Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:05:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu ★★★  (Đọc 4375 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2020, 04:06:25 pm »

TRẬN ĐỒNG DÙ CỦA SƯ ĐOÀN 320
(29.4.1975)

Trận tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc của Sư đoàn bộ binh 320 (thiếu một trung đoàn), được tăng cường một Tiểu đoàn xe tăng T-54 (thiếu), một Tiểu đoàn pháo 155mm (thiếu) thuộc Trung đoàn 40, Trung đoàn pháo phòng không 593 (thiếu), được pháo binh chiến dịch chi viện, đánh vào bộ tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh, ban chỉ huy trung đoàn 50, tiểu đoàn bộ binh 2, một tiểu đoàn pháo hỗn hợp, một tiểu đoàn xe tăng, hậu cứ đại đội 10 thiết giáp, tiểu đoàn 26 công binh, tiểu đoàn 333 tiếp vận, tiểu đoàn 25 chiến tranh tâm lý, tiểu đoàn 25 quân y, ban chỉ huy căn cứ Củ Chi, trường Huấn luyện Hạ sĩ quan và binh sĩ. Tổng số khoảng 3.000 quân ở căn cứ Đồng Dù thuộc huyện Củ Chi tỉnh Hậu Nghĩa (nay thuộc huyện củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh), trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến dịch, ngày 27 tháng 4, các trận địa hoả lực của ta chiếm lĩnh xong, chuẩn bị phần tử và bắn kiềm chế pháo cối địch ở Đồng Dù. Ngày 28 tháng 4, pháo binh ta đồng loạt bắn chế áp các trận địa pháo cối địch; 13 giờ, sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đi trước để chỉ huy các đơn vị vào chiếm lĩnh. 17 giờ, các đơn vị bắt đầu chiếm lĩnh trận địa tiến công, bắt đầu cắt gỡ các vật cản.

Đúng 5 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4, pháo binh bắn phá mãnh liệt vào trận địa địch, trên các hướng, quân ta dùng mìn định hướng phá nốt những hàng rào còn lại, xe tăng, pháo cao xạ vào chiếm lĩnh trận địa và tuyến xuất phát xung phong.

Lúc 6 giờ 40 phút, xe tăng hướng Trung đoàn 48 vào tuyến chờ, dùng hoả lực tiêu diệt các mục tiêu chi viện cho bộ binh mở cửa. Địch tăng cường lực lượng giữ trung tâm huấn luyện và cho xe tăng, xe thiết giáp và một đại đội bảo an của tiểu đoàn 305 lên đón tiểu đoàn 3 trung đoàn 50, bị quân ta chặn đánh diệt ba xe và một số tên, ý định của địch không thành.

Tối 7 giờ 30 phút, được pháo binh chi viện, bộ binh bắt đầu đánh chiếm các mục tiêu được phân công. Từ 7 giờ 30 đến 8 giờ, địch cho bộ binh và xe tăng ra bịt cửa mở, các loại máy bay đánh vào đội hình Trung đoàn 48 và các trận địa pháo của ta ở nam Nhuận Đức, pháo binh ở Tân Quy bắn mạnh vào cửa mở.

Trận chiến đấu diễn ra quyết hệt, kéo dài từ 8 giờ đến 10 giờ 30 phút. Ta và địch giành giật nhau quyết liệt ở các khu đầu cầu. Ta chiếm, địch dùng xe tăng và bộ binh ra phản kích. Đồng thời sử dụng lực lượng từ bên ngoài đánh vào cạnh sườn và phía sau lực lượng tiến công của ta. Trước tình hình diễn biến phức tạp sư đoàn quyết định sử dụng bốn xe tăng dự bị cùng Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn 4 nhanh chóng diệt sở chỉ huy địch và khu thiết giáp. Đồng thời lệnh cho Tiểu đoàn 5 vòng theo cửa mở của Tiểu đoàn 1 và cổng chính để tiến công vào căn cứ. Tiểu đoàn 6 dự bị của sư đoàn đánh vào trung đoàn 46 địch đang tổ chức phản kích.

Từ 9 giờ 30 đến 10 giờ 30 phút, hướng chủ yếu Trung đoàn 48 phát triển thuận lợi, nhanh chóng chiếm các mục tiêu quy định. 10 giờ 30, tiểu đoàn 1 và 2 cùng xe tăng chiếm được hậu cứ trung đoàn 46, khu thông tin. Tiếp đó Tiểu đoàn 1 và xe tăng đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 25, sư đoàn trưởng Lý Tòng Bá bỏ chạy. Tiểu đoàn 3 và xe tăng chiếm được trận địa pháo, sở chỉ huy trung đoàn 50, phát triển sang khu thiết giáp và sân bay.

Trên hướng thứ yếu: đến 10 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 5 đột phá vào trong căn cứ địch, đánh chiếm khu huấn luyện, bắt 200 tên; Tiểu đoàn 4 đánh chiếm khu vận tải, quân y. Đến 11 giờ 30, quân ta chiếm toàn bộ các mục tiêu còn lại của khu thiết giáp, khu thông tin, tiểu đoàn quân y của địch.

Đến 11 giờ 30 phút, ta làm chủ hoàn toàn căn cứ Đồng Dù, loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 tên địch, trong đó diệt khoảng 500 tên, bắt 2.269 tên (có một chuẩn tướng, một đại tá, ba thiếu tá), gọi hàng 200 tên; thu 4.904 khẩu súng các loại (trong đó có ba khẩu 175mm, bốn khẩu 155mm hai khẩu 105mm), nhiều xe tăng, xe bọc thép; phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh; bắn cháy 11 xe tăng, hai máy bay. Thu toàn bộ kho tàng và phương tiện chiến tranh của căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, Tân Quy.[
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2020, 04:07:10 pm »

TRẬN ĐÁNH CHIẾM BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN ĐỘI SÀI GÒN CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 28 SƯ ĐOÀN 10
(29 - 30.4.1975)

Trận tiến công trong hành tiến của Trung đoàn bộ binh 28 Sư đoàn 10, được tăng cường một tiểu đoàn xe tăng (thiếu một đại đội), hai khẩu pháo 85mm, một khẩu ĐKZ 106mm, một khẩu cối 120mm, một tiểu đoàn pháo phòng không 37mm và 57mm, 50 xe ô tô vận tải đánh vào bộ tư lệnh không quân, sư đoàn 5 không quân và sinh lực cao cấp của bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn trong sân bay Tân Sơn Nhất, nhằm chiếm sân bay, làm chủ cơ quan bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Lúc 6 giờ 30 ngày 29 tháng 4, trung đoàn xuất phát tiến công. Sau hơn một ngày liên tục chiến đấu, đánh địch mà đi, đến 9 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, bộ phận đi đầu của trung đoàn đến ngã tư Bảy Hiền. Khi đến lăng Cha Cả, bắt liên lạc được với Trung đoàn 24, một đơn vị cùng sư đoàn đang đánh chiếm các mục tiêu bắc Nhà Chùa. Do đường Võ Tánh bị tắc vì một số xe cháy, trung đoàn trường quyết định tiến theo đường Trương Minh Ký, sang đường Thoại Ngọc Hầu rồi theo đường Võ Tánh tiến vào bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Lúc 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, lực lượng đi đầu của trung đoàn đến lăng Cha Cả, địch ở hai bên đường bắn chặn quyết liệt. Bộ binh và xe tăng ta hiệp đồng chặt chẽ đánh địch mở đường tiến vào mục tiêu. 9 giờ 40 phút, Đại đội bộ binh 10 cùng xe tăng chiếm bệnh viện, lính dù giữ mục tiêu vội vã bỏ chạy, ta tiến thẳng vào bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Địch dùng xe tăng và bộ binh bịt cổng chính của bộ tổng tham mưu, đưa một mũi từ phía nam đánh vào cạnh sườn quân ta.

Tời 10 giờ, Tiểu đoàn bộ binh 3 cùng xe tăng đột phá vào cổng chính, tiêu diệt một số xe tăng, xe bọc thép M-113. Buộc một đại đội giữ mục tiêu đầu hàng, số còn lại chạy hoảng loạn.

Đến 11 giờ, trung đoàn tổ chức hai mũi đột kích, một mũi đánh vào cổng chính, một mũi đánh vòng sang hướng đông nam cùng tiến vào bộ tổng tham mưu. Sau khi tiêu diệt ba xe tăng và lực lượng phản kích cuối cùng, 11 giờ 30 phút Đại đội 10 của Trung đoàn 28 và Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B (nay là Sư đoàn 390) chiếm được toàn bộ khu vực bộ tổng tham mưu địch, thu gậy chỉ huy, giấy thông hành, quân hàm trung tướng và con dấu tổng thống của Nguyễn Văn Thiệu và một số hiện vật trong phòng làm việc của đại tướng, tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hoà Cao Văn Viên.

Vượt đoạn đường dài 50 ki-lô-mét, trung đoàn thọc sâu đánh chiếm bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, diệt hàng trăm tên địch, phóng thích tại chỗ hơn 1.000 tên địch, bắn cháy năm xe tăng, 10 xe GMC, hai máy bay trực thăng. Thu hơn 500 súng các loại, 18 xe thiết giáp và nhiều tài liệu quan trọng của cơ quan đầu não quân đội Sài Gòn.

Trận đánh thắng lợi, đã góp phần cùng các đơn vị bạn đập tan dinh luỹ cuối cùng của quân đội Sài Gòn, cùng quân và dân cả nước giành chiến thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

TRẬN TÂN SƠN NHẤT CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 24 SƯ ĐOÀN BỘ BINH 10
(29 - 30.4.1975)

Trận tiến công trong hành tiến của Trung đoàn bộ binh 24, được tăng cường một tiểu đoàn xe tăng, một tiểu đoàn pháo phòng không, chín cơ cấu tên lửa phòng không A-72, một tiểu đoàn vận tải, một đại đội K-63, một đại đội pháo 85mm, một trung đội súng phun lửa. Ngoài ra còn được pháo binh sư đoàn và quân đoàn chi viện trong quá trình chiến đấu; đánh vào bộ tư lệnh quân dù, bộ tư lệnh sư đoàn 5 không quân, bộ tư lệnh không quân, khu cố vấn Mỹ; khu nhân viên kỹ thuật, thông tin, ra-đa. Hiệp đồng với Trung đoàn 28 đánh chiếm toàn bộ sân bay Tân Sơn Nhất (nay thuộc quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh); nhằm tiêu diệt địch, phối hợp với đơn vị bạn chiếm toàn bộ sân bay và bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Lúc 10 giờ 15 phút ngày 29 tháng 4 năm 1975, bộ phận đi đầu của trung đoàn đến cách quận lỵ Củ Chi bốn ki-lô-mét, gặp địch ra ngăn chặn, quân ta nổ súng diệt một số bộ binh năm xe tăng, bọn địch còn lại chạy về phía sau.

Từ 10 giờ 40 phút, địch liên tục tổ chức ngăn chặn trung đoàn dùng một bộ phận đánh địch để đội hình cơ bản nhanh chóng vượt qua tiến vào mục tiêu chủ yếu trong sân bay.

Sau khi tiêu diệt địch ở ngã ba Tân Phú Trung, cầu Bông, Thành Quan Năm, trung tâm huấn luyện Quang Trung. Đến 21 giờ ngày 29 tháng 4, Đại đội bộ binh 7 chiếm được ngã ba Bà Quẹo. Trung đoàn cơ động Tiểu đoàn 5 lên sẵn sàng đánh địch từ ngã tư Bảy Hiền vào và từ sân bay Tân Sơn Nhất ra. Thường vụ và chỉ huy trung đoàn họp, đề ra phương án chiến đấu cho ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau khi địch ở các tuyến phòng ngự vòng ngoài bị ta tiêu diệt, lực lượng trong thành phố hoang mang cực độ, chúng tiếp tục củng cố, lập tuyến phòng ngự mới, ngăn chặn ta tiến vào nội đô Sài Gòn. Ở sân bay Tân Sơn Nhất, địch tổ chức phòng ngự có công sự vững chắc, vật cản dày đặc nên ta không thể tiến công trong hành tiến được nữa mà phải tổ chức đột phá bằng sức mạnh binh chủng hợp thành.

Về ta, sau một ngày tiến công, vượt 70 ki-lô-mét qua các tuyến phòng ngự của địch đến sát sân bay, chiếm được bàn đạp tiến công thuận lợi. Trung đoàn quyết định: bổ sung vật chất, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ để sáng 30 tháng 4 năm 1975, đột phá đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ 7 giờ 15 phút ngày 30 tháng 4, pháo binh bắn vào sân bay; 8 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 5 nổ súng đánh địch ở ngã tư Bảy Hiền. Sau hơn hai giờ chiến đấu quyết liệt, ta chiếm được ngã tư Bảy Hiền, phát triển tiến công vào cửa số 5.

Đến 8 giờ 45 phút, các tiểu đoàn 4 và 5 đột phá vào trong sân bay. Tiểu đoàn 5 xung phong vào công 5 bị địch lợi dụng lô cốt chống cự quyết liệt, ta thương vong nhiều, sức đột kích yếu dần. Trung đoàn sử dụng xe tăng trên hướng Tiểu đoàn 4, cùng hai khẩu 85mm và đưa Đại đội 5 vào chiến đấu.

Được hoả lực pháo binh của sư đoàn, quân đoàn chi viện, trên các hướng quân ta lần lượt đột phá, đánh chiếm các mục tiêu. Phát triển thắng lợi, 9 giờ 45 phút, trung đoàn đưa Tiểu đoàn 6 vào chiến đấu đánh chiếm bộ tư lệnh không quân, bắt liên lạc với phái đoàn quân sự của ta, 12 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân ta làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất.

Trận đánh kết thúc, 427 tên địch bị diệt, 101 tên bị bắt (trong đó có ba đại tá); ta thu 1.300 khẩu súng các loại, bảy xe M-113, một xe M-48, 410 máy bay, bắn cháy chín xe bọc thép, 15 xe GMC, một máy bay trinh sát L-19 và nhiều quân trang quân dụng.

Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm quý về tổ chức chuẩn bị, thực hành chiến đấu tiến công trong hành tiến bằng sức mạnh binh chủng hợp thành quy mô lớn thọc sâu vào mục tiêu quan trọng nằm sâu trong hậu phương địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM