Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:09:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điệp viên mang bí số T31  (Đọc 8084 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 09:55:02 am »


IX- THAM GIA GIẢI PHÓNG CÔN ĐẢO

        Từ năm 1974 các cuộc đấu tranh của tù chính trị càng trở nên quyết liệt đến nỗi công văn số 449/TTCH/CS/AN/TK ngày 27-6-1974 về tình hình an ninh Trung tâm Cải huấn cho biết, năm 1973 có 127 vụ vi phạm nội qui, 84 vụ gây rối, trong khi đó, chỉ tính từ 1-1-1974 đến 26-6-1974 đã có 112 vụ vi phạm nội quy và 57 vụ gây rối.

        Tiếp đó công văn số 449/TTCH/CS/CM/M/K ngày 29-7-1974 của ban Chuyên môn đã khẩn cấp phúc trình quản đốc nhà tù về tình hình an ninh như sau: "Liên tiếp trong 2 ngày 17 và 18-7-1974, số can cứu chống đối trại VI đã tuần tự từng phòng hô la. Số can cứu Trại VII khu D đồng thanh hưởng ứng Trại VI hô la các khẩu hiệu".

        Trước tình hình đấu tranh liên tục và ngày càng mạnh mẽ của tù chính trị, tỉnh trưởng Côn Sơn kiêm quản đốc nhà tù Côn Sơn Lâm Hữu Phương đã triệu tập khẩn cấp nhiều cuộc họp bàn giải pháp đàn áp tù chính trị, bảo đảm an ninh cho khu trung tâm. Ngày 14-8-1974, Bộ Chỉ huy cảnh sát Quốc gia Côn Sơn đã ban hành lệnh cấm trại 100% nhân số và gửi công điện số 1506/CSQG/CS/HQ thông báo cho các phòng ban trực thuộc, cho Bộ chỉ huy cảnh sát Yếu khu Cỏ Ống, Bến Đầm và tiểu đoàn cảnh sát dã chiến từ Sài Gòn ra tăng phái để thực hiện.

        Đầu năm 1975 nhà tù Côn Đảo giam giữ tới 7448 người tù, trong đó có 4334 tù chính trị, trong số tù chính trị này có 2488 người đang chịu chê độ cấm cố ở Trại I, Trại V, Trại VI, Trại VII, những người này đã chống chào cờ ngụy, chống học tố Cộng, chống nội quy nhà tù từ nhiều năm trước, 1746 người còn lại chịu làm khổ sai chung thân với tù thường phạm ở trại II, trại III.

        Tháng 3-1975 chiến dịch Tây Nguyên mở màn, khi quân ta giải phóng Phước Long rồi giải phóng cả ba tỉnh Tây Nguyên tiến xuống giải phóng miền Trung thì chúng đưa hết tù chính trị trại VIB đem giam ở Trại VII biệt lập.

        Sự thay đổi chỗ giam giữ tù nhân đã làm xáo trộn các tổ chức bí mật của tù chính trị khiến cho sự lãnh đạo của Đảo Ủy gặp khó khăn, radio phải chôn giấu, chúng còn giam chặt tù nhân trong các trại không cho đi làm, khiến cho tin tức không thông, đường dây liên lạc giữa các trại bị cắt đứt, thậm chí phòng giam nào chỉ biết phòng giam đó.

        Đề phòng tù nổi dậy cướp đảo, địch tăng cường đàn áp đến đầu năm 1975 bên trong các trại có khoảng 60 tên giám thị ác ôn, ngày nào không nhìn thấy máu người là chúng ăn không ngon. Một đại đội cảnh sát khoảng 100 tên, gần 1000 tên trật tự, bọn này được Chúa đảo chọn từ đám quân phạm lưu manh, tàn bạo nhất, chúng được trang bị roi mây, roi điện, gậy song bịt sắt, cặc bò, bình xịt hơi cay để đàn áp tù chính trị. Bên ngoài các trại giam, địch tăng cường một tiểu đoàn Bảo an có khoảng 500 tên gồm 3 đại đội, 2 đại đội đóng ở trung tâm Côn Đảo, 1 đại đội đóng ở sân bay Cỏ Ống, chi khu quân sự Bến Đầm. Bộ chỉ huy cảnh sát Côn Sơn có dăm chục cảnh sát và màng lưới mật vụ, chỉ điểm ở khắp nơi, khắp chốn. Tính chung lực lượng đàn áp ở đảo có tới 2.000 tên, như vậy là cứ hai người tù ốm yếu, bị gông xiềng, bị giam cấm cố trong các trại biệt giam, các khu chuồng bò, chuồng cọp thì có một tên địch hung bao, vũ trang đến tận răng không chế, kìm kẹp:

        Từ khi bọn chúa đảo phát hiện ở trại VIB thành lập đảng bộ mang tên Lưu Chí Hiếu một đảng viên cộng sản kiên cường bất khuất thì chúng càng tăng cường kiểm soát đột xuất các trại, tách những người mà chúng nghi là cán bộ lãnh đạo đem đi biệt giam, cấm cố. Một thủ đoạnkhác của chúng là bất ngờ đồn trại để tìm tài liệu radiô, vũ khí.

        Một tài liệu khác, "Biên bản ghi nhận các cuộc xách động, gây rối, chống đối của các can phạm thụ huấn tại Côn Sơn" ngày 7-2-1975 trung tá Lâm hữu Phương đã phải ghi nhận: "... Riêng trong tháng 1-1975 có 11 vụ hô la, chống đối, xách động với các hình thức tương tự như trên (....) "Đặc biệt đã có 12 vụ khám phá các nơi chôn dấu, tịch thu một số tài liệu, bài ca cộng sản, cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam và một số vật dụng khác như: 1 radio hai băng, 1 đồng hồ chạy nước, 23 cây sắt nhọn, 50 con dao lớn nhọn, một số dao găm làm bằng cây, một số đồ kịch nghệ, 9 súng AK, 8 súng M16, 15 súng lục, 3 máy điện thoại có ống liên hợp, cần ăng ten, lựu đạn, bêta, mã tâu kềm cắt tất cả đều bằng gỗ dây điện và một số vật dụng linh tinh tại Phú Tường, Phú Phong, Phú An, Phú Bình và Phú Hưng" (tức Trại I, Trại V, Trại VI và Trại VII.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 09:55:48 am »


        Trung tá quản đốc Lâm Hữu Phương ráo riết đốc thúc việc tăng cường phòng thủ, truy tìm tài liệu, sắp đặt phương án chống bạo động, vũ khí và tiếp tục thanh lọc số tù chính trị thuộc đối tượng nguy hiểm đưa biệt giam ở chuồng cọp Mỹ (Trại VII).

        Từ khi ta đánh Buôn Ma Thuột, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đưa rất nhiều tù chính trị ở đất liền ra Côn Đảo. Khi quân ta đánh tới Khánh Hòa, Bình Thuận, Thiệu kêu gào tử thủ Sài Gòn. Nếu Sài Gòn mất, hắn sẽ chiếm giữ các tỉnh miền Tây và Côn Đảo làm bàn đạp đánh chiếm lại cả miền Nam.

        Tại Côn Đảo, trung tá Lâm Hữu Phương nhận mệnh lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phòng thủ Côn Đảo. Biện pháp chính của chúng là ngăn chặn, nhanh chóng đàn áp tù chính trị nổi dậy vũ trang khởi nghĩa giải phóng đảo. Tất cả tù chính trị được Sơn đưa ra làm ở Câu lạc bộ, Hợp tác xã và một số anh em làm ở công sở khác đều bị bắt trở lại vào trại giam. Lâm Hữu Phương giao cho bọn giám thị trật tự khống chế các trại nhất là trại VII, tiểu đoàn Bảo an rải quân ra giữ con đường từ thị trấn lên Sở Tiêu. Bọn chúng còn gấp rút mở thêm con đường nhánh vào các trại I, IV, V và một đường nhánh vào các trại VI, VII, VIII, để ngăn chặn đường rút của tù chính trị vào cố thủ trong dẫy núi đá vôi mà hất họ xuống bờ biển để tiêu diệt. Thâm độc hơn, tại các trại II, III, bọn chúng giam một nửa tù thường phạm được chúng trang bị vũ khí thô sơ, đề phòng khi tù chính trị nổi dậy thì đàn áp. Sơn còn được cơ sở báo tin bọn chúa đảo đã trang bị cho cai ngục cứ mỗi phòng giam từ hai đến ba quả lựu đạn, riêng trại VII có 496 xà lim bọn chúng đem về tới 50 thùng lựu đạn để sát hại tù chính trị, khi quân Giải phóng tấn công đảo, hoặc khi tù chính trị nổi dậy cướp đảo.

        Do sự đàn áp khốc liệt của kẻ thù và bưng bít tin tức không cho tù chính trị ra khỏi trại giam với bất cứ lý do nào kể cả đổ thùng nên anh em không hề biết tin tức gì ở bên ngoài. Riêng trại VIB có 500 chị em phụ nữ bị giam trong đó có chị mới bị đưa từ đất liền ra giấu được radio, biết được tin quân ta đã giải phóng Tây Nguyên đang tiến như vũ bão xuống miền Trung nhưng không làm sao báo ra ngoài được.

        Vì không nắm được tình hình chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc của quân ta, nên hầu hết các trại giam tù chính trị vẫn gấp rút tổ chức lễ kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 một cách rầm rộ, trọng thể, lập phương án chống địch khủng bố khi lễ kỉ niệm diễn ra vào lúc địch đánh kẻng tan nghiêm (6 giờ sáng).

        Trong khi đó các cố vấn Mỹ ở đài Radar, ở hãng dầu sân bay Cỏ Ống chuẩn bị rút chạy. Tin quân Thiệu thất bại dồn dập khiến cho bọn cố vấn Mỹ và ngụy quyền, ngụy quân ở Côn Đảo vô cùng hoảng sợ. Trong các ngày 27-28 tháng 4-1975, không quân ngụy ở sân bay Tân Sơn Nhất bị không quân ta tấn công vội vàng lái máy bay ra sân bay Cỏ Ống suốt ngày đêm để bay di tản sang Thái Lan. Chúng hốt hoảng vội vàng đến nỗi bỏ lại sân bay Cỏ Ống tới 26 máy bay còn nguyên vẹn và nhiều súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng. Tình hình càng hỗn loạn hơn vào ngày 29 tháng 4-1975, bọn Mỹ ở Radar Loran Côn Đảo, bọn đại diện hãng dầu Mỹ phá huỷ một số máy móc một cách vội vàng rồi lên trực thăng bay ra hạm đội Mỹ đậu ở Thái Bình Dương. Đêm 29-4-1975 trung tá tỉnh trưởng Lâm hữu Phương lén chạy xuống một chiếc tầu tuần tiễu bỏ lại chiếc xe zép ở cuối mũi Cá Mập.

        Sáng ngày 30-4-1975 tên Sỹ phụ tá hành chính cùng đại úy chỉ huy phó đặc khu Phạm Huỳnh Trung họp bọn cầm đầu các ty, các tên chỉ huy từ đại đội trở lên, các giám thị trưởng, các đội trưởng trật tự, quyết định sử dụng hết cả phương tiện sẵn có ở đảo để đi di tản, chúng đóng hết các cửa kể cả cửa sổ các trại giam, không cho tù nhân tắm nắng, đổ thùng như mọi ngày. Chúng bỏ đói tù nhân cả ngày 30-4-1975. Chúng còn lệnh cho Bảo an, cảnh sát bao vây các trại giam sẵn sàng xả súng, ném lựu đạn vào trong các trại để thủ tiêu tù chính trị như kế hoạch của trung tá tỉnh trưởng.

        Mười một giờ ngày 30-4-1975 sau khi nghe Dương Văn Minh đọc lời Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng trên đài Phát thanh Sài Gòn, tụi ngụy ở Côn Đảo càng hoang mang, mạnh đứa nào đứa nấy rối rít thu xếp hành lý chuẩn bị di tản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 09:57:35 am »

   
        Hầu hết ngụy quân, ngụy quyền ở Đảo đều hoảng sợ mất tinh thần, Nguyễn Văn Sơn nhận thấy đã đến lúc hành động làm sao giải phóng đảo một cách hòa bình không có đổ máu1.

        Việc to lớn hệ trọng cần phải có quần chúng cách mạng Sơn nghĩ ngay đến linh mục Phạm Gia Thụy, ông quê ở tỉnh Bắc Ninh cai quản nhà thờ Côn Đảo, người mà anh đã từng tiếp xúc mấy năm, biết ông là người có tinh thần dân tộc có cảm tình với những người yêu nước, ông chẳng những có uy tín lớn trong giáo dân mà cả một số viên chức, sĩ quan ngụy cũng vị nể2.

        Nay trước biến động lớn lao này Sơn thấy cần phải bàn thẳng với linh mục để cùng hành động, Sơn lên nhà thờ gặp linh mục. Hai người trao đổi cách giải phóng đảo hòa bình không đổ máu đi tới nhất trí các phương án sau:

        1- Sơn báo ngay cho các cơ sở như Nguyễn Văn Đồng, trưởng ty Thanh niên, Bùi Tấn Phát hiệu trưởng trường trung học, Nguyễn Văn Hiến, trưởng ty Nông Lâm, Nguyễn Đình San, Nguyễn Đình Giốc ty Kiến thiết v.v. và những gia đình giáo dân, ngụy quân, ngụy quyền tốt lên tập trung ở nhà thờ và lấy nhà thờ làm trụ sở chỉ huy các hành động.

        2- Nếu không thấy tụi ngụy có ý đồ xấu với tù chính trị thì phải trực tiếp can thiệp bằng cách giải thích chính sách của Chính phủ cách mạng đối với những người tham gia quân đội và chính quyền theo Mỹ, kêu gọi họ giúp đỡ cách mạng để được hưởng lượng khoan hồng.

        3- Nếu họ tranh cướp nhau tầu bè đi di tản thì phải làm nhiệm vụ giữ an ninh trật tự cho số người ở lại bằng súng của nhân dân tự vệ. Đợi đến lúc thuận tiện sẽ vào trại mời anh em tù chính trị ra giải phóng đảo và khống chế tụi trật tự và quân phạm ở trại II.

        Khi các gia đình cơ sở và giáo dân tốt đã tập trung ở nhà thờ. Sơn và linh mục Thụy bảo họ cứ ở nhà thờ chờ giao việc rồi hai người đến cơ sở truyền tin thuyết phục họ không di tản. Toàn bộ nhân viên cơ sở này đã ở lại và giữ gìn an toàn máy móc, thiết bị.

        Thuyết phục xong cơ sở truyền tin, linh mục Thụy vê nhà thờ để thường trực giải quyết các việc, còn Sơn lại đến gặp đại úy Kiều Văn Dậu trưởng ban 3 đặc khu để thuyết phục vì Sơn từng gặp và biết ông ôn hòa, đã có lần ông nói cho Sơn biết trước cuộc đàn áp tù chính trị, do biết trước nên anh em đã kịp thời tránh né.

        Khi nghe Sơn thông báo kế hoạch của Linh mục và Sơn, Đại úy Dậu tập hợp được thượng sĩ Nông và hơn hai chục binh lính không di tản sẵn sàng hành động theo lệnh của linh mục và Sơn.

        Sau đó Sơn và đại úy Dậu cùng số binh lính nói trên lần lượt về nhà thờ gặp linh mục để nhận định tình hình.

----------------
       1. Truyện ký này chúng tôi không có tham vọng giởi thiệu toàn bộ cuộc giải phóng Côn Đảo (30-4) mà chỉ viết riêng phần điệp viên Đỗ Văn Kha tức Nguyễn Văn Sơn, bí số T31 tham gia giải phóng Côn Đảo. Muốn biết rõ cuộc giải phóng toàn diện Côn Đảo mời bạn đọc hồi kí của các đồng chí Trần Trọng Tân “Những ngày chấm dứt địa ngục trần gian” (trang 736, “Ngày giải phóng” của giáo sư Lê Quang Vịnh (trang 745) “Côn Đảo Giải phóng” của Mai Nguyễn đều in trong cuốn” Côn Đảo ký sự và tư liệu” do Ban Liên lạc tù chính trị- sở Văn hóa -  Thông tin - Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1996; “Đêm cuối cùng ở địa ngục trần gian” của Nguyễn Văn Thành in trong Tạp chí Lịch sử Đảng tháng 5- 1992; “Ngày nổi dậy giải phóng địa ngục trần gian Côn Đảo, Tạp chí “Côn Đảo ngày nay" tháng 6-1998 và các cuốn sách: “Giải phóng Côn Đảo - Vũng Tầu" của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo "Nhà tù Côn Đảo" của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...

        2. Theo đồng chí Nguyễn Văn Thành (tức Tư Thành, Tư Còm) tù chính trị Trại VII, Côn Đảo viết trong bài: “Ngày nổi dậy giải phóng địa ngục trần gian Côn Đảo” trên Tạp chí Côn Đảo và bài “Đêm cuối cùng ở địa ngục trần gian Côn Đảo đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 5-1992 viết như sau: “Linh mục Phạm Gia Thụy là người cai quản nhà thờ Côn Đảo. Do được tiếp xúc nhiều với con chiên là cai tù và người tù. Ổng đã nhận thấy phần nào tội ác của địch và những nỗi đau khổ của người tù phải chịu đựng. Trong những người tiếp xúc với ông có đồng chí Vũ Ngọc Nhạ (Ông cố vấn) là một cán bộ tình báo của ta cài vào hàng ngũ công chức của địch: Ông đã được giới thiệu gặp Mặt trận Giải phóng miền Nam và đã nhờ ông liên lạc với tù chính trị khi có biến động gì ở Côn Đảo...”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 09:58:55 am »


        Lúc này ở đảo, không khí hoảng loạn vẫn gia tăng. Sơn trao đổi với linh mục và xung phong đến Bộ Chỉ huy Đặc khu thuyết phục đại uý Phạm Huỳnh Trung hãy hạ súng trở về với nhân dân Sơn nói với đại úy Phạm Huỳnh Trung và một số sĩ quan Bảo an:

        - Tôi không phải là Việt Cộng, cũng không phải là người của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mà là một người Việt Nam yêu nước, yêu hòa bình, tôi tham gia ban chỉ đạo Giải phóng do linh mục Phạm Gia Thụy đứng đầu, linh mục cử tôi đến đây nói với anh em sĩ quan và binh lính là lúc này tình hình ở đảo đang rối loạn. Muôn cứu mình, cứu vợ con và đồng bào thoát khỏi cảnh diệt vong chỉ còn cách hòa hợp dân tộc, ủng hộ chính quyền và quân đội cách mạng, giải phóng tù chính trị. Chỉ có anh em tù chính trị mới có đủ khả năng và tư cách giải phóng toàn diện và ổn định tình hình chính trị, an ninh, trật tự xã hội, lo cho cuộc sống của đồng bào và anh em binh sĩ đã  góp phần giải phóng đảo.

        Phạm Huỳnh Trung còn chưa trả lời thì sĩ quan tâm lý chiến trung úy Nguyễn Thanh Bình hỏi:

        - Nhưng liệu giải phóng rồi, quân Giải phóng có thực hiện cái gọi là: "tắm máu" đế trả thù những người đối địch với mình không?

        Sơn biết số sĩ quan theo Phạm Huỳnh Trang đều thuộc phái hiếu chiến, thực hiện một cách mù quáng mệnh lệnh "tử thủ đến cùng!" của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, những nay cơ đồ đã sụp đổ, chính quyền trung ương đã đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng, còn đi di tản sang Mỹ, sang Thái Lan, thì chưa biết số phận của những kẻ “lang thang xứ người” sẽ ra sao nên cũng muốn hạ vũ khí ra trình diện chính quyền cách mạng, nhưng họ còn sợ và chưa chịu hiểu chính sách nhân đạo, hòa hợp dân tộc của ta, nghĩ thế, Sơn trả lời:

        - Điều băn khoăn của anh em thì đài Giải phóng đã nói rõ: "Chính phủ cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, không có sự trả thù đối với những người đã cộng tác với Mỹ, chính quyền thân Mỹ, thì làm gì có chuyện "tắm máu"?

        Trước những lời giải thích ngắn gọn nhưng lại rất đầy đủ của Sơn, Phạm Huỳnh Trung và một số sĩ quan mặc dù hiếu chiến nhưng nay đã cùng đường cũng muốn hạ vũ khí để được hưởng lượng khoan hồng của cách mạng, nên chỉ sau vài phút trao đổi ý kiến với nhau, Phạm Huỳnh Quang đã khất:

        - Đến 18 giờ hôm nay, ngày 30-4-1975, tôi sẽ để cho ông và các bạn của ông vào các trại giam thông báo cho các đồng chí của mình biết sự đầu hàng của chính quyền trung ương Việt Nam Cộng hòa do tổng thông Dương Văn Minh đã đọc Tuyên bố trên Đài phát thanh Sài Gòn.

        Nguyễn Văn Sơn ưng thuận và quay về trụ sở ở nhà thờ vì như vậy anh đã phân hóa được kẻ thù, tránh được cuộc tàn sát đẫm máu tù chính trị.

        Một sự kiện bất ngờ xảy ra đó là vào hồi 17 giờ 20 phút, ngày 30 tháng 4-1975 có một máy bay bay ra đảo thả một tấm kim loại cỡ 30x40 cm với dòng chữ: "Nhân viên quân lính di tản sang Hòn Cau để tránh bị huỷ diệt và sẽ có tầu đón ra hạm đội 7 cả Mỹ đậu ở Thái Bình Dương" xuống sân vận động Côn Đảo. Do đó đám ngụy quân, ngụy quyền sợ máy bay đến ném bom huỷ diệt nên mạnh tên nào tên nấy chạy ra cầu tầu tranh cướp thuyền bè, xà lan ra biển. Thấy thế, gia đình quân nhân, viên chức trên đảo cũng hoảng loạn chạy theo, làm cho thị xã Côn Sơn náo loạn. Ban chỉ đạo giải phóng ra lệnh cho lực lượng thanh niên của Nguyễn Văn Đồng, Bùi Tấn Phát mới tập hợp ra sức cản họ lại, giữ lại được khoảng trên 30 gia đình1.

        Lực lượng thanh niên đưa tất cả số người trên đến nhà thờ trung tâm thị xã , phân công người bảo vệ chống bọn lưu manh đến cướp của cải, bắt cóc con gái, đồng thời phân công một số thanh niên được vũ trang đi tuần tra các phố để bảo đảm trật tự an ninh.

        Tối ngày 30-4-1975 ban chỉ đạo tập hợp thêm được trên 20 tay súng, họ đều là cơ sở bí mật do Sơn xây dựng từ mấy năm nay, các thanh niên công giáo yêu nước, nhiệt tình của linh mục Phạm Gia Thụy và số thanh niên, giáo viên của các anh Nguyễn Văn Đồng, Bùi Tấn Phát và các nhân viên cơ sở truyền tin. Sơn sử dụng lực lượng vũ trang này để duy trì trật tự trên đảo.

        Ban chỉ đạo nhận được tin tù quân phạm và thường phạm ở các Trại II III, đang phá trại. Nếu để bọn này ra khỏi trại, đảo sẽ mất an ninh, tính mạng tù chính trị bị đe doạ. Sơn lập tức đưa lực lượng vũ trang do đại úy Kiều Văn Dậu chỉ huy và lực lượng tự vệ đến không chế, dồn chúng vào trong các trại. Việc này rất khó khăn, mãi đến 23 giờ ngày 30-4-1975, mới dẹp yên được bọn này. Cũng vào thời điểm đó, bọn ngụy quân, ngụy quyền cũng rút chạy khỏi Đảo.

------------------
        1. Sau này thông kê ở Đảo còn 442 gia đình ngụy quân, ngụy quyền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 10:00:19 am »


        Sau khi dẹp yên bọn quân phạm vào hồi 24 giờ ngày 30-4-1975, ban Chỉ đạo quyết định cử một nhóm đi mở cửa các trại giam gồm Nguyễn Văn Sơn, Đại uý Kiều Văn Dậu, Nguyễn Văn Đồng... Nguyễn Văn Sơn bàn với Kiều Văn Dậu và Nguyễn Văn Đồng mở cửa Trại VII là trại lớn nơi địch giam giữ nhiều tù nhân quan trọng, phần lớn là cán bộ tình báo như trung tá tình báo quân Giải phóng Lê Câu1, Nguyễn Văn Thành (tức Tư Thành, tư Còm)2, Trần Minh Hà, Trần Ngọc Tự, Lê Quang Đức, Trần Quang Tín, Trần Ngọc Hiến (tức Nguyễn Văn Đoàn), Phạm Chi, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Văn Tùng và giáo sư Lê Quang Vịnh... Nguyễn Văn Sơn đã từng tiếp xúc với Trần Quang Tín, Nguyễn Văn Đoàn; trong mấy tháng gần đây Trại VII cũng là trại đấu tranh quyết liệt nhất.

        Đường từ Nhà thờ tới trại giam dài bốn kilômét, đi ô tô chỉ mất vài phút, Đại úy Kiều Văn Dậu cho gọi trưởng trại VII Hai Rồng đến rồi anh em bất ngờ bắt hắn dẫn anh em vào khu H là nơi bọn Chúa đảo coi là nguy hiểm nhất trong 8 khu ở Trại VII, mở cửa phòng 24, khu H gọi ông Lê Câu. Nghe hỏi Lê Câu, lập tức gần 100 người ở 48 xà lim chuẩn bị hô la phản đối. Nguyễn Văn Sơn, Đại úy Kiều Văn Dậu, Nguyễn Văn Đồng báo tin với anh em: "Thành phố Sài Gòn đã giải phóng, chính quyền do Dương Văn Minh làm Tổng thống đã đọc Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng trên đài phát thanh Sài Gòn, bọn cố vấn Mỹ, ngụy quân, ngụy quyền đã rút chạy, các doanh trại, công sở bỏ trống, mời anh ra khỏi nhà lao giải phóng Đảo, khống chế tù quân phạm, giữ gìn trật tự, an ninh trên Đảo"

        Do các đồng chí bị giam giữ quá lâu trong trại, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài, lại không có radio theo dõi tình hình chiến sự Toàn miền Nam, ngay biến động lớn lao ở Đảo các đồng chí cũng không biết, nên các đồng chí nghi ngờ không tin. Sở dĩ có tình trạng đó là năm 1973 bọn chúa ngục chở một số tù chính trị lên máy bay nói là đi trao trả, theo Hiệp định Paris, nhưng rồi chúng trút hết xuống biển thủ tiêu nên mọi người không chịu ra. Khi nghe anh em Sơn nhắc lại mọi lần nữa là Sài Gòn đã được giải phóng từ trưa ngày 30-4- 1975, các đồng chí tù chính trị vẫn không tin, yêu cầu được nghe radio trực tiếp. Nguyễn Văn Sơn và đại úy Kiều Văn Dậu mời anh em tù ra lấy radio, anh em cử đồng chí Trần Quang Tín đi, đồng thời mời anh em tù chính trị ra ngoài quan sát, anh em tù chính trị đã cử đồng chí Nguyễn Văn Thành đi. Khi Tín mang radio về mở to mọi người đều nghe rõ thông báo đọc từ Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam và đài Phát thanh Giải phóng báo tin Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đã kết thúc, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổng thống Dương Văn Minh đã đọc Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng. Đến lúc đó đồng chí Lê Câu, Nguyễn Văn Thành và những anh em tù chính trị khác mới tin, lập tức mọi người reo hò vang dậy, vui mừng khôn xiết. Không đợi chìa khoá mở cửa các phòng giam, anh em giúp nhau đập phá khóa mở cửa các trại giam, mở còng tay, còng chân cho nhau.

        Phải vất vả lắm Nguyễn Văn Sơn mới gỡ được những bàn tay gày guộc nhưng vô cùng thân thiết, yêu thương đang nắm chặt lấy bàn tay mình, nói:

        - Đề nghị các đồng chí lập tức đi mở khóa giải phóng cho các trại khác và đưa lực lượng vũ trang đến trấn áp tù quân phạm đang cố phá trại ra ngoài gây rối và giữ gìn trật tự, bảo vệ nhân dân và các công trình trên đảo,

---------------
        1. Đồng chí Lê Câu quê ở bên sông Thu Bồn thuộc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Trước đi lính thợ trong quân đội Pháp, giác ngộ cách mạng trước tháng 8-1945. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đồng chí là trưởng ban Quân báo khu V với quân hàm trung tá. Sau Hiệp định Genève ở lại miền Nam và bị chúng bắt năm 1961 khi đồng chí đi Sài Gòn làm việc với một cơ sở là viên chức cao cấp trong chính quyền Ngô Đình Diệm.

        2. Đồng chí Nguyễn Văn Thành tức Tư Thành, Tư Còm sinh năm 1928, quê ở Niềm Xá, thị xã Bắc Ninh, tham gia cướp chính quyền ở thị xã Bắc Ninh. Kháng chiến toàn quốc, lên công tác ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1953 đồng chí được điều sang ngành tình báo làm thư kí riêng cho đồng chí Trần Hiệu phụ trách tình báo chiến lược Trung ương. Đồng chí được phân công vào Sài Gòn lần thứ nhất năm 1960, hoàn thành nhiệm vụ trở ra. Khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, đồng chí lại được phái vào Nam lần thứ hai và bị địch bắt ngày 10-9- 1964. Năm 1968 chúng đầy đồng chí ra Côn Đảo, tháng 8- 1969 chúng đưa đồng chí về Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo ở số 3 phố Bạch Đằng. Không khai thác gì được ở đồng chí, năm 1973 chúng lại đưa đồng chí ra Côn đảo, giam ở trại VII, trong khu H. Đồng chí là một chiến sĩ kiên cường bất khuất đấu tranh với địch trong nhà tù.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 10:02:30 am »


        Cả Trại VII bừng bừng khí thế phá ngục tù, tiếng reo hò, tiếng hô Hồ Chủ tịch muôn năm, Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam muôn năm, Hoan hô quân Giải phóng vang lên không dứt. Khi anh em tù chính trị tỏa đi mở khoá các khu trong trại VII, thì Nguyễn Văn Sơn, đại uý Kiều Văn Dậu, Nguyễn Văn Đồng, Bùi Tấn Phát lại đến khu Chuồng Bò nơi tù chính trị bị tra tấn dã man hơn ở cả Chuồng Cọp. Khi Sơn và Dậu dẫn anh em vào bắt bọn giám thị, tước chìa khóa mở cửa trại giam, báo tin Toàn miền Nam và thành phố Sài Gòn đã giải phóng, anh em hãy ra ngoài tham gia giải phóng Đảo. Nhưng cũng như ở Trại VII, anh em không tin nên không chịu ra. Sơn đành cử Bùi Tấn Phát về Trại VII báo cho đồng chí Lê Câu cử người đến để anh em ở Trại VI tin. Cũng lúc đó đồng chí Nguyễn Văn Thành, tù chính trị Trại VII dẫn một số anh em tù chính trị tới nơi, báo tin Sài Gòn đã được giải phóng là đúng, khi đó anh em Trại VI mới tin, lập tức reo hò dùng mọi thứ gạch đá, gậy gộc phá khóa các phòng giam. Đại uý Kiểu Văn Dậu đã bắt các giám thị phải đi mở khoá các trại giam, những anh em bị yếu quá thì các đồng chí, đồng đội dìu ra.

        Mở khoá cho anh em ở Trại VI xong, nhóm của Sơn, Dậu, Đồng, Phát đại diện Ban chỉ đạo giải phóng Côn Đảo và nhóm tù chính trị Trại VII do đồng chí Nguyễn Văn Thành chỉ huy tiếp tục đi mở khóa Trại VIII, các khu biệt giam, trại cấm cố, giải thoát cho các đồng chí.

        Khoảng 3 giờ sáng ngày 1 tháng 5-1975 Sơn nhận được tin toàn bộ 496 xà lim của 8 khu Trại VII đã được hoàn toàn giải phóng.

        Tại Trại VIB là nơi bọn chúa ngục giam giữ trên 500 tù chính trị nữ, có chị địch mới đưa ra đảo cách đây 20 ngày dấu được radio biết tin trưa ngày 30-4-1975 Sài Gòn đã được giải phóng nhưng không báo được ra ngoài, chị em đã đồng thanh reo hò, hô khẩu hiệu đòi bọn giám thị phải mở khoá, đúng lúc đó thì nhóm của Dậu, Đồng, và của Nguyễn Văn Thành đến bắt bọn giám thị đưa chìa khoá mở cửa các phòng giam giải phóng cho chị em chỉ sau Trại VII khoảng 45 phút.

        Ba giờ sáng ngày 1-5-1975, các đồng chí lãnh đạò Trại VII triệu tập cuộc họp thành lập Đảo ủy lâm thời. Ban châp hành có mười đồng chí do đồng chí Trịnh Văn Lâu (tức Tư cẩn) làm bí thư1, đồng chí Phan Huy Vân (tức Hai Tân)2 làm phó bí thư, đồng chí Mai Xuân cống (tức Hai Công) ủy viên thường trực, đồng chí Lê Minh Triết, Nguyễn Nam ủy viên. Sau đó Đảo ủy bổ sung thêm hai chị nữa ở Trại VIB là chị Hai Nhân và chị Tư Cúc.

        Ngay sau khi thành lập Đảo ủy, khoảng 4 giờ sáng cùng ngày các đồng chí trong ban Chấp hành Đảng ủy như Trịnh Văn Lâu, Phan Huy Vân, Trần Trọng Tân, Mai Xuân Cống đã họp với Linh mục Phạm Gia Thụy và các anh Nguyễn Văn Sơn, Đại úy Kiều Văn Dậu, Nguyễn Văn Đồng... tại nhà anh Nguyễn Văn Đồng để thành lập chính quyền ở Đảo. Do chưa nắm được tình thế cách mạng nên Hội nghị quyết định đặt tên ủy ban là "Uỷ ban Hòa hợp, hoà giải dân tộc Côn Sơn". Hội nghị nhất trí bầu các vị sau đây vào các chức vụ:

        - Chủ tịch: Linh mục Phạm Gia Thụy

        - Đệ nhất Phó chủ tịch: Cựu trung tá quân Giải phóng Lê Câu

        - Đệ nhị Phó chủ tịch: Đại uý Kiều Văn Dậu

        - Tổng thư ký: ông Nguyễn Văn Thành (Tư Thành).

        - Phó thư ký: Trần Quý Thu

        - Uỷ viên An ninh: Thiếu uý Đặng Lâm Sơn, ông Nguyễn Văn Ba

        - Ủy viên Chính trị và Thông tin: ông Nguyễn Văn Sơn, ông Nguyễn Văn Nam (Trần Minh Hà), ông Nguyễn Văn Đồng.

        - Ủy viên Kinh tê và xã hội: ông Nguyễn Văn Mốt, ông Nguyễn Hiền, bà Phạm Thị Đào 3.

        Ngay sau khi thành lập Uỷ ban Hòa hợp, Hòa giải dân tộc Côn Sơn, Ủy ban đã ra thông báo số 1 cho toàn Đảo biết Ủy ban lãnh trách nhiệm nặng nề trước Mặt trận Dân tộc giải phóng, Chính phủ cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, trước nhân dân giải quyết toàn bộ công việc ở Đảo. Trước mắt Uỷ ban đề ra Chương trình hành động 4 điểm như sau:

        1- Tiếp tục cử người đi mở các lao còn lại và tìm các lao biệt giam bí mật tù chính trị để không bỏ sót một đồng chí nào.

        2- Tổ chức lực lượng vũ trang chiếm đóng các vị trí xung yếu, bảo vệ Đảo, trừng trị bọn quân phạm, thường phạm trốn trại ra gây rối, bọn ngụy quân, ngụy quyền lưu manh hóa, đảm bảo trật tự trị an ở Đảo.

        3- Không chế bọn quân hạm ở trong trại đang tìm cách phá trại, kêu gọi những quân nhân, cảnh sát, nhân viên chính quyền cũ ra trình diện, nộp vũ khí, khí tài, tài liệu.

        4- Ổn định đời sống, cung cấp đủ gạo, thực phẩm, điện nước nhu yếu phẩm cho các chính trị phạm vừa được giải phóng, nhân dân và những người cộng tác với Mỹ-Thiệu ở lại Đảo, cắt cử người quản lý, nấu cơm nước cho tù quân phạm và tù thường phạm đang ở trong trại.

-----------------------
        1. Đồng chí Lâu sau là ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Vinh Long.

        2. Đồng chí Tân sau là ủy viên Trung ương Đảng, trưởng ban tư tưởng Văn hóa Trung ương , sau là Phó bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

        3. “Côn Đảo và ký sự” Uỷ ban Liên lạc tù chính trị - sở Văn hóa - Thông tin - Nhà xuất bản Trẻ, thành phố’ Hồ Chí Minh xuất bản năm 1996.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 10:02:53 am »


        Thời điểm này anh em tù chính trị đã tập hợp được 2 trung đội phân công đi chiếm đóng trại lính Bắc Bình vương, Lò Vôi, Chi Khu Bến Đầm, Chi khu và sân bay Cỏ Ống và ty cảnh sát ngụy.

        Do bị giam giữ lâu ngày không nắm vững tình hình trong nước, toàn miền Nam và thế của ta đã  hoàn toàn áp đảo địch, nên chiều ngày 1-5-1975 đồng chí Lê Câu vội vàng cho đốt hồ sơ chính trị phạm trong các phong trào chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX và của các chiến sĩ cộng sản như Lê Hồng Phong, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng... Nơi này gần cổng Trại giam giữ quân phạm và thường phạm, bọn này đã phá cổng Trại II, đốt hết hồ sơ của tụi chúng. Do nhận định sai về địch, hành động vội vàng đã gây khó khăn cho ta khi tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng tiền bối và khó khăn trong việc truy xét bọn quân phạm, thường phạm.

        Cho tối ngày 2-5-1975 chưa kể lực lượng tự vệ, số quân nhân cách mạng do Linh mục Nguyễn Gia Thụy và Nguyễn Văn Sơn tổ chức từ trước, Đảo ủy đã tổ chức được ba trung đội tự vệ chủ yếu là anh em tù chính trẻ, khỏe.

        Theo lệnh của Uỷ ban, trạm Thông tin vô tuyến liên tục điện về Sài Gòn bắt liên lạc, cho mãi đến chiều ngày 3-5-1975, trạm mới bắt được hên lạc với đất liền báo tin Côn Đảo đã hoàn toàn được giải phóng. Thành ủy Sài Gòn nhận được điện hẹn sẽ cho tầu ra đón. Trong khi đó Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng có phương án giải phóng Côn Đảo bằng một trận hợp đồng Hải-Lục-Không quân.

        Chiều ngày 3-5-1975 sau khi Bộ Chỉ huy Sài Gòn điện đàm với Ủy ban Hòa hợp, Hòa giải Dân tộc Côn Sơn biết chắc đảo đã được giải phóng nên đêm mùng 3 rạng ngày mùng 4 tháng 5-1975, tầu Hải quân chở bộ đội Giải phóng do đồng chí Lê Minh Hà đại diện Khu ủy Miền Đông làm Chính ủy ra tiếp quản Côn Đảo.

        Lực lượng vũ trang tiếp thu những vị trí do tự vệ và binh lính phản chiến chiếm giữ. Quân đội đã  tiến hành truy quét, tàn quân ngụy còn lén lút trong các khu rừng núi đá các đảo nhỏ như Hòn Cau.

        Sáng ngày 5 tháng 5 năm 1975 khi quân Giải phóng ra tiếp quản Đảo, Uỷ ban cách mạng tỉnh Côn Sơn đã làm tròn sứ mạng lịch sử của mình tuyên bố tự giải tán; Ủy ban Quân quản Côn Sơn được thành lập làm nhiệm vụ quản lý đảo cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục. Ủy ban Quân quản điện về Sài Gòn đưa tầu ra đón các đồng chí bị địch giam giữ về đất liền.

        Đồng chí Tư Tòng, Bí thư Tỉnh ủy (hồi đó Côn Sơn là một tỉnh chính trị của chính quyền Sài Gòn; vận động Nguyễn Văn Sơn phải ở lại làm quân quản giúp ủy ban vì anh là người am hiểu địa hình biết rõ các hoạt động của địch trong 15 năm qua ở đảo. Ủy ban Quân quản phân công Nguyễn Văn Sơn ở trong ban Tuyên - Văn Giáo phụ trách về giáo dục làm công tác cải tạo, tập huấn giáo viên dưới chính quyền ngụy, tiến tới khai giảng trường Võ Thị Sáu vào năm học mới, có 542 học sinh, sau đó Sơn mở lớp Bổ túc văn hóa cho các chiến sĩ trên Đảo.

        Nguyễn Văn Sơn vào Nam chuyến hai từ tháng 4 năm 1957 đến nay đã 18 năm, riêng ở Đảo là 15 năm, không hề biết tin tức của mẹ, vợ cùng các con và anh em bạn bè, đồng chí. Còn nếu tính xa nhà thì từ tháng giêng năm 1951 khi xã Hồng Bàng còn nằm trong vùng giặc tạm chiếm cho đến tháng 10-1954 anh đâu dám về. Đến khi quê hương được giải phóng thì anh lại đang làm nhiệm vụ đặc biệt, không được phép về quê hương. Nhưng kể từ khi vào Sài Gòn lần thứ hai, bị công an của Trần Kim Tuyến bắt đày đọa trong các trại biệt giam ở Sài Gòn, Đà Lạt rồi đưa ra lưu đầy ở Đảo thì anh hoàn toàn bị cắt đứt liên lạc với quê hương, nỗi lòng thương mẹ, nhớ vợ con, nhớ từ cái cổng làng to và đẹp vào loại nhất hàng tổng, nhớ tảng đá to bằng cả gian nhà mà anh vẫn cùng bạn bè chơi đùa hồi còn thơ, nhớ dòng sông Nghĩa Trụ chảy qua làng cho anh vùng vẫy vào những trưa hè nóng nực. Những nỗi nhớ nhung đó luôn luôn day dứt trong lòng anh, người con xa quê ngót 20 năm trời.

        Đảo được giải phóng, anh em tù chính trị được đón về đất liền, trở về quê hương đoàn tụ với gia đình, còn anh theo yêu cầu của Ủy ban Quân quản, phải ở lại giúp ban làm công tác cải tạo giáo dục, đưa trường Võ Thị Sáu vào khai giảng đúng niên khóa. Anh cũng giúp Ban an ninh nhận mặt một số tên nhân viên, công an ngụy quyền cũ trôn trình diện và xác minh người tốt, kẻ xấu trên Đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 10:03:18 am »


        Sau nhiều lần viết thư về cơ quan và gia đình không nhận được thư trả lời, anh càng nóng lòng sốt ruột. Anh cũng không có hành động gì kể cả bộc lộ thân phận của mình khi chưa nhận được thư trả lời của Công an Hà Nội là cơ quan trực tiếp chỉ đạo anh, phái anh vào Nam công tác từ tháng 4-1957.

        Thấy Đảo đã giải phóng mấy tháng mà Nguyễn Văn Sơn vẫn ở lại Đảo những anh em đã  từng nhiều lần mối lái anh lấy vợ, đoán anh có chuyện trắc trở gì về chuyện vợ con nên giục anh lấy vợ rồi ở lại xây dựng Đảo, có bạn còn dẫn cả người mình định mai mối đến cho anh xem mặt. Cũng như những lần trước, anh đều cảm ơn và khéo léo từ chối.

        Điều anh mong mỏi đã tới đó là vào tháng 8- 1975 nhận được thư nhà do con trai là Đỗ Văn Khôi gửi vào. Khi anh vào Nam chuyến thứ hai (tháng 4-1957), Khôi mới bẩy tháng tuổi, anh còn đem theo tấm ảnh bé Khôi ngồi trên mặt bàn phủ khăn hoa đang vươn tay ra với quả bóng nhựa. Tấm ảnh ấy anh giữ đến ngày nay, nó là sợi dây vô hình nối anh với gia đình, quê hương. Vậy mà giờ đây Khôi đã vào tuổi 19 viết thư cho bố lần đầu tiên kể chuyện gia đình trong ngót 20 năm anh vắng nhà. Trong thư Khôi chỉ kể bà vẫn khỏe mạnh luôn luôn nhắc đến anh nhất là những ngày giỗ, tết, những khi gia đình có việc vui, nỗi buồn. Khôi cũng kể về mẹ của mình, chị Nguyễn Thị Phượng người vợ đã phải chịu nhiều nỗi gian truân khi anh vắng nhà. Khôi viết rõ bà, mẹ, bà con cùng các chú, bác, cô, dì đều nóng lòng chờ anh trở về.

        Còn một điều trong thư Khôi không viết ra những chắc chắn là nỗi day dứt đối với mẹ anh, vợ anh, các con anh là gia đình phải chịu nỗi oan ức là trong nhà có người theo giặc Mỹ chắc trốn vào Nam theo Mỹ-Diệm.

        Sơn đâu có biết rằng nỗi oan ức của mẹ, vợ, các con anh phải gánh chịu từ tháng 10-1954 khi huyện Yên Mỹ được giải phóng cán bộ, bộ đội trừ những người hy sinh đều lần lượt trở về quê vậy mà anh cũng không. Có nhiều người gặp anh ở nhà ông Cả Ỳ ở phố Lý Quốc Sư lại gặp anh ở nhà Đặng Duy Tá ở phố Hàng Đào, vậy tại sao anh không về. Đến khi Cải cách ruộng đất, gia đình bà Vũ Thị Nghiêm bị qui là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu, đội Cải cách mấy lần cho người ra Hà Nội bắt anh về đấu tố, nhưng anh đều được các đồng chí Công an Hà Nội khéo léo bảo vệ. Đến sửa sai, gia đình được hạ thành phần xuống trung nông, được trả nhà cửa, anh cũng không về. Nhưng vào thời đó chỉ có một số cán bộ huyện, xã và một số người ở Ông Tố thích truyền bá những chuyện giật gân biết một cách lơ mơ "Đỗ Văn Kha có vấn đề chính trị" còn sự việc cụ thể ra sao thì cũng không rõ. Nhưng việc xin giấy tờ chứng nhận cho các con anh và thậm chí cả các em anh đi làm đi học thì vô cùng khó khăn, xã đổ cho huyện, huyện bảo xã  không xác nhận thì huyện đâu dám ký nhận. Nhưng đến tháng 4-1959, Tòa án nhân dân Hà Nội đưa toán gián điệp C30 ra xét xử công khai, có hàng vạn người ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tới dự trong đó có nhiều người ở xã Hồng Bàng đã  nghe rõ tên toán trưởng Trần Minh Châu tức Cập khai trước Tòa: "Tôi thường đến nhà Đặng Duy Táở số nhà 54 c phô Hàng Đào và được Đặng Duy Tá giúp đỡ, tiếp tế cho tôi và cho những người ở nhóm Nam Định như Vụ Đình Đích ngủ lại. Em họ Đặng Duy Tá là Nguyễn Văn Sơn cũng là đảng viên đảng Đại Việt - Quốc Dân đảng từ hồi Hà Nội tạm chiếm. Chính tôi đã cử Nguyễn Văn Sơn vào Sài Gòn chuyến thứ nhất vào tháng 5-1956 để báo cáo với CIA về các hoạt động ở ngoài Bắc và xin tiếp tế. Đến tháng 4-1957 tôi lại cử Nguyễn Văn Sơn vào Sài Gòn lần thứ hai, nhưng không thấy trở ra". Dân Hồng Bàng chỉ biết từ đầu năm 1955 Đỗ Văn Kha đến ở nhà Đặng Duy Tá, bây giờ họ mới vỡ lẽ là Đỗ Văn Kha đổi tên là Nguyễn Văn Sơn để làm gián điệp. Đặng Duy Tá (mặc dù được Giám đốc Công an Hà Nội bảo vệ một cách khéo léo để khỏi bị Công an quận Hoàn Kiếm bắt) nhưng không chịu nổi sự khinh miệt của dân phố, phải dọn nhà đi ở nơi khác. Trong khi đó ở Hải Phòng công ty Bình Minh của Đặng Duy Tá cũng bị phá sản vì những người góp cổ phần nghe tin Đặng Duy Tá dính dáng vào vụ án gián điệp C30 đều đến rút tiền. Công ty chỉ còn lại một mình, Tá phải bán hết hàng hóa, tài sản để trả nợ. Bán hàng hóa không đủ, anh phải bán cả nhà để trả nợ, gia tài khánh kiệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2020, 09:25:01 pm »


        Tin Tòa án Hà Nội xử vụ án gián điệp kế đó báo đăng, đài nói tuy báo đăng, đài nói không nhắc lại lời khai của Trần Minh Châu tức Cập ở trước toà, các bài báo cũng không nhắc gì đến Nguyễn Văn Sơn có liên quan đến vụ án này, nhưng cả xã, cả huyện đều tin là Đỗ Văn Kha đã phản Đảng, phản dân tộc, làm gián điệp, trốn vào Nam theo Mỹ - Diệm. Sự việc càng ầm ĩ khi Ty Văn hóa -  Thông tin Hưng Yên đưa các tranh ảnh cùng hiện vật vụ án C30 triển lãm ở Công ty Lâm sản ngay cổng làng Ông Tố, tuy không mảy may nhắc đến Nguyễn Văn Sơn nhưng dân Hồng Bàng và dân cả huyện Yên Mỹ đều khẳng định Đỗ Văn Kha liên quan đến vụ án gián điệp này.

        Từ đó gia đình Kha vắng vẻ ngay những bạn chiến đấu cũ của Đỗ Văn Kha cũng ít khi qua lại vì sợ liên quan; Con gái lớn của Kha là Đỗ Thị Khá chỉ có đơn xin vào làm công nhân nhà máy xay Yên Mỹ mà xã, huyện đều không duyệt lý lịch và không đóng dấu xác nhận vào đơn xin việc của Khá. Cụ Vũ Thị Nghiêm liền ra Hà Nội gặp đồng chí Lê Quốc Thân, Giám đốc Công an Hà Nội thổ lộ nỗi khổ tâm của gia đình về việc cháu Khá không được đi làm. Đồng chí Thân động viên cụ và hứa giúp đỡ. Bằng con đường riêng đồng chí đã liên hệ với đồng chí Xuyên khi đó là bí thư Huyện ủy Yên Mỹ can thiệp, đến lúc đó Khá mới được đi làm.

        Tin Nguyễn Văn Sơn nhận được thư của con trai từ Bắc gửi vào truyền nhanh trong ban Quânquản rồi tới bạn bè anh. Mọi người kéo đến chia vui với anh, kể từ lúc nhận được thư của con trai trong lòng Kha vui náo nức thế là sau 18 năm xa cách, anh đã chắp mới được liên lạc với gia đình thân yêu của mình.

        Đến lúc này Sơn không dấu tung tích mình nữa, anh báo cáo với tổ chức Đảng Côn Sơn về quá trình tham gia cách mạng, gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương, việc anh gia nhập lực lượng an ninh Hà Nội, được cấp trên phái khiển vào Đại Việt - Quốc Dân đảng, hoạt động trong toán gián điệp C30, hai lần được kẻ địch và công an Hà Nội phái vào Sài Gòn công tác, nhưng đến lần thứ hai thì bị công an của Trần Kim Tuyến bắt, bí mật giam ở Sài Gòn, Đà Lạt, rồi đưa ra quản thúc ở Côn Đảo từ tháng 3-1960 đến nay.

        Qua hơn bốn tháng làm nhiệm vụ quân quản, Đỗ Văn Kha đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Tỉnh ủy Côn Sơn xét thấy anh đã xa quê hương, xa cơ quan 15 năm nên quyết định giới thiệu anh về khu X theo đường tổ chức về Trung ương cục và Ủy ban thống nhất Trung ương.

        Tháng 10-1975 Đỗ Văn Kha về đến Hà Nội, đến gặp đồng chí Phạm Văn Chang thủ trưởng trực tiếp của mình trong những năm 1951-1955, rồi về sở Công an Hà Nội báo cáo sự việc từ tháng 4-1957 đến tháng 10-1975, Đỗ Văn Kha đã được đón tiếp thân tình và trang trọng. Biết bao chuyện hàn huyên phải dồn nén trong mười tám năm trường nay mới có dịp thổ lệ với anh em, đồng chí. Trong mấy ngày ở cơ quan, Kha đã viết báo cáo tường tận các hoạt động của mình chủ yếu là đối phó với tình báo do giám đốc an ninh tình báo Trần Kim Tuyến một kẻ luôn luôn ở bên tổng thống Ngô Đình Diệm trực tiếp chỉ huy ở các nhà lao Sài Gòn, Đà Lạt lại quay về Sài Gòn rồi bị đưa ra lưu đầy ở Côn Đảo và việc anh tham gia giải phóng Côn Đảo.

        Ít ngày sau Đỗ Văn Kha trở về quê hương trong sự vui mừng vô cùng lớn lao của mẹ, các con, họ hàng nội ngoại anh em đồng chí. Cán bộ đảng, chính quyền xã Trai Trang cùng làng xóm vô cùng ngạc nhiên, vì nay mới rõ anh là chiến sĩ tình báo được tổ chức phái khiển vào hoạt động trong đảng Đại Việt -  Quốc Dân đảng, đã hai lần vào Sài Gòn nhưng lần thứ hai vừa vào đến nơi thì bị cảnh sát của chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam đưa đi giam ở các nhà lao bí mật ở Sài Gòn, Đà Lạt, đến năm 1960 thì đày ra Côn Đảo và đã chiến thắng trở về.

        Năm 1982 Đỗ Văn Kha đến tuổi nghỉ hưu với quân hàm đại úy an ninh. Năm 1999 Bộ chủ quản xét khen thưởng về chiến công của Đỗ Văn Kha.

VŨ THANH SƠN           

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM