Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:20:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Trị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)  (Đọc 5371 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:26:19 pm »

Với lực lượng cơ động mạnh, địch liên tiếp mở nhiều đợt càn quét lớn nhằm bình định 4 huyện Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị) và Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên), chiếm lại đường số 9 và biệt kích ra vùng tự do của ta. Nhưng tất cả các cuộc càn quét của chúng đều bị lực lượng vũ trang địa phương 3 tỉnh Bình - Trị - Thiên phối hợp chặt chẽ trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn, kết hợp tác chiến với ngụy vận, liên tục chặn đánh, gây cho địch nhiều thiệt hại.

Ngày 31-5-1954, địch tập trung lực lượng trên 4 tiểu đoàn càn vào 3 huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh. Bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích đã anh dũng chiến đấu chống trả quyết liệt bẻ gãy trận càn của chúng.

Ngày 6-6-1954, giặc Pháp lại dùng một lực lượng tương đương như trước tiếp tục càn quét vào 3 huyện trên hòng giành một thắng lợi danh dự, nhưng chúng cũng bị quân và dân 3 huyện kiên cường đánh trả. Cả 2 trận càn đều bị thất bại, hơn 350 tên bị tiêu diệt, nhiều tên khác bị thương, âm mưu chiếm lại đường 9 của địch bị phá sản.

Trong 2 ngày 16 và 19-6, giặc Pháp điên cuồng tập trung 6 tiểu đoàn và 200 xe cơ giới tiếp tục hành quân càn quét lớn vào 2 huyện Triệu Phong, Hải Lăng. Với tinh thần kiên cường bám trụ chiến đấu dũng cảm, bộ đội địa phương hai huyện và dân quân du kích các xã đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, chống trả quyết liệt, vừa chiến đấu, vừa tuyên truyền địch vận, liên tiếp bẻ gãy các đợt tiến công của địch, tiêu diệt trên 500 tên, làm bị thương nhiều tên khác, phá hủy hàng chục xe quân sự, bọn địch bị tổn thất nặng nề cuối cùng phải rút chạy.

Cùng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang chiến đấu, nhân dân Triệu Phong, Bích Trung, Bích Nam, Hải Lăng nổi dậy đấu tranh bắt địch bồi thường nhà cửa, của cải bị thiệt hại trong các trận càn. Nhiều] cụ già, chị em phụ nữ dũng cảm nằm chắn giữa đường cản xe địch, đòi hỏi thả chồng, con, anh em bị bắt đi lính.

Thắng lợi liên tiếp của quân và dân ta trong các cuộc chống càn đã phá tan âm mưu của địch chiếm lại đường số 9 và bình định 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Thắng lợi đó đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của lực lượng vũ trang tỉnh và phong trào toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng về: “Đẩy mạnh công tác vùng tạm chiếm” và “Phát động phong trào đấu tranh chính trị rộng rãi” làm hậu thuẫn cho đấu tranh quân sự và ngoại giao, phong trào đấu tranh chính trị ở Quảng Trị diễn ra sôi nổi trên cả 3 vùng: Vùng căn cứ du kích, vùng du kích, và vùng tạm bị chiếm. Được thắng lợi của cuộc biểu tình ở Huế cổ vũ, nhân dân khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị đứng lên đấu tranh đòi hòa bình, đòi Chính phủ Pháp phải thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh, đòi trả chồng, con, đòi trả lúa gạo bị tập trung, vạch trần âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, Mỹ và tay sai.

Phối hợp với cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn hội nghị Giơ-ne-vơ và gây sức ép với địch, đồng thời cũng nhằm biểu dương sức mạnh của quần chúng cách mạng, Tỉnh ủy chủ trương cho các huyện và thị xã Quảng Trị tổ chức huy động lực lượng quần chúng mít tinh, biểu tình đòi lập lại hòa bình. Nhân dân khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng. Hàng ngàn người kéo về thị xã Quảng Trị để tham gia cuộc biểu tình đòi thực dân Pháp và Chính phủ bù nhìn Bảo Đại phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng cuộc biểu tình đang chuẩn bị thì tin vui từ bàn hội nghị đã bay về: Ngày 20-7-1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký kết. Do vậy, cuộc biểu tình nói trên được chuyển thành cuộc mít tinh chào mừng “Hòa bình đã được lập lại trên toàn cõi Đông Dương”.

Thắng lợi có ý nghĩa trọng đại này là nguồn động viên cổ vũ to lớn đối với quân và dân ta, đồng thời là đòn cân não làm cho hàng ngũ địch lung lay tan rã nhanh chóng.

Song với bản chất hiếu chiến “Chết nết vẫn không chừa” trong lúc lệnh ngừng bắn chưa có hiệu lực, từ ngày 20 đến 31-7, chiến sự ở Quảng Trị vẫn tiếp diễn. Để giữ vững tinh thần đang rệu rã của bọn ngụy quân, ngụy quyền, giặc Pháp cố sức mở 2 trận càn nhỏ vào Bích La (Triệu Phong) nhưng cả 2 trận càn đều bị bộ đội địa phương và dân quân du kích cảnh giác cao, kịp thời chặn đánh, buộc chúng phải rút lui. Cùng thời gian này lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp với quân và dân Thừa Thiên tiếp tục đánh lật nhào 6 toa tàu quân sự của địch.

Bị thất bại liên tiếp trong những cố gắng cuối cùng của những ngày cuối tháng 7, giặc Pháp và bè lũ tay sai buộc phải ngừng bắn vào ngày 1-8-1954.

Cùng với các chiến trường Đông Dương và cả nước, quân và dân Quảng Trị đã hoàn thành thắng lợi cuộc chiến tranh trường kỳ gian khổ, đánh thắng hoàn toàn tên thực dân cũ, giải phóng một nửa nước thân yêu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:27:43 pm »

*
*   *

III - QUÂN VÀ DÂN QUẢNG TRỊ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ SAU CHIẾN THẮNG

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình được lập lại trên toàn cõi Đông Dương, ở nước ta miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhưng với hiệp định này, vĩ tuyến 17 (sông Hiền Lương) trên địa phận tỉnh Quảng Trị đã trở thành giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cách hai miền đất nước. Việc thi hành các điều khoản của hiệp định làm cho tình hình Quảng Trị có sự thay đổi lớn. Phía bắc sông Hiền Lương gồm hầu hết huyện Vĩnh Linh được hoàn toàn giải phóng, các huyện, thị trấn phía nam sông còn nằm trong vùng địch tạm đóng quân. Theo hiệp định thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi huyện Vĩnh Linh, còn lực lượng ta ở các huyện thị thuộc bờ nam sông Bến Hải phải tập kết ra miền Bắc.

Tình hình phức tạp đó ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến các mặt hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Trị.

Với bản chất hiếu chiến và xâm lược, thực dân Pháp được bọn can thiệp Mỹ “bật đèn xanh” không ngừng phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, ráo riết thực hiện âm mưu biến vùng tạm đóng quân ở Quảng Trị nói riêng và ở miền Nam Việt Nam nói chung thành căn cứ quân sự.
 
Thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ cấu kết với nhau một mặt tăng cường hoạt động quân sự, mặt khác xúc tiến hoạt động chính trị và nhiều hình thức phá hoại khác...

Về quân sự, giặc Pháp chuyển lính Âu Phi ra Quảng Trị, đóng dọc giới tuyến và các cứ điểm quan trọng khác như Dốc Miếu, Đông Hà, thị xã Quảng Trị, đồng thời chúng đưa quân ngụy vào các tỉnh phía nam chỉ để lại một số tiểu đoàn chiếm đóng dọc bờ biển .

Cùng với các hoạt động chuyển quân, địch ráo riết bắt thanh niên đi lính để lập Bảo chính quân là lực lượng trợ lực cho cơ quan ngụy quyền. Đến tháng 11 năm 1954, Bảo chính quân ở Quảng Trị có 10 đại đội, mỗi đại đội có từ 100 đến 120 tên.

Song song với các hoạt động quân sự, địch tăng cường hoạt động chính trị, ráo riết thực hiện âm mưu cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên Chúa di cư vào Nam, chuẩn bị cơ sở chính trị cho Ngô Đình Diệm - trực tiếp là Ngô Đình Cẩn lập ngụy quyền tay sai, xúc tiến khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng để nhanh chóng ổn định tình hình chính trị của chúng ở Quảng Trị, Thừa Thiên.

Tất cả các hoạt động chính trị, quân sự của địch đều nhằm mục đích phá cơ sở chính trị của ta, phá hiệp định Giơ-ne-vơ, tiến tới phá tổng tuyển cử tự do thống nhất nước nhà và thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954 sau khi hội nghị Giơ-ne-vơ vừa kết thúc, tại chiến khu Ba Lòng, Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị cán bộ toàn tỉnh tập trung thảo luận, phân tích đặc điểm vị trí của Quảng Trị sau khi thực hiện xong việc chuyển quân tập kết. Hội nghị nhấn mạnh công tác tư tưởng là: “Cán bộ đảng viên không vì hòa bình mà lơ là mất cảnh giác đối với mọi âm mưu thủ đoạn mới của địch” . Cán bộ, đảng viên phải tích cực cùng với quần chúng bảo vệ và phát huy mọi thành quả của cách mạng đã giành được. Về tổ chức, hội nghị nhất trí quyết định: “Từ nay chuyển chi bộ từ đơn vị xã thành các đơn vị theo đơn vị thôn. Tổ chức cơ sở Đảng ở vùng địch tạm đóng quân phải gọn và bí mật”3. Sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, để kịp thời lãnh đạo quân và dân trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ mới, Tỉnh ủy Quảng Trị khẩn trương sắp xếp tổ chức Đảng, chính quyền, và bố trí cán bộ, đảng viên ở lại hoạt động gây cơ sở lâu dài lãnh đạo nhân dân đấu tranh buộc địch thi hành hiệp định đồng thời tuyên truyền rộng rãi chủ trương chính sách của Đảng và thắng lợi của hiệp định Giơ-ne-vơ, ra sức vận động nhân dân giúp đỡ nhau nhanh chóng ổn định đời sống và sinh hoạt, đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

Đối với huyện Vĩnh Linh hoàn toàn giải phóng, sau khi địch rút khỏi ta đã nhanh chóng vào tiếp quản, thành lập chính quyền cách mạng và ổn định mọi mặt sinh hoạt bình thường cho nhân dân.

Phát huy ảnh hưởng thắng lợi to lớn của hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng thời biểu dương lực lượng quần chúng, ngày 18-8-1954, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm cách mạng tháng Tám rất rầm rộ và trọng thể tại Phước Môn (Hải Lăng). Gần một vạn người đại diện đủ các thành phần, ăn mặc chỉnh tề từ khắp các nơi trong tỉnh kéo về dự lễ, bất chấp mọi sự đe dọa, ngăn cấm, kiểm soát của bọn lính lê dương, cảnh sát và mật vụ.

Sau buổi lễ đồng bào đã ở lại cùng cán bộ, bộ đội dự cuộc liên hoan văn nghệ tiễn đưa những người con của quê hương đi tập kết miền Bắc.

Ngày 23 tháng 8 năm 1954, sau khi hoàn thành mọi công việc chuẩn bị, cán bộ và nhân dân Quảng Trị - Những người ở lại - đã lưu luyến tiễn đưa hơn 1.543 bộ đội địa phương, 617 du kích, 1437 cán bộ và nhân dân, 200 hàng binh lên đường ra Bắc tập kết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:28:30 pm »

Ngày 2-9-1954, tại sân vận động Trạng Cù (Vĩnh Nam) Huyện ủy Vĩnh Linh tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 và chào mừng quê hương giải phóng. Gần 30.000 người từ khắp các nơi trong huyện kéo về mừng ngày hội lớn. Tại buổi lễ trọng thể này, sau khi biểu dương những thành tích to lớn mà quân và dân Vĩnh Linh cùng quân và dân tỉnh nhà và cả nước đã giành được, đồng chí Chủ tịch Vĩnh Linh công bố một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng mới giải phóng, đồng thời kêu gọi quân và dân toàn khu vực tăng cường đoàn kết, hăng hái tăng gia thi đua sản xuất khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại quê hương, từng bước ổn định cuộc sống.

Để nhân dân Vĩnh Linh nhanh chóng ổn định mọi mặt sinh hoạt, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời, sau khi ngừng bắn Bộ tư lệnh Liên khu 4 đã điều Trung đoàn 270 vào Vĩnh Linh đồng thời thành lập đại đội công an vũ trang thứ nhất (8-1954) và đại đội thứ hai (11-1954).

Các đơn vị bộ đội, công an vũ trang cùng với bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân các dân tộc Vĩnh Linh vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất ổn định đời sống, vừa luôn đề cao cảnh giác, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hành động phá hoại của địch, bảo vệ an toàn khu phi quân sự, góp phần thực hiện đấu tranh thống nhất nước nhà.

Các huyện thị của Quảng Trị ở bờ Nam sông Bến Hải, theo quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ trở thành vùng tạm đóng quân của địch.

Với mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước ta, địch ngày càng trắng trợn phá hoại hiệp định nên sau khi Pháp thất bại, tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo Anh, Pháp và một số nước khác lập ra khối quân sự xâm lược Đông Nam Á và láo xược tuyên bố: Việt Nam, Lào, Campuchia nằm trong phạm vi “bảo vệ” của khối đó. Thế là chỉ một thời gian rất ngắn sau khi thực dân Pháp bị đại bại ở chiến trường Đông Dương, đế quốc Mỹ đã vội vã nhảy vào thay chân Pháp. Giờ đây nhân dân Quảng Trị ở bờ nam sông Bến Hải nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung chưa được hưởng một ngày hòa bình trọn vẹn lại phải đương đầu với một thế lực thù địch mới.

*
*   *

Trong hai năm cuối của cuộc kháng chiến, mà đặc biệt từ khi bộ đội chủ lực được điều đi phục vụ chiến trường chính là thời kỳ thử thách ác liệt nhất, nỗ lực cao nhất của quân và dân Quảng Trị. Các lực lượng vũ trang và nhân dân đã tự lực tự cường đảm đương nhiệm vụ bảo vệ mùa màng, bảo vệ khu du kích và căn cứ địa kháng chiến. Với tinh thần và quyết tâm: “Tất cả cho chiến thắng”, quân dân toàn tỉnh đã kiên cường bám trụ, một tấc không đi một li không rời, giành đất, giành dân, giành quyền làm chủ, liên tục tiến công, tiêu hao tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng làm tròn trách nhiệm của một chiến trường phối hợp, tạo điều kiện cho chiến trường chính giành thắng lợi quyết định; Đặc biệt đã góp phần tích cực tiêu hao, tiêu diệt, kìm chân các binh đoàn cơ động của Pháp không cho chúng tăng viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Tạo điều kiện để quân ta giành thắng lợi quyết định làm nên một Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Cùng với nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quê hương quân dân ta còn dốc sức người, sức của chi viện đắc lực cho chiến trường Trung, Hạ Lào, đặc biệt tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho Tiểu đoàn 436 hoàn thành nhiệm vụ trên chiến trường miền tây nước bạn, góp phần xây đắp tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của nhân dân và lực lượng vũ trang 2 nước Việt - Lào.

Thắng lợi toàn diện về cả quân sự, chính trị kinh tế binh vận trong những năm 1953-1954 của quân và dân Quảng Trị là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, kết tinh sức mạnh tổng hợp của thế trận chiến tranh nhân dân, của ý chí tự lực, tự cường, chiến đấu hy sinh anh dũng vì độc lập tự do của đất nước, quê hương. Thắng lợi đó vừa thể hiện sự tiến bộ trưởng thành càng đánh càng mạnh của lực lượng vũ trang tỉnh, vừa khẳng định vai trò lãnh đạo chỉ huy của cấp ủy, chính quyền các cấp trong toàn tỉnh.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, hòa bình đã được lập lại trên toàn cõi Đông Dương, nhưng nhân dân và lực lượng vũ trang Quảng Trị lại bước vào một cuộc chiến đấu mới ròng rã suốt 21 năm tiếp theo với một kẻ thù mới tàn bạo hơn, giàu mạnh hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:30:26 pm »

KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, cùng với cả nước quân và dân Quảng Trị đã đồng sức đồng lòng vùng lên làm nên thắng lợi huy hoàng trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại: Lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, các đảng bộ, chi bộ ở tỉnh Quảng Trị còn rất non trẻ, thực hiện chức năng lãnh đạo công cuộc xây dựng một chế độ mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng tình hình trong nước, địa bàn Liên khu 4, tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ, đặt ra cho đảng bộ, quân và dân Quảng Trị một tình thế hết sức hiểm nghèo. Ngoài giặc đói, giặc dốt là những hậu quả tai hại của chế độ cũ để lại, bọn đế quốc, thực dân các loại từ nhiều phía lăm le xâm lược nước ta. Âm mưu cơ bản của chúng là cấu kết với các thế lực phản động trong nước nhằm lật đổ chính quyền cách mạng đang còn trong trứng nước, đặt lại ách đô hộ trên đầu nhân dân ta một lần nữa.

Và rồi cuộc kháng chiến toàn quốc đã nổ ra đêm 19 tháng 12 năm 1946 sau hơn một năm Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ ra đời.

Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; chấp hành mệnh lệnh của Bộ tổng chỉ huy, lực lượng vũ trang Quảng Trị đã chủ động, đối phó, xây dựng các tuyến phòng thủ từ tỉnh đến xã sẵn sàng đánh địch.

Từ đó suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Quảng Trị trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, gian khổ của một chiến trường đã bị chia cắt, một chiến trường phối hợp mà 4 mặt đều có kẻ thù bao vây, quân và dân Quảng Trị với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tự lực tự cường, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa sản xuất, đã phát động chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, từng bước đánh bại âm mưu “bình định” và thủ đoạn “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh dùng người Việt đánh người Việt” của địch.

Giải đất hẹp Quảng Trị sớm bị thực dân đánh chiếm ngay từ đầu cuộc chiến tranh khi lực lượng ta còn non yếu về mọi mặt; đây cũng là nơi địch tập trung nhiều lực lượng, áp dụng nhiều thủ đoạn đánh phá hết sức tàn bạo và thâm độc.

Vượt qua mọi khó khăn gian khổ và hy sinh xương máu, quân và dân Quảng Trị đoàn kết keo sơn, vững chí bền gan, ra sức khôi phục lại thế và lực, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng trưởng thành. Từ những đội du kích tự vệ nhỏ bé, trong cách mạng tháng Tám hỗ trợ cho quần chúng cướp chính quyền đã tiến lên xây dựng, được ba thứ quân, xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp cả rừng núi, đồng bằng và đô thị. Ba thứ quân ấy, (Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích) không ngừng được củng cố, xây dựng, ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng, đảm đương được những trận đánh du kích nhỏ lẻ, tiến lên những trận đánh tập trung quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn; kết hợp được tác chiến du kích với tác chiến tập trung đạt hiệu suất chiến đấu ngày càng cao; vừa chủ động đánh địch trong chiến trường địa phương của mình, vừa tích cực phối hợp đánh địch có hiệu quả trong kế hoạch tác chiến chung của cả nước và chiến trường bạn Lào.

Cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của bộ đội chủ lực, lực lượng bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích cũng có những tiến bộ vượt bậc. Trong suốt cuộc kháng chiến, ba lực lượng này đã hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với nhau trong hầu hết các trận chiến đấu và chiến dịch quy mô nhỏ, vừa, đến lớn trong tất cả các loại hình chiến thuật: mật tập, phục kích, vận động chiến, công đồn đều giành được thắng lợi. Phát triển cao hơn một bước khi bộ đội chủ lực phải tác chiến ở chiến trường xa, thì bộ đội địa phương của tỉnh và huyện cùng lực lượng dân quân du kích hùng hậu vẫn đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ quê hương, Nhiều trận tác chiến độc lập của bộ đội địa phương và dân quân du kích của tất cả các huyện, thị trong 3 năm cuối của cuộc kháng chiến đã thu được thắng lợi rực rỡ làm cho quân địch vô cùng khiếp sợ.

Trong quá trình chỉ đạo chiến tranh và thực hành chiến đấu, quân và dân Quảng Trị đã tập trung lực lượng chống phá thắng lợi hàng trăm trận càn quét của địch quy mô lớn nhỏ khác nhau vào bất kỳ thời điểm nào. Ngoài việc bẻ gãy các cuộc càn quét của địch tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng, quân và dân Quảng Trị đã bảo vệ được an toàn các chiến khu và tiền chiến khu, các căn cứ địa kháng chiến, các căn cứ du kích và đại đa số nhân dân mở rộng vùng giải phóng và khu du kích. Đặc biệt bẻ gãy các cuộc càn quét của địch, lực lượng vũ trang Quảng Trị đã bảo vệ được mùa, bảo vệ được thóc gạo không để cho địch cướp phá - là một kỳ công của quân dân ta trong kháng chiến. Trong lúc quân thù không từ một thủ đoạn dã man tàn bạo nào để cướp phá thóc gạo bắn giết trâu bò, tàn phá mùa màng nhưng ta đã mưu trí và anh dũng bảo vệ mùa màng thắng lợi một vấn đề sống còn của kháng chiến ở một chiến trường xa sự chi viện của Trung ương, có thể nói đây là một đặc thù của chiến trường Quảng Trị. Nhờ nhận rõ đặc thù này mà ta có những dối sách thích hợp bảo đảm thắng lợi trong nhiều hoàn cảnh hiểm nghèo.

Một vấn đề xuyên suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là quân và dân Quảng Trị đã khéo kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kinh tế, binh địch vận bằng tất cả các hình thức linh hoạt phong phú, thực hiện tốt khẩu hiệu: “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, do đó đã tạo thành sức mạnh tổng hợp trong thế trận chiến tranh nhân dân đánh thắng một kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.

Thấm nhuần tinh thần quốc tế vô sản cao cả, quân và dân Quảng Trị không từ một gian khổ hy sinh nào đã giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ với quân và dân tỉnh Savằnakhệt - Người bạn láng giềng tin cậy, tổ chức và xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, phát triển chiến tranh du kích trên cơ sở liên minh chiến đấu, liên hoàn thế trận, liên kết hậu phương, góp phần tích cực xây đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài và gian khổ đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. Bằng ý chí quyết tâm nghị lực và xương máu của mình, quân và dân Quảng Trị đã góp phần xứng đáng làm nên thắng lợi kỳ diệu đó.

Thắng lợi đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt và tài tình của Đảng, của Bác Hồ, sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ quốc phòng, Bộ Chỉ huy Liên khu 4, Bộ Chỉ huy Phân khu Bình-Trị-Thiên; sự động viên cổ vũ và giúp đỡ chí tình của quân và dân các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Bình, Thanh-Nghệ-Tĩnh. Là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu với quân và dân tỉnh Savằnnakhệt (Lào) cùng chống kẻ thù chung.

Thắng lợi đó cũng bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị đã quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến của Đảng, vận dụng đúng đắn phương châm công tác trong từng giai đoạn, từng thời kỳ trên từng địa phương. Tỉnh ủy cùng các cấp ủy địa phương nắm vững quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố và mở rộng mặt trận đoàn kết thống nhất toàn dân, kiên trì giáo dục và tổ chức quần chúng, lấy việc giác ngộ tập hợp quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng làm trung tâm. Trên cơ sở đó mà tổ chức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, khéo léo kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, giữa hai nhiệm vụ “phản đế và phản phong”, giữa “kháng chiến và kiến quốc” bằng nhiều hình thức và quy mô thích hợp. Do đó đã xây dựng được cơ sở vững chắc trong nông dân, công nhân lao động thành phố, thị xã, trong vùng tạm bị chiếm cũng như trong vùng tự do, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước tiến bộ trong thanh niên, phụ nữ, phụ lão, học sinh... tự nguyện tham gia kháng chiến kiến quốc.

Nhân dân Quảng Trị vốn có truyền thống yêu nước, và đấu tranh kiên cường bất khuất dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ý thức giác ngộ sâu sắc, đã chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, kiên quyết đứng lên bảo vệ nền độc lập tự do, kiên quyết kháng chiến. Suốt 9 năm trường gian khổ và ác liệt, nhân dân Quảng Trị đã làm hết sức mình cùng đánh giặc với lực lượng vũ trang, cưu mang, đùm bọc lực lượng vũ trang trong tình “cá nước”. Đây là một nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

Từ nhân dân mà ra, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, lực lượng vũ trang đã không ngừng được xây dựng và trưởng thành làm tròn nhiệm vụ nòng cốt trong chiến tranh nhân dân ở địa phương.

Trải qua 9 năm kháng chiến biết bao gian lao thử thách có lúc rất gay go, quyết liệt, tưởng chừng như không vượt qua được, song cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang vẫn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu, gương mẫu chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn, kiên trì bám đất, bám dân ngày đêm lăn lộn xây dựng và chiến đấu, củng cố cơ sở chính trị và lực lượng vũ trang, tổ chức chính quyền, tiến hành chiến tranh du kích, giết giặc phá tề, trừ gian, đánh phá âm mưu bình định của địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế, củng cố hậu phương, sẵn sàng đi chiến đấu trên mọi chiến trường, tô đậm thêm trang sử đấu tranh oanh liệt của quân và dân Quảng Trị.

Trong cuộc chiến đấu gian khổ đó, có nhiều cán bộ, chiến sĩ ưu tú của lực lượng vũ trang đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương, để lại cho hậu thế những tấm gương sáng về tinh thần xả thân vì nước.

Ý chí chiến đấu kiên cường, tinh thần chiến đấu dũng cảm mưu trí, hy sinh cao cả của lực lượng vũ trang là một trong những nhân tố quyết định làm nên thắng lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:31:33 pm »

*
*   *

Qua chín năm trường kỳ kháng chiến, đáp lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Hồ Chủ tịch: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Quảng Trị đã đoàn kết một lòng chung quanh Ban chấp hành Tỉnh ủy phát huy cao độ tinh thần yêu nước, dám chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, dốc sức người, sức của cho cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Từ trong thực tiễn sinh động và phong phú của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Trị có thế rút ra một số bài học sau đây:
 
1. Thực sự phát động được cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn nhất để chiến thắng quân thù:

Quảng Trị vốn là một chiến trường nhỏ, hẹp lại có vị trí chiến lược quan trọng, có đường số 1 xuyên Bắc Nam, có hành lang nối liền ba nước Đông Dương. Vì vậy, suốt 9 năm kháng chiến, nơi đây diễn ra cuộc đụng độ gay gắt giữa âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, tàn bạo của thực dân Pháp với ý chí quyết tâm kháng chiến của đảng bộ và nhân dân Quảng Trị.

Do những thủ đoạn tàn bạo và xảo quyệt của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến có nơi, có lúc gặp những khó khăn lớn và những tổn thất nặng nề, nhưng cũng chính từ trong gian khổ ác liệt đó, đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh thể hiện đầy đủ bản chất cách mạng kiên cường, trí tuệ và mưu lược dày dạn hơn. Đội ngũ cán bộ đảng viên và chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang đã trưởng thành trong gian khổ, khắc phục khó khăn, luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, luôn giữ vững và nêu cao khí tiết của người cộng sản, giữ vững và phát huy phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ.

Đứng trước một đối thủ mạnh hơn mình gấp bội, trong lúc lực lượng vũ trang ta còn non trẻ, trang bị thiếu thốn nhưng ta đã biết phát động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh già, trẻ, gái, trai, người Kinh, người dân tộc đoàn kết một lòng cùng thi đua đánh giặc giữ bản làng. Những đơn vị lão dân quân ở Vĩnh Linh, tiểu đoàn bộ đội nữ của Trung đoàn 95, những cụ già, thiếu niên, phụ nữ các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ, các thợ thủ công, công nhân ở thị xã Quảng Trị, Đông Hà, các dân tộc Vân Kiều, Tà Ôi huyện Hướng Hóa đã tích cực tham gia đánh giặc bằng nhiều hình thức sáng tạo và phong phú. Càng trong những năm cuối cuộc chiến tranh, phong trào toàn dân đánh giặc càng được các cấp ủy địa phương quan tâm đặc biệt, đã được nhân lên phát triển rộng rãi khắp tỉnh khiến cho kẻ địch đi đến đâu cũng vấp phải sự kháng cự. Vào hai năm cuối của cuộc chiến tranh, giặc Pháp lợi dụng các đơn vị chủ lực của ta rút khỏi địa bàn Quảng Trị đi làm nhiệm vụ ở chiến trường khác liền hùng hổ mở các trận càn tiến công vào các căn cứ du kích, nhưng nhờ có phong trào toàn dân đánh giặc khá nên tất cả các trận càn đó đều bị bộ đội địa phương và dân quân du kích và nhân dân hiệp đồng chặt chẽ, thành một thế trận vững chắc, bẻ gảy, bảo vệ được vùng căn cứ, khu dụ kích, bảo vệ được nhân dân.

Quán triệt và vận dụng đường lối kháng chiến của Đảng, Quảng Trị đã thành công không những trong phát động được phong trào “Toàn dân kháng chiến” mà cả trong “Toàn diện kháng chiến”.

Ở một chiến trường địch hậu phải tranh chấp với địch từng người dân, từng thôn xóm, nhưng bất cứ lúc nào, ở địa phương nào quân và dân Quảng Trị cũng coi trọng việc đánh địch trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng...

Tuy liên tục bị thất bại nhưng thực dân Pháp kiên trì đeo đuổi thủ đoạn cướp phá mùa màng của nhân dân các huyện trọng điểm lúa. Mỗi năm hai vụ, cứ đến mùa thu hoạch, khắp nơi trong tỉnh, quân và dân lại khẩn trương chuẩn bị tư tưởng, lực lượng, dàn sẵn đội hình chiến đấu, kiên quyết bảo vệ bằng được nguồn lương thực sống còn cho kháng chiến. Do đó tuy giặc điên cuồng đánh phá nhưng trước sự đánh trả kiên cường của quân và dân Quảng Trị đã hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại, làm phá sản mọi âm mưu, thủ đoạn cướp phá mùa của địch, Cũng trên mặt trận kinh tế ta đã dùng nhiều biện pháp để vô hiệu hóa đồng bạc Đông Dương mà địch sử dụng ở vùng chúng kiểm soát, phát hành rộng rãi bạc tài chính Việt Nam ở vùng ta kiểm soát, giặc Pháp tung hàng ngoại xa xỉ phẩm ta mở chiến dịch bài trừ hàng ngoại, nêu khẩu hiệu “Dùng hàng nội hóa là yêu nước”. Tại những vùng ta kiểm soát mở nhiều chợ để nhân dân mua bán thuận tiện. Tại những chợ trong vùng địch ta vận động bãi thị làm cho địch không mua được thóc gạo, thực phẩm...

Trên mặt trận đấu tranh chính trị, văn hóa, tư tưởng... quân và dân Quảng Trị cũng có nhiều cố gắng trong việc vạch trần bản chất phi nghĩa, phi nhân đạo của quân đội thực dân Pháp, làm thức tỉnh nhiều binh sĩ Pháp và ngụy phần chiến và bỏ hàng ngũ trở về với cách mạng. Nhiều hàng binh Pháp và chư hầu đã sát cánh chiến đấu cùng với bộ đội ta, góp phần tích cực trong kháng chiến. Để nâng cao dân trí trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề ta vẫn mở được các trường tiểu học, trung học, bổ túc văn hóa, thu hút hàng ngàn con em và nhân dân lao động đi học. Hàng chục cuộc biểu tình của quần chúng tẩy chay chính quyền bù nhìn, hàng chục tấn sách báo của địch bị ta đốt phá... Tất cả những việc làm đỏ đã góp phần cùng với đấu tranh quân sự làm nên thắng lợi.

Phát động được phong trào toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, giữ vững và phát huy phong trào đó trong suốt cuộc kháng chiến, quân và dân Quảng Trị đã tạo nên được sức mạnh tổng hợp to lớn chiến đấu và chiến thắng quân thù.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:32:51 pm »

2. Kiên cường bám đất, bám dân, bám cơ sở, xây dựng gìn giữ và phát triển phong trào kháng chiến:

Trong những ngày đầu cuộc chiến tranh, trước sức tấn công ồ ạt của địch tưởng chừng lực lượng ta bị đánh bật lên núi hết, toàn bộ khu vực đồng bằng, thị xã giặc sẽ bình định một cách dễ dàng. Nhưng thực tế chiến trường lại diễn ra khác hẳn. Sau khi tạm thời rút lên miền rừng núi tránh chỗ mạnh của giặc, Quảng Trị chỉ để lại một lực lượng cần thiết để xây dựng chiến khu trở thành cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến còn đại bộ phận khẩn trương về đồng bằng phân tán trong dân vừa để đánh địch vừa để bảo vệ dân, bảo vệ đất. Chính nhờ chủ trương đúng đắn này mà trước thế mạnh của địch ở vùng đồng bằng đông dân ta vẫn xây dựng được các căn cứ Chợ Cạn, căn cứ du kích Vĩnh Hoàng, Thủy Ba, Hải Đạo và một loạt căn cứ tiền chiến khu tồn tại suốt cuộc kháng chiến, địch nhiều lần đánh phá nhưng không làm gì được. Và từ những căn cứ có tính điển hình đó dần dần được phát triển ra chung quanh, có nơi vào sát đồn bốt địch. Vì vậy, thế giặc tuy mạnh nhưng chủ yếu chúng cũng chỉ chiếm được 2 thị xã và các trục đường giao thông quan trọng, còn hầu hết vùng đồng bằng đông người nhiều của thuộc về ta.

Giành được đất là giữ được dân, giữ được dân là giữ được phong trào kháng chiến. Âm mưu cơ bản của địch muốn dập tắt phong trào kháng chiến là chiếm đất, tiêu diệt cơ sở, đánh bật cán bộ, đảng viên, bộ đội lên núi để lập hội tề nhưng quân và dân Quảng Trị kiên cường bám đất, bám dân nên không những, không bật lên núi mà lúc nào cũng kề sát nách địch, sẵn sàng đối phó nhanh nhất mọi âm mưu thủ đoạn của chúng.

Trong loại hình chiến tranh giải phóng, vấn đề giữ đất giành dân rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định, vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, quân và dân Quảng Trị sớm nhận thức được vấn đề này nên đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy từng bước khắc phục những sai lầm, liên tục chiến đấu giành giật với địch bám đất, bám dân, bám cơ sở, bám phong trào nên trong trường hợp nào cũng chủ động đánh địch. Vào lúc tình hình tương đối thuận lợi, Bộ chỉ huy Phân khu chỉ thị cho lực lượng vũ trang toàn Phân khu “hạ sơn” thì lúc này lực lượng vũ trang Quảng Trị vốn đã bám trong dân từ trước nên không phải mất thời gian di chuyển đội hình đã chủ động đánh địch được ngay trong lúc lực lượng vũ trang các tỉnh bạn đang triển khai chấp hành chỉ thị.

Vấn đề bám đất, bám dân là một nét nổi, một bài học quý mà quân và dân Quảng Trị đã thu hoạch được trong kháng chiến chống Pháp và sẽ còn nguyên giá trị trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

3. Tập trung sự lãnh đạo của các cấp không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, đáp ứng từng bước sự phát triển của cuộc kháng chiến.

Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo kháng chiến, đảng bộ Quảng Trị đã đầu tư thích đáng việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, công cụ bạo lực của Đảng, nòng cốt của chiến tranh nhân dân địa phương.

Ra đời từ trong cao trào cách mạng tháng Tám năm 1945, lúc đầu lực lượng vũ trang cách mạng của tỉnh còn rất non trẻ, vũ khí thô sơ đã phải đương đầu với một đội quân nhà nghề thiện chiến, trang bị hiện đại, tưởng chừng đội quân nhà nghề ấy dễ dàng đè bẹp lực lượng vũ trang non trẻ của ta nhưng ngược lại, lực lượng vũ trang cách mạng vẫn tồn tại, ngày càng phát triển và đã chiến thắng đội quân nhà nghề. Dĩ nhiên lực lượng vũ trang ta tuy yếu nhưng có chính nghĩa, còn quân xâm lược Pháp tuy mạnh nhưng phi nghĩa. Đó là yếu tố quyết định làm nên sức mạnh, song nếu các cấp ủy không thường xuyên chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt thì đội quân ấy dù có chính nghĩa vẫn không thể mạnh được. Quy luật “Mạnh thắng, yếu thua” sẽ quyết định thành bại của mọi loại hình chiến tranh.

Trong những ngày đầu kháng chiến, giặc ở thế áp đảo, hùng hổ tiến quân chiếm hết vùng này đến vùng khác; lực lượng vũ trang tỉnh bị tổn thất lớn.

Trước tình hình đó, chấp hành chỉ thị của Liên khu ủy, tỉnh đã chuyển phương thức hoạt động tác chiến đối với bộ đội chủ lực “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, thực hiện được việc cài cắm các đơn vị nhỏ bộ đội chủ lực trong dân làm chỗ dựa và dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích, hỗ trợ cho toàn dân đánh giặc. Hình thức hoạt động mới này phù hợp với tình hình đặc điểm của chiến trường Quảng Trị và tương quan lực lượng địch, ta lúc bấy giờ. Do đó ta tránh được chỗ mạnh của địch, chọn chỗ sơ hở, chỗ yếu của địch để đánh, hạn chế được tổn thất, bảo toàn được lực lượng. Trong khi đó chú trọng đúng mức củng cố, phát triển các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích thôn, xã. Ngoài trung đoàn 95 Quảng Trị đã xây dựng được một tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh. Các huyện, thị xã, mỗi nơi đều xây dựng được một đại đội hoặc trung đội. Ở các xã thôn có lực lượng dân quân du kích đông đảo hoạt động rộng khắp cả ở tiền tuyến, trong lòng địch, cả ở hậu phương và căn cứ mà nòng cốt là các đơn vị du kích chiến đấu.

Có được lực lượng, chọn cho lực lượng đó một phương thức tác chiến thích hợp là cả một vấn đề của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh vừa chiến thắng được địch, vừa phát triển được lực lượng. Đối với chiến trường Quảng Trị trong giai đoạn 1947-1950 chọn phương thức tác chiến “Du kích chiến là chính” là thích hợp với trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang lúc bấy giờ; Sau này khi lực lượng và trình độ tác chiến đã tiến bộ một bước phát triển lên “vận động chiến” quy mô từ cấp đại đội lên tiểu đoàn, trung đoàn trong một chiến dịch dài ngày, tiêu diệt từng bộ phận đơn vị quân địch, là phương thức khả thi, hiệu quả lớn.

Trong xây dựng lực lượng vũ trang các cấp ủy tỉnh, huyện rất quan tâm xây dựng cơ quan tỉnh đội, huyện đội, xã đội trở thành những cơ quan tham mưu đắc lực cho các cấp ủy và chính quyền địa phương về chỉ đạo chiến tranh và chỉ huy tác chiến. Các cơ quan này được tuyển chọn những cán bộ, đảng viên kiên trung nhất, có năng lực khá về công tác tổ chức và chỉ huy tác chiến, thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ quân sự, chính trị, nghiệp vụ thực sự là chỗ dựa tin cậy của các cấp ủy.

Với sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân làm nòng cốt trong chiến tranh nhân dân, Quảng Trị đã tổ chức được cuộc kháng chiến trên địa bàn mình phát triển từ thấp lên cao, giành thắng lợi từ nhỏ đến lớn. Quân và dân Quảng Trị đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ từ một chiến trường chiến tranh du kích với vận động chiến và là một chiến trường phối hợp với chiến trường chính Bắc bộ và chiến cuộc cả nước. Và khi các đơn vị chủ lực rút đi xây dựng các đại đoàn trở thành quân chủ lực cơ động của Bộ Tổng tham mưu thì bộ đội địa phương và dân quân du kích vẫn độc lập, đảm đương được nhiệm vụ. Đó là kết quả của một quá trình ra sức chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang của các cấp ủy, là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta.

*
*   *

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, gian khổ ác liệt đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. Quân và dân Quảng Trị đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Từ thực tiễn phong phú và sinh động của cuộc kháng chiến quân và dân Quảng Trị đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu, những bài học bổ ích được vận dụng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn, góp phần cùng quân và dân cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:36:04 pm »



DIỄN BIẾN TRẬN PHỤC KÍCH NHƯ SƠN - BẾN ĐÁ CỦA dBB27 (NGÀY 24/10/1950)



SƠ ĐỒ DIỄN BIẾN TRẬN NAM ĐÔNG - ĐƯỜNG 74
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:40:15 pm »



Thung lũng Ba Lòng căn cứ địa kháng chiến của tỉnh Quảng Trị và phân khu Bình Trị Thiên



Hội nghị quân dân chính Đảng tại chiến khu Ba Lòng bàn về chuyển giai đoạn kháng chiến



Bộ đội hành quân chiến đấu trên rừng núi
(Tà Ôi, Bạc) tháng 8-1948




Hội nghị địch vận năm 1950
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:45:15 pm »



Họp mặt cán bộ, chiến sĩ Quảng Trị tại thành phố Vinh (1954) để đấu tranh
đòi thống nhất nước nhà theo Hiệp định Giơnevơ




Đội phẫu thuật lưu động của quân y E95
tận tình cứu chữa cho hàng ngàn thương bệnh binh




Bộ đội Quảng Trị đánh chiếm xe địch trên đường số 9 (1949)



Đôi bạn con cháu 2 cụ voi bộ đội Quảng Trị được Huân chương chống Pháp
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 03:50:12 pm »



Các cựu chiến binh tỉnh đội Quảng Trị trong kháng chiến chống Pháp
hiện nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh




Thường vụ Tỉnh ủy thông qua lần cuối bản thảo "Quảng Trị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược"



Hội thảo về lịch sử kháng chiến chống Pháp của bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị



Các đồng chí tham gia hội thảo lịch sử kháng chiến chống Pháp của BCH quân sự tỉnh Quảng Trị
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM