Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:22:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến thắng đầy huyền thoại  (Đọc 6642 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 04:01:26 pm »


        Sớm ngày 7/5, cứ điểm A1 bị tiêu diệt hoàn toàn. Trung đoàn 174 đã trả xong món nợ, nỗi đau day dứt cả tháng trời nav.

        Riêng C2, cuộc chiến đấu còn giằng co đến 9h30' mới kết thúc. Như vậy toàn bộ cứ điểm trên đồi cao ở phía Dông đã bị xóa sổ.

        Trong đêm ta tấn công một số vị trí địch đóng trên đường 41 ngăn chặn không cho ta vượt sông đánh vào khu trung tâm vẫn chưa dứt điểm được. Các Trung đoàn 165 và 209 phải điều chỉnh lại đội hình để diệt nốt các cứ điểm trên.

        Lúc này đã xuất hiện hiện tượng địch rã đám. Trinh sát kỹ thuật thu được tin phi công lái máy bay địch lên tiếp tế đã gửi lời chào vĩnh biệt với quân đồn trú. Nhiều đám bọt trăng nổi lên trên sông Nậm Rom, có thể địch ném vứt vũ khí, quân dụng xuống sông.

        Trước những hiện tượng trên Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định tổng công kích ngay không chờ đến tối như dự định. Tiểu đoàn 130 do Tiểu đoàn phó cùng chính trị viên Trần Quài trao đổi thống nhất cho Đại đội 360 do Tạ Quang Luật đánh thốc vào khu trung tâm. Địch không chống cự, nên hạ lệnh cho đơn vị dời khởi chiến hào tiến quân. Nhờ bắt được 1 hàng binh, ta bắt y dẫn đường đến hầm Sở chỉ huy De Castries.

        17h30‘ ngày 7/5, Tư lệnh Sư đoàn 312 báo cáo: “Toàn bộ quân địch khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được De Castries".

        Anh Văn được báo cáo đã lệnh ngay cho các đơn vị: “Tất cả phải ở vị trí chiến đấu, không được để một tên địch nào chạy thoát", đồng, thời lệnh cho địch vận phát loa kêu gọi quân địch đầu hàng. Sau đó hỏi lại anh Tấn, nhắc chú ý đề phòng địch đánh tráo tên chỉ huy và cho người mang ảnh De Castries để anh Tấn đối chiếu.

        Chỉ mươi phút sau, anh Tấn trực tiếp báo cáo: Tướng De Castries cùng bộ tham mưu của ông ta đang đứng trước mặt anh Tấn.

De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 04:03:04 pm »


        Chúng ta đã kết thúc chiến dịch tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau 55 ngày đêm chiến đấu.

        Kết thúc huy hoàng chiến dịch lịch sử của nhân dân ta.

        Dù muốn hay không Điện Biên Phủ đã trở thành điểm đối đầu lịch sử giữa 2 quân đội: Đội quân cách mạng non trẻ với quân đội nhà nghề của một đế quốc thực dân già cỗi.

        Điện Biên còn là cuộc thử sức giữa 2 chế độ: Chế độ xã hội chủ nghĩa với chủ nghĩa đế quốc.

        Kết quả đối đầu, thử sức đã rõ ràng. Chúng ta đã thắng. Thắng to, thắng oanh liệt mà không kẻ thù nào có thể phủ nhận được. Điện Biên Phủ đã là CÂY CỘT MỐC BẰNG VÀNG.

Cắm cờ quyết chiến quyết thắng trên nóc hầm tướng De Castries
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 04:04:53 pm »


        Có được thăng lợi vẻ vang trên là do có sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, sự đồng tâm nhất trí của toàn quân, toàn dân đã góp mọi thứ cần thiết để chiến thắng.

        Có được vinh quang trên phải nói đến người trực tiếp chỉ huy chiến dịch: Tổng tư lệnh Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP - người đã chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Trung ương, của Bác, đã đánh giá đúng ta, địch, đề ra chủ trương, biện pháp đúng đắn, sáng tạo để giành thắng lợi trọn vẹn với tổn thất ít nhất.

        Tên tuổi Đại tướng Võ Nguvên Giáp gắn liền với chiến thắng Điện Biên đã và đang có ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới đặc biệt đối với các dân tộc nhược tiểu, các nước châu Phi.       

        Nhân dịp Hội thảo: “Việt Nam - châu Phi những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21” kết thúc, sáng 30/5/2003, Đại tướng đã tiếp thân mật các vị trưởng đoàn, đại sứ... các nước, Đại tướng đã chào mừng hội nghị thành công tốt đẹp, mong sự hợp tác giữa các bên ngày càng tốt đẹp để mang lại hạnh phúc cho nhân dân các nước, gửi lời thăm hỏi tới các vị lãnh đạo các nước...

        Thay mặt các đại biểu dự hội nghị, ông Helmut K. Angula - Bộ trưởng Nông nghiệp nước Nam-mi-bi-a đã bày tò niềm vinh dự được gặp Đại tướng - nhà chính trị, quân sự lỗi lạc của Việt Nam và thế giới, ca ngợi chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và những ấn tượng của các nhà lãnh đạo và nhân dân châu Phi đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những tên tuổi đem lại nguồn cổ vũ to lớn đối với các nước châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và mang lại hòa bình cho các dân tộc...1

-----------------------
        1. Báo Hà Nội mới ngày 31/5/2003.

Tù binh Pháp tại Điện Biên
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2020, 08:01:54 am »


       
VII.NGƯỜI ANH CẢ THÂN THƯƠNG.

        Quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh" sang “đánh chắc, tiến chắc" là một quyết định có ý nghĩa thắng bại, sống còn của chiến dịch Điện Biên Phủ đã được kiểm chứng: ngày 7/5/1954 toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Mười năm sau, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên, cán bộ chủ chốt từ cấp trung đoàn trở lên đã tham gia chiến dịch gần như có mặt đông đủ. Mọi người có dịp thổ lộ nhiều điều sâu kín trong tâm tư mà thời đó vì nhiều lý do không tiện bộc bạch.

        Đại đoàn trường 312 Lê Trọng Tấn nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ.” Với anh Tấn có một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng lại mang tính lịch sử độc đáo có một không hai trong cuộc đời cầm quân của một vị tướng. Ngày 7/5/1954 đơn vị anh đã thọc vào chỉ huy sở bắt sống tướng De Castrie cùng bộ tham mưu của y. Anh là người đầu tiên tiếp nhận đầu hàng của Bộ chỉ huy Pháp ở nơi đây. Mùa xuân 1975, tướng Lê Trọng Tấn - Tư lệnh cánh quân phía Đông - dẫn đại quân vào giải phóng Sài Gòn và cùng là người đầu tiên tiếp nhận đầu hàng của toàn bộ Nội các Dương Văn Minh, kết thúc chính sách thực dân kiểu mới của chủ nghĩa đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Sau năm 1975, anh là Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Ọưân đội nhân dân Việt Nam.

        Anh Vương Thừa Vũ nói rõ suy nghĩ của mình hôm họp ở Thẩm Púa (14/1/1954 họp phổ biến kế hoạch tác chiến và giao nhiệm vụ cho các đơn vị): "... khi nghe phổ biến pháo ta sẽ bắn 2.000 quả 105 ly, hầu như mọi người đều phấn khởi, trầm trồ cho rằng địch sẽ tan nát. Với tôi, tôi không tin như vậy. Trận đánh Tu Vũ, địch đã bắn hơn 5.000 đạn đại bác - có nghĩa là hơn 2 lần số đạn ta bắn mở màn chiến dịch nhưng rồi kết quả căn cứ địch vẫn bị tiêu diệt. Hai ngàn đạn pháo vào tập đoàn cứ điểm rộng nhiều cây số vuông như Điện Biên có là bao? Tôi nghĩ nếu lần đó cứ đánh nhanh, giải quyết nhanh thì cuộc kháng chiến của chúng ta có thể phải lui lại 10 năm.” Anh Vũ Lăng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98, anh Nguyễn Hữu An - Trung đoàn trưởng 174 cùng đánh cụm cứ điểm D1, D2, A1... trong Đại thắng mùa xuân 1975 đều là Tư lệnh quân đoàn tham gia chiến dịch  Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. Hòa bình cả 2 đều là thượng tướng. Anh Vũ Lăng sau này về Cục Tác chiến đã có lần "ôn cố tri tân” nhắc chuyện Điện Biên đã nói ràng: "Quyết định của anh Văn đã cứu cả ngàn sinh mệnh. Lui trận mở màn cả 2 tháng trời, ta có thời gian chuẩn bị kỹ hơn, tìm hiêu địch cặn kẽ hơn thế mà trận đánh trầy trật không dứt điểm nổi, phải kéo dài đến cuối đợt 2 mới thanh toán được. Cậu Hòe của các cậu -

        Tiểu đoàn trường Tiểu đoàn chủ công của Trung đoàn 174 bị phơi áo trở thành tiểu đoàn “chổng cu" đấy thôi." (Sau dó anh Hòe đã được điều về là Trường phòng Trinh sát mặt đất. Năm 1975 được đề bạt Phó Cục trưởng Cục 2 - Bộ Tổng tham mưu, sau này là Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng).

        Bí thư, Tư lệnh chiến dịch đã có quyết định quả cảm. với tinh thần trách nhiệm cao, tiếp sau là một loạt biện pháp sáng tạo, mưu lược vây ép, vừa đánh địch lại bảo vệ được ta đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn nhiều mặt, đã làm cho hàng chục nghìn gia đình không phải mang khăn tang thương tiếc người thân nằm lại chiến trường và cũng với số lượng như vậy hoặc hơn nữa tránh khỏi đau xót nhìn chồng con, anh em mất tay, què chân mang thương tật suốt đời.

        Chiến thắng Điện Biên, chấn động địa cầu là dấu ấn kết thúc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam và cũng góp phần kết thúc chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới đồng thời cổ vũ các nước nhược tiểu đứng lên đấu tranh giành tự do, dân chủ.

        Thắng lợi Điện Biên dã làm đổ nhào Nội các của ông Laniel để ông Mandes France lên nắm quyền ngày 12/5/1954. Như vậy chiến tranh Đông dương đã làm Nội các Pháp dựng lên, đổ xuống 20 lần. phải thay 7 Cao ủy, 8 Tổng chỉ huy1.

        Trong bộ sách trứ danh của Mỹ: “Những trận đánh lớn của thế giới ngày nay" đã xếp Điện Biên Phủ vào hàng các trận đánh tầm cở trên2. Còn trong bộ sách Đại bách khoa toàn thư thế giới thế kỷ 20 gồm 10 tập phát hành năm 1960 của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp Pierre Larousse đã để 286 từ giải thích từ Điện Biên Phủ với ảnh kèm theo.

        Kết thúc chiến dịch, địch bị diệt, bị bắt làm tù binh 16.200 tên. trong đó có 1 tướng, 16 đại tá. 353 sĩ quan cấp tá và úy, 62 máy bay bị bắn rơi, phá hủy. Ta thu 28 đại bác, 64 xe các loại và toàn bộ quân trang, quân dụng.

--------------------
        1. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam - những văn kiện từ 1954 - 1979.

        2. Bernard Fall - Điện Biên Phủ, một góc địa ngục.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2020, 08:02:27 am »


*

*      *

        Năm 2000 tôi (tác giả) được người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh ra chơi, cho tôi bài báo của nhà báo, nhà nghiên cứu sử Nhật Hoa Khanh đăng trả lời phỏng vấn của thượng tướng Trần Văn Trà nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài viết khá dài, xin phép nhà sử học được lược ghi lại những ý chính:

        Điều đầu tiên thượng tướng khẳng định: Dù muốn hay không Võ Nguyên Giáp đã trở thành nhân vật lỗi lạc trên lĩnh vực quân sự trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới suốt thế kỷ 20 chống thực dân cũ và mới, đồng thời là 1 trong những gương mặt sáng ngời của nền văn hóa Việt Nam. Nên gọi Đại tướng như thế nào cho đúng? - ông tự đặt câu hỏi, tự trả lời - Theo ông gọi Võ Nguyên Giáp là Đại tướng không sai nhưng không thể hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Đại tướng. Đại tướng dã được Đảng, Nhà nước cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh từ kháng chiến chống Pháp và cả kháng chiến chống Mỹ. Vì vậy nếu gọi trang trọng nên gọi là Tổng tư lệnh, còn gọi thân mật: anh Văn.

        Thực tế anh Văn là người giữ được uy tín gần như tuyệt đối từ ngày thành lập quân đội cho đến kết thúc 2 cuộc chiến tranh, không chỉ trong quân đội mà cả trong giới trí thức.

        Một con người có tầm nhìn xa trông rộng về chiến lược, chiến thuật quân sự trong suốt 2 cuộc chống Pháp, chống Mỹ. Thượng tướng minh định: ông chưa hề thấy anh Văn mắc một sai lầm nào mà chỉ thấy anh đi những nước cờ bậc thầy vây hãm và tấn công địch.

        Anh Văn luôn thể hiện là vị Tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh, vì vậy anh kiên trì thực hiện quan điểm trong chiến tranh là phải giành bằng được chiến thắng với kết quả cao nhất nhưng phải đi đôi với hạn chế cao nhất hy sinh mất mát của tướng, sĩ.

        Trong chiến tranh chống Mỹ vừa qua cũng đã có một số bài học đau sót về vấn đề bảo toàn xương máu của chiến sĩ. Có những chiến thắng lớn hoặc rất lớn nhưng xương máu bộ đội bị mất mát quá nhiều. Những trường hợp này nếu thực hiện cách đánh thận trọng theo quan điểm của anh Văn thì chắc chắn số thương binh, liệt sĩ sẽ ít hơn, chiến thắng sẽ càng lớn hơn.

        Anh Văn là một con người bao dung, độ lượng luôn nói cái đúng, cái tốt của đồng đội ngay cả với những người hiểu lầm anh, anh vẫn cư xử nhã nhặn, bình thản, không hề thanh minh những vấn đề thuộc bản thân... Về anh Văn còn hàng chục vấn đề cơ bản, sâu sắc liên quan đến sự phát triển quân đội cần phải nghiên cứu. Thượng tướng tự nhận năng lực có hạn chế nên chỉ xin đề cập tới 1 số vấn đề đã nêu. Cuối cùng, anh Trà đề xuất với sử học nên coi trọng hơn nữa đề tài quân đội trong cách mạng giải phóng dân tộc trong đó cần nghiên cứu thật công phu, thật công tâm và thật công bằng về đức, tài của các chính ủy, các Tư lệnh và các tướng, đặc biệt là tài đức hiếm có của Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp:

        Chính ủy của các chính ủy. Tư lệnh của các tư lệnh, tướng của các tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2020, 08:03:02 am »

   
*

*      *

        Tôi được điều về công tác ở Phòng Nghiên cứu, Cục Tình báo, Bộ Tổng tham mưu từ cuối năm 1956 và công tác ở đây cho đến khi nghỉ hưu năm 1988.

        Khu A nơi làm việc của các cơ quan Bộ Tổng tham mưu và Tổng tư lệnh, có bộ sân rồng dùng làm nơi dừng chân của vua, chúa, các đại thần triều đình Huế ra kinh lý Bắc hà. Khi về nhận công tác ở đây, mấy người bạn thân bảo tôi: “Nơi đây thuộc “cấm cung", "thâm cung bí sử" mà cậu vừa được "Mẫu quốc ưu ái", tóm cổ đút vào Hỏa lò ngồi bóc lịch thế mà lại được vào đây - nơi nổi tiếng phải kiểm tra lý lịch 3 đời - cậu cũng là loại cứng cựa." Tôi chỉ cười, thấy anh em nói có phần đúng nhưng hơi quá lời, cường điệu. Đúng ở đây không chỉ có nhiều vấn đề bí mật quân đội mà cả của quốc gia và cũng có nhiều điều làm nhiều người phải chú ý về tác phong cũng như quan hệ riêng tư của các “sếp”.

        Về cồng tác ở cơ quan Bộ hơn 30 năm nên có nhiều điều kiện được tiếp xúc, báo cáo với anh Văn. Tôi chuyên theo dõi chiến sự ở miền Nam nên mỗi khi có chiến dịch lớn của ta hay địch càn quét lớn, dài ngày tôi thường được cử sang báo cáo với anh những tin tức trong đêm để anh họp với các anh ở trên.
         
        Là cán bộ cấp thấp, các buổi gặp anh chỉ là báo cáo tin nhưng cũng để trong tôi nhiều kỷ niệm nho nhỏ không quên.

        Có lần sang báo cáo, anh ngồi nghe nhưng có cái nhìn khang khác, tôi giật mình chưa hiểu nguyên nhân. Xong việc tôi đứng lên xin về lúc đó anh mới bảo: “Chắc đồng chí vội lắm phải không?" Tôi chợt hiểu vội nhìn xuống ngực áo cài lộn khuy, cắp hiệu trên ve xô xệch khó coi. Tôi lúng túng chưa biết xoay sở ra sao, anh đã nói tiếp: “Sớm ra chắc người đi lại cũng ít nhưng cũng phải rút kinh nghiệm, ăn mặc nghiêm túc." Tôi sượng sùng đỏ mặt ra về với bao suy nghĩ về những lời nhắc nhở của anh.

        Một buổi làm việc đêm vào khoảng 2-3 giờ sáng, tôi ngồi ở bàn kê sát cửa ra vào, bất chợt thấy anh và đồng chí công vụ đã đứng trước cửa, tôi vội đứng lên định hô chào thì anh đã xua tay. Thấy anh Lân đang gục ngủ trên bàn ngáy khò khò, tôi ra hiệu cho anh Man gọi cậu ta dậy. Anh lại xua tay, nhỏ nhẹ: “Để đồng chí ấy ngủ" rồi kéo tôi ra cửa hỏi tình hình. Khi về anh bảo: “Vừa đi Trung Quốc về có mấy quả táo tặng cho các đồng chí.”

        Có thời gian đến 5-7 tháng, anh chỉ thị: bộ phận theo dõi báo chí công khai lưu ý thấy có vấn đề gì hay báo với anh, khi nào cần nghe anh sẽ báo sau. Cục phân công tôi và Nguyễn Phong. Phong được anh gọi sang báo cáo mấy lần tôi không nhớ, riêng tôi được gọi sang 2 lần. Lần đầu tôi báo cáo phóng sự đăng trên báo Ngôn luận nhiều kỳ dưới tiêu đề: “Bà lớn chịu chơi, ông lớn chơi chịu”. Nội dung tả lại đời sống đàng điếm của vợ một trung tá ngụy, lợi dụng sĩ quan Mỹ mua đồ rẻ ở PX (hàng căng tin của sĩ quan, được miễn thuế) sau đó bị tên đại úy Mỹ lừa mất mấy nghìn đô la, nhẫn, hột xoàn. Mụ ta cay cú vừa mất tình lại mất tiền nên kiện ở tòa án quân sự Mỹ. Chánh án là một trung tá cũng lại tàng tịu với mụ, thường cho đô la sau mỗi lần đi lại với nhau. Mấy tháng sau mụ ta thúc trung tá chánh án giải quyết vụ kiện của mụ ta. Tên chánh án ỡm ở rồi một hôm cho mụ ta xem băng ghi hình mụ ta lõa thể đang làm tình, rồi ép mụ ta phải trả lại tiền mà hẳn đã cho mụ, mới chịu cho băng hình, nếu không sẽ cho in phát rộng rãi bêu xấu mụ ta... Tôi trình bày suy nghĩ của cá nhân về bài phóng sự trên đã nêu lên thực chất đạo lý, công lý, quan hệ thân hữu Mỹ - ngụy đang được tuyên truyền rất mạnh ở miền Nam... Anh ngồi nghe rất chăm chú rồi anh nhắc cần theo dõi chặt chuyển động tư tưởng không chỉ của trí thức mà cả các tầng lớp khác... Câu chuyện thứ 2 tôi kể là chuyện “Đánh cờ" cũng đăng trên báo xuất bản ở Sài Gòn. Nội dung phê phán người chơi cờ không chịu nghe người ngoài mách nước nên đã bị thua, bị phơi áo trước đôi thủ cao tay hơn người cầm quân cả một đầu. một với.

        Tôi - người lính già cũng như đồng đội cùng lứa tuổi rất tâm đắc những gì anh Trà đã trả lời phong vấn về anh Văn. Hồi nhớ lại vị thế quyết định của anh Văn trong chiến dịch Điện Biên càng thấy thấm thìa tài năng, đức độ của anh. Ý chí, quyết tâm thực hiện lời dặn của Bác, chỉ thị của Trung ương được hòa quyện với lòng yêu thương đồng dội, quý trọng từng giọt máu chiến sĩ nên anh ngày đêm suy nghĩ, tìm tòi chủ trương đúng, cách đánh hay để đánh thắng địch mà lại bảo vệ được ta, giảm thương vong đến mức thấp nhất. Chúng tôi luôn coi anh là Thầy, là Anh lớn thân thương, là người anh Cả quân dội, coi anh là tấm gương để phấn đấu vượt qua những gì không được như ý, va vấp trong cuộc đời công tác cũng như trong cuộc sống đời thường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2020, 08:03:51 am »


KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ
(1954 - 1975)

       
MỞ ĐẦU

        Trước khi bắt đầu 30 năm chiến tranh ở Việt Nam, tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt đã tìm cách thay đồi chiều hướng lịch sử ở Dông Dương. Tổng thống Roosevelt lập luận ràng không được để cho Pháp trở lại Đông Dương sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và lập lại ách thống trị thuộc địa của họ. Tổng thống Roosevelt nói rằng Pháp đã bóp nặn vơ vét của cải vùng này và sau một thế kỷ thống trị của Pháp, bán đảo Đỏng Nam Á còn khổ cực hơn trước. Ông Roosevelt nói rằng nhân dân Đông Dương có quyền hưởng một cái gì tốt đẹp hơn thế. Có lúc ông ta đem Đông Dương cho Tưởng Giới Thạch, song Tưởng từ chối nói rằng Việt Nam, Lào và Campuchia không thế hòa nhập vào với Trung Quốc được. Roosevelt và 6 đời tổng thống Mỹ sau ông ta cho đến ông Gerald Ford đều đã cố tìm cách điều khiển lịch sử Đông Dương nhưng chích sách của người nào cũng không đạt được mục tiêu của nó.

        Mỹ đã bị kéo vào cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, một cuộc chiến tranh tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt, đầy thất vọng, gây ra những rối ren xã hội và làm cho nhiều người Mỹ hoài nghi đối với chính phủ. Khi tổng thống Roosevelt chết thì chính sách chống Pháp của ông ta ở Đông Dương cũng sụp đổ. Nhưng các đội công tác của Cục Công tác chiến lược (OSS) tức Cục Tình báo của Mỹ đã ủng hộ chủ tịch Hồ Chí Minh và lực lượng du kích Việt Minh trong cuộc chiến đấu chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật. Và năm 1945, những đội viên oss đã đi cùng với những chiến sĩ Việt Minh chiến thắng tiến vào Hà Nội. Lá cờ của những chiến sĩ cách mạng Việt Minh - lá cờ đỏ sao vàng - chẳng bao lâu trở thành quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đối với Mỹ, tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lẽ ra chỉ là một chi tiết nhỏ trong lịch sử thế giới nếu như tổng thống Harry s. Truman không quyết định giúp đỡ Pháp. Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, Pháp thiếu tàu bè, máy bay và vũ khí để quay trở lại Đông Dương lập lại chính phù thực dân của họ. Chính quyền Truman đã cung cấp các phương tiện vận tải, vũ khí và chuyên gia cho Pháp. Cuộc chiến đấu chống Pháp và rồi chống Mỹ của nhân dân Việt Nam kéo dài gần 30 năm và cũng có những ảnh hưởng tương tự tại Lào và Campuchia. Hơn 2 triệu người dân Việt Nam đã hy sinh. Phía Mỹ có 56.000 người chết, hơn 100.000 người bị thương và 1.300 người bị coi là mất tích. Từ năm 1960 đên 1973, chính phủ Mỹ đà tiêu tốn 140 tỷ đô la tại Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh mất năm 1969, một thời gian dài trước khi chiến tranh kết thúc nhưng chính là phong trào của Người đã chiến thẳng, lần đầu chiến thắng người Pháp năm 1954, rồi sau chiến thắng các lực lượng quân sự của đế quốc Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam.

        Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh giữa quân, dân ta và thực dân Pháp. Mỹ không tìm cách giữ một vai trò lớn. Những vấn đề to lớn lúc đó là châu Âu bị què quặt và cuộc Chiến tranh Lạnh với Liên Xô đã làm bận tâm Washington dưới thời tổng thống Truman. Nhiều người cho rằng Mỹ đã đi một bước tai hại khác ở Việt Nam khi ngày 7/2/1950 tổng thống Truman công nhận chính phủ Việt Nam độc lập do Pháp lập nên trong vùng họ kiểm soát. Sự công nhận của Mỹ diễn ra đúng 7 ngày sau khi Liên Xô công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Mỹ lại có một hành động quan trọng khác vào tháng 7/1950, sau ngày nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên vài tuần. Vào tháng đó, Mỹ đưa sang Việt Nam một đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) - mở đầu cho một lực lượng quân Mỹ lên tới 550.000 người trong những năm 1960. Cuộc chiến tranh Đông Dương chia làm 2 giai đoạn lớn: Giai đoạn chiến tranh với Pháp bắt đầu năm 1946 và chấm dứt bằng chiến thẳng lịch sử của quân và dân Việt Nam đối với thực dân Pháp thông qua trận đánh cuối cùng ở Điện Biên Phủ; và giai đoạn chiến tranh với đế quốc Mỹ bắt đầu năm 1960. Tuy nhiên, việc phân chia này không tính đến sự việc là Mỹ đã dính líu sâu vào cố gắng chiến tranh của Pháp. Trong năm cuối cùng trước ngày Pháp thất bại, chính phủ Mỹ đã cung cấp 80% ngân sách quân sự của Pháp. Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower nói rằng Đông Dương có tính chất sống còn đối với lợi ích của Mỹ. Cuối cùng, Eisenhower quyết định là Mỹ chỉ tham chiến nếu các đồng minh của Washington tán thành nhưng những nước này không tán thành. Hội nghị Gengve năm 1954 về Đông Dương chia cắt đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tạm thời do Hoàng đế Bảo Đại đứng đầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2020, 08:04:39 am »


       
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM, SAU HIỆP ĐỊNHGENEVE

        1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC

        Sau Hiệp định Geneve, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt đầu chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc gặp một số khó khăn nhưng đồng thời cũng có những thuận lợi cơ bản. Khó khăn lớn nhất là nền kinh tế lạc hậu, lại bị tàn phá nặng nề sau gần trăm năm lệ thuộc và 15 năm chiến tranh. Thuận lợi là tài nguyên đất nước vẫn còn phong phú, có nhà nước dân chủ nhân dân và Đảng lãnh đạo cùng các nước bạn bè giúp đỡ.

        Tháng 9/1954, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ cụ thể như sau: Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.

        Cuộc vận động cải cách ruộng đất được phát động rộng rãi và khẩn trương. Đến mùa hè 1956 việc cải cách ruộng đất đã hoàn thành ở đồng băng và trung du và đạt được kết quả đáng kể: đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến, xóa bỏ quyền phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu người cày cỏ ruộng, hoàn toàn giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến có từ hàng nghìn năm, đưa giai cấp nông dân miền Bắc lên làm chủ nhân nông thôn.

        Song song với việc cải cách ruộng đất là việc phục hồi kinh tế quốc dân. Thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố. Sản lượng lương thực đạt trên 4.000.000 tấn, vượt xa mức trước chiến tranh.

        Trên nền tảng kết quả đạt được trong cải cách ruộng đất và phục hồi kinh tế, miền Bắc tiến lên thực hiện kế hoạch ba năm về việc hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, ở nông thôn, từ năm 1959, cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp đã trở thành một cao trào. Đến cuối năm 1960, việc cải tạo nông nghiệp theo hình thức hợp tác xã bậc thấp đã căn bản hoàn thành. Hơn 85% số nông hộ đã vào hợp tác xã với 68,06% diện tích ruộng đất. Ở thành thị, một số hộ tư sản lớn được cải tạo theo xã hội chủ nghĩa. Công nhân được giải phóng khỏi ách bóc lột của giai cấp tư sản. Hơn 26 vạn thủ công đã gia nhập các hình thức hợp tác xã.

        Kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa đã đạt kết quả khả quan về kinh tế và xã hội, xác lập được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ được về cơ bản chế độ người bóc lột người trên miền Bắc. Ngày 1/1/1960, bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Việt Nam được công bố (sau Hiến pháp năm 1946), khẳng định con đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

        2. MIỀN NAM GIỮ GÌN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI CUỘC ĐỒNG KHỞI (1954-1960)

        Sau khi quân Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Gengve được ký kết về Đông Dương chia cắt nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17, miền Bắc xã hội chủ nghĩa do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, miền Nam do Bảo Đại dứng đầu... Mỹ là nước tham gia Hiệp định Gengve nhưng không phải là bên ký kết. Tuy nhiên, Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng với Pháp ở miền Nam Việt Nam một chế độ không cộng sản. Đế quốc Mỹ gạt hẳn thực dân Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam, trực tiếp thực hành ý đồ xâm lược của mình. Tháng 6/1954 đế quốc Mỹ ráo riết tiến hành việc hất cẳng thực dân Pháp, lật đổ Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm - một người theo đạo Thiên Chúa từ Mỹ về thành lập chính phủ bù nhìn, triển khai kế hoạch phá hoại việc thi hành Hiệp định Geneve. Năm 1956, Diệm không chịu tiến hành tổng tuyển cử ở cả 2 miền Bấc và Nam Việt Nam như Hiệp định Geneve đã quy định. Trong cuốn sách “Lửa trong lòng hồ" (Fire in the Lake) của Frances Fitzgerald có viết: “... Các quan chức Mỹ thuộc cả hai đảng đã đi đến chỗ coi Việt Nam là điều sống còn đối với lợi ích của Mỹ. Kể từ ngày chủ tịch Mao Trạch Đông chiến thắng trước đó 5 năm. các quan chức Mỹ nhận định rằng Trung Quốc liên minh với Liên Xô là mối đe dọa chủ yếu đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ... Mỹ bắt đầu xây dựng xung quanh Trung Quốc một bức tường gồm nhưng nước chống cộng phụ thuộc vào Mỹ. Theo con mắt của các quan chức này thì Việt Nam là bộ phận hết sức trọng yếu ở phía Nam bức tường này. Nếu Việt Nam rơi vào ách thống trị của cộng sản thì toàn bộ Đông Nam Á sẽ rơi theo". Lập trường ấy về sau được gọi là thuyết domino cơ sở của sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam. Trong những năm 1950, trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức cùng cố quyền lực của mình thì các cố vấn Mỹ huấn luyện quân đội miền Nam Việt Nam chiến đấu chống Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mà bọn chúng thường gọi là Việt cộng.

        Đế quốc Mỹ không đặt bộ máy cai trị trực tiếp như thực dân Pháp trước đây mà với một hệ thống cố vấn Mỹ, dùng quyền lực viện trợ quân sự và kinh tế để điều khiển chính quyền tay sai. Về quân sự, đế quốc Mỹ trực tiếp xây dựng, huấn luyện, trang bị và chỉ huy quân ngụy, về kinh tế, miền Nam dần dần biến thành thị trường tiêu thụ của Mỹ.

        Một chế độ dộc tài, tàn bạo được thành lập tại miền Nam. Mỹ - Diệm ra sức đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước bằng nhiều đợt "tố cộng, diệt cộng”. Tháng 5/1959 chúng ra luật 10/59 để công khai chặt đầu những người yêu nước với những hình thức man rợ thời trung cồ. Từ 1954 đến 1959 ở miền Nam có đến 466.000 người yêu nước bị bắt, 68.000 người bị giết.

        Nhiệm vụ trước mắt của miền Nam lúc ấy là giữ gìn lực lượng cách mạng. Các tổ chức yêu nước rút vào bí mật. Những căn cứ cách mang được duy trì. Những hình thức hợp pháp, bán hợp pháp làm bình phong cho hoạt động cách mạng được phát triển. Đồng thời, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành những cuộc đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà.

        Đấu tranh tự vệ, trừ gian, diệt ác cũng được phát động. Đến cuối năm 1957, tại chiến khu D, đơn vị vũ trang đầu tiên được thành lập làm nòng cốt cho bộ đội chủ lực Nam Bộ.

        Cuối năm 1959 cuộc đấu tranh của miền Nam chuyển hướng thành cuộc đấu tranh vũ trang. Tại nhiều nơi, quần chúng vũ trang nổi dậy diệt ác, phá kìm. Bến Tre phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi nhằm dùng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại ách kềm kẹp của địch, xây dựng chính quyền cách mạng (1960). Dân chúng nhất tề đứng dậy diệt ác ôn, đánh đồn bốt, cướp súng địch, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã. Từ Bến Tre, làn sóng Đồng Khởi lan ra các tinh khác ở Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Trung.

        Trong cao trào nổi dậy của quần chúng miền Nam. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập nhằm đánh đổ, chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập để tiến tới việc thống nhất nước nhà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2020, 06:51:16 am »


        3. MIỀN BẮC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ NHẤT, MIỀN NAM CHỐNG “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT”

        Cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thành công, đưa đất nước vào một bước tiến tới. Trước yêu cầu của tình hình mới, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội vạch ra con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

        Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trên ba lĩnh vực: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, đồng thời xác định khoa học kỹ thuật là then chốt. Thực hiện kế hoạch 5 năm cho đến năm 1964 miền Bắc đã bảo đảm được lương thực cơ bản và tự giải quyết được 90% hàng tiêu dùng, đồng thời bắt đầu có tích lũy từ trong nước.

        Trong khi ấy ở miền Nam, trước sự phát triển của cuộc cách mạng nhân dân, Mỹ-Diệm gây ra cuộc “Chiến tranh đặc biệt". Đó là thứ chiến tranh ‘"dùng người Việt đánh người Việt" kết hợp vũ khí, kỹ thuật hiện đại cùng những biện pháp khủng bố, đàn áp.

        Để tiến hành ‘‘Chiến tranh đặc biệt", Mỹ-Diệm đề ra kế hoạch Staley-Taylor với ba biện pháp chiến lược: Một là, tăng cường quân ngụy do cố vấn Mỹ chỉ huy, sử dụng nhiều máy bay, xe tăng để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng. Hai là, giữ vững thành thị, đồng thời dập tắt cách mạng ở nông thôn bằng “bình định" và lập “ấp chiến lược". Ba là, ra sức ngăn chặn biên giới, kiểm soát ven biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào, cô lập cách mạng miền Nam.

        Mỹ-Diệm xem “quốc sách ấp chiến lược" là xương sống của “Chiến tranh đặc biệt". Vì vậy, chúng huy động mọi lực lượng để càn quét, cốt thực hiện cho được quốc sách đó, dự tính trong một thời gian ngắn có thể lập xong 17.000 ấp chiến lược, biến miền Nam thành một trại tập trung khổng lồ. Đến năm 1960, có 685 cố vấn Mỹ ở Việt Nam, con số ấy tăng vọt lên thành 3.200 trong năm 1961 là năm tổng thống Mỹ John F. Kenngdy lần đầu tiên đưa vào Việt Nam các lực lượng đặc biệt tức lính mũ nồi xanh. Lực lượng này được huấn luyện lối đánh chống nổi loạn mà Kennedy nghĩ là có thể sẽ đánh bại được Việt cộng. Chế độ Ngô Đình Diệm với chính sách đàn áp ngày càng mạnh mẽ trở thành một vấn đề đối với Washington, và các quan chức Mỹ bắt đầu hết hy vọng ở con người ấy mà Lyndon Johngon đã có lần ví với Wington Churchill.

        Việc đối phó với cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Diệm rơi đúng vào tổng thống Kenngdy. Và sự bất bình của giới Phật giáo đối với chính phủ Diệm dã tạo ra bối cảnh cho cuộc đảo chính cuối cùng diễn ra trong năm 1963.

        Hết nhà sư này đến nhà sư khác ngồi xếp bằng dội xăng vào người rồi tự thiêu trong lúc cầu kinh. Sau cùng Diệm không chịu được kiểu phản đối này nữa và ra lệnh cho quân lính tiến công vào các đền chùa. Nhưng việc đó chỉ làm tăng thêm sự bất mãn của quần chúng nhân dân. Việc dồn dân của Mỹ-ngụy cũng đã gặp phải sự chống đối. Quân giải phóng cùng nhân dân đẩy mạnh đấu tranh, nổi dậy tiến công bằng cả ba mũi chính trị, quân và binh vận. Một số “ấp chiến lược" bị phá hủy, có số biến thành làng chiến đấu của nhân dân.

        Chiến thắng oanh liệt của quân dân ở Ấp Bắc (Cai Lậy, Mỹ Tho) vào ngày 2/1/1963 chứng minh khả năng chiến thắng của lực lượng cách mạng. Lần đầu tiên với số quân ít hơn địch 10 lần, quân và dân miền Nam đã đánh thắng trận càn quét của trên 2.000 tên địch trang bị hiện đại, sử dụng hàng chục máy bay lên thẳng và xe bọc thép. Quân dân loại khỏi vòng chiến đấu hơn 450 địch (trong đó có 19 xe cố vấn Mỹ), bắn rơi 8 máy bay, bắn cháy 3 xe bọc thép M.l13. Mặt trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động phong trào “thi đua Ấp Bắc, diệt giặc lập công. Nhân dân phá hoàn toàn 2.895 “ấp chiến lược” trong số 6.164 ấp do địch lập ra, số còn lại bị phá đi phá lại cả 5.000 lần, vùng giải phóng lan rộng, làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của chúng.

        Song song với đấu tranh quân sự, các cuộc đấu tranh chính trị nổ ra ở các thành thị. Tháng 5/1963, tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản đối lệnh cấm treo cờ Phật, gặp sự đàn áp của chính quyền Diệm, đã lan đến Đà Nẵng, Sài Gòn mà đỉnh cao là cuộc biểu tình vào ngày 16/6/1963 tại Sài Gòn với sự tham gia của 70 vạn quần chúng.

        Tổng thống Kenngdy nhận được những lời khuyên trái ngược nhau. Nhiều chuyên gia nói là nên hất cẳng Diệm rồi tìm kiếm và ủng hộ một chế độ có tính đại diện nhiều hơn, có khả năng được dân chúng ủng hộ. Những người khác lại khuyên Kennedy nên rút quân Mỹ về, để mặc người Việt Nam giải quyết những bất đồng của họ với nhau. Trước khí thế đấu tranh của nhân dân, đế quốc Mỹ buộc phải làm đảo chính, lật đổ Ngô Đình Diệm. Những tướng lĩnh ngụy li khai được lặng lẽ báo cho biết rằng Mỹ không còn ủng hộ Diệm, Nhu -  người em tàn bạo của Diệm và cả vợ Nhu nữa. Với sự mau lẹ có thể đoán trước, các tướng tá ngụy nổi dậy ngày 1/11/1963 và hai anh em Diệm. Nhu bị giết chết. Nhìn lại những năm dưới thời Diệm, chính các nhà vạch chính sách của Mỹ cùng phải gọi đó là một cơn ác mộng. Đây là một cơn ác mộng không chấm dứt. Mỹ đưa trung tướng ngụy Dương Văn Minh, tức Minh “lớn” lên thay nhưng chỉ được 3 tháng rồi lại bị tướng Nguyễn Khánh lật đổ. Nhân lúc Diệm đổ, nhân dân ở vùng nông thôn còn bị kềm kẹp đã vùng dậy phá hàng loạt “ấp chiến lược”.

        Đầu năm 1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, đó là kế hoạch Johnson - Mac Namara nhằm bình định miền Nam trong vòng hai năm (1964-1965). Chúng lập ra bộ chỉ huy liên hợp Việt Mỹ, tăng thêm 6.000 cố vấn Mỹ và đưa quân Mỹ vào miền Nam lên đen hai vạn rưởi vào cuối năm 1964.

        Kế hoạch Johngon - Mac Namara gặp phải sức chống cự mãnh liệt của quân dân mà điển hình là chiến thắng Bình Giã (12/1964). Nơi đây, lần đầu tiên chủ lực quân giải phóng (đã được thành lập từ 15/2/1961) chủ động tiến công quân chủ lực ngụy liên tục sáu ngày đêm, diệt gọn hai tiểu đoàn cơ động và một chi đoàn xe bọc thép M.113, bắn rơi và bắn hỏng 37 máy bay. Chiến dịch Bình Giã là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng làm phá sản "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2020, 06:52:19 am »


       
II. CẢ NƯỚC CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC

        1. MIỀN NAM CHỐNG “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”. MIỀN BẮC ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ I (1965-1968)

        Sau khi thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ chuyển sang “Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và đồng thời gây ra chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

        Thời gian cầm quyền của Nguyễn Khánh kéo dài đến ngày 16/6/1965 thì một cuộc đảo chính quân sự khác đưa thống chế không quân ngụy Nguyễn Cao Kỳ lên cầm quyền. Cuối năm 1965 số quân Mỹ và chư hầu đưa vào miền Nam lên đến hơn 20 vạn cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh tối tân. “Chiến tranh cục bộ’' bắt đầu từ giữa năm 1965, được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và quân ngụy, trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ động. Tại Vạn Tường (Bắc Quảng Ngãi), ngày 18/8/1965, cuộc ra quân đầu tiên của 8.000 quân Mỹ có xe tăng, thiết giáp, không quân, hải quân hỗ trợ đã bị lực lượng cách mạng phản công quyết liệt, loại 900 quân Mỹ, 22 xe tăng và xe bọc thép, 13 máy bay. Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào diệt quân xâm lược Mỹ. Hàng vạn chiến sĩ dũng sĩ diệt Mỹ lập chiến công. Khắp nơi dâng cao làn sóng tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.

        Mỹ mở cuộc phản công mùa khô. bát đầu từ tháng 1/1966 kéo dài trong 4 tháng với tất cả 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, chủ yếu nhằm đánh vào miền Đông Nam Bộ và đồng bằng khu V, thực hiện ý đồ "bẻ gãy xương sống Việt cộng". Với thế trận chiến tranh nhân dân, quân dân ta đã chặn đánh địch trên mọi hướng. Sau thất bại, Mỹ-Ngụy lại mở cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai vào tháng 10/1966 đến tháng 4/1967, tập trung lực lượng đánh vào miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cách mạng. Lần này, cuộc phản công cũng bị thất bại. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã cùng toàn dân tiêu hao và tiêu diệt địch trên khắp chiến trường. Kết quả là qua hai mùa khô, nhân dân miền Nam đã loại ra ngoài vòng chiến 190.000 địch quân trong đó có 128.000 quân Mỹ và chư hầu, làm thất bại một phần “Chiến tranh cục bộ'* của đế quốc Mỹ.

        Tổng thống Mỹ Johngon đã không bao giờ thành công trong việc đi tìm kiếm một nhân vật mà được mong là người hùng có uy tín, có khả năng tranh thủ được sự ủng hộ của người dân miền Nam Việt Nam. Chính quyền của Kỳ tồn tại đến mùa hè năm 1967 rồi bằng lòng ra tranh cử phó tổng thống đứng cùng liên minh với Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 3/9/1967, Thiệu và Kỳ trúng cử và Thiệu giữ mãi chức tổng, thống ngụy quyền Sài Gòn với sự ủng hộ của Mỹ cho đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Thiệu đổ lỗi cho Mỹ không giữ đúng lời hứa ủng hộ chính phủ Việt Nam cộng hòa chống cộng ở Sài Gòn, ngay dù Mỹ có lại phải can thiệp bằng quân sự nếu cần thiết. Mỹ lần đầu tiên chạm trán bằng quân sự với quân giải phóng vào ngày 5/8/1964. Hai tàu khu trục Mỹ giao chiến với các tàu phóng ngư lôi của ta trong vịnh Bắc bộ, và tổng thống Mỹ Johnson viện cớ cho rằng Bắc Việt Nam đã “tiến công trước". Do vậy lấy cớ để trả đũa, Johnson ra lệnh oanh tạc các cơ sở hải quân của ta. Ta đã bắt được tên tù binh Mỹ đầu tiên trong những trận oanh tạc này. Số tù binh Mỹ tăng lên theo năm tháng lên đến gần 600 người, và chỉ được thả ít lâu sau ngày ký kết ngừng bắn, 27/1/1973.

        Sau trận thủy chiến đầu tiên, quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết vịnh Bắc bộ vào ngày 7/8/1964. Chỉ có 2 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống. Nghị quyết này cho phép Johnson được tự do tiến hành các hoạt động quân sự để “bảo vệ” Đông Nam Á. Đến tháng 10, số quân Mỹ ở Việt Nam lên tới 19.500 người. Ngày 7/2/1962, tướng Mỹ Paul D. Harking lần đầu tiên thiết lập Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Sài Gòn, số quân Mỹ mới có 4.000 người.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM