Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:21:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến thắng đầy huyền thoại  (Đọc 6643 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2020, 06:52:36 am »


        Mùa đông 1964 - 1965. quân ta mở một cuộc tiến công lớn. Cuộc tiến công này đã có lúc chia cắt Nam Việt Nam làm hai. Lần đầu tiên các cơ sở quân sự của Mỹ bị hư hại nặng nề. và Johngon ra lệnh thường xuyên oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Việc ném bom miền Bắc và miền Nam kéo dài mãi đến tận năm 1973. Trong khi dó ở miền Nam, cuộc tiến công của quân ta giành được hết thấng lợi này đến thắng lợi khác. Kết quả khiến chỉ huy quân lính Mỹ ở Việt Nam là tướng William C. Westmoreland đã phải khẩn cấp xin đưa bộ binh chiến đấu của Mỹ sang miền Nam Việt Nam. Westmoreland đã nói rằng những hoạt động hỗ trợ của Mỹ đối với quân dội Nam Việt Nam nay không đủ nữa và bây giờ phải dùng quân Mỹ giao chiến trực tiếp với quân Việt cộng và Bắc Việt. Phái bộ Mỹ đã ước lượng là chỉ cần 2 sư đoàn quân Mỹ mà thôi. Họ tuyên bố: cộng sản sẽ không leo thang chiến tranh một khi quân chiến đấu Mỹ tham chiến. Tuy nhiên, Mỹ hoàn toàn sai lầm. Những tên lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đặt chân lên bờ biển Việt Nam là Đà Nang vào tháng 3/1965, và tiếp theo sau là các đơn vị quân nhảy dù, bộ binh, thiết giáp, pháo binh và ngày một thêm nhiều máy bay lên thẳng. Miền Bấc đối phó với sự tăng cường binh lực này và giao chiến lẻ tẻ với các đơn vị quân Mỹ cho đến tháng 11 thì quân ta phục kích các đơn vị thuộc Sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ tại thung lũng Ia Drang và làm cho quân Mỹ bị thương vong nặng nề. Đây là một trong những trận giao chiến riêng lẻ thiệt hại nhất đối với quân Mỹ trong cuộc chiến. Quân Mỹ chết hơn 250 quân.

        Sự phản đối của Phật giáo đối với thủ tướng ngụy Nguyễn Cao Kỳ đã góp phần tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị khác và đến tháng 9/1967 thì Kỳ phải nhường chỗ cho Nguyễn Văn Thiệu vì Thiệu là người có được lòng trung thành các viên chi huy quân sự chính. Cuộc chiến tranh trên bộ xem ra giảm nhẹ vào cuối năm 1967 nhưng thực ra một cuộc tăng cường binh lực lớn của ta đang diễn ra gần Sài Gòn và các thành phố khác.

        Tết Mậu Thân, vào ngày 30 và 31/1/1968 quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 64 thành phố và thị xã. Hầu hết các cơ sở lớn của Mỹ đều bị tấn công. Đây là cuộc tiến công lớn nhất của ta kể từ chiến dịch Điện Biên Phủ và nó đã làm cho dư luận Mỹ phải thay đổi. Quân ta đã đưa được 3 trung đoàn vào Sài Gòn và chỉ một chút nữa thì đánh chiếm được Sứ quán Mỹ. Tư thất của tướng Westmoreland cũng bị uy hiếp. Một viên tướng trong Ban tham mưu của Westmoreland hồi bấy giờ nói rằng: “Washington kinh hoàng. Chúng ta có thể chứng minh và thuyết phục được là cuối cùng thì kẻ địch sẽ thua nhưng chẳng ích gì. Tổng thống Johnson cuối cùng quyết định rút ra và rời khỏi chức vụ. Khi ấy, tất cả chúng ta đều đã biết rằng thế là thua rồi, từ nay đến khi quân Mỹ rút ra chỉ là một vấn đề thời gian và thêm một chút thời gian nữa là Sài Gòn sẽ đổ thôi.” Như ta đã thấy, thời gian ấy là 7 năm.

        Chính quyền cách mạng được thành lập ở Huế và nhiều vùng nông thôn mới được giải phóng. Ngày 20/4/1968 “Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam" được thành lập, mặt trận thống nhất dân tộc Mỹ được mở rộng. Nhưng lực lượng của địch còn đông với hơn nửa triệu lính Mỹ và gần một triệu lính ngụy. Chúng tổ chức phản công tại các thành thị và nông thôn. Lực lượng cách mạng bị tổn thất lớn. Tuy thế, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ" buộc chúng phải nhận đàm phán với lực lượng cách mạng.

        Song song với việc tiến hành “Chiến tranh cục bộ" tại miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại tại miền Bắc. Từ tháng 2/1965, đế quốc Mỹ liên tục dùng không quân và hải quân tăng cường đánh phá ác liệt miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam ruột thịt. Với mục tiêu “đẩy lùi Bắc Việt Nam về thời đồ đá”, không quân và hải quân Mỹ tập trung đánh vào các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh đều bị đánh đi đánh lại nhiều lần. Không loại trừ các thủ đoạn man rợ, đế quốc Mỹ còn cho đánh bom các đê điều, các công trình thủy lợi, bắn phá các trường học, bệnh viện, nhà thờ, đền chùa... Nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

        Để chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, việc quân sự hóa toàn dân được thực hiện, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Miền Bắc dấy lên cao trào chống Mỹ cứu nước, vừa sản xuất vừa chiến đấu.

        Sau bốn năm chiến đấu, nhân dân miền Bắc đã giành thắng lợi. Tính đến ngày 1/11/1968 có 3.243 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có sáu “pháo đài bay" B.52, hàng ngàn giặc lái bị diệt và bắt sống. Mỹ phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc và phải nói chuyện với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị bốn bên ở Paris.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2020, 06:53:17 am »


        2. MIỀN NAM CHỐNG CHÍNH SÁCH “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH”, MIỀN BẮC ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LÀN THỨ II (1969-1973)

        Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, đế quốc Mỹ bị tấn công từ nhiều phía, ngay cả trong nội bộ nước Mỹ. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam dấy lên khắp nước Mỹ. Hạ nghị viện Mỹ đòi phải rút tất cả quân Mv ở Việt Nam về nước trong thời gian ngắn nhất. Tháng 6/1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon phải hứa sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng sáu tháng, cho ra đời cái gọi là “Học thuyết Nixon" và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Theo chiến lược này, lúc đầu quân Mỹ và quân ngụy vẫn là hai lực lượng chiến lược rồi sau dó Mỹ rút dần quân viễn chinh và chư hầu, tăng thêm quân ngụy để thực hiện việc thay đồi màu da trên xác chết. Trong không đầy một năm, quân Mỹ ở Việt Nam từ con số cao nhất là 550.000 người đã giảm xuống còn không đến 250.000 người. Mỹ tăng viện trợ quân sự và kinh tế và đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc thêm một lần nữa.

        Ngày 1/1/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Hưởng ứng lời kêu gọi, quân dân ở miền Nam mở mấy đợt tiến công, tiêu diệt hàng chục vạn quân Mỹ-ngụy. Đầu năm 1971, sau 43 ngày chiến đấu, quân và dân ở miền Nam lập chiến thắng đường 9 - Nam Lào, dập tan ý đồ cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ để cô lập cách mạng miền Nam, diệt trên 25.000 địch, bắn rơi và phá hủy gần 500 máy bay các loại. Đến năm 1972, cuộc tiến công chiến lược của quân dân miền Nam bắt đầu từ Quảng Trị và sau đó lan ra khắp miền, cùng với trận "Điện Biên Phủ trên không" của quân dân miền Bắc (bắn rơi 735 máy bay Mỹ) buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Hiệp định Paris được ký vào ngày 27/1/1973 công, nhận chủ quyền và toàn vẹn lành thổ của Việt nam. Mỹ phải rút hết quân và chư hầu ra khỏi miền Nam. Riêng thủ đô Hà Nội, trong trận "Điện Biên Phủ trên khỏng" 12 ngày dèm dã lập nên một kỳ tích huyền thoại: Rồng lửa Thăng Long đánh sập thần tượng không lực Hoa Kỳ.

        Ngày 24/11/1972, Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Văn Tiến Dũng xuống Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân kiểm tra tình hình chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, duyệt phương án đánh B52 của lực lượng phòng không Hà Nội và ra lệnh chậm nhất ngày 3/12 phải hoàn tất mọi công tác chuẩn bị.

        Các trận địa phòng không được sắp xếp lại, tạo nên lưới lửa dày đặc, đủ mọi độ cao thấp, hỗ trợ cho nhau hạ gục máy bay khi chúng xâm nhập thủ đô. Đặc biệt các trận địa tên lửa được điều chỉnh, hoán đổi cùng một loạt trận địa nghi binh, tạo yếu tố bí mật, bất ngờ để vít cổ không quân chiến lược của Mỹ ngay trên bầu trời Thăng Long lịch sử. Ngày 4/12, Hà Nội ra lệnh triệt để sơ tán. Các cơ quan, công sở, nhân dân dã nhanh chóng rời khỏi thủ đô. Chỉ vài ngày sau phố phường vắng lặng, thưa thớt người qua lại. Người dân Kinh kỳ bước vào trận chiến khốc liệt với tâm trạng bình thản, tự tin, không một chút lo âu, sợ hãi khiến người ngoại quốc có mặt ở đây hết sức kinh ngạc, thán phục.

        Ngay những ngày đầu tháng 12, bản đồ tình hình của ta đã thể hiện khá đầy đủ ngày càng rõ hoạt động chuẩn bị tập kích chiến lược của địch. Chúng đã tập kết ở các sân bav Okinawa (Nhật Bản), Guam (biển Thái Bình Dương), Utapao (Thái Lan) gần 200 máy bay B52 (chiếm gần 50% tổng số máy bay B52 Mỹ có), đưa thêm máy bay KC.135 chuyên tiếp dầu trên không cho B52 đến Phillipings. Hàng không mẫu hạm tăng từ 2 lên 5 chiếc đang lởn vờn ở Đông đèo Ngang, Ba Đồn - nơi tập trung tầu chở máy bay mỗi khi có đánh lớn ở miền Bắc. Căn cứ tác chiến tiền tiêu chuyên hướng dẫn đường cho máy bay Mỹ đánh phá Bắc giới tuyến ở Đà Nang hoạt động nhộn nhịp hẳn lên, có thêm các loại máy bay khác yểm trợ.

        Ngày 18/12/1972, mọi hoạt động không quân địch ở miền Bắc đột ngột giảm hẳn ngoại trừ một số máy bay trinh sát tầm cao trên dưới 20 km EC66 bay lượn nhiều từ Bắc Thanh Hóa trở ra, đặc biệt quần đảo nhiều trên không phận Hà Nội trong khi đó các mạng thông tin hoạt động tăng lên gấp nhiều lần. Ngay từ 5 giờ sáng bộ phận trinh sát kỹ thuật của ta đã thu bắt được điện thông báo, trao đổi giữa chủng với nhau về địa điểm trực thăng, đến cấp cứu, tới trưa lại bắt được điện báo thời tiết xung quanh Hà Nội hoạt động tốt... Tất cả tin tức trên đã giúp ta khẳng định địch sẽ đánh Hà Nội ngay trong đêm. Kết luận trên được báo cáo về và được tổng hành dinh chấp nhận kế hoạch tác chiến. Tất cả các đơn vị được lệnh sẵn sàng chiến đẩu.

        Khoảng 16 giờ ngày 18. chuyên cơ BH195 chở cố vấn Lê Đức Thọ hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm (máy bay của Đảng Cộng sản Liên Xô tặng Bác làm chuyên cơ nên lấy bí danh Bác Hồ và ngày sinh của Người). Cùng thời gian này Nixon gửi công hàm như một tối hậu thư buộc ta phải trở lại đàm phán theo yêu cầu, điều kiện của chúng.

        Hơn 20 giờ, B52 cùng không quân chiến thuật của Mỹ đánh Hà Nội và vùng phụ cận mở đầu chiến dịch tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm. Trong đêm 18 rạng ngày 19 địch đã huy động tới 84 lần chiếc B52 đánh 3 đợt vào Hà Nội, Hải Phòng. Chúng đã bị thiệt hại nặng nề trong đó có 2 chiếc B52 bị bắn hạ rơi tại chỗ. Thần tượng không lực Mỹ bị phơi xác ở cánh đồng xã Phủ Lỗ (huyện Đông Anh), xã Tân Hưng (Thanh Oai, Hà Tây).

        Chiều ngày 19, trong cuộc họp báo ở Câu lạc bộ Quốc tế, 6 tù binh là phi công Mỹ vừa bị bắt trong đêm đã được “ra mắt” trước đông đảo nhà báo trong nước và ngoài nước. Một sự trùng hợp lịch sử vào ngày này hơn 25 năm trước đây: ngày 19/12/1946 Hà Nội nổ phát súng đầu tiên mở đầu cuộc kháng chiến 9 năm để có chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 chấn động địa cầu. Nhiều báo nước ngoài đã gọi trận tập kích thảm bại của Mỹ là: trận Điện Biên Phủ trên không, một hình tượng minh họa chính xác.

        Những đêm sau, lực lượng phòng không ta đánh trúng, đánh rất hay, hạ nhiều máy bay địch như đêm 20, bắn rơi 19 máy bay, bắt sống 12 giặc lái. Trong đêm 26, đế quốc Mỹ ném bom hủy diệt phố Khâm Thiên (Hà Nội), chúng bị quân ta bắn hạ 18 chiếc, trong đó có tới 8 chiếc máy bay B52...

        Địch bị thiệt hại quá lớn, chỉ riêng giặc lái đã có 43 tên, trong dó có tới 33 giặc lái B52 phải vào ngồi bóc lịch ở trại giam của ta. Hãng thông tấn Mỹ UPI này 31/12/1972 đã phải cay đắng thú nhận: “12 ngày đêm ném bom Hà Nội, Hải Phòng được coi là cuộc ném bom dữ dội nhất trong chiến tranh đã làm Mỹ thiệt hại nặng nề nhất về người và trang bị”.

        Thăng Long - Hà Nội đã ghi thêm vào truyền thống một trang vàng chói lọi chiến công, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong thời đại hiện nay và cho mai sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2020, 06:53:53 am »


       
III.    CUỘC THẮNG LỢI CUỐI CÙNG

        Dù đã ký Hiệp định Paris và đã thực hiện việc rút quân, nhưng đế quốc Mỹ vẫn bám lấy Việt Nam, tiếp tục dùng, ngụy quyền Sài Gòn làm công cụ để đưa miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Chúng ra sức xây dựng quân đội ngụy thành một đội quân “mạnh nhất Đông Nam Ả“ với số quân trên một triệu mười vạn người. Mỹ đã cút nhưng ngụy chưa nhào, quân dân Việt Nam lại tiến hành chiến dịch mùa xuân 1975 bắt đầu từ Tây Nguyên (10/3 đến 24/3/1945). Sau chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch Huế - Đà Nằng. Các tỉnh miền Trung lần lượt được giải phóng. Cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 30/4/1975 với sự hiệp đồng chiến đấu của các lực lượng tinh nhuệ, biệt động, tự vệ vùng ven và nội đô, cùng với sự nổi dậy đều khắp của quần chúng, các cánh quân cách mạng thần tốc thọc sâu vào chiếm các mục tiêu quan trọng của thành phố Sài Gòn như Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc phòng ngụy... Đại sứ Mỹ chuồn lên máy bay trốn khỏi Sài Gòn, Tổng thống ngụy là Dương Văn Minh đầu hàng. Chiến địch Hồ Chí Minh toàn thắng.

        Đất nước Việt Nam thoát khỏi vòng bị lệ thuộc với bao nhiều hy sinh của thế hệ anh hùng đã qua. Thế hệ mai sau mãi mãi noi gương những người đi trước để tiến tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, phát triển và hạnh phúc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2020, 12:59:54 pm »

       
CUỘC CHIẾN THẮNG ĐẦY HUYỀN THOẠI

I. GIẢI PHÓNG PHƯỚC LONG - NẮN GÂN, THỬ SỨC MỸ - NGỤY

        Ngày 6/1/1975, quân ta tiêu diệt nốt các vị trí còn lại, giải phóng toàn bộ tỉnh Phước Long - một trong hai tỉnh nằm trong vành đai bảo vệ phía Bắc Sài Gòn. Mở thông đường Trường Sơn tới các tỉnh miền Đông Nam bộ, tạo thế đứng, bàn đạp cho các hoạt dộng quân sự tiếp sau. Chiến dịch ngắn ngày đã thu được nhiều thắng lợi lớn nhiều mặt. Trận chiến Phước Long thật sự nắn gân, thử sức cả tớ ngụy, thầy Mỹ giúp chúng tôi kiểm tra lại nhận định đánh giá trong báo cáo cuối năm.

        Ngay sau khi thất thủ Phước Long, ngày 10/1 Thiệu lên đài phát thanh kêu gọi: “Kiên quyết lấy lại nơi đã mất”, còn chính giới Mỹ lập lờ de dọa: “Một lực lượng gồm tàu sân bay nguyên tử In-te-prai, khu trục tuần dương đã rời Subic (Philippings) đi vào biển Dông” hay “Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến ở Okinawa đã được báo động, đang chuẩn bị di chuyển".

        Sau 30/4/1975, trong đống tài liệu thu được ở Văn phòng Bộ Tổng tham mưu ngụy có báo cáo của viên Đại tướng Cao Văn Viên xin tăng viện cho Phước Long với bút phê bên cạnh của Thiệu: “Báo Trung tướng (chỉ Dư Quốc Đống - Tư lệnh Quân khu 3 - Quân đoàn 3) điều nghiên, tùy nghi quyết định, cần chú ý động viên các chiến hữu tử thủ”.

        Trong buổi nói chuyện, viên Đại tá Phạm Bá Hoa - Tham mưu trưởng Tổng cục tiếp vận (giống như Tổng cục hậu cần của ta) đã thuật lại tâm trạng sĩ quan Bộ Tổng tham mưu hồi đó: "... Tất cả chúng tôi đều bàng hoàng khi Phước Long thất thủ, không khí lo ngại bao trùm, ưu tư đè nặng mọi người. Ưu tư không phải do mất một tỉnh ở ngay cửa ngõ Sài Gòn, có trên dưới 7.000 binh sĩ bị tiêu diệt, tan rã mà chính thất bại này đã nói lên thế và lực của quân lực Cộng hòa. Chỉ mới bị đánh một điểm mà không còn lực đối phó, bị đánh mạnh nhiều hơn thì sẽ ra sao? Mất cả một tỉnh mà Mỹ vẫn làm ngơ, mặc dù nhiều lần ông Thiệu đã gặp Đại sứ yêu cầu Mỹ can thiệp. Bộ Ngoại giao cũng chính thức gửi công hàm, nhưng rồi tất cả chỉ là con số không. Có thể nói Phước Long là đòn thử sức đôi bên. Kết quả đã rõ ràng”.
        
        Ngày 9-10-1974, Quân ủy trung ương họp bàn mở chiến dịch  Tây Nguyên

        Đầu tháng 2/1975, chúng tôi nhận được tài liệu nguyên bản của ủy ban nghiên cứu chiến lược trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn và tờ trình của Phòng Tình báo, cũng của Bộ Tham mưu, do cán bộ điệp báo của ta đi sâu, nằm ở cơ quan đầu não của ngụy gửi ra. Cả hai tài liệu đều đề cập, đánh giá tương quan lực lượng của ta và quân địch như tổng quân số: địch 971.000 tên, ta chỉ có 387.000 người; cơ giới địch 1.448 xe các loại, ta chỉ có 655 chiếc; không quân 1.666 máy bay, tàu chiến 1.496 chiếc, ta không có chiếc nào... Địch chiếm ưu thế tuyệt đối với nhận định, kết luận: quân số ta, địch trên chiến trường tỷ lệ 1 trên 2,5 (địch gấp 2 lần rưỡi ta) nhưng lực lượng phải phân tán giữ đất, bảo vệ các vùng trọng yếu nên số chênh lệch trên không biểu thị ưu thế của chúng. Ngược lại, ta tuy ít nhưng không phải phòng giữ những điểm yếu cụ thể nên có thể cơ động dễ dàng, chọn lựa chiến trường để dứt điểm.

Ngày 9-10-1974, Quân ủy trung ương họp bàn mở chiến dịch  Tây Nguyên
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2020, 09:51:40 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2020, 01:00:27 pm »

   
        Cả hai tài liệu trên 10 trang dã phản ánh khá chính xác lực lượng của ta và địch trên chiến trường, so sánh đánh giá đúng thực chất.

        Nhận được tài liệu, chúng tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì thấy nhận xét, đánh giá của chúng tôi trùng hợp với kết luận của địch, phản ánh đúng thực tế khách quan. Lo vì qua tài liệu địch nói lên chúng nắm, hiểu ta khá rõ, chúng đã tổ chức được mạng lưới điều nghiên có hiệu quả. Chúng tôi càng lo hơn vào thời điểm ta đang chuẩn bị chiến dịch đánh địch ở Tây Nguyên.

        Tuy không được phổ biến chính thức, nhưng qua làm việc với Cục tác chiến, các chỉ thị của Bộ, chúng tôi ngầm hiểu chiến dịch Xuân Hè sẽ mở ra ở Tây Nguyên, nhất là khi anh Vũ Lăng - Cục trưởng Cục tác chiến (sau chiến tranh là Thượng tướng, Hiệu trưởng trường Lục quân Dà Lạt) sang chia tay trước khi đi chiến trường đã gọi anh Lân và tôi ra hành lang và dặn dò thêm: “Các cậu nhớ giúp mình hoàn thành nhiệm vụ. Bất cứ tin gì ngay cả khi tham khảo cùng nhớ điện cho mình để rộng đường nghiên cứu, cần thiết ghi thêm ý các cậu, nhất là cậu - anh vỗ vai tôi - đừng vì định kiến với vài cậu bên mình rồi thận trọng quá mức cần thiết”. Tôi hiểu anh muốn nhắc vụ tôi nồi máu nghề nghiệp đốp chát với một vị cao cấp khi bị giễu: tin vịt tình báo.

        Anh rất thẳng, nóng tính, hay bốp chát nhưng lại được anh em quý trọng, nhất là đám trinh sát chúng tôi. Một con người giản dị, dễ gần, chả thế có anh em đã chọc anh khá thô bạo như Lăng là hoa Di lăng mà vợ là Hoa, cả hai loài hoa chồng chéo lên nhau thì thơm rung cả nhà. Nhớ hồi đi chiến dịch đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chúng tôi bị địch tập kích B.52 trúng nơi trú quân, tuy không bị thương vong nhưng bị một phen hoảng hồn, hú vía. Bộ tư lệnh đã ra một loạt quy định nghiêm ngặt bảo mật, trong đó cấm săn bắn. Vừa tới địa điểm được mấy hôm, một buổi sáng trước giờ giao ban, anh gọi tôi ra bảo nhỏ: “Các cậu phải kiểm tra chặt chẽ quân các cậu, bọn này ẩu, vô kỷ luật bị địch nện cho tơi bời mà không chừa. Mình vừa đi kiểm tra về bắt gặp quân cậu đang làm thịt nai ở suối, nói bừa là nhặt được trong rừng. Xem kỹ còn cả vết đạn phá nát bên đùi. Mình chưa nói với các anh Hai Hải, đề phòng việc này đến tai các anh ấy, các anh có hỏi liệu mà trả lời. Kỷ luật nặng đấy”. Tôi hoảng quá, ngồi giao ban mà bồn chồn lo lắng. Rất may không thấy các anh đả động tới (Trần Quý Hai - Tư lệnh, Lê Quang Đạo -  Chính ủy mặt trận).

        Những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3/1975, tin tức dồn dập gửi về. Nhiều tin vui nhưng cùng không ít tin “thót” tim như cả bầy voi rừng lao vào gần nơi ta chuẩn bị trận địa nhưng may chúng lại rẽ sang hướng khác hay khi ta bắt đầu đánh địch cài thế trên đường 19 (4/3 đường Pleiku - Quy Nhơn) diệt đoàn xe trên dường 14 (5/3 Buôn Mê Thuột - Pleiku)... thì trinh sát kỹ thuật bắt được điện chúng trao dổi với nhau vừa bắt được một trinh sát pháo binh của ta có cả sổ tay ghi các mục tiêu điều tra. Tù binh bị trọng thương, đang hôn mê. Chúng đã đưa về cứu chữa để khai thác thêm...

        Tình hình trên làm chúng tôi hồi hộp, lo lắng chỉ mong chóng đến giờ G - giờ nổ súng mở màn chiến dịch có mật danh 275.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2020, 01:01:08 pm »

 
II. LỜI THÚ NHẬN MUỘN MÀNG

        2 giờ sáng ngày 10/3/1975. quân ta đồng loạt tấn công Buôn Mê Thuột mở đầu chiến dịch Tây Nguyên?, để chỉ sau 50 ngày đêm đã trở thành tiếng súng khai tử chế độ ngụy quyền Sài Gòn.

        Chiều 11/3 chúng tôi nhận được điện báo đã đập tan sự kháng cự địch, hoàn toàn làm chủ thị xã, đang truy quét tàn quân. Tin vui dồn dập gửi về nhất là điện báo đã bắt được 2 đại tá chỉ huy mặt trận phía Nam: Nguyễn Trọng Luật - Tiểu khu trưởng, tỉnh trưởng, Vũ Thế Quang - Tư lệnh phó Sư đoàn 23 - sư đoàn nòng cốt phòng thủ Tây Nguyên. Đây là hai cái “lưỡi” có giá, có thể tìm hiểu được nhiều tin tức không chỉ phục vụ chiến dịch  mà cho cả tình hình chung, có thể giúp chúng tôi xừ lý các thông tin khi báo cáo lên cấp trên tránh được sai sót và nhận định tình hình quân địch.

        Để chuẩn bị tiếp chuyện “các vị khách bất đắc dĩ" này, tôi đã tìm đọc hồ sơ về họ ở phòng lưu trữ. Cả 2 đều là sĩ quan chuyên nghiệp, được đào tạo cơ bản ở các trường quân sự Mỹ, Nguyễn Trọng Luật đã tốt nghiệp 2 trường chỉ huy tham mưu cao cấp (Fort Lea - Venworth) và chỉ huy thiết giáp, đầu năm 1971, Tư lệnh thiết đoàn 17 trong hành quân hỗn hợp Mỹ - ngụy đánh sang Lào (Lam Sơn 719 - 2/1971); còn Vũ Thế Quang, người xã Nhân Chính (Thanh trì - Hà Nội) di cư vào Nam năm 1954, tay chân thân tín của Kỳ, từng chỉ huy Liên binh phòng vệ Dinh Độc Lập khi Kỳ làm Chủ tịch ủy ban hành pháp (Thủ tướng)...

        Mặc dầu đã đọc kỹ hồ sơ, nhưng gặp ông ta, tôi vẫn bị bất ngờ thấy Luật rất trẻ, phải nói điển trai so với tuổi 50, nhưng vóc dáng thật thiểu não. Ông ta suy sụp cả tinh thần lẫn thể xác, không chỉ vì thân cá chậu chim lồng, sự giàu sang, quyền uy của một sĩ quan cao cấp đã thành tro bụi mà còn vì gia đình tan nát, con chết vì dính bom của chính quân đội ngụy, là chiến hữu của Luật dội vào tư dinh ngay ngày đầu chiến sự. Qua hỏi chuyện càng chứng minh nhận xét về Luật của phòng hồ sơ là đúng, nhưng có điều đáng chú ý là ông ta bị ‘‘nhiễm độc” nặng nề, nhìn nhận và hiểu về cách mạng đến mức thô thiển. Sau này qua tiếp xúc với tướng lĩnh Sài Gòn mới càng rõ Luật là đại diện của lớp người được xem là “có học” nhưng có cả quá trình gắn bó với chính thể Sài Gòn, với Mỹ lại bị chính các quan thầy đó lòe bịp các thông tin về đối phương.

        Về trận chiến Buôn Mê Thuột, Luật thú nhận, những thú nhận muộn màng, diễn tả khá đầy đủ ngọn ngành thất bại của họ với nhiều nhận xét xác đáng. Lược ghi mấy điều chủ yếu mà Tiểu khu trưởng - tỉnh trưởng Nguyễn Trọng Luật đã thú nhận: "... cuối tháng 2 đã nhận được nhiều tin cách mạng sẽ đánh Buôn Mê Thuột. Phân cục trướng CIA ở miền Trung Howoit Archer đã trực tiếp thông báo tin, nhưng qua trao đổi ông ta cũng thừa nhận đây là đòn nghi binh, đánh lạc hưởng của đối phương. Ngay thông báo, chỉ lệnh của Bộ Tổng tham mưa Sài Gòn cũng chỉ nhắc phải theo dõi chặt mọi di chuyển chủ lực quân giải phóng, nhấn mạnh việc phòng thủ “điểm " Kontum - Pleiku còn Buôn Mê Thuột có thể bị đánh nhưng chỉ là "diện". Tất cả phù hợp với suy nghĩ của chúng. Qua thực tế nhiều năm, ngay trong cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968, quân giải phóng chỉ sử dụng đặc công lẻn thọc vào rút nhanh. Địa hình ở đây rất khó giữ bí mật khi triển khai binh lực lớn, xung quanh xã toàn đồn điền, địa hình trống trải dễ bị oanh tạc, thương vong lớn... Những ngày đầu tháng 3, cách mạng đánh một loạt trận tiêu diệt, cắt đứt đường 19 từ Pleiku đi Bình Định, đường 14 Buôn Mê Thuột - Pleiku, chia cắt chiến trường ra làm nhiều khúc, cô lập từng khu vực. Chúng tôi cũng như Bộ Tổng tham mưu (quân đội ngụy Sài Gòn) đều cho rằng quân giải phóng đánh cài thế, hút chú ý vào các tỉnh phía Nam để tập trung dứt điểm ở các tỉnh phía Bắc. Chúng tôi (quân ngụy) đã mắc sai lầm chết người, đã rơi vào bẫy của cách mạng nên bị thất bại thảm hại.

        Bất ngờ lớn thứ 2 là cách đánh của quân giải phóng. Đánh mạnh,thọc sâu ngay khi nổ súng, hoàn toàn khác với thông lệ là đánh bóc vỏ từ ngoài vào như trận Phước Long. Với cách đánh như vậy chúng tôi thừa thời gian đối phó. Lần này tập trung binh lớn có pháo binh, thiết giáp hỗ trợ thọc thẳng vào trung tâm thị xã khác nào bị đánh bung trong ruột ra nên chúng tôi không thể nào đối phó nổi, chịu thất bại mặc dầu lực lượng của chúng tôi còn rất mạnh.

        Cách mạng đã chọn, đánh trúng điểm yếu nhưng vô cùng hiểm yếu. Buôn Mê Thuật không chỉ giữ vị trí như một thủ đô Tây Nguyên mà còn là nơi tập trung kho tàng đạn dược, lương thực cung cấp cho cả các tỉnh trong quân khu. Hầu hết hậu cứ, khu gia binh của quân chủ lực đều đặt ở đây nên mất Buôn Mê Thuật khác nào bị chọc thủng dạ dày, đồng thời đánh một đòn chỉ mạng vào tinh thần, ý chỉ của toàn bộ binh sĩ. Họ hoang mang, lo sợ cho số phận vợ con, gia đình, còn lo kiếm thân nhân còn đâu tinh thần chiến đấu. Một đòn đánh trúng tỉm óc thật hiểm độc... Chủng tôi (quân đội ngụy quyền Sài Gòn) thảm bại là điều không sao tránh được”...


        Buổi làm việc hôm đó kéo dài tới khuya, trước khi Nguyễn Trọng Luật nghỉ, tôi hỏi về khả năng diễn biến chiến sự theo ý ông ta. Ông ta gần như khẳng định yếu tố bất ngờ không còn, nên cách mạng khó phát triển thắng lợi nhanh chóng như vừa qua. Thời gian kéo dài, Sài Gòn có thời gian sắp xếp lại lực lượng phản kích, lấy lại những nơi đã mất với ưu thế tuyệt đối về không quân, cơ giới. Tôi chỉ nói sơ qua tình hình Tây Nguyên cho ông ta hay: Quân giải phóng đã giải phóng toàn bộ các tỉnh miền núi, tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ lực lượng Sài Gòn rút chạy theo đường 7 vào ngày 25/3, bắt sống tướng Trần Văn Cẩm - Tư lệnh phó Quân đoàn 2 ở Phú Yên.

        Chỉ nghe mấy tin trên, sắc mặt ông ta lộ rõ sự lo sợ choáng váng, mặt đờ dẫn, người run lẩy bẩy. Có thể những tin trên đâ xóa nốt hy vọng mỏng manh nào đó có thể cứu vãn tình thế đen tối của ông ta cũng như của chế độ ngụy quyền Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2020, 01:04:22 pm »

        
III. SAI LẦM CHIẾN LƯỢC - TUỲ NGHI DI TẢN

        Khoảng 3 giờ sáng ngày 12/3 chúng tôi nhận được điện của một điệp viên báo Thiệu đang thúc Phú (Phạm Văn Phú - Tư lệnh quân khu 2 - Quân đoàn 2) phản kích lấy lại Ban Mê Thuột, đã điều Liên đoàn 7 biệt động quân ở Sài Gòn ra tăng cường cho Tây Nguyên và bàn tính điều chỉnh dự bị (Sư đoàn dù và thủy quân lục chiến) ở Quân khu 1 để rút bớt một số đơn vị về Sài Gòn làm lực lượng ứng cứu những nơi bị đánh mạnh. Ý đồ trên còn đang tranh cãi vì sợ chủ lực ở Bắc vĩ tuyến luồn vào đánh Trị Thiên thì không kịp trở tay... Tiếp sau lại nhận được diện chiến trường báo đã vây đánh thiệt hại nặng Liên đoàn 21, diệt hậu cứ Trung đoàn 45, vây ép mạnh căn cứ B.50 (nguyên là Trại lực lượng dặc biệt của Mỹ giao lại cho ngụy làm hậu cứ Trung đoàn 53 - nơi phòng thủ rất kiên cố, có nhiều hầm ngầm, ta đánh rất trầy trật, thương vong nhiều). Địch đã huy động trcn 200 lần trực thăng đổ quân với ý đồ dựa vào lực lượng còn tại chỗ để phản kích.

        Trước tình hình trên, bộ phận theo dõi chiến trường đã họp nghiên cứu, phân tích đi đến nhận định: phản kích đích sẽ bị đánh bại vì sa vào thế bố trí sẵn của ta, hơn nữa chỗ đứng của địch gần như bị xóa sổ nên sẽ xảy ra 2 tình huống:

        - Co cụm giữ Pleiku - Kontum.

        - Bỏ đất, rút chạy để tập trung phòng thủ những khu vục trọng yếu của địch. Đường rút sẽ là đường 19 (Pleiku - Bình Định). Nơi đây địch có nhiều khả năng đột phá, đánh dạt chốt chặn của ta với ưu thế hỏa lực, không quân. Đường tốt, cơ động nhanh lại thuận tiện sử dụng cơ giới nhưng một số đồng chí phân vân cho đây chỉ là khả năng tham khảo, thiếu hiện thực nên trong suốt buổi điểm tin với tác chiến chỉ nhấn mạnh khả năng co cụm.

        Thời gian chiến dịch, chúng tôi cũng như tác chiến trực 24/24 giờ, được phép ăn, ngủ nơi làm việc. Buổi chiều hàng ngày, 2 Cục điểm tin để sáng hôm sau giao ban Bộ Tổng tham mưu, thường anh Hoàng Văn Thái hoặc Cao Văn Khánh - Thủ trưởng Bộ chủ trì - sau đó lên báo cáo Bộ Chính trị... Suốt thời gian chiến dịch hầu như hàng ngày các đồng chí trong Bộ Chính trị đều có mặt ở Sân Rồng nắm tình hình để khi cần có thể họp, quyết định được ngay.

        Trong buổi giao ban sáng 13/3, Bộ đã dự kiến 2 tình huống như chúng tôi đã bàn nhưng nhấn mạnh khả năng rút chạy chiến lược. Chính kết luận này đã giúp chúng tôi cảnh giác, sớm phát hiện động thái rút chạy qua tin đài BBC, AFP... Các hãng hàng không tăng chuyến bay lên Pleiku, hành khách đông, giá vé chợ đen tăng vọt. Sớm 15/3 tin cơ sở báo quân địch ở Kontum kéo về Pleiku rất đông. Tình hình thị xã lộn xộn, nhiều xe tải chở hàng hóa ra vào sân bay tấp nập... Hiện tượng rút chạy đã rõ. Chúng tôi khẩn cấp báo cáo Bộ, đồng thời điện cho chiến trường.

Dân chúng hoảng loạn rút chạy khỏi Tây Nguyên
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2020, 01:05:10 pm »

       
        Sau này tướng lĩnh tù binh đã khai rõ cuộc tùy nghi di tản trên bắt đầu từ chiều ngày 15/3 và cũng là giờ cáo chung toàn bộ quân ngụy ở Tây Nguyên.

        Đại tá Phạm Bá Hoa - Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận kể lại thực trạng bộ máy đầu não ngụy hồi đó. Hoa và Tổng cục phó Phạm Kỳ Loan được cử xử lý thường trực thay Trung tướng Đồng Văn Khuyến - Tham mưu trưởng Bộ rồng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng tiếp vận được Thiệu cho phép nghỉ để đưa bố sang chữa bệnh ở Nhật từ 7/3.

        Khoảng 9 giờ ngày 13/3, Văn phòng Cao Văn Viên điện gọi Hoa lên nhận lệnh gấp. Hoa lên đã thấy trong phòng có Viên, Hoàng Ngọc Lung - Đại tá, Trưởng phòng Tình báo, Trần Đình Thọ - Chuẩn tướng, Trưởng phòng Tác chiến. Viên chỉ ghế cho Hoa ngồi rồi nói ngay:

        - Đại tá phải giữ bí mật mệnh lệnh tôi giao cho ông. Đại tá lệnh cho đơn vị tiếp vận ở Pleiku chuyển ngay các hàng quý về Sài Gòn hoặc nơi nào đó cũng được, miễn là đưa ra khỏi Pleiku. Tôi nhắc lại: Lệnh này phải được thi hành ngay tức khác. Rõ rồi thì về làm ngay.

        Tôi báo lại cho Loan biết, rồi lệnh ngay cho Bộ chỉ huy tiếp vận 2 ở Quy Nhơn, đồng thời điện cho Trưởng liên đoàn 322 là đơn vị trực tiếp vận chuyển cho Quân đoàn 2 ngay trong ngày để chờ máy bay lên chở về Quy Nhơn. Mặc dầu thi hành lệnh nhưng chứng tôi rất thắc mắc không hiểu tại sao lại có lệnh kỳ quặc như vậy. Nếu đánh lớn phải lo đạn được, lương thực chứ lại thu xếp vật dụng chiến tranh đi nơi khác, chúng tôi không lý giải được. Đến chiều lại nhận được điện của tướng Thọ: Quân đoàn 2 sẽ xin phi cơ vận tải, ông cấp cho họ đầy đủ. Đây là mệnh lệnh của “sếp”.

        Sáng 17/3 cũng khoảng 9 giờ, không quân báo: ở Pleiku không còn hoạt động nên C.130 phải quay về Nha Trang. Sớm 18/3, vừa tới nơi làm việc thì nhận được điện báo của Bộ chỉ huy tiếp vận 2: đoàn vận tải trên 50 xe tiếp tế cho Pleiku bị kẹt vì đường 19 tắc, phải quay về. Phát hiện có hàng ngàn xe đủ loại đang trên đường 7 đi về Củng Sơn. Đến lúc này tôi mới hiểu Tây Nguyên đang rút chạy. Khoảng 21 giờ cùng ngày, Quy Nhơn lại báo cáo: Toàn bộ xe bị tắc, xe, người tràn cả ra rừng hỗn loạn, tan nát trên đường rút chạy.

        Tối 23/3, tướng Khuyên về. Tôi báo cáo tình hình, phàn nàn với thái đội bịt tai, che mắt của Bộ Tổng tham mưu đối với tiếp vận khi có quyết định rút bỏ Tây Nguyên.

        Sáng 21/3 sau khi lên gặp Thiệu, Viên về, Khuyên gọi tôi:

        - Hỏng hết rồi. Tổng thống và Đại tướng định rút quân về, bảo toàn lực lượng để có lực giữ phần đất còn lại thì nay tan hoang hết cả rồi. Cầm chắc thất bại, không có cách gì cứu vãn nổi. Tôi đã nói ý đó với Tổng thống, Tổng thống im lặng một lúc rồi gật đầu.

        Sau đó Khuyên đưa tôi 2 bức khung ảnh lớn, thở dài:

        - Anh xem còn gì đâu mà bảo toàn lực lượng?

        Trên ảnh, chuyên viên đã chí dẫn, ghi chú tỉ mỉ từng đám xe bị đốt cháy, bị phá hủy nằm ngổn ngang ở Cheo Reo rải cả một đoạn đường, ước tính sơ bộ khoảng nghìn chiếc xe. Trông thật thảm hại.

        Tôi nói với tướng Khuyên:

        - Không hiểu điều nghiên thế nào mà để xảy ra bi thảm quá như thế này?

        Ông ta liền nói ngay:

        - Tham mưu, điều nghiên gì. Có lệnh, tướng Phú đã lên máy bay cùng tay chân chạy trước rồi còn chỉ huy gì nữa.

        Những ngày tiếp theo, tôi còn được xem khung cảnh từng ngày về tắc nghèn, tan nát cả một vùng chiến lược quan trọng. Thảm bại đã quá rõ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2020, 01:20:15 pm »


IV. CON ĐƯỜNG THẦN CHẾT

        Viên Đại tá Phạm Bá Hoa mới chỉ nói lên sự hoảng loạn, lúng túng của Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn trong điều động, thực hiện quyết định rút chạy và khái quát tình trạng hỗn loạn, thực tế còn tồi tệ, bi đát hơn nhiều mà sau này nhiều viên tướng ngụy đã gọi đường 7 là con đường tử thần.

        Theo điện báo của cơ sở ở Pleiku: ngay tối 14/3 đã xuất hiện nhiều chỉ dấu khác thường khiến người dân thị xã hoang mang, lo sợ. Khi vào chở đầy hòm xiểng, khi ra xe không, máy bay gầm rú suốt đêm. Từng tốp 2-3 chiếc cất cánh bay ra hướng biển.

        Sáng 15/3, tình cảnh càng náo loạn. Những gia đình giàu có, công chức rồi cả vợ con binh sĩ tay xách nách mang, bồng bế dắt díu, lũ lượt kéo qua các phố ra hướng sân bay. Trong, ngoài sân bay đông nghịt người chen lấn nhau giành chỗ di tản. Cảnh sát, quân cảnh chịu bó tay đứng nhìn làn sóng người ùa vào sân bay. Đến trưa, từng đoàn xe chở đầy lính từ Kontum kéo qua thị xã đi về xuôi càng làm tình hình thêm rối loạn. Nhân dân công khai bàn tán: quân chính phủ thua chạy. Bọn cầm quyền địa phương hoảng hốt, bất lực không sao duy trì được an ninh trật tự, bọn tội phạm, nhiều lính ngụy lợi dụng cướp của, gây án ngay trong thị xã. Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm - Tư lệnh phó quân khu - quân đoàn, phụ trách hành quân bị bắt ở bãi biển Phú Yên sau cuộc “quan sát” hành quân lui binh đã khai: "Sau khi nhận lệnh trực tiếp của Thiệu - Viên ở Cam Ranh về, tướng Phú đã gặp tôi, Đại tá Lê Khắc Lý - Tham mưu trưởng quân khu để phổ biến quyết định của Tổng thống và bàn cách thực hiện, sau đó họp với tư lệnh các binh chủng. Cuộc lui binh đưa vào mấy quy định sau: tuyệt đối bí mật, chỉ ra khẩu lệnh cho các đơn vị trưởng chủ lực. Không tiết lộ cho Tiểu khu, các đơn vi địa phương. Rút nhanh gọn, theo phương sách “cuốn chiếu” xa rút trước, gần rút sau, chỉ mang theo vũ khí, đạn đủ dùng cho một trận đánh. Để lại một bộ phận nhỏ để phá huỷ kho tàng, tiêu huỷ tài liệu khi đơn vị rút hết. Lữ đoàn 2 thiết giáp cùng 1 Liên đoàn biệt động xung kích mở đường, dọn vật cản.

        Chuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy hành quân còn tôi làm nhiệm vụ giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Sau buổi họp, tướng Phú lo tổ chức Bộ tư lệnh tiền phương để sớm ngày mai rút về Nha Trang. Cũng theo Cẩm, cuộc rút chạy theo đường 7 có nhiều cơ may thoát hiểm dựa vào tình hình bố trí của đối phương. Phần lớn lực lượng kể cả cơ giới đều tập trung xung quanh Buôn Mê Thuột đang đánh phản kích. Ở quanh Pleiku chỉ có Sư đoàn 968, nên có phát hiện được cuộc rút chạy cũng không sao điều quân chặn đánh, cố gắng chạy bộ cũng chỉ có thể đánh vuốt đuôi, thương vong, thiệt hại không đáng kể. Ở phía Nam có cơ giới nhưng không có đường vận động ngoài đường 14 nên ít nhất cũng phải 3 - 4 ngày mới lên đến nơi, chúng tôi có đủ thời gian về tới Phú Yên an toàn.

        Chiều ngày 15/3, đoàn quân rút chạy dài hàng ngàn xe đủ loại: xe quân sự, xe khách, du lịch tư nhân rồi xe lam, xe máy... nối đuôi nhau kéo dài mấy cây số, chậm chạp bò dần trên đường. Trên xe tăng, thiết giáp không chỉ có quân lính mà còn có cả vợ, con binh sĩ cùng đồ đạc đủ thức, chất đầy ba lô, túi vải, va-li, hòm xiểng treo buộc trên xe, trên nòng súng không còn là cuộc hành quân mà đã trở thành cuộc di chuyển tạp nham, hỗn tạp, nhưng rồi cuộc hành quân cũng về tới Cheo Reo trót lọt vào đêm 15/3. Sáng 16/3, cánh quân đi đầu tiếp tục mở đường xuống Củng Sơn để giao tiếp với quân địa phương lên đón. Tất cả yên tĩnh. Ngoài máy bay bắn phá dọc theo 2 bên đường, tiếng pháo bắn vu vơ vào các cánh rừng, rất ít tiếng súng đối phương, thỉnh thoảng lẻ tẻ vài tràng tiểu liên AK. Tất cả đã bớt lo sợ, bắt đầu thấy phấn khởi. Tướng Phú và tôi liên tục điện đàm với Tất, Đồng - Tư lệnh Lữ đoàn 2 thiết giáp, động viên họ.

Giải phóng Buôn Mê Thuột
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2020, 01:21:07 pm »


        Ngày 17, Liên đoàn 7 (mới được tăng cường ở Sài Gòn ra), Thiết đoàn 21 chiến xa từ thị xã Phú Bổn lao nhanh ra khỏi thị xã, định chiếm đoạn đường phía Đông để bảo vệ cho các đơn vị phía sau di chuyển theo. Thế nhưng, đến gần đèo Tu Ma thì cuộc hành quân bị chặn đánh. Toàn đội hình bị ùn tắc, thế là thời điểm tan rã bắt đầu.

        Chiến sự mỗi lúc một ác liệt, tất cả các đợt đột kích đều bị đẩy lùi mặc dầu được không quân bắn phá, dội bom yểm trợ hết sức mãnh liệt. Đã sử dụng nhiều mũi đánh vòng qua rừng, bọc hậu để mở đường hoặc bí mật xuyên rừng tẩu thoát nhưng tất cả đều bị đánh bật trở lại, quân số thương vong nặng nề.

        Sáng 18/3 tiếp tục đột phá nhưng vấn không qua được. Đã phải dùng Liên đoàn 25 bảo vệ phía sau đưa vào chiến đấu mở đường nhưng vô hiệu. Đến lúc này pháo cách mạng bắt đầu dội xuống toàn bộ các vị trí trú quân: trong thị xã, sân bay và cả trên đường. Tình hình trở nên hỗn loạn, các chỉ huy không còn nắm được đơn vị nên đến 17 giờ tướng Tất và Đồng được lệnh phá hủy chiến cụ nặng để dễ rút chạy. Bộ chỉ huy hành quân chỉ còn nắm được một số đơn vị đi cùng còn các đơn vị khác không bắt được liên lạc. Nhiều đơn vị tự động bỏ xe, pháo, kéo nhau chạy bộ từng tốp vài ba trăm lẫn cả dân, gia đình đi theo cứ nhằm hướng ít tiếng súng là xô về hướng đó, bị chặn đánh lại ào ào chạy dạt trở lại, chẳng khác đàn kiến bò trên miệng chén, quanh quẩn mãi mà không tìm được lối ra”.

        Viên đại tá Đặng Đình Siêu - Tư lệnh phó Lữ đoàn kỵ binh số 2 - lực lượng nòng cốt mở đường rút chạy -  đã tả lại tình hình trong 2 ngày 17 và 18:

        "... Quân cách mạng đến nhanh quá, chúng tôi không kịp trở tay. Trong lúc cách mạng tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, thông suốt, hợp đồng tốt thì chúng tôi dao động, quân đông, phương tiện chiến tranh nhiều nhưng không chỉ huy được nên không có sức mạnh chống trả.

        Chủng tôi khâm phục tuyến bịt đường trên đèo Tu Ma. Có thể nói đây là chốt thép quyết định tan của đoàn quân rút chạy. Tôi ước đoán quân giữ chốt khoảng 1 tiểu đoàn, công sự phòng không có gì ngoài một số ụ chiến đấu, một số đoạn hào ngắn với ụ đắp sơ nhưng giải phóng đã tận dụng địa hình tạo dựng được một chốt thép với người giữ chốt cũng là những con người thép đã cản phá, đẩy được mọi đột kích, phản kích của hàng chục xe tăng hạng nặng có hỗ trợ của bom đạn không quân yểm trợ hết sức ác liệt. Nếu không vấp phải chốt này thì phần lớn chúng đã chạy thoát được. Cỏ thương vong, thiệt hại gì chăng nữa cũng không đến nỗi bị tiêu diệt, tan rã thảm hại như hiện nay.

        Đi không thoát, dồn ùn lại thì bị pháo bắn, bộ binh áp sát đánh liên tục nên đêm 17, triệu chứng rã đám đã xuất hiện. Toàn bộ lui về phòng thủ ở Đông Nam Phú Bổn (Cheo Reo) theo lệnh tướng Tất. Tới địa điểm quy định, Tư lệnh và Tham mưu trưởng đã bỏ xe đi đâu không biết. Sáng 18, tôi cùng đoàn trưởng, đoàn phó Đoàn 21 chiến xa và một hạ sĩ truyền cũng rời xe đi tìm đường lủi trốn. Xuyên rừng đền 13 giờ, chủng tôi gặp một bộ phận Thiết đoàn kỵ binh 3 và quân của Liên đoàn 4 biệt động. Tất cả nhập bọn cũng nhau băng rừng về phía Phú Yên."


        Đêm 18, địch trong lòng thị xã đã bị tiêu diệt phần lớn. đến sáng 19 số còn lại kéo cờ trắng ra hàng. trên đoạn đường Đông Tu Ma đến Sơn Hòa (Củng Sơn) quân bảo an cũng bỏ trốn nên số quân vượt qua được chốt đă bị đánh liên tục. Nhiều nơi chỉ có 1-2 trung đội của ta xông lên chặn đường cũng làm cho cả ngàn quân địch có đủ xe, pháo chúi đầu bỏ chạy. Chỉ riêng số quân vượt được ngày 16 và 17 là chạy được đến Củng Sơn ít bị thương vong. Đến Củng Sơn, bến phà lầy không sang được lại phải chờ máy bay lên thẳng thả vỉ sắt lót sắt đường. Cẩm phải đích thân chỉ huy mất gần một tuần mới xong bãi vượt cũng vừa lúc quân giải phóng truy kích tới vây đánh, chúng lại phải tổ chức phá vây mở đường chạy về Phú Yên vào ngày 25/3 cũng là ngày kết thúc cuộc rút chạy của quân ngụy ở Tây Nguyên và cũng là ngày Tây Nguyên sạch bóng quân ngụy Sài Gòn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM