Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:29:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến thắng đầy huyền thoại  (Đọc 6644 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2020, 01:21:58 pm »

        
V. BIẾN ĐỘNG KHÔN LƯỜNG

        Chỉ mới mươi ngày, tình hình biến động vượt quá xa tầm suy nghĩ của chúng tôi, ngay cả những anh em giàu tưởng tượng, lạc quan nhất cũng không hình dung nổi. Chúng tôi công tác ở Bộ Tổng tham mưu nhiều năm, tham gia nhiều chiến dịch, có kinh nghiệm phục vụ theo chỉ đạo của trên mà vẫn bị hẫng trước yêu cầu cấp thiết nảy sinh. Có thể nói tình hình thay đổi không còn hàng ngày mà là hàng giờ, xoay trần làm suốt ngày đêm không hết việc. Tin chiến thắng dồn dập gửi về làm chúng tôi phấn khởi, quên hết mệt nhọc nhưng cũng nảy sinh nhiều khó khăn mới trong điều nghiên địch. Địch điều động quân lộn nhào làm các đồng chí theo dõi địch hậu cũng bị đảo lộn theo. Cảnh sát, mật vụ của địch hoạt động ráo riết, kiểm soát gay gắt không chỉ trong nội đô mà cả vành đai giáp ranh. Các cuộc vây ráp diễn ra với mật độ dầy đặc, thọc sâu vào các ấp, xã ven đô làm các trạm liên lạc, hộp thư điện đài của ta phải thay đổi địa điểm liên tục khiến việc liên lạc rất khó khăn, chậm, có nơi bị gián đoạn.

        Ngày 13/3/1975, Thiệu họp khẩn cấp hội nghị tướng lĩnh để cứu xét tình hình, quyết định nhiều vấn đề quan trọng mà hơn 10 ngày sau chúng tôi mới nhận được điện báo cáo. Tin chậm mất tác dụng. Nguồn tin tình báo ngày càng khó khăn, thu hẹp theo tỷ lệ nghịch với thắng lợi của ta trên chiến trường. Chúng tôi phải tận dụng khai thác tù, hàng binh ngày càng đông để lấp lỗ hổng trên. Tù binh ít, còn giam giữ ở Hỏa Lò, sau đông Cục địch vận phải mượn trại giam ở Thạch Thất - Sơn Tây để giam giữ. Chúng tôi phải đi xa, việc khai thác cũng gặp trở ngại, mất thời gian nhiều nên phải tranh thủ làm việc ban đêm để kịp có tài liệu báo cáo trên theo yêu cầu tình hình.

        Nhớ lại hồi đó, miền Bắc đã có hòa bình hơn 2 năm nhưng đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, gian khổ, phải thắt lưng buộc bụng để xây dựng lại đường sá, đê điều, các xí nghiệp bị tàn phá và để thực hiện: Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến. Dân số hồi đó chỉ trên dưới 20 triệu mà vẫn phải nhập ngô, tấm, bo bo. Lương thực được coi là tiêu chí hàng đầu để tính toán các mặt khác. Cán bộ, công nhân, viên chức chỉ được cấp 13 kilôgam lương thực/người/tháng còn bộ đội được 18 kilôgam. Từ mớ rau, bìa đậu đến bao thuốc lá, bánh xà phòng cũng phân phối theo tem phiếu. Bộ đội được ưu tiên, vậy mà bừa ăn hàng ngày vẫn "canh toàn quốc, nước chấm đại dương" (canh chỉ toàn nước, lèo tèo vài ngọn rau, nước chấm chủ yếu muối pha loãng). Tuy cuộc sống còn nhiều gian nan, vất vả, nhưng tất cả đều phấn khởi, hồ hởi. Chúng tôi bị lôi cuốn vào khí thế chung, không một ai kêu ca, phàn nàn, chỉ có mối lo duy nhất là làm sao hoàn thành tốt công việc. Nhớ lại chuyện cũ để thấy những gì đã đạt được trong những năm qua là vô cùng lớn lao mặc dầu còn nhiều điều chưa được như mong muốn.

        Khu A - nơi làm việc của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tổng tư lệnh và cả văn phòng Quân ủy Trung ương mà anh em thường gọi là Sân Rồng. Thực chất chỉ có ít nhà cao tầng, vây quanh thềm bãi rộng, cao mươi bậc có mấy con rồng đá uốn khúc từ trên thềm xuống đường. Xưa kia, nơi đây làm nơi trú chân của vua, chúa phong kiến mỗi khi kinh lý Bắc Hà. Ngoài ra có lầu Công chúa trên thềm cao trông ra sân vận động Cột Cờ. Thời bảo hộ cũng như trong cuộc xâm lược lần thứ 2 (1946 - 1954), thực dân Pháp dùng làm nơi đặt Bộ chỉ huy Bắc bộ. Trong chiến tranh phá hoại, ta xây thêm một số nhà, để làm việc, chỉ huy liên tục kể cả khi địch oanh tạc cũng không bị gián đoạn. Bộ Chính trị thường họp ở đây để đảm bảo an toàn và cũng để tránh đứt quãng khi có báo động.

        Ngày bắt đầu chiến dịch, các thủ trưởng Bộ trực tiếp phụ trách tác chiến gần như có mặt ngày đêm ở phòng làm việc của anh Văn - tên gọi thân mật Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ hồi ở an toàn khu Việt Bắc, anh cũng có mặt hàng ngày (hiện mang bí danh Chiến, anh Văn Tiến Dũng được Bộ Chính trị cử vào Nam trực tiếp chỉ đạo từ tháng 2/1975 mang bí danh Tuấn). Thường buổi chiều anh đi bộ từ nhà riêng qua cổng Tây (phố Hoàng Diệu) vào làm việc đến 1-2 giờ sáng, nhiều đêm ngủ lại nơi làm việc. Có đêm thèm thuốc lá, chúng tôi bảo nhau kiếm cớ lên báo cáo để “nhón” thuốc ở bàn tiếp khách về chia nhau... Các đồng chí trong Bộ Chính trị trực tiếp chỉ dạo, hàng ngày vào rất sớm để nắm tình hình, nghe Bộ Tổng tham mưu báo cáo hoặc họp bàn công việc. Có thể nói tất cả những buổi họp quyết định chiến lược giải phóng miền Nam đều được tổ chức ở đây. Chúng tôi chỉ biết Bộ Chính trị họp khi thấy có nhiều ô tô vào khu A, còn nội dung hoàn toàn không biết, chỉ sau này được phổ biến lại mới rõ. Ngày 18/3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975 thay vì 2 năm 1975 - 1976 với quyết định phương hướng tấn công chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, trước mắt diệt toàn bộ quân địch ở Quân khu 1 và Quân đoàn 1 (5 tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra giáp vĩ tuyến 17), không cho địch co cụm, rút chạy. Cử anh Lê Trọng Tấn cùng đoàn cán bộ giúp việc vào thực hiện ý đồ trên, sau đó ít ngày hình thành cánh quân phía Đông tiến đánh Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập.

        Thực tế cho thấy Đảng ta không chỉ nhanh nhạy nắm bắt thời cơ mà còn có chủ trương táo bạo thể hiện chỉ đạo chiến lược sắc bén, tài tình, nhanh chóng chuyển từ tấn công khu vực thành tổng tấn công chiến lược, kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn nhất. Cuộc họp này được xem như bước ngoặt chiến tranh, quyết định số phận của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.

        Cùng với đánh chiếm ở Tây Nguyên, lực lượng ta ở Trị Thiên đẩy mạnh phối hợp, đánh địch ở vùng giáp ranh, đồng bằng. Các đơn vị địa phương cùng với các đội vũ trang công tác hoạt động đều khắp các quận, tiêu diệt bức rút nhiều đồn bốt, đánh phá kho tàng, chia cắt đường giao thông đẩy địch vào thế đối phó trên toàn diện rộng, càng bộc lộ rõ thế yếu, lúng túng trong lúc chủ lực ta luồn sâu vào phía trong bao vây diệt các vị trí địch ở ngay tuyến phòng thủ sát nội đô Huế tạo thành tuyến ngăn chặn phía Nam không cho chúng rút chạy về Đà Nẵng.

        Bộ Chính trị còn đang họp, chúng tôi nhận được điện báo cáo việc trung tá Đỗ Kỳ - Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Quảng Trị - đã bỏ chạy về Huế với lý do:   "...vì áp lực Việt cộng quá lớn, có nguy cơ bị cắt đường nên phải cho quân rút trước", còn tướng Lâm Quang Thi - Tư lệnh tiền phương Quân khu, Quân đoàn 1 đóng ở Hương Điền báo cho Ngô Quang Trưởng: “Cộng sản đã tràn ngập La Vang, thành cổ Quảng Trị. Lực lượng phòng thủ tại chỗ tan rã, không còn liên lạc được với các đơn vị. Tất cả tự động rời vị trí, kéo theo gia đình di tản vào phía trong. Đường sá tắc nghẽn, tràn ngập người, xe”.

        Theo báo cáo của cơ sở ở nội thành Huế, tình hình còn bi đát hơn nhiều: thành phố Huế đã mất hết vẻ êm đềm, cổ kính của cố đô xưa. Phố sá chỗ nào cũng ngập người từ Quảng Trị, từ những vùng quê quanh thành phố chạy vào. Dâu cũng nhan nhản lính tráng, đầu không mũ, tay không vũ khí, dìu dắt vợ con chạy ngược, chạy xuôi, mặt mày nhớn nhác đầy lo âu, sợ hãi, tụ tập ở chùa, nhà thờ, bến xe đông nghịt. Cảnh sát, quân cảnh ngụy chỉ còn khoanh tay đứng nhìn, không sao vãn hồi được trật tự, an ninh. Binh lính ngụy đóng ở Mang Cá và nhiều nơi khác trong thành phố bỏ trốn.

        Tình hình rối loạn giống như ở Tây Nguyên mở đầu cuộc tháo chạy, tan rã không gì cứu vãn nổi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2020, 01:24:15 pm »

  
VI. HUẾ - QUÂN NGỤY HOANG LOẠN, THÁO CHẠY THỤC MẠNG

        Điện báo của cơ sở ta ở Huế - Đà Nang đã giúp chúng tôi nắm khá chắc tình hình ở 2 nơi trên.

        Dân, lính ở phía Bắc Huế ùn ùn kéo vào thành phố. Xe cộ đủ loại vất bỏ ngổn ngang trên đường. Chợ Đông Ba ngập đầy dân di tản. Bọn lưu manh cùng lính trốn chạy đã đốt chợ cướp của. Phía Nam thành phố Huế càng hỗn loạn hơn. Dọc đường 1 qua Phú Bài - Truồi đến đèo Phú Gia chỗ nào cũng đông nghịt người. Nhiều đám cháy rộ lên ở trung tâm huấn luyện Đống Đa, trong sân bay Phú Bài, khói bốc mù mịt cả một vùng trời.

        Tình hình Đà Nẵng - nơi Bộ tư lệnh Quân khu -  Quân đoàn 1 ngụy đóng càng tồi tệ hơn. Dân, lính chạy vào thành phố ước tính hơn nửa triệu người. Từng tốp mươi tên đến vài ba chục lính đào ngũ lăm lăm súng trong tay, mặt sát khí đàng đàng, chứa đựng chán chường, căm giận sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ ai làm trái ý chúng. Chúng đánh, bắn lộn nhau. Thỉnh thoảng lại rộ lên vài tràng súng. Không một ai dám dây với chúng. Ngay tiểu đoàn quân cảnh mới lập ra để duy trì an ninh cũng phải tránh mặt, chạy dạt. Tình hình trên làm viên Trung tướng Ngô Quang Trưởng rối bời, vội chạy về Sài Gòn trình bày với Thiệu (18/3) xin duyệt kế hoạch co cụm, phòng thủ gồm 3 chốt lớn: Huế - Đà Nằng - Chu Lai và xin trung ương chi viện, giải tỏa bớt dân ở 2 thành phố trên. Tất cả đã vượt xa khả năng của Quân khu.

        Sáng 20/3 ở Sài Gòn về, Trưởng ra ngay Hương Điền họp với chỉ huy trưởng các đơn vị đóng giữ Trị Thiên để bàn phương sách cứu vãn tình thế. Đến trưa, Trưởng vào thị sát Huế và lên đài truyền thanh hô hào dân chúng, binh lính bình tĩnh, củng cố tinh thần binh sĩ: “Sẽ chết trên đường phố Huế. Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vô được đây”.

        Viên Đại tá Nguyễn Thành Trí - Tư lệnh phó Sư đoàn Thủy quân lục chiến còn trẻ, hoạt bát, hỏi chuyện ông ta dễ dàng. Chỉ cần nêu yêu cầu, ông ta trả lời rành mạch, tỉ mỉ, tỏ rõ năng lực nắm tình hình chung cũng như đơn vị khá chắc. Trong bản cung, đã nêu lên những nguyên nhân thất bại trong đó nhấn mạnh đến nỗi hoảng sợ, kinh hoàng của binh sĩ khi phải đối đầu với quân chủ lực miền Bắc. Cuộc tấn công 1972 đã đuổi quân ngụy chạy dài đến Mỹ Chánh, bao vây bức Trung tá Phạm Văn Đính, Vĩnh Phong phải đưa cả Trung đoàn 56 ra hàng, trận chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị kéo dài hơn 2 tháng dưới mưa bom, bão đạn và B.52. Những hình ảnh trên làm cho binh sĩ khiếp sợ, rất ngán giao chiến với quân Bắc Việt. Trong tình hình trên lại phải rút 2 lữ đoàn vào thay quân Dù rút về Sài Gòn. Lực lượng đã thế càng yếu, mỏng hơn, chạm súng là hốt hoảng bỏ chạy nên chỉ trong mấy ngày đã phải bỏ thị xã Quảng Trị - La Vang - Hải Lăng... lui về An Lỗ.

        “Hôm họp với chúng tôi, tướng Trưởng kêu gọi phải cố giữ đất nhưng chúng tôi đều thấy không thể giữ được nên vẫn im lặng. Thực tế đúng như vậy, chỉ trong mấy ngày sau, tất cả các tuyến phòng thủ đều bị phá vỡ. Các Đại tá Võ Ân, Nguyễn Văn Bính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 và 54 là những trung đoàn mạnh của Sư đoàn 1 đều kéo quân chạy về Huế. Tướng Thi phải đề nghị xin rút toàn bộ về Đà Nẵng. Trưởng chấp nhận, chỉ nhắc phải cố rút an toàn để có lực lượng tử thủ Đà Nẵng.

Quân giải phóng đánh chiếm đại nội Huế
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2020, 01:25:53 pm »


        Hai phương án rút quân được mang ra bàn:

        - Phương án 1: Tập trung khoảng 20.000 quân còn lại với gần 100 xe tăng, thiết giáp, khoảng 100 pháo các loại đột phá qua Truồi về Hải Vân.

        - Phương án 2: Chia làm 2 cánh. Một cánh gồm thủy quân lục chiến và 2 liên đoàn biệt động quân, địa phương, Thiết đoàn 17 và hỏa lực theo đường bộ qua Thuận An. Một cánh gồm toàn bộ Sư 1 qua Vĩnh Lộc ra cửa Tư Hiền. Sau đó cùng theo đường ven biển vào Hải Vân.

        Hầu hết đều tán thành phương án 2 hy vọng rút êm, tránh đụng độ lớn với quân giải phóng. Sáng 24 bắt đầu rút và kết cục ra sao cách mạng đã thấy”.

        Theo kế hoạch, Trí sắp xếp khá bài bản, đơn vị đi trước, đi sau, có vẻ trật tự rõ ràng, thế nhưng mới rời khôi nơi trú quân đã không còn hàng lối, thứ tự gì hết. Các đơn vị tranh nhau chạy trước, mạnh ai nấy chạy, chen nhau vượt lên trước, không đi được vứt lại trang bị, xe pháo để trốn chạy cho nhanh... Trí bắt liên lạc với cánh quân Sư 1 để phối hợp, bảo vệ cho nhau, nhưng mất liên lạc, gọi cho Bộ tư lệnh tiền phương cũng không có ai trả lời vì ngay sau khi ra lệnh rút, tướng Thi đã cùng Bộ tham mưu bay ra tầu Hải quân HQ.05 về Đà Nẵng.

        Rạng sáng 25/3, quân của Trí cũng lếch thếch kéo ra đến bờ biển Thuận An nhưng đã tan rã quá nửa mặc dầu chưa có đụng độ. Thực ra lúc này thấy dân đông, xen lẫn với quân lính ngụy nên ta không đánh để tránh thương vong cho dân thường, chỉ thỉnh thoảng bắn vài loạt đạn, bắn pháo vu vơ để uy hiếp tinh thần, đẩy địch hỗn loạn thêm. Hầu hết lực lượng biệt động, bảo an, dân vệ đã tan rã. Bộ máy chỉ huy của Trí mất hết tác dụng, không còn nắm được đơn vị nào dưới quyền. Đúng lúc này hướng Phú Gia ta nổ súng chặn địch, đẩy chúng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Tiến lên, đường bị tắc không vượt qua được, ở lại không biết đi đằng nào cho thoát. Trí phải gọi điện xin Đà Nang cứu trợ. Đến trưa mới nhận được điện báo sẽ có 3 tàu LCU đón, rút chạy theo đường biển. Toàn bộ Lữ thủy quân lục chiến lúc này đã tan tác nhiều. Trí chỉ còn nắm được mấy tiểu đoàn với số quân vài ba đại đội.

        Cho đến sáng 26/3 mới thấy 3 tàu ra, nhưng chỉ có một chiếc cập được bờ, một chiếc bị pháo bắn chìm, một chiếc mắc cạn. Không cần lệnh chỉ huy, quân lính ào xuống tàu như đàn ong vỡ tổ. Tàu chòng chành có nguy cơ đắm nên vội vang lùi ra xa. Số quân chưa lên được tức giận nổ súng bẳn bọn trên tàu. Số trên tàu bắn lại, chúng bắn nhau không kém phần ác liệt cùng lúc đạn pháo của ta dồn dập đổ xuống ngăn chặn, bộ binh của ta vừa kịp tới đánh mạnh không cho chúng tháo chạy. Kết quả cánh quân của Trí đã tan rã tại chỗ. Ngoài số chết, số bị thương và chạy tản trong dân chỉ còn khoáng gần 1.000 tên xuống được tàu và một số nhỏ cướp thuyền dân chạy về được Đà Nẵng.

        Số phận cánh quân Sư đoàn 1 còn thảm bại hơn. Cả sư đoàn bị đánh tan rã ngay trên đường ra cửa Tư Hiền.

        Trên bãi biển Tư Hiền, Thuận An tràn ngập lính, dân, xe, pháo, súng ống trang bị. Số lính còn lại như đàn kiến bò trên miệng chảo rang. Chạy ngược chạy xuôi không tìm đâu lối ra - đành vứt bỏ súng, lột bỏ quân trang để dễ trà trộn, trốn lủi trong dân, tản vào các ấp quanh vùng. Toàn bộ Trị Thiên sạch bóng quân ngụy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2020, 05:23:10 pm »


       
VII.  ĐÀ NẴNG THẤT THỦ - MƯU SÂU KẾ HIỂM SỤP ĐỔ

        Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 2 sau Sài Gòn. Khi còn trực tiếp xâm lược, Mỹ đã đổ tiền của xây dựng nơi đây thành căn cứ liên hợp gồm nhiều sân bay, bến cảng như quân cảng Sơn Trà với đầy nhà kho, bãi chứa được hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, đạn được để cung cấp cho mấy trăm ngàn quân Mỹ - ngụy ở Quân khu 1. Mỹ đặt ở đây nhiều bộ máy chỉ huy như Bộ tư lệnh dã chiến thủy bộ số 3 (3rd MAF), Căn cứ tác chiến tiền tiêu (Forward operating locationg) để hướng dẫn đường bay cho không quân đánh phá Bắc miền Nam và miền Bắc trong chiến tranh phá hoại...

        Trong tình thế nguy ngập hiện nay, ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu chủ trương cố thủ hòng tạo thế mạnh trong vùng giải phóng của ta để chờ thời cơ xử lý tiếp sau như làm bàn đạp phản kích chiếm lại vùng đất bị mất hay tạo thế để mặc cả nếu có “giải pháp chính trị.”

        Đi đôi với co cụm chiến lược, ý định của chúng còn dùng Đà Nẵng là nơi tập trung dân trong kế hoạch dồn ép khoảng trên dưới triệu dân đưa về vùng chúng kiểm soát để có nhân, tài lực tiếp tục chiến tranh và cũng để biến vùng giải phóng của ta chỉ còn là những mảnh đất khô cằn, hoang hóa.

        Theo viên Đại tá Vĩnh Biểu - Giám đốc trung tâm Bình Định và phát triển Quân khu 1 của chính quyền Thiệu cho hay thì vấn đề di dân đã được đặt ra từ trung tuần tháng 3/1975. Ngày 18/3, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã ra chủ tọa cuộc họp gồm các tỉnh trưởng để bàn di dân. Khiêm đã lệnh cho các tỉnh: “Để di dân, trung ương sẽ cung cấp tối đa phưong tiện di chuyển dân vào Nam để khai hoang, lập ấp”.

        Trong tình hình xấu đi quá nhanh nên ngày 24/3, Khiêm lại ra Đà Nẵng để xét duyệt kế hoạch di tản nhanh với phương tiện Mỹ cung cấp. Đường không có 6 máy bay vận tải cỡ lớn Boeing 727 - mỗi chiếc bỏ hết trang bị có thể nhét được 1.600 người, bay được 6 chuyến từ Đà Nang vào Cam Ranh, như vậy riêng máy bay cũng có thể chuyển được trên dưới 60.000 người/ngày. Đường biển, Mỹ cung cấp khoảng 20 tàu của Mỹ và thuê thêm tàu của nước ngoài.

        Kể ra mưu chúng sâu, kế hiểm nhưng đến ngày 26/3 toàn bộ chỉ còn trên giấy, Ngô Quang Trưởng, Bộ chỉ huy tham mưu của ông ta kể cả cố vấn Mỹ còn đang nháo nhào lo đối phó với quân giải phóng còn đang ào ạt đến gần thành phố, quân ngụy tan rã quá nhanh ở Trị Thiên, Quảng Nam. Trên bản đồ chiên sự ở trung tâm hành quân, Quân khu 1, những mũi tên đỏ chỉ đường tiến của Quân giải phóng ngày càng nhiều, những ấp chiến lược đã tốn bao công sức, tiền của xây dựng để kết hợp với đồn bốt tạo thế liên hoàn bảo vệ căn cứ, bến cảng nay đã bị phá vỡ. Cờ đỏ gắn đầy bản đồ, cả vùng rộng lớn chỉ còn một màu đỏ, hỏi Trưởng còn đâu tâm trí để lo di dân nữa.

        Ở phía Bắc, tin pháo binh, xe tăng Quân giải phóng đã xuất hiện ngay dưới chân đèo Hải Vân. Đạn pháo rót tới Liên Chiểu - Nam Ô. Khoảng 11 giờ ngày 28/3 các đơn vị thủy quân lục chiến đã tháo chạy khỏi khu vực phòng ngự. Lữ đoàn 258 chạy vào thành phố. Lữ 369 kéo về Non Nước, chỉ còn Lữ 468 ở Nam Liên Chiểu.

        Thành phố đã hỗn độn đến cực độ. Bộ máy ngụy quyền hoàn toàn bất lực, không sao giữ được trật tự, không ngăn cản được tàn binh kéo nhau đi cướp phá mặc dầu đã huy động hơn 200 quân, 20 xe bọc thép chia thành từng tốp đi dẹp tàn binh, tịch thu vũ khí, đã bắn chết 2 lính để cảnh cáo nhưng tình hình cũng không ổn định được bao nhiều. Đến 20 giờ, tình hình càng hỗn loạn gấp bội. Tàn quân Trung đoàn 53 Sư đoàn 3 giữ Đại Lộc chạy vào đưa tin toàn tuyến phòng thủ Nam Đà Nang đã bị đập vỡ, xe tăng Quân giải phóng đang tiến về thành phố. Tin lan nhanh như điện, toàn Đà Nẵng náo động, xe đủ loại rú rít chạy rầm rầm, kẻ xuôi, người ngược. Phần lớn binh sĩ ngụy đổ dồn ra phía biển hòng tìm đường tháo chạy. Đạn pháo Quân giải phóng réo rít qua thành phố nổ ầm ầm xuống phi trường, vào các tàu đang đậu ở bến cảng để bốc đám tàn quân thất trận làm tình hình càng rối loạn vô cùng.

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Đà Nẵng
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2020, 05:23:37 pm »


        Chỉ cách đây mấy ngày, Trưởng và Bộ tham mưu của y còn vạch kế hoạch thu hẹp phòng thủ vào sát Đà Nẵng với lực lượng 4 sư đoàn chủ lực: Sư đoàn 3, Sư thủy quân lục chiến và Sư 1,2 cùng với biệt động quân, bảo an với quân số tương đương. Nay Sư đoàn 1 tan rã, Sư thủy quân lục chiến còn non nửa, Sư 2 và 3 xộc xệch, tâm thần hoảng loạn đang trong tình trạng rã đám thì còn làm sao trụ giữ được. Hơn 300 sĩ quan, cố vấn Mỹ cũng đã chuồn về Sài Gòn từ chiều tối 26/3. Tất cả chỉ còn là bức tranh ảm đạm, tan hoang.

        Khoảng 21 giờ ngày 28/3, Trưởng tập hợp tướng lĩnh để cứu xét xem còn phương sách nào rút chạy giảm thương vong, tan rã nhưng vừa ngồi vào bàn, chưa bàn bạc gì, đạn pháo đã rót phá hủy 2 trực thăng, trong đó có chiếc của Trưởng làm cả bọn hốt hoảng bỏ họp, ra máy bay lên thẳng trốn ra tàu. Trưởng, Phran-xít - Tổng lãnh sự và là cố vấn trưởng - xuống tàu H.Q 404, ở đến sáng 29/3 thì chuồn về Sài Gòn để lại đám tàn quân hoảng loạn đang cuống cuồng tìm đường sống.

        Sớm 29/3, một số tàu đã lẻn vào bốc được khoảng 2.000 người, còn một số rình rập ngoài khơi chờ đến lượt cập bến. Trên bờ hàng vạn lính, dân chen chúc mong được xuống tàu nhưng đạn pháo nổ xuống ven biển ngày càng dày, tạo thành bức tường ngăn cách không cho tàu cập bến. Đám tàn quân ùa chạy quay trở lại, chỉ có mấy trăm tên táo tợn vứt bỏ súng ống, cởi quần áo nhảy ào xuống biển định bơi ra tàu. Gió to, sóng lớn lại bị đạn pháo nổ xung quanh nên nhiều tên hốt hoảng, bị sóng lớn đánh chìm khá nhiều.

        Trưa ngày 29/3, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Cờ chiến thắng ngập đường phố.

        Một số quan chức quyền uy Mỹ ở miền Nam đánh giá cao Trưởng, coi Trưởng có tài thao lược, nhiều kinh nghiệm trận mạc nên chỉ trong vòng mấy năm từ cấp đầu úy cuối tá đã vọt lên trung tướng. Năm 1972 quân ngụy ở Quân khu 1 bị đánh thua liểng xiểng, Trưởng đang ở Quân khu 4 (các tỉnh miền Tây Nam bộ) được điều ra làm Tư lệnh 5 tỉnh địa đầu, trực diện với miền Bắc - được coi là xương xẩu, khó khăn nhất, thay tướng Hoàng Xuân Lãm thua trận bị đưa về Sài Gòn ngồi chơi xơi nước, ông ta đã làm được nhiều việc, củng cố lại thế bố trí, xây dựng tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp. trấn an được tinh thần đông đảo binh sĩ đang hoang mang dao động.

        Cùng thời gian này nhiều tin đồn tướng Trưởng là lá bài dự trữ đang được Mỹ đào tạo để thay Thiệu khi cần. Một số tướng lĩnh Sài Gòn cũng thừa nhận là Trưởng xông xáo, thường trực tiếp chỉ huy những trận đánh khó khăn nên được một số người dưới quyền thán phục. Trước ngày ký Hiệp định Paris 1973, Trưởng định lập chiến công, gây tiếng vang lớn bằng cách đem quân lấn chiếm Cửa Việt với lực lượng khá lớn gồm cả xe tăng, pháo để thực hiện cái gọi là chiến dịch “cắm cờ lấn đất trước ngày Hiệp định có hiệu lực. Nhưng Trưởng bị thất bại lớn, quân sĩ phải bỏ cả xe, pháo chạy dài. Nỗi đau thành cổ Quảng Trị cùng Cửa Việt để đời, trở thành dấu ấn in đậm cuộc đời binh nghiệp của Trưởng, có thể đã ám ảnh sâu sắc Trưởng khi phải đối đầu với tấn công Mùa Xuân 1975 của ta.

        Đồng chí ta nằm trong Bộ tham mưu quân đoàn ngụy đã thuật lại tâm trạng bất an của Trưởng trong những ngày cuối tháng 3/1975: “Ông ta gầy xọp. Lúc ủ rũ, âu sầu, ngồi im lặng, thẫn thờ khá lâu, lúc nổi khùng như điên đại, quát tháo ầm ĩ, đi lại trong phòng tư lệnh rồi bất thần chọc nát bản đồ chiến sự trên tường. Những lúc này mọi sĩ quan tham mưu đều tìm cách tránh xa, sợ vạ lây.”

        Sau 30/4, trong đống tài liệu thu được ở Bộ Tổng tham mưu ngụy, chúng tôi đã tìm thấy điện xin từ chức của Trưởng khi chiến sự đang diễn ra ác liệt và bản phúc trình tình hình quân khu - Trưởng đã nêu lên mấy nguyên nhân mà theo ông ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến thất bại như: “Ảnh hưởng rút vội Pleiku - Kontum, rút gấp Sư đoàn dù trong lúc áp lực đối phương ngày một nặng nề đã làm cho binh sĩ hoang mang, nhân tâm phân tán...” với kết luận: “Quân nhân mọi cấp tại Quân khu 1 đều đau buồn, nhớ tiếc công xây dựng trong suốt bao năm, nay bị đổ vỡ trong một thời gian ngắn. Với thế không thể làm khác được, đường hướng chiến lược mới được áp dụng vội vã trong hoàn cảnh chiến lược mới không thuận lợi...”.

        Đây cùng là nhận định, kết luận cuối cùng của Trưởng - viên tướng tài ba của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, chấm dứt cuộc đời binh nghiệp chuyên làm lính đánh thuê cho ngoại bang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2020, 05:25:10 pm »


VIII. BỨC TRANH ẢM ĐẠM - NHÀ TRẮNG RA TAY

        Bộ phận trinh sát kỹ thuật của ta cũng được mùa làm ăn thu được nhiều tin giá trị. Trong tình thế rối ren khẩn cấp, các đơn vị địch liên lạc với nhau bằng điện đài bất chấp các quy tắc bảo mật. Chúng phát lên không trung đủ mọi tin gần như công khai không qua mã dịch.

        Các hãng thông tấn, báo nước ngoài đổ dồn đến Sài Gòn để săn tin. Nguồn tin qua báo, đài rất phong phú giúp chúng tôi tìm hiểu thêm tình hình để phác thảo được diện mạo Sài Gòn lúc này.

        Những ngày đầu tháng 4/1975, các toán tàn binh thất trận, dân di tản khắp nơi đổ về Sài Gòn mang theo bao tin, hình ảnh thua trận thảm hại của quân ngụy. Lữ đoàn 3 dù giữ đèo Phượng Hoàng trên đường 21 tháo chạy một lèo về Phan Rang, quân ngụy rút khỏi Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt... Suốt dọc đường 1 từ Phan Rang đến Hàm Tân (Vùng Tàu) lính ngụy bơ phờ, quần áo đủ kiểu, lôi thôi lếch thếch kéo nhau đi ngập đường. Thị xã Vũng Tàu đã thành chiếc túi khổng lồ chứa đựng đủ mọi sắc lính ngụy.

        Bộ Tổng tham mưu ngụy đã lập đoàn vận tải chặn đón ở Nam Bình Thuận để thu gom lính chở về trại huấn luyện tái lập đơn vị. Bộ tư lệnh Quân khu 3 ngụy đã điều mấy tiểu đoàn quân cảnh tuần tra bắt lính đào ngũ, lập các trạm kiểm soát ở các ngả đường để chặn dòng tàn binh kéo về Sài Gòn, nhưng kết quả chẳng được là bao. Từng toán lính vài ba chục đến hàng trăm ào qua các trạm gác, quân cảnh bất lực. Dòng lính thất trận cuồn cuộn theo đường 15 đổ về Biên Hòa - Thủ Đức mỗi lúc một đông. Đám lính hỗn loạn, cướp của, giết người, hiếp dâm trắng trợn ngay giữa ban ngày, giữa chỗ đông người mà không ai can thiệp.

        Nội đô cũng không kém phần hỗn độn. Ngày 8/4 Nguyễn Thành Trung - một sĩ quan ngụy là cán bộ của ta cài vào lái máy bay phản lực ném bom Dinh Độc Lập làm Sài Gòn nhốn nháo, hoang mang.

        Giới thượng lưu lên cơn sốt ác tính. Giá vàng, đô la tăng vùn vụt. Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghịt người chờ xuất cảnh. Nhiều nhà tư sản thu xếp tiền của, đưa vợ con ra nước ngoài. Nhiều nhân vật tai to mặt lớn trong chính phủ, trong quân đội ngụy bí mật cho vợ con chuồn. Huỳnh Văn Cao - đệ nhất phó chủ tịch thượng viện - đã thu xếp cho vợ con đi Mỹ ngay ngày đầu tháng. Trần Văn Đôn nhân chuyến đi công cán ở Pháp đã mang theo 20 va-li đồ còn Tổng thống Thiệu cho vợ Nguyễn Thị Mai Anh cùng đàn con đi chuyên cơ "du lịch” và tìm sắm ít đồ cổ?

        Sứ quán, Bộ chỉ huy Mỹ lặng lẽ giảm bớt người. Ngày 1/4 tướng Smith - chỉ huy DAO (Cơ quan tùy viên quân sự thay cho Bộ chỉ huy Mỹ trước đây) đã mở đường không vận Tân Sơn Nhất - Clack (ở Philippings) để chở nhân viên, gia đình di tản. Ngày 3/4 phó đại sứ Leman cồng khai tuyên bố cho một số nhân viên, gia đình về Mỹ...

        Phe cánh đối lập nhân cơ hội cũng nổi lên tập hợp lực lượng, công khai chống Thiệu. Nguyễn Cao Kỳ liên kết với Phật giáo Thích Trí Quang, với linh mục Trần Hữu Thanh họp báo đòi Thiệu từ chức (26/3). Đã nổ ra 2 vụ mưu sát Thiệu nhưng thất bại.

        Báo cáo của Tổng nha cảnh sát và Thiếu tướng đặc ủy trưởng tình báo Nguyễn Khắc Bình đều thừa nhận Việt cộng đã lập được nhiều ‘lõm" chính trị ở rải rác nhiều nơi trong nội đô, kiểm soát bí mật dân chúng, cảnh cáo tề, điệp, che chở cho binh sĩ đào rã ngũ về gia đình, tạo nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng trong dân. Tất cả hình thành bức tranh rối mù của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2020, 05:26:57 pm »


        Ngày 28/3 phái đoàn Weyand - Tham mưu trưởng lục quân (nguyên tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam trước đây) - đại diện cho Tổng thống Ford đến Sài Gòn theo như điện của Ford đã gửi cho Thiệu ngày 25/3, trong điện có đoạn động viên, hứa hẹn nhiều điều như: “Chúng tôi vẫn giữ ý định giúp đỡ để đảm bảo sức sống kinh tế và khả năng của Việt Nam Cộng hòa bảo vệ nền tự do và các thể chế của mình. Ông có thể tin ràng tôi vẫn ủng hộ kiên quyết và quyết tâm làm mọi việc có thể làm được để giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa. Một lần nữa tôi cho ràng những cố gắng của chúng ta sẽ thành công.

        Phái đoàn đến Sài Gòn để thị sát tại chỗ, góp ý phương sách cần thiết cứu nguy cho Thiệu và có cơ sở đề xuất những giải pháp với Nhà Trắng. Phái đoàn đã chia nhau đi thanh sát các đơn vị ngụy, những phần đất còn lại, họp nhiều buổi với những nhân vật chủ chốt Mỹ - ngụy để nghiên cứu tình hình, phương sách cứu vãn tình thế.

        Để chuẩn bị gặp Weyand, Thiệu đã họp Hội đồng tướng lĩnh ngày 1/4 bàn nhiều vấn đề, trọng tâm xin Mỹ cứu nguy và phương án giữ đất còn lại. Hai phương án phòng thủ được đưa ra cứu xét: co cụm xung quanh Sài Gòn hoặc phòng thủ từ xa.

        Một số tướng, nhất là Thiệu, tán thành phòng thủ từ xa với mấy lý do sau:

        - Cộng quân đã chiếm được nhiều đất, vượt quá dự kiến nên phải rải quân chiếm đóng. Càng đi sâu xuống phía Nam lực lượng càng mỏng, sức đột phá không mạnh, lại phải tấn công, đột kích nhiều tầng, nhiều lớp nên khó có đủ sức cầm chân đối phương đến mùa mưa (mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 trở đi).

        - Tiếp vận đường dài rất nhiều khó khăn để cung cấp cho lực lượng lớn nhất là tác chiến hợp đồng nhiều binh chủng hợp thành, cần có nhiều thời gian chuẩn bị. Cũng thời gian này quân đội Việt Nam Cộng hòa có điều kiện chỉnh đốn lại đội hình, thu gom lính để lập thêm nhiều đơn vị mới có lợi cho phòng giữ.
       
        Ngày 3/4, Weyand, Martin họp với Thiệu, Cao Văn Viên và bậu sậu. Weyand tán thành nhận định, đánh giá của tướng lĩnh ngụy, chỉ nhấn mạnh cần nhanh chóng thu gom tàn quân, tổ chức đơn vị mới để giảm bớt khoảng cách giữa hai bên, củng cố giữ bằng được tuyến phòng thủ từ xa lấy Xuân Lộc - Phan Rang làm 2 khu phòng thủ then chốt, nhưng bác bỏ đề nghị không lực Hoa Kỳ trực tiếp hỗ trợ nhất là B.52. Weyand hứa sẽ tích cực đề nghị xin viện trợ khẩn cấp, đột xuất với quy mô lớn cho Thiệu.

        Ngày 4/4, Weyand cùng tùy tùng bay thẳng đến Pamprin (California) để tường trình với Tổng thống những gì tai nghe mắt thấy qua chuyến thanh sát tại chỗ.
 
Weyand báo cáo tình hình với Tổng thống Mỹ Ford và ngoại trưởng Kissinger sau khi đi kiểm tra tình hình miền Nam
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2020, 05:31:03 pm »


IX. LÁ CHẮN PHAN RANG VỚI HY VỌNG HÃO HUYỀN

        Chỉ trong 20 ngày, ta đã xóa sổ 2 quân đoàn, 2 quân khu với gần 40% lực lượng địch bị tiêu diệt, tan rã và khoảng 40% binh chủng kỹ thuật hiện đại, giải phóng hoàn toàn 12 tỉnh. Một thắng lợi cực kỳ to lớn. Trước tình hình trên, Bộ Chính trị Đảng ta họp ngày 1/4/1975, quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam với kết luận: “ Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành cuộc tổng công kích, tồng khởi nghĩa đã chín mùi... ” (Những sự kiện quân sự - Viện lịch sử quân sự).

        Ngày 7/4 Đại tướng Tổng tư lệnh - Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp đã ra mệnh lệnh gửi tất cả các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng - truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ”.

        Cùng thời gian này, địch cũng đang tích cực triển khai kế hoạch đối phó với ta. Ngày 8/4 Thiệu phê chuẩn: “Những công tác ưu tiên của Bộ Tổng tham mưu" do Tổng tham mưu trưởng Đại tướng Cao Văn Viên đệ trình. Nội dung khá dài, tập trung vào mấy vấn đề chủ yếu sau: Tận dụng ưu thế không quân đẩy mạnh đánh phá, tiêu hao, ngăn chặn đối phương trên đường cơ động về phía Nam, dồn sức hoàn chỉnh gấp Sư đoàn 2 (sư đoàn bị ta đánh tan ở Dà Nang chạy về) để đưa ra phòng thủ Phan Rang - lá chắn Phan Rang - tổ chức Bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đặt ở đây để chặn bước tiến về Sài Gòn của đối phương, cử Trung tướng Vĩnh Nghi làm Tư lệnh...

        Tôi tìm gặp anh Hà Mai - Đại tá, Trưởng phòng tư liệu, hỏi mượn hồ sơ Nghi để chuẩn bị giao ban. Anh Hà Mai đưa cho tôi tập hồ sơ khá dày, còn nói đùa: “Dưới con mắt chiến dịch, chiến thuật cậu xem hắn có đáng giá không, chứ mình cho cậu sẽ học được nhiều cách chạy áp phe để làm lưng vốn, sau này giải ngũ có kinh nghiệm làm ăn đấy”.

        Đọc lý lịch của tướng ngụy Vĩnh Nghi thấy đúng là tay “tổ đánh quả”, lợi dụng được mọi hoàn cảnh để vơ của. Nghi là cận thần của Thiệu, nói cho đúng là y nằm trong đường dây làm ăn của chị Sáu (vợ Thiệu), đường dây áp phe với nhiều kẻ tai to, mặt lớn, với Tổng cục tiếp vận chuyên đấu thầu cho quân đội, quan hệ mật thiết với Lý Long Thân - một Hoa kiều cỡ bự ở Chợ Lớn - nắm giữ mạch máu kinh tế ở miền Nam, ông ta đã từng làm Tư lệnh Quân khu 4 (các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) và cũng thời gian này y nổi lên “tiếng tăm lừng lẫy” về tham nhũng. Sau mỗi vụ lúa, Nghi cho quân càn quét, gom lúa dưới nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt, lệnh cho tỉnh trưởng thu mua lúa với giá rẻ mạt để bán cho các chủ vựa lúa ở Sài Gòn. Nắm giữ toàn bộ ngành sản xuất, buôn bán than đước - một nhu cầu quan trọng cho đời sống nhân dân các tỉnh miền Đồng thời đó. Nổi lên hơn cả là áp phe “lính ma, lính kiểng”. Lính ma là loại lính có tên trong danh sách quân ngũ, còn lính kiểng là lính có tên, có người nhưng ở nhà, thỉnh thoảng tạt qua đơn vị trình diện. Hàng tháng chỉ huy các đơn vị phải nộp cho y một số tiền. Một phái đoàn nghị sĩ Mỹ đến thanh sát tình hình đã phát hiện ra, không chỉ tố cáo trong quốc hội Mỹ mà còn cung cấp cho báo chí đưa ra công khai buộc Nhà Trắng phải chính thức mở cuộc điều tra, gây xôn xao dư luận không chỉ ở miền Nam mà công luận quốc tế. Nhưng tất cả lùi vào im lặng với quyết định cách chức Tư lệnh đưa về trường sĩ quan và nay lại ra làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3 kiêm Tư lệnh tiền phương quân khu.

        Căn cứ Phan Rang bao gồm cả sân bay Thành Sơn nằm sâu trong vùng địch kiểm soát. Địch cho rằng nơi đây khó xảy ra đánh lớn, nên cấu trúc phòng thủ chỉ ở mức tương đối kiên cố, nhưng địa hình trống trải rất thuận lợi phát huy hiệu lực của pháo binh, không quân. Chỉ có đường 1 chạy qua, việc triển khai hỏa lực nhất là cơ giới rât nhiều khó khăn. Thiệu quyết định lấy đây làm lá chắn chặn đường tấn công của ta vào Sài Gòn nhưng thời gian quá gấp chỉ được mấy ngày nên công sự chưa được củng cố nhiều lại bị Quân giải phóng đánh áp đảo. Địch đã dồn lực lượng tương đương 2 sư đoàn bộ binh, hỏa lực pháo binh mạnh với bao hy vọng đủ sức ngăn chặn ta tiến về trung tâm đầu não của chúng.

        Ngày 14/4/1975 Bộ Chính trị quyết định lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn, cùng ngày ta nổ súng đập nát lá chắn Phan Rang của địch.

Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2020, 11:26:38 am »

       
        Quân sô đông, hỏa lực mạnh nhất là không quân yểm trợ, bắn phá liên tục ngày đêm nên trận chiến diễn ra giằng co quyết liệt nhưng quân ngụy cũng chỉ chống trả được đến trưa 16/4. Toàn bộ quân địch bị tiêu diệt, bỏ chạy, quân ta bắt sống Bộ chỉ huy mặt trận: Trung tướng Vĩnh Nghi, Phạm Ngọc Sang - Tư lệnh Sư 6 không quân kiêm Tư lệnh phó miền Trung và Lew James - phái viên đốc chiến của Mỹ.
       
        Được Bộ Quốc phòng cho phép: Mấy ngày đầu tập trung hỏi những tin tức, tình hình liên quan đến chiến dịch , có ghi âm và truyền sang nhà bên để các anh trong Tổ trung tâm nghe trực tiếp (Tổ trung tâm lập từ tháng 3/1974 để soạn thảo các phương án tác chiến chiến lược giúp Bộ gồm một số tướng lĩnh như Trung tướng Phạm Hồng Sơn, Thiếu tướng Cao Pha... và một số cán bộ tác chiến, tình báo, khoa học quân sự... do anh Cao Văn Khánh, Tổng tham mưu phó phụ trách).

        Kết quả tốt, được các anh lãnh đạo Bộ hài lòng, đã cho tóm kết những phần chủ yếu điện ngay cho chiến trường và sau đó mang băng ghi âm vào để các anh ở trong đó tham khảo.

        Theo viên tướng Vĩnh Nghi, Bộ Tổng tham mưu ngụy dự kiến ta có thể đánh vào nội đô theo 2 hướng: hướng đường 1 từ phía Bắc, Đông thọc vào, hướng thứ 2 theo đường 13, nên ngoài tuyến phòng thủ từ xa Phan Rang - Xuân Lộc còn lập vòng cung từ Gò Dầu Hạ - Lai Khê - Biên Hòa, mỗi nơi bố trí 1 sư đoàn. Trường hợp bị đánh mạnh sẽ rút 3 sư đoàn ở miền Tây lập tuyến phòng thủ án ngữ dọc đường 4 từ Vĩnh Long đến Cai Lậy..., chúng cho rằng có giữ được đoạn đường này mới bảo vệ được Sài Gòn và ngược lại.

        ‘Trong nội đô trừ một số yếu điểm còn lại không tổ chức phòng thủ, lực lượng chủ yếu chỉ có mấy tiểu đoàn cảnh sát dã chiến chuyên dùng vây, ráp, chống biểu tình và lực lượng phòng vệ dân sự. Chỉ nên tập trung vào mấy mục tiêu quan trọng như Bộ Tổng tham mưu, trại quân dù Hoàng Hoa Thám, sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa.

        Từ trước đến nay sức chiến đấu của quân ngụy chủ yếu dựa vào hỏa lực phi cơ và pháo binh. Hiện nay tinh thần chiến đấu sa sút, hoang mang, giao động lại đang cần đến yểm trợ hỏa lực, đặc biệt của không quân, không chỉ chi viện cho chiến đấu mà là bùa linh nghiệm giúp nâng cao tinh thần chiến đấu nên các sân bay bị đánh tê liệt thì coi như quân ngụy tan rã. Trong 3 sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa và cần Thơ thì sân bay Biên Hòa trọng yếu hơn cả. Đây là nơi sửa chữa các loại máy bay F5 và A37, tập trung hầu hết các loại trên. Đánh liệt sân bay Biên Hòa sẽ làm sức chiến đấu của không quân ngụy giảm đi quá nửa”.

        Tướng Nghi cũng như đồng bọn đã nói lên được những hiểu biết suy nghĩ của họ, nhưng họ hiểu sao được sự chỉ đạo biến hóa của Đảng ta, tài chỉ huy thao lược của những người cầm quân cách mạng. Tuy nhiên họ cũng khai được nhiều điều giúp ta tham khảo để có thêm cách đánh hay nhất, linh hoạt nhất đi tới chiến thắng toàn vẹn ngày 30/4/1975.

Quân ngụy đổ quân cứu Xuân Lộc, Giải phóng Biên Hòa
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2020, 11:29:27 am »

        
X.NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

        Cuối tháng 4/1975, nội đô Sài Gòn càng nhốn nháo. Mọi người đều phập phồng lo âu, sợ hãi với nhiều nỗi suy nghĩ riêng tư. Giới quân sự cuống cuồng lo tìm phương sách cứu nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn. Giới chức cầm đầu ngụy quyền lo chạy vạy kiếm chân trong cái gọi là chính phủ mà Mỹ đang sắp xếp.

        Ngài Đại sứ Martin cũng đã phải từ bỏ chủ trương giữ Thiệu, đốc thúc nhân viên dưới quyền tìm lo nhân sự, dựng lên bộ mặt mới với hy vọng được phía bên kia chấp nhận đi vào thương lượng, may ra cứu vớt được chút đỉnh gì chăng.

        Phù thủy Mỹ đã dựng xong kịch bản với lớp lang khá bài bản.

        20/4/1975 Martin trực tiếp thuyết phục Thiệu, vừa đe dọa vừa hứa hẹn đảm bảo cho Thiệu ra đi an toàn nếu Thiệu chịu từ chức. Ông chủ Mỹ đã quyết, sức mấy chống lại, Thiệu chấp nhận. Thế là các màn kịch tiếp theo diễn ra đúng như kịch bản.

        21/4/1975 Thiệu đọc tuyên cáo từ chức, giao quyền cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Hương liền cử Phan Hòa Hiệp - Bộ trưởng Thông tin - tới gặp đoàn ta ở trong sân bay Tân Sơn Nhất xin cử một người thuộc trung gian ra Hà Nội để tìm hiểu..., đã bị đoàn ta gạt ngay (24/4). Hương tiu nghỉu đành phải thực hiện giao quyền cho Dương Văn Minh ngày 28/4, người được Mỹ coi là có thể được cách mạng chấp nhận đi vào thương lượng. Minh lập nội các mới với một số gương mặt không lạ lẫm gì với nhân dân miền Nam như Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu... Các “diễn viên” còn đang ra trò thì quân ta đã hoàn thành tập kết vào các hướng chuẩn bị nổ súng quét nốt ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng Sài Gòn.

        26/4/1975 các cánh quân của ta đồng loạt nổ súng. Lần đầu tiên trong lịch sử cận đại chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, ta tổ chức đánh trận với binh chủng hợp thành quy mô lớn gần 300 ngàn quân gồm 4 quân đoàn cùng các binh chủng pháo, tăng, thiết giáp, công binh...

        Bọn sĩ quan ngoan cố, ác ôn ngụy thấy đây là trận cuối cùng, không chống giữ được sẽ bị tiêu diệt hoặc tan rã, xóa nốt quyền uy còn lại nên đốc thúc binh sĩ chống cự điên cuồng, thúc ép tử thủ nên đã gây cho ta không ít thưorng vong. Nhiều đồng chí đã ngã xuống trước ngày toàn thắng, trước cửa ngõ Sài Gòn.

        Viên Trung tướng Nguyễn Hữu Có - sĩ quan chuyên nghiệp trong quân đội Pháp trước đây, sau đảo chính lật Diệm (1963) đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội Cộng hòa: Tổng tham mưu trưởng (1964), Bộ trưởng Quốc phòng rồi Phó Thủ tướng (1965 - 1967), sau đó nghỉ hưu - ngày 29/4/1975 được Minh cử làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng Vĩnh Lộc, ông ta đã thuật lại cụ thể những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn: “... Trưa 29 tôi nhận được điện thoại gọi vào gặp tướng Minh ngay, nhưng vì bận thu xếp việc riêng nên mãi 16 giờ mới đến nhà Minh đúng lúc đang ăn cơm, có cả Lý Quý Chung - Bộ trưởng Thông tin. Sau một hồi bàn chuyện tình hình, ông ta bảo tôi:

        - Anh đến trễ, tôi đã chỉ định Vĩnh Lộc làm Tổng tham mưu trưởng mất rồi. Anh hãy tới đó xem có giúp gì được không?

        Tôi quay về nhà mặc quân phục rồi đến ngay Tổng hành dinh, ở đây ngoài Vĩnh Lộc còn có Trung tướng Tổng cục trưởng chiến tranh chính trị Trần Văn Trung, Thiếu tướng Văn Thành Cao - Tổng cục phó và các tướng Vũ Ngọc Hoàn - quân y, Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá cho tướng Minh và một số đại tá.

        Vĩnh Lộc đang soạn thảo nhật lệnh nên bảo tôi chủ tọa họp, soát lại toàn bộ tình hình. Sĩ quan Bộ Tổng tham mưu ngụy đã bỏ chạy gần hết, chỉ nắm được danh sách hơn 100 người kể cả binh sĩ. Đến lúc này không còn tổ chức gì hết; sau họp, tôi tới trung tâm hành quân để nắm tình hình các đơn vị. Gọi điện đến Quân đoàn 3 gặp Lê Trung Tường - Chuẩn tướng tham mưu trưởng -  báo cáo rằng Trung tướng Nguyễn Văn Toàn - Tư lệnh - đã chạy xuống Vũng Tàu bằng trực thăng từ trưa. Hiện quân đoàn không nắm, chỉ huy được các đơn vị trực thuộc.

Dân chúng Sài Gòn chen chúc trèo vào Sứ quán Mỹ để xin di tản
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM