Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:50:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu đoàn bốn người  (Đọc 6063 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:16:02 pm »

III

Hòn đảo đã trở thành của ta. Bây giờ «CC-16» đến đây với chức năng cũ của mình: chở thùng, hòm, máy quay đĩa và đạn dược, tưởng như không làm gì có cái buổi sáng tháng chạp nọ, khi tàu này chỉ đường cho quân đổ bộ đến đây. Do chỉ có một mình «CC-16» thường tới đây nên đơn vị bộ đội trên đảo này rất vui mừng mỗi khi đón nó trên bến. Và cũng bởi tình cảm tràn trề cho nên ngay vào chuyến thứ ba, anh em đã gọi đổi cái tên «CC-16» thành tên gọi âu yếm là «Sêsêsa», đôi khi còn gọi là «Sêsêtôsa» hoặc để cho trang trọng hơn «Sêsêtôn Ivanôvich». Thật lạ là cái tên mới ấy, cái tên gọi biểu lộ tình cảm của anh em bộ đội trên đảo đối với chiếc tàu kéo chung thủy này, lại bị Grigôri Prôkhôrưch phản đối. Vừa nghe thấy Jilin gọi nó bằng tên gọi ấy ông liền nghiêm nghị cắt lời anh, gọi anh bằng «anh» vì theo ông đang là lúc phục vụ trong quân đội, ông đã rành mạch phân rõ quan hệ trong lúc phục vụ và ngoài lúc phục vụ.

— Đồng chí hoa tiêu (Jilin đã gần trở thành hoa tiêu), đồng chí hãy vứt cái tên ấy đi. Tàu đã có tên gọi do điều lệnh quy định, không làm gì mà phải gọi chệch đi, hơn nữa cái tên ấy đã được ghi vào lịch sử rồi.

«Lịch sử» đây Grigôri Prôkhôrưch có ý nói về đoạn viết trên báo «Hạm đội Hồng quân Bantich», ở đấy trong một bài phóng sự người ta đã mô tả về đợt đổ bộ đầu tiên và nói đền sáng kiến chiến đấu của đồng chí chỉ huy tàu «CC-16». Jilin cũng giữ mảnh báo ấy, nhưng có những mục đích thực tế hơn: trong những giờ ngắn ngủi ở Crônstat, khi chạy ghé thăm cô Dina anh thường kiêu hãnh lôi mảnh báo đó ra và lại kể về cái câu chuyện chiến đấu đầu tiên (và tạm thời còn là độc nhất) của mình. Với bộ mặt bí ẩn, anh thường nói thêm rằng cô ta sẽ còn được nghe nhiều về tàu «Sêsêsa» qua báo chí, và khi ấy chắc chắn tên anh sẽ được nhắc tới.

Nhưng các chuyến đi tới đảo đã trở thành thông thường, không còn những trường hợp để «Sêsêsa» thể hiện phẩm chất chiến đấu của mình nữa, và Jilin cứ thở dài liên tục cúi nhìn tấm bản đồ để trên bàn hoa tiêu của anh.

— Ôi, cuộc sống Sêsêsa của chúng ta ơi!.. Người ta thì chiến đấu, còn mình thì cứ chở bắp cải... Vaxia Jilin ơi! Mày chẳng có hạnh phúc đâu! Cứ với nhịp này thì đừng có hòng mà tiến đến Anh hùng Liên-xô!..

Những câu nói như thế làm Grigôri Prôkhôrưch rất bực mình. Đứng tì tay vào lan can và ngọ nguậy ngón chân trong đôi ủng lông (vì cứ mỗi lần đến đảo thì mùa đông lại càng về gần hơn), Grigôri Prôkhôrưch đã chỉnh đốn cho Jilin những mẻ rất dài; ông chứng minh rằng trong hạm đội cũng như trên tàu biển, mỗi vật đều có giá trị của nó và ngay cả loại cải bắp xấu tiếng thì cũng là một loại hàng cung ứng và chuyên chở nó đến hòn đảo xa xôi này là một công việc rất chiến đấu, rất phù hợp với «CC-16». Với niềm tự hào và không có ý châm biếm ông nói thêm rằng tàu mười hai và tàu mười bốn có được cử đi đâu bởi vì không ai dại gì lại đi giao phó việc chở hàng bắp cải chiến đấu cho thứ tàu mả hễ chạm phải băng là đã sợ bỏ chạy xa.

Quả thực, bây giờ những tảng băng mà họ gặp trong vịnh ngày một nhiều hơn và lớn hơn. Dọc bờ đá hình thành một lớp băng mỏng và mỗi cơn sóng to lại ngoạm của lớp màng xanh bàng bạc bằng phẳng ấy những cục băng lớn và thả chúng lênh đênh vào vịnh, còn ở bờ thì cái lạnh giá và lớp nước yên lặng cứ liên tục bu lại sự mất mát này. Những tảng băng lẻ loi ấy sau khi vào vịnh đã không tan trong nước mà ngược lại, sẵn có cái lạnh giá trong mình nên khi gặp dịp là chúng làm đông cứng luôn lớp nước bao quanh và cũng lớn lên không ngừng, trở thành những bãi băng bằng phẳng. Đôi khi sóng to không hiểu cái nhiệm vụ do thiên nhiên đề ra, lại đánh vỡ luôn cả những bãi băng trôi lềnh bềnh này, nhưng cải lạnh giá lập tức sửa ngay lỗi lầm hộ nó, — và bãi băng mới, do những tảng băng gắn chặt vào nhau lại chậm chạp bập bềnh trên mặt vịnh, tìm kiếm xem có chỗ nào để bám vào hoặc gắn lại với nhau thành những bãi lớn hơn.

Đúng là «CC-16» không sợ bỏ chạy xa khi gặp những tảng băng ấy. Nhờ có con mắt đầy kinh nghiệm, biết đánh giá lứa tuổi và độ dầy lớp băng, trong phần lớn trường hợp Grigôri Prôkhôrưch cứ cho tàu phóng thẳng vào bãi băng. Tàu rùng mình, chiếc mũi phá băng của nó chồm lên băng và nhích đi từng tấc một cả cái sức nặng của thân tàu. Bãi băng không chịu nổi đã vỡ ra thành từng mảnh quay lộn chậm chạp để lộ ra trong vết vỡ những ánh hào quang rực rỡ của các tinh thể, và rồi bị chân vịt xoáy kéo lùi về phía đuôi tàu. Đôi khi ngay từ đầu, chiếc mũi phá băng đã làm tảng băng nứt ra một đường gân ngoằn ngoèo, bãi băng vỡ làm hai phần mở đường cho «CC-16» lấy thân tàu gạt băng sang hai bên mà lách đi một cách dễ dàng êm ả. Nhưng cũng có lúc — càng về sau càng nhiều hơn — Grigôri Prôkhôrưch ngắm nhìn bãi băng rồi lặng im chỉ hướng đi cho đồng chí lái tàu, nhường lối cho tảng băng, đành tránh địch thủ chứ không cần xông thẳng vào nó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:16:48 pm »

Chẳng bao lâu sau, cách này trở thành thường dùng vì những bãi băng đã củng cố vững vàng vị trí của chúng. Chúng đã chiếm vùng tam giác châu sông Nêva, vũng Mackidôp và hầu như toàn bộ vịnh Crônstat. Từ hai bên, những mũi tiền tiêu của nó đã kéo dài suốt bờ biển phía nam và phía bắc, chiếm lĩnh các eo và vịnh nhỏ để từ đây cùng với cơn phong ba đưa tất cả bãi băng vào vịnh, đến những khoảng rộng của nó. Chỉ ở cảng Crônstat và ở lối đi dọc theo các cột hải đăng là nước còn giữ được trạng thái sền sệt: ở đấy là cả một đồng lầy lạnh buốt của những tảng băng vỡ lộn xộn, vô hình dạng mà chiến hạm và tàu phá băng qua lại luôn đã làm chúng không dính vào nhau thành một lớp dày được. Mỗi lần bị tàu biển đập vào, chúng lại kêu leng keng, gầm gừ và cọ sát vào thân tàu, nhưng rồi vẫn vỡ tan ra. Song mỗi khi được để yên thì chúng trả thù bằng cách đông lại một cách đểu cáng thành những cục lộn xộn giống như một cánh đồng bị cày lên lởm chởm. Phá những bãi băng này khó gấp bội so với bãi bằng phẳng. Nhưng người ta vẫn phá được chúng vì chiến tranh vẫn đang tiếp diễn và những chiến hạm vẫn phải có đường qua những bãi băng này để ra vùng nước còn chưa kịp đóng băng. Và theo sau các chiến hạm là tàu «CC-16» len lỏi theo lối đi còn mới để, hoặc tránh những bãi băng ngược chiều, hoặc đâm thẳng vào chúng mà kiên trì tiến về phía đảo.

Một ngày đầu tháng giêng, tàu «CC-16» cũng theo sau đoàn chiến hạm đang đi làm nhiệm vụ bằng cách như vậy. Ra đến vũng tàu, nó đứng đợi cho chiếc tuần dương hạm xoay tấm thân khổng lồ phá tan một cách dễ dàng bãi băng đông cứng trên lối đi xong, rồi bám theo sau đuôi nó trên con đường rộng thênh.

Bầu không khí xanh trong của buổi rạng đông cuối tháng giêng như bị chiếc tuần dương hạm dần lùi lại phía tây, còn ở sau lưng nó, ráng hồng mênh mông của buổi binh minh mùa đông ngày càng dâng lên cao hơn, lan rộng ra rực rỡ và những ngọn đèn hải đăng như ánh sáng rực rỡ của ngày hội bừng lên trong bầu không khí lạnh buốt. Grigôri Prôkhôrưch đứng trên cầu, ông mải nhìn ráng hồng chậm rãi trải ra trên nền trời, mà quên cả lạnh. Ông ngắm nhìn cái bóng dáng quen thuộc của thành phố, — cột bơm nước, những máy cần trục, ống khói nhà máy Hải quân, gác chuông nhà thờ, những đỉnh nhọn hoắt của cột buồm trên bến cảng, — và một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái kỳ lạ và đồng thời một nỗi buồn khó tả, càng xâm lấn tâm hồn ông.

Ông yêu cái giờ của buổi bình minh yên tĩnh này, cái giờ mà ông đã quen thuộc trong suốt nhiều năm khi ông dậy sớm trước lúc báo thức, — cái giờ, khi chiến hạm còn đang ngủ và qua cửa sổ tàu còn nhìn rõ những ngọn đèn đêm màu xanh; khi những hình dáng mỏng manh của dây và cột buồm ngày càng rõ nét trên nền bầu trời đang hửng sáng, và màu sơn trên tàu càng đượm màu chiến đấu khắc khổ của mình; khi mà không muốn nói to vì cả đến những chiếc xuồng treo trên xà ngang lắc lư không ngừng suốt đêm kia, giờ cũng nằm yên và hơi kéo căng dây buộc như để thử xem mình còn có được buộc chặt không. Nhưng những buổi bình minh về mùa đông đối với ông là một cảnh tượng bất thường vì chúng đến trong lúc ông đang bận rộn công việc trên tàu, cái công việc của ngày mà ông thường bắt đầu từ khi trời còn tối, cho nên không làm gì có được sự tĩnh mịch ấy.

Giờ đây ông ngắm nhìn bầu trời giá lạnh đang ửng hồng như mới thấy lần đầu và chợt nghĩ rằng ông sống thế mà cũng đã khá lâu và bây giờ thì ông chẳng còn được nhìn cái khởi điểm dịu dàng nhưng không có gì ngăn được của một ngày, là bao nhiêu nữa. Ý nghĩ đó xuất hiện trong đầu óc ông rõ rệt đến nỗi ông phát bực mình: sao bỗng dưng lại thế? Nhưng nỗi buồn khó hiểu vẫn cứ xâm chiếm tâm hồn ông và ông tiếp tục đứng nhìn hình bóng đen thâm của Crônstat đang chìm dần vào phía chân trời ửng hồng kia cho đến lúc tiếng va chạm vào băng làm ông ngoảnh lại. Thành ra chiếc tuần dương hạm đi đã khá xa và lớp bùn lầy băng giá lại ngoan cố lấp kín cả lối đi. Ông nhìn Crônstat như vĩnh biệt với nó, rồi quay lại theo hướng đi về phía tây.

Cả ở phía ấy trời cũng đã sáng, không gian trở nên nhẹ nhàng, rạng rỡ và bầu trời đượm một màu xanh trong sáng. Theo mọi dấu hiệu thì trời sẽ lạnh và êm ả, nhưng cái đau âm ỉ trong chân lại nói rằng sẽ có bão.

Và quả thế: bãi băng ở mép đã rung động.

Đấy là một cảnh tượng kỳ lạ: bãi băng bằng phẳng cong lên uốn xuống một cách chậm chạp, im lìm như có ý bắt chước hình dáng cơn sóng từ biển đánh luồn xuống dưới đội bề mặt co dãn của nó lên. Băng không vỡ và cũng không nứt vì ở đây nó còn đang mềm và dẻo như xương trẻ con. Nó chỉ cong lên uốn xuống theo cơn sóng thoai thoải vừa làm cho bãi băng chuyển động vừa giảm dần sức mạnh của mình khi vào gần lớp băng dày.

Và đáng lẽ Grigôri Prôkhôrưch phải lo lăng nghĩ xcm cơn sóng nào đang chờ đợi ở ngoài kia thì ông lại ngắm nhìn nhịp thở đều hòa của băng và vẫn nỗi buồn khó ở nhẹ nhàng kia đã buộc ông lặng yên. Trong suốt đời mình ông đã ba, bốn lần chứng kiến cảnh bãi băng rung động như vậy và chẳng hiểu rằng ông sẽ còn được chứng kiến cảnh như thế nữa không. Ông bực mình thực sự với những ý nghĩ đó, ông gọi mình là thằng ngốc già, rồi bỏ đi xem công việc trên tàu ra sao.

Ông bước xuống khỏi cầu thang đi kiểm tra xem hàng hóa buộc có chặt không, đặc biệt ông xem các hòm đạn dược. Lúc đến buồng máy ông báo cho mọi người biết rằng ngoài biển sắp có bão và ra lệnh đóng kín cửa lại, rồi lại đi lên cầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:17:48 pm »

Ở đây, trong lúc ông vắng mặt, Jilin đã sử dụng quyền hạn «hoa tiêu» của mình và ra vẻ hò hét với đồng chí lái tàu: «Giữ đúng hướng!», «Không sang phải!» và những mệnh lệnh khác không có nghĩa gì mấy đối với công việc nhưng lại tỏ được quyền lực chỉ huy. Nhìn bộ mặt tươi cười của Jilin, Grigôri Prôkhôrưch hiểu vì sao những ý nghĩ buồn rượi lại cứ đến với ông.

Nguyên nhân của tâm trạng này là cái bệnh thấp khớp đáng nguyền rùa. Chuyến cuối cùng trên đường trở về, «CC-16» bị ướt không còn lấy một chỗ nào gọi là khô, kể cả cầu thuyền trưởng và trong chòi, nơi mà cơn sóng đã trơ trẽn đẩy cửa tràn vào quá đầu gối. Sau chuyến này Grigôri Prôkhôrưch phải nằm liệt giường. Lần đầu tiên trong cả quá trình phục vụ, ông đã không đi được mà phải cử Jilin đi thay khi đồng chí phụ trách cảng triệu tập. Việc đó làm Jilin lo sợ nhiều hơn là sung sướng và khi về anh đã bị một vố toát mồ hôi hột mới truyền đạt lại mọi chỉ thị. Nhưng có một điều làm Grigôri Prôkhôrưch khó chịu là ông tưởng tượng rằng trong căn phòng quen thuộc, noi chiếc đồng hồ kỳ quặc từ thời thuyền biển còn chạy bằng buồm vẫn trang trọng kêu tích tắc, người ta cũng nói chuyện về ông, về bệnh tình của ông, rằng đã đến lúc ông gỉà cần về hưu vì thậm chí ông đã không tự đi được mà phải phái trợ tá đi. Grigôri Prôkhôrưch vừa nguyền rủa đôi chân vừa gắng sức đứng dậy để đi gặp đồng chí phụ trách cảng (với lý do là để nhận thêm chỉ thị), và tuy rằng đồng chí này không hề nói đến một chữ về cái điều mà Prôkhôrưch đang lo lẳng, nhưng một cảm giác lo âu vẫn cứ đọng lại làm mầm cho những suy nghĩ về tuổi già.

Bờ băng càng dâng lên cao và biến dần thành bãi băng dày đặc. Bây giờ ở đây đã có những cơn sóng thật lớn nhưng tấm áo giáp băng giá không cho phép nó vùng lên thành những bọt nước ngầu tung tóe. Còn phía trước, mặt biển thẫm màu của buổi ban mai đang bàng bạc những đợt sóng và chẳng mầy chốc cơn sóng đầu tiên đã nhấc bổng «CC-16» lên đỉnh, tóe lên nó những giọt nước lạnh. Chuyến đi «vui vẻ» bắt đầu.

Chiếc tàu «C-16» ướt đến tận đỉnh cột buồm mà vẫn kiên trì leo sóng. Lúc đầu sóng chạy ngược hướng đi của tàu, nhưng về chiều, cơn bão chuyển sang hướng nam, và chiếc tàu kéo bé nhỏ lại bị đảo điên vì những đợt chòng chành dữ dội. Song bão biển không làm Grigôri Prôkhôrưch lo lắng mấy vì tàu vẫn đi đúng hướng và đối với việc đó thì ông đã quen — gặp bão là chuyện thường, chẳng phải lần đầu đơn vị gặp bão.  Ông nghĩ về một việc khác và thỉnh thoảng lại lau kính chiếc ống nhòm, lo lắng nhìn về phía nam: hỉnh như có một bãi băng lớn đang từ phía ấy chuyển đến cản đường đi. Chắc cơn bão đã làm nó rời khỏi bờ và bây giờ đang đồn nó lên phương bắc. Rõ ràng đây là một bãi băng bờ đáng ngại và Grigôri Prôkhôrưch không gì muốn đụng chạm với nó vì đang trong cơn bão này mà mắc vào nó thì có nghĩa là đành chịu bó tay cho gió đưa đi, mà gió lại thổi về phương bắc, về phía bờ địch chiếm.

Sau một lúc suy nghĩ, ông ra lệnh cho Jilin cầm ống nhòm trèo lên cột buồm để xem có thấy bờ rìa phía nam của bãi băng không. Jilin hăng hái cởi ngay áo khoác ra và chỉ mặc mỗi chiếc áo bông, nhanh nhẹn trèo lên cột buồm, vừa trèo vừa lắc lư theo nó. Jilin một tay treo mình lơ lửng trên cột buồm, còn tay kia anh đưa ống nhòm lên mắt quan sát, rồi anh cũng dùng ống nhòm để chỉ phương hướng, nói cho Grigôri Prôkhôrưch tra theo bản đồ. Ông dự đoán đúng: khi «CC-16» đi tới bãi thì bãi băng đã rời khỏi vùng nước nông, cho phép luồn vòng bãi băng từ phía nam. Ông cho đổi hướng để tiến thẳng vào những mảnh băng vụn đang như chiếc đuôi kéo theo sau bãi băng, và nháy mắt Jilin lúc này vừa mồ hôi mồ kê bước ra khỏi buồng nồi hơi vì lúc đứng trên cột buồm anh bị gió và sóng đánh lạnh thấu xương nên lúc xuống anh đã chạy ngay vào đây...

— Phải đổi hướng chứ, đồng chí hoa tiêu! Chúng ta sẽ lừa tảng băng một mẻ, không thì không biết nó sẽ kéo đi tận đâu... Gớm thật, nó cứ theo gió bắc mà đi. Đến đêm chắc là gặp bọn Đức! Chắc chắn như vậy rồi!

Jilin vui vẻ hưởng ứng — tàu ít bị chòng chành hơn trong vùng băng vỡ, bãi băng đã bị đánh lừa, và lúc trên cột buồm, anh đã tỏ rõ tài năng của mình — biết bao là chuyện để kể lúc lên bờ. Sau khi ra lệnh chỉ đi trong đám băng vụn thôi chứ không được sán lại gần bãi băng, Grigôri Prôkhôrưch để anh đứng lại trên cầu thuyền trưởng thay mình và đi xuống xoang tàu uống nước chè cho ấm. Nhưng Vaxia còn chưa kịp ra oai hạ lệnh cho lái — vì bây giờ phải chỉ huy cho nghiêm túc — thì Grigôri Prôkhôrưch lại hối hả lên cầu. Câu hỏi đầu tiên của ông thật bất ngờ:

— Này, Malicôp có phải đảng viên cộng sản không?

Malicôp chính là anh thợ lái đang trực. Grigôri Prôkhôrưch không quan tâm lắm đến thành phần đảng viên của đơn vị mình, còn sở dĩ ông biết Jilin là đoàn viên Cômxômôn vì anh này đôi khi xin phép ông đi họp. Jilin ngạc nhiên nhìn đồng chí chỉ huy.

— Đảng viên.

Anh cho rằng Malicôp phạm một khuyết điểm gì lớn vì lúc phê bình, Grigôri Prôkhôrưch thường nói một câu: «Thế mà cũng là đảng viên!». Nhưng Grigôri Prôkhôrưch vẫn lo lắng nói với Jilin mà lại gọi anh bằng «con» như xưa:

— Này, con hãy bố trí cho những người ngoài đảng thay thế cho đảng viên và đoàn viên để triệu tập họ đến cả đây! Nhanh lên!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:19:08 pm »

Khi toàn bộ đảng viên và đoàn viên của chiếc tàu nhỏ bé gồm ba người thợ đốt lò, anh thợ điện báo viên Clepicôp, hai thợ máy, Đrôdơđôp, Jilin và Malicôp đã đến đủ cả trong căn buồng thì Grigôri Prôkhôrưch ngẩng đầu khỏi tấm bản đồ tuyên bố một cách ngắn gọn rẳng ông có một quyết định quan trọng và yêu cầu các đảng viên, đoàn viên hãy làm gương tinh thần hy sinh quên mình và lôi kéo toàn đơn vị theo vì đấy không phải việc dễ.

Ngắm nhìn tất cả một lượt xong, ông đọc bức điện do Clepicôp vừa nhận được cùng những bức khác báo trong toàn hạm đội. Theo mật mã bức điện cho biết rằng khu trục hạm «Cường tráng» bị băng làm đứt neo kéo đi, nó không tự thoát ra được và yêu cầu tàu phá băng đến cứu. Grigôri Prôkhôrưch bổ sung thêm rằng tính theo mọi quỹ đạo thì «Cường tráng» ở trong bãi băng mà họ đang đi tránh vòng theo ria phía nam, và bãi băng này đang trôi với một tốc độ lớn về bờ biển phía bắc, vào tầm súng giặc. Thời gian không cho phép chờ đợi gì nữa.

Ông quyết định: đi thẳng vào bãi băng, cố tiến đến sát tàu «Cường tráng» rồi kéo nó ra. Công việc rất nguy hiểm vì bản thân có thể bị mắc, nhưng đợi tàu phá băng thì cũng vô ích vì không biết bao giờ nó mới đến, và lúc nó đến thì không biết «Cường tráng» đã ở đâu. «CC-16» lại đang ở gần, bản thân cũng còn là một tàu bền chắc và còn đối chọi với băng được, nếu làm hết lòng hết sức và không sợ. Sau đấy ông phân công cho mọi người, rồi kết thúc bằng lệnh nhanh chóng chuyển tất cả đạn dược lên đầu mũi làm cho nó nặng để dễ phá băng hơn và nếu bị mắc thì còn có khả năng chuyển chúng về đằng đuôi cho mũi nổi lên.

Khi trời đã tối thì tàu «CC-16» bắt đầu khỏi động trong đám băng vụn, rồi lấy hết sức húc cú đầu tiên vào bãi băng. Bãi băng đầu hàng ngay một cách bất ngờ và suốt một tiếng đồng hồ liền tàu cứ thế tiến đi dễ dàng. Nhưng sau đó việc vận chuyển những hòm cân bằng thật là vất vả. Người ta chuyển những hòm đạn nặng nề về phía đuôi tàu làm mũi nhẹ đi. Và «CC-16» trơn tuột lùi xuống khỏi tảng băng ngoan cố. Người ta lại phải chuyển hòm lên mũi. Mọi người mệt mỏi buông thõng tay ngồi sệp cả xuống thùng, chiếc tàu kéo lấy đà rồì lại đâm thẳng vào tảng băng và hoặc phá vỡ được nó, hoặc mọi người lại phải đứng dậy khuân thùng về phía đuôi.

Đây là một công việc hết sức nặng nhọc, vất vả, nhưng không uổng công. «CC-16» ngày càng đi sâu hơn vào bãi băng. Clepicôp đã mầy mò xếp đạt được một bản điện tín mật mã gửi đến tàu «Cường tráng»: «Chúng tôi từ hướng đông nam đến giúp, bật đèn lên». Grigôri Prôkhôrưch vẫn đứng trên cầu một mình giữ lái (vì cả Jilin và Malicôp đều bận chuyển thùng), ông ngắm nhìn phương bắc, nhưng đêm vẫn tối đen và gió vin rít qua những dây kéo buồm, và ông cảm thầy cô đơn, lo âu và buồn tẻ.

Ông không thấy đèn. Đứng trên đống thùng, chính Jilin đã phát hiện ra nó và rối rít kêu lên:

— Tôi thấy rồi!

Anh thở đốc, mệt mỏi nhưng sung sướng chạy tới cầu thuyền trưởng và chỉ về phía ngọn đèn xanh yếu ớt. Grigôri Prôkhôrưch thở chậm rãi và khoan khoái, trong bóng tối ông cúi xuống ống nói và nỏi với một giọng khàn khàn, cảm động:

— Trong buồng máy... Nhìn thấy rồi... Các chú cố gắng lên...

Có lẽ vì trong buồng máy người ta đã gắng lên, mà cũng cỏ lẽ vì băng trở nên yếu hơn, nhưng ngọn lửa xanh nhanh chóng gắn lại và chỉ phải chuyển thùng có một lần nữa. Một tiếng sau, Grigôri Prôkhôrưch đã phải lóe mắt vì ánh đèn chói trong gian phòng công cộng quen thuộc và Cuôccôpxki ôm hôn ông rất chặt. Họ nhanh chóng hội ý.

Trung tá đề nghị Grigôri Prôkhôrưch phá hộ lớp băng quanh thân tàu «Cường tráng» để nó có thể xoay cái thân hình dài ngoẳng của mình về phía rãnh nước, sau đó «CC-16» sẽ dẫn ngư lôi hạm đi theo về phía nam. Grigôri Prôkhôrưch vừa nhìn bản đồ vừa lắc đầu: — Thế không được, — ông suy nghĩ rồi nói, — tôi chỉ làm anh chậm lại thôi. Các anh có thể tự đi được, rãnh sẽ không bị ép vào đâu, nó theo đúng hướng gió đấy. Nếu tôi đi chắn ngang thì chắc chắn nó sẽ bị ép lại ngay. Đằng này khi vào đến đường rãnh các anh sẽ cho tốc độ mười hai hải lý, chỉ có điều là đừng đâm vào bãi băng. Các anh cần rút ngay, vì đã bị trôi xa quá rồi...

Ông chỉ lên chấm tròn đánh dấu vị trí cuối cùng trên bản đồ. Bờ có cao xạ địch bố trí đã quá gần.

— Còn về chúng tôi thì không phải lo gì cả, — ông nói thêm khi thấy Cuôccôpxki phân vân. — Chúng tôi sẽ thoát ra khỏi đây. Hơn nữa chắc gì chúng đã phí đạn để bắn chúng tôi. Ông bỗng im bặt, rồi nói nhỏ:

— Nhờ các anh đem giúp về hộ một người của chúng tôi... bị thùng đổ làm bị thương vào chân... Nhỡ có làm sao...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:19:58 pm »

Ông không nói hết câu. Trung tá nhìn vào đôi mắt ông. Với trái tim quân nhân ông đã đoán dược những điều còn chưa nói hết và im lặng cúi hôn thẳm thiết vào bộ râu bạc cứng quèo của bác Grigôri Prôkhôrưch.

— Thế, — bỗng cảm thấy xấu hổ với sự bồng bột của mình, trung tá nghiêm giọng nói. — Trường hợp nhỡ có làm sao, các đồng chí phải đi tới đây, — anh chỉ lên mũi đất nhô ra trên bản đồ, đó là cổ mở rộng về phía tây bắc của vịnh Crônstat. — Chỗ này quân ta đóng, rõ chứ?

— Rõ, — Grigôri Prôkhôrưch cũng nói một cách nghiêm trang.

— Tôi sẽ luôn nghe các đồng chí trên làn sóng. Nhỡ có làm sao thì cho biết ngay... giả dụ bằng một chữ nào đó cho dễ nhớ...

— Nút thắt tôpô, — Grigôri Prôkhôrưch mỉm cười nói. — Anh còn nhớ không, cho đến giờ anh vẫn chưa biết thắt à?.. Thôi, hạnh phúc nhé...

Họ lại ôm hôn nhau lần nữa và Grigôri Prôkhôrưch bước ra. Trong căn buồng ấm cúng ấy ông đã quên hẳn những gì đang xảy ra. Trên boong tàu cơn gió lạnh buốt, suýt làm ông ngã, nhưng ông nhanh chóng bước sang tàu mình đi lên cầu, và «CC-16» bơi dọc theo thành ngư lôi hạm. Cuôccôpxki đợi khi lớp băng quanh tàu anh đã được đánh tan và «CC-16» đến ngang cầu phía sườn kia, liền ra lệnh cho chạy máy. «Cường tráng» cựa mình trong băng rồi đi theo tàu «CC-16». Chiếc này đã phải chậm rãi bơi thành một vòng cung rộng, thế mà «Cường tráng» khó khăn lắm mới chui được chiếc thân thon dài ngoẳng của mình, vào lọt. Cuối cùng nó đi vào rãnh nước đã có sẵn. «CC-16» giảm tốc độ, «Cường tráng» vượt qua nó và dùng mũi nhọn gạt những tảng băng đã bị tàu kéo phá vỡ sang hai bên, nhanh nhẹn tiến phương nam. Grigôri Prôkhôrưch đã đoán đúng: chỉ có vài ba chỗ là rìa bãi băng là đã bị thân tàu «CC-16» vững chắc cắt đứt, ép lại thôi, nhưng cả ở dây «Cường tráng» cũng vẫn như mũi kim nhọn lọt cả tấm thân thon gọn vào giữa những bờ mép của bãi băng.

Bốn giờ sau nó ra đến vùng nước không bị đóng băng. Thế mà Cuôccôpxki không vui mừng cho lắm: anh đã đánh diện cấp tốc yêu cầu tàu phá băng đến giúp «CC-16», nhưng người ta trả lời là hiện rất bận vì phải dắt hai ngư lôi hạm khác bị giam trong bãi băng. Chiếc tàu phá băng thứ hai tuy hỏng đã từ lâu, nhưng cũng phải rời Crônstat đi cứu những ngư lôi hạm khác nữa... Chắc trên biển đang xảy ra một sự kiện chưa từng có và bây giờ các tàu phá băng đều bận việc bù đầu.

Thực vậy, cơn bão biển đã lên đến mức cực mạnh. Các bãi băng khổng lồ như những cánh đồng băng, trước gắn chặt vào bờ, bây giờ đang nhanh chóng trôi ngang vịnh lên phía bắc, va chạm nhau, bờ bãi nọ đè lên bờ bãi kia cồng kềnh ép chặt những tảng băng khác vào các kẽ hẹp với một sức mạnh khủng khiếp làm chúng đứt ra và rồi đẩy chúng đi hoặc kéo chúng theo sau. Tất cả cái khối băng khổng lồ từ phương nam kéo tới đó đè chặt lên bãi băng mà tàu «CC-16» đang tìm cách mò mẫm vượt ra sau khi chiếc ngư lôi hạm có máy móc khỏe hơn đã đi xa.

Ngay cả tàu kia cũng đang gặp khó khăn. Cơn giông ngược chiều cứ dội nước xuống boong và cầu tàu làm lạnh cóng toàn bộ dây kéo buồm, cột buồm, đại bác và phần trên mặt tàu, có lúc anh em thủy thủ phải lội trong nước lạnh buốt để phá những lớp băng đang đông lại trên chiến hạm. Tàu «Cường tráng» nặng chúi mũi đi về phía nam, nhưng thỉnh thoảng bỗng phải đổi hướng và nghiêng hẳn sang một bên để vòng tránh bãi băng đang lao tới dọa ôm chặt lấy tàu, kẹp dí nó lại. Trong cuộc vật lộn với vùng vịnh điên cuồng này, Cuôccôpxki đã không để ý đến thời gian. Khoảng gần mười bảy giờ, người ta đưa cho anh một bức điện báo của chỉ huy sư đoàn.

Với ngón tay đã tê cứng Cuôccôpxki cầm lấy bức điện đi vào phòng chòi. Anh đặt nó lên bàn rồi vụng về mở ra đọc. Đồng chí chỉ huy tàu «Cường tráng» ngạc nhiên thấy anh bỗng ngồi phịch xuống đi-văng. Đồng chí nhìn bức điện và thấy trên đó có một dòng chữ ngắn ngủi:

«Mười sáu mười lăm, nút thắt tôpô, hướng Xtiêcxuđen «CC-16»».
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:21:09 pm »

IV

Gần sáng, tàu «CC-16» đến sát mép bãi băng và đã có thể xác định được vị trí của mình. Hóa ra, mặc dù tàu luôn tiến về phía nam nhưng bây giờ, so với địa điểm nơi nó đưa «Cường tráng» ra thì lại càng ở xa hơn về phía bắc vì bãi băng trôi ngược nhanh hơn. Bây giờ tàu đang ở sâu trong vịnh lớn lọt vào lòng bờ bắc.

Nhưng tàu đã vượt ra được khối băng, và Jilin tuy đã rét cóng thâm tím và ướt đầm đìa, bỗng hét lên với cái giọng như khi đã hét lúc anh phát hiện thấy tàu «Cường tráng».

— Nước!!

«CC-16» quay chân vịt nhẹ nhàng, nhưng chỉ một giờ sau, nó đành phải đổi hướng: có một bãi băng đang trôi từ phía nam tới. Tàu quay sang hướng đông và hết sức vội vã tránh bãi băng này khi nó còn chưa gắn với lớp băng rìa từ bờ phía đông lấn vào vịnh. Hàng chục con mắt từ boong chiếc tàu bé nhỏ đều hướng nhìn giải nước đen thâm ngày càng hẹp lại. Chẳng mấy chốc mọi người đều hiểu rằng trong cuộc ganh đua ác liệt này thì băng sẽ thắng: cơn bão đẩy nó về phương bắc nhanh hơn là con tàu chạy về phương đông.

Thấy rõ điều đó, Grigôri Prôkhôrưch dứt khoát hạ lệnh: «Quay sang trái!» và chạy về phía tây, ông cho rằng bãi băng không thể rộng đến nỗi có thể che kín cả lối từ vũng vịnh ra, và giữa bờ phía tây và bãi băng đang chuyển đến nhất định phải có lối ra, mặc dù nó nằm trong phạm vi tầm pháo địch. Đrôdơđôp đánh giá tình hình và chạy xuống buồng máy. Chưa bao giờ «CC-16» lại chạy với tốc độ lớn như vậy.

Nhưng giải nước đen giữa bờ phía tây và bãi băng ngày một hẹp dần. Ai nấy đều thấy rõ rằng cả ở đây, hai bãi băng đã khép kín lại, rằng sau khi bịt kín lối ra khỏi vịnh, thì bãi băng vẫn tiếp tục tràn vào vịnh như chiếc ngăn kéo bàn, phá vỡ lớp rìa của mình cũng như lớp băng dọc bờ.

Sau khi xác định một lần nữa vị trí và nhận thấy còn cách tầm xa nhất của trọng pháo địch không quá ba hái lý, Grigôri Prôkhôrưch cho quay lại phía nam và đâm bổ vào bãi băng.

Ngay lần thử đầu tiên đã cho thấy rằng không thể nào vượt qua bãi băng được: theo độ dầy và độ chắc thì đây là lớp băng sớm nhất, có thể là nó bị đầy từ vịnh Côpôxki đến. Đây là băng của quê hương thân yêu, lớp băng mà cách đây không lâu những người dân Liên-xô còn đi trên nó, những em bé nông trang còn trượt trên nó và những đôi thanh gỗ trượt tuyết của những người lính biên phòng còn lạo sạo trên mình nó mỗi lần tuần tra đêm... Ở đây, khi bị tách khỏi bến bờ thân yêu nó đã trở nên thù địch. Trong lúc tràn vào vũng vịnh, nó dồn «CC-16» về phía bắc và lần xác định góc độ mới về mũi đất trong bờ cho thấy họ chỉ còn cách tầm súng chưa tới hai hải lý.

Grigôri Prôkhôrưch ngẩng đầu lên khỏi bản đồ, và Jilin sợ hãi khi thấy mắt ông già khô hẳn đi và gầy dộc. Cái giá lạnh và cơn gió làm khuôn mặt ấy đỏ bừng lên, bộ râu bạc rối bù, mắt sâu lại và long lanh một ngọn lửa lo âu. Ông nhìn quanh như con thú bị thương, nhưng cả bên trái, đằng trước và bên phải đều là băng, còn phía sau — là pháo địch. Ông cúi xuống ống nói, khàn khàn ra lệnh:

— Mở hết tốc độ về phía trước!

«CC-16» lấy đà trong vũng nước, rồi đâm mũi vào bãi băng và cứ đứng như vậy mặc chân vịt quay cuồng loạn một lúc lâu. Rồi Grigôri Prôkhôrưch bỗng nói với một giọng bình tĩnh:

— Dừng lại! Đrôdơđôp, lên cầu!

Ông bỏ chiếc mũ lông đã cũ của mình ra lau trán và ngồi phịch xuống đi-văng trong buồng chòi như vừa làm xong một công việc nặng nhọc và định nghỉ ngơi. Đrôdơđôp vừa đến và bắt gặp ông trong tư thế như vậy.

Mệnh lệnh của ông thật rõ ràng và ngắn gọn.

Jilin phải chuẩn bị súng máy phòng trường hợp bọn địch đi theo băng đến. Đrôdơđôp — chuẩn bị mở khóa cho nước tràn vào bụng tàu nhưng đừng quên tháo hơi trước để bình hơi khỏi nổ, vì sau chiến tranh nhất định đội thợ lặn sẽ vớt lên. Cả hai chịu trách nhiệm giải thích cho đơn vị rằng nhỡ có làm sao thì tất cả sẽ đi theo băng về Xtiêcxuđen. Nhân lúc còn thời gian, đem tất cả quần áo, ủng lông vào buồng bình hơi sấy cho khô, chuẩn bị lương thực và những thứ vũ khí nhẹ. Chia làm hai nhóm, một do Jilin và một do Đrôdơđôp chỉ huy. Không được quên lấy địa bàn, vừa đúng hai chiếc. Để kéo súng máy đi theo, phải làm xe trượt tuyết: có thể sẽ phải tự vệ. Đưa bức này cho điện báo viên, bảo anh ta sẽ tự ghi giờ vào lúc cuối cùng. Hết.

Trong lúc mọi người trên tàu âm thầm và trật tự làm tất cả những việc đó thì Grigôri Prôkhôrưch đành phải ngồi xoa chân trong buồng. Chạm phải nó đã rất đau, mà đi lại còn đau hơn. Ước được nằm và phủ cái gì ấm áp lên trên. Nhưng phải dậy, khập khễnh đi tới địa bàn, xác định góc độ về bãi đất trên bờ và sau đó còn phải cấp tốc tập họp vì bãi băng vẫn tiếp tục đưa họ đến gần pháo địch. Đrôdơđôp đem đến một đôi ủng lông và chiếc áo bông đã khô bắt Grigôri Prôkhôrưch phải thay cái của mình để đem đi sấy. Chân đỡ đau được một lúc, nhưng khi ông đứng dậy đi tới địa bàn thì cơn đau lại nổi lên dữ dội. Lần xác định góc độ mới cho thấy rằng «CC-16» đã bị trôi đến đúng tầm súng địch.

Ông ghi vào sổ trực nhật góc độ đó rồi nhìn về phía bờ bắc đang cúi thấp mình hung dữ ẩn náu trong đám sương mù xanh của rừng cây.

— Thế nào, — ông nói thầm, — còn đợi gì? Muốn bắn thật trúng à?

Và trên bờ xa lóe lên một ánh lửa vàng như để trả lời câu hỏi đó. Bầu trời bị tiếng nổ ghê gớm xé ra và từ mặt nước cách «CC-16» khoáng hai trăm mét phụt lên những cột nước trắng không cao lắm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:21:47 pm »

— Trái phá, — Grigôri Prôkhôrưch tự nói với mình rồi gọi xuống dưới. — Toàn đơn vị rời tàu, phân tán trên mặt băng cho đến lúc ngừng bắn!

Tiếng nổ thứ hai ầm lên át cả tiếng nói của ông và đạn trái phá lại nổ đúng chỗ trước. Không thấy có loạt đạn thứ ba. Có lẽ bọn pháo binh địch đã hiểu chẳng cần phí đạn làm gì khi mục tiêu đang tiến lại gần. Grigôri Prôkhôrưch tháo địa bàn ra cặp nách, ông đứng trong chòi ngắm nhìn nó và cầu thuyền trưởng rồi nặng nề cất bước theo hành lang một cách khó nhọc để xuống khỏi tàu và đặt chân lên băng giá.

— Nào, đồng chí Đrôdơđôp, tiến hành đi, — ông nói, rồi quay mặt đi.

Bầu trời sau chiếc tàu đỏ rực như một đám cháy khổng lồ, và trong cái ánh lửa rực rỡ và đầy lo âu của nó, ông không tìm thấy cái trong suốt êm đềm mà sáng hôm qua còn tràn ngập trái tim ông bằng một sự lặng im kỳ diệu. Ông quay hẳn lưng vào tàu nhìn về phía Crônstat. Ở đấy bầu trời xanh thẳm và bình yên.

Anh em thủy thủ tàu «CC-16» lần lượt đứng cả dậy, họ quay mặt về phía người chỉ huy và tàu của họ. Ngọn gió bão căng phật lá cờ màu xanh của cảng trên ngọn buồm tựa như chiếc cờ có màu đen thẫm trên nên của buổi hoàng hôn ấy. Chiếc nắp trên ống khói sập xuống và một cột hơi trắng phì ra như tiếng còi rú mạnh, bay bổng vào không gian. Tất cả im lặng. Hơi nước yếu đần, cột khói dày đặc thấp xuống rồi tắt hẳn cùng với tiếng kêu não nuột, và những dòng nước đọng như những giọt nước mắt nóng hổi chảy dài theo đường ống.

Trong cái tĩnh mịch, qua tiếng rít của gió, mọi người đều nghe thấy tiếng lách cách của cánh cửa sắt đang mở ra. Đrôdơđôp chậm chạp bước ra khỏi buồng máy và không hiểu để làm gì đồng chí cẩn thận đóng chặt cánh cửa lại và tiếng lạch cạch lại vang lên. Đồng chí đứng cạnh đấy một lúc rồi hất tay tuyệt vọng, không nói không rằng nhảy qua lan can và bước đến chỗ đám người đang đứng lặng lẽ.

Họ đợi đã lâu. Nhưng «CC-16» vẫn cứ đứng giữa bãi băng như không muốn bị chìm, chỉ có mũi là hơi thấp xuống.

Malicôp không chịu được nữa.

— Sao nó lại thế? — anh nói khẽ như đứng bên giường người hấp hối. — Đrôdơđôp, anh đã mở hết khóa cho nước vào rồi đấy chứ?

— Băng giữ nó mà, — Đrôdơđôp trả lời cũng khẽ như vậy.

Tất cả lại im lặng. Sau đó nghe thấy tiếng rạn nứt của băng và tảng băng dưới thân tàu vỡ ra mở đường cho nó. Tàu chìm thẳng xuống nước một cách nhanh chóng, lòng tàu vẫn giữ được thăng bằng. Anh em thủy thủ người thì thương xót, người thì thở dài nhẹ nhõm, còn Grigôri Prôkhôrưch thì quay hẳn người lại: ông bỏ mũ ra và bước lên hai bước đến gần tàu. Đrôdơđôp đỡ tay ông.

— Thôi, thôi... đồng chí Prôkhôrưch... — ông âu yếm nói.

Jilin nấc lên và cũng bỏ mũ cất cao giọng hô:

— Chiến hạm hạm đội Bantich Cờ đỏ «CC-16» muôn năm!

Tiếng hô của anh như làm cho mọi người sực tỉnh. Lời hô «muôn năm» vang âm trên mặt băng và tắt hẳn khi mặt nước lạnh giá rung động, ánh màu đỏ rực của buổi hoàng hôn trên ngọn cờ cũ màu xanh của cảng khép lại.

— Trái phá nằm xuống! — Grigôri Prôkhôrưch bỗng hét lên vì thấy chớp lửa vàng quen thuộc lóe lên ở trên bờ. Tất cả nằm rạp xuống. Bầu trời trên đầu lại âm vang và gầm rít xung quanh. Và Grigôri Prôkhôrưch cũng ngã soài lên tuyết.

Trọng pháo bắn bốn loạt. Ba người bị thương. Đã cần phải rút lui ngay. Jilin cầm dây kéo xe trượt tuyết mà mọi người đã kịp xếp súng máy lên. Đến gần chỗ Grigôri Prôkhôrưch, anh ta nói:

— Malicôp, giúp mình một tay. Ông già hỏng chân rồi không đi được đâu... Bọn ta thay nhau chở...

Họ kéo súng máy đến gần Grigôri Prôkhôrưch, nhưng ông này không trả lời. Mọi người lật ông dậy thì thấy ông bị đạn trái phá bắn trúng trán. Ông sống lâu hơn tàu của mình đúng hai phút rưỡi.

1941
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:23:33 pm »

TRONG RỪNG

Trong cơn mê man bất tỉnh khôn cùng, dần dần hiện lên cảm giác mơ hồ của một sức nặng đè trên chân. Cảm giác ấy càng quấy rầy mạnh hơn và cuối cùng con người nằm mê làm một động tác vô ý thức để nằm cho thoải mái hơn. Không hiểu có cái gì đó cứ ghì chặt lấy chân, không thể nào co lại được. Ý nghĩ đầu tiên còn mơ hồ bảo rằng chắc cái thằng Côlia Xitin, anh bạn cùng giường, lại đè lên chân rồi. Bằng một động tác dứt khoát, và bây giờ thì đã có ý thức, người nằm đấy cố nhấc chân ra. Khi ấy anh cảm thấy đau nhói và bừng mắt dậy.

Anh chau mày lại vì cái ánh sáng chói chang và liếc nhìn xung quanh để cố hiểu tại sao mình lại bị cây thông có cành lá xùm xòe đang phù trên người, như một tấm chắn dầy đè dí xuống tuyết.

Qua những cành thông xanh um, thơm mùi nhựa và mùi băng giá ngay trước mặt, anh thấy một bãi tuyết trắng xóa. Những đám lá thông rườm rà phủ nặng đầy tuyết đứng lặng yên. Có tiếng ai thở dồn dập ngay đâu đây đã phá tan sự tĩnh mịch mênh mông của khu rừng mùa đông này.

Anh lắng tai nghe. Và khi nhận ra rằng dỏ chính là mình thở to như vậy thì anh há hốc cả miệng. Bây giờ nhận thức của anh cũng hoàn toàn thức tỉnh. Mồ hôi đổ ra như tắm khi anh chợt hiểu điều gì đã xẩy ra và anh đang ở đâu. Tim như muốn vỡ ra, dập dồn dập liên hồi. Chẳng có sự cố gắng lý trí nào, chẳng có cách thở đều hòa nào có thể giữ được nhịp đập điên cuồng tưởng như vang động khắp rừng của nó được. Một sự mệt mỏi và uể oải đến buồn nôn từ chân tràn lên khắp cơ thể. Đấy là sự sợ hãi, một sự sợ hãi tầm thường của con vật khi nó bất thình lình bị mắc bẫy mà lối thoát chỉ là cái chết.

Anh cố tự hiểu tình trạng của mình, Một thân một mình, hầu như không có vũ khí, trừ quả lựu đạn đeo ở thắt lưng, anh đang bị một cây thông đè chặt xuống trong khu rừng có mặt trời chiếu sáng một cách tàn nhẫn, ở hậu phương địch. Cây thông che anh khỏi đường đạn chính xác của tên xạ thủ, nhưng lại đè nặng lên người anh và cũng có thể đã làm gẫy chân anh. Khẩu súng trường đã bị tiếng nổ nặng nề và nóng bỏng văng đi xa, trong lúc nổ tung làm anh từ bụi thông ra đến gốc tùng bách này, quật anh xuống tuyết và dìm vào sự mê man sâu thẳm.

Hồi đêm họ có hai người: bản thân Côlôbanôp và cái anh chàng láng giềng cùng hầm Côlia Xitin. Họ mặc đồ ngụy trang mầu trắng bò đến đây. Họ là hai người bạn, hai người thủy quân trinh sát giỏi nhất của đơn vị. Họ đã nằm trong bụi thông kia đến nửa giờ, mà cũng có thể là cả một giờ, trước khi bò ra bãi tuyết giữa cây thông và hàng nhân tùng bách thẳng đứng như hàng cột. Họ nằm im và nghe rừng. Lỗ tai rất thính của họ đã phân biệt được những tiếng đụng chạm của vũ khí ở đằng xa và những tiếng sột soạt sau những cây tùng đằng kia, nhưng ở đây thỉ tất cả đều im lặng.

Lúc ấy Xitin bấm hai cái vào ngón tay bạn, đợi một lúc anh lại bấm thêm cái nữa, như thế có nghĩa là «tớ đi lên trước một mình», rồi bò ra khỏi rừng thông. Như chiếc bóng mờ anh bò một cách chậm chạp và nhẹ nhàng trên tuyết, cách bò ấy chỉ có anh là có thể làm khéo thế được, và chỉ cách ba bước là đã không thấy anh đâu. Thế mà gần đâu đây ngay bên cạnh anh đã có tiếng một phát súng của tên xạ thủ địch, một tiếng khô và khẽ giống như cành củi khô bị dẫm gẫy. Rồi trong đêm chỉ còn lại sự tĩnh mịch mênh mông của khu rừng.

Côlôbanôp đợi năm — mười phút, tin chắc rằng Côlia sẽ trở lại vì đã nhiều lần sau những tiếng phát súng vô ích trong đêm như vậy họ lại gặp nhau nguyên vẹn. Nhưng Xitin đã không trở lại. Khi ấy anh bò lên phía trước để giúp nếu như bạn bị thương, hay để biết chắc là bạn đã hy sinh. Nhưng vừa bò được bốn mét thì từ một phía khác lại cỏ tiếng súng rất gần, tuyết bắn tung lên ngay bên vai trái. Anh phải nằm đợi rất lâu cho đến lúc tên xạ thủ kia mờ mắt đi vì nhìn mãi vào đêm tối.

Vừa lúc ấy, có ai kéo chiếc ủng bên phải của anh: thành ra Xitin, «người trinh sát viên vô hình», như anh em trong đơn vị thường gọi, đang nằm ở phía sau. Côlôbanôp bò lùi lại bụi thông và nằm bên bạn. Hơi thở nóng hổi của Xitin đã sưởi ấm má anh và anh đoán rằng Xitin đang mỉm cười một cách thỏa mãn và tinh nghịch như người thợ săn tìm thấy mồi: «Nhiều «chim cu» lắm... bọn mình dò thêm ở phía phải cánh rừng có gì nữa không...» Lập tức thân hình mềm mại của anh đã bò vào bụi cây. Côlôbanôp để anh bò đi trước rồi bò theo, thận trọng gạt sang bên những cành thông từ tuyết đâm lên. Bỗng một cột lửa dựng lên ở phía trước, bầu không khí nặng chịch làm cháy dát cả mặt. Và còn chưa kịp hiểu rằng sức nổ ghê gớm đang văng anh đi xa thì Côlôbanôp đã ngất đi.

Bây giờ tỉnh dậy anh mới hiểu rằng đêm qua trái mìn nổ đã văng anh đến gốc tùng bách này, ném anh xuống một chiếc hố rồi lấp cây thông bị bật cả gốc lên trên. Anh nằm im và qua đám lá nhìn khắp rừng thông, bãi tuyết, các bụi cây để tìm Côlia. Cuối cùng anh đã thấy trên đám tuyết hồng một vật gì rất đáng sợ và nhắm nghiền mắt lại. Anh chỉ còn mệt mình. Và thế là hết.

Ngày vừa bắt đầu. Cái ánh sáng phũ phàng, tàn nhẫn tràn ngập khắp rừng, và những tên xạ thủ hồi đêm đã săn họ, vẫn ngồi trên cành thông. Không thể bỏ hố này đi đâu được. Mà nằm đây đợi đêm thì chắc không đủ nhiệt. Lượng nhiệt trong cơ thể đã cóng lạnh nhiều giờ khi mê man, còn lại chẳng được là bao.

Mặt trời bò theo những cành thông rậm rạp, chuyền quanh những thân tùng bách đầy nhựa vàng óng. Tất cả những cái đó mới chậm chạp làm sao! Rừng im lặng.

Anh nghĩ đến tất cả, trừ rừng, trừ sự im lặng và ánh sáng. Anh hình dung thấy đêm Ưcren tối thẳm, thấy hương vị anh đào và tiếng rốc rách ở bờ đê. Anh nóng ruột đợi bóng tối vì khi ấy sẽ có thể bò thoát ra khỏi bụi thông. Đôi lúc anh lại mở mắt nhìn những hàng cột thân tùng bách được chiếu sáng chói lòa.

Thời gian mất hết cả ý nghĩa. Nó không chuyển động và tưởng như bóng tối sẽ không bao giờ trở lại.

Nỗi thất vọng xâm chiếm toàn bộ tầm hồn anh. Anh sờ nắm trái lựu đạn. Cứ thế là đơn giản nhất. Chỉ cần rút vòng ra, và anh sẽ nằm yên như Côlia Xitin... Và chẳng cần phải đếm nhịp đập của trái tim nữa, chẳng cần theo dõi xem bóng thông đã ngả đến đâu rồi. Không cần gì phải chờ đợi, chờ đợi mãi làm gì, khi việc chờ đợi ấy đã trở nên vô nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:24:22 pm »

Anh nhìn đám tuyết mầu hồng cạnh chiếc thân hình bất động và bỗng nhớ đến hơi thở ấm cúng của người bạn bên má mình, đến giọng nói thì thầm không thành tiếng, nụ cười tinh nghịch của bạn, và niềm khao khát muốn sống lại bao trùm lấy anh. Cần phải sống để trả thù những kẻ đã làm ngừng vĩnh viễn hơi thở ấm cúng đó. Bây giờ anh cảm thấy ý nghĩ này là quan trọng hơn cả và anh dồn sức để chuẩn bị chiến đấu.

Cái yên tĩnh của khu rừng bỗng bị phá tan tành. Không khí rít lên dữ dội, rừng thông rung chuyển, tuyết từng chùm dầy từ trên cành rơi xuống. Cả bầu trời náo động, và Côlôbanôp hiểu rằng trận pháo kích khu rừng đã bắt đầu. Súng ta bắn đạn trái phá trên các đỉnh cây để đuổi bọn xạ thủ. Rừng như sống lại. Những cành cây bị mảnh kim loại nóng bỏng cưa đứt rơi lỏa tỏa. Một mảnh đạn rít kinh sợ rơi ngay bên cạnh anh. Hai con chim đen bay vút khỏi rừng thông. Chú sóc vội nhảy chúi vào đám lá rậm rạp khiến những bông tuyết dầy rơi xuống.

Và lúc ấy, từ một cây thông ngay bên cạnh có một người đang bám vào cành cây leo xuống một cách vụng về và chậm chạp.

Hắn mặc một bộ đồ lạ, quàng quấn chặt chẽ để có thể ngồi chịu rét lâu dài. Khẩu tiểu liên đêm qua dùng để bắn hai người trinh sát, hắn móc lại trên cành mà leo xuống một mình. Một cảm giác nóng rực chạy khắp cơ thể Côlôbanôp và muốn nhấc anh dậy, khói cây thông. Nhưng anh thận trọng giơ tay ra nắm lấy quả lựu đạn mà không sợ bị phát hiện vì lúc này tên xạ thủ còn chú ý gì đến tiếng động của cây thông nữa: đạn đang rít khắp khu rừng và bản thân hắn đang vội chạy xuống hầm. Vừa lúc Côlôbanôp rút chân khỏi cây thông, co dúm người lại để chuẩn bị nhảy ra, ném lựu đạn và chạy nhanh tới bụi thông thì có một vật gì rất nặng đè ập lên người anh.

Còn chưa hiểu ra sao, anh vội quai khủy tay ra phía sau và nghe thấy tiếng kêu. Anh lập tức lật mình lại dưới cái sức nặng đang đè lên anh.

Đấy là tên xạ thủ thứ hai, hắn ngồi ngay ở cây thông trên đầu Côlôbanôp và bây giờ cũng vội tụt xuống chiếc hố đào sẵn ở gốc cây để tránh đạn trái phá.

Cuộc vật lộn thật ngắn gọn và ác liệt. Tên địch định rút dao găm đeo ở thắt lưng ra. Côlôbanôp vừa giữ chặt tay hắn vừa tìm vũ khí. Trái lựu đạn nằm vừa đúng tầm tay anh. Anh dùng lựu đạn như chiếc búa đập mạnh vài lần vào đầu tên giặc. Hẳn gục hẳn.

Sau đó anh vạch cành thông, thò đầu ra nhìn mà chẳng cần phải giữ bí mật. Trái phá vẫn gầm rít qua những cành cây, không khí như bị xé ra từng mảnh, hỏa lực thực dầy đặc và dữ dội, Côlôbanôp nhìn tên địch vừa bị giết, ngắm cây thông, thử sức rồi trèo lên.

Anh tìm thấy cái ổ «chim cu» giữa đám cành rậm. Khẩu tiểu liên, băng đạn, túi lương thực, ống nhòm, bi đông nước — tất cả những gì cần đủ để ngồi trên cây ba ngày cho đến đợt thay phiên, đều treo ở đây. Đạn trái phá vẫn gầm rít trên không, và Côlôbanôp lần đầu tiên trong suốt thời gian qua đã mỉm cười.

— Anh em mình bắn cừ quá! — anh nói to. — Bọn chúng chẳng thể nào ngồi yên được...

Anh chọn chỗ ngồi trên cành cây cho thoải mái hơn, nắm chắc khẩu tiểu liên trong tay rồi rụt đầu vào cổ áo chờ đợi giữa tiếng đạn trái phá vẫn nổ tung trên nóc rừng.

Con vật săn được đầu tiên của anh chính là tên xạ thủ mà anh đã thấy khi hắn tụt xuống chui vào hầm trú ẩn. Đợt pháo kích vừa kết thúc thì tên này thò đầu ra khỏi hầm như con chuột ngửi không khí. Côlôbanôp đã ngắm đầu ruồi vào cằm hắn nhưng lại thôi. Anh để cho nó trèo lên đến lưng chừng cây rồi mới nổ một phát vào gáy. Tên xạ thủ buông tay ra và rơi xuống tuyết, giống như bị đạn trái phá.

Con mồi thứ hai thì phải đợi khá lâu. Rừng vắng lặng, có lẽ ở đây chỉ có hai tên xạ thủ này. Côlôbanôp cầm lấy ống nhòm, thận trọng xoay người nhìn qua cành cây về phía sau. Mặt trời đã ngả về chiều. Vừa lúc ấy anh thấy bóng một tên sĩ quan thò ra khỏi thân cây tùng bách ở phía đằng xa. Côlôbanôp ngắm bắn thẳng vào đầu hắn. Tên sĩ quan ngã gục. Lập tức có hai tên nữa nhẩy bổ đến chỗ thằng sĩ quan. Chúng cũng quỵ ngay tại chỗ.

Bóng đêm đã đến và đi có thể bò đi được. Nhưng Côlôbanôp vẫn cứ ngồi trên cành thông. Anh chờ đợi bọn mới đến thay phiên...

Bọn này đến vào lúc trời đã tối hẳn. Tất cả có bốn đứa. Chúng yên tâm tiến hước và không đề phòng gì cả. Đến gần tên xạ thủ bị bắn rơi chúng xúm cả lại, lật hắn lên và bàn bạc gì đó với nhau. Cả bốn tên, thằng nọ tiếp thằng kia ngã gục: hai tên ngã đè lên thằng thứ nhất, tên thứ ba bị hất tới gần gốc thông, còn tên thứ tư nằm gục trên tuyết cạnh thi hài Xitin đã xám mầu trong cái bóng đêm bàng bạc.

Bây giờ thì dứt khoát tiếng súng đã làm bọn địch báo động. Và chẳng mấy chốc Côlôbanôp đã thấy những ngọn lửa lập lòe khắp nơi. Bọn chúng bao vây cây thông. Đạn réo ngay bên cạnh, tước nham nhở cả vỏ cây nhưng chưa viên nào trúng Côlôbanôp. Đợi một lúc, anh nhanh nhẹn tụt xuống hố mà không gây nên một tiếng động nhỏ.

Ở đây anh chuẩn bị lựu đạn, đặt nó ngay cạnh mình và lôi khẩu tiểu liên ra khỏi đám cành cây. Tiếng súng dồn dập hơn. Bọn địch đã đến gần. Anh cố phát hiện một bóng dáng lờ mờ, nhưng chỉ thấy những chấm đèn pin. Bọn địch bắn rất dữ lên ngọn thông làm tuyết cùng cành cây gẫy rơi xuống người anh. Anh chờ đợi.

Rồi tiếng súng im hẳn, chắc bọn địch cho rằng tổ «chim cu» đã tan tành. Tiếng nói ầm ĩ nghe đã rõ. Bọn địch tiến đến gần cây thông.

Côlôbanôp ngẩng nhìn bầu trời. Những vì sao lấp lánh, lạnh lùng và chói lọi. Anh xê lựu đạn sang một bên và đặt nòng tiểu liên lên xác tên chủ cũ của tổ «chim cu» như lên hệ tỳ trên chiến hào.

Nhưng bầu trời lại như bị vỡ ra, và đạn réo khắp nơi: quân ta lại bắt đầu pháo kích khu rừng. Côlôbanôp đeo lựu đạn vào thắt lưng, bỏ những băng đạn vào túi và đưa súng về phía trước bò sang bụi cây thông, bỏ lại bọn địch đang bị tiếng nổ trái phá ghim chặt đầu xuống tuyết.

1942
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 05:26:41 pm »

«2—U—2»

Trong mật mã của tín hiệu hữu nghị thì hai hạ sĩ trong phi đội là Uxcôp và Utkin được mệnh danh như vậy. Biệt hiệu này sinh ra ngay dưới cánh máy bay trong lúc họ ngồi chờ phi vụ chiến đấu. Có một người lên tiếng:

— Đố anh em cái này nhé: «Nói thế nào thì đúng hơn: «cắt tóc hay húi tóc» hoặc là «cạo râu hay cạo mặt»?

— Cổ quá rồi! — mọi người đều kêu ầm lên.

— Thế thì mới tinh đây: «Uxcôp hay Utkôp» hoặc là «Uxkin hay Utkin»?

— Cứ gọi «hai-U-hai» là đơn giản hơn cả, — đồng chí hoa tiêu của phi đội nói bằng một giọng trầm trầm và ai cũng vừa ý, kể cả bản thân hai đồng chí hạ sĩ.

Trước kia người ta gọi họ là «những con hổ», cái tên mà hai người rất ghét — biệt hiệu «những con hổ» cũng có tiểu sử của nó, nhưng cả hai đều không thích nhắc lại làm gì. Còn cái tên «hai-U-hai» nghe có vẻ như tên nghệ sĩ xiếc một tý, nhưng nó đã xác định được chuyên môn của họ một cách rất chính xác, nó nói lên mối tình bạn không gì chia cắt được của họ mà lại không chạm đến tự ái của hai hạ sĩ. Cả hai đều là phi công, phi công chiến đấu thực sự tuy chưa ai tròn mười chín tuổi.

Tuổi mười chín... Cái lứa tuổi kỳ diệu làm sao! Khi bản thân bạn còn chưa biết hết sức mạnh của mình, và bạn tin chắc rằng bạn có thể làm được nhiều việc mà những người ở lứa tuổi già hơn còn phải suy nghĩ. Trái tim nóng bỏng như thanh thép vừa đổ khuôn còn chưa nguội và sức mạnh ấy sôi sục, tìm lối thoát trong hành động. Và tất cả đều bộc lộ ra ngoài: tình yêu, tinh thần dũng cảm, sự tức giận và lòng căm thù — tất cả những tình cảm ấy lộ ra trên ánh mắt sáng ngời và trong những hành động khẳng khái.

Trước khi được nhận máy bay thì Paven Uxcôp và Inôkenti Utkin đã phải khổ sở đợi suốt hai tháng trời trong đơn vị sân bay và cũng trong suốt hai tháng ấy họ liên tục lúc thì đến gặp đại tá, lúc lại gặp đồng chí phụ trách ban quân sự chỉ cốt để trình bày có một việc: cả hai đều tình nguyện đến đây trước lúc gọi nhập ngũ, cả hai đều là đoàn viên Comxômôn, cả hai có bằng lái máy bay do câu lạc bộ hàng không phát, và cả hai đều đã bay tự lập sáu lần. Do đó cần phải phát ngay cho mỗi người một máy bay chiến đấu. Và cứ mỗi lần họ đến, đồng chí phụ trách ban quân sự lại phải kiên trì giảng giải cho họ hiểu rằng mỗi người phải chiến đấu ngay trên cương vị công tác của mình, rằng bây giờ không phải lúc và cũng không phải chỗ để «chở» họ trên máy bay chiến đấu, và rằng đồng chí rất sẵn sàng phái họ về trường học không quân. Còn đại tá thì khô khan và ngắn gọn ra lệnh cho họ trở về sân bay. Thậm chí có lần, đồng chí dọa sẽ phạt giam hai người vi tội đến gặp đại tá không theo đúng thủ tục. Cả hai đành bước ra khỏi hầm một cách lặng lẽ. Mãi khi đến gần xưởng cơ khí, Utkin mới buồn bã nói:

— Thế là thỏa mãn, phi công Uxcôp nhỉ... Người ta thì chiến đấu, còn mình, rồi đấy cậu xem, sẽ được ngồi giam.

— Chuyến hạ cánh bất đắc đĩ, — anh kia nghịch ngợm trả lời. — Không sao, chúng minh sẽ còn cất cánh, đồng chí phi công Utkin ạ!

— Đúng hơn thì không phải là cất cánh mà là cụt cánh thì có: từ phi đội chuyển sang bộ binh. — Utkin hất tay nói.

Nhưng mặc sự đe dọa của «chuyến hạ cánh bất đắc dĩ» ấy, có lẽ Uxcôp đã củng cố được tinh thần bạn vì sau khi để ban chỉ huy nghỉ ngơi được một tuần lễ thì cả hai lại đã đứng trước đồng chí phụ trách ban quân sự và đại tá. Lần này họ không xin hai mà chỉ yêu cầu có một máy bay thôi, hơn thế nữa không phải xin cho mình mà là xin cho bạn. Đấy là một giải pháp chiến thuật do Uxcôp nghĩ ra và cả hai đều đồng ý rằng giải pháp này thật là tuyệt diệu.

— Thưa đại tá, phi công Utkin là học viên xuất sắc của câu lạc bộ hàng không, — Uxcôp báo cáo. — Anh ta có mẹ và em gái ở Ximphêrôpôn... cho nên dễ hiểu rằng anh ta sẽ chiến đấu hăng...

Utkin ghé sát vào đồng chí phụ trách ban quân sự thủ thỉ nói:

— Đồng chí chính ủy trung đoàn ạ, cậu Paven, có nghĩa là phi công Uxcôp ấy, bay thì tuyệt... Hai anh cậu ta đều ở mặt trận cả... lính xe tăng... Chúng tôi đã định cứ xin vào chiến hào là đơn giản hơn cả, nhưng thế thì có nghĩa lý gì? Một mình Uxcôp ở trên không cũng sẽ tiêu diệt được nhiều địch hơn, có phải thế không, đồng chí chính ủy trung đoàn? Thật là một con tính đơn giản...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM