Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:36:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 5365 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #90 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:05:49 pm »

3. Công tác quy hoạch của ngành quân y trong tình hình mới. Tổ chức quân y các quân đoàn cơ động chiến lược, củng cố thể trận tiến công. Các tổ chức quân y ở miền Bắc khẩn trương xây dựng chính quy, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu.

Trước tình hình phát triển mới, ngành quân y đã dự thảo quy hoạch về tổ chức, cán bộ theo kế hoạch lâu dài. Để phục vụ cho chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan Bộ và cho đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, tổ chức quân y bổn cơ quan Tổng cục và phòng quân y các quân đoàn cơ động chiến lược đã được triển khai. Tháng năm năm 1973, thành lập phòng quân y quân đoàn 1 và tiếp sau đó phòng quân y của một số quân đoàn khác cũng được thành lập. Quân y các cấp chủ lực, địa phương đã có nhiều cố gắng trong nhiệm vụ diễn tập các binh đoàn chiến thuật, binh đoàn chiến dịch, thực hành bảo đảm quân y theo các hình thức chiến thuật và chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Các phân đội kỹ thuật về điều trị, cấp cứu, vệ sinh phòng dịch... cũng được xây dựng tạo điều kiệu cho quân y quân đoàn có thể triển khai tương đối đồng bộ trong đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.


Tổ chức quân y các quân chủng phòng không - không quân, hải quân, thiết giáp được bổ sung bảo đảm cho tác chiến hiệp đồng binh chủng. Quân y của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, được tổ chức theo yêu cầu của chiến thuật đánh sâu, đánh xa, đánh độc lập, đánh ở biển, ở đô thị... quân y các binh đoàn vận tải, các binh trạm của Đoàn Quang Trung cũng được tăng cường bảo đảm yều cầu của công tác vận tải và chuyển thương chiến lược.


Ở các quân khu đã điều chỉnh lại các tổ chức cấp cứu điều trị, các đoàn an dưỡng, các kho xưởng tích cực chuẩn bị cho chiến đấu. Các khoa, ban của bệnh viện được sắp xếp lại theo hướng chuyên khoa sâu trước mắt là tham gia giải quyết di chứng vết thương, bệnh nội khoa mạn tính, chuyên khoa và sẵn sàng nhận thương binh mới.


Các tổ chức quân y ở miền Bắc đã mau chóng chuẩn bị phục vụ chiến đấu ở mức độ cao hơn so với 2 lần chiến tranh phá hoại trước. Tuyến bệnh viện có khả năng thực sự xử trí triệt để toàn bộ thương binh, bệnh binh trong một khu vực, trừ những vết thương và những bệnh chuyên khoa sâu. Nhiều đại đội quân y trung đoàn, tiểu đoàn quân y sư đoàn được hoàn chỉnh về tổ chức trang bị, được tăng cường phù hợp cho việc thực hành khối lượng và nhiệm vụ cứu chữa thời chiến; ở trung đoàn pháo cao xạ, tên lửa, ra-đa..., quân y đã làm được các phẫu thuật khẩn cấp. Từ biên chế sẵn có, các cơ sở điều trị đã xây dựng lực lượng quân y dự nhiệm sẵn sàng tách ra làm nhiệm vụ kể cả đi chiến trường. Các cơ sở đều có kế hoạch sẵn sàng di chuyển sơ tán. Việc kết hợp quân y, dân y từng khu vực được kiện toàn, đối với khu trọng điểm như quân khu 4, nam quân khu 3, các thành phố lớn đã có phương án tổ chức chi huy phối hợp quân dân y để bảo đảm chung. Phương án cơ giới hóa một số phân đội quân y và mở rộng vận chuyển thương binh bằng máy bay lên thẳng đã được nghiên cứu triển khai khi có điều kiện.


Với tinh thần thực sự chuẩn bị đối phó với chiến tranh phá hoại, bảo đảm cấp cứu thương binh ngay từ giờ đầu, trận đầu với yêu cầu chiến đấu cao hơn hai cuộc chiến tranh phá hoại trước, các tổ chức quân y ở miền Bắc đã nhanh chóng và thực sự sẵn sàng phục vụ và phục vụ thắng lợi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #91 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:06:57 pm »

4. Bảo đảm quân y trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bao gồm 3 chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm thực hiện một ý đồ thống nhất: Tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ ngụy quân, đánh đồ toàn bộ ngụy quyền. Đó là những chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn sử dụng nhiều binh đoàn chiến lược lớn, được trang bị nhiều binh khí kỹ thuật hiện đại, cơ động nhanh, đánh địch trên một không gian rộng, trong một thời gian ngắn, với nhịp độ khẩn trương, thần tốc nhằm những mục tiêu rất cương quyết trong 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, đưa cuộc chống Mỹ cứu nước đếu thắng lợi hoàn toàn.


Trong hai năm 1973-1974, ngành quân y đã chuẩn bị xong những yếu tố cơ bản phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy. Đến cuối năm 1974, các chỉ tiêu kế hoạch chi viện cơ bản và kế hoạch thời cơ đã được hoàn thành, bảo đảm một lượng vật tư dự trữ tại các chiến trường Trị-Thiên, Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ, kể cả chuẩn bị cho tình huống phát triển thuận lợi. Ở chiến trường, các tổ chức quân y đã ở thế sẵn sàng, kế hoạch bảo đảm quân y của các quân khu, quân đoàn đã được hiệp đồng thống nhất. Kinh nghiệm bảo đảm quân y trong các trận đánh vào chi khu, thị xã... như Thượng Đức, Phước Long đã được phổ biến để vận dụng vào các trận đánh tới. Ở miền Bắc, cũng đã khẩn trương triển khai kế hoạch bảo đảm trong chiến tranh phá hoại và các tình huống chiến tranh khác.


Từ đặc điểm của các chiến dịch và từ thực tế chuẩn bị của ta, phương hướng hành động và yêu cầu của công tác quân y là:

- Phát huy sức mạnh của lực lượng quân y tại chỗ, lấy lực lượng tại chỗ làm lực lượng chủ yếu phục vụ chiến đấu. Tích cực chi viện từ phía sau lên khi cần thiết, bảo đảm cho lực lượng tại chỗ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

- Các tổ chức, phân đội quân y phải hết sức gọn nhẹ cơ động cao, bám sát đội hình kể cả tuyến bệnh viện quân khu.

- Nêu cao kỷ luật hiệp đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, lấy mục tiêu phục vụ thương binh, bệnh binh làm đầu, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong hành động.

- Tận dụng mọi lực lượng, mọi phương tiện, mọi đường vận chuyển, lấy phương tiện cơ giới làm chủ yếu đảm bảo đưa thương binh về tuyến sau an toàn và kịp thời nhất.

- Triệt để tận dụng nguồn khai thác tại chỗ, kể cả thuốc chiến lợi phẩm để phục vụ kịp thời và lâu dài.

- Có bộ máy chỉ huy mạnh, đủ khả năng chỉ đạo, thường xuyên giữ được các mối liên hệ chặt chẽ giữa phía trước và phía sau.

Chiến dịch Tây Nguyền đã bắt đầu bằng trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng ba năm 1975. Đây là một trận quân ta dùng lối đánh táo bạo bất ngờ, nhanh chóng cơ động lực lượng vượt qua các tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến công thẳng vào các mục tiêu chủ yếu trong thị xã. Lực lượng quân y cơ sở luôn chuẩn bị sẵn sàng bám chắc bộ binh xe tăng triển khai cấp cứu ngay trong các hầm, hào, nhà vừa chiếm được. Các phân đội quân y phía sau bố trí theo ba cánh (cánh nam, cánh giữa và cách bắc hình thành một mạng lưới cấp cứu thu dung xung quanh Buôn Mê Thuột. Lực lượng quân y các cấp gần đủ theo biên chế. Trang bị được bổ sung đầy đủ nhất từ trước đến chiến dịch này (Trong chiến dịch này, trang bị quân y được đổi mới trên 50%, có phân đội được trang bị mới toàn bộ. Mỗi chiến sĩ có 2 cuộn băng cá nhân, ở mùi thọc sâu có đến 3 cuộn. Mỗi tiểu đội có một bao chống độc. Các bệnh viên, đội điều trị được trang bị lều bạt. Quân Y sư đoàn và trung đoàn có cơ số chống dịch (chủ yếu là dịch tả, dịch hạch)).


Khi quân ta tiến sâu vào trong Buôn Mê Thuột, lần đầu tiên quân y dùng xe cơ giới vận chuyển thương binh sát sau hỏa tuyến, nên hầu hết thương binh về đội phẫu thuật trước 6 giờ. Khi đánh sân bay Hòa Bình, một đội phẫu thuật đã tiếp cận tuyến trước nên thương binh đã được xử trí sớm. Trong trận đánh Chư Cúc, một ban của một đội điều trị được tăng cường làm tuyến sau cho trung đoàn. Trong các trận có tốc độ phát triển nhanh như trận đánh vu hồi lữ dù ở Khánh Dương, các đội phẫu thuật chưa theo kịp bộ đội nên xử trí có chậm. Rút kinh nghiệm, quân y chiến dịch đã điều động các phân đội quân y theo cách để lại một bộ phận cần thiết tại chỗ, phục vụ khối lượng công tác trước mắt, toàn bộ phân đội quân y chuyển theo đội hình chiến đấu phục vụ cho nhữũg trận đánh mới. Quân y cấp trên và quân y chiến dịch tăng cường lực lượng cho bộ phận còn lưu lại tại chỗ tạo điều kiện cho bộ phận này tiến kịp đội hình phục vụ. Vì vậy, trên dọc đường đánh địch đến Ninh Hòa đã giải quyết thương binh nhanh hơn.


Về khối lượng xử trí trong chiến đấu hành tiến, với tốc độ nhanh, các tuyến trước thường không làm được nhiều, tuyến trung đoàn làm đến phẫu thuật khẩn cấp, tuyến sư đoàn làm các phẫu thuật không thể trì hoãn được. Các phân đội phía sau phải nhanh chóng lên phía trước kịp thời nhận thương binh.


Trong chiến dịch, sức khỏe của các đơn vị tham chiến bảo đảm tốt, đã chữa khỏi 67% bệnh binh phần đông là sốt rét. Sau khi giải phóng Buôn Mê Thuột ta truy kích địch bằng chạy bộ qua đèo Ma-đrắc Phượng Hoàng, nên phồng rộp chân nhiều, dọc đường quân y đã vận động bộ đội ngâm chân nước nớng, dẫn lưu nốt phồng, sửa chữa giầy tất nên khi đến Ninh Hòa thì khỏi hẳn.


Cũng thời gian đó, từ ngày 16 tháng ba năm 1975 đến ngày 4 tháng tư năm 1975, ta đã lần lượt giải phóng các tỉnh Gia Lai, Công Tum, Quảng Đức, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Tuyên Đức. Rút kinh nghiệm trận truy kích vừa rồi, các tuyến quân y đã triển khai cấp cứu và xử trí thương binh trong hành tiến, truy kích địch bằng chạy bộ và bằng mọi phương tiện cơ giới có sẵn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #92 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:07:41 pm »

Từ đầu tháng ba năm 1975, để phối hợp với hướng Tây Nguyên ta đã đẩy mạnh hoạt động trên các mặt trận Trị-Thiên và đồng bằng Khu 5. Bước vào trung tuần tháng ba năm 1975, các tổ chức quân y đã gấp rút hoàn thành mọi công tác chuẩn bị. Với chiến thắng Tây Nguyên, cuộc chiến tranh cách mạng đã bước sang một giai đoạn mới, từ tiến công có ý nghĩa chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Để phục vụ thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, quân y các chiến trường đã có những kinh nghiệm thực tiễn và sinh động nhanh chóng bước vào phục vụ chiến dịch Huế - Đà Nẵng.


Ở Trị-Thiên - Huế, các lực lượng quân y của quân khu và quân đoàn cơ động đã hiệp đồng chặt chẽ. Quân y Trị Thiên bảo đảm cho bộ đội quân khu và làm tuyến sau cho quân đoàn. Ở hướng bắc, quân y tỉnh đội Quảng Trị bằng lực lượng sẵn có và được tăng cường cơ giới, sau khi xử trí đưa thương binh về tuyến đường Quang Trung. Ở hướng tây nam, có các lực lượng phối hợp của quân khu và quân đoàn, đã sử dụng bệnh viện quân khu và một 80 đội điều trị của quân đoàn. Các đội điều trị đều tách đôi trong đó có một ban được tăng cường cho trung đoàn đánh thọc sâu. Bệnh viện tách ra một ban tiếp cận phía trước, đại bộ phận ở phía sau làm tuyến sau cùng của chiến dịch.


Các cơ sở dân y bảo đảm cho dân quân, tự vệ và các mũi nhỏ của bộ đội. Các tổ chức quân y của quân đoàn kể cả bệnh viện đều theo sát đội hình xử trí thương binh, tổ chức vận chuyển về tuyến quân khu, tiếp tục theo bộ đội làm nhiệm vụ tiếp theo lúc chiến dịch đã kết thúc thắng lợi.


Ở hướng Đà Nẵng (hướng nam của chiến dịch) có một tiểu đoàn quân y sư đoàn của Quân khu 5 được triển khai để bảo đảm cho mũi vượt qua Ba Rén, Vĩnh Diện, chiếm sân bay Nước Mặn và tiến ra bán đảo Sơn Trà. Một đội điều trị cơ động theo sư đoàn vào nam Đà Nẵng chuẩn bị phục vụ nếu quân địch ra phản kích.


Trong chiến dịch này, do có thời gian chuẩn bị, lại tác chiến ở chiến trường quen thuộc nên công tác bảo đảm sức khoẻ có nhiều thuận lợi. Do phối hợp và phân công chặt chẽ giữa các lực lượng cơ động và quân khu nên công tác cấp cứu làm nhanh gọn. Để chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo, quân khu đã điều trị 42% thương binh và hầu hết bệnh binh, nên chỉ một thời gian ngắn đã trả được nhiều cán bộ chiến sĩ về chiến đấu.


Sau 2 chiến dịch Tây Nguyên và Huế Đà Nẵng, chúng ta sơ bộ đã rút được nhiều kinh nghiệm và bảo đảm quân y kịp thời phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh1 (Một số kinh nghiệm bước đầu là: - Trong tấn công có tốc độ phát triển nhanh, ngoài các phân đội quân y bám sát đội hình, cần phải để một số phân đội dự bị. Khi sử dụng cần quy định mức độ, phạm vi triển khai, thời điểm triển khai để có thể nhận thêm các nhiệm vụ tiếp theo. Cũng cần quy định khối lượng xử trí của từng tuyến. Tránh tình trạng vì xử trí nhiều, giữ thương binh lâu mà bị bỏ xa đội hình, hoặc nhấn mạnh cơ động mà không tranh thủ xử trí các trường hợp khẩn cấp, chỉ lo chuyển về sau để nhẹ tuyến mình. - Việc phân tuyến phối hợp bảo đảm giữa quân đoàn và quân khu cần cụ thể hơn nữa theo yêu cầu của các hướng, các mũi, tránh tình trạng 2 bên cùng dàn đều các phân đội trên cùng một tuyến, như vậy có phân đội sẽ có nhiều thương binh và có phân đội rất ít thương binh. - Chuyển thương bằng cơ giới đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc cấp cứu thương binh nhưng cần có sự hợp đồng chặt chẽ giữa lực lượng vận tải và quân y. Về kỹ thuật, phải chú ý phân loại, chọn lọc, chống choáng, chú ý cả đến ăn uống, vệ sinh tránh cho thương binh bị nhiễm trùng và kiệt sức. - Tuyến chiến lược cần nhanh chóng vươn ra phía trước tạo điều kiện cho các đơn vị nhanh chóng bước vào nhiệm vụ mới. Ở đây, tuyến chiến lược chính là lực lượng hậu cần và quân y tại chỗ (chiến trường) đã được tăng cường và giao nhiệm vụ từ trước, tổ chức thành hậu phương chiến lược kế cận chiến dịch, hoàn thành các nhiệm vụ bảo đảm cho chiến dịch).


Chiến dịch Hồ Chí Minh là một trận quyết chiến chiến lược, bằng đòn tổng tiến công và nổi dậy, quân và dân ta đánh vào trung tâm sào huyệt cuối cùng của Mỹ ngụy ở xung qnanh Sài Gòn và Sài Gòn. Nhiều binh đoàn chủ lực lớn được điều động gấp rút từ nhiều hướng cùng với các binh đoàn lớn đang chiến đấu tại chỗ hình thành những cánh quân bao vây Sài Gòn từ mọi phía. Phương châm hành động của toàn quân lúc này là: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, giành thắng lợi hoàn toàn. Với tinh thần của phương châm đó, nhiều phân đội quân y mới rút khỏi chiến đấu đã cùng bộ đội chuyển sang cơ động một cách có tổ chức bằng nhiều phương tiện cơ giới trên những chặng đường rất dài, với tốc độ cao, vừa đi vừa phục vụ, vừa đi vừa bổ sung trang bị, vừa kịp thời triển khai lực lượng cùng với các tổ chức quân y tại chỗ phục vụ chiến đấu đúng kế hoạch chung. Tất cả cán bộ, chiến sĩ quân y đều phấn khởi, hăng hái ra tiền tuyến, vì sư nghiệp hoàn toàn giải phóng miền Nam quyết tâm phục vụ tốt nhất, góp phần giành toàn thắng cho chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại.


Trên cơ sở quán triệt hậu cần tại chỗ, tổ chức bố trí hậu phương đã kết hợp chặt chẽ giữa hậu cần quân sự co động và hậu cần của miền, đã hình thành thế bảo đảm hậu cần vững chắc cho các mũi, các hướng.


Dựa vào thế bố trí hậu phương chung của chiến dịch, các lực lượng quân y triển khai bảo đảm theo tuyến và theo khu vực dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quân y chiến trường được tăng cường hai đoàn quân y tiền phương của Cục quân y trên hai hướng:

- Ở hướng đường 14: chỉ đạo quân y các quân đoàn và lực lượng quân y khác bảo đảm cánh bắc và tây bắc chiến dịch, hợp đồng giữa quân đoàn với chiến trường Tây nguyên, hình thành khu vực tập trung thương binh, hợp đồng giữa quân đoàn với quân y của miền để tổ chức tuyến quân y phục vụ hướng bắc và tây bắc Sài Gòn.

Ở hướng đường một: chỉ đạo hợp đồng giữa quân y quân đoàn với quân y Quân khu 5, Trị Thiên để đưa các phân đội quân khu lên nhận thương binh của quân đoàn. Quân y các tỉnh đội triển khai phân đội theo trục đường một, hình thành một mạng lưới cấp cứu liên tục phục vụ cho các trận đánh chiếm Ninh Thuận, Bình Thuận, Phước Tuy. Giữa quân y Quân khu 7 và quân y của miền với các quân đoàn, cũng đã hình thành khu vực và tuyến cấp cứu cho các quân đoàn đánh vào hướng đông và đông nam Sài Gòn, Bà Rịa, Vũng Tàu.

Ở các hướng khác cũng hình thành các tổ chức cấp cứu bảo đảm cho các mũi đánh vào Sài Gòn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #93 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:08:25 pm »

Trong thực hành chiến đấu, quân y cấp chiến thuật như trung đoàn, sư đoàn bám sát đội hình từ 4-6km. Những mũi thọc sâu có đội phẫu thuật hoặc một nửa đội điều trị của cấp chiến dịch đi theo, cơ động trên xe cơ giới. Do tốc độ của chiến dịch phát triển rất nhanh, nhiều mũi đã vươn dài, thọc sâu, nhờ có các phân đội quân y của miền nhận hết thương binh tạo điều kiệu cho các phân đội quân y các binh đoàn chiến thuật và binh đoàn chiến dịch cơ động theo sát được đội hình hảo đảm bộ đội chiến đấu bất kỳ ở đâu cũng có quân y phục vụ. Công tác chuyển thương1 (Trong và sau chiến dịch, ta đã dùng máy bay vận chuyển thương binh về hậu phương chiến dịch, hậu phương chiến lược, chất lượng cứu chữa đã tăng lên rõ rệt) nhanh và gọn hơn các chiến dịch trước, nên số thương binh được xử trí sớm trước 6 giờ được gần 70%, đặc biệt là các vết thương thấu não, thấu bụng được sử trí khá sớm. Những kinh nghiệm của 2 chiến dịch Tây Nguyền, Huế - Đà Nẵng đã được phổ biến rộng rãi nên tỷ lệ bị choáng và nhiễm trùng nặng giảm nhiều.


Công tác tiếp tế thuốc, vật tư tuy có khó khăn nhưng đã có nhiều biện pháp giải quyết nhanh chóng kể cả thuốc, vật tư lấy được của địch nên các phân đội quân y có đủ thuốc dùng nhất là các loại dịch truyền, bông băng, thuốc kháng sinh, thuốc tê mê.


Công tác vệ sinh phòng dịch được thực hiện tương đối toàn diện nhất là khâu tẩy uế sau chiến đấu, ăn ở, trinh sát dịch tễ nên khi vào các đô thị và Sài gòn, số quân khỏe bảo đảm tốt và không để dịch bệnh xẩy ra.


Trong các trận đánh vào xung quanh Sài Gòn và Sài Gòn, cán bộ, chiến sĩ quân y đã luôn bám sát bộ đội, vừa phục vụ vừa chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh và bảo vệ sức khỏe cho đơn vị. Trong trận Trung đoàn 148 đánh chiếm Trại Võ Bầu Vạn trên đường 22 ngày 20 tháng tư năm 1974, y tá Phạm Văn Ba vừa băng bó bảo vệ thương binh vừa dùng súng B.40 bắn 11 viên đạn tiêu diệt nhiều lô cốt, ụ súng, hỏa điểm của địch và đã anh dũng hy sinh. Trong trận đánh căn cứ Nước Trong của sư đoàn Vinh Quang, y tá Hồng của đơn vị 9 vừa băng xong cho một thương binh đã cùng tiểu đội phó Tình đứng thằng người nâng hàng rào cuối cùng lên cho bộ đội xung phong. Một số phân đội quân y phòng không - không quân đã ngày đêm tham gia giữ vững sức khỏe cho biên đội Quyết Thắng tranh thủ nắm vững kỹ thuật lái máy bay vừa lấy được của địch và ngày 28 tháng tư năm 1975 đã bảo đảm quân y cho biên đội oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất thắng lợi trở về an toàn. Ngày 30 thang tư 1975 khi một đơn vị của sư đoàn Đồng Bằng đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, một đội phẫu thuật đã đùng xe cơ giới bám sát đơn vị kịp thời triển khai cấp cứu ngay tại bệnh xá của quân y ngụy tại đây (Đội phẫu thuật này do đồng chí Lê Hồng Triều, bác sĩ làm đội trưởng có 2 y sĩ, 2 y tá, 1 lái xe. Chiếc xe của đội mang biển số BB.9253 và các phương tiện kỹ thuật trang bị trên xe đã được đặt tại khu triển lãm "Một sõ hình ảnh 30 năm thắng lợi củo cách mạng Viêt Nam". Tại khu triển lãm này, còn có chiếc xe của Đội vệ sinh phòng dịch Cục Quân y, đã trực tiếp phục vụ bộ đội làm các xét nghiệm cấp tốc và tham gia tẩy trùng, tẩy độc trong chiến dịch Hồ Chí Minh). Ở hướng dinh Độc Lập, các đồng chí quân y cơ sở đã cùng với bộ binh của đơn vị 64, Sư đoàn Vinh Quang theo sát những xe tăng đầu tiêu của đại đội 4 đoàn Nghĩa Bình vào chiếm lĩnh sào huyệt cuối cùng của ngụy quân, ngụy quyền. Tại Quân khu 8 và Quân khu 9, trong thế trận chung, bộ đội chủ lực của quân khu cùng với các lực lượng vũ trang tại chỗ đã nhanh chóng đánh chiếm nhiều quận lỵ chi khu, nhiều khu căn cứ quân sự quan trọng, cắt đứt vận chuyển hành quân của địch trên đường số 4, giải phóng cả vùng đồng bằng rộng lớn của miều tây Nam Bộ. Các lực lượng quân y tại Quân khu 8 và Quân khu 9 đã phục vụ kịp thời và bảo đảm thắng lợi mọi nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh bệnh binh.


Trong những ngày đầu tháng năm năm 1975, một số phân đội quân y đã phục vụ bộ đội hải quân và các binh chủng hợp thành giải phóng các đảo Côn Sơn, Phú Quốc và nhiều đảo khác do quân ngụy chiếm giữ góp phần vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam.


Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Sau chiến thắng Tây Nguyên, có nhiều yêu cầu dồn dập về bảo đảm quân y do tình hình phát triển mới đặt ra, nhất là thời cơ lớn của lịch sử, ngành quân y ở các cấp từ hậu phương lớn đến các chiến trường với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ" đã vươn lên khắc phục mọi khó khăn đáp ứng các yêu cầu cơ bản với chất lượng tương đối tốt. Lực lượng và phương tiện khi kết thúc các chiến dịch và khi kết thúc chiến tranh không hề giảm sút mà ngược lại đã được tăng cường gấp bội, thực hành được nguyên tắc chiến đấu của quân đội ta là "càng đánh, càng mạnh" và truyền thống của ngành là "càng phục vụ, càng trưởng thành" về mọi mặt.


Trong lớn mạnh chung của quân đội, cơ quan và quân đội quân y các cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược các chiến trường, các quân khu, các quân đoàn đã có những cống hiến toàn diện và trưởng thành vượt bậc. Một trong những tiêu biểu phục vụ các chiến dịch mùa xuân năm 1975 là đội điều trị 3, quân đoàn 3, đơn vị quân y anh hùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm, nhất là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử1 (Đội điều trị 3 được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 8-9-1975).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #94 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:08:59 pm »

5. Chiếm lĩnh các cơ sở quân y của ngụy quân. Tiếp nhận sự đầu hàng không điều kiện của toàn bộ tổ chức quân y ngụy quân Sài Gòn. Bảo đảm quân y trong những ngày đầu quản lý đô thị và các vùng mới giải phóng.

Sau khi giải phóng các đô thị và các vị trí quân sự của địch, nhiều đoàn cán bộ và phân đội quân y đã chiếm lĩnh các cơ sở quân y của ngụỵ quân. Với chính sách nhân đạo của quân đội cách mạng, chúng ta đã cho phép nhân viên quân y ngụy quân tiếp tục săn sóc người ốm, người bị thương của chúng, ở một số nơi mới chiếm được, chúng ta đã nhanh chóng triển khai các cơ sở điều trị, pha chế... để phục vụ kịp thời các nhiệm vụ tiếp theo. Các phân đội cũng đã khẩn trương quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm những vật tư của ta và những thứ chiếm được của địch.


8 giờ sáng ngày 14 tháng năm năm 1975 tại trụ sở ở Cục quân y ngụy ờ Sài Gòn, thi hành mệnh lệnh của chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố, thay mặt các lực lượng quân y chiến trường, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoa trong Ủy ban Quân quản thành phố đã tiếp nhận lễ đầu hàng không điều kiện toàn bộ tổ chức quân y ngụy do y sĩ chuẩn tướng quân y Phạm Hà Thanh, Cục trưởng Cục quân y ngụy và các sĩ quan cao cấp phụ tá dưới quyền báo cáo. Đến đây cùng chung với số phận của đội quân bán nước, toàn bộ tổ chức quân y của cái gọi là "quân lực Việt Nam cộng hòa" đã hoàn toàn và vĩnh viễn bị xóa bỏ.


Cũng thời gian này, các tổ chức quân y ở đô thị và vùng mới giải phóng đã nhanh chóng góp phần giải quyết hậu quả trước mắt của chiến tranh: Tích cực điều trị thương binh, bệnh binh, tẩy uế chiến trường, khôi phục sức khỏe của bộ đội, hướng dẫn bộ đội nhanh chóng thích ứng với điều kiện sinh hoạt mới. Các phân đội quân y đã cùng với lực lượng y tế nhân dân chăm sóc đồng bào bị thương, bị bệnh ở vùng mới giải phóng, đồng thời cứu chữa tù binh, hàng binh bị thương và bị bệnh còn nằm tại các cơ sở quân y trước đây là của ngụy. Ở các đơn vị cơ sở, sinh hoạt được mau chóng ổn định, bảo đảm ăn ở và các yêu cầu vệ sinh khác ở đô thị, ngăn chặn các bệnh dịch vẫn lưu hành ở địa phương lan vào bộ đội, phòng tránh các tai nạn giao thông và các tai nạn trong công tác.


Trong khi đó, nhiều đồng chí quân y vẫn cùng bộ đội nắm chắc tay súng truy lùng bọn tàn quân địch, quét sạch bọn ngụy quân, ngụy quyền ngoan cố không chịu trình diện, lén lút phá hoại chính quyền cách mạng. Công tác y tế lúc này có nhiều việc cấp bách, các tổ chức và phân đội quân y đã tích cực, chủ động kết hợp với dân y tham gia giải quyết nhằm ổn định đời sống nhân dân tạo điều kiện nhanh chóng củng cố chính quyền cách mạng mới được thiết lập.


Thời gian từ sau khi có Hiệp định Pa-ri đến năm 1975 đánh dấu nhiều thành công nổi bật về phục vụ và xây dựng của ngành quân y trong quá trình phấn đấu đi đến thắng lợi hoàn toàn. Thấm nhuần quan điểm bạo lực và tinh thần nghị quyết 21 của Trung ương Đảng, ngành quân y luôn luôn chuẩn bị mọi mặt, củng cố tổ chức quân y ở hậu phương lớn và ở các chiến trường trong thế trận tiến công chung của cách mạng, sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu chiến đấu trong tình hình mới.


Trải qua hơn 2 năm phấn đấu, ngành quân y đã tranh thủ bố trí sắp xếp lực lượng, tăng cường dự trữ thuốc, vật tư tại chiến trường, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng và kịp thời rút kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến đấu ở thị trấn, đô thị... Đầu năm 1975, trước yêu cầu phục vụ cho thời cơ lớn, tất cả cán bộ chiến sĩ quân y đã khắc phục được mọi khó khăn hoàn thành tốt công tác phục vụ trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, nhất là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Mọi mặt công tác quân y: chính trị tư tưởng, tổ chức, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và thủ trưởng các cấp đã trưởng thành nhanh chóng và vững chắc. Ngành quân y đã tiến hành tốt đẹp nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn dân, thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.


Đến đây cuộc chống Mỹ cứu nước, của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, ngành quân y cùng với toàn quân tích cực tham gia củng cố chính quyền cách mạng, sẵn sàng phấn khởỉ hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #95 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2023, 09:15:58 pm »

TÓM TẮT


Thời kỳ chống Mỹ cứu nước là một thời kỳ thử thách to lớn và toàn diện đối với ngành quân y trong cả nước. Được sự lãnh đạo sáng suốt của Quân ủy Trung ương, của Tổng cục Hậu cần, của Đảng ủy và thủ trưởng các cấp, trên cơ sở trưởng thành và kinh nghiệm của cuộc chống Pháp, được sự giúp đỡ tận tình của nền y tế nhân dân, được sự chi viện to lớn và có hiệu lực của các nước anh em, lại có 10 năm tranh thủ xây dựng trong điều kiện tương đối có hòa bình ở miền Bắc, chúng ta đã giành được nhiều phần chủ động khác hẳn với thời kỳ đầu của cuộc chống Pháp. Chúng ta đã đề ra và thực hành tốt một số chủ trương, biện pháp lớn ngay từ đầu, các chủ trương và biện pháp này ngày một hoàn chỉnh trong suốt hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước.
   

Đây là một thời kỳ tranh thủ xây dựng ngành về mọi mặt và phấn đấu rất triệt để, rất khẩn trương nhằm hoàn thành tốt 2 nhiệm vụ cơ bản của ngành trong mọi tình huống chiến tranh. Và đây cũng là thời kỳ kiểm nghiệm lại tất cả những kinh nghiệm đã tích lũy được trong chống Pháp và những thành quả xây dựng ở miền Bắc.


Thực tiễn lịch sử đã cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng ta ngành quân y đã giải đáp một yêu cầu có tính chất thời đại: Đánh tháng đế quốc Mỹ trên mọi lĩnh vực, ngay trong chiến tranh, mọi mặt công tác vẫn không ngừng phát triển và phát triển nhanh, mạnh, vững chắc.


So với cuộc chống Pháp thì cuộc chống Mỹ cứu nước có quy mô và cường độ lớn hơn, có không gian và thời gian rộng hơn, chúng ta đã không "quay lại" như cuộc chống Pháp và đã bảo đảm mọi mặt với một chất lượng cao hơn.


Trong mười năm xây dựng chính quy, hiện đại, ngành quân y đã có một tổ chức có cơ cấu tương đối hoàn chính và cân đối, đội ngũ cán bộ được tăng cường, cán bộ mới cùng với cán bộ cũ được rèn luyện trong chống Pháp lại được giáo dục xã hội chủ nghĩa, nắm được kỹ thuật hiện đại đã tạo ra một biến đổi có ý nghĩa chất lượng trên mọi mặt công tác của ngành. Chúng ta cũng đã xây dựng được những cơ sở kỹ thuật đầu tiên rất cơ bản của ngành, các chế độ tiêu chuẩn chính quy cũng đã được ban hành thống nhất trong ngành. Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được không ngừng tăng cường. Trên cơ sở giác ngộ xã hội chủ ngĩa và từ thực tế đấu tranh tư tưởng trong nội bộ ngành, Hội nghị quân y lần thứ 14 đã đánh dấu một bước trưởng thành cơ bản trong nhiệm vụ xây dựng ngành quân y cách mạng, chính quy, hiện đại.


Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này, công tác quân y đã phát triển toàn diện, nhanh chóng, mạnh mẽ và vững chắc, đáp ứng những yêu cầu phục vụ quân đội chiến đấu và xây dựng. So với cuộc chống Pháp, điểm nổi bật là các tổ chức bảo đảm quân y ở các chiến trường, ở các đơn vị đều được tổ chức theo một quan niệm thống nhãt. Phương pháp công tác về cơ bản cũng thống nhất tạo cho công tác quân y các điều kiện thuận lợi phát huy sức mạnh tập thể của tổ chức. Vì vậy, đây cũng là một thời kỳ củng cố và rèn luyện tư tưởng, tổ chức, nghiệp vụ của ngành.


Thời kỳ chống Mỹ cứu nước cũng đã khẳng định ngành quân Y quân đội nhân dân Việt Nam trước hết phải là ngành quân y cách mạng. Mặc dù chiến tranh tiến hành với quy mô nào, quân đội xây dựng dưới hình thức nào, yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định, nhân tố chính trị vẫn chiếm hàng đầu.


Phát huy truyền thống của quân đội và truyền thống của ngành, các tổ chức quân y đã trưởng thành toàn diện, nhanh chóng và vững chắc góp phần xứng đáng cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi vĩ đại. Từ sau ngày có Hiệp định Pa-ri, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng, chúng ta vừa tiếp tục xây dựng chính quy, hiện đại, vữa chuẩn bị mọi điều kiện phục vụ quân đội cùng toàn dân giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ngành quân y đã cố gắng vưọt bậc, hoàn thành tốt công tác bảo đảm quân y trong chiến dịch mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, rất nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã xuất hiện, số đơn vị anh hùng và anh hùng của ngành ngày càng đông đảo1 (Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, Quốc hội và Chính phủ đã tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 17 đơn vị quân y và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 16 cán bộ chiến sĩ quân y).


Bằng lao động khoa học kỹ thuật sáng tạo của mình, dưới lá cờ Quyết thắng của quân đội, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ cơ quan đến cơ sở, các chiến sĩ quân y của nhiều thế hệ đã nối tiếp nhau ra sức phục vụ thương binh, bệnh binh, phục vụ quân đội không điều kiện, đã thu hoạch được một kết quả hết sức vẻ vang. Bộ đội quân y được Đảng ta tín nhiệm, được thương binh, bệnh binh yêu mến, được nhân dân vui lòng.


Thắng lợi vĩ đại của 30 năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới trên đất nước Việt Nam. Từ nay, nhân dân ta có đầy đủ khả năng và điều kiện để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có công vừa tiếp tục xây dựng, chính nghiệp hiện đại, quốc phòng vững mạnh, văn hóa và khoa học tiên tiến.


Trong tình hình mới, nhiệm vụ của quân đội ta rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang.

Chúng ta cần nhanh chóng tham gia giải quyết hậu quả chiến tranh, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng đập tan mọi thủ đoạn xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, đập tan mọi âm mưu, hành động đen tối của bọn phản cách mạng và tham gia xây dựng kinh tế. Bản thân mỗi chiến sĩ quân y vừa phải phục vụ tốt cho sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, vừa phải rèn luyện mình trở thành một người lao động có kỹ thuật, có năng xuất và có chất lượng.


Chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng ngành quân y cách mạng, chính quy, hiện đại với một tốc độ khẩn trương hơn trong những điều kiện mới rất thuận lợi cho việc phát triển khoa học kỹ thuật.


Hơn bao giờ hết, chúng ta quyết biến lời dạy của Hồ Chủ tịch đối với ngành quân y thành sức mạnh tinh thần và vật chất, ra sức xây dựng ngành quân y có tư tưởng giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, có tinh thần phục vụ chiến đấu kiên định, có khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất tiên tiến, sẵn sàng làm tròn mọi nhiệm vụ của quân đội giao cho.


Ngày 2 tháng chín năm 1975, trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thay mặt cho toàn ngành, hai phân đội sỹ quan quân y và chiến sĩ gái quân y tiến qua quảng trường Ba Đình, trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng trưng cho lời hứa của toàn ngành với Trung ương Đảng, với Bác Hồ kính yêu và quân đội anh hùng: Ngành quân y quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời mới.


Bác Hồ muôn vàn kính yêu vẫn dõi theo những bước trưởng thành của chúng ta!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #96 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2023, 09:18:09 pm »

PHẦN NĂM
BÀI HỌC LỊCH SỬ


Tờ khi có giai cấp công nhân Việt Nam thông qua Đảng của mình lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ cách mạng quyết liệt và liện tiếp giành thắng lợi.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã vận dụng tài tình và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hơn 30 năm qua, quân đội ta nêu cao bản chất và truyền thống "Trung với Đảng, hiếu với dân" luôn luôn nhằm thẳng mục tiêu chiến đấu của mình là thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, anh dũng vượt qua mọi thử thách, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù, hoàn thành vẻ vang mọi nhiệm vụ.


Ngay từ khi mới ra đời, phải hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, quân đội ta đã anh dũng chiến đấu chống đế quốc Pháp và phát-xít Nhật, cùng nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền, đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công rực rỡ, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa lịch sử rất trọng đại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do của Tổ quốc.


Bước sang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ xâm lược nước ta, để giữ vững chính quyền mới giành được, quân đội ta đã kiên cường chiến đấu lâu dài gian khổ, cùng toàn dân đánh thắng thực dân Pháp, làm hậu thuẫn cho nông dân đứng lên đánh đổ giai cấp phong kiến địa chủ, hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên một nửa nước.


Từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn mới tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược là thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Trong khi đó, đế quốc số một của nhân dân ta và nhân dân thế giới, đã xâm lược miền Nam nước ta bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, rồi lại liên tiếp tiến hành "chiến tranh đặc biệt" "chiến tranh cục bộ", "chiến tranh Việt Nam hóa", "chiến tranh thực dân kiểu mới", ở miền Nam và hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Tuyệt đối trung thành với sư nghiẹp cách mạng của Đảng, nắm vững mục tiêu nhiệm vụ của mình, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã cùng nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, kiên quyết tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, và với cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975, đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.


Trong điều kiện lịch sử như vậy, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, các lực lượng vũ trang cách mạng vừa chiến đấu vừa xây dựng. Trong khi xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của mình, Đảng ta đã xây dựng ngành quân y. Sinh ra và lớn lên trong sự phát triển chung của quân đội, được Đảng trực tiếp xây dựng, lãnh đạo và giáo dục, được nhân dân nuôi dưỡng và ngành y tế nhân dân hết lòng giúp đỡ, lại có sự ủng hộ của các nước anh em, ngành quân y đã trưởng thành từng bước.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, ở một ngành phục vụ quân đội trong cuộc chống Pháp và trong cuộc chống Mỹ cứu nước, ngành quân y vừa phục vụ, vừa xây dựng đã trưởng thành toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cả về trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quân sự, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cả về trình độ lý luận và năng lực tổ chức thực hiện công tác bảo đảm quân y. Ngành quân y đã xây dựng được một hệ thống tổ chức cơ quan và phân đội quân y hoàn chỉnh chặt chẽ từ trên xuống dưới, một hệ thống cơ sở quân y vững chắc từ hậu phương đến tiền tuyến, một đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo có lập trường tư tưởng đúng đắn, có năng lực và có kinh nghiệm đáp ứng được các yêu cầu chiến đấu và xây dựng của quân đội qua các thời kỳ chiến tranh cách mạng đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh rất quyết liệt chống Mỹ cứu nước.


Từ thực tiễn phục vụ và xây dựng của ngành quân y, chúng ta có thể nêu lên mấy bài học Lịch sử sau đây:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, lấy xây dựng về chính trị tư tưởng là cơ bản nhất, nhằm xây dựng ngành quân y trước hết phải là ngành quân y Cách Mạng.

Quân đội ta là quân đội của nhân dân, là quân đội cách mạng, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đó là vấn đề bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của quân đội ta.

Ngành quân y là một ngành phục vụ trong quân đội, một bộ phận của quân đội, có nhiệm vụ bảo đảm mọi yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Vì vậy, ngành quân y trong quân đội nhân dân của Đảng cũng phải là ngành quân y của nhân dân, ngành quâa y cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.


Quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta cho rằng lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân lao động, thực chất là của công nông, chiến đấu vì lợi ích của nhân dân lao động. Quân đội cách mạng là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, vậy ngành quân y của quân đội nhân dân của Đảng cũng phải là ngành quân y của nhấn dân lao động, phục vụ chữ lợi ích của nhân dân lao động.


Ngành quân y lại được phục vụ và xây dựng theo đường lối chiến tranh nhân dân của Đẵng nên ngành quân y cũng là ngành quân y của chiến tranh nhân dân.

Ngành quân y của quân đội ta sinh trưởng ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, kế thừa nền y học cũ, còn mang nặng tính chất y học tư sản. Phần lớn cán bộ và chiến sĩ quân y xuất thân từ những thành phần không vô sản, nên ít nhiều đã đưa vào trong quân đội những ý thức tư tưởng giai cấp của họ; ngoài ra, những tư tưởng, lề thói xấu của xã hội bên ngoài cũng không ngừng ảnh hưởng vào ngành quân y. Nhưng nhờ được Đảng giáo dục quan điểm phục vụ mới, nhờ có sự đồng cam cộng khổ với bộ đội, cán bộ quân y đã tận mắt nhìn thấy những gương dũng câm của bộ đội, nên dần dần được cảm hóa, xây dựng được tình thương yêu đồng đội đúng đắn. Từ chỗ nhìn người bệnh với con mắt ban ơn, đến nay trong ngành chúng ta đã xây dựng được tinh thần phục vụ chiến sĩ, phục vụ thương binh, bệnh binh không điều kiện. Với tình thương yêu giai cấp thắm thiết đó, người thương binh, bệnh binh đã nhận thấy ở người cán bộ quân y vừa là người chữa bệnh, vừa là "như người mẹ hiền’’ hoặc là "người chính trị viên". Mặt khác, bên cạnh lớp người cũ đã biến đổi và trưởng thành lại có những lớp người mới, là con em của nhân dân lao động, sinh ra và được đào tạo trong chế độ mới, bổ sung vào đội ngũ ngày càng nhiều. Sự thay đổi đó đã làm cho ngành quân y có những biến đổi "thay da đổi thịt", gắn bó chặt chẽ mình với mọi bước trưởng thành của quân đội. Kỹ thuật cũng không còn là vốn riêng để mưu danh lợi cá nhân mà đã trở thành phương tiện phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân. Người cán bộ quân y đã tận tình, tận nghĩa, không tiếc công tiếc sức đem mọi khả năng kỹ thuật ra phục vụ mà còn sẵn sàng hy sinh xương máu, tính mệnh của mình đề cứu chữa đồng đội trong những phút nguy nan.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #97 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2023, 09:18:48 pm »

Quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta còn cho rằng: Lực lượng vũ trang của nhân dân phải do chính đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Quân đội nhân dân, một bộ phận của lực lượng vũ trang của Đảng, thực chất là quân đội của công nông, mang theo bản chất của giai cấp công nhân. Quân đội nhân dân phải do Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Vì vậy, ngành quân y của quân đội nhân dân cũng phải do Đảng ta tổ chức, giáo dục và lãnh đạo.


Quan niệm khoa học kỹ thuật tách rời chính trị vốn sẵn có trong tiềm thức của người cán bộ quân y được đào tạo thời thuộc Pháp, cho nên ngoài việc xác định đối tượng phục vụ, nhất thiết cần khẳng định cho được vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác chuyên môn. Cũng như với bộ đội nói chung, ngành quân y phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng. Thực hiện việc này trong ngành quân y không phải là dễ dàng. Từ chỗ muốn độc lập với chính trị đến chỗ đem chuyên môn phục vụ theo yêu cầu của cách mạng, yêu cầu của chiến đấu, từ chỗ chỉ thừa nhận Đảng lãnh đạo về chính trị, tư tưởng, phương châm đường lối đến chỗ thừa nhận Đảng lãnh đạo chuyên môn, kỹ thuật là cả một quá trình đấu tranh, giáo dục lâu dài của Đẳng đối với ngành quân y. Qua thực tiễn công tác, cán bộ quân y ngày càng thấy vai trò lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn kỹ thuật. Đảng ở đây không phải chỉ là cấp Trung ương hay cấp ủy cao, mà cụ thể còn là chi bộ, chi ủỵ. Thực tế cho thấy, đến sự lãnh đạo của Đảng, công tác khoa học kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của chúng ta đã phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, phạm vi hoạt động cũng ngày càng mở rộng. Mỗi người cán bộ, đảng viên làm công tác quân y lại càng thấy công ơn to lớn của Đảng. Đảng đã giải phóng nghèo nàn, lạc hậu cho giai cấp, cho dân tộc và đã đem lại cho khoa học kỹ thuật con đường phát triển lớn mạnh không ngừng.


Khẳng định ngành quân y trước hết phải là ngành quân y cách mạng còn có ý nghĩa là về nguyên tắc xây dựng ngành quân y phải lấy xây dựng về chính trị và tư tưởng làm cơ bản nhất. Mặc dù chiến tranh tiến hành dưới hình thức nào, quân đội xây dựng trong hoàn cảnh nào, phân tán hay tập trung, du kích hay chính quy, hiện đại, yếu tố con ngưori vẫn là yếu tố quyết định, nhân tố chính trị tư tưởng vẫn chiếm địa vị quyết định. Tình hình càng khó khăn, công tác càng nặng nề phức tạp thì vấn đề xây dựng chính trị tư tưởng càng phải đề cao, phải chiếm vị trí cơ bản nhất trong mọi mặt xây dựng.


Từ rất sớm trong xây dựng ngành quân y, chúng ta đã khẳng định điều này, thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước lại một lần nữa khẳng định tính chất đúng đắn này.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, lấy xây dựng về chính trị và tư tưởng là cơ bản nhất, nhằm xây dựng ngành quân y trước hết phải là ngành quân y cách mạng, là vấn đề nguyên tắc có ý nghĩa thường xuyên quyết định nhất đối với mọi bước trưởng thành của ngành quân y trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước cũng như toàn bộ quá trình phát triển của ngành trước đây và từ nay về sau.


Thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước cho thấy để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong ngành quân y, sau khi đã quán triệt quyết tâm chiến lược của Đảng về nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, vấn đề quan trọng nhất là cần làm quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng trong công tác quân y cho mọi người, mọi tổ chức của ngành. Những quan điểm đó căn bản đã được cụ thể hóa trong hai nhiệm vụ cơ bản của ngành và năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng.


Hai nhiệm vụ cơ bảo của ngành quân y đã được Hồ Chủ tích kính mến tóm tắt gọn trong thư khen gửi cho toàn ngành là: Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc phải đồng thời phải là như người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, cùng toàn quân toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.


Một lần nữa, vị lãnh tụ kính yêu lại chỉ cho ngành ta phương hướng nỗ lực phải phấn đấu về mặt chính trị, tư tưởng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng ta và người bệnh, đồng thời còn chỉ cho chúng ta hai nhiệm vụ cơ bản phải hoàn thành.


Hai nhiệm vụ cơ bản chính là mục tiêu chính trị của toàn ngành. Quán triệt hai nhiệm vụ đó là quán triệt quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng của Đảng, là quán triệt lời dạy của Bác Hồ. Thực hiện tốt hai nhiệm vụ cơ bản chính là góp phần tích cực nhất vào việc bảo đảm thắng lợi cho quân đội trong mọi điều kiện của chiến tranh.


Quân đội ta sở dĩ trăm trận, trăm thắng chủ yếu không phải dựa vào số lượng mà chính là dựa vào số quân chiến đấu có chất lượng. Đơn vị chiến đấu có chất lượng phải gồm những chiến sĩ có tinh thần yêu nước nồng nàn, có giác ngộ giai cấp cao, chấp hành kỷ luật nghiêm, có tinh thần chiến đấu dũng cảm, hiểu biết thành thạo về kỹ thuật và chiến thuật, có kinh nghiệm chiến đấu thực tế và phải có sức khỏe, sức bền bỉ, dẻo dai cần thiết để có thể chiến đấu được liên tục, dài ngày. Vấn đề bảo đảm quân y thành vấn đề có ý nghĩa đặc biệt vì nước ta người không đông lắm, đất không rộng lắm, mà phải tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài chống một tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế lớn, trình độ kỹ thuật cao và rất ngoan cố cho nên phải chủ động tích cực phòng bệnh để giảm bớt số quân ốm đau. Đối với người ốm, đối với thương binh phài có biện pháp điều trị thật tích cực để nhanh chóng trở về chiến đấu.


Do đó, việc thực hành tốt hai nhiệm vụ cơ bản cũng chính là quán triệt ý nghĩa chiến lược của việc bảo đảm số quân chiến đấu, góp phần chấp hành tốt phương châm đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, lấy ít thắng nhiều, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chiến đấu và sản xuất, giữa tiền tuyến và hậu phương, giữa số lượng và chất lượng.


Quá trình trưởng thành của ngành quân y trong cuộc chống Mỹ cứu nước cũng là quá trình phấn đấu hoàn thành tốt hai nhiệm vụ cơ bản của ngành trong những điều kiện chiến tranh khác nhau. Thực tế cũng lại chỉ rõ rằng chỉ có hoàn thành tốt hai nhiệm vụ cơ bản thì mới thể hiện là đã hoàn thành được trách nhiệm chính trị trước yêu cầu phục vụ quân đội chiến đấu và xây dựng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #98 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2023, 09:19:30 pm »

Ngành quân y phải hoàn thành nhiệm vụ đó theo những hướng nào, cách xây dựng ra sao?

Tổng kết 15 năm xây dựng ngành quân y, năm 1959 chúng ta đã đề ra các phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng. Từ đó các phương châm này đã được quán triệt, được thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước bổ sung và ngày càng phát huy tác dụng chỉ đạo việc xây dựng ngành.


Nội dung các phương châm phản ánh sự vận động đúng đắn quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân và nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng vào trong ngành, thể hiện tính khoa học, tính dân tộc, tính đại chúng trong công tác quân y.


Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng đã thực sự trở thành nội dung suy nghĩ và hành động của toàn ngành.

Thật vậy, trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, chiến tranh diễn ra ác liệt và kéo dài, khối lượng bảo đảm quân y rất lớn, chất lượng phục vụ đòi hòi rất cao. Trong muôn trùng gian khổ, đạp lên mọi thử thách ác liệt, hy sinh, trước hết phải quán triệt và thực hiệu tốt phương châm "hết lòng, hết sức phục vụ quân đội, phục vụ thương binh, bệnh binh, không điều kiện", chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng vời tinh thần tất cả vì sức khỏe và tính mạng của bộ đội, của thương binh, bệnh binh, không ngại khó khăn gian khổ, luôn luôn trung thành với Đảng, với quân đội, với nhân dân, luôn luôn dũng cảm, hy sinh, tận tụy, luôn luôn thực hành đoàn kết rộng rãi, phát huy trí tuệ tập thể, sáng tạo trong thực hành tổ chức, trong chuyên môn khoa học kỹ thuật, đem hết khả năng cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe quân đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Lao động quân sự là loại lao động nặng nhọc nhất, phức tạp nhất. Trong thời chiến, tính chất phức tập, nặng nhọc của lao động quân sự thường tăng gấp hội. Cường độ lao động, cường độ chiến đấu cao, tinh thần căng thẳng, vật chất thiếu thốn, môi trường hoạt động phức tạp..., là những nhân tố làm giảm sức khỏe, gây bệnh tật cho bộ đội, hoàn cảnh thời chiến còn có những trở ngại nhất định cho việc phát hiện sớm bệnh tật để chữa tận gốc, chữa liên tục và dự phòng mọi diễn biến xấu trong quá trình điều trị. Phương châm "dự phòng trong y học" yêu cầu phải đề cao quan điểm dự phòng trên tất cả năm mặt công tác nghiệp vụ của ngành, làm cho mọi người, mọi tổ chức quân y đều hướng vào việc phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của thời chiến đối với sức khỏe của bộ đội. Thực hiện tốt phương châm dự phòng cũng chính là thực hiện tốt tư tưởng chủ động tiến công, tư tưởng tiến công liên tục, tư tưởng cách mạng là tiến công trên mặt trận bảo vệ sức khỏe quân đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh của ngành quân y.


Trong chiến tranh ngành quân y thường phải thu dung một khối lượng lớn thương binh, bệnh binh, tính chất thương tổn, cơ cấu bệnh tật rất phức tạp. Để giải quyết khối lượng lớn thương binh, bệnh binh, cứu chữa tốt mau chóng trả số quân về chiến đấu, nhất thiết phải thực hành nâng cao chất lượng cứu chữa. Muốn thế phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm "toàn diện trong điều trị", nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp và toàn diện của ngành trong nhiệm vụ cứu chữa. Thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền đều cho thấy rõ là: ngoài việc coi trong cải tiến kỹ thuật điều trị, phải biết tập trung đúng mức vào khâu nuôi dưỡng và làm tốt công tác chính trị tư tưởng đối với thương binh, bệnh binh thì nhất định đạt được kết quả cao về các chỉ tiêu thu dung điều trị, tăng tỷ lệ sử dụng giường, rút ngắn ngày nằm điều trị trung bình, trả nhanh, nhiều và tốt số quân về chiến đấu, hạ thấp tỷ lệ tử vong và tàn phế... Phương châm toàn diện trong điều trị không những phản ánh quan điểm toàn diện của Đảng trong cách xem xét chuyên môn kỹ thuật, mà còn thể hiện tính chất toàn diện trong việc triển khai tổ chức, vận dụng khoa học kỹ thuật vào nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh một cách cụ thể.


Ngành quân y là một ngành khoa học kỹ thuật, xây dựng ngành quân y cũng phải đạt được ba tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng của Đảng đã đặt ra cho việc xây dựng các ngành khoa học và kỹ thuật khác. Phương châm "kết hợp y học hiện đại với y học dân tộc " chính là sự chấp hành cụ thể ba tính chất trên đây của ngành quân y.


Nước ta có hai nền y học hiện đại và y học dân tộc đều được chính thức công nhận và cùng phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hai nền y học này cùng phát huy tcs dụng tích cực, bồi bổ cho nhau cùng phát triển. Từ thực tiễn Việt Nam có cả hai nền y học được công nhận, nên việc kết hợp nền y học dân tộc với nền khoa học y học hiện đại là hoàn toàn cần thiết, nhằm xây dựng một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa có đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành quân y đã và đang quán triệt phương châm này trên mọi lĩnh vực công tác, trên mọi tổ chức của ngành. Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, việc chấp hành phương châm này đã cho phép chúng ta triển khai được nhiều nội dung công tác mới, đã cho chúng ta nâng cao chất lượng phục vụ mọi mặt đặc biệt là trong phạm vi cứu chữa thương binh, bệnh binh. Chấp hành phương châm này không những chỉ giúp ta giải quyết những khó khăn trong hoàn cành thiếu thốn vật chất, mà còn có nhiều ý nghĩa tích cực ngay cả khi ta có phương tiện, vật chất đầy đủ và hiện đại.


Phương châm "cần kiệm ngành" không những phản ánh quy luật phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc quản lý trong một ngành chuyên môn khoa học kỹ thuật mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc phấn đấu cao nhất cho sức khỏe của thương binh, bệnh binh, sức khỏe của những người lao động chân chính làm ra của cải vật chất.


Thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước cho thấy không thể nào xây dựng ngành tốt nếu không đề cao tinh thần làm chủ tập thể, giữ gìn và sử dụng có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất mọi vật chất, trang bị kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất tự lực, tăng cường quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt công tác.


 Quán triệt và vận dụng những phương châm đó vào các mặt công tác nghiệp vụ của ngành, chúng ta đã không những động viên được mạnh mẽ mọi lực lưạng của ngành mà còn được thương binh, bệnh binh, bộ đội nhiệt tình ủng hộ, không những nâng cao được hiệu lực và năng suất công tác, mà còn xây dựng được cơ sở cần thiết cho mọi việc phát triển tổ chức, khoa học kỹ thuật của ngành.


Việc quán triệt và vận dụng năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản của ngành chính là thước đo trình độ giác ngộ về chính trị, tư tưởng của cán bộ và chiến sĩ quân y và là kết quả thực tế của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong ngành.


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng trong ngành quân y. Bởi vì Đảng có vững mạnh thì công tác chuyên môn kỹ thuật mới phát triển mạnh mẽ, vững chắc và đúng hướng. Công tác xây dựng Đảng trong ngành quân y phải nắm vững phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang nhằm xây dựng Đảng bộ quân y tại cơ quan, cơ sở, tại các đơn vị phía sau và phía trước được; vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nội dung xây dựng Đảng trong ngành quân y cũng không ngoài những nội dung chủ yếu của công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang.


Thực tiễn của thời kỳ chống Mỹ cứu nước chỉ rõ là phải tập trung xây dựng cho được những đảng viên, vừa có lập trường tư tưởng, ý chí chiến đấu vững vàng, có đạo đức tốt, vừa nắm được những quan điểm tư tưởng của Đảng trong các lĩnh vực công tác quân y, nhất là về xây dựng và sử dụng khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn giỏi để làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo trên mọi cương vị công tác, trong mọi tình huống của chiến tranh. Thực tiện củng chỉ rõ là phải xây dựng được các tổ chức của Đảng vững mạnh toàn diện có khả năng đi sâu lãnh đạo khoa học kỹ thuật, động viên và tổ chức quần chúng hăng hái phát huy sáng kiến, cải tiến phát minh, làm cho khoa học kỹ thuật trong ngành quân y ngày càng phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng, đưa năng xuất, chất lượng công tác quân y về mọi mặt ngày càng cao, hoàn thành tốt nhất hai nhiệm vụ cơ bản của ngành, phục vụ thắng lợi cho sự nghiệp chiến đấu và xây dựng của quân đội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #99 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2023, 09:20:27 pm »

2. Bám sát yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, từ thực tiễn chiến tranh Việt Nam, vừa phục vụ vừa xây dựng từng bước nền y học quân sự Việt Nam.

Thực tiễn phục vụ xây dựng ngành quân y cũng là thực tiễn của một ngành phục vụ luôn luôn bám sát mọi yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội luôn luôn là mục đích phục vụ, phương hướng hoạt động của công tác quân y. Chúng ta luôn luôn hướng mọi hoạt động của công tác quân y, mọi công tác nghiên cứu, phát triển, sử dụng khoa học kỹ thuật vào việc bảo đảm cho quân đội ta xây dựng và chiến đấu thắng lợi.


Qua từng bước vững chắc, ngành quân y đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn chỉnh từ trung ương đến đơn vị, cơ sở. Các hệ vệ sinh phòng dịch, điều trị an dưỡng, huấn luyện và nghiên cứu khoa học, tiếp tế thuốc và trang bị, tổ chức và chiến thuật quân y, chỉ huy và quản lý đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của quân đội trong cả tiến trình của chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Cùng với sự phát triển chung của quân đội, ngành quân y cũng không ngừng vươn lên, xây dựng được những tổ chức mới phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của các binh chủng, quân chủng kỹ thuật. Với cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh như vậy, chúng ta đã cùng ngành y tế nhân dân triển khai được mạng lưới cấp cứu. tương đối dầy đặc, chặt chẽ, thống nhất. Mạng lưới đó đã phục vụ có hiệu quả trong những năm chiến tranh vừa qua, hiện nay và cho cả sau này, trong bất cứ tình huống chiến đấu hay điều kiện chiến tranh nào. Mặt khác, do vận dụng đường lối quân sự của Đảng và qua thực tiễn phục vụ chiến tranh, chúng ta đã thường xuyên nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức, quy mô tổ chức mới, phù hợp với chiến thuật của quân đội trong các thời kỳ chiến tranh.


Một trong nhiều việc đã làm được, đó là dựa vào phương châm tác chiến và xây dựng của quân đội ta là "lấy ít đánh nhiều", mà xây dựng đơn vị "tinh và gọn" chúng ta đã xây dựng được các phân đội quân y gọn, nhẹ, thích hợp với tính cơ động cao của bộ đội. Các phân đội đó là các đội điều trị, đội phẫu thuật, tổ cấp cứu, đội chuyên khoa, tổ vệ sinh phòng dịch, tổ tiếp tế lưu động, đội sản xuất. Các phân đội này có thể tập trung hay phân tán, linh hoạt sử dụng theo yêu cầu chiến thuật, hình thành những đơn vị đủ mạnh cho mọi hình thức tổ chức và chiến thuật quân y, có thể đưa ra tiền phương, đưa vào phía sau lưng địch, hoặc rút về hậu phương được nhanh chóng.


Trong việc nghiên cứu xây dựng, vấn đề chất lượng đã thường xuyên được coi là yêu cầu chủ yếu. Từ những phân đội nhỏ cho đến toàn bộ hệ thống tổ chức đều được xác định nhiệm vụ rõ ràng. Mọi việc tiến hành đều dựa trên tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc, điều lệ thống nhất. Đây cũng là một trong những điều kiệu thuận lợi giúp cho việc thống nhất tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng được chặt chẽ tạo nên trong toàn bộ hệ thống phòng và chữa bệnh một sức mạnh tồng hựp nhằm phát huy sức mạnh tập thể của ngành.

- Thực tiễn của cuộc chống Pháp và cuộc chống Mỹ cứu nước cho thấy đối tượng tác chiến của quân đội ta là một đội quân xâm lược nhà nghề, từ xa tới, mạnh hơn ta nhiều lần về trang bị kỹ thuật, có hỏa lực mạnh về không quân và pháo binh, có khả năng cơ động cao, có thủ đoạn đánh phá tàn bạo và sảo quyệt.


Cách đánh của quân đội ta là cách đánh sáng tạo, linh hoạt, cách đánh lấy ít thắng nhiều, cách đánh của đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Do âm mưu và thủ đoạn của địch, do cách đánh của ta, nên trong chiến đấu tình hình diễn biến rất khẩn trương và phức tạp, cơ quan và phân đội quân y thường phải hoạt động trong điều kiện chiến đấu ác liệt.


Ảnh hưởng của những trận đánh liên tục, dài ngày của cả ba thứ quân thường có một lượng thương binh, bệnh binh nhất định. Thêm vào đó là những trận đánh tập trung hiệp đồng binh chủng, đồng loạt của nhiều chiến trường, thường đưa đến một lượng thương binh, bệnh binh cao trong một thời gian ngắn trên một hoặc nhiều cơ sở quân y, trong một hoặc nhiều chiến trường.


Lao động quân sự là một loại lao động phức tạp, có cường độ lao động cao. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội ta lại có nhiều quân chủng, binh chủng, nhiều ngành khoa học kỹ thuật quân sự, sử dụng những trang bị vũ khí hiện đại. Mỗi quân chủng, binh chủng lại có những đặc điểm hoạt động và chiến đấu riêng. Trong chiến đấu các quân chủng, binh chủng lại luôn luôn tìm cách đánh mới, sáng tạo. Động tác thực hành chiến đấu của các chiến sĩ trong việc nắm vững kỹ thuật và chiến thuật cụ thể, có khi đòi hỏi một sức chịu đưng bền bỉ, vượt xa ra ngoài những: tiêu chuẩn sinh lý bình thường. Ảnh hưởng của việc sử dụng những trang bị vũ khí ngày càng hiện đại, những yêu cầu của việc rèn luyện đề nam vững kỹ thuật và chiến thuật, những đặc điểm của cách đánh Việt Nam đã có những tác động nhất định trong việc bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho chiến sĩ.


Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, quân đội ta lại hoạt động và chiến đấu trên địa hình phức tạp ở một vùng nhiệt đới, có nhiều bệnh nhiệt đới, nhiều khi lại phải hoạt động và chiến đấu trong những điều kiện thời tiết và khí hậu rất khó khăn.


Trải qua chiến tranh, chúng ta đều nhận thấy cơ cấu thương tổn chiến tranh của quân đội ta cũng luôn luôn biến động theo với cách đánh của ta và cách đánh của địch, cơ cấu bệnh tật, bệnh nguyên, bệnh sinh của quân đội ta cũng luôn luôn chịu ảnh hưởng của các điều kiện chiến đấu, quy mô và trình độ sử dụng trang bị, vũ khí của ta, điều kiện thời tiết địa hình, kết quả của hành động kỹ thuật, chiến thuật của ta.


Tình hình trên đây đã thúc đẩy chúng ta nắm vững quan điểm thực tiễn của Đảng đi vào giải quyết các yêu cầu nhiệm vụ của quân đội. Chúng ta đã lần lượt tìm hiểu một cách nghiêm túc và ngày càng hiểu sâu hơn, hiểu nhiều hơn về con người Việt Nam, về chiến sĩ Việt Nam, về thiên nhiên Việt Nam, về bệnh tật và cách chữa Việt Nam...


Chúng ta đã biết vận dụng vào thực tiễn Việt Nam những tri thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, những hiểu biết về khoa học quân sự Việt Nam, khoa học y học hiện đại và y học dân tộc để giải đáp các nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của quân đội đồng thời cũng đã xây dựng được những kết quả bước đầu cho nền y học quân sự Việt Nam.


Chúng ta đã không ngừng quán triệt và vận dụng quan điểm thực tiễn của Đảng, đã xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện con người và bệnh tật cụ thể mà giải quyết, triển khai mọi mặt công tác bảo đảm và xây dựng ngành. Chúng ta đã coi trọng việc học tập và kế thừa nền y học dân tộc đồng thời đã cố gắng học tập thành tựu khoa học y học trong nước và ngoài nước với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, linh hoạt, không giáo điều máy móc và cũng không bảo thủ, đơn giản.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM