Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:07:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 5369 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:05:10 pm »

Trong chiến đấu bảo vệ giao thông công tác bảo đảm quân y thường bị phân tán trên những tuyến đường dài, khó chi viện cho nhau. Vì vậy, quân y ở các trận địa bảo vệ giao thông thường được tăng cường về người và cơ số chiến thương nhiều hơn khi bảo vệ yếu địa. Khối lượng và phạm vi cấp cứu ở tuyến tiểu đoàn thường là vượt quá khá năng như quân y tiểu đoàn 1, 2 trong Đoàu A đã nhiều lần mở khí quản cho thương binh mặt hàm, lấy ống cao su thay ống Cờ-ri-za-be. Quân y tiểu đoàn 9, ngày 28 tháng bay năm 1968, đã xử trí một số nhân dân bị thương và thương binh một cách linh hoạt và đạt yêu cầu. Tổ phẫu thuật cấp cứu của trung đoàn chỉ sau 30 phút hoặc một giờ đã có mặt ở trận địa nên giúp cho tuyến trước bổ sung cấp cứu có chất lượng tạo điều kiện chuyển về tuyến sau an toàn.


Công tác cấp cứu ở sân bay là bảo đảm cho các đơn vị bảo vệ phục vụ và những đơn vị kỹ thuật của sân bay. Tổ chức biên chế quân y sân bay thường là tương đối đầy đủ, bệnh xá cũng có những cơ số cố định và dự bị được chuẩn bị trước. Sự hiệp đồng với dân y và quân y khu vực qua thực tế diễn tập và chiến đấu ngày càng có tác dụng thiết thực, giải quyết mau chóng thương binh, dân công sửa đường băng và nhân dân bị thương. Do cách đóng quân và sử dụng trang bị kỹ thuật của ta nên thương binh ở sân bay không nhiều. Việc sơ cứu và chuyển vận về bệnh xá thường hoàn thành trước từ một đến hai giờ, như trận ngày 20 tháng tư năm 1967 tại sân bay K, sau một giờ rưỡi tất cả thương binh đã về đến bệnh xá. Nhiều bệnh xá sân bay đã làm tốt công tác chống choáng và làm được nhiều phẫu thuật lớn như các vết thương thấu ở bụng, ở ngực. Một số sân bay còn được giao nhiệm vụ làm bệnh xá khu vực của các đơn vị hiệp đồng đánh máy bay địch.


Quân y sân bay còn tổ chức các tổ cấp cứu người lái, huấn luyện người lái nắm vững một số kỹ thuật cơ bản trong các tình huống xẩy ra khi chiến đấu trên không.

Hoạt động của bộ đội ra-đa thường rất phân tán, phạm vi phụ trách của một trung đoàn rất rộng. Nhờ có công sự vững chắc và ngụy trang tốt nên thương binh của ra-đa ít hơn một vài binh chủng khác. Công tác cấp cứu và vận chuyển về tuyến sau chủ yếu do đại đội đảm nhiệm toàn bộ. Tuyến sau là bệnh viện, bệnh xá quân y, dân y gần nhất. Sự giúp đỡ của y tế địa phương đã giúp các trận địa ra-đa giải quyết mau chóng thương binh. Về thuốc chiến thương, do hoạt động phân tán, nên các trận địa được trang bị nhiều cơ số dự trữ hơn các binh chủng khác.


Nhìn chung, do tính chất phân tán, cơ động, độc lập chiến đấu của các binh chủng, nên quân y quân chủng luôn nêu cao tinh thần dựa vào sức mình khắc phục khó khăn, luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ kỹ thuật trên một cấp. Quân y đại đội phải làm tốt công tác chống choáng, chọn lọc trong khi chuyển về tuyến sau hoặc tuyến sau phải chi viện, tuyến tiểu đoàn làm nhiệm vụ tuyến 2 có chất lượng, các trung đoàn độc lập phải làm một phần nhiệm vụ của tuyến 3. Dựa vào hệ thống bậc thang cấp cứu và sư giúp đỡ của nhân dân, quân y của quân chủng luôn luôn phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của tuyến mình tạo điều kiện cho tuyến sau giải quyết tiếp theo được thuận lợi.


Công tác dược chính đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của quân y một quân chủng kỹ thuật hiện đại. Việc cấp phát thuốc, trang bị vật tư bảo đảm được yêu cầu chung và riêng của từng binh chủng, từng đối tượng. Nhiều máy y học hiện đại đã được trang bị cho bệnh viện quân chủng và các đội khám tuyển cho những binh chủng kỹ thuật. Việc kết hợp chữa bệnh thuốc nam và thuốc tây đã thành một phong trào rộng rãi trong quân chủng, bệnh viện của quân chủng là nơi đã được Cục quân y tổ chức Hội nghị kết hợp đông y, tây y toàn quân lần thứ 2 (tháng năm năm 1974).


Từ năm 1966, quân y quân chủng đã mở trường đào tạo y sĩ, việc đào tạo y tá do quân y sư đoàn, binh chủng đảm nhiệm. Trong bốn năm từ 1965 đến 1968, trường y sĩ đã hoàn thành được bốn khóa cung cấp mấy trăm y sĩ cho quân chủng và các quân chủng bạn. Để phục vụ quân y các đặc chủng, nhiều cán bộ chuyên khoa về y học hàng không, dinh dưỡng, xét nghiệm... đã được đào tạo. Năm 1967, quân y quân chủng tổ chức hội nghị y tá giỏi nhằm bồi dưỡng đội ngũ cơ sở của quân y về nghiệp vụ và tinh thần phục vụ.


Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ 18 đếu 29 tháng mười hai năm 1972) đế quốc Mỹ đã tổ chức chiến dịch tập kích đường không chiến lược, dùng máy bay B52 đánh phá dã man nhiều nơi trên miền Bắc nước ta. Các lực lượng chiến đấu của quân chủng đã cùng với quân và dân miền Bắc đập tan đợt tiến công lớn nhất bằng không quân của đế quốc Mỹ.


Trong đợt này, máy bay địch thường hoạt động chủ yếu về ban đêm. Do chiến thuật ném bom rải thảm, nên cơ cấu vết thương cũng phức tạp hơn trong các đợt trước, tỷ lệ thương binh bị sức ép và vùi lấp cao.


Tuy có khó khăn, nhất là cấp cứu ban đêm, nhưng tuyến một đã kết hợp với dân quân đào bới, cứu chữa thương binh trong các hầm bị sập, như tiểu đoàn 4, trung đoàn 2 chỉ trong hai giờ đã sơ cứu hết thương binh và đưa về tuyến sau. Tuyến trung đoàn, sư đoàn đã cho các tổ cấp cứu bổ sung cho tuyến một, như trong đêm 24 tháng mười hai, khi vừa dứt tiếng bom thì tổ cấp cứu sư đoàn đã có mặt ở trận địa. Các bệnh xá của quân chủng đã nhận và xử trí hết thương binh, kể cả thương binh của các đơn vị khác và đã chú trọng theo dõi, rút kinh nghiệm về phương pháp giải quyết hội chứng vùi lấp. Các tuyến phía trước đã bổ sung kịp thời việc cấp cứu ban đêm, tổ chức các đội cứu sập hầm, nắm lại sơ đồ hầm hào và huấn luyện cấp tốc cho bộ đội kỹ thuật hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Các tuyến trên nắm chắc tình hình địch đánh phá, sẵn sàng và linh hoạt chi viện cho dưới, triển khai các tổ phẫu thuật làm được các phẫu thuật khẩn cấp ngay tại trận địa. Đó là nội dung mà quân y các đơn vị đã kịp thời rút kinh nghiệm trong mấy ngày đầu, từ đó việc cấp cứu trong những ngày sau càng tốt hơn, cùng với quân chủng góp phần với toàn thế quân và dân miền Bắc phá tan cuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ.


Từ một tổ chức quân y nhỏ bé với 5 bác sĩ và vài chục y sĩ, quân y quân chủng phòng không - không quân đã được xây dựng thành một tổ chức quân y tương đối hoàn chỉnh của một quân chủng kỹ thuật hiện đại với nhiều cán bộ nắm được kỹ thuật quân y hàng không và nhiều binh chủng kỹ thuật khác, đáp ứng được yêu cầu về quân y của quân chủng trong chiến đấu và xây dựng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:06:41 pm »

8. Trưởng thành của quân y vận tải quân sự chiến lược.

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cán bộ chiến sĩ Đoàn Quang Trung đã xây dựng nên một tuyến đường vĩ đại nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn ngày đêm tiếp sức cho mặt trận phía trước đánh liên tục, đánh mạnh giành thắng lợi vang dội.


Đường vận chuyển chiến lược nằm dọc tây và đông Trường Sơn, có nhiều binh chủng hợp thành và luôn luôn phải đối phó với mọi thủ đoạn đánh phá của đế quốc Mỹ. Tại đây, đã diễn ra một cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, một cuộc đọ sức giữa lòng dũng cảm, trí thông minh của quân và dân ta với bom đạn và các phương tiện chiến tranh hiện đại của giặc Mỹ. Cắt đứt giao thông ngăn chặn hậu phương tiếp sức cho tiền tuyến luôn luôn là một âm mưu chiến lược, mà kẻ thù đã ra sức thực hiện suốt cả thời kỳ xâm lược.


Địa bàn hoạt động của tuyến là vùng rừng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài, đầu mùa hè ở sườn phía đông chịu ảnh hưởng của gió tây nam nóng khô. Trong rừng rậm và dọc các đường của tuyến có nhiều muỗi sốt rét trong đó có hai loại chính là A. Mini-mus và A. Balabaoencis và cũng có nhiều ổ dịch thiên nhiên như sốt mu, sốt vàng da, soắn trùng mảnh v.v...


Trong chiến tranh đặc biệt, công tác quân y phục vụ bộ đội Đoàn Quang Trung đã được xây dựng và ngày càng lớn mạnh. Từ năm 1964-1965 tổ chức quân y đã có thêm nhiều cán bộ chỉ đạo và nhiều cán bộ kỹ thuật. Các phân đội và các cơ sở kỹ thuật cũng được hình thành, bệnh viện đầu tiên của Đoàn được thành lập1 (Năm 1965 thành lập bệnh viện nhỏ đến năm 1969 thành bệnh viện loại B) trên cơ sở một bệnh xá của ngành giao thông vận tải. Các tuyến giao thông đều có bệnh xá tổ chức tương đối lớn từ 100 đến 200 giường, có từ 2 đến 3 bác sĩ và nhiều đội phẫu thuật. Đến năm 1967, nhiều bệnh xá đã chuyển thành bệnh viện. Đội vệ sinh, phòng dịch của Đoàn cũng được thành lập nằm 1965. Về tổ chức huấn luyện, các binh trạm đã mở các lớp y tá cứu thương, ở Đoàn đã có trường quân y sĩ bổ túc y tá lên y sĩ và đào tạo dược tá.


Nhằm đáp ứng các nhiệm vụ cơ bản của Đoàn, quân y có nhiệm vụ bảo đảm cho công tác vận chuyển chiến lược, công tác giao liên, phục vụ bộ đội hành quân và chuyển thương chiến lược.

Công tác bảo vệ sức khỏe giữ vững số quân công tác và chiến đấu đã được Bộ tư lệnh Đoàn hết sức quan tâm trong hoàn cảnh sinh hoạt khó khăn, việc triển khai công tác 4 tốt bảo vệ sức khỏe đã được, cán bộ quân chính và hậu cần vận dụng phù hợp với yêu cầu chiến đấu. Bên cạnh hầm hào đã có 70% số đơn vị có nhà ở, có các công trình vệ sinh. Phong trào tăng gia tự túc rau xanh và thịt đã được phát động trong toàn Đoàn, tiểu đoàn lái xe 900 và các đơn vị khác tuy lưu động trên đường trong hai tháng đã thu hoạch được hàng ngàn ki-lô-gam rau cải góp phần cải thiện bữa ăn.


Việc bảo vệ sức khỏe cho ngươi lái xe là một trong các mặt công tác quan trọng của Đoàn. Công tác vận chuyển chi viện cho chiến trường phải thông qua việc hợp đồng rất chặt chẽ của nhiều lực lượng, phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của nhiều binh chủng hợp thành trong đó bộ đội lái xe là lực lượng vận chuyển cơ giới xung kích. Vì vậy, bảo đảm số quân khỏe cho bộ đội lái xe có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng vận chuyển. Lái xe là một công tác đòi hỏi cường độ cao, căng thằng liên tục trong điều kiện địch đánh phá ác liệt. Một đêm lái xe trên tuyến đường này là một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt mà người chiến sĩ lái xe phải xử trí bằng cả sức chân tay và trí óc. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho cơ thể và thần kinh mệt mỏi, ngoài ra các yếu tố độc hại như bụi, nhiệt độ, xăng chì v.v... cũng tác động nhiều đến sức khỏe. Bộ đội lái xe thường phải nghỉ việc vì sốt rét và mệt mỏi, do thiếu rau và thần kinh căng thẳng nên cũng hay bị táo bón và mất ngủ.


Trong một thời gian dài, nhiều cán bộ quân y đã cùng đi, cùng ăn, cùng ngủ với bộ đội lái xe, từ cuộc sống chiến đấu thực tế đã góp phần quan trọng xây dựng các chế độ công tác, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí cho anh em lái xe trong Đoàn. Công tác nuôi quân đã bảo đảm cho lái xe ăn no, đủ chất, có rau xanh với các bữa chính, bữa phụ về đêm, phân chia bữa ăn cho thích hợp với điều kiện lái xe đi ban đêm, nghỉ ban ngày1 (Khẩu phần ăn của bộ đội lái xe được phân chia ra các bữa như sau: bữa sáng (7, 8 giờ): 40%, bữa chiều (15 giờ): 30%, bữa phụ mang theo xe: 10%, bữa phụ nóng đêm khi về: 20%). Để giải quyết vấn đề ngủ, nghỉ, tắm giặt, trong Đoàn đã có phong trào chống tư tưởng ăn ở tạm bợ, luộm thuộm, trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt vẫn xây dựng một cuộc sống đàng hoàng, vui tươi, có tạm đủ các tiện nghi sinh hoạt. Các đơn vị xe đã có đủ lán trại, có hầm hố, có cột mắc võng, có cả giường nằm, có liếp che ánh sáng để dễ ngủ ban ngày, có đủ nước tắm giặt, có sân bóng chuyền... Để máy bay địch không phá rối được giấc ngủ của lái xe, nhiều đơn vị đã làm nhà âm xuống đất hoặc ở trong hang. Quân y các đại đội xe quản lý chặt chẽ hai bệnh thường làm giảm số quân công tác là sốt rét và mệt mỏi. Đối với sốt rét, quần y trực tiếp cho anh em bị tái phát uống thuốc, phun DDT tất cả lán trại, hầm hào, chống đốt khi ngồi trong ca-bin và nhất là khi dừng lại chờ đợi hay bốc rỡ hàng.


Do được quan tâm đầy đủ và tổ chức thực hiện càng tốt, nên sức khỏe của bộ đội lái xe được tăng cường rõ rệt, có nhiều đơn vị mặc dầu làm nhiệm vụ liên tục ở vùng sốt rét lưu hành, địch đánh phá ác liệt vẫn bảo đảm số lái xe khỏe làm việc hàng ngày lên tới hơn 98%, sốt rét nghỉ việc hàng ngày còn 1,32 % và mệt mỏi nghỉ việc cùng xuống rất thấp, hàng ngày chỉ còn 0,38%.


Lực lượng nữ chiếm khoảng 1/6 số quân của tuyến đường và là một lực lượng lao động và chiến đấu đáng kể. Chị em đã góp phần quan trọng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Do điều kiện sinh hoạt và chiến đấu, thường bị một số bệnh phụ khoa như viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài, rối loạn kinh nguvệt. Các binh trạm đã chú ý giải quyết chỗ vệ sinh tắm giặt, có máng dẫn nước về tận nơi, phân công hợp lý những người đang có kinh nguyệt và tổ chức điều trị hướng dẫn về giữ gìn vệ sinh phụ nữ cho chị em.


Công tác chống sốt rét cũng là một nội dung quan trọng đề bảo vệ sức khỏe và giữ vững số quân. Trong những năm từ 1967-1968 trở đi, việc chống sốt rét đã có nền nếp. Song song với việc cải thiện đời sống, ở tất cả các đơn vị đã có phong trào điều trị đột kích liên tục, sâu rộng, toàn diện (ăn uống, thuốc, chống đốt v.v....) nhằm trả nhanh, nhiều quân số về đơn vị trong một thời gian ngắn. Do quán triệt được tầm quan trọng của công tác chống sốt rét, tất cả mọi lực lượng của đơn vị đều cùng quân y tham gia tích cực chống sốt rét nên các đơn vị đã điều trị và trả về chiến đấu cho hàng vạn cán bộ, chiến sĩ. Từ đó, nhiều binh trạm đã hạ thấp rất nhanh tỷ lệ sốt rét.


Những kết quả trên đã gây lòng tin tưởng cho bộ đội là có thể phòng chống sốt rét tốt bằng các biện pháp diệt muỗi chống đốt, cải thiện ăn uống và uống thuốc theo đúng như hướng dẫn của quân y.

Công tác bảo đảm quân y cho những cuộc hành quân nổi tiếng tăng cường lực lượng cho chiến trường ngày càng được củng cố, chất lượng phục vụ đã chuyển biến rõ rệt. Với tinh thần xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, trên đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, quân y đoàn Quang Trung đã cùng các ngành cần vụ khác bảo đảm cho nhiều binh đoàn lớn có trang bị hiện đại, hành quân bộ, hành quân cơ giới đi đến khắp các chiến trường với số quân khỏe ngày một cao, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ nặng nề nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, bảo đảm sức người, sức của đến được chiến trường ngày một nhiều, giải quyết kịp thời các yêu cầu chiến đấu trong tình hình chiến tranh ngày càng phát triển về quy mô và cường độ.


Công tác bảo đảm sức khỏe thu bộ đội hành quân ngày càng có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành ngay từ lúc đơn vị chuẩn bị, từ nơi luyện tập, xuất phát và suốt dọc đường hành quân đến nơi tập kết giao quân. Từ cuối năm 1967, hệ thống các trạm giao liên được củng cố, các nơi đón quân và trú quân đã có các công trình vệ sinh, nhất là hố tiêu và nguồn nước, có sẵn bếp Hoàng Cầm, có cọc mắc võng căng tàng, nhiều trạm đã có lán có giường nằm cho những anh em yếu mệt. Khi mỗi đoàn hành quân đến trạm, quân y của trạm phổ biến nội quy vệ sinh phòng bệnh, phòng chống sốt rét và nội quy phát hiện người ốm để đưa đi điều trị kịp thờí, do khâu thực hành vệ sinh ở trạm trú quân đã tiến bộ, người ốm được điều trị sớm không phải cáng người ốm đi theo đoàn. Cung độ, khoảng cách giữa các trạm giao liên cũng được sắp xếp tiện cho việc hành quân; nói chung, mỗ trạm cách khoảng 6,7 tiếng, đi bộ từ 6 giờ đến 13, 14 giờ đến trạm trú quân. Cách từ ba đến bốn trạm có tổ chức một bệnh xá, hoặc bệnh viện để thu dung điều trị cho đén khỏi những thương binh, bệnh binh trên đường hành quân. Nhờ có tổ chức phòng bệnh, điều trị, giải quyết tốt khâu ăn, ở vệ sinh, kết hợp việc cải tiến công tác nuôi quân, số quân ốm giảm hẳn, và có nhiều đơn vị đến trạm cuối cùng với số quân khỏe khoảng 90%, số anh em ốm nằm lại các cơ sở điều trị dọc đường được tập trung điều trị và bồi dưỡng nên một thời gian sau lại tiếp tục hành quân.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #82 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:07:41 pm »

Trong những công tác vận chuyển chiến lược, cuộc chiến đấu với không quân của đế quốc Mỹ đã diễn ra gay go ác liệt. Với quyết tâm cao, các lực lượng cao xạ đã thực hiện "địch đến ta đánh", các lực lượng công binh và các lực lượng vận tải với khẩu hiệu "địch phá ta sửa, đường ta, ta cứ đi", các lực lượng thông tin với quyết tâm không để ngừng mạch máu giao thông. Và ngày đêm, không hề vắng bóng các chiến sĩ ta ở các trọng điểm. Vì vậy, công tác cấp cứu, điều trị thương binh ở cả trên các tuyến đường và ở các trong điểm cũng góp phần quan trọng bảo vệ lực lượng ta, bảo vệ tuyến đường vận chuyển. Qua thực tiễn chiến đấu, công tác tổ chức chỉ huy cấp cứu, hạn chế thương vong đã là một công tác chiến đấu thực sự do cán bộ chỉ huy đường dây trực tiếp đảm nhiệm, theo phương hướng:

- Tích cực tìm mọi biện pháp có hiệu quả để chủ động hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ thương vong, bảo vệ số quân chiến đấu luôn được quán triệt vào phương án tác chiến của cán bộ chỉ huy. Trong khi vượt trọng điểm, cán bộ nắm chắc quy luật đánh phá của địch, thời cơ an toàn nhất, tình hình cầu đường, tình hình hành quân của đơn vị. Trong sửa chữa đường, ở hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm chống lầy tốt, độ dốc đạt yêu cầu cho xe lên xuống, có chỗ tránh, mặt đường không có ổ gà quá to, quá sâu để xe có thể nhanh chóng vượt qua trọng điểm. Các chiến sĩ lái xe luôn đề cao kỷ luật, nghiêm túc, triệt để chấp hành mệnh lệnh hành quân nhất là khi vượt trọng điểm trong mọi tình huống lấy nguyên tắc cao nhất là không để ùn tắc. Lực lượng công binh sửa đường, thường tranh thủ nhanh chóng rải tạo cấp tốc địa hình làm chỗ ẩn nấp rồi mới làm việc. Có lần địch dùng B.52 ném bom toa độ trúng khu vực sửa đường nhưng nhờ có hầm hố và lợi dụng kênh, rãnh thoát nước để ẩn nấp nên không ai bị thương vong, lực lượng cao xạ luôn phát huy mạnh mẽ tác dụng đánh địch bảo vệ đồng đội đang sửa đường hoặc vượt trọng điểm buộc kẻ địch không thực hiện được âm mưu đánh phá theo ý định.


- Tăng cường công tác quân y đại đội, tiểu đoàn và mở rộng phạm vi cứu chữa.

Việc vận động quần chúng, cán bộ, chiến sĩ tự cứu và cứu lẫn nhau đã trở thành một nội dung lãnh đạo thường xuyên cấp thiết của các chi bộ đại đội. Cán bộ chiến sĩ tranh thủ giờ nghỉ để ôn tập, thực hành năm kỹ thuật cấp cứu. Quân y vừa hướng dẫn cụ thể vừa rút kinh nghiệm các trận đánh trước, nêu các trường hợp cụ thể nhờ có tự cứu và cứu lẫn nhau mà nhiều đồng chí bị thương nặng được cứu sống. Việc bảo quản tốt cuộn băng cá nhân và thường xuyên mang trong người ở một chỗ thống nhất dễ tìm là một quy định của các lực lượng trên mặt đường.


Tổ chức quân y đại đội được tăng cường theo yêu cầu chiến đấu, các đại đội công binh độc lập có y sĩ, trung đội có y tá, cứu thương. Các tiểu đoàn xe phần đông đã có hai y sĩ thay phiên hành quân theo đơn vị, một số tiểu đoàn khác đã tập trung bồi dưỡng cho một hai y tá có khả năng cấp cứu ngoại khoa chiến thương để thay y sĩ. Các đại đội xe có từ hai, ba y tá phân công hành quân theo đơn vị. Vị trí của quân y trong đội hình xe thường ở giữa hay cuối đơn vị. Trường hợp có thương binh nếu là nhẹ thì tiếp tục vượt trong điểm về căn cứ hoặc đội phẫu thuật của tuyến nếu là thương binh nặng thì chuyển tới tổ phẫu thuật cấp cứu của trọng điểm.


Do thực tiễn chiến đấu trên tuyến đường, từ lâu việc cứu chữa ở đại đội, tiểu đoàn được mở rộng, cụ thể là tăng cường chữa choáng, tiêm thuốc kháng sinh loại thải trừ chậm, tiến hành những biện pháp xử trí tối khẩn cấp như: cố định lưỡi, mở khí quản, chọc phế mạc, giải phóng giây garô bằng cách kẹp hoặc thắt mạch máu, cắt cụt đơn giản khi chi gần bị đứt hẳn.


- Tăng cường tổ phẫu thuật cấp cứu lưu động cho tiểu đoàn công binh ở bên kia trọng điểm để kịp thời xử trí những trường hợp do điều kiện chưa có phương tiện chuyển hoặc tắc đường, đã giải quyết về cơ bản những khó khăn của các đơn vị này khi có thương binh. Tổ này biên chế và trang bị gọn nhẹ có một quân y sĩ có khả nảng làm được các phẫu thuật cấp cứu, hai ba y tá và bốn cáng thương phối thuộc với đơn vị công binh, có nhiệm vụ giải quyết thương binh cho tất cả lực lượng ở trọng điểm. Vị trí của tổ này thường đặt ở gần cột ba-ri-e và có giây nói với các đơn vị. Sau khi xử trí xong hết sức tranh thủ vận chuyển, không giữ thương binh.

Ngoài ra, để xử trí có chất lượng và giảm bớt các tuyến trung gian, các đội phẫu thuật lưu động thường tiếp cận các trọng điểm, trong điều kiện địa hình cho phép rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển từ trọng điểm về đội phẫu thuật, ở đây có khả năng giải quyết được nhiều phẫu thuật cơ bản gần như đội điều trị và giữ lại một số thương binh ổn định rồi mới chuyển về tuyến sau.


Công tác chuyển thương chiến lược là một mặt của công tác quân y và cũng là một nhiệm vụ của công tác giao thông vận tải quân sự trên tuyến đường Trường Sơn. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, quân y các binh trạm đã xây dựng công tác chuyển thương chiến lược ngày một tốt hơn, thông suốt và an toàn trong điều kiện địch đánh phá rất ác liệt. Các hệ thống tổ chức quân y phục vụ công tác chuyển thương ngày càng được kiện toàn. Tiêu chuẩn phân loại thương binh và các chế độ nghiệp vụ đã được nghiên cứu bổ sung qua các đợt rút kinh nghiệm. Công tác chuyển thương chiến lược của tuyến đường đã góp phần tích cực vào công tác chuyển thương chiến dịch và chuyển thương khu vực, tạo điều kiện cho các cơ sở cứu chữa tập trung vào nhiệm vụ phục vụ thương binh, bệnh binh được thuận lợi. Trên đường vận chuyển đã hết sức tranh thủ chuyển thương cơ giới, tận dụng chuyển thương thô sơ, chú ý xây dựng các trạm chuyển thương chuyên trách vững mạnh toàn diện, làm cơ sở nâng cao chất lượng chuyển thương, thực hành được yêu cầu kỹ thuật: Quá trình chuyển thương là quá trình liên tục điều trị.


Nhờ những biện pháp tích cực trên nhiều mặt, đặc biệt là nhờ những biện pháp tổ chức và kỹ thuật, nên quân y đã cùng bộ đội giao thông vận tải quân sự chuyển được hết, chuyển an toàn một khối lượng lớn thương binh, bệnh binh vượt qua hàng ngàn ki-lô-mét, vượt qua Trường Sơn hiểm trở, vượt qua các mùa mưa nắng, phục vụ đắc lực cho các chiến trường.


Hơn mười lăm năm chiến đấu và phục vụ của bộ đội đoàn Quang Trung là một bản hùng ca lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Những cán bộ chiến sĩ quân y của Đoàn đã từng lăn lộn với bộ đội từ năm 1959 cũng được mang niềm vinh dự đó. Phục vụ trên tuyến đường vận chuyển chiến lược dài hàng ngàn ki-lô-mét, nơi mà đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hủy diệt suốt dọc tuyến đường, ngành quân y đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, luôn bám sát bộ đội, tận tình với thương binh, bệnh binh, tận nghĩa với chiến trường, góp phần hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển chiến lược của Đoàn. Trong suốt hơn mười lăm năm phục vụ và chiến đấu, nhiều đơn vị và cán bộ chiến sĩ quân y đã có thành tích xuất sắc, trong Đoàn đã có một đơn vị anh hùng1 (Đội điều trị 14) và hai anh hùng là quân y2 (Đồng chí Trần Hành, bác sĩ, đồng chí Lê Văn Đính, bác sĩ).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #83 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 08:56:23 pm »

9. Quân y Quân khu 4 phục vụ bộ đội đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Quân khu 4 gồm có ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh. Là nơi tiếp giáp giữa hai miền Nam, Bắc nước ta, là cửa ngõ đi vào miền Nam và sang nước bạn Lào nên Quân khu 4 đã trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mặt giáp mặt với quân thù và luôn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu thủ đoạn khiêu khích phá hoại của địch.


Quân khu 4 có hình thể dài, hẹp, có giới tuyến và khu phi quân sự sát sông Bến Hẫi, có bờ biển dài 367km. Phía tây có rừng rậm núi cao, giáp với Trung Lào có biên giới chung hơn 700km. Sông ngòi nhiều thường cắt ngang đường bộ, về mùa nước lớn dễ gây tắc giao thông, chia cắt địa hình quân khu không những trong chiến tranh mà ngay cả trong hòa bình.


Về khí hậu Quân khu 4 có hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng ba đến tháng tám gió tây nam, nắng gắt, nhiệt độ từ 28 - 30° và mùa mưa sương mù nhiều, mây thấp, độ ẩm cao, mưa kéo dài nhiều ngày sinh ra lũ lụt nhất là từ tháng chín, mười, mười một. Ngay các tình trong quân khu khí hậu cũng đã có nhiều chỗ khác nhau, Quảng Bình, Vĩnh Linh mưa nhiều hơn Nghệ An, Hà Tĩnh. Riêng vùng núi giáp Lào từ tháng năm đến tháng mười là mùa nước lũ lớn, trái hẳn quy luật thời tiết của Quân khu 4.


Tình hình địa lý khí hậu ở Quân khu 4 đã tạo nên thế chia cắt quân khu ra nhiều khu vực khác nhau không những gây khó khăn về giao thông vận tải chuyển thương mà còn gây nhiều khó khăn trong bảo vệ sức khỏe và bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật trong thời bình cũng như trong chiến tranh.


Về y tế, đến năm 1964-1965, các xã đều đã có tổ chức y tế, các bệnh xá khu vực, bệnh viện huyện, tỉnh đã được tăng cường về trang bị và cán bộ kỹ thuật. Trung bình đã có 1 bác sĩ phục vụ cho 2.250 người dân, 81% xã ở Quảng Bình đã có y sĩ, 100% xã ở khu vực Vĩnh Linh đã có từ 1 đến 2 y sĩ. Các tỉnh trong quân khu có 40 bệnh viện với khoảng 3.000 giường điều trị. Nhiều bệnh viện huyện đã có bác sĩ chuyên khoa về chấn thương và nhiều chuyên khoa khác. Trong phạm vi huyện, có tổ chức các bệnh xá cụm (mỗi bệnh xá cụm cho 3-4 xã) do y sĩ các xã thay phiên nhau phụ trách, có sự chi viện về trang bị kỹ thuật của huyện. Các bệnh xá cụm chủ yếu làm phẫu thuật khẩn cấp và chống choáng. Tổ chức y tế nói chung đã phát triển mạnh, rộng, đều khắp nhất là ở khu vực Vĩnh Linh nên đã cùng với tổ chức quân y tạo thành một mạng lưới rộng khắp bảo đảm cấp cứu cho quân và dân Quân khu 4. Trong chiến tranh có thể nói ở đâu có người bị thương ở đó có cấp cứu mà điển hình là nhân dân Vĩnh Linh, nơi địch đánh phá có tính chất hủy diệt, đã đào hàng chục ki-lô-mét giao thông địa đạo, đã tổ chức được một hệ thống cấp cứu chuyển thương trong khu vực từ sông Bến Hải về phía sau. Lịch sử chiến đấu của quân khu ghi công những bà mẹ Hà Tĩnh đã chữa chạy chăm sóc trong nhà mình nhiều thương binh và 72 cô gái Cầu Giát (Nghệ An) đã thường xuyên bám trọng điểm để cấp cứu người bị thương.


Tất cả những cơ sở và những điều kiện trên là chỗ dựa vững chắc và là nguồn cố vũ lớn đối với công tác quân y trong những năm chiến tranh phá hoại.

Năm 1964-1965, trước nguy cơ sụp đổ của bọn tay sai, đế quốc Mỹ đã phát động chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nước ta. Ngay từ ngày 5 tháng tám năm 1964, chúng đã đánh phá một số địa điểm trong Quân khu 4. Từ ngày 7 tháng hai năm 1965, đế quốc Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại bắt đầu từ Quân khu 4 rồi leo thang dần ra toàn miền Bắc. Đất nước ta từ trạng thái nửa nước có chiến tranh, nửa nước có hòa bình đã chuyển sang trạng thái cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau. Quân khu 4 lại càng thực sự trở thành tiền tuyến của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam và của Trung, Hạ Lào. Cùng một lúc các lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 4 thực hiện bốn nhiệm vụ trên ba chiến trường đánh với ba đối tượng khác nhau cùng với những đặc điểm chính trị, kỉnh tế, địa lý khác nhau.


Để phục vụ bộ đội quân khu chiến đấu thắng lợi, ngành quân y có nhiệm vụ bảo đảm trong chống chiến tranh phá hoại, trong bảo đảm giao thông vận tải và trong tác chiến của bộ đội ở các chiến trường kế cận.


Từ năm 1964, tổ chức quân y của quân khu đã phát triển nhanh chóng. Không kể quân y các sư đoàn, tỉnh đội, lực lượng trực thuộc quân khu đã từ một bệnh viện lên ba bệnh viện, mười một đội điều trị và nhiều đội phẫu thuật cơ động. Quân khu cũng được tăng cường nhiều cán bộ chỉ đạo về tổ chức và kỹ thuật1 (Các bác sĩ Nguyễn Sĩ Quốc trưởng phòng Phòng quân y quân khu, bác sĩ Trịnh Văn Khiêm, phó trưởng phòng quân y và bác sĩ Vũ Tam Hoán, chuyên viên chấn thương, viện trưởng Viện quân y 4).


Trong một thời gian chiến tranh phá hoại, trên cơ sở bố trí các phân đội quân y kết hợp với mạng lưới dân y, trên địa bàn quân khu đã hình thành các khu vực cấp cứu điều trị.

1. Khu vực phía nam quân khu

- Từ nam Lệ Thủy vào Vĩnh Linh gồm các đội điều trị của quân khu và của các đơn vị chiến đấu ở mặt trận Bắc Quảng Trị như các đội điều trị 43, 44, 48, 83 làm nhiệm vụ tuyến sau của các đơn vị chiến đấu ở khu vực Vĩnh Linh và bảo đảm số thương binh, bệnh binh của chiến trường đi qua.

- Từ nam Gianh vào bắc Long Đại gồm có viện quân y 41, đội điều trị 13. Viện 41 là tuyến sau của đội điều trị ở Trị Thiên và Vĩnh Linh, cùng với đội điều trị 13 điều trị có chất lượng và chuyên khoa cho các đơn vị của Bộ hoạt động tại khu vực.


2. Khu vực Hà Tĩnh.

Gồm có Viện quân y 46 là bệnh viện khu vực làm nhiệm vụ điều trị có chất lượng và chuyên khoa cho số thương binh, bệnh binh ở chiến trường chuyển ra theo tuyến đường Đoàn Quang Trung về là tuyến sau của bộ đội công hinh, vận tải... làm nhiệm vụ ở phía tây Quảng Bình, Hà Tĩnh. Trong khu vực này còn có đội điều trị 45.


3. Khu vực Nghệ An.

Gồm có Viện quân y 4 và các đội điều trị 19, 42, Viện 4 là truyến sau của các đội điều trị 19, 42, các đơn vị chiến đấu trong khu vực và là bệnh viện tuyến cuối cùng của toàn quân khu nhất là trong những năm 1967 - 1968, việc chuyển thương ra tuyến của Cục quân y gặp nhiều khó khăn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #84 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 08:57:58 pm »

Như vậy, với các cơ sở điều trị bố trí ở các khu vực nói trên, làm nhiệm vụ bệnh viện khu vực tuyến sau của khu vực đó, cứu chữa thương binh, bệnh binh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đặc biệt là khi chuyển vận khó khăn, đều có khả năng bảo đảm được các phẫu thuật lớn và chuyên khoa. Các đội điều trị với tính chất cơ động trong một khu vực nhất định làm tuyến sau cho các tiểu đoàn, trung đoàn ở các trọng điểm thường có nhiều thương binh làm cho việc cấp cứu được sớm hơn do tiếp cận trọng điểm trong phạm vi cho phép, đường chuyển thương được rút ngắn. Trên địa bàn quân khu do yêu cầu phục vụ chiến đấu khác nhau nên quy mô tổ chức đội điều trị có khác nhau. Như ở Vĩnh Linh sát với chiến trường, có đội điều trị tuyến 1 có 100 giường làm nhiệm vụ cấp cứu thu dung theo từng hướng chiến đấu và chuyển vận về tuyến 2. Đội điều trị tuyến 2 có từ 200 đến 300 giường là tuyến sau của đội điều trị tuyến 1, điều trị đến khỏi các thương binh, bệnh binh nhẹ, một phần thương binh, bệnh binh vừa và chuyển về tuyến sau là các viện quân y. Ở các khu vực khác, các đội điều trị có 200 giường và trong lúc địch đánh phá ác liệt (giữa năm 1968) có nhiều thương binh, chuyển thương khó khăn nên một số đội điều trị đều tách làm đôi để dễ tiếp cận khu vực trọng điểm đánh phá của địch, với quy mô 100 giường trong thực tế tỏ ra thích hợp, cơ động tương đối nhanh và dễ bố trí.


Ngoài ra, quân khu còn tổ chức các tổ phẫu thuật sẵn sàng cơ động đến nơi bị địch đánh phá xa các cơ sở cấp cứu. Các tổ phẫu thuật này lấy từ các viện quân y, cáo đội điều trị, các đại đội quân y trung đoàn, các tiểu đoàn quân y sư đoàn. Các tổ phẫu thuật đã phát huy tác dụng quan trọng khi địch đánh phá ác liệt, chuyển thương khó khăn, góp phần làm cho mạng lưới cấp cứu quân y, dân y thêm hoàn chỉnh. Với khu vực Vĩnh Linh, các tổ phẫu thuật rất phù hợp với cách đánh của các phân đội nhỏ, mũi nhọn thọc sâu.


Trên mặt trận giao thông vận tải, đã diễn ra một cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt giữa quân và dân Quân khu 4 với đế quốc Mỹ. Là một công tác trung tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, liên tục trong chiến tranh phá hoại, giành dật từng ngày với địch, giao thông vận tải Quân khu 4 được tăng cường gấp bội, về người, về phương tiện, cả đường bộ, đường thủy. Lực lượng công binh cả ba thứ quân, lực lượng thanh niên xung phong, công nhân cầu đường cùng với nhân dân địa phương đã vượt qua nhiều hy sinh gian khổ làm hàng vạn ki-lô-mét đường, sáng tạo nhiều biện pháp khắc phục bom từ trường, bom nổ chậm nhằm thông đường, thông bến với khẩu hiệu địch phá, ta sửa ta đi, đường không thông, không tiếc công, tiếc của.


Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, quân y các lực lượng phòng không, công binh, đoàn xe..., đã cùng với tổ chức y tế từng địa phương ngày đêm lăn lộn với từng trậu địa, từng trọng điểm để bảo vệ sức khỏe và cấp cứu thương binh.


Ở tuyến đại đội, mặc dầu địch đánh phá liên tục, nhiều đợt cả ngày và đêm, mức độ ác liệt, có lúc nhiều thương binh, các đồng chí y tá cứu thương luôn tranh thù củng cố hầm cấp cứu, bổ sung bông băng cho cán bộ, chiến sĩ, hợp đồng chặt chẽ với y tế thôn xã. Ở các nơi bị đánh phá, thường việc cấp cứu thương binh được giải quyết nhanh gọn, hầu hết thương binh được cấp cứu trước 1 giờ sau khi bị thương, tỷ lệ do quân y, y tế băng bó gần được 40% tập trung vào thương binh nặng, vừa.


Ở tuyến tiều đoàn, khối lượng và mức độ cấp cứu thường là vượt quá khả năng, nhất là ở các tiểu đoàn pháo cao xạ độc lập và tên lửa xa sự chi viện của tuyến sau. Ngoài việc kiểm tra, bổ sung cấp cứu, tuyến tiểu đoàn phải làm các phẫu thuật khẩn cấp, như các tiểu đoàn 1, 2 cao xạ đã mở khí quản nhiều lần và đã cứu sống được nhiều thương binh. Có đơn vị như tiểu đoàn 92 trong ngày 28 tháng bẩy năm 1968 tại xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, bị đánh nhiều đợt, số người bị thương cả quân và dân tương đối nhiều trong đó 1/3 là bị thương nặng, nhưng phối hợp với y tế giải quyết xong ngay trong ngày hôm đó.


Ở tuyến trung đoàn, thông thường chỉ 30 phút sau khi địch đánh phá ở một địa điểm, tổ cấp cứu của quân y trung đoàn đã có mặt, nhất là những nơi bị đánh phá ác liệt có nhiều thương binh. Các trung đoàn chiến đấu ở Hà Tĩnh, Quảng Bình bảo vệ những chốt quan trọng như Đồng Lộc, Tùng Cốc, Địa Lợi, Xuân Sơn, Can Lộc, Linh Cảm, Đá Đẽo, Ka Tang, Khe Ve, thường xuyên có các tổ cấp cứu xuống các trận địa giải quyết đưa thương binh nhẹ về trạm trung đoàn, thương binh nặng đi tuyến sau, làm cho tuyến tiểu đoàn có điều kiện củng cố chuẩn bị cho các trận đánh sau. Ở các trung đoàn tên lửa tuy các trận địa ở xa nhau, nhưng các tổ cấp cứu cũng có mặt sớm tại các khu vực bị đánh phá như trận đêm 19 tháng bảy năm 1968 ở Đại Thành mặc dầu đêm tối nhưng chỉ 30 phút sau tất cả thương binh đã được về trạm quân y trung đoàn.


Các tổ cấp cứu là các mũi nhọn xung kích của quân y trung đoàn, có tác dụng thiết thực giải quyết nhanh gọn và có chất lượng nhất định thương binh ở các trận địa. Trong suốt thời gian chống chiến tranh phá hoại, nhiều tổ cấp cứu đã đạt những thành tích xuất sắc vì tinh thần trách nhiệm với đồng đội và tinh thần hy sinh vì nhiệm vụ.


Ở tuyến sư đoàn, tiểu đoàn quân y tổ chức thành đội phẫu thuật thường triển khai ở hướng có trọng điểm, hoặc tăng cường đưa kỹ thuật xuống trung đoàn, kịp thời phẫu thuật có chất lượng và bệnh xá thu dung chữa đến khỏi thương binh nhẹ đi thẳng từ trận địa về và thương binh vừa, làm các phẫu thuật khẩn cấp cho thương binh rồi chuyển về các tuyến bệnh viện. Tuyến bệnh xá còn là nơi huấn luyện cán bộ nhất là về ngoại khoa để bổ sung thay thế cho quân y trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội.


Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh và đặc biệt là khu vực Vĩnh Linh đã trải qua những thử thách lịch sử và trưởng thành toàn diện và vững chắc. Lịch sử chiến đấu của Quân khu 4 cũng ghi lại những thành tích phục vụ và những gương hy sinh quên mình vì thương binh, vì đồng bào của các chiến sĩ quân y và dân y.


Vĩnh Linh, vị trí tiền tiêu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đầu cầu nối liền miền Bắc với miền Nam hậu phương trực tiếp của chiến trường Trị Thiên, là nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ rất ác liệt. Trên mảnh đất nhỏ hẹp khoảng 820km2 đã phải chịu đựng một khối lượng bom đạn khổng lồ, với một ki-lô-mét vuông ở đây, giặc Mỹ đã ném xuống 600 tấn bom đạn và một đầu người phải chịu hơn 7 tạ, hơn 3/4 đất đai bị rải chất độc hóa học, đế quốc Mỹ âm mưu tiêu hao tiêu diệt sinh lực ta, làm trắng khu vực này.


Nhưng quân dân Vĩnh Linh qua hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã vượt qua những thử thách gay go và đã chiến thắng vẻ vang. Trong thắng lợi chung, công tác cứu chữa và bảo vệ sức khỏe đã góp phần quan trọng giữ vững và tăng cường sức chiến đấu của quân và dân Vĩnh Linh trong hoàn cảnh chiến đấu và sản xuất đầy khó khăn và gian khổ.


Trong 10 năm xây dựng (1955-1965) mạng lưới y tế Vĩnh Linh đã phát triển khá mạnh mẽ và toàn diện. Ở các hợp tác xã, đến các đội sản xuất đã có xã viên làm công tác y tế, ở xã hầu hết đều có trạm xá và có 1, 2 y sĩ. Cơ sở chữa bệnh của khu vực có 1 bệnh viện 170 giường và bệnh xá Hướng Lập 30 giường. Ngoài ra còn có một trạm bệnh xá quốc lập Bái Hạ và bệnh xá nông trường Quyết Thắng. Tất cả các cơ sở trên phục vụ cho số dân là tám vạn người. Phong trào vệ sinh yêu nước được xây dựng ở khắp các xã, nhân dân đã có tập quán vệ sinh tốt như ăn trở đầu đũa, nằm màn..., đã tiêu diệt sốt rét từ năm 1961. Tất cả cơ sở trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành quân y, dân y tổ chức phục vụ trong chiến đấu thắng lợi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #85 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 08:58:54 pm »

Trong chiến tranh, công tác cứu chữa đã trở thành một trong những nội dung thiết yếu của công tác phòng tránh toàn dân góp phần giữ vững tinh thần cho nhân dân bám đất, bám hố bom mà chiến đấu và sản xuất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân toàn dân đã thực sự tham gia cứu chữa mà nòng cốt là các tổ chức quân y, dân y địa phương. Túi thuốc cá nhân từ em bé đến cụ già luôn luôn ở bên người vừa sẵn sàng cấp cứu và là cơ số dự trữ cho thôn xã. Các hợp tác xã, xí nghiệp, cơ quan có dự trữ cơ số 30 chiến thương và tổ chức đội cấp cứu gom các tổ đào bới, tổ cứu chữa, tổ vận chuyển và tổ thanh toán hậu quả.


Hệ thống hầm hào liên hoàn nối liền nhà, liền thôn, liền xã đã hạn chế được thiệt hại, cứu chữa được kịp thời trong những tình huống rất khó khăn như xã Vĩnh Thủy một ngày trong tháng bảy năm 1967 bị 37 lần chiếc B52, 20 lần chiếc máy bay khác đánh phá mà chỉ bị thương vong có rất ít.


Các bệnh viện, bệnh xá được phân tán triệt để hình thành các đội y tế liên hợp dã chiến dựa vào xã, tăng cường trang bị kỹ thuật cho xã tạo điều kiện cho phân vùng cứu chữa theo khu vực. Tổ chức các đội y tế liên hợp dã chiến và việc phân vùng cứu chữa theo khu vực có ý nghĩa quyết định trong việc cứu chữa trong những năm chiến tranh phá hoại ác liệt (1967-1960) (Chiến tranh khốc liệt mang tính chất hủy diệt; cơ sở điều trị phải bám trụ lâu dài, mọi sinh hoạt đều phải ở dưới hầm sâu xuống lòng đất. Ngoài chiến thương, còn nhiều bệnh nhân về nội, sản, nhi..., nên các đội cấp cứu lúc đầu không đủ khả năng giải quyết. Đến tháng 10-1967 trên cơ sở các đội này được tăng cường thêm cán bộ, trang bị đã chuyển thành tám đội y tế liên hợp dã chiến gồm ngoại, nội, nhi, sản. Trong tám đội có 1 đội làm tuyến 4 có 15 giường do viện trưởng viện khu vực trực tiếp làm đội trưởng).


Chất lượng cứu chữa ngoại khoa cũng được nâng lên, năm 1965 chỉ có một kíp mổ làm được tuyến ba, đến năm 1967 đã có 8 kíp tuyến ba và một kíp làm tuyến bốn. Các đội y tế này đã góp phần đắc lực và quyết định vào việc cứu chữa thương binh tại khu vực, như có đêm một đội y tế nhận một số thương binh ở chiến trường ra, triển khai hai kíp mổ ở Vĩnh Lâm, Vĩnh Thành khẩn trương giải quyết hết thương binh trong ngày hôm sau. Có thương binh bị vết thương ở bụng để lâu phải cắt lách, cắt đoạn ruột, rập nát chi thể phải cắt cụt hai chi vẫn cứu sống được. Trung bình khoảng 50% số người nằm điều trị tại đội y tế là thương binh, bệnh binh.


Bên cạnh việc phân tán các cơ sở điều trị, ngành y tế Vĩnh Linh vẫn chú ý đến việc tập trung kỹ thuật như không phân tán các cơ sở điều trị chuyên khoa, chẩn đoán cận lâm sàng và vẫn tổ chức một kíp mổ tuyến bốn. Việc chi viện cho chiến trường và giúp đỡ vùng mới giải phóng cũng đạt được nhiều thành tích.


Mặc dầu vẫn thường xuyên tập trung lực lượng giải quyết ngoại khoa chiến thương, các mặt công tác sản xuất thuốc, công tác sản phụ và nhất là công tác vệ sinh phòng dịch phục vụ cho chiến đấu, cho ăn ở sinh hoạt ở hầm hào vẫn được phát triển, trong tám năm chiến đấu gian khổ không có bệnh dịch nào lớn xảy ra.


Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế nhân dân, tổ chức quân y địa phương ở khu vực Vĩnh Linh đã trở thành một đơn vị cứu chữa có tính chất khu vực cho cả ba thứ quân chiến đấu trong khu vực, và có khi cả hướng đông của chiến dịch thuộc chiến trường Bắc Quảng Trị.


Từ khi có mạt trận Trị Thiên, ngoài lực lượng quân sự của khu vực đã được tăng cường hơn trước, còn có các lực lượng phối thuộc chiến đấu trên địa bàn Vĩnh Linh. Nhiệm vụ của quân y là bảo đảm sức khỏe và cứu chữa trong chiến đấu đánh trả máy bay và tàu chiến địch và thường xuyên phục vụ cho nhiều đơn vị bộ binh và dân quân chiến đấu ở chiến trường. Do tính chất đảm nhiệm chiến đấu của đơn vị ở trên địa bàn hậu phương chiến lược kế cận chiến dịch, quân y địa phương đã trở thành đơn vị cứu chữa phía sau của các lực lượng tham chiến, nên tổ chức cấp cứu điều trị đã được tăng cường với một tiểu đoàn quân y sư đoàn. Trong suốt mấy năm chiến đấu, cơ số điều trị phục vụ tại chỗ đã được xây dựng vững chắc tương đối an toàn và các đội phẫu thuật tổ cấp cứu được tăng cường cho các đơn vị đang chiến đấu.


Ngoài ra, đảo Cồn Cỏ mang tính chất đặt biệt trong chiến đấu về các mặt bảo đảm kể cả cứu chữu thương binh, bệnh binh. Ở đảo, đã có một tổ phẫu thuật mạnh bố trí trong công sự vững chắc, thuốc và dụng cụ được dự trữ từ 6 tháng đến một năm. Do hoàn cảnh vận chuyển khó khăn nên quân y ở đảo đã hoàn toàn đảm nhiệm công cấp cứu từ tuyến 1 đến tuyến 4. Việc chuyển vận thương binh về đất liền chủ yếu dựa vào đội thuyền tiếp tế cho đảo tiến hành làm hai, ba đợt trong đêm để bảo đảm an toàn. Thời tiết xấu, sương mù và địch khống chế là những trở ngại cho việc đưa thương binh vào bờ. Vì vậy, công tác điều trị cấp cứu thương binh, bệnh binh ngày càng hoàn chỉnh, nhiều phẫu thuật cơ bản đã được giải quyết tốt, nhiều bệnh binh nặng đã được điều trị khỏi.


Trong công tác cứu chữa việc đoàn kết hợp đồng quân y, dân y là một yêu cầu bức thiết. Tháng mười hai 1965 trong hội nghị quân y, dân y khu vực Vĩnh Linh đã thống nhất được những nội dung lớn làm cơ sở cho việc hợp đồng về sau này. Trong thực tế việc cứu chữa thương binh đã vượt khỏi giới hạn hiệp đồng quân y dân y mà đã trở thành toàn dân tham gia cứu chữa, nuôi dưỡng thương binh. Hai đội y tế liên hợp dã chiến Vĩnh Lâm và Vĩnh Thành đã cứu chữa nhiều thương binh ở chiến trường ra, nhiều anh chị em bác sĩ, y sĩ, y tá đã bị thương, hy sinh để vận chuyển cứu chữa thương binh. Trong 10 xã của Vĩnh Linh dưới đồng bằng đã có 697 gia đình nuôi dưỡng bộ đội đau yếu, và đã đóng góp được ngót 4.000 ngày công để săn sóc phục vụ thương binh tại các cơ sở điều trị, đặc biệt trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 các cơ sở dân y được bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa dân chủ Đức tăng cường đã nâng chất lượng cứu chữa cao hơn các giai đoạn trước, sau hai ngày nô súng đã có hai đội phẫu thuật ở hai đầu mối hệ thống chuyển thương góp phần tích cực vào việc giải quyết thương binh của chiến dịch.


Ngoài việc giải quyết thương binh, bệnh binh, ngành quân y Quân khu 4 đã phát triển toàn diện. Công tác sản xuất thuốc, dụng cụ đã tự túc được nhiều mặt hàng khan hiếm, công tác huấn luyện đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ trung học và sơ học. Công tác nghiên cứu khoa học nhất là về chiến thuật, kỹ thuật ngoại khoa dã chiến đã đạt được nhiều thành tích. Đặc biệt là chiến đấu ở một địa bàn dễ bị chia cắt nên ở Quân khu 4 đã hình thành khu vực bảo đảm sớm nhất. Việc kết hợp quân y, dân y được phát triển rộng khắp trong quân khu. Từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc biệt là khu vực Vĩnh Linh việc hiệp đồng quân y, dân y và vân động toàn dân làm công tác cấp cứu, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh đã phát triển đến đỉnh cao trong đó lấy cán bộ xã đội, dân quân, y tế làm nòng cốt, quân y địa phương làm nhiệm vụ chủ trì, phối hợp mọi hoạt động phục vụ cho công tác cấp cứu và chuyển thưởng.


Trong suốt thời gian chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đội ngũ quân y đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ địa bàn Quân khu 4, là hậu phương trực tiếp của chiến trường, lại được truyền thống đấu tranh của Xô viết Nghệ Tĩnh động viên giáo dục, đã cùng với ngành y tế nhân dân chủ động sáng tạo ra những hình thức, tổ chức phục vụ thích hợp theo sự phát triển của chiến tranh nhân dân. Với tinh thần thương yêu đồng đội, thương yêu thương bỉnh, bệnh binh không bờ bến, với tình nghĩa Bắc Nam sắt son trung thủy, ngành quân y Quân khu 4 đã vượt qua muôn vàn khó khăn góp phần đánh thắng hoàn toàn chiến tranh phá hoại ác liệt trên địa bàn quân khu. Trong thành tích chiến đấu của quân khu, ngành quân y đã góp phần xứng đáng, nhiều đơn vị, nhiều cán bộ nhân viên đã được nhận những phần thưởng cao quý trong đó có hai đơn vị anh hùng và hai anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân1 (Hai đơn vị anh hùng: - Đại đội 20 quân y, bộ đội Vĩnh Linh, Quân khu 4.- Ban ngoại I, Viện quân y 41, Quân khu 4. Hai anh hùng: - Đồng chí Bùi Thị Thiêm, y tá, Viện quân y 4, Quân khu 4. - Đồng chí Bùi Hạnh, bác sĩ, Đội điều trị 46).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #86 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:01:56 pm »

10. Bảo đảm quân y trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn trên toàn chiến trường miền Nam, bao gồm các chiến địch đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực, kết hợp với các cuộc nổi dậy của quần chúng trên các địa bàn quan trọng nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân sự của địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta, phục vụ cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao đi đến thắng lợi.

- Ở chiến trường Trị Thiên, chiến dịch đã kéo dài từ ngày 30 tháng ba năm 1972 đến ngày 31 tháng giêng năm 1973, với quy mô lớn, cả mùa mưa lẫn mùa khô, có tấn công, phản công, phòng ngự, kết hợp giải phóng và giữ đất đai, lại mang tính chất chiến lược ở vào thời điểm đỉnh cao của cuộc chiến tranh gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao ở giai đoạn quyết liệt nhất.

Từ những đặc điểm trên đây, có ba yêu cầu lớn đối với công tác bảo đảm quân y:

1. Bộ đội phải được bảo đảm sức khỏe chu đáo nhất, phải có sức chịu đựng bền bỉ và dẻo dai, thích ứng với mọi yêu cầu chiến thuật đòi hỏi cường độ lao động quân sự rất cao, thích ứng với khí hậu chiến trường, chiến đấu liên tục suốt hai mùa, phòng chống có hiệu quả bệnh sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác.

2. Cơ quan và phân đội quân y các cấp phải thông thạo, cơ động, đáp ứng được mọi cách đánh của bộ đội, trên mọi địa hình, trong mọi thời tiết, hoàn thành được việc cứu chữa và nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh.

3. Lực lượng và phương tiện quân y phải được bổ sung liên tục và kịp thời, thường xuyên được củng cố để bảo đảm phục vụ được liên tục và dài ngày.

Trong thời kỳ tấn công của chiến dịch, các phân đội quân y của tuyến trung đoàn, sư đoàn giải quyết nhanh gọn thương binh. Sau tuyến sư đoàn có các đội điều trị 16, 46. Đội điều trị 46 triển khai thành bệnh viện dã chiến. Trong suốt chiến dịch, đội điều trị 16 di chuyển nhiều lần, bám sát đội hình sư đoàn làm nhiệm vụ. Sang đợt 2, tuy hai lần bị B52 đánh trúng đội hình và pháo kích nhưng đội điều trị 16 cùng các đội khác đã vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ cấp cứu thương binh, đã cứu chữa được nhiều trường hợp điển hình (Một thương binh có vết thương thấu phổi về muộn đã thành ổ mù, đã mổ dẫn lưu, chữa khỏi. Một trường hợp thủng đại tràng về muộn đã làm hậu môn nhân tạo, được cứu sống).


Trong đợt bảo đảm cho phản công và giữ thị xã Quảng Trị tuy gặp nhiều khó khăn do địch đánh phá ác liệt, các tuyến cứu chữa đã phải điều chỉnh lại, nhưng các đội điều trị 46, 16 vẫn tiếp cận đơn vị. Các đội đều chia lầm 2 ban, 1 ban ở phía trước nhận thương binh cho các sư đoàn, 1 ban ở phía sau làm nhiệu vụ điều trị thương binh, bệnh binh nhẹ. Lúc này ta vẫn tranh thủ lấy chuyển thương cơ giới làm chính (cả đường bộ, đường sông) để mau chóng đưa thương binh về sau. Các đồng chí quân y cơ sở vừa cứu chữa, vừa chiến đấu bảo vệ thương binh, không để một thương binh nào lọt vào tay địch. Trong chiến đấu giữ thành cổ Quảng Trị, hầm chốt của ta và chiến hào địch xen kẽ, ngày ta bỏ chốt, đêm ta chiếm lại chốt, trong đêm tối quân y và bộ đội mang được hết tử sĩ, thương binh về. Suốt 82 ngày đêm trong thành cổ, mặc dầu bom đạn địch đánh phá nhiều, công tác vệ sinh vẫn được duy trì, các điều kiện sinh hoạt nhất định vẫn được bảo đảm. Thương binh, bệnh binh đươc cứu chữa và đưa ra ngoài đều đặn. Đến đêm 15 rạng ngày 16 tháng chín năm 1972, đại đội 3 là đơn vị rút ra sau cùng, mặc dầu nước sông lên to thương binh, bệnh binh đã được đưa ra trước và toàn đại đội đã vượt sông an toàn.


Trong đợt bảo đảm giữ vững vùng giải phóng và đánh bại cuộc hành quân của địch lấn chiếm ra cửa Việt.

Trong thời gian này tuy địch còn đánh phá ác liệt, nhưng trước sức đánh trả kiêu cường của bộ đội ta nên vùng giải phóng Quảng Trị được giữ vững. Các phân đội quân y vừa phục vụ vừa tranh thủ củng cố, các đơn vị cũng tranh thủ cho bộ đội thay phiên về sau củng cố nên sức khỏe hồi phục nhanh. Cuối tháng giêng năm 1973 sau khi có hiệp định Pa-ri, quân địch lấn chiếm ra vùng Cửa Việt đã bị bộ đội ta đánh bại hoàn toàn. Do có chuẩn bị trước, nên công tác phục vụ của quân y trong trận này có chất lượng tốt. Công tác cấp cứu ở tuyến trước bảo đảm được kỹ thuật, công tác chuyển thương làm khẩn trương, các phân đội quân y tiến sát nơi chiến đấu, ra gần mép nước, nên xử trí sớm được nhiều thương binh.


Với việc quân địch bị đánh bại ở Cửa Việt, chiến dịch Trị Thiên đã kết thúc thắng lợi. Đây là một chiến dịch dài ngày, chiến đấu ác liệt, các phân đội quân y và quân y cơ sở đã anh dũng phục vụ. Công tác bảo vệ sức khỏe trong chiến đấu dài ngày đã thu được nhiều kinh nghiệm, công tác cấp cứu thương binh trong nhiều hình thức chiến đấu đã làm phong phú cho nội dung chiến thuật quân y, đặc biệt là công tác chuyển thương cơ giới với quy mô lớn trong điều kiện địch đánh phá rất ác liệt và bị mùa mưa cản trở, nhưng đã thu được thắng lợi to lớn.


- Ở chiến trường Tây Nguyên và Trung Trung bộ.

Ở Tây Nguyên trong đợt một ta đánh Đắc Tô - Tân Cảnh, sang đợt hai ta đánh vùng ven và thị xã Công Tum. Trong chiến dịch này có nhiều đơn vị mới đến chiến trường, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt ở địa phương, quân y quân khu đã cùng với các ngành khác chỉ đạo công tác nuôi quân phòng bệnh vào nền nếp. Do đó các đơn vị mới đến vẫn giữ được số quân chiến đấu.


Trong chiến đấu các tuyến bố trí tương đối thích hợp, nhiều tuyến dựa vào cơ sở có sẵn (quân y các tỉnh đội, các viện...) nên việc cấp cứu được nhanh, kỹ thuật bảo đảm. Các phân đội phía trước có lúc đã phải nâng cao khối lượng cấp cứu do chuyển thương ở rừng núi khó khăn. Sang các đợt sau quân y chiến dịch đã nhanh chóng bố trí lại lực lượng, khắc phục các phân đội cách xa nhau, phân tán, rời rạc do quá trình chiến đấu đợt một để lại.


Ở chiến trường rừng núi sức khỏe bộ đội dễ bị giảm sút nhưng do giải quyết khâu ăn và phòng sốt rét, nêu đã bảo đảm được số quân chiến đấu suốt chiến dịch.

Ở Trung Trung bộ ta đã tiêu diệt khu vực Quế Sơn -  Cấm Rơi. Trong các trận đánh, bệnh xá tuyến trước trung đoàn bố trí gần các đội phẫu thuật, nhận thương binh để các đội phẫu thuật theo đội hình trung đoàn. Bệnh xá trong tuyến cố định tại chỗ, củng cố hầm hào để tổ chức nuôi dưỡng thương binh đã được phẫu thuật. Đây cũng là nơi pha chế một số thuốc, tiếp nhận thuốc dụng cụ từ tuyến sau rồi tổ chức đưa ra tuyến trước.


Trong chiến dịch này tuyến tiểu đoàn đã có nhiều thành công trong cứu chữa như trận đánh Bàn Thung kéo dài 1 tuần lễ, tất cả thương binh đều được bổ sung cấp cứu, chống choáng không để xẩy ra một tai nạn nào do cấp cứu không tốt gây ra.


Ở chiến trường Nam bộ, tại Tây Ninh ta tiến công vào 2 chiến đoàn 46, 49 thuộc sư đoàn 25 trên đường số 22 từ Xa Mát đi Tây Ninh. Sau đó ta lại mở trận tấn công quy mô ở đường số 13 suốt một giải từ Lộc Ninh xuống An Lộc, Hớn Quản đến ngã ba Chơn Thành tập kích ngay vào sở chỉ huy sư đoàn 5 ngụy ở Lai Khê.


Do có chuẩn bị đầy đủ, quân y miền và các đơn vị đã chủ động triển khai công tác phục vụ trong các trận đánh.

Trong trận đánh 2 chiến đoàn 46, 49 quân y đã bảo đảm cấp cứu trong chiến thuật phục kích, truy kích giải quyết được hết thương binh, các đồng chí quân y cơ sở đã theo sát bộ đội đánh địch nên thươn binh được cấp cứu sớm. Đặc biệt quân y đã có nhiều cố gắng trong bảo đảm cho chiến thuật chốt chặn dài ngày của cấp trung đoàn.


Trong trận đánh quân địch ở An Lộc, nhiều phân đội quân Mỹ được tăng thêm khi trận đánh kéo dài. Công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh ở An Lộc cũng như các trận khác ở Nam bộ tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng đã hoàn thành tốt.


Chiến cuộc năm 1972 kết thúc thắng lợi, đã cùng với nhiều chiến thắng khác, đánh bại một bước cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ký kết hiệp định Pa-ri, đưa cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta sang thời kỳ hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.


Các tổ chức quân y ở chiến trường miền Nam đã bảo đảm tốt công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh trong suốt cả năm 1972, tiếp tục xây dựng và không ngừng trưởng thành.

Thời kỳ chống chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mỹ là thời kỳ các tổ chức quân y ở chiến trường miền Nam đã được xây dựng và phát triển toàn diện, thời kỳ đầy thử thách to lớn và cũng là thời kỳ trưởng thành nhanh chóng và vững chắc.


Từ một tổ chức nhỏ bảo đảm cho một lực lượng vũ trang còn ít về số lượng, trang bị thô sơ, đánh du kích, tiến lên bảo đảm cho các đơn vị lớn mạnh, có trang bị hiện đại, tác chiến hiệp đồng binh chung trên quy mô toàn miền lần lượt cùng toàn quân, toàn dân đánh bại bốn chiến lược chiến tranh phản cách mạng của địch, đánh bại một đội quân cướp nước và bán nước trên một triệu tên, có không quân và hải quân mạnh tham gia và đã giành được thắng lợi hết sức vẻ vang.


Ở chiến trường miền Bắc, các tổ chức quân y đã mau chóng triển khai công tác bảo đảm quân y chống chiến tranh phá hoại, cùng với ngành y tế nhân dân xây dựng một mạng lưới cấp cứu hoàn chỉnh theo tuyến và theo khu vực, góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Công tác chi viện về cán bộ, vật tư kỹ thuật vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng cường. Công tác xây dựng ngành về lý luạn cơ bản, về khoa học kỹ thuật, về đào tạo cán bộ ngay cả trong chiến tranh vẫn không ngừng phát triển.


Tất cả những thành công của ngành quân y trong cả nước (từ năm 1965 đến tháng một 1973) đã tạo cho chúng ta một cơ sở rất vững chắc để phục vụ quân đội đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #87 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:04:06 pm »

CHƯƠNG CHÍN
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI BẢO VỆ VÙNG GIẢI PHÓNG CHỐNG LẤN CHIẾM, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CHUẨN BỊ CHO NĂM TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC. PHỤC VỤ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975, ĐÁNH BẠI HOÀN TOÀN CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH THỰC DÂN KIỂU MỚI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
(2-1973 - 5-1975)


Sau những năm kháng chiến oanh liệt, quân và dâu ta đã giành được thắng lợi vĩ đại buộc đế quốc Mỹ phải ký kết hiệp định Pa-ri lập lại hòa bình trên cả nước ta. Nhưng bản chất và âm mưu cơ bản của Mỹ-ngụy vẫn không thay đổi. Chúng tìm cách phá hoại hiệp định, tiếp tục tiến hành chiến tranh thực dân kiểu mới của chúng trên quy mô lớn.

Cách mạmg nước ta bước vào một giai đoạn mới, từ chiến tranh chuyển sang hòa bình nhưng hòa bình chưa được củng cố. Ở miều Nam, các mục tiêu cơ bản của cách mạng chưa hoàn thành, những hành động chiến tranh còn tiếp diễn bằng những cuộc bình định, hành quân lấn chiếm vùng giải phóng và đánh phá hậu phương. Tuy nhiên tình hình chiến sự cũng không phải là cuộc chiến tranh toàn diện như trước đây.


Dưới ánh sáng của nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 21, quân và dân ta đã nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng. Nhờ đó, chỉ sau mấy tháng thi hành hiệp định cơ bản ta đã giành được thế chủ động hoàn toàn trên chiến trường và từ tháng sáu năm 1973 trở đi ta đã liên tiếp mở những đợt hoạt động đánh địch lấn chiếm lần lượt giải phóng Gia Vút, Minh Long, Thượng Đức ở Khu 5, đặc biệt sau khi giải phóng toàn tỉnh Phước Long ở Nam Bộ (tháng giêng năm 1975) đã mở ra một khả năng mới hết sức có lợi cho ta. Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta đã đạt được những thành tích lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế phát triển văn hóa..., đồng thời tiếp tục động viên sức người, sức của, kề vai sát cánh cùng với quân dân miền Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước.


Trong những điều kiện lịch sử đó, cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã diễn ra toàn thắng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng; hoàn toàn miền Nam, đem lại thắng lợi triệt để, trọn vẹn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lâu dài gian khổ của nhân dân ta, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.


Thời kỳ này đối với ngành quân y có hai đặc điểm sau đây:

1. Thắng lợi vĩ đại của hiệp định Pa-ri đả tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho công tác quân y.

Sau khi hiệp định Pa-ri được ký kết, miền Bắc có hòa bình, ở miền Nam, Mỹ buộc phải rút hết quân viễn chinh, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay đổi về cơ bản. Do đó, công tác quân y trên cả hai miền đều tiến hành thuận lợi hơn trước.


Ở miền Nam nói chung không có tác chiến lớn, nên số lượng thương binh mới giảm đi rõ rệt, tạo điều kiện cho các chiến trường có thời gian đi vào chấn chỉnh, củng cố tổ chức phù hợp với tình hình mới, rút kinh nghiệm và bồi dưỡng về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh bệnh binh đưa dần công tác đi vào nền nếp chính quy.


Ở miền Bắc nhiều cơ sở quân y đã chuyển từ sơ tán về tập trung, có điều kiện tiếp tục xây dựng chính quỵ, hiện đại và đặc biệt là có điều kiện thuận lợi làm tốt hơn nữa công tác phục vụ chiến trường.


2. Dưới ánh sáng của nghị quyết 21, hậu phương các chiến trường không ngừng được củng cố và phát triển mọi mặt, công tác chuẩn bị cho ngành quân y phục vụ đánh tập trung tiêu diệt lớn được súc tiến khẩn trương.

Hậu phương các chiến trường không ngừng được củng cố và phát triển, mạng đường vận chuyển chiến lược và tại chỗ phát triển tạo thành một tuyến hoàn chỉnh nối liền giữa phía trước và phía sau, giữa các miền với nhau... Tốc độ chi viện cũng được tăng vượt mức tạo nên nguồn dự trữ tại chỗ lớn. Các lực lượng quân y được gấp rút chuẩn bị bảo đảm cho những trận đánh quyết chiến chiến lược.


Về sức khỏe của bộ đội, tuy đại bộ phận vẫn ở vị trí chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, nhưng nói chung có tiến bộ, ổn định hơn, số quân khỏe trung bình đạt từ 93-96%. Sốt rét vẫn là bệnh chủ yếu nhưng do có điều kiện cải thiện ăn, ở, nên đã giảm dần từng năm.


Hai đặc điểm này đã tạo những điều kiện thuận lợi rất cơ bản cho ngành quân y phục vụ chiến đấu nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #88 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:04:43 pm »

1. Bảo đảm quân y trong nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng, chống lấn chiếm, thu hồi vùng đất bị lấn chiếm:

Hiệp định Pa-ri chưa ráo mực, nhân dân ta ở miền Nam chưa được hưởng một ngày hòa bình, thì Mỹ-ngụy đã chà đạp hầu hết các điều khoản chủ yếu của hiệp định. Chúng ta chủ trương nêu cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành hiệp định, nhưng quyết không dung thứ hành động tiếp tục chiến tranh của Mỹ-ngụy. Trải qua hai năm 1973, 1974 quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường.


Trong các trận đánh địch lấn chiếm, quân y các đơn vị vùng giáp ranh đã kết hợp với dân y tổ chức cấp cứu thương binh, đồng bào bị thương rồi đưa về tuyến sau nhanh, gọn. Trong các trập này, quy mô không lớn, hỏa lực của ngụy so với trước giảm, nên công tác quân y làm có chất lượng, kỹ thuật cấp cứu ở hỏa tuyến, vận chuyển và xử trí ở các tuyến sau đều làm tốt.


Tháng bẩy năm 1974, trong đợt hoạt động giải phóng vùng Thượng Đức - Nông Sơn - Trung Phước ở Khu 5, công tác bảo đảm quân y của sư đoàn Vinh Quang và một số đơn vị khác đã có nhiều tiến bộ về tổ chức, chiến thuật, kỹ thuật. Bộ đội cấp cứu lẫn cho nhau đã khá hơn trước, băng đúng, chặt, có trường hợp phải làm ga-rô đã làm đúng kỹ thuật. Các đội phẫu thuật trung đoàn đã xử trí được hết thương binh qua tuyến. Đội điều trị 16 đã khắc phục khó khăn thực hiện được truyền máu tại chỗ trong tuyến chiến thuật, về chuyển thương, ta đã sử dụng thuyền gắn máy, xe cơ giới nên tốc độ vận chuyển nhanh, riêng ở hỏa tuyến lực lượng chuyển thương ít, bộ đội lại phát triển nhanh nên số thương binh về đến đội phẫu thuật đầu tiên trong 12 giờ đầu mới đạt trên 50%. Những vết thương xử trí chất lượng chưa cao là các vết thương khớp, sọ não và chuyên khoa.


Trong đợt này, công tác nuôi quân phòng bệnh đã được Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo chặt chẽ, mức ăn được giữ vững, nền nếp vệ sinh dã ngoại được cán bộ quân chính cơ sở, y tá, chiến sĩ vệ sinh đôn đốc thực hiện nhất là ở các bộ phận vây lấn, giữ chốt dài ngày.


Từ đợt hoạt động này, ta đã có thêm một số kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến thuật đánh địch ở thị trấn, chi khu, quận lỵ làm cơ sở phát triển cho các trận đánh sau này.

Tháng giêng năm 1975, quân và dân ta giải phóng tỉnh Phước Long, một tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Dựa trên kinh nghiệm bảo đảm quân y các trận đánh ở Lộc Ninh, Thượng Đức, Đông Hà, chúng ta đã xây dựng kế hoạch bảo đảm cho chiến dịch này.


Trong các trận đánh, thường quân y tiểu đoàn bám sát đội hình, triển khai cách hỏa tuyến 1km, dựa vào hầm hố sẵn có, bổ sung cấp cứu hết thương binh của đơn vị. Khi đánh Đức Phong, Phước Bình các bàn phẫu thuật lớn được bố trí ở các hướng chủ yếu, còn ở các hướng thứ yếu có các bàn phẫu thuật vừa. Nhưng do địa hình có ảnh hưởng đến chuyển thương, nên nhiều thương binh nặng lại về hướng thứ yếu. Chỉ huy quân y đã mau chóng tăng cường cho hướng thứ yếu bằng lực lượng quân y phối thuộc nên đã nhanh chóng xử trí được hết thương binh.


Thương binh được chuyển về tuyến phẫu thuật đầu tiên trước 12 giờ được đến 90%, do chuyển thương tuyến sau đã với ra tuyến trước, tuyến trung đoàn trở lên đều dùng xe cơ giới. Thương binh nặng nằm trên cáng võng mắc cố định trên xe, thương binh sọ não, cột sống được cáng bộ hoặc chuyển bằng xe đạp.


Trong chiến dịch này, ta đã đánh sâu vào vùng địch tạm chiếm, nên bộ đội được tiêm vắc-xin đa giá, nhất là dịch tả, dịch hạch. Các tổ vệ sinh phòng dịch vận động bộ đội, nhân dân làm công tác tẩy uế, dọn vệ sinh đường phố. Việc cứu chữa tù binh bị thương, kiểm tra dịch tễ do các đội chuyên trách giải quyết.


Chiến dịch Phước Long là chiến dịch đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn và vĩnh viễn một tỉnh, công tác quân y đã thu được nhiêu kinh nghiệm quý báu làm cơ sở phát triển cho việc bảo đảm quân y trong các chiến dịch mua xuân năm 19751 (Một số kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến dịch này: - Khi bộ đội phát triển vào trung tăm thị trấn..., tuyến trung đoàn phải sẵn sàng tách đôi, đưa một bộ phận bám sát đội hình bảo đảm cho bộ đội đánh mạnh vào hang ổ địch, mau chóng dứt điểm trận đánh. - Trong chiến đấu có nhiều binh chủng hợp thành không triển khai hết các đội phẫu thuật trung đoàn. Lúc đầu, chỉ triển khai các đội của đơn vị bộ binh, để các đội của binh chủng làm dự bị sẵn sàng cơ động ở các hướng do sự phát triển của chiến sự yêu cầu. - Các trung đoàn, sư đoàn cần triển khai bệnh xá gần các đội phẫu thuật để thu dung thương binh khi các đội này cơ động theo đơn vị. - Trong chiến đấu thành phố, cần chủ động đối phó với vũ khí hóa học, làm công tác tẩy uế chiến trường, phòng các bệnh dịch, hoa liễu. - Tận dụng chuyển thương bằng cơ giới: ô tô, ca nô, thuyền gắn máy v.v... - Kết hợp chặt chẽ với dân y, quân y bộ đội địa phương đi cấp cứu cho nhân dân và chạy chữa cho tù binh, hàng binh địch bị thương, bị bệnh).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #89 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2023, 09:05:15 pm »

2. Tích cực tập trung chỉ viện cho chiến trường, giải quyết di chứng vết thương và bệnh tật sau chiến tranh.

Chi viện chiến trường trong nhiều năm chống Mỹ cứu nước đã là một trung tâm câng tác hàng đầu của ngành quân y. Ngay từ cuối năm 1972, khi Mỹ trì hoãn việc ký kết hiệp định Pa-ri, chúng ta đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chi viện đặc biệt cho chiến trường nhằm cải tiến các trang bị kỹ thuật quân y, tăng cường lực lượng dự trữ tại các chiến trường đẩy mạnh xây dựng hậu cần tại chỗ để chiến đấu và xây dựng lâu dài. Tiếp đó, sau khi có hiệp định Pa-ri, thuốc và vật tư đưa vào chiến trường đã vượt chỉ tiêu 120%, nhiều phân đội kỹ thuật chuyên khoa, nhiều cán bộ y, dược có đầy đủ trang bị đi chiến trường nhằm tăng cường chất lượng kỹ thuật, đặc biệt là các lực lượng cần thiết để phòng chống sốt rét một cách cơ bản và kỹ thuật chuyên khoa. Điều đáng chú ý là chẳng những chúng ta đã có một lượng cán bộ các cấp, các ngành đủ thỏa mãn biên chế mà còn có được một đội ngũ cán bộ dự bị cho một số chiến trường quan trọng.


Được hậu phương lớn chi viện và tích cực sản xuất tại chỗ, các chiến trường đã có đủ thuốc thường xuyên dùng trên nhiều năm, có dự trữ về thuốc và vật tư chủ yếu. Các tuyến đại đội, tiểu đoàn đơn vị chủ lực đã được đổi mới trang bị. Ở các tuyến sau được bổ sung thêm những phương tiện về chuyên khoa và cận lâm hàng. Từng bước, các cơ sở kỹ thuật trung tâm của quân khu đã có những trang bị đồng bộ.


Thời gian này, Cục quân y đã cử nhiều cán bộ chủ chốt đi các chiến trường tăng cường giải quyết những vấn đề trước mắt và phương hướng lâu dài. Tháng chín năm 1973, đã tổ chức Hội nghị quân y chiến trường, thống nhất chủ trương phương hướng các mặt công tác quân y trong hai năm 1974 - 19751 (Trong hội nghị này, Cục quân y còn bồi dưỡng cho quân y chiến trường về kinh nghiệm công tác bảo đảm quân y trong chiến đấu hợp đồng binh chủng, tác chiến ở thị xã, đô thị. Tiếp sau là hội nghị phòng chống sõt rét và hội nghị dược chính chiến trường) nhằm nâng sức khỏe của bộ đội, củng cố các tổ chức quân y về mọi mặt, góp phần xây dựng hậu phương chiến trường trong điều kiện mới nhằm nhanh chóng đưa chiến tranh đến thắng lợi hoàn toàn.


Trong việc xây dựng quân tăng cường, các ty y tế và quân y quân khu, tỉnh đội đã chú trọng khâu tuyển và nhận quân nên tỷ lệ phải loại vì sức khỏe sau 3 tháng luyện tập giảm nhiều. Khi vào chiến trường có nhiều tiểu đoàn đến Nam Bộ vẫn bảo đảm 99% số quân khỏe.


Giải quyết di chứng vết thương và bệnh sau chiến tranh cho thương binh, bệnh binh ở chiến trường về đã được tiến hành khẩn trương có chỉ đạo chặt chẽ, có bảo đảm kỹ thuật tốt tại tất cả các cơ sở điều trị và an dưỡng, công tác an dưỡng, điều dưỡng được tổ chức trên cơ sở kinh nghiệm sau chiến tranh chống Pháp theo phương hướng an dưỡng tích cực đẩy mạnh công tác thể dục, thể thao, lao động đi đôi với ăn uống và chữa các bệnh cơ bản. Kỹ thuật phục hồi công năng được phát triển tại các cơ sở điều trị an dưỡng. Viện 109 chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình được tăng cường về tổ chức và kỹ thuật. Số giường chấn thương được tăng thêm ở các viện 4, 41, 5, 105, 7..., số lần mổ của các viện đã tăng hơn năm 1972 là 20%. Về mọi mặt phục vụ của công tác này so với thời kỳ sau năm 1954 đều có tiến bộ vượt bậc. Việc giám định thương tật đã giải quyết cho một số đông thương binh, bệnh binh với một chất lượng tốt, bảo đảm được chính sách của Đàng đối với thương binh, bệnh binh.


Việc quản lý, điều trị bệnh mạn tính, bệnh chuyên khoa tuy có khó khăn về chẩn đoán và thuốc nhưng cũng đã triển khai ở các đơn vị có nhiều cán bộ tuổi cao và bộ đội ở chiến trường về. Chúng ta đã tập trung giải quyết một số bệnh về gan, dạ dầy - tá tràng, lao và sốt rét dai dẳng. Tuy nhiên, nhiệm vụ giải quyết di chứng vết thương và bệnh sau chiến tranh còn là vấn đề phải được tiếp tục trong một thời gian nữa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM