Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:29:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tôi được làm người học trò nhỏ của Bác Hồ  (Đọc 4622 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:42:35 am »

Đồng chí Lý Thụy lại tận tình dìu dắt từng người một. Song lần này sang đây, có điều kiện mở một lớp học lấy tên là Chính trị đặc biệt huấn luyện Ban. Đồng chí Lý Thụy vẫn là giảng viên chính, có thêm một số đồng chí phụ giảng: Hồ Tùng Mậu. Đặng Cảnh Tân...

Thời gian qua đi đã mấy chục năm rồi, đến nay, mỗi khi nghĩ đến việc Đảng và Nhà nước ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo có trình độ chính trị, quân sự, chuyên môn vững vàng, tôi không khỏi xúc động nhớ lại những năm 20, cách mạng còn trong buổi sơ khai trứng nước. Lúc ấy cán bộ có điều kiện xuất dương đếm được trên đầu ngón tay. Tuy bận nhiều công việc hết sức trọng đại, đồng chí Lý Thụy vẫn dày công chăm sóc huấn luyện từng người hoặc hai ba người dù chỉ là một hay vài ba tuần lễ. Mãi tới năm 1926, có điều kiện tối thiểu để tập trung thành một lớp huấn luyện hẳn hoi nhưng số học viên do đồng chí trực tiếp đào tạo cũng chỉ khoảng trên dưới mười người. Mà lúc ấy làm sao có được trường sở, ban bệ, tài liệu, văn hiện, sách báo... sinh hoạt đàng hoàng bề thế như bây giờ! Tất cả lúc ấy là vừa làm vừa học, đùm bọc nuôi nhau. Các đồng chí Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn... đến trước, vào học ở trường Hoàng Phố và làm việc để có tiền nuôi chúng tôi đến sau. Đến lượt chúng tôi cũng có trách nhiệm như vậy. Ấy là chưa nói đến việc học ở đất người, luôn phải mắt trước mắt sau, nghe ngóng cảnh giác đề phòng mọi sự phản trắc đánh phá của kẻ thù. Lúc đó, cứ nghĩ đến mình, chưa làm được gì cho cách mạng là chúng tôi day dứt không yên. Chỉ mong học chóng xong để được nhận công tác. Tâm trạng của anh em chúng tôi lúc đó, ai ai cũng mong được về nước hoạt động. Hoặc chí ít cũng được về Thái Lan cho gần Tổ quốc hơn, khi cần “nhảy một bước” là đặt chân tới nước nhà. Hoặc nếu không, cần đi học thêm thì sẽ đi Liên Xô học.

Sau này, tôi ngày càng thấy rõ là trong quá trình bồi dưỡng huấn luyện chúng tôi. đồng chí Lý Thụy đã cân nhắc tình hình, sở trường, sở đoản của từng người để bồi dưỡng, giáo dục, giao việc. Đúng như câu Bác nói sau này mà nhiều người đã biết là “Dụng nhân như dụng mộc”. Cây gỗ thẳng dùng vào việc thẳng, cong dùng vào việc cong. Có đồng chí được cứ về nước hoạt động ngay. Có đồng chí như anh Lê Hồng Phong sau khi tốt nghiệp trường Hoàng Phố được gửi đi Liên Xô học tiếp. Điều mong mỏi nhất của tôi lúc đó là được về nước hay về Thái Lan để hoạt động. Còn nếu như được đi học thêm thì được học tại Liên Xô. Lúc đó đi Liên Xô không phải dễ dàng, phải có thời cơ thuận tiện, lại rất tốn kém. Anh Lê Hồng Phong vừa đi trót lọt thì đường dây liên lạc bị gián đoạn do xung đột quân sự ở miền Bắc Trung Quốc.

Mùa thu năm 1926, đồng chí Lý Thụy giới thiệu Trương Văn Lĩnh, Lưu Quốc Long và tôi vào học trường võ bị Hoàng Phố dịp khai giảng khóa học mới. Trước mắt được vào trường là may mắn rồi, vì như thế vừa được trau dồi về kiến thức quân sự, vừa giải quyết được cuộc sống hàng ngày luôn khó khăn thiếu thốn, lại có tiền đóng góp vào quỹ cách mạng.

Như trên đã nói, trường Hoàng Phố là do Chính phủ Liên Xô thể theo yêu cầu của bác sĩ Tôn Dật Tiên, nhận giúp đỡ đào tạo cán bộ nòng cốt để thành lập “cách mạng quốc dân quân”. Cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, binh khí kỹ thuật của nhà trường đều do Liên Xô đầu tư xây dựng. Điều làm tôi yên tâm và hào hứng là tuy chưa được đi học ở Liên Xô như anh Lê Hồng Phong nhưng học ở đây cũng là được học tư tưởng quân sự, chiến thuật, chiến lược của cuộc cách mạng vô sản do các cố vấn quân sự Liên Xô giảng dạy. Thế nhưng giảng viên trong trường lúc này còn có cả người của Đảng cộng sản Trung Quốc, của Chính phủ cách mạng Tôn Dật Tiên, thậm chí có cả Nguyễn Hải Thần, Đinh Tế Dân, Trương Bội Công là người của Việt Nam Quốc dân đảng đang thoái hóa. Điều đó khiến tôi phải băn khoăn, cảnh giác đề phòng.

Khóa học của chúng tôi có tới bảy trăm học viên, những học viên mới vào đều phải qua chương trình hạ sĩ quan trong sáu tháng. Sau sáu tháng, qua sát hạch, nếu đủ điểm mới được học tiếp chương trình đào tạo sĩ quan. Trong số bảy trăm học viên khóa này có tới gần 100 là người Việt Nam. Tôi hơi thấy làm lạ: sao mà đông thế? Hỏi ra mới biết số thanh niên này là con em Việt kiều ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc, phần lớn do Nguyễn Hải Thần, -Trương Bội Công đưa vào học tập. Tìm hiểu thì số thanh niên này phần lớn là tốt nhưng còn quá ngây thơ về chính trị nên bị Nguyễn Hải Thần lợi dụng. Trước khi nhập học, đồng chí Lý Thụy căn dặn chúng tôi rất nhiều điều. Chung quy, đồng chí yêu cầu anh em phải cố gắng chịu khó vượt gian khổ để giỏi cả lý thuyết, giỏi cả động tác thực hành. Đồng chí cũng không quên căn dặn: Không được sao nhãng việc học chính trị. Chính trị - quân sự phải đi đôi. Cách mạng ta sau này rất cần đến đội ngũ cán bộ quân sự, chính trị giỏi giang.

Song, khóa học mà ba chúng tôi tham gia rơi vào thời điểm không thuận lợi. Sau cái chết của bác sĩ Tôn Dật Tiên (12-3-1925) và sau vụ ám sát Liêu Trọng Khải (20-8-1925) là người tích cực củng cố hợp tác Quốc - Cộng, tình hình Quốc - Cộng hợp tác đã có chiều hướng xấu đi. Tưởng Giới Thạch bắt đầu thực hiện mưu đồ tiếm quyền lãnh đạo Quốc dân Đảng, phản bội đường lối “thân Nga, dung Cộng” của Tôn Trung Sơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:43:03 am »

Trước tiên, Tưởng sử dụng lực lượng sĩ quan trẻ của trường Hoàng Phố để đánh bọn quân phiệt cát cứ. Khóa học của Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn đã bị đẩy đi đánh nhau với bọn quân phiệt ở Quảng Đông. Đến lượt chúng tôi đang theo học chương trình hạ sĩ quan lại phải đi chặn đánh tên quân phiệt Trần Quýnh Minh từ căn cứ phía tây định tiến về đánh chiếm Quảng Châu. Tôi được điều về một trung đoàn mà Lê Hồng Sơn là trưởng phòng chính trị. Cuộc chiến kéo dài chừng một tuần lễ. Phần thắng thuộc về các đơn vị cách mạng Quốc dân quân do các sĩ quan trẻ ở trường Hoàng Phố chỉ huy. Lần đầu tiên tôi vào trận với ý thức học hỏi rất nghiêm túc, những mong rằng qua thực tế chiến đấu đó vận dụng vào chương trình học tập sĩ quan của tôi sau này.

Sau khi cụ Phan Bội Châu bị bắt, Nguyễn Hải Thần tấp tểnh đòi lên làm lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Nguyễn Hải Thần định lợi dụng số đông thanh niên Việt Nam mà ông ta đưa vào học mà tôi vừa nói, tổ chức một cuộc họp để bầu ông ta làm chủ tịch nước Việt Nam ở hải ngoại và tên thổ phỉ Đàm Giám Tây làm tổng tư lệnh. Nguyễn Hải Thần biết chúng tôi cứng đầu nên cố tình lôi kéo mua chuộc. Nắm được tình hình, tôi về báo cáo với đồng chí Lý Thụy, xin cho phá âm mưu ấy.

- Anh làm được không? Đồng chí Lý Thụy hỏi.

- Thưa, làm được ạ!

Đồng chí Lý Thụy đồng ý cho làm, trao đổi với tôi tỉ mỉ về kế hoạch và dặn phải hết sức thận trọng, vì lúc ấy ở trong trường có vài tên nhân viên nguyên trước đây là thổ phỉ chuyên làm nghề đâm thuê chém mướn, gây gổ, giết người. Ở Trung Quốc lúc đó, thuê một kẻ đi giết người là chuyện cơm bữa. Bấy giờ, nghĩ đến việc phải đụng chạm với bọn này, ban đầu tôi cũng thấy rờn rợn. Lại nhớ tới lời bố tôi căn dặn trước lúc lên đường: “Con đi lần này, được thì được lại nước, mất thì mất tuổi thanh xuân của mình”, tôi càng thêm phân vân, suy tính. Nhưng chí đã quyết, vẫn nhất định làm. Tôi phân công Trương Văn Lĩnh, Lưu Quốc Long tranh thủ đi giác ngộ vận động trước số thanh niên vào loại “dao búa” này nên tỉnh táo nghe theo lẽ phải. Vì thế, sau đó, khi bước vào cuộc họp đông người, thấy cán cân so sánh đã ngả dần về phía chính nghĩa, tôi đứng lên vạch mặt Đàm Giám Tây là một tên thổ phỉ, người Tàu, gây nhiều tội ác với nhân dân hai nước ở vùng biên giới Quảng Đông, Quảng Tây và Nguyễn Hải Thần là một tên đầu cơ chính trị v.v. Và tôi tuyên bố ly khai không hợp tác với tụi này. Những việc làm của tôi lúc ấy phần lớn là theo kế hoạch dặn dò chu đáo của đồng chí Lý Thụy. Sau khi tôi hăng hái “nổ phát súng” đầu tiên Trương Văn Lĩnh và Lưu Quốc Long bố trí ngồi lẫn trong số thanh niên, tiếp tục phát biểu làm nòng cốt cho số anh em này thấy rõ bộ mặt xấu xa của Nguyễn Hải Thần. Tiếng bàn tán hường ứng lan truyền và lập tức nổi lên rầm rộ trong đám thanh niên: Vô lý, sao lại để một tên thổ phỉ gian ác làm tổng tư lệnh? Ta không có người tài giỏi làm tổng tư lệnh được hay sao? Không thể “Hẩu lớ” với bọn thổ phỉ được đâu! Đả đảo thổ phỉ Đàm Giám Tây. Đả đảo Nguyễn Hải Thần. Tổng tư lệnh phải là người Việt Nam ta...

Buổi họp tan. Anh em tự động lục tục bỏ ra về.

Đúng như dự đoán của đồng chí Lý Thụy, ngay sau đó Nguyễn Hải Thần thuê người giết tôi. Do đã đề phòng nên tôi chỉ bị giết hụt. Nguyễn Hải Thần càng thêm bẽ mặt, mất hết ảnh hưởng trong trường.

Từ tám người đầu tiên làm lực lượng cách mạng trẻ có sẵn ở Quảng Châu đầu năm 1925: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt (sau mất khí tiết), Lâm Đức Thụ (sau phản bội), Trương Văn Lĩnh, Lưu Quốc Long (Lưu Quy) và tôi, đồng chí Lý Thụy đã tổ chức lại thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Giữa và cuối năm 1926, lực lượng cách mạng trẻ từ trong nước sang càng đông, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội càng phát triển, đòi hỏi phải có một tổ chức hạt nhân lãnh đạo. Hạt nhân đó là Thanh niên cộng sản Đoàn cũng do đồng chí Lý Thụy tổ chức ra.
 
Sau những lần giao công tác, thử thách, tôi được đồng chí Lý Thụy kết nạp vào Thanh niên cộng sản Đoàn. Lần kết nạp này cũng như lần trước, chỉ có hai người: đồng chí Lý Thụy và tôi. Trong lần này, đồng chí Lý Thụy đổi tên cho tôi là Lê Quốc Vọng.

Tôi đang theo học thì bị ốm nặng, phải điều trị tại bệnh xá nhà trường. Biết tình hình thuốc men ở đây hay bị bớt xén, đồng chí Lý Thụy đưa tôi về nhà Lâm Đức Thụ chạy chữa. Vợ chồng Lâm Đức Thụ thường tỏ ra chân tình niềm nở. Khi hai vợ chồng Thụ có việc sang Hồng Công liền trao cả tòa nhà nhờ tôi trông nom giúp và dặn lại: tiền chợ hàng ngày trong tủ cứ lấy ra chi dùng.

Tuy sức khỏe chưa hồi phục hẳn nhưng mỗi ngày tôi chỉ lấy đủ tiền mua rau. Tiền để trong tủ rất nhiều. Toàn bạc trắng đựng trong các túi vải dài như ruột tượng. Và tôi đã phải băn khoăn: Họ làm gì mà tiền lắm thế? Sao họ không đưa hẳn một món cho mình, mà lại bảo cứ mở tủ ra mà lấy? Một ý nghĩ chợt lóe lên làm tôi choáng váng; trong tổ chức cách mạng phải chăng đã có kẻ ăn ở hai lòng? Họ định phản lại cả đồng chí Lý Thụy hay sao? Gặp đồng chí Lý Thụy, tôi báo cáo lại tường tận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:45:02 am »

*
*   *

Tại trường Hoàng Phố, tôi kết thân với hai bạn học sinh nước ngoài. Một anh người Triều Tiên, họ Phác. Vì cùng là người dân mất nước nên chúng tôi rất thông cảm với nhau. Qua những câu chuyện của anh bạn Triều Tiên, tôi càng thấy rõ là bọn đế quốc da trắng cũng như da vàng đều dã man tàn ác như nhau. Những dân tộc thuộc địa nhỏ yếu không còn con đường nào khác ngoài con đường đoàn kết, liên hiệp nhau lại đấu tranh tự giải phóng cho mình. Như thế cũng là gián tiếp hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc bạn như lời đồng chí Lý Thụy thường dạy bảo. Người bạn thứ hai là anh Đào Trù, người Trung Quốc. Anh Đào Trù học hành rất nghiêm túc, tư cách đứng đắn. Biết tôi là người Việt Nam nên anh thường gần gũi chuyện trò. Tôi cũng rất mến anh. Một hôm, nhân buổi nói chuyện vui sau bữa cơm chiều như lệ thường của học viên nhà trường, chúng tôi tranh luận với nhau thế nào là người có tri thức? Lý lẽ của tôi được nhiều bạn tán thành, nhất là anh bạn Triều Tiên họ Phác. Nhưng có một học sinh Trung Quốc tỏ vẻ bực bội, ngoảnh về phía đông người nói: “Nó là dân An Nam, vong quốc nô, làm gì có tri thức”. Tôi ôn tồn nhưng nghiêm nghị nói với người đó:

- Anh hiểu tri thức là thế nào? Đất nước tôi, dân tộc tôi bị đế quốc Pháp đến xâm lược hòng biến chúng tôi thành nô lệ nên chúng tôi phải đi học để làm cách mạng. Còn Trung Quốc, tiếng là một nước độc lập nhưng bị làm nô lệ cho bao nhiêu tên đế quốc. Vậy mà tôi ít thấy các anh nói đến việc đánh đuổi chúng nó, chỉ thấy nói đến Bắc phạt, anh em trong nhà đánh lẫn nhau. Chúng tôi đi làm cách mạng là chúng tôi có tri thức.

Đào Trù hướng về phía anh học sinh Trung Quốc kia và những học sinh khác bình luận:

- Cứ nghe nó nói thì đủ biết ai là trí thức.

Ít lân sau, nhân lúc chỉ có riêng hai người, Đào Trù tự giới thiệu rồi nói với tôi:

- Tôi muốn giới thiệu anh vào Đảng cộng sản Trung Quốc, anh nghĩ thế nào?

Cảm kích trước thiện ý của Đào Trù; nhưng không tiện từ chối ngay, tôi trả lời: Xin để cho suy nghĩ. Nghe tôi báo cáo lại, đồng chí Lý Thụy gật đầu, cười và lại nhắc nhở tôi về vấn đề giữ bí mật, lẽ sống còn của cách mạng lúc đó.

Ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã ý thức về việc giữ kín mồm miệng, đến nay bước chân vào con đường hoạt động cách mạng, tôi càng thấm thía vì sao đồng chí Lý Thụy luôn nhắc nhở mọi người phải biết giữ bí mật cho tổ chức, đặc biệt, từ sau ngày Tưởng Giới Thạch tiến hành thanh đảng - thực chất là tiêu diệt cộng sản và loại trừ những phần tử tiến bộ ra khỏi bộ máy chuyên chính độc tài của y. Việc thanh đảng xảy ra vào ngày 12 tháng 4 năm 1927 ở khắp các nơi trong đó có trường Hoàng Phố.

Năm 1926, với chức vụ tổng tư lệnh quân đội, Tưởng Giới Thạch đã sử dụng số sĩ quan tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố để xây dựng nhiều đơn vị chiến đấu cho bản thân y. Đồng thời y tạm thời liên minh với một số tên quân phiệt ở miền Nam Trung Quốc mở nhiều cuộc hành binh lớn lên phía bắc (Bắc phạt) nhằm tiêu diệt những tên quân phiệt lãnh chúa không chịu thần phục y. Chỉ gọn trong vòng sáu tháng cuối năm 1926, cả khu vực rộng lớn phía nam sông Dương Tử, bao gồm các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây... dưới quyền kiểm soát của Tưởng Giới Thạch. Tháng 3 năm 1927, Tưởng chiếm xong hai thành phố lớn là Thượng Hải và Nam Kinh. Trong lúc Tưởng Giới Thạch tiến hành Bắc phạt, lực lượng vũ trang của Đảng cộng sản Trung Quốc phát triển mạnh, được bổ sung bằng những đơn vị nguyên vẹn của Quốc dân đảng do những người chỉ huy là cộng sản chạy sang hàng ngũ Hồng quân và đánh thắng nhiều tên quân phiệt, mở rộng căn cứ trong đó có một số vùng mới chiếm được của Tưởng Giới Thạch. Trước sự lớn mạnh của cộng sản, Tưởng buộc phải tiến hành sớm cái gọi là “thanh đảng”.

Hôm đó (12-4-1927), vào một ngày cuối xuân, sương đục nhờ nhờ trên thành phố Quảng Châu, tiếng kèn tập họp nổi lên gay gắt trong trường Hoàng Phố. Từng đơn vị học sinh thuộc các phân khoa bộ binh, pháo binh, công binh... tập họp thành từng khối như thường lệ ở địa điểm quy định. Bọn khủng bố đọc tên những người bị tình nghi là cộng sản ra khỏi hàng. Khi chúng vừa gọi đến tên tôi thì người sĩ quan phụ trách khoa bộ binh liền có ý kiến phản đối: Nó học hành rất tốt, cộng sản gì mà bắt nó.

Tôi thoát chết. Nhưng trong lúc đó, một anh trong số thanh niên do Nguyễn Hải Thần lôi kéo vào trường; không hiểu vì lẽ gì lại tự khai trong lý lịch nhập trường là đảng viên cộng sản. Thế là bọn đao phủ tuyên án, bắn anh chết ngay trước mặt chúng tôi.

Trường hợp thoát nạn bất ngờ của tôi có thể bắt nguồn từ một lý do xa xôi nào đó. Tôi nghĩ thế. Phải chăng đó là do từ thuở nhỏ tôi đã được bố mẹ ân cần dạy dỗ theo nếp sống của gia đình: sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, trật tự, việc nào ra việc ấy, chỗ nào để chỗ ấy. Lớn lên đi học, nhất là từ lúc tham gia cách mạng, ý thức tổ chức, kỷ luật, tự nguyện tự giác chấp hành mọi quy định dù nhỏ nhặt nhất của cuộc sống tập thể luôn luôn thường trực ở trong tôi. Khi vào trường học lại được đồng chí Lý Thụy căn dặn phải học tốt, gương mẫu về mọi mặt. Vì tin yêu tuyệt đối ở đồng chí, nghiêm chỉnh chấp hành mọi lời răn dạy, nhủ khuyên, tôi đã tỏ ra là một học viên xuất sắc trong học tập, gương mẫu trong chấp hành kỷ luật, nội quy nhà trường, đề cao đạo đức, tác phong khiêm tốn, giản dị nên được thầy yêu, bạn mến. Người sĩ quan phụ trách đó không biết tôi là người Việt Nam nhưng có thể vì có ấn tượng tốt đối với tôi mà bênh vực khiến tôi thoát nạn?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:45:38 am »

Được tin số anh em học sinh vừa do tổ chức Thanh niên ta, vừa do Nguyễn Hải Thần giới thiệu vào học bị khủng bố, tra khảo, anh Lê Hồng Sơn vội tìm đến Nguyễn Hải Thần và Đinh Tế Dân là hai giảng viên chính trị trong trường yêu cầu can thiệp. Nhưng họ đều khiếp nhược và từ chối. Lê Hồng Sơn một mình đứng lên giải quyết.

- Số anh em này sang đây chỉ biết học tập. Anh em có biết cộng sản là gì. Tôi đứng lên bảo lãnh cho anh em - Lê Hồng Sơn dõng dạc nói với bọn khủng bố. Chúng đã bắt giam anh mấy tháng. Nhưng số học sinh Việt Nam thì được yên ổn.

Sau vụ khủng bố, Trương Văn Lĩnh, Lưu Quốc Long và tôi theo khối học sinh sĩ quan chuyển trường lên học tại Nam Kinh (khối học sinh hạ sĩ quan học tiếp ở Quảng Châu). Không khí trong trường trở nên căng thẳng. Học sinh bị giám sát chia rẽ không ai tin ai nữa Nhóm giảng viên chính trị cộng sản và một số học sinh Trung Quốc, trong đó có Đào Trù đã kịp tránh thoát. Mặc dù bị giám sát chặt chẽ, ba chúng tôi vẫn dũng cảm học tập. Khi mãn khóa, chúng tôi đều tốt nghiệp hạng ưu. Nhà trường bổ nhiệm mỗi người về một đơn vị. Tôi được đưa về trung đoàn, làm trợ lý tham mưu.

Tình hình Trung Quốc vẫn rất lộn xộn. Tưởng Giới Thạch mở đợt khủng bố tiêu diệt cộng sản thì bọn quân phiệt lãnh chúa (có tên vừa mới liên minh với Tưởng) vội câu kết với nhau để chống Tưởng. Thành phố Nam Kinh ở phía nam sông Dương Tử. Phía bắc là của tên quân phiệt Tôn Truyền Phương đang hầm hè với Tưởng Giới Thạch. Tôi vừa về nhận công tác được một tuần thì trung đoàn đã phải vượt sông Dương Tử, tiến vào Nam Kinh đánh Tôn Truyền Phương. Sau mười ngày bị chặn đánh ở Trấn Giang, Tôn Truyền Phương thua, phải chạy lên phía bắc. Lưu Quốc Long chiến đấu ở một đơn vị khác, bị thương phải đi điều trị. Khi tôi tìm đến thăm thì được thư của chú Hồ Tùng Mậu nhắn hai người về Quảng Châu. Mặc dầu vết thương chưa lành, Lưu Quốc Long cũng xin nghỉ phép cùng tôi về gấp Quảng Châu. Tại đây chúng tôi gặp lại đồng chí Lý Thụy. Sau đợt khủng bố tháng 4 vừa qua, đồng chí Lý Thụy phải rút vào hoạt động bí mật. Đồng chí chỉ gặp hai anh em tôi trong chốc lát, dặn chúng tôi ở lại Quảng Châu, đợi liên lạc dẫn đường sang Liên Xô học tập. Hạnh phúc quá bất ngờ, chúng tôi cảm kích đến run rẩy chân tay, quên hết mọi nỗi nhọc nhằn hiểm nguy trước mắt. Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi được tổ chức hướng dẫn học tập một số tài liệu về chủ nghĩa cộng sản và tập tài liệu của Liên hiệp các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Vào đầu mùa đông, trời Quảng Châu đầy sương lạnh buốt. Buổi kỷ niệm lễ Song thập (kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi - Trung Quốc ngày 10 tháng 10 dương lịch hàng năm) nặng nề nhưng âm ỉ trong cơn sốt nội chiến và khởi nghĩa liên miên ở khắp mấy tỉnh miền nam. Ở Quảng Đông đồng chí Bành Bái nguyên là một địa chủ lớn, bỏ cả cơ nghiệp, theo cách mạng, lãnh đạo nông dân ba lần khởi nghĩa (tháng 4, tháng 7, tháng 10 năm 1927) đánh chiếm lại toàn bộ quê hương mình là huyện Hải Lục Phong. Tôi đã có dịp đến Hải Lục Phong. Đó là vùng đất mênh mông, một tiểu Vạn lý trường thành khép kín, trong đó nhốt hàng chục vạn con người nô lệ dưới quyền sinh quyền sát của một số tên chúa đất, để rồi liên miên tiếp diễn ra bao cảnh nồi da nấu thịt, như hai anh em ruột Quách Cầm, Quách Cán giết hại lẫn nhau. Hình ảnh hai tấm bài vị trên bàn thờ trong nhà mẹ Cắm ở xóm nghèo bên bờ con kênh Sa Diện lại hiện lên rõ mồn một trong trí nhớ của tôi.

Sau khởi nghĩa tháng 10, huyện Hải Lục Phong đã tổ chức được một lực lượng vũ trang đông đảo, sẵn sàng chi viện cho thành phố Quảng Châu nổi dậy.

Ngày 11 tháng 12 năm 1927, cuộc khởi nghĩa Quảng Châu dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Châu do đồng chí Trương Thái Lôi đứng đầu, bùng nổ. Lực lượng vũ trang nòng cốt gồm trên một trăm tay súng thanh niên, trong đó có một sổ học sinh trường quân sự Hoàng Phố, tham gia khởi nghĩa ở Vũ Hán, không thành công, chạy về. Đó là đội quân trẻ tuổi hăng say bồng bột nhưng chưa biết suy nghĩ sâu nông. Bên cạnh họ là hàng chục vạn quần chúng lao động trong thành phố được trang bị giáo mác, gậy gộc, ào ào đổ xuống đường. Khí thế cách mạng ngút trời ngập đất. Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được toàn bộ thành phố đập tan bộ máy chính quyền phản động của Tưởng Giới Thạch. Cùng một lúc quân Hải Lục Phong còn đánh chiếm cảng Sơn Dầu, tiến về thành phố; thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào, giành toàn thắng. Nhưng quân Hải Lục Phong đã bị bọn quân phiệt địa phương chặn đánh, không tiến lên được, phải rút. Quân khởi nghĩa làm chủ thành phố được một tuần thì rơi vào tình trạng bị bao vây, cô lập.

Một số cán bộ cách mạng Việt Nam trong đó có ba anh em chúng tôi đã trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa, sát cánh với những chiến sĩ cộng sản Trung Quốc, ngày đêm lặn lội nơi chiến lũy.

Kẻ thù đã dìm cuộc khởi nghĩa Quảng Châu trong biển máu. Chỉ trong mấy ngày, xác người đã ngập đường phố. Những tiếng chân bước đi lùng sục huỳnh huỵch. Những tiếng thét trói man rợ. Súng nổ ran khắp nơi khắp chốn. Từng đoàn chiến sĩ cách mạng, trong đó cả hai vợ chồng đồng chí Trương Thái Lôi và từng xâu dài những người dân vô tội bị dẫn đi hành hình. Những họng súng máy xả đạn khủng bố đến đỏ nòng. Từng đám người gục xuống như ngả rạ dọc đường phố. Máu đọng thành từng vũng, xác người trôi lều bều, trương thối trên dòng sông Châu. Thành Quảng Châu sặc mùi tử khí. Trời Quảng Châu thê lương, ảm đạm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:46:01 am »

Tôi được chứng kiến từ đầu đến cuối sự trả thù hèn hạ, điên cuồng của bọn phản động Quốc dân đảng. Ngay từ ngày đầu phản công lấy lại được thành phố, chúng đã sục luôn vào trụ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở phố Văn Minh, bắt mấy cán bộ ta ở đó. Tôi nhanh chân chạy thoát, tìm đến nơi ở của các đồng chí lãnh đạo: Hồ Tùng Mậu, Đặng Thúc Hứa (tức Tú Di)... Tôi nhận chỉ thị của đồng chí Hồ Tùng Mậu phải lập tức đến ngay trường Hoàng Phố xem xét tình hình của một số thanh niên ta vừa từ trong nước ra, đang theo học tại lớp hạ sĩ quan. Tôi vừa đi khỏi nhà thì bọn Quốc dân đảng đến khám xét và bắt giữ đồng chí Hồ Tùng Mậu. Trường Hoàng Phố ở ngoại ô Quảng Châu. Từ ngày đầu có cuộc khởi nghĩa, học sinh bị cấm trại, tước vũ khí, bị không chế rất chặt. Gian nguy lắm tôi mới tới nơi. Trông thấy tôi, bọn khiêu khích (trong số học sinh Trung Quốc) lập tức la ó: Cộng sản đến bắt liên lạc! Và ngay tức khắc tôi bị chúng giữ lại.

- Tôi đến để xem số anh em học sinh Việt Nam hiện ra sao.

- Không biết, bắt giữ lại đã.

Số anh em học sinh Việt Nam thấy có người mình đến và vô cớ bị bắt giữ, lập tức đứng lên phản đối và bảo lãnh cho tôi là vô can, vô tội. “Có gì thì cứ giam chúng tôi còn thả người đó ra”. Sau mấy ngày bị giữ lại nhân viên trong trường có cảm tình với cách mạng, tạo cơ hội cho tôi chạy thoát.

Nhà tù Quảng Châu chột ních người, như một cái thùng bị hơi nén quá lực. Bọn khủng bố buộc phải thả bớt một số người bị bắt ra trong đó có vợ đồng chí Hồ Tùng Mậu. Nhờ đó, tôi nhận được ngay chỉ thị mới là phải cùng với Lê Quốc Long, Trương Văn Lĩnh lánh lên Nam Kinh ngay. Trên đường đi, chúng tôi mang theo thư của Hồ Tùng Mậu giới thiệu ba chúng tôi với ông Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam xuất dương từ năm 1906 trong phong trào Đông Du, hiện là cán bộ cao cấp trong bộ tổng tham mưu Quốc dân đảng.

Nam Kinh trước đây vốn là cố đô của bọn vua chúa triều Minh chính dòng Hán tộc. Qua nhiều cuộc giao tranh đẫm máu, phản bội lẫn nhau để tranh giành quyền lợi địa vị, nội bộ bọn thống trị Hán tộc đã bị chia rẽ suy yếu, khiến những người Mãn Châu từ trước vẫn bị coi là một dân tộc man di ở phương bắc có cơ hội chinh phục được toàn bộ đất nước Trung Hoa, lập nên triều đại Mãn Thanh định đô ở Bắc Kinh: Triều đại Mãn Thanh cai trị các dân tộc khác bằng những luật lệ hà khắc như bắt đàn ông phải để đuôi sam trên đầu để tỏ sự thần phục. Nam Kinh từ đây đượm không khí quạnh hiu u uất như nuối tiếc một thời oanh liệt đã tàn tạ của bọn thống trị Hán tộc.

Tin tức từ Quảng Châu lọt về đây đã ít lại bị bóp méo rất nhiều. Nhưng những bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Quảng Châu vẫn khuấy động tâm trí tôi trong thời gian chờ đợi lên đường sang Liên Xô học. Lẽ ra tôi đã đi Liên Xô chuyến trước với một đồng chí nữa. Nhưng tôi bị kẹt vì phải tham gia đánh tên quân phiệt Tôn Truyền Phương nên về muộn, phải đợi đi chuyến sau. Đang nóng lòng thì tôi được đồng chí Lê Quảng Đạt tới truyền đạt chỉ thị của đồng chí Lý Thụy:

- Nhiệm vụ của anh có sự thay đổi, không đi Liên Xô nữa và cũng không về nước nữa - Lê Quảng Đạt vừa nói vừa nhìn thẳng vào tôi như để thăm dò, bắt mạch - Nhiệm vụ của anh là ở lại làm sĩ quan trong quân đội Quốc dân đảng Trung Hoa. Kìa khoan đã, bình tĩnh nghe tôi nói tiếp đã - sở dĩ phải trao cho anh nhiệm vụ này, như anh biết đấy, sau các cuộc khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại, Đảng cộng sản Trung Quốc bị tổn thất nặng nề, chính thức yêu cầu ta chi viện, kể cả việc gài người vào quân đội Quốc dân đảng - Lê Quảng Đạt dừng trong giây lát rồi nói tiếp - Theo lời dặn của đồng chí Lý Thụy, thời gian ở trong quân đội Quốc dân đảng anh cần hết sức tranh thủ học hỏi để nâng cao trình độ quân sự, chiến lược, chiến thuật, sau này về phục vụ Tổ Quốc. Mặt khác nếu Đảng bạn yêu cầu làm giúp việc gì thì phải tích cực làm thật tốt, coi đó như là làm cho mình vậy.

Tôi lặng người đi. Ước mong được đi học trên đất nước của Lê-nin, hay trở về Tổ quốc như vậy là tan vỡ. Rồi đây tôi sẽ phải làm một sĩ quan Quốc dân đảng. Bố mẹ, họ hàng, làng nước, các đồng chí của mình nữa, ai thấu hiểu cho. Và sẽ phải sống bên cạnh bọn đao phủ mặt người dạ thú. Hình ảnh từng đống người dân vô tội bị chết gục trước họng súng liên thanh ở Quảng Châu làm tôi muốn vùng ngay lên phản kháng. Nhưng đây là chỉ thị của đồng chí Lý Thụy.

Suy nghĩ một lát, tôi chậm rãi trả lời: “Tôi sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Anh còn lạ gì tính tôi. Không ưa điều gì, hiện ngay lên nét mặt. Ở lâu với chúng, ắt có lúc phải lộ ra. Nó sẽ tóm được”.

Lê Quảng Đạt động viên, an ủi: Đồng chí Lý Thụy rất tin anh mới trao cho anh nhiệm vụ này. Vì biết là tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, giàu sang không quyến rũ nổi anh. Nghe đồng chí Hồ Tùng Mậu nói: cân nhắc lựa chọn mãi trong số các đồng chí chúng ta, đồng chí Lý Thụy mới quyết định chọn anh đấy.

Biết nói làm sao được nữa vì đây là chỉ thị của đồng chí Lý Thụy. Tôi chỉ còn biết vâng lời.

Và hai chúng tôi ngồi trao đổi công tác, mật khẩu, mật lệnh, địa chỉ liên lạc với nhau cho đến khuya vẫn chưa dứt ra được.

Cuộc đời hoạt động của tôi bước sang chặng đường mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:47:51 am »

III

NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT

Trước mặt tôi là một người đàn ông trạc ngoài bốn mươi tuổi nho nhã, đôn hậu. Ông vừa thay bộ quân phục sĩ quan cao cấp bằng bộ quần áo thường dùng trong nhà. Tôi nhìn thấy ông liệt như những người bà con chú bác tại quê nhà. Không khí căn phòng nhỏ ấm hẳn lên mặc dầu tiết tháng chạp âm lịch ở Nam Kinh rất lạnh.

- Tôi biết tiếng ông cụ thân sinh ra anh từ thời cụ Phan Đình Phùng - Ông Hồ Học Lãm, người đang ngồi trước mặt tôi nói - Cụ chuyên lo về tài chính, dược liệu cho nghĩa quân.

Ông Hồ Học Lãm là anh em con chú con bác với Hồ Tùng Mậu. Ông là anh. Dòng họ Hồ chịu nhiều nỗi đau. Hai cụ thân sinh của Hồ Học Lãm và Hồ Tùng Mậu là hai anh em ruột đều tử tiết vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Đã có một thời ở huyện Quỳnh Lưu - quê ông Hồ Học Lãm, bà con ta nói nhiều đến công tích của người mẹ Hồ Học Lãm: Bà Lụa hay bà hàng lụa. Bà quẩy gánh lụa đi bán khắp các chợ xa gần trong tỉnh, vừa làm tai mắt vừa chắt chiu từng đồng kẽm cho nghĩa quân Phan Đình Phùng. Việc nước, việc nhà đều trọn vẹn. Chồng tử tiết, bà thay chồng nuôi con khôn lớn theo chí hướng của cha ông. Hồ Học Lãm thuộc lớp thanh niên đầu tiên trong phong trào Đông Du xuất dương sang Nhật, theo học tại trường Chấn Vũ, một trường quân sự cao cấp của nước Nhật Bản vừa đánh thắng nước Nga của Sa hoàng. Nhưng ngọt bùi chẳng bõ đắng cay. Trong lúc học chỉ toàn nghe thấy họ khoe khoang nước Nhật giỏi, người Nhật tài, xứng đáng là anh cả toàn châu Á. Họ còn khen cả Pháp cũng có mặt giỏi mặt tài. Hồ Học Lãm cũng như tất cả các du học sinh Việt Nam khác đều tức nổ ruột, nhưng vẫn phải bấm bụng nín thinh vì đã trót sa cơ lỡ bước gửi thân ở nước này. Và điều mà mọi người không thể ngờ tới là chỉ sau vài ba năm, mới xong được một khóa học quân sự, chính phủ Nhật Bản cấu kết với giặc Pháp đã ra lệnh giải tán số anh em du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản vào năm 1908. Năm sau (1909) được Pháp nhả cho chút ít quyền lợi buôn bán, bọn cầm quyền Nhật Bản đã thẳng cánh trục xuất lãnh tụ Phan Bội Châu và số du học sinh Việt Nam ra khỏi nước Nhật. Hồ Học Lãm theo cụ Phan về đất nước Trung Hoa đang rối như canh hẹ và được nhận vào học ở trường Bảo Định - trường quân sự cao cấp của Trung Quốc lúc bấy giờ. Học ở Bảo Định, gần kinh đô Bắc Kinh, cũng như học ở trường Chấn Vũ, Nhật Bản, bao giờ Hồ Học Lãm cũng là học sinh xuất sắc về mọi mặt. Cuộc cách mạng Tân Hợi do bác sĩ Tôn Dật Tiên lãnh đạo bùng nổ giữa lúc Hồ Học Lãm tốt nghiệp trường quân sự Bảo Định. Cùng với một số du học sinh Việt Nam khác như Võ Tùng,., ông liền gia nhập các đơn vị quân đội ủng hộ đường lối cách mạng của Tôn Dật Tiên, tiễu trừ bọn quân phiệt cát cứ. Sau nhiều năm ở chiến trường, ông chuyển về làm việc tại cục tác chiến, bộ tổng tham mưu quân đội Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch không còn lạ gì ông Hồ Học Lãm. Cùng học với nhau một lớp ở trường Chấn Vũ, Nhật Bản rồi lại ở trường Bảo Định, Trung Quốc, mọi mặt quân sự, chính, trị, văn hóa ông hơn hẳn. Tốt nghiệp xong, ông Hồ Học Lãm và Tưởng Giới Thạch đều được ra cầm quân đánh bọn quân phiệt cát cứ. Trong một trận chiến đấu, trung đoàn do Tưởng Giới Thạch chỉ huy bị bao vây có nguy cơ tan rã. Người đem quân đến cứu nguy cho Tưởng chính là ông Hồ Học Lãm. Có lẽ cũng vì vậy mà Tưởng rất tri ân ông Hồ Học Lãm. Mặt khác, theo lời ông Hồ Học Lãm nói với tôi sau này thì, thực ra Tướng Giới Thạch không tài cán gì lắm, nhưng cái giỏi của y là biết dùng người, giống như Lưu Bị hay Tống Giang trong cổ sử Trung Quốc. Còn ông Hồ Học Lãm, tất nhiên cũng biết triệt để khai thác lợi thế này đối với Tưởng Giới Thạch trong mấy chục năm liền ở Trung Quốc để phục vụ cách mạng Việt Nam. Nhưng theo tôi, điều cơ bản giúp ông có được uy tín lớn trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp Quốc dân đảng Trung Quốc vẫn là do tư cách đạo đức không chê trách được điều gì của ông, kết hợp với tính hiếu học, luôn tự nâng cao trình độ quân sự, chính trị, nghiệp vụ của mình khiến bọn xấu bụng muốn kèn cựa, làm hại ông cũng không làm gì được. Ngược lại, uy tín của ông ngày càng tăng lên. Tôi nhớ vào thời gian quân phiệt Nhật Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc, khoảng năm 1936 - 1937, một hôm ông Hồ Học Lãm về nhà vui vẻ đưa ra 4.000 đồng tiền thưởng. Thì ra Tưởng Giới Thạch, trước tình thế đó, đã ra đầu bài cho tất cả tướng lĩnh cao cấp Quốc dân đảng hiến kế đối phó với quân xâm lược Nhật Bản. Nhiều bản hiến kế của các tướng lĩnh dày cộm, đủ cả bản đồ, phương hướng chiến lược, chiến dịch v.v... Bản của ông rất ngắn gọn, đại ý là: Trung Quốc có 500 triệu dân, chỉ cần mỗi người bỏ ra 1 đồng là có 500 triệu đồng để mua sắm vũ khí chống Nhật. Hoặc được 2 đồng hay 5 đồng thì càng tốt. Sau mới đề cập đến vài đường chiến lược, theo ông nói lại, là rút ra từ những bài học chống ngoại xâm của ông cha ta: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... vận dụng trong điều kiện Trung Quốc lúc đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:48:42 am »

Lúc ba chúng tôi lên Nam Kinh gặp ông Hồ Học Lãm, cũng là lúc tranh tối tranh sáng trong mưu đồ tiếm quyền lãnh đạo Quốc dân đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch. Có một việc mà chúng rất ngại là số sĩ quan trẻ tốt nghiệp trường Hoàng Phố, nếu thất nghiệp lâu sẽ tìm đường chạy theo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do đó việc tìm kiếm việc làm của chúng tôi không gặp khó khăn gì mấy. Tuy vậy chúng vẫn bắt mọi người, kể cả chúng tôi, phải sát hạch lại. Sau sát hạch, tôi nhận quân hàm trung úy, về trung đoàn bộ binh. Anh Lưu Quốc Long về một trung đoàn khác, còn anh Trương Văn Lĩnh về một đơn vị công an vũ trang. Chúng tôi tạm chia tay nhau.

Chúng tôi kiếm được việc làm đã giảm một phần khó khăn cho tổ chức ta về tài chính. Lúc đầu tiền lương của tôi là 60 đồng một tháng. Tất cả mọi chi phí tôi tiêu 30 đồng còn gửi vào quỹ cách mạng 30 đồng. Việc đồng chí Lý Thụy cử tôi vào làm sĩ quan quân đội Quốc dân đảng Trung Hoa lúc đó là vừa để tôi có dịp tranh thủ trang bị cho mình một số kiến thức về quân sự, phục vụ Tổ quốc sau này. Mặt khác, cũng là để tạo điều kiện giúp đỡ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là trung úy, tôi có thể nhận chức đại đội phó hay trung đội trưởng. Nhưng tôi nghĩ trước mắt mình cần ở gần với anh em binh sĩ, nên đã nhận làm trung đội trưởng trước vẻ ngạc nhiên của viên trung đoàn trưởng, nơi tôi đến nhận công tác.

Quân đội Quốc dân đảng Trung Hoa vào thời Tưởng Giới Thạch tiếm quyền hoàn toàn mang bản chất một quân đội đế quốc. Giữa sĩ quan và binh lính là hai đẳng cấp rõ rệt. Hàng ngày tôi chỉ huy, huấn luyện, chỉ dẫn anh em binh sĩ theo tác phong nghiêm cách vốn có của tôi về quân phong, quân kỷ, bài bản chính quy. Nhưng trong sinh hoạt, đối xử, xưng hô thường ngày, chắc tôi có nhiều điều khác với các sĩ quan họ thường gặp. Vì thế, anh em binh sĩ trong trung đội tỏ ra mến phục tôi, họ không lẩn tránh chỉ huy như ở các đơn vị khác. Còn cấp đại đội, tiểu đoàn trực tiếp của tôi, thì thấy trung đội của tôi được huấn luyện tốt, thành tích cao, lại ít vi phạm kỷ luật nhất nên rất thích. Họ thường lấy trung đội tôi làm gương trong trung đoàn, tiểu đoàn... Bản thân tôi cũng hết sức tranh thủ mọi thời gian để học hỏi nâng cao trình độ: tháo lắp súng, ném lựu đạn, đâm lê, bò, lê, lăn, toài, phát tiến đình chỉ, trung đội độc lập chiến đấu, hoặc chiến đấu trong đội hình đại đội v.v... Miệng nói, tay làm thực sự. Càng về sau tôi càng rõ chính vì vậy mà anh em binh sĩ cũng ngày càng tin yêu gần gũi tôi hơn. Đồng cấp hoặc kẻ xấu muốn ghen ghét tôi cũng không làm gì được.

Còn nhiệm vụ giúp Đảng bạn thì sao, làm bằng cách nào? Xung quanh là bốn bức tường doanh trại lính gác tuần tiễu suốt ngày đêm. Nhưng rồi chỉ ít lâu sau người của Đảng bạn đã đến tìm tôi. Xin nói rõ thêm lúc đó trình độ còn ấu trĩ, không hiện đại được như bây giờ đâu. Chúng tôi liên lạc với nhau bằng một vài tín hiệu báo trước như đến vườn hoa này, góc phố nọ, làm ám hiệu như: lấy mùi xoa lau mặt ba lần, hoặc hai lần lau cổ. Hay hỏi một câu: có tít-xuy len Hồng Công màu be, có mua không? Và đáp lại bằng câu: tít-xuy Ăng lê có thì tôi mua v.v...

- Chúng tôi sẽ giới thiệu với đồng chí - Người của Đảng bạn nói - ba quần chúng của chúng tôi đến xin gia nhập trung đội của đồng chí. Đồng chí xếp sắp họ vào ba tiểu đội, nếu có thể thì cất nhắc họ lên làm tiểu đội trưởng.

- Họ có biết tôi là thế nào với các đồng chí không? -Tôi hỏi - Giữa tôi và họ có tổ chức sinh hoạt gì không?

- Không! Họ không biết gì cả. Không sinh hoạt gì hết. Chỉ cần đồng chí nhận và làm giúp những điều tôi vừa yêu cầu.

Bài học thanh đảng của Tưởng Giới Thạch tại trường Hoàng Phố và kinh nghiệm Quảng Châu công xã thất bại đã giúp cho tôi nhiều về hoạt động bí mật, nhất là ở trong quân đội Quốc dân đảng.

Ba tân binh này đến trung đội tôi, được ít lâu sau lại có yên cầu là tôi phải kiếm cớ để xin chuyển đến một đơn vị khác.

Thế là thế nào? Tôi tự hỏi. Nhưng thể theo yêu cầu của bạn tôi cũng làm theo. Việc làm của tôi không gặp khó khăn gì, vì đại đội nào cũng muốn xin tôi về để xây dựng cho họ một trung đội mạnh về mọi mặt. Tôi vừa thuyên chuyển được ít lâu thì cả trung đội cũ ấy đào ngũ hết. Hiện tượng này làm tôi vừa lo vừa ngờ ngợ. Tiểu đoàn chỉ nhắc qua loa đến việc đào ngũ đó, rồi thôi. Sau này tôi mới biết là trong quân đội Tưởng Giới Thạch, việc đào ngũ là chuyện thường. Càng đào ngũ càng có nhiều con số ma để bọn chỉ huy hưởng lương và phụ cấp, có nhiều bổng lộc chia nhau. Đến trung đội mới, tôi được giới thiệu nhận thêm hai người nữa. Rồi lại xảy ra hiện tượng đào ngũ như trung đội trước. Tôi bắt đầu nhận ra cách “làm ăn” của bạn. Thì ra, bạn cài người vào các đơn vị của Tưởng rồi vận động để cả người đã được huấn luyện lẫn súng đạn từ hàng ngũ Tưởng kéo sang hàng ngũ của mình. Thật là gọn gàng, nhanh chóng, lại rẻ tiền nữa vì không phải lo cái khoản thiếu vũ khí. Tôi miên man liên tưởng tới ngày mai, nếu đồng chí Lý Thụy trao nhiệm vụ cho về nước xây dựng một đội quân chiến đấu, liệu tôi có thể áp dụng theo cung cách này được chăng? Cứ như thế, trung đội thứ ba đào ngũ, tôi lại về một trung đội thứ tư. Nhưng trong tiểu đoàn đã có những con mắt soi mới của bọn đặc vụ trong quân đội Quốc dân đảng. Một hôm có một tên lính lên xin phép tôi cho hắn về nhà giỗ mẹ. Tôi bảo hắn:

- Đại đội trưởng mới có quyền cho phép. Tôi là trung đội trưởng, không có quyền. Nhưng anh muốn xin về nhà ba hôm thì cứ việc đi, tôi không nói gì đâu, miễn là anh phải hết sức tránh, đừng để bị bắt giữa đường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2020, 07:49:09 am »

Người lính cười láu lỉnh, nói:

- Tôi biết trung đội trưởng là thế nào rồi, tôi mới nói thật ra chứ.

Người lính lẻn về nhà thật. Không may giữa đường bị bọn hiến binh bắt, lôi trở về đơn vị, phạt đánh một trăm roi. Cực hình đó làm tôi rất đau lòng. Hôm sau, tôi mua rượu và trứng gà xuống thăm nom xoa bóp cho anh ta. Cảm động, anh ta nói:

- Tôi biết trung đội trưởng rất thương tôi. Tôi sẽ trả thù kẻ đã hành hạ tôi.

Sau này, chính người lính đó đã thành hạt nhân lôi kéo cả trung đội đào ngũ.

Thấy việc làm của tôi sớm muộn sẽ bị lộ, tổ chức chỉ thị cho tôi xin nghỉ việc. Ở quân đội Tưởng Giới Thạch, xin việc làm mới khó, xin thôi thì rất dễ. Vì thế trung đoàn trưởng tuy chấp nhận đơn xin thôi việc của tôi nhưng buộc tôi phải ở lại một thời gian nữa, vì trung đoàn vừa được Tưởng trao cho một nhiệm vụ đặc biệt là cấp tốc chấn chỉnh tổ chức để đi tiếp quản Sơn Đông và Thanh Đảo: Để nhận nhiệm vụ này; nhiều lính mới được bổ sung đến thay thế số lính cũ tuổi cao sức yếu, nhiều sĩ quan trẻ mới tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp các khóa trước ở trường Võ bị Hoàng Phố được điều động về. Trong đó có bạn cùng khóa với tôi. Quần áo, giày, mũ, súng đạn mới loanh tới tấp được chở về trung đoàn. Không khí trong trung đoàn sôi nổi hẳn lên.

Trung đoàn này là một trong số nhiều trung đoàn đặc biệt đo Tưởng Giới Thạch đích thân tổ chức xây dựng nên được ưu tiên nhiều mặt. Tiến hành cuộc Bắc phạt giai đoạn thứ nhất từ giữa năm 1926, Tưởng Giới Thạch không có lực lượng riêng của mình, đã khôn khéo lợi dụng lực lượng quân sự của từng nhóm quân phiệt cát cứ tạm thời liên minh với y để đánh đổ những tên quân phiệt khác. Những cuộc chém giết lẫn nhau này đã phải trả giá bằng sinh mệnh của hàng vạn binh lính, chưa kể đến sự thiệt hại to lớn về người và của đối với hàng triệu người dân bình thường ở những nơi xảy ra chiến sự. Cuộc Bắc phạt kết thúc giai đoạn một bằng việc Tưởng Giới Thạch đánh chiếm được phần lớn miền Hoa Nam bên bờ phía Nam sông Dương Tử, trong đó có hai thành phố lớn là Nam Kinh và Thượng Hải. Tham vọng của Tưởng là tiếp tục hành quân lên phía Bắc. Nhưng nhóm quân phiệt ở một số tỉnh Hoa Nam vừa đây liên minh với y, liền quay trở lại chống y. Với sự gian hùng xảo trá của mình, Tưởng lại tổ chức được một liên minh mới với nhiều tên quân phiệt khác để tiến hành giai đoạn hai của cuộc Bắc phạt. Y thấy cần phải xây dựng một lực lượng riêng cho mình. Trung đoàn mà tôi đang ở chính là một trong những đơn vị đó. Vào những tháng cuối năm 1928, quân của Tưởng đã đuổi được bọn quân phiệt Trương Tác Lâm, con trai là Trương Học Lương, và tên Trương Tông Tường phải rút về Mãn Châu. Chính vì thế mới có chuyện trung đoàn tôi đi tiếp quản Sơn Đông, Thanh Đảo.

Tuổi trẻ thích đi xa. Được nhích gần lên biên giới Liên Xô tôi cũng thấy hào hứng. Tôi được trao chức vụ quyền đại đội trưởng, xốc cả đại đội lên bằng hành động gương mẫu của mình về tác phong, về tổ chức kỷ luật, sâu sát gần gũi binh lính, hạ sĩ quan.

Vùng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, trước đây vài chục năm là một nhượng địa mà triều đình Mãn Thanh đã nhường cho bọn tư bản Đức. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), nước Đức thua trận, lẽ ra Thanh Đảo phải trả lại cho Trung Quốc, vì Trung Quốc cũng tham gia chiên tranh đánh Đức bên cạnh các nước Đồng minh. Nhưng đế quốc Nhật đã ngang nhiên dùng vũ lực chiếm Thanh Đảo trước sự ghen ăn tức ở của bọn Anh, Pháp, Mỹ v.v... và sự bất bình cao độ của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ, Để tránh bị cô lập, về hình thức, Nhật đã trao lại vùng Thanh Đảo này cho tên quân phiệt lãnh chúa tỉnh Sơn Đông, tay sai của Nhật. Do chưa nắm hết mọi tình tiết lắt léo ở đây, tôi dẫn đại đội vào tiếp quản Thanh Đảo với niềm vui sướng của một người thấy đất đai Trung Quốc lại trở về với người Trung Quốc. Thế nhưng, chúng tôi tiến vào Thanh Đảo trước thái độ thờ ơ lãnh đạm của người dân Thanh Đảo, cũng như Sơn Đông. Không có ai ở đây tỏ ra coi chúng tôi là những người vào giải phóng cho họ cả.

Thế là thế nào nhỉ? Tôi tự hỏi và chưa dễ gì tìm thấy một câu trả lời cho rõ rệt. Chỉ nhớ rằng ngày ấy, cơ quan tuyên truyền và báo chí công khai của Tưởng Giới Thạch không ngớt lời tán tụng thắng lợi của cuộc hành quân Bắc phạt lần thứ hai này. Nào là từ bao đời nay chưa có một vị hoàng đế nào thống nhất được đất nước Trung Quốc bao la. Lãnh tụ Tôn Dật Tiên cũng chưa làm được. Nhưng giờ đây, dưới quyền lực của Tưởng thống chế (lúc đó Tưởng Giới Thạch tự phong cho mình là thống chế), lá cờ “thanh thiên bạch nhật” (cờ Quốc dân đảng Trung Quốc) đã phấp phới bay cao khắp đất nước Trung Hoa, từ phía nam sông Dương Tử rộng mênh mông, qua sông Hoàng Hà vượt qua Vạn Lý Trường Thành, tràn ngập vượt cả xứ Mãn Châu, Tưởng Giới Thạch khoe là đã thống nhất được đất nước. Thế nhưng, tôi tự hỏi, còn thế lực của bọn lãnh chúa địa phương là Trương Tác Lâm, Trương Tông Tường mà quyền lợi gắn liền với đế quốc Nhật Bản thì sao? Và lòng dân Trung Quốc liệu đã thực sự thống nhất chưa?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2020, 06:27:07 am »

*
*   *

Đầu năm 1929, theo đơn cũ, tôi được phép thôi việc, trở lại Nam Kinh. Lúc này gia đình ông Hồ Học Lãm đã từ Hàng Châu dọn hẳn lên ở Nam Kinh. Không riêng gì đối với tôi mà với tất cả những người cách mạng Việt Nam qua lại Nam Kinh phần lớn đều được ông Hồ Học Lãm giữ lại gia đình. Ở nhà ông vẫn phảng phất cốt cách, gia phong của một gia đình Việt Nam, kết hợp được hài hòa nhiều nét thuần mỹ thuở xưa với cái tinh khôi hiện đại. Vợ ông là con gái cụ Ngô Quảng, tức Thần Sơn - một trong số rất ít vị tướng võ của Phan Đình Phùng được vinh dự nhận thanh gươm báu của vua Hàm Nghi khi nhà vua rời ra Sơn Phòng, truyền Hịch Cần Vương đánh Pháp. Cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại. Cùng với nhiều tướng sĩ khác cụ Ngô Quảng địu trên lưng mình người con gái băng qua Trường Sơn và đất nước Lào tạm lánh sang Thái Lan mưu đồ phục quốc. Thanh gươm báu vua trao đó hiện nay là vật kỷ niệm rất quý giá của gia đình ông Hồ Học Lãm. Trên con đường đi tìm phương cứu nước, hai vợ chồng ông là hai số phận. Ông bỏ nhà xuất dương lén lút trên một chiếc tàu biển. Tàu cập bến (Trung Quốc) thì cơ sở trên tàu báo tin cho ông biết là ở trên bờ bọn mật thám quốc tế đang đợi đón bắt ông. Ông phải liều nhảy xuống nước, bơi vào bờ. Bị cảm lạnh, từ đó ông mang bệnh xuyễn.

Từ đơn vị về đến Nam Kinh, tôi tới ngay nhà ông Hồ Học Lãm. Chặn một bàn tay lên ngực, ông ngồi chăm chú nghe tôi nói lại những điều mắt thấy tai nghe ở xứ sở quê nhà, sự đàn áp dã man của giặc Pháp và bọn tay sai và thuật lại cuộc sống quây quần, đùm bọc, tấm lòng cố quốc tha hương của đồng bào ta ở Thái. Tôi cũng không, quên phát biểu những cảm nghĩ đầu tiên của mình về đất nước và những con người Trung Quốc. Các buổi nói chuyện của tôi như vậy thường kéo dài đến khuya với ông bà Hồ Học Lãm. Trong những ngày lưu lại, với vốn hiểu biết của mình lúc ấy, tôi đã có đôi lần nói với ông bà Hồ Học Lãm về con đường đi tới của đất nước và đồng chí Nguyễn Ái Quốc theo suy nghĩ của tôi. Vốn là một trí thức nặng lòng vì nước, ông Hồ Học Lãm tâm sự:

- Tôi chưa được gặp ông Nguyễn Ái Quốc lần nào. Nhưng tôi biết tiếng ông từ sau Đại chiến thế giới thứ nhất, ông gửi bản điều trần tới các cường quốc họp Hội nghị tại Véc-xay ở nước Pháp. Từ đó, tôi bắt đầu đặt nhiều hy vọng ở ông. Hiện nay, Nguyễn Ái Quốc thật là vị minh chủ, là người khai sơn phá thạch cho công cuộc cứu nước cứu nòi.

Sau nhiều lần tiếp xúc, trao đổi như thế, một hôm, tôi và Lê Quốc Long đến nhờ ông Hồ Học Lãm xin vào làm trong đội bảo vệ đường sắt để có điều kiện hoạt động. Sau khi thu xếp xong xuôi, ông Hồ Học Lãm cho tôi biết:

- Việc các anh nhờ, tôi đã lo xong. Anh sẽ vào làm trên tuyến Nam Kinh - Thượng Hải. Anh Long tuyến Nam Kinh - Vũ Hán. Được chứ? Còn tôi và gia đình, cách mạng cần giao cho việc gì, các anh cứ nói, chúng tôi sẽ làm hết sức mình.

Lần đầu tiên tôi đặt chân tới Thượng Hải, một thành phố lớn, đông dân nhất của Trung Quốc. Nghe nói có tới năm triệu dân gần bằng dân số của cả xứ Trung Kỳ ở Việt Nam. Sinh sống ra sao, đi lại làm ăn thế nào? Lúc đầu tôi toan tìm đến khu người Trung Quốc ở cho bình dân gần gũi hơn. Nhưng không hiểu có một cái gì cứ lôi cuốn tôi đi ngược lại. Từ ga xe lửa, tôi rảo bước về phía trung tâm thành phố, qua các tô giới Pháp, Anh, Nhật và tô giới công cộng. Một rừng ống khói của các nhà máy dệt, nhà máy tơ, các xưởng cơ khí... đang cuồn cuộn nhả khói. Những tòa nhà cao tầng sừng sững. Những biệt thự lộng lẫy kiến trúc hài hòa, đa dạng. Những nhà thờ đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành mái khum, mái bằng. Những chùa, đền thâm nghiêm, cổ kính, những vườn hoa Hồng Khẩu, Lý Bạch... Những đường phố lớn dài tít tắp, rộng thênh thang mang tên những danh nhân lịch sử: đường Khổng Tử, đường Gióp-phơ-rơ, đường Tôn Trung Sơn, đường Nam Kinh... Từng dãy nhà bốn, năm tầng san sát. Các cửa hàng bóng lộn tủ kính, tủ gương. Những hiệu sách lớn đủ các sách Trung Quốc, Nhật, Anh, Pháp, Mỹ... trong đó có nhiều cuốn tôi đang cần đọc. Những khách sạn lớn tấp nập người ra vào: Anh-pê-ri-an, Đại thế giới... Những nhà ngân hàng, bưu điện, đại lý độc quyền các hãng buôn lớn, xe ô-tô đỗ chật trước vỉa hè. Ồn ào, náo nhiệt đến cao độ. Đủ các loại xe chạy trên mặt đường như mắc cửi. Còn người như bị chen chúc quay cuồng trong cái nhịp sống khẩn trương, hối hả. Cả ngày hôm đó, tôi đi đến vẹt gót giày, như chim chích lạc vào rừng, ù tai, hoa mắt. Chỗ nào cũng muốn ngắm nhìn. Tôi tìm đến khu hải cảng. Chợt nhìn thấy những lá cờ ba sắc trên đoàn tàu chiến Pháp đậu ở bến Ngô Tùng, tôi bước vội sang bến cảng chính, cảnh vật lại làm tôi suy nghĩ, cảng dài rộng vô kể. Nếu so sánh thì cảng Bến Thủy quê tôi như chú mèo đứng cạnh con voi. Tôi nhớ lại một câu nói của đồng chí Lý Thụy: “Chính sách kìm hãm thuộc địa của thằng Pháp thật là độc ác”. Trước mặt tôi lúc này, hàng trăm con tàu buôn vượt biển lớn nhỏ đang buông neo. Hàng trăm con tàu khác đang rập rình cập bến hoặc chuẩn bị nhổ neo. Tiếng còi tàu rúc inh ỏi. Tiếng bánh xe goòng, xe vận tải ra vào. Tiếng cần cẩu rít lên xành xạch. Tiếng la hét của hoa tiêu, thuyền trưởng; Tiếng chân người chạy rầm rập. Loạn xạ, rối mù như chong chóng. Đứng ở đây tôi đã nhận được những ngọn gió giao lưu từ bốn phương trời thổi tới. Trên những con tàu đủ các màu cờ: Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Hà Lan... Có nhiều sắc cờ tôi chưa biết là của nước nào. Từ sườn, bụng những con tàu tuồn xuống bến hàng núi hàng hóa đóng kiện to nhỏ. Thảo nào trong phố ngộn lên những mặt hàng rất lạ, đẹp mắt. Từng đoàn tàu hàng dài dằng dặc, kìn kìn chạy suốt trên những tuyến đường giao thông mà tôi đã từng gặp. Và cũng tại đây, tôi bắt đầu nhận ra những kiểu người mới: những nhà công nghiệp, những thương gia cỡ lớn, thầu khoán, dân áp phe, chủ vận tải, chủ tàu. Thêm các nhà ngoại giao, chính khách, khách du lịch, học sinh du học... Miên man tôi nghĩ tới cụ Phan Bội Châu đã chọn nước Nhật văn minh giàu mạnh sau công cuộc duy tân của nhà vua Minh Trị. Ngược lại, anh học trò Nguyễn Tất Thành từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Quốc học Huế đã bắt gặp những dòng tư tưởng lớn của Lư Thoa (tức Giảng Giắc Rút-xô), của Mạnh Đức Tư Cưu (tức Mông-tét-ki-ơ)... về tự do, bình đẳng, bác ái trong quan hệ xã hội của loài người. Từ đó trong lòng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nung nấu quyết tâm tìm đến nước Pháp, quê hương của Cách mạng tư sản dân quyền (1789). Từ nước Pháp, Người tiếp tục sang Anh, Bỉ, Hà Lan... vòng qua các nước châu Phi, sang tận nước Mỹ... mở rộng chân trời hiểu biết các nền văn minh của nhân loại, vạch ra con đường đi cho đất nước. Riêng tôi, giờ phút này cũng tự thấy được rằng cách mạng Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên... giờ đây đã có một nét gì đó tương đồng, gần gũi và liên quan với nhau chứ không thể bế quan tỏa cảng như bọn vua quan triều Nguyễn đã làm, càng không thể bế quan tỏa cảng về tư tưởng nhận thức, bưng bít mọi luồng thông tin quốc tế đến với dân tộc Việt Nam như bọn thực dân Pháp đang làm ở đất nước ta.

Chỉ ít lâu sau, tôi đã khá quen với Thượng Hải nhất là khu Thành Tàu (khu Trung Quốc do chính quyền Quốc dân đảng quản lý). Nhưng càng quen, càng đau, càng trăn trở với nỗi khổ nhục của nhân dân mình và của nhân dân lao động Trung Quốc. Ngày nào cũng như ngày nào, từ mờ sớm tinh sương, ở đường phố Thượng Hải, ở vùng ngoại ô, đội quân ăn mày với những chiếc áo lá rách mướp, vật vờ lang thang khắp mọi nơi mọi chốn. Bị cái đói cào cấu ruột gan, họ xông ngay vào những đống rác to cao lù lù vừa được xe ô-tô vệ sinh đổ xuống, bới móc ăn ngay tại chỗ những thứ gì có thể ăn được: mẩu bánh mì thừa, khoanh bầu bí nẫu, khúc xương gà...

Đội quân gái điếm cũng đông vô kể, hành nghề ngay giữa ban ngày. Nhiều cô gái trẻ măng, nhác trông ra vẻ phong kín nhụy đào, nào ngờ đã là con người “ăn sương” nơi bến cảng. Tôi thấy ghét cay ghét đắng cái thành phố hải cảng lớn nhất Trung Quốc này. Gió bốn phương trời thổi đến, lành mạnh chưa thấy đâu, mà hung dữ, tai ương chướng họa thì đã rõ ràng cụ thể rồi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2020, 06:27:43 am »

*
*   *

Trên đoạn đường sắt Nam Kinh, Thượng Hải tàu chạy đêm, chạy ngày, tàu nhanh, tàu chậm có đủ. Là một sĩ quan ở đội bảo vệ đường sắt tôi có thể lên xuống bất cứ đoàn tàu nào, bất cứ nhà ga nào. Người của Đảng cộng sản Trung Quốc được giới thiệu thường đến liên lạc và đặt yêu cầu với tôi, đại loại như:

- Đồng chí chuyển giúp lá thư này tới trạm liên lạc Hoa Viên ở Thượng Hải. Chuyến này nhờ đồng chí bảo đảm cho gói hàng này tới tận tay đồng chí X... Đồng chí dạm hỏi mua được súng đạn của bọn lái súng chưa? Được thì cứ mua, càng nhiều càng tốt, nhưng phải hết sức thận trọng đấy. Ba ngày nữa, nhờ đồng chí bố trí cho bốn anh em ta đi trót lọt lên Thượng Hải, đồng chí cố gắng bảo đảm an toàn tới mức tối đa. Có tin chúng sẽ giải mấy đồng chí ta từ nhà tù Thượng Hải về Nam Kinh, đồng chí để ý theo dõi, có tin tức gì báo ngay cho chúng tôi biết để bố trí đánh tháo ở dọc đường v.v...

Phần lớn những yêu cầu của Đảng bạn, tôi đều hoàn thành mỹ mãn.

Bọn sĩ quan Quốc dân đảng cùng trong đội bảo vệ đường sắt thực chất là bọn đi buôn. Chúng làm giàu rất lớn nhờ công tác này và rất tàn nhẫn. Để che mắt bọn tình báo, đặc vụ, nhiều lần tôi cũng phải đóng kịch, phải tham gia vào các vụ áp phe lớn với chúng, cho chúng ăn nhậu đến tối mắt, tối mũi. Có lúc tôi phải lên gân, lên mặt “anh hùng hảo hớn”. Cũng có lúc phải giả nạt nộ hành khách đi trên tàu. Thậm chí có lần phải tính đến việc thủ tiêu một tên đặc vụ Quốc dân đảng để bảo vệ mười hòm vũ khí mà Đảng bạn rất cần. Nghĩ đến việc phải nhúng tay vào tội sát nhân, tôi thấy rùng mình sởn gáy. Cốt cách của dân tộc mình là lấy điều nhân nghĩa làm đầu. Ông bà, bố mẹ, bà con cô bác cũng dạy tôi làm điều lành, tránh điều ác. Cuối cùng, tôi đạo diễn được số người quen trên tàu rủ tên đặc vụ ngồi vào đám bạc, được thua chi bằng tiền và một cốc rượu mừng. Tên này được mấy ván, hể hả quơ tiền vào túi rồi khà khà tợp từng ly rượu mạnh, say bí tỉ... Tôi càng làm càng có kinh nghiệm, càng được việc hơn. Song nhiều đêm bỗng tỉnh dậy, thao thức. Nhiều đêm tự dưng trăn trở.

Đến hẹn, tôi đi Thượng Hải gặp đồng chí Lê Quảng Đạt.

- Đảng bạn rất tín nhiệm anh. Anh đã làm tốt một phần nhiệm vụ quốc tế mà đồng chí Lý Thụy giao cho. Đồng chí Lý Thụy không chỉ làm việc riêng cho đất nước mình mà còn vì cách mạng các nước châu Á, trong đó có cách mạng Trung Quốc.

Tôi lặng thinh không nói, nửa vui nửa buồn. Vui vì được đồng chí Lý Thụy khen. Buồn vì chưa trau dồi, nâng cao được trình độ quân sự như mong muốn.

Anh Lê Quảng Đạt ân cần nói với tôi:

- Anh cần cố gắng hơn nữa, xứng đáng là người cộng sản Việt Nam, người học trò của đồng chí Lý Thụy.

Làm công tác lưu động thường xuyên trên các đoàn tàu Nam Kinh, Thượng Hải, tôi có dịp nhận thấy nỗi khổ khôn cùng của những người dân thường Trung Quốc, cũng như bộ mặt phản nước hại dân của bè lũ Tưởng Giới Thạch, cả một bộ máy quan liêu thối nát gồm những tên chức sắc, chức dịch đè nặng lên đầu người dân lao động. Trừ những toa hạng nhất, hạng nhì dành cho những người có tiền của, còn những toa rẻ tiền khác chật chội chen lấn đến kinh người. Tôi được chứng kiến cảnh khám xét bắt bớ tịch thu trắng trợn. Một lồng gà, một gánh gạo... mà tiền thuế tới một phần ba. Nhưng phần lớn bọn nhân viên tàn ác này thu bằng hiện vật để chia nhau. Một bồ men rượu chịu thuế bằng nửa số vốn, không có biên lai, chúng bỏ túi. Cảnh trốn chạy trên tàu như chạy giặc. Nhiều chuyến tàu đêm, nhiều người ào ào trèo lên nóc toa tàu. Từ nóc toa này nhảy sang nóc toa kia. Nhiều người hụt chân ngã lăn xuống gầm toa xe đang lăn bánh, chết tươi. Nhiều lúc nhốn nháo, tàu qua cầu sắt, vòm cầu hất trên chục người lố nhố từ trên nóc toa xuống dòng sông đen ngòm thăm thẳm. Mạng người rẻ hơn cỏ rác. Cảnh tượng trên tàu đã bi thảm, quang cảnh dưới đất càng bi thảm hơn. Cha già kéo cày thay trâu, con nhỏ cầm cày. Trâu bò, lợn gà ăn ở chung với người. Một hôm, tàu sắp vào một ga xép, chạy chầm chậm, tôi đứng ở bậc lên xuống, nhìn thấy một đám đông lộn xộn ngay bên cạnh đường ray. Tôi quát thật to bảo họ dạt ra xa nhưng tiếng quát của tôi bị chìm trong gió cuốn. Tàu đến gần đám đông. Một vụ đánh người. Người bị đánh là một người đàn bà có chửa. Kẻ đánh người là hai tên chức dịch trong làng. Hai cái gậy to tướng nện bồm bộp xuống người đàn bà bất hạnh đó như nện vào đống rơm. Người đàn bà hai tay ôm bụng giẫy lên như đỉa phải vôi. Đám đông đứng bao quanh, nín lặng nhìn. Tôi nhảy xổ tới, gạt phăng hai cái gậy ra, túm lấy cổ hai tên hung đồ ghìm đầu chúng xuống, hỏi tội. Thấy bộ quân phục sĩ quan trên người tôi, hai tên này run lên bần bật. Tôi hẩy chúng nó ra. chạy lại đỡ người đàn bà dậy. Nhưng lạ chưa, sau một cái nhìn biết ơn, người đàn bà đó chồm vào tôi, vừa hẩy vừa xua tôi đi một cách dứt khoát.

- Anh không biết đó thôi - Một sĩ quan cùng trong đội bảo vệ đường sắt nói với tôi - Anh bênh vực nó lúc này, hai thằng kia phải chịu. Anh đi rồi, hai thằng kia quay lại đánh chết nó, nên nó phải hẩy anh đi cho nhanh đó mà.

- Thế là thế nào nhỉ? Tôi tự hỏi.

- Ở đâu chẳng thế này - Viên sĩ quan đáp - Lần sau anh mặc xác chúng nó, hơi đâu mà nhúng tay vào. Ơn chẳng được lại bị mắng oan. Lại đây uống cốc rượu với mình đi.

Chén rượu đầy vị đắng cay. Tôi không thể nuốt được.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM