Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:18:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc hành quân táo bạo  (Đọc 9995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 04:31:33 pm »


       
3

        Mưa vẫn rơi rả rích. Mũ và áo khoác của các chiến sĩ hồng quân ngồi trên thùng xe tải ướt sũng, các lưỡi lê lóng lánh nước. Nhiều người đi qua trước mặt Cô-lô-tu-bin. Có người vội vã vào phòng làm việc của xô-viết thành phố. Trước khi vào họ đã bỏ mũ, cởi áo ướt sũng treo ở phòng giữ áo, có người từ trong các phòng làm việc hấp tấp đi ra, họ dừng lại trước bậc tam cấp một tý và hòa mình ngay vào dòng người ồn ào trên đuờng phố.

        — Không, mình không thể xoay xỏa nổi công việc đâu! — Cô-lô-lu-bin rít hơi thuốc cuối cùng, dùng hai ngón lay bóp bẹp đần mẩu thuốc lá, thầm nhủ — Không ổn được!"

        Cái chức giám đốc dành cho anh luôn luôn ám ảnh đầu óc anh. Bắt đầu từ đâu? Trước tiên phải làm gì? Bản thân anh chua hề biết rõ cái công việc lớn lao đó. Xtê-pan hình dung trước mắt mình một loạt các phân xưởng khác nhau, hàng dãy máy móc đủ loại đen sì ầm ĩ, những lò nấu thép hừng hực lửa, những chiếc búa nặng nề, những cỗ máy cán thép khổng lồ... Đúng cả một nhà máy lớn chứ có phải là chuyện chơi đâu! Ôi, biết hao nhiêu là công với việc! Bên lò nấu thép, bên mỗi cỗ máy, trong từng phân xưởng — những con người, những con người của mình, những người nô lệ trước đây mệt mỏi vì đói khát, kiệt sức vì lao động khổ sai đang khao khát, hết sức khao khát những thay đổi lớn lao. Còn mình đây, anh công nhân Cô-lô-tu-bin mà mới đây người ta vẫn gọi một cách thân mật và suồng sã là cậu Xen-ca, thì giờ đây sẽ chỉ huy họ, sẽ chịu trách nhiệm hết mọi việc, phải để mắt đến mỗi phân xưởng, đến từng cỗ máy, đến từng người vô sản.... Xtê-pan bỗng cảm thấy đôi vai vạm vỡ của mình hình như không chịu đựng nổi cái sức nặng lớn lao mà nó sắp phải gánh vác.

        Một anh liên lạc của ủy ban xô-viết chạy đâm sầm từ trên gác xuống. Trên khuôn mặt nhẵn nhụi trẻ măng của anh ta nở một nụ cười vui sướng.

        — A, anh, à đồng chí Cô-lô-lu-bin đây rồi! Mời anh nhanh lên. Tôi đi tìm anh mãi, may quá — Anh ta thở hổn hển, cố lấy lại bình tĩnh, nói tiếp : — Ở Cơ-rem-lanh gọi đồng chí đấy.

        Hai phút sau, Cô-lô-tu-bin đã có mặt tại văn phòng Va-xi-li Da-nhi-lô-vích. Ở đây đã có khá đông người công nhân, đại biểu các nhà máy, chỉ huy quân đội, một số quan lại cũ mặc áo đuôi dài và mấy người đàn bà vẻ mỏi mệt. Va-xi-li Da-nhi-lô-vích ngừng tiếp khách, bước ra đón anh.

        — Đến ngay điện Cơ-rem-lanh. Xin vào thẳng phòng đồng chí Xvéc-lốp. Đàng ấy vừa gọi điện cho tôi,— Va-xi- li vừa nói vừa tiễn Cô-lô-tu-bin ra cửa. — Liệu đấy. đến đó thì dừng có mà bướng nữa! Có lẽ vẫn là vấn đề nhà máy của cậu.... Nói chung, cậu có thể báo cáo là vấn đề bổ nhiệm đã được tiến hành đâu vào đấy cả rồi.

        — Tôi hiểu rồi. Cơ sự đã vậy, biết làm sao khác được. —  Cô-lô-tu-bin kéo tay Va-xi-li vẻ cầu khẩn, nói : có thể là phải báo cáo về nhà máy, đồng chí cử một người nào đó trong xô-viết đi thay tôi, có phải hơn không? Họ nắm vững tình hình hơn tôi.

        — Không, cậu cứ đi một mình, phải đi ngay đi. Chính đồng chí I-a-cốp Mi-khai-lô-vít gọi điện cho tôi bảo cậu đến ngay đấy. «Nếu không có xe, — đồng chí Xvéc-lốp còn nhắc thêm, — thì tôi sé cho xe đến đón ...

        — Việc gì mà khẩn thế nhỉ! — Cô-lô-tu-bin nhún vai.

        — Mọi việc đều dễ hiểu thôi. Nhà máy của cậu sản xuất hàng quân sự, bản thân cậu biết đấy — Va-xi-li vung tay. — Thôi, đi nhanh lên. Chiếc xe có anh em kỵ binh Lét-tô-ni ngồi đã ghé đến đây đón cậu đấy.

        Đại đội trưởng — một thanh niên cao gầy, tóc màu vàng hung, mặc áo khoác sĩ quan đã sờn — vui vẻ nhường chỗ cho Cô-lô-tu-bin ngồi trong buồng lái. Chiếc xe rú máy một chặp rồi chồm lên, lăn bánh trên đường. «Cần phải nhớ lại những sản phẩm của nhà máy hiện nay được phân phối đi những đâu — Xtê-pan suy nghĩ, ngã lưng vào thành xe, — Bọn thầu buôn thì đã bị quét sạch rồi, chỉ còn lại những tay tiểu thương. Nhưng ta cũng chưa bán đinh và dây thép cho bọn họ bao giờ!» Anh cau mày nhớ lại người lính thủy cứ vật nài xin «một pút đinh».

        Cô-lô-tu-bin lại nghĩ về phương hướng sản xuất hiện nay của nhà máy. Chả hiểu sao anh nghĩ ngay đến phân xưởng đúc vừa xây cách đây vài năm ngay cạnh phân xưởng làm khuôn. Thiết bị phân xưởng này hầu như chả có gì. Tường thủng lỗ chỗ, các cửa sổ đều mất gần hết kính, lò sấy không còn mái, trống huếch nom rõ trời xanh... Làm việc về mùa đông ở đây thật là khổ sở. Thỉnh thoảng họ lại phải chạy đến sưởi âm ở lò sấy đầy hơi than cốc. Cuối ca, do hít phải nhiều thán khí, họ đi loạng choạng như người say rượu, mắt đỏ hoe, đầu choáng váng... Tình trạng các phân xưởng khác cũng chẳng khá hơn. Tất cả đều ngấy đến tận cổ. Nhưng tệ hại hơn cả là cái cảnh không có việc làm, không có nguyên liệu để lảm ra sản phẩm. Mọi người đều trông vào đồng lương. Không thể sống với cái túi rỗng được. «Vấn đề chính là phải báo cáo chuyện thiếu nguyên liệu với đồng chí Xvéc-lốp dù xin dự trữ, — Xtê-pan thầm vạch một kế hoạch —  Chỉ sợ đến lúc nguyên liệu hết sạch thì cái cảnh toàn nhà máy ngừng việc sẽ xảy ra ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 08:40:32 pm »


       
4

        Càng gần điện Cờ-rem-lanh càng thấy rõ cảnh đó đây những cửa sổ gẫy vỡ, các gian kính cửa hàng tan hoang, vết đạn còn lỗ chỗ trên tường, mái nhà, những hố hình phễu sâu rãi rác bên đường. Cách đấy chỉ mới mười hôm, ở ngay đây, trên các đường phố này đã diễn ra những trận đánh lớn.

        Ban lãnh đạo cánh hữu đảng xã hội không đồng ý với đường lối chính trị của Lê-nin, đã bí mật thành lập các đội xung kích và trưa ngày sáu tháng sáu năm 1918, đúng vào ngày đại hội xô-viết toàn Nga lần thứ năm đang họp, chúng đã gây ra cuộc bạo động. Đó là một cú đánh trộm sau lưng. Đến đêm, bọn bạo động đã chiếm được sở bưu điện, trung tâm điện tín các công sở chính phủ và đang cố hết sức nhanh chóng nắm toàn bộ chính quyền. Chúng bắn bừa đại bác vào điện Cờ-rem-lanh nơi đóng trụ sở của Xô-viết ủy viên nhân dân do Lê-nin đứng đầu.

        Những người Bôn-sê-vích, các đại biểu đại hội nhận thức sâu sắc mối nguy cơ nên ngay ngày hôm đó đã tỏa về các khu công nhân ở Mát-xcơ-va. Còi nhà máy, còi tàu hỏa rúc lên báo động. Các đội công nhân vũ trang cùng với một đội tình nguyện quốc tế, học sinh quân lớp súng máy và sư đoàn kỵ binh Lét-tô-ni đã đập tan cuộc bạo động.

        Trong những trận chiến đấu bảo vệ Cơ-rem-lanh diễn ra trên đường phố có trung đoàn do Xtê-pan Cô-lô-tu-bin làm chính ủy tham dư. Sáng sớm ngày bảy tháng sáu, khi tiến gần điện Cơ-rem-lanh, ngay đầu quảng trường Đỏ, chính ủy đã bị thương, nhiều mảnh lựu đạn cắm vào chân trái. Anh phải nằm bệnh viện mất mười hôm và khó khăn lắm mới được bác sĩ đồng ý cho ra viện. Đáng lẽ anh phải đi theo trung đoàn nhưng lại bị chỉ định tiếp quản nhà máy.

        Mưa đã tạnh. Nhũng đám mây xám chậm chạp trôi trên bầu trời thành phố. Gió thổi nhẹ, mây mỏng dần và đôi chỗ qua đám mây mỏng, lộ ra những mảng trời xanh. Ánh mặt trời ấm áp của ngày hè vừa ló ra thì mọi người đều có cảm giác như mọi vật đều mỉm cười : nhà cửa, cây cối, con người.

        Trong khu điện Cơ-rem-lanh, một tốp học sinh quân sự dựng súng theo hình tháp, đang lấp các hố đạn, nhóm chuyển cát vừa khênh vừa chạy, nhóm thì xúc, còn hai người khác thì đang dùng đầm, nện bằng lớp cuội vá lại con đường rải đá bị thủng vì đận lớn. Cạnh đấy, một chiến sĩ tóc hung, ngồi trên đống gỗ ngổn ngang, tay lẹ làng lướt trên các phím chiếc phong cầm kiểu Nga, dạo một điệu vũ.

        «Họ làm hăng và vui thật», Cô-lô-tu-bin nhìn đám học sinh quân sự làm việc, thầm khen và đi về phía tòa nhà cao lớn đồ sộ mái tròn rộng, trên đinh phất phơ lá cờ đỏ thắm — trụ sở của Chính phủ xô viết : «Có thể, Chính phủ giao cho nhà máy mình một nhiệm vụ khẩn cấp nào chăng ?... Chà, mấy cái anh chàng khiêng cát kin chạy đều như theo nhịp đàn ấy,... vui biết mấy nếu như các phân xưởng của mình cũng có những tay dàn chơi những vũ khúc Nga vui khỏe kia nhỉ!... Đúng là lao động sẽ vui như ngày hội... Ta thử cái chăng?»

        Khi Cô-lô-tu-bin vừa mới đưa giấy chứng minh cho người lính gác thì trực ban đã ra gặp anh và mời ngay vào phòng tiếp khách của đồng chi Xvéc-lốp. Trỏng dáng diệu của họ, Cô-lô-tu-bin đoán rằng ở đây, rõ ràng mọi người đang chờ anh và câu chuyện sắp tới sẽ là chuyện quan trọng, khẩn cấp.

        — Đây là đồng chí Cô-lô-tu-hin, — trực ban giới thiệu anh với bà thư ký tóc hoa râm đang ngồi sau chiếc bàn, trước phòng tiếp khách — Đồng chí Ja-cốp Mi- khai-lô-vít bảo đưa anh ấy vào gặp đồng chí ngay.

        Trong phòng khách đã có một số người ngồi chờ —  bộ đội, công nhân, mấy người đàn bà và ba nhà tri thức mà trông qua những bộ quần áo sang trọng rõ ràng là người nước ngoài. Hình như tất cá bọn họ đều ngồi chờ khá lâu để được tiếp. Họ tò mò ngước nhìn khi Xtê-pan vừa bước vào, một vài người còn nhìn với vẻ ác cảm. Cái vẻ bề ngoài bình thường của Cô-lô-tu-bin với cái áo khoác dạ bộ dội đã sờn, cũ đã làm cho đám người ngồi chờ có ý hỏi : Anh chàng này hơn gì chúng mình? Sao người ta lại tiếp anh ta ngay mà chả phải chờ đợi gì cả ?

        — Cô-lô-tu-bin à ? — Bà thư ký hỏi lại, cúi nhìn sổ ghi công việc của mình và gật gật mái đầu bạc: — Có, có đây! Mời anh vào ; — bà ta đứng dậy, mở cửa sang phòng bên quay nói với Xtê-pan : — Anh vào đi, đồng chí chủ tịch đang chờ đấy!

        Cô-lô-tu-bin hơi hoang mang. Rõ ràng anh không chừ đợi một sự tiếp đãi như thế này ở cơ quan Chính phủ nước cộng hòa. Tất nhiên, chính phủ này là của mình, của công nông nhưng, nói gì thì nói chứ Chính phủ nào thì vẫn là Chính phủ. Theo bà thư ký, Xtê-pan bước qua cánh cửa rộng mở vào căn phòng dưới con mắt tò mò của mấy người khách nước ngoài.

        — Báo cáo đồng chí I-a-cốp Mi-khai-lô-vít — bà thu ký nói, — đồng chí Cô-lô-tu-bin đã đến theo lệnh triện tập của đồng chí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2021, 07:58:02 pm »


        Xtê-pan đã được biết Xvéc-lốp tức là đồng chí An- đrây từ những lần gặp đầu tiên — thời đi đày ở Xi- bê-ri. Lúc đó, An-đrây đến giảng chính trị trong những lớp huấn luyện bí mật. Thời ấy đồng chí còn trẻ, hơi e thẹn, nét mặt thông minh vẻ tri thức, đôi mắt hiền dịu trầm tĩnh đeo kính cận và mái tóc cứng, đen nháy. Nhưng cái vẻ bên ngoài đó đã biến đi khi đồng chí, như một nhà đấu kiếm kinh nghiệm, biết cách dồn đối phương vào thế bí, bác bỏ một cách sắc sảo, đúng đắn những kẻ thù đang chế giễu chiến thuật đấu tranh của Lê-nin và với những bằng chứng cứng rắn, hợp lô-gích tước hết vũ khí cuối cùng của chúng. Những ngày sau cách mạng, anh được nghe Xvéc-lốp nói ở các hội nghị và đại hội Đảng. Từ những năm ấy đến nay, đây là lần đầu tiên anh được ngồi gần Xvéc-lốp và anh thấy đồng chí ấy thay đổi ghê quá : Mái tóc đen cứng đã có nhiều sợi bạc, bộ mặt như dài hơn và hốc hác còn bộ râu đen và ria mép như xanh thêm trên nước da vốn rám nắng nay trở nên tái xám. Trông Xvéc-lốp như vừa qua một cơn bệnh nặng, hoặc hết sức mệt mỏi do đảm nhiệm khối lượng công tác trí óc bề bộn và căng thẳng. Nhưng dù sao khuôn mặt của đồng chí vẫn còn những nét riêng của mình. Duy chỉ có đôi mắt đen, trong sáng vẫn ánh lên những nét dịu hiền và sắc sảo như xưa.

        Trong phòng không phải chỉ có một mình vị chủ tịch ủy ban xô viết toàn Nga. Bên chiếc bàn làm việc trên có trải tấm bản đồ nước Nga còn một người đàn ông nữa có nước da cháy nắng, vai rộng mà mới nhìn qua cũng biết là người phương Đông. I-a-cốp Mi-khai-lô-vít bước những bước dài, vui vẻ đón Cô-lô-tu-bin. Ông thân mật bắt tay anh và chăm chú nhìn thẳng vào mặt anh một lúc rồi nói :

        — Hình như tôi đã gặp anh ở đâu rồi ấy. Tôi tin là chúng ta đã quen nhau từ lâu! À, đúng rồi... Khoan đã, để tôi nhớ lại xem nào, khỉ quá, sao vẫn không nhớ ngay được nhi! — Và Xvéc-lốp mỉm cười nhắc lại rằng, đúng là đã gặp anh trong những năm đi đày ở Xi-bê-ri, nhắc lại những cuộc họp bí mật trong thời gian này ở nhà viên y sĩ. — Tôi nhớ rồi, lúc đó anh ngồi thu lu trong góc, gần cửa sổ và suốt buổi tối im thin thít. Chúng tôi tranh luận, còn anh thì cứ ngồi im từ đầu chí cuối không hề mở miệng, phải không nào?

        Xtê-pan hết sức sửng sốt về trí nhớ của Xvéc-lốp. Những việc đó có phải là mới mẻ gì, nó đã diễn ra hơn mười năm nay, thế mà Xvéc-lốp nhắc lại cứ như là chuyện hôm qua, hôm kia vậy.

        — Đồng chí I-a-cốp ạ, đối với tôi lúc đó là những cuộc họp bí mật đầu tiên ; tất cả đều rất hấp dẫn, mới lạ. Qua các cuộc họp đó tôi mới dần dần hiểu biết những điều mới, nhất là lúc đồng chí nói về Lê-nin. — Cô-lô- tu-bin mất hết vẻ rụt rè, thành thật trình bày với Xvéc- lốp. — Tôi im lặng lắng nghe vì tất nhiên là phải như vậy thôi. Trong các cuộc nói chuyện đó, tôi làm sao mà phát biểu được khi mới chập chững làm quen với những bài 1ý luận cách mạng.
 
        — Ồ, sao lại đứng mãi thế này, — Xvéc-lốp chỉ tay mời Xtê-pan ngồi xuống ghế, nói tiếp — Xin giới thiệu luôn, đây là đồng chí Gian-ghin-đi-nốp.

        Người đàn ông từ nãy đến giờ vẫn ngồi im nhìn và nghe Cô-lô-tu-bin nói, dịch ghế đứng dậy, bước những bước nhún nháy của người quen cưỡi ngựa tới chào và đưa cả hai bàn tay to, ấm bắt tay anh theo kiểu phương đông. Thân hình tầm thước, đầy đặn, đôi tai nhỏ, hình như để tô điểm thêm cho nét mềm mại của khuôn mặt người Trung-Á. Trong đôi mắt đăm chiêu một mí màu nâu sẫm của anh ánh lên vẻ hiền lành nhưng sắc sảo của một con người nhạy cảm biết xét đoán, đánh giá những người mới quen biết.

        — Chào đồng chí! — Gian-ghin-đi-nốp chào bằng tiếng Nga giọng trầm, ấm áp, hai bàn tay lắc mạnh bàn tay lo khỏe của Xtê-pan. — Tôi đã được nghe nói nhiều về đồng chí!

        — Đồng chí Gian-ghin-đi-nốp là chính ủy quân khu Tuốc-gai — Xvéc-lốp giới thiệu thêm — Bây giờ là chỉ huy đội biệt động. Đội này vừa được thành lập và có trách nhiệm thi hành một nhiệm vụ đặc biệt tối mật theo chỉ thị riêng của Vla-đi-mia I-lich Lê-nin... Các đồng chí hãy làm quen nhau vì rồi đây hai người sẽ cùng sống bên nhau lâu đấy. Đường hành quân khá xa và vất vả...

        Cô-lô-tu-bin ngơ ngác nhìn Xvéc-lốp. Đồng chi ấy nói gì vậy. Đường hành quân nào? Đội biệt động gì? Rõ ràng là những điều mình chưa hề đoán ra. Có lẽ, đồng chí Xvéc-lốp chưa biết là mình vừa được chỉ định lãnh đạo nhà máy Gu-giông, nơi mình làm việc từ lâu chăng? Nhưng câu hỏi đó quay cuồng trong đầu Xtê- pan. Nhưng anh chưa kịp nói gì cả. Đồng chí I-a-cốp Mi-khai-lô-vít như đã đoán trước được cái nhìn ngạc nhiên của anh nên nói luôn :

        — Tôi, chúng tôi biết hết rồi, nhưng tình hình hiện nay đòi hỏi khác... Sau này hẵng bàn đen cái chuyện giám đốc ấy — Ngừng một lát, đồng chí liếp : — Đồng chi Cô-lô-tu-bin ạ, tôi thông báo luôn là theo quyết định của Hội đồng quân sự tối cao, đồng chí được chỉ định làm chính ủy đội biệl động này. Chính ủy, hiểu chưa! Các văn bản đã làm xong, chỉ còn ký nữa thôi. Chúng ta không có nhiều thời giờ để đả thông, giải thích. Đối vói chúng ta hiện nay, thời gian vô cùng quý giá, nó không phải được tính hàng ngày mà thậm chí phải tính hàng giờ. Ngay đêm nay, đoàn tàu quân sự đã phái khởi hành rồi.

        Xtc-pan im lặng gật đầu tỏ ý đã hiểu hết vấn đề. Thế là cái điều mà sáng nay anh vừa ước ao lúc ra khỏi bệnh viện thì giờ đây đã thành sự thật. Không những anh được cử ra mặt trận mà còn cao hơn, quan trọng hơn thế nữa — một đội biệt động làm nhiệm vụ đặc biệt tối mật. Nhưng không phải là anh hiểu được ngay ý nghĩa của sự việc, vì anh đã yên trí với việc chỉ định lãnh đạo nhà máy, cái nhà máy quí hóa thân thiết nhất đối với anh từ thời thơ ấu đến giờ.

        — Chân đồng chí thế nào? Tôi được báo cáo là đồng chí  bị thương — Xvéc-lốp cắt đứt dòng suy nghĩ của Xtê-pan.

        — Thưa đã lành hẳn, tôi đã có thể chạy đua với quỷ được... Cô-lô-tu-bin cố nén đau, hăng hái đi đi lại lại trong phòng.

        — Việc gì phái chạy thi với quỷ — một kỵ sĩ như anh thì quỷ cũng phải chờn rồi. — Gian-ghin-đi-nốp cười vang và ngừng bặt, bắt đầu đi vào việc : — Đội chúng ta có bốn trăm linh hai người kể cả tôi và anh, đồng chí chính ủy ạ. Đã nhận một số vũ khí và đã đưa lên xe lửa. Chúng ta được trang bị quân trang tốt nhất, những đôi ủng thật tuyệt. Chúng ta sẽ lập một đội Hồng quân lớn thực sự trên thảo nguyên!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2021, 06:46:55 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2021, 07:18:17 pm »


        Xtê-pan định hỏi kỹ thêm về mục đích cuộc hành quân nhưng Xvéc-lốp đã nói trước :

        — Chúng ta rất ít thời gian, đồng chí Cô-lô-tu-bin ạ, cho nên tôi nghĩ trên đường hành quân, đồng chí sẽ tìm hiểu kỹ về anh em toàn đội. Đày là đội quân quốc tế đấy, nhưng hạt nhân chính vẫn là các đảng viên cộng sản. — Xvéc-lốp đi lại bàn, cúi xuống tấm bản đồ — Công tác hết sức quan trọng. Hội đồng ủy viên nhân dân1 quyết định phải giúp đỡ ngay Chính phủ xô-viết Tuốc-ki-xtan. Ở đấy, vũ khí, nhất là đạn đang thiếu nghiêm trọng. Trong khi chúng ta đang cấp tốc thành lập đội biệt động này thì tình hình ở phương đông đã thay đổi nhiều. Đây, các đồng chí hãy nhìn xem...

        Xvéc-lốp đưa bút chì trên bản đồ, giãi thích tình hình các mặt trận. Tình hình cơ bản là nhóm nổi loạn của sư đoàn Tiệp-khắc đã chiếm được một số dầu mối chính trên tuyến đường sắt Xi-bê-ri. Chúng đã chiếm được các thành phố Xa-rơ-ma-ra, Ca-dan, Trê-li-a-bin-xcơ, U-pha... các đơn vị của tên A-la-man Đu-tốp sau khi chiếm được Ô-ren-bua đang định cắt nước Tuốc-ki-xtan xô-viết khỏi các vùng trung tâm nước Nga.

        Xvéc-lốp lấy trong ngăn kéo ra bức điện báo :

        — Đây là tin tức mới nhất mà hôm qua chủ tịch Hội đồng ủy viên nhân dân Tuốc-ki-xtan, Cô-lê-xốp đã gửi cho đồng chí Lê-nin : «Cộng hàa Tuốc-ki-xtan đang nằm trong vòng vây quân thù... Trong giờ phút hết sức nguy kịch này, chúng tôi khao khát được nghe tiếng nói của đồng chí. Chúng tôi nóng lòng chờ sự ủng hộ bằng tiền, đạn. vũ khí và bộ đội».

        I-a-cốp im lặng một lát và nói tiếp :

        — Hôm nay, lại có những tin tức mới. Ở vùng biên giới phía nam, gần A-sơ-kha-bát, bọn Anh đã triển khai quân đội, điều đó không loại trừ khả năng có sự can thiệp. Hôm nay, Vla-đi-mia I-lích đã gửi điện trả lời. Tôi nghĩ rằng, các đồng chí cũng nên biết bức điện này, —  và đồng chí đọc: «Chúng tôi sẽ thi hành mọi biện pháp có thể được để giúp đỡ các đồng chí. Chúng tôi đang phái đến trước một trung đoàn. Cần phải thi hành biện pháp tích cực nhất để ngăn chặn bọn Tiệp và đừng sợ rằng chúng ta không đánh được chúng. Không được thất vọng, hãy cố gắng hết sức giữ liên lạc thường xuyên với Cra-xnô-vốt-xcơ và Ba-cu»... Có lẽ các đồng chí cũng hiểu rằng, cái trung đoàn mà Lê-nin nói đây chính là đơn vị các đồng chí. Như các đồng chí thấy đấy, tình hình ở đấy vô cùng khẩn trương và phức tạp.

        Xvéc-lốp ngẩng đầu chăm chú nhìn Cô-lô-tu-bin với vẻ tin tưởng :

        — Từ đây đến đó chỉ còn có một con đường duy nhất có thể đi được là — dọc theo sông Vôn-ga đến A-xtơra-khan, từ đấy sẽ vượt biển Ca-xpiên đến Cra-nô- vô-xcơ và, cuối cùng là đi xe lửa đến Ta-sơ-ken.

        Cô-lô-tu-bin nhìn theo đường vạch bút chỉ của Xvéc- lốp và suy nghĩ rất căng. Nhiệm vụ qua thực không phải là dễ dàng... Nào là đường sông, đường biển rồi lại đi xe lửa băng qua sa mạc. Đến bao giờ họ mới vượt qua được con đường vòng cung ấy để đến Ta-sơ-ken ?

        — Một phần vũ khí, như đồng chí Gian-ghin-đi-nốp đã nói — gồm súng các loại và đạn, lựu dạn, đạn pháo đơn vị đã nhận tại đây, số còn lại các đồng chí sẽ nhận ở Xa-ri-xưn. Hiện nay, đồng chí ủy viên nhân dân ủy ban dân tộc Xla-lin đang ở đấy, — I-a-cốp Mi-khai- lô-vit tiếp tục. — Hôm nay đồng chí Lê-nin đã gọi điện thoại cho Xta-lin. Tại Xa-ri-xưn, mọi việc sẽ báo cáo thẳng với Xta-lin giải quyết.

        — Báo cáo đồng chí Xvéc-lốp, mọi việc đã rõ, — Xtê- pan gật đầu nói.

        Chuông điện thoại vang lên. Xvéc-lốp cầm ống nghe.

        — Vâng, vâng... Tôi nghe đây... Rất tốt...! Vâng, mọi việc phải xong hôm nay... ? Rõ. Vâng... Họ sẽ đến ngay bây giờ... Vâng, tôi sẽ cho họ đến ngay chỗ đồng chí. Vâng. Rất tốt... Sao ạ? Vâng, xe vận tải phủ kín. Đồng chí nói đúng lắm... Vâng, tất nhiên rồi... Tốt hơn hết là vào thẳng sân sau chứ đừng dừng lại ở cửa... Vâng, người thứ nhất là Gian-ghin-đi-nốp... Người thứ hai, đồng chí Xtê-pan Cô-lô-tu-bin.

        Nói chuyện xong, Xvéc-lốp ngồi xuống ghế, giở sổ tay ghi vội mấy dòng gì đó, và ngẩng đầu nhìn thẳng vào đôi mắt ánh lên vẻ hồi hộp của Gian-ghin-đi-nốp, rồi nhìn sang Cô-lô-tu-bin và, cuối cùng, với giọng nói trầm tĩnh xưa nay, đồng chí nói rành rọt từng chữ một:

        — Các bạn trẻ thân mến ạ, còn một nhiệm vụ tối mật nữa của Chính phủ, càng ít người biết càng tốt. Các đồng chí sẽ phải chuyến đến Ta-sơ-kcn số tiền sáu mươi tám triệu rúp, chủ yếu là vàng. Nội nhật hôm nay phải nhận xong vàng và tiền giấy ở ngân hàng trung ương.

        Nghe xong câu đó, Cô-lô-tu-bin đứng im thin thít. Sau mươi tám triệu rúp !... Con số đó anh chỉ mới được đọc ở các bài tập số học thôi, nhưng đây lại là tiền thật, là vàng... Và người ta lại giao nó cho mình, anh chàng Xtê-pan từ bé đến giờ chưa có nổi mười rúp trong tay. Và cả cho đồng chí người Ca-dắc này nữa. Cô-lô-tu-bin liếc nhìn Gian-ghin-đi-nốp cũng đang đứng im, vẻ mặt bình thản hình như là nói đến chuyện gì chứ không phải là vàng, bạc: «Rõ ràng là anh chàng này đã quen với những món hàng này rồi. Thế càng tốt». Họ vẫn im lặng lắng nghe Xvéc-lốp nói tiếp, — Vàng sẽ dùng để xây dựng các đơn vị Hồng quân, tiền Sa hoàng và tiền của Kê-ren-xki đã mất giá, còn vàng thì bao giờ cũng sử dụng được. Số vàng này sẽ dùng để mua ngựa và súng đạn...

        — Tiền rúp các đồng chí phái giao trực tiếp cho Hội đồng ủy viên nhân dân Tuốc-ki-xtan — I-a-cốp Mi- khai-lô-vít căn dặn — Đây là nhiệm vụ tối tối mật. Tôi chỉ khuyên các đồng chí một điều, — không được dừng lại nghỉ ở đâu cả. Nhớ lấy, điều này rất quan trọng. Tính chất quan trọng có tầm quốc gia đấy. Phải làm sao đưa số vàng và vũ khí này đến nơi càng sớm càng tốt.

        Chuông điện thoại lại reo lên. I-a-cốp Mi-khai-lô-vít cầm ống nghe và trên khuôn mặt đồng chí hiện lên nụ cười vui sướng. Đồng chí vui vẻ gật đầu, giọng sảng khoái nói với người dầu kia dày nói :

        — Vâng, vâng... Mọi việc sẽ làm xong chiều nay. Thế nào ạ? Vâng, vâng... Cả hai đang ở đây. Đến gặp đồng chí à ? Vâng, được, đồng chí Vla-đi-mia I-lích ạ.

        Vừa đặt ống nói xuống, Xvéc-lốp đã vội rời khỏi bàn :

        — Đồng chi Lê-nin đang đợi các anh đấy. Đi nhanh lên !

----------------
        1. Tức là Hội đồng bộ trưởng ngày nay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2021, 09:46:55 pm »


CHƯƠNG BỐN

1

        Khi Cô-lô-tô-bin và Gian-ghin-đi-nốp vừa từ trong chiếc xe đi đầu bước xuống sân nhà ngân hàng ở phố Nê-ghi-nai-a, đã có cán bộ bảo vệ đón họ. Anh ta mặc áo khoác da đen, quân phục xanh thẫm, trên dây lưng sẽ xuống đến hông một khẩu súng côn có bao gỗ màu cánh dán sẫm. Xtê-pan vô tình đưa mắt nhìn khẩu côn. — Đại bác cầm tay đấy ! — Anh thầm nghĩ với vẻ thèm muốn khi biết rõ giá trị của lọai súng lục mạnh này.

        Đứng cạnh anh bảo vệ là một người mặc quần áo thủy thủ dáng mập mập, khuôn mặt tròn, vai rộng.

        — Đồng chí Ma-lư-khin, trưởng phòng bảo vệ trung đoàn chúng ta. — Gian-ghin-đi-nốp giới thiệu Ma-lư- khin với Cô-lô-tu-bin.

        — Chúng tôi chờ đồng chí đã lâu, mọi việc đã sẵn sàng — Ma-lư-khin niềm nở bắt tay chính ủy mới.

        — Đề nghị các đồng chí cho xem giấy tờ, — cán bộ bảo vệ yêu cầu. Các đồng chí thông cảm, kỷ luật bao giờ cũng là kỹ luật.

        — Kỷ luật cách mạng càng phải nghiêm — Đây, đồng chí cứ xem. — Cô-lô-tu-bin đưa giấy ủy nhiệm.

        — Mời đi theo tôi — Anh bảo vệ nói. Họ đi dọc theo dãy hành lang dài đến tận cuối đường, theo cầu thang

        sát xuồng tầng hầm rồi lại đi tiếp qua mấy căn phòng cửa đóng im ỉm. Anh bảo vệ dẫn họ đi, vẻ nhanh nhẹn thành thạo trông cũng dù biết là anh ta nắm vững mọi ngõ ngách ở hầm này.

        Các nhân viên ngân hàng niềm nở chào anh và lặng lẽ đưa mắt tò mò nhìn theo cái dáng mập mạp, hơi thấp của Gian-ghin-đi-nốp và to khỏe của Cô-lô-tu-bin. Trong tầng hầm bốc lên một mùi đặc biệt, bước chân họ vang lên. «Gần như trong nhà lù ấy», — Xtê-pan lại nghĩ thầm khi đi qua mấy cánh cửa sắt khóa chặt, có những lỗ tròn nhỏ thông hơi. Lần đầu tiên anh mới đặt chân vào nơi thâm nghiêm thần hí này của nhà ngân hàng —  tầng hầm kho vàng, do đó cái gì cũng gây cho anh trí tò mò, bỡ ngỡ.

        Cuối cùng họ bước vào một căn phòng rộng. Dọc tường là những tủ lớn đựng đầy bìa da, những cặp hồ sơ dày sụ. Ngồi sau bàn làm việc là một người đàn ông, mảnh khảnh đeo đôi kính trắng, tóc đã bạc nhưng vành ria mép thì tỉa đều đặn, tóc chải hất ngược để lộ vầng trán cao. Khuôn mặt xanh bủng làm cho Xtê-pan nhớ đến những bộ mặt người bị tù lâu không được thấy ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên ở đây không thấy những vẻ khắc khổ, tàn ác của kẻ tội phạm mà nó chỉ có thoáng những nét lạnh lùng, keo kiệt và mẫn cán của một kẻ thạo nghề tiền nong, chiu chắt. Cái áo đã đen của ông viên chức già với những hàng cúc vàng lóng lánh như nói lên tính mẫn cán và quan trọng của một thủ kho ngân khố.

        — Chào bác I-la-ri-ô-nít ! Khách đã đến đấy, — anh cán bộ bảo vệ giới thiệu với ông thư ký. — Đây là giấy ủy nhiệm của hai đồng chí Gian-ghin-đi-nốp và Cô-lô- tu-bin. Bác xem đi.

        Người viên chức già chăm chú xem đi xem lại giấy tờ;của liọ, không tỏ thái độ gì cả, lạnh lùng ngước cặp kính lão nhìn từ đầu đến chân rồi lại từ chân lên đầu hai người khách mới đến. Cuối cùng ông mới nở một nụ cười khô khan :

        — Như vậy là giấy tờ đều hợp lệ. Phải hiểu, các ngài, à các đồng chí ạ, phải hiểu rằng đây là nhà băng... Tiền là tiền Nhà nước !...

        — Thôi dừng kéo đàn nữa bác I-la-ri-ô-nit ạ, — anh cán bộ bảo vệ nói vẻ vui đùa. — Bác cứ đúng nguyên tắc Nhà nước mà làm. Cái gì có lợi cho Nhà nước thì làm. Bác hiểu chứ.

        — Vì lợi ích Nhà nước nên phải tích lũy từng xu một chứ không phái xài hoang phí như anh đâu ! — Ông lại giải thích một cách lạnh lùng — Quốc gia mạnh ở chỗ phải có vàng dự trữ chứ không phải cứ tích tiền giấy cho nhiều là giàu.

        Cô-lô-tu-bin im lặng lắng nghe hai người nói chuyện, còn Ma-lư-khin hình như cố trêu chọc ông già nguyên tắc này.

        — Này, bố giã, bố làm như là phải rút của riêng trong túi ra mà chi cho người ta ấy...

        — Không phải của riêng, mà đây là tiền của của Ngân hàng quốc gia toàn Nga. Ông rất thích nhấn mạnh hai tiếng quốc gia. Anh biết không, ba đời — ông tôi, bố tôi và tôi đã làm, đã ngồi ở cái ghế này đây... Lạy Chúa, anh, anh không hiểu hết ý nghĩa của công việc lài chính này đâu !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2021, 10:56:37 pm »


        Ông hạ giọng chia tờ giấy ra :

        — Đây, đề nghị các đồng chí ký đi...

        Sau đó, ông lại dẫn họ đi sang một phòng khác, leo lên thang sắt, loanh quanh một hồi rồi vào một gian hầm rộng. Mấy người bảo vệ ngồi ngay cửa ra vào. Các cửa sổ đều có hai lớp song sắt dày. Trên nền hầm la liệt các hòm gỗ đạn mở núp, dọc chân tường xốp chồng chất các thùng kẽm to. — Lại một kho gì đấy — Xtê-pan thầm đoán.

        — Các đồng chí nhận đi — ông thủ kho nói cộc lốc. —

        Trong các hòm gỗ là tiền rúp vàng, còn các hòm kẽm là tiền rúp giấy.

        Xtê-pan sững lại vì cứ tưởng là ông ta sẽ dẫn họ đi qua cái «kho chứa» xuềnh xoàng này nhưng không ngờ lại dừng ở đây. Anh chờ đợi một cái kho quy mô hơn. Trí tưởng tượng của anh đã vẽ ra một cái kho hết sức bí mật và khác thường chứ đâu lại xoàng xĩnh thế này. Anh tưởng là vào một căn hầm bê-tông dày, có những căn phòng bằng thép, những cửa nặng nề, hiện đại, những hòm sắt óng ánh đầy các thỏi vàng và khối vuông tiền giấy... Những điều tưởng tượng đó anh đã đọc trong các tiểu thuyết, được nghe nhiều người kể... Thế mà căn hầm này lại quá giản dị, thậm chí quá xoàng đối với một nơi quan trọng này... Những hòm kẽm giống như hòm thư ở bưu điện và lại cả những hòm gỗ đựng đạn của quân đội nữa.

        — Đây chính là sáng kiến và chỉ thị của đồng chí Xvéc-lốp đấy. — Anh cán bộ bảo vệ chỉ tay vào mấy cái hòm gỗ. — Chiều qua bọn tôi bấn lên vì mệnh lệnh phải tìm cách ngụy trang thật tốt. Thế là suốt đêm mấy đứa chúng tôi phải khiêng, xếp, thay hàng loạt hòm. Suốt đêm qua chả chợp mắt được... Lát nữa xong việc, thế nào cũng phải ngủ một tý.

        Ông thủ kho già lần lượt mở các nắp hòm dạn. Từng gói dài, tròn bọc giấy và chằng buộc kỹ càng được xếp ngăn nắp trong hòm. Ông lặng lẽ cầm một gói, mở giấy bọc ra và xòe ngửa bàn tay có những ngón dài nhăn nhúm đỡ lấy những đồng tiền vàng. Xtê-pan nín thở : Trước mắt anh là những đồng tiền vàng nguyên chất mười rúp một. Anh cầm lấy mấy đồng xem thử. Mỗi hòm là bao nhiêu, cả hầm này là bao nhiêu. Cả một kho vàng lớn ở đây. Ngực anh nóng ran. Xtê-pan mím chặt môi, lim dim mắt. Đừng để cho ai thấy mình đang xúc động. Chính phủ, đồng chí Lê-nin đã ủy nhiệm cho anh mang những hòm vàng này đến Tuốc-ki-xtan, và anh, X tê-pan người sẽ thực hiện sự ủy nhiệm đó làm sao lại không xúc động được.

        Để trấn tĩnh, Xtê-pan cố làm ra vẻ lự nhiên, đến nhắc một hòm lên như muốn ước đoán xem nặng nhẹ ra sao.

        — Khá nặng đấy, chả kém gì hòm đạn thật... Mà có thể là nặng hơn.

        — Sao lại không nặng được. Toàn vàng mà lại —  Ma-lư-khin nói.

        Trong khi đó, ông thủ kho già lại mở tiếp một túi vải bạt, chằng buộc kỹ lưỡng. Túi này chất đầy loại tiều to một trăm rúp mới nguyên buộc thành từng khối vuông vắn.

        — Tất cả các hòm vàng và tiều giấy ở đây dều đã được tính đúng với tổng số xuất kho là sáu mươi tám triệu rúp chẵn. Các anh định đem từng loại hay là dùng cân — bác I-la-ri-ô-vit hỏi và chỉ vào cái cân để cạnh tường. Có thể tính theo cách cũ đơn vị là pút. Nếu các đồng chí muốn theo cách mới thì ta tính theo tạ. Theo cách nào thì các đồng chí cứ việc hạ lệnh... mỗi đồng tiền vàng này giá trị bằng mười rúp, — ông cầm một đồng và giơ ra cho mọi người xem. Mỗi đồng này cân vừa đúng một phẩy tám phần mười đồng cân hoặc theo lối mới là — Bảy gam tám phần mười. Sau đó ta làm một phép tính số học đơn giản...

        Gian-ghin-đi-nốp chậm rãi đi dọc theo các hòm và thỉnh thoảng hú họa mở nắp một hòm xem. Tất cả các hòm mở đó đều đầy ắp các gói vàng xếp giống nhau, chúng đều rực lên cái ánh sáng vàng rực, hấp dẫn của kim loại quý đó.

        Cô-lô-tu-bin đưa mắt nhìn đống hòm kim loại và túi bạt chất như quả núi con và tự nhủ chà hiểu mất bao nhiêu đêm ngày mới đếm xong được? — Thôi, có thể cân như cân hàng hóa được không? — Anh ngước mắt nhìn Gian-ghin-đi-nốp như muốn hỏi. Ánh mắt người chỉ huy như muốn bảo rằng chả có cách nào khác được.

        — Cân chứ ? — Cô-Iô-tu-bin hỏi.

        — Cân tất cả lên, — Chỉ huy trường khoát tay và quay lại người cán bộ bảo vệ, ra lệnh : Cho khênh lên xe !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2021, 04:01:16 pm »


       
2

        Những giọt nước mưa xối xả tuôn xuống mặt kính mỏng.

        Trô-can Mu-xre-pốp chân để trần, ngồi xếp bằng tròn trên chiếc giường đôi kiểu Pháp kê cạnh cửa sổ, trải hai tấm chăn dạ xám bộ đội đang dùng mép chiếc khăn tắm lau nốt chỗ mỡ còn sót ở khẩn súng trường.

        Thinh thoảng Trô-can lại đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Trong đôi mắt đen sâu buồn buồn của anh ta hiện một nét tư lự của con người quen sống ở thảo nguyên đầy nóng ấm mặt trời và mênh mông thoáng đạt. Khỏi phải nói, anh ta cảm thấy buồn chán biết bao khi phải sống trong cái thành phố chật hẹp, xa lạ đầy những cột đá đứng thẳng hàng như những anh lính cầm lộng chạy dài suốt đường phố.

        Chàng trai Ca-dắc cau mày, nét mặt anh ta vẻ giận dữ, man dại. Vả lại, không có những nét đó thì mặt Trô-can vốn dĩ cũng chẳng đẹp gì hơn. Khuôn mặt bè, má hóp, hàm bạnh. Một vết sẹo sần sùi tím sẫm vì bị dây thép gai cào sướt, chạy suốt từ mang tai xuống má phải. Đôi lông mày rậm cong như vòng cung dưới vầng trán dô.

        Duy chỉ có đôi mắt là có vẻ hiền từ, nhút nhát, đôi môi mỏng luôn mím chặt, như chứng minh thêm tính nét vừa hiền nhưng cục cằn của người trai Ca-dắc.

        Trô-can thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa sổ, tay lau bộ phận cò súng. Ngoài đường phố, từng tốp công nhân trai, gái kéo cổ áo dựng đứng, lấy khăn tay che đầu chạy lom khom tránh mưa. Họ đi làm về sau một ca lao động còn Trô-can thì lại ngồi đây nhìn họ với tâm trạng vô công rồi nghề. Sao họ lại về sớm thế ? Ngày còn dài, đêm thì chưa đến, thế mà họ đã đua nhau về nhà — Anh ta nhìn họ, phân vân, tự hỏi.

        Cánh cửa xịch mở, Tê-mi-ga-li, người bạn đồng hương của Trô-can hai tay xách hai thùng nước đầy bước vào phòng, đặt xịch xuống sàn nhà, và nói bằng tiếng Ca-dắc :

        — Khô hết rồi,... Nhỏ từng giọt một.

        — Cậu lại lấy nước ở mấy cái ống sắt ấy phải không ? Trô-can hỏi.

        — Lấy ở vòi, ở máy đấy.

        — Nước ấy không tốt đâu, toàn mùi tanh sắt gỉ.

        — Cậu không thề nào quen với cuộc sống thành thị được à ?
— Tớ chả thích — Trô-can trà lời giọng khô khan. —  Không thể nào quen được. Không cần quen làm gì.

        Mưa vẫn nặng hạt. Mấy ngày rồi chả thấy được tý ánh nắng nào cả. Những đám mây đen nặng trịch, tựa như cái chăn xám bộ đội ướt sũng treo lơ lửng trên thành phố che kín các ông khói nhà máy, xóa nhòa những cây thánh giá vàng thường vẫn lộ rõ trên vô số nhà thờ của thành phố Mát-xcơ-va này. Mưa xối xả từng đợt, từng đợt giống như có ai đó từ trên trời cao cầm chiếc bình tưới lớn, lười nhác tuôn nước xuống với cái vẻ chẳng thích thú gì trước một việc làm chán ngắt.

        Qua khung cửa sổ, một góc sân bị cách biệt với đường phố bằng dãy hàng rào sắt. Hai cây phong và cây bồ đề già rũ lá ướt sũng. Những đám cỏ bị giẫm nát đang cố vươn lên, lá oằn xuống dưới những giọt mưa nặng. Ngoài hàng rào, những người đi đường bì bõm trong bùn bẩn.

        — Thật là những ngày chán ngắt ở cái đất Nga xa lạ này. Chỉ có mưa và mưa thôi... Phải không. Tê-mi- ga-li ?

        Tê-mi-ga-li Giu-nu-xốp ngồi xổm, cúi gò người phùng mồm thổi lửa nhóm lò. Củi ướt cháy xèo xèo, khói um lên. Tê-mi-ga-li, hít một hơi dài, đỏ mặt tía tai, phùng mồm, trợn mắt cố thổi mạnh cho lửa bùng lên. Cánh mũi như dính sát với môi trên.

        — Há? Cãi gì? — Tù-mi-ga-li hỏi, không quay đầu lại.

        — Những ngày chán ngắt, có phải không. Tớ nói vậy đấy — Trô-can bấm bấm cò súng, kéo cơ bẩm — Ở thảo nguyên  chúng mình mùa xuân qua rồi, và mùa hè đã đến từ lâu... Thế mà ở đây, ở Mát-xcơ-va này chả ra mùa xuân cũng chẳng phải là mùa hè. Ngày nào cũng chỉ có mưa là mưa. Nếu như mình đã không thể với a-gai1 Gian-ghin-đi-nốp thì mình đã quay về thảo nguyên từ làu rồi...

        Cuối cùng Tê-mi-ga-li cũng đã nhóm được lò. Ngọn lửa, như những chiếc lưỡi vàng rực, nhảy múa vui vẻ liếm thành chão nhôm treo lơ lửng bằng một sợi dây thép. Ánh lửa bập bùng chiếu sáng khuôn mặt Tê-mi-ga-li tròn trĩnh, như quả dưa, với đôi mắt bồ câu một mí.

        — Mưa à, cậu vừa nói đến mưa à ? Thế cậu cho rằng ở các thảo nguyên vùng Tuốc-ki-xtan chúng mình không có mưa chắc? — Trong giọng nói của Tê-mi-ga-li có cái vẻ vui vui, chế giễu.

        — Mưa ở thảo nguyên khá nhiều, nhất là về mùa hè. Khi mưa rào, trong trái tim người Ca-dắc thấy có cái gì vui sướng. — Trô-can nói, mặt phớt tỉnh làm ra vẻ không chú ý gì đến giọng nói giễu cợt của bạn. Cỏ mọc nhanh hơn, xanh mướt, cao đến tận ức con ngựa khỏe nhất. Đàn ngựa sạch bóng, béo tốt, no căng ! Còn ở thành phố thì sao? Mưa rất nhiều nhưng chả thấy gì là vui thú cả, chỉ tổ chóng hỏng ủng thôi.

----------------
        1. Tiếng xưng hô của người ca-dắc tỏ vẻ kính trọng quí mến đối với người trên hoặc già cả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2021, 06:13:47 pm »


        Trô-can Mu-xơ-re-pốp có vẻ khoái chí với câu trả lời của mình. Anh cười một mình lộ hai hàm răng trắng, đều dặn. Dĩ nhiên, đập lại những câu chế giễu như vậy không phải là dễ đâu. Anh đứng dậy, nhón gót chân đi trên sàn nhà lát gỗ sồi bám đầy đất bùn. Thân hình cao lớn, to khỏe, vai rộng. Đã có lần vì thách nhau, anh đã ghé vai nhấc bổng một con ngựa hai tuổi cõng nó đi hơn một trăm bước. Thế mà ở đây, mấy hôm nay anh phải ngồi bó gối trong căn phòng chật hẹp này tựa như người bị giam lỏng. Rõ rằng mới cách đây không lâu, đây là phòng khách của một nhà giàu có nào đó, đồ đạc trang hoàng đắt tiền, đúng mốt, có chọn lựa. Giường tủ bóng nhoáng, tường treo hai bức tranh phong cảnh lồng trong khung mạ vàng, trên trần nhà treo lơ lừng một đèn chùm pha lê lớn.

        Bây giờ các thứ đó chả còn gì cả. Hình như khi chủ nhà vừa chạy khỏi đây thì kẻ hầu, người hạ đã kịp tháo dỡ hết. Trên tường còn lại hai vết khung ảnh lớn vuông vắn, chùm đèn pha lê còn trơ lại bộ giá treo bằng đồng mạ. Căn phòng này chỉ là một phần của tòa biệt thự xây bằng đá trắng hơi xa trung tâm Mát-xcơ-va. Bộ tư lệnh đã dành riêng cho A-lim-bây Gian-ghin-đi- nốp tạm ở trong thời gian công tác vì các khách sạn đều đã hết chỗ. Các khách sạn đều chật ních người, các phòng đều tạm trưng dụng cho cán bộ các ủy ban xô- viết ở và một số dùng làm trụ sở các cơ quan Nhà nước. Vào trung tuần tháng ba năm l918, chính phủ Cộng hòa xô viết do Lê-nin đứng đầu đã từ Pê-tơ-rô-grát rời về Mát-xcơ-va, tính ra mới được mấy tháng.

        Thực ra, đối với Gian-ghin-đi-nốp ở đâu cũng thế, nhưng ở căn phòng này thì thuận tiện hơn vì đội biệt động của anh đang thành lập hiện đang tạm ở trong các trại lính cũ cách đây không xa lắm. Căn phòng đã gần như biến thành trụ sở ban tham mưu của đội biệt động. Ngoài A-lim-bây ra còn có hai bảo vệ tin cậy của anh là Trô-can và Tê-mi-ga-li cùng ở. Chính hai anh chàng bảo vệ đã kiếm được chiếc giường kiểu Pháp có lò xo này ở tận dưới kho và đã có sáng kiến biến lò sưởi thành bếp nấu. Chiếc chảo có dây thép buộc ở quai đang lủng lẳng trên lửa.

        Trô-cau vào bếp, cúi xuống hít hít mũi, nhấm nháp môi :

        — Mùi thơm bốc thế này tức là sắp chín rồi đấy. Thịt cừu rán với thịt ngựa hầm, cậu biết chứ, quà là món ngon.

        — Ngựa già rồi, - Tê-mi-ga-li đào chiếc thìa gỗ trong chảo — còn cừu thì cũng chả khá hơn, vừa gầy lại vừa dai.

        — Ôi, lạy Thánh ! — Trô-can bắt chước điệu đàn bà nhún vai, vung tay vẻ thất vọng. — Cậu có dạ dày tốt lắm hả? Sao cậu lại ngốc mà đi khuân các món ngựa già với cừu dai ấy về đây ?

        — Phải mua ép đấy. Cậu biết không, thế mà còn phải xếp hàng ra trò. Chà có thịt nào hơn nữa. Độc loại này với thịt lợn mà cái khoan thịt lợn thì cậu lạ gì, cánh mình chẳng buồn ngó tới.

        Trô-can im lặng. Tê-mi-ga-li nhớ lại sáng nay, trước khi đến Cơ-rem-lanh gặp đồng chí Xvéc-lốp, a-gai Gian- ghin-đi-nốp đã bảo : «Thu dọn hết mọi đồ dung lại, mang ra toa của ban tham mưu». Nhưng khi a-gai vừa đi khỏi, Tê-mi-ga-li rút trong túi vải đeo bên hông ra mấy miếng da cừu non đã thuộc, mềm mại, lông màu tro nhạt mà anh mang theo định để may mũ — rủ Trô-can cùng đi chơi. Tàu đã nối rồi, sớm muộn thì tối nay hoặc mai là chúng mình sẽ lên đường. Ta bán mấy cái này đi, mua thịt, rượu về soạn bữa chén theo đúng kiểu quê hương Ca-dắc. Mình ngấy cái món cá khô và xúp bắp cải lắm rồi? Họ cùng đi chợ và, thế là bây giờ món thịt rán đang xèo xèo trong chào, mùi thơm tỏa khắp phòng.

        — Này, Tê-mi-ga-li ạ, — Trô-can nói, vẻ muốn làm lành để nối lại câu chuyện, — nếu a-gai về một mình thì chúng mình sẽ trải chăn ra mời a-gai ngồi ăn theo đúng như ngồi ở lều vải ấy.

        — Thật là lời vàng lời ngọc, anh bạn thông minh ạ! Minh cũng vừa nghĩ vậy, — Tè-mi-ga-li trở miếng thịt để khỏi cháy quá. — Còn, nếu a-gai không về một mình thì dầu sao hôm nay vẫn là ngày cuối cùng, ta cứ ăn bữa cơm dân tộc ở đây.

        — Tôi phát ngấy vì mệt bởi kiểu ngồi ăn như người Nga rồi — Trô-can phàn nàn — Đi bất cứ đâu, ngồi bất cứ chỗ nào cậu cũng đều thấy nào ghế dài, ghế dựa, ghế đẩu. Đủ loại khác nhau.

        — Đúng lắm. Thật thà mà nói, từ lâu lưng và mông mình đã tê cứng đi vì cái kiểu ngồi trên ghế gỗ ấy. Vào nhà ăn — có ghế dài, vào trại lính — có ghế đẩu, vào phòng ở và làm việc — có ghế dựa. Dân ca-dắc nghèo như mình thì làm sao mà đủ vải vá đũng quần!

        — Chúng mình sẽ không phải chờ lâu nữa đâu. Súng, đạn đã nhận rồi còn quần áo và ủng thì vô thiên lủng!
Logged

Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM