Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:26:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến thắng đầy huyền thoại  (Đọc 6645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2020, 04:49:19 pm »


        Ngày 12/12 quân ta tiến vào thị xã Lai Châu - một thị xã hoang tàn, đầy xác xe cộ, kho tàng bị phá hủy trước khi rút chạy. Quân địch đã tháo chạy băng đường không từ mấy ngày trước. Chủ yếu quân địch tháo chạy là lính Âu Phi cùng quân trang, quân dụng quan trọng và toàn bộ gia đình vua xứ Thái Đèo Văn Long. Quốc vương xứ Thái do Pháp dựng lên ngay khi chiếm đóng Tây Bắc. Các đơn vị người lính địa phương vẫn còn tản trong rừng. Ở đây, Pháp đã tổ chức lực lượng chính quy được coi như quân dội của xứ Thái tự trị với tên gọi theo tổ chức của Pháp: Lực lượng tác chiến Tây Bắc (ZONO: zong opérationngl nord ouest) dưới sự chỉ huy của trung tá Trancart. Khi rút khỏi Lai Châu, y đã nhận lệnh mở cuộc hành quân Pollux để tập hợp quân lính chờ lệnh đón về Điện Biên bằng máy bay. Nhưng rồi cuộc chạy hỗn loạn khiến Trancart không sao tập hợp dược 3 tiểu đoàn dưới quyền. ZONO tan rã từ dó. Đại bộ phận quân của Trancart là người Thái nên lúc này họ chạy vào rừng cùng với gia đình họ hàng, người trong bản. Quân của Sư đoàn 316 chia nhau sục vào rừng kêu gọi binh sĩ địch ra hàng. Tiếng loa gọi hàng lại là của chính người địa phương nên rất có kết quả. Lính cùng gia đình hàng mỗi lúc một đông. Cán bộ Sư đoàn 316 nảy ra sáng kiến: tập hợp tìmg nhóm, tuyên bố thả hết số binh sĩ người Thái với yêu cầu vợ con, những người thân của số binh sĩ này hứa không để chồng con họ theo địch. Chủ trương trên được mọi người hoan nghênh. Họ đều hứa không để chồng con, người thân cầm súng giết hại lại người mình.

        Thời gian sau đã chứng minh lời hứa trên họ đã thực hiện đúng, không một người nào trong số người được phóng thích hồi đó cầm súng theo giặc.

        Sư đoàn 316 đã thành công lớn trong công tác binh vận. dân vận trong tình thế khó khăn, nan giải nảy sinh trong chiến đấu. Đơn vị dã làm tan rã và tiêu diệt 25 đại đội địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, lừa. ngựa mà những đơn vị biệt kích quen sử dụng.

        Chúng ta cùng lược đọc lại 1 đoạn viết của nhà báo Bernard B. Fall viết trong cuốn: "Điện Biên Phủ - một góc địa ngực" (Dien Bien Phu, un coin d’enfer) xuất bản năm 1968: "... Bây giờ chỉ còn công việc tính sổ những thiệt hại trong tuần lễ cuối cùng của cuộc đánh vận động. Khi lực lượng hành quân Pollux rời Lai Châu ngày 9/12, họ gồm 2.101 người trong đó có 3 trung úy và 34 hạ sĩ quan Pháp. Khi những người sống sót của đại đội lừa, ngựa Thái và đại đội nhẹ 428 tới Điện Biên ngày 22/12 chỉ còn 10 người Pháp, 175 lính Thái, số còn lại hoàn toàn vắng mặt khi điểm đến tên. Hơn thế nữa Việt Minh đã thu được vũ khí để có thể trang bị cho cả một trung đoàn.”

        Lúc này Trung đoàn 147 đã có mặt trên trục đường Lai Châu - Điện Biên, triển khai quân trong vùng Mường Pồn - Mường Muộn đón đánh địch từ Lai Châu chạy về. Một tiểu đoàn của Trung đoàn 98 đứng chân ở Pu San chặn đánh địch ở Điện Biên xông ra đi cứu viện.

        Cùng ngày quân của Sư đoàn 316 vào thị xã, 1 đơn vị của Trung đoàn 174 sục vào Mường Pồn phát hiện nhiều địch trụ bám ở trong bàn nên triển khai tấn công ngay, không chờ quân phía sau lên. Địch thấy ta ít nên tổ chức chống trả quyết liệt, gọi máy bay yểm trợ. Cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt. Nhiều gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh xuất hiện. Cán bộ chiến sĩ Đại đội 674 quyết không rời trận địa, đã cản phá thành công nhiều đợt xung phong của địch. Chiến sĩ liên lạc Bế Văn Dàn xuống truyền lệnh đại đội cho tiểu đội Chu Văn Pù đúng lúc cả tiểu đội chỉ còn 4 người, tiểu đội trưởng cầm trung liên còn đang lúng túng tìm chỗ cao đặt súng thì Đàn chạy tới cầm càng súng đặt lên vai cho Pù xiết cò, quật ngã gục hầu hết số địch hung hãn đang hò hét xung phong. Đàn đã hy sinh nhưng dã góp phần đáng kể cho trận đánh không cân sức giữa ta và địch.

        Ở Điện Biên, De Castries giao cho Langlais chỉ huy trưởng Binh đoàn Không vận số 2 (GAP 2) gồm 3 tiểu đoàn với sự hỗ trợ của máy bay kéo lên Mường Pồn đón quân rút chạy từ Lai Châu về.

        Đến trưa 11/12, binh đoàn mới rời khỏi Mường Thanh khoảng trên 20 kilômét thì vấp phải trận địa bố trí của Tiểu đoàn 888 ở Bả Tấn. Đơn vị nổ súng cản địch không cho chúng vượt qua. Trận đánh diễn ra khá ác liệt. Ta và địch giành giật nhau từng mỏm đồi, từng gốc cây. Cuộc chiến dấu kéo dài đến ngày 13/12, một bộ phận địch lọt qua, tiến đên đèo Pu San lại gặp phái trận địa Tiểu đoàn 215 cua trung đoàn chặn đánh. Địch bị chặn đánh quyết liệt không ứng cứu cho quân chúng ở Mường Pồn dang gào thét xin viện binh. Địch ở Mường Pồn cùng chỉ chống đỡ được đến cuối ngày thì bị tiêu diệt, làm cho quân viện chăng còn đối tượng để cứu nên cùng vội vã lui quân với áp lực mỗi lúc càng đè nặng lên toàn trận tuyến quân địch.

        Trận cứu viện bị đánh tả tơi cùng chung số phận như quân rút chạy. Sau này cùng chính nhà báo Bernard Fall tầm cỡ có nhiều cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam chống Pháp và cả trong chống Mỹ xâm lược đã tả lại: "Mặc dầu Binh đoàn Không vận số 2 đã không thực hiện được cứu nguy cho quân đồn trú ở Mường Pồn, nhưng những trận đánh đối với họ còn xa mới kết thúc. Bộ phận đi đầu do thiếu tá Le Clec và đại úy Torret vừa mới rút về hướng Đông Nam lúc 16h50 thì một hỏa lực dữ dội của quân địch (quân đội ta) bắn sâu chuỗi. Theo tường trình của GAP thì Việt Minh chẳng có máy bay quan sát cũng như đơn vị tuần tiễu điều chỉnh đường bắn mà vẫn thành công trong việc bố trí trọng pháo cách nơi những lính dù vừa hạ trại 500 mét mà giội đạn xuống họ một cách cực kỳ chính xác. Chỉ trong ít phút họ đã phải chịu tổn thất nghiêm trọng. Họ gọi máy bay đến yểm trợ, cứu nguy. Máy bay đã cứu họ khỏi bị tiêu diệt nhưng cũng bị tổn thất nặng nề... Chưa hết, đối phương (Việt Minh) không bị nút chặn Mường Pồn chặn lại nên đã đuổi bắt kịp cả GAP 2. Trưa ngày 14/12, pháo binh địch (quân ta) đã bắn vào đội hình bảo vệ phía sau chiến đoàn, đây là đơn vị của Tiều đoàn lê dương số 1. Giống như buổi sáng, Việt Minh đã tiếp cận mục tiêu thật nhanh để tránh bom, đạn của không quân oanh kích yểm hộ. Không quân tiếp tục tham chiến, nhưng lần này đã xuất hiện dấu hiệu chẳng lành. Nhiều máy bay đã trúng đạn đối phương. Đây là tóm tắt kết quả cứu viện.

        Khúc dạo đầu hùng tráng thật đẹp. Sử thi Tây Bắc có thêm trang viết mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2020, 04:52:09 pm »


V. TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ

        Thời tiết cuối đông, giá rét Tây Bắc vẫn còn lạnh buốt xương. Sương, mù dày đặc. có ngày phủ kín núi rừng một màu trắng đục, gần trưa mới lấp ló mặt trời.

        Sở chỉ huy chiến địch đặt trên một quả đồi ở bản Mường Phăng - phía Đông Mường Thanh - thổ ngữ có nghĩa là bản lạnh.

        Nơi đặt Sở chi huy ở giữa rừng dẻ với cả ngàn cây to, cao vút, cành lá sum sê. Chỉ cần đứng xa một chút là không thể nhận thấy nơi đây có nhiều lán, hầm với hàng trăm cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm cặm cụi vận hành bộ máy chỉ đạo chiến địch, khẩn trương hoàn thành những công việc cuối cùng để giáng cho quân thù đòn chí tử.

        Hầm, lán làm việc, nghỉ ngơi của Tư lệnh chiến dịch ở lưng chừng đồi được thiết kế giản đơn nhưng đảm bảo kỹ thuật, phòng tránh được bom, đạn nổ gần. Từ hầm Tư lệnh, công binh đã đào 3 đường hào đồng tâm theo hình rẻ quạt chạy ra hầm, lán làm việc của tham mưu, của cố vấn. Vật dụng lán trại gần như thống nhất kiểu dáng, vật liệu xây dựng toàn bằng vầu chôn xuống đất làm chân bàn, chân ghế, giường, còn mặt bàn, giường cũng là vầu chẻ nan ghép thành mặt phẳng.

        Cũng từ căn hầm của Tư lệnh chỉ cần leo lên cao vài chục mét, với ống nhòm có bội số khuyếch đại lớn là có thể nhìn thấy toàn cảnh tập đoàn cứ điềm Điện Biên Phủ gần như đã được xây dựng, củng cố hoàn chỉnh sau hơn 2 tháng đổ quân xuống đây.

        Đến lúc này, các đại đoàn chủ lực đã vào địa điểm tập kết, hoàn thành cuộc hành quân đường dài vài trăm kilômét - Một hành trình có thể nói trọn vẹn, quân số đầy đủ, sức khỏe không giảm mà còn có chiều hướng tăng hơn.

        Sau nhiều chiến địch, các cấp chỉ huy đã rút được nhiều kinh nghiệm nên hành quân lần này được sắp xếp, quy định chặt chẽ từ những việc nhỏ như xếp ba-lô trên dưới ra sao để khi cần những thứ gì có thể lấy được ngay, không mất thì giờ tìm kiếm, đến nơi trú quân cần làm việc gì trước việc gì sau nên anh em có nhiều thì giờ nghỉ ngơi. Bộ phận anh nuôi hành quân theo kiểu sâu đo nên luôn đảm bảo: ăn no đủ chất, ăn nóng đã trở thành khẩu hiệu thi đua của các bếp ăn. Nhờ đó sức khỏe tăng, không cần phải tổ chức trạm thu dung để thu nạp lính ốm rơi rớt dọc đường.

        Cuộc sống tinh thần cũng được chăm lo, cải tiến. Câu hò, bài hát luôn vang lên trong lúc hành quân. Những buổi dạy hát trên đường đi được tổ chức đều dặn nên phần nào giúp anh em quên bớt mệt nhọc. Tất cả các đơn vị đều thuộc những bài hát quân hành bắt buộc. Lời ca hào hùng, thấm đậm tình nghĩa càng làm chiến sĩ ta phấn chấn rảo bước:

        Qua miền Tây Bắc, núi ngút ngàn trùng xa.
        Suối sâu, đèo cao, bao khó khăn vượt qua.
        Bộ đội ta vâng lệnh CHA GIÀ
        Vẽ đây giải phỏng quê nhà
        Đất nước miền Tây Bắc
        Đau thương từ bao lâu
        Dưới ách loài giặc tàn ác
        Quân với dân một lòng,
        Không phân biệt xuôi ngược
        Cùng về đây tiêu diệt hết quân thù ...


Tổng quân ủy họp tác chiến tại Điện Biên dưới sự chủ trì của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2020, 04:54:32 pm »


        Cùng trên đường đi còn có hàng vạn, hàng vạn dân công nối bước nhau lên Tây Bắc. Một binh chủng mới xuất hiện: Đoàn quân xe thồ. Sau chiến địch, trong tổng kết đoàn vận tải này được đánh giá rất cao, hiệu quá vận chuyền chỉ đứng sau ô tô. Một xe trung bình thồ được trên 2 tạ - gấp hơn 10 lần gồng gánh trên vai. Đi dân công không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm vui của bao cô gái, chàng trai. Nhiều làng, xã phai tổ chức họp bình chọn những ai được đi phục vụ. Nhiều anh chị em đã nên vợ nôn chồng sau đợt dân công1.

        Đêm đêm những ánh đuốc bập bùng soi đường kéo dài tưởng chừng vô tận. Trên bầu trời đen kịt, tiếng máy bay gầm rú gần, xa, thỉnh thoảng những chiếc đèn dù bật sáng tỏa ánh nhạt nhòa ma quái. Tiếng bom nồ gần, xa xa, đôi lúc máy bay xẹt vụt qua đầu ý như nhắc nhở mọi người cảnh giác phòng tránh quân thù bất cứ lúc nào cũng có thể trút bom, dạn xuống đầu những người ra trận.

----------------------       
        l. Đã có 300.000 dân công di phục vụ với 10 triệu ngày công. Đã vận chuyển được 26.000 tấn lương thực. Riêng Tây Bắc đã có 32.000 dân phục vụ chiến địch, đã ùng hộ 7.130 tấn gạo và 381 tấn thịt.

Đoàn xe thô trên đường vào chiến dịch
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2020, 08:52:39 am »


*

*      *

        Ngay khi lên tới Sở chỉ huy, anh Văn bắt tay ngay làm việc với các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần đề nắm tình hình thật cụ thể, chi tiết.

        Tất cả tỏ rõ quyết tâm đi vào trận đánh với tư tưởng càng đánh sớm càng tốt, có phần nôn nóng với lý lẽ địch mới đến đứng chân chưa vững, công sự sơ sài, ta có điều kiện đánh nhanh, thắng nhanh trong vài ba ngày đêm, để lâu khó đánh, thời gian kéo dài càng khó khăn cho việc cung cấp hậu cần đạn được, lương thực cho hàng mấy chục nghìn người.

        Bên cạnh lý lẽ cần phải đánh nhanh, thắng nhanh, trên còn phân tích, lập luận về khả năng đối phó địch khi chiến dịch nổ ra dựa trên phân tích chiến dịch Nà Sản không thành công năm 1952. Tất cả cho rằng ta chỉ đánh một vài vị trí riêng lẻ nên địch có điều kiện huy động lực lượng ở quanh đó ứng cứu và tập trung hỏa lực phi pháo đối phó, ngăn chặn tấn công của ta có hiệu quả. Nay ta thay đổi cách đánh: huy dộng toàn lực ồ ạt tấn công đồng loạt tất cả các vị trí địch buộc chúng không thể dứt điểm theo yêu cầu đặt ra.

        Qua báo cáo của anh Thái thể hiện rõ Tham mưu trưởng rất đồng tình chủ trương đồng nhất giữa bộ phận chuẩn bị chiến trường có cố vấn đi cùng với bộ chỉ huy tiền phương. Tư lệnh các đại đoàn cũng tán thành chủ trương trôn. Anh Thái chỉ đề nghị cần bổ sung thêm lực lượng cho pháo binh, đưa pháo vào trận địa là có thể nổ súng vào ngày 20/1/1954 (thực tế phải lùi lại đến 25/1/1954 do pháo vẫn chưa vào được vị trí đã định). Mặc dầu thấy kế hoạch có nhiều điều không ổn nhưng thấy đây là quyết định tập thể nên anh vẫn đồng ý cho tiến hành theo dự kiến. Anh chấp nhận cử anh Lê Trọng Tấn cùng anh Phạm Ngọc Mậu xuống tăng cường chỉ huy, điều khiển công việc vô cùng khó khăn này. Anh Đỗ Đức Kiên - Trường phòng tác chiến cùng một số cán bộ tham mưu cùng được điều xuống tăng cường kiểm tra, đôn đốc.

        Qua nhiều ngày tìm hiểu, tiếp xúc với cán bộ, với nhiều câu hỏi đặt ra, anh em đều không lý giải được mà chỉ loanh quanh nhừng lý lê dã nêu ở trên. Riêng anh Tấn nêu nhiệm vụ của đơn vị đánh vào khu trung tâm phải phơi mình đột phá liên tục 3 đợt hay anh Phạm Kiệt - phụ trách bảo vệ - nêu ý nhận xét: "Pháo ta đặt trên địa hình trống trải nếu bị phản pháo hoặc phi cơ oanh tạc khó tránh khỏi thương vong, tồn thất lớn".

        Tình hình trên làm anh suy nghĩ, trăn trở ngày đêm vẫn chưa tìm ra lời giải thỏa đáng, giải quyết những nhược yếu của ta, chống chỗ mạnh của địch. Anh rất dồng tình về đánh giá tinh thần, tư tưởng của bộ đội rất cao, ý chí quyết đánh, quyết thắng rất tốt. Có yếu tố rất quan trọng trên cũng chưa đủ, để giành thắng lợi cần phải có chủ trương đúng, biện pháp hay mới đảm bảo thành công.

        Anh đã nhiều lần leo lên quan sát nơi đóng quân của địch thấy vị trí địch đóng dày đặc, xen cài lẫn nhau, có công sự bao cát nổi lên quanh nơi đóng quân cùng với nhiều lớp rào dây thép gai chi chít đâu có sơ sài như nhiều đồng chí đánh giá. Tình hình trên cho thấy cảm nhận của anh khi mới nghe báo cáo có cơ sở thực tế, anh thấy phải thay đổi tư tưởng, chỉ đạo tác chiến cũng như phương châm chiến đấu nên cần tranh thủ đồng tình của đồng chí Vi Quốc Thanh - Trưởng đoàn cố vấn - rồi quyết định triệu tập họp đảng ủy.

        Ngày 26/1/1954, đông đủ đảng ủy viên dự, anh báo cáo tóm tắt tình hình và suy nghĩ của anh về những yếu nhược điềm của bộ đội ta và chỗ mạnh của địch, nhấn mạnh:

        - Đến lúc này bộ đội ta mới có khả năng đánh công kiên diệt được 1 tiểu đoàn tăng cường như đã thắng ở Nghĩa Lộ, nhưng loại như thế không nhiều. Ngay trận công kiên đánh cụm phòng ngự Nà Sản hồi đầu năm 1952, ta cũng chỉ đánh thắng được vị trí có trên dưới 1 tiểu đoàn địch. Thực tế có trận thắng, trận không. Thương vong, thiệt hại của ta lớn hơn địch.

        - Hiện quân ta chưa quen tác chiến hợp đồng binh chủng quy mô lớn và cũng chưa diễn tập bao giờ nên nhiều cấp còn rất bỡ ngờ chưa biết hợp đồng ra sao vì vậy có hiện tượng chỉ huy trung đoàn xin trả lại pháo phối thuộc.

        - Nhìn chung bộ đội ta chỉ quen tác chiến ban đêm rất ít đánh ban ngày nay phải tác chiến hoàn toàn ban ngày, phơi đội hình chiến đấu trên địa hình bằng phẳng rộng cả trên 100 kilômét vuông nên chưa biết ước tính số thương vong của ta sẽ là bao nhiêu...

        Sau khi nhắc lại ý Bác: Phải đánh cho thắng, - Chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh, anh Văn đặt vấn đề: Các đồng chí có đảm bảo trận đánh sẽ thắng 100%? Không đồng chí nào dám khẳng định, chỉ thống nhất trận đánh gặp nhiều khó khăn mà ta chưa tìm được biện pháp khắc phục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2020, 08:54:08 am »


        Cuối cùng anh kết luận: Chúng ta không, thể giành thẳng lợi với bất cứ giá nào vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài đồng thời đảm bảo nguyên tắc cao nhất đánh chắc thắng cần chuyển phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tấn công, lệnh cho bộ đội lui về khu vực tập kết, kéo pháo ra. Công tác tư tưởng phải đảm bảo triệt để chấp hành lệnh trên. Anh Thái đảm nhiệm truyền lệnh trên cho các đơn vị bộ binh, còn anh trực tiếp giao nhiệm vụ cho pháo binh, đồng thời gọi Sư đoàn 308 lên nhiệm vụ đánh địch ở Thượng Lào, cắt đứt mọi con đường nối cụm cứ điểm Điện Biên với kinh đô Luangprabang của vương quốc Lào - nơi quân Pháp đang có cuộc hành quân xung quanh vùng Nậm Hu - do trung tá Vaudrey chỉ huy với yêu cầu lập đồn, bốt tạo thành hành lang Lào - Việt (cuộc hành binh đã được triển khai ngay sau ít ngày Pháp đổ quân xuống cứ điểm ở Điện Biên).

        Đại đoàn 308 chấp hành nghiêm chỉnh, lệnh các đơn vị trực thuộc khẩn trương hành quân. Đến sốp Nạo đã phát hiện địch ở Mường Khoa bỏ chạy về phía Mường Sại - Luangprabang. Đơn vị chia làm 2 cánh quân: 1 cánh do anh Vũ trực tiếp chỉ huy, 1 cánh giao anh Khánh đảm nhiệm. Cả 2 cánh bôn tập đuổi địch. Một cuộc dượt đuổi kỳ lạ mà sau này nhiều báo chí Pháp đã thuật lại với những nhận xét mỉa mai, châm biếm ngộ nghĩnh: “Cuộc săn đuổi chưa từng có ở bán đảo chữ s, những thợ săn xua đàn thú tán loạn..."

        Tin sư đoàn thép xuất hiện đã làm địch hoảng sợ, một số đồn bỏ chạy, một số bị đánh chỉ chống cự qua loa rồi tháo chạy thục mạng. Chỉ hơn 10 ngày, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt làm tan rã hơn 17 đại đội, giải phóng toàn bộ vùng Nậm Hu.

        Đại đoàn không chỉ lập công xuất sắc mà còn thực hiện trọn vẹn mưu lược nghi binh của Bộ chỉ huy chiến địch đồng thời thu hút hỏa lực phi pháo giúp cho pháo binh ta thực hiện bố trí lại trận địa theo kế hoạch mới.

        Sự xuất hiện của Đại đoàn 308 ở Thượng Lào cùng với những bức điện ở nhiều hướng phát trên không đã làm cho nhiều tướng lĩnh Pháp hoảng sợ, không hiểu mưu đồ đối phương định làm gì đây? Đánh, chiếm kinh đô Lào, hay chuyển quân về đồng bằng... Cùng thời gian này các hướng tấn công của ta ở Trung Hạ Lào, ở Tây Nguyên cũng đã nổ súng, nhiều nơi thắng lợi lớn, đang phát triển thuận lợi khiến địch càng hoang mang, không xác định được ý đồ thật của ta lúc này là gì? Điện Biên có còn là mục tiêu tấn công chính nữa không?

        Đại đoàn 308 tiến đến cách Luangprabang khoảng hơn 20 kilômet thì nhận được lệnh Bộ chỉ huy dừng tiến quân, bí mật quay trỏ lại Điện Biên.

        Một màn hợp xướng, đồng ca thật hoàn hảo.
Chuyển pháo vào trận địa với khối sát thép hơn 2 tấn trên đường rừng làm gấp, gồ ghề đất, đá, rồi vượt qua suối sâu, đèo cao thật vô cùng vất vả không chỉ đổ mồ hôi, công sức mà cả máu xương không ít đồng đội ngã xuống để đảm bảo an toàn cho pháo. Đưa pháo vào đã khó. kéo pháo ra còn khó khăn hơn nhiều. Nhưng tất cả đều phải khuất phục trước ý chí quyết tâm của con người, của anh lính cụ Hồ.

        Lập trận địa pháo mới lần này pháo binh ta có thuận lợi rất lớn, đã được cấp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 -  một bản đồ lý tưởng cho mọi cán bộ quân sự trong tác chiến.

        Có được tấm bản đồ này là công của lính trinh sát. Sau nhiều ngày đêm luồn, bám xung quanh vị trí địch, phân đội trinh sát do anh Trần Văn Phận phụ trách gồm 6 người quyết định chuyển sang phía Đông Mường Thanh - nơi có nhiều cây um tùm, dễ ẩn nấp để tiện tiềm nhập điều tra sân bay và phục kích bất tù binh trên xe Jeep thường chạy từ Mường Thanh xuống Hồng Cúm, chiều tối mới trở về theo lệnh của tiểu đoàn.

Quân ta kéo pháo vào trận địa
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2020, 08:54:45 am »


        Ngày 24/12, như thường lệ, nhiều máy bay vận tải bay lượn thả dù tiếp tế, đặc biệt hôm nay lại có chiếc dù đỏ dưới buộc lủng lảng mấy hòm to. Phận nhắc anh em chú ý nhớ nơi dù rơi để đêm bò ra nhặt về. Lính Pháp ào ra thu dù, có lẽ không để ý tới chiếc dù đỏ nên chúng chỉ thu nhặt những dù gần đường đi. Tối đến Phận cùng anh em bò ra thu về một hòm gỗ rất nặng và 1 hòm sắt.

        Mở hòm gỗ ra chỉ thấy toàn thức ăn, còn mở hòm săt trong có 25 tấm bản đồ tỷ lệ 1/25.000 cả vùng lòng chào Điện Biên và 32 tấm khung ảnh. Cả phân đội mừng quá nên cử người mang về ngay trong đêm. Kẻ địch cũng đã tính toán, lo xa sợ dù bay ra vùng Việt Minh nên đã buộc thêm hòm hàng nặng, nhưng rồi vẫn rơi vào tay lính cụ Hồ.

        Anh Cao Pha - Trưởng phòng trinh sát mặt trận, anh Thái nhận được của quý trên rất mừng, cho sĩ quan tham mưu lấy xe mang về hậu cứ cho in ấn nhiều bản để cấp phát cho đơn vị. Có bản đồ trên, pháo binh đỡ rất nhiều công sức tìm địa thế mặt trận, chỉ còn lo kéo pháo vào và cấu trúc trận địa.

        Được sự giúp đỡ của các Đại đoàn 312, 316 và một số đơn vị bộ binh, chi trong 20 ngày đã làm được 6 trục đường cho pháo, tổng cộng dài trên 70 kilômét vượt qua bao đèo, dốc hiểm trở, nối liền từ Đông lên phía Bắc Mường Thanh - nơi đặt pháo có thể bắn đến vị trí xa nhất của địch: Hồng Cúm.

        Xây dựng hầm pháo rất tốn nhiều công sức. Hầm nằm sâu trong lòng núi, có công sự bắn, công sự ẩn nấp. Nắp hầm dày trên 3 mét gồm nhiều lớp gỗ, đất đủ sức chịu đạn 105 ly. Cứ 4 khẩu đội lại có hầm chỉ huy, hầm chứa đạn. Ngoài ra có hầm họp và cũng là nơi vui chơi, xả hơi của pháo thủ. Các hầm có giao thông hào nối liền với nhau. Nhưng trận địa giả cùng được chú ý kiến tạo đảm bảo an toàn cho các pháo thủ làm nhiệm vụ nghi binh, lừa địch.

        Việc xây dựng hầm hào tạo dựng lên trận địa bao vây địch cùng được tiến hành khẩn trương cùng với xây dựng trận địa pháo. Các đơn vị đều được phân công cụ thể đào những chiến hào cần thiết phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tấn công của đơn vị sau này. Bộ tham mưu đã tiến hành đào thí điểm rồi rút kinh nghiệm phổ biến cho các đơn vị. Tất cả phải đạt yêu cầu phục vụ thiết thực cho chiến đấu khi tiếp cận địch, cho bộ đội nghỉ ngơi, đảm bào sinh hoạt bình thường và lâu dài của mọi người, cho cả việc cơ động sơn pháo, di chuyển thương binh... Tất cả hầm, hào các đơn vị xây dựng xong gộp lại hình thành một hệ thống hào, hầm lớn, nhỏ vừa mang tính tấn công, vừa mang tính phòng ngự với chiều dài ước lượng hàng mấy trăm kilômét. Trong quá trình chiến dấu, hầm, hào được củng cố mở rộng thêm như hàng ngàn vòi bạch tuộc bám chặt quân thù, không cho chúng ngọ nguậy, tìm đường tháo chạy.

        Chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm mới, mở đầu năm mới sẽ là trận đánh quyết liệt, kết thúc số phận kẻ thù. Về ta chắc sẽ thương vong, mất mát không nhỏ. Nghĩ đến những điều trên, anh Văn thấy lòng mình se lại, buồn vui lẫn lộn. Đã nhiều giờ ngồi lặng yên, ngắm nhìn bản đồ tình huống trên bàn, anh thấy xót xa nghĩ đến sắp tới sẽ không còn thấy những nét mặt thân thương đã cùng anh chia sè ngọt, bùi, cay đắng trên con đường dài đấu tranh giải phóng đất nước.

        Người Anh Cả quân đội thấy xót xa, đau buồn khi nghĩ đến sự mất mát của đồng đội, đồng chí của mình. Một sự đau buồn thật đáng kính biết bao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2020, 08:55:59 am »


       
VI. KẾT THÚC HUY HOÀNG

        Sau nhiều ngày chuẩn bị. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định lấy ngày 13/3/1954 là ngày mở màn chiến dịch. Mục tiêu đợt đầu diệt toàn bộ khu phòng thủ phía Bắc gồm 3 cụm cứ điểm: Him Lam, đồi Độc Lập và bản Kéo với lực lượng phòng giữ gần 1 trung đoàn.

        Trước giờ khai hỏa. bộ binh và xe tăng địch từ Mường Thanh kéo lên đánh vào trận địa xuất phát xung phong của ta. Sợ địch phá mất hào đứng chân của đơn vị nổ súng nên Bộ chỉ huy lệnh cho pháo tập kích 20 quả vào ngay Him Lam. Đạn rơi trúng đích, phá hoại nhiều công sự địch, khói bụi mù mịt trùm lên toàn bộ đồn địch khiến địch vừa kéo lên hoảng sợ quay tháo chạy về Mường Thanh.

        17 giờ ngày 13/3, pháo cối của ta đồng loạt dội bão lửa vào tập đoàn cứ điểm địch.

        Ngay những loạt đạn đầu tiên đã tiêu diệt toàn bộ Bộ chỉ huy cứ điểm Him Lam, phá hủy điện đài, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài. Những loạt đạn tiếp theo dồn dập rơi trúng đích làm toàn bộ quân địch hoảng sợ chúi đầu trong công sự. Hạ sĩ quan Kubiak1 - người còn sống sót sau đợt pháo của ta - đã viết bài đăng trong báo “Kêpi trắng" số ra tháng 10/1962 dưới tiêu dề: "Cuộc hành binh Castor... Verdum 1954": “Vào lúc đó, dập một cái ngày tận thế đã đến... Him Lam bay đi tan thành bụi. Quanh tôi đất đá tung lên, những người lính lê dương gục xuống, bị thương và chết nằm la liệt. Tất cả đều kinh ngạc và tự hỏi không biết Việt Minh lấy đâu ra mà nhiều pháo thế, có thể bắn mạnh đến thế. Đạn đại bác trút xuống không ngừng như một trận mưa đá bất thần buổi chiều thu, lô cốt, đường hào nối tiếp nhau đổ bẹp, chôn vùi người và vũ khí..."

        Cụm Him Lam có 3 cứ điểm đánh số 1,2,3. số 1 là mạnh nhất. Trong khi pháo ta cấp tập, sơn pháo đã kéo sát cứ điểm 3 nhả đạn trực tiếp vào lô cốt, phối hợp với đánh bộc phá mở quét hàng rào cho xung kích ào vào cứ điểm, chia nhau diệt quân phòng giữ. Trận đánh kết thúc chớp nhoáng chỉ sau 1 giờ, Đại đội lê dương 2 bị tiêu diệt.

        Cứ điểm số 2, ta vừa mở xong cửa mở, địch trút đạn xuống ngăn chặn xung kích ta. Cuộc chiến đấu giằng co đến mươi phút, nhiều gương chiến đấu dũng cảm xuất hiện, ta vẫn chưa dập tắt được hỏa điểm địch để cho xung kích xung phong. Tiểu đội trưởng Phan Đình Giót

        trườn lên tiếp cận lô cốt địch cùng là lúc hết đạn, hết lựu đạn nên lao người bịt lỗ châu mai, bịt luôn cả họng súng địch, tạo điều kiện cho đồng đội xung phong vào trong cứ điểm diệt địch. Chiến sự chấm dứt sau gần 5 tiếng.

        Trận đánh ở cứ điểm 1 gay go hơn cả, phải kéo dài đến 23 giờ 30 phút mới kết thúc. Một số lính chạy thoát vào rừng. Như vậy toàn cụm Him Lam bị tiêu diệt ngay trong đêm 13/3.

        Được Bộ chỉ huy mặt trận cho phép, Đại đoàn 312 đã cho viên trung úy Turkin mang thư cho De Castries cho phép y cử người ra thu lượm xác, thương binh. 9 giờ 30 phút sáng 14/3, viên đại úy - bác sĩ Le Demany dẫn theo một số binh sĩ đến xin nhận thương binh. Quân lính tận mắt thấv cảnh Him Lam tan hoang, tất cả chỉ còn là đống đất đá đồ nát với hàng trăm xác chết. Tất cả lầm lũi nhặt tìm xác đồng đội với nét mặt hoảng sợ, lo âu.

        Cụm cứ điểm Độc Lập nằm trên đồi dài, rộng 500x200 mét, trơ trọi không một bóng cây chỉ thấy dầy đặc hào, dây thép gai. Trời mưa, đường lầy lội nên sơn pháo đến chậm lại bị bom đánh trúng trên đường di chuyển, một số pháo thủ hy sinh, phải tổ chức lại đội hình nên mãi 3 giờ 00 sáng hôm sau mới nổ súng đánh địch. Pháo ta đánh trúng hầm chỉ huy, cả 2 tiểu đoàn trưởng, phó của địch bị thương. Cuộc chiến đấu kéo dài tới 6 giờ 00 mới hốt gọn 483 lính địch, bắt trên 200 tù binh. Tiểu đoàn lê dương Bắc Phi bị xóa sổ.

        Phía Bắc chỉ còn lại Bản Kéo do 1 tiểu đoàn Thái đóng giữ. Cứ điểm có 4 vị trí, trong đợt này ta chủ trương chỉ đánh 2 vị trí ở ngoài cùng.

        Trung đoàn 36 được giao nhiệm vụ diệt cứ điểm này thấy binh sĩ Thái có nhiều biểu hiện mất tinh thần khi tận mắt thấy 2 cụm cứ điểm do các đơn vị lê dương sừng sỏ đóng giữ mà còn bị đối phương đánh tan nát, nên chủ trương đẩy mạnh binh vận kêu gọi binh lính Thái đầu hàng, rồi sẽ cho về như đối với lính Thái ở thị xã Lai Châu trước đây. Để tăng thêm hiệu lực, đơn vị cho 1 lính người Algérie bị thương mang thư gửi cho chỉ huy cứ điểm cho phép đưa người ra thu nhận thương binh.

---------------------
        1. Sau giải ngũ, ông ta là nhà báo đã viết bài thuật lại trận đánh trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2020, 08:56:26 am »


        Sáng 16/3, đúng giờ hẹn một số lính ra nhận thương binh được ta băng bó cẩn thận. Thương binh Âu Phi cảm động, giơ tay vẫy chào, hô khẩu hiệu: “Hồ Chí Minh muôn năm... Cảm ơn nhiều..." ầm vang cả khu đồi. Hình ảnh trên tác động lớn đến binh sĩ người Thái.

        Sáng 17/3, binh lính địch kéo lên gặp chỉ huy đòi giải tán làm tên đại úy Clarchambre hoảng sợ phải cho mở cửa đồn với ý định kéo quân về trung tâm, nhưng lính vừa ra khỏi đồn đã bảo nhau chạy ùa vào rừng làm bọn chỉ huy không còn cách ngăn cản nào khác là gọi pháo bắn đuổi theo.

        Như vậy thực tế đợt 1 chỉ diễn ra trong 5 ngày, ta đã diệt được toàn bộ các cụm cứ điểm phía Bắc mặc dầu địch đã dội trên 6.000 đạn pháo, cối để yểm trợ cho quân phòng giữ. Thất bại thảm hại khiến viên đại tá Piroth - chỉ huy trường pháo binh đã tự sát bằng 1 trái lựu đạn.

        Báo cáo dự thảo nội dung đợt 2 của anh Văn đã được Đảng ủy mặt trận thông qua với xác định giai đoạn 2 có ý nghĩa quyết định nên thời gian kéo dài để hoàn thành một số nhiệm vụ cấp thiết.

        Xây dựng trận địa tấn công, vây hãm địch kết hợp tiêu diệt một số cứ điểm để tạo chỗ đứng chân cho đợt tiếp theo.

        Khống chế sân bay, không cho hạ cánh. Bố trí trận địa phòng không để thu hẹp vùng trời, buộc địch phải bay cao thả dù, độ tản mát rất lớn, hạn chế tiếp tế của địch đồng thời tăng thêm khả năng thu đồ địch tiếp tế để cho ta.

        Các đại đoàn được phân công xây dựng hào trục nối liền với nhau hình thành vòng vây khép kín khu trung tâm và chia cắt, cô lập luôn khu Nam Hồng Cúm. Từ các đường hào trục, các đơn vị đào các hào nhánh vào sát các cứ điểm được phân công tiêu diệt. Các hào che giấu quân, giảm bớt thương vong đối với hỏa lực bắn thẳng của đối phương đồng thời chuẩn bị giáng cho địch những đòn đánh hết sức bất ngờ.

        Các trục hào chính sâu, rộng đảm bảo di chuyển thương binh, cơ động vũ khí nặng như sơn pháo, DKZ, triển khai binh lực lớn... Các đơn vị khẩn trương thực hiện nên chỉ sau mươi ngày đã hoàn thành về cơ bản. Cuộc chiến không ồn ào tiếng súng nhưng vô cùng gian khổ, có lúc phải trả bằng xương, máu. Lính ta phải lao động hơn 10 tiếng trong ngày. Địa hình phức tạp, lúc hào chạy qua đồi toàn đá, sỏi, lúc lại băng qua ruộng lầy, bùn nhão. Mùa mưa đến sớm càng làm chiến sĩ ta thêm gian nan, vất vả. Có chỗ bùn nước ngang thắt lưng phải lấy mũ sắt xúc đất bùn đổ đi rồi đan phên che chắn sụt lở. Hào vào gần cứ điểm địch là lúc không còn giữ được bí mật. Địch phản ứng điên cuồng. Ngoài dùng hỏa lực cầu vồng phá hủy còn dùng bộ binh đánh ra phá hào với quy mô từ vài tiểu đội đến cả tiểu đoàn cùng với xe tăng, xe ủi đất. Tất cả phản ứng của địch trước nguy cơ thòng lọng thít cổ chỉ làm cho bộ đội ta thêm vất vả nhưng càng khẳng định thêm tác dụng hào che chắn cho lính ta giảm bớt thương vong ở mức độ không nhỏ.

        Dựa vào địa hình, tầm quan trọng các cứ điểm có thể chia khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm làm 2 khu vực:

        Cụm cứ điểm phía Đông có tới 11 cứ điểm hầu hết ở trên đồi cao có khả năng khống chế một vùng rộng lớn xung quanh trong đó A1 là quan trọng nhất chỉ cách Sở chi huy của De Castries trên 500 mét. Địch cũng thấy được ý nghĩa sống còn của cụm này nên tổ chức phòng thủ rất mạnh.

        Cụm phía Tây có 10 cứ điểm, địa thế ít hiểm trở hơn.

        Sau mấy ngày chuẩn bị, ta đồng loạt tấn công một loạt cứ điểm, Trung đoàn 98 của anh Vũ Lăng đã diệt 140 lính Ma-rốc ở C1 đúng như lời hứa với Bộ chỉ huy. Đồi E cũng bị Trung đoàn anh Quang Tuyến diệt trong 1 giờ 45 phút. Cứ điểm D1 có chật vật hơn, mũi chính thọc sâu tốt, đã chia cắt địch thành tìmg mảnh để diệt, nhưng hướng phụ. giao thông hào bị pháo phá hủy một đoạn gần 50 mét nên tiến quân lên bị hỏa lực địch bắn cản, loay hoay cả giờ sau mới đột nhập vào sâu trong cứ điểm, kết thúc trận đánh trong 2 tiếng đồng hồ.

        Riêng A1 rất khó khăn. Địa hình hiểm trở, địch đã chia tuyến phòng thủ ra làm 3 tuyến: tuyến ngoài cùng lại là tuyến chống cự chủ yếu, rồi tới tuyến 2 đặt hỏa lực cầu vồng, cuối cùng mới là đỉnh đồi đặt Sở chỉ huy cứ điểm. Tất cả hào, hầm đều có nắp đậy, chịu được hỏa lực pháo.

        Gần đến giờ nổ súng đường điện thoại bị đứt, Trung đoàn trường Nguyễn Hữu An tìm mọi cách nối lại liên lạc nhưng không được nên cả giờ sau mới cho nổ súng. Phải mất thêm cả nửa giờ mới dọn xong cửa mở cho các mũi xung phong. Lúc này địch đã hoàn hồn, chống cự quyết liệt. Nhiều lần ta đánh xẹp được hỏa lực địch, khi tiến lên gần đỉnh đồi thì lại xuất hiện hàng loạt ổ đề kháng xả đạn như mưa rào. Ta thương vong nhiều mà không sao tiếp cận đỉnh đồi. Ta, địch giằng co từng mỏm đất, từng hố, hào. Gần sáng ta. địch mỗi bên chiếm nửa đồi. Địch ở cửa cao có lợi thế hơn ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 03:57:47 pm »


        Trung đoàn 98 sau khi chiếm được Cl, phát triển xuống C2 gặp khó khăn không làm chủ được cứ điểm. Nhìn chung thương vong nặng nề, đại đoàn phải thay quân đưa Trung đoàn 102 vào chiến đấu thay, Trung đoàn 174 và Trung đoàn 98 lui về phía sau củng cố.

        Trung đoàn 102 cũng không đánh chiếm được đỉnh đồi, lại rơi vào tình trạng như Trung đoàn 174. Cứ dồn địch đến gần đỉnh đồi thì chúng lủi mất tăm nhưng ta tiến lên gần chúng lại xuất hiện trong công sự bắn cản có hiệu lực mọi mũi tấn công của ta. Trận đánh kéo dài không có lợi cho quân ta. Trung đoàn 174 xin trở lại đánh chiếm A1 nhưng chuyển sang phòng ngự, kiên quyết giữ bằng được những nơi đã chiếm được chờ thực hiện kế hoạch tìm hiểu kỹ hơn cái gọi là hầm ngầm trên đỉnh A1 và thực hiện đào hào ngầm đánh bộc phá như đã được Bộ chỉ huy mặt trận chấp thuận.

        Sau nhiều lần xuống thăm các đơn vị cùng với phản ảnh của tham mưu, chính trị, anh Văn quyết định triệu tập bí thư Đảng ủy từ cấp trung đoàn trở lên về họp. Trong hội nghị anh Văn nêu bật hiện tình ta, địch. Địch đã bị dồn vào thế khó khăn nhưng ta cùng không ít trở ngại. Bộ đội đã trải qua hơn 5 tháng hành quân, chiến đấu, sức khỏe có phần sút kém, trong khi đó một số chỉ huy xem nhẹ đời sống tinh thần, vật chất cho bộ đội, thiếu sự chăm sóc cần thiết. Một số biểu hiện xấu đã xuất hiện như ngại chiến đấu, ngại hy sinh, sợ ác liệt, muốn nghỉ ngơi... cần nhanh chóng khác phục. Một loạt chủ trương, biện pháp khắc phục đã được đề ra, mọi người đều tỏ quyết tâm khẩn trương thực hiện. Đợt chỉnh huấn ngắn, gọn đã được triển khai rộng khắp cùng với thư kêu gọi của anh Văn gửi toàn thể cán bộ chiến sĩ.

        Cùng chỉnh huấn, phong trào thực hiện 3 tốt cũng được triển khai: Ăn tốt, ngủ tốt, đánh tốt đã gây không khí hào hứng, phấn khởi toàn mặt trận. Phong trào thi đua diệt giặc được đẩy mạnh, đều khắp.

        Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho lính, hậu cần các cấp cũng chia nhau đi tìm kiếm nguồn hàng thực phẩm: sữa, đường, thịt muối... Các phân đội nhắc nhở lính ta tự tìm thêm rau xanh để tăng thêm chất tươi cho lính. Các cánh rừng xung quanh đúng là nguồn rau vô tận, lính ta tìm, phát hiện rất nhiều cây, con ăn được, đặc biệt củ mài. Đã có danh hiệu tự phong đùa với nhau như ‘‘Vua củ mài” đã đào được nhiều củ để làm nhiều món ăn. Hầm hào cũng được sửa sang tươm tất hơn trước rất nhiều. Tổ 3 người đã có hốc nằm ngồi duỗi chân thoải mái, xung quanh có dù che, rải làm đệm. Bếp ngầm Hoàng cầm cũng ra đời để anh nuôi đun cơm, nấu nước cho bộ đội ăn nóng, uống nóng đều đều ngày 2 bừa. Về tinh thần các phân đội đều có báo, bản tin, truyện từ hậu phương gửi lên. Đọc sách, xem báo, chơi tulơkhơ đã thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của các tổ. Mấy ngày 1 lần lính ta thay phiên nhau về phía sau tắm giặt, nghỉ ngơi.

        Các đội điều trị cũng được tăng cường các bác sĩ giỏi nhất để săn sóc thương tật cho thương binh. Nơi điều trị có vải trắng, dù hoa căng kín chỗ trông rất “sang", như bệnh viện dưới xuôi. Tất cả đã góp phần bình thường hóa đời sống của lính ta ngoài mặt trận. Phong trào thơ ca cũng nở rộ như hoa ban Tây Bắc. Xuất hiện những bài thơ hay, dí dỏm:

        Lính Tây lận đận reo neo
        Đồn Tây ảm đạm cờ treo rủ buồn
        Ngoài này anh Vệ thật tươm
        Có thức ăn lại có cơm nóng đều
        Trong khi lính địch tiêu điều
        Một ngày 2 lạng trôi vèo hết ngay
        Anh có nước uống đủ đầy
        Lính địch chi cỏ một ngày một ca.

        Lời kêu gọi của Tư lệnh mặt trận đã được thực hiện nghiêm túc. Các đường hào bám sát các cứ điểm địch, có mùi hào xuyên ngầm dưới hàng rào dây thép gai của địch chỉ đến lúc quân ta nhô lên địch mới phát hiệnđược thì đã muộn. Các cứ điềm 105 (H6), 106 (H7) lần lượt bị tiêu diệt khá gọn. Ở phía Bắc còn trơ lại 206 (H1). Cùng như những đêm trước, đêm 22/4, bộ đội ta dùng các phân đội nhỏ đánh cứ điểm 206. Ba mũi nhọn đột nhiên dưới đất nhô lên. giật đổ 3 lô cốt đầu cầu rồi xông thẳng vào khu trung tâm cứ điểm đánh, diệt địch... Ngay sau đó được tiếp thêm 2 trung đội nên chỉ khoảng gần một tiếng ta đã tiêu diệt bắt sống gần 180 lính lê dương. Thương vong của ta không đáng kể. Những trận đánh diệt toàn bộ cứ điểm phía Bắc, thọc sâu chia cắt sân bay Mường Thanh càng nói lên hiệu quả chủ trương, biện pháp đánh lấn. Các đơn vị đã sáng tạo nhiều kiểu đào hào, nhiều cách đánh lấn càng phong phú thêm chủ trương đào hào đánh lấn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 03:59:30 pm »


        Sớm 23/4, mấy tàn binh trốn về báo cho De Castries biết cứ điểm 206 bị thất thủ làm De Castries bàng hoàng, quyết định huy động 4 tiểu đoàn cùng phi, pháo yểm trợ phản kích giành lại H1 - vị trí có ý nghĩa sinh tử với trung tâm. Bom đạn dội xuống như mưa, sau đó bộ binh có xe tăng đi cùng xông lên với hy vọng chiếm lại được, nhưng tất cả bị quân ta đẩy lùi. Có đợt xung kích địch đã đẩy lùi được ta về phía sau, Tiểu đoàn trường tiểu đoàn 23 phải gọi pháo cấp tập ngay xuống nơi ta vừa bị đẩy lùi.

        Toàn bộ Mường Thanh run lên bần bật dưới hỏa lực của cả ta lẫn địch. Phòng không ta bắn rơi tại chỗ 1 máy bay ném bom, chúng bốc cháy đâm dầu xuống đất bốc lên một cột khói đen mù mịt.

        Cuộc phản kích đã bị đại bại với con số thương vong hơn 2 tiểu đoàn. Bom đạn được sử dụng ác liệt nhất kể từ đầu chiến dịch. Đây cũng là nỗ lực lớn nhất cuối cùng. Sau này sách báo Pháp đã gọi đây là trận đánh “Cuộc chiến Huguette" (La bataille des Huguette) đã cướp đi lực lượng ứng chiến cuối cùng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên

        Ở đây cần nói thêm: trước tình hình tập đoàn cứ điểm hấp hối các quan chức cao cấp Pháp - Mỹ liên tiếp họp bàn biện pháp cứu nguy kể cả tính đến chuyện dùng bom nguyên tử cỡ nhỏ. Nội bộ chính giới Mỹ bị phân hóa, nhiều nhân vật chủ chốt không tán thành dùng biện pháp “cứng rắn” vì sợ bị sa lầy như cuộc chiến tranh Triều Tiên. Cuối cùng Tổng thống Mỹ cũng chỉ làm được việc gửi điện ca ngợi, cổ vũ tướng Đe Castries cố thủ và giúp Pháp ít máy bay ném bom, cường kích cho cuộc đấu ở Điện Biên với hy vọng mong manh cứu tập đoàn cứ điểm khỏi thảm họa bị tiêu diệt.

        Bắn tỉa đã phát huy tích cực trong bao vây, đánh lấn. Một phân đội giữ một đoạn hào sát cứ điểm địch đã bắn tia diệt cả trăm địch trong thời gian 10 ngày tương đương với số địch bị tiêu diệt trong 1 trận cồng đồn. Cụm Hồng Cúm ở phía Nam cùng bị vây ép chặt. Sân bay bị ép, khoảng không bị thu hẹp theo đúng chỉ đạo của trên, máy bay thà dù tiếp tế phải bay cao nên dù rơi tản ra xung quanh rất lớn, Trung đoàn 57 được giao nhiệm vụ vây lấn Hồng Cúm đã thu được 776 dù hàng trong 1 tuần, số hàng cần phải có trên dưới 30 máy bay vận tải.

        Ngay những đêm đầu nổ súng đợt 3 ta đã tiêu diệt 4 cứ điểm trong đó có 3 cứ điểm ở phía Đông, 1 ở phía Tây.

        Chiều tối 4/5, pháo ta đồng loạt cấp tập vào nhiều khu phòng thủ địch. Một kho đạn trên 3.000 quả nổ tung1, 1 kho lương thực bốc cháy. Pháo ta ngừng bắn, tất cả các đơn vị bộ binh đồng loạt tấn công.

        Đơn vị phòng giừ cứ điểm C1 đánh chiếm nốt phần địch còn giữ được trong đợt 2. Địch cho 1 đại đội phản kích nhưng bị chặn đánh. Đến nửa đêm cả quân phản kích lẫn đóng giữ hoàn toàn bị tiêu diệt.

        Ngày 5/5, Trung đoàn 174 báo cáo đường hầm đặt bộc phá đánh hầm ngầm AI đã hoàn thành, chờ lệnh. Đây là một công trình vô cùng vất và của lính Trung đoàn 174 và công binh của mặt trận xuống tăng cường. Chỉ mở cửa hầm đường kính dưới 1 mét mà cũng phải mất 3 đêm. Đất, đá rắn, đào vào sâu càng khó khăn gấp bội. Thiếu không khí, đào mò, phải dùng quạt liên tục để tránh cho người đào khỏi bị ngạt thở. Tất cả mọi cản trở, khó khăn gian khổ đều bị đẩy lùi trước tinh thần quyết chiến của lính ta.

        20h30’ điểm hỏa nổ bộc phá. Một tiếng nồ trầm rồi một cột khói, cùng đất đá bốc cao, bốc luôn cả lô cốt có cả trăm địch chốt giữ.

        Tiểu đoàn 249 do Tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe làm mũi chủ công chia làm 2 cánh đánh thốc lên đỉnh đồi. Tiểu đoàn 251 của anh Dũng Chi đã nổ súng phối hợp, đánh vòng phía sau tìm cắt đường tiếp ứng của địch từ Mường Thanh lên A1.

        Đại đội dù số 3 cùng đại úy Pouget đóng trên đỉnh đồi đă hoàn hồn sau tiếng nổ bộc phá, chúng chia ra chống cự quyết liệt với ta. Cả 2 cánh quân ta đều bị tổn thất, thương vong nhiều nên nửa đêm phải đưa đội dự bị của Tiểu đoàn 249 vào chiến đấu. Tiểu đoàn anh Dũng Chi đã tìm được đường tiến sang chặt đứt tiếp viện từ Mường Thanh lên, chốt chặn đường đồng thời cho một bộ phận lên tăng cường cho Tiểu đoàn 249 diệt nốt địch. Một cánh đánh xuống A3 (E3).

---------------------
        1. Sách báo phương Tây đưa ra số liệu: Đạn pháo Pháp và ta sử dụng ở Điện Bicn - Pháp: 132.000 viên - Ta: 350.000 viên. Về ta địch đưa hoàn toàn sai. Thực tế chỉ có khoảng 20.000 viên gồm: 11.000 viên chiến lợi phẩm ở chiến dịch Biên Giới. 36.000 viên của Trung Quốc viện trợ cùng 2 trung đoàn pháo 105. 460 viên thu được ở Hạ Lào cùng khoảng hơn 5000 viên thu được của địch thả dù lạc sang trận địa ta. (sao số liệu vênh nhau thế - Giangtvx ?)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM