Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:53:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường vào Buôn Ma Thuột  (Đọc 7263 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2020, 08:21:23 pm »


        Vừa ra khỏi tiểu đoàn vài phút, địch cắt đường bắn chết chiến sĩ thông tin đi sau, cắt đường dây điện thoại ra cao điểm. Coi như chúng tôi bị bao vây từ đấy. Đến điểm chốt, tập trung củng cố công sự, hầm hào chiến đấu. Chờ đến chiều không thấy anh nuôi đem cơm. Ngày thứ nhất qua đi, không thấy thông tin nối dây, mọi liên lạc về phía sau mù tịt, bộ đội ăn gạo rang.

        Ngày thứ hai đói, khát. Anh nuôi không đem cơm ra được. Chúng tôi phải dùng thuốc mìn claymo đốt cơm trong ống cóng. Cũng may đang là mùa mưa, bộ đội lấy tăng hứng nước để nấu và chống lại cái khát.

        Ngày thứ ba, địch vây chặt điểm chốt. Hướng nào cũng thấy lính ngụy gọi bộ đàm, gần lắm. Nhiều khi chúng ăn cơm, vứt vỏ hộp đánh coong một cái vào gốc cây. Rất ngạo mạn! Anh Lan bảo Thấu - đại phó đi bám địch, tìm cách liên lạc về tiểu đoàn. Thấu từ chối, ngồi dưới hầm, không đi đâu cả.

        Anh Lan bảo tôi chú ý cảnh giới, anh đi bám địch một mình, khi trở về anh bảo tôi:

        - Địch đào hầm rất gần mình! Khả năng ác liệt lắm! Nếu có gì cứ bám theo con suối dưới chân cao điểm này là về đến tiểu đoàn bộ!

        Cả tôi và anh đều linh cảm thấy một cái gì đó chuẩn bị xảy ra. Một sự mất mát rất lớn mà không làm sao thoát ra được. Tất cả lúc này mọi hành động đều là lý trí chi phối, chỉ có nhiệm vụ trước mắt và sẵn sàng hy sinh. Chúng tôi đã vậy, còn lại bảy chiến sĩ kia thì sao? Họ còn trẻ quá, ngây thơ quá. Tôi năm ấy cũng chỉ vừa tròn hai mươi tuổi nhưng dù sao cũng đã có ba tuổi quân, đã tham gia nhiều chiến dịch và qua nhiều trận đánh. Còn họ, có chiến sĩ mới vào chiến trường chưa được nửa năm.

        Càng ngóng tin tiểu đoàn càng biệt tích, không có một mệnh lệnh nào để hành động. Ở lại hay phá vây? Anh Lan gầy xọp đi, gương mặt hốc hác, trên đầu vẫn quấn băng trắng.

        Sang ngày thứ tư, có toán địch lọt vào điểm chốt. Anh Lan phát hiện và bắn hai loạt AK không chết tên địch nào cả. Chúng chạy ào vào rừng, vị trí của chúng tôi bại lộ. Địch áp sát đỉnh đồi, khép chặt vòng vây. Do quá gần nên chúng không gọi pháo tầm xa bắn đến mà dùng cối 81 lắp ngòi khoan tấn công. Cối bắn từ chỗ toán ngụy xuất hiện chuyến làn đến gần hầm của tôi thì dừng lại. Hầm tiền tiêu gồm: Toàn -  chiên sĩ B40 và Phòng bị dính cối. Toàn chết ngay trong hầm, Phòng bỏ chạy về cuối điểm chốt. Địch bắn hú họa mấy băng đại liên, không thấy xông vào. Hầm của tôi trở thành vị trí tiền tiêu.

        Chiều tối, tôi, anh Lan cùng Bình (đen) bò lên hầm phía trước đưa Toàn lên và chôn cất cạnh gốc cây to ở giữa điếm chốt, cách hầm tôi bốn mét.

        Sáng hôm sau, địch ồ ạt tấn công. Đại liên bắn loạn xạ, đạn vàng chóe tiện dứt những dây leo trong rừng. Đạn pháo lựu nổ vung vãi. Anh Lan và tôi bắn mấy loạt AK rồi quay về sau hầm, vòng sang bên phải thấy địch hỗ nhau xông lên, đại liên bắn vế phía trước. Tôi ném hai quả lựu đạn về phía địch, anh Lan bắn một loạt AK. Địch quay súng về phía chúng tôi, hai người tháo lui quay vê hầm.

        Thấy khẩu B40 của Toàn dựa vào gốc cây to phía trước, anh Lan bò lên lấy xuống. Vừa khom lưng đi được một đoạn tôi thấy anh chạy về, một tay sách súng, một tay bịt mồm, máu ra loang lổ:

        - Hậu! Tao bị thương!

        Mặc cho địch bắn loạn xạ, bộ đội hoảng sợ tập trung vào hai hầm sau cùng. Tôi kéo anh Lan xuống một hố sau hầm. Viên đại liên của địch bắn gãy hai răng cửa trước, xuyên qua quai hàm làm máu ra thành dòng. Tôi dùng cuộn băng vê chặt như chiếc nút chai xoáy từ bên ngoài vào và băng chặt qua tai lên đỉnh đầu:

        - Anh bị rất nặng! Không ở đây được đâu! Anh về ngay đi, càng nhanh càng tốt! Anh liền ra hiệu: - Tao về còn chúng mày làm thế nào?

        - Anh cứ đi đi, em sẽ liệu!

        Nhìn anh xộc xệch vội vàng tụt xuống dốc, tôi lo cho anh quá, không biết có về được đến tiểu đoàn không?

        Quay về căn hầm cuối cùng, bộ đội tập trung cả ờ đấy. Tôi bảo:

        - Tất cả lên hết! Không ai ở dưới hầm cả! Không đánh địch thì cũng chết, cố gắng cầm cự chờ anh Lan về gọi người lên phá vây!

        Thấu, Tròn, Bình, Phòng lục tục chui lên nằm xoài sau hầm. Địch đã ngớt bắn, chắc nó đang củng cố để tấn công đợt khác. Cùng lúc ấy anh Lan lếch thếch từ dưới dốc chạy lên, anh vẫy ra hiệu: - Cho anh em rút theo suối! Sau đó anh quay đi luôn.

        - Thôi rút! Tôi ra lệnh.

        Một vài người định nhảy xuống hầm lấy ba lô mang theo. Tôi nổi cáu:

        - Chắc gì còn sống mà ba lô, ba đồ! Cầm súng và đạn đi!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2020, 10:32:02 am »

 
        Tụt xuôi theo vết máu, qua mấy điểm chốt của địch vừa bỏ đi xong, vết giày của địch còn in trên lốp đất ướt. Bám theo vết máu một đoạn thấy có tiếng địch gọi bộ đàm phía trước. Tròn kéo áo tôi lại:

        - Đừng đi theo anh Lan nữa! Ông ấy cuống lên có khi lao vào vị trí địch rồi!

        Bỏ vết máu, tôi cắt rừng xuống suối, lội qua một bãi gai xấu hổ sang bờ suối bên kia, chúng tôi dừng lại. Phía trước, phía sau cũng thấy địch gọi nhau. Trên điểm chốt, đại liên địch lại rộ lên từng chập, tiếng phóng lựu, tiếng cối loạn xạ. Chúng đang đánh vào chỗ không người. Tôi bảo:

        - Bây giờ thế này! Tôi đi đầu, Tròn cầm B41 đi cùng tôi. Mỗi người cách nhau bốn mét. Nếu gặp địch, tôi bắn thì tất cả cùng bắn, còn không cứ để địch đi qua hoặc cố gắng tránh né. Nếu không may bị thất lạc thì cứ xuôi theo con suối này là về đến tiểu đoàn bộ!

        Chúng tôi cứ bám suối cắt rừng mà đi, phía phải có địch thì cắt sang bên trái, phía này có súng nổ lại quay sang hướng khác. Có khi cắt qua một con đường mòn phía trên chắc có địch. Chúng vừa xuống suối lấy nước, một vệt nước còn đọng trên đường. Lúc này tôi mới mong mưa làm sao, mong đến cháy ruột. Nhìn lại đội hình chỉ còn mấy người, tất cả như gà con lạc mẹ, nhớn nha nhớn nhác. Thấu - đại đội phó mặt cắt không còn giọt máu, lủi thủi đi sau cùng, nếu gặp địch là sẵn sàng bỏ chạy.

        Nhìn anh em ngơ ngác tôi thấy thương họ quá. Nếu mình mắc mìn, người đi đầu bao giờ cũng chết, còn họ làm sao? Bây giờ mà mưa xuống địch sẽ co cụm lại trú mưa và chúng tôi xuyên rừng trong tiếng mưa đại ngàn ấy... Nhưng trên trời chỉ có một vài cụm mây đen bảng lảng như thách thức lòng can đảm của lính.

        Bỏ chốt khoảng 10 giờ sáng, xuyên rừng đến 15 giờ chiều thì ra một vạt nương cũ của dân, có mấy bụi chuối mọc xen trong nương ngô đứng chênh vênh bên sườn dốc. Hình như đến tiểu đoàn bộ rồi thì phải, mấy lần cáng thương về đây tôi nhớ có một vạt nương như thế kia nhưng liệu tiểu đoàn còn lại hay đã di chuyển sang sông rồi? Tôi thấy lo quá, chán nản, vừa đói vừa mệt vừa sốt ruột. Thấy một đoạn dây thông tin của ta bỏ lại vệ đường, tôi thấy hy vọng:

        - Thôi! Anh em nghỉ đi! Ngồi tản ra! Có lẽ về đến tiểu đoàn bộ rồi! Để tôi sang bên kia suối xem sao!

        Lội ào qua con suối bờ bên thấy một vết giày ngụy in đậm trên bậc lên xuống, tôi giật mình định tháo lui thì có tiếng ai đó huýt sáo. Không biết là ta hay địch, tôi cũng huýt huýt trả lòi. Bên một bụi le thấp thoáng bóng áo xanh vẫy vẫy. Tôi không kìm được niềm vui tột cùng kêu to:

        - Về tiểu đoàn bộ rồi! Bộ đội chạy ào sang suối, nước bắn tung tóe.

        - Khẽ thôi! Vừa mối bắn chết tên ngụy cách đây vài mét, nó bám theo đường điện thoại của ta và bị tổ thông tin bắn chết!

        - Anh Lan về chưa?

        - Về rồi! Đang cấp cứu ở hầm quân y! Anh ấy bị thương nặng lắm, không còn nói được, chỉ viết vào lòng bàn tay mấy chữ: "Đại đội 7 chết hết rồi!"... Xong rồi ngất đi. Chúng tôi lặng đi:

        - Thế là hết, cả ông Hậu nữa. Không còn ai!

        Phải thôi, chỉ có một mình chính trị viên chạy về đến nhà, máu me đầy mặt thì ai còn nghĩ đến chúng tôi. Sống mà trở về.

        Tôi chạy lên hầm phẫu, anh Lan nằm đó, vết thương được khâu kín, máu không ra ngoài được tích lại ở trong cơ làm mặt căng ra như quả bóng, mặt nóng rực, thở gấp gáp yếu ớt. Tôi gọi nhưng anh không trả lời, nhưng tôi biết anh còn tỉnh, anh đã nhận ra tôi và rất vui khi chúng tôi an toàn trở về. Tôi được gọi lên gặp anh Sơn - chính trị viên tiểu đoàn - người Thanh Hóa, anh ôm lấy tôi và bảo:

        - Đưa nhau về được là may mắn lắm rồi! Trinh sát đi tìm các đồng chí nhưng địch đông quá, không vào được! Thôi cho anh em nghỉ ngơi rồi tính sau.

        Chiều tối anh Lan tắt thở. Chôn anh ở phía sau vị trí đóng quân của tiểu đoàn bộ. Ở đấy người ta đã đào sẵn mười chiếc huyệt nữa nhưng rồi không dùng cho ai cả.

        Pháo địch bắn cấp tập vào chỉ huy sở tiểu đoàn, có nghĩa là chúng sẵn sàng đánh tập hậu và cô lập chúng tôi hoàn toàn. Khoảng 2 giờ sáng, toàn bộ tiểu đoàn rút ra bờ sông chỉ để lại một đơn vị nhỏ đánh địch vu hồi. Số gạo và đạn không đem theo hết vùi tạm trong hầm, nếu được có thể sẽ lấy về sau.

        Ra đến bờ sông, đại phó Nguyễn Văn Thấu bị đình chỉ chức vụ gọi về hậu cứ cách chức xuống hàng trung đội, chuyển về Khung thu dụng xét sau. Mười anh em chúng tôi đào hầm và mắc võng trong một bãi le bằng phẳng gần bờ sông. Một hôm đi xuống bếp ăn cơm, Mậu vừa mớ vung nồi nước mắm ra thì một con nhện rất to rơi xuống, chết co quắp. Tôi bảo:

        - À! Nhện xa vào nồi nước mắm thế nào cũng có thịt! Thôi! Chờ mấy "bô" kia về rồi hãy ăn cơm. Vừa dứt lời thấy Sang chạy hớt hơ về bảo:

        - Có con nai bị pháo địch bắn chết, tiểu đoàn đang chia nhau ngoài kia kìa, nhanh lên!

        Tụt xuôi theo vết máu, qua mấy điểm chốt của địch vừa bỏ đi xong, vết giày của địch còn in trên lốp đất ướt. Bám theo vết máu một đoạn thấy có tiếng địch gọi bộ đàm phía trước. Tròn kéo áo tôi lại:

        - Đừng đi theo anh Lan nữa! Ông ấy cuống lên có khi lao vào vị trí địch rồi!

        Bỏ vết máu, tôi cắt rừng xuống suối, lội qua một bãi gai xấu hổ sang bờ suối bên kia, chúng tôi dừng lại. Phía trước, phía sau cũng thấy địch gọi nhau. Trên điểm chốt, đại liên địch lại rộ lên từng chập, tiếng phóng lựu, tiếng cối loạn xạ. Chúng đang đánh vào chỗ không người. Tôi bảo:

        - Bây giờ thế này! Tôi đi đầu, Tròn cầm B41 đi cùng tôi. Mỗi người cách nhau bốn mét. Nếu gặp địch, tôi bắn thì tất cả cùng bắn, còn không cứ để địch đi qua hoặc cố gắng tránh né. Nếu không may bị thất lạc thì cứ xuôi theo con suối này là về đến tiểu đoàn bộ!

        Chúng tôi cứ bám suối cắt rừng mà đi, phía phải có địch thì cắt sang bên trái, phía này có súng nổ lại quay sang hướng khác. Có khi cắt qua một con đường mòn phía trên chắc có địch. Chúng vừa xuống suối lấy nước, một vệt nước còn đọng trên đường. Lúc này tôi mới mong mưa làm sao, mong đến cháy ruột. Nhìn lại đội hình chỉ còn mấy người, tất cả như gà con lạc mẹ, nhớn nha nhớn nhác. Thấu - đại đội phó mặt cắt không còn giọt máu, lủi thủi đi sau cùng, nếu gặp địch là sẵn sàng bỏ chạy.

        Nhìn anh em ngơ ngác tôi thấy thương họ quá. Nếu mình mắc mìn, người đi đầu bao giờ cũng chết, còn họ làm sao? Bây giờ mà mưa xuống địch sẽ co cụm lại trú mưa và chúng tôi xuyên rừng trong tiếng mưa đại ngàn ấy... Nhưng trên trời chỉ có một vài cụm mây đen bảng lảng như thách thức lòng can đảm của lính.

        Bỏ chốt khoảng 10 giờ sáng, xuyên rừng đến 15 giờ chiều thì ra một vạt nương cũ của dân, có mấy bụi chuối mọc xen trong nương ngô đứng chênh vênh bên sườn dốc. Hình như đến tiểu đoàn bộ rồi thì phải, mấy lần cáng thương về đây tôi nhớ có một vạt nương như thế kia nhưng liệu tiểu đoàn còn lại hay đã di chuyển sang sông rồi? Tôi thấy lo quá, chán nản, vừa đói vừa mệt vừa sốt ruột. Thấy một đoạn dây thông tin của ta bỏ lại vệ đường, tôi thấy hy vọng:

        - Thôi! Anh em nghỉ đi! Ngồi tản ra! Có lẽ về đến tiểu đoàn bộ rồi! Để tôi sang bên kia suối xem sao!

        Lội ào qua con suối bờ bên thấy một vết giày ngụy in đậm trên bậc lên xuống, tôi giật mình định tháo lui thì có tiếng ai đó huýt sáo. Không biết là ta hay địch, tôi cũng huýt huýt trả lòi. Bên một bụi le thấp thoáng bóng áo xanh vẫy vẫy. Tôi không kìm được niềm vui tột cùng kêu to:

        - Về tiểu đoàn bộ rồi! Bộ đội chạy ào sang suối, nước bắn tung tóe.

        - Khẽ thôi! Vừa mối bắn chết tên ngụy cách đây vài mét, nó bám theo đường điện thoại của ta và bị tổ thông tin bắn chết!

        - Anh Lan về chưa?

        - Về rồi! Đang cấp cứu ở hầm quân y! Anh ấy bị thương nặng lắm, không còn nói được, chỉ viết vào lòng bàn tay mấy chữ: "Đại đội 7 chết hết rồi!"... Xong rồi ngất đi. Chúng tôi lặng đi:

        - Thế là hết, cả ông Hậu nữa. Không còn ai!

        Phải thôi, chỉ có một mình chính trị viên chạy về đến nhà, máu me đầy mặt thì ai còn nghĩ đến chúng tôi. Sống mà trở về.

        Tôi chạy lên hầm phẫu, anh Lan nằm đó, vết thương được khâu kín, máu không ra ngoài được tích lại ở trong cơ làm mặt căng ra như quả bóng, mặt nóng rực, thở gấp gáp yếu ớt. Tôi gọi nhưng anh không trả lời, nhưng tôi biết anh còn tỉnh, anh đã nhận ra tôi và rất vui khi chúng tôi an toàn trở về. Tôi được gọi lên gặp anh Sơn - chính trị viên tiểu đoàn - người Thanh Hóa, anh ôm lấy tôi và bảo:

        - Đưa nhau về được là may mắn lắm rồi! Trinh sát đi tìm các đồng chí nhưng địch đông quá, không vào được! Thôi cho anh em nghỉ ngơi rồi tính sau.

        Chiều tối anh Lan tắt thở. Chôn anh ở phía sau vị trí đóng quân của tiểu đoàn bộ. Ở đấy người ta đã đào sẵn mười chiếc huyệt nữa nhưng rồi không dùng cho ai cả.

        Pháo địch bắn cấp tập vào chỉ huy sở tiểu đoàn, có nghĩa là chúng sẵn sàng đánh tập hậu và cô lập chúng tôi hoàn toàn. Khoảng 2 giờ sáng, toàn bộ tiểu đoàn rút ra bờ sông chỉ để lại một đơn vị nhỏ đánh địch vu hồi. Số gạo và đạn không đem theo hết vùi tạm trong hầm, nếu được có thể sẽ lấy về sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2020, 10:33:54 am »

 
        Ra đến bờ sông, đại phó Nguyễn Văn Thấu bị đình chỉ chức vụ gọi về hậu cứ cách chức xuống hàng trung đội, chuyển về Khung thu dụng xét sau. Mười anh em chúng tôi đào hầm và mắc võng trong một bãi le bằng phẳng gần bờ sông. Một hôm đi xuống bếp ăn cơm, Mậu vừa mớ vung nồi nước mắm ra thì một con nhện rất to rơi xuống, chết co quắp. Tôi bảo:

        - À! Nhện xa vào nồi nước mắm thế nào cũng có thịt! Thôi! Chờ mấy "bô" kia về rồi hãy ăn cơm. Vừa dứt lời thấy Sang chạy hớt hơ về bảo:

        - Có con nai bị pháo địch bắn chết, tiểu đoàn đang chia nhau ngoài kia kìa, nhanh lên!

        Tụt xuôi theo vết máu, qua mấy điểm chốt của địch vừa bỏ đi xong, vết giày của địch còn in trên lốp đất ướt. Bám theo vết máu một đoạn thấy có tiếng địch gọi bộ đàm phía trước. Tròn kéo áo tôi lại:

        - Đừng đi theo anh Lan nữa! Ông ấy cuống lên có khi lao vào vị trí địch rồi!

        Bỏ vết máu, tôi cắt rừng xuống suối, lội qua một bãi gai xấu hổ sang bờ suối bên kia, chúng tôi dừng lại. Phía trước, phía sau cũng thấy địch gọi nhau. Trên điểm chốt, đại liên địch lại rộ lên từng chập, tiếng phóng lựu, tiếng cối loạn xạ. Chúng đang đánh vào chỗ không người. Tôi bảo:

        - Bây giờ thế này! Tôi đi đầu, Tròn cầm B41 đi cùng tôi. Mỗi người cách nhau bốn mét. Nếu gặp địch, tôi bắn thì tất cả cùng bắn, còn không cứ để địch đi qua hoặc cố gắng tránh né. Nếu không may bị thất lạc thì cứ xuôi theo con suối này là về đến tiểu đoàn bộ!

        Chúng tôi cứ bám suối cắt rừng mà đi, phía phải có địch thì cắt sang bên trái, phía này có súng nổ lại quay sang hướng khác. Có khi cắt qua một con đường mòn phía trên chắc có địch. Chúng vừa xuống suối lấy nước, một vệt nước còn đọng trên đường. Lúc này tôi mới mong mưa làm sao, mong đến cháy ruột. Nhìn lại đội hình chỉ còn mấy người, tất cả như gà con lạc mẹ, nhớn nha nhớn nhác. Thấu - đại đội phó mặt cắt không còn giọt máu, lủi thủi đi sau cùng, nếu gặp địch là sẵn sàng bỏ chạy.

        Nhìn anh em ngơ ngác tôi thấy thương họ quá. Nếu mình mắc mìn, người đi đầu bao giờ cũng chết, còn họ làm sao? Bây giờ mà mưa xuống địch sẽ co cụm lại trú mưa và chúng tôi xuyên rừng trong tiếng mưa đại ngàn ấy... Nhưng trên trời chỉ có một vài cụm mây đen bảng lảng như thách thức lòng can đảm của lính.

        Bỏ chốt khoảng 10 giờ sáng, xuyên rừng đến 15 giờ chiều thì ra một vạt nương cũ của dân, có mấy bụi chuối mọc xen trong nương ngô đứng chênh vênh bên sườn dốc. Hình như đến tiểu đoàn bộ rồi thì phải, mấy lần cáng thương về đây tôi nhớ có một vạt nương như thế kia nhưng liệu tiểu đoàn còn lại hay đã di chuyển sang sông rồi? Tôi thấy lo quá, chán nản, vừa đói vừa mệt vừa sốt ruột. Thấy một đoạn dây thông tin của ta bỏ lại vệ đường, tôi thấy hy vọng:

        - Thôi! Anh em nghỉ đi! Ngồi tản ra! Có lẽ về đến tiểu đoàn bộ rồi! Để tôi sang bên kia suối xem sao!

        Lội ào qua con suối bờ bên thấy một vết giày ngụy in đậm trên bậc lên xuống, tôi giật mình định tháo lui thì có tiếng ai đó huýt sáo. Không biết là ta hay địch, tôi cũng huýt huýt trả lòi. Bên một bụi le thấp thoáng bóng áo xanh vẫy vẫy. Tôi không kìm được niềm vui tột cùng kêu to:

        - Về tiểu đoàn bộ rồi! Bộ đội chạy ào sang suối, nước bắn tung tóe.

        - Khẽ thôi! Vừa mối bắn chết tên ngụy cách đây vài mét, nó bám theo đường điện thoại của ta và bị tổ thông tin bắn chết!

        - Anh Lan về chưa?

        - Về rồi! Đang cấp cứu ở hầm quân y! Anh ấy bị thương nặng lắm, không còn nói được, chỉ viết vào lòng bàn tay mấy chữ: "Đại đội 7 chết hết rồi!"... Xong rồi ngất đi. Chúng tôi lặng đi:

        - Thế là hết, cả ông Hậu nữa. Không còn ai!

        Phải thôi, chỉ có một mình chính trị viên chạy về đến nhà, máu me đầy mặt thì ai còn nghĩ đến chúng tôi. Sống mà trở về.

        Tôi chạy lên hầm phẫu, anh Lan nằm đó, vết thương được khâu kín, máu không ra ngoài được tích lại ở trong cơ làm mặt căng ra như quả bóng, mặt nóng rực, thở gấp gáp yếu ớt. Tôi gọi nhưng anh không trả lời, nhưng tôi biết anh còn tỉnh, anh đã nhận ra tôi và rất vui khi chúng tôi an toàn trở về. Tôi được gọi lên gặp anh Sơn - chính trị viên tiểu đoàn - người Thanh Hóa, anh ôm lấy tôi và bảo:

        - Đưa nhau về được là may mắn lắm rồi! Trinh sát đi tìm các đồng chí nhưng địch đông quá, không vào được! Thôi cho anh em nghỉ ngơi rồi tính sau.

        Chiều tối anh Lan tắt thở. Chôn anh ở phía sau vị trí đóng quân của tiểu đoàn bộ. Ở đấy người ta đã đào sẵn mười chiếc huyệt nữa nhưng rồi không dùng cho ai cả.

        Pháo địch bắn cấp tập vào chỉ huy sở tiểu đoàn, có nghĩa là chúng sẵn sàng đánh tập hậu và cô lập chúng tôi hoàn toàn. Khoảng 2 giờ sáng, toàn bộ tiểu đoàn rút ra bờ sông chỉ để lại một đơn vị nhỏ đánh địch vu hồi. Số gạo và đạn không đem theo hết vùi tạm trong hầm, nếu được có thể sẽ lấy về sau.

        Ra đến bờ sông, đại phó Nguyễn Văn Thấu bị đình chỉ chức vụ gọi về hậu cứ cách chức xuống hàng trung đội, chuyển về Khung thu dụng xét sau. Mười anh em chúng tôi đào hầm và mắc võng trong một bãi le bằng phẳng gần bờ sông. Một hôm đi xuống bếp ăn cơm, Mậu vừa mớ vung nồi nước mắm ra thì một con nhện rất to rơi xuống, chết co quắp. Tôi bảo:

        - À! Nhện xa vào nồi nước mắm thế nào cũng có thịt! Thôi! Chờ mấy "bô" kia về rồi hãy ăn cơm. Vừa dứt lời thấy Sang chạy hớt hơ về bảo:

        - Có con nai bị pháo địch bắn chết, tiểu đoàn đang chia nhau ngoài kia kìa, nhanh lên!

        Chiều hôm ấy, chúng tôi được bữa thịt tươi nhớ đời. Hơn một tháng hành quân đánh nhau liên tục rau xanh nằm mơ cũng không thấy huống gì thịt tươi như thế! Bữa nào cũng chỉ có nắm cơm, muối vừng và ít ruốc. Hôm nay địch tặng cho một bữa thịt nai rừng quả là tốt quá.

        Pháo địch chuyển làn cấp tập ra bờ sông, Tiểu đoàn 9 vừa đánh vừa rút. Chúng tôi được lệnh vượt sông, chuyển quân về hậu cứ dưới chân núi Chư Mom Ray chờ bổ sung quân. Rõ ràng, địch đã tận dụng hết thế mạnh của chúng: gần thị xã, quận lỵ, có đường 14 di chuyển thuận lợi, tập trung nhanh. Các khu vực khác cắm cờ bàn chuyện hiệp thương để cầm chân lực lượng của ta. Vị trí nào địch lấn chiếm là tập trung tất cả máy bay, pháo đủ các loại theo kiểu "vết dầu loang" đánh chiếm ác liệt vùng giải phóng. Phía chúng tôi xa hậu cứ, lại chọn chiến dịch vào mùa mưa. Vô cùng phức tạp nhất là chuyển quân và súng đạn sang sông. Lực lượng đang dàn đều từ bắc sang nam nên di chuyển ứng cứu nhau không phải dễ.

        Đại đội tôi trước khi xuất kích gần 60 cán bộ chiến sĩ, khi đặt chân về hậu cứ còn đúng mười người kể cả anh nuôi. Trong mười đồng chí đó có một số đồng chí mới bổ sung tôi không nhớ tên. Sau chiến tranh những người lính bước ra ngoài cuộc chiến, họ tìm gặp lại nhau tay bắt mặt mừng nghẹn ngào xúc động.

        Tôi gặp lại Nguyễn Văn Khoản - Bác sĩ Bệnh viện Việt Trì, gặp Mậu nay ở Tỉnh ủy Lạng Sơn, Lý Sài Quẩy - Thanh tra huyện Sa Pa - Lào Cai, Thu phục viên về Sơn Dương - Tuyên Quang, Sang về Hưng Hà - Thái Bình và người tổ trưởng nuôi quân Trần Văn Hợp về Thanh Sơn - Phú Thọ. Có một chiến sĩ trinh sát tiểu đoàn đã từng cắt rừng đưa chúng tôi bám địch - cũng đã từng cắt rừng để vào chốt liên lạc với chúng tôi ở trận cuối cùng nhưng không thể vào được vì địch vây rất đông đó là Đinh Ngọc Lánh nay ở Xuân Đài - Thanh Sơn - Phú Thọ. Riêng Tròn hy sinh tháng 11 năm 1974 ở một trận đánh chốt. Còn lại

        Bình (đen), Phòng và những người khác chắc họ đang tần tảo với cuộc sống riêng của gia đình. Họ không bao giờ quên những kỷ niệm ấy.

        Xin chúc họ luôn may mắn và hạnh phúc.

H. K. H.                                   
Lâm Thao, thượng tuần tháng 4 năm 2002.        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 07:16:40 am »


MIỀN KÝ ỨC

Nguyễn Đình Phượng       

        Một bạn đồng nghiệp viết thư ra mời tôi vào chơi Buôn Ma Thuột đúng vào dịp tháng ba. Theo anh, tháng ba là khoảng thòi gian đẹp nhất của Buôn Ma Thuột. Tôi chưa một lần đến đó, mà chỉ biết miền đất cao nguyên ấy qua sách báo, phim ảnh. Trong tôi, miền đất ấy hùng vĩ lắm. Nơi đó là "Mái nhà nam Đông Dương". Có Ma Trang Lơn, có anh hùng Núp. Từ ngày còn cắp sách tới trường, tôi đã mê trường ca Đam San. Là người lính xe tăng, Tây Nguyên còn là niềm tự hào của chúng tôi. Những Đắc Tô - Tân Cảnh, Cheo Reo, Phú Bổn, đèo Phượng Hoàng và đặc biệt là trận Buôn Ma Thuật mùa Xuân 1975.

        Rất may là tôi được đi Tây Nguyên vào những ngày đầu tháng ba. Tôi theo chân một người anh hùng trỏ lại thăm chiến trường xưa với anh Đoàn Sinh Hưởng. Tây Nguyên có nhiều kỷ niệm của một thời chiến đấu gian khổ, ác liệt mà bây giờ nhắc lại cứ như huyền thoại. Anh nói với tôi rằng: "Chuyến đi này là dịp để tìm về miền ký ức".

        Dọc đường lên Đắc Lắc, chúng tôi đi trong cảm giác lâng lâng. Gió Cao Nguyên mát lành và hào phóng thổi tới những cánh rừng cao su, cà phê đang mùa xanh lá. Từng đoàn người Ba Na, Ê Đê... trong sắc phục dân tộc, tay cầm dao đi rừng, miệng phì phèo ống thuốc, tươi cười vẫy chúng tôi. Những đứa trẻ được mẹ địu trên lưng đang ngủ ngon lành. Hai lăm năm trước, bộ đội ta phải luồn rừng để vào thành phố.

        Buôn Ma Thuột, giờ là thành phố, thủ phủ của cả một vùng Tây Nguyên rộng lớn. Đắc Lắc giờ đã là một tỉnh giàu có của Tây Nguyên. Năm 1995, mới đạt 32 vạn tấn lương thực, 120 ngàn hec-ta cà phê thu ngân sách 320 tỷ đồng thì năm 1999 con số đó đã gấp hai lần. Chúng tôi ngỡ ngàng trước những thay đổi nhanh chóng của một đô thị trẻ. Đường sá, cao ốc, người xe... đông vui, tấp nập. Anh Đoàn Sinh Hưởng bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tháng ba năm 1975...

        Từ đỉnh núi Chư Nga, nơi Trung đoàn 273 xe tăng giấu quân, đêm mồng 9 tháng 3 năm 1975, cả đơn vị theo hướng Buôn Ma Thuột mà tiến. Những chiếc xe tăng mình đầy ngụy trang, giảm nhẹ chân dầu, trườn từng tý một trong đêm. Bộ đội công binh đã làm sẵn đường riêng cho xe tăng, đánh dấu cẩn thận. Những thân cây được cắt ngang gốc 1/3. Khi giờ G đã điểm, những con voi thép ấy tăng ga, đè lên những thân cây. Đến gần 5 giờ sáng mồng 10 tháng 3 năm 1975, bộ đội xe tăng Trung đoàn 273 và bộ binh Sư đoàn 10, Sư đoàn 316 đã cách cửa mở chừng 2 ki-lô-mét. Đúng 5 giờ sáng, hiệu lệnh tấn công bắt đầu. Thê đội 1 xe tăng bị sa lầy trước cửa mở, đơn vị nhanh chóng chuyển phương án hai. Những chiếc xe tăng dẫn dắt bộ binh ào lên. Xe tăng 980 của đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng bị trúng đạn. Đang lao quả đạn pháo vào chiến sĩ Nông Văn Vĩnh bị mảnh đạn làm cụt cánh tay trái... Do không nắm chắc địa hình nên hướng tấn công của xe tăng lạc xuống phía nam. Sau khi xác định được vị trí, đơn vị mới quay lại đánh vào một khu truyền tin, khu hậu cần... Kẻ địch lợi dụng công sự kiên cố như hầm ngầm, lô cốt, chống trả quyết liệt. Những chiếc xe tăng ta đã phát huy sức mạnh của hỏa lực và sức cơ động dẫn dắt bộ binh đánh dập từng ổ đề kháng. Xe 980 như một mũi tên thép, áp sát từng căn nhà, góc phố... Đến chiều tối, địch trong thị xã co cụm lại, tổ chức phản công quyết liệt.

        Ngày 11 tháng 3, bộ đội ta mới mở được cuộc tiến công vào sư đoàn bộ 23 ngụy và khu kho Mai Hắc Đế. Đại đội trưởng xe tăng Đoàn Sinh Hưởng lệnh cho pháo thủ Phan Lạc Vinh bắn quả đạn pháo thẳng căng vào sư bộ 23 ngụy. Quả đạn pháo xe tăng 100 ly làm vỡ toác một góc cổng. Lúc đó là 10 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1975. Sau đó ít lâu, kẻ địch chạy tán loạn vào rừng cà phê. Xe tăng cùng bộ truy kích, bắt sống tên đại tá Luật, tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc.

        Sư bộ 23 ngụy ngày nào, giờ trên nền đất ấy, là những ngôi nhà bề thế của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đắc Lắc. Trong khuôn viên của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh vẫn còn chứng tích một thời chiến tranh: xác xe tăng địch, hầm ngầm, lô cốt... Chúng tôi thăm lại cánh rừng cao su, cà phê ngày nào giờ đã xanh bát ngát. Trong ký ức người lính một thời trận mạc thì vẫn còn tất cả.

        Ngày mồng 10 tháng 3 năm 1975, bộ đội hy sinh khá nhiều. Anh Hưởng nói giọng chùng xuống: "Tôi cũng bị thương vào chân. Hai ngày sau, anh em ép ghê quá, tôi phải vào viện. Nằm được một ngày, sốt ruột quá, tôi phải "đào ngũ" về để chuẩn bị cho trận đánh ở Cheo Reo. Tôi nhớ mãi cái đêm mồng 10 tháng 3 ấy. Nước mắt người còn sống rơi lã chã trên thi thể đồng đội. Máu chảy vào lòng đất bazan bấy giờ đã là thứ nước màu hồng. Không có gì ngoài những tấm võng để chôn cất đồng đội. Anh em nằm thẳng hàng trên những tấm võng màu tím. Tôi đọc trong từng ánh mắt đồng đội, những tia lửa căm thù...

        Buôn Ma Thuột giải phóng. Một rừng cờ hoa. "Đề nghị thủ trưởng khao quân mừng chiến thắng". Có tiếng chiến sĩ nào đó cất lên. Tôi và chính trị viên Huỳnh Rịch nhìn nhau. Chúng tôi bóp đầu suy nghĩ, vẫn không tìm ra được thứ gì tốt hơn ngoài lương khô. Ngọn lửa được đốt lên dưới cánh rừng cao su. Anh em đập vụn từng phong lương khô thả vào nồi, rồi cho ít đường vào thế là được nồi chè ăn mừng chiến thắng. Anh nuôi đưa cho mỗi người một bát nhưng không ai chịu ăn trước, cả niềm vui và nỗi đau đã tan vào tim, vào mắt. Ai nấy đều khóc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 07:17:10 am »


       
*

        Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắc Lắc đặt trên một quả đồi cao. Đứng trước bức phù điêu và nhóm tượng đài của nhà điêu khắc nổi tiếng Tạ Quang Bạo, chúng tôi như được sống những giây phút hào hùng của quân và dân các dân tộc Đắc Lắc thời đánh Mỹ. Chúng tôi theo người phụ trách nghĩa trang đi dưới cái nắng oi nồng của cao nguyên để lần tìm đồng đội. Chiến tranh đã lùi xa hai mươi lăm năm, nhưng nhiều người vẫn chưa được tìm thấy. Nghĩa trang chỉ mới quy tập được hơn hai nghìn ngôi mộ. Những chiến sĩ xe tăng hy sinh trên đất Đắc Lắc một số người đã được gia đình đưa về quê, chỉ còn một ít nằm lại. Lê Văn Thập, quê Kinh Môn, Hải Dương, hy sinh ngày 14 tháng 3 năm 1975. Đầy là Trần Kim Tài, quê Phú Hộ, Cẩm Khê, Phú Thọ. Anh hy sinh ngày 21 tháng 3 năm 1975. Còn đây là Vũ Ngọc Tiến, pháo thủ xe tăng, quê Tiên Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa, hy sinh ngày 22 tháng 3 năm 1975. Thắp xong mấy nén nhang, chợt anh Hưởng thảng thốt:

        - Còn cậu Danh lái xe?

        Chúng tôi lại lần tìm. Đây rồi, giữa bao đồng đội, Danh cũng chỉ dành cho mình một vuông đất nhỏ với dòng chữ khiêm tốn: "Đặng Phong Danh, chiến sĩ lái xe tăng, quê Thanh Vân, Thanh Ba, Phú Thọ, hy sinh ngày 22 tháng 3 năm 1975".

        Đã hai mươi lăm năm, mấy năm nay là Tư lệnh binh chủng Tăng thiết giáp mang quân hàm Thiếu tướng, anh Đoàn Sinh Hưởng vẫn nhớ như in những năm tháng cùng đồng đội chia ngọt sẻ bùi, sống chết có nhau. Trong ký ức anh, họ vẫn trẻ mãi ở cái tuổi mười chín đôi mươi. Trần Kim Tài người chắc mập, đen trũi như những cây chò vùng Phú Thọ quê anh. Tài ít nói, hiền từ nhưng hay làm. Tài còn có duyên đóng kịch. Những vở kịch "cây nhà lá vườn", có Tài thủ vai là hôm ấy lính ta được trận cười nghiêng ngửa. Danh lại có nước da trắng hồng như con gái nhưng là tay lái xe tăng nhất nhì của trung đoàn. Còn Vũ Ngọc Tiến lại khéo tay như một nghệ nhân. Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Tiến nhặt đâu được chiếc ống pháo sáng. Chỉ bằng con dao găm, hai ngày sau Tiến mang tặng anh Hưởng chiếc hộp đựng bàn chải đánh răng. Mấy ngày sau, Tiến hy sinh, anh Hưởng cất chiếc hộp vào đáy ba lô. Sau đó mấy tháng, khi ra Bắc đi phép, chiếc hộp bị rơi đâu mất. Anh ân hận như mình đánh mất một gia tài lớn.

        Những năm đánh Mỹ, Tây Nguyên là chiến trường vô cùng gian khổ và ác liệt. Lính xe tăng sợ nhất ba thứ: đói, khát và sốt rét. Có dạo hàng tháng bộ đội thay nhau đi đào củ mài và tìm lá rừng có thể ăn để mà sống. Lính ta còn vào thật sâu trong rừng để tìm cây bông báng, nó hao hao giông như cây dừa. Tìm được cây rồi lính ta mới phạt ngay ngọn, vài tuần sau trở lại, áp tai vào thân cây mà nghe. Từ trong thân cây phát ra những tiếng vo vo như ong bay từ xa. Lúc ấy bộ đội ta mối đẵn cây xuống, tìm nhặt những chú sâu mang về nấu cháo. Những bữa cháo đặc biệt như thê cũng chỉ đủ cho người ốm và đãi khách. Mà những chú sâu ấy cũng không dễ gì có được. Có lần anh em đi vào rừng tìm bông báng không thấy trở về...

        Tây Nguyên còn là nơi khí hậu khắc nghiệt. Bao đời nay Tây Nguyên trong cơn khát triền miên. Nước cho người đã khó lại còn cho cả xe nữa. Những bi đông nước chất trong xe thường chờ người đi xa về mới uống. Anh em dành cho người đi xa cả những quả chuối rừng, khi trở về thì đã đen thẫm, có khi không thể nào ăn được. Anh Hưởng nhớ mãi mấy ngày trước khi đánh trận Cheo Reo - Phú Bổn. Nắng, nóng kéo dài. Anh em chỉ có mỗi lương khô, lại thiếu nước. Cả tuần liền ai cũng lên cơn sốt vì không đi giải được. "Vị cứu tinh" lúc đó là rau má. Anh em thay nhau đi tìm, nhiều khi không có nước mà rửa cứ thê cho vào mồm mà nhai. Còn sốt rét thì chỉ nhắc đến cũng sởn da gà, Có người đang ngồi trong buồng chiến đấu, chỉ một cái rùng mình là "đi" luôn.

        Trưa hôm ấy, chúng tôi cố nán lại ở nghĩa trang để được gần các anh chút nữa. Những bó nhang nghi ngút cháy. Khi chia tay chúng tôi, chị Huỳnh Thị Xuân, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc, nắm chặt tay Anh hùng quân đội Đoàn Sinh Hưởng:

        - Chúng tôi biết các anh rất bận nhưng luôn nhớ về Đắc Lắc. Nơi đây anh có nhiều kỷ niệm, còn đồng đội và bạn bè nằm lại. Chúng tôi biết, đồng đội các anh chưa ai bỏ nhau bao giờ...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2020, 07:05:51 am »


       
*

        Tôi nhẩm đọc câu thơ "Ơi cái gió Tuy Hòa" của một nhà thơ nào đó trên dọc đường đi. Từ độ cao 800 mét so với mặt biển của cao nguyên chúng tôi đi về phía biển. Đến Tuy Hòa, tôi may mắn được gặp lại anh Trần Văn Mười. Anh sinh ra bên dòng sông Ba, vào quân giải phóng khi mới mười sáu tuổi. Hiếm có một người nào lại có đủ đầy một quãng đời chiến đấu, trưởng thành ngay trên quê hương mình như anh. Nhiều năm nay anh là đại tá, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên.

        - Hồi chiến dịch 75 anh ở đâu? - Đoàn Sinh Hương hỏi anh Mười.

        - Tôi là tham mưu trưởng mặt trận đường 5 Phú Yên. Hôm các anh vào giải phóng thị xã Tuy Hòa, chúng tôi cùng vào sau đó mấy chục phút. Từ xa thấy xe tăng các anh bắn vào trận địa pháo của địch trên đồi Nhạn Tháp mới đã chớ!

        Từ đường 7, xe tăng theo hai hướng tiến vào Tuy Hòa. Mũi tiến quân của anh Đoàn Sinh Hưỏng định vượt cầu ông Chừ nhưng vừa chạm băng xích chiếc cầu đã run lên bần bật như lên cơn sốt. Anh lệnh cho đội hình quay lại tìm lối khác vượt lên. Đang đi trên chiếc M48 chiến lợi phẩm thì xe bị hỏng, anh Hưởng nhảy vội sang chiếc xe T54 số 985. Vừa vượt qua ngầm, đơn vị hình thành hai mũi tiến công. Xe 985 cùng mấy chiếc nữa vượt qua đường tàu, nhằm chặn đường rút ra biển của địch. Quả đúng như vậy, mấy chiếc tàu chiến dịch đang lởn vởn chuẩn bị đón đồng bọn rút chạy. Pháo xe tăng xe 985 rung lên. Các xe khác cũng nhả đạn. Một chiếc tàu chiến trúng đạn bốc cháy, mấy chiếc khác vội dạt ra xa. Chiếc xuồng máy chở đầy lính địch cùng bị pháo xe tăng hất tung lên bờ.

        Chiều nay chúng tôi lên đồi Nhạn Tháp. Mờ sáng ngày mồng 1 tháng 4 năm 1975, đáng nhớ ấy, đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng lệnh cho xe tăng 985 của mình bắn quả đạn pháo đầu tiên vào Nhạn Tháp. Như một hiệu lệnh tiến công, những nòng pháo xe tăng chĩa vê trận địa pháo 105 ly của địch đặt trên đồi mà nhả đạn. Cả trận địa pháo địch bị vô hiệu hóa.

        Đồi Nhạn Tháp bây giờ cây lên xanh ngăn ngắt. Ngọn tháp ngày nào bị quả đạn pháo cắm vào phá vỡ một mảng vẫn nhìn rõ lắm. Ngọn tháp đã được trùng tu. Bên cạnh ngọn tháp là đài chiến thắng của tỉnh Phú Yên.

        Chúng tôi đang đi trên đại lộ mang tên người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Ngày xưa, con đường này còn nhỏ lắm. Ngay trước cổng vào tiểu khu hành chính một chiếc xe ô tô của địch chở đầy bạc bị ta bắn trúng. Nhũng đồng tiền ngụy xanh đỏ bay tung tóe mà không ai thèm nhặt.

        - Đánh vào tiểu khu hành chính, xe tăng chúng tôi gặp phải sức chống cự rất mạnh của địch. Từ trên những ngôi nhà cao tầng chúng bắn M79 như vãi trấu - Anh Hưởng nói:

        - Chiến thắng nào mà trả phải trả giá - anh Mười tiếp lời. Nhưng ở Tuy Hòa kẻ địch thua đau lắm. Tên đại tá Vũ Quốc Gia, trưởng tiểu khu hành chính cùng thiếu tướng Trần Văn Cẩm tư lệnh quân khu II cũng bị bắt tại đây.

        Anh Hưởng sôi nổi:

        - Cả thằng Vi Văn Bình nữa. Nó là đại tá sư đoàn trưởng sư đoàn 22 của quân đoàn 2 ngụy bị ta bắt ở Đắc Tô - Tân Cảnh năm 1972. Năm 1973 được ta trao trả nhưng chứng nào tật ấy, theo chủ cũ, ngày mồng 1 tháng 4 năm 1975 ta lại bắt ở Tuy Hòa.

        Cả hai người sóng bước bên nhau, cùng cười. Trước mặt chúng tôi là Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây là tiểu khu hành chính của ngụy quyền Sài Gòn. Ngôi nhà chính của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh mang dáng cánh chim hải âu. Đứng trên tầng thượng có thể nhìn rõ toàn cảnh thị xã Tuy Hòa. Gió từ biển hào phóng thổi vào. Bên tai tôi như đang vang lên bản hòa âm bất tận của trời đất Tuy Hòa. Chúng tôi lại vượt sông Ba, qua cầu Đà Rằng, để đi thăm một người đồng đội. Trong trận chiến đấu giải phóng Tuy Hòa, anh là một trung đội trưởng chiến đấu dũng cảm. Buổi sáng hôm ấy, ngày mồng 1 tháng 4 năm 1975 vừa vượt qua cầu Đà Rằng, mũi tiến công do anh chỉ huy đã gặp địch. Anh lệnh cho trung đội xe tăng triển khai đội hình chiến đấu cùng bộ binh xông thẳng vào đội hình địch rồi đồng loạt nổ súng. Bên phải bên trái đều có địch. Chiếc xe M41 chiến lợi phẩm do anh trực tiếp chỉ huy bốc khói mù mịt. Anh bật nắp tháp pháo, nhô người ra xe quan sát. Một viên đạn M79 của địch bắn trúng thành xe nhưng may không việc gì. Cùng lúc, nhiều hỏa điểm của địch xuất hiện. Anh thét lạc cả giọng:

        - Mạnh! ĐK phía trước - 200, bắn nhanh lên. Cùng lúc đó, chiến sĩ nạp đạn báo cáo khóa nòng pháo bị hỏng. Thấy vậy, anh nhô người ra ngoài, dùng 12,8 ly quất lửa vào địch. Thấy nguy hiểm, pháo thủ Mạnh kéo anh xuống nhưng muộn mất rồi. Từ trên ngôi nhà cao tầng một quả lựu đạn bay xuống. Anh cùng với năm, sáu chiến sĩ bộ binh hy sinh. Nguyễn Tư Chính không về kịp quê anh nữa rồi. Bên kia, Cầu Đà Rằng là quê anh - xã Ngọc Sơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2020, 07:07:00 am »


        Nhớ lại cái đêm anh Hưởng cùng với Trương Công Đạo, Nguyễn Tư Chính đi trinh sát chuẩn bị cho trận đánh vào Tuy Hòa. Dọc sông Ba, những vạt dưa hấu quả căng tròn. Thèm và khát quá mà kỷ luật chiến trường không cho phép. Nhưng lát sau, Chính vẫn lấy một quả.

        - Hai anh ăn đi. Dưa quê em đó!

        Lại nhớ cái đêm 31 tháng 3 năm 1975, trong khu vực tập kết trước giờ tiến công giải phóng Tuy Hòa, Chính như có điều gì mà suy tư dữ lắm! Thấy vậy, anh Hưởng đến bên võng Nguyễn Tư Chính.

        - Ngủ đi để lấy sức, trận đánh ngày mai là ác liệt lắm!

        Tư Chính bật dậy. Bộ râu quai nón đen thâm gương mặt, duy có đôi mắt rất sáng. Rít một điếu thuốc lào, nhả khói xong đâu đấy, Chính mới đáp:

        - Anh yên tâm. Có chết thì về quê em mới chết!

        Thế mà bây giờ chúng tôi đang đứng trước nghĩa trang chiều Phú Yên. Hơn bảy nghìn ngôi mộ xếp hàng vuông vức như hồi họ còn sống trong đội ngũ. Tại đây, tôi gặp ngôi mộ tập thể của bốn hai cán bộ chiến sĩ trung đoàn Ngô Quyền đã anh dũng hy sinh vào sáng mồng một Tết Mậu Thân khi đánh vào sân bay Đông Tác. Anh Hương đưa tay lên rồi nhẩm tính từng vần A - B - C... anh khẽ thốt lên "Chính đây rồi".

        Là con cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, đang học năm thứ hai Đại học Bách Khoa mặc dầu trong diện được ưu tiên Chính vẫn xung phong vào bộ đội. Chính là chàng trai thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm. Anh ít nói nhưng hóm hỉnh, có bộ râu quai nón mọc với "tốc độ" nhanh. Đi chiến đấu, không có thời gian để cạo, có lúc anh em phải dùng kéo để cắt. Anh hay hút thuốc lào. Trước khi vào trận bao giờ cũng phải rít cho được một điếu. Đánh giặc thì ít ai bì được Chính. Trong trận Buôn Ma Thuột, mải đuổi địch, bị lạc, anh Hưởng nhắc, Chính năn nỉ "còn địch, đánh đã, em sẽ về sau".

        Tròi về chiều, bóng chúng tôi đổ dài trên nghĩa trang Phú Yên. Nén nhang anh Đoàn Sinh Hưởng thắp trên mộ Nguyễn Tư Chính gặp gió từ sông Ba thổi tới cháy bùng lên. Anh còn trẻ lắm, mới hai mươi lăm tuổi đời.

        Chúng tôi lặng lẽ rời nghĩa trang trong lòng nặng một ký ức về đồng đội. Vị tư lệnh lấy khăn lau đuôi mắt. Thoảng trong gió chiều vang lên tiếng trống ếch của các cháu học sinh, mừng quê hương giải phóng. Dọc con đường về thị xã Tuy Hòa, từng đoàn học sinh đi ngược với chúng tôi. Các em đẹp quá, lại khỏe mạnh nữa. Các em mặc đồng phục, tay cầm cờ hoa, miệng hát vang những bài ca cha anh nó đã từng hát. Anh Đoàn Sinh Hưởng bảo người lái xe đi chầm chậm. Anh nhìn ra ngoài như muốn thu lại lần nữa những hình ảnh của hai mươi lăm năm sau chiến tranh. Đồi Nhạn Tháp, núi Chóp Chài, cầu Ông Chừ, sông Ba... Rồi anh nhìn lại nghĩa trang giờ đã chuyển sang màu tím sẫm.

        Nguyễn Tư Chính ơi! Nếu anh còn sống, ít ra anh cũng có một mái nhà và người vợ yêu. Biết đâu trong số các em đi ngược đường vói chúng tôi chiều nay có con anh. Nhưng anh đã hy sinh - cái hy sinh ngạo nghễ của người lính Cụ Hồ. Đất nước mình đã hòa bình nhưng trong cuộc dựng xây hôm nay vẫn còn có kẻ cố tình xuyên tạc lịch sử, hạ thấp chiến công của dân tộc. Chúng tôi là những người có trách nhiệm phải ấn đầu họ xuống.

        Tôi nhìn ra dòng sông Ba. Trong gió có vị mặn mòi của biển cả, có vị ngọt của mía Tuy Hòa. Tôi nhìn sang anh Đoàn Sinh Hưởng. Anh đã tìm về vạch xuất phát của hai mươi lăm năm trước - miền ký ức mà mình vừa tìm lại được. Nó sẽ theo anh đi suốt cuộc đời.

N. Đ. P       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2020, 07:09:04 am »


MỘT NGƯÒI LÍNH AI NHỚ AI QUÊN!

Trần Thị Hằng       

        Để chuẩn bị cho việc phát truyền hình địa phương trên kênh sóng mới, đoàn cán bộ đài phát thanh truyền hình Hải Phòng chúng tôi đang tiễn hành đi thăm rút kinh nghiệm một chuyến dọc các dải miền Trung, từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng.

        Dù đã trải qua một chặng đường dài, đang mệt mỏi gà gật, nhưng khi nghe Xuân Đấu phụ trách chuyên mục hộp thư bạn nghe đài và xem truyền hình thốt lên. "Đồng Hới!", tôi bừng tỉnh và nỗi cồn cào dậy lên. Tôi bảo: "Gần đến Vĩnh Linh, nhắc cho tôi biết với nhé!" Tôi đã từng đi công tác ở miền Nam, nhưng đi trên quốc lộ một thì đây là lần đầu.

        Hai đồng nghiệp của tôi, Hồng Khe và Cát Bình, những người đã từng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" nhưng được trở lại chiến trường xưa, họ nhoài người nhìn dãy Trường Sơn trập trùng mò ảo phía xa, tranh nhau kể lại những kỷ niệm một thời gian khổ mà hào hùng. Còn tôi, tôi lặng đi với nỗi niềm riêng.

        Vào những năm đầu miền Bắc chống trả cuộc đánh phá bằng không quân của giặc Mỹ, bố tôi được Bộ tư lệnh Hải quân biệt phái sang làm tham mưu về mặt biển cho Bộ tư lệnh Quân khu bốn. Chính trên con đường này, với ít gạo cho vào ruột tượng ngoắc trên tay lái chiếc xe đạp Thống nhất, bố tôi đã từng đạp xe ròng rã suốt từ Hải Phòng đến Thanh Hóa, Quảng Bình, Vĩnh Linh trong mấy ngày liền, khi nào mệt thì vào nhà dân nghỉ nhờ, bỏ gạo ra nấu ăn. Có dạo được giao phụ trách phân đội tàu tuần tiễu biệt phái, bố tôi, đại úy Trần Đình Phốc đã làm một việc "động trời" ở vùng giới tuyến tạm thời. Lần ấy, đang chỉ huy tuần tiễu, bố tôi nghe tiếng thuyền trưởng tàu kỳ hạm là Triệu Hữu vang lên trong tiếng sóng: "Báo cáo phân đội trưởng có hai khu trục hạm của địch lao ra từ phía cửa Việt!". Bố tôi ra lệnh: "Báo động chiến đấu toàn phân đội. Tăng tốc độ, đuổi!". Thế là bốn tàu pháo hạm của ta đuổi hai tàu khu trục của địch vào đến tận vùng biển gần cửa Việt. Ngay đêm ấy, các loại đài địch đồng thanh lu loa: "Hải quân Việt Cộng vi phạm giới tuyến!". Bộ Tổng Tham mưu lập tức cử đoàn cán bộ vào kiểm tra. Nhưng vì hôm ấy sóng to gió lớn, sổ sách ướt nhòe, các tàu không ghi được nhật ký hàng hải, vì vậy không tác nghiệp hải đồ, không xác định được vị trí hạm. Sự việc được cho qua. Vậy mà cả phân đội còn tiếc rẻ không được đánh!

        Ký ức về những người thân của tôi một thời gắn bó với mảnh đất kiên cường này cứ đầy ắp.

        Vâng, cũng chính thời kỳ ấy, cũng chính con đường này đã đưa cậu Lương của tôi đến Vĩnh Linh.

        Vĩnh Linh, một địa danh tôi chưa đến mà sao khi nhắc tới, trong tôi luôn trào lên sự thương nhố khôn nguôi.

        Cách đây 30 năm, Vinh Linh là một chiến trường khốc liệt. Tôi đã đọc trong bút ký "Đôi bờ Bến Hải" của Nam Hà: "Trong gần 20 năm chiến tranh, chỉ tính ở mặt trận Vĩnh Linh - Do Linh, đôi bờ Bến Hải đã có gần một vạn bảy ngàn liệt sĩ gồm quê cả nước, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau...". Trong số ấy có người cậu kính yêu của tôi. Thiếu úy, kỹ sư Lê Quốc Lượng, một sĩ quan tên lửa, người mà sau ba mươi năm lại được đồng đội nhớ đến, nhắc đến trong một bài điều tra của Ngọc Báu: "Ai đã cải tiến SAM 2 ở Việt Nam" đăng trong "Tri thức trẻ" số 42 nhân kỷ niệm hai mươi sáu năm chiến thắng B52 (12-1998).

        Một trong số một vạn bảy ngàn thật nhỏ nhoi và sự hy sinh mất mát vì Tổ quốc của những người lính đều thiêng liêng thương tiếc. Nhưng sao đối với gia đình chúng tôi, việc mất cậu lại thiêng liêng và để thương tiếc quá đỗi như vậy! Ba mươi năm qua, mọi người chưa nguôi và cứ đau đáu khắc khoải tìm kiếm, chờ mong, để hiểu thêm, biết thêm.

        Giữa năm 1968, gia đình chúng tôi nhận tin báo tử cậu. Năm ấy cậu hai mươi bảy tuổi. Trong tư trang của cậu tôi do đơn vị chuyển về có một vật quý giá mà bao năm qua tôi trân trọng giữ gìn, đó là cuốn nhật ký mà cậu tôi ghi chép rải rác từ năm 1963 đến năm 1967.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2020, 07:10:50 am »


        Trang đề ngày 26 tháng 10 năm 1966 cậu tôi viết: "Nhận thư cháu Hằng. Mong cháu thành công trong sự nghiệp văn học của mình. Lòng tràn đầy hy vọng đứa cháu yêu quý. Lại nghĩ tới con bé Thu Hà (em gái tôi), đáng yêu biết mấy. Thương bố mẹ chúng vô cùng, cứ phải xa nhau biền biệt, hết Pháp lại đánh Mỹ!". Có một vài trang cậu tôi nói về tình yêu thầm kín với một cô gái Hà Nội tên V. nào đó. Giữa những trang viết về tình cảm gia đình, đồng đội và những suy nghĩ trước một trận đánh, một sự cố về khí tài, tên lửa là những trang vẽ chi chít bằng bút chì, bút mực về những mạch điện. Đôi khi còn có cả những bài thơ chép lại, trong đó có bài "Miền Nam" của Tố Hữu. Ở cuối cuốn sổ, giữa những trang giấy trắng còn lại, có ba trang mang dòng chữ lạ. Ba trang đó viết: "Mấy nét ghi lại lúc Lượng hy sinh! 20 giờ 30 phút ngày 6 tháng 7 năm 1967, tại trận địa Vĩnh Linh, trận địa tên lửa đã bắn lên một quả. Một phản lực Mỹ rơi ngay, các mảnh văng ra như hoa cà hoa cải. Chiến công ấy có Lượng đóng góp. 21 giờ, bọn địch lại bay vào một tốp nữa gồm bốn chiếc. Hai quả đạn phóng lên, diệt hai chiếc. Lửa rực cháy ở Vĩnh Linh. Đạn đuổi theo máy bay địch sang cả bên kia bờ nam của Tổ quốc và diệt chúng ngay tại đó. Đồng bào miền Nam thân yêu của chúng ta đã tận mắt nhìn thấy, hả lòng hả dạ. Kẻ địch rất gian ngoan, trước khi chết, chúng đã làm Lượng và một số các chiến sĩ ngã xuống. Nóng, cái nóng hầm hập của gió Lào như quét trên da thịt các chiến sĩ một lóp chống ẩm. Đêm ấy thật đặc biệt, Lượng thân yêu chỉ mặc may ô bước vào chiến đấu. Lượng có biết không, anh Huy, chính anh Huy thủ trưởng trung đoàn của chúng ta đã lấy chiếc áo vừa lĩnh của anh để mặc vào cho Lượng. Trông Lượng gọn gàng và đẹp lên gấp bội. Còn đôi dép của Lượng tìm không thấy. Nhưng Lượng lại đi một đôi giày rất mới của ai đó xỏ vào đến nay không biết nữa. Tình đồng chí thân yêu đối với Lượng thì cần gì phải biết phải không Lượng?!

        Nếu Lượng được biết trước khi nằm xuống, Lượng đang được chi bộ chuẩn bị đưa vào Đảng thì sẽ sung sướng biết chừng nào! Không những chỉ là thằng bạn cùng ghế đại học bách khoa, cùng đồng nghiệp khi còn dạy ở Trường sĩ quan Kỹ thuật, cùng vào đơn vị mối này trong một ngày mà sẽ còn là một đồng chí của mình nữa. Nguyện vọng sắp đạt thì Lượng đã hy sinh!

        Lượng nằm xuống, lặng lẽ, tay còn nắm chặt một sợi dây điện kiểm tra máy, mắt như còn nhìn vào màn hiện sóng. Lượng hy sinh vì bị thương vào đầu và ngực.

        Quân thù đã cướp đi một kỹ sư vô tuyến đầy triển vọng của Tổ quốc.

        Bọn mình còn lại hứa với Lượng thù này quyết trả và thay Lượng những phần việc còn lại.


Nhật Tân, tháng 7 năm 1967       

        Hai chữ "Nhật Tân" để lại trong cuổn nhật ký đã làm cho nỗi đau của chúng tôi nhân lên gấp bội: Bởi vì, vào cuối tháng 7 năm 1967 chúng tôi nhận được lá thư đầu tiên của người mang tên Nhật Tân.

        Mở đầu, lá thư viết: "Đôn, Đản (hai cậu còn lại của tôi) và Hằng ơi, anh vừa nhận được thư các em gửi cho Lượng. Anh thay Lượng viết thư cho các em đây!...

        Sao lạ thay, cậu tôi đâu rồi?! Chúng tôi linh cảm thấy một điều gì không hay xảy ra với cậu, nhưng lại có chút hy vọng: biết đâu, cậu tôi được cử đi học nước ngoài nhưng vì bí mật quân sự nên...

        Sau đó, cậu Tân còn viết cho chúng tôi liên tiếp ba lá thư nữa. Nhưng rồi đến một ngày... chúng tôi lại nhận được một lá thư cũng từ đất lửa Vĩnh Linh gửi về, nhưng không phải của cậu Tân. Thư để ngày 16 tháng 4 năm 1968.

        "Em Đôn, em Đản và cháu Hằng thân mến!

        Trưa nay anh nhận được thư của Đôn gửi cho Nhật Tân. Anh đã xem và viết thư ngay cho các em đây. Vì sao anh lại thay Nhật Tân và viết thư này thì đó là điều mà bây giờ chưa cho phép nói, hẹn dịp khác vậy và anh sẽ là người thay Nhật Tân mãi mãi trong quan hệ với các em và cháu sau này....


Hoàng Đinh Trị        "

        Trời ơi, sao lại "mãi mãi!". Có phải điều xấu nhất đã xảy ra với cậu Tân?

        Qua lá thư ấy, chúng tôi được biết cậu Trị cũng là một sĩ quan tên lửa. Cậu còn viết "Lượng đã hy sinh trong tư thế bình tĩnh, dũng cảm, là tấm gương sáng ngời về tinh thần chiến đấu quên mình. Những tháng ngày trước đó, Lượng đã đóng góp nhiều sáng kiến có giá trị chiến thuật phục vụ đơn vị chiến đấu. Lượng đã được đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Hai.

        Truy tặng huân chương! Bao nhiêu năm qua chúng tôi chờ đợi!!! Nhưng thôi, đất nước sau chiến tranh có bao việc phải làm, tránh sao khỏi sự lãng quên đơn lẻ. Với đơn vị, chiến trường ngày ấy lại ác liệt quá, rồi còn có bao sự thay đổi về tổ chức! Điểu mà chúng tôi khắc khoải, day dứt là làm sao tìm được mộ cậu tôi; làm sao biết được tin cậu Tân, cậu Trị; và còn cậu Trị nữa, liệu có sao không? Bởi vì cũng như cậu Tân, chúng tôi chỉ nhận được ở cậu liên tiếp có ba lá thư rồi cũng bặt tin. Lúc này đây, tôi cầu nguyện qua bài viết này, chúng tôi liên lạc trở lại được vối cậu Trị, nếu ngày ấy cậu qua được!...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2020, 07:12:11 am »

 
        Và còn một điều tôi khao khát muốn biết, đó là chuyện về cậu Tân. Vào những ngày Hải Phòng chống trả cuộc tập kích bằng B52 của giặc Mỹ cuối tháng 12 năm 1972, tôi đã đi viết về một trận địa tên lửa ở An Hải (Hải Phòng). Trong sự phấp phỏng, căng thẳng giữa hai trận đánh, một sĩ quan tên lửa vẫn kịp kể cho tôi một chuyện riêng tư của cậu Tân. Lần ấy, ở một nơi xa, phu nhân Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã gặp vợ cậu Tân là cô giáo của con mình. Cô đã tâm sự với bà là chỉ khao khát có một đứa con rồi có xa bao lâu cũng được. Nhưng chiến tranh ác liệt quá, làm sao được gặp! Trở về, bà mang điều này kể với Đại tướng. Và rồi chính Đại tướng đã thu xếp để cô giáo và cậu Tân cùng về Hà Nội công tác để kết hợp gặp nhau ít ngày. Chẳng hiểu việc làm nhân nghĩa ấy có mang lại kết quả gì? Ôi, mong sao dù cậu không còn nữa, nhưng với lần gặp ấy, cậu đã để lại cho cuộc đời này một mầm mống tài năng, quả cảm như các cậu!

        Về phần cậu Lượng của tôi, đã nhiều năm sau chiến tranh, chúng tôi không biết làm cách nào tìm được mộ cậu. Chúng tôi chỉ có một thông tin duy nhất, đó là điều cậu Trị cho biết qua trang nhật ký chép lại của cậu: "Lượng được đặt trên một ngọn đồi của nông trường X".

        Năm 1995, trong đợt đi xây dựng đường điện 500KV xuyên Bắc Nam, cậu Đôn tôi - kỹ sư sở điện lực Phú Thọ đã đi tìm. Khi xây dựng nghĩa trang huyện Vĩnh Linh, người ta đã quy tập tất cả các liệt sĩ ngã xuống ở vùng đất lửa này về đây, trong đó có cậu tôi.

        Ba năm qua, tôi mong mỏi được vào thăm mộ cậu. Ông bà tôi đã mất. Mẹ tôi luôn đau đáu một ước nguyện: Phải đưa được cậu về đặt tại quê nhà.

        Xe chúng tôi tiến dần đến Vinh Linh. Những hàng phi lao, những dải cát trắng cứ loang loáng trước mặt. Lòng tôi cồn cào. Nhìn những cháu nhỏ lem luốc, chân trần đứng trên cồn cát bạc màu nắng và cát trắng, hiền lành nhìn theo xe chúng tôi, bỗng nhiên nỗi thổn thức dậy lên trong tôi. "Thương lắm Vĩnh Linh ơi!". Vâng, đó cũng chính là lời cậu tôi thốt lên trong nhật ký của mình khi "trong nắng lửa và cơn khát cháy bỏng, cùng Trị lê bước trên những đồi trọc bạt ngàn cát trắng để đi - về giữa 81-831, kiểm tra, sửa chữa khí tài...".

        Cả đoàn nhà báo chúng tôi cùng vào nghĩa trang huyện Vĩnh Linh.

        Đứng trước người quản trang, tôi nghẹn ngào rồi nức nở không sao nói nổi họ tên quê quán cậu tôi để anh dẫn đi tìm mộ cậu. Chị Kim Thanh, trưởng ban khai thác vệ tinh đứng sau đã phải đỡ lời.

        Mộ các liệt sĩ được phân ra từng khu theo quê quán. Giũa hai nghìn ngôi mộ mà người quản trang không phải ngó nghiêng tìm kiếm. Anh dẫn chúng tôi đến thẳng ngôi mộ số 15 thuộc khu các liệt sĩ Nam Định.

        Mọi thứ nhòa đi trong mắt tôi. Chỉ kịp nhận ra tấm bia đá có khắc hình bông sen nổi và hàng chữ "Lê Quốc Lượng, Xuân Trung, Xuân Thủy, Nam Định, hy sinh ngày 6 tháng 7 năm 1967" tôi gục xuống: "Ôi, cậu ơi, cháu đây!". Không cầm lòng được, tôi nức nở trong tiếng kể than với riêng cậu!

        Cậu cháu tôi sinh ra ỏ làng Trà Lũ, Xuân Trung. Chúng tôi lớn lên trong những câu chuyện kể của ông ngoại về truyền thuyết xây dựng chùa Trung, nhà thờ Phú Nhai; về con sông Đào bao quanh làng có từ thời tướng quân Phan Bá Vành dấy binh khởi nghĩa (do quân sĩ cùng dân chúng đào để tạo thế hiểm vùng căn cứ và làm đường vận chuyển quân lương vũ khí). Rồi chuyện kể về những võ tướng dũng mãnh của quê nhà như Tả Hãn, Hai Đáng. Những đồ vật nổi tiếng miền Sơn Nam Hạ xưa như Đô Tân...

        Tuổi thơ tôi đầy ắp những kỷ niệm về quê hương, về người thân. Nhưng điều làm tôi thích thú và thường vặn vẹo người lớn là cái tên gọi đến với cậu tôi: Em cậu chú anh! Vâng, thời thơ ấu, mọi người đều gọi cậu Lượng của tôi như vậy. Hàng em hàng cháu như tôi thì gọi cậu là cậu chú anh! Người bề trên thì gọi bằng em cậu chú anh! Cũng có lúc ông bà tôi và mẹ tôi lại còn thêm đại từ thằng vào đằng trước, chẳng hạn như: "Thằng em cậu chú anh đâu rồi?", "Thằng em cậu chú anh ra đây bố (chị) bảo!... Tôi thắc mắc với mẹ tôi: "Sao đã thằng lại còn em, còn cậu, còn chú, còn anh?". Đã vậy, hàng xóm trong dong ngoài ngõ cũng đều gọi cậu tôi là cậu chú anh chứ không riêng gì người trong nhà.

        Theo lời mẹ tôi thì ông ngoại tôi là bậc trung lưu nho nhã, ăn ở hiền lành nhân đức, được mọi người nể trọng. Năm Ất Dậu, ông tôi bỏ cả mấy chục thùng thóc dự trữ ra chia đỡ mọi người qua cơn đói khủng khiếp. Vậy mà đường con cái ông bà tôi lại lận đận. Sau con cả là mẹ tôi, bà tôi đã sinh liên tiếp năm đốt con trai, nhưng người nào cũng chỉ được năm tháng là chết, với khát vọng mong manh, ai bảo làm gì ông bà tôi cũng làm, kể cả việc cúng bái, bắt tà bắt ma (!).

------------------
        1. Hai tiểu đoàn tên lửa SAM 2 tham gia chiến đấu ở Vĩnh Linh. (Giangtvx)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM