Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:11:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sách trắng Quốc phòng Việt nam 2019  (Đọc 3674 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:10:08 am »


        Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng của Quân đội, thực hiện chức năng tham mưu cho Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về chủ trương, phương hướng và biện pháp của công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng; chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý các hoạt động đối ngoại quốc phòng của Quân đội; lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động đối ngoại quốc phòng được phân công; là đại diện của Bộ Quốc phòng trong quan hệ với đại diện các nước, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực quốc phòng.

        Tham mưu, giúp việc cho Bộ Quốc phòng có Văn phòng Bộ Quốc phòng (đồng thơi là Văn phòng Quân ủy Trung ương) và các cơ quan chức năng khác. Ngoài ra, còn có một số cơ quan của Chính phủ được giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý.

        Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu trong phạm vi cả nước; góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

        Cảnh sát biển Việt Nam là bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, là nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển của Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và việc bảo đảm chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức thành 4 vùng Cảnh sát biển (1, 2, 3, 4), trong mỗi vùng có Bộ Tư lệnh và các đon vị trực thuộc. Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị tàu, thuyền, máy bay, các phương tiện khác, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vùng biển ở ngoài vùng biển của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thỏa thuận và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

        Cục Cứu hộ - Cứu nạn trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, là cơ quan tham mun đầu ngành cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu trong việc chỉ đạo toàn quân thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ - cứu nạn; là Văn phòng thường trực của ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, tham mưu cho ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và giúp Chính phủ chỉ đạo điều hành các lực lượng cả trong và ngoài Quân đội trong công tác cứu hộ - cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai và khắc phục hậu quả các thảm họa.

        Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng 701, đặt tại Cục Khoa học Quân sự) có nhiệm vụ tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Cơ quan Thương trực và Ban Chỉ đạo; phối hợp với Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC, đặt tại Bộ Tư lệnh Công binh) và Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET, đặt tại Bộ Tư lệnh Hóa học), là hai Trung tâm của Chính phủ triển khai tuyên truyền, hợp tác, vận động tài trợ trong nước và quốc tế nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả bom, mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:15:33 am »


 
PHẦN THỨ BA

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

        1. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VỊỆT NAM

        1.1. Truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam


        Lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam kết tinh những truyền thống đặc sắc, quý báu về quốc phòng, quân sự. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước và có quá trình phát triển liên tục. Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường, trí thông minh và tài thao lược; xây dựng nên truyền thống lịch sử quân sự độc đáo. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn nỗ lực sáng tạo và giành được những chiến công vang dội, lập nên những kỳ tích trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Dân tộc Việt Nam luôn thực hiện "dựng nước đi đôi với giữ nước", "giữ nước từ khi nước chưa nguy", bảo vệ đất nước bằng sức mạnh vô địch của toàn dân; kết hợp chặt chẽ chính trị với kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng, truyền thống lịch sử quân sự của dân tộc đã được kế thừa, phát triển lên một tầm cao mới, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam

        Tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (tháng 11 năm 1939), lần thứ bảy (tháng 11 năm 1940), đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ tám (tháng 5 năm 1941) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã quyết định chuyển hướng cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xúc tiến xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, trên cơ sở các đội vũ trang cách mạng ở Việt Bắc, ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập.

        Khi đó, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự của dân tộc. Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh "Trận đầu phải thắng"1, chỉ hai ngày sau khi thành lập, với lối đánh bất ngờ, dũng cảm, mưu trí, đội đã đánh thắng hai trận đầu liền tiếp Phai Khắt, Nà Ngần, mở đầu cho truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng ngay trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Việt Nam giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

        Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Quân đội nhân dân đã cùng toàn Đảng, toàn dân ra sức xây dựng và bảo vệ Nhà nước non trẻ, đập tan âm mưu bạo loạn của các thế lực phản động, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, đẩy mạnh xây dựng lực lượng, chuẩn bị trường kỳ kháng chiến.

        Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Trước một đội quân nhà nghề, được trang bị vũ khí hiện đại, quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự của cha ông, dựa chắc vào nhân dân, tìm lối đánh thích hợp, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm phá sản chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp, buộc địch phải đánh lâu dài, khoét sâu thế yếu của chúng, làm cho mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán của địch ngày càng trầm trọng; quân số địch tăng bao nhiêu cũng không đủ, càng đánh càng lâm vào thế bị động, càng đánh càng thua.

        Từ một đội quân "đầu trần chân đất", từ những đội Dân quân tự vệ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, từ du kích chiến tiến lên vận động chiến, công kiên chiến, vừa đánh vừa bổ sung, phát triển nghệ thuật quân sự, từ đánh nhỏ lên đánh lớn, từ đánh du kích lên đánh chính quy.

        Trải qua chín năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh, lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của địch, với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, quân và dân Việt Nam đã buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương, rút quân về nước, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nêu một tấm gương sáng cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Lần đầu tiên trên thế giới, ở một nước thuộc địa, một đội quân nhỏ bé, trang bị thô sơ đã đánh bại quân đội nhà nghề của một đế quốc thực dân.

-----------------
       1. Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t.2, tr.194.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:16:55 am »


        Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, việc "xây dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại" được đẩy mạnh. Dự báo đúng ý đồ chiến lược của chủ nghĩa đế quốc, sớm muộn cũng phải trực tiếp đương đầu với quân đội Mỹ hùng mạnh nhất thế giới, Quân đội nhân dân Việt Nam đã từng bước được xây dựng ngày càng vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Cùng với sự nỗ lực của toàn dân, toàn quân, sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, trở thành trụ cột vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc đụng đầu lịch sử này, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam không chỉ dám đánh, quyết đánh mà còn biết đánh thắng. Quân đội nhân dân Việt Nam càng đánh càng mạnh, từng bước vô hiệu hóa sức mạnh của địch, làm cho chúng không phát huy được ưu thế của vũ khí, trang bị hiện đại, bị căng kéo khắp các chiến trường, càng kéo dài chiến tranh càng bị sa lầy vào "đường hầm không lối thoát".

        Qua thực tiễn chiến đấu, chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng sắc bén, hoàn hảo, làm thất bại các chiến lược chiến tranh cùng với các hình thức chiến thuật như "trực thăng vận", "thiết xa vận" của địch. Cùng với quân, dân miền Nam, quân và dân miền Bắc cũng liên tục đánh bại các đợt tiến công và những nỗ lực chiến tranh cao nhất của hải quân và không quân Mỹ. Lực lượng pháo binh, tên lửa, không quân Việt Nam chiến đấu đạt hiệu suất cao chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, đã tiêu diệt nhiều loại máy bay, tàu chiến hiện đại của địch.

        Những chiến thắng to lớn của quân, dân hai miền Nam -  Bắc, đặc biệt là thắng lợi của quân, dân miền Bắc trong việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng pháo đài bay B-52 trên bầu trời Hà Nội (tháng 12 năm 1972) đã buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tạo điều kiện cho quân và dân Việt Nam tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc.

        Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đã sát cánh với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia chống kẻ thù chung, vì độc lập, tự do của mỗi nước. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình"1, trong suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đế quốc Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng lực lượng cách mạng Lào và Campuchia chiến đấu khắp các chiến trường Đông Dương. Hình ảnh các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trong những năm kháng chiến gian khổ mãi mãi là tấm gương không phai mờ trong tâm trí hàng triệu người dân Lào và Campuchia.

        Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu nước, Quân đội nhân dân Việt Nam lại bước vào cuộc trường chinh mới, chiến đấu giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân Lào bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc.

        Bước vào thời kỳ đổi mới, trước những thay đổi phức tạp của tình hình trong nước, quốc tế, phát huy truyền thống trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" được tôi luyện qua hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, mãi mãi tỏa sáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân tích cực tham gia xây dựng kinh tế, củng cố, tăng cường quốc phòng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, góp phần cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Các doanh nghiệp quốc phòng vừa bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, vừa tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Quân đội nhân dân tích cực, chủ động thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống bão lụt, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn,...

        Trong 75 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, cùng toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"2. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam là lịch sử chiến đấu oanh liệt và thắng lợi vẻ vang của một quân đội cách mạng, mang bản chất của giai cấp công nhân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

------------------
        1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.8, tr.105.

        2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.435.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:18:05 am »


        1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam

        Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, "đội quân chiến đấu, đội quân công tác và sản xuất"1. Chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam được khẳng định và phát huy trong 75 năm qua.

        Thực hiện chức năng là đội quân chiến đấu, Quân đội nhân dân được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, hiệu quả cao; trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; thường xuyên huấn luyện, diễn tập, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu; làm nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xử lý thắng lợi các tình huống quốc phòng, sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

        Thực hiện chức năng là đội quân công tác, Quân đội nhân dân luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân, là lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, các đơn vị quân đội tích cực thực hiện công tác dân vận, đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở các vừng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tích cực tham gia phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và bảo vệ tài nguyên, môi trường,... Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên địa bàn đóng quân, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Công tác đối ngoại quốc phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế, như tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; huấn luyện, diễn tập chung về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả chiến tranh,...

        Thực hiện chức năng là đội quân lao động sản xuất, các đơn vị kinh tế - quốc phòng luôn duy trì được nhịp độ phát triển ổn định, bảo đảm việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước, tạo ra nhiều sản phẩm lưỡng dụng, sản phẩm công nghệ có giá trị cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

---------------
        1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, t.24, tr.847.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:20:03 am »


        1.4. Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

        Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và các đơn vị kinh tế - quốc phòng.

        1.4.1. Lục quân

        Lục quân bao gồm 7 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4); 6 binh chủng (Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học). Các quân khu, quân đoàn, binh chủng có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy; các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và một số đơn vị trực thuộc.

        Các quân khu được tổ chức trên các hướng chiến lược và theo địa bàn, gồm có các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc. Quân khu chỉ huy các đơn vị thuộc quyền, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện và Dân quân tự vệ trên địa bàn của quân khu.

        Quân đoàn là đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, có nhiệm vụ bảo vệ các địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia. Quân đoàn có các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc.

        Các binh chủng có nhiệm vụ tham gia tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; đồng thời thực hiện chức năng bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện, đào tạo theo các chuyên ngành cho toàn quân. Các binh chủng có các đơn vị chiến đấu trực thuộc, các trường sĩ quan và trường chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.

        Lục quân được bảo đảm vũ khí, trang bị theo hương hiện đại, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hỏa lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất và trang bị cho lục quân một số loại vũ khí bộ binh khá hiện đại.

        Trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Lục quân đã từng bước trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Nhiều đơn vị đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.

        1.4.2. Quân chủng Phòng không - Không quân

        Thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963, Quân chủng Phòng không - Không quân đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không quốc gia và không quân; là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời của Tổ quốc, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân và tham gia bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc; tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành,... Lực lượng Phòng không - Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân, binh chủng hợp thành. Lực lượng Không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, còn tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.

        Tổ chức Quân chủng Phòng không - Không quân bao gồm Bộ Tư lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu và bảo đảm; các học viện, nhà trường..., các đơn vị kinh tế - quốc phòng. Bộ Tư lệnh Quân chủng có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, phòng không nhân dân và các đơn vị trực thuộc. Quân chủng có các sư đoàn không quân, sư đoàn phòng không và một số đơn vị không quân trực thuộc là các đơn vị chiến đấu chủ yếu.

        Quân chủng Phòng không - Không quân được trang bị các loại máy bay Su-30 MK2, Su-27, Su-22, máy bay vận tải tầm trung C-295, máy bay chiến đấu tiêm kích hạng nhẹ MiG-21; Tổ hợp tên lửa tầm xa S-300PMU1, tên lửa Spyder; rađa tầm xa 36D6M1-2; pháo cao xạ các loại...; đang nghiên cứu, sản xuất một số loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại hóa một số loại rađa; cải tiến, hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không,...

        Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, lực lượng Phòng không - Không quân đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân và hải quân Mỹ, bảo vệ các tuyến giao thông vận tải chi viện cho miền Nam, góp phần bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lực lượng Phòng không - Không quân đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:46:45 pm »


        1.4.3. Quân chủng Hải quân

        Thành lập ngày 07 tháng 5 năm 1955, Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển; có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến, đánh bại cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển; giữ vững an ninh trật tự, đấu tranh với mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ hoạt động kinh tế biển và các hoạt động khác trên các vừng biển, đảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

        Tổ chức Quân chủng Hải quân bao gồm Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Các đơn vị trực thuộc gồm các Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân (Bộ Tư lệnh Vùng 1, 2, 3, 4), một số lữ đoàn, học viện, nhà trường, đơn vị kinh tế -  quốc phòng, viện kỹ thuật. Ở mỗi vùng, Hải quân tổ chức thành Bộ Tư lệnh Vùng và các đơn vị trực thuộc là các trung tâm, lữ đoàn và các đơn vị bảo đảm, phục vụ.

        Quân chủng Hải quân được xây dựng và phát triển cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại với thành phần gồm 5 binh chủng: Tàu mật nước, Tàu ngầm; Không quân Hải quân; Pháo binh - Tên lửa bờ; Hải quân đánh bộ; Đặc công Hải quân; ngoài ra còn có các đơn vị bảo đảm, phục vụ như Thông tin, Rađa, Tác chiến điện tử, Công binh, Hóa học,... Các lực lượng trên đã được tăng cường, đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại như tàu ngầm Kilo 636, tàu hộ vệ tên lửa GEPARD 3.9, tàu tên lửa 12418, tàu pháo TT- 400TP, tàu tuần tiễu pháo 10412; tên lửa bờ BASTION; máy bay EC-225, DHC-6; rađa cảnh giới SCORE-3000; bộ đội được huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, qua đó nâng cao sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

        Trải qua quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân chủng Hải quân đã hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.

        1.4.4. Bộ đội Biên phòng

        Thành lập ngày 03 tháng 3 năm 1959, Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội'chủ nghĩa Việt Nam; một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.

        Bộ đội Biên phòng hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia.

        Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú bất hợp pháp, khai thác trái phép tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu.

        Bộ đội Biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ Bộ Quốc phòng đến đơn vị cơ sở, bao gồm Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố, Hải đoàn Biên phòng, Đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có Tư lệnh, Chính ủy và các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, trinh sát, phòng, chống ma túy và tội phạm, cửa khẩu và các nhà trường, đơn vị trực thuộc. Lực lượng Bộ đội Biên phòng được xây dựng ngày càng vững mạnh, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế, được trang bị các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí chiến đấu ngày càng hiện đại để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

        Qua quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng, thành, Bộ đội Biên phòng đã lập nhiều chiến công và thành tích vẻ vang, hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:47:21 pm »


        1.4.5. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng

        Thành lập ngày 15 tháng 8 năm 2017, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là lực lượng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; là lực lượng quan trọng tham gia bảo vệ các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia, bảo đảm an toàn thông tin mạng; bảo vệ an ninh mạng quốc gia và phòng, chống "diễn biến hòa bình" trên không gian mạng; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

        Tổ chức Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng bao gồm Bộ Tư lệnh, các lữ đoàn và các trung tâm. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc.

        1.4.6. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

        Thành lập ngày 27 tháng 5 năm 2014, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (tiền thân là Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam) là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, có chức năng tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chi đạo, điều hành, chỉ huy lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; quản lý, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc của Quân đội.

        1.4.7. Bộ đội địa phương

        Thành lập ngày 07 tháng 4 năm 1949, Bộ đội địa phương là lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, được tổ chức ở  cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện, thị xã; là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương trong tác chiến; phối hợp cùng Dân quân tự vệ, Công an nhân dân trong tác chiến và bảo đảm an ninh chính trị địa phương trong thời bình. Bộ đội địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của từng địa phương, trên từng địa bàn lãnh thổ vùng biên giới, ven biển, hải đảo; được trang bị vũ khí, phương tiện phù hợp và phát huy hiệu quả trong khu vực phòng thủ.

        Bộ đội địa phương do cơ quan quân sự địa phương trực tiếp chỉ huy, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo; được tổ chức huấn luyện thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, trình độ quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với lực lượng Dân quân tự vệ trong chiến đấu, bảo vệ nhân dân và chính quyền địa phương; kết hợp chặt chẽ với lực lượng Dân quân tự vệ để giữ gìn trật tự an ninh trong địa bàn, giúp huấn luyện Dân quân tự vệ và góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên.

        1.4.8. Lực lượng dự bị động viên

        Lực lượng dự bị động viên là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam; là lực lượng quan trọng góp phạn xây dựng, nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân; sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực khi có. yêu cầu; đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

        Việt Nam chủ trương xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, đủ số lượng, chất lượng cao, đúng cơ cấu thành phần, trình độ quân sự, chuyên môn giỏi, sẵn sàng phát triển lực lượng khi cần thiết. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân; được lựa chọn và sắp xếp trong kế hoạch động viên để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội. Lực lượng dự bị động viên được tổ chức theo biên chế thống nhất của Quân đội, có thành phần tương ứng với lực lượng thường trực của các quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.

        Lực lượng dự bị động viên được tạo nguồn từ quân nhân hết hạn phục vụ tại ngũ hoặc đào tạo từ các ngành dân sự theo quy định của pháp luật. Hằng năm, các đơn vị dự bị động viên được tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, huấn luyện theo chương trình thống nhất. Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên và được hưởng phụ cấp theo quy định. Bộ Quốc phòng hương dẫn, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên theo đúng quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo việc sắp xếp huân luyện các đơn vị dự bị động viên. Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các đơn vị thuộc lực lượng thường trực của Quân đội tiến hành tổ chức sắp xếp quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật vào đơn vị dự bị theo chỉ tiêu động viên được Chính phủ giao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:49:04 pm »


        1.4.9. Các học viện, nhà trường

        Quân đội nhân dân Việt Nam có hệ thống nhà trường hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên kỹ thuật cho Quân đội; đào tạo sau đại học, nhân viên kỹ thuật dân sự. Các học viện, nhà trường đồng thời là cơ sở nghiên cứu khoa học trong Quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng; đào tạo và hoàn chỉnh kiến thức cao cấp Ịý luận chính trị.

        Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y và Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Chính trị.

        Học viện Quốc phòng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ đào tạo và hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị; đào tạo cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược cho Quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ chủ chốt của các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; nghiên cứu khoa học; đào tạo cao học và nghiên cứu sinh quân sự; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, dân sự về quốc phòng với một số nước.

        Học viện Lục quân có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; đào tạo và hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị; nghiên cứu khoa học; đào tạo cao học và nghiên cứu sinh quân sự; đào tạo cán bộ chi huy tham mưu cấp trung đoàn, sư đoàn bộ binh, lữ đoàn binh chủng, chủ nhiệm trinh sát của sư đoàn bộ binh, cán bộ chỉ huy tham mưu quân sự huyện và tương đương; đào tạo ngắn hạn, hoàn thiện cán bộ chỉ huy tham mưu cấp trung đoàn bộ binh và quân sự địa phương, giảng viên cấp chiến thuật trung đoàn, sư đoàn.

        Học viện Chính trị có nhiệm vụ đào tạo và hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị; đào tạo cán bộ chính trị trung đoàn, sư đoàn; đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn; bồi dưỡng lý luận chính trị; đào tạo cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành công tác đảng, công tác chính trị và kiến thức quốc phòng, an ninh.

        Học viện Hậu cần có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội bậc đại học; đào tạo cán bộ hậu cần cấp chiến thuật - chiến dịch; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành hậu cần quân sự và tài chính Quân đội; đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật hậu cần.

        Học viện Kỹ thuật quân Sự có nhiệm vụ đào tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành kỹ thuật quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, công trình sư; nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật quân sự và tham gia phát triển kinh tế.

        Học viện Quân y là cơ sở đào tạo bác sĩ, dược sĩ, y sĩ trình độ trung cấp, đại học, cao học và nghiên cứu sinh phục vụ cho quân đội; là trung tâm nghiên cứu y học quân sự.

        Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2 có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) bậc đại học; đào tạo cao học và nghiên cứu sinh quân sự; đào tạo đại học, cao đắng ngành quân sự co sở và giảng viên quân sự, giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh.

        Trường Sĩ quan chính trị có nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính trị trình độ đại học; đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự; đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng, an ninh; đào tạo hoàn thiện sĩ quan cấp phân đội và đào tạo cao học một số chuyên ngành.

        Các học viện, nhà trường còn lại thuộc quyền quản lý của các tổng cục, quân chủng, binh chủng, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội bậc đại học; sĩ quan chỉ, huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch; đào tạo sau đại học; tham gia nghiên cứu khoa học quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:50:04 pm »


        1.4.10. Các viện nghiên cứu chủ yếu

        Viện Chiến lược quốc phòng là cơ quan nghiên cứu về quân sự, quốc phòng; đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có chức năng nghiên cứu, tham mưu, tư vấn những vấn đề về quốc phòng, quân sự và đối ngoại quốc phòng. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình quốc tế, khu vực, trong nước; phân tích, dự báo các nguy cơ, đối tượng của quốc phòng Việt Nam; các vấn đề tư tưởng, đường lối, học thuyết quân sự, nghệ thuật quân sự, phương thức tiến hành chiến tranh; các vấn đề kinh tế - quốc phòng, đề xuất phương hướng tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang, hệ thống lãnh đạo, chỉ huy của Quân đội nhân dân; nghiên cứu, tham mưu chiến lược về đối ngoại quốc phòng và tham gia các hoạt động đối ngoại theo quy định của Bộ Quốc phòng.

        Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự có chức năng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức xã hội nhân văn vào lĩnh vực quân sự; có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam,...

        Viện Khoa học và Công nghệ quân sự là cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự; nghiên cứu, phát triển các trang bị, vũ khí của Quân đội để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, đồng thời nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ phục vụ dân sinh.

        Viện Lịch sử quân sự Việt Nam là cơ quan nghiên cứu lịch sử của Quân đội, có nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay cũng như trong tương lai.

        Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng là cơ quan nghiên cứu chiến lược trực thuộc Bộ Quốc phòng; có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu chính sách quan hệ quốc phòng của các nước, tham mưu và trực tiếp tham gia các hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh đa phương cũng như đối thoại an ninh song phương, xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ với các tổ chức, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để trao đổi học thuật và các vấn đề cùng quan tâm.

        1.4.11. Các đơn vị kinh tế - quốc phòng

        Các đơn vị kinh tế - quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng. Các tập đoàn, tổng công ty, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời là lực lượng chủ yếu ở những khu vực khó khăn nhất, tham gia phát triển kinh tế -  xã hội địa phương, tạo thế trận quốc phòng vững chắc tại các địa bàn trọng yếu của Tổ quốc.

        Các đoàn kinh tế - quốc phòng đã thực hiện tốt mục tiêu cơ bản về kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận quốc phòng toàn dân trên các địa bàn trọng điểm của đất nước. Hiệu quả của các đoàn kinh tế -  quốc phòng được thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, biển, đảo. Tham gia bố trí lại dân cư theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hình thành các cụm làng, xã tại các khu vực biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương, các lực lượng đóng quân trên địa bàn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển văn hóa, y tế, giáo dục; tham gia bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho địa phương,... Trong những năm qua, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; thực hiện di dân, xây dựng hàng trăm cụm bản, làng mơi; đỡ đầu, tổ chức định canh, định cư cho hàng chục nghìn hộ dân, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:50:40 pm »


        1.5. Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

        Việt Nam chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; từng bước hình thành Quân chủng Lục quân; đáp ứng nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, đối phó với chiến tranh công nghệ cao. Trên cơ sở tiềm lực, điều kiện của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại cả về tổ chức, biên chế; không ngừng nâng cao trình độ quân sự, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; nghệ thuật quân sự, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị kỹ thuật và công tác bảo đảm. Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu; hoàn thiện phương thức, cơ chế, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội.

        Điều chỉnh tổ chức biên chế Quân đội phù hợp với nghệ thuật quân sự và vũ khí, trang bị, đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong mọi tình huống; ưu tiên bảo đảm đủ quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở địa bàn trọng điểm, tuyến biên giới, biển, đảo. Tổ chức quy hoạch, sắp xếp hệ thống các học viện, nhà trường theo hướng rút gọn đầu mối; đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng cồng nghệ thông tin; nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, kết hợp chặt chẽ với hoạt động thực tiễn, sẵn sàng chiến đấu.

        1.5.1. Xây dựng về chính tri - tinh thần

        Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - tinh thần là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Quân đội; thể hiện quan điểm coi con người là yếu tố quyết định thắng, bại trên chiến trường; nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của quân đội.

        Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; vững tin vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; nâng cao cảnh giác, làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, âm mưu "phi chính trị hóa" Quân đội; gắn bó mật thiết với nhân dân; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

        Xây dựng, phát huy vai trò hệ thống cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược, chiến dịch; thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát, không để thế lực thù địch xâm nhập, cài cắm, móc nối, phá hoại, làm lộ bí mật quân sự.

        1.5.2. Tổ chức, biên chế và xây dựng nguồn nhân lực

        Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức và xây dựng phù hợp với quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng; đồng bộ, cân đối giữa Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên; lực lượng chiến đấu với bảo đảm chiến đấu; lục quân với các quân chủng, binh chủng; tổng quân số với khả năng bảo đảm vũ khí, trang bị.

        Đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội, các chương trình, dự án trọng điểm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; làm chủ công nghệ chế tạo một số loại vũ khí, trang bị hiện đại cho Lục quân, các quân, binh chủng; tiến tới thiết kế, sản xuất một số vũ khí, trang bị quốc phòng có ý nghĩa chiến lược.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM