Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:45:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ - 30 năm kháng chiến (1945 -1975)  (Đọc 4573 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:17:14 am »

Tên sách: Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ - 30 năm kháng chiến (1945 -1975)
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2013
Số hóa: macbupda

* Chỉ đạo nội dung:
- Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang - Huyện ủy Long Mỹ
* Tổ chức thực hiện:
ĐẢNG ỦY - BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ
HUYỆN LONG MỸ

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trải qua 30 năm (1945 - 1975) vừa xây dựng, vừa chiến đấu trong điều kiện chiến tranh ác liệt, lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã từng bước lớn mạnh và trưởng thành, sát cánh cùng với nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Ghi lại chặng đường 30 năm chiến tranh cách mạng của lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ là việc làm cần thiết nhằm tri ân những cống hiến to lớn của quân và dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống tất đẹp cho thế hệ cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang cùng nhân dân địa phương hiện nay. Vì vậy, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự huyện Long Mỹ phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ - 30 năm kháng chiến (1945 -1975).

Nội dung cuốn sách phác họa chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành trong chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, lực lượng vũ trang huyện đã cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tế địa phương một cách linh hoạt, sáng tạo, đúng đắn. Những thành tựu trong chiến đấu và lãnh đạo chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ 30 năm đã phản ánh chân thực quá trình trưởng thành trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện và lực lượng vũ trang địa phương. Qua đó, giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau hiểu biết về truyền thống lịch sử của quê hương, phát huy truyền thống tốt đẹp, vững bước đi lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 11 năm 2013
                                                                                                             
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:21:14 am »

LỜI NÓI ĐẦU

Long Mỹ được xác định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Cần Thơ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (nay Long Mỹ thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang). Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch với quy mô chiến tranh ngày càng lớn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Huyện ủy Long Mỹ, sự yêu thương, đùm bọc của nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang huyện đã đoàn kết thống nhất, vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh, anh dũng chiến đấu với quân thù, lập nên nhiều chiến công vẻ vang.

Trải qua 30 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1945 - 1975), lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ đã tổ chức đánh địch hàng ngàn trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch, lập được nhiều thành tích xuất sắc, vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 6-11-1978).

Biên soạn lịch sử lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ là việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm tái hiện lại quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang huyện trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thể hiện sự ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, sự yêu thương, đùm bọc và gắn bó của quần chúng nhân dân. Qua đó, cung cấp tư liệu lịch sử phục vụ công tác giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương. Đồng thời, từ thực tiễn chiến đấu của lực lượng vũ trang rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn dọc, Đảng ủy - Ban Chỉ huy Quân sự huyện Long Mỹ xin chân thành cảm ơn các cơ quan chức năng đã hỗ trợ trong việc tổ chức biên soạn, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã từng sống và chiến đấu trên địa bàn huyện Long Mỹ đã cung cấp nhiều tư liệu quý cho việc hoàn thành cuốn sách này.

                                                                                                                                           
ĐẢNG ỦY - BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ
HUYỆN LONG MỸ
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:24:06 am »

Mở đầu

ĐẤT VÀ NGƯỜI LONG MỸ

Trong thời kỳ Pháp thuộc, vùng đất Long Mỹ thuộc địa phận của tỉnh Rạch Giá(1). Phía bắc giáp quận Giồng Riềng, phía đông giáp quận Phụng Hiệp (tỉnh Cần Thơ), phía nam giáp quận Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) và quận Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), phía tây giáp quận Gò Quao và cách thị xã Cần Thơ 55km về hướng tây nam.

Quận Long Mỹ thời kỳ này có 17 làng: Hòa An, Hỏa Lựu, Long Bình, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Tường, Lương Tâm, Thuận Hưng, Vĩnh Tuy, Vĩnh Viễn, Xà Phiên, An Lợi, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Long Trị.

Cũng như các quận xung quanh thuộc tỉnh Rạch Giá và tỉnh Cần Thơ, Long Mỹ nằm trên dải địa hình phía tây nam của sông Hậu nên có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Thuở xa xưa, khi con người vào đây khai phá, nơi đây là lùm bụi, có nhiều tràm và cây cỏ mọc dày đặc, xen lẫn là các ao hồ, bùn lầy, nước nhiễm phèn. Sau khi thực dân Pháp tiến hành đào các con kênh sổ phèn như: Xà No, Lái Hiếu, Nàng Mau… việc trồng lúa được tiến hành thuận lợi nên nhân dân mới tập trung sinh sống đông đúc cạnh các sông ngòi, kênh rạch và các trục giao thông đường bộ, còn khu vực nông thôn vẫn còn rất nhiều rừng tràm, bưng lầy xen kẽ các kênh mương chạy ngang dọc trên từng thửa ruộng, vườn cây của nhân dân. Chính địa hình chia cắt đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát động phong trào chiến tranh du kích trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều, thời tiết chia thành hai mùa mưa, nắng rõ rệt, rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của thực vật, nhất là cây lúa. Đây là điều kiện thuận lợi để bổ sung lương thực cho các đơn vị bộ đội chiến đấu va do địa bàn có địa thế về mặt chiến thuật nên được tỉnh, quân khu chọn làm địa bàn đứng chân của cơ quan lãnh đạo phong trào cách mạng trong thời gian dài.

Long Mỹ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt. Ngoài hai con sông lớn tự nhiên là Nước Đục, Nước Trong, trên địa bàn còn có các con kênh do con người đào như: Xà No (1901 - 1903), Lái Hiếu (1906 - 1908), Nàng Mau (1925 - 1927), Trà Bang Lớn - Ngã Năm,... Trong đó, kênh xáng Xà No giữ vai trò quan trọng đối với ta và địch, là tuyến giao thông thủy huyết mạch ở cửa ngõ phía tây nam của tỉnh Cần Thơ. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ ở nơi đây cũng khá đa dạng gồm có các trục chính: Vị Thanh - Cần Thơ (liên tỉnh lộ 31) Long Mỹ - Cần Thơ,... và nhiều đường đất dọc theo các bờ kênh, bờ sông.

Long Mỹ có diện tích tự nhiên 39.611ha, dân số khoảng 109.000 người (năm 1954), đến năm 1975 tăng lên hơn 175.000 người. Trong đó, người Kinh là 164.000 người, người Hoa khoảng 4.000 người và khoảng 7.000 người Khmer.

Cư dân sống trên vùng đất Long Mỹ ngày nay phần đông là con cháu của những nông dân nghèo từ miền ngoài vào khai phá. Trải qua năm tháng cần cù lao động, cư dân người Việt đả đoàn kết với cộng đồng người Khmer, người Hoa khai phá đất hoang để xây dựng cuộc sống.

Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta người dân Long Mỹ phải sống dưới chế độ thực dân và phong kiến, bị bóc lột hết sức nặng nể, đời sống vô cùng cơ cực, nghèo khổ. Nhân dân Long Mỹ ủng hộ và hưởng ứng rất tích cực cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), Đinh Sâm ở vùng Ba Láng (Cần Thơ), Đỗ Thừa Lũng, Đỗ Thừa Tự ở vùng U Minh,... Đồng thời, họ đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, yêu nước của các sĩ phu Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Lê Quang Chiểu, Nguyễn Thần Hiến,...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra trang sử mới trong lịch sử dân tộc ta nói chung, trong đó có người dân Long Mỹ. Nhân dân địa phương sắt son một lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng nhau chung tay đóng góp sức người, sức của phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ, đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng rất vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Đến cuối năm 1951, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Rạch Giá được giải thể và sáp nhập vào ba tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Huyện Long Mỹ lúc này trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954, tỉnh Rạch Giá được tái lập, huyện Long Mỹ được giao về cho tỉnh Rạch Giá quản lý.

Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(2), tỉnh Rạch Giá bàn giao xã Vị Thanh từ huyện Giồng Riềng về huyện Long Mỹ quản lý (ngày 31-3-1955).

Năm 1957, tỉnh Rạch Giá giao huyện Long Mỹ về cho tỉnh Cần Thơ nhưng giữ lại xã Vị Thanh sáp nhập vào huyện Giồng Riềng. Đến năm 1960, huyện Giồng Riềng giao xã Vị Thanh về cho huyện Long Mỹ. Tháng 3-1961, huyện Long Mỹ tách một phần xã Vị Thanh ra thành lập thị trấn Vị Thanh. Đến năm 1964, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, huyện Long Mỹ được chia ra thành hai huyện Long Mỹ A và Long Mỹ B(3). Đến năm 1965, hai huyện Long Mỹ A và Long Mỹ B sáp nhập lại thành huyện Long Mỹ. Năm 1966, huyện Long Mỹ cắt các xã: Phương Bình, Phương Phú, Hòa An giao cho huyện Phụng Hiệp, cắt một phần xã Vị Thanh thành lập thị xã Vị Thanh và thành lập mới thị trấn Long Mỹ.

Ngày 1-1-1978, thị xã Vị Thanh được sáp nhập vào huyện Long Mỹ. Đến tháng 2-1982, huyện Long Mỹ được chia ra hai huyện Long Mỹ và Vị Thanh. Tháng 11-2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ tư ra Nghị quyết số 22/2003/QH, ngày 26-11-2003 và Chính phủ ra Nghị định số 05/2003/NĐ-CP, ngày 2-1-2004 tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Hậu Giang. Theo đó Long Mỹ là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hậu Giang(4).


(1) Sau khi đặt ách thống trị trên đất nước ta, thực dân Pháp đã đổi đạo Kiên Giang thành tỉnh Rạch Giá vào năm 1901.
(2) Về phía địch Long Mỹ là quận thuộc tỉnh Chương Thiện.
(3) Huyện Long Mỹ A gồm các xã: Xà Phiên, Lương Tâm, Hỏa Lựu, Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Tường Vĩnh Viễn, Thuận Hưng và thị trấn Long Mỹ. Huyện Long Mỹ B gồm các xã: Long Trị, Long Bình, Long Phú, Phương Phú, Phương Bình và Hòa An.
(4) Hiện nay, huyện Long Mỹ gồm có hai thị trấn Long Mỹ, Trà Lồng và các xã: Long Trị, Long Trị A, Long Bình, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:27:51 am »

Chương I

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HUYỆN LONG MỸ THAM GIA GIÀNH
CHÍNH QUYỀN VÀ CÙNG NHÂN DÂN TIẾN HÀNH CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1945 - 1954)

I - LONG MỸ VỚI CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Đầu năm 1936, một số đảng viên gồm: Ngô Tám (Minh Xuyến), Trần Văn Thành (Hồng Dân), Nguyễn Văn Bộ từ quận Phước Long đã đến làng Long Phú để tuyên truyền và xây dựng cơ sở cách mạng. Các đồng chí đã thành lập Hội ái hữu tương tế làng Long Phú(1) để tuyên truyền, giáo dục nhân dân, vận động họ giúp nhau trong sản xuất, cùng nhau đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Hoạt động của Hội ái hữu tương tế đã giúp cho quần chúng, hội viên nâng cao nhận thức chính trị và giác ngộ cách mạng. Sau thời gian vận động cách mạng và phát triển đảng viên, tháng 10-1937, cuộc họp thành lập chi bộ Đảng làng Long Phú được tổ chức tại ấp Trà Bang Nhỏ do đồng chí Nguyễn Văn Bộ làm Bí thư, đồng chí Phan Văn Biện làm Phó Bí thư, đồng chí Trương Văn Bộn là đảng viên. Ngay sau khi thành lập, chi bộ Đảng đã chỉ đạo Hội ái hữu tương tế phát triển hội viên và tổ chức tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng trong nhân dân.

Đầu năm 1939, sau khi Chính phủ phản động lên nắm quyền ở Pháp đã thi hành hàng loạt biện pháp đàn áp phong trào cách mạng và các lực lượng tiến bộ ở trong nước, ở Đông Dương, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ mà nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ 1936 - 1939. Địch đàn áp và bắt bớ những người yêu nước, tăng cường bắt lính để phục vụ cho cuộc chiến tranh. Bên cạnh đó, chúng còn vơ vét lúa gạo, tăng thu các loại thuế,... Do chính sách đàn áp và vơ vét của thực dân Pháp nên các tổ chức công khai của quần chúng đều bị thực dân Pháp giải tán, nhiều cán bộ hoạt động công khai trước đây đã bị giặc bắt, đời sống của nhân dân rơi vào bần cùng, đói khổ, càng làm tăng thêm lòng căm thù bọn thực dân, phong kiến và tay sai của các tầng lớp nhân dân.

Để đối phó với địch, Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương tiến hành cuộc khởi nghĩa trong toàn xứ Nam Kỳ. Thực hiện chủ trương trên, chi bộ Đảng ở Long Mỹ đã kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh, chỉ đạo in truyền đơn và tổ chức mít tinh, vận động nhân dân quyên góp để ủng hộ cuộc khởi nghĩa ở Hòa Tú, Phú Hữu và nhiều nơi trong tỉnh.

Ngày 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Tuy nhiên, do điều kiện chưa chín muồi, kế hoạch bị bại lộ nên cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Tỉnh ủy lâm thời Rạch Giá đã phân công một số cán bộ về quận Long Mỹ khôi phục lại phong trào cách mạng và củng cố lại các tổ chức đẳng đã bị thực dân Pháp đàn áp. Sau một thời gian gây dựng, đến năm 1943, nhiều chi bộ đã được khôi phục và thành lập mới ở các làng: Vĩnh Viễn, Hỏa Lựu, Lương Tâm, Long Bình,...

Đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đã có nhiều thay đổi, phe Đồng minh đang phản công quyết liệt và giành nhiều thắng lợi trong khi phe phát xít (Đức - Ý - Nhật) bị thất bại ồ nhiều nơi. Trước tình hình đó, thực dân Pháp ở Đông Dương lăm le muốn đứng lên chống Nhật. Bọn Nhật ở Đông Dương đã nắm được ý đồ của Phốp và để loại trừ mối nguy cơ đó, ngày 9-3-1945, Nhật đã tiến hành đảo chính Pháp và độc chiếm Đông Dương.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, tình hình ở Long Mỹ rất hỗn loạn, tinh thần của bọn tề trong các làng rất hoang mang, lo sợ, một số đã bỏ việc, một số hoạt động cầm chừng, chủ quận Long Mỹ cũng bỏ chạy. Dân ở chợ Long Mỹ đóng cửa nhà, nạn trộm cướp nổi lên khắp nơi.

Về phía quân Pháp, lo sợ phát xít Nhật tấn công, chúng đã sử dụng tàu thủy chở khoảng 200 quân từ thị xã Cần Thơ hành quân xuống Long Mỹ. Khi đến Long Mỹ, quân Pháp đóng tại dinh quận khoảng một tuần rồi tiếp tục xuống Tân Bằng, Cán Gáo (U Minh) để trốn quân Nhật. Đồng thời, quân Pháp đã đưa tên Phạm Văn Vịnh (Giáo Vịnh) lên làm Quận trưởng quận Long Mỹ.

Nắm bắt thời cơ quân Pháp bỏ chạy, quân Nhật chưa đến tiếp quản Long Mỹ, nhân dân đã bắt tên Giáo Vịnh giam tại Nhà việc Thuận Hưng và cử thầy giáo Võ Văn Nhân, một người yêu nước tiến bộ, có uy tín trong thanh niên, học sinh lên làm Quận trưởng quận Long Mỹ, đại diện cho nhân dân điều hành chính quyền. Việc bắt Giáo Vịnh là hành động tự phát cướp chính quyền của nhân dân, thể hiện lòng căm thù sâu sắc của nhân dân đối với bọn cường hào ác bá, tay sai của thực dân Pháp, đánh dấu sự chuyển biến về nhận thức chính trị trong nhân dân sau một thời gian được tuyên truyền, giác ngộ cách mạng.

Giữa tháng 4-1945, quân Nhật kéo về chiếm đóng Long Mỹ, chúng đưa tên Việt gian ác ôn Hồ Phong Hóa lên làm Quận trưởng. Bọn tay sai được sự hỗ trợ của quân Nhật nên rất hống hách, ngang tàng, thường xuyên bắt bớ, đàn áp và cướp bóc tài sản của nhân dân.

Về phía ta, thực hiện chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ, lực lượng Thanh niên tiền phong cũng được thành lập ở Long Mỹ và nhanh chóng đi vào hoạt động rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên và các tầng lớp nhân dân tham gia.

Trước những diễn biến nhanh chóng trên chiến trường, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đồng thời phát động phong trào chống Nhật và kêu gọi nhân dân chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Trong những ngày này, cán bộ đảng viên và các đoàn thể ở Long Mỹ đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực chuẩn bị khi thời cơ đến khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhân dân sôi nổi tổ chức rèn dao mác, chuẩn bị tầm vông vạt nhọn, thanh niên hăng hái luyện tập võ nghệ.

Trước khí thế cách mạng sôi nổi của quần chúng, bộ máy tề ở các làng gần như bị tê liệt. Một số tên trong bộ máy chính quyền tay sai của Nhật ở quận, làng và lính mã tà đã bỏ trốn, số còn lại xin gia nhập lực lượng Thanh niên tiền phong, một số địa chủ không còn hống hách với nhân dân mà tỏ thái độ thân thiện với dân nghèo.

Cuối tháng 8-1945, tin khởi nghĩa giành thắng lợi khắp nơi trong cả nước được lan truyền đến các làng trong quận Long Mỹ. Ngày 27-8-1945, nhân dân Rạch Giá dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi ở tỉnh lỵ. Tại quận Long Mỹ, ngày 28-8-1945, được sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, lực lượng Thanh niên tiền phong làm nòng cốt hỗ trợ nhân dân các làng tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ tiến về quận lỵ. Lực lượng “Xung phong đội” cùng đông đảo quần chúng với tầm vông, giáo mác xông vào dinh quận. Trước khí thế áp đảo của quần chúng, binh lính và bọn tay sai không dám chống cự. Lực lượng cách mạng bắt tên Quận trưởng đốc phủ Hiến và một số tên tay sai. Cùng lúc đó, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên cột cờ trước dinh quận. Đồng chí Ngô Tám(2) đại diện chính quyền cách mạng đứng lên tuyên bố trước đông đảo đồng bào: “Xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân”. Quần chúng nhân dân vô cùng phấn khởi hô vang khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm”. Sau đó, lực lượng cách mạng chiếm lĩnh các công sở của địch, quần chúng tỏa đi khắp các ngả đường cổ vũ thắng lợi của cách mạng. Các làng trong quận cũng khởi nghĩa giành được chính quyền và thành lập chính quyền cách mạng. Ủy ban hành chính quận được thành lập do ông Lý Thanh Cần làm Chủ tịch. Cũng trong ngày 28-8-1945, Mặt trận Việt Minh quận Long Mỹ được thành lập.


(1) Long Phú là một làng thuộc tổng Thanh Giang, quận Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá.
(2) Cán bộ được tỉnh phái về lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quận Long Mỹ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:30:52 am »

II - TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG VỮNG CHẮC,
PHÁT ĐỘNG DU KÍCH CHIẾN TRANH, TỪNG BƯỚC GIÀNH THẾ
CHỦ ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
(1945 - 1950)

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã tô thắm thêm truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Long Mỹ trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Đây là bước tiến nhảy vọt đánh dấu sự biến đổi to lớn và sâu sắc của nhân dân Long Mỹ từ thân phận nô lệ, mất nước, trở thành người làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, sau khi giành được chính quyền, quân và dân Long Mỹ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách. Hàng hóa khan hiếm nên giá cả tăng vọt ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số nhân dân. Hơn 95% dân số không biết chữ, bệnh tật lan tràn nhưng thuốc men hầu như không có. Tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, mê tín dị đoan rất nặng nề, cần phải giải quyết. Trong khi đó, bộ máy chính quyền, các đoàn thể do mới thành lập nên còn non yếu. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đa số xuất thân từ nông dân nên trình độ văn hóa thấp, chưa có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành xã hội.

Bên cạnh những khó khăn Long Mỹ cũng có những thuận lợi cơ bản là tuyệt đại đa số nhân dân lao động có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và lòng căm thù giặc sâu sắc. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng vừa mới giành được. Đội ngũ cán bộ, đảng viên thể hiện tinh thần tích cực, nhiệt tình trong công tác, không quản ngại hy sinh, gian khổ.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Rạch Giá, tháng 9-1945, quận Long Mỹ tiến hành tịch thu đất của điền chủ Tây, đất công điền và đất của địa chủ phản động để tạm cấp, tạm giao cho nông dân, ưu tiên chia cho nông dân nghèo không có đất, giáo dục địa chủ giảm tô, tức 25%. Vận động nông dân nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ người nghèo thiếu ăn, thiếu mặc. Nhờ đó nông dân trong quận đã khôi phục và mở rộng diện tích đất canh tác, cải thiện được đời sống.

Công tác chăm lo đời sống văn hóa, y tế, giáo dục cũng được địa phương quan tâm thực hiện tốt. Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp đến tận thôn, xóm. Phong trào xây dựng nếp sống mới được phát động rộng rãi, nạn mê tín dị đoan đã được hạn chế. Phong trào bình dân học vụ phát triển khá sôi nổi và rộng khắp. Các buổi sinh hoạt của các đoàn thể như phụ nữ, thanh niên, nông dân, được tổ chức thường xuyên, đã tạo không khí vui tươi, ấm áp trong các thôn, xóm. Nhân dân được tự do đi lại, hội họp, quyền bình đẳng giữa mọi công dân được thực hiện, người dân lao động đã thật sự trở thành người chủ đất nước. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, nhưng về mặt tinh thần đầy phấn chấn, nên nhân dân càng hăng hái lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, quyết tâm bảo vệ đất nước và đặt mọi niềm tin vào chế độ xã hội mới. Thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ và Bác Hồ, để ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Long Mỹ còn tích cực hưởng ứng thực hiện “Tuần lễ vàng”, đem vàng, bạc hiến cho Chính phủ và ủng hộ “Tuần lễ đồng, thau” để có nguyên liệu đúc súng đạn.

Ngày 23-9-1945, quân Pháp được sự hỗ trợ của quân Anh đã nổ súng tấn công Sài Gòn, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Để chủ động đối phó địch, Tỉnh ủy Rạch Giá đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó công việc ưu tiên cần làm ngay là tập trung xây dựng lực lượng vũ trang các cấp, lập công binh xưởng sản xuất vũ khí để đánh địch.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Rạch Giá, Quận ủy và Ủy ban hành chính quận Long Mỹ đã phát động phong trào toàn dân tích cực xây dựng lực lượng mọi mặt, nhất là lực lượng vũ trang từ quận đến các làng.

Ngày 8-10-1945, quận thành lập đơn vị Cộng hòa vệ binh gồm 50 chiến sĩ do đồng chí Ngô Hồng Giỏi làm Đại đội trưởng, đồng chí Hồ Văn Tốt làm Chính trị viên và đồng chí Tư Tân làm Đại đội phó. Đây là lực lượng vũ trang đầu tiên của quận, vũ khí trang bị chủ yếu lấy được của giặc, của địa chủ,... Thành phần của đơn vị Cộng hòa vệ binh bao gồm những thanh niên xuất thân từ nông dân, giáo viên, học sinh,... đã qua các lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày.

Tháng 10-1945, lực lượng Cộng hòa vệ binh quận Long Mỹ cử một tiểu đội do hai đồng chí Ngô Hồng Giỏi và Tư Tân chỉ huy hành quân chi viện cho mặt trận thị xã Cần Thơ (khu vực Ba Láng, Cái Răng) nhằm mục đích kìm chân quân địch để các địa phương có đủ thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:48:18 am »

Lúc này, có nhiều thanh niên tuổi từ 18 đến 45 hăng hái đăng ký tham gia vào các đội du kích, ban ngày lao động sản xuất, ban đêm luyện tập quân sự, tuần tra canh gác bảo vệ xóm làng. Quận Long Mỹ xây dựng được một công trường sửa chữa, sản xuất vũ khí ở Bảy Ngàn, cung cấp cho đơn vị Cộng hòa vệ binh và du kích các làng trong quận. Vũ khí do công trường sản xuất lúc này chủ yếu là dao găm, mã tấu, đúc lựu đạn, nạp lại thuốc súng (còn gọi là rờ-sạt). Ngoài ra, các đội du kích còn tham gia chế tạo các loại vũ khí thô sơ như: tầm vông vạt nhọn, dao găm, mã tấu, phi tiêu, ná lãi(1),...

Lợi dụng tình hình quân Pháp chuẩn bị đánh chiếm Long Mỹ, một số địa chủ tỏ rõ thái độ chống đối lại chính quyền cách mạng và có hành động hà hiếp nhân dân, một số tề làng cũ móc nối hoạt động chống đối lại chính quyền cách mạng, nạn trộm cướp cũng thừa cơ hội nổi lên khắp nơi,... làm cho trật tự làng bị rối loạn, gây tâm trạng hoang mang, lo sợ trong nhân dân.

Trước những diễn biến phức tạp của phong trào cách mạng ở Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá tăng cường cán bộ xuống địa phương để huấn luyện quân sự, củng cố xây dựng lực lượng vũ trang. Huyện khẩn trương xúc tiến thành lập các đơn vị du kích ở các làng, các ấp, các đội lão dân quân ngày đêm canh gác phòng gian, bảo mật, phong trào thanh niên tình nguyện tòng quân, tham gia du kích làng, ấp diễn ra với khí thế sôi nổi, hăng hái sẵn sàng chiến đấu bảo vệ xóm làng. Các đội du kích được trang bị súng hai nòng, súng hơi, súng săn do công binh xưởng chế tạo. Trong đó, du kích làng Long Phú(2) do đồng chí Mai Viết Nhiều làm Đội trưởng đã làm rốt tốt công tác trừ gian, diệt tề, bảo đảm an ninh trật tự cho nhân dân. Với tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, đội được nhân dân tin yêu đặt tên là “Đội Cọp Xám”.

Đi đôi với các hoạt động quân sự, một số công việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến cũng được địa phương tiến hành gấp rút như: phá lộ, làm vật cản trên sông để ngăn chặn bước tiến của quân địch, đào đắp công sự, ụ chiến đấu cho lực lượng Cộng hòa vệ binh và dân quân du kích đánh địch.

Trong bốn tháng cuối năm 1945, Đảng bộ, quân và dân Long Mỹ đã tạo được sự chuyển biến tích cực, toàn diện trên các mặt: quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Đặc biệt, ta đã xây dựng được lực lượng vũ trang địa phương từ quận đến xóm, ấp, chuẩn bị sẵn sàng cho kháng chiến và đưa lực lượng đi hỗ trợ cho mặt trận thị xã Cần Thơ đánh quân Pháp xâm lược.

Tháng 1-1946, mặt trận phòng thủ của ta ở thị xã Cần Thơ bị phá vỡ, quân Pháp hành quân đánh xuống địa bàn quận Long Mỹ theo hai hướng: hướng hành quân bộ theo trục lộ Rạch Gòi - cầu Xáng tiến xuống Long Mỹ, hướng hành quân thủy xuất phát từ Phụng Hiệp, sử dụng tàu chiến phá vật cản trên tuyến kênh Lái Hiếu ở ngã tư Cây Dương đánh vào Long Mỹ.

Du kích các làng Hòa An, Hòa Lợi, Vĩnh Tường phối hợp với các đơn vị Cộng hòa vệ binh của tỉnh chiến đấu dũng cảm ngăn chặn đường tiến quân của địch. Du kích các làng Phương Bình, Long Bình, Long Trị cũng chiến đấu rất dũng cảm nhưng do lực lượng và vũ khí có hạn, trong khi quân địch đông lại được trang bị vũ khí mạnh nên ta buộc phải rút lui để bảo toàn lực lượng.

Tại làng Vị Thanh, đơn vị Cộng hòa vệ binh quận phối hợp với du kích làng chặn đánh địch trên trận tuyến từ Nàng Mau đến chợ Cái Nhum. Lực lượng ta chiến đấu rất dũng cảm, quyết liệt, giằng co với địch suốt một ngày. Dân quân du kích và nhân dân tiến hành phá cầu, đốn cây ngả ngang đường làm chướng ngại vật ngăn địch và triệt để thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”. Quân địch tăng viện thêm lực lượng và dùng hỏa lực mạnh tấn công vào lực lượng vũ trang của ta. Bọn địch hành quân đến đâu cũng gặp phải chướng ngại vật và cảnh vườn không nhà trống, gây cho chúng nhiều khó khăn, phải tốn nhiều công sức, thời gian mới tái chiếm được quận Long Mỹ.

Sau khi tái chiếm được chợ Cái Nhum, quân Pháp hành quân bộ đánh xuống Hỏa Lựu, kết hợp với mũi tấn công bằng tàu chiến từ Cầu Đúc đánh lên. Lực lượng ta án ngữ tại ngã ba sông ở chợ Hỏa Lựu đã nổ súng chặn đánh địch quyết liệt. Sau đó, lực lượng ta rút về Rạch Gốc để phòng thủ. Quân Pháp sau khi chiếm được Hỏa Lựu tiến hành đóng đồn Cầu Đúc (bên bờ xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá). Trong thời gian đóng đồn Cầu Đúc, quân Pháp bị lực lượng Thanh niên tiền phong, Cộng hòa vệ binh làng Hỏa Lựu phối hợp với lực lượng Cộng hòa vệ binh quận Long Mỹ đánh liên tục. Ta tổ chức bắn tỉa, đánh lẻ, diệt và làm bị thương nhiều tên, gây cho chúng nhiều khó khăn, tổn thất. Từ Cầu Đúc (Hỏa Lựu), địch thường xuyên cho quân đi càn quét vào làng Vĩnh Viễn, nhưng lực lượng này bị du kích làng Vĩnh Viễn đánh trả quyết liệt, phải rút chạy về Hỏa Lựu.


(1) Phi tiêu làm bằng sắt mũi nhọn, phía sau gắn lông gà, dùng để phóng. Ná lãi giương lên như cây cung, bắn bằng tên tre nhọn.
(2) Du kích làng Long Phú được thành lập ngày 10-10-1945.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:49:01 am »

Đi dôi với hoạt động hành quân chiếm đóng, địch triển khai xây dựng đồn bốt ở khắp nơi trên địa bàn quận Long Mỹ. Tại khu vực quận lỵ, địch bố trí hai chốt ở Thuận Hưng và kênh xáng Trà Bang, khôi phục lại tề làng và đội lính Bạctidăng. Địch đưa đại đội lính Pháp Lê dương và 1 đại đội lính Việt - Miên vào đóng tại các đồn Trà Bang Nhỏ, Vịnh Chèo (Vĩnh Thuận Đông), Nàng Mau (Vị Thủy), Cái Sình (Hỏa Lựu), Lái Niên (Vĩnh Tuy), Cái Rắn (Xà Phiên),...

Nhằm bảo toàn lực lượng phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài theo chủ trương của cấp trên, địa phương rút các đơn vị Cộng hòa vệ binh và đưa các đồng chí có sức khỏe yếu xuống chiến khu U Minh. Lúc này, ở Long Mỹ không còn chính quyền, không còn lực lượng vũ trang đứng chân hoạt động. Tuy nhiên, Tỉnh ủy Rạch Giả đã chỉ đạo các đảng viên ở các chi bộ bám trụ lại, kiên quyết bám dân, bám địa bàn, tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp.

Ngày 6-3-1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. Sau khi Hiệp định Sơ bộ được ký kết, Khu có chủ trương đưa cán bộ, đảng viên quay về móc nối với cán bộ, đảng viên còn ở lại địa bàn, khôi phục lại phong trào cách mạng.

Thực hiện chủ trương của trên, quận Long Mỹ tập trung củng cố bộ máy chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng, khôi phục, phát triển lực lượng vũ trang và du kích các làng.

Tháng 5-1946, lực lượng vũ trang Long Mỹ phối hợp với đơn vị bộ đội do đồng chí Ngô Hồng Giỏi chỉ huy nổ súng tiêu diệt đồn địch ở Nàng Mau, thu toàn bộ vũ khí. Trong thời gian này, lực lượng vũ trang tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Nguyễn Hùng Phước chỉ huy, trên đường hành quân trở về vùng địch hậu đã diệt 1 tiểu đội lính Pháp và Việt gian tại cống Cả Luyện (làng Long Trị) thu toàn bộ vũ khí và tiếp tục tiến hành hoạt động vũ trang tuyên truyền diệt tề, trừ gian ở ba làng: Long Phú, Long Trị, Phường Bình, gây được tiếng vang trong nhân dân. Trước khí thế cách mạng đang lên ở địa phương, nhân dân đã bắt tên Ba Đinh, tên Khải (tay sai của Lý Thanh Cần) giả danh cách mạng làm tổn hại uy tín của Đảng đem ra trừng trị tại Xà Phiên, được quần chúng rất đồng tình.

Giữa năm 1946, tình hình ở Long Mỹ đi vào ổn định, phong trào cách mạng có bước phát triển nên ta tiến hành khôi phục lại các chi bộ Đảng và đoàn thể như: thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nông dân cứu quốc, Mặt trận Việt Minh và chính quyền từ quận đến làng,... Nhiều làng phát triển được từ 3 đến 5 đảng viên, thành lập được chi bộ hoặc chi bộ ghép liên làng. Do đó, vào tháng 6-1946, Quận ủy lâm thời Long Mỹ được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Khi (Bảy Biên) làm Bí thư và đồng chí Nguyễn Hùng Sơn làm Phó Bí thư. Từ dây, Đảng bộ quận Long Mỹ có sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất, là điều kiện cơ bản thuận lợi để phong trào cách mạng trong quận phát triển.

Sau khi Quận ủy lâm thời Long Mỹ được thành lập, hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang ngày càng phát triển. Các đơn vị vũ trang, tự vệ ngày càng trưởng thành, sử dụng được nhiều phương thức đánh địch như: trực tiếp đánh địch, giật súng địch, vận động gia đình và binh sĩ lấy súng đạn của địch để trang bị cho ta. Trong đó, nổi bật là tinh thần diệt địch của đơn vị đồng chí Nguyễn Văn Châu trong các tháng 7, 8, 9-1946. Trận đầu địch vào cướp heo, gà và tài sản của nhân dân, khi chúng đến gần vàm Nước Đục, bộ đội ta nổ súng diệt khoảng 10 tên, lấy lại tài sản cho đồng bào. Trận thứ hai, đơn vị phục kích ở Miễu Bà, Tràm Tróc (Thuận Hưng) đánh 1 trung đội địch đi tiếp tế lương thực cho đồn Cái Rắn. Trận thứ ba, ta đánh bọn lính đồn Tám Vịnh (Vị Thủy) bung ra cướp phá và hỗ trợ một số địa chủ thu tô, buộc chúng phải co lại trong đồn, tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng yên tâm sản xuất. Ngoài ra, hàng đêm các đơn vị vũ trang hành quân ra vùng ven thực hiện vũ trang tuyên truyền, tổ chức nhân dân mít tinh. Sau trộn đánh Cái Dứa, địch không dám đóng đồn ở làng Vĩnh Viễn, từ đây làng Vĩnh Viễn được giải phóng hoàn toàn và trở thành vùng căn cứ của ta.

Ngày 14-9-1946, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp, thỏa thuận một số điều về quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước, đình chỉ xung đột quân sự ở Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:49:32 am »

Sau khi bản Tạm ước Việt - Pháp có hiệu lực, ngày 14-11-1946, quan ba Lotto - chỉ huy quân Pháp ở Long Mỹ, Vị Thanh mời đại diện của ta đến thương lượng thi hành Tạm ước. Tranh thủ cơ hội, huyện vận động gần 10.000 quần chúng tham gia cuộc biểu tình kéo ra thị trấn Long Mỹ ủng hộ đoàn đại diện của ta do đồng chí Nguyễn Hùng Sơn làm Trưởng đoàn. Sau cuộc gặp gỡ của đại diện hai bên, địch ra lệnh cho quân lính không được bung ra khỏi đồn và không được vào vùng ta kiểm soát. Nhân dân Long Mỹ rất phấn khởi trước kết quả đạt được đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh, treo cờ đỏ sao vàng chào mừng thắng lợi của bản Tạm ước Việt - Pháp.

Tranh thủ thời gian tạm hòa hoãn với địch, ta tập trung củng cố, phát triển các tổ chức đoàn thể và chính quyền ở các làng, vận động cán bộ, đảng viên hăng hái, tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương.

Sau một thời gian hòa hoãn, quân Pháp đã phản bội lại bản Tạm ước Việt - Pháp, nổ súng đánh phá, càn quét vùng nông thôn ở quận Long Mỹ. Địch bố trí đại đội lính Pháp Lê dương, Khmer và lính Việt tại Trà Bang Lớn và khôi phục 15 đồn bốt các làng (trừ làng Vĩnh Viễn).

Về phía ta, Tỉnh ủy Rạch Giá chỉ đạo Quận ủy Long Mỹ tập trung xây dựng hệ thống quân - dân - chính - đảng vững mạnh, tạo bước chuyển biến mới về thế và lực để phối hợp chiến trường tỉnh đánh địch, mở rộng vùng kiểm soát của ta.

Cuối năm 1946, du kích làng Vị Thủy phối hợp với bộ đội do đồng chí Đăng chỉ huy, tấn công đồn Bảy Ngàn (Tân Hòa) liên tục một tuần lễ, hỗ trợ nhân dân thu hoạch lúa dự trữ phục vụ kháng chiến.

Tháng 2-1947, lực lượng Cộng hòa vệ binh làng Hỏa Lựu phối hợp với Liên trung đoàn 122 - 124 phục kích đánh địch tại đoạn lộ quẹo Cây Điệp thuộc ấp Mỹ Hiệp, diệt gọn 2 trung đội, trong đó có tên đại úy Dupoint và tên Hàm Hái (Phó Quận trưởng Gò Quao), thu toàn bộ chiến lợi phẩm và phá hủy 2 xe GMC.

Tháng 4-1947, các làng trong quận Long Mỹ tiến hành bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân để lập ra bộ máy chính quyền. Đi đôi với xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, các đoàn thể, Mặt trận cũng được thành lập. Trong vùng cách mạng kiểm soát, các đoàn thể tích cực tham gia phong trào lao động sản xuất, đóng góp lương thực nuôi quân. Ngoài ra, quận Long Mỹ cũng quan tâm đến việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, kêu gọi được nhiều thanh niên gia nhập dân quân tự vệ, tham gia luyện tập quân sự.

Ngày 27-3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc, mục đích là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Người, quân và dân Long Mỹ phát động phong trào thi đua sôi nổi trong toàn quận. Lực lượng vũ trang quận phối hợp một bộ phận của Liên trung đoàn 122 - 124 tiêu diệt hơn 1 đại đội lính Pháp và Lê dương, đánh chìm 1 chiếc tàu sắt của địch tại Cầu Đúc (Hỏa Lựu). Cũng trong năm 1948, du kích làng Thuận Hưng kết hợp với lực lượng vũ trang quận đánh 1 trung đội địch từ Long Mỹ hành quân bảo vệ bọn đi phát lương cho lính đồn Cái Rắn. Kết quả, địch bị thiệt hại nặng, số sống sót còn lại bỏ chạy về Long Mỹ. Tại quận lỵ Long Mỹ, các đơn vị au ninh xung phong và biệt động của ta nổ súng đánh liên tục, diệt tên Pháp râu đỏ gian ác, tên Cai Kèn và nhiều tên tay sai khác. Tại xóm Chừa ông, đại đội lính Pháp, lính Cao Đài và lính quận đóng tại nhà địa chủ Huỳnh Thiện Tích liên tiếp bị đơn vị cảm từ của ta ném lựu đạn làm chết và bị thương nhiều tên. Nhiều tên Pháp và Miên gian ác bị ta trừng trị và giật súng giữa ban ngày tại quận lỵ Long Mỹ, Nàng Mau và Trà Bang Nhỏ.

Giai đoạn này, phong trào chiến tranh nhân dân phát triển mạnh, lực lượng vũ trang tấn công một loạt đồn bốt địch như: Cái Rắn (Xà Phiên), Tám Vịnh (Vị Thủy), Trà Bang Nhỏ (Long Phú), Cái Su (Hòa Lựu),...Tiếp đó là trận đánh chìm tàu sắt địch trên sông Cái Trẩu càng làm cho địch hoang mang, chúng ngày càng lo sợ bị ta đánh bất ngờ.

Sau chiến thắng Tầm Vu IV (ngày 19-4-1948), bọn lính đóng trong các đồn bốt trên địa bàn huyện Long Mỹ co lại, không dám bung ra hoạt động như trước. Trước tình hình bất lợi đó, trong hai tháng (6 và 7- 1948), địch tập trung quân ở quận lỵ Long Mỹ, Ngã Năm hành quân vào chi viện cho các đồn Vịnh Chèo, Cái Rắn, Tám Vịnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 09:53:34 am »

Tháng 9-1948, ta liên tục nổ súng tiến công, bao vây đồn bốt địch, buộc chúng phải ra lệnh tập trung quân ở Trà Bang Lớn để rút về quận lỵ Long Mỹ, tinh thần binh lính địch hết sức hoang mang và chúng bỏ đồn rút chạy vào ngày 10-10-1948. Tranh thủ thời cơ, lực lượng vũ trang quận cùng du kích các làng Thuận Hưng, Long Trị, Long Bình tổ chức bắn tỉa tiêu diệt và làm bị thương một số tên địch. Địch sử dụng pháo và đại liên 12,7mm bắn trả nhằm kìm chân quân ta, hỗ trợ cho đồng bọn rút quân. Đến 12 giờ trưa, quân địch vội vã xuống tàu, ghe để chạy thoát thân. Ta nổ súng truy kích, buộc địch phải bỏ lại một số ghe xuồng. Dân quân và quần chúng phấn khởi xông lên san bằng đồn bốt của địch, phá tuyến lộ Trà Bang Lớn - Ngã Năm, Trà Bang Lớn - Vị Thanh - Hỏa Lựu, Vĩnh Tường - Kinh Cùng, quyết không cho địch quay trở lại tái chiếm. Ta giải phóng cơ bản quận Long Mỹ(1), tạo thế liên hoàn giữa các vùng giải phóng rộng lớn, hình thành vùng hậu phương vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến.

Sau khi được giải phóng, các địa phương ở Long Mỹ vừa tập trung củng cố, khôi phục lại hoạt động sản xuất ở vùng nông thôn, vừa sẵn sàng đánh trả địch để bảo vệ vùng giải phóng và căn cứ cách mạng. Công việc cấp bách lúc này được xác định là đắp cản, ngăn sông,... nhằm ngăn chặn địch dùng tàu đánh sâu vào vùng giải phóng của ta. Quận Long Mỹ đã huy động hàng chục ngàn dân công để làm các cản kiên cố ở Lái Hiếu (Phụng Hiệp), Chủ Hàng (Vĩnh Tường), Trà Bang Nhỏ (Long Phú), Nước Trong (Vĩnh Viễn), Xẻo Chích (giáp Hồng Dân).

Tháng 3-1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Long Mỹ(2) được tổ chức tại kênh Ba Voi (Vĩnh Thuận Đông) đồng chí Nguyễn Hùng Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá và đồng chí Nguyễn Thành Điểm - Bí thư Huyện ủy Long Mỹ chủ trì Đại hội. Đại hội nhận định: Từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, quân dân Long Mỹ đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy, sự hỗ trợ tích cực của lực lượng vũ trang tỉnh và Quân khu 9, quân dân Long Mỹ đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển phong trào du kích chiến tranh, liên tục bao vây tiến công địch, làm cho chúng thiệt hại nặng nề về lực lượng, suy yếu về tinh thần, dẫn đến ta giải phóng cơ bản huyện Long Mỹ, mở ra một bước tiến mạnh mẽ của Đảng bộ, quân và dân Long Mỹ. Đồng thời, Đại hội đã xác định nhiệm vụ trong thời gian tới: Tiếp tục phát huy thắng lợi đã đạt được, tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân. Tích cực xây dựng vùng nông thôn giải phóng phát triển về mọi mặt để bảo đảm cung cấp nhân, vật lực cho kháng chiến. Phát động rộng, mạnh phong trào du kích chiến tranh đánh bại những cuộc càn quét lấn chiếm của địch.

Ngày 19-12-1949, lễ kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến lớn nhất ở miền Tây được tổ chức ở Long Trị (ngang khu nhà lồng chợ Long Mỹ) với sự tham dự của gần 20.000 người. Trong buổi lễ này, lần đầu tiên Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã tổ chức cuộc duyệt binh long trọng, có sự tham dự của phái đoàn Trung ương. Buổi lễ đã có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân huyện Long Mỹ. Phong trào dân quân tự vệ và du kích phát triển mạnh ở các xã, ấp. Lực lượng dân quân thi đua luyện tập quân sự, làm cản, phá giao thông, sẵn sàng chống địch càn quét lấn chiếm.

Đầu năm 1950, Long Mỹ thành lập trung đội địa phương quân huyện, quân số gần 20 đồng chí, do đồng chí Đặng Hùng Cường (Hai Cường) làm Trung đội trưởng, đồng chí Trịnh Quốc Minh (Chín Minh hay Minh Bầu) làm Chính trị viên. Đây là đơn vị địa phương quân đầu tiên của huyện Long Mỹ.

Tháng 6-1950, địch từ Cần Thơ theo liên tỉnh lộ 31(3) hành quân xuống lấn chiếm Long Mỹ. Khi đội hình hành quân của địch đến cầu Nàng Mau (Vị Thủy) thì lọt vào trận địa phục kích của ta. Du kích các xã Vĩnh Tường, Vị Thủy phối hợp với trung đội địa phương quân huyện nổ súng đánh địch quyết liệt, buộc chúng phải rút quân về thị xã Cần Thơ.

Tháng 8-1950, địch sử dụng hai tiểu đoàn bộ binh được sự hỗ trợ của xe lội nước từ Rạch Giá hành quân đánh xuống Long Mỹ. Tuy nhiên, lực lượng này bị du kích xã Vĩnh Tuy và bộ đội huyện chặn đánh gây thiệt hại nặng phải rút quân về Rạch Giá.

Cuối năm 1950, địch sử dụng tàu sắt chở một tiểu đoàn tính từ Rạch Giá hành quân càn quét xuống Long Mỹ, Khi đội hình địch đến khu vực Cầu Đúc (Hỏa Lựu), bộ đội huyện kết hợp với du kích xã chặn đánh địch quyết liệt suốt 7 ngày liên tục, buộc địch phải bỏ dở cuộc càn quét.


(1) Chỉ còn đồn Kinh Cùng (làng Hòa An).
(2) Nghị định số 46, ngày 18-2-1949 của Ủy ban hành chính Nam Bộ đã đổi tên quận, làng bằng huyện, xã.
(3) Hiện nay là quốc lộ 61.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2020, 10:24:53 am »

III – GIỮ VỮNG ĐỊA BÀN, CÙNG CẢ NƯỚC
ĐÁNH BẠI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1951-1954)

Đầu năm 1961, tiểu đoàn lính Lê dương Pháp càn quét vào địa bàn xã Long Trị, bộ đội huyện và du kích xã phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu 9 nổ súng đánh trả quyết liệt, địch bị thiệt hại nặng phải rút quân về Sóc Trăng để củng cố lực lượng.

Giữa năm 1951, địch tập trung hai trung đoàn từ Cần Thơ hành quân đánh xuống Long Mỹ. Lực lượng vũ trang huyện phối hợp với hai Tiểu đoàn 307 và 308 Quân khu 9 phục kích đánh địch đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến Giồng Sao, địch bị ta đánh thiệt hại nặng, buộc chúng phải rút quân về Cần Thơ.

Sau thắng lợi ở trận Giồng Sao, lực lượng vũ trang huyện và du kích các xã đẩy mạnh hoạt động, tiến hành bao vây quân địch ở Kinh Cùng (Hòa An), buộc chúng phải rút chạy, huyện Long Mỹ hoàn toàn được giải phóng. Trong thời gian này, huyện Long Mỹ đã huy động được hàng ngàn dân công và cùng với dân công các huyện của hai tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá làm cản lớn tại ngã ba Nước Trong, Mười Bốn Ngàn (Vị Thanh), Huỳnh Kỳ, Chắc Kha, ngăn chặn không cho tàu địch đánh phá vào vùng giải phóng. Ngoài ra, nhân dân Long Mỹ còn tham gia phá lộ Cái Sắn, phục vụ chiến dịch đánh địch tại Sóc Trăng,...

Cuối năm 1951, tỉnh Rạch Giá được giải thể, các huyện được sáp nhập vào các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Long Mỹ lúc này trở thành đơn vị hành chính cấp huyện, là căn cứ và hậu phương quan trọng của tỉnh Cần Thơ. Quân và dân Long Mỹ chuyển sang làm nhiệm vụ lao động sản xuất, chăm lo phát triển kinh tế, y tế và giáo dục, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong vùng giải phóng.

Tháng 7-1952, địch mở cuộc càn quét vào xã Hỏa Lựu, du kích xã phối hợp với Tiểu đoàn 307 Quân khu 9 phục kích đánh địch đoạn từ Cầu Lẫm đến Cái Sinh, diệt khoảng 100 tên lính Âu - Phi của Tiểu đoàn BMEO.

Tháng 12-1952, địch đã mở cuộc càn lớn đánh vào các xã Hỏa Lựu, Vị Thanh của huyện Long Mỹ nhằm mục đích tái chiếm lại vùng giải phóng của ta. Đội hình hành quân của địch chia ra làm hai hướng: hướng từ Cần Thơ xuống có ba tiểu đoàn khinh binh và 18 tàu chiến, càn quét theo trục kênh xáng Xà No - Cầu Đúc - Hỏa Lựu; hướng từ Rạch Giá lên gồm nhiều tàu chiến và bộ binh theo sông Cái Lớn - Gò Quao - ngã ba Nước Trong càn quét vào Long Mỹ.

Ngày 19-12-1952, cánh quân địch từ Cần Thơ tiến xuống đã phá cản Mười Bốn Ngàn và tiến đến nhà thờ Vị Thanh thì dừng lại đóng quân. Cánh quân thứ hai của địch từ Rạch Giá tiến vào có tàu chiến yểm trợ, khi đến Gò Quao cũng dừng lại đóng quân. Du kích các xã Hỏa Lựu và Vị Thanh đã phối hợp với Tiểu đoàn 410 của tỉnh tổ chức trận địa chặn đánh địch. Vào đêm 19-12-1952, Đội công binh thuộc Tiểu đoàn 410 đã đặt hai quả thủy lôi tại vàm Cái Sình trên kênh xáng Xà No (ấp Mỹ II, Hỏa Lựu). Sau đó, ta cử một tổ do đồng chí Trần Hiển Quang chỉ huy cùng đồng chí Nhữ và một đồng chí bảo vệ ở lại chờ địch đến đánh. Ngày 20-12-1952, quân địch từ Vị Thanh chia làm hai cánh, một cánh đánh vào Nàng Mau (Vị Thủy) rồi tiến xuống Vịnh Chèo (Vĩnh Thuận Đông), cánh thứ hai tiến xuống Hỏa Lựu. Khoảng 3 giờ chiều ngày 20-12-1952, cánh quân tiến xuống Hỏa Lựu khi đến cầu Cái Sình thì dừng lại chờ tàu sắt đưa qua rạch (vì lúc này cầu Cái Sình đã bị ta đánh sập). Khi chiếc tàu đã nằm đứng vị trí đặt thủy lôi, ta châm điện làm thủy lôi phát nổ, tàu giặc bị chìm ngay tại chỗ. Kết quả, ta tiêu diệt khoảng 400 tên (trong đó có một tên quan tư người Pháp). Tiểu đoàn 14 cơ động và một phân đội hải quân của địch bị xóa sổ. Sau khi địch bổ chạy, lực lượng ta mò lấy được hai khẩu súng 20mm, một khẩu 13,2mm, năm khẩu carbine, 12 súng trường. Đây là trận đánh chìm tàu LCT đầu tiên ở Tây Nam Bộ, góp phần bẻ gãy cuộc hành quân càn quét, khôi phục lại hệ thống đồn bốt của địch trên địa bàn huyện Long Mỹ.

Trong những năm 1952 - 1953, huyện Long Mỹ đã tiến hành cấp ruộng đất cho nông dân. Người nông dân được cấp đất để cày cấy nên vô cùng phấn khởi, ra sức tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống. Thời gian này, Trường Quân chính Quang Trung, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn đào tạo cán bộ quân sự cấp trung đội, đại đội thường xuyên mở lớp tại Long Mỹ. Địa bàn Long Mỹ còn là nơi các đơn vị của tỉnh, khu đến huấn luyện quân sự và được nhân dân Long Mỹ đùm bọc, bảo vệ chu đáo.

Tháng 10-1953, Đảng bộ huyện Long Mỹ tổ chức Đại hội lần thứ II tại Ba Doi (Vĩnh Thuận Đông). Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ những năm tới: Đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Quan tâm phát triển lực lượng quân sự, làm tốt nhiệm vụ hậu phương vững chắc, phục vụ chiến trường, tấn công địch giành thắng lợi.

Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Long Mỹ tập trung phát triển lực lượng vũ trang huyện, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, hỗ trợ du kích các xã bao vây đồn bốt địch. Mỗi xã xây dựng được hai tiểu đội du kích và tiến lên xây dựng trung đội, huyện đã xây dựng được ba trung đội bộ binh.

Du kích các xã phối hợp với du kích huyện Phụng Hiệp bao vây bức rút nhiều đồn bốt trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, giải tán khoảng 300 tên lính bảo an Phật giáo Hòa Hảo, đắp mô gài chất nổ diệt trên 30 tên địch tại lộ Tầm Vu. Ngoài ra, các xã còn huy động hàng chục ngàn ngày công để xây dựng các cản trên các tuyến sông, lớn nhất là cản trên sông Cái Lớn để ngăn không cho tàu địch vào đánh phá.

Trong thời gian quân và dân Long Mỹ đang ra sức xây dựng hậu phương, dồn sức tiếp viện cho tiền tuyến thì trên chiến trường chung, quân và dân cả nước đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, vang dội nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM