Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc hành quân táo bạo  (Đọc 9911 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2020, 11:31:57 pm »


        Ê-xe-tơn biết rõ là chẳng phải chỉ có riêng tên lính gác ở cổng lớn, mà dọc theo bức tường cao bao bọc quanh khu nhà còn có nhiều vọng gác rải rác phía trong nữa. Việc canh gác nghiêm mật đó là do lệnh của thiếu tướng Vin-khơ-rít Ma-lê-xơn, tư lệnh đội biệt kích hoàng gia được mệnh danh với cái tên chính thức là « Ủy ban nghiên cứu các vấn đề Tuốc-ki-xtan thuộc Nga ». Trong hai tháng dưới quyền chỉ huy của viên thiếu tướng bẳn tính và cố chấp này, Ê-xe-tun đã quen phớt lờ lệnh của cấp trên là bản thân lão ở đâu và bất cứ lúc nào cũng phải có hai lớp bảo vệ. Đó là cái hồi ở Bê-lu-gi-xtan thuộc Anh. Còn ở đây, ở miền bắc Ba- lư này — nơi vùng sát nách với nước Nga đó thì ngài thiếu tướng thủ trưởng lại còn tỏ ra quá ư cẩn thận và nguyên tắc hơn. Chính lão già đã vạch chi tiết kế hoạch bảo vệ cụ thể và hầu như đêm nào cũng thân hành kiểm tra đột kích bọn lính gác. Đối với cái nước Nga bí ẩn và khó hiểu, nhất là gần đây, có quỷ biết được nó đang và sẽ xảy ra chuyện gì thì thiếu tướng lại tỏ ra quá cẩn thận đến lẩm cẩm. Cứ bận tâm tranh luận với ông ta về những chuyện đó thì hoài hơi vì ông ta không bao giờ chịu thua, mà còn dùng quyền hành nhà binh bắt phải thi hành đầy đủ mọi mệnh lệnh.

        «Ủy ban các vấn đề Tuốc-ki-xtan » vừa mới đến thành phố Mê-sơ-hét này được hai tuần, bằng xe quân sự sau khi vượt qua chặng đường khó khăn từ Bê-lu- gi-xtan thuộc Anh qua Xây-xtan đầy bụi cát — một vùng sa mạc bao la, lồi lõm thỉnh thoáng mới thấy được một vũng nước có cây mọc. Có lẽ suốt trong chuyến đi dài ngày giữa vùng sa mạc oi bức này, trong ký ức của Ê-xe-tơn chỉ còn giữ lại được cái ảo ảnh của một vài ngày nghỉ ngơi bên hồ xanh Kha-mun thơ mộng.

        Ê-xe-tơn được các bạn trong Bộ tham mưu hoàng gia báo riêng cho biết là cùng với Ủy ban của thiếu tướng Ma-lê-xơn, người ta còn cử một đội biệt động vũ trang nữa đến Cáp-ca-dơ đặt dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Đen-xtơ-vi-li. Đội biệt động này đi xe ô-tô từ Bát-đa qua Ba-khơ-chi-ri-a, Lu-ri-xtan để đến En-ghen và sau đó đến thẳng Ba-cu. Đại tá Ê-xe-tơn đã từng được khen vì phục vụ lâu năm ở Ấn-độ và Bê-lu-gi-xtan. Tại những nơi này, lão giữ chức Cục trường đặc biệt trong Bộ tham mưu đội quân thuộc địa. Ê-xe-tơn thông thạo những vùng này. Những đội biệt động như vậy được cử tới đây hoàn toàn không phài để « cứu trợ nạn đói ở Tuôc-ki-xtan » như báo chí đã rùm beng. Sự đời thật đơn giản. Thời đại của những chiến tích không bao giữ chấm dứt. Chúng cứ tiếp nhau. Vấn đề quan trọng ở đây là không được ngừng một khoảnh khắc nào. Điều chính yếu là đừng để bị bỏ rơi vào bóng tối. Những năm tháng làm ăn quyết liệt mạo hiểm chính là để tích lũy cho một cuộc sống an nhàn đầy đủ của minh và của con cháu mai sau. Nước Nga ngày nay giống như một cái bánh ngọt khổng lồ mà quanh đó đã có bao kẻ xúm lại với hàm răng sắt.

         — Thưa ngài, xin phép vào! — Ở cửa phòng, Xmít đứng nghiêm, ngực ưỡn căng như sợi dây đàn.

        — Vào đi, — viên đại tá hất đầu chào tên sĩ quan bảo vệ.

        — Ngoài cổng có năm người cưỡi ngựa đang chờ xin vào. Họ nói là từ thành phố A-sơ-kha-bát bên nước Nga sang. Tất cả đều là người Âu, bốn người bận quân phục Ca-dắc, một người bận thường phục, — viên sĩ quan vừa thở vừa báo cáo. — Họ nói là có một công việc rất quan trọng và xin gặp chính ngài thiếu tướng.

        — Họ có xưng tên không?

        — Dạ, thưa ngài, có. Tôi đã kiểm tra giấy tờ của họ, — vừa nói, viên trung úy vừa đưa mấy tờ giấy ra, — người mặc thường phục nhiều tuổi nhất tự giới thiệu là công tước luật sư Đô-rơ.

        — Sao? Nói lại xem nào?

        — Thưa ngài, công tước Đô-rơ ạ.

        Ê-xe-tơn liếc nhanh bản báo cáo mật của Cục tình báo và đọc « Luật sư công tước Đô-rơ ». Trên đôi môi mỏng của Ê-xe-tơn thoáng hiện nụ cười! Lạy Chúa! Thật là tuyệt! — Lão thầm nghĩ, — Bọn nhân viên của ta làm ăn không đến nỗi tồi. Chúng nó đáng thưởng lắm! Quay nhìn gã trung úy, viên đại tá hạ lệnh :

        — Cho họ vào và mời nghỉ tại nhà khách. Bảo họ cứ nghỉ ngơi cho sạch bụi đường đã.

        — Rõ, thưa ngài! — Gã sĩ quan gật đầu rất điệu và lui ra.

        Ê-xe-tơn, vẻ hài lòng với công việc của một ngày may mắn, cho bản báo cáo mật về tình hình đội tình nguyện quốc tế Mạc-tư-khoa vào cặp da, khóa cẩn thận và đi đến nhà thiến tướng. Ở phương Đông, người ta nói rằng ngày đẹp là của người mạnh, thịt cá dành cho kẻ cứng răng, — hắn vừa đi vừa nhớ lại một câu tục ngữ Tuốc-ki-xtan và lẩm bẩm thêm — những ngày tốt lành của ta đã bắt đầu! »

        Một lối đi nhỏ rải sỏi vàng, hai bên trồng hoa hồng. Hoa khá nhiều. Chỗ rẽ, cạnh nơi nghỉ chân hóng mát, một bụi ngâu được xén thành hình con công xòe đuôi như chiếc quạt tay. Đầu hơi nghiêng một bên, con chim xòe cánh như chào viên đại tá đang ung dung bước tới. «Rõ ràng là ngài lãnh sự chúng ta biết tô điểm khu vườn đấy » — Vừa đi, Ê-xe-tơn vừa suy tưởng, không nhìn chim cũng không nhìn các khóm hồng đẹp. Bước những bước dài, viên đại tá ngẫm nghĩ chọn từng câu trong bản báo cáo miệng của mình với cấp trên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2020, 11:32:40 pm »


       
2

        Ngay chiều hôm đó, thiếu tướng Vin-khơ-rit Ma-lê- xơn tiếp thủ lĩnh nhỏm Ê-xe ở A-sor-kha-bát, luật sư công tước Đô-rơ. Khách được tiếp trong phòng mà thiếu tướng vẫn hãnh diện gọi là « phòng khách châu Âu ». Phòng rộng, trần cao với những gờ viền nổi cân đối, cửa sổ rộng thoáng. Đồ đạc đều theo kiểu mới nhất của châu Âu. Ghế mềm, đi-văng, tủ sách, bàn rượu hình bầu dục, tú buýp-phê bằng gỗ quý bày đầy tách chén. Trên tường chính treo tấm thảm len dệt tả lại một cuộc đi săn lợn rừng bằng chó. Tất cả đồ đạc bày biện trong phòng không có một vật gì thừa và cố ý để cho bất cứ ai vào cũng đều không có cảm giác rằng mình đang ở vùng Trung Á. Lối trang trí bày biện này, theo ý thiếu tướng như muốn nhấn mạnh rằng nhân vật chính điều khiển ván cờ lớn này là người châu Âu.

        Ma-lê-xơn là một gà đàn ông tầm thước, hơi mập mặc dầu đã bỏ qua cái tuổi trung niên từ lâu nhưng vẫn giữ vẻ một nhà thể thao. Ngồi lọt trong chiếc ghé đệm lớn, thiếu tướng nhìn thẳng vào người nói chuyện với mình bằng đôi mắt sân, nhỏ, đen. Ê-xe-tơn cũng tham dự buổi tiếp. Hắn ta chỉ ngồi im lặng nghe. Câu chuyên của luật sư cũng chả khác gì so với hắn báo cáo mà lão ta đã biết mặc dầu người nói chuyện có thêm chút ít màu sác và chi tiết. Luật sư trả lời các câu hỏi của thiếu tướng hơi ruờm rà và kiểu cách. Nhìn bề ngoài, ông ta chả gây được ấn tượng gì đặc biệt tuy nhiên, khuôn mặt đầy đặn và nhẵn bóng của hắn như muốn chứng minh rằng hắn thuộc vào loại dòng dõi mà theo kiểu nói của người Anh là có học thức nhưng nặng về lý luận sách vở mà thôi. Đô-rơ tuổi khoảng bốn mươi, mặt mũi phổng phao, thân hình tầm thước nhưng theo như Ê-xe-tơn thầm đánh giá thì « không cao hơn hạng người tầm thường là bao nhiêu ».

        Cố giữ bộ mặt như có vẻ chăm chú lắng nghe khách nói chuyện, nhưng đầu óc viên đại tá lại đang bận rộn giải quyết một vấn đề phức tạp : định nhượng cho ai hai tá bộ lông cừu non rất mịn, đẹp mà mấy người khách đã có nhã ý tặng riêng trước khi sang tiếp kiến với thiếu tướng. Mất bộ lông cừu có màu ghi nhạt, lốm đốm trắng mà người nhuộm đã cố pha màu rất đều. Ê-xe-tơn biết rằng ở Luân-đôn của này là vô giá. Bà đại tá từ lâu vẫn gợi ý muốn may áo bành tô lòng cừu non, nhưng Ê-xe-tơn lại còn người em gái họ mười chín tuổi, mát xanh biếc là cô Ê-len, mà ông ta phải đỡ đầu. Chẳng bao lâu nữa Ê-len sẽ lấy chồng. Rõ ràng một chiếc bành tô lông cừu non không phải là món quà cưới kém giá trị. Cái khó là làm sa0 cho bà chị đừng biết kẻo đâm ra phiền hà...

        — Thế, thế, chúng tôi hiểu rồi, công tước ạ, — tướng Ma-lê-xơn ngắt lời Đô-rơ, với bàn tay béo mập lão cầm cúc rượu uýt-ki đưa lên nhấp từng ngụm nhỏ và nói : —  Chúng ta hãy đặt giả thiết là, cuối cùng các ông sẽ giành lại chính quyền. Các ông sẽ tuyên bố gì? Trong thời đại cách mạng này, các thuật ngữ chóng trở nên lỗi thời lắm.

        — Trước hết chúng tôi sẽ tuyên bố toàn bộ chính quyền Trung ương vùng Da-ca-xpiên đã chuyển vào tay « Ủy ban đình công đường sát ». Cái tên đó sẽ bỏ tay các ủy ban Bôn-sê-vich ở các thành phố khác và tạo cho chúng tôi khả năng, như các nhà quân sự thường nói, điều quân đội vào những chiến dịch rộng hơn. Dưới khẩu hiệu « bảo vệ cách mạng », người của chúng tôi, mà danh sách đã chuẩn bị xong, sẽ thay thế các chính ủy và bộ chỉ huy bọn đỏ.

        — Thế còn sau đó thì sao?

        Ma-lê-xơn uống tiếp hai ngụm nữa và đặt cốc lên bàn.

        — Chúng tôi sẽ thành lập Hội đồng chấp hành của chính phủ Da-ca-xpiên và tuyên bố trung lập hóa toàn bộ vùng này, — dướn người về trước, tên luật sư chiếu thẳng cặp mát long lanh vào mặt thiếu tướng. — Chúng tôi muốn được bảo đảm rằng thế giới văn minh sẽ không bỏ chúng tôi. Chúng tôi hy vọng vào sự ủng hộ trực tiếp của quý quốc.

        Ma-lê-xơn gật đầu vẻ khẳng định. Lão hiểu mấy tiếng « ủng hộ trực tiếp » theo cách riêng của mình. Viên thiếu tướng còn biết nhiều điều bí mật mật mà tên luật sư hiếu danh ở A-sơ-kha-bát này chưa thể nào ngờ tới được. Gần đây, theo sáng kiến của một số người Mỹ táo bạo mà thiếu tướng luôn nhìn những người đồng minh của mình ở bên kia đại dương với con mắt đầy kiêu hãnh. — cho biết thì một hội nghị tối mật đã được triệu tập. Tại hội nghị này, các nước Anh, Pháp và Mỹ đã thỏa thuận chia nhau đất đai nước Nga, bạn đồng minh trước kia của họ trong cuộc chiến tranh chống Đức. Đóng vai trò chính trong thỏa ước này, dĩ nhiên là người Anh. Từ lâu, những cặp mắt của họ đã lồng lộn nhìn vào các vũng Bắc Cáp-ca-dơ, Da-cáp-ca-dơ và toàn bộ vùng Trung-Á. Bộ tư lệnh khu Pơ- ri-ban-tích đã vội vàng phê chuẩn một kế hoạch chiến lược vạch ra từ trước và lập một tuyến giao thông chiến lược thống nhất từ Ai-cập, Pa-le-xtin và Me-xô-pô-ta- mia qua Lu-ri-stan của Ba-tư đến vùng Da-cáp-ca-dơ rồi từ đấy đi tiếp đến biển Ca-xpiên vào vùng Trung-Á phì nhiêu. Và như vậy, con đường lý tưởng đó sẽ nối liền với khu vực rộng lớn ở Ap-ga-ni-xtan và Ấn-độ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2020, 03:54:28 pm »


        Đó là một hành lang vững chắc bào vệ các thuộc địa của Anh khỏi sức ép của chủ nghĩa Bôn-sê-vich. Rõ ràng, bên cạnh đó, vấn đề dầu lửa Ba-cu và bông Trung-Á sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bản kế hoạch này.

        Cũng chả phải chỉ vì cái « Ủy ban về các vấn đề Tuốc- ki-xtan thuộc Nga » mà phái cử một thiếu tướng dày dạn như lão đến vùng Me-sơ-hét này. Nhiệm vụ chính của lão là — lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang ở Trung-A. Ma-lè-xơn biết rằng, ở Ta-sken — thủ đô nước Tuốc- ki-xtan xô viết đã có một phái đoàn ngoại giao quân sự Anh hoạt động công khai dưới sự điều khiên của bạn lão là đại tá Bai-li.

        Cùng phối hợp với viên đại tá này có lãnh sự Anh Ca-sơ-ga và lãnh sự Mỹ Tơ-rê-đu-en. Các nhân vật ngoại giao này đã dấm dúi đỡ đầu « Tổ chức vũ trang bí mật » Tuốc-ki-xtan gồm bọn sĩ quan Sa hoàng cũ và chúng đang tích cực chuẩn bị các cuộc bạo động vũ trang. Các đơn vị biệt kích của bạch về Giu-nai-khan, I-bơ-ra- ghim Bếc và A-lic-khan thuộc đội quân tuớng bạch vệ Ba-sơ-ma-tri đã nhận được nhiều vũ khí. Mấy tuần trước đây, sư đoàn Tiệp-khắc vi phạm hiệp nghị với chính phủ xô viết, đã nổi dậy bạo động ở các thành phó trên tuyến đường sắt Xi-bê-ri. Cùng thời gian đó, các đơn vị Ca-dắc vùng U-ran do A-ta-man1 Đu-tốp cầm đầu đã ngóc đầu dậy. Ở các vùng thào nguyên rộng lớn suốt từ Ô-ren-bua đến Pê-lơ-rô Pa-vơ-lốp-xcơ, nhiều dội vũ trang mang tên « Đại bàng A-la-sơ » của bọn Ca-dắc theo chủ nghĩa dân tộc đã hoạt động mạnh. Mọi người đang chờ hiệu lệnh ở Bu-kha-ra để bắt đầu cuộc chiến tranh với quân đỏ. Trên đất Tuốc-ki-xtan xô viết đang hình thành một giá treo cổ khổng lồ và ngài Ma-lè-xơn hy vọng chỉ cần rút mạnh dây là cả cái nước Cộng hòa xô viết trẻ tuổi này sẽ tắt thở.

        — Vâng, chúng tôi đã sẵn sàng vũ khí để cung cấp cho các ngài, — sau phút trầm tư đầy lạc quan, viên tướng Anh vừa nói vừa nghĩ đến đoàn tàu chở vũ khí, đạn được của tay chính ủy người Ca-dắc vùng Tuốc-gai mà hắn định cướp đoạt.

        — Chúng tôi, — lão nói liếp, - không phái là những người để lời nói của mình bay theo gió. Nước Anh, trung thành với nghĩa vụ đồng minh của mình, luôn luôn sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ những người bạn trung thành như các ngài!
     
        Cuối một ngày hành quân nóng bức và mệt mỏi, Ga-bứt Bai cùng với đoàn gia nhân của mình dừng chân cạnh giếng nước trên thảo nguyên. Từ xa họ đã trông thấy giếng. Trong thung lũng xanh rờn nhô lên hai ngôi nhà đất mái bằng và cạnh đấy là một dãy lều bằng thân cây khô, lợp cói, nằm gọn trong một hàng rào gỗ cao vót nhọn đầu. Đất sặc mùi phân cừu và nghe thình thịch tiếng lùa, ngựa giẫm chân. Một thân cây xẻ dọc làm máng uống nước cho súc vật nằm cạnh giếng. Toàn khu bốc lên mùi vị quen thuộc của trại chăn nuôi đồng cỏ. Tiếng cừu kêu huyên náo, chính giũa hàng rào, ba con ngựa bị buộc vào cọc. Một đống lửa được đốt cạnh nhà, lưỡi lưa lem lém cháy giống như một lò đúc gang, một làn khói xanh nhạt ngoằn ngoèo bốc lên cao. Nhũng người chăn dắt, sau khi đã lùa xong đàn cừu, ngựa vào chuồng, đang lặng lẽ sửa soạn bữa ăn tối.

        Thấy đoàn người ngựa kéo đến, mọi người ở đây dừng lại dừng nhìn. Một ông giã vội đi lại đón khách. Từ xa, ông đã biết đây là đoàn người ngựa của Bai mà ai cũng biết là một con người nghiêm khác. Lễ phép để tay phải lên ngực, ông già kinh cẩn cúi chào Bai Cô-bi-ép. Một cậu bé chững mươi, mười hai tuổi, cháu ông lão, hai tay ôm chặt con chỏ đen to lông xù, đứng nhìn đoàn người ngựa và súng ống của họ. Người thứ ba — một thanh niên khỏe mạnh, cao lớn dù hàng ria mép thanh tú, điềm nhiên đứng nhìn đoàn người vừa đến. Ga-bứt Bai chú ý ngay đến người lạ mặt đẹp trai. Bai nhớ hết các bộ mặt của những người trong bộ tộc mình nhưng anh chàng này thì chưa hề gặp bao giờ. Bai cau mày.

        — Ai đấy ? — Ga-bứt Bai hỏi ông già.

        — Thưa Bai, khách của chúng tôi. Anh ta ở thảo nguyên  Tuốc-gai đến đây. — ông già trà lời, cúi đầu kính cẩn. — Anh có nhiều tin tức đến với chúng ta.

        — Tin tức gì, tin lành chứ?

        — Thưa Bai, tôi không được rõ. Chúng tôi quanh năm lang thang trên đồng cỏ, ít được gặp người lạ lắm.

        — A-hơ-xa-la Ma-la-gai-cum2 — Chàng trai kính cẩn chào.

        — Tỏi còn nghe xem đã rồi sẽ có ý kiến sau. — Ga- bứt Bai nói với ông già và gật đầu chào lại người khách trẻ — U-ga-lai-cura A-xa-lam3!

        Mọi người lục tục xuống ngựa. Họ lùa đàn ngựa, lạc đà và cừu đứng vòng quanh giếng. Đàn súc vật khát kêu inh ỏi đòi uống nước.

        Mật trời vàng rực như một chiếc đĩa khổng lồ từ từ lặn xuống phía chân trời xa. Không khi mát dần, chẳng mấy chốc bóng đêm đã bao trùm thảo nguyên. Ba chàng trai lùa đàn cừu vào chuồng trại, tóm chân chọn mấy con cừu non béo mập. Chúng lien bị chọc tiết và lột da trong chóc lát. Mấy con chó gầm gừ cán nhau tranh ăn những miếng lòng, mà người ta vất cho chúng.

        Nuốc-ta ngồi bệt xuống bên đống lửa của nhóm gia nhân. Trong chiếc chảo lớn thịt rán cháy xèo xèo, bốc mùi béo ngậy. « Lạy thánh A-la, ngày đầu tiên đã trôi qua tốt đẹp. Đàn cừu nguyên vẹn, không lạc và què con nào, — Nuốc-ta thầm nghĩ và vất những thanh củi khô vào đống lửa — Đoạn dường còn dài, chi mong sao cho chóng nhận được vũ khí... » Chú bé cháu ông già nhìn Nuốc-ta vẻ tò mò, kính nể. Anh ấy khỏe và đẹp thật. Mùa thu năm ngoái, chú ta đã được thấy Nuốc-ta troug một cuộc đấu vật. Anh ấy vật giỏi lắm! Khoái nhất và đẹp nhất là lúc anh ấy khéo léo lùa miếng, lao vào anh chẳng Ma-khơ-mút, một đô vật nổi liếng khỏe ở làng bên.

        — Chú ơi! Chú cũng ra trận đấy à? — Chú bé đánh bạo hỏi Nuốc-ta.

        — Cháu tên gi? — Nuốc-ta không trả lời mà hỏi lại.

        — Ma-gô-vi-a.

        — Tên đẹp lắm. — Lớn lên cháu sẽ thành một chàng trai dũng cảm, lúc đó mọi người sẽ gọi cháu là chàng dũng sĩ Ma-gô-vi-a, — Ngừng một lát anh lại nói thêm vẻ quan trọng. — Chúng ta là lính của Bai. Các chú đi chiến đấu chống bọn phản bội.

        — Thế sao chú không có súng mà chỉ có gậy chăn cừu thôi. — Ma-gô-vi-a hỏi, vẻ tò mò.

        — Đúng, chú còn phải lùa đàn cừu đi nữa. Chả lẽ cầm súng mà lùa chúng à. - Nuốc-ta trả lời qua quýt và móc túi lấy chiếc tiêu ra đưa cho chú bé xem, rồi nói :

        — Này, xem đây!

        — Ê! Cháu có một chiếc đẹp hơn cơ. Mùa thu năm ngoái cháu theo bố cháu lùa đàn cừu ra tỉnh, bố cháu mua cho một cái như thế này — Ma-gô-vi-a sôi nổi hẳn lên, — Nào, ta thổi xem ai hay hơn nào?

-----------------
        1. Tên gọi chức vụ thủ lĩnh của người Ca-dắc.

        2, 3 Tiếng chào địa phương : Kính chào ngài, xin chào anh.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2020, 07:33:43 pm »


        Ông già bước về phía đống lửa, vẻ mệt nhọc. Ông ngồi xổm, đưa bàn tay sần sùi vuốt vuốt bộ râu lưa thưa điểm bạc, rồi cầm chiếc thìa gỗ tự khoét lấy chùi vào vạt áo khoác, múc nước thịt hầm nếm thử. Ông thổi phù phù và ăn thứ miếng thịt. Có lẽ thịt còn dai không hợp với bộ răng già khấp khểnh của mình nên ông lại phải bỏ thêm củi vào bếp đun tiếp.

        — Sao anh lại ngồi thu lu ở đây như mụ câm thế? — Ông già lầu hầu hỏi Nuốc-ta. — Hay là anh đã biết hết mọi tin đồn rồi. Rõ chán! Thanh niên họ đã đi cả. Người khách của ta đang nói hao nhiêu là tin tức hay, quan trọng còn anh thì lại ngồi lỳ ở đây, để chơi cái trò chơi trẻ con này.

        — Bố già ạ, bố bao giờ cũng đúng hơn con, bố hơn con hàng chục tuổi đời và cũng trạc tuổi bố con, — Nuốc- ta nói và bỏ chiếc tiêu vào túi, — nhưng chả có những kẻ đã thường bảo rằng, nó là tên Cô-dắc tồi tệ, xa lánh mọi người, thừa cơm mà cho nó ăn.

        — Anh cứ lại đàng ấy mà nghe thử, — ông già nói vẻ trìu mến làm ra vẻ không nghe thấy giọng hậm hực đó. — Vì thịt này chưa chín nên lão chưa đến ngay để nghe được. Rồi lão sẽ đến. Thảo nguyên này đang sôi sục lên vì nhiều việc mới xảy ra.

        Người khách trẻ ngồi trên một cái dậm học ni có phủ thám ngay cạnh Ga-bứt Bai. Khuôn mặt dài và trắng treo, hộ ria mép xén tỉa đều dặn. Trông anh ta giống như con cừu non ngồi cạnh con bò đực khỏe, người Ga- bứt Bai phốp pháp. Vị thủ lĩnh bộ lạc cúi đầu im lặng lắng nghe khách nói. Anh ta nâng cốc sữa ngựa uống và ung dung nói chuyện. Nuốc-ta ngồi bệt xuống đất sau đám kỵ sĩ vũ trang, chăm chú lắng nghe.

        — Nhiều người ở thảo nguyên này nói với tôi rằng có tin đồn A-lim-bây Gian-ghin-đi-nốp đã đến Tuốc-gai. Vâng,... đúng là ông ấy — một người đã học nhiều năm ở nước Nga, tinh thông nhiều điều, nắm vững các môn khoa học và sau đó đã đi khắp nơi trên trái đất. Đức A-la đã cho chúng ta một con người đáng qúy! Ông A-lim-bây từ Mát-xcơ-va tới có giấy tờ đóng dấu hẳn hoi. Tờ giấy ghi ràng ông ấy sẽ nói cho dân chúng hiểu sự thật về chính quyền mới. Tờ giấy còn ghi rõ ông là chính ủy đặc nhiệm toàn quyền trên vùng thảo nguyên này. Ông ấy đã trở về Mát-xcơ-va cách đây không lâu.

        — Này, thế nào là chính ủy đặc nhiệm toàn quyền hở anh?-Một thanh niên ngồi gần Nuốc-ta đột ngột hỏi.

        Chung quanh có tiếng rì rầm không dứt : vì chưa ai hiểu được cái chức vụ mới mẻ đó. Ga-bứt Bai đưa mắt lặng lẽ nhìn đám đông đang tranh cãi nhau và với tay cam cốc sữa ngựa đang bốc hơi uống liền mấy ngụm.

        — Được tôi sẽ nói rõ. Như ta vẫn thường nói đấy, mỗi con ngựa đều phải có người cầm cương chỉ đường, - người khách mỉm cười nhìn anh bạn trẻ và đột ngột hỏi lại anh ta : — Anh bạn có biết ông xã trưởng không ?

        — Biết, biết chứ. Sao lại không biết được nhỉ!

        — Thế trên xã trưởng là ai? Là ngài A-ta-man phải không?

        — Đúng, anh nói đúng. Trên A-ta-man là cụ huyện.

        — Thế thì chính ủy đặc nhiệm của trên cả tỉnh ấy chứ đừng nói gì đến huyện nữa. Giờ. thì các bạn hiểu A-lim-bây là người thế nào rồi chứ.

        — Hiểu rồi, a hà, hiểu rồi. Một người lo nhất toàn khu thảo nguyên này đấy.

        Ga-bứt Bai đặt phịch chiếc cốc xuống bàn và nheo đôi mắt híp nhìn chằm chặp người khách lạ. Trong cái nhìn đó thoáng vẻ khó chịu nhưng lại dịu đi ngay. Còn người khách trẻ vì đang say sưa với câu chuyện của mình, không hề để ý đến thái độ đó. Anh tiếp tục câu chuyện: Tháng trước, ở Tuốc-gai đã tiến hành đại hội các vị đại biểu toàn vùng thảo nguyên. Rất nhiều người từ những đồng cỏ gần đến những thảo nguyên xa đều đến dự. Đủ loại người: Nga, Ca-dắc, binh lính v.v... Họ ngồi chung một ghế, ăn cùng một mâm như anh em ruột thịt. Tất nhiên A-lim-bây là người to nhất ở đại hội, một người quan trọng nhất. Ông A-lim-bây nói nhiều điều rất hay. Thí dụ như ông ấy nói: «Chúng ta phải thành lập quân đội, phải tự bảo vệ lấy thành phố và khu trại, bảo vệ nhâu dân các bộ tộc và chính quyền nhân dân của chúng ta». Sau-đó A-man-ghen-đa I-ma-nốp phát biểu.

        — Một ông cừ đấy, — có nhiều tiếng xì xào — Dũng sĩ đấy! Hai năm trước đây toàn bộ thảo nguyên Ca-dắc đã theo ông chống lại Nga hoàng.

        — Chỉ vì lúc đó không đủ vũ khí, — người khách phân tích - Chả lẽ chỉ dùng gậy bọc sắt nhọn mà chống lại được với súng đạn Nga hoàng? Thật lúc ấy chúng ta quá vội, nhiều người đã đổ máu vì điều đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2020, 08:18:37 am »


        Nuốc-ta rất muốn nghe nốt câu chuyện nhưng ông lão huých khuỷu tay và bảo :

        — Thịt chín rồi đấy. Anh giúp tôi một tay. Họ xiên những xúc thịt to, béo ngậy đặt lên mấy mâm gỗ bưng đến dặt trên một chiếc khăn trải rộng trước mặt Ga-bứt Bai. Ca-ra Ca-lư có bộ lông mày sâu róm — người em rể và là cánh tay phải của bai Cô-bi-ép rút trong túi da rất mịn con dao găm cán bằng ngà voi nạm bạc lẹ làng cắt nhỏ tảng thịt thành từng miếng bằng nắm tay. Ba gia nhân lúc nãy làm thịt cừu cũng xúm vào cắt, thái. Trên những chiếc mâm tỏa ra mùi thịt rán, thịt hầm thơm, béo ngậy.

        — Xin mời — Ga-bứt Bai chắp tay làm dấu roi dùng những ngóu tay múp míp lưa những miếng thịt nạc, béo đưa lên miệng. Người khách trẻ giơ tay khẽ cúi đầu đáp lễ và bốc thức ăn. Sau đó đến các gia nhân. Chỉ một lát, các mâm đã vơi hẳn. Nuốc-ta và ông già cũng chỉ vừa kịp cầm được mỗi người một miếng nguyên chưa thái và ăn với cốc sữa ngựa. Sau bữa ăn tối no nè, một số người rời khỏi mâm đi sửa soạn chỗ nằm. Họ biết rằng con đường đi tới phía trước không phải ngắn ngủi. Họ cần nghỉ sớm. Riêng Ca-bứt Bai thì không rời người khách lạ săn đón hỏi chuyện anh ta về đại hội ở Tuốc-gai, về công việc của xô-viết đại biểu công nhân, binh sĩ, nông dân và những người du mục Ca-dắc. Lặng lẽ rót thêm sữa ngựa vào cốc, ông ta hất đầu ra hiệu mời uống và im lặng lắng nghe. Còn người khách lạ, có lẽ có cảm tình với vị chủ nhà mến khách nên đã thành thật, say sưa kể hết mọi điều tai nghe mắt thấy ở Tuốc-gai.

        Nuốc-ta không còn được rảnh rang để đến nghe chuyện nữa : anh phải cùng ông già lấy nước rửa mâm, bát, pha mấy con cừu đã mổ để hầm chuẩn bị kịp bữa ăn sáng mai. Sau đó, họ lại phải đi vòng một lượt quanh chuồng trại xem đàn súc vật đã ngủ yên chưa. Đêm trăng tĩnh mịch, trong lành. Những ngôi sao lơ lửng trên bầu trời tím thẫm, lấp Jánh như ánh mắt nàng Ôn-tun. Nuốc-ta có cảm giác như vậy và anh ngước mắt ngắm nhìn. Giờ đây, anh chỉ còn nghĩ đến nàng Ôn-tun. Câu chuyện của người khách trẻ không làm anh thấp thỏm nữa. Dầu sao, anh cũng đã nghe được một số tin tức quan trọng rồi. Ông già cứ thỉnh thoảng lại ngoái đầu nhìn vào đám người ngồi quanh đống lửa đằng kia. Rõ ràng là họ còn nói chuyện cho đến khi nào Ga-bứt Bai chưa đứng dậy.

        — Thảo nguyên chúng ta đang sôi sục. Ta biết làm gì đây ? Khi một số người này tự xưng là quân hạch vệ, lúc một số người khác tự nhận là Bôn-sê-vích... Họ bảo chỉ có Lê-nin là người thủ lãnh lớn nhất của họ...

        — Chúng ta là người Ca-dắc. Chúng ta không thể đi cùng đường với người Nga được, dù là trắng hay đỏ. Nuốc-ta trả lời. — Chỉ có kết bạn thôi. Như cha ông chúng ta ngày trước ấy.

        — Cha ông chúng ta sống khổ sở lắm, anh hãy tin tôi nói. — ông già nhìn Nuốc-ta. Họ có kết bạn đấy, nhưng tình bạn đó như mèo già ở với cáo. Mọi người chỉ rình cắn xé nhau, vì vậy tôi tin cái ông A-lim-bây này. Ông ấy nói sự thật.

        — Người nào đã bán mình cho bọn Nga thì chả có gì là sự thật cả. — Nuốc-ta lầu bầu nhắc lại câu nói của Ga-bứt Bai mà anh đã nghe được.

        — Người ta bỏ thịt vào chảo để hầm chín, còn đầu óc nghe điều phủi thì phải nghiền ngẫm suy nghĩ. — Ông già nói, giọng khuyên răn.

        Thu xếp xong, mãi khuya họ mới đặt mình nằm được. Ông già cứ trăn trở mãi trên tấm thám sờn và đắp lên người miếng chăn dạ cũ.

        — Anh còn trẻ, anh nên nghe người già. Tôi đã đi nhiều, thấy nhiều, biết suy xét cái trắng cái đen, — ông cứ rì rầm nói làm như anh bạn trẻ bên cạnh thích nghe những lời đó. Ngừng một lát, ông lại nói nhanh hơn : —  Năm một ngàn chín trăm mười sáu, khi có cuộc nổi dậy chống Sa hoàng, chính bọn lính Nga đã bắn chét bao anh em Ca-dắc chúng ta. Đó là sự thật, đức A-la đã chứng giám. Lúc đó, chúng ta chưa có vũ khí! Còn bây giờ, chính ông A-lim-bây Gian-ghin-đi-nốp đã nói ràng, ta có chinh quyền mà người ta vẫn gọi với cái tên mới là xô viết. Chính quyền đó tuyên bố với anh em Ca-dắc rằng : «Anh em Ca-dắc, vũ khí của các anh em đây. Hãy tổ chúc lấy quân đội nhân dân của mình! Các anh em tự đấu tranh giữ gìn nền tự do của mình! - Chưa bao giờ có ai nói với những người Ca-dắc chúng ta những điều như vậy. Tôi thề, có đức A-la chứng giám. Tất cả các chính quyền đều chỉ biết ra sức vơ vét thuế má đến đồng xu cuối cùng. Chính vì vậy mà mới có xô-viết của nhân dân ra đời đấy.

        — Dàu sao thì tòi cũng không tin vào người Nga. Họ đều là những người không thể tin được.

        — Ồ! Trứng không thể khôn hơn vịt đuợc1 — Ông già khẽ thở dài, im lặng giây lát, rồi tiếp : — Người ta nói cũng đúng, cú không thể thành chim công được.

        — Cái đó thì bố nói đúng đấy, bố già ạ. — Nuốc-ta bật nói — Con và bố, chẳng qua chỉ là hai con chó giữ nhà của Bai Ga-bứt mà thôi... Thôi, bố ngủ đi!!

---------------
        1. Nguyên văn : Dê con không thể khôn hơn dê cụ được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2020, 10:25:47 am »


       
4

        Gần về sáng, trong giấc ngủ chập chờn, Nuốc-ta mơ màng nghe một tiếng rú ngắn ngủi. Anh nằm yên trong bóng đêm, có lắng nghe thêm có tiếng gì nữa. Không khi mát lạnh của ban mai tỏa vào căn lều qua cánh cửa hé mỏ và, từ đấy, Nuốc-ta nhìn thấy trên nền trời nhàn nhạt lấp lánh ngôi Sao mai. Yên tĩnh bao trùm đồng cỏ. Mấy tiếng cừu kêu ngắn ngủi rồi lại im ắng. Ông già khẽ trở mình quay mặt vào vách.

        «Sai-tan pô-pu-tan», — Bỗng Nuốc-ta nghĩ đến đức A-la và lẩm bẩm cầu nguyện nhưng trong tai anh vẫn cứ văng vẳng, day dứt bới tiếng rú ngắn ngủi, rờn rợn đó. Anh cũng không hiểu có thực là mình nghe được, hay chỉ là mê sang.

        Nuốc-ta lại lẩm bẩm cầu nguyện và trở mình, gối đầu lên tay ngủ thiếp đi.

        Sáng dậy, Nuốc-ta kể ngay với ông già về cái tiếng kêu bí mật lúc rạng sáng. Ông già cũng quả quyết là ông có nghe tiếng rú, rất giống tiếng người rú khi quá sợ hãi. Ông lại đưa bàn tay sần sùi vuốt bộ râu thưa, cau mày và đưa tay ôm trán.

        — Lão cứ nghĩ là tại đêm qua ăn nhiều thịt, bị tức bụng, khó ngủ nên chập chờn tưởng là tiếng người kêu. Giờ thì lão lại nghĩ khác. Không phải như vậy, vì anh cũng đã nghe tiếng la đó, — ông lắc đầu, chăm chú nhìn Nuốc-ta và nói, vẻ băn khoăn — Điểm xấu đấy. Sẽ có nhiều tai họa.

        — Bố nói gì vậy? — Nuốc-ta vẻ sửng sốt. — Tiếng kêu ghê rợn lúc rạng sáng. Điều bất hạnh sẽ đến, —  khuôn mặt ông già bỗng trở nên u sầu — Hãy nhớ lấy, cháu ạ, những lời lão nói không sai đâu. Nhất định có điều gì ghê rợn đã xảy ra.

        Sau bữa ăn sáng no nê, đoàn người, ngựa tiếp tục lên đường. Con ngựa của Ga-bứt Bai nhịp nhàng đi đầu. Sau đó là đoàn lạc đã và cừu. Mặt trời mỗi lúc một lên cao chiếu ánh nắng vàng rực xuống đồng cỏ. Thỉnh thoảng một đám mây trắng mỏng lững lờ trôi qua. Nuốc-ta buông lỏng cương ngựa, lấy tiêu ra chơi khúc nhạc buồn, man mác như đất trời thảo nguyên.

        Mấy con chó từ sáng đến giờ vẫn tung tăng chạy lên chạy xuống quanh đoàn người, ngựa bỗng đứng sững lại, hếch mũi hít hít, gầm gừ vẻ khác thường. Sau đó, như theo một mệnh lênh, chúng sủa vang, phóng đến một hõm đất lõm phủ đầy cỏ rậm cao đến ức ngựa.

        Nuốc-ta ghì cương thúc ngựa theo đám chó. «Chó sói rồi! » — Anh thầm đoán và tay phải cầm chiếc gậy dài, nhọn đầu sẵn sàng ứng phó. Nhưng cái mà anh nhìn thấy trong hõm đất làm anh giật thót người, toát mồ hôi. Đàn chó đã dẫn chàng chăn cừu này đến trước một xác người. Nuốc-ta cảm thấy sống lưng ớn lạnh.

        Xác chết năm nghiêng, hai tay bị trói ra sau lưng. Đầu cố dướn lên, miệng bị nhét một nắm cỏ nát. Ở má, một vết chém dài, sâu. Máu đọng đen mặt.

        Nuôc-ta nhận ngay được người chết. Đúng là bộ quần áo ấy, khuôn mật thanh thanh hơi gầy có bộ ria xén, tỉa gọn. Đó chính là người khách lạ mà mới đêm qua Ga-bứt Bai đã mời ngồi ở ghế danh dự dành cho khách quý ngay cạnh mình, tự tay rót sữa ngựa mời khách uống và chăm chú lắng nghe những điều anh ta nói. Sao anh ta lại bị giết? Chết như một con cừu bị cứa cổ... Anh ta có làm điều gì xấu, có hại ai đâu?...

        Con ngựa hí lên sợ hãi. Nuốc-ta kéo cương gọi chó và quay lại với đàn cừu. Giờ thì anh đã rõ cái tiếng kêu kinh rợn lúc đêm qua. Đầu óc anh chăn cừu ngây thơ quay cuồng bao ý nghĩ. Anh đã tận mát thấy nhiều người chết. Đó là những người chết vì bệnh tật và già yếu. Anh cũng đã thấy những người bị đâm chêt trong cơn ẩu đả. Nhưng chết một cách ghê rợn và thê thảm như người khách lạ này, thì anh chưa hề thấy.

        Nuốc-ta nhớ lại tỷ mỉ cảnh tối qua. Mọi việc đều diễn ra một cách bình thản và vui vẻ như phong tục từ trước đến nay. Không có một tiếng cãi nhau, không có một hành vi đe dọa nào cả. Mọi người đều háo hức chăm chú lắng nghe. Câu chuyện, những tin tức đều rất hấp dẫn, nhất là những chuyện về thủ lĩnh mới của thảo nguyên là A-lim-bây Gian-ghin-đi-nốp và Chính quyền xô viết mới... Thế mà sự việc bỗng lại kết thúc như thế này.

        Thực là ghê sợ và khó hiểu... Chàng chăn cừu để ngựa đi thong thả ngước nhìn lên phía trước, nơi đoàn người ngựa của Ga-bứt Bai in bóng trên đường chân trời. Họ vẫn thản nhiên đi, hình như không cần biết có chuyện gì xảy ra. Nuốc-ta không hiểu nổi. Anh biết là chính những người của mình đã giết người khách lạ, một con người cô dộc giữa thảo nguyên. Đêm qua, trên đồng cỏ này không con một người lạ nào khác nữa. Nhưng Nuốc- ta không thể hiểu được những thủ đoạn và ý nghĩ đen tối của đám tay chân Ga-hứt Bai.

        Trên thế giới này, mọi việc không hề giản đơn như ta tưởng. Nuốc-ta đưa tay lau mồ hôi trán, cố nghĩ, nhưng không tài nào hiểu nổi tại sao anh ta lại bị giết một cách man rợ như vậy trong khi ai cũng biết rằng, con người đẹp trai, vui tính đó không hề nói và làm điều gì xấu xa cả. Chả lẽ anh ấy bị giết vì những tin tức tốt lành mà anh ta đã kể ra theo yêu cầu của Ga-bứt Bai chăng? Không, không thể như vậy được...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2020, 01:54:59 pm »


CHƯƠNG BA

1

        Xtê-pan Cô-lô-tu-bin ngồi tụt trong chiếc ghế đệm da dặt sau bàn làm việc, cúi đầu lắng nghe, vẻ đăm chiêu. Không quen ngồi trên loại ghế da mềm có thành cao bó lấy người, nhất là thân hình anh lại hơi đồ sộ nên anh cảm thấy khó chịu, hơn nữa vết thương do mảnh lựu đạn ở chân trái chưa lành hẳn càng làm cho anh bứt rứt. Va-xi-li Đa-nhi-lô-vích, hay như anh vẫn quen gọi thân mật là bác Va-xi-a, ngồi sau chiếc bàn gỗ sồi bừa bộn giấy má. Xtê-pan biết bác Va-xi-a từ năm một ngàn chín trăm linh năm. Lúc ấy bác là người chỉ huy đội nghĩa quân chiến đấu trong các công sự, sau đó lại cùng bác ta ngồi với nhau hai năm ròng trong nhà tù Bu-tư-xcơ. Giờ thì bác Va-xi-a đã là một nhân vật quan trọng của xô-viết Mát-xcơ-va. Trông bề ngoài thì không có gì thay đổi lắm - vẫn bộ mặt gân guốc, cái lưng hơi gù, bộ ria mép hung hung đỏ.

        — Thế nhé, tôi với cậu đã thỏa thuận rồi đấy. Ngày mai sẽ ký quyết định và cậu bắt đầu tiếp quản nhà máy Gu-giông cũ.

        — Không, tôi không đi đâu cả! — Xtê-pan khăng khăng từ chối.

        — Đồng chí Cô-lô-tu-bin, tôi đã nói kỹ với đồng chí hàng tiếng đồng hồ rồi.

        — Không, bác Va-xi-a... à, đồng chí Va-xi-li Đa-nhi- lô-vich ạ, tức là... Không! — Xtê-pan ngắt lời Va-xi-a và chống tay đứng dậy. — Các đồng chí của tôi đang , chiến đấu chống bọn bạch vệ chó má, còn tôi, là chính ủy của họ thi lại trở về ngồi nghỉ mát trong căn phòng tù túng này. Đồng chí hãy chọn một người khác có khả năng hơn đảm nhiệm trọng trách ấy. Tôi quen cầm súng hơn là ngồi làm việc giấy tờ phức tạp.

        — Đây không phải là việc giấy tờ mà là làm việc với những con người, — Va-xi-li Da-nhi-lô-vích đưa tay xoa xoa bộ ria mép, ngắt lời, giọng hơi cáu. — Cần phải hiểu biết một tý, anh bạn trẻ!

        — Chính vì biết điều nên tôi mới nói thẳng hết. Tôi không làm được giám dốc đâu. Công việc của tôi là ở ngoài kia. Chấm hết đấy. — Cô-lô-tu-bin nói nhè nhẹ vẻ đấu dịu, đi đi lại lại rồi dừng chân trước tấm bản đồ nước Nga treo trên tường. Anh không quay đầu lại, nói tiếp :

        — Bác Va-xi-a ạ, đừng thuyết phục tôi nữa. Không được đâu. Tôi thô lỗ cục cằn, bác đã biết cái cá tính cố hữu của tôi.

        — Tôi biết, biết hết... nhưng câu chuyện hôm nay tôi nói nghiêm túc. Việc quan trọng, việc Nhà nước hẳn hoi chứ không phải là chuyện đùa - ông ngừng lại rồi đột nhiên hỏi — Nào, nói đi, cậu muốn làm ông giám đốc xô-viết đầu tiên của nhà máy Gu-giông hay nhà máy Gan-péc-nơ.

        — Thì bác cứ nói đi! — Cô-lô-tu-bin đành cười, hỏi lại — Chúng ta đã thù tiêu chính quyền của chúng.

        — Chúng ta đều chịu trách nhiệm tất cả mọi việc. Nhớ đấy, tất cả mọi việc! Va-xi-Ii lau kính - giờ thì tôi hy vọng rằng cậu đã hiểu ra vấn đề. Đảng Bôn-sê-vích tin ở cậu, tin ở người đảng viên đã được thử thách của Đảng. Công việc quốc gia hệ trọng đấy!

        Cô-lô-tu-bin bẻ ngón tay kêu răng rắc.... Chống chế, khước từ đều vô ích. Anh thở dài bực bội, đi tập tễnh đến bàn. Anh vẫn không thích cái chức vụ mới này.

        — Dầu sao tôi cũng không thể làm giám đốc nhà máy luyện kim Gu-giông được. Anh cố nài lần nữa, giọng cầu khẩn.

        — Không còn là nhà máy luyện kim Gu-giông nữa mà hiện nay là nhà máy liên hợp luyện kim Mát-xcơ-va, tài sản công nghiệp của nước Cộng hòa xô-viết Nga, —  Va-xi-li nói trịnh trọng, mỉm cười trong bộ râu mép rậm. Ông đưa tay thân mật nắm lấy bàn tay to, dày dạn vết chai của Cô-lô-tu-bin. — Tôi nói hết rồi đấy! Ngày mai cậu đến thẳng hội nghị. Này, đừng có đần độn nhảy xuống sông đấy nhé. Đồng ý chứ ?

        Cô-lô-tu-bin lắc đầu, đi ra. — «Mình bị vây không gỡ ra được, — Xtê-pan rầu rĩ nghĩ. — Mình tưởng là sẽ dễ dàng nói chuyện với ông ấy như với người đồng chí cũ, với con người đã từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, thế mà ông ta lại ấn mình vào cái nhà máy chết tiệt ấy ».

        Trong dãy hành lang rộng, dài, nhộn nhịp đủ loại người đi lại. Họ là các chiến sĩ Hồng quân mang súng, công nhân, phụ nữ, sinh viên. Tiếng mấy chữ lách cách trong phòng, một người giọng ồm ồm đang nói như thét vào máy điện thoại, Cô-lô-tu-bin đi thong thả, suy nghĩ. Một lính thủy tầm thước chạy đến sau anh. Anh ta có bộ mặt tròn trĩnh, hiền lành, tóc và hàng ria mép đèu một màu nâu nhạt.

        — Ông anh, đứng lại tý đã. Đồng chí Cô-lô-iu-bin ở đâu ?

        — Anh hỏi tôi à ? — Xtô-pan dừng lại.

        — Ồ, chính là anh à, tôi đang cần gặp đồng chí. Giúp chúng tôi — à không, giúp cho các bác nông dân đỏ một việc! — Anh ta vừa nói vừa rút trong túi áo rộng thùng thình một tờ giấy nhầu nát, — Đây, Họ viết vào đây rồi. Xin cấp cho làng tôi một pút đinh dài. Tôi ở thiết giáp hạm «Xê-va-xtô-pôn». Đơn vị chúng tôi sắp hành quân đến U-cơ-ren.

        — Cái gì? Tôi không hiểu! Anh cần gì ở tôi ? — Xtê- pan quay hẳn người lại, hỏi anh lính thủy.

        — Sao lại không hiểu, ông anh? Chính người ta bảo tôi là chính quyền nhân dân đã cử ông anh làm giám đốc nhà máy thép Gu-giông mà. Mọ nói đích xác như vậy.

        — Không còn nhà máy Gu-giông nào cà. Bây giờ chỉ có nhà máy liên hợp luyện kim Mát-xcơ-va. — Cô- lô-tu-bin chữa lại đúng với giọng Va-xi-li đã nói với anh. —  Còn tôi thì đúng là Cô-lô-tu-bin nhưng chưa phải là giám đốc giám điếc gì cà. Mai mới có quyết định chính thức.

        — Trời ơi, chúng tôi có xin nhiều đâu. Một pút thôi mà — Anh lính thủy vẫn không chịu thua.

        — Tôi nói với anh một lần nữa. Tôi không phải là giám đốc gì cả và có thể không bao giờ là giám đốc đâu...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 10:09:00 pm »


        — Ông anh ơi, hãy tiếp quản lấy nhà máy. Tàu chúng tôi có anh chàng Van-ca Đô-lô-min nguyên là thợ đốt lò, tính tình cởi mở. Đồng chí biết thế nào không? Hội đồng binh sĩ bầu luôn cậu ta làm chỉ huy tàu. Chúng tôi lôi cổ bọn sĩ quan chó má lên boong tàu, còn những ai tình nguyện ủng hộ hiện đều là những người giúp việc đắc lực của Van-ca đấy. Đừng ngạc nhiên! Chính quyền của chúng ta mà lại. Nếu đồng chí cần giúp đỡ ấy à, chà cần phái lâu la gì, kéo cho hồi còi là được. Chỉ nháy mắt là tất cả bọn quan bàn giấy cũ sẽ được vào lò ngay và, thế là xong.

        — Ồ, cái cậu này, liến láu thật. Nhà máy chứ có phải như cái tàu đi tuần của cậu đâu. Không có các kỹ sư thì sẽ không làm ăn gì được, nhưng cần nhất là những bàn tay thành chai của công nhân chúng ta.

        — Tôi thì sao? Tôi có phản đối đâu! Hoàn toàn đồng ý. Tôi cũng nghĩ như vậy, — anh lính thủy giơ tay như phân trần, cặp mắt xanh ánh lên vui vẻ, rồi lại cầm lấy Cô-lô-lu-bin, đột ngột nói thêm, vẻ cầu khẩn. — Nói gì thì nói, đừng quèn cái khoản đinh cho chúng tôi đấy, ông anh ạ. Ngày mai tôi sẽ bỏ neo ngay ở cổng nhà máy chờ anh, chúng tôi chỉ cần có một pút thôi mà...!

        — Anh bạn ạ, tôi chả hứa gì được đâu...

        Xtô-pan Cô-lô-tu-bin đi ra phố. Mưa rã rích, mây trùm trên thành phố, trông xám xịt và bàn như khoác chiếc áo dạ của lính bộ binh. Không còn cái không khi mát mẻ của mùa hè nữa. Một chiếc xe tải đỗ ngay cổng ra vào, trong thùng xe trông nhu chiếc hộp gỗ dài, có đến mười lăm người lính kỵ binh Lét-tô-ni mang súng đang ngồi. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng địa phương.

        «Này Cô-lô-tu-bin ơi, anh sắp thành nhà buôn rồi đấy, Xtê-pan nghĩ và cười thầm — nào dinh, nào sắt móng ngựa, nào.... Anh lần túi thuốc, nhồi một ít vào tẩu rồi đánh diêm hút. Thuốc lá tự sao lấy, khói khét lẹt chẹn lấy cổ họng, nóng khè. Xtê-pan đưa mắt nhìn mấy người hồng quân ngồi trên xe, nhìn những người đi đường vẻ vội vã nhưng tâm trí thì quay cuồng với cái việc Va-xi-li Đa-nhi-lô-vích chỉ định anh làm giám đốc nhà máy luyện kim Gu-giông phức tạp kia.

        Điều gì khác thì không biết, chứ khu nhà gạch đồ sộ ám khói xông mùi gỉ sắt khét lẹt nổi lên trên chỗ tiếp giáp giữa ngã ba Pơ-rô-lôm và Pô-gô-xcơ, bên cạnh nhánh sông bẩn thỉu nhưng lại có cái tên đẹp là Rô-giốc vàng, thì lại rất gần với trái tim Xtê-pan. Nó găn gũi như vết thương ở trên ngực, như một phần cơ thể của anh, như quê hương anh.

        Tuổi thơ ấu đói rách và tuổi thanh niên tủi cực của anh đã trôi qua ở đấy.

        Xtê-pan Cô-lô-tu-bin là người cùng tuổi với nhà máy, điều mà anh rất tự hào. Anh ra đời đúng vào năm mà Công ty cổ phần nhà máy luyện kim Mát-xcơ-va do I-u-li Gu-giông, một người giảo hoạt đứng đại diện, vừa hoàn thành việc xây dựng các phân xưởng chính và mấy ống khói đỏ chói màu gạch trông tựa như những cây nến khổng lồ nhả khói lên bầu trời Mát-xcơ-va.

        Nhân sụ kiện quan trọng đó, I-u-li Gu-giông, con trai nối nghiệp của nhà tư bản công nghiệp Pháp bắt rễ lâu đời ở thủ đô cổ kính của nước Nga này, đã mở yến tiệc ăn mừng. Thôi thì đủ các vị tai mắt của thủ đô, các đại diện công ty cổ phần, chủ nhà băng, các công ty thương mại và các nhà buôn lớn. Những chai săm-pa Pháp hảo hạng nhãn hiệu «Cơ-li-cơ» thi nhau nổ, nút bắn tận trần nhà. Nhạc nổi lên nhẹ nhàng du dương, đám bồi bàn mặc quần áo đen ngày lễ uyển chuyển len lỏi trong đám khách quanh bàn tiệc. Đô trưởng cảnh sát, cầm cốc vốt-ca pha rum đến trước người chủ tiệc — ngài Gu-giông —  nâng cốc cảm ơn và chúc mừng nhà kinh doanh. Ngài chủ tiệc tuy thâm tâm chả ưa gì nhà đương cục béo phị có bộ râu cá trê này, nhưng cũng mỉm cười cạn cốc và lấy chiếc khăn ăn tẩm bột hồ cứng đưa lên chấm miệng. Sau các món, người ta bưng lên một chiếc bánh ga-tô rất to theo mô hình nhà máy với những ống khói cao bằng kem sô-cô-la đỏ.

        — Chúc sức khỏe I-u-li-a Pê-tô-rô-vích Gu-giông! U-ra!

        Giọng rượu bắt đầu vang lên.

        Cũng ngay buổi tối đầu xuân u ám đó, trong căn nhà gỗ lụp sụp cạnh con đường lầy lội, bẩn thỉu tối om của khu làng cũ Nô-vô An-đơ-rê-nhép-ca — các đồng chí của Ê-kim Cô-lô-tu-bin, người thợ nguội nhiều tuổi nhất, chủ nhân một gia đình đông con, đang họp mặt mừng thêm một nhân khẩu nữa ra đời. Khách khứa ngồi trên chiếc ghế dài dọc theo bàn gỗ tạp, uống rượu vốt-ca, nhấm cá mòi hun khói, khoai tây rán, dưa chuột muối, chúc mừng ông bạn đông con và bà vợ mệt yếu vì vừa sinh đứa con trai thứ sáu.

        — Thế tên nó là gì ? Phải có cái tên cho xứng với dòng máu bố nó chứ.

        Chủ nhà, đưa bàn tay sần sùi cằm lấy cái chai còn một phần tư thứ chất lỏng cay sè, rót đều ra các cốc, cúi đầu, hơi cau mày nói :

        — Mời các bạn uống cạn chén cho kẻ nô lệ mới của Thượng đế mà tên nó được gọi là Xtê-pan! Tôi đã cầu Chúa nhận nó là con của Chúa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2021, 03:33:33 pm »


        Họ cùng nhau uống cạn, nhấm nháp đồ nhắm và hồi tưởng lại biết bao nhiêu con người vinh quang ở nước Nga này mang ten là Xtê-pan. Bắt dầu từ Xtê-pan Ra- din và gần đây là Xtê-pan Khan-tu-rin, lãnh tụ công nhân vừa bị treo cổ cách đây hai năm... Nhớ lại những lời khuyên nhủ của những con người đó, suy nghĩ nghiền ngẫm về họ cảm thấy như quên đi những cảnh khổ cực, những niềm u uất của mình, họ khe khẽ hòa giọng cùng hát bài hát quen thuộc về cuộc đời lao khổ của họ, về ý chí kiên quyết của những người con quang vinh của nước Nga.

        ... Lưỡi gươm Cô-dắc vung lên đầu rơi... ơi... ơi...

        Xtê-pan hay như người ta vẫn gọi anh hồi bé là Xen-cai lớn lên cùng với nhà máy. Ngay từ tuổi ấu thơ của mình, anh đã đi lại dọc ngang trong các phân xưởng, biết rõ từng đường ngang lối tắt. Lên mười bốn tuổi, bố anh đã đưa anh vào xưởng làm dây thép, nơi cuộc đời «cạo gỉ sắt» của anh bắt đầu.

        Và từ đấy, trái tim Xtê-pan luôn đập cùng một nhịp với mạch sống ồn ào, gấp gáp của các phân xưởng và nhịp thở ngột ngạt của những ống khói cao ngất.

        Lúc đó có bao giờ anh dám nghĩ rằng minh sẽ trở thành một nhân vật quan trọng của nhà máy. Ngay cả cái chức quản đốc hay đánh người hoặc là chức kỹ sư đầy hách dịch? Không, không bao giờ anh nghĩ tới và ngờ tới. The mà giờ đây, bỗng nhiên, anh chàng công nhân Xtê- pan Cô-lô-tu-bin lại được chỉ định làm giám đốc...

        Tuy vậy, nói đúng ra, việc đề bạt này không phải là hoàn toàn bất ngờ. Mấy năm trước đây người ta đã xì xào bàn tán về việc nảy, và hôm nay Xtê-pan Cô-lô- tu-bin hồi tưởng lại một buồi chiều mùa đông giá lạnh năm một ngàn chín trăm linh năm.

        Ròng rã hơn mười ngày trời, cả khu đất bao la quanh nhà máy luyện kim Gu-giông và cúc đề pô của công ty đường sắt Mát-xcơ-va — Cuốc-xcơ nằm trong tay nhũng người khởi nghĩa. Trong những ngày đó, xô-viết đại biểu công nhâu khu — mà hạt nhân là công nhân nhà máy Gu-giông, là cơ quan chính quyền duy nhất ở đây. Nhà máy đã thành lập các đội chiến đấu do bác Va-si-a chỉ huy. Công nhân các phân xưởng tự trang bị vũ khí lạnh (dao, gươm - N.D.) và tước gươm, kiếm, súng lục của các sĩ quan ở thành phố và ở Man-du-ri-a về.

        Trên các dường phố đều dựng vật chướng ngại. Các đội chiến đấu sẵn sàng đẩy lùi mọi cuộc phản công của binh lính và cảnh sát. Nhưng kẻ thù không xuất hiện. Bỗng họ được báo các trận đánh chủ yếu với bọn bão vệ Sa hoàng đang diễn ra ở Pơ-re-xơ-nơ. Xô viết khu phố quyết định gửi các đội tình nguyện đến chi viện các đồng chí của mình ở Pơ-re-xơ-nơ, vì đó là nơi quyết định số phận của toàn cuộc khởi nghĩa. Nhưng hành quân đến khu Pơ-re-xơ-nơ là điều không thể được vì phái đi qua trung tâm thành phô, nơi đầy rẫy các đơn vị quân chính quy đang trấn giữ. Lúc bấy giờ Xtê-pan Cô-lô-tu-bin đề nghị một kế hoạch táo bạo như sau :

        — Các đồng chí ạ, hãy chia ra nhiều tổ chín, mười, người một. Giấu vũ khí cho kín dáo, và, như những dòng suối nhỏ, chúng ta sẽ luồn lách qua các phố con, ngõ hẻm tiến thẳng đến lập họp ở Pơ-re-xơ-nơ.

        Các đội viên tỉnh nguyện đã làm như vậy. Họ chia tổ mười người, lần lượt vượt qua phố Ne-me-xki tiến ra cổng Pô-cơ-rốp-xki. Đến đây họ vấp phải kỵ binh, những người tình nguyện tiến công và đuổi bọn ky binh bỏ chạy. Thắng lợi đã cổ vũ đội công nhân tình nguyện phấn khởi hẳn lên.

        — Anh em, tiến lên! Nào!

        Họ tiến một mạch đến quảng trường Nhà hát lớn không gặp sự kháng cự nào đáng kể; nhưng chính ở đây họ vấp phải hàng rào binh lính và cảnh binh thành phố. Bọn này không ngờ rằng ở giữa thành phố lại xuất hiện các đội công nhân vũ trang nên đâm hoang mang. Sau một hồi bắn nhau, thế chủ động thuộc về các công nhân vũ trang. Đúng vào lúc cuộc bắn nhau đang găng, từ các đường phố khác, nhiều tổ công nhân cùng đến phối hợp. Vừa đánh, họ vừa vượt qua quảng trường nhà hát rồi tiến vào phố Tve-ra-xki đẩy đám binh lính và cảnh sát vào khu vòng cung Xa-đô-vưi. Ở đây họ chiếm quảng trường Tri-um-phan-nưi, lập vật chướng ngại để chống lại quân đội đang từ Cu-đrin-xki tiến lại. Theo mệnh lệnh của bác Va-xi-a, công nhân vũ trang lập một công sự cố thủ lớn. Các cột diện thoại bị đánh đổ, xe trượt băng, hòm tủ bàn ghế đều được huy động để đắp chiến lũy.

        Trời rét buốt, dè thường đến hai mươi độ âm, nhưng các chiến sĩ phải khênh vác mọi thứ để củng cố công sự đến nỗi người phát nóng lên. Khi hoàn thành việc củng cố công sự phòng ngự và chiếm lĩnh xong các vị trí chiếu đấu, họ mới bắt đầu cảm thấy cái rét buốt của đêm đông bao quanh. Thiếu thốn quần áo, họ phải đốt lửa để sưởi nhưng vẫn không xua tan được giá rét. Bác Va-xi-a đành phải quyết định cử mười người đến gặp các chủ hiệu gần đấy mượn áo bành tô mùa đông cho toàn dội.

        — Cậu Cô-lô-tu-bin sẽ thi hành quyết định này —  ông phân công và hai tay vừa xoa xoa đôi tai rét cóng vừa nói tiếp — Xtê-pan, chọn lấy mười cậu và hành động đi. Nhưng nhớ là thương lượng đúng luật pháp đấy!

        Cô-lò-tu-bin gọi anh thợ nguội Cô-chi-a E-rô-phi-úp và năm đội viên khác đi về hiệu bán quần áo ấm ở phố Tve-ra-xki. Chiếc tủ kính đã bị đập vỡ chỉ còn sót lại hàng chữ sơn xanh : «.... hiệu bán... uần áo ấm... Gal-péc-na...» «...ốt nhất của... ãng buôn... Al-pec-na...» Lão chủ mặt tái xanh sợ hãi khi thấy các công nhân vũ trang bước vào, la lên kinh hoàng :

        — Ôi, cảnh sát ! Cướp, cướp... !

        — Đừng hét lên như vậy, quanh đây không còn một tên lính, một tên cành sát nào đâu, ông chủ ạ. — Cô-lô- tu-bin bình tĩnh nói, — chúng tôi không phải là kẻ cướp đâu! Đây là đội công nhân cách mạng đấy, rõ chưa!

        — Thế, thế các ông cần gì, thưa.... thưa các ông công nhân ?

        — Đơn vị cần áo ấm — Cô-lô-tu-bin giải thích và vừa đi về tủ áo, vừa chỉ vào những chiếc bành tô, áo khoác ngắn, mũ lông, găng tay treo trên mắc và xếp trong các giá hàng và nói. — Đây, cái này, cái này.... mấy cái này nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2021, 09:19:30 pm »


        Gô-chi-a E-rô-phi-ép nhanh hơn cả, vớ lấy mọi thứ mà anh cho là vừa mắt và vội vảng nhét cả vào một chiếc bao vải. Khi trở về công sự cố thủ, anh rút các thứ ra, quăng ngay trên tuyết.

        — Đây, mặc vào các cậu!

        Trong chốc lát, áo bành tô, áo choàng ngắn, mũ lông, găng tay đều được mọi người nhặt lấy, chi còn sót lại mấy cái áo choàng phụ nữ bằng lông thú.

        — Thế những cái này không ai dùng à ? — Cô-chi-a hỏi.

        — Cánh ta ở đây không có cô gái nào cả, — một người nào đó lên tiếng.

        — Sao lại có chuyện con gái ở đây? Cô-chi-a có vẻ sắp nổi cáu. — Biết bao nhiêu khó khăn, vất vả mới mang được về đấy, thế mà lại quẳng đi. Vẽ chuyện —  con gái với lại con trai. Dùng được tất. Anh cúi nhặt một chiếc mũ bên chiếc khăn choàng lông trắng, đội vào đầu và nói. — Tuyệt, mình dùng tạm cái mũ của mụ tư sản vậy! Hợp mốt đấy chứ các cậu ?

        — Mũ với miện! — Một đội viên có ria mép đứng cạnh nói — Đúng là một mụ già. — Anh ta cúi xuống cười sặc sụa vừa lấy một yếm vú bằng lông rất mịn, khoác vào ngực E-rô-phi-ép.

        — Vừa chưa, các cậu xem nảy!

        Mặt Cô-chi-a đỏ tía lên, anh giật chiếc yếm trên ngực xuống và vất vào đống lửa. Người ta kịp ngăn không cho anh vất những thứ khác còn lại. Trong công sự vang mãi tiếng cười vui vẻ.

        Suốt đêm toàn đội không hề chợp mát. Họ chờ đợi sự phản công. Xa xa bọn lính vẫn thỉnh thoảng nổ một vài tràng liên thanh về phía công sự. Họ lần lượt thay nhau gác và hết phiên lại ngồi sưởi bên đống lửa.

        Chính lúc đó, giữa bác Va-xi-a và chàng Cô-lô-tu-bin mới hai mươi tuổi có cuộc nói chuyện mà mãi mãi anh không quên được.

        — Từ lâu tôi đã chú ý đến cậu, Xtê-pan ạ, — bác Va-xi-a vừa húp bát xúp rau hâm nóng vừa nói, — cậu có đủ năng lực để làm tất cả. Anh em công nhân kính trọng tính cương trực và tài tháo vát thông minh của cậu.

        — Cuộc sống đã dạy cháu — Xtê-pan cười, vè ngượng ngập, kéo khúc gỗ ngồi gần lại đống lửa... Nhưng, đúng hơn là cuộc sống đã tôi luyện cháu.

        Bác Va-xi-a đặt bát xúp xuống cạnh mình, chăm chú nhìn Cô-lô-tu-bin một lúc rồi chậm rãi nói :

        — Nhất định chúng ta sẽ thắng, sẽ thành lập chính quyền của mình — chính quyền công nhân. Sẽ lịch thu các nhà máy, nó sẽ là của chúng ta.

        — Việc ấy thì rõ rồi, tất cả sẽ là của chúng ta, — Xtê- pan đồng tình, — sẽ là của nhân dân.

        — Ta sẽ đề cử người của chúng ta làm giám đốc các nhà máy. Thí dụ như nhà máy Gu-giông này thi tôi, tôi sẽ đích thân chỉ định cậu, đồng chí Cô-lô-tu-bin, làm giám đốc.

        Xtê-pan phát hoảng lên vì sự bất ngờ. Mặt, tai anh nóng bừng. Anh trố mắt nhìn người chỉ huy, còn ông ta thì điềm tĩnh rít từng hơi thuốc khét lẹt.

        — Tôi à ? Cử tôi làm giám đốc nhà máy? Cô-lô-tu- bin hỏi, đứng dậy rồi lại ngồi thụp ngay xuống. — Bác, đồng chí... nói đùa đấy chức, bác Va-xi-a.

        — Không, Xtê-pan ạ, mình nói chuyện nghiêm lúc đấy.

        — Tức là, tức là tôi sẽ làm giám đốc?

        — Chính anh, anh sẽ là giám đốc.

        — Tại sao? Tại sao lại phải chính tôi. Tôi có gì hơn các người khác đâu, tôi có gì.... — Cô-lô-tu-hin bỗng im bặt, luống cuống vớ một mảnh ván vất vào đống lửa —  Trong đội ta bao nhiêu đồng chí tốt. Còn, còn tôi lad thá gì, tôi cũng như mọi người....

        Ông già chỉ huy ngồi xích lại bên anh, khẽ đặt tay lên vai Xtê-pan và ôn tồn, giải thích :

        — Anh biết cách lôi cuốn mọi người theo mình. Và cái chính, như người ta nói, biết vạch ra những ý đồ rộng lớn, biết làm tham mưu cho họ. Thời đại chúng ta, không có người làm tham mưu thì không thể được. Bộ tham mưu — đó là sức mạnh, là chỗ dựa của chúng ta!

        Xtê-pan rùng mình. Không, anh không thể ngờ được là anh, một công nhân bình thường, lại biết cách, lại có thể liên quan đến một cái Bộ tham mưu nào đó của cách mạng.

        — Khoan đã, bác Va-xi-a! Bộ tham mưu đó là ai vậy ? Sao bác lại định đưa tôi lên cái ghế chỉ huy của bọn tư sản ?

        — Cậu nghĩ gì mà xuẩn vậy ? Cậu ngốc nghếch quá ? —  Người chỉ huy nhìn anh chằm chằm vì ông không hiểu nổi sao anh chàng này lại nổi càu.

        — Sao nữa ? Chính cái điều bác vừa nói. Cái bọn tham mưu, tham miếc tư sản ấy quanh ta ối ra đấy. Tôi đã biết thằng Gu-giông, tôi đã làm công cho nó hơn năm năm nay, tôi đã biết rõ thằng Gốp-pe, tôi đã đến cái nhà máy của nó ở bên kia sông Mát-xcơ-va. Tôi đã nghe tiếng thắng Bơ-rôm-lơ.... Đấy, cái bộ tham mưu đó là những ai. Bọn chúng là một công ty hút máu...

        — A, à ra vậy, giờ tôi mới hiểu cậu định nói gì rồi! Bác Va-xi-a thốt lên vói giọng bực dọc, giận dỗi và bỗng ông cười vang — Ngốc ơi là ngốc!

        — Rõ ràng là thế, bác đừng vờ vĩnh nữa! — Xtê-pan can mày nói, — Bác Va-xi-a, tôi yêu cầu bác đừng có giỡn tôi như vậy. Tôi không bao giờ thèm cái chức tham mưu ấy. Tôi là vẫn là thằng tôi. Tôi là thằng vô sản chứ không phải là tên tư bản.

        Còn ông già chỉ huy thì vẫn cứ rũ ra cười, nếu như không có một tràng đạn vang lên...

        Mãi một tháng sau, khi cả hai cùng bị tống vào xà lim của nhà tù Bu-tu-xcơ, bác Va-xi-a mới có dịp giải thích cặn kẽ cho anh chàng phổi bò kia biết thế nào là bộ tham mưu. Khi áy thì Xtê-pan lại lăn ra mà tự cười cái khờ khạo, non nớt về chính trị của mình. Đuợc Va-xi-a giúp đỡ và khuyến khích, Xtê-pan bắt đầu chịu khó đọc sách báo, anh đọc rất say sưa ở trong tù và sau đó, cả khi bị đi đày ở Xi-bê-ri nữa. Chính ở đấy, ở khu khổ sai Pô-lia- nưi, Xtê-pan được kết nạp vào đảng Bôn-sê-vích.

        Cô-lô-tu-bin ngồi hút thuốc và nhớ lại tất cả những chuyện cũ. Giờ thì Xtê-pan đã ba mươi ba tuổi chứ không còn là anh chàng Xtê-pan hai mươi tuổi của cái thời chiến đấu trong công sự phòng ngự của những ngày khởi nghĩa năm một nghìn chín trăm linh năm nữa. Anh đa đi, thấy và từng trải nhiều, học hỏi được nhiều điều trong cuộc đời. Và, rõ ràng giờ đây, người chỉ huy đội công nhân vũ trang dạo ấy quyết không để lời nói của mình mười mấy năm trước bay theo gió.
Logged

Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM