Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:06:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc hành quân táo bạo  (Đọc 9913 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 20 Tháng Chín, 2020, 08:14:40 am »

    
        - Tên sách : Cuộc hành quân táo bạo

        - Tác giả : Ghê-oóc-ghi Xvi-ri-đốp
                        Người dịch : Đức Thuần

        - Nhà xuất bản Lao động

        - Năm xuất bản : 1975

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2020, 10:27:54 pm »


LỜI GIỚI THIỆU

        Từ lâu, GHÊ-OÓC-GHI I-VA-NÔ-VICH XVI-RI-ĐÔP đã xác định đề tài của mình trong văn học. Từ khi còn là sinh viên Viện văn học GO-RƠ-KI năm 1959, ông đã viết trường ca thơ «HỌ GỒM MƯỜI MỘT NGƯỜI » và truyện « VŨ ĐÀI SAU HÀNG RÀO DÂY THÉP GAI », đã được bạn đọc cũng như giới phê bình chú ý.

        Bước vào văn học như một nhà thơ, ngày nay, G. Xvi-ri- đốp đã trở nên nhà văn. Bằng hai tác phẩm trên, tên tuổi ông đã dược bạn đọc chú ý. Họ xác định được đề tài chính của ông là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng trong cuộc sống. Đối với ông, tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá thực chất của con người là tinh thần sẵn sàng thực hiện những chiến công.

        Trong những năm chiến tranh, Xvi-ri-đốp đã cùng với mẹ và các bạn cùng lứa tuổi làm việc trong nhà máy thay cha, anh và những người lớn tuổi đi ra chiến trường. Mặc dầu U-dơ-bê-ki-xtan xa mặt trận, nhưng ở đây vẫn hòa với nhịp sống chiến tranh. Trước chiến tranh ít lâu, chú bé Xvi-ri-đôp đã từ Ma-ri-u-pôn về đây sống cùng với mẹ và anh trai sau khi bố chết (năm 1942, cậu bé mười lăm tuổi đó đã phải làm việc bên bàn thợ nguội). Đối với cậu, đó là những ngày khó khăn nhưng cậu hiểu rằng điều đó rất cần thiết, vì chính bằng lao động của mình, cậu đã tham gia vào cuộc chiến đấu vĩ đại của những người xô-viết chống bọn xâm lược phát-xít.

        Có một lần nào đó, một thiếu úy thương binh đã khuyên các cậu bé phải tập thể thao vì rằng, không có thể dục thể thao thì không thể thành người công nhân thực sự, không thể trở thánh người chiến sĩ chân chính được. Và trước khi từ giã những cậu bạn công nhân nhỏ tuổi của mình, anh đã lộng họ cuốn sách « Hướng dẫn thể dục bắt buộc đối với sĩ quan » trong đó có những bài tập quyền Anh. Thế là các cậu con trai đã quyết định thành lập tổ quyền Anh.

        Từ đầu môn quyền Anh đã đi vào cuộc đời của nhà văn tương lai. Anh không những học tập mà còn coi đây là một nhu cầu, một sự ham thích không thiếu được trong cuộc sống của anh. Và ngay cả khi đã rời bỏ võ đài, ông vẫn không rời bỏ môn quyền Anh. Với cương vị là một người hoạt động xã hội đã nhiều năm ông giữ chức vụ chủ tịch Hội quyền Anh Liên-xô. Và đến bây giờ, tuy đã trở thành nhà văn chuyên nghiệp, ông vẫn có mối liên hệ rất mật thiết với các kiện tướng quang vinh của võ đài như La-gu-tin, Pô-pen-tren-cô, Ba-ran-ni-cốp và nhiều võ sĩ trẻ tuổi khác.

        Thể thao đã mở ra trước Xvi-ri-đốp nhiều cái mới. Nó đã tạo cho anh lòng dũng cảm, sức mạnh sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo và cái chính là đã tạo cho anh lòng yêu nước. Thể thao đã thắt chặt tình hữu nghị giữa những con người với nhau và đã biểu hiện sự đoàn kết cũng như sức mạnh của họ.

        Nhà văn tương tui đã hiểu rõ vai trò tích cực của thể thao đối với cuộc sống sau khi anh biết rõ câu chuyện của nhà võ sĩ chuyên nghiệp Mỹ Giắc-xơn đã từ bỏ nước Mỹ sang kiếm ăn ở nước Nga từ trước cuộc cách mạng Tháng 10. Giắc-xơn đã tham gia cuộc nội chiến và sau khi cách mạng thắng lợi. anh đã ở lại nước Nga xô-viết và coi như Tổ quốc thứ hai của mình.

        Xvi-ri-đốp gặp gỡ và quen biết Giắc-xơn ở Ta-sơ-kcn trong một cuộc thi đấu quyền Anh. Nhưng lúc bấy giờ họ không phải là đối thủ của nhau mà học trò của họ đã gặp nhau trên vũ đài. Sau cuộc gặp gỡ đó, hai người thân nhan và mười năm sau, một người đã trở thành tác già và một người là nhân vật chính của cuốn sách « Giắc-xơn đã ở lại nước Nga » (1963).

        Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm, Xvi-ri-đốp luôn thể hiện đề tài vì tình đoàn kết vô sản của người lao động, đề tài về tinh thần yêu nước xô-viết và tình hữu nghị giữa cáo dân tộc trong đất nước xô-viết và đề tài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Không phải là những cuốn tiểu thuyết hoặc sách giáo khoa đã gợi lên trong tâm hồn nhà văn trẻ những ham thích đề tài đó mà chinh là bản thân cuộc sống lao động háo hứe của thời trẻ và những cuộc gặp gỡ thú vị với những con người như Bô-rô-den-cô và Giắc-Xơn đã đưa ông đến với đề tài này trong văn học. Trong các sách của ông, ta vẫn thấy dáng dấp của người thanh niên công nhân Nga, những con người lao động bình thường đã thấm nhuần tinh thần quốc tế vô sản.

        Biểu hiện rõ rệt của đề tài này là cuốn tiểu thuyết « Những người bị kết án bất tử » mà ông đã viết năm 1965. Bằng văn học, lần đầu tiên người ta đã hiểu rõ cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ da đen và da trắng đòi quyền sống và do đó đã nêu rõ lịch sử ngày 1 tháng Năm — ngày đoàn kết quốc tế của những người lao dộng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2020, 10:28:20 pm »


        Trong các cuốn sách của mình, nhà văn đã nhiều lần nhấn mạnh đến thể thao, coi đó không phải lá thú vui, sự giải trí mà đó là sự nghiệp quan trọng và lớn lao của cuộc sống. Chính nhờ có thể thao mà con người dễ dàng tiến tới lập chiến công vì chính trong quá trình rèn luyện và thi đấu, trong con người sẽ hình thành những đức tính, những phẩm chất tinh thần và thể lực để lập những thành tích anh hùng trong cuộc sống.

        Chính nhờ có thể thao nên người lính bình thường Coóc- gia-vin đã đạt được chiến công, đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm công dân của mình. Anh là nhân vật chính của cuốn tiểu thnyết « Thắng lợi đã giành được không phải dễ dàng » do Xvi-ri-dốp viết năm 1960 và đã được giải thưởng của Bộ quốc phòng Liên-xô, năm 1970. Cuốn truyện kể về chiến công của võ sĩ Coóc-gia-vin và anh chiến sĩ Ép-ghè-ni Da-rúc trong khi cứu người bị bọn cướp đường hành hung đã bị hy sinh. Coóc-gia-vin đã thề trước bạn là sẽ làm tất cả để trả thù cho bạn và vạch mặt bọn giết người, lưu manh, côn đồ trước ánh sáng của công lý. Một lần Coóc-gia-vin được về Mát-xcơ-va để dự chung kết thi đấu quyền Anh. Và ở đây, người võ sĩ chưa nổi tiếng lắm đó đã lập hai chiến công. Anh đã thắng võ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ là Ô-le Cô-trơ-rếp, và đuợc vào chung kết. Nhưng anh đã không được dự cuộc đấu chung kết. Trộn chung kết của anh lại là trận đấu quyết tử đối với tên giết người mà anh đã phát hiện ra trên đường tới vũ đài — đó chính là tên lưu manh đã giết cô Giê-ni và bạn anh.

        Năm 1967, Xvi-ri-dốp viết cuốn «Hiệp cuối cùng » ca ngợi chiến công của võ sĩ quyền Anh — trung úy Va-lê-ri Rô-cơ-tốp trong đội tuyển quyền Anh Liên-xô đã dũng cảm thi đấu giành cho đội tuyển Liên-xô huy chương vàng thứ bảy trong giải vô địch châu Âu. Trong trận đấu quyết liệt đó anh chỉ đánh có một tay, vì một ngón tay của tay trái đã bị thương trong khi thi đấu các trận trước.

        Để chứng minh mối liên quan giữa chiến công trên vũ đài và trong chiến đấu với quân thù, Xvi-ri-đôap đã đưa vào cuốn sách trên đây một chương tư liệu với đầu đề « Cuộc sống luôn luôn có chiến công ». Bằng những mẩu chuyện sinh động, anh đã kể về chiến công và tinh thần chiến đấu trên chiến trường của các võ sĩ xô-viết nổi tiếng như: Ni-cô-lai Cô-rô-lep, Bô-rít Ga-lu-sơ-kin. Vla-di-mia Cac-pốp và An-dơ-rây Boóc-den-cô.

        Trong các tác phẩm của mình, Xvi-ri-đốp luôn luôn tỏ ra rất tôn trọng các sự kiện, các tư liệu và suy nghĩ nghiêm túc để phát triển thêm những điều sáng tạo của mình. Nói lên điều đó không có nghĩa là tác giả chỉ dựa vào các tư liệu, sự kiện sẵn có, dựa vào những con người có thực trong cuộc sống để viết nên tác phẩm mà không có sự sáng tạo nào. Trái lại, các sự kiện, các tư liệu chỉ là những cơ sở để tạo cho trí sáng lạo, suy tưởng của nhà văn thêm phong phú và trên cơ sở đó, xây dựng nên những tác phẩm văn học chân chinh, giàu hình ảnh. Trường hợp đó được thể hiện rõ trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông là « Cuộc hành quân táo bạo ». Những sự kiện và nhân vật chính trong cuốn sách đầy hấp dẫn này đã được nhà văn sáng tác từ lịch sử cuộc nội chiến ở Trung Á. Trong cuốn sách nêu lên nhiều sự kiện mà đến nay nhiều người còn ít biết. Thi hành chỉ thị của V.I. Lê-nin, một đơn vị đặc biệt của Hồng quân xô viết đã vượt qua bao sa mạc và thảo nguyên, qua núi cao biển cả để tiếp tế vũ khí, đạn dược, tiền bạc, quân trang cho nước cộng hòa xô viết trẻ tuổi Tuốc-ki-xtan đang bị bọn bạch vệ và bọn can thiệp Anh bao vây chặt. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của đơn vị Hồng quân dũng cảm đó mà các đơn vị quân đội ở đây đã chuyển sang tấn công đánh tan bọn bạch vệ và can thiệp, phá tan cuộc phong tỏa.

        Người ta cũng phải ngạc nhiên trước khả năng tưởng tượng phong phù của tác giả, trên cơ sở những sự kiện lịch sử, đã miêu tà một cách sinh động và hấp dẫn những biến cố trong những năm tháng lúc bấy giờ. Với sự sáng tạo phong phủ và trung thực dựa vào chuyện kể, vào hồi ức và tư liệu lịch sử, nhà văn đã thành công lớn trong việc miêu tả cuộc sống sôi sục lúc bấy giờ. Điều đó có lẽ cũng do cuộc sống thời trai trẻ của nhà văn đã trải qua ở vùng Trung Á đầy kỳ lạ. Trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại, nhà văn đã làm việc ở đấy với tư cách phóng viên mặt trận của quân khu Tuốc-ki-xlan.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2020, 10:28:58 pm »


        Những sự kiện, những nhân vật được nhà văn lựa chọn và miêu tả trong tác phẩm đã nói lên những suy nghĩ và hiểu biết phong phủ của ông về cuộc sống và con người ở đây Những hình ảnh của ông khắc họa sinh động cũng chính là do trước đây Xvi-ri-đốp là công nhân và hiện nay ông vẫn còn nhiều liên hệ với các thế hệ công nhân của nhiên nhà máy thủ đô và với công nhân nhà máy thân yêu, nơi ông đã từng làm việc trong nhiều năm. Đó là nhà máy « Ta-sơ-ka-ben », nơi mà như ông thường nói là « trường đại học » của cuộc đời ( Xvi-ri-đốp đã làm việc ở đây sau năm 1950, khi ông không được vào học trường đại học Ta-sơ-ken). Các nhân vật của nhà văn này phần lớn là công nhân hoặc xuất thân từ công nhân

        Các tác phẩm của ông đều toát lên tinh thần đoàn kết vô sản và quan điểm nghệ thuật của ông rất trong sáng, rõ ràng. Cuốn tiểu thuyết được giải thưởng khuyến khích của Hội đồng trung ương công đoàn Liên-xô và Hội nhà văn Liên-xô « Cuộc hành quân táo bạo » đã chừng minh điều đó.

        Nhân vật Xtê-pan Cô-lô-tu-bin, người đại diện cho thế hệ công nhân Mát-xcơ-va là hình ảnh đạt nhất và làm nổi bật tài năng sáng tạo của nhà văn. Do hiểu rõ nhân vật của mình nên nhà văn đã miêu tỏ rất có ý thức, tỉ mỉ và trân trọng nhân vật chính ủy của đoàn quân đặc biệt này. Ông đã cố gắng miêu tà cái chất công nhân kiên nghị, sáng suốt và độ lượng trong con người này. Mỗi lời nói, mỗi hành động, cử chỉ và quyết định của anh với các chiến sĩ, với Gian-ghin-đi-nôp—người chỉ huy trưởng của đơn vị, đều nói lên cái chất công nhân nhuần nhuyễn trong con người này. Và đây là thành công nhất của nhà văn.

        Thành công của nhà văn còn nhiều hơn nữa. Qua các quá trình diễn biến của từng sự kiện, từng trang sách, người đọc nhận thức rõ rằng không phải chỉ là Cô-lô-tu- bin hay Gian-ghin-đi-nôp — những nhân vật chính của cuốn sách — mà chính là nhân dân lao động và hàng ngàn chiến sĩ đã giác ngộ mà họ được Đảng phân công chỉ huy và lãnh đạo mới là người làm nên sự nghiệp cách mạng. Hình ảnh nhân dân, những người đã và đang bảo vệ chính quyền cách mạng luôn quán xuyến và nổi bật trong tác phẩm. Mỗi người trong họ đều được nhà vãn miên tả và phác họa với cá tính rõ rệt. Nhung không vì vậy mà họ làm lu mờ nhân vật chính.

        Hình ảnh Lê-nin cùng được khắc họa thành công qua những ký ức của Gian-ghin-đi-nốp. Đoạn miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Lê-nin và chàng trai của thảo nguyên mà sau này trở thành người chỉ huy tài giỏi của đoàn quân và qua lời nói của anh thợ máy, khá thành công về việc miên tả hình ảnh lãnh tụ và quần chúng trong nhiều trang sách.

        Hiểu biết những con người lao động, nguyện vọng và ước mơ của họ đã tạo điều kiện cho nhà văn không những sáng tác được hình ảnh của các chiến sĩ cách mạng mà còn miêu tả thành công bản chất kẻ thù của chính quyền Xô viết trẻ tuổi như những bọn bạch vệ, tư sản dân tộc, địa chủ và bọn can thiệp Anh.

        Cuốn tiểu thuyết không những đưa ta theo sát cuộc hành quân đầy gian khổ của đội biệt động cách mạng để đạt tới mục đích của mình mà qua đó, người đọc như cảm thấy cả một dân tộc, cả đất nước, cả cuộc sống của họ đang tiến đến một tương lai đầy hạnh phúc. Đó là một ưu điểm nổi bật của nhà văn công nhân này.

        Đạt được những điều đó chính nhờ nhá văn đứng trên quan điểm của giai cấp công nhân để miêu tả cuộc đấu tranh cách mạng và đứng trên lập trường của nhân dân lao dộng để giải quyết vấn đề nghệ thuật thông qua những sự kiện lịch sử.

        Và cuối cùng là chính những sự kiện lịch sử đã tạo cho tác giả mô tả tính lãng mạn cách mạng mà chính những nhân vật của cuốn truyện đã dạt được những chiến công tuy gian khổ nhưng rất lãng mạn.

        Qna cuốn truyện mới này, một lần nữa, người đọc đã khẳng định được lòng trung thành của nhà văn đối với đề tài ông đã chọn ngay từ bước đầu trên con đường văn học là ca ngợi những chiến công, những truyền thống cách mạng của người lao động, của giai cấp công nhân và trên cơ sở đó, chúng tôi tin rằng nhà vẫn còn đạt được nhiêu thành công trong những tìm tòi sáng tạo của những cuốn sách sau.


Bô-rit Lê-ô-nốp       
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2020, 10:30:55 pm »


PHẦN I

NHIỆM VỤ TỐI MẬT

CHƯƠNG MỘT

1

        Buông lỏng cương ngựa, Ga-bứt Bai1 Cô-bi-ep mơ màng đưa những ngón tay múp míp sờ bộ râu rậm rì màu hoa dâu. Lão lim dim dôi mắt ti hí, mồm lầm bầm như đang gặm miếng xương cừu non còn dính chút thịt, những cái tin chắc chắn có sức hấp dẫn : "Sa hoàng người da trắng đã bị lật đổ... Người Ca-dắc sẽ thành lập chính quyền A-la-sa của mình. Con trai của bai I-xam-bét Éc-dư-kê-ép đang kén vợ... Lạy đức A-la! Toàn là những tin tức tốt lành cả".

        Con ngựa giống béo đẹp, ức rộng, nòi ngựa Ac-khen- gan nổi tiếng, với bộ lông hạt dẻ, bờm tráng mượt lốm đốm những chấm trắng trên trán — hình như cũng cám thông tâm trạng phấn chấn, thoái mái của ông chủ —  thong thả nhún nhảy những bước đĩnh đạc, nhịp nhàng.

        Cách đấy một quãng khá xa, một đội vệ sĩ chừng hai mươi lăm chàng trai Ca-dắc thảo nguyên, những tay súng trung thành luôn luôn hộ vệ bai. Họ cưỡi trên những con ngựa béo tốt, no căng, chuyện trò ầm ĩ. Người, ngựa đi lộn xộn thành những tốp nhỏ.

        Phía sau đoàn vệ sĩ, một đàn lạc đà cao lớn, trên lưng chất nặng hàng hóa. Chúng nối đuôi nhau theo một hàng dài. Một bầy cừu béo mượt rầm rĩ kêu. Chúng thúc nhau đi hối hả, vội vàng. Hai con chó đen, giống chó lông xù, mõm vuông, tai cụp, chạy lăng xăng hai bên đần cừu. Chúng cố không cho một chú cừu bướng bỉnh nào rời khỏi đàn. Nuốc-ta — chàng chăn cừu đi sau cùng. Anh cưỡi trên lưng một con ngựa thấp bé, lông xù. Cái lưng con ngựa oằn xuống như không chịu nổi sức nặng của người cưỡi. Thỉnh thoảng, chàng lại vung cây sào dài lùa đàn cừu đi nhanh. Đầu đội chiếc mũ bằng da thú mềm đã sờn hết lông, nhưng quanh vành mũ có dính những tua vải, những chỗ thùng trên mũ của chàng trai được vá bằng những mụn dạ đủ các màu. Đôi vai anh vạm vỡ, cổ thon thon, khoác một cách cẩu thả chiếc áo choàng quá cũ kẻ sọc nhiều màu đã bạc phếch, vá chi chít. Chân đi đôi ủng nhọn mũi, tự khâu lấy bằng da sống. Đôi ủng nứt nẻ đen xỉn vì đất và mồ hôi lâu ngày.

        Nuốc-ta khẽ thúc ngựa. Anh lơ đãng nghiêng đầu ngắm trời với một vẻ say sưa, đưa chiếc tiêu lên ngang miệng, tay lần lần bấm những lỗ nhỏ khoét trên chiếc tiêu. Và, từ cái nhạc cụ thô sơ ấy, vút lên một khúc ca nghe thật đơn điệu cứ lặp đi lặp lại tường chừng chẳng bao giờ hết trong cành bao la của đất trời thảo nguyên

        Cũng có lúc, xen vào đấy một đoạn dồn dập nghe thực réo rút. Chàng chăn cừu hai mươi tuổi đời lúc nào cũng tự hài lòng về mình và số phận của mình. Trên khuôn mặt rám nắng đầy phong sương, nhưng tròn trĩnh như chiếc bánh mì dẹt mới hấp từ lò ra, lấm tấm tàn hương ửng đỏ. Đôi mắt một mí kiểu châu Á của Nuốc-ta hơi hiếng ánh lên một niềm vui trong sáng, tựa làn nước mát người ta thường gặp ở những giếng sâu trên thảo nguyên.

        Mấy ngày trước đây, Nuốc-ta còn chưa hề nghĩ đến một chuyến di xa nào cả. Trong trí tưởng tượng hay trong giác mơ đôi khi anh thấy mình là một dũng sĩ chỉ huy một đội cảm tử toàn người Di-gít. Thực tế thì anh đã là một chàng trai dũng cảm. Thiên nhiên ở đây đã tạo cho anh một sức khỏe hơn người. Mới mười lăm tuổi, chú bé chăn cừu đó đã từng đánh nhau với hai con sói khi chúng lần vào đàn cừu trong một đêm đông rét buốt. Với con dao găm lưỡi cong trong tay, Nuốc-ta lao vào con thú dữ trước mặt và một đường dao hiểm đã hạ thủ ngay con sói đực. Còn con sói cái thì phải mất sức hơn mới diệt được. Sau cái đêm dáng ghi nhớ đó, trên vai trái của anh còn in lại đến ngày nay vết sẹo nham nhở của hàm răng sói.

        Cuộc đời mình, Nuốc-ta gửi cả vào tiếng tiêu. Một cuộc đời thật đơn diệu buồn tẻ như cảnh thảo nguyên vậy. Đã bao năm ròng, không nhớ rõ, Nuốc-ta đi chăn cừu cho Ga-bứt Bai Cô-bi-ép. Quần quật suốt từ sáng đến tận đêm khuya, hè cũng như đông, anh đã cùng hai con chó săn lông xù dữ tợn, nhưng đối với anh thì lại rất đỗi hiền lành, chăn dắt đàn cừu, đàn ngựa non và lạc đà đi khắp những đồng cỏ mùa hè hoặc trong chuồng trú mùa đông. Cuộc sống trôi qua đều đều, đơn diện, buồn chán. Ngày ngày tiếp nối nhau với những công việc nặng nhọc bất tận như chân trời xa thẳm. Nó làm héo mòn đi những năm tháng cuộc đời, còn con người tựa những bụi cây khô mọc trên mảnh đất không được chăm bón...

--------------
        1. Ga-bứt Bai, một chức vụ, một lối xưng hô để chỉ các lãnh chúa điền chủ hoặc chủ trại chăn nuôi giàu có, quyền thế ở các bộ tộc vùng Trung Á xưa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2020, 11:06:34 pm »

            
        Bỗng nhiên, chẳng biết từ đâu, trên thảo nguyên lan truyền những tin lạ. Tin đồn ngày một nhiều. Nó lan từ miệng người này sang người khác. Trong các lều vải sang trọng của nhà giàu bên cạnh món chả cừu nướng béo ngậy ; trong các lều vải tồi tàn của người nghèo khó với ấm sữa ngựa nóng trên bãi chăn súc vật ồn ào cũng như bên đống lửa trên đồng cỏ của những dân chăn nuôi, đâu đâu người ta cũng bàn tán. Không một người Ca- dắc nào đi qua các lều trên thảo nguyên mà lại không dừng ngựa lắng nghe và bàn luận. Thảo nguyên tràn ngập những tin đồn. Thời cơ đã đến rồi! Đã đến lúc không còn Sa-hoàng nữa, từ tỉnh trưởng cho đến những sĩ quan của vua Nga cũng đều sẽ bị tống cổ... Sau này sẽ ra sao? Còn những tin đồn gì nữa sẽ lan đến thảo nguyên mênh mông này?... Điều gi sẽ xảy ra sau những nguồn tin đó ?

        Hai ngày trước đây, một người đưa tin đã phóng ngựa đến khu lều trại của họ. Từ xa, Nuốc-ta đã nhận ra anh ta qua dáng ngồi trên yên ngựa của người dân thào nguyên. Bộ quần áo tuy không hoàn toàn giống như quần áo dân Ca-dắc nhưng chỉ nhìn cái dáng người khom khom thì cũng có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn cuộc đời của anh ta sống trên lưng ngựa. Kỵ sĩ khoác chéo lưng khẩu súng trường, hông đeo thanh kiếm cong. Loại súng này Nuốc-ta đã từng thấy ở những người lính Nga. Anh còn được biết là loại súng này bắn đạn đồng, xa một véc-ta (1) có thể bắn đúng đầu con cáo, tất nhiên với điều kiện là súng nằm trong tay nhà đi săn lão luyện. Thanh kiếm cũng là kiểu kiếm Nga, giống hệt thanh kiếm của viên sĩ quan béo phị hay đến khu lều của dân du mục để thúc thuế. Dĩ nhiên Nuốc-ta rất thèm muốn địa vị của người đưa tin. Theo anh nghĩ, anh ta chỉ hơn mình độ ba bổn tuổi là cùng, thế mà đã có kiếm và súng. Đó là chưa nói đến đôi ủng da sang trọng ở thành phố và chiếc áo khoác hầu như còn mới nguyên. Nuốc-ta chỉ thầm ước ao đẻ thỏa lòng thèm muốn mà thôi. Bỗng anh quay lại mắng đôi chó săn đang gầm gừ người khách lạ.

        — Cút di!

        — Này anh bạn, lều Ga-bứt Bai ở dâu ? — Từ đằng xa, người đưa tin đã lớn tiếng hỏi sau khi chào và kìm ngụa đang phóng nhanh lại.

        Nuốc-ta giơ gậy chỉ về phía chiếc lều trắng to rộng, sang trọng nổi bật giữa khu lều trại nghèo. Ky sĩ Ca- dắc phóng ngụa vút về phía lều. Nuốc-ta nhìn anh ta lẹ làng nhảy xuống ngụa và đi vào lều cùng với một kỵ sĩ bảo vệ luôn có mặt tại của lều Bai Cơ-bi-ép. Họ nói gì với nhau trong lều, Nuốc-ta không thể biết được, nhưng anh hiểu rằng đây là một người khách quan trọng mang đến nhiều tin tốt lành. Anh hiểu như vậy qua dáng đi vội vã của gia nhân, qua việc họ giết thịt cừu non và thấy những bếp lửa được nhóm lên để quay chả cừu.

        Gần tối, các cụ già râu tóc bạc phơ, được triệu đến lều bai cùng với các trai tráng và những người thân thích ruột thịt. Những người Ca-dắc từ các làng bên cạnh và các khu thảo nguyên gần đấy cũng thấy lục tục cưỡi ngựa tới. Mọi người lần lượt ngồi theo thứ tự tuổi tác, chức tước theo một luật lệ tuy không có văn bản nhưng được thi hành rất nghiêm ngặt. Tại chỗ danh dự trên những tấm thảm vuông nhỏ có đệm thêu là các vị bô lão có uy tín và những viên chức oai quyền ngồi xếp bằng tròn vẻ nghiêm trang.
Đàn bà và đặc biệt là các cô gái xúm lại thành từng đám đông và từ các lều gần đấy đăm đăm nhìn về lều lớn, cố lắng nghe.

        — Hỡi con cháu của đức A-la! Hỡi tín đồ của đạo Hồi! Ga-bứt Bai chắp tay vào ngực, mắt nhìn mọi người và nói với giọng trang trọng — Thảo nguyên này là của chúng ta và nó mãi mãi phải là của chúng ta. Đã đến lúc chúng ta phải tự giải phóng khỏi ách người Nga !... Chúng ta sẽ thành lập nhà nước riêng của mình và sẽ sống một cách thực sự quang minh chính đại, sống theo luật pháp của đức Ma-hô-mét như tổ tiên, cha ông chúng ta đã sống.

        Sau đó đến lượt người khách, mặc dầu còn trẻ nhưng anh ta tỏ ra là con người biết ăn nói. Anh đọc thong thả, rành rọt bức thư của Gi-an-si Đô-mu-ha-me-đốp — thủ lĩnh các bộ tộc Tác-ta theo đạo Hồi. Họ là những người như thế nào, ở đây không một ai biết tường tận nhưng mỗi người đều hiểu rằng đó là người mình “người của thảo nguyên Cô-dắc. Tất nhiên, người Ca-dắc nói chuyện với nhau bao giờ cũng dễ hơn.

        Các cụ già trịnh trọng vuốt chòm râu bạc, đám thanh niên thi dướn ngực, mắt long lanh, còn những gia nhân nghèo thì lặng lẽ xoa cằm. Mọi người đều thấy bức thư của thủ lĩnh Gi-an-si đã nói lên những suy nghĩ và nguyện vọng thầm kín của mình. Đã đến lúc cần thực hiện các điều ước mơ đó. Người khao khát quyền hành, kẻ thì mơ ước giàu sang, còn đa số người nghèo thì chi có mong mỏi giản đơn là được ăn thịt cừu và bánh mì thỏa thích.

        — Tôi thề với đức A-la rằng, tôi hoàn toàn không hiểu được Ga-bưt, thủ lĩnh của bộ tộc chúng ta nữa —  một gia nhân của bai —  ông già Béc-đa, người mà cả làng đều gọi bằng tên khác là —  lão đầu lạc đà —  lẩm bẩm.

------------------
       1. Véc-ta — đơn vị do lường cũ của Nga ; 1 véc-ta bằng 1,06 km.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2020, 11:07:31 pm »


        — Lão nói gì, lão muốn bào vệ bọn ngoại bang sao? — Ca-ra-ca-ltr Cin rò bai chú nheo đỏi lỏng inày rộm bạc, hách dịch hỏi.

        — Tôi cũng như mọi người Ca-dắc khác mà thôi. Tôi khó mà hièu được lời nói của bai chúng ta... Em ruột bai, ông Ô-man Cô-bi-ép là một sĩ quan luôn đeo lon vàng trên quân phục. Một quan to, chỉ huy cả cái pháo dài ở Ma-gư-lắc trên bờ biển Ca-xpiên. Hôm qua Bai còn hãnh diện có ông em là sĩ quan của đức Sa-hoàng. Thế mà hôm nay, bỗng nhiên những người Nga đã trở thành kẻ thù của dân Ca-dắc chúng ta. Làm sao mà chúng tôi hiểu được?

        Mọi người lèn tiếng la ó ông lão Béc-da. Đúng là "lão đầu lạc đà" thật. Đầu với óc! Chả lẽ lão xuẩn đến nỗi không hiểu dàn Ca-dắc vẫn là dân Ca-dắc còn người Nga thì vẫn là người Nga à ?

        Nuốc-ta vén đôi vạt áo bông đã rách, ngồi bệt xuống đất cạnh những người đồng cảnh. Rõ ràng là được nghe những tin tức thế này là một việc rất quan trọng và rất cần thiết đối với anh. Anh lắng nghe các bô lão, các chức dịch tranh cãi, tay nhẹ nhàng đút chiếc tiêu, vật bất ly thân của mình vào túi nhưng mắt thì vẫn không rời góc lều của bai. Từ đó, anh bắt gặp đôi mắt long lanh, đen láy của nàng Ôn-tun.

        On-tun, con gái yêu của người vợ ba Ga-bứt Bai. Nàng vừa tròn mười sáu tuổi và khi đi ra ngoài, đã phải trùm mạng vải tuyn mỏng để ánh mặt trời khỏi làm sạm khuôn mật trắng trẻo xinh dẹp. Chẳng cần mặc gấm vóc lụa là, chẳng cần phải điểm trang dây vàng, nhẫn ngọc, đá quý, chẳng cần phải thêu áo bằng chỉ kim tuyến, không gì làm giảm được sắc đẹp cũng như thân hình thon thả cân đối của nàng. Khuôn mặt tròn của nàng có nước da trắng riêng biệt của những cô gái thảo nguyên mà nàng là đẹp nhất.

        Nuốc-ta biết Ôn-tun từ lúc nàng còn thơ ấu, nhưng mãi đến mùa xuân vừa qua, khi được vào dọn lều của bai chuyển lên vùng đồng cỏ mùa hè anh mới được nhìn kỹ cô gái và mới thấy được cái đẹp của tuổi dậy thì, cái đẹp làm ngây ngất lòng người.

        Từ hôm đó, anh không lúc nào ngôi yên, người thẫn thờ, luôn khát khao tìm mọi cách để gần Ôn-tun vô tư lự. The nhưng khi đã đứng ngay cạnh nàng thì anh lại ngây như phỗng. Anh không hề thốt lên được lời nào, lưỡi cứng như đá, mặt nóng bừng, tay chân luýnh quýnh cứ như chìm trong băng tuyết vậy. Nhưng ngay sau đó, khi còn lại một mình thì Nuốc-ta lại tự oán trách mình ngu ngốc, nhát gan. Có lúc lùa đàn súc vật trên đồng cỏ mát mẻ, căng lồng ngực hít thở không khí trong lành và đón gió thảo nguyên, bên tai chàng chăn cừu vẫn như vang lên tiếng cười trong trẻo, vô tư của cô gái đó.

        Nghĩ đến tiếng cười, nghĩ đến đôi mắt cô gái, Nuốc-ta lại không thiết làm gì nữa. Anh hiền, tình yêu là sự thổn thức của con tim chứ không như loài cỏ, người ta có thể bứt nhổ vất đi được.

        Nuổc-ta cố dằn mình và gắng thoát khỏi đôi mắt đen láy trong suốt của nàng, nhưng cứ đến chiều tối, khi anh lánh ra bãi cỏ ven rừng sau khu lều, ngồi thổi sáo, cô gái vô tư lại đến ngồi nghe ngay cạnh. Cô luôn nói những lời trêu chọc vui đùa đôi môi đỏ mọng luôn nở nụ cười, đôi mắt dường như ve vuốt anh không ngớt.

        Những lúc thấy Ôn-tun bên cạnh, Nuốc-ta cố kìm sự bối rối của mình, anh bắt đầu thổi tiêu. Đưa đoạn ống trúc lên miệng, thử giọng để nắn lại cái lưỡi gà, và khi những ngón tay của anh lẹ làng bấm các lỗ tròn một cách khéo léo vút lên âm thanh vừa ý, anh bắt đầu thổi diệu nhạc ưa thích. Nhạc cụ đơn sơ, tiếng tiêu còn yếu nhung đó là âm nhạc. Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm và, sức mạnh trái tim là ở trong đó. Những lúc ấy Ôn-tun không đùa nữa, cô lắng nghe, tay vòng ôm cổ con ngựa đẹp. Đàn ngựa im lặng khe khẽ gõ móng, vươn cổ nhìn lên khoảng trời xanh thẫm nơi vành trăng vàng từ từ lèn cao. Tiếng tiêu lan đi trên thào nguyên mênh mông. Thảo nguyên dường như không giới hạn, có lẽ đi suốt đời cũng chẳng qua hết được.

        Tất cả những cảnh đó mới diễn ra gần đây thôi... còn bây giờ là một cuộc hành quân. Chỉ có hai con chó lông xù thè những chiếc lưỡi dài, đỏ hỏn là có vẻ khoan khoái tung tăng cạnh con cừu đực đầu đàn và thỉnh thoảng chúng lại cất tiếng sủa hờ. Xa hơn ở phía trước, đàn lạc đà lặng lẽ cất bước, dáng đi nặng nề. Nhũng chiếc chuông móc vòng quanh cổ ngựa của nhóm ky sĩ hộ vệ rung rung những tiếng đều đều, đơn điệu.

        Ngước nhìn bầu trời trong sáng, say sưa với tiếng tiêu, Nuốc-ta như thấy tất cả những hình ảnh của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng rõ nhất trong bản nhạc không lời đó là ca ngợi Ôn-tun, cô gái mà tất cả những kẻ giàu có trên thảo nguyên này sẽ sẵn sàng quỳ xuống dưới chân nàng. Thế giới này đâu phải của riêng anh. Vì quá nghèo, Nuốc-ta chẳng có của cải gì ngoài tấm lòng lương thiện và đôi tay khỏe mạnh. Nhưng, lạy thánh A-la, hình như đã đến lúc mà những con người mạnh khỏe dũng cám sẽ mở ra con đường mới trên thảo nguyên, đã đến lúc có thể giải phóng mình và trở thành dũng sĩ nổi tiếng. Cái chính, phải có ngựa, gươm, súng — Có nó, con người nghèo khổ sẽ có sức mạnh!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2020, 11:08:05 pm »


       
2

        Chiếc xe ô-tô con mui trần trước đây không lâu vẫn thuộc quyền sử dụng của tướng Cu-rô-pát-kin — tổng trấn toàn quyền vùng Tuốc-ki-xtan đang chọc thủng màn bụi từ phố chính rẽ ngoặt vào một phố hẻm bẩn thỉu. Một đám trẻ con đen nhẻm, nhem nhuốc, net mặt hoan hỉ vừa la hét như điên dại, vừa phóng theo chiếc xe. Ở những ngõ hẻm bẩn thỉu này của thành phố Ta- sơ-ken, các quan lớn của đức Sa-hoàng chúng bao giờ thèm đặt chân tới. Nhưng nay đã khác rồi. Lái xe là một người lính trẻ để ria mép đen rậm, ngực đính băng đỏ. Ngồi trên chiếc ghế da cạnh anh ta là một sĩ quan mặc áo da có đôi mắt xanh lơ, vui vẻ. Trông bề ngoài, anh ta độ ba tư, ba lăm tuổi. Trên má ngay gần mép tai có một vết sẹo đỏ bóng — sẹo của một vết thương cũ.

        — Đợi một tý, — anh nói với người lái. Khi chiếc xe đã dừng hẳn, anh quay lại sau vẫy tay gọi bọn trẻ : —  Này, « đội cận vụ chân đất » lên đây!

        « Đội cận vộ chân đất » đó không phải để mời đến hai lần. Chúng biết rất rõ người mặc áo da này : đó là chính ủy Phơ-lô-rốp. Mới đây anh đã đến thăm khu phố của chúng. Vừa lao tới xe, chúng vừa hét « U-ra! »

        — Lên hết chưa ?

        — Hết rồi, chú A-léc-xây ạ! Dận ga đi thôi!

        — Vậy thì đi!

        Đến cạnh bậc tam cấp của một tòa nhà dài trông giống như trại lính, A-lêc-xây Phơ-lô-rốp xuống xe và rút trong túi ngực áo da chiếc đồng hồ quả quýt, bấm khuy bật nắp ra xem giờ rồi nói :

        — Chúng ta còn rất ít thời gian — tôi vào đây một lát. Còn anh thì làm gì bây giờ Ép-chi-nê-ít nhỉ ? Anh vừa xem giờ vừa nói với người lái xe — À, có lẽ anh cứ chở bọn trẻ cho chúng đi chơi quanh phố độ nửa tiếng rồi quay lại đón tôi.

        — Đồng chí chính ủy, đồng chí lạ lùng thật, — anh lãi xe chồm người qua ghế da, ấp úng tìm lời thuyết phục. Cái xe này là để phục vụ các thủ trường, xăng chứ cỏ phải nước lã đâu mà đòi chở chúng nó đi khắp thành phố... Đồng chí có biết không, xin nửa lít xăng cũng phái ký phiếu đấy...

        — Ồ, cậu quả là con người không biết nhìn xa, Ép- chi-nê-it ạ! Hai mươi năm nữa, biết đâu chẳng có một vài đứa trong đội cận vệ chân đất này sẽ trở thành những nhân vật lớn ; cậu tha hồ mà ngạc nhiên. Lúc ấy có thể cậu sẽ gập con người đó và sẽ nhắc nhở cậu ta nhớ lại ngày hôm nay, cái thời mà chúng nó còn mặc quần đùi chạy phóng theo xe của ngài cựu toàn quyền...

        — Đồng chí lúc nào cũng nói đùa được!

        — Không đùa đâu, tỏi nói nghiêm túc đấy. Cuộc sống sẽ như vậy.

        — Chả nhẽ tôi lại phản đối đồng chí nữa. Nếu chỉ đi một lát thì được — anh lái xe nói, giọng đã vui vui. —  Nào lên xe, các ông nhóc.

        — Câm ơn chú Léc-xây!

        Bọn trẻ đồng thanh hét lên với vẻ thỏa chí và, khi chiếc xe rú máy chồm lên thì chúng la tướng « U-ra... a... a! »

        Phơ-lơ-rốp quay vào nhà. Anh mở cửa phòng làm việc, bỏ mũ và cởi áo da treo lên chiếc đinh sắt to đóng trên tường ngay cạnh cửa ra vào. Anh đi đi, lại lại trong căn phòng vắng vẻ, dừng lại cạnh bàn làm việc trên xếp một chồng sách. Anh với tay cầm chiếc ấm đồng lớn. Rót nước chè nguội vào chiếc bát sứ, uống nước xong, anh mở nắp chiếc hộp sát nhỏ và lấy ra một

        gói giấy con. Hai ngón tay khẽ nhón mấy viên thuốc bột vàng vàng, anh để vào đầu lưỡi, uống một ngụm nước nữa và nhăn mặt nuốt.

        — Chà, đắng khiếp! — Vừa nói anh vừa rót thêm nước vào bát rồi uống hết. Trách gì họ gọi là ký ninh...

        Uống xong, anh lôi từ dưới gầm giường sắt ra chiếc va-li gỗ dán mà các góc đã long đinh, rồi xếp đồ đạc vào. « Chưa kịp nằm ấm chỗ thì đã lại phải dọn đi rồi », —  anh thầm nghĩ, và liếp tục xếp sách vở lên trên quần áo — « Cũng may còn kịp uống thuốc chứ không cái bệnh sốt rét quái ác này nó lại hành cho đến gục mất ». Uống thêm ngụm nước, anh ra xe.

        Tối qua, nói cho đúng hơn mãi tận quá nữa đêm về sáng, đại hội lần thứ nhất Đảng cộng sân Tuốc-ki- xtan mới bế mạc và sớm nay, Phơ-lô-rốp được mời đến thẳng chỗ Ban chấp hành trung ương họp. Tại phòng khách đã có nhiều người : mấy sĩ quan đang đi lại, đại biểu của các nhà máy đang thanh thản hút thuốc bên cửa sổ, còn ở góc phòng có hai đại biểu trí thức mặc sơ-mi trắng, cổ thát cơ-ra-vát, ngồi im lặng, rụt rè. Gần ngay cạnh cửa lớn sang phòng họp, có bốn người U-dơ-bếch mặc áo dài kẻ sọc, đầu quấn khăn vải trắng, tròn như quả dưa úp lên đang nói chuyện với nhau. Phơ-lô-rốp vừa bước vào phòng thì người thư ký đứng ngay dậy, bắt tay anh.

        — A-léc-xây I-va-nô-vít, mời anh vào. Đồng chí Tô-bô-lin đang chờ!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2020, 10:30:09 pm »


        Tỏ-bô-lin vừa được Đại hội họp đêm qua bầu làm chủ tịch Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Tuốc-ki-xtan, người tầm thước, mặc áo sơ-mi thắt cơ-ra-vát đang ngồi ở ghế chủ tịch cuộc họp. Ông đang lấy khăn tay lau đôi mắt kính.

        Hàng dãy bàn dài phù nỉ xanh kề ngay giữa căn phòng rộng rãi có tran cao. Mặc dầu các cửa sổ đều mở toang, thế mà trong phòng vẫn đặc sệt khói thuốc lá loại nặng. Bước vào cửa và lướt mắt nhìn nhanh khắp phỏng một lượt, Phơ-lô-rốp mới thấy không riêng chỉ có cúc ủy viên trung ương Đảng dự họp mà còn có cả các đồng chí lãnh đạo khác của ủy ban xô viết nhân dân nước Cộng hòa Tuốc-ki-xtan nữa. Anh thầm nghĩ : Rõ ràng là suốt từ đêm qua đến giờ họ vẫn chưa nghỉ. Lại họp từ rạng sáng đến giờ.

        Tô-bô-lin bắt tay Phơ-lô-rốp và báo ngay rằng anh đã được chỉ định làm chính ủy đặc nhiệm toàn quyền biệt khu Da-ca-xpiên và anh sẽ nhận giấy tờ ngay bây giở.

        — Đồng chí A-lếc-xây, bọn phản cách mạng đã ngóc đầu dậy ở A-sơ-kha-bát. Tình hình ở đó rất phức tạp — Không để Phơ-lô-rốp kịp trình bày ý  kiến về sự bồ nhiệm. Tô-bô-lin tóm tắt cụ thể nhưng mạch lạc những nét cơ bản của tình hình hết sức khẩn trương và đáng lo ngại hiện nay.

        Bọn Ê-xo1 ở A-sơ-kha-bát do hai tên luật sư Đô-rơ và Đô-khốp cầm đầu đã gây ra cuộc phiến loạn ngày 17 tháng 6 năm 1918. Chúng đã chiếm được trụ sở Xô-viết thành phố. Nhưng ngay sau đó, vụ phiến loạn đã bị dập tắt. Các đơn vị công nhân vũ trang tình nguyện ở Cơ-ra-xnô-vốt-xơ-cơ, Cu-sơ-ca, Mê-rô-vơ, Ki-dưn A-rơ- vát đã kịp thời đến chi viện những người Bôn-sê-vich ở A-sơ-kha-bát. Họ đã bắt bọn phiến loạn và bọn theo chủ nghìn dân tộc địa phương phải hạ vũ khí.

        — Ban chấp hành Trung ương giao cho đồng chí theo dõi và nghiên cứu tình hình tại chỗ — Tô-bô- lin kết thúc. — Phải thi hành ngay những biện pháp có hiệu lực để lập lụi trật tự cách mạng.

        — Rõ, thưa đồng chí chủ tịch Đảng. — Phơ-lô-rốp trả lời và cảm thấy tất cả mọi người trong phòng họp đang nhìn mình.

        — À, còn một việc nữa! — Pa-ven Pôn-tơ-ra-xki, ủy viên nhân dân lao động2 nước Cộng hòa Tuốc ki-xtan nguyên là công nhôn đường sắt với ba mươi năm tuổi nghề ở nhà ga Bư-kha-ra Mới, từ phòng họp bước ra. Nhìn nét mặt cương nghị với cặp lông mày rậm, đôi mắt màu hạt dẻ của ông, người ta có thể thấy được một con người đã qua nhiều gian lao, chin chắn và kiên nghị.

        — Vấn đề chính, — ông ngừng lại một lát như để suy nghĩ thêm ý mình, và nói tiếp : — Vấn đề chính là phải phá cho được cái ổ của bọn Ê-xe và bọn Men-sê- vich. Bọn chúng đã xây được một cái ổ khá ấm trong ban lãnh đạo cục đường sắt Trung-Á. Trước hết, phải chuyển ngay cái Cục đó về đây, về Ta-sơ-ken này.

        — Rõ — Phơ-lô-rốp trả lời và bỏ các giấy tờ vừa nhận được vào cặp. Vẻ bề ngoài Phơ-lô-rốp lúc nào cũng tỏ ra tự chủ và bình tĩnh. Anh đã quen với những tình huống bất ngờ, quen với những thay đổi đột ngột trong cuộc đời chưa lúc nào bình thản của một người cách mạng chuyên nghiệp. Lần này cũng vậy, anh tiếp nhận trọng trách mới một cách nghiêm túc và lặng lẽ như tiếp nhận bất cứ công tác đột xuất, quan trọng khác trước đây Đảng đã giao cho.

        — Bao giờ tôi phải lên đường?

        — Phải thu xếp đi ngay. — Tô-bô-lin trả lời và siết chặt tay A-lếc-xây — Phải báo cáo thường xuyên bằng điện thoại về đây. Ban chấp hành trung ương cần được biết mọi việc hàng ngày cho kịp thời.

        — Tôi sẽ báo cáo hàng ngày, — Phơ-lô-rốp khẳng định rồi suy nghĩ một lát, anh hỏi tiếp : Chính quyền khu Da-ca-xpiên có thể hy vọng nhận được những gì ? Vũ khí ra sao?

        — Đấy, chính ủv đặc nhiệm toàn quyền đã bắt tay vào việc rồi đấy! — Pê-rô-phi-li-ốp, ủy viên quốc phòng Cộng hòa Tuốc-ki-xtan, người đã đứng tuổi có thân hình nở nang vui vẻ nói đùa và được mọi người cười theo.

        — Vũ khí sẽ có — Tô-bô-lin bỏ kính ra và nói, —  Đối với các đồng chí ở Da-ca-xpiên, vấn đề này sẽ ưu tiên hàng đầu. Đồng chí A-lim-bây Gian-ghin-đi-nốp đã đến Mát-xcơ-va và theo tin báo, đồng chí đó đã được Xvéc-lốp tiếp. Ủy ban Xô-viết nhân dân Nga hứa sẽ thỏa mãn đề nghị của chúng ta.

        Phơ-lô-rốp biết rằng, từ tháng năm, ngay sau khi đại hội Xô-viết khu Tuốc-gai bế mạc, A-lim-bây đã đi Mát-xcơ-va để xin tiếp tế vũ khí đạn dược và lương thực. Ở Tuốc-ki-xtan đã thành lập các đội vũ trang. Người ta đặt nhiều hy vọng lớn lao vào chuyến đi của Gian-ghin-đi-nốp. Ngay chiều hôm đó, Phơ-lô-rốp dẫn đội biệt động vũ trang đáp chuyến xe lửa bọc sắt đi A-sơ-kha-bát.

--------------
        1. Ê-xe — tên gọi tắt chỉ bọn xã hội cách mạng cánh hữu.

        2. Tương đương chức bộ trưởng bây giờ.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2020, 10:31:51 pm »


CHƯƠNG HAI

1

        Viên đại tá Ê-xe-tơn, duỗi đôi chân dài ngoẵng, nằm xoài trên đi-văng rộng phủ tấm thảm Ba-tư nhiều màu, chống khuỷu tay lên chiếc gối mềm, chăm chú nghiên cứu bản báo cáo của cơ quan tình báo Anh In-te-li-gian Xéc-vit. Ngoài khung cửa sổ mở toang, dưới giàn nho, bóng nguôi lính gác in hình dưới nắng.

        «Ồ, mọi việc rất tuyệt diệu! — Viên dại tá thầm nghĩ và dùng ngón tay dài, khô đét lật tờ giấy — Bọn nhân viên ở Phòng Phương đông biết làm ăn đấy chứ ». Lão đọc đi đọc lại hai lần nguồn tin báo rằng, theo chỉ thị của Lê-nin, ở Mát-xcơ-va đã thành lập một trung đoàn tình nguyện quốc tế dưới quyền chỉ huy của Gian- ghin-đi-nốp — nguyên là dân du mục Kiếc-ghi-đi1 trên thảo nguyên Tuốc-gai. Trung đoàn này đã được một chuyến tàu đặc biệt chờ đến Tuốc-ki-xtan thuộc Nga cùng với vũ khí, đạn dược và quân trang quân dụng. Nguồn tình báo trên làm cho viên đại tá vui sướng và phấn chấn ra mặt. Lão vỗ tay ra hiệu.

        Từ sau tấm màu gió bằng lụa mỏng, khuôn mặt đen bóng của nguừi hầu Ấn-độ xuất hiện.

        — Thưa ngài, tôi có mặt!

        — Uýt-ki, nước lạnh và đá — Lão ra lệnh không ngoái cổ lại.

        — Xin có ngay, thưa ngài!

        Một phút sau, người hầu bước nhẹ đôi dép da trên tấm thảm trải nền nhà, khẽ đặt lên bàn con cạnh đi- văng chiếc khay bạc hình bầu dục trên có một chai sô-đa, chai vuông rượu uýt-ki xứ Ê-cốt, chiếc cốc thủy tinh cao chân và một liễn con nước đá vụn.

        — Thưa ngài, vẫn pha như cũ ạ? — Người hầu hỏi vẻ kính cẩn và lễ phép.

        — Ừ.

        Người hầu Ấn-độ hiểu rõ khẩu vị của ông chủ. Anh ta thong thả khéo léo xúc ba thìa đá vụn cho vào cốc, rót rượu uýt-ki đến lưng cốc rồi pha thêm nước sô-đa, xong xuôi, anh bưng tới cho viên đại tá.

        — Xin mời ngài!

        Ê-xe-tơn vẫn không rời mắt khỏi trang giấy, giơ tay đỡ chiếc cốc. Nguôi hầu lặng lẽ quay ra. Viên đại tá  nhấp từng ngụm một tỏ vẻ khoái trá. Nước mát đã cho lão sáng khoái hơn. « Đúng là miền bắc Ba-tư nãy mát hơn ớ cái xứ Bê-lu-gi-xtan, — Ê-xe-tơn thầm nghĩ và uống cạn cốc rượu lạnh, — nhưng dầu sao thì cũng vẫn như là ở hỏa ngục, có khác chăng là ở đấy thì mình ở dưới đáy, còn đay là ở bên miệng hỏa ngục mà thôi...» Lão ta nhìn ra cửa sổ. Bóng người lính gác đội mũ rộng vành, vận quân phục lính viễn chinh quân đội hoàng gia Anh lặng lẽ, lừ dừ qua cửa sổ. Mồ hôi thấm thành vệt đen sẫm, và có những vệt khô trắng in trên lưng áo người lính. Có lẽ ở đấy, ở cái nước Tuốc-ki-xtan cũng có hỏa ngục như thế này chăng?

        Ê-xe-tơn lại vùi đầu nghiền ngẫm nhưng trang báo cáo mật, lấy bút chì gạch dưới những chữ, những đoạn phân tích các nhận định về các nhà hoạt động chính trị của cái vùng Da-ca-xpiên thuộc Nga kia. Viên đại tá  không những rất quan tâm đến những nhân vật là đối thủ của mình, mà còn chú ý cả đến những người mà lão ta có thể dựa vào được. Với kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm ở Ấn-độ, ở Be-lu-gi-xtan, Ê-xe-tơn đã rút ra một kết luận là không có những tên bù nhìn thì khó mà điều khiển được dân bản xứ. Hơn nữa, một việc rất quan trọng là từ lâu lão ta đã rút ra do kinh nghiệm nhà nghề là phải biết, phải hiểu, phải nắm rõ những người mà mình định dùng vào công việc. Bất cứ một lỗi lầm nào trong vấn đề này đều phải trả một giá khá đắt. Cố nhẩm lại từng tên cũng như cá tính một số người châu Âu lão đã nghiên cứu như : Phun-chi- cốp, Đô-rê Cô-dơ-lốp... Sau đó, quay lại nghiên cứu một số lãnh tụ Tuốc-ki-xtan như Ô-ra-dơ Xéc-da A-di- xkhan, Giu-nai-khan, Tra-rư Gan-đa-ép..

        Ê-xe-tơn nhìn đồng hồ. — Đã đến giờ báo cáo với thiếu tướng rồi — lão bỏ giấy tờ vào cặp, ngồi dậy. lẩm bẩm. — Ông già này thích đúng giờ giấc.

        Lão đứng dậy, đi quanh tấm thảm, vươn tay duỗi chân làm vài động tác thể dục cho giãn gân cốt — Người lão cao, hơi gầy nhưng phát triển cân đối. Tuy đã bốn lăm tuổi nhưng Ê-xe-tơn vẫn có thể thi tài với bất cứ viên sĩ quan cấp úy trẻ tuổi nào về sức chịu dựng sự dẻo dai và tác phong nhanh nhẹn của mình. Luôn luôn tìm cách tỏ ra mình là con người tự chủ, tập thể dục đều đặn và giữ thân hình cân đối như lão thường nói là để cho nó « có cái dáng của một võ sĩ quyền Anh ».

        Dừng lại trước tấm gương lớn, Ê-xe-tơn tự ngắm mình. Khuôn mặt bầu rám nắng, mũi to và thẳng, cân đối giữa đôi lông mày bạc vì nắng gió phương nam phủ trên đôi mát sâu xanh nhạt. Đưa lòng bản tay xoa xoa mặt, lão hài lòng với đôi má và chiếc cầm nhẵn thín không còn một gợn râu nào sót lại. Đang cài khuy cổ áo, Ê-xe-tơn bỗng dừng lại, chú ý nhìn vào chiếc gương to trông thẳng ra cửa sổ phản chiếu một góc sân có lối đi hẹp thẳng ra công lớn. Từ ngoài cửa, Xmit — trung úy trực ban của lien đoàn bảo vệ, xồng xộc chạy vào.

-----------------
        1. Tên gọi người Ca-dắc trước cách mạng một cách khinh bỉ (Chú thích của tác giả).
Logged

Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM