Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:47:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trùm phản chúa  (Đọc 7331 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:40:09 pm »


        Trung tá đứng dậy trải tấm bản đồ huyện Kim Sơn lên bàn. Trưởng ty Công an Ninh Bình bước đến bên.

        - Ngày mười ba tháng sáu, xác định được đài phát ở nơi có cành sú vẹt bị gãy. Ngày mười bốn, cũng đài này chuyển về đây. Lần này chúng vừa di động vừa đánh điện, có lẽ chúng đặt máy trên thuyền. Tôi đã điều năm tổ trinh sát và một đại đội công an vũ trang có mang theo chó đến đây lùng sục. Rất đáng tiếc là đêm ấy trời mưa to, hiện trường bị giông bão và sóng biển xóa nhoà dấu vết, lùng sục không kết quả.

        - Thời gian đài phát sóng hoạt động?

        - Một giờ ba mươi phút.

        Đội trưởng Lê Đình Hồng nhận định:

        - Rõ ràng nó hoạt động có chu kỳ. Đêm thứ ba hoạt động vào giờ nào?

        - Chúng đánh điện vào lúc chập tối. Ban chỉ huy công an tỉnh chúng tôi nhận định, bọn gián điệp đánh điện vào giờ này vì nó muốn dựa vào hai bạn đồng minh là rừng sú vẹt và bóng đêm. Tính toán của nó rất đúng. Nếu như đài của ta săn được nơi phát sóng, lực lượng lùng sục cũng không thể vượt hàng chục kilômét sình lầy, sông nước đến ngay. Rừng sú vẹt, bùn lầy và bóng đêm là bức tường che chở cho chúng chạy trốn đến một khu vực khác, việc kiếm tìm của chúng ta sẽ vô ích.

        - Đúng. Đứng vào vị trí của bọn biệt kích bị truy lùng mà xét, nếu mà chúng không tính toán đến sình lầy, sông nước, rừng sú vẹt thì quả là ngốc nghếch. Mặc dù bị truy lùng, nhưng nó vẫn phải liên lạc với chỉ huy của chúng ở miền Nam.

        Đêm thứ ba không thấy đài này hoạt động, nhưng đài dò sóng đặt trên biển ở phía ngoài cửa lạch Thần Phù lại nhận được điện phát đi từ khu vực nhà thờ của linh mục Bường truyền đạo.

        - Có cùng tần số và khóa mã như những lần trước không?

        - Chỉ cùng hướng phát nhưng các tín hiệu truyền đi rất yếu, chứng tỏ nó đã hoạt động nhiều, nguồn pin đã cạn.

        Trưởng ty công an ngừng một lúc, chỉ tay vào nơi có đánh dấu thập, giọng nhỏ hơn:

        - Đêm thứ tư, chính ở khu vực nghĩa địa gần thôn Lưu Hạ này tung lên trời làn sóng cùng tần số và khóa mã đài phát ở khu vực BM2 mà chúng ta đã nhận được hai đêm đầu tiên.

        - Đài này di chuyển từ rừng sú vẹt lên đất liền. Chúng ta đã bắt được bốn lần sóng của chúng. Ba lần của một đài, một lần của đài khác. Như vậy ở huyện Kim Sơn hiện nay có hai đài lạ đang hoạt động. Điều này cho phép nhận định, chúng hoạt động có nhiều tên, nhưng có cùng một tổ chức không, cần theo dõi tiếp.

        Ông Hồng kéo ghế ngồi, nhận định:

        - Có thể chúng biết đang bị lùng sục nhưng không biết chúng ta đã bắt được sóng điện của chúng - Ông suy nghĩ, gõ nhẹ tay xuống bàn - Nếu tiếp tục lùng sục chỉ có thể bắt được tên gián điệp biệt kích kia nhưng không thể bắt được tên gián điệp khoác áo linh mục Bường. Phải bắt linh mục Bường với đầy đủ tang vật, điện đài ngay khi y đang hoạt động. Muốn như thế, chúng ta. có thể dừng cuộc truy tìm để cho linh mục Bường bộc lộ thực chất của y được không?

        - Tôi cho rằng không nên chờ đợi như thế -  Ông Trưởng ty nói một cách thong thả, trầm tĩnh -  Theo tôi, một mặt vẫn phải dùng "cái bừa" bừa khắp rừng sú vẹt, đồng cói, kênh rạch để bọn biệt kích không còn nơi ẩn nấp, một mặt tổ chức bám sát nhà thờ và hoạt động của linh mục Bường.

        Đội trưởng Lê Đình Hồng rảo bước trong phòng, giọng nói có vẻ gay gắt hơn:

        - Trong công tác lùng sục gián điệp thì thời gian, tốc độ cực kỳ quan trọng. Những ngày qua Ty triển khai công tác này chưa đồng bộ. Nhưng dù sao những ngày đầu phát động được hàng ngàn tổ thanh niên, học sinh, dân quân đi truy lùng bọn biệt kích như thế là rất đáng hoan nghênh, đáng mừng.

        Giọng ông khàn khàn. Đôi má hõm rung lên nhè nhẹ. Cặp mắt trũng sâu màu đen nhìn lên bản đồ tỉnh Ninh Bình treo trên tường. Ông lạnh lùng nói tiếp:

        - Bốn ngày đêm vừa qua, chúng ta đã tung ra hàng vạn người vào chiến dịch này, nhưng chúng ta phạm một sai lầm là không nhắc nhở họ khi gặp bọn gián điệp, biệt kích chỉ được phép bắt sống chứ không được bắn chết! Cũng may, bốn ngày qua không nơi nào giáp mặt với bọn biệt kích nên không có cuộc đụng độ chứ không thì anh em chúng ta hoặc bộ đội, hoặc dân quân, học sinh đã khiêng xác chúng về nộp cho chúng ta rồi - Đội trưởng Hồng nhìn ông Trưởng ty thấp giọng hơn -  Bốn ngày lùng sục đã đủ rồi. Bây giờ chúng ta cho ngừng cuộc truy tìm này.

        Ông Trưởng ty chưa có lý lẽ nào bác bỏ quyết định của trưởng ban chuyên án, chỉ ngồi im lặng hút thuốc, vứt mẩu thuốc qua ô cửa, nói một cách mệt mỏi:

        - Như vậy là chúng ta chưa xác định được đâu là mắt xích của vụ án đã phải dừng lại?

        - Nhưng không có nghĩa là bỏ cuộc truy tìm kẻ đã đem chiếc thuyền đến chôn ở ruộng cói mà chỉ khép lại hướng đang truy tìm để chuyển sang hướng truy tìm mới. Đồng chí cứ chấp hành theo quyết định đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:40:28 pm »


        Ông Hồng thuyết trình toàn bộ sơ đồ bố trí trinh sát và điện đài chuẩn bị cho một chiến dịch mới.

        Sau khi nghe ông Hồng nói, ông Trưởng ty im lặng một lúc lâu mới đề nghị:

        - Vì kỹ thuật dò sóng Ty chúng tôi còn hạn chế, xin để nghị Bộ tăng cường cho vài đài săn sóng.

        - Các đồng chí cần khoảng mấy đài loại đó?

        - Ít nhất là ba, và đề nghị cho cả người sử dụng luôn.

        - Ngay đêm nay đồng chí sẽ nhận được những phương tiện đó, còn người sử dụng Ty phải lo liệu lấy.

        Ông Hồng rút khăn lau mồ hôi trán, lau đi lau lại những giọt mồ hôi chảy xuống cổ.

        - Đó là vấn đề thứ nhất. Bây giờ chuyển sang vấn đề thứ hai. Đồng chí đưa cho tôi xem danh sách những người phụ nữ huyện Kim Sơn có chồng theo Chúa vào Nam.

        Trong lúc chờ ông Trưởng ty mở cặp lấy tài liệu, ông lấy sổ mật điện trực tiếp viết rồi gọi văn thư chuyển về Bộ xin tăng cường người và phương tiện kỹ thuật.

        - Báo cáo đồng chí, đây là tên tuổi và địa chỉ những người đó - Ông dừng lại một lúc, nói tiếp - Trong đó có sáu chị vừa nhận được bưu thiếp của chồng từ trong Nam gửi ra.

        Ông Hồng hỏi ngay:

        - Nhận được lần đầu hay lần thứ bao nhiêu?

        - Có hai chị nhận được lần đầu tiên, đó là chị Nhung và chị Thơm.

        Ông Trưởng ty kể lại khá tỉ mỉ về gia đình và bản thân hai chị. Trung tá cầm lý lịch đơn giản góc phải có dán ảnh của hai chị xem. Trong ảnh, chị Thơm trẻ hơn chị Nhung nhưng dấu vết tuổi tác cũng đã thoáng hiện qua những vết nhăn "chân chim" trên trán của cả hai chị. Ông xem và phân tích từng câu chữ, con số ghi trong bưu thiếp.

        - Chồng của chị Thơm và chị Nhung gửi bưu thiếp cho vợ chứng tỏ họ còn đang ở trong Nam. Như thế, chúng ta có thể loại hai chị ra khỏi danh sách nghi vấn được không?

        - Đó là lý do chấp nhận được, song tôi lại nghĩ khác, không nên loại họ ra khỏi danh sách quá sớm khi chưa có đủ tài liệu.

        Ông gấp danh sách lại, đứng dậy như nói rằng vấn đề này tạm thời kết thúc, rồi nói tiếp:

        - Ngay đêm nay chúng ta phải triển khai kế hoạch vừa bàn.

        Ông Trưởng ty định chào trưởng ban chuyên án ra về thì có tiếng gõ cửa.

        - Mời vào.

        Tổ trưởng hóa nghiệm Bùi Văn Minh bước qua cửa, vẻ mặt rất phấn khởi.

        - Có kết quả rồi phải không?- Ông Hồng hỏi.

        - Dạ. Hà Nội đã trả lời.

        - Như thế là chậm nhưng còn hơn không trả lời  - Ông Hồng sốt ruột hỏi - Thuốc độc loại gì, hay là băng ghi âm loại mới?

        Minh suýt bật cười song anh trấn tĩnh ngay vì trước mặt mình là cán bộ của Bộ và ông Trưởng ty, thủ trưởng cao nhất của mình. Giọng anh nhỏ hơn:

        - Báo cáo đồng chí, đó không phải là thuốc độc.

        - Là cái gì? - Ông Hồng nói to hơn.

        - Là bấc lọc của điếu thuốc lá do Mỹ sản xuất.

        Ông Hồng đập tay xuống bàn cười hết cỡ:

        - Trời ơi! Thế mà tôi cứ đinh ninh nó là thuốc độc Mỹ trang bị cho điệp viên của chúng sử dụng khi sa vào tay đối phương - Ông dừng lại một lúc rồi nói một cách thành thật - Không mở rộng sự hiểu biết về sinh hoạt của thế giới bên ngoài nó tai hại như thế đó.

        - Vì chúng ta phải tập trung kháng chiến chống thực dân Pháp chứ có phải không chịu khó học tập để mở rộng thêm sự hiểu biết đâu.

        - Đồng chí lại đổ tội cho kháng chiến rồi - Ông Hồng đi quanh bàn - Cách đây tám năm, khi mở chiến dịch Thu Đông, trong lúc tôi đang cùng với Vũ, sư trưởng bên quân đội nghiên cứu cách bố phòng mặt trận, một trinh sát đem về bao thuốc đầu lọc thu được của một sĩ quan cao cấp Pháp. Chính tôi đã được nhìn tận mắt, thế mà bây giờ không nhớ ra...

        Ông Hồng mải nói chuyện quên mất có Minh đang đứng bên. Ông vội quay lại bắt tay Minh và nói như tâm sự:

        - Thế mà ban nãy tôi lại cáu với đồng chí về việc hóa nghiệm chậm - Ông thấp giọng - Đồng chí có thể về nhà cho cô ấy đỡ mong.

        Minh đi rồi, ông Trưởng ty cũng chào trưởng ban chuyên án ra về, khi đó mặt trăng giữa tháng sắp vượt qua núi Cánh Diều. Mặt trăng lớn một cách kỳ lạ đang chạy đua với những mảng mây nhuốm màu da cam và màu đỏ gạch. Nhiều giáo dân đã rời khỏi nhà thờ ở trung tâm thị xã Ninh Bình trở về gia đình.

        Ông Trưởng ty vượt qua đường ray bóng loáng tựa vầng trăng non. Cả thị xã bắt đầu vào giấc ngủ đêm, thở hơi mát của dòng sông Đáy. ông Trưởng ty đăm chiêu trong gánh nặng tính toán bố trí trinh sát và hệ thống điện đài săn sóng trên biển và đất liền. Ông loay hoay với kế hoạch đó cho tới giờ sao mai nhạt dần ở cuối chân trời mới chợp mắt để chuẩn bị bước vào ngày mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:41:29 pm »


       
6

        Thiếu úy Đặng Văn Thành - tổ trưởng tổ lùng sục số 8 - trở lại khu vực mình được phân công. Cách anh không xa, các chiến sĩ trinh sát và dân quân đang đi hàng ngang, lặng lẽ, chăm chú tìm kiếm dấu vết.

        Quá trưa, tổ lùng sục của anh mói dừng chân để ăn lót dạ trong ngày - mỗi khẩu phần chỉ có gói cơm nếp với muối vừng lạc.

        - Mời anh ăn cùng với chúng em - Bí thư chi đoàn thanh niên thôn Lưu Hạ mời thiếu úy Thành và báo cáo luôn - Chúng em chẳng thấy dấu vết gì đáng nghi ngờ cả.

        - Có thể nó không xâm nhập vào khu vực chúng ta - Trung sĩ Mạnh ngồi phía sau Thành lẩm bẩm nói.

        - Cho rút thôi anh Thành ạ! - Thượng sĩ Lâm đề nghị.

        - Không được. Chừng nào chưa có lệnh của cấp trên chúng ta chưa được rút khỏi đây!

        Sau khi ăn cơm xong, mọi người uống nước và lấy ống tay áo chùi mồm.

        Thành trầm ngâm suy nghĩ nhưng nhận thấy mọi người đang nhìn mình, anh lại làm bộ vui vẻ mỉm cười.

        "Dù công việc có khó khăn đến đâu chăng nữa - Anh nhớ lại lời của ông Hồng căn dặn trước lúc mở cuộc săn lùng - Cũng không bao giờ lộ ra nét mặt. Nhất là đôi với chúng ta, những trinh sát trên trận tuyến thầm lặng càng phải bình tĩnh, vui vẻ trước mọi sự việc".

        Sau những phút giây suy nghĩ, thiếu úy Thành đề nghị mọi người:

        - Đi cà kheo ra tận mép biển - Anh đưa tay chỉ về phía trước - Khoảng cách đi giữa chúng ta bây giờ phải xa hơn, nhưng phải quan sát kỹ để không sót một hiện tượng nghi vấn nào.

        Cả tổ lùng sục do Thành chỉ huy lội bì bõm giữa sình lầy.

        - Khéo sa lầy mất - Bí thư chi đoàn báo động cho mọi người.

        Đột nhiên phía trước, nước bắn tung toé rồi tạo thành dòng làm họ sởn da gà. Chắc là loại cá to, thấy người lạ vội quẫy đuôi chạy trốn. Thành cố gắng rút cà kheo chân phải đế lấy lại thăng bằng sau phút loạng choạng.

        Bỗng bộ đàm nhận được tín hiệu chỉ thị ngừng cuộc lùng sục. Khi đó trời đã gần tối. Họ đành nghỉ lại rừng sú vẹt qua đêm để sáng hôm sau trở về nơi tập kết, riêng Thành và Mạnh trở về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới.

        Sau khi nghe Cục trưởng giao nhiệm vụ, Thành tới thăm Mai, cô bạn gái ở phố Lò Đúc. Bố mẹ là công nhân Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự, còn cô làm ở nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Ngoài thời gian làm việc tại nhà máy, trở về nhà cô cùng mẹ bán chè đỗ đen. Thấy Thành đến, Mai phấn chấn hẳn lên, vừa mời anh ăn chè đỗ đen vừa ngắm nhìn anh cho thỏa những ngày xa nhớ.

        Khoảng nửa giờ sau, hai người dắt xe đạp đi về phía cuối phố Lò Đúc, qua đê Lương Yên ra phía bờ sông Hồng.

        - Những ngày qua anh đi đâu mà chẳng báo cho em một câu.

        Thành hơi lúng túng, song anh trả lời ngay theo phản xạ nghề nghiệp.

        - Anh đi Bắc Giang.

        Từ ngày yêu Mai, lần đầu tiên anh phải đi xa, và cũng là lần đầu tiên anh nói dối người yêu. Thành chỉ biết cười để mong xóa đi lỗi nói dối vừa rồi, mặc dù anh biết lời nói dối đó là vì công việc. Mai đi bên Thành nhưng không hề biết suy nghĩ của anh. Thỉnh thoảng cô vắt lọn tóc về phía sau để trả lại cho gió cả bộ ngực căng tròn sức sống. Trong một thoáng Thành cảm thấy ngực mình rung lên nhè nhẹ, xúc động.

        Hai người đi ra bãi sông Hồng. Gió mang theo nước sông phả nhẹ vào mặt. Thành và Mai ngồi phía ngoài bãi ngô nơi kề mép nước, càng về khuya sương giăng càng dầy. Bãi ngô như co mình lại vì lạnh. Thỉnh thoảng nước sông vỗ bờ oàm oạp. Sau mỗi đợt sóng vỗ, hai người chỉ nghe thấy tiếng những hạt sương rơi, rồi tất cả chìm dần trong mênh mông.

        Trong lúc hai người dành cho nhau những phút giây của cỏ cây ở nơi chấm hết giữa bãi ngô và sóng nước, Thành không quên rằng sáng mai anh lại phải đi xa. Anh kéo sát Mai vào lòng, tâm sự:

        - Chuyến đi công tác này anh báo trước cho em ngày đi nhưng không hẹn được ngày về.

        - Anh đi công tác ở tỉnh nào, có lâu không?

        Thành không muốn nói dối người yêu một cách lộ liễu, phũ phàng như lần trước nên anh chọn câu trả lời mà anh cho rằng mình không nói dôi:

        - Do đồng chí Cục trưởng cơ quan anh quyết định.

        - Nhớ ghi thư cho em, nghe anh!

        - Ghi thư chậm đừng trách nhé.

        - Nếu vì công việc thì em không trách đâu, còn tơ tưởng cô khác mà lười ghi thư thì em phạt đấy.

        Thành kéo Mai sát vào lòng, cố hướng cho cô nhìn về phía trăng sáng trên đỉnh đầu để anh được nhìn rõ hơn khuôn mặt mà anh cho rằng xinh đẹp nhất trên đời. Dưới ánh trăng suông, chiếc áo màu tím hoa cà càng tôn cho sắc mặt vốn đã trắng hồng của Mai như thoa thêm lớp phấn. Anh cúi xuống, nói nhỏ:

        - Phạt như thế này nhé.

        Trong một thoáng, Thành và Mai đều cảm thấy mặt trăng như thấp dần, dòng sông thu ngắn lại, trái đất mỗi lúc một bé nhỏ hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:41:49 pm »


        Sau khi xuất trình giấy tờ. Thành được ủy ban xã giới thiệu đến ở nhờ nhà ông Khương cách nhà chị Nhung khoảng năm trăm mét, cách nhà thờ khoảng một cây số theo đường chim bay. Tổ trắc địa của Thành đến nhà ông Khương khi ông đang đan lưới đánh cá. Thấy cán bộ, ông bảo vợ dọn gian nhà chính cho cán bộ ở, còn vợ chồng ông xuống ở nhà ngang.

        Từ ngày Thành đến ở nhờ, ông Khương ít nói chuyện với vợ hơn, nhưng lại tích cực đan lưới. Ông ngồi ngay cửa nhà chính, làm luôn tay, có vẻ như không muốn để phí thì giờ.

        Ngày đi đo đạc ở ngoài cánh đồng phía sau nhà thờ, đêm đến Thành đi mai phục. Anh khổ sở nhất là lúc không khí oi nồng để rồi sau đó lại chịu một trận mưa như trút nước, chớp liên hồi lóe lên trên đỉnh đầu, những tiếng sấm inh tai như tiếng nổ của đại bác; phía trước anh, tiếng sóng biển như một tràng cười của người khổng lồ man rợ vọng đến. Thành và Mạnh che áo mưa nằm ngoài cánh đồng, có cảm giác như cơn phẫn nộ của thiên nhiên chỉ dành cho họ. Công việc mai phục đó mang lại cho anh hậu quả: sốt một tuần phải đi bệnh viện huyện và suýt nữa phải về Hà Nội.

        Ra viện, Thành lại trở về với công việc mai phục. Chiếc kim đồng hồ dạ quang chỉ mười một giờ đêm. Chẳng lẽ cứ nằm lì ở giữa thửa ruộng này đêm này qua đêm khác hay sao? Thành băn khoăn, hoài nghi về quyết định bí mật theo dõi một ngôi nhà trong bóng đêm như vậy.

        Thời gian có vẻ thờ ơ và chuyển dịch hết sức chậm chạp. Buồn quá, Thành đưa tay lên nghe tiếng "tích tắc, tích tắc" rồi ngước nhìn bầu trời đen sẫm như ai quét một lớp sơn đen. Tuy trời đen như thế nhưng anh vẫn tưởng tượng thấy nó sáng trong, mặt trăng quàng lên mình những làn mây như những chiếc khăn bông trắng xốp đang soi tỏ mặt người yêu. "Chắc giờ này Mai đang ngủ - Anh thầm nghĩ - Còn mình thì đang chết cóng ở đây".

        Cách Thành một mét, Mạnh vẫn nằm im.

        - Anh Thành ạ.

        Thành quay sang hỏi nhỏ:

        - Gì thế cậu?

        Mạnh ngập ngừng:

        - Chúng ta nằm như thế này bao lâu nữa?

        - Cho đến khi có lệnh rút.

        Trong nhà chị Nhung bỗng lóe lên ánh đèn vàng nhạt như đom đóm giữa nhà mồ rồi lại tắt ngay. Nhờ ánh chớp mờ nhạt, Thành phát hiện có bóng đen cao to bước ra cổng.

        Thành kéo tay Mạnh:

        - Chú ý.

        Bóng đen choàng vải mưa, đi khá nhanh.

        - Bám sát! - Thành ra lệnh.

        Cả hai người nhẹ nhàng đứng dậy đi theo bóng kẻ lạ mặt. Họ đi mò mẫm trên những đoạn đường xuyên đồng, nhầy nhụa bùn đất. Vì nước mưa thấm vào người lại nằm lâu dưới ruộng nước, Thành và Mạnh đều thấy rét. Thành rùng mình cho người ấm hơn rồi đi tiếp. Ánh chớp lóe lên, cả hai người đều đứng im, khom người lại, mắt không quên nhìn về phía trước.

        Họ chạy đuổi theo. Bỗng Thành hẫng chân, hai tay chới với giơ cao, mất thăng bằng ngã xuống rãnh nước, đầu đập vào bờ kênh. Mạnh chạy lại cầm tay Thành đang quờ quạng trên bờ kéo lên.

        - Có làm sao không?

        - Bị sái chân không đi được - Anh giục Mạnh - Cậu để mặc tớ ở đây, bám sát kẻo nó biến mất.

        Thấy Mạnh có vẻ còn ngần ngại, Thành nói như ra lệnh:

        - Đi ngay đi, chậm một giây là hỏng rồi.

        Tiếng chuông nhà thờ đập vào những hạt mưa tạo nên âm thanh giống tiếng kêu của một phù thủy.

        Mạnh nhìn quần áo Thành đang ướt sũng, người đầy bùn đất có vẻ ái ngại. Sau phút giây ngập ngừng, anh chạy lao đi vẻ lo lắng hồi hộp.

        Tia chớp lại lóe lên. Một mảng tia sáng lộ rõ đồng ruộng làng mạc hai bên đường. Bỗng Mạnh nghe thấy tiếng động như tiếng chân người từ phía trước lép nhép trên bùn nước. Hay là người đó quay lại? Anh nghĩ như thê và rẽ vào bên đường, ép mình xuống ruộng cói. Mấy phút trôi qua, vẫn không có ai đi tới. Lúc bấy giờ anh mới nghĩ có lẽ do mình bị mệt và quá nghĩ về đối phương nên trong đầu vang lên cái âm thanh khốn khổ đó. Anh đứng dậy và tiếp tục chạy. Vê gần đến nhà thờ, ánh chớp lóe lên bất chợt. Thật kỳ quặc, Mạnh nhận ra dáng người cao to đó chính là viên quản lý giáo xứ. Xác định được đối tượng, Mạnh không đuổi theo viên quản lý giáo xứ nữa mà dừng chân quay trở lại đón Thành. Những làn mưa như những chiếc mành khổng lồ vẫn từ trên trời thả xuống đập vào mắt anh rát như lửa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:42:35 pm »


       
7

        Theo lệnh của trưởng ban chuyên án, các chuyên viên điện đài đã có mặt tại vị trí quy định.

        Tổ điện đài do trung úy Tùng phụ trách cũng đóng vai cán bộ trắc địa khiêng đồ nghề về nhà ông Khương bổ sung cho đội trắc địa của thiếu úy Thành.
   
        Hai chuyên viên nhanh chóng lôi trong hòm ra dụng cụ máy móc của máy dò sóng, bắt đầu thận trọng nối chúng lại với nhau.

        - Khoan đã, chúng ta phải tổng vệ sinh gian buồng rồi hãy đặt máy - Trung úy Tùng ra lệnh.

        Mọi người chấp hành ngay, sau đó mới chăng các dây điện, máy móc chằng chịt khắp gian buồng. Họ vừa đặt xong máy, màn ảnh huỳnh quang tỏa sáng. Họ bắt đầu theo dõi biến đổi trên màn ảnh. Ngoài sân ông già Khương vẫn đang ngồi dệt chiếu, thượng sĩ Mạnh ngồi chọn từng sợi cói đưa cho ông, mồm luôn luôn huýt sáo.

        Chuyên viên điện đài nhăn mặt xoay núm máy thu đặt trên bàn một cách nhẹ nhàng.

        Đêm đầu và cả ngày hôm sau máy dò sóng không nhận được tín hiệu lạ.

        Gần một giờ sáng đêm thứ hai, chuyên viên điện đài thấy xuất hiện trên màn ảnh những vệt sóng lăn tăn, rồi biến mất. Trung úy Tùng trải sơ đồ thôn Lưu Hạ, cầm bút vạch tọa độ. Hết sức thận trọng, tỉ mỉ, anh dùng kính lúp đo từng centimét.

        - Nó đây rồi!

        Hai chuyên viên điện đài quỳ xuống dùng kính lúp soi kỹ chỗ bút chì Tùng chỉ.

        - Báo cáo anh, đường của sóng điện lại truyền đi trên một trục qua nhà chị Hường và cả nhà chị Nhung nữa. Hai nhà này cách nhau không đầy hai mươi mét thì làm sao có thể xác định chính xác đài phát sóng đặt ở nhà nào?

        Ánh mắt Tùng chững lại, chiếc kính lúp bất động hồi lâu trên tấm bản đồ.

        - Như vậy chúng ta lại phải tiếp tục đặt đài dò sóng theo hướng cũ để tính một cách chuẩn xác hơn.

        Cả ba người ngồi quanh chiếc chõng tre im lặng khoảng hơn mười phút. Niềm vui vừa đến với họ rồi lại mất đi quá nhanh. Họ tiếp tục kiên trì theo dõi. Tùng quyết định cho đài dò sóng di chuyển đến một vị trí khác cách nhà ông Khương không xa. Đêm thứ ba, cũng vào lúc một giờ, đài săn sóng lại nhận được tín hiệu của những đường dích dắc trên màn ảnh. Tùng nhìn vào máy ghi âm, chiếc băng cát-xét bắt đầu quay. Chuyên viên dò đài kéo ghê lại gần dán mắt theo dõi màn ảnh, tay phải đặt vào nút bấm máy ở bên phải, sẵn sàng điều chỉnh nếu có sự cố.

        - Tìm ra được mục tiêu rồi!

        Chuyên viên dò đài quay lại, vẻ mặt phấn khởi.

        - Tính ra rồi. Hai đường xiên của một tam giác đã giao nhau đúng nhà số hai tức là nhà Vũ Kim Nhung.

        Tùng nhìn đồng hồ, nói:

        - Bây giờ là một giờ mười lăm phút. Đồng chí điện báo cáo ngay về Ninh Bình kết quả vừa thu được. Sáng mai đồng chí đem toàn bộ bản mật điện đi Ninh Bình trao cho anh Hồng để chuyển cho các chuyên viên mở khóa mã của Bộ.

        - Xác định được đài phát rồi, chúng ta vẫn tiếp tục ở đây hay rút về Hà Nội?

        Tùng cười, nhắc nhở:

        - Lại sốt ruột rồi. Cứ yên tâm ở đây để mặc cô Phương Lan ở Hà Nội đi với chàng trai khác.

        - Có mà em cho mấy cái bạt tai.

        - Nếu thế tớ sẽ bắt cậu vào trại giam vì tội đánh người đấy.

        Hai người cùng cười rồi cho máy hoạt động tiếp tục chiến dịch dò đài phát của địch.

        Nhận được điện mật của tổ trinh sát điện đài báo dò được nơi đài phát là nhà chị Nhung, ông Hồng mừng lắm. Ông đứng lặng bên ô cửa nhìn trời mưa và suy tính phương án phục kích bắt tên biệt kích.

        Mưa vẫn xối như có hàng ngàn, hàng vạn chum nước đổ xuống. Những giọt mưa bây giờ thẳng đứng, dày dịt như hàng triệu tấm mành khổng lồ ròng ròng xối nước.

        Đội trưởng Lê Đình Hồng quyết định triệu tập ban chuyên án họp bất thường. Ông rút gói thuốc lá sợi trong túi ra cuộn, châm lửa rít một hơi rồi để nó cháy lặng lẽ trên tay, tàn dần dần cho tới khi bị gió xô đổ tan vụn, bay ra ngoài ô cửa. Khi ông rít điếu thuốc lần thứ hai, cũng là lúc mọi người đã có mặt trong phòng họp. Hội nghị bắt đầu từ lúc mười giờ tối đến một giờ đêm, thành phần gồm trưởng ban chuyên án Lê Đình Hồng, Trưởng ty Công an Ninh Bình, đội phó Mạnh Hùng, thường trực ban chuyên án. Vứt mẩu thuốc vừa cháy sém tay, ông quay lại nói ngay:

        - Tôi vừa nhận được báo cáo, nhà chị Nhung ở thôn Lưu Hạ là nơi đặt đài phát. Tôi cho mời các đồng chí tới để cùng nhau đánh giá độ tin cậy của báo cáo này và đánh giá lại toàn bộ vụ án.

        Sau khi phân tích tỉ mỉ từng hiện tượng, ông Hồng tóm tắt:

        - Một là, chiếc thuyền cao su, tang vật ban đầu báo động cho chúng ta có tên biệt kích người nhái xâm nhập vào Kim Sơn. Hai là, tổ lùng sục phát hiện trên hiện trường có cành sú vẹt gãy, có vết xước treo ăng-ten, sau này lại thu được sóng điện phát đi từ khu vực BM2. Ba là, mẩu thuốc lá rơi xuống vùng sình lầy.

        - Viên thuốc độc chứ? - Trưởng ty Công an Ninh Bình cười, hỏi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:42:52 pm »


        Ông Hồng cũng mỉm cười, nói tiếp:

        - Ba tang vật đó đủ khẳng định có tên gián điệp biệt kích đang hoạt động ở vùng sình lầy BM2 - Dừng một lúc, ông thấp giọng - Điều quan trọng là phải xác định nó là đứa nào, nằm ở đâu. Một số hiện tượng gần đây đã trả lời cho chúng ta câu hỏi này. Một là, chị Nhung nhận được bưu thiếp của chồng; hai là, các chuyên viên dò sóng xác định chính xác nhà chị có đặt máy phát; ba là, tổ trinh sát của Thành phát hiện trong đêm tối linh mục Bường cho người đến nhà chị Nhung. Với ba chứng cứ này cho phép chúng ta khẳng định khả năng Tình đã trở về, nằm tại nhà chị Nhung.

        - Nhưng cũng tại đây, lần trước chúng ta lại nhận định, Tình gửi bưu thiếp cho vợ chứng tỏ nó đang ở miền Nam cơ mà - Mạnh Hùng lập luận bác bỏ kết luận của trưởng ban chuyên án - Theo tôi, đó có thể là đồng bọn dựa vào nhà chị Nhung làm nơi trung gian trú chân trước khi chuyển đến nơi ở mới.

        - Hai ý kiến của hai đồng chí đưa ra, theo tôi, nó sẽ dẫn đến hai biện pháp đối phó khác nhau. Nếu Tình trở về nhà thì chúng ta chỉ bao vây nhà chị Nhung là có thể tóm gọn; nếu đó là nơi quá giang thì chúng ta phục kích ở đó để bám chúng đến hang ổ. Khi đó, lực lượng chúng ta tung ra không phải một vài người mà lớn hơn nhiều.

        Ông Hồng quay lại phía Mạnh Hùng:

        - Ý kiến đồng chí?

        - Nếu như nó viết sẵn hàng trăm tờ bưu thiếp từ trước lúc ra Bắc thì sao? - Mạnh Hùng nhận định một cách không chắc chắn.

        - Đúng. Có thể như thể lắm. Cứ gửi yêu cầu cho bộ phận giám định chữ viết. Nếu viết cùng thời gian thì sẽ có sự chuyển màu của mực viết bưu thiếp.

        - Nhưng chị Nhung mói nhận được một bưu thiếp, làm sao có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ điều đó được?

        Câu hỏi của Mạnh Hùng lại dồn trưởng ban chuyên án vào bế tắc. Ông rút một điếu thuốc rồi chuyển cả bao về phía Trưởng ty Công an.

        - Bác sĩ bảo anh bị áp huyết cao không được hút thuốc cơ mà?

        Ông Hồng xua tay, cười:

        - Ô, quy định của bác sĩ là để cho "phạm nhân" vi phạm.

        Sau câu nói bông đùa, ông Hồng đặt câu hỏi một cách nghiêm túc:

        - Loại trừ chứng cứ Tình viết bưu thiếp, chỉ với chứng cứ nhà chị Nhung có điện đài, liệu chúng ta có bắt được đối tượng tại nhà chị Nhung không?

        - Chuyện đó phải bàn cho kỹ - Ông Trưởng ty đề nghị - Nếu vào nhà chị Nhung tức là vào nhà một giáo dân mà không có điện đài, không có tên biệt kích nào hoặc có nhưng nó đã chạy trốn thì bà con giáo dân sẽ kéo đến phản đối chúng ta, linh mục Bường sẽ tha hồ nói xấu chế độ. Vì vậy, đề nghị các đồng chí tính toán thận trọng, không nên vội vàng, nếu không một năm, mười năm sau chúng ta vẫn không lấy lại được lòng tin của bà con với chính quyền.

        Sau một lúc suy nghĩ, trung tá nói như kết luận:

        - Phương pháp tốt nhất, khi phát hiện chính xác nhà chị Nhung có đài phát sóng, chúng ta vào ngay bắt quả tang lúc nó đang hoạt động. Các đồng chí không bàn đến phương pháp bắt mà coi như đã bắt rồi, chúng ta sẽ xử trí như thế nào? - ông Hồng đề nghị - Bây giờ đã khuya, các đồng chí về suy nghĩ, sáng mai cũng tại phòng họp này chúng ta bàn tiếp.

        Nghĩ đến sức khỏe của đồng đội, ông Hồng cho hoãn cuộc họp. Nhưng trong đêm đó vẫn bị các hồ sơ thu hút hết tâm trí tới tận sáng vẫn chưa dứt ra được. Từ trong vụ án này và nhiều vụ án gián điệp biệt kích trong những năm gần đây do Cục ông chỉ đạo phá án, ông nhìn rõ hơn tâm địa của Mỹ, đang muốn mở chiến dịch phá cộng sản từ trong lòng cộng sản. Thực hiện âm mưu này, chúng tập hợp hàng ngàn tên phản bội người Bắc di cư vào Nam huấn luyện rồi phái ra miền Bắc liên lạc với bọn gián điệp tình báo Pháp cài lại, bắt tay với bọn phản động đội lốt cha đạo, tung những luận điệu Mỹ sắp Bắc tiến nhằm lôi kéo giáo dân, đồng bào các dân tộc ít người, những phần tử bất mãn... lập mật khu. Cuối cùng tổ chức các vụ ăn cướp có vũ trang của chúng vào cơ sở chính quyền như ủy ban, hợp tác xã giết cán bộ, cướp lương thực, tạo nên sự mất ổn định ở miền Bắc, tiến tới lập đội quân nổi dậy hỗ trợ cho Mỹ - ngụy từ miền Nam đánh ra.

        Muốn đập tan kế hoạch này của Mỹ, mình phải tuyên truyền đế cho cán bộ, nhân dân hiểu: phải tóm gọn bọn biệt kích. Đúng rồi! Phải câu nhử chúng để tóm cả chuỗi - ông Hồng gõ nhẹ tay xuống thành giường - như thế cuộc đấu tranh này sẽ phải gánh chịu sự gian nan, vất vả, thậm chí cả đổ máu hy sinh mà ông là người đứng mũi chịu sào.

        Suy nghĩ đó như tăng thêm sức mạnh cho ông quyết tâm lập kế hoạch câu nhử. Chỉ có bằng cách này mới tiêu hao được sinh lực địch nhanh chóng. Nhưng rồi ông lại tự hỏi, thả lưới và mồi câu như thế nào để có thể bắt được chúng?

        Ông Hồng quyết định tóm tên gián điệp biệt kích mới tung ra để rồi không chế bắt làm việc; mặt khác, đưa người xâm nhập vào tổ chức của chúng, tạo cho chỉ huy Chi cục tình báo trung ương Mỹ ở miền Nam tưởng rằng "lực lượng chống cộng sản ở trong lòng cộng sản" ở Ninh Bình đã phát triển mạnh. Đúng rồi, mở chiến dịch câu nhử. Sáng mai sẽ cùng anh em trong ban chuyên án bàn cách thực hiện kế hoạch này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:43:12 pm »

        
8

        Theo kế hoạch của ban chuyên án, Thành và Mạnh nằm phục kích trên mô đất ở phía sau nhà chị Nhung với chiếc máy thu phát nhỏ xíu, bán kính truyền sóng không quá 500 mét.

        - "Trung tâm" gọi "trạm gác".

        - "Trạm gác" nghe rõ.

        - Mục tiêu bắt đầu hoạt động, cần di chuyển vị trí quan sát gần hơn.

        - Rõ

        Thiếu úy Thành cầm súng trong tay dẫn đầu tổ phục kích tiến về phía nhà chị Nhung, vượt qua ruộng cói chằng chịt, cả ba người cúi gập người quan sát mặt đất, tay vẫn cầm máy thu phát.

        - "Trung tâm" gọi "trạm gác", khẩn trương di chuyển.

        - Rõ.

        Họ lại bắt đầu đạp bùn lầy, rẽ cói lao đi. Bỗng chiếc máy thu phát trên tay Thành mất tín hiệu, rồi lại kêu rè rè.

        - Mất tín hiệu, dừng lại!

        Thành và anh em đứng sững giữa đêm tối đầy gió, mùi cói và đồng ruộng ẩm ướt. Thành há mồm để hít không khí đầy lồng ngực sau những phút chạy bộ tới "mục tiêu", nơi có đài phát. Anh bực mình nói:

        -  Lại mất mục tiêu rồi!

        Họ quay lại nơi xuất phát.

        - Hai tuần, bốn lần chạy như thế này mà không có kết quả - Mạnh bàn - Điện nó phát đi trong có vài phút mà ta phải chạy xa nửa cây số thì làm sao có thể bắt được quả tang - Anh đề nghị - Từ mai, chuyển vị trí chốt đến gần hơn, sát mục tiêu.

        - Nhưng xung quanh nhà chị Nhung không có một mô đất, không lẽ chúng ta lại nằm dưới ruộng cói?

        - Chỉ có như thế mới đủ thời gian đột nhập vào nhà chị Nhung giữa lúc nó phát sóng.

        Thành chấp nhận ý kiến của Mạnh. Họ chui vào ruộng cói cách nhà chị Nhung khoảng hơn trăm mét. Từng đàn muỗi hung hăng xông vào đốt tay chân, mặt mũi ba anh trinh sát. Cả ba người đều luôn tay xua lũ côn trùng thèm khát máu người. Bỗng có một con chim ăn đêm va nhẹ vào đầu Thành rồi hốt hoảng, bay loạn xạ cố tìm cách thoát thân.

        Tiếng máy thu phát kêu rè rè.

        - Chú ý! Đài chúng đã truyền tín hiệu liên lạc!

        Lần này, không đợi "trung tâm" phát lệnh tiếp theo, trạm chốt của Thành đã tiến sát bức vách nhà chị Nhung. Tiếng máy "tu tu tu" vẫn phát liên hồi. Khi tiếng máy vừa ngừng, Thành đã đẩy xong then cửa nhà ngoài. Bằng một động tác nhanh như chớp, anh mở cửa, nhảy tỏi cửa buồng đạp mạnh. Hai cánh cửa đập vào hai bức vách không cùng lúc tưởng như hai tiếng súng chát chúa vang lên.

        - Giơ tay lên!

        Tên Tình hoàn toàn bất ngờ, không kịp trở tay, mặt biến sắc, đôi mắt chốc chốc lại nhìn bộ điện đài, nhìn xuống chân như tìm kiếm vật gì. Bỗng hắn nhảy bổ về phía trước, tay chém mạnh vào tay Thành đang cầm súng. Thành kịp tránh sang một bên. Bàn tay hắn đập vào bức vách, đất tung tóe bay vèo qua đầu Mạnh đang đứng phía ngoài. Một cú đá móc bất thần vào bụng làm hắn ngã xuống ngưỡng cửa buồng, đầu bê bết máu.

        Sự việc này xảy ra nhanh như tiếng động, chị Nhung chưa kịp bước ra khỏi giường thì mọi việc đã xong xuôi. Chị sững sờ đến hoang mang, kêu lên không thành tiếng: "Lạy Chúa!".

        Thành bước đến bên Tình xốc hắn lên rồi bí mật giải ngay về Công an huyện Kim Sơn. Còn chị Nhung vẫn ngồi như một pho tượng ngước nhìn tượng Chúa, tay đặt trước ngực chưa hạ xuống. Ông Trưởng ty Công an bước vào nhà. Thấy người lạ cao to, oai vệ, chị đoán chắc là cán bộ cao cấp nên vội vàng xuống đất.

        - Thưa ông, tất cả việc con làm đều vì Chúa.

        - Tôi hiểu! - Ông Trưởng ty nói và động viên chị Nhung - Chị bình tĩnh kể cho chúng tôi nghe, chị đã vì Chúa như thế nào để đón Tình về nhà?

        Sau nhiều lời động viên, giải thích của ông Trưởng ty, chị Nhung đã kể lại những gì chị biết về Tình, về quan hệ giữa hai người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:44:12 pm »


Chương hai

1

        Quá trình Tình trở thành tên biệt kích, một cuốn truyện dài cũng khó ghi hết được. Nhưng lai lịch của gia đình Tình ở thôn Lưu Hạ thì nhiều người trong vùng đều biết.

        Cụ kị nhiều đời của dòng họ gia đình Tình từ Nam Hà đến đây định cư ngay từ ngày khẩn hoang lập huyện Kim Sơn. Cả dòng họ đi theo đạo ngay từ khi xứ Lưu Hạ hạ cây thánh giá đầu tiên. Đến đời ông Bổng, bố Tình, ông đã trở thành người trông coi ruộng nhà Chung của xứ đạo Lưu Hạ, giàu có nhất vùng. Gia đình ông giàu có nhanh nhờ giáo dân trong xứ cúng nạp hoặc chiếm đoạt, khai hoang... Cho tới khi Kim Sơn có lính mũi lõ đầu tiên đến xứ Lưu Hạ, Bổng càng có quan hệ chặt chẽ. Nhờ đó gia đình thêm giàu có, danh tiếng khắp vùng. Tình ra đời trong khu nhà đạo giáo đó.

        Ngay từ khi còn nằm trong nôi, Tình đã ngủ trong tiếng hát kinh, lớn lên bằng công sức cấy cày của giáo dân trên những mẫu ruộng nhà Chung.

        Nếu như cuộc đời cứ như thế trôi qua, không có Việt Minh, không có Cách mạng thì chắc chắn Tình đã nối nghiệp bố. Nhưng đến năm 1953, khi ta mở mặt trận Tây nam Ninh Bình, Bổng đã chỉ điểm cho bọn Pháp bắt tất cả các sơ sở cách mạng trong vùng, rồi dẫn đường cho lính Pháp đi dọc theo đường Mười tiến về phía thị xã Ninh Bình. Nhưng mới tới gần thị trấn Phát Diệm, hắn đã bị du kích bắn chết. Trước khi chết hắn ghi lại những lòi trăng trối cuối cùng, giao toàn bộ đất nhà Chung cho Tình, con trai quản lý. Tình được các ông mũi lõ giúp đỡ bảo đảm cho thừa hưởng cái gia tài của bố chưa được bao ngày thì đoàn cải cách ruộng đất về Lưu Hạ. Bố hắn bị quy là địa chủ nhà Chung. Số ruộng Tình vừa có trong tay đã phải đem chia cho giáo dân trong vùng.

        Từ đó, Tình tuy còn nhỏ, nhưng bắt đầu có mặc cảm nặng nề với cách mạng. Nỗi mặc cảm đó được lớn thêm ra từng ngày từng giờ chứ không phải từng tháng. Với cái tuổi thanh niên mới cưới vợ, Tình ý thức được việc làm của bố. Cái quá khứ của bố không thể nào chôn vùi được mà luôn luôn ám ảnh hắn đến mất ăn, mất ngủ. Lại còn mấy tháng, mình là chủ của những thửa ruộng nhà Chung nữa chứ. Tình bắt đầu nghĩ nhiều. Việt Minh chưa gọi đến mình thì bản án của mình vẫn còn treo lơ lửng đó: Nợ máu truyền kiếp với dân xứ đạo, với cách mạng. Với nợ máu đó, chắc chắn mình sẽ bị cách mạng gọi đi xử tội nay mai. Càng suy nghĩ, Tình càng tự kết tội mình là một tên tù binh bị giam lỏng rồi sẽ bị vào tù.

        Thê rồi Chiến dịch Điện Biên phủ kết thúc, Pháp chịu thua, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Hàng vạn giáo dân theo Chúa chạy vào Nam. Tình cũng chạy vào Nam để phá cái nhà tù đang ám ảnh trong đầu chứ chưa hề nghĩ sẽ làm gián điệp biệt kích.

        Nhưng rồi sự lý giải việc Tình bỏ trốn quá khứ lại không đưa đến kết cục như hắn nghĩ. Cơ quan tình báo Mỹ giao cho Tình tờ khai có in sẵn: họ tên, ngày tháng, năm sinh, tôn giáo, bố mẹ, gia đình... Hắn phải sống trong trạng thái chờ đợi, không công ăn việc làm, ngày ngày vào nhà thờ dõi mắt lên tượng Chúa đang dang rộng hai tay trên cây thánh giá để cầu nguyện. Đầu hắn mỗi lúc như đặc lại, đông cứng.

        Một hôm, có một người mắt xanh, tay đầy lông lá, khô đét như thanh củi đến gặp Tình. Tình nghĩ, hay là mình khai có điều gì không thật? Nhưng hắn lấy lại được bình tâm, Tình đã khai thật. Hơn nữa, ở cái đất Sài Gòn này còn có hàng vạn bà con giáo dân của thôn Lưu Hạ, của các làng xã xung quanh cùng di cư biết rõ về gia đình mình, chẳng có gì mà họ không biết. Mình muốn lừa dối họ cũng không được.

        Lần thứ nhất..., lần thứ năm..., lần thứ bảy... Lần nào Tình cũng khai đầy đủ theo yêu cầu của người Mỹ. Sau nhiều lần khai báo, xác minh, người Mỹ tuyên bố rằng tuyển Tình vào đội quân bảo vệ Chúa trở về Bắc. Nghe thấy thế, cảm giác sung sướng và báo thù chạy khắp người Tình. Hắn nhắm nghiền mắt lại. Nếu làm xong nhiệm vụ rước Chúa về đến Kim Sơn, mình sẽ hỏi tội những kẻ đã giết bố mình - Tên Tình nghĩ như thế. Hắn xốc chiếc túi du lịch trong tay ra ga Hòa Hưng đi Đà Nẵng. Từ đâu đó, sâu thẳm trong tâm can hắn vọng lên lời kêu sung sướng: Mình vinh dự quá, được vào đội quân đi bảo vệ Chúa.

        Tàu hỏa dừng lại, Tình bước ra ga lên chiếc xe Jeep chạy thẳng đến Tiên Sa vào một chiều cuối đông. Bầu trời và biển như hòa lẫn vào nhau. Trạm ra đa của Mỹ trên đỉnh núi hướng ra phía Bắc cứ quay liên tục. Tàu chiến Mỹ ở cảng sâu Đà Nẵng nhả khói đông đặc, vật vờ, tan loãng là đà xuống mặt biển. Sóng từ phía đèo Hải Vân, phía làng Cùi vật vã dưới chân bán đảo Sơn Trà, dồn vào vịnh Tiên Sa.

        Tình đi ngang qua đường goòng, bước thêm vài trăm bước thì đến chân nhà thờ Tiên Sa.

        Nhà thờ Tiên Sa xây dựng bên bờ biển. Từ phía biển Đông nhìn vào, người ta dễ nhầm đó là con tàu chuẩn bị hạ thủy. Hai thành tàu hơi mở rộng, bên trên có cây thập ác làm cột buồm. Mỗi khi sóng biển xô tới chân bờ, người ta dễ tưởng "tàu" đang chồm lên trên sóng, đầu hơi nhô cao lao về phía Bắc.

        Đó là nhà thờ dành cho những tên biệt kích của Sở Phòng vệ Duyên Hải thuộc Nha Kỹ thuật, Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt quân đội ngụy và dành riêng cho những tên biệt kích thuộc trung tâm huấn luyện Mỹ Khê của Phủ đặc ủy trung ương tình báo.

        Linh mục Trịnh Văn Duy, cha xứ của bán đảo Sơn Trà, đại úy tuyên úy của quân đội ngụy, cứ cách một chủ nhật lại đến đây một lần. Hôm nay nghe điện gọi đến không phải vào chúa nhật, ông nghĩ ngay có việc hệ trọng. Ông không đi ô tô mà đi bộ từ Mỹ Khê tới Tiên Sa. Ông nói với con chiên là biệt kích đang huấn luyện ở trại Mỹ Khê rằng, đêm qua Chúa ở nhà thờ Tiên Sa toát ra một phép màu gọi ông tới ngay...

        Khi ông nói, mọi người xúm lại, mắt đờ đẫn, đăm đăm nhìn về phía nhà thờ, tai lắng nghe vị linh mục. Sau những lời giải thích cho những "con chiên ngoan đạo nhất trên đời", ông đi dọc theo con đường nhỏ ven biển chạy song song với đường ô tô chạy ra cảng sâu Đà Nằng, nơi dành riêng cho tàu quân sự Mỹ neo đậu.

        Bước vào nhà thờ, linh mục Trịnh Văn Duy nhìn thấy đại tá Sung, cố vấn tình báo Mỹ Matin và Tình đang đứng trước tượng Chúa. Tượng Chúa vẫn dang rộng tay đón cả bốn người đến nơi kín đáo này để bàn cách "trở ra Bắc".

        - Thưa Đức cha, theo lệnh Đức cha, con đã có mặt.

        - Cha miễn lễ cho con - Linh mục Trịnh Văn Duy cầm tay Tình nâng nhẹ - Chúa tin con, đã chọn con vào đội quân bảo vệ Chúa. Con phải chịu khó học để rồi một ngày gần đây ra Bắc lập căn cứ rước Chúa về...

        - Thưa Cha, con sẽ làm trọn bổn phận thờ Chúa và chống Cộng.

        Sau những thủ tục nhập môn, giáo huấn, Tình được đào tạo theo chương trình huấn luyện biệt kích của Mỹ - ngụy. Tình được ở ngay tại dãy nhà bên vịnh Tiên Sa, cách nhà thờ Tiên Sa vài trăm mét. Đêm đến, nhạc nhảy từ phía tàu chiến Mỹ run rẩy vọng đến. Những cô gái nhảy mặt dày cộm phấn uốn mông theo nhạc. Gió vẫn vỗ vào nhà thờ triển miên như tiếng gọi của hồn biển. Tiếng nhạc, tiếng gió như chất ma túy ngấm dần vào Tình, thôi thúc chóng kết thúc khóa học để trở ra Bắc thực hiện lời Chúa, trả thù cho bố.

        Điều chờ đợi của Tình đã đến. Sau khóa học, hắn được chọn trong toán biệt kích đầu tiên ra Bắc. Nhưng ngay từ những ngày đầu đặt chân ra miền Bắc, hấn đã bị bắt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:44:48 pm »


       
2

        Chị Nhung quê chính ở Lưu Phương, lấy chồng về Lưu Hạ, thôn có hơn năm chục gia đình, có hai con lạch chạy ra bãi sú vẹt, thuyền bè có thể đi lại khi nước triều dâng cao. Người thôn này hầu hết làm chài lưới, làm thợ dệt chiếu hoặc thảm cói.

        Từ ngày lấy Tình, chị Nhung bỏ xã Lưu Phương sau lưng, để đến với biển vô tận. Nhưng hai năm sau, Tình lại bỏ chạy vào Nam. Từ đó, nỗi buồn không nguôi trong lòng chị. Chị sống mà như người ẩn dật, tinh thần suy sụp, mong ngày mong đêm cho đến ngày Nam Bắc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ đã ký kết. Nhưng ngày đó qua đi, Nam Bắc vẫn bị phân chia. Chị không tin ngày Nam Bắc thống nhất có thực trong đời, nhưng vẫn mong chồng sống trở về với chị.

        Chị đóng cánh liếp cửa sổ cho mưa khỏi hắt vào nhà, đến ngồi bên cột nhà một cách trầm lặng. Khuôn mặt trái xoan, sắc mặt hơi xanh, đôi mắt vẻ u buồn, dịu dàng nhìn lên tượng Chúa, chị lắng nghe tiếng gió rít và tiếng biển gầm rú.

        - Nhung ơi, mở cửa cho ông!

        Ông Tường, một người dân chài có đôi tay gân guốc, nước da như đồng đen, đội nón, khoác áo tơi từ ngoài cổng gọi vào.

        - Dạ, ông đợi con một chút.

        - Thằng Tình nó gửi bưu thiếp về đây này!

        - Nhà con báo tin về hả ông? - Chị Nhung vội vàng mở cửa. Cơn gió xộc theo hắt cả nước mưa vào nhà.

        - Bưu thiếp của bố nó đây.

        Chị run run giơ hai tay cầm bưu thiếp đưa sát đến bên đèn. Nước mắt chị nhòe đi khi đọc: "Thương gửi em Vũ Kim Nhung..."

        Chị nhớ lại cách đây bảy năm, cũng một đêm mưa rét như thế này, chị ôm Hương trong tay đi theo chồng vào Nam cùng Chúa. Mưa quất vào người chị đau như dần. Khi lội qua đồng cói ra biển, người chị nhem nhuốc bùn đen.

        - Nhung, cố lên chút nữa là ra tới biển - Tình động viên.

        - Mệt lắm rồi anh ạ - Chị thì thào - Chúng ta đi được nhiều chưa anh?

        - Cố gắng đi hết cánh đồng cói này là ra tới bãi sú vẹt.

        - Nhưng con nó chết mất anh ạ.

        Mặt Tình bỗng tái nhợt:

        - Con nó làm sao hả em?

        - Nó không chịu nổi lạnh - Chị cúi xuống lấy nón che cho đứa con đã lạnh toát vì nước mưa và gió biển. Chị cho rằng đó là cái chắn che chở cho đứa con tội nghiệp.

        - Lạy Chúa! Chúa ban phước lành cho chúng con!

        Chị Nhung đứng sững lại, mắt mờ đi như hai chiếc lá úa sâu. Rừng sú vẹt mênh mông không biết ranh giới hiện ra trước mặt. Bên ngoài rừng sú vẹt là biển trải vô tận với những đợt sóng to nối đuôi nhau, xô đẩy vào đất liền. Rừng sú vẹt và biển rộng cùng với cơn sốt xuất hiện ở đứa con trong tay đã bắt đầu giật đi từng tia hy vọng chạy vào Nam theo Chúa của chị.

        Chị cố rút chân lên thì bùn lầy lại hút chân chị. Chung quanh chị lúc bấy giờ chỉ thấy sự hãi hùng do chính nỗi sợ hãi của chị gây ga. Cái làm chị đi chậm lại, cản đường chị không phải là rừng sú vẹt, bùn lầy rậm rạp, sự mệt mỏi, mưa rơi mà chính là nỗi sợ con chết, biển cướp mất tính mạng cả hai vợ chồng. Nỗi sợ đó mỗi lúc một lớn lên không ngừng như con lũ của dòng sông. Chị cùng chồng đi trong rừng sú vẹt đầy rắn độc, sâu bọ.

        Tình động viên vợ:

        - Cố gắng đi hết vùng sình lầy sẽ có người đón.

        Chị Nhung lê lết theo chồng trong nỗi kinh sợ đó.

        Họ đi gần hết đêm. Mỗi lần chị Nhung ngã, Tình lại đỡ chị dậy, luôn miệng giục chị cố gắng bước nhanh trong cuộc chạy trốn điên rồ này. Hai người lội bì bõm trong vùng vốn đã sình lầy nhưng càng sình lầy hơn do cơn mưa tạo nên.

        Chị Nhung tưởng đã đi được xa nhưng lại nhận ra chị và chồng đang luẩn quẩn trong rừng sú vẹt.

        Bỗng có tiếng người phía sau.

        Bây giờ chị hiểu tại sao khi phát hiện có tiếng người, chị và Tình gắng hết sức bình sinh chạy hút vào trong mưa, thì giờ đây tiếng người lại vang lên ở phía sau. Tiếng sóng biển cũng vậy, lúc nào cũng thấy ầm ầm như rừng cây đổ bão, đất bùn quay tròn dưới trời mưa.

        Tiếng người ở phía sau gần hơn.

        - Lại có thêm người bạn đường hay có người đuổi theo mình?- Tình tự đặt câu hỏi.

        - Anh ơi, có người đuổi theo chúng ta đấy!

        - Nhanh lên em!

        Tình cố bước dài hơn. Chị Nhung phải chạy.

        - Đưa con cho anh bế.

        Hai người như những con vật bị săn lùng không đường chạy.

        - Anh chạy đi, để em và con ở lại.

        - Đừng em - Giọng Tình tha thiết - Anh đi một mình vào Nam thì sống sao nổi.

        Chị Nhung và Tình đứng lại. Tiếng người đuổi phía sau gần hơn, nhưng chính giây phút đó quyện chặt họ với nhau hơn. Tình thương chồng vợ giờ phút ấy, chị nhập với chồng thành một con người "cùng sống cùng chết". Có lẽ, cái phần tình người thương yêu nhau khiến Tình và chị Nhung nghĩ như thế.

        Tiếng người đuổi phía sau lại gần hơn.

        - Anh chạy trước đi, để mặc mẹ con em. Khi nào Chúa về. Anh theo Chúa về đây - Giọng chị Nhung khản đặc vì mệt và sợ.

        Tình tái mặt quát to:

        - Cô không đi thực hay sao?

        - Không đi nữa.

        Tình quát to hơn:

        - Ở lại theo Việt Minh hay sao? - Tình quát to như thét, giọng đầy hằn học - Cứ ở lại rồi có ngày chết vì bàn tay chúng nó.

        Tình bước đi trong cơn tức giận.

        - Lạy Chúa - Chị Nhung đưa tay lên làm dấu. Cặp mắt của chị như hai mảnh trời xám ngắt bị dông bão kéo qua.

        Chị đứng giữa sình lầy ôm lấy đứa con đã chết trong tay vì cảm lạnh đột ngột mà không biết.

        "Khi nào Chúa về, anh theo Chúa về đây". Lời cầu khẩn đó như tưới lên nỗi khổ cực, nỗi nhớ thương chồng. Nhiều người khi đau khổ cố gào thét cho bớt đi nỗi khổ đau, nhưng chị Nhưng chỉ đứng lặng để mặc cho nước mắt và nước mưa ròng ròng chảy qua ngực xuống thân thể đứa con đã chết. Mưa vẫn như hàng trăm chiếc mành khổng lồ bị gió thổi tạt, bay vào mặt, vào người chị, làm nước và bùn quanh chân chị cuộn lên. Chị Nhung vẫn ôm con đứng im mặc cho hai chân lún mỗi lúc một sâu hơn vào lòng đất.

        Tình chạy đi được một quãng xa thì có một tốp cán bộ ba người chạy đến chỗ chị Nhung. Họ là những cán bộ đi vận động bà con giáo dân không nên nghe theo địch bỏ chạy vào Nam mà nên ở lại quê hương làm ăn sinh sống. Vì thương đứa con trên tay, chị bước theo họ trở về thôn Lưu Hạ. Từ ngày đó đến nay đã qua bảy mùa mưa bão. Mỗi mùa mưa bão đến, cứ lắng tai nghe thấy những tiếng sóng gió gầm gào, có những tiếng gì lạ lắm như hú gọi, quát tháo, như hồn biển đang nổi giận. Nhiều đêm chị nghĩ đó là tiếng chồng chị và những người đã chết trên biển cùng nhau theo sóng gió xô đẩy về phía thôn Lưu Hạ. Giờ đây biết tin chồng chị còn sống, chị mừng lắm, hy vọng được gặp lại chồng. Chị nói với ông Tường:

        - Thế thì Chúa đã phù hộ anh ấy rồi!

        Hy vọng được gặp lại chồng lại bắt đầu nhân lên. Chị đến gian hát kinh, ngực đeo thánh giá, ngước nhìn tượng Chúa, tay đưa lên trán: cám ơn Chúa đã cho chồng con sống!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2020, 08:45:21 pm »


       
3

        Cầm tấm bưu thiếp trong tay, suốt đêm chị Nhung không ngủ được, chỉ mong trời chóng sáng. Hôm sau, khi chuông nhà thờ rung, chị bước ngay ra khỏi nhà. Chị là một trong những giáo dân đầu tiên bước vào nhà thờ cầu lễ.

        Chờ mãi mới thấy linh mục Bường bước lên giảng đàn. Giáo dân đi hành lễ đều cúi đầu.

        - Cha đã đến rồi! - Chị Nhung reo thầm trong bụng.

        Linh mục Bường đã già, người cao dong dỏng, nước da hơi hồng, đôi mắt sắc, đeo kính trắng, cằm hơi nhô, tất cả con người linh mục có gì lạnh lùng. Mỗi khi ông nói, giọng ấm như biển ru, có sức thuyết phục giáo dân một cách lạ thường. Ông đến và bước lên giảng đàn bắt đầu buổi thuyết giáo. Sau những câu cuối cùng của bài tụng ca, linh mục Bường nghĩ ngay đến phương pháp thuyết đạo của ông: hà tiện lời thuyết đạo chung mà cần thuyết đạo riêng cho từng người. Và mỗi người lại được nghe những lời thuyết đạo đó ở một mức độ khác nhau.

        - Bây giờ ai có điều gì muốn nói với Cha, hãy ở lại.

        Giáo đường im lặng. Linh mục Bường đưa tay làm dấu và bước xuống bục. Tất cả giáo dân cúi xuống. Linh mục cảm thấy như tất cả giáo dân đang nâng áo ông. Nếu như bây giờ ai chạm đến thân thể ông, chắc mọi người sẽ lăn lông lốc, người này đè lên người kia suốt các bậc thang của giảng đàn. Ông nghĩ như thế và mỉm cười.

        Linh mục Bường bước vào tòa giải tội. Chị Nhung bước đến trước tòa giải tội quỳ hai gối, ghé sát vào một lỗ nhỏ:

        - Thưa Cha, con Mari Nhung, con có điều...

        Lời nói ngập ngừng trên môi chị.

        - Con hãy nói cho Cha nghe!

        Tiếng linh mục vang lên trong không gian dồn dập bay trong đầu chị như một đàn bồ câu ngoan ngoãn.

        - Thưa Cha, hôm qua con nhận được tin chồng con báo rằng vẫn bình yên.

        Chị Nhung nghiêng mình rất thấp, nước mắt chảy ròng ròng. Vì chị nghĩ, cuộc đời đang đem đến cho chị phút giây tốt đẹp nhất.

        - Cha miễn lễ cho con!

        Vị linh mục nói một cách chậm, bình thản. Chị Nhung không thấy nóng lòng như lúc chưa gặp Cha nữa.

        - Con kể lại cho Cha nghe làm sao con nhận được tin đó.

        Sau khi nghe chị Nhung kể, vị linh mục lạnh lùng nói:

        - Đưa bưu thiếp cho Cha xem.

        Cầm bưu thiếp trong tay, vị linh mục đọc nhanh một lượt và nhìn kỹ hơn ngày ký trong bưu thiếp, ngày 12 tháng 3. Như một cậu học trò, vị linh mục tính ngay được ngày Tình trở về Kim Sơn theo kế hoạch của Cục tình báo trung ương Mỹ.

        - Thượng đế đã biết điều này - Linh mục Bường bắt đầu thuyết giáo - Cha sẽ trình đấng tối cao điều con vừa nói - Linh mục Bường nhắc tới những điều mà bổn phận mỗi giáo dân đều phải làm.

        Viên quản lý giáo xứ đi ngang qua ô cửa làm vị linh mục giật mình tưởng có người lạ. Quản lý giáo xứ là một người giang hồ, không nhà cửa, cao to như một người khổng lồ, trung thành với Cha hơn tất cả những ai đã kính Chúa.

        Nhìn qua lỗ nhỏ trên tấm gỗ phía trước của toà giải tội, vị linh mục biết là viên quản lý giáo xứ, ông lấy lại được sự bình tâm, tiếp tục nói:

        - Nhưng Cha khuyên con đừng quá tin rằng chồng con còn sống.

        Linh mục Bường đã nghĩ quá kỹ về câu nói này. Ông nghĩ rằng, chỉ có câu nói kín kẽ đó mới có thể nói với mọi người ông là người Cha thuyết đạo chính cống.

        Chị Nhung bàng hoàng, tưởng như cả nhà thờ sụp xuống, cả vùng Kim Sơn như bị biển dâng tràn qua. Nước mắt chị chảy ròng ròng.

        - Nhưng đấng tối cao bao giờ cũng ở bên chồng con để che chở, nếu như có chết thì cũng cứu vớt linh hồn khỏi bể trầm luân. Con không thấy đó là điều tốt đẹp, hạnh phúc nhất hay sao?

        Vị linh mục biết lời nói của ông vừa rồi làm lung lay tư tưởng chị Nhung, nhưng lại che chở kín cạnh nhất cho việc ông chuẩn bị đón Tình theo lệnh của Cục tình báo trung ương Mỹ. Ông đưa tay lên làm dấu để nện một quả đấm vào tư tưởng hoài nghi của mọi người, lấy lại bình tâm cho một người giáo dân sùng đạo.

        Chị Nhung buồn rầu chào vị linh mục rồi bước về phía tiền sảnh đúng lúc ông già kéo chuông giật một tiếng đầu tiên. Vị linh mục vẫn đứng yên, nắm tay còn chưa bỏ xuống.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM