Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:12:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sách trắng Quốc phòng Việt nam 2019  (Đọc 3673 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2020, 09:53:53 am »


        1.2. Xây dựng tiềm lực kính tế, văn hóa, xã hội

        Việt Nam chủ trương tổ chức, triển khai đồng bộ, thống nhất việc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc từ đường lối, chính sách đến biện pháp cụ thể, từ Trung ương đến địa phương. Đầu tư phát triển và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tể, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều chỉnh quy hoạch các vùng, miền có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

        Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ vững độc lập, tự chủ trong mở rộng hợp tác kinh tế; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tăng lượng dự trữ quốc gia; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, sẵn sàng huy động các nguồn lực cho quốc phòng. Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, bảo đảm không phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; chủ động ứng phó hiệu quả vói tác động tiêu cực, gây sức ép thông qua kinh tế từ bên ngoài.

        Ngân sách quốc phòng Việt Nam phù hợp vói tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, nhung không chạy đua vũ trang, không trở thành gánh nặng của nền kinh tế đất nước1.

        Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới; từng bước hòa nhập công nghiệp quốc phòng vào công nghiệp quốc gia. Đầu tư xây dựng có trọng điểm một số cơ sở công nghiệp quốc phòng tiên tiến, tiến tới hình thành các tập đoàn, tổ hợp công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng công nghệ cao, tự chủ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

        Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng; đẩy mạnh hợp tác thương mại quốc phòng; tăng cường đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội, các chương trình, dự án trọng điểm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ chế tạo một số loại vũ khí, trang bị hiện đại, tiến tới thiết kế, sản xuất một số loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại.

        Việt Nam chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng phát triển đất nước bền vững và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường triển khai các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của nền văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, các khuynh hướng văn hóa trái với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Tổ chức và quản lý chặt chẽ hệ thống phương tiện thông tin, truyền thông đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

        Giáo dục sâu rộng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước; tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, trí thông minh, sáng tạo trong đánh giặc, giữ nước của ông cha; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; xây dựng lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vào khả năng và sức mạnh tổng hợp của đất nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tính nhân văn cao cả của dân tộc, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại2 trong thời gian tới.

        Trong điều kiện mới, văn hóa quân sự cần gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển; xây dựng và phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam. Quán triệt mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự, từ đó khơi dậy lòng tự hào, tiềm năng sáng tạo, niềm vinh dự, trách nhiệm trong giữ gìn, vận dụng, phát huy những giá trị nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc.

-----------------
        1. GDP dành cho ngân sách quốc phòng: năm 2010: 2,23%; năm 2011: 2,82%; năm 2012: 2,88%; năm 2013: 2,69%; năm 2014: 2,69%; năm 2015: 2,72%; năm 2016: 2,64%; năm 2017: 2,51%; năm 2018: 2,36%.

        2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd. tr.9.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2020, 09:54:31 am »


        1.3. Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ

        Tiềm lực khoa học - công nghệ là thành tố có vai trò ngày càng quan trọng trong tiềm lực quốc phòng, tác động trực tiếp đến sự phát triển của khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy và quản lý bộ đội,... Những yếu tố cơ bản của tiềm lực khoa học - công nghệ là: khả năng và trình độ, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển, phổ biến, ứng dụng khoa học - công nghệ.

        Việt Nam chủ trương xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ của nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng và phát triển khoa học - công nghệ của đất nước. Phát triển khoa học - công nghệ cùng với phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là điều kiện cần thiết để xây dựng đất nước giàu mạnh, giữ vững độc lập dân tộc.

        Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhà khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ phục vụ cho các dự án then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh. Tăng cường đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; có chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ hàng đầu tham gia nhiệm vụ quốc phòng, quân sự.

        Việt Nam đề ra các biện pháp nhằm từng bước tạo lập thị trường khoa học - công nghệ; tăng đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ từ nhiều nguồn; coi trọng việc ting dựng thành tựu khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất; phát triển công nghiệp quốc phòng; mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo khoa học - công nghệ; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học - công nghệ cho nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2020, 09:54:59 am »


        1.4. Xây dựng tiềm lực quân sự

        Tiềm lực quân sự là khả năng về sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và khả năng huy động nhân lực, vật lực phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; là bộ phận nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị - tinh thần, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ. Tiềm lực quân sự bao gồm hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí, trang bị, trong đó con người là nhân tố quyết định.

        Tiềm lực quân sự thể hiện ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, biểu hiện ở nguồn dự trữ về sức người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ, quốc phòng, quân sự. Tiềm lực quân sự còn thể hiện ở khả năng động viên công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, giao thông vận tải và các ngành dịch vụ khác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

        Việt Nam xây dựng tiềm lực quân sự theo chiến lược thống nhất, phù hợp vói yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khả năng tác chiến và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang thể hiện ở tổ chức, biên chế, trang bị, cơ sở bảo đảm hậu cần, nghệ thuật quân sự và khoa học kỹ thuật thường xuyên được duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ To quốc.

        Quan tâm xây dựng nguồn nhân lực có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

        Có chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; nâng cao chất lượng lực lượng thường trực, bảo đảm số lượng và chất lượng lực lượng dự bị động viên, sẵn sàng bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

        Xây dựng tiềm lực quân sự gắn chặt vói quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát huy thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội,... để xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự,...

        Việt Nam chủ trương xây dựng tiềm lực quân sự trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thông qua đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế và đối ngoại về quốc phòng. Phát huy vai trò của tiềm lực đối ngoại quốc phòng trong thực hiện chủ trương bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình của khu vực và thế giới.

        Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan đối ngoại quốc phòng chuyên trách từ cấp chiến lược đến các đơn vị trong hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến đối ngoại quốc phòng, trong đó có các văn bản về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đối ngoại; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Tùy viên Quốc phòng tại các nước. Coi trọng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn cán bộ tham gia ứng cử vào các vị trí lãnh đạo, điều hành tại các tổ chức quốc tế; củng cố tổ chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng. Đổi mới nội dung, hình thức hợp tác, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại, tạo sự đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về chính sách quốc phòng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển của Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:18:37 pm »


        2. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG

        Nền quốc phòng Việt Nam dựa vào sức mạnh toàn dân, toàn diện của các nguồn lực, bao gồm lực lượng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân.

        2.1. Xây dựng lực lượng toàn dân

        Lực lượng toàn dân gồm các ngành, các cấp và quần chúng nhân dân; là lực lượng đông đảo nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất và là chỗ dựa vững chắc nhất của quốc phòng. Việt Nam chủ trương xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân của dân, do dân, vì dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân để xây dựng lực lượng quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, thông qua việc củng cố vững chắc hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó hệ thống chính trị là hạt nhân của lực lượng quốc phòng, có vai trò quyết định trong huy động, phát huy sức mạnh quốc phòng của đất nước. Việc xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong tập hợp, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trực tiếp đấu tranh bảo vệ địa phương, cơ quan, đơn vị mình, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

        Xây dựng lực lượng toàn dân bao gồm xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm và lực lượng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, các cấp, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa, các loại hình tổ chức kinh tế, xã hội, điều kiện của từng vùng, miền; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

        2.2. Xây dựng Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ

        Việt Nam chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

        Lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, là nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có sức mạnh chiến đấu ngày càng cao; tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, hiệu quả; cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lỵ; phù hợp vói quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân; đồng thời sẵn sàng phát triển lực lượng đáp ứng yêu cầu của chiến tranh.

        Bộ đội chủ lực được tổ chức tinh nhuệ, có hỏa lực mạnh; trang bị phương tiện cơ động nhanh, có thể đảm nhiệm tác chiến độc lập và tác chiến hợp đồng quân, binh chủng; chú trọng xây dựng các đơn vị đặc nhiệm, đặc công tinh nhuệ.

        Bộ đội địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của từng địa phương, trên từng địa bàn lãnh thổ, vùng, miền, biên giới, ven biển, hải đảo; được trang bị vũ khí phù hợp, phát huy hiệu quả trong khu vực phòng thủ.

        Lực lượng dự bị động viên hùng hậu, rộng khắp, đủ số lượng, chất lượng chính trị cao, đúng cơ cấu thành phần, trình độ quân sự, chuyên môn giỏi, tạo cơ sở để kịp thời phát triển Quân đội khi cần thiết; quản lý, huấn luyện tốt, chặt chẽ, bảo đảm sẵn sàng bổ sung vào lực lượng thường trực.

        Lực lượng Dân quân tự vệ được xây dựng vững mạnh, rộng khắp, chất lượng cao, phù hợp với các địa phương, các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:19:38 pm »


        3. XÂY DỰNG THẾ TRẬN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

        Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược thống nhất, bảo đảm đối phó thắng lợi mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân bao gồm những nội dung cơ bản sau:

        3.1. Xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc

        Xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp quốc phòng Việt Nam, nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng và cả hệ thống chính trị.

        Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng trên nền tảng "thế trận lòng dân", biểu hiện ở lòng trưng thành vô hạn vói Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự đồng thuận, tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vào khả năng và sức mạnh tổng hợp của đất nước, sức mạnh vô địch của nhân dân và của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

        Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của nhân dân; kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc; động viên toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân; nêu cao tinh thần đấu tranh tự bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc và hướng tới mục tiêu xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

        Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân", tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, giúp nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là ở các địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh; giữ vững bản chất, truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", tăng cường mối quan hệ mật thiết quân -  dân, tạo niềm tin của nhân dân đối vói Đảng, Nhà nước, Quân đội và chế độ xã hội chủ nghĩa.

        3.2. Kết hợp quốc phòng, an ninh với kỉnh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh

        Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng, an ninh với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội dưới sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế ” xã hội đất nước.

        Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tệ - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh theo các quy hoạch, đề án, chương trình, kể hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng, địa bàn chiến lược và từng địa phương, chiến lược phát triển kinh tế" xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

        Quy hoạch các vùng dân cư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ” xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội vói tăng cường tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng; xây dựng chính sách, kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng thời bình và thời chiến; bảo đảm ngân sách để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

        Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng -  kinh tế ở các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển, đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai đề án xây dựng chuỗi đảo gần bờ thành các trung tâm kinh tế, khoa học “ công nghệ, quốc phòng theo mô hình đa năng, tự chủ một phần về kinh tế, kết hợp hoạt động kinh tế với quốc phòng trên biển, nhất là vùng biển, đảo xa bờ. Tiếp tục đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới, đồng thời phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

        Các doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng, không hoạt động kinh tế đơn thuần; tuân thủ quy định của pháp luật; luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, góp phần tăng cường tiềm lực và thế trận quốc phòng, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ các cơ sở công nghiệp quốc phòng vói các cơ sở công nghiệp dân sinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ phải tuân thủ yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vói bảo đảm quốc phòng, an ninh, sẵn sàng huy động, động viên để sản xuất bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng khi cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:20:13 pm »


        3.3. Xây dựng quân khu vững mạnh toàn diện, hợp thành hệ thống phòng thủ đất nước

        Phòng thủ quân khu là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, bao gồm các hoạt động xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn quân khu.

        Xây dựng đồng bộ các kế hoạch, tổ chức chuẩn bị và thực hiện phòng thủ quân khu trong thòi bình và thời chiến; cơ quan, đơn vị của quân khu vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao; Dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn quân khu. Xây dựng các khu vực phòng thủ thành thế trận liên hoàn, vững chắc toàn diện; nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn quân khu. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế - xã hội, quốc phòng với an ninh, đối ngoại; xây dựng, quản lý các khu kinh tế - quốc phòng thuộc quân khu; thực hiện giáo dục quốc phòng, an ninh, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc phòng; thực hiện động viên quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội và chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn quân khu.

        Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị của quân khu, phối hợp với đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn quân khu; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu tham gia xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn quân khu.

        3.4. Xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc

        Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận trên các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh; thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ địa phương, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho địa phương khác. Tổ chức phòng thủ dân sự và chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, xung đột và chiến tranh, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài của địa phương; sẵn sàng vũ trang toàn dân.

        3.5. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

        Xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh toàn diện, phát huy cao nhất thế mạnh của Quân đội và Công an trong vai trò là lực lượng nòng cốt của sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó Quân đội và Công an là nòng cốt. Kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tổng thể nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, đảng viên và các tầng lợp nhân dân. Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vũ khí cho quốc phòng, an ninh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:21:05 pm »


        4. LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ QUỐC PHÒNG

        4.1. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quốc phòng


        Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối vơi sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bản chất cách mạng, toàn dân, toàn diện, sức mạnh quốc phòng Việt Nam; quyết định thắng lợi sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trong mọi tình huống quốc phòng, phải kiên quyết giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

        Đảng lãnh đạo quốc phòng bằng cương lĩnh, đường lối, chiến lược, các định hướng về chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quốc phòng; thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng bằng hệ thống pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đảng lãnh đạo quốc phòng thông qua các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên; đề ra và thực hiện cơ chế lãnh đạo quốc phòng; quy định chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở; lãnh đạo tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, hoạt động của nền quốc phòng toàn dân.

        4.2. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam

        Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở trong Quân đội. .

        Hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được tổ chức từ Quân ủy Trung ương đến cơ sở, hoạt động theo Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chi thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quân ủy Trung ương do Bộ Chính trị chi định gồm các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng công tác trong Quân đội và một số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng công tác ngoài Quân đội. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là Bí thư Quân ủy Trung ương. Các cấp ủy đảng (từ cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương đến cấp chi bộ) ở cấp nào do đại hội đảng bộ (chi bộ) cấp đó bầu.

        Quân ủy Trung ương tham mưu, đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội. Phối hợp và hướng dẫn các cấp ủy đảng trực thuộc Trung ương thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật cua Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương về quân sự, quốc phòng. Trực tiếp lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Quân ủy Trung ương thực hiện chế độ quyết định tập thể đối với các vấn đề lớn như chủ trương, chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các biện pháp xây dựng Quân đội, các vấn đề về công tác cán bộ trong Quân đội. Chỉ đạo Tổng cục Chính trị và thông qua Tổng cục Chính trị chỉ đạo các đảng bộ và hệ thống cơ quan chính trị, chính ủy, chính trị viên các cấp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:21:25 pm »


        Hệ thống cơ quan chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm Tổng cục Chính trị, các cục, phòng và ban chính trị ở các đơn vị. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương. Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương, Tổng cục Chính trị nghiên cứu, đề xuất để Quân ủy Trung ương quyết định chủ trương, biện pháp về công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị xác định kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các cấp trong toàn quân.

        Tổng cục Chính trị chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức xây dựng Đảng; công tác cán bộ; công tác tuyên huấn; công tác bảo vệ an ninh quân đội; công tác chính sách; công tác dân vận..., trong toàn quân. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách đối với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, hậu phương quân đội; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, hội Phụ nữ. Phối hợp với các ban đảng, các đoàn thể của Trung ương, các cơ quan chức năng của Nhà nước để chỉ đạo, hương dẫn công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương và trong xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, dự bị động viên ở các địa phương và ở các ban, bộ, ngành Trung ương. Phối hợp với các ngành có liên quan để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác điều tra, xét xử trong Quân đội. Chỉ đạo và tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; nghiên cứu, phát triển khoa học xã hội nhân văn quân sự, tham gia nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam.

        Cơ quan chính trị của các đơn vị trong Quân đội tiến hành giáo dục, bồi dưỡng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo hướng dẫn xây dựng các đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; hướng dẫn các đơn vị đấu tranh với các luận điệu chiến tranh tâm lý trên mặt trận chính trị, tư tưởng, chống lại các biểu hiện tư tưởng đối lập, thù địch; phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

        Từ cấp trung đoàn và tương đương đến cấp quân khu và tương đương có chính ủy và cơ quan chính trị. Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên. Chính ủy, chính trị viên là người chủ trì về chính trị; chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành các nội dung công tác đảng, công tác chính trị‘theo chức trách, nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị.

        Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao cho những quyền hạn trong phạm vi, chức trách; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ hoạt động của đơn vị theo phạm vi, chức trách, nhiệm vụ; phục tùng sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp.

        Người chỉ huy có trách nhiệm chấp hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và nghị quyết của cấp ủy cấp mình về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, người chỉ huy phải báo cáo cấp ủy cấp mình về nhiệm vụ được cấp trên giao, đề xuất các chủ trương, biện pháp lãnh đạo để cấp ủy thảo luận, quyết định. Khi có tình huống khẩn cấp, người chỉ huy chủ động quyết đoán, xử lý kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ, sau đó báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, người chỉ huy cấp trên và cấp ủy cấp mình.

        Quan hệ giữa chính ủy (chính trị viên) với người chỉ huy là quan hệ phối hợp công tác. Chính ủy (chính trị viên) và người chỉ huy phải thường xuyên, chủ động liên hệ chặt chẽ với nhau trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, tin cậy, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ; cùng chăm lo xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đơn vị vũng mạnh toàn diện. Người chỉ huy và chính ủy (chính trị viên) phải kịp thời thông báo, trao đổi cho nhau biết các nghị quyết, chỉ thị và mệnh lệnh của cấp trên, thống nhất đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, báo cáo cấp ủy, hoặc ban thường vụ cấp ủy quyết định; xây dựng kế hoạch, phân cấp tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:22:10 pm »

    
        4.3. Quản lý nhà nước về quốc phòng

        Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quản lý quốc phòng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về quốc phòng gồm ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách về quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng và bảo đảm cho hoạt động quốc phòng; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; hợp tác quốc tế về quốc phòng và các biện pháp cần thiết đê bảo vệ Tổ quốc.

        Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Giáo đục quốc phòng, an ninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa - xã hội, kinh tế, văn hóa - xã hội với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội.

        Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành các luật liên quan đến chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động quốc phòng của Nhà nước.

        Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn. Hội đồng Quốc phòng và An ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh; trường hợp Quốc hội không thể họp được thì trình ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trương hợp có chiến tranh; quyết định việc lực lượng vũ trang tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

        Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của ủy ban Thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; quyết định cử lực lượng vũ trang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

        Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành các nghị quyết, nghị định cụ thể hóa việc thực hiện các luật, pháp lệnh về quốc phòng. Chính phủ ban hành các chính sách củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, lập quy hoạch, kế hoạch động viên quốc phòng; tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc. Các bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đế thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật, giáo dục quốc phòng, hợp tác quốc tế trong một số lĩnh vực liến quan đến quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất cho lực lượng vũ trang và thực hiện các chính sách hậu phương quân đội, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2020, 07:07:30 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:04:57 am »

   
        Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự bảo vệ Tổ quốc; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; là ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương; là thành viên Chính phủ chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật; chủ trì hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược quốc phòng. Giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có các Thứ trưởng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, 4 tổng cục, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và 7 quân khu, 2 quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, 6 binh chủng, 4 quân đoàn, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng và các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng.

        Bộ Tổng Tham mưu là cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; tổ chức, chỉ đạo sự phát triển của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ, đồng thời chỉ huy các hoạt động quân sự. Bộ Tổng Tham mưu có Tổng Tham mưu trưởng, các Phó Tổng Tham mưu trưởng và các cục chức năng chịu trách nhiệm về tác chiến, huấn luyện chiến đấu, quân lực,... Tổng Tham mưu trưởng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là người thay thế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều hành các hoạt động của Bộ Quốc phòng khi Bộ trưởng vắng mặt. Tổng Tham mưu trưởng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu xây dựng chiến lược quân sự; quy hoạch, kế hoạch phòng thủ đất nước, chủ trì phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, các cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các quy định pháp luật về quốc phòng; kiểm tra đôn đốc các đơn vị chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

        Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trưng ương. Tổng cục Chính trị có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các cục chức năng chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, cán bộ, tuyên huấn, bảo vệ an ninh quân đội, chính sách, dân vận,...

        Các cơ quan chức năng cấp tổng cục của Bộ Quốc phòng gồm Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Tổng cục Tình báo quốc phòng. Các tổng cục có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm (riêng Tổng cục Tình báo quốc phòng có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng); Chính ủy và Phó Chính ủy; cơ quan tham mưu, cục chính trị và các cục chức năng, các đơn vị trực thuộc.

        Tổng cục Hậu cần là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, có chức năng tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải,... cho Quân đội. Tổng cục Hậu cần gồm có các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về công tác tham mưu hậu cần, quân nhu, quân y, doanh trại, xăng dầu, vận tải và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc khác.

        Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, có chức năng tham mưu giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm kỹ thuật trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo đảm kỹ thuật; chỉ đạo ngành kỹ thuật toàn quân các nội dung công tác kỹ thuật trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; quản lý, chỉ huy các co quan đon vị thuộc quyền.

        Tổng cục Công nghiệp quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu ngành về công nghiệp quốc phòng, chịu trách nhiệm tham mưu giúp Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng trên phạm vi cả nước; chỉ huy, quản lý các cơ quan, đon vị thuộc quyền gồm các cục, phòng, ban chức năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổng cục; quản lý, chỉ đạo các công ty sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị, các viện nghiên cứu, trường dạy nghề và các đơn vị trực thuộc khác.

        Tổng cục Tình báo quốc phòng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tình báo. Tổng cục Tình báo quốc phòng là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tình báo ở cấp chiến lược; là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tổ chức lực lượng và hoạt động tình báo; đồng thời, là cơ quan đầu ngành trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ tình báo đối với hệ thống quân báo - trinh sát toàn quân,
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM