZ 105mm và bắt sống hàng trăm tù binh. Trên hướng tây, Tiểu đoàn 11 tiếp tục đánh xuống quận lỵ Thăng Bình. Khí thế tiến công dồn dập trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu ai đã được sống trong thời khắc lịch sử đó thì mới có thể cảm nhận được không khí nô nức sắp đến ngày toàn thắng. Tiếng súng của quân ta nghe đanh và vui lạ lùng. Tại huyện Nam Tam Kỳ, các lực lượng đã thọc sâu xuống đông đường 1, đánh xuống cửa Lơ, tấn công cảng Kỳ Hà, cùng với chủ lực quân khu đánh chiếm sân bay Chu Lai. Các đơn vị của Huyện đội Quế Sơn cũng bám đánh xung quanh quận lỵ, cắt đường 105, sau đó chuyển hướng tiến công xuống Hương An, Bà Rén. Trên hướng tây, sáng 24 tháng 3 năm 1975, xe tăng và bộ binh của chủ lực quân khu đã tiêu diệt chiến đoàn biệt động tây sân bay Ngọc Bích. Ngay sáng ngày 24 tháng 3 năm 1975, Tỉnh trưởng ngụy Đào Mộng Xuân đã cởi bỏ trang phục tỉnh trưởng, bận áo thường dân tháo chạy. Quân địch ở thị xã Tam Kỳ rối loạn.

Sáng ngày 24 tháng 3, Sư đoàn 2, Trung đoàn 1 (Trung đoàn Ba Gia) do đồng chí Xưởng làm Trung đoàn trưởng và đồng chí Lê Lung (còn gọi là Vấn) làm Chính ủy tổ chức đội hình Trung đoàn 1 cùng xe tăng thành 3 cánh: Cánh thứ nhất qua Kỳ Bích, Kỳ Hưng đánh chiếm đầu cầu Tam Kỳ, đánh ra quốc lộ; cánh thứ hai đánh qua sân bay Ngọc Bích đánh xuống trung tâm thị xã; cánh thứ ba đánh dọc đường Tam Kỳ, Tiên Phước qua ga đường sắt xuống trung tâm thị xã. Còn Trung đoàn 31 đánh qua Kỳ Lý, Quán Rường ra Tuần Dưỡng. Chưa đầy một giờ chiến đấu, ta đã làm chủ toàn bộ thị xã Tam Kỳ. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 24 tháng 3 năm 1975 thị xã Tam Kỳ hoàn toàn giải phóng, một thời khắc lịch sử hào hùng oanh liệt là niềm hãnh diện của Đảng bộ và quân dân Quảng Nam.

Theo số liệu của Quân khu 5 cung cấp, trong chiến dịch Nam - Ngãi, tính trên địa bàn hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, toàn bộ hơn 4.000 quân của Trung đoàn 6 thuộc Sư đoàn 2 ngụy, Liên đoàn biệt động quân 12 và Thiết đoàn 4 hoàn toàn tan rã, số bị chết chỉ khoảng 600 tên, số bị bắt lên đến khoảng 3.500 tên. Chỉ một số ít chạy được về Chu Lai vội cùng với Bộ tư lệnh Sư đoàn 2 ngụy trốn thoát ra tàu biển. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, Lữ đoàn 52 của ta đánh chiếm thị xã Quảng - Ngãi đồng nghĩa với việc kết thúc Chiến dịch Nam - Ngãi sau hai tuần chiến đấu. Sự kiện các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi bị Quân giải phóng đánh chiếm đã góp phần chia cắt quân địch trên chiến trường miền Nam Việt Nam, trực tiếp giúp cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam trong thời gian ngắn nhất. Như vậy, chỉ trong hai ngày 24 và 25 tháng 3, hai hướng phòng thủ chiến lược của quân địch tại Trị Thiên - Huế và Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị tan vỡ. Thành phố Đà Nẵng được chúng xây dựng thành khu căn cứ liên hợp bỗng chốc bị trơ trọi như một ốc đảo, chỉ có thể liên lạc được với các vùng còn lại bằng đường biển và đường không. Tính đến những ngày cuối tháng ba lịch sử năm 1975, ta đã kiểm soát được 10 trong số 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam, xóa sổ 3 trong số 11 sư đoàn bộ binh của địch. Mặt khác, trong đội hình sư đoàn thủy quân lục chiến của địch, Lữ đoàn 147 cũng không còn đóng vai trò là một đơn vị chiến đấu tinh nhuệ như chúng từng tuyên bố.

Giải phóng xong thị xã Tam Kỳ, Quân khu lệnh cho lực lượng của tỉnh Quảng Nam vận động ra đông đường 1 đánh cắt cầu Bà Rén. Tôi điều ngay các tiểu đoàn 70, 72 và 74 từ phía đông Quế Xuân đánh lên đường 1 và cắt cầu Bà Rén. Đồng thời, Tiểu đoàn 11 đánh xuống núi Quế tiêu diệt một bộ phận quân địch, số còn lại vội vàng bỏ cứ điểm tháo chạy. Lúc bấy giờ, trái ngược với tinh thần hăng say chiến đấu của bộ đội ta, quân địch rất hoảng loạn, hầu như không còn dám chống cự khi bị ta tấn công.

Kết quả sau 14 ngày chiến đấu liên tục, dũng cảm ngoan cường, bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 24 tháng 3 năm 1975, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam trong đội hình của lực lượng Quân khu 5 đã tiêu diệt bắt sống, làm tan rã toàn bộ quân ngụy và chính quyền Sài Gòn của tỉnh Quảng Tín (Quảng Nam), thu hàng vạn vũ khí các loại và phương tiện chiến tranh. 14 ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta vừa hành tiến, vừa chiến đấu đạp bằng gian khó giành thắng lợi trọn vẹn của 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đây cũng là kết quả chiến đấu của quân và dân Quảng Nam trong 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Để có một Quảng Nam sạch bóng quân thù, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, bên cạnh sự cố gắng, quyết tâm chiến đấu của quân và dân tỉnh nhà, sự lãnh đạo đúng đắn tài tình của Đảng ta, của Bác Hồ vĩ đại luôn đóng vai trò tiên quyết. Trong chiến thắng chung đó, luôn có hình ảnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Vinh dự là người lính được đi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tôi không thể nào quên những con người đã sống chiến đấu hết mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Trong vô vàn kỷ niệm tôi mang theo kể từ khi kết thúc chiến tranh, có một con người nếu xét về tổ chức thì anh là cấp dưới, nhưng trong tâm trí tôi, anh luôn là người bạn tri kỷ. Chúng tôi đã gặp nhau ở điểm chung nhất là sự tận lực vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng quê hương. Người chiến sĩ tôi muốn nhắc tới đó là đồng chí Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Long, quê ở thôn 2, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình. Anh ở bên cạnh tôi suốt những năm 70 của thế kỷ XX, luôn thể hiện là người chiến sĩ giải phóng tận tụy, gan dạ. Vì vậy, dẫu chiến tranh đã lùi xa hàng thập kỷ, nhưng hình ảnh của Long và Anh vẫn đọng mãi trong tôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:29:15 am »

Chương bảy

TRĂN TRỞ SAU GIẢI PHÓNG


Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Quảng Nam hoàn toàn sạch bóng quân thù. Sau đó, ngày 29 tháng 3 năm 1975, thành phố Đà Nẵng cũng hoàn toàn giải phóng. Đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hơn hai mươi năm đã được đánh dấu bằng thời khắc lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày Sài Gòn giải phóng; đồng thời cũng chấm dứt chế độ thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Lúc ấy, lòng tôi sung sướng tự hào không thể nào tả nổi. Thế là sau bao nhiêu năm chiến đấu gian lao nay đến ngày độc lập. Trong phút giây hạnh phúc trào dâng, tôi lại nhớ đến lời hứa với Bác Hồ trước lúc vào miền Nam chiến đấu: “Chúng cháu sẽ hoàn thành nhiệm vụ Bác giao”. Bây giờ, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng thì Người đã đi xa. Tôi càng sung sướng bao nhiêu, càng thương nhớ Bác bấy nhiêu. Lòng tôi cũng se sắt khi nghĩ về những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống trước ngày toàn thắng vì nền độc lập của nước nhà. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, không ít bà mẹ đã lần lượt tiễn đưa các con đi chiến đấu mà hiếm có đứa nào quay về với mẹ; có không biết bao nhiêu người gửi một phần thân thể nằm lại nơi chiến trường, v.v. Để có ngày toàn thắng, quân và dân ta đã phải đánh đổi rất nhiều máu xương. Bản thân tôi cũng 5 lần bị thương nặng. Nhiều mảnh đạn còn găm trong thân thể khiến tôi phải sống chung với nó suốt đời. Nhưng lúc đó, trên tất cả là niềm hân hoan sung sướng, đó cũng là tâm lý chung của tất cả mọi người. Chúng tôi may mắn hơn nhiều đồng chí, vì đã đi hết cuộc chiến tranh vệ quốc để hưởng niềm vui thắng lợi. Tôi càng vinh dự hơn khi được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, việc giành độc lập thống nhất nước nhà đã hoàn tất. Trong thời gian tiếp theo, chúng tôi rất nhiều việc phải làm. Trước mắt, quân đội và chính quyền các cấp phải vừa lo tảo trừ tàn quân, vừa tổ chức đưa dân ở các thị xã, thị trấn về lại làng cũ; đồng thời, kịp thời khắc phục hậu quả chiến tranh còn sót lại như phá, gỡ bom mìn, khử độc môi trường, v.v. Biết bao công việc chất chồng lên đôi vai người lính vừa đi qua cuộc chiến.

Hòa bình lập lại. Mọi quân nhân đều khao khát được hưởng cuộc sống hòa bình, tha thiết về lại quê nhà vui thú ruộng đồng, chứ ít người nghĩ về tương lai sẽ như thế nào. Cùng lúc đó, nhiều chỉ thị của cấp trên gửi xuống, nội dung chủ yếu là đôn đốc cho ra quân. Chấp hành mệnh lệnh của trên, chúng tôi lần lượt làm thủ tục để anh em ra quân theo nguyện vọng. Tuy nhiên, tôi rất trăn trở suy nghĩ trước vấn đề này. Tại sao không cho anh em đi học một nghề nào đó để khi ra quân họ về quê sẽ có cuộc sống ổn định hơn? Chiến thắng rồi, những người lính một thời “ăn trong bom, ngủ trong đạn” phải được học tập để nâng cao hiểu biết về chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Hơn chục năm trời sống, chiến đấu nơi rừng xanh núi đỏ, liệu những người lính chúng tôi trở về cuộc sống đời thường sẽ bắt nhịp như thế nào?.v.v. Những câu hỏi như vậy cứ bám riết lấy tâm trí tôi, nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ của cá nhân, không thể nào vượt ra khỏi khuôn khổ quy định từ trên xuống. Tôi xót lòng khi trông thấy đồng chí, đồng đội ra về với mảnh giấy pô-luy-a in dòng chữ “xuất ngũ”. Thậm chí, nhiều đồng chí bị thương trong chiến đấu cũng chưa được khám thương tật. Do đó, khi trở lại địa phương, nhiều đồng chí xin việc làm rất khó khăn.

Một đội quân chiến đấu bách chiến, bách thắng. Song khi hết chiến tranh về lại đời thường, các chiến binh kiêu hùng chỉ có chiếc ba lô lép kẹp và nỗi lo vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Mặc dầu biết là như vậy, nhưng khả năng của tôi cũng chỉ có những lời động viên, an ủi anh em phải cố gắng vượt qua khỏi hoàn cảnh hiện tại như đã từng vượt qua trong chiến đấu ở chiến trường. Đồng thời, trong phạm vi quản lý của mình, tôi cũng đã mạnh dạn bố trí cho một số anh em đi đào tạo một số ngành nghề để giúp họ khi trở về quê hương có chút vốn liếng kiến thức nghề nghiệp đảm bảo nuôi sống gia đình.

Khi tình hình công việc cơ quan cơ bản ổn định, đến tháng 6 và tháng 7 năm 1975, tôi đã đưa đoàn cán bộ của Tỉnh đội đi thăm một số gia đình có công nuôi dưỡng cán bộ, thương binh trong thời kỳ chiến đấu. Gặp lại đồng bào, chúng tôi như được về với gia đình, về với những người thân yêu nhất. Có bà mẹ đã không cầm nổi nước mắt. Có bà mẹ không tin chúng tôi bằng xương bằng thịt trở về nên cứ sờ nắn chân tay, mặt mũi. Vì hồi còn chiến tranh, các đơn vị được nhân dân nuôi dưỡng, khi lên đường không ai dám tin chắc sẽ có một ngày về thăm lại chốn xưa. Bây giờ gặp lại, mẹ con cứ ôm nhau khóc hoài. Tôi đặc biệt ấn tượng với một bà mẹ đã vuốt đi, vuốt lại vết chỉ khâu trên áo đồng chí đi cùng đoàn. Câu chuyện của hai người không chỉ gây xúc động cho riêng tôi mà còn làm nao lòng các đồng chí cùng đi hôm ấy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:29:54 am »

- Chiếc áo này con vẫn còn giữ à?

- Dạ! Con đã xem chiếc áo của mẹ như lá bùa hộ mệnh. Mỗi lần mặc, con lại thấy cảm giác bình yên mẹ à.

Sau đó, chúng tôi được anh ấy cho hay về “lý lịch” chiếc áo. Hồi năm 1968, đơn vị anh trú quân ở vùng này. Trong một trận đánh vào cứ điểm của địch, anh bị thương phải bò về hầm bí mật. Chiếc áo duy nhất của anh bị rách bươm, không thể nào khâu lại được. Người mẹ chủ nhà đã run run đưa cho anh chiếc áo đã rách một bên vai và bảo anh ướm thử. Thấy chiếc áo anh mặc vừa vặn, bà mẹ bèn đem kim chỉ khâu lại và trao cho anh. Mẹ nói:

- Đây là chiếc áo duy nhất của con trai mẹ để lại. Nó đã hy sinh trong chiến dịch Xuân Mậu Thân. Con hãy mặc đi.

- Mẹ! Con xin đội ơn mẹ. Mẹ hãy cho con là con trai của mẹ.

Bà mẹ không nói gì, chỉ ôm chầm lấy người chiến sĩ. Lòng mẹ lúc ấy chỉ mong sao đứa con từ miền Bắc vào đi được hết cuộc chiến.

Nghe câu chuyện của anh, chúng tôi cũng cảm thấy thổn thức nỗi lòng.

Sau đó, tôi đã về thăm lại gia đình mẹ Quế và dân làng ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình. Tình cảm của gia đình dành cho tôi như đón đứa con xa trở về. Các em Hoa, Huệ vội ôm chầm lấy tôi không chút thẹn thùng. Chuyện của chiến tranh, hòa bình cứ nổ như pháo rang. Ai cũng bảo bây giờ quê hương không còn giặc, anh phải thường xuyên về thăm gia đình nhé. Tôi chỉ dám hứa luôn xem gia đình mẹ Quế như nhà mình, khi có điều kiện sẽ về, vì lúc ấy công việc cơ quan vẫn bộn bề. Đồng thời, kết hợp với đi công tác, tôi đến các huyện từ miền núi đến đồng bằng vừa để thăm bà con, vừa ổn định lại chỗ đóng quân cho các huyện đội. Trong thời gian này, có một vinh dự lớn đã đến với tôi. Nhân dịp khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày mùng 1 tháng 9 năm 1975 và kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2.9.1945 - 2.9.1975), tôi đã được Đảng và Nhà nước mời dự những ngày hội lớn của Tổ quốc. Đón nhận niềm vui càng vinh dự tự hào bao nhiêu, tôi lại càng bùi ngùi thương xót đồng chí, đồng đội đã nằm lại ở chiến trường không có ngày về lại bấy nhiêu. Ra dự ngày hội lớn, nhìn thấy Bác nằm trong lăng, tôi chợt nghe văng vẳng đâu đây lời Người dặn đàn con trước khi lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Cũng trong dịp này, tôi đã lên thăm lại Đền Hùng, thăm thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, v.v. Đây là những nơi tôi đã đóng quân năm 1958. Được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện, tôi cũng tranh thủ tìm lại những đồng đội một thời trận mạc như anh Trần Đình Cọng ở Hà Bắc, nhưng quê tận Khánh Hòa, cùng đơn vị với tôi trước lúc vào Nam. Hoặc các gia đình nuôi tôi hồi đi tập kết như gia đình anh Hài, nơi tôi đóng quân năm 1956, gia đình bác Xuân ở xã Hải Lĩnh. Đối với gia đình bác Xuân, tôi chẳng có gì ngoài xấp vải xin gửi lại bác gọi là chút tình. Bác Xuân có một người con độc nhất đã hy sinh ở mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Khi tôi tập kết ra miền Bắc, được bác tạo điều kiện cho ăn ở như con cái trong nhà. Lần đó gặp lại, trông bác đã quá già, tôi thương bác vô cùng. Hồi tôi ăn ở trong nhà, bác Xuân đã dành hết tình cảm của “người con” của bác cho tôi. Ngày tôi từ giã bác ra Thái Bình, Phú Thọ, Sơn Tây, bác ôm tôi mà nước mắt lưng tròng, không khí chia tay thật lưu luyến bùi ngùi. Thậm chí, khi tôi ở Sơn Tây, bác Xuân còn viết thư ra thăm hỏi, động viên tôi học tập, công tác tốt. Đặc biệt, lá thư này không phải tự tay bác viết mà nhờ cô Thu hàng xóm của bác viết hộ. Cuối thư, bác nhắn nhủ: “Khi nào con cưới vợ, về đây bác cưới cô Thu cho con”. Lúc đó, tôi thầm cảm ơn bác và cảm ơn Thu, người hàng xóm tốt bụng. Nhưng tôi không thể nghe theo lời dặn của bác Xuân, có thể ẩn sau đó là tình cảm của Thu, vì tôi còn mải mê công tác. Trong chuyên đi trên, khi trở về từ Thủ đô Hà Nội, tôi đã dừng lại thăm cố đô Huế với biết bao niềm thương mến, trước khi trở về Quảng Nam công tác.

Khoảng tháng 9 năm 1976, theo quyết định của trên, khi hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng được sáp nhập lại thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (2-1976); hai Ban Chỉ huy quân sự Quảng Nam, Đà Nẵng cũng được gộp lại thành Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng. Lúc đó, đồng chí Phan Hoan làm Tỉnh đội trưởng, tôi Tỉnh đội phó với quân hàm trung tá, đồng chí Lê Công Thạnh và đồng chí Trịnh Ngoạn - Phó Chính ủy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 07:30:14 am »

Đến đầu năm 1977, tôi được cấp trên cho đi học tại Học viện Quân sự, nay là Học viện Lục quân ở Đà Lạt. Tuy nhiên, mới nhập học được 2 tháng thì tôi bị đau liên tục do vết thương trên đầu tái phát. Tôi được gửi đi giám định với tỷ lệ thương tật là 76%. Do đó, bác sĩ và Ban Giám hiệu nhà trường khuyên tôi thôi học. Đành gác lại việc học, tôi trở về đơn vị tiếp tục công tác. Trên cương vị Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tôi phải giải quyết cùng lúc nhiều công việc đang bộn bề sau giải phóng. Đặc biệt, đây là giai đoạn trọng yếu, chúng tôi đã tập trung làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội. Tôi phải làm việc cả ngày lẫn đêm, chủ yếu là xem xét ký giấy báo tử gửi về cho từng gia đình các đồng chí đã hi sinh. Bởi vì thời điểm này, đồng chí Phan Hoan và đồng chí Thạnh đi học ở Học viện Chính trị, đồng chí Ngoạn chuyển về sở Lao động thương binh xã hội. Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự chỉ còn một mình tôi ở nhà nên tất cả mọi việc đều đến tay. Từng trải qua cuộc chiến tranh, đã trở về thăm nhân dân một thời nuôi dưỡng nên tôi hiểu được nỗi đau to lớn của bao nhiêu gia đình đang ngóng tin con. Do đó, mặc dù công việc bộn bề, nhưng tôi vẫn không thấy mệt mỏi, chỉ mong sao sớm đem lại niềm an ủi cho thân nhân liệt sĩ.

Tuy đất nước đã giải phóng được hơn 2 năm, nhưng cuộc sống của bộ đội vẫn còn rất nhiều khó khăn. Lương thực chủ yếu là bo bo. Nhắc lại thời kỳ đó, dẫu không sâu sắc như trong chiến tranh, song cũng nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Lúc ấy, anh chị em hậu cần chưa biết chế biến bo bo hạt. Mỗi bữa cơm, cấp dưỡng phải nấu một phần ba gạo, còn lại hai phần ba là hạt bo bo. Vì chưa có kinh nghiệm nên anh chị em nấu mãi vẫn không sao mềm được hạt bo bo. Chúng tôi nhai trệu trạo mãi mà không nát được, đành phải nhắm mắt nuốt luôn. Cứ như vậy, hết bữa này qua nữa khác. Tình trạng trên kéo dài đến khi Nhà nước cấp gạo nhiều hơn và hạt bo bo cũng được thay thế dần đến lúc hết hẳn. Cuộc sống khó khăn là vậy, nhưng công việc của chúng tôi vẫn trôi đều. Tất cả luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngày 15 tháng 3 năm 1983, tôi được đi học tại Học viện Quân sự cấp cao tại Hà Nội. Đây cũng là dịp để tôi gặp lại bao đồng chí thân quen đã cùng tôi chiến đấu trên mọi chiến trường. May mắn hơn, tôi bất ngờ gặp lại đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi không ngờ trí nhớ của người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn còn dành cho tôi. Đại tướng ôm chặt tôi và nhắc lại:

- Tôi điện cho đồng chí, đồng chí nhớ không, đồng chí Lý? Cái điện thần tốc ấy?

- Dạ có! Dạ có!

Tôi lắp bắp trả lời anh mà lòng xúc động, nghẹn ngào. Không ngờ bận trăm công nghìn việc, vị Tổng Tư lệnh vẫn nhớ đến bức điện gửi cho tôi ngày ấy. Sau đó, đồng chí Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng đến thăm hỏi tôi với bao tình cảm chân thành thắm thiết.

Thời gian học tại đây, tôi cũng học hỏi được nhiều điều quý báu như tình cảm, tinh thần, tri thức... Dầu rằng khóa học không dài, nhưng đã cung cấp cho tôi khá nhiều kiến thức về chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, v.v.

Kết thúc khóa học, tôi tiếp tục trở về công tác. Tuy nhiên, sau hàng chục năm tham gia chiến đấu trên khắp chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi, bị nhiều vết thương cùng lúc nên sức khỏe của tôi đã có phần giảm sút. Mỗi khi trời trở gió, người đau ê ẩm, đầu cứ ong ong như búa bổ. Đến cuối năm 1989, tôi được đi chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội. Khi tôi vừa về lại đơn vị thì Bộ Tư lệnh quân khu gọi lên trao quyết định nghỉ hưu. Lúc đó, tôi là đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Vì vậy, tôi không hiểu tại sao mình có quyết định nghỉ một cách đột ngột như vậy. Tôi nằm suy nghĩ suốt đêm mà không sao chợp mắt được. Trong 40 năm chiến đấu trên mọi chiến trường, 20 năm Tỉnh đội phó, Tỉnh đội trưởng, 10 năm đại tá mà sao có quyết định nghỉ hưu bất ngờ vậy? Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn trong đầu tôi, không tài nào lý giải nổi. Sau đó, tôi đoán rằng chắc mình thường bị ốm đau, thương tật nặng nên tổ chức tạo điều kiện cho về hưu sớm để dưỡng bệnh. Quả đúng như nhận định của tôi, Hội đồng giám định y khoa Trung ương đã khám và giám định lại cho tôi với tỷ lệ thương tật là 81%. Hiện nay, trong người tôi còn một mảnh đạn trong não, một mảnh ở phổi và 30 vết thương, vết sẹo đều “chung sống hòa bình” với tôi, kể cả những lúc trái nắng trở trời.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2020, 04:01:48 pm »

Chương tám

HẠNH PHÚC BÌNH DỊ


Tham gia cách mạng từ thuở niên thiếu, suốt hơn ba thập kỷ đi theo cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc với nhiều cương vị khác nhau như liên lạc của du kích xã, chính trị viên tiểu đoàn, cán bộ lãnh đạo Tỉnh đội, v.v. và cũng bởi mê say cống hiến, yêu thích công việc nên tôi chưa có điều kiện nghĩ đến tình riêng. Trong chiến tranh, tôi quan niệm phải tổ chức trận đánh như thế nào để hiệu suất chiến đấu cao, ít tổn thương cho ta nhất. Vì chỉ cần một sơ suất nhỏ hay sự thiếu tỉ mỉ của người chỉ huy thì hậu quả của nó là xương máu đồng đội. Khi đất nước ca khúc khải hoàn, tôi lại trở trăn với những hy sinh mất mát của đồng đội. Trước mỗi trái tim vĩnh viễn nằm lại nơi chiến địa, hay nhìn đồng chí mình đi lại khó khăn hoặc đau đớn khi trái gió trở trời, v.v. lòng tôi lại thấy không yên. Một lần, đến thăm Trại điều dưỡng thương binh nặng Hội An, tôi bất ngờ nghe tiếng hô:

- Xung phong! Pằng! Pằng!

- Giơ tay lên! Một đồng chí khác đầu quấn băng trắng phụ họa.

- Các đồng chí đánh ở chiến trường nào? Tôi hỏi.

Đáp lại câu hỏi của tôi là những nụ cười ngô nghê, vô hồn. Hình ảnh của đồng đội khiến tôi xúc động mạnh. Có lẽ vì thế nên dù hòa bình đã gần bốn năm, tôi chỉ mải lo công tác, cố gắng tham gia làm tốt công tác chính sách cho anh em. Vì hơn ai hết, những người lính từng trải qua chiến đấu trên chiến trường mới thấu hết sự đau thương, hy sinh, mất mát của anh em mình.

Năm 1979, khi tuổi đời đã bước sang năm thứ 44, tôi mới tính chuyện lập gia đình. Thực ra, trước đó anh em trong đơn vị, người thân trong gia đình, bè bạn đã nhắc khéo. Nhưng họ thấy tôi tham công việc, nên chưa tìm được cách nào hữu hiệu. Lúc ấy, tôi nghĩ mình sống được như thế này là hạnh phúc rồi. Bao nhiêu đồng đội tôi đã hy sinh khi tuổi đời mới đôi mươi. Họ vĩnh viễn nằm xuống khi chưa biết một nụ hôn, có người chưa hề được cầm bàn tay con gái. Vì vậy, tôi phải làm thật nhiều việc để nối tiếp nguyện ước của người đã khuất. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng ban ngày, ăn cơm tập thể làm việc nhà binh nên tôi cũng không có mấy thời gian để mà lo đến tương lai. Song buổi tối nằm một mình trên chiếc giường cá nhân, đôi lúc tôi cũng tự hỏi: “Chẳng lẽ mình thế này suốt đời ư? Đương chức đã vậy, chứ đến lúc về hưu thì sẽ như thế nào?”. Thỉnh thoảng trong giấc mơ, tôi vẫn chập chờn thấy cảnh mình đi làm về nhà cửa vắng tanh, lủi thủi nấu cơm ăn và trông trời mau sáng. Tuy nhiên, đến sáng hôm sau thì mọi chuyện lại đâu vào đấy, nghĩa là chỉ có công việc và công việc. Dĩ nhiên tôi sẽ an tâm như thế nếu như không có một hôm. Đó là hôm tôi bị đau váng đầu, đồng chí y tá đơn vị vừa bấm huyệt cho tôi vừa hỏi:

- Thủ trưởng Lý có con gái không?

- Có chứ! Tôi đùa.

- Tóc thủ trưởng bạc như thế này chắc con gái lớn rồi nhỉ?

- Cậu này lém nhỉ? Có muốn làm con rể của ta không? Năm nay cháu mấy tuổi?

- Dạ! Báo cáo thủ trưởng, em hai mươi tuổi.

Thấy vẻ gần gũi, giản dị, chân thành của tôi, chiến sĩ y tá khoe gia đình có ba anh em, cậu là con cả. Cha cậu sinh năm 1940, đất nước hết chiến tranh, ông ấy đã trở về với cuộc sống vui thú ruộng vườn. Phải thừa nhận câu chuyện của người chiến sĩ quân y đã tạo nên một cú hích trong tư duy của tôi về chuyện lập gia đình. Hơn bốn mươi tuổi đời, gần ba thập kỷ tuổi quân, tôi chưa một lần day dứt với tình yêu. Nhắc lại chuyện này với lớp trẻ bây giờ chắc mọi người sẽ cho rằng tôi nói xạo. Nhưng những ai từng trải qua chiến tranh sẽ thấy đó là một điều bình thường như hết nắng lại mưa. Trước đây, khi tổ chức một trận đánh, tôi thường nghĩ đến tính mạng của anh em đồng đội. Bây giờ tính chuyện lập gia đình, tôi không biết bắt đầu từ đâu. Tình yêu mộng mơ thì đã quá tuổi, cuộc sống hàng ngày có đơn vị lo. May mắn thay đồng đội luôn bên tôi. Khi nắm được ý định của tôi, nhiều người đã mừng vui ra mặt như đó là chuyện của chính họ. Một “chiến dịch” mai mối tìm nội tướng cho tôi ngấm ngầm được thực hiện. Anh em gợi ý cho tôi một vài người trông ngoại hình cũng được. Tuy nhiên, độ tuổi ngoại tứ tuần chọn người lập gia đình sao khó thế. Tôi không hề có ý chọn lựa, chê bai, nhưng sao gặp họ vẫn thấy lòng dửng dưng. Nhiều bận tôi đã tặc lưỡi thôi thì ở vậy cũng được, sau này về hưu sẽ trở lại với quê hương. Anh em biết tôi không phải người khó tính, song giới thiệu mãi không được ai nên họ cũng nản. Thực tình, đôi lúc tôi cũng thấy hụt hẫng, khó hiểu chính mình. Những tưởng hạnh phúc của người làm chồng, làm cha sẽ không bao giờ đến với tôi nếu như không có một ngày tôi về thăm gia đình người chị gái tại xã Điện Hòa. Ở đây, tôi đã bất ngờ gặp cô cán bộ ngành y tế Trần Thị Hòa. Tuy không phải là tiếng sét ái tình, nhưng trái tim tôi đã cảm nhận được người phụ nữ bấy lâu đợi chờ. Lúc này tôi mới được hưởng vị ngọt của tình yêu. Hóa ra tình yêu của lứa tuổi bốn mươi tuy không sôi nổi, hào hứng như độ tuổi đôi mươi, nhưng vẫn chứa đầy cảm xúc của các cung bậc yêu thương, nghĩa là vẫn nhớ mong, lo lắng, thậm chí cả mộng mơ. Dĩ nhiên sự khác nhau chính là độ chín chắn và tinh thần trách nhiệm. Tôi cũng lý giải được phần nào những người ở độ tuổi như mình khó lập gia đình chính là lý do trách nhiệm. Họ sợ rằng sau khi cưới nhau, liệu với vai trò trụ cột gia đình mình sẽ làm gì để duy trì sự tồn tại của tổ ấm và đảm bảo luôn hạnh phúc, sở dĩ tôi muốn nói như vậy vì chính bản thân tôi đã trải qua cảm giác đó. Khi đem tâm sự này trao đổi với vợ tôi bây giờ, cô ấy đã gạt phăng đi và bảo: “Xây dựng gia đình, chăm sóc con cái là trách nhiệm của hai người, đâu phải chỉ mình anh gánh chịu”. Câu nói đó như tiếp thêm sức mạnh cho tôi tiến tới cuộc hôn nhân. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn mang ơn vợ tôi câu nói ấy. Nó không phải là lời thề nguyền sống với nhau đến đầu bạc răng long như nhiều đôi từng hẹn ước. Song đối với tôi đó là một bức tường thành vững chắc, là biểu tượng tình yêu, chất keo kết dính hai con người với nhau mà hàng chục năm qua vẫn không hề tì vết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM