Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:28:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sách trắng Quốc phòng Việt nam 2019  (Đọc 3629 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:51:35 pm »


        1.5.3. Đào tạo, huấn luyện, diễn tập

        Đi đôi với xây dựng về chinh trị - tinh thần, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập; thường xuyên đổi mới toàn diện công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập phù hợp vơi tổ chức biên chế, trang bị và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

        Tập trung đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; nắm chắc nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tác chiến quân, binh chủng, ngành, tác chiến của các binh đoàn chủ lực và của chiến tranh nhân dân địa phương (tác chiến của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố), trong các loại hình tác chiến của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; có năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; hiểu biết cơ bản về khoa học - công nghệ quân sự; có trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ và kiến thức về pháp luật, xã hội đáp ứng yêu cầu của từng cấp.

        Chú trọng huấn luyện kỹ năng chiến đấu cá nhân, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, ngành; khai thác, làm chủ, phát huy tính năng, hiệu quả của các loại vũ khí, trang bị hiện có bằng nghệ thuật quân sự Việt Nam theo phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc". Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp huấn luyện phù hợp với tổ chức, trang bị và điều kiện thực tế của từng đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

        Thường xuyên tổ chức diễn tập nhằm rèn luyện năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của người chỉ huy cơ quan đối với các lực lượng; nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng bảo đảm tác chiến, xử trí tình huống chiến lược; bổ sung hoàn thiện phương án tác chiến đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

        Việt Nam chủ trương tham gia huấn luyện, diễn tập đối phó các tình huống an ninh phi truyền thống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỗ trợ nhân đạo,... với một số nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của các nước, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc; phù hợp luật pháp quốc tế, pháp luật và điều kiện, khả năng của Việt Nam; tăng cường hợp tác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.

        1.5.4. Nghiên cứu khoa học

        Nghiên cứu khoa học bao gồm khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự, khoa học hậu cần, kỹ thuật quân sự,... Cụ thể là:

        Củng cố nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; giáo dục, bồi dưỡng lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

        Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, lý luận chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, sẵn sàng đánh thắng các hình thái chiến tranh mới. Coi trọng nghiên cứu việc tổ chức chuẩn bị, tiến hành chiến tranh; tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương thức, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và tác chiến chiến lược, xây dựng lực lượng vũ trang; huy động, khai thác các tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh...; lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành các chiến dịch (trận đánh) trong chiến tranh bảo vệ To quốc.

        Nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên ngành, huy động tiềm lực, nâng cao khả năng cơ động, vận tải, bảo đảm đời sống, quân y, xăng dầu,... Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ công nghệ cao, vũ khí, trang bị hiện đại; cải tiến, nâng cấp, chế tạo các loại vũ khí, phương tiện, trang thiết bị quân sự đáp ứng chiến tranh công nghệ cao; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo đảm giành thắng lợi trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

        1.5.5. Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần

        Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Là quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học - công nghệ còn có mặt hạn chế, song Nhà nước Việt Nam rất chú trọng bảo đảm cho Quân đội những loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.

        Coi trọng giữ gìn, bảo quản tốt, cải tiến có chọn lọc những vũ khí, trang bị hiện có; đầu tư thích đáng để tự sản xuất một số phương tiện, vũ khí phù hợp với khả năng công nghệ; đồng thời mua sắm một số vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh chiến đấu cho quân đội. Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; hình thành các cơ sở bảo đảm nòng cốt theo vùng, miền; kết hợp với xã hội hóa; sử dụng có hiệu quả, tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển tiềm lực quốc phòng; tích cực tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

        1.5.6. Công nghiập quốc phòng

        Công nghiệp quốc phòng là bộ phận cấu thành của nền công nghiệp quốc gia, được xây dựng, phát triển theo hướng từng bước hòa nhập với công nghiệp quốc gia, thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển. Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ khoa học -  công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần từng bước hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp úng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia. Đẩy mạnh việc úng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ thuật, chiến thuật cao.

        Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng có quy mô, tổ chức, cơ cấu quản lý phù hợp, bảo đảm tập trung, thống nhất về quản lý nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm tự chủ của các cơ sở công nghiệp quốc phòng và sự tham gia tích cực, hiệu quả của các bộ phận, thành phần kinh tế quốc dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng và thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc giá. Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp quốc phòng sẽ có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hoàn thành quy hoạch các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng; sắp xếp các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược của đất nước. Đẩy mạnh hợp tác quốc tể về đào tạo, nghiên cứu, chế tạo, tiêu thụ các sản phẩm quốc phòng; đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác, mưa sắm vũ khí, phương tiện, trang bị quân sự bảo đảm các tiêu chí về chất lượng, giá thành, làm chủ công nghệ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phương thức tác chiến trong các hình thái chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

        1.5.7. Xây dựng, phát triển kỹ thuật quân sự

        Cùng với sự phát triển khoa học quân sự, ngành kỹ thuật quân sự đang phát huy truyền thống "chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường" trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ công nghệ cao, vũ khí, trang bị hiện đại; bảo đảm phòng, chống hiệu quả và giành thắng lợi, đáp ling yêu cầu tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao. Tập trung đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2020, 10:50:28 am »


        2. DÂN QUÂN TỰ VỆ

        2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Dân quân tự vệ


        Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương ra "Nghị quyết về đội tự vệ" và đây được coi là ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ. Hơn 80 năm qua, Dân quân tự vệ đã gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1935 đến 1945, các đội tự vệ ở cả nông thôn và thành thị ra đời, làm nòng cốt cho quần chúng thực hiện khởi nghĩa vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng và mở rộng các căn cứ địa cách mạng. Tháng 8 năm 1945, Dân quân tự vệ đã cùng toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, Dân quân tự vệ - một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân - được tổ chức rộng khắp trên cả nước, thực sự là công cụ bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng.

        Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Dân quân tự vệ đã từng bước được thống nhất về tổ chức, do các xã đội, huyện đội, tỉnh đội chỉ đạo, chỉ huy và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng các cấp. Mặc dù chỉ được trang bị các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, phải đương đầu vơi quân đội viễn chinh được trang bị hiện đại, nhưng lực lượng Dân quân tự vệ đã cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, kiên cường bám đất, bám dân, tiêu hao quân địch, phá tề, trừ gian; tích cực phối hợp với bộ đội chống địch càn quét, bao vây. Bằng nhiều cách đánh mưu trí, linh hoạt và sáng tạo, Dân quân tự vệ đã bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt địch, mở rộng các khu căn cứ du kích; thực hiện kiềm chế, căng kéo lực lượng, buộc địch phải phân tán đối phó, tạo điều kiện và góp phần cùng bộ đội chủ lực tiến hành nhiều chiến dịch lớn, giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Dân quân tự vệ miền Bắc đã phát triển rộng khắp đến từng thôn, xã, công, nông trường, nhà máy, xí nghiệp; được trang bị nhiều loại vũ khí tương đối hiện đại, hình thành mạng lưới bắn máy bay tầm thấp của địch, bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều phi công Mỹ, tiêu diệt hàng chục toán biệt kích, bắn chìm và bắn cháy nhiều tàu chiến địch. Lực lượng Dân quân tự vệ đã làm tốt công tác phòng không nhân dân ở cơ sở, xây dựng nhiều công trình phòng tránh, khắc phục hậu quả đánh phá của địch, tiến hành rà phá bom mìn, thủy lôi, chống phong tỏa bằng đường biển,... Đã có hàng chục triệu lượt người được huy động tham gia bảo đảm giao thông, phục vụ chiến đấu, phòng tránh sơ tán, khắc phục hậu quả chiến tranh, chi viện sức người, sức của có hiệu quả cho chiến trường miền Nam.

        Dân quân, du kích ở miền Nam đã anh dũng đánh địch bằng mọi thứ vũ khí, vận dụng nhiều hình thức tác chiến phong phú, sáng tạo trên khắp ba vùng chiến lược; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, thực hiện bám trụ kiên cương, tạo thế xen kẽ, cài răng lược với địch, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, dân quân, du kích cùng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và toàn dân miền Nam tiến công và nổi dậy đồng loạt, giảị phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

        Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, lực lượng Dân quân tự vệ đã được huy động tham gia xây dựng tuyến phòng thủ biên giới; trực tiếp chiến đấu, phối hợp và phục vụ bộ đội chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Nhiều đơn vị Dân quân tự vệ đã đạt được thành tích xuất sắc, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ nhân dân tại các làng xã, công, nông trường, xí nghiệp; phối hợp với Quân đội nhân dân kiên cường chiến đấu, đánh bại cuộc tiến công của địch, góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

        Ngày nay, Dân quân tự vệ đã phát triển cả về số lượng, chất lượng, biên chế, trang bị; tổ chức, biên chế tinh gọn; chất lượng tổng hợp được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tiếp tục làm nòng cốt cho nhân dân ở cơ sở khắc phục hậu quả chiến tranh, tích cực phối hợp với các lực lượng rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, giải phóng hàng triệu hécta đất canh tác để khôi phục sản xuất.

        Trải qua hơn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng của Đảng; chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác hiệu quả, sáng tạo, lập nhiều chiến công to lớn; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều tổ chức, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2020, 10:50:59 am »


        2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ

        Dân quân tự vệ là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

        Dân quân tự vệ vừa là lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất, công tác, vừa là lực lượng xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm,

        Trong thời bình, Dân quân tự vệ cùng với Quân đội nhân dân xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phối hợp vơi Công an nhân dân và các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

        Trong chiến tranh, Dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của các cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác đánh địch bảo vệ địa phương theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

        2.3. Tổ chức của Dân quân tự vệ

        Lực lượng dân quân được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); lực lượng tự vệ được tổ chức ở các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung là cơ quan, tổ chức). Dân quân tự vệ có lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi. Lực lượng nòng cốt bao gồm dân quân tự vệ bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế, dân quân tự vệ biển; dân quân tự vệ cơ động, tại chỗ và thường trực được tổ chức thành các tổ, tiểu đội (khẩu đội), trung đội, đại đội (hải đội), tiểu đoàn (hải đoàn), được trang bị vũ khí thích hợp; được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo chương trình quy định.

        Tổ chức, chỉ huy và hoạt động của Dân quân tự vệ tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và chỉ huy cơ quan quân sự các cấp chỉ huy lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định của Luật quốc phòng. Hoạt động của Dân quân tự vệ theo kế hoạch của người chỉ huy quân sự cấp xã và ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

        2.4. Phương hướng xây dựng Dân quân tự vệ

        Dân quân tự vệ được xây dựng theo hướng "vững mạnh, rộng khắp", có số lượng phù hợp, chất lượng tổng hợp cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tổ chức biên chế tinh, gọn, chặt chẽ, trang bị vũ khí ngày càng hiện đại; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ và huấn luyện Dân quân tự vệ, Đồng thời, không ngừng tăng cường vai trò và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với Dân quân tự vệ và công tác Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho lực lượng này đủ sức hoàn thành tốt các nhiệm vụ và là lực lượng nòng cốt, quan trọng bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2020, 10:51:36 am »

        
KẾT LUẬN

        Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 thể hiện quan điểm, đánh giá, dự báo về tình hình thế giới, khu vực và trong nước có liên quan đến các thách thức quốc phòng của Việt Nam; cung cấp những vấn đề cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam, thay đổi về tổ chức, trang bị của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Thông tin được công bố thể hiện chủ trương minh bạch hóa về chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước Việt Nam để tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin giữa quân đội và nhân dân Việt Nam với quân đội và nhân dân các nước trên thế giới, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hợp tấC, hội nhập quốc tế về quốc phòng giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế, giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

        Trước tình hình an ninh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường với những tác động to lớn đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam, sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 thể hiện quyết tâm duy trì chính sách quốc phòng có tính chất hòa bình, tự vệ của Đảng và Nhà nước Việt Nam; kiên quyết, kiên trì giải quyết các tranh chấp, bất đồng với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Đồng thời, Việt Nam chủ trương củng cố và phát triển sức mạnh quốc phòng, trong đó sức mạnh quân sự là nòng cốt, đủ khả năng răn đe và đánh thắng mọi hành động xâm lược và chiến tranh. Trong thời gian tới, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục được đầu tư các nguồn lực cần thiết để làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân, đủ khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, các lợi ích quốc gia - dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; tìm kiếm giải pháp lâu dài để giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

        Việc xuất bản sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Phụ lục 1

        SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:15:32 am »

   
Phụ lục 2

DANH SÁCH CÁC HIỆP ĐỊNH VỀ BIÊN GIỚIGIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GlỀNG

        I. TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

        1. Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 07 tháng 11 năm 1991.

        2. Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 19 tháng 10 năm 1993.

        3. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 30 tháng 12 năm 1999, chính thức có hiệu lực từ ngày 06 tháng 7 năm 2000.

        4. Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trưng Quốc; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ký kết ngày 19 tháng 11 nặm 2009 (gọi tắt là ba văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, chính thức có hiệu lực từ ngày 14 tháng 7 năm 2010).

        5. Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 05 tháng 11 năm 2015, chính thức có hiệu lực từ ngày 16 tháng 6 năm 2016.

        6. Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên, Trung Quốc) giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 05 tháng 11 năm 2015, chính thức có hiệu lực từ tháng 6 năm 2016.

        II. TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

        1. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 18 tháng 7 năm 1977.

        2. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới; Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 24 tháng 01 năm 1986.

        3. Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 24 tháng 01 năm 1986.

        4. Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 01 tháng 3 năm 1990.

        5. Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 31 thầng 8 năm 1997.

        6. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào, ký kết ngày 16 tháng 11 năm 2007.

        7. Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Vương quốc Campuchia và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 26 tháng 8 năm 2008.

        8. Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 16 tháng 3 năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.

        9. Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 16 tháng 3 năm 2016.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:16:54 am »


        III. TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        1. Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, ký kết ngày 18 tháng 02 năm 1979.

        2. Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề về biên giới; Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1983.

        3. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, ký kết ngày 27 tháng 12 năm 1985.

        4. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia, ký kết ngày 10 tháng 10 năm 2005.

        5. Bản ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia, ký kết ngày 23 tháng 4 năm 2011.

        IV. TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - LÀO - TRUNG QUỐC

        Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 10 tháng 10 năm 2006.

        V. TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

        Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký kết ngày 26 tháng 8 năm 2008.

        VI. TUYẾN BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN

        1. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, ký kết ngày 07 tháng 7 năm 1982.

        2. Thỏa thuận về hợp tác thám dò khai thác chung vùng chồng lấn Việt Nam - Malaixia, ký kết ngày 05 tháng 6 năm 1992.

        3. Thỏa thuận về những nguyên tắc ứng xử ở khu vực quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và Philíppin, ký kết tháng 11 năm 1995.

        4. Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan, ký kết ngày 09 tháng 8 năm 1997.

        5. Thỏa thuận thăm dò địa chấn giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hòa Philíppin tại khu vực quần đảo Trường Sa, ký kết ngày 14 tháng 3 năm 2005.

        6. Bản ghi nhớ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Malaixia về xây dựng Báo cáo chung theo Điều 76 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và khảo sát chung, ký kết ngày 27 tháng 02 năm 2009.

        7. Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000.

        8. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000.

        9. Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 11 tháng 10 năm 2011.

        10. Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Inđônêxia, ký kết ngày 26 tháng 6 năm 2003.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:18:29 am »


       
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUỐC PHÒNG VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA

        1. Nghị định thư về cấm sử dụng trong chiến tranh các loại hơi độc, hơi ngạt hoặc các loại tương tự khác, các phương tiện chiến tranh sinh học (năm 1925)

        2. Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay (năm 1963)

        3. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (năm 1968)

        4. Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay (năm 1970)

        5. Công ước về việc trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng (năm 1971)

        6. Hiệp ước cấm đặt vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác dưới đáy biển, đáy đại dương và thềm lục địa (năm 1971)

        7. Công ước về cấm phát trìển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí sinh học và độc tố (năm 1972)

        8. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao (năm 1973)

        9. Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân (năm 1979)

        10. Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin (năm 1979)

        11. Công ước cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại vũ khí có thể gây thương vong cao hoặc gây hậu quả bừa bãi (năm 1980)

        12. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không, phục vụ hàng không dân dụng quốc tế (năm 1988)

        13. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa (năm 1988)

        14. Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và tiêu hủy chúng (năm 1993)

        15. Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (năm 1996)

        16. Công ước về trừng trị hành vi khủng bố bằng bom (năm 1997)

        17. Công ước về việc trừng trị hành vi tài trợ khủng bố (năm 1999)

        18. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải (năm 2005)

        19. Công ước ASEAN về chống khủng bố (năm 2007)

        20. Sửa đổi Công ước về an toàn hạt nhân (năm 1994)

       
NGÀY TRUYỀN THỐNG MỘT SỐ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

        1. Quân đội nhân dân. 22/12/1944

        2. Bộ Tổng Tham mưu. 07/9/1945

        3. Tổng cục Chính trị. 22/12/1944

        4. Tổng cục Hậu cần. 11/7/1950

        5. Tổng cục Kỹ thuật. 10/9/1974

        6. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 15/9/1945

        7. Tổng cục Tình báo Quốc phòng. 25/10/1945

        8. Quân khu 1. 16/10/1945

        9. Quân khu 2. 19/10/1946

        10. Quân khu 3. 31/10/1945

        11. Quân khu 4. 15/10/1945

        12. Quân khu 5. 16/10/1945

        13. Quân khu 7. 10/12/1945

        14. Quân khu 9. 10/12/1945

        15. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. 19/8/1945

        16. Quân chủng Phòng không - Không quân. 22/10/1963

        17. Quân chủng Hải quân. 07/5/1955

        18. Bộ đội Biên phòng. 03/3/1959

        19. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. 28/8/1998

        20. Quân đoàn 1. 24/10/1973

        21. Quân đoàn 2. 17/5/1974

        22. Quân đoàn 3. 26/3/1975

        23. Quân đoàn 4. 20/7/1974

        24. Binh chủng Công binh. 25/3/1946

        25. Binh chủng Đặc công. 19/3/1967

        26. Binh chủng Hóa học. 19/4/1958

        27. Bình chủng Pháo binh. 29/6/1946

        28. Binh chủng Tăng - Thiết giáp. 05/10/1959

        29. Binh chủng Thông tin liên lạc. 09/9/1945

        30. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng. 15/8/2017

        31. Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng. 28/5/1964

        32. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. 27/5/2014

        DANH SÁCH CÁC KHU KINH TỂ - QUỐC PHÒNG VÀ ĐOÀN KINH TỂ - QUỐC PHÒNG

        1. Khu KT - QP Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đoàn KT - QP 338

        2. Khu KT - QP Bảo Lạc - Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Đoàn KT - QP 799

        3. Khu KT - QP Thông Nông - Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đoàn KT - QP 799

        4. Khu KT - QP Vị Xuyên, tính Hà Giang. Đoàn KT - QP 313

        5. Khu KT - QP Xi n Mân, tỉnh Hà Giang. Đoàn KT - QP 313

        6. Khu KT - QP Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đoàn KT - QP 345

        7. Khu KT - QP Phong Thổ, tinh Lai Châu. Đoàn KT - QP 356

        8. Khu KT - QP Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Đoàn KT - QP 379

        9. Khu KT - QP Sông Mã, tỉnh Sơn La. Đoàn KT - QP 326

        10. Khu KT - QP Bắc Hải Sơn tỉnh Quảng Ninh. Đoàn KT - QP 42

        11. Khu KT - QP Bình Liêu - Quảng Hà - Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đoàn KT - QP 327

        12. Khu KT - QP cụm đảo Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh. Đoàn KT - QP 327

        13. Khu KT - QP Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Đoàn KT - QP 5

        14. Khu KT - QP Kỳ Sơn - Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Đoàn KT - QP 4

        15. Khu KT - QP Khe Sanh, tinh Quảng Trị. Đoàn KT - QP 337

        16. Khu KT - QP Aso - Alưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đoàn KT - QP 92

        17. Khu KT - QP Tây Giang, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đoàn KT - QP 207

        18. Khu KT - QP Cưmga, tỉnh Đăk Nông. Công ty Cà phê 15

        19. Khu KT - QP Quảng Sơn, tỉnh Đầk Nông. Đoàn KT - QP Quảng Sơn

        20. Khu KT - QP Duyên Hải QK5, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đoàn KT - QP 516

        21. Khu KT - QP Ea Sup, tỉnh Đăk Lăk. Đoàn KT - QP 737

        22. Khu KT - QP Bù Gia Phúc - Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Đoàn KT - QP 778

        23. Khu KT - QP Bắc Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng. Đoàn KT - QP Lâm Đồng

        24. Khu KT - QP Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đoàn KT - QP 959

        25. Khu KT - QP vùng tứ giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang. Đoàn KT - QP 915

        26. Khu KT - QP Binh đoàn 15 (Tổng công ty 15). Binh đoàn 15

        27. Khu KT - QP Nam Quảng Bình, tỉnh Quảng Binh. Đoàn KT - QP 79

        28. Khu KT - QP Binh đoàn 16 (Tổng công ty 16). Binh đoàn 16
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:20:12 am »


       
THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG ĐA PHƯƠNG

        I/ KÊNH QUỐC PHÒNG ASEAN (ADMM,ADMM+)

        A/Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN

        1. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMMhẹp). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

        2. Hội nghị các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM). Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        3. Hội nghị Nhóm công tác quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM WG). Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng

        4. Hợp tác công nghiệp quốc phòng các nước ASEAN. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

        5. Mạng lưới các trưng tâm gìn giữ hòa bình. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

        6. Hợp tác các tổ chức quốc phòng và tổ chức xã hội dân sự ASEAN trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Viện Chiến lược quốc phòng

        7. Hội nghị kênh 2 Mạng các viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh ASEAN (NADI). Viện Chiến lược quốc phòng

        8. Thiết lập khuôn khổ Hỗ trợ hậu cần ASEAN. Tổng cục Hậu cần

        9. Cơ sở hạ tầng liên lạc trực tiếp ASEAN. Binh chủng Thông tin liên lạc

        10. Chương trình Giao lưu quốc phòng ASEAN. Cục Đối ngoại,Bộ Quốc phòng

        11. Nhóm thường trực quân đội các nước ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Cục Cứu hộ -  Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu

        12. Trung tâm Quân y ASEAN. Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần

        B/ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng

        1. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

        2. Hội nghị các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+). Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        3. Hội nghị Nhóm công tác quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+WG). Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng

        4. Nhóm chuyên gia về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Cục Cứu hộ -  Cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu

        5. Nhóm chuyên gia về quân y. Cục Quân y/Tổng cục Hậu cân

        6. Nhóm chuyên gia về an ninh biển. Quân chủng Hải quân

        7. Nhóm chuyên gia về chống khủng bố. Binh chủng Đặc công

        8. Nhóm chuyên gia về gìn giữ hòa bình. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

        9. Nhóm chuyên gia về hành động mìn nhân đạo. Binh chủng Công binh

        10. Hội nghị Thứ trưởng Quốc phòng ASEAN - Nhật Bản. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        11. Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+ (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,...). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

        II/ KÊNH HỢP TÁC QUÂN SỰ ASEAN

        1. Hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN (ACDFIM). Tổng mam mưu trưởng

        2. Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN (ACAMM). Phó Tổng Tham mưu trưởng

        3. Hội nghị không chính thức những người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng các nước ASEAN (AMIIM). Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo

        4. Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN (ANCM). Tư lệnh Quân chủng Hải quân

        5. Hội nghị Tư lệnh Không quân các nước ASEAN (AACC). Tư lệnh Quân chửng Phòng không -  Không quân

        6. Hội nghị không chính thức Cục trưởng Tác chiến quân đội các nước ASEAN (AMOIM). Cục trưởng Tác chiến

        7. Hội nghị những người đứng đầu ngành quân y các nước ASEAN (ACMMC). Cục trưởng Quân y

        8. Giải bắn súng quân dụng lục quân các nước ASEAN (AARM). Cục Quân huấn

        9. Hội nghị sĩ quan các nước ASEAN. Trường Sĩ quan Lục quân 1

         
        III/  KÊNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG TRONG KHUÔN KHỔ ARF

        1. Các cuộc họp nhóm giữa kỳ ARF về xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa (ISG-CBM&PD). Bộ Ngoại giao

        2. Họp giữa kỳ ARF về cứu trợ thiên tai (ISM-DR). Bộ Ngoại giao

        3. Họp giữa kỳ ARF về chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia (ISM- CTTC). Bộ Ngoại giao

        4. Họp giữa kỳ ARF về an ninh biển (ISM-MS). Bộ Ngoại giao

        5. Họp giữa kỳ ARF về không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị (ISM-NPD&D). Bộ Ngoại giao

        6. Đối thoại quan chức quốc phòng ARF (ARF-DOD). Cục Đối ngoại,Bộ Quốc phòng

        7. Hội nghị chính sách an ninh ARF (ASPC). Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        8. Hội nghị những người đứng đầu Học viện Quốc phòng ARF. Lãnh đạo Học viện Quốc phòng

        IV/ CÁC DIỄN ĐÀN ĐA PHƯƠNG KHÁC

        1. Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

        2. Hội nghị An ninh quốc tế Mátxcơva. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        3. Diễn đàn Hương Sơn. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        4. Đối thoại Seoul. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        5. Hội nghị An ninh Munich. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng

        6. Đối thoại Raisina. Lãnh đạoBộ Tổng Tham mưu
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:23:49 am »


MỤC LỤC

LỜỈ MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ NHẤT

BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG

        1. BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC

        1.1.Thế giới và khu vực
        1.2.Việt Nam

        2. CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG

        2.1.Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam
        2.2.Chính sách Quốc phòng Việt Nam
        2.3.Hội nhập quốc tể và đối ngoại về quốc phòng
        2.4.Đấu tranh quốc phòng

PHẦN THỨ HAI

XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

        1. XÂY DỰNG TIỀM LỰC QUỐC PHÒNG

        1.1.Xây dựng tiềm lực chính trị
        1.2.Xây dựng tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội
        1.3.Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ
        1.4.Xây dựng tiềm lực quân sự

        2. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG

        2.1.Xây dựng lực lượng toàn dân
        2.2.Xây dựng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ

        3.XÂY DỰNG THẾ TRẬN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

        3.1.Xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc
        3.2.Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh
        3.3.Xây dựng quân khu vững mạnh toàn diện, hợp thành hệ thống phòng thủ đất nước
        3.4.Xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc
        3.5.Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

        4. LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ QUỐC PHÒNG

        4.1.Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quốc phòng
        4.2.Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam
        4.3.Quản lý nhà nước về quốc phòng

PHẦN THỨ HA

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

        1. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

        1.1.Truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam
        1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam
        1.3.Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam
        1.4.Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam
        1.5.Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

        2. DÂN QUÂN TỰ VỆ

        2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Dân quân tự vệ
        2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ
        2.3.Tổ chức của Dân quân tự vệ
        2.4.Phương hương xây dựng Dân quân tự vệ

        KẾT  LUẬN

        PHỤ LỤC
Logged

Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM