Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:19:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler  (Đọc 7378 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2020, 07:46:20 pm »


11 - MỘT NGƯỜI TRÊN XE ĐẠP

        Ngày 4 tháng 4 năm 1945, Von Braun đến Oberammergau. Đó là một ngôi làng hiền hòa với những mái nhà cổ kính của nông dân được sơn phết một màu sắc vui tươi và trang trí bằng những cột kèo chạm trổ sắc sảo. Giữa làng, lượn một con sông xinh xắn, sắc nước trong xanh, đời sống ở đây thật thanh bình chưa hề bị vẩn đục vì khói lửa chiến tranh. Nếu nhìn cảnh trí này từ một tấm bưu thiếp, không ai có thể tin rằng sẽ có một biến cố xảy đến nơi đây từ sau năm 1634, đó là năm đã xảy ra câu chuyện huyền bí đầu tiên ở Oberammergau. Bỗng nhiên có hai sự kiện thình lình kéo Von Braun về thực tại.

        Thứ nhất, là vị trí của làng Oberammergau ở ngay trung tâm phòng tuyến cuối cùng. Tuy là một phòng tuyến mà họ đã đặt tất cả niềm tin vào, nhưng ở đây không được bố trí chu đáo để có thể chống lại một cuộc công hãm quyết liệt.

        Thứ hai nữa là phòng tuyến "réduit alpin" này chỉ là một huyền thoại mà Goebbels đã cố gắng tuyên truyền lần cuối cùng. Lẽ ra người ta phải thấy tập trung quanh vùng những binh cơ, quân dụng rầm rộ, đàng này chỉ toàn một bọn S.S. đang phòng thủ và kháng cự mà thôi. Các viên kỹ sư của Elektromechanische Werke được cư trú trong một đồn trại mà xưa kia một trung đoàn bộ binh miền núi đã đóng. Đây là một dinh trại tiện nghi với một cảnh sắc huy hoàng khi trông xuống thung lũng Ammer hay nhìn lên những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng. Tuy tráng lệ như vậy, nhưng trại này lại bị bao vây bởi một hàng rào kẽm gai và bị canh phòng bởi bọn S.D. mà nhóm chuyên viên thường gọi là "đảng bất lương của Kammler".

        Von Braun luôn luôn chú trọng đến hai việc. Trước hết, là làm sao để tiếp tục nghiên cứu hỏa tiễn trong khi thời gian còn cho phép. Ông thật hài lòng khi thấy bộ máy thổi ở Peenemunde đã chuyển về được. Kochel, sát bên làng Oberammergau, và lại đang ở tình trạng thật tốt. Vào tới đó, trên thế giới không có được mấy bộ máy thổi như vậy, mà cái này lại là cái hoàn hảo nhất. Sau cuộc oanh tạc ngày 17 tháng 8 năm 1943 ở Peenemunde, người ta liền dời nó đi. Nó vừa được đưa tới Nordhausen, khi thì bằng đường bộ, khi thì bằng tàu hỏa, thật là vất vả. Hơn nữa, để điều khiển nó, năm trăm kỹ sư chỉ cần dùng bút chì và giấy trắng mà thôi. Von Braun không lo về những tài liệu về V2, vì ông biết chúng đã được bảo toàn cẩn thận rồi. Ở Nordhausen chỉ có một người biết được chỗ giấu chúng. Đó là Karl Otto Fleischer, vị giám đốc thương mãi cơ quan E.W., là người đã được Huzel và Tessmann thổ lộ bí mật trước khi hai người này lên đường đến vùng núi Alpes.

        Việc thứ hai làm Von Braun bận tâm là làm sao khám phá cho ra những mưu toan của Kammler. Ông nghi rằng Kammler đã gom những chuyên viên lại trong hàng rào kẽm gai để sau này dùng làm một thứ con tin cho địch. Nhưng thật ra ông cũng chưa biết đích xác ý định của Kammler. Trong suốt một tuần lễ, Von Braun không thấy bóng dáng của ông ta đâu cả. Bỗng nhiên một buổi chiều, vị ủy viên đặc biệt này cho vời Braun đến.

        Ông ta đang tạm đóng tại "Tòa nhà của Chúa", tên của khách sạn Alois Lang. Sở dĩ dân ở Oberammergau gọi như vậy vì tên chủ khách sạn là Lang đã thủ vai trò Chúa Jesus trong truyện Đức Jesus thọ nạn. (Sau này, có một tòa án lập lên để bài trừ những tên Đức Quốc Xã. Khôi hài nhất là chính tên đóng vai Judas lại là người độc nhất không phải là đảng viên Quốc Xã).

        Đang ở trong phòng đợi của khách sạn, tình cờ Von Braun nghe lỏm được mẩu đối thoại giữa Kammler và vị tham mưu trưởng của ông ta là Thiếu tá S.S Starck vì hai người đang ở bên phòng kế cận.

        Ettal là một vị trí cách Oberammergau năm cây số, ở đó có một tu viện đã được xây cất từ thế kỷ XIV. Các tu sĩ ở đấy đã chế tạo được một thứ rượu nổi tiếng mà họ giấu kỹ công thức điều chế, gọi là Ettaler Klosterlikor. Thoạt nghe, Braun tự nhủ hai người này chắc đã chếnh choáng vì rượu Ettaler Klosterlikor rồi đây. Họ đang soát lại cách tẩu thoát khỏi tay Đồng Minh sắp tiến đến gần, nhưng coi bộ không có giải pháp nào ổn thỏa cả. Thình lình, Starck đưa ra một ý kiến có vẻ hấp dẫn vị chỉ huy ông ta. Ông ta khuyên Kammler hãy đốt bỏ bộ đồng phục S.S đi, mặc thường phục vào, rồi lẩn trốn trong đám tu sĩ ở viện Ettal là xong.

        Kammler vốn có tiếng hay khôi hài, liền đáp: Lời khuyên này hơi bất thần một chút, nhưng thật ra không phải vô ích, vì tu viện là một nơi ẩn náu lý tưởng và nếu ở đó thì chắc chắn là sẽ không bao giờ phải chết vì khát. Ông ta sẽ có thể giúp các vị tu sĩ dòng Saint Dominique trong việc buôn bán rượu và biết đâu lại không học luôn nghề nấu rượu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2020, 07:49:58 pm »


        Von Braun còn đang tự hỏi: không biết Kammler nói đùa, hay có thật những ý tưởng lạ lùng kia, thì một người lính S.S. tiến đến và mời ông vào phòng kế bên. Trong phòng, Starck đang ngồi cạnh vị úy viên đặc biệt, khẩu tiểu liên ở ngay tầm tay ông ta. Mặt của Kammler có vẻ tươi tỉnh lắm, có thể vì ông ta đã chọn được con đường hiến thân vào Ettaler Klosterlikor, hay có thể vì ông ta đã thành công trong việc bỏ rơi đoàn thiết giáp Mỹ đang hùng hổ tiến vào Nordhausen. Chỉ biết bây giờ ông ta không còn vẻ hốc hác, với cái nhìn của một con thú bị rượt đến đường cùng như mấy lúc gần đây nữa.

        Với đôi vai nở nang nét mặt sắc sảo màu da sạm nắng và trí óc lanh lợi, Hans Kammler có thể là một con người có duyên, nếu ông ta thích như thế. Và hình như ngay ngày hôm nay, ông ta thích như thế. Bằng một cử chỉ rất cảm động, ông ta mời viên kỹ sư một ly rượu, mời ngồi, rồi tỏ ra ái ngại vì sắc thái không được khỏe của Braun và hỏi thăm về bệnh trạng các vết thương. Sau đó, ông ta mới đi vào vấn đề, ông hỏi: Braun và các bạn sắp đặt chỗ ăn ở xong xuôi chưa? Họ có thể nào tiếp tục công việc quan trọng của họ, công việc thiết yếu cho tương lai dân tộc không? Đối với hai vấn đề, Braun đều trả lời lạc quan cả, nên ông ta có vẻ bằng lòng lắm. Ông ta nói thêm rằng: vì chức vụ Tổng ủy chương trình khu trục phản lực nên ông ta bắt buộc phải vắng mặt ở Oberammergau một thời gian vô định. Viên Thiếu tá S.S. Kummer sẽ thay thế ông ta. Ông hy vọng rằng Braun và tất cả chuyên viên dân sự cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với Kummer như đã từng hợp tác với chính ông vậy. Tất cả chỉ có thế và Braun có thể ra về.

        Trên đường về trại, Braun cảm thấy bốì rối hơn bao giờ cả. Không biết Kammler mưu toan gì? Mặc dầu Braun đã coi ông ta là một người đạo đức giả, một lên bịp bợm, nhưng vẫn phải công nhận ông ta là một kẻ thông minh. Không lẽ ông ta cũng thật tình tin tưởng rằng thắng lợi cuối cùng sẽ về tay Đức? Ông ta đặt hết hy vọng ở tuyến "réduit alpin" chăng? Nếu không, chẳng lẽ ông ta lại nghiêm trọng nghĩ đến giải pháp trốn vào tu viện để lánh nạn? Nếu trường hợp này đúng, thì ông ta đã biết rằng chiến tranh sắp chấm dứt và đang muốn dùng những viên kỹ sư làm con tin chăng? Mặc cho Kammler muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, việc trước tiên của Von Braun là phải làm sao cố gắng hết sức đem các cộng sự viên ra khỏi trại, thoát vòng sinh sát của bọn S.D.

        Ông yên trí rằng ngày mai Kammler không còn ở Oberammergau nữa. Sẽ không có một vị sĩ quan đàn em nào của ông ta biết được - hoặc không muốn nói - là ông ta hiện ở đâu. Braun và người bạn già thân thiết Ernst Steinhoff đã bàn tính rất lâu với nhau về cách cứu nguy các chuyên viên hỏa tiễn. Sau cùng, họ đi đến một quyết định và bắt đầu hành động.

        Họ xin yết kiến Thiếu tá Kummer. Ông này thật đúng là một bản sao của Kammler: cũng nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự, nhưng thiếu hẳn khả năng hoạt bát và kiến thức thâm sâu của Kammler. Họ đoán là ông ta đang có điều gì bất an, có lẽ là do những trách nhiệm nặng nề và mới mẻ mà người ta vừa đặt lên vai ông nên hai người liền quyết định đánh lớn. Họ bắt đầu bằng lời trấn an Kummer, là họ cũng ý thức được sự quan trọng của sứ mạng ông ta và họ cũng tin chắc rằng quân Mỹ không thể nào hạ được phòng tuyến Alpes mà mọi người đều biết rằng là nơi bất khả xâm phạm.

        Họ tiếp lời: Tuy nhiên, chúng ta nên thành thật nhận rằng những chiếc khu trục phản lực tối tân của chúng ta đã không thể quét sạch được không trung, nên không lực Mỹ vẫn tiếp tục dội bom ồ ạt và bắn phá tùy thích. Và nếu có một trái bom rơi ngay xuống trại chuyên viên thì sao? Phần lớn những kỹ sư đang làm việc để thực hiện một công trình kỹ thuật vĩ đại cho Đế quốc Đức sẽ bị giết. Chính Thiếu tá Kummer sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này! Ông sẽ giải nghĩa như thế nào về thảm họa kia với Kammler và các vị chỉ huy lực lượngS.S.

        Kummer suy ngẫm về những lời lý luận này. Bỗng một phi đội P.47 của Mỹ xuất hiện trên trời. Tức khắc, thái độ lưỡng lự, hoài nghi của ông ta liền trở nên hòa hoãn. Ông nhận rằng Von Braun và Steinhoff có lý. Nhưng mà ông ta biết làm sao bây giờ?

        Hai người này liền đáp: Rất giản dị, bây giờ chỉ cần di tản căn trại đi và phân tán các kỹ sư trong những làng kế cận, để nếu rủi có bị oanh tạc thì cũng không đến nỗi chết rụi cả đám.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2020, 07:54:41 pm »


        Kummer cũng vẫn còn đắn đo suy nghĩ. Ông ta cho rằng đề nghị trên có giá trị, nhưng khó thực hiện, vì không có phương tiện chuyên chở cần thiết. Steinhoff trả lời rằng hiện đang có một số xe cam nhông và xe nhỏ của cơ quan E.W. còn có thể dùng được. Nhưng Kummer bắt bẻ: Đồng ý nhưng bây giờ còn rất ít xăng. Vả lại, không thể nào sử dụng xe cộ này để chuyên chở cho dân chính được.

        Steinhoff vẫn khẩn khoản. Còn rất nhiều nhiên liệu dùng cho hỏa tiễn. Người ta chỉ cần trộn một chút xăng với khi oxy loãng và rượu thì sẽ có được một nhiên liệu dùng cho động cơ xe hơi. Kummer nghĩ ngợi khá lâu. "Đó là một giây phút thật hồi hộp " theo lời Von Braun thuật lại. Ngay khi ấy lại có một đợt phi đội P.47 bay ngang nữa, viên sĩ quan S.S. liền trả lời: ừ, được!

        Năm trăm kỹ sư liền được di cư khỏi trại Oberammergau và đưa đi ở rải rác trong hai mươi lăm làng khác. Tuy nhiên, họ vẫn nằm trong vòng kiểm soát của bọn S.D. Bây giờ, Von Braun, tuy vẫn còn lo sợ những chuyên viên bị bắt làm con tin hay bị ám sát vì những tên Quốc Xã cuồng tín khi quân Mỹ sắp đến, nhưng mối nguy hiểm tương đối cũng giảm nhẹ đi. Nhóm chuyên viên không còn tập trung như trước nữa, nên mối ám ảnh bị bắt hay bị tàn sát tập thể tạm nguôi dần.

        Chính Von Braun thì tạm trú ở Weilheim, cách phía nam làng Oberammergau ba mươi cây số. Ông ở trong một ngôi nhà nhỏ với người em trai là Magnus. Ông này có phận sự sản xuất hàng loạt những con quay lúc còn ở Nordhausen. Cho đến bây giờ thì Von Braun đã hoàn toàn kiệt lực. Phần thì vì thiếu ngủ, phần thì vì làm việc quá độ, phần thì cứ chạy đi chạy lại lo công việc không ngớt; lại thêm bị gặm nhấm vì nỗi lo sợ âm mưu của bọn S.S., cộng với nỗi đau đớn thể xác vì vết thương không được săn sóc chu đáo, nên Braun muốn ngã quỵ xuống. Ông biết rằng nếu không điều trị cánh tay ông kịp thời thì nó có thể bị cưa đi. Cho nên, ông liền đến bệnh viện gần Sonthofen. Ở đây có một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng, chuyên trị cho những người, bị tai nạn trong khi leo núi hay trượt tuyết.

        Vì không được cho quần chúng biết mặt, nên đến đây Von Braun cũng chỉ được đối xử như bao nhiêu bệnh nhân thông thường khác mà thôi. Vị y sĩ cắt bỏ lớp băng bột cũ đi và giải phẫu nhẹ cánh tay Von Braun mà không dùng đến thuốc tê. Thuốc tê ở đây rất hiếm nên người ta chỉ dùng trong trường hợp tối cần thiết. Vị bác sĩ lão luyện này còn cho bệnh nhân biết rằng ông còn phải mổ thêm một lần nữa mới có thể băng bột lại được. Ông thêm rằng, ông còn nhiều việc quá nên phải đợi vài ba ngày nữa mới giải phẫu cho Braun được. Nhưng từ bây giờ, Braun phải nằm yên trên giường, không được động đậy.

        Ngay ngày hôm sau, Sonthofen lại bị P.47 oanh tạc và bắn phá liên hồi. Bom rơi gần bệnh viện đến nỗi người ta phải đưa những người bệnh nặng xuống hầm núp. Còn phần Von Braun, ông vẫn ở lại trong phòng vì ông hầu như bị trói chặt vào giường. Cuộc oanh tạc kéo dài nửa giờ - và nhà thương không bị hề hấn gì cả. Cuộc không kích này không làm Von Braun chú ý, ông chỉ muốn biết việc gì đã xảy ra ở thế giới bên ngoài. Dĩ nhiên là chiến tranh sắp đến hồi kết cuộc, ở đây ông chỉ biết được tin tức qua đài phát thanh. Nhưng mà những bản tin của đài này thường thiếu tính cách khách quan nên cũng khó mà biết được đích xác sự thật.

        Ngày 20 tháng 4-1945 quân Nga đã tiến đến vùng ngoại ô của Bá Linh. Hôm nay cũng là ngày lễ sinh nhật thứ năm mươi sáu của Hitler. Lễ này đang tổ chức dưới hầm núp của doanh trại. Fuhrer đã có ý định đi đến tuyến Alpes ngày hôm đó. Nhưng ông bỗng đổi ý và ra lệnh tổng tấn công quân Nga hiện đang vây hãm thủ đô. Quân Đức không thể nào mở cuộc phản công được vì không đủ quân số thực hiện. Hitler vẫn ở lại Bá Linh, mặc dầu Goering và một số tướng lãnh chỉ huy quân đội với các vị Bộ trưởng đều bỏ chạy về Alpes cả.

        Quân Nga hầu như đã kiểm soát hoàn toàn Đông Đức (họ chỉ còn cách vùng Silésie của gia đình Von Braun vài cây số nữa mà thôi). Ở miền Tây, quân Anh và Gia Nã Đại đã đổ dồn về vùng bình nguyên rộng lớn phía Bắc. Đệ nhất quân đoàn Mỹ đã tiến tới sông Elbe, họ đóng ở Magdebourg cách Bá Linh 120 cây số. Chỉ còn năm ngày nữa thì hai cánh quân của Nga và Mỹ sẽ giáp liền nhau và họ sẽ cắt nước Đức ra làm hai mảnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2020, 10:52:38 pm »


        Ngày 16 tháng 4, đệ thất quân đoàn Mỹ tiến vào Nuremberg. Bị báo động liên tiếp về tình hình ở phòng tuyến Alpes, nên Tướng Eisenhower liền quyết định: Quân đoàn VII của Patch phải đi xiên qua hướng Nam, về phía cao nguyên Bavière và Tyrol, rồi chiếm cứ vùng Munich - Augsbourg, để quét sạch mặt Bắc biên thùy Thụy Sĩ. Sau đó sẽ tiến sâu vào nước Áo để bắt tay với Quân đoàn V từ Ý vừa đánh bọc lên. Đệ I Quân đoàn của Pháp cũng được lệnh vượt qua sông Danube, ngang vĩ tuyến Ulm. Tiến nhanh về phía hồ Constance và đến phòng tuyến Alpes. Người Pháp đã cấp tốc tuân hành và thành công cũng khá nhanh chóng.

        Dĩ nhiên, Von Braun không thể biết được cuộc chạy đua giữa người Pháp và người Mỹ nhằm mục đích chiếm cho được phòng tuyến cuối cùng của Đức. Ông cũng không thể biết là có những sĩ quan tình báo, đang theo chân các đội tiền quân của cả hai lực lượng Mỹ Pháp, đã được chỉ thị phải chộp ngay những chuyên viên về hỏa tiễn. Ông cũng không biết rằng tên của ông nằm trên hàng đầu của "Danh sách đen" và ở Nordhausen, viên Thiếu tá Mỹ tên Staver đang nỗ lực tìm kiếm dấu vết của những văn khố về V2 và những kỹ thuật gia đã không được đưa đến Alpes. Nằm trên giường bệnh, ông có biết đâu người Mỹ đang cố gắng tổ chức việc gởi hàng trăm quả V2 về Tân Mễ Tây Cơ.

        Ngày lại qua ngày, bỗng có một luồng tin lan tràn cả tới bệnh viện: Người Pháp sắp tiến đến. Nhưng đốì với Von Braun chỉ có một mối lo duy nhất là sống sót. Ông cảm thấy đã trở thành bất lực. Không có gì ngăn cản được nhân viên của S.D. tràn đến đây, bắt cóc hoặc ám sát ông, để ông không thể nào đem kiến thức ra phụng sự cho Đồng Minh được. Căn cứ theo tình trạng hỗn loạn khắp nơi và tâm thần bất thường của một số đảng viên Quốc Xã cuồng tín thì Von Braun phải thận trọng, không nên khinh thường loại tin tức như trên.

        Từ năm hôm rồi, Braun luôn luôn thao thức không ngủ được. Đến sáng ngày 25 tháng 4, đang ngủ ngon, ông bỗng giựt mình tỉnh dậy. Một người mặc đồng phục đứng sừng sững ngay đầu giường ông. Phản ứng đầu tiên của ông là một thứ phản ứng sợ hãi. Chợt ông nhận thấy người này không phải mặc sắc phục đen của S.S. mà lại màu xám đất của quân đội, hơn nữa ông ta lại mang băng tay có dấu hồng thập tự.

        Người lính này cho biết hắn ta được lệnh đem xe cứu thương đến đón giáo sư Braun về Oberjoch. Vẫn luôn luôn ở trạng thái nghi ngờ, Braun gạn hỏi lại:

        - Nhưng lệnh của ai?

        - Của tướng Dornberger.

        Nhẹ nhõm, Braun vội thay đổi y phục. Không thể nào trì hoãn được vì nghe tin quân Pháp sắp tiến đến bệnh viện.

        Vị y sĩ liền được mời đến khẩn cấp, ông ta quấn một lớp băng bột mới lên phần bán thân trên của Braun. Trong tình trạng sức khỏe như thế này, ông không đồng ý cho Braun rời bệnh viện chút nào. Ông không biết làm sao hơn là khuyến cáo Braun nếu muốn hoàn toàn bình phục phải tịnh dưỡng ít nhất là một tháng. Suốt thời gian ấy phải tuyệt đối không được cử động.

        Sau khi hứa sẽ cố hết sức theo đúng lời khuyên của vị y sĩ, Braun liền theo tên lính lên xe. Xe chạy tám cây số thì đến Hindelang, biên thùy giữa Tyrol và Áo. Tên tài xế giảm tốc độ rồi chạy dọc theo con đường quanh co đưa đến Oberjoch. Đây là một nơi nghĩ mát và chơi thể thao mùa đông, nên người ta thấy có chỗ tắm hơi, có đường sắt treo và cũng là nơi người ta trị bịnh bằng cách tắm bùn non.

        Nhưng mà bây giờ người ta không còn thấy du khách hay những thể tháo gia tài tử dập dìu trên những con đường thanh lịch của thành phố này nữa. Khi xe cứu thương ngừng trước Haus Ingeborg, một khách sạn ba tầng với cái mái nhọn, cao vút, Braun thấy một toán khoảng mươi người mặc áo măng tô xám đang chạy ùa về phía ông. Dẫn đầu là tướng Dornberger, kế đó là Magnus, rồi mấy người kỹ sư ngày trước ở Peenemunde. Người nào cũng nồng nhiệt siết cánh tay mạnh của Braun, rồi đưa ông vào phòng khách. Ở đó đã có một nhóm chuyên viên dân chính và quân sự đang chen chúc nhau để đón mừng Von Braun.

        Thoạt đến, Braun liền nghĩ ngay: thật tướng Dornberger đã tìm được một chỗ ẩn trú lý tưởng. Nằm trên cao, nên khách sạn này có vẻ cách biệt hẳn thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, niềm vui gặp lại bạn bè cũ chợt biến mất và nỗi lo lại hiện đến khi Braun thấy một số người S.D. đang lẫn lộn với đám quân nhân nơi phòng khách. Ông liền hỏi Dornberger coi Kammler có ở đây không. Tướng này đáp lại: Dường như không ai biết được vị ủy viên đặc biệt này đang ở đâu và sống ra sao. Dornberger với bộ tham mưu, cùng một số kỹ sư ở Peenemunde đã tìm cách ẩn náu nơi heo hút này với mục đích lánh xa Kammler và đồng bọn S.S. ở Oberammergau, càng xa càng tốt. Tuy nhiên, họ vẫn không thoát khỏi, vì tại đây cũng có khoảng ba mươi tên S.S. đang theo sát họ. Nên mặc dù không có Kammler, nhưng những ngày đầu tiên ở vùng Oberjoch xinh đẹp này, không khí cũng thật căng thẳng. Ông đoán rằng sẽ có một trận thư hùng giữa bọn ông, khoảng một trăm người với bọn S.D. nếu bọn này gây sự trước. Muốn tránh cuộc chiến vô ích này, một buổi chiều, Dornberger đã mời nhóm chỉ huy của nhóm biệt phái S.D. đến phòng ông dùng rượu và ông đã cố tình phục rượu tên hầu cho say.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2020, 10:53:11 pm »


        Trong khi đang khui chai rượu Asbach Uralt thứ ba, Dornberger liền hỏi hắn ta:

        - Thật sự, ông đã được lệnh như thế nào?

        Hắn ta đáp:

        - Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ an ninh cho những chuyên viên hỏa tiễn.

        - Nhưng để chống lại ai kia chứ?

        - Chống lại bọn Pháp, bọn Mỹ.

        - Và ông tin rằng ba chục người của ông có thể đánh bại được lực lượng của Pháp và Mỹ hay sao?

        Hắn ta thú thật:

        - Trong trường hợp chúng tôi không đánh bại được chúng, thì chúng tôi đã được chỉ thị phải hạ sát tất cả các ông, chứ đừng để các ông rơi vào tay quân địch.

        Thoáng rùng mình, nhưng Dornberger vẫn tiếp tục:

        - Theo ông, ông có thành thật tin rằng biện pháp hạ sát chúng tôi sẽ đem lại điều gì ích lợi cho ai không? Cuộc chiến chấm dứt, sứ mạng của lực lượng S.S. các ông cũng chấm dứt nốt. Vài ngày nữa đây quân Đồng Minh sẽ đến Oberjoch. Chắc chắn là họ sẽ xử tội người đã phạm tội giết hại một nhóm thường dân.

        Viên sĩ quan S.S ực một hơi rượu, rồi bỗng òa lên nức nở. Nhìn hắn ta với đôi mắt thương hại lẫn khinh bỉ, Dornberger biết rằng kẻ đối diện ông không phải là một tên Quốc Xã cuồng tín, quả quyết như Kammler. Trái lại, hắn chỉ là một người yếu đuối ủy mị, sướt mướt và đang bị lương tâm cắn rứt, giày vò. Hắn không còn nghĩ được gì xa hơn nữa, mà chỉ lo cho sinh mạng của chính hắn mà thôi. Dornberger vỗ nhẹ vai hắn và trấn an hắn rằng, ông đã có một kế hoạc khả dĩ cứu thoát được bọn hắn.

        - Các ông giao hết khí giớ của các ông cho lính tôi. Đốt tất cả đồng phục các ông đi, chúng tôi sẽ đưa quân phục của chúng tôi cho mấy ông mặc. Khi quân Mỹ hay Pháp đến, họ sẽ tưởng các ông chỉ là những tên lính tầm thường mà thôi. Họ chỉ bắt các ông làm tù binh là cùng, còn hơn là bị họ bắn chết nếu họ biết các ông là người của S.S

        Viên sĩ quan ngoan ngoãn nhận lời. Thế là ngay hôm sau tất cả nhân viên S.D đều giải giới hết, trước sự chứng kiến của Dornberger. Ông này hết sức bằng lóng, nhưng ông cũng cho biết rằng quân Đồng Minh sẽ phân biệt được ngay ai là người của S.S vì những dấu xăm mình của họ. Từ đây, sự hiện diện của bọn S.D không còn là một lối lo ngại nữa; nhưng mà vẫn còn mối lo khác: quân Mỹ đang cận kề!

        Tương lai thật là u ám, Dornberger chỉ quy tụ được một ít chuyên viên cũ ở Peenemunde mà thôi. Còn hàng trăm ngời đang ở rải rác trong nững làng mạc quanh vùng, và bốn ngàn năm trăm người nữa hãy còn đang kẹt lại ở Nordhausen - Bleicherode. Cách đây không bao lâu, ông hãy còn cầm đầu mười bảy ngàn người, mà trong đó có đến năm trăm kỹ thuật gia tinh nhuệ và kỹ sư thượng thặng. Bây giờ, tất cả đều phân tán. Vào tháng 4 năm 1945, ông chỉ biết chắc có một điều: hai người đã mở đầu chương trình hỏa tiễn vào năm 1932 ở Bá Linh là Von Braun và ông vẫn còn kề cận bên nhau. Người quân nhân khắc khổ và viên kỹ sư tài ba này chỉ được an ủi nhờ bấy nhiêu đó mà thôi.

        Dornberger cảm thấy tình thế thật bất thường, ông viết: "Phía trên chúng tôi là những đỉnh núi Allgau phủ tuyết, chúng đang soi bóng dưới ánh mặt trời lóng lánh, trong bầu trời xanh ngát. Dưới kia, thật xa, mùa Xuân đã về. Cỏ non xanh rợn chân trời. Ngay trên đèo kia, trong đám tuyết tan, những đóa hoa cũng bắt đầu hé nở. Cảnh vật êm đềm làm sao! Những năm đầm ấm đã qua chỉ còn trong giấc ảo mộng mà thôi".

        Ngày ngày, đám chuyên viên cũ ở Peenemunde chỉ biết đánh cờ, hoặc đi dạo ngoài đồng. Đêm đến, có khi họ thức trắng đêm để nói chuyện về hỏa tiễn, về những chuyến du lịch trong không gian. Họ lo lắng cho tương lai và số phận của gia đình họ, phần lớn đang ở miền Trung nước Đức, nơi trận chiến diễn ra ác liệt nhất. Họ không có phương tiện nào để biết tin tức gì đã xảy ra bên ngoài đỉnh núi bình yên của họ cả. Nhưng nghe radio, nhìn những đoàn người tản cư, những đơn vị cơ giới đang chen chúc nhau ở con đường phía dưới, họ cũng biết được rằng ngày đình chiến sắp đến. Nhưng trong bao lâu nữa mới dứt hẳn chiến tranh. Đó là vấn đề vẫn ám ảnh họ ngày đêm.

        Biến cố quan trọng nhất xảy ra ngày mùng một tháng năm là một biến cố được loan báo bằng radio. Buổi chiều, bản hòa tấu khúc thứ bảy của Bruckner thình lình bị gián đoạn bởi một tiếng trống liên hồi. Tiếng người xướng ngôn viên cất lên:

        "Fuhrer Adolf Hitler của chúng ta đã tranh đấu đến hơi thở cuối cùng chống lại bọn Bôn Sơ Vích, vừa từ trần chiều nay tại Đại bản doanh của ngài".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2020, 10:53:38 pm »


        Trái với sự chờ đợi của Braun, radio không hề nói đến việc đầu hàng. Người ta chỉ biết rằng Hitler đề cử Thủy sư Đô đốc Doenitz thay thế ông để tiếp tục chiến đấu. Von Braun nghĩ rằng, Hitler đã chết rồi, thì cái Đức Quốc Xã này còn có nghĩa gì nữa và ông quyết định phải cứu lấy những gì có thể. Việc quan trọng nhất là không thể để công trình ở Peenemunde chết theo đế quốc Đức.

        Ông nhớ lại, hồi tháng giêng ở Peenemunde, ông đã mở một buổi họp bí mật với các cộng sự viên gần gũi và trung thành nhất của ông, sau khi thấy tình hình quân sự thật là vô phương cứu chữa. Họ đã định là sẽ ra hàng với nước Đồng Minh nào có thể phát triển được công dụng của hỏa tiễn. Với người Nga, thì họ không đặt thành vấn đề rồi, vì không có chuyện hợp tác với Cộng sản. Còn đối với người Anh hay Pháp thì họ thấy rằng hai nước này không đủ khả năng để thực hiện một công trình vĩ đại mà họ hằng mơ ước. Chỉ còn lại nước Mỹ. Quốc gia này đã thấm nhuần văn hóa Tây phương, lại đứng ngoài những mối cựu thù giữa người Đức với Pháp và Anh. Đó là một thế giới mới, phong phú tài nguyên, dân họ lại hiếu động, giàu tưởng tượng cần thiết để hoàn tất một chương trình qui mô: Chương trình mở đầu các cuộc du hành không gian.

        Khi họ quyết định rời Peenemunde để đến Nordhausen, rồi lại lên đường đến Alpes, luôn luôn họ theo hướng lộ trình của người Mỹ. Braun lúc nào cũng điều hành mọi việc đúng theo kế hoạch đã soạn thảo. Ngay bây giờ, ông thấy đã đến lúc phải hành động, phải tình nguyện ra trình diện người Mỹ. Ông và các bạn ông phải làm như vậy với niềm hy vọng sẽ tiếp tục công việc của đảo Usedom ngày trước ở bên kia bờ đại dương.

        Von Braun nói dự định của ông với Dornberger. Ông này là một sĩ quan hiện dịch nên tình trạng khác với những vị kỹ sư dân sự. Tuy nhiên, ông bị nhục nhã quá nhiều vì bọn S.S. vì bọn Quốc Xã quan liêu, nên ông cũng không ngần ngại. Chờ đợi cái đám táng chính thức của Đức Quốc Xã không ích gì cả, ông nói: "Tôi đồng ý với anh, Wernher. Bổn phận chúng ta là phải gửi con chúng ta vào tay một bà vú tốt".

        Nhưng mà phải hành động thế nào đây?

        Ở lại Haus Ingeborg thì thật là nguy hiểm. Khách sạn này có thể rơi vào tay người Pháp hay bị những toán S.S. cuồng nhiệt chiếm cứ. Người ta đã thấy bọn này lẩn quẩn trong núi, chúng giết lính Đồng Minh và giết luôn cả người Đức nào mà chúng nghi ngờ là muốn đầu hàng quân địch. Bây giờ phải làm sao liên lạc trực tiếp với người Mỹ. Nhưng mà Dornberger không nói được một tiếng Mỹ, còn Von Braun thì tuy có học ở trường thật, nhưng không làm sao diễn tả rõ ràng được. May là có Magnus, Magnus rất giỏi tiếng Anh. Thế là sáng hôm sau, ngày 2 tháng 5, Magnus lãnh chỉ thị của ông anh rồi lên đường.

        Cùng ngày đó một toán công tác đặc biệt của Nha quân cụ, quân lực Mỹ đang lục soát một cơ xưởng ngầm ở Nordhausen cách Haus Ingeborg 600 cây số. Họ có nhiệm vụ gởi về Anvers một trăm quả V2. Còn về phần Thiếu tá Staver, ông này đang nỗ lực tìm cho ra chỗ giấu các tài liệu V2 và vết tích của những chuyên viên trước kia chưa kịp đưa về Alpes. Những nhân viên đặc biệt người Anh, Nga và Mỹ đang theo chân các đơn vị chiến đấu, đã có sẵn một chỉ thị riêng đối với những "ai đó".

        Công việc trọng yếu của họ là truy lùng tăm tích Von Braun, Dornberger và những nhà phát minh hỏa tiễn V2 khác. Vào giờ mà các sĩ quan tình báo này đang tự hỏi không biết những chuyên viên kia đang ở đâu, thì Magnus Von Braun đang rời Haus Ingeborg, phóng mình trên chiếc xe đạp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2020, 10:54:27 pm »

        
*

*       *

        Munich đã thất thủ ngày 30 tháng 4. Quân đoàn thứ VII Hoa Kỳ đã chiếm xong thành phố, họ đang tiến về phòng tuyến cuối cùng của Đức ở Alpes. Họ chờ đợi sức phản công dũng mãnh của lực lượng Đức Quôc Xã bất khuất. Không ngờ trong thực tế họ chỉ đụng độ lẻ tẻ với Quân đoàn XV của Đức mà thôi. Trở ngại quan trọng đốì với họ không phải là lực lượng phòng thủ ở Alpes, mà là những con đường cụt, không lối thoát ở đó. Sáng ngày 2 tháng 5, một trung đội chống thiết giáp xa thuộc trung đoàn 324, sư đoàn 44 bộ binh đang đi tuần tiễu trong vùng biên giới Tyrol Áo. Những, đội tiền quân của Đệ I quân đoàn Pháp cũng cách đó không xa.

        Người Mỹ đang thận trọng tiến quân trên con đường độc đạo. Hai bên là dốc cao với những hàng cây tuyết phủ, họ dò dẫm từng bước, từng bước. Bỗng, một người đi xe đạp xuất hiện giữa sương mù. Đó là một thanh niên trẻ tuổi, tóc hoe vàng, mặc măng tô da, màu xám. Anh ta không có vũ khí gì cả. Anh tiến đến gần binh nhất Fred Schneider, thông dịch viên của trung đội và tự giới thiệu:

        - Tôi là Magnus Von Braun. Anh tôi là Wernher và một nhóm chuyên viên quan trọng về V2 đang ở trong một khách sạn cách đây lối một trăm thước. Chúng tôi muốn quy hàng với người Mỹ.

        Schneider thì chẳng biết gì về V2 ngoài việc nghe nói V2 là một loại hỏa tiễn khổng lồ mà thôi. Không ai cho anh, hoặc các bạn anh biết về việc tìm kiếm của những toán chuyên viên đặc biệt vẫn theo sát bên đơn vị anh. Cho nên, đối với anh, việc các nhà phát minh hỏa tiễn V2 đang ở cách anh mấy trăm thước và đang sẵn sàng đầu hàng, có vẻ lạ lùng quá. Cảm tưởng chung của anh được biểu lộ trong câu trả lời với Magnus:

        "Tôi nghĩ rằng anh đang có một chủ định nào đó. Thôi được, chúng tôi sẽ hỏi anh sau".

        Sợ rằng câu chuyện của Magnus chỉ là một cái bẫy để lừa họ, do đó người Mỹ không cần đưa nội vụ lên Haus Ingeborg để điều tra. Trái lại, Magnus chỉ được đưa đến ban tình báo của bộ chỉ huy sư đoàn 44, đóng ở Reutte. Ban C.I.C. (Counter Intelligence Corps) này có nhiệm vụ kiểm chứng những tin tức liên quan đến việc hành quân, chứ họ không có đủ tư cách để điều tra những vụ liên hệ đến ngành kỹ thuật chuyên biệt. Cho nên, những đề nghị của Magnus đối với họ không có gì hấp dẫn cho lắm. Tuy nhiên, họ cũng định sẽ tham vấn các nhà bác học Đức sau. Sau khi cật vấn Magnus một hồi lâu, ban C.I.C. đưa cho Magnus những giấy thông hành đặc biệt và dặn anh ta trở về khách sạn với những người mà họ đoán rằng là chuyên viên hỏa tiễn V2.

        Magnus trở về Haus Ingeborg lúc hai giờ trưa và tường thuật mọi việc với ông anh. Sau khi xem xét những giấy thông hành đặc biệt, Von Braun liền cho chuẩn bị ba chiếc xe. Bảy người sẽ cùng đi trên chuyến xe đó với tất cả hành lý của mình: hai anh em Von Braun, tướng Dornberger cùng vị tham mưu trưởng của ông là Trung tá Herbert Axster (vốn là luật sư trong đời sống dân chính), Hans Lindenberg (chuyên viên những phòng đốt), Bernhard Tessmann và Dieter Huzel. Hai người sau cùng này chính là hai viên kỹ sư đã cất giấu những tài liệu V2 trong một hầm mỏ ở Dornten. Đoàn xe lên đường dưới cơn mưa, hướng về đèo Adolf Hitler. Bấy giờ là đúng hai năm sau khi Ducan Sandys lãnh lấy nhiệm vụ điều tra về vũ khí bí mật của Đức. Đối với người Đức, câu chuyện về V2, một vũ khí sẽ có thể thay đổi được cuộc chiến nếu nó được hoàn tất vào năm 1942 đã thật sự chấm dứt. Dornberger và Von Braun không thể đoán được tương lai họ sẽ ra sao và sự tiếp đón của người Mỹ dành cho họ như thế nào.

        Đến Schattwald, họ gặp mấy chiếc xe Jeep đến đón và hộ tống họ về đến Reutte. Trời vừa sụp tối, sau một cuộc thẩm vấn ngắn, tất cả đều đi ngủ. Họ được.dành riêng một căn nhà đá trưng dụng sẵn. Sáng hôm sau, người ta mời họ dùng một bữa điểm tâm Mỹ. Von Braun rất bằng lòng về sự tiếp đón mà người ta đã dành cho ông và các bạn. Ông không cảm thấy hối tiếc là đã ra quy thuận với người Mỹ, ông nói: "Họ không tra khảo gì tôi cả. Họ chỉ mời tôi dùng trứng tráng mà thôi".

        Ngày 5 tháng 5, những đơn vị của Đức ở phía Bắc núi Alpes đều đầu hàng cả. Ngày mùng 7 tháng 5, vào lúc 2 giờ 41 phút, khi Đức Quốc Xã chính thức đầu hàng, thì Braun và Domberger đã rời khỏi Reutte. Họ đến Garmisch-Partenkirchen và cư trú trong một tòa nhà quân sự cũ trong hàng rào kẽm gai, dưới sự canh tuần của lính Mỹ. Cùng sống với họ là khoảng năm trăm chuyên viên cũ ở Peenemunde đã được cơ quan C.T.C qui tụ lại. Garmish Partenkirchen là nơi tổ chức Thế vận hội vào mùa đông 1936. Đó là một ngôi làng xinh đẹp nằm ẩn nấp trong miền thung lũng xanh tươi của núi Zugspitze, đỉnh núi cao nhất nước Đức. Một nhóm điều tra kỹ thuật, đại diện của nhiều ngành công tác đặc biệt của người Anh, người Mỹ đã đáp xuống ngôi làng hiền hòa, chưa từng nếm mùi chiến tranh này để nói về V2 với những chuyên viên Đức. Tuy nhiên, phần chủ yếu của cơ cấu ở Peenemunde và những dụng cụ trang bị vẫn còn ở Nordhausen. Những văn kiện về V2 cũng không có ở Garmisch, mà ở trong một hầm mỏ bỏ hoang ở Dornten, nơi Thiếu tá Staver đang cố gắng tìm kiếm. Vì thiếu kém phương tiện giao thông nên ông này không biết rõ những việc đã xảy ra ở Garmisch.

        Trái với Staver, Dr. Richard Porter đang ở Luân Đôn ngày 8 tháng 5 được tin qui thuận của Von Braun và các bạn, vội vàng đáp ngay đến Garmisch. Ông cùng với nhóm Hermès nhân danh nha quân cụ quân đội Mỹ, phỏng vấn cấp tốc các chuyên viên Đức.

        Nhiệm vụ chính của họ là thu nhặt tài liệu tối đa về V2. Ngay lúc đầu họ đặt câu hỏi dồn dập đến nỗi tướng Dornberger phải ngạc nhiên kêu lên: "Họ không biết phải hỏi chúng tôi điều gì. Họ hỏi phức tạp, chúng tôi nghe không hiểu y như nghe tiếng Trung Quốc vậy".

        Giáo sư Viện kỹ thuật ở California là Fritz Zwicky, sinh quán tại Bảo Gia lợi, lớn lên ở Thụy Sĩ là một trong những người đại diện cho Không quân Hoa Kỳ. Về sau, ông có nói: "Có quá nhiều ủy ban kỹ thuật người Anh, người Mỹ đã làm việc một cách rời rạc và cũng không kiểm soát được những kết quả đã thu hoạch. Dornberger và các bạn của ông quan sát phương pháp làm việc bất thường hỗn loạn của người Anh, người Mỹ với cái nhìn thật sâu sắc, tế nhị. Chúng tôi có cảm tưởng, họ coi nhiệm vụ của chúng tôi đang thi hành chẳng khác một trò đùa..."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2020, 10:55:08 pm »


        Trái với Staver, Dr. Richard Porter đang ở Luân Đôn ngày 8 tháng 5 được tin qui thuận của Von Braun và các bạn, vội vàng đáp ngay đến Garmisch. Ông cùng với nhóm Hermès nhân danh nha quân cụ quân đội Mỹ, phỏng vấn cấp tốc các chuyên viên Đức.

        Nhiệm vụ chính của họ là thu nhặt tài liệu tối đa về V2. Ngay lúc đầu họ đặt câu hỏi dồn dập đến nỗi tướng Dornberger phải ngạc nhiên kêu lên: "Họ không biết phải hỏi chúng tôi điều gì. Họ hỏi phức tạp, chúng tôi nghe không hiểu y như nghe tiếng Trung Quốc vậy".

        Giáo sư Viện kỹ thuật ở California là Fritz Zwicky, sinh quán tại Bảo Gia lợi, lớn lên ở Thụy Sĩ là một trong những người đại diện cho Không quân Hoa Kỳ. Về sau, ông có nói: "Có quá nhiều ủy ban kỹ thuật người Anh, người Mỹ đã làm việc một cách rời rạc và cũng không kiểm soát được những kết quả đã thu hoạch. Dornberger và các bạn của ông quan sát phương pháp làm việc bất thường hỗn loạn của người Anh, người Mỹ với cái nhìn thật sâu sắc, tế nhị. Chúng tôi có cảm tưởng, họ coi nhiệm vụ của chúng tôi đang thi hành chẳng khác một trò đùa..."

        Dornberger và Von Braun thì luôn luôn hướng đến những mục tiêu quan trọng hơn. Phe Đồng Minh đã chất vấn họ không ngừng. Không phải chỉ vì họ là tù binh, mà vì những câu trả lời của họ xác định được giá trị của những tin tức quý báu mà người điều tra đã sưu tầm được. Lúc đầu, nhóm người ở Garmisch nhận thấy rằng Dornberger, Trung tá Axster và Von Braum đã định thổ lộ tất cả chương trình của họ. Sau họ giữ ý lại, họ chỉ bày tỏ khi nào người Anh, người Mỹ có những dự tính nghiêm trọng và dài hạn. Nhưng, những điều tra viên này chỉ có bổn phận góp nhặt những tin tức ích lợi về mặt quân sự và chiến lược của V2 mà thôi. Von Braun muốn nói cho họ hiểu rằng V2 không phải chỉ là một vũ khí mà thôi. Được yêu cầu thảo một bài thuyết trình về V2, ngày 15 tháng 5 năm 1954, ông viết:

        Ký chú về sự phát triển của hỏa tiễn nhiên liệu lỏng ở Đức và về những triển vọng của nó trong tương lai.

        Chúng tôi (nhóm chuyên viên ở Peenemunde) quan niệm rằng hỏa tiễn tăng tĩnh khí A4 mà chúng tôi đã thực hiện (thường được biết dưới tên V2) chỉ là một kết quả tạm thời vì nhu cầu chiến tranh. Mặc dù nó còn nhiều khuyết điểm nhưng trong tương lai nó sẽ tiến vuợt bực giống như một chiếc phi cơ vận tải khổng lồ tối tân so với chiếc máy bay dội bom cổ lỗ của trận chiến trước. Chúng tôi tin rằng khi nắm vững được kỹ thuật sức đẩy của hỏa tiễn, chúng ta sẽ thay đổi được đời sống trên trái đất, giống như khoa Hàng không đã từng thay đổi vậy. Hơn nữa, chúng ta có thể áp dụng những kết quả này trên cả hai địa hạt: dân sự và quân sự. Nhưng, nhìn dưới một khía cạnh khác, chúng tôi có kinh nghiệm rằng muốn thực hiện hoàn toàn công trình kỹ thuật này phải tốn một số kinh phí to tát. Hơn nữa, cũng như khi thực hiện những tiến bộ về hàng không, chúng ta không thể tránh khỏi những thất bại, hy sinh …

        Theo chúng tôi, trong tương lai khá xa, hỏa tiễn sẽ mang đến cho chúng ta một vài khả năng quan trọng phi thường.

        A. Phát triển phi cơ thương mãi và oanh tạc cơ tầm xa siêu thanh. Một chiếc phi cơ gắn hỏa tiễn sẽ nối liền Âu - Mỹ trong vòng bốn mươi phút.

        B. Hỏa tiễn nhiều tầng được điều khiển sẽ đạt đến một tốc độ tối đa, hơn bảy ngàn năm trăm thước trong một giây trên tầng khí quyển trái đất.

        C. Thay vì thiết lập một hỏa tiễn trên trái đất làm một « mặt phẳng quan sát », sau này chúng ta có thể kiến tạo được một trạm quan sát đặc biệt. Các bộ phận của trạm này sẽ được hoả tiễn đưa thẳng lên không gian.

        D. Theo đề án của một nhà bác học Đức là giáo sư Oberth, thì một trạm quan sát như thế đó có thể được trang bị bằng một cái kiếng khổng lồ. Các mặt kiếng bằng kim loại được gắn chung quanh một cái giàn vĩ đại bằng thép... Kiếng này có nhiều công dụng, chẳng hạn như soi sáng những thành phố bằng ánh sáng mặt trời lúc ban đêm.

        E. Khi kỹ thuật hỏa tiễn tiến bộ hơn nữa, chúng ta có thể đi đến những hành tinh khác, trước hết là mặt trăng.

        Đến phiên Dornberger, trong bài thuyết trình ngày 17 tháng 5 ông đã đưa ra những dự đoán huyền hoặc không kém những dự đoán của Von Braun, đốì với người thời ấy.

        Có rất nhiều triển vọng trong tương lai: những hỏa tiễn khoa học ở cao độ, trạm không gian, du hành đến cung trăng và những vì sao khác... Quốc gia nào chinh phục được không gian đầu tiên sẽ là quốc gia đã quyết định được chiến thắng. Hỏa tiễn tăng tĩnh khí sẽ được khai sinh: điều này hiển nhiên cũng như đầu máy tối tân ngày nay phát sinh do đầu máy cổ lỗ của Steveson ngày xưa vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2020, 10:58:05 pm »


        Dornberger và Von Braun thì luôn luôn hướng đến những mục tiêu quan trọng hơn. Phe Đồng Minh đã chất vấn họ không ngừng. Không phải chỉ vì họ là tù binh, mà vì những câu trả lời của họ xác định được giá trị của những tin tức quý báu mà người điều tra đã sưu tầm được. Lúc đầu, nhóm người ở Garmisch nhận thấy rằng Dornberger, Trung tá Axster và Von Braum đã định thổ lộ tất cả chương trình của họ. Sau họ giữ ý lại, họ chỉ bày tỏ khi nào người Anh, người Mỹ có những dự tính nghiêm trọng và dài hạn. Nhưng, những điều tra viên này chỉ có bổn phận góp nhặt những tin tức ích lợi về mặt quân sự và chiến lược của V2 mà thôi. Von Braun muốn nói cho họ hiểu rằng V2 không phải chỉ là một vũ khí mà thôi. Được yêu cầu thảo một bài thuyết trình về V2, ngày 15 tháng 5 năm 1954, ông viết:

        Ký chú về sự phát triển của hỏa tiễn nhiên liệu lỏng ở Đức và về những triển vọng của nó trong tương lai.

        Chúng tôi (nhóm chuyên viên ở Peenemunde) quan niệm rằng hỏa tiễn tăng tĩnh khí A4 mà chúng tôi đã thực hiện (thường được biết dưới tên V2) chỉ là một kết quả tạm thời vì nhu cầu chiến tranh. Mặc dù nó còn nhiều khuyết điểm nhưng trong tương lai nó sẽ tiến vuợt bực giống như một chiếc phi cơ vận tải khổng lồ tối tân so với chiếc máy bay dội bom cổ lỗ của trận chiến trước. Chúng tôi tin rằng khi nắm vững được kỹ thuật sức đẩy của hỏa tiễn, chúng ta sẽ thay đổi được đời sống trên trái đất, giống như khoa Hàng không đã từng thay đổi vậy. Hơn nữa, chúng ta có thể áp dụng những kết quả này trên cả hai địa hạt: dân sự và quân sự. Nhưng, nhìn dưới một khía cạnh khác, chúng tôi có kinh nghiệm rằng muốn thực hiện hoàn toàn công trình kỹ thuật này phải tốn một số kinh phí to tát. Hơn nữa, cũng như khi thực hiện những tiến bộ về hàng không, chúng ta không thể tránh khỏi những thất bại, hy sinh …

        Theo chúng tôi, trong tương lai khá xa, hỏa tiễn sẽ mang đến cho chúng ta một vài khả năng quan trọng phi thường.

        A. Phát triển phi cơ thương mãi và oanh tạc cơ tầm xa siêu thanh. Một chiếc phi cơ gắn hỏa tiễn sẽ nối liền Âu - Mỹ trong vòng bốn mươi phút.

        B. Hỏa tiễn nhiều tầng được điều khiển sẽ đạt đến một tốc độ tối đa, hơn bảy ngàn năm trăm thước trong một giây trên tầng khí quyển trái đất.

        C. Thay vì thiết lập một hỏa tiễn trên trái đất làm một « mặt phẳng quan sát », sau này chúng ta có thể kiến tạo được một trạm quan sát đặc biệt. Các bộ phận của trạm này sẽ được hoả tiễn đưa thẳng lên không gian.

        D. Theo đề án của một nhà bác học Đức là giáo sư Oberth, thì một trạm quan sát như thế đó có thể được trang bị bằng một cái kiếng khổng lồ. Các mặt kiếng bằng kim loại được gắn chung quanh một cái giàn vĩ đại bằng thép... Kiếng này có nhiều công dụng, chẳng hạn như soi sáng những thành phố bằng ánh sáng mặt trời lúc ban đêm.

        E. Khi kỹ thuật hỏa tiễn tiến bộ hơn nữa, chúng ta có thể đi đến những hành tinh khác, trước hết là mặt trăng.

        Đến phiên Dornberger, trong bài thuyết trình ngày 17 tháng 5 ông đã đưa ra những dự đoán huyền hoặc không kém những dự đoán của Von Braun, đốì với người thời ấy.

        Có rất nhiều triển vọng trong tương lai: những hỏa tiễn khoa học ở cao độ, trạm không gian, du hành đến cung trăng và những vì sao khác... Quốc gia nào chinh phục được không gian đầu tiên sẽ là quốc gia đã quyết định được chiến thắng. Hỏa tiễn tăng tĩnh khí sẽ được khai sinh: điều này hiển nhiên cũng như đầu máy tối tân ngày nay phát sinh do đầu máy cổ lỗ của Steveson ngày xưa vậy.

        Đối với những điều tra viên, thì rõ ràng Dornberger và Von Braun chỉ nghĩ đến việc tương lai: còn những cộng sự viên của các ông cũng đã được chỉ thị về việc hợp tác với Đồng Minh. Họ hy vọng rằng "họ sẽ thuyết phục được người Anh, người Mỹ hiểu được giá trị của công trình họ và cung cấp cho họ phương tiện để họ tiếp tục công trình ấy ở Anh hoặc ở Mỹ. Dĩ nhiên, nếu không ai hứa hẹn sẽ cung cấp cho họ những phương tiện thực hiện thì họ sẽ giữ thái độ im lặng, hoặc là giản dị hơn nữa, họ sẽ hướng về một quốc gia khác, nước Nga chẳng hạn.

        Trừ Domberger có thể bị giữ như một tù binh chiến tranh, còn những kỹ sư của Peenemunde toàn là dân chính thì làm sao kết tội được. Theo đúng luật thì không thể giam họ giữa hàng rào kẽm gai mãi như thế này được. Chính quyền quân sự đã cố hết sức để giới thiệu với người Đức bộ mặt dân chủ của mình, thì không thể nào áp dụng những biện pháp phi dân chủ với các nhà bác học Đức.

        Cho nên đến tuần lễ thứ hai của tháng năm, ba trăm chuyên viên ở Garmisch đã được đưa đi tản mác. Một số đã trở về gia đình sau một cuộc điều tra ngắn; một số khác thì rõ ràng hơn và giản dị hơn, "tẩu thoát". Tuy nhiên, trong số những người đã rời Garmisch này không có người nào được coi như nhân vật nòng cốt của chương trình hỏa tiễn của người Đức cả. Đồng nghiệp còn lại của họ thì ở rải rác khắp nơi, dĩ nhiên là trong vùng đất trách nhiệm của người Mỹ.

        Đến cuối tháng năm, thì dường như toán công tác đặc biệt của người Anh, nhất là người Nga, kể như đã thua cuộc. Lúc này, nhìn bên ngoài không ai thấy người Mỹ có một hoạt động nào liên hệ đến những chuyên viên Đức. Họ có định chở về Tân Mễ Tây Cơ một trăm quả V2, nhưng họ chưa thực hiện vội. Họ nghĩ rằng còn thời giờ, nên họ cần hoạt động chậm rãi hơn, kín đáo hơn. Cơ xưởng với những dụng cụ cơ khí của V2 và những bộ phận của hỏa tiễn vẫn nằm trong sự kiểm soát của Đệ 1 Quân đoàn Mỹ. về chỗ giấu tài liệu V2, tuy là hiện giờ chưa tìm ra được nhưng chắc chắn nó nằm trong khu trách nhiệm của người Mỹ. Một ngày nào đó họ sẽ tìm ra, vậy họ không có gì phải lo âu cả.

        Vậy mà, thình lình người Mỹ thấy phải thực hiện mọi việc khẩn cấp mới kịp, họ bị thời giờ đuổi theo rất gấp. Việc làm đầu tiên của họ là việc di chuyển một trăm quả V2 từ Nordhausen về Tân Mễ Tây Cơ đang bị đe dọa: Có một quyết định ở cấp bậc ngoại giao vừa ra lệnh đưa cho cơ quan Tinh báo Sô Viết phụ trách việc thu nhận V2.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2020, 10:59:01 pm »


12 - CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT VỀ V2

        Tại Ba Lê, liền sau khi hay tin sư đoàn 3 thiết giáp chiếm được Nordhausen, Đại tá Toftoy cho thành lập một tổ chức chuyên trách về V2. Mục đích của tổ chức này là cho chuyển về Mỹ 100 chiếc V2 theo sự đòi hỏi của Đại tá Trichel, một công tác không có vẻ gì đặc biệt cho lắm.

        Nhưng, đến ngày 25-4, Toftoy đã phải kinh hoảng khi được biết rằng, ngày nào Đức Quôc Xã chính thức đầu hàng, thì một khu rộng lớn thuộc vùng trung tâm và phía Đông nước Đức - gồm 600 cây số chiều dài và 180 cây số chiều ngang - đang bị quân Mỹ thu phục và trấn chiếm, phải giao lại cho người Nga, và tất cả lính Mỹ đồn trú ở đấy sẽ phải rút đi để lính Nga đến thay. Nhưng khu vực đề cập đến lại là nơi Nordhausen và Mittelwerke nằm trên đó và còn là nơi trú ngụ của hàng ngàn chuyên viên hỏa tiễn không được chọn theo Von Braun, và các gia đình của số chuyên viên được chọn đi Alpes còn ở lại.

        Quyết định chuyển một phần lớn đất đai của Đức do Mỹ chiếm được, phải giao lại cho Nga. Còn có hậu quả khác nữa là đặt người Nga vào một vị trí thuận lợi trong cuộc chạy đua về V2. Nhưng quyết định này lại là kết quả của các cuộc thương nghị lâu dài, ở cấp bậc tối cao giữa các vị nguyên thủ quốc gia Mỹ - Anh - Pháp là Roosewelt, Churchill và Staline, trong các phiên họp tại Quebec và Yalta. Lý do của nó tuy phức tạp nhưng có vẻ hữu lý như là: tướng Eisenhower đã cho tiến quân nhanh đến độ người ta không thể tưởng có thể được như vậy, người Nga đã thiệt mất 17 triệu người và các nước Tây phương đang tìm cách thúc đẩy Nga Sô tuyên chiến với Nhật. Cho nên Nga sẽ được chia một phần đất quan trọng của Đức, dù Hồng quân Nga chưa chiếm được phần đất nào đi nữa.

        Đồng ý rằng người ta không cần hỏi ý kiến của các nhà quân sự, chẳng hạn như Đại tá Toftoy, song nó lại liên hệ đến ông đang phải đương đầu với bao hậu quả của quyết định trên. Cái liên hệ đến chương trình gởi V2 về Mỹ đã đặt ông vào một cái thế rất thảm hại. Vào tháng 11 năm 1944, một ủy ban cố vấn về vấn đề Âu châu gồm các đại diện Mỹ - Anh - Nga đã thảo soạn một công lệnh, sẽ được công bố sau cuộc đầu hàng của Đức, đặc biệt qui định rằng: "Các cơ xưởng, thiết trí, nhà kho, viện nghiên cứu, phòng thực nghiệm, trung tâm thí nghiệm, tài liệu kỹ thuật kế hoạch, đồ hình và các phát minh, phải được giữ nguyên trạng và ở điều kiện thuận tiện cho cuộc sắp đặt của các đại diện Đồng Minh".

        Như vậy có nghĩa là người Mỹ phải để lại cho Nga Sô trung tâm Mittelwerke ở tình trạng tốt với các hỏa tiễn V2 và cơ xưởng của nó: thật đúng với điều mà người Nga đang mong ước, để có thể chỉ một sớm một chiều, họ từ chỗ chưa có gì, nay sắp được bước vào cuộc nghiên cứu về hỏa tiễn có tầm xa. Vậy Đại tà Toftoy không thể tự quyền để thi hành lệnh của Trichel được nữa: ông phải để V2 lại cho Nga.

        Nhưng, Toftoy không phải là người chịu bó tay một cách dễ dàng như vậy được. Với tuổi 41, ông được xem như là một chuyên viên ưu hạng về ngành Quân cụ, không phải chuyên về hỏa tiễn mà về thủy lôi ngầm. Ông được gởi đến Âu châu, để dọn sạch số mìn gài trong các hải cảng Pháp ở biển Manche, sau cuộc đổ bộ. Và ông có thể tự hào đã cho nổ loạt hỏa pháo vang dội nhất lịch sử, của hằng trăm trái thủy lôi do Đức gài ở hải cảng Cherbourg. Trước đó, ông cũng có lần, không kể gì đến tính mạng, đã tự tháo ngòi nổ của các chiếc thủy lôi ngầm thuộc loại rất lạ của Đức.

        Sau khi phô diễn tài nghệ ở các hải cảng Granville, St Malo, Brest và Le Havre, ông được cử làm Chỉ huy trưởng sở phố hợp Tình báo kỹ thuật, có nhiệm vụ gom góp và gởi về Mỹ - Anh các vũ khí chiếm được của Đức, nhằm mục đích nghiên cứu xứng hợp với lợi ích. Ông sắp đặt cho mỗi toán vũ khí, nào xe Jeep, máy phát, các dụng cụ chụp ảnh với các chuyên viên kỹ thuật rất sáng giá, hoặc các toán riêng biệt mà ông có thể gởi đi bất cứ nơi nào theo ý muốn của ông. Các toán này đã hoàn thành được một công tác tuyệt hảo ở Âu Châu. Cái khó khăn duy nhất mà ông gặp phải chỉ đến từ người Anh.

        Thật vậy một thỏa thuận theo khẩu thức được giữ đúng trong suốt cuộc chiến đã ràng buộc sổ phối hợp Quân cụ. Mỹ và Anh, theo điều kiện của khẩu ước này thì nếu ai bắt được 2 mẫu của mỗi loại dụng cụ Đức, một trong hai sẽ được giao cho Anh, nếu người ta chỉ chiếm được một mẫu duy nhất, thì để bù lại, riêng người Anh được hưởng vì xứ họ ở kế bên chiến địa sẽ cho phép việc nghiên cứu các hỏa tiễn Đức sau này và cho khai hỏa ở Tân Mễ Tây Cơ, và bao giờ người đầu tiên sẽ nhận lãnh một vai trò chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM