Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:39:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ - 30 năm kháng chiến (1945 -1975)  (Đọc 4607 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2020, 08:58:02 am »

Trong thời gian này, hai chiến đoàn A và B sử dụng chiến thuật hạm đội nhỏ trên sông kết hợp với một trung đoàn thủy quân lục chiến từ Vị Thanh đánh xuống Cầu Đúc, ngã ba Nước Trong, Nước Đục, ngã ba Dinh Hạng Xáng Cục xuống Ba Đình. Giang đoàn 18 của địch đánh theo hai con sông Nước Đục và Nước Trong (Vĩnh Viễn). Cồn một tiểu đoàn công binh đóng trên tuyến Cầu Đúc- ngã ba Dinh Hạng để sửa chữa các tàu bị hư hỏng. Thiết đoàn xe số 19 gồm 48 chiếc MI 13 yểm trợ cho bộ binh cào quét vào các xã Vĩnh Viễn, Xà Phiên, Thuận Hưng và một số xã xung quanh. Các tiểu đoàn biệt động quân 44 và 46 cũng thường xuyên đánh phá ở khu vực này. Trong các cuộc càn quét, địch được yểm trợ hỏa lực từ pháo binh và máy bay.

Đầu tháng 8-1973, địch sử dụng Trung đoàn 31 (Sư đoàn 21 ngụy) cùng 40 xe thiết giáp M113, 1 hạm đội nhỏ (29 tàu chiến) mở cuộc hành quân lấn chiếm vào xã Vĩnh Viễn, đóng 13 đồn bốt, xây dựng căn cứ dã chiến của Trung đoàn 31. Lực lượng địch bị du kích xã, ấp và bộ đội chủ lực Quân khu 9 chặn đánh liên tục làm cho bọn chúng phải chịu thất bại nặng nề.

Tháng 8-1973, du kích hai xã Vị Thủy và Vĩnh Thuận Đông phối hợp chống địch càn quét suốt 17 ngày đêm, buộc địch phải rút chạy, bọn lính đồn Cây Bàng cũng hoảng sợ bỏ chạy, lực lượng ta xông lên san bằng đồn.

Ngày 3-9-1973, Quân đoàn 4 - Quân khu 4 ngụy điều chỉnh kế hoạch “Hoàn thành lấn chiếm Chương Thiện, cô lập, phong tỏa U Minh”. Trước mắt, địch tập trung lấn chiếm Ba Hồ (Giồng Riềng), Lái Hiếu (Phụng Hiệp), sau đó chuyển sang hướng tây nam Long Mỹ. Đồng thời, địch thực hiện kế hoạch phong tỏa kinh tế và cướp lúa, sử dụng Sư đoàn 21 đánh phá Chương Thiện, Rạch Giá, Cà Mau,...

Tháng 9-1973, lực lượng vũ trang Quân khu 9 phối hợp với các địa phương tiến công mạnh vào các đồn bốt địch ở Thạnh Trị, Châu Thành, Giồng Riềng..., buộc địch phải lấy quân từ chiến trường Chương Thiện đi ứng cứu, giải tỏa. Nắm bắt thời cơ, địa phương quân huyện, du kích xã Vĩnh Thuận Đông phối hợp với Trung đoàn 1 Quân khu 9 và Tiểu đoàn Tây Đô tiến công vào 16 đồn, chốt của địch, tiêu diệt đồn Trà Lồng, bức rút đồn Nhà Thờ, đồn Kênh Ngang.

Tháng 10-1973, Tỉnh ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị mở rộng để đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ mới là: Tập trung mọi nỗ lực đẩy mạnh ba mũi giáp công kết hợp với pháp lý Hiệp định, với tinh thần cách mạng tiến công và bạo lực cách mạng, kiên quyết tiến công đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng phần, đánh bại âm mưu lấn chiếm, bình định của địch.

Tháng 10-1973, lực lượng vũ trang huyện phối hợp với bộ đội tỉnh, chủ lực Quân khu 9 tiến công tiêu diệt bốn đồn bốt địch ở xã Vĩnh Thuận Đông, buộc địch phải điều Trung đoàn 15 (Sư đoàn 9 ngụy) về bảo vệ Chi khu Long Mỹ. Ta tập kích tiêu diệt 1 chi đoàn xe thiết giáp M113, đánh thiệt hại 2 chi đoàn khác, phá bảy 22 xe M113 ở tuyến sông Cái Bé. Đồng thời, lực lượng ta tiến công mở tuyến La Bách (Phụng Hiệp) và tuyến kênh xáng Ô Môn ở Hòa Hưng, buộc địch phải căng đội hình ra đối phó, không thực hiện được kế hoạch lấn chiếm tây nam Long Mỹ.

Tháng 11-1973, địch điều thêm lực lượng tăng cường cho chiến trường Chương Thiện, nâng tổng số quân địch lên tương đương 75 tiểu đoàn, chuẩn bị cuộc hành quân lớn vào U Minh. Hướng tiến công chủ yếu là Lương Tâm, Vĩnh Viễn (Long Mỹ), nhưng cánh quân này bị bộ đội chủ lực Quân khu 9 chặn đánh và pháo kích gây thiệt hại nhiều ở căn cứ Xẻo Rô, Vĩnh Thuận, Ngan Dừa,... Lực lượng vũ trang huyện kết hợp với Tiểu đoàn Tây Đô III đẩy mạnh hoạt động khu vực Vĩnh Tường, Vịnh Chèo, kênh xáng Xà No,... Địa phương quân phối hợp với du kích xã Vị Thủy bức rút đồn Bảy Nghĩa, đồn kênh Hai Sửu và đồn ngọn kênh Hai Lai, tiêu diệt đồn kênh Hai Cừ, giải phóng một mảng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng ta hoạt động. Kế hoạch hành quân lớn bị thất bại, cùng với việc phải căng kéo lực lượng đi đối phó khắp nơi trên chiến trường miền Nam buộc địch phải rút bớt lực lượng ra khỏi trọng điểm Chương Thiện.

Nhìn chung, qua gần một năm chiến đấu liên tục, quân và dân Long Mỹ đã phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị bộ đội chủ lực Quân khu 9, của tỉnh đứng chân trên địa bàn, đã bẻ gãy các đợt hành quân bình định, lấn chiếm sau Hiệp định Pari của địch, trong đó chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch trên chiến trường Chương Thiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm cơ sở để Trung ương Đảng đề ra Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21, tạo tiền đề cho sự chuyển hướng chiến lược của phong trào cách mạng ở miền Nam sang giai đoạn mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:09:06 am »

III- TẠO THẾ VÀ LỰC MỚI TIẾN HÀNH CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG
VÀ NỔI DẬY GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (1-1974 - 30-4-1975)

Phát huy những thắng lợi đạt được trong năm 1973, ngày 17-12-1973, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định mở đợt tấn công mùa khô 1973 - 1974. Hưởng ứng đợt tấn công của Quân khu, địa phương quân Long Mỹ và du kích các xã phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu 9 đánh sáu đồn: Kênh Hảng, Bàu Kiến (Vĩnh Tường), Giồng Sao (Long Bình), Phó Phẩm (Long Trị), Cá Lóc (Long Phú), Cao Hột Bé (Thuận Hưng), bao vây bức rút hai đồn Trại Dài và Xẻo Cỏ (Long Phú).

Ngày 14-2-1974, du kích xã Vĩnh Tường phục kích đánh bọn lính ở đồn Bàu Kiến đang hành quân tuần tra bên ngoài, tiêu diệt 7 tên (có tên Thân - Phó đồn), thu 2 khẩu M79, 27 khẩu AR15,1 máy PRC10 và 1 máy PRC 25. Biệt động thị trấn Long Mỹ phục kích đánh địch phát quang trên tuyến Nước Đục, diệt tại chỗ 9 tên và làm bị thương 18 tên, buộc địch phải bỏ dở cuộc phát quang.

Ngày 18-3-1974, Đại đội 97 địa phương có 11 chiến sĩ, do đồng chí Bùi Thanh Cầm (Hai Cầm) - Đại đội trưởng chỉ huy phục kích đánh bọn lính thuộc Tiểu đoàn bảo an 406 tuần tra bảo vệ an ninh cho lực lượng tiếp tế lương thực, thực phẩm và đạn dược cho đồn kênh Mười Ba (Vĩnh Viễn) tại khu vực Trà Sắt, cập tuyến kênh xáng Nàng Mau (Vĩnh Thuận Đông), diệt tại chỗ 11 tên (có tên trung úy đại đội trưởng), phá hủy 1 cối 81mm, thu 1 khẩu M79, 15 khẩu súng AR15, 1 máy PRC25. Ta cắt đứt tuyến đường thủy tiếp tế cho đồn kênh Mười Ba của địch.

Đêm 11-4-1974, Đại đội 98 địa phương quân huyện phối hợp phân đội trinh sát tập kích đồn Hai Lai (Vị Thủy). Sau 10 phút nổ súng ta làm chủ được đồn, tiêu diệt 5 tên, làm bị thương 3 tên địch và thu toàn bộ vũ khí trang bị.

Trong bốn tháng đầu năm 1974, lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ đã bức rút được 13 đồn bốt, giải phóng 43 ấp với gần 30.000 dân.

Tháng 5-1974, địa phương quân, du kích các xã phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu 9 tiêu diệt các đồn kênh Mười Ba (Vĩnh Viễn), đồn Cây Me (Xà Phiên), Tô Ma (Lương Tâm), diệt bốn đồn ở Xà Phiên, buộc phải điều quân từ thị trấn Long Mỹ hành quân vào giải tỏa. Ngày 17-5-1974, du kích xã Vĩnh Viễn do đồng chí Giang Minh Tám chỉ huy nổ súng tiêu diệt đồn Tu Hú, sau đó giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Viễn.

Trước tình thế cách mạng phát triển thuận lợi, Đảng bộ Long Mỹ đã đề ra nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 1974 là: “Nỗ lực phát huy những thắng lợi đã giành được, khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh đấu tranh ba mũi kết hợp với pháp lý Hiệp định, tiếp tục đánh bại bình định cướp lúa mùa khô 1974 - 1975 của địch. Tiêu diệt, tiêu hao và làm tan rã quân ngụy cấp dưới, đánh thiệt hại quân cơ động can viện, làm giảm hiệu lực quân yểm trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ta gỡ đồn bốt và phá rã các đoàn bình định, tiến tới phá rã bộ máy tề, điệp ở ấp, xã, chi khu. Giữ vững vùng căn cứ giải phóng, tạo thành hành lang giao thông liên hoàn giữa các huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho trên mở cuộc tiến công giành thắng lợi to lớn trong mùa khô 1974 -1975”.

Chấp hành mệnh lệnh của Huyện ủy, du kích xã Vĩnh Tường tiến công tiêu diệt các đồn Bàu Kiến, Kênh Hảng. Địa phương quân huyện phối hợp với du kích xã Long Bình, Long Phú bao vây bức rút các đồn Cây Gừa, Trại Dài, Trụ Đá, Xẻo Cỏ, giải phóng ấp Bình Hiếu (Long Bình) với hơn 1.000 dân. Du kích xã Xà Phiên bao vây búc rút được sáu đồn, giải phóng hoàn toàn xã Xà Phiên. Tháng 8.1974, lực lượng địa phương quân huyện và du kích xã Vị Thanh phối hợp với cơ sở nội tuyến nổ súng tiêu diệt, bao vây bức rút các đồn Mười Hai Ngàn, Mười Ba Ngàn và Chín Thước.

Tháng 11-1974, huyện Long Mỹ tiến hành Đại hội Đảng bộ tại xã Lương Tâm, đồng chí Tô Văn Tiên được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Đại hội đã thống nhất đề ra kế hoạch của chiến dịch mùa khô 1974 -1975 trên địa bàn huyện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:09:34 am »

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện kế hoạch chiến dịch mùa khô 1974 - 1975 được Huyện ủy Huyện đội Long Mỹ chủ động chuẩn bị tích cực, khẩn trương vào những tháng cuối năm 1974 và kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong những tháng đầu năm 1975 để phù hợp với cục diện chiến trường miền Nam.

Do yêu cầu nhiệm vụ, một số đồng chí trong Ban Chỉ huy Huyện đội được Quân khu và tỉnh điều động làm nhiệm vụ khác. Vì vậy, Huyện đội tiến hành điều động du kích các xã bổ sung cho các đại đội địa phương quân và các bộ phận trực thuộc, đồng thời điều một số lực lượng du kích ấp bổ sung cho xã. Huyện mở đợt vận động thanh niên tòng quân để bổ sung cho các đơn vị chủ lực Quân khu 9, tỉnh, địa phương quân huyện.

Mở màn chiến dịch mùa khô 1974 - 1975, đêm 21, rạng sáng ngày 22-11-1974, địa phương quân huyện nổ súng tiến công phân chi khu Mười Bốn Ngàn (Vị Thanh). Đây là căn cứ quân sự của địch cặp tuyến kênh xáng Xà No, có nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường thủy chiến lược từ Cần Thơ đi Chương Thiện. Quân số địch ở phân chi khu 1 Mười Bốn Ngàn có 33 tên, được trang bị 1 đại liên 60mm, 1 cối 60mm, M79, tiểu liên AR15 và cacbin. Lực lượng địa phương quân huyện tham gia trận đánh có 48 đồng chí của Đại đội 1, Đại đội 2 và bộ phận trinh sát, do đồng chí Hồ Phú Hữu (Bảy Hén) - Huyện đội trưởng chỉ huy. Sau 15 phút nổ súng, ta tiêu diệt tại chỗ 15 tên, làm bị thương 6 tên, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự. Kết thúc trận đánh phân chi khu Mười Bốn Ngàn, ta đạt mục đích, yêu cầu của cấp trên là đánh vào nơi tổ chức hành quân của địch và ngăn chặn không cho địch nối tuyến giao thông đường thủy từ Chương Thiện đến Cần Thơ hỗ trợ cho các xã bao vây bức rút đồn bốt địch, mở rộng vùng giải phóng trên tuyến kênh xáng Xà No. Đồng thời đây là trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao của địa phương quân huyện, thực hiện được quyết tâm mà cấp ủy và Ban Chỉ huy Huyện đội đề ra là: đánh một trận mẫu mực, qua đó rút kinh nghiệm cho những trận đánh phân chi khu tiếp theo.

Tháng 12-1974, địa phương quân, du kích các xã phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu 9 và Tiểu đoàn Tây Đô III tiêu diệt đồn Hốc Hỏa (Hỏa Lựu), bức rút đồn Tràm Tróc, đồn Nhật Tảo (Thuận Hưng), tiêu diệt đồn Mười Ba, đồn vàm Mười Ba và đồn ngang Vịnh Chèo (Vĩnh Viễn), giải phóng hoàn toàn hai xã Vĩnh Viễn và Thuận Hưng. Đồng thời, địa phương quân huyện phối hợp với du kích các xã phá rã hệ thống tề điệp, chỉ điểm, công khai hóa hàng trăm tên trước quần chúng trên tuyến kênh xáng Xà No, Nàng Mau, tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng đứng chân hoạt động.

Qua hai năm (1973 - 1974) đánh địch, lực lượng vrũ tang huyện phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu 9 và tỉnh đã loại khỏi vòng chiến đấu 11.500 tên địch, tiêu diệt, bức rút, bức hàng 116 lượt đồn bốt, bắn rơi và làm bị thương 13 máy bay, bắn cháy và làm hư hỏng 12 tàu, phá hủy, phá hỏng 26 xe thiết giáp M113. Riêng lực lượng địa phương quân huyện đã loại khỏi vòng chiến đấu 6.660 tên, bắn rơi 8 máy bay, bắn chìm 5 tàu,... Giải phóng hoàn toàn ba xã Vĩnh Viễn, Thuận Hưng, Xà Phiên và giải phóng hơn một nửa các xã Long Phú, Long Trị, Long Bình, Vị Thủy.

Ngày 27-1-1975, đại đội bảo an địch phối hợp với phông vệ dân sự (quân số khoảng 80 tên) tổ chức hành quân tuần tra dọc theo hai bên bờ kênh xáng Xà No từ hướng thị xã Vị Thanh đi lên, có sự hỗ trợ của bốn chiếc tàu sắt. Nắm được ý đồ hành quân của địch, trung đội địa phương quân huyện Long Mỹ (do đồng chí Bùi Thanh Cầm chỉ huy) phối hợp với Đại đội 33 thuộc Tiểu đoàn Tây Đô III (do đồng chí Phạm Hồng Thấy - Tiểu đoàn trưởng chỉ huy) xây dựng trận địa phục kích cặp kênh xáng Xà No, đoạn từ Chín Ngàn Rưỡi đến Mười Ngàn. Đến 10 giờ ngày 27-1-1975, khi đội hình hành quân của địch lọt hết vào trận địa phục kích, bộ đội được lệnh đồng loạt nổ súng. Sau 30 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt tại chỗ hơn 30 tên địch, bắn chìm 2 tàu sắt, bắn bị thương 2 chiếc khác, thu được 6 khẩu đại liên 30mm, 1 khẩu M79, 7 khẩu AR15, hơn 2.000 quả lựu đạn M67 và 10 tấn đạn dược các loại. Trận đánh giành thắng lợi đã tác động mạnh đến tinh thần binh sĩ ngụy đóng trong các đồn bốt trên tuyến kênh xáng Xà No, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng vũ trang mở rộng vùng giải phóng trên địa bàn huyện.

Giữa tháng 3-1975, lực lượng vũ trang huyện đồng loạt tiến công vào các đồn bốt Trà Sắt, Bảy Hấu (Vĩnh Thuận Đông), Trà Bang Nhỏ, Cống Cả Luyện (Long Phú), Chi khu Long Mỹ và Chi khu Đức Long. Ta bao vây, bức rút được 48 đồn, phá rã 5 ban tề, 1 cuộc cảnh sát, 6 trung đội bảo an và dân vệ, loại khỏi vòng chiến đấu 1.320 tên, bắt sống 55 tên địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:09:59 am »

Tháng 4-1975, Đảng bộ, quân và dân huyện Long Mỹ đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 15 của Trung ương Cục miền Nam về tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Cuối tháng 4-1975, quân và dân Long Mỹ ráo riết chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng của thị xã Vị Thanh và hai tiểu đoàn Quyết Thắng 1 và 2 của Quân khu 9 đánh chiếm thị xã Vị Thanh (tỉnh lỵ Chương Thiện), Chi khu Long Mỹ, cắt đứt tuyến Vị Thanh - Cần Thơ (liên tỉnh lộ 31), không cho địch ở Vị Thanh và Cần Thơ chi viện cho nhau. Ban chỉ đạo mặt trận Vị Thanh do đồng chí Trần Nam Phú - Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ làm Trưởng ban.

Ban Chỉ huy Huyện đội Long Mỹ lúc này gồm các đồng chí: Hồ Phú Hữu (Bày Hén) - Huyện đội trưởng, Huỳnh Ngọc Lành (Hai Lành) - Chính trị viên, Đoàn Văn Bồi (Ba Bồi), Bùi Thanh Cầm (Hai Cầm), Năm Diễn là Huyện đội phó. Lúc này, lực lượng địa phương quân huyện có ba đại đội (96, 97, 98).

Thao kế hoạch của tỉnh, Huyện đội Long Mỹ sử dụng hai đại đội 97, 98 địa phương quân và phân đội trinh sát, đặc công do đồng chí Hồ Phú Hữu (Bảy Hén) và Bùi Thanh Cầm (Hai Cầm) chỉ huy tham gia giải phóng thị xã Vị Thanh. Ngoài ra, huyện sử dụng Đại đội 96 địa phương quân huyện và du kích xã Vị Thủy do đồng chí Huỳnh Ngọc Lành (Hai Lành) và đồng chí Ba Bồi chỉ huy đánh chiếm Phân chi khu Nàng Mau, Phân chi khu Long Bình và đồn Nước Đục, cắt đứt liên tỉnh lộ 31 đoạn từ Nàng Mau di ngã ba Vĩnh Tường, sau đó phối hợp lực lượng cồn lại đánh chiếm Chi khu Long Mỹ. Đội phòng thủ Huyện ủy, biệt động thị trấn và du kích hai xã Thuận Hưng, Xà Phiên do đồng chí Tô Văn Tiên - Bí thư Huyện ủy và đồng chí Nguyễn Văn Mạnh chỉ huy có nhiệm vụ đánh chiếm Chi khu Long Mỹ và Phân chi khu Thuận Hưng.

Ngày 30-4-1975, sau khi địch ở Sài Gòn và thành phố Cần Thơ đầu hàng Quân Giải phóng, ở thị trấn Long Mỹ, địch vẫn ngoan cố chưa chịu đầu hàng. Chiều ngày 30-4- 1975, ta đã liên lạc trực tiếp với tên Thiếu tá Nguyễn Văn Bình - Quận trưởng Long Mỹ, kêu gọi hắn ra lệnh cho binh lính đầu hàng, nhưng hắn còn đang phân vân do có lệnh “tử thủ” của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn - Tỉnh trưởng Chương Thiện. Trong đêm 30-4-1975, đồng chí Tô Văn Tiên - Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, trực tiếp nói chuyện với tên Bình qua máy vô tuyến điện. Đồng chí đã nêu rõ tình thế bất lợi của chúng, chính sách khoan hồng của cách mạng và kêu gọi địch đầu hàng. Lúc này, ta cũng đã thành lập Ban Tiếp quản thị trấn Long Mỹ gồm các đồng chí Phạm Ngọc Hùng, Huỳnh Thanh Bình, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Văn Năm, Võ Thành Phương. Ban Tiếp quản đề ra kế hoạch tiếp quản thị trấn Long Mỹ. Cơ sở của ta trong thị trấn Long Mỹ cũng phát động quần chúng sẵn sàng nổi dậy cướp chính quyền. Ta cũng đã tranh thủ mục sư Tin lành Nguyễn Văn Tuấn trực tiếp đến gặp tên Nguyễn Văn Bình để tác động tinh thần, kêu gọi hắn đầu hàng cách mạng.

Khoảng 6 giờ sáng ngày 1-5-1975, Ban Tiếp quản đã có mặt tại xã Thuận Hưng (nay là Khu thương mại thị trấn Long Mỹ). Lực lượng quần chúng trong thị trấn đã nổi dậy cùng với nhân dân các xã Long Bình, Long Trị, Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng,... trương băng rôn, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hô vang khẩu hiệu “Giải phóng miền Nam”, Nguyễn Văn Bình đầu hàng, giao chính quyền cho cách mạng”. Trước khí thế sục sôi cách mạng và sức mạnh áp đảo của quần chúng nhân dân, Nguyễn Văn Bình buộc phải đầu hàng cách mạng vào lúc 8 giờ sáng ngày 1-5-1975. Trong ngày 1-5-1975, các xã trong huyện cũng được giải phóng. Riêng yếu khu Trà Lồng (Long Phú - nay là thị trấn Trà Lồng) do Tuyên úy Chuẩn tướng Huỳnh Văn Tông chỉ huy vẫn ngoan cố tử thủ. Để tránh thương vong cho nhân dân, ta đã kiên trì đấu tranh chính trị, tranh thủ các linh mục và Hội đồng giáo xứ phát động giáo dân lên án Mỹ - Thiệu, kêu gọi linh mục Huỳnh Văn Tông về với đạo và nhân dân. Cuối cùng, trước nguy cơ yếu khu Trà Lồng bị tiêu diệt, cùng sức ép của lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang của ta, Huỳnh Vãn Tông buộc phải đầu hàng. Đến 13 giờ chiều ngày 1-5-1975, chính, quyền cách mạng đã tiếp quản yếu khu Trà Lồng và Long Mỹ được giải phóng hoàn toàn.

Tại mặt trận thị xã Vị Thanh, sáng ngày 1-5-1975 hai đại đội địa phương quân huyện Long Mỹ (được trên tăng cường cho thị xã Vị Thanh) đã phối hợp với lực lượng biệt động thị xã đánh chiếm căn cứ giang thuyền, khu vực phi trường và Trung tâm yểm trợ tiếp vận của địch vào lúc 8 giờ ngày 1-5-1975, góp phần giải phóng hoàn toàn thị xã Vị Thanh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:10:27 am »

KẾT LUẬN

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ huyện Long Mỹ, lực lượng vũ trang huyện đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng vào thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng tại địa phương; kiên cường bám đất, bám dân, từng bước vượt qua khó khăn, thử thách xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, hỗ trợ có hiệu quả cho phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lực lượng vũ trang cùng với Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ bắt tay vào công cuộc kiến thiết, xây dựng quê hương. Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai, với quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Mặt khác, huyện điều lực lượng Cộng hòa vệ binh tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp ở thị xã Cần Thơ

Khi mặt trận thị xã Cần Thơ bị phá vỡ, lực lượng trang huyện được trang bị các loại vũ khí thô sơ đã chủ động phối hợp cùng các đơn vị Cộng hòa vệ binh của tỉnh đứng chân trên địa bàn chiến đấu, ngăn chặn đà tiến công của quân địch xuống Long Mỹ, ta tranh thủ thời gian để di chuyển lực lượng vào vùng căn cứ, chuẩn bị thực lực mọi mặt phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Trong giai đoạn 1947 - 1952, địch đẩy mạnh hoạt động lấn chiếm vùng nông thôn, xây dựng hệ thống đồn bốt trên địa bàn huyện Long Mỹ. Để đối phó với địch, lực lượng vũ trang huyện tập trung xây dựng lực lượng, phát động phong trào du kích chiến tranh, tiến hành bao vây đồn bốt, đánh phá giao thông, đánh địch càn quét.

Giai đoạn 1953 - 1954, lực lượng vũ trang huyện tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, kết hợp đẩy mạnh các hoạt động quân sự, hỗ trợ tích cực cho quần chúng bao vây đồn bốt địch, mở rộng vùng giải phóng.

Trước những thắng lợi vang dội của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ đả buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh. Nhân dân Long Mỹ cùng với nhân dân cả nước bước tiếp vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai với ưu thế vượt trội về lực lượng, phương tiện chiến tranh hiện đại đã triển khai thử nghiệm các chiến lược chiến tranh kiểu mới với âm mưu thủ đoạn vô cùng thâm độc, tàn bạo nhằm đàn đàn áp đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, giai đoạn từ giữa năm 1959 đến đầu năm 1960, 1969 - 1970, Mỹ - ngụy tăng cường hoạt động hành quân càn quét, bình định rất khốc liệt vùng nông thôn miền Nam nói chung, huyện Long Mỹ nói riêng, gây cho ta tổn thất nghiêm trọng về lực lượng, hoạt động của phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với tinh thần yêu nước sâu sắc, Huyện đội Long Mỹ đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, quán triệt kịp thời đường lối chính trị, quân sự của Đảng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tập trung củng cố, phát triển lực lượng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương châm, phương thức tiến hành cách mạng, phát động nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị, binh vận với địch.

Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, quân ngụy triển khai thực hiện kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” trên toàn chiến trường miền Nam nhằm lấn chiếm vào vùng giải phóng của ta. Lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ đã phối hợp nhịp nhàng với bộ đội chủ lực của Quân khu 9, các tiểu đoàn địa phương của tỉnh Cần Thơ từng bước đánh bại các đợt bình định, lấn chiếm của địch. Đỉnh điểm là thắng lợi của quân dân Long Mỹ đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của 75 lượt tiểu đoàn địch trên chiến trường Chương Thiện, tạo ra thế và lực mới để lực lượng vũ trang huyện phát động quần chúng mở các đợt tiến công vào hệ thống đồn bốt địch đóng trên địa bàn, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương vào ngày 1-5-1975, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong quá trình chiến đấu, lực lượng vũ trang huyện đã vận dụng sáng tạo, mưu trí chiến thuật du kích chiến tranh, đánh trên 2.000 trận lớn nhỏ với quân địch; tiêu diệt, bức hàng, bức rút trên 200 lượt đồn bốt (có 1 chi khu, 1 yếu khu, 12 phân chi khu, 1 căn cứ hậu cần, 1 căn cứ giang thuyền, 1 sân bay và 3 trận địa pháo), tiêu diệt trên 27.000 tên, làm bị thương trên 15.000 tên, bắt sống 5.750 tên địch (có 1 chuẩn tướng, 3 thiếu tá), thu trên 10.000 khẩu súng các loại (có 8 khẩu pháo 105mm và 155mm) và hơn 200 tấn đạn dược. Trên địa bàn huyện có 16 tập thể, 9 cá nhân vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 192 Mẹ Việt Nam anh hùng, 11.000 gia đình có công và nhiều tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương. Trong quá trình chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ với kẻ thù, xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, kiên cường như: Nguyễn Thị Sáu, Phan Văn Thành, Lê Văn Bình, Nguyễn Thanh Bảnh, Giang Minh Tám,... là tấm gương sáng để cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ hôm nay học tập và noi theo.

Tuy nhiên, để quê hương có được hòa bình, thống nhất, Long Mỹ phải đánh đổi bằng sự hy sinh xương máu của hơn 3.000 liệt sĩ, 750 thương binh, 10.251 người bị địch giết chết, 5.583 người bị địch bắt bớ, từ đày.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:11:21 am »

Thực tiễn sinh động của quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đã để lại những bài học pháp và kinh nghiệm quý sau:

1. Cần nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân và phương châm cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vận dụng sáng tạo và phù hợp vào tình hình thực tế tại địa phương

Long Mỹ là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Cần Thơ, trong suốt 30 năm kháng chiến (1945 - 1975), địch tập trung lực lượng và phương tiện chiến tranh hiện đại tiến hành nhiều cuộc càn quét, bình định, lấn chiếm nhằm vơ vét sức người, sức của phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.

Cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược của quân và dân Long Mỹ là cuộc đọ sức giữa một bên là những người nông dân yêu nước với vũ khí thô sơ đứng lên đấu tranh chống lại bè lũ đế quốc, tay sai được sự hỗ trợ của vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại... Trong quá trình xây dựng chiến đấu, lực lượng vũ trang huyện luôn kiên định đường lối chiến tranh nhân dân và quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức nghiên cứu nắm rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức chiến tranh du kích phát triển từ thấp đến cao, lấy lực lượng vũ trang nhân dân địa phương làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc. Trong đó, xác định rõ nhân dân là nền tảng cơ bản, là chỗ dựa vững chắc để lực lượng vũ trang hoạt động, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng kiên quyết bám đất, bám dân, phát động phong trào cách mạng phù hợp với khả năng, nguyện vọng của quần chúng nên giành được thắng lợi to lớn qua các giai đoạn chiến tranh.

2. Quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng tiến công của Đảng

Trước thực trạng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dùng bạo lực phản cách mạng để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, lực lượng vũ trang đã sớm quán triệt và nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1945, lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ, trong đó nòng cốt là lực lượng Thanh niên tiền phong đã hỗ trợ tích cực cho quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Tám. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Đảng bộ đã nhận thức được vấn đề bạo lực cách mạng nên chỉ đạo lực lượng vũ trang chôn cất vũ khí, cài cắm cán bộ ở lại hoạt động. Ngày 28-3-1957, Trung đội vũ trang huyện Long Mỹ được thành lập trong bối cảnh trên chưa có chủ trương đấu tranh vũ trang, điều đó chứng tỏ quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng tiến công của Đảng được Đảng bộ và lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ quán triệt sâu sắc.

Để tiến hành bạo lực cách mạng, ta sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân tiến công kẻ thù trong phong trào Đồng khởi 1960 - 1961, phá tan khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu các khu gom dân và bộ máy kìm kẹp của địch ở vùng nông thôn. Phối hợp cùng quân và dân miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, tiêu hao và tiêu diệt nhiều sinh lực địch,...

Qua thực tiễn chiến đấu với địch trên chiến trường Long Mỹ cho thấy, chỉ có tiến công và tiến công địch liên tục mới giành thắng lợi ngày càng lớn cho phong trào cách mạng. Ngược lại, nếu ta do dự, không dám sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, hy vọng vào thiện chí hòa bình của kẻ thù là sai lầm, làm lỡ mất thời cơ, thậm chí gây tổn thất lớn cho phong trào cách mạng. Ở miền Nam Việt Nam, mặc dù Hiệp định Pari được ký kết, song địch vẫn tập trung lực lượng bình định, lấn chiếm vùng giải phóng, làm ta mất đất, mất dân. Riêng ở chiến trường Tây Nam Bộ, do sớm nắm bắt được âm mưu, thủ đoạn của địch nên Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chỉ đạo các địa phương phối hợp nhịp nhàng giữa đòn tiến công quân sự và phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng, làm thất bại kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” của địch, giữ vững được vùng giải phóng là minh chứng sáng ngời, bài học kinh nghiệm quý báu trong vận dụng quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng tiến công liên tục phù hợp với tình hình thực tế chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:12:07 am »

3. Quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng vững mạnh, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng ở địa phương

Để đối phó với kẻ thù vượt trội hơn ta về tiềm lực kinh tế và quân sự, đòi hỏi Đảng bộ cần quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng vững mạnh là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ở địa phương.

Trong điều kiện cụ thể của Long Mỹ, thành công của việc xây dựng lực lượng cách mạng là do biết tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó liên minh công - nông được xác định là nền tảng và căn cứ vào thực tiễn chiến trường, yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch để xây dựng lực lượng cách mạng cho phù hợp. Địa phương đã thực hiện tốt phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, sử dụng linh hoạt lực lượng chính trị, binh vận và lực lượng vũ trang theo phương châm “ càng tiến công càng mạnh, càng trưởng thành”, hình thành sức mạnh tổng hợp bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng tại địa phương.

Từ những Thanh niên tiền phong trong Cách mạng Tháng Tám, đến đơn vị Cộng hòa vệ binh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi phát triển lên thành trung đội, đại đội địa phương quân trong kháng chiến chống Mỹ, có thể thấy rằng quá trình phát triển của lực lượng vũ trang huyện là quá trình gắn liền với cơ sở chính trị và phong trào toàn dân đánh giặc. Chiến tranh du kích phát triển tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng vũ trang huyện xây dựng ngày càng lớn mạnh, đủ sức chiến đấu giành thắng lợi trước kẻ thù xâm lược.

Khi lực lượng vũ trang càng trưởng thành, lớn mạnh càng thúc đẩy phong trào toàn dân đánh giặc phát triển lên tầm cao mới.

Ở các xã ấp, tổ chức dân quân tự vệ mà nòng cốt là các đội du kích, tự vệ chiến đấu làm nhiệm vụ hỗ trợ pho quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận, đánh địch bằng ba mũi giáp công, bao vây đồn bốt địch, chống càn..., bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và chính quyền cách mạng ở cơ sở. Dân quân du kích phát triển là cơ sở để bổ sung lực lượng cho bộ đội địa phương huyện phát triển lớn mạnh, đảm đương nhiệm vụ tiêu diệt quân địch với số lượng lớn và là lực lượng nòng cốt trong phong trào chiến tranh du kích trên chiến trường Long Mỹ.

Sự kết hợp hiệu quả giữa hai hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng và đấu tranh vũ trang, hai lực lượng chính trị và quân sự, giữa bộ đội địa phương và dân quân du kích ở Long Mỹ đã tạo thành sức mạnh to lớn để giành chiến thắng trước kẻ thù. Điều này được minh chứng trên chiến trường, có những thời điểm, bộ đội địa phương huyện gặp khó khăn về lực lượng, khả năng chiến đấu chưa được phát huy hết, làm ảnh hưởng đến việc hỗ trợ du kích đánh địch càn quét bình định. Ngược lại, khi lực lượng du kích còn non yếu thì không bảo đảm được nhiệm vụ diệt ác phá kìm, không kịp thời hỗ trợ cho bộ đội địa phương tiêu diệt quân địch với số lượng lớn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với cấp ủy Đảng là thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng ở địa phương.

4. Dựa vào dân để xây dựng phong trào cách mạng phát động nhân dân đứng lên đánh bại các âm mưu thủ đoạn của địch giành thắng lợi

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, địch đã dừng nhiều thủ đoạn để đánh vào quần chúng, tìm mọi cách tách quần chúng ra khỏi Đảng. Chính trong điều kiện khó khăn đó, cán bộ đảng viên đã kịp thời tuyên truyền, giáo dục những chủ trương, đường lối của Đảng đến với quần chúng, giúp khơi dậy được tinh thần yêu nước trong quần chúng nhân dân, giúp họ thấy rõ được những âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý bịp bợm, nham hiểm và tàn bạo của kẻ thù, từ đó nâng cao quyết tâm đấu tranh.

Người dân Long Mỹ vốn có truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất. Được sự chăm lo, bồi dưỡng kịp thời của Đảng bộ nên nhân dân giữ vững và phát huy được truyền thống tốt đẹp, cùng với Đảng bộ, lực lượng vũ trang tạo nên những chiến công trước kẻ thù xâm lược. Trong chiến tranh, đã có hàng ngàn bà mẹ động viên, tiễn đưa những đứa con thân yêu của mình vào bộ đội; những người nông dân cần cù, lam lũ, chịu nhiều gian khổ, hy sinh, kiên cường bám ruộng, bám vườn để sản xuất và chiến đấu. Những tấm gương hy sinh cao đẹp của các anh hùng, liệt sĩ đã đi vào lịch sử, mãi mãi là niềm tự hào của quân và dân Long Mỹ.

Qua thực tế chiến đấu, chính nhân dân là lực lượng thường xuyên giáp mặt với quân thù nên hiểu rõ được địch. Cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang có bám quần chúng thì mới hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ, mới đứng vững được trong lòng dân để hoạt động. Thông qua dân mới nắm được chỗ mạnh, chỗ yếu của địch để từ đó đề ra phương thức hoạt động cách mạng phù hợp, hiệu quả. Trong những năm 1957 -1959 nhân dân Long Mỹ bị địch đàn áp, khủng bố rất ác liệt, nhưng người dân không sợ gian khổ, hy sinh, một lòng, một dạ nuôi chứa, đùm bọc cán bộ, đảng viên. Tiếp đến, khi địch thực hiện chính sách “tát nước bắt cá”, gom dân vào ấp chiến lược, ấp tân sinh (từ những năm 1969 - 1971), nhân dân tích cực che chở cho cán bộ, đảng viên. Nhờ biết dựa vào dân và bám dân, cán bộ, đảng viên đã tồn tại, lãnh đạo nhân dân từng bước khôi phục, phát triển phong trào cách mạng.

5. Đề cao tinh thần tích cực, chủ động, tự lực tự cường khắc phục khó khăn, xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt để tiến hành kháng chiến lâu dài

Trên địa bàn Long Mỹ, địch dựa vào lực lượng quân đông, khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh và bộ máy kìm kẹp lớn để khống chế quần chúng, bao vây, phong tỏa lực lượng cách mạng từ nhiều phía. Đặc biệt trong những năm 1969 - 1970, địch thường xuyên hành quân càn quét, gây cho ta nhiều khó khăn trong việc tiếp tế, bảo đảm vũ khí, đạn dược cho bộ đội chiến đấu. Để khắc phục khó khăn, địa phương chủ động tổ chức, xây dựng hậu cần tại chỗ, vận động nhân dân giúp đỡ bộ đội trên nhiều mặt, bảo đảm cho lực lượng vũ trang có thể đứng chân hoạt động hiệu quả. Cùng với sự đóng góp dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang luôn tích cực chủ động, tự lực tự cường khắc phục khó khăn, thể hiện ở chỗ cấp dưới không ỷ lại vào cấp trên không ỷ lại cấp trên, cá nhân không ỷ lại vào sự cung cấp của đơn vị, địa phương tự mình giải quyết những vấn đề có thể giải quyết được trong phạm vi, khả năng có thể. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang huyện rất coi trọng việc xây dựng hậu phương xây dựng căn cứ để đánh địch lâu dài. Cán bộ, chiến sĩ thường xuyên giáo dục quần chúng, bồi dưỡng sức dân, hướng dẫn nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhân dân Long Mỹ vốn sẵn có lòng yêu nước và căm thù địch, được Đảng bồi dưỡng, giáo dục kịp thời nên tuyệt đại đa số nhân dân đúng về phía cách mạng. Trong chiến tranh, mỗi người dân là một chiến sĩ, nhân viên hậu cần tiếp tế, nuôi quân, chăm sóc thương binh, bệnh binh.

Ngoài việc xây dựng căn cứ địa trong dân, lực lượng vũ trang còn tiến hành xây dựng nhiều căn cứ địa ngoài địa hình. Ở mỗi xã, ấp đều bố trí căn cứ lõm, xây dựng lực lượng, chuẩn bị sẵn hậu cần nhân dân để bổ sung kịp thời cho lực lượng chiến đấu khi có nhu cầu. Việc kết hợp chặt chẽ căn cứ địa trong dân và căn cứ địa ngoài địa hình là nét độc đáo trong xây dựng hậu phương tại chỗ của chiến tranh nhân dân. Trong xây dựng hậu phương, địa phương thực hiện tốt phương châm vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Sản xuất lương thực để nuôi sống nhân dân và bộ đội, sản xuất vũ khí để có phương tiện chiến đấu lâu dài với địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:13:10 am »

PHỤ LỤC

I - DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG HUYỆN LONG MỸ QUA CÁC THỜI KỲ

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

STT
Họ và tên
Chức vụ
Thời gian
1
Nguyễn Minh ThôngỦy viên phụ trách quân sự8-1945
2
Ngô Hồng GiỏiChỉ huy đơn vị Cộng hòa vệ binh huyện Long Mỹ10-1945
3
Hồ Quang ChiểuTrưởng ban quân sự huyện1946
4
Mai Viết NhiêuỦy viên phụ trách quân sự1947
5
Đặng Hùng Cường (Hai Cường)Trung đội truởng địa phương quân huyện Long Mỹ1950
6
Hoàng Mai ThớiHuyện đội trưởng10-1953

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

STT
Họ và tên
Chức vụ
Thời gian
1
Sáu PhiChỉ huy đơn vị Thanh binh huyện Long Mỹ1956
2
Sáu Hậu (Mười Mốc)Trung đội trưởng vũ trang huyện Long Mỹ3-1957
3
Phạm Văn Phục (Năm Phục)Ủy viên phụ trách quân sự12-1939
4
Bành Văn Chu (Tư Nhịn)Ủy viên phụ trách quân sự7-1960
5
Mười SaTrung đội trưởng địa phương quân huyện Long Mỹ7-1960
6
Hai Lược (Bảy Thuộc)Phụ trách quân sự huyện9-1960
7
Trần Văn Thường (Bảy Thường)Huyện đội trưởng1961 - 1962
8
Lê Văn LượcChính trị viên phó10-1961 - 1962
(Tám Hòa)Huyện đội trưởng1966 - 1967
9
Tư LớnHuyện đội phó10-1961
10
Sáu Huệ (Hai Đởm)Huyện đội trưởng1962 - 1964
11
Nguyễn Văn TốtHuyện đội phó1962 - 1964
12
Ba SơnHuyện đội truởng7-1964
13
Phan Văn Lập (Bảy Bén)Chính trị viên7-1964
14
Tư DânHuyện đội phó7-1964
15
Nguyễn Văn Bưa (Tám Bưa)Huyện đội trưởng1968 - 1970
16
Cao Minh Hương Huyện đội phó1963-1966
(Chín Minh Hương)Chính trị viên1968
17
Tư TuồngHuyện đội phó1968
18
Bảy HăngHuyện đội phó1968
19
Lê Quốc Tri (Năm Tri)Huyện đội phó6-1968 - 6-1970
Huyện đội trưởng7-1970 - 1972
20
Nguyễn Văn Biển (Ba Biển)Chính trị viên phó1968 - 1973
21
Năm ẨnHuyện đội phó6-1968
22
Tô Văn Tiên (Tư Tiên)Chính trị viên7-1970
23
Hồ Phứ Hữu (Bảy Hén)Huyện đội trưởng1972 - 1976
24
Đặng Văn ẨnHuyện đội phó1972 - 1974
25
Trương Văn ỬngHuyện đội phó1974 - 1975
26
Huỳnh Ngọc Lành (Hai Lành)Chính trị viên4-1975
27
Đoàn Văn Bồi (Ba Bồi)Huyện đội phó4-1975
28
Bùi Thanh Cầm (Hai Cầm)Huyện đội phó4-1975
29
Năm DiễnHuyện đội phó4-1975
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:14:04 am »

II - DANH SÁCH MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG HUYỆN LONG MỸ

STT
Họ và tên
Năm sinh
Quê quán
Ghi chú
1Phạm Thị Diệp1921Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trương Văn Quỳnh, Trương Văn Sông, Trương Hồng Trang
2Nguyễn Thị Lời1913Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Nguyễn Quốc Việt
3Võ Thị Sửu1909Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trần Văn Trò, Trần Văn Truyện, Trần Văn Cần
4Trần Thị Tư1923Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Phan Văn Hộ, hai con là Phan Văn Hải, Phan Hoàng Đông
5Nguyễn Thị Mười1929Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Ngô Văn E
6Trần Thị Nghinh1905Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trịnh Văn Huyền, Trịnh Văn Miên, Trịnh Văn Ảnh
7Nguyễn Thị Phải1906Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó hai con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Dày, Nguyễn Văn Tròn
8Lê Hồng Quân1932Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Nông
9Lê Thị Xinh1918Long Bình, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Trần Văn Khoái
10Nguyễn Ngọc Ánh1935Long Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Lê Văn Phèn
11Trương Thị Hai1913Long Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là tiệt sĩ: Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Phú Hường, Nguyễn Phú Tài
12Trần Thị Hường1911Long Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Đoàn Văn Tư, Đoàn Văn Nhúc, Đoàn Thị Hồng
13Lê Thị Nang1912Long Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trương Văn Vàng, Trương Văn Đỏ, Trương Văn Út Chín
14Lê Thị Nở1910Long Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Tưởng, Nguyễn Văn Hết, Nguyễn Văn Séc
15Nguyễn Thi Lũy1922Long Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Phạm Văn Thạch, Phạm Văn Ba, Phạm Văn Năm
16Ngô Thị Sửu1892Long Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Huỳnh Văn Huynh, Huỳnh Văn Liêm, Huỳnh Văn Đệ
17Trần Thị Tám1922Long Trị, Long Mỹ, Hậu GiangCó hai con là liệt sĩ: Trần Văn Nhu, Trần Văn Lắm
18Hồ Thị Đời1913Long Trị, Long Mỹ, Hậu GiangCó hai con là liệt sĩ: Lâm Vãn Sáng, Lâm Văn Sáu
19Hồ Thị Gấm1906Long Trị, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Lê Văn Tùng, Lê Văn Đậu, Lê Văn Hóa
20Trần Thị Giàu1909Long Trị, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Lê Văn Hung, Lê Văn Quang, Lê Văn Chờ
21Trương Thị Hởi1904Long Trị, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Huỳnh Văn Truyện, Huỳnh Bá Nhung, Huỳnh Văn Bé
22Lê Thị Huê1909Long Trị, Long Mỹ, Hậu GiangCó bốn con là liệt sĩ: Bùi Văn Lộc, Bùi Văn Khâm, Bùi Văn Phước, Bùi Văn Sâm
23Phan Thi Sen1920Lương Nghĩa, Long Mỹ, Hậu GiangCó hai con là liệt sĩ: Đinh Văn Thật, Đinh Văn Thà
24Nguyễn Thị Tượng1891Lương Nghĩa, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Thêu, Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Văn Tùng
25Võ Thị Bé1925Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu GiangCó bốn con là liệt sĩ: Huỳnh văn Lợi, Huỳnh Thị Nga Huỳnh Văn Thế, Huỳnh Văn Trân
26Nguyễn Thị Dệt1930Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Đầy
27Nguyễn Thị Lắm1912Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Ngô Văn Hơn, Ngô Văn Tài, Ngô Văn Lực
28Lê Thị Ngày1910Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trần Vãn Gần, Trần Văn Tuôi, Trần Văn Chia
29Nguyễn Thị Sảnh1912Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Bùi Văn Em, Bùi Quốc Minh, Bùi Quốc Việt
30Tràn Thị Tư1892Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Lăm, Nguyễn Văn Bạn, Nguyễn Văn Khoái
31Hồ Thị Bông1921Tân Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó hai con là liệt sĩ: Huỳnh Văn Lâu, Huỳnh Văn Sơn
32Lê Thị Huệ1906Tân Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Phan Văn Hề, Phan Văn Vẹn, Phan Văn Tiến
33Lê Thị Hợi1910Tân Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Phận
34Nguyễn Thị Kiểm1908Tân Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ; Trần Văn Bá
35Nguyễn Thị Lụa1911Tân Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Quang
36Đỗ Thị Sáu1922Tân Phú, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và ba con là liệt sĩ: Chồng: Nguyễn Văn Hưng, ba con là Nguyễn Văn Chệt, Nguyễn Văn Giữ, Nguyễn Văn Chùm
37Phạm Thị Chạy1909Thị trấn Long Mỹ, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trần Thanh Quân, Trần Minh Châu,
38Nguyễn Thị Thông1904Thị trấn Long Mỹ, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Nguyễn Văn Chần, hai con là Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phi Long
39Nguyễn Thị Nghĩa1906Thuận Hòa, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Chuông, Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Văn Diện.
40Trần Thị Ngươn1905Thuận Hòa, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Võ Văn Hữu, Võ Văn Phước, Võ Văn Hôn
41Trần Thị Thông1918Thuận Hòa, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Nguyễn Văn Công, hai con là Nguyễn Văn Thăng, Nguyễn Văn Trận
42Trần Thị Tròn1934Thuận Hòa, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Thật
43Lê Thị Uôi1921Thuận Hòa, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Trần Văn Hiền
44Lê Thị Hồng Châu1922Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Dương Văn Có, hai con là Dương Văn Đình, Dương Văn Hằng
45Nguyễn Thị Dương1908Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Cao Thị Bé, Cao Hữu Nghĩa, Cao Văn Thắng
46Nguyễn Thị Hiếu1916Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Trần Văn Vui
47Võ Thi Sáng1913Thuận Hòa, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Văn Út, Nguyễn Thị Thu Hà
48Ngô Thi Tám 1922Thuận Hòa, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Ngô Văn Trước, Ngô Văn Le. Ngô Văn Chưa
49Phạm Thị Tám1913Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Tống Văn Sành, Tống Văn Bửu, Tống Văn Sao
50Nguyễn Thị Tâm1912Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Mai Văn Vui, Mai Văn Hòa, Mai Văn Quận
51Nguyễn Thị Tư1923Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Mai
52Đặng Thị Ba1922Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và ba con là liệt sĩ: Chồng Ngô Văn Tư, và ba con Ngô Văn Lộc, Ngô Văn Trung, Ngô Văn Dân
53Lê Thi Bảy1900Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Huỳnh Văn Bụng, hai con là Huỳnh Văn Việt, Huỳnh Quang Nghiệp
54Tăng Thị Cùa1907Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Văn Đáng, Nguyễn Văn Tám
55Lê Thị Dàng1912Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Tấn
56Đồng Thị Dương1923Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó hai con là liệt sĩ: Lê Văn Thắng, Lê Văn Sơn
57Nguyễn Thị Hạnh1920Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó hai con là liệt sĩ: Lưu Hiền Ánh, Lưu Thi Chi
58Võ Thị Lai1906Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Ngô Văn Đại, Ngô Văn Việt, Ngô Văn Năm
59Nguyễn Thị Lượm1919Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Trần Văn Đức, hai con là Trần Văn Lộc, Trần Văn Thọ
60Trần thi Lướt1919Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Đặng Văn Tửng, hai con là Đặng Văn Đởm, Đặng Văn Mười
61Nguyễn Thị Năm1907Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Lê Văn Mùi, hai con là Lê Minh Hoàng, Lê Văn Nghĩa
62Phạm Thị Nhiệm1914Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Lê Văn Hai
63Hồ Thị Nhiều1905Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Xinh, Nguyễn Văn Lưỡng
64Nguyễn Thị Thanh1928Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và ba con là liệt sĩ: Chồng Nguyễn Văn Lương, ba con là Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Văn Quýt
65Lâm Thị Thảo1920Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trương Văn Sơ, Trương Minh Tiếng, Trương Văn Tới
66Nguyễn Thị Thầm1907Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và ba con là liệt sĩ: Chồng Đặng Bá Trứ, hai con là Đặng Văn Tiện, Đặng Văn Trí
67Trần Thị Trài1905Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Bạch Văn Ý, Bạch Văn Quảng, Bạch Văn Tính
68Lê Văn Tư1914Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Võ Văn Nhàng, Võ Văn Nhì, Võ Văn Nhu
69Nguyễn Thị Nguyệt Ánh1917Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Minh Thuận, Nguyễn Văn Hùng
70Trần Thị Cảnh1900Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trương Văn Tinh, Trương Văn Bình, Trương Văn Ký
71Trịnh Thị Cảnh1915Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trương Văn Phận, Trương Thị Đẹp, Trương Đình Giáp
72Nguyễn Thị Cúc1939Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Lê Văn Trung, hai con là Lê Thị Mỹ, Lê Văn Nhựt
73Ngô Thị Điếu1920Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Dương Văn Quân, Dương Văn Thủy, Dương Văn Sang
74Phạm Thị Gạo1910Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó 5 con là liệt sĩ: Dương Văn Ru, Dương Thanh Quang, Dương Thành Tường, Dương Thị Loan Anh, Dương Văn Hùng
75Lê Thị Hảnh1931Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Nguyễn Quang Tập
76Lê Thị Hường1924Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó bốn con là liệt sĩ: Phan Văn Chiến, Phan Vin Nhu, Phan Văn Lịnh, Phan Quốc Thắng
77Đoàn Thị Lầu1918Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Võ Văn Hia, Võ Văn Điểm, Võ Văn Bá
78Huỳnh Thị Liễu1905Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Giang Minh Đáng, Giang Thinh, Giang Minh Đức
79Nguyễn Thị Mười1923Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con lá liệt sĩ: Chồng Trần Văn Khuê, hai con là Trần Văn Sang, Trần Văn Bình
80Cao Thị Nguyệt1902Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Huỳnh Phong Thang, Huỳnh Hữu Nghị, Huỳnh Vãn Sinh
81Nguyễn Thị Nguyệt1915Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Phan Văn Chính, hai con là Phan Văn Vinh, Phan Minh Hùng
82Dương Thị Nhung1915Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Lê Vãn Thê, Lê Văn Suôl, Lê Văn Tâm
83Nguyễn Thị Tám1908Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Lê Văn Ngọt
84Đinh Thị Xa1934Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Võ Văn Rớt, hai con là Võ Văn Tươi, Võ Văn Chiến
85Nguyễn Thị Chờ1920Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Lê Văn Đài, hai con là Lê Văn Hiền, Lê Văn Thảo
86Lê Thị Chính1902Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, Hậu GiangCó bốn con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Minh Phước
87Nguyễn Thị Đính1928Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Trương Văn Lắm, hai con là Trương Văn Beo, Trương Văn Gấu
88Trần Thị Huệ1911Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Bạch, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Vãn Du
89Đào Thị Ngàn1915Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, Hậu GiangCó bốn con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Văn Phẩm, Nguyễn Văn Giáp
90Đồng Thị Phu1913Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Bình
91Đồ Thị Trung1901Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, Hậu GiangCó bốn con là liệt sĩ: Trương Văn Vinh, Trương Văn Hiếu, Trương Văn Cọp, Trương Văn Lắm
92Nguyễn Thị Bình1924Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Nguyễn Văn Giang, Nguyền Thị Bé, Nguyễn Văn Tung
93Trương Thị Chử1929Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Lê Văn Giám, Lê Văn Sáu, Lê Văn Bày
94Nguyễn Thị Điệp1904Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Đỗ Văn Long
95Tô Thị Định1910Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó một con là liệt sĩ: Nguyễn Vãn Xưa
96Huỳnh Thị Mỹ1923Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sĩ: Chồng Nguyễn Văn Huyện, hai con là Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn Chiên
97Võ Thị Năm1923Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trịnh Văn Của, Trịnh văn Bền, Trịnh Văn Dững
98Lê Thị Tân1907Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Phạm Văn Họa, Phạm Văn Lành, Phạm Văn Phúc
99Nguyễn Thị Tươi1917Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Phạm Văn Tao, Phạm Văn Núi, Phạm Văn Mâu
100Dương Thị Mười1921Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu GiangCó chồng và hai con là liệt sỉ: Chồng Võ Văn Hưng, hai con là Võ Văn Bồng, Võ Văn Thức
101Lê Thị Tư1917Long Trị, Long Mỹ, Hậu GiangCó ba con là liệt sĩ: Trần Văn Lến, Trần Văn Mừng, Trần Văn Mến
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2020, 06:21:17 am »

III. DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG MỸ

* TẬP THỂ

1. Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ (6-11-1978)

2. Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Vĩnh Thuận Đông (6-11-1978)

3. Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Vĩnh Tường (6-11-1978)

4. Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Vĩnh Viễn (20-10-1978)

5. Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Long Bình (20-1-1996)

6. Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Thuận Hưng (29-10-1996)

7. Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Lương Tâm (11-6-1999)

8. Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Xà Phiên (11-6-1999)

9. Ban An ninh huyện Long Mỹ (28-8-1981)

* CÁ NHÂN

1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Hữu Trí (10-2-1970).

2. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Phạm Văn Nhờ (28-8-1981).

3. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Thị Sáu (28-11-2000).

4. Anh hùng Lực lượng võ trang nhân dân, liệt sĩ Trịnh Minh Thì (22-2-2010).

5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Thành Đô (… … …).

6. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thanh Bảnh (15-1-1976).

7. Anh hừng Lực lượng vũ trang nhân dân Chiêm Thành Tấn (6-11-1978).

8. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Hoàng (6-11-1978).

9. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đắc Thắng (6-11-1978).

10. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quốc Thanh (17-10-2011).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM