Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:34:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 5381 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #70 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:57:53 pm »

4. Những thu hoạch tập trung ở chiến trường miền Nam về bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, bệnh binh, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y và huấn luyện nghiên cứu khoa học.

Trong chiến tranh cục bộ, lực lượng vũ trang đã phát triển nhanh chóng và trưởng thành toàn diện. Ngành quân y đã nỗ lực vươn lên làm tròn nhiệm vụ phục vụ bộ đội chiến đấu thắng lợi trong những điều kiện chưa từng có trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của ta.


Trên mặt trận bảo vệ sức khỏe, quân y ở chiến trường miền Nam đã vượt qua một đoạn đường dài đầy khó khăn gian khổ đưa khoa học kỹ thuật đi sâu vào chiến trường, chiến đấu, nghiên cứu, điều tra những yếu tố độc hại đến sức chiến đấu của bộ đội, lần lượt giải quyết thành công một số vấn đề cơ bản và chủ yếu của nhiệm vụ này.


Yêu cầu chiến đấu đòi hỏi quân đội ta phải có sức khỏe tốt, có sức bền bỉ dẻo dai để có thể hành quân xa, mang vác nặng, chiến đấu liên tục dài ngày, thích ứng nhanh chóng với mọi địa hình thời tiết, hoàn thành đầy đủ mọi yêu cầu của các động tác chiến đấu.


Thành công nổi bật của quân y trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước là đã triển khai được các biện pháp tổ chức, các biện pháp kỹ thuật có hiệu lực bảo vệ cho quân đội, không để xẩy ra một vụ dịch nào lớn có ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội, mặc dù trong thế trận cài răng lược tại các vùng địch tạm chiếm các bệnh dịch tối nguy hiểm như dịch tả, dịch hạch vẫn thường xẩy ra1 (Năm 1966 ở Sơn Tịnh Khu 5, vùng địch tạm chiếm có 400 người bị dịch hạch. Nhờ công tác phòng chống, bao vây nên bệnh không xẩy ra trong quân đội). Bằng các biện pháp thô sơ kết hợp với hiện đại, giáo dục kết hợp với tổ chức quần chúng, kết hợp với kỹ thuật, lực lượng vũ trang không những luôn luôn có "một dự trữ miễn dịch cao" mà còn tổ chức được một cuộc sống lành mạnh và tương đối vệ sinh trong những điều kiện rất khắc nghiệt của thiên nhiên và rất ác liệt của chiến tranh. Điều này có liên hệ mật thiết với sư trưởng thành của nền y tế nhân dân, đến chế độ ưu việt của vùng giải phóng và đã là một bảo đảm vững chắc cho việc thực hành này.


Chiến trường miền Nam chủ yếu là chiến trường rừng núi, quanh năm lưu hành bệnh sốt rét. Trong một thời gian dài bệnh sốt rét đã có tác động không nhỏ đến sức chiến đấu của quân đội. Nhìn chung về phòng và chống sốt rét ở miền Nam là nơi tập trung nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật: mùa sốt rét kéo dài gần như cả năm, ký sinh trùng sốt rét đã kháng thuốc, các loại muỗi trú trong nhà và trú ngoài trời kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau làm cho việc lây truyền càng mạnh, liên tục, kéo dài và việc chống muỗi khó khăn thêm.


Chiến đấu trên mặt trận phòng và chống sốt rét cũng là một cuộc chiến đấu bắt đầu ngay từ khi thành lập quân y ở chiến trường miền Nam, là một cuộc chiến đấu kéo dài nhiều năm trong một lĩnh vực thiêu nhiên và xã hội rất phức tạp, lại tiến hành trong thời chiến nên khó khăn và gian khổ lại tăng lên gấp bội.


Với nhiệt tình cách mạng cao, với trình độ khoa học kỹ thuật về phòng và chống sốt rét tốt, quân y ở miền Nam đã lần lượt giải quyết có kết quả một số nội dung trong yếu của vấn đề sốt rét.

Kế thừa kinh nghiệm phòng chống sốt rét thời kỳ chống Pháp, từ thực tế chiến trường và bệnh tật ở miền Nam chúng ta đã tổng kết năm biện pháp tổng hợp phòng chống sốt rét1 (1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chống sốt rét. 2. Diệt muỗi chống đốt. 3. Uống thuốc phòng hoặc uống điều trị dự phòng. 4. Cải thiện ăn uống và cải tạo hoàn cảnh. 5. Phát hiện sớm điều trị kịp thời, toàn diện, triệt để). Nhiêu đội nghiên cứu phòng chống sốt rét đã đi đến tất cả các chiến trường miền Nam trong nhiều năm. Đây là những đội công tác có những chuyên viên, kỹ thuật viên về các ngành ký sinh trùng, truyền nhiễm, sốt rét, xét nghiệm, dược lý, tổ chức... đã kết hợp với đông đảo nhân dân, bộ đội, quân y ở chiến trường, tiến hành những cuộc điều tra, thử nghiệm có hệ thống và toàn diện trên nhiều lĩnh vực phòng và chống sốt rét. Nhờ những hoạt động kiên trì, liên tục và tích cực như vậy nên đã đạt được những kết quả tốt trong việc hạn chế tác hại của bệnh sốt rét đến sức chiến đấu của quân đội.    


Qua từng năm, tỷ lệ phát bệnh sốt rét, tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính đã được giảm dần (tỷ lệ phát bệnh sốt rét ở Nam Bộ đã giảm được 6%, ở Trị Thiên giảm được 4%, ở các chiến trường khác giảm được từ 8 đến 10%, tỷ lệ chết do sốt rét ác tính so với bệnh nhân mắc sốt rét ác tính từ năm 1970 đến năm 1972 đã giảm được 13% ở Nam Bộ). Bộ đội ngày càng được bảo vệ tốt hơn trong phòng và chống sốt rét, tỷ lệ số quân khỏe chiến đấu ngày một nâng lên (nhìn chung các chiến trường đã nâng lên từ 4 đến 8%). Nhờ có chủ trương đúng, biện pháp tốt, phương tiện có hiệu lực nên hoàn toàn có cơ sở để khẳng định là chúng ta có điều kiện để hạn chế bệnh sốt rét đến mức thấp nhất. Viêc phun DDT trên một số vùng là một cố gắng rất lớn của các tổ chức quân y cơ sở, của ngành vận tải quân sự và của đông đảo cán bộ, chiến sĩ đã góp phần mang từng túi nhỏ DDT đến chiến trường. Đây cũng là một đóng góp kỹ thuật có tác dụng quan trọng hạn chế mức độ lây truyền của sốt rét và cũng là một sáng tạo kỹ thuật phun thuốc đối với các loại muỗi trú ngoài trời, mà tập quán sinh hoạt rất khác các loại muỗi trú trong nhà.


Nuôi quân phòng bệnh giữ vững số quân chiến đấu luôn luôn là mối quan tâm của các đơn vị. Ở Nam Bộ, ở Khu 5 và ở các chiến trường khác, đều có phong trào đẩy mạnh công tác nuôi quân phòng bệnh, từng thời kỳ có các đợt nuôi dưỡng, điều trị đột kích nhằm trả nhanh số quân khỏe cho chiến đấu. Trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, sử dụng rộng rãi chiến tranh hóa học nhằm hủy diệt thảm thực vật trong hoàn cảnh kinh tế còn nghèo của vùng giải phóng mới được xây dựng, nguồn chi viện của hậu phương tuy rất lớn nhưng yêu cầu phát triển của quân đội cũng ngày một cao, vấn đề nuôi quân giỏi hơn bao giờ hết lại đặt ra những yêu cầu thường xuyên và gay gắt. Vấn đề rất lớn đặt ra là làm sao bảo đảm cho bộ đội được nuôi dưỡng theo yêu cầu của số lượng và chất lượng cần thiết. Dưới sự lãnh đạo của ngành hậu cần chiến trường, gắn bó với ngành quân nhu, ngành quân y đã sử dụng tốt các nguồn chi viện, tự lực tăng gia sản xuất, tích cực thu mua, kiếm hái... đóng góp phần thiết thực giải quyết dinh dưỡng và bệnh suy dinh dưỡng cho bộ đội.


Sốt rét và suy dinh dưỡng là hai bệnh có liên quan mật thiết với nhau. Nhận thức rõ một yêu cầu quan trọng là phải kết hợp nuôi quân và phòng bệnh, tham gia đẩy mạnh công tác nuôi quân làm cơ sở chủ yếu cho công tác phòng bệnh, ngoài việc tham gia tích cực vào nhiệm vụ xây dựng hậu cần tại chỗ cải tiến ăn uống, các phân đội quân y còn khai thác các loại thuốc có giá trị dinh dưỡng cao (cao động vật, mật ong, tổng hợp vi-ta-min B12, sản xuất viên dinh dưỡng bằng men vi sinh vật...) góp phần cụ thể vào giải quyết khó khăn.


Các đơn vị cũng đặc biệt quan tâm và nghiên cứu cách giải quyết những ảnh hưởng của lao động quân sự trong các loại hành quân chiến đấu, các hành động chiến đấu cụ thể của quân đội. Nổi bật lên của nội dung này là những cuộc hành quân nổi tiếng, dài ngày vượt Trường Sơn của quân đội ta.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #71 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:59:30 pm »

Chúng ta cùng với bộ đội đã lần lượt giải quyết có kết quả việc bảo vệ sức khỏe cho các binh chủng hiện đại chiến đấu trong các hoàn cảnh phức tạp, trong mùa khô và mùa mưa, góp phần xây dựng cho bộ đội một nếp sống lành mạnh, khoa học trên chiến trường. Đó là những phương thức và biện pháp giải quyết thực sự Việt Nam, phù hợp với con người chiến sĩ Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu chiến đấu và chiến thuật Việt Nam. Quân y ở chiến trường miền Nam đã chứng minh cụ thể ý nghĩa thực tiễn của yêu cầu ra sức cải tạo nuôi dưỡng rèn luyện đề thích ứng đi đôi với bảo vệ sức khỏe và nuôi dưỡng hợp lý là cách giải quyết đúng đắn đề duy trì và phát triển sức khỏe của quân đội.


Trong nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh, chúng ta thực hành ba nguyên tắc bảo đảm cứu chữa1 (Ba nguyên tắc bảo đảm cứu chữa: 1. Cứu chữa theo bậc thang điều trị thời chiến. 2. Bảo đảm quân y khu vực. 3. Kết hợp quân y với dân y trong các mặt công tác) thương binh, bệnh binh thời chiến, đã thu dung cứu chữa kịp thời, có chất lượng, thu dung cứu chữa hết một khối lượng lớn thương binh, bệnh binh kết quả tất yếu của những đợt chiến đấu dài ngày liên tục.


Trong chiến tranh cục bộ, đối tượng tác chiến của quân đội là quân Mỹ-ngụy và chư hầu, quỵ mô chiến đấu ngày càng lớn, số lượng thương binh, bệnh binh cao hơn, cơ cấu vết thương và bệnh tật cũng phức tạp hơn trong chiến tranh đặt biệt. Nhưng nhờ có tổ chức bậc thang điều trị thích hợp theo tuyến kết hợp với điều trị theo khu vực nên đã giải quyết được một số lớn thương hinh, bệnh binh. Tổ chức cứu chữa phát triển nhanh gồm nhiều bệnh viện, bệnh xá, đội điều trị, đội phẫu thuật của cả quân y, dân y với hàng nghìn giường nằm được bố trí hợp lý trên các chiến trường, tạo thành một mạng lưới cứu chữa rộng khắp, bảo đảm cho bộ đội tác chiến ở đâu cũng được cứu chữa kip thời, thực hành được yêu cầu: Ở đâu có thương binh, bệnh binh, ở đó có cứu chữa tốt.


Với sự nỗ lực bản thân của các tổ chức quân y, được sự chi viện to lớn của hậu phương lớn, các cơ sở cứu chữa đã phát triển từ đơn giản đến hoàn chỉnh, có các kỹ thuật nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa cần thiết, có khả năng sử dụng những phương tiện chẩn đoán xét nghiệm, thăm dò, phương tiện cứu chữa hiện đại. Ở các khu vực chiến thuật và chiến dịch, quân y đã có khả năng giải quyết tốt các phẫu thuật khẩn cấp và phẫu thuật cơ bản, ở một số khu vực đã có khả năng giải quyết tốt các phẫu thuật chuyên khoa như Tây Nguyên, Nam Bộ, Trị Thiên... Trong các trận đánh lớn để đưa kỹ thuật ra phía trước, nhiều chuyên viên chấn thương, phẫu thuật thần kinh đã trực tiếp giải quyết một số phẫu thuật cơ bản ngay ở tuyến đội điều trị.


Các đơn vị coi trọng việc cứu chữa thương binh ở hỏa tuyến. Ngoài việc huấn luyện thường xuyên, liên tục kỹ thuật tự cấp cứu, quân y đã cùng toàn thể bộ đội phát huy dũng cảm cướp cứu thương binh, phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong ở hỏa tuyển.


Tổ chức các đại đội quân y trung đoàn, tiểu đoàn quân y sư đoàn cũng được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu chiến đấu, thường tổ chức thành các bệnh xá ở phía sau và các đội phẫu thuật ở tuyến trước. Các bệnh xá tỉnh đội được tổ chức thành một hệ thống bố trí sẵn ở các khu vực, cơ động trong phạm vi khu vực quy định, làm tuyến sau cho bộ đội địa phương và nhiều khi cho cả bộ đội chủ lực tác chiến ở địa phương. Các bệnh xá dân y, các trạm y tế xã cũng góp phần lớn vào công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh. Một điều phổ biến của các tuyến do điều kiện vận chuyển khó khăn nên phải luôn luôn phấn đấu làm nhiệm vụ kỹ thuật trên một cấp, vì vậy việc đưa kỹ thuật ra tuyến trước, tăng cường phẫu thuật viên cho các tuyến trung đoàn, tỉnh đội là một việc cấp thiết ờ nhiều chiến trường.


Qua thực tiễn cứu chữa thương binh, bệnh binh, chúng ta đã chú ý điều tra các quy luật sử dụng vũ khí của địch, các thủ đoạn đánh phá, các hình thái thương tổn, các mức độ tổn thương các quy luật phát sinh phát triển bệnh tật. Những điều tra đó được phản ánh khá đầy đủ trên các bảng cơ cấu vết thương chiến tranh, các bản cơ cấu bệnh tật của các trận chiến đấu, của các chiến dịch và của từng binh chủng. Từ cơ sở điều tra khách quan đó, các đơn vị đã biết tập trung những cố gắng về tổ chức và kỹ thuật vào những khâu then chốt, nhờ vậy đã lần lượt giải quyết thành công nhiều vấn đề khó khăn phức tạp do chiến tranh đặt ra đối với nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Về cứu chữa nội khoa, tỷ lệ tử vong bệnh binh so với tổng số bệnh binh đã giảm được 1,43 % qua 3 năm từ 1970 đến 1972.

Chúng ta đã quan tâm đến các việc điều trị toàn diện, rất coi trọng việc cứu chữa thương binh, bệnh binh nặng, đồng thời chú ý giải quyết tốt thương binh, bệnh nhẹ. Việc quan tâm giải quyết thương binh nhẹ và các vếl thương phần mềm đã trả nhanh được số quân về chiến đấu. Ở nhiều nơi đã tổ chức các đợt điều trị đột kích như phẫu thuật khâu da và cơ muộn, ghép và cấy da, kết hợp với việc nuôi dưỡng, liệu pháp vận động và lý liệu. Do những cố gắng đó ngay trong khu vực chiến thuật, nhiều phân đội quân y đã trả được 25% thương binh và 10% bệnh binh về chiến đấu, trong khu vực chiến dịch cũng đã trả được 50% thương binh và 80% bệnh binh về chiến đấu. Đây là kết quả tập trung nhất, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cơ bản là cứu chữa thương binh, bệnh binh tố. trả nhanh số quân về chiến đấu, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tàn phế, hết sức phấn đấu giảm tử vong.


Về kỹ thuật cụ thể, so với cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta cũng đạt được những tiến bộ đáng kể trong cách giải quyết choáng chấn thương, các vết thương phức hợp, các vết thương sọ não, phần mềm, các bọc phồng mạch máu, các chứng bỏng buốt thần binh, bỏng..., giảm được ngày điều trị trung bình, giảm được tử vong, tàn phế. Về nội khoa đã giải quyết nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh sốt rét, soắn trùng, sốt mò, viêm gan, các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng... Đặc biệt là các kỹ thuật cấp cứu và hồi sức đã được phát triển ở các tuyến phải xử trí khẩn cấp, các tuyến này ngày một nắm vững kỹ thuật hơn, ngày càng được trang bị tương đối đủ và tốt hơn nên đã góp phần tích cực vào kết quả cứu chữa chung.


Chúng ta bước đầu thu được kinh nghiệm về phòng và chữa nhiễm độc hóa học.

Các cơ sở điều trị đều chú ý việc rèn luyện thể lực phục hồi công năng cho thương binh, bệnh binh nhằm nhanh chóng khôi phục khả năng lao động, khả năng chiến đấu cho bộ đội. Tại các khu vực đều tổ chức các khu thương binh nhẹ, các đoàn an dưỡng, điều dưỡng phục vụ thương binh, bệnh binh trước khi về chiến đấu. Trong những tổ chức này, bộ đội vừa nghỉ ngơi, vừa tham gia lao động sản xuất hợp với sức khỏe vừa rèn luyện thể lực và chức năng vận động.


Nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh trong thời chiến là một nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp, khẩn trương đòi hỏi ở ngành quân y phải có một tổ chức đúng, một kỹ thuật ngày càng hiện đại thì mới giải quyết được. Trước nhu cầu cứu chữa rất cấp bách của chiến đấu, trong một thời gian ngắn, chúng ta đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu lớn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về tổ chức và kỹ thuật cũng được nghiên cứu giải quyết tốt hơn như hoàn chỉnh các biện pháp bảo đảm quân y trong chiến đấu, tăng cường kỹ thuật ngoại khoa, nội khoa thời chiến và giải quyết khâu vệ sinh phụ nữ, bệnh lý phụ khoa của các quân nhân gái.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #72 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2022, 08:00:41 pm »

Trong nhiệm, vụ bảo đảm cơ sở vật tư kỹ thuật. Chiến tranh kéo dài và ngày càng mở rộng về quy mô và cường độ, lượng thương binh, bệnh binh lớn luôn luôn đòi hỏi phải có một cơ sở tiếp tế thuốc, trang bị, máy cần thiết cho việc phòng bệnh và cứu chữa cho quân đội.


Công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật quân y chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khách quan thường xuyên tác động, chúng ta đã cố gắng hết sức mình nhằm tạo ra được một chân hàng vững chắc, tương đối đồng bộ trên các chiến trường nhằm đáp ứng được những nhu cầu chủ yếu nhất của chỉến tranh. Dù cho địch bao vây, phong tỏa rất ngặt nghèo, đánh phá quyết liệt đường chi viện và các cơ sở dự trữ của quân y, các tổ chức dược chính của chiến trường đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y đủ và tốt hơn.


Về tổ chức, các chiến trường đều xây dựng các kho dự trữ, kho cấp phát, ở các quân khu đều có các kho đầu mối, kho trung chuyển. Mạng lưới kho tàng được bố trí hợp lý trên các trục đường và tiếp cận các hướng của chiến trường, tạo điều kiện cho quân y đơn vị rút ngắn thời gian khi đi lĩnh.


Nhiều chiến trường đã đẩy mạnh việc tự sản xuất lấy thuốc và trang bị, khối lượng vật tư giải quyết được tại chỗ của nhiều quân khu lên đến 60% so với khối lượng cần dùng. Nhiều xưởng được đã thành lập từ năm 1964-1965 không những sản xuất được mà còn có tác dụng chỉ đạo công tác pha chế ở tuyến dưới. Ở Nam Bộ, được sự giúp đỡ của hậu phương lớn, từ năm 1968 đã từng bước thành lập một xưởng dược tương đối hoàn chỉnh có đủ cán bộ kỹ thuật và nhiều trang bị, máy cho pha chế, đóng gói, kiểm nghiệm thuốc. Ngoài các nguyên liệu pha chế được chi viện, các địa phương đã tự túc được nhiều dược liệu và thuốc ta đã được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh mạn tính và một số bệnh chuyên khoa.


Tại tất cả các trạm quân y trung đoàn, sư đoàn, tỉnh đội, bệnh viện... đều có tổ hay ban bào chế bảo đảm được các nhu cầu về thuốc uống, dịch truyền, thuốc dùng ngoài... giảm rất nhiều yêu cầu vận chuyển, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể tại chỗ được kịp thời. Ở Khu 5 đã phân cấp pha chế1 (Căp 1: Các trung đoàn chủ lực, bệnh xá loại B, đội điều trị, tiểu đoàn quân y các sư đoàn, trường học, có dược sĩ trung cấp. Cấp 2: Bệnh viện khu vực, bệnh xá loại A, có dược sĩ cao cãp. Cấp 3: Các xưởng dược bệnh viện quân khu) cho các đơn vị, quy định rõ phạm vi, mức độ pha chế bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật theo từng tuyến.


Quy mô sản xuất và sửa chữa của các xưởng chủ yếu còn là thủ công, nhưng ở một số nơi đã bắt đầu sản xuất một phần cơ khí. Nhiều chiến trường đã đẩy mạnh công tác sản xuất, pha chế. Quân y Tây Nguyên pha chế thuốc năm 1972 tăng 233% so vớí năm 1971, quân y Nam Bộ vượt 120% kế hoạch sản xuất năm 1972, quân y Khu 5 tự lúc thuốc tại chỗ hàng năm được 60% số thuốc cần dùng. Bằng các dược liệu địa phương, quân y Nam Bộ đã giải quyết được 49 mặt hàng, quân y Tây Nguyên giải quyết được 20 mặt hàng. Đáng chú ý là các chiến trường đã sản xuất được cồn, nhiều mặt hàng quý như cao động vật, cao dạ cầm chữa viêm dạ dầy, thiên niên kiện chữa thấp khớp, sử dụng tốt kháng sinh thực vật lân-tô-uyn. Các xưởng dược đã sản xuất được nhiều mặt hàng thủy tinh như tửu kế 100 độ, phễu, ống đo, cốc chân, và nồi hấp, nồi cất nước dùng trong dã ngoại.


Sự chi viện của hậu phương lớn ngày càng được tăng cường hơn, đồng bộ hơn không những cung cấp cho chiến trường những mặt hàng rất quan trọng mà còn tạo điều kiện cho sản xuất pha chế tại chỗ phát triển nhanh chóng. Cùng với chi viện của hậu phương lớn kết hợp với bốn biện pháp tạo chân hàng, quân y chiến trường miền Nam không những bảo đảm ngày một tốt hơn đối với các mặt hàng chủ yếu nhất là thuốc chiến thương, thuốc phòng dịch, bông băng, thuốc sốt rét, thuốc chữa một số bệnh mạn tính, một số thuốc bổ... mà còn bảo đảm được phần lớn trang bị phẫu thuật ngoại khoa như máy gây mê, máy X quang lưu động, máy ghi điện tim, xét nghiệm lưu động, đèn mổ quay tay, các trạm nguồn điện dã ngoại... phát huy tác dụng tốt trong phục vụ chiến đấu và chiến thuật.


Trong điều kiện rất khó khăn của chiến trường, các chế độ dược chính đã được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, công tác kiểm nghiệm thuốc đã được bắt đầu tuy còn đơn giản, góp phần tích cực vào việc sử dụng thuốc được an toàn và có chất lượng. Nhiều nơi như ở miền Đông Nam Bộ đã nghiên cứu xây dựng được các cơ số thuốc cho các tuyến có tác dụng chỉ đạo sản xuất, vận chuyển, cấp phát, sử dụng có kế hoạch.


Trong thế hậu phương chung của chiến trường ngày càng vững chắc và ổn định, công tác tiếp tế thuốc và trang bị quân y chẳng những đã bảo đảm được yêu cầu trước mắt mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâu dài nhiệm vụ tiếp tế quân y ở chiến trường.


Trong nhiệm vụ huấn luyện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Quân y ở chiến trường miền Nam rất coi trọng  rác huấn luyện và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Mặc dù đòi hỏi trước mắt cấp bách và khó khăn như thế nào, ở các chiến trường vẫn dành ra một lực lượng đáng kể đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp. Nhờ kết hợp thích đáng giữa yêu cầu phục vụ trước mắt và xây dựng lâu dài cho ngành, nên các quân khu đã tương đối giành được chủ động trong việc cung cấp đội ngũ cán bộ của mình cho nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng ngành.


Trong chiến tranh đặc biệt các trường đào tạo y tá, dược tá, y sĩ đã được thành lập, trong giai đoạn mới đã được củng cố và mở rộng thêm. Mặc dù kiến thức chưa đầy đủ và nếu so với chương trình có hệ thống và toàn diện thì còn nhiều chỗ thiếu hụt, nhưng do thực hành dạy và học có trọng điểm tập trung phần lớn thời gian vào huấn luyện những vấn đề then chốt nhất như phòng và chống sốt rét, bệnh truyền nhiễm, vệ sinh dịch tễ, các kỹ thuật hộ lý bệnh viện, sử dụng thuốc thông thường... nên nhân viên quân y cơ sở đã có thể thực hành được những nhiệm vụ cấp bách nhất. Từ năm 1965, trước yêu căn phải mở rộng đội ngũ cán bộ, các sư đoàn, các tỉnh đội, các bệnh viện khu vực tự đào tạo lấy y tá, dược tá. Nhiều trường y sĩ đã được thành lập thêm, một sỗ quân khu như miền Đông Nam Bộ có đến ba trường y sĩ. Chiến trường Nam Bộ đã đào tạo được cán bộ quân y có trình độ đại học. Phân khoa đại học quân y miền Nam được thành lập ngày 22 tháng mười hai năm 19651 (Phân khoa đại học quân y Nam Bộ được thành lập trên cơ sở Trường quân y sĩ đã có từ tháng bẩy năm 1961 tại chiến khu B (Tay Ninh). Bên cuối năm 1965, trường tách làm hai, trường đào tạo y sĩ giao cho hậu cần Đoàn 82 và phân khoa đại học do Cục Hậu cần miên Đông Nam Bộ quản lý) tại miền Đông Nam Bộ, nhằm bổ túc cho các y sĩ lâu năm thành bác sĩ. Trong hoàn cảnh khó khăn với khẩu hiệu "Vừa xây dựng trường lớp, vừa học tập và phục vụ chiến đấu", giáo viên và học viên đã tạo nên được một cơ sở huấn luyện ban đầu có nền nếp, nội dung học tập tuy có trọng điểm nhưng vẫn chú ý đến toàn diện, lấy thực hành ở buồng bệnh, buồng mổ, ở đội phẫu thuật là cơ bản để tạo cho học viên một năng lực phù hợp với yêu cầu của chiến đấu. Vì vậy, trong vài năm, phân khoa đã đào tạo được hàng trăm bác sĩ phụ trách các đội phẫu thuật, đội điều trị, chủ nhiệm quân y trung đoàn và tỉnh đội, kết hợp với phân khoa đại học dân y Nam Bộ đã đào tạo được mấy chục dược sĩ cao cấp và một số cán bộ chuyên khoa có trình độ đại học về tai mũi họng, răng, mắt.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #73 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2022, 08:01:20 pm »

Bên cạnh việc đào tạo cán bộ tại chỗ, đã tổ chức kèm cặp, rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu được nhiều cán bộ y dược trẻ, một số đông là con em miền Nam tập kết ra Bắc đã được học tập có hệ thống. Qua một thời gian phục vụ quân đội, số anh chị em này đã trưởng thành mau chóng, có người đã được tặng thưởng danh hiệu anh hùng, là nguồn cán bộ đầy triền vọng của ngành.


Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của chiến đấu ngày một cao, không những phải có nhân viên kỹ thuật cho sự phát triển của quân đội, mà còn phải có đủ nhân viên thay thế cho những tổn thất do chiến tranh đặt ra, nên vấn đề có một đội ngũ đủ về số lượng và có một chất lượng phù hợp là rất cấp thiết. Đồng thời phải giải quyết thỏa đáng mối liên quan giữa sõ lượng và chất lượng. Đây là những vấn đề phức tạp và khó khăn đã được lần lượt giải quyết có kết quả bằng những đợt tập huấn ngắn ngày nhằm bổ sung những hiểu biết cơ bản và hệ thống của quá trình đào tạo có trọng điểm chưa cho phép thực hiện.


Cho đến năm 1972, số cán bộ có trình độ đại học y dược của chiến trường Nam Bộ đào tạo được tại chỗ đã gấp 8 lần số cán bộ có trình độ đại học trong phạm vi cả nước khi kết thúc chiến tranh chống Pháp. Số cán bộ có trình độ đại học y, dược có đến năm 1972 của cả chiến trường miền Nam đã gấp 200 lần số cán bộ tương ứng khi kết thúc chiến tranh chống Pháp trên cả nước. Với đội ngũ cán bộ y dược trung và sơ cấp được đào tạo ở chiến trường và được chi viện của hậu phương, nhìn chung đã có một lượng cần thiết và một lực lượng thay thế. Và ở một vài quân khu đã đạt được một tỷ lệ phục vụ như sau: một bác sĩ phục vụ khoảng 650 cán bộ, chiến sĩ, một y sĩ phục vụ khoảng 150 cán bộ, chiến sĩ; một sư đoàn có từ 7 đến 10 bác sĩ, một bệnh xá loại A có 2 bác sĩ. Đối với cán bộ dược thì cứ 7 bác sĩ có 1 dược sĩ cao cấp và 3 dược sĩ trung cấp.


Nhờ có một đội ngũ cán bộ đông đảo, có chất lượng chính trị tốt, có trình độ tổ chức, nắm được các khoa học kỹ thuật cần thiết, đồng thời lại nắm vững khâu thường xuyên huấn luyện nên về cơ bản đội ngũ quân y đã đáp ứng được yêu cầu chiến đấu và xây dựng của bộ đội.


Trong điều kiện rất khó khăn của chiến trường ở một 80 đơn vị nhất là ở các tuyến sư đoàn, bệnh viện, trường học đã tiến hành công tác tổng kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân y và đã thu được những kết quả có giá trị thực tiễn. Nhiều chiến trường đã tổ chức tưưng đối đều các hội nghị tổng kết khoa học kỹ thuật, thành lập được các hội đồng khoa học kỹ thuật (Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu 5, Trị Thiên...) giúp cho việc thúc đẩy phát triển của diện và điểm nghiên cứu tổng kết và đã thu được kết quả ban đầu. Quân y Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu 5 đã có nhiều thu hoạch về mặt này, từ những công trình tổng kết khoa học đã tuyển lựa những đề tài có giá trị xuất bản thành các tập kỷ yếu công trình khoa học của chiến trường phát hành rộng rãi và trao đồi kinh nghiệm học tập với quân y miền Bắc. Các chủ đề nghiên cứu đều hướng vào giải quyết khó khăn của chiến trường, chiến đấu, vào điền tra cơ bản các yếu tố có độc hại đến lao động quân sự và lao động chiến đấu của quân đội. Một số đề tài khác đã hướng vào việc sử dụng thuốc ta, về cả¡ tiến trang bị, cơ số ở chiến trường và đáng chú ý là những đề tài tổng kết các hình thức bảo đảm quân y trong chiến thuật, chiến dịch, các đề tài về tổ chức, về ngoại khoa dã chiến, về vệ sinh dịch tễ quân sự. Trên thực tế chiến trường và giường bệnh, với tinh thần chăm học, chăm làm nên mọi mặt khả năng bảo đảm quân y cũng ngày một nâng cao và mở rộng.


Về tổ chức chiến thuật đó là các công trình tổng kết về bảo đảm quân y cho các yêu cầu chiến thuật vận động, tấn công, tập kích, phục kích, vây lấn, chốt, vận động tấn công kết hợp chốt... của các chiến dịch tấn công, phản công, phòng ngự, tổng hợp; các chiến thuật bảo đảm cho bộ đội đặc biệl tinh nhuệ, cho binh chủng thiết giáp, cho bộ đội lái xe. Ngoài ra, cũng có những đề tài nghiên cứu nhiều năm về cơ số thuốc, cơ số trang bị cho cá nhân, cho tiểu đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, bệnh viện, đội điều trị, bệnh xá... Những cơ số này cũng luôn luôn được bổ sung và hoàn chỉnh theo với sự phát triển của chiến thuật quân y.


Về vệ sinh quân đội có các đề tài về vệ sinh trong chiến đấu, vệ sinh hầm hào, vệ sinh trận địa, tẩy uế chiến trường, vệ sinh hành quân đường dài... Về phòng dịch đáng kể nhất là các công trình điều tra tình hình lưu hành bệnh sốt rét, tình hình muỗi độc, mức độ kháng DDT, các chiến thuật diệt muỗi bằng thuốc hóa học và các phương tiện khác, điều trị và chống sốt rét tái phát, tình hình kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét... Đây là những công trình hoàn chỉnh tiến hành trên nhiều chiến trường trong nhiều năm liên tục, có lực lượng bộ đội, lực lượng quân y và y tế tham gia, có chỉ đạo khoa học của các chuyên viên dịch tễ học, truyền nhiễm bệnh học, sốt rét học, dược lý học... từ những công trình nghiên cứu tích cực này, quân y các đơn vị đã lần lượt hạ thấp được tỷ lệ mắc sốt rét, tỷ lệ sốt rét ác tính, tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính, góp phần giữ vững số quân chiến đấu.


Về ngoại khoa dã chiến, có các chuyên đề về cơ cấu thương tổn, về các vết thương phần mềm, khớp, sọ não, bỏng, choáng..., các chuyên đề về tổn thương do các loại vũ khí của địch gây ra như bom bi, mìn díp, mìn lá, thủy lôi.


Về nội khoa dã chiến có các công trình tổng kết về cácc bệnh truyền nhiễm, sốt xoắn trùng, sốt mò, viêm gan truyền nhiễm, lỵ trực trùng. Đáng chú ý là những công trình chống bệnh thiếu dinh dưỡng, công trình khôi phục sức khỏe cho thương binh, bệnh binh tại các khu vực hậu cứ.


Về tiếp tế quân y, đặc biệt là đã tổng kết và xây dựng các cơ số thuốc chiến thương, thuốc nội khoa, thuốc an dưỡng... nhằm giải quyết các yêu cầu gọn, nhẹ dễ cơ động, đã thiết kế các dụng cụ dùng trong gây mề hồi sức, đèn mổ, nồi cất, nồi hấp dã ngoại; đối với các loại máy hiện đại đã đúc kết được kinh nghiệm trong việc sử dụng các trang bị có nguồn điện, các thiết bị điện tử, bán dẫn... Ngoài ra, còn có một số chuyên đề về dùng thuốc ta chữa bệnh mạn tính, công trình nghiên cứu về kháng sinh thực vật...


Về hóa học quân sự, đã tiến hành những điều tra về tác hại của chất độc CS, chất độc trừ sâu diệt cỏ dùng trong mục đích quân sự, các phương tiện phòng tránh ứng dụng, các chất ứng dụng chống hóa học.

Về kỹ thuật cận lâm sàng đã thiết kế kính hiển vi lưu động nhẹ, máy điện di cải tiến, giấy chuẩn độ pH và u-rê...

Thực tiễn của công tác tổng kết khoa học kỹ thuật quân y của các chiến trường cho thấy các vấn đề nghiên cứu tổng kết đều nhằm đúng hai nhiệm vụ cơ bản của ngành, đã đi theo hướng giải quyết những yêu cầu của lao động quân sự, của chiến đấu nên đã thúc đấy và nâng cao mọi mặt công tác bảo đảm quân y ở chiến trường.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #74 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 08:53:11 pm »

5. Những thu hoạch tập trung ở chiến trường miền Bắc về bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, bệnh binh, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y và huấn luyện cán bộ.

Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho quân đội trong thời kỳ này là bảo đảm cho các đơn vị có một sức bền bỉ dẻ, hành quân xa, mang vác nặng, chiến đấu liên tục và dài ngày, thích ứng nhanh chóng với mọi địa hình thời tiết.


Trong quân đội thành phần thanh niên ngày một đông, tuy có sức khỏe tốt, nhưng sức bền bỉ dẻo dai chưa vững chắc, số chiến sĩ gái tham gia phục vụ quân đội ngày càng nhiều, công tác bảo vệ sức khỏe có thêm một số yêu cầu riêng, về cán bộ tuy đã được rèn luyện nhiều, nhưng sức khỏe có bị giảm sút, bệnh mạn tính còn nhiều nhất là ở số cán bộ lớn tuổi và số cán bộ quân đội đã chuyển ngành, phục viên được gọi trở lại quân đội.


Để tạo cho quân đội có sức khỏe bền bĩ, dẻo dai trong mọi điều kiện, các đơn vị đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào vệ sinh 4 tốt bảo vệ sức khỏe, có nội dung phù hợp với điền kiện thời chiến, nhằm tuyên truyền phổ cập các kiến thức vệ sinh xây dựng nếp sống văn minh khoa học cho bộ đội. Chúng ta đã áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật để tìm ra các cách khắc phục, các yếu tố bất lợi bên ngoài, các nguyên nhân gây bệnh và tập trung vào hai vấn đề lớn: Vệ sinh trong luyện tập và phòng chống sốt rét.


Trong luyện tập, chúng ta đã biết dựa vào các kiến thức vệ sinh, sinh lý lao động quân sự cố gắng tìm ra các phương pháp rèn luyện thích hợp nhất, kết hợp rèn luyện thể lực trong luyện tập, trọng tâm là các đơn vị đi chiến đấu. Về mặt phòng và chống sốt rét, chúng ta đã cố gắng giải quyết tích cực hai khâu quan trọng liên quan với nhau là nuôi quân và phòng bệnh. Cho đến nay tuy sốt rét đang còn là bệnh phổ biến, nhưng nhiều nơi đã giảm được tỷ lệ sốt rét xuống nhiều lần, tử vong do sốt rét ác liệt cũng giảm đi rõ rệt. Đối với chiến sĩ gái, các đơn vị đã chú ý đến vệ sinh phụ nữ và dự phòng các bệnh phụ khoa.


Chúng ta cũng bước đầu nghiên cứu nội dung và tiến hành các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho một số binh chủng, quân chủng như phòng không - không quân,công binh... và đẩy mạnh công tác vệ sinh trong xí nghiệp quốc phòng.


Đặc biệt đối với các lực lượng tăng cường cho chiến trường, chúng ta đã hình thành hẳn một nội đung công tác mới: Công tác bảo vệ sức khỏe cho quân tăng cường. Không ngừng rút kinh nghiệm các khâu tuyển quân, quản lý sức khỏe, thanh toán bệnh ngắn ngày, giáo dục về vệ sinh phòng dịch, hướng dẫn các biện pháp rèn luyện từ thấp đến cao, đề nghị cải tiến trang bị, cách mang vác khi phải hành quân bộ đi xa... là những nội dung rất cơ bản để xây dựng công tác bảo vệ sức khỏe cho quân tăng cường. Đồng thời, hệ quân y giao liên cũng được xây dựng, phát triển và củng cố từng bước hợp lý. Nhờ những cố gắng nhiều mặt và liên tục như vậy nên tỷ lệ bảo đảm sức khỏe cho bộ đội hành quân mỗi năm một tiến bộ, nhìn chung tỷ lệ ốm đaau không tiếp tục hành quân được giảm 7-10%.


Bộ đội đã được bảo vệ tương đối tốt trong việc phòng dịch và chống dịch. Suốt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước kéo dài như vậy, không xẩy ra một vụ dịch nào lớn ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội. Việc tiêm chủng gây miễn dịch đều đặn và chặt chẽ, công tác quản lý bệnh dịch và dập tắt dịch khi có dịch mới xẩy ra đã có tác dụng rõ rệt. Đây cũng là kết quả tập trung nhất, nổi bật nhất của nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe trong quân đội.


Về mặt cứu chữa, ngoài thương binh đông về số lượng, phức tạp về cơ cấu vết thương thì bệnh binh cũng chiếm một tỷ lệ quan trọng.

Do cách đánh của địch và cách đánh của ta, do địa hình có nhiều núi sông và đường giao thông lại dễ bị chia cắt, nên trong chiến đấu thường có thương binh ở nhiều nơi trong một lúc. Nhờ có tổ chức bảo đảm quân y theo khu vực và mối quan hệ gắn bó giữa quân y và dân y nên công tác cứu chữa ở các nơi đó đã được giải quyết có kết quả tốt.


Sự phát triển rộng khắp của mạng lưới dân y ở thôn xã, khu phố, xí nghiệp, huyện, tỉnh... với bậc thang điều trị tuyến 4 đã tạo ra chỗ dựa vững chắc, bảo đảm diện cấp cứu để lực lượng quân y tập trung vào công tác bảo đảm thương binh trong các trận đánh lớn, các trọng điểm, các chiến dịch.


Sự hình thành các khu vực bảo đảm quân y đã tạo ra các điều kiện rất thuận lợi cho việc cấp cứu thương binh được nhanh trong từng khu vực, rút ngắn đươc đường chuyển thương và khắc phục được nhiều nhược điểm của bậc thang điều trị theo tuyến. Giữa các tuyến của quân y, giữa quân y và dân y đã thống nhất được quan niệm và phương pháp xử trí vết thương để tuyến sau bổ sung cho tuyến trước, bảo đảm cho thương binh được điều trị liên tục khi qua các tuyến và trong những điều kiện cho phép, các tuyến điều trị được rút gọn lại nhưng vẫn bảo đảm cứu chữa có chất lượng. Tại mỗi khu vực ngoài các loại phân đội có mặt thường xuyên làm nhiệm vụ, còn có các đội phẫu thuật bám sát bộ đội, bám sát trọng điểm địch thường xuvên đánh phá đề cấp cứu thương binh, bệnh binh.


Nhờ có tổ chức đúng, nhờ các loại phân đội cứu chữa, nhờ có một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng được nâng cao về chất lượng, được trang bị ngày một tốt hơn nên quân y miền Bắc đã thu dung cứu chữa được hết số lượng thương binh, bệnh binh không những trong chiến tranh phá hoại mà còn tiếp nhận một lượng thương binh, bệnh binh ở các chiến trường về.


Để nâng cao chất lượng cứu chữa và trả nhiều số quân về chiến đấu, nhiều trung tâm chấn thương - chỉnh hình, bỏng, phục hồi công năng, đã triển khai ngay trong chiến tranh để giải quyết tích cực các di chứng vết thương chiến tranh1 (Viện 109 trở thành viện chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình. Các khoa chấn thương Viện 108, 103 và của nhiều viện cũng được mở rộng. Khoa bỏng Viện 103 là tuyến cuối cùng của toàn quân về chuyên khoa bỏng); ở nhiều quân khu đã triển khai các công tác này nên lượng thương binh có di chứng đã được giải quyết thường xuyên và lưu thông tương đối tốt.


Công tác chuyển thương chiến lược là một công tác rất mới với ngành quân y, nhưng nhờ những biện pháp tổ chức và kỹ thuật nên chúng ta đã cùng bộ đội giao thông vận tải quân sự chuyển được hết và an toàn một số lượng lớn thương binh, bệnh binh.


Thực hiện sơ tán, làm tốt công tác phòng tránh, các cơ sở điều trị đã triển khai được tương đối an toàn tạo điều kiện cho nhiệm vụ thu dung cứu chữa. Mặc dù địch đánh phá rất ác liệt, nhưng các cơ sở không bị thiệt hại lớn về người và của.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #75 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 08:54:04 pm »

Các cơ sở điều trị và số giường nằm đều tăng để bảo đảm thu dung hết thương binh, bệnh binh. Kỹ thuật điều trị cũng được phát triển nhất là kỹ thuật ngoại khoa và nội khoa đã chiến. Phong trào thi đua rèn luyện kỹ thuật, nâng cao chất lượng cứu chữa trên tất cả các tuyến được phát động từ năm 1965 ngày càng được đẩy mạnh, khả năng cứu chữa của các tuyến đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều đội phẫu thuật lưu động đã xử trí tốt các phẫu thuật khẩn cấp, số lớn làm được phẫu thuật cơ bản, một số làm được phẫu thuật chuyên khoa kỳ đầu. Các đội điều trị có khả năng xử trí tốt các phẫu thuật cơ bản và một số vết thương nặng và chuyên khoa như bệnh viện loại B. Các bệnh viện loại B đã xử trí tốt các vết thương vừa và nặng, vết thương chuyên khoa thông thường, một số di chứng vết thương chiến tranh từ các chiến trường gửi ra. Các bệnh viện loại A đã tích cực phát triển kỹ thuật, xử trí các vết thương chuyên khoa và các di chứng vết thương chiến tranh; do đó, đã giải quyết tốt các loại vết thương khó như vết thương mạch máu, lồng ngực, tiết niệu, bụng, chậu, hàm mặt, chấn thương thần kinh, sọ não, bỏng, thương binh nhiều chấn thương...


Việc đề ra tám điểm nâng cao chất lượng điều trị1 (Tám điểm, nâng cao chất lượng điều trị: - Tăng cường công tác cứu chữa ngoại khoa chiến thương. - Tích cực rèn luyện cấp cứu nội khoa dã chiẽn. - Thực hiện điều trị toàn diện. - Củng cố công tác bệnh án và phát huy khả năng cận lâm sàng. - Mở rộng việc kết hợp đông y với tây y trong cứu chữa. - Bảo đảm an toàn điều trị. - Tăng cường quan điểm, thái độ phục vụ tốt. - Chỉ đạo tuyến tốt) và hai biện pháp tích cực (Hai biện pháp tích cực trong công tác điều trị dự phòng: 1. Mở rộng diện khám bệnh, điều trị. 2. Đưa kỹ thuật ra tuyến trước) trong công tác điều trị dự phòng thời chiến đã có tác dụng thúc đầy các mặt lâm sàng, cận lâm sàng, ngoại khoa, nội khoa, chuyên khoa, phát triển toàn diện ngày càng vững chắc.


Để giải quyết một số lớn bệnh binh, công tác cứu chữa nội khoa cũng có những bước phát triên mới, nhất là trong việc chẩn đoán và xử trí một số bệnh truyền nhiễm phổ biến đặc biệt là sốt rét và sốt rét ác tính. Công tác cận lâm sàng cũng được phát triển cùng với việc tăng cường các trang bị hiện đại về hóa nghiệm, sinh hóa, X quang, lý liệu, điện tâm đồ, điện não đồ, thận nhân tạo.


Các cuộc vận động điều trị đột kích hàng năm đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các công táo chuyên môn, chính trị, hậu cần trong công tác cứu chữa. Việc kết hợp đông y với tây y đã chú trọng giải quyết một số bệnh nội khoa mạn tính và ngoại khoa chiến thương đã bước đầu thu được kết quả.


Các tuyến quân y từ sư đoàn đến đại đội cũng mở rộng phạm vi khám bệnh và điều trị. Trang bị kỹ thuật được cải tiến, sự chỉ đạo của các tuyến sau đã có tác dụng giúp đỡ kỹ thuật cho tuyến trước được nhiều hơn. Các tuyến quân y trung đoàn, tuyến quân y sư đoàn đã giữ lại điều trị các thương binh nhẹ. Do hoàn cảnh phân tán nên cũng mở rộng việc khám bệnh và điều trị xuống tiểu đoàn và nhất là đại đội có sư giúp đỡ về khám bệnh, kê đơn của y sĩ tiểu đoàn.


Công tác khám sức khỏe nhất là cho cán bộ hàng năm làm được đều, việc quản lý sức khỏe cán bộ nhiều tuổi đã thành chế độ và đã tổ chức điều trị các bệnh mạn tính tại chức được hàng ngàn cán bộ. Việc rèn luyện thể lực bảo vệ sức khỏe đã trở thành một nội dung trong tiêu chuẩn phấn đấu bốn tốt của cán bộ. Đã có những cơ sở bước đầu để điều trị rút kinh nghiệm về bệnh lý những ngưừi nhiều tuổi.


Mặc dù chiến tranh ác liệt và kéo dài, nhờ có chủ trương đúng, nguyên tắc bảo đảm sáng tạo, biện pháp tổ chức phù hợp nên công tác thu dung cứu chữa thương hình, bệnh binh đã giải quyết được một khối lượng lớn và chất lượng kỹ thuật cũng đã được nâng cao.


Trong nhiệm vụ bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y, nhờ có hệ thống các cơ sở sản xuất của Nhà nước tập trung bảo đảm, nhờ có sự giúp đỡ hết sức to lớn của các nước anh em, bản thân ngành quân y cũng đã có kinh nghiệm trong việc tự sản xuất, tổ chức và quản lý sử dụng, nên cơ sở vật chất, kỹ thuật của chúng ta rõ ràng được tăngg cường hơn trước.


Ở các chiến trường, do có kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp và để khắc phục một phần khó khăn trong vận chuyển, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh sản xuất, khai thác và huy động tại chỗ, kết hợp với sử dụng hợp lý và tiết kiệm thuốc, trang bị. Nhờ đó mà đến nay nhiều nơi đã có cơ sở sản xuất, tự lực sản xuất được nhiều mặt hàng chính và phần nào dành được chủ động trong công tác tiếp tế. Nội dung và kỹ thuật đóng gói từ hậu phương lớn đưa đi cũng được cải tiến phù hợp với hoàn cảnh chiến đấu cơ động, phân tán. Các mặt hàng được lựa chọn đóng gói bền chắc nhưng với khối lượng nhỏ như các thuốc nước chuyển sang thuốc mỡ... Các cơ số và trang bị cũng được thường xuyên bổ sung cải tiến đáp ứng cái chung và cái riêng của từng chiến trường.


Ngoài các xưởng, bệnh viện, đội điều trị, quân y các sư đoàn, trung đoàn cũng duy trì nội dung pha chế được quy định, tự túc được hầu hết các thuốc cần cho phẫu thuật theo tuyến.

Công tác kiểm nghiệm thuốc được xây dựng từ thời bình nay được tăng cường và tiếp tục phát triển. Nhiều bệnh viện quân khu đã triển khai được công tác này. Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm dược khoa - trung tâm kiểm nghiệm dược của ngành quân y - đã được thêm các phương tiện cần thiết giúp cho kiểm nghiệm hóa lý, dược lý các loại thuốc và chế phẩm khác ngày một tinh vi và chính xác.


Quán triệt phương châm cần kiệm xây dựng ngành, phươg châm kết hợp đông y với tây y trong công tác tiếp tế quân y, chúng ta đã phấn đấu bảo đảm cung cấp kịp thời các loại thuốc, phương tiện chính cho nhu cầu phục vụ bộ đội như thuốc chiến thương, bông băng, thuốc phòng và chữa sốt rét, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật thông thường và chuyên khoa.


Thực hành nguyên tắc bảo đảm quân y theo khu vực, chúng ta đã mở rộng phân cấp về dự trữ, cấp phát, mua sắm vật tư, sản xuất pha chế, sửa chữa ở các tuyến.

Công tác quản lý cơ sở vật chất, mặc dù trong thời chiến cũng được tăng cường ở tất cả các cấp. Nhiều chế độ dược chính như chế độ dự trữ, quản lý, cấp phát đều được bổ sung từng thời kỳ góp phần thống nhất các nội dung công tác dược chính cho các cấp trong thời chiến.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #76 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:00:05 pm »

Đối với nhiệm vụ chi viện chiến trường, chúng ta đã chú trọng giải quyết ba nội dung lớn của hàng chi viện: xây dựng hàng chi viện sát với yêu cầu của chiến trường, cải tiến cách đóng gói bảo đảm chất lượng hàng và tăng cường quản lý việc chuyển hàng. Nhờ cố gắng to lớn của loàn ngành nên lượng hàng chi viện hàng năm tăng lên rất cao. Nếu lượng hàng chi viện cho chiến trường năm 1965 lấy chỉ số là 100, thì lượng hàng chi viện so sánh qua các năm như sau:



Chúng ta đã cố gắng đổi mới trang bị phù hợp cho yêu cầu sử dụng của các tổ chức quân y như sử dụng những thành tựu mới nhất về kỹ thuật điện tử, kỹ thuật chất dẻo, bán dẫn, quang học, vật lý... Những thiết bị cũ ròn giá trị sử dụng vẫn được tận dụng.


Do sự phát triển nhiều mặt như vậy, nên công tác dự trữ chiến lược cũng có những yêu cầu mới về tổ chức. Các kho dự trữ và các kho cấp phát về thuốc và về máy đã được phân biệt xây dựng và bảo đảm theo những yêu cầu cụ thể, đồng thời cũng đã hình thành các xưởng, tổ sửa chữa máy, dụng cụ y tế. Sự phát triển toàn diệu và tương đối hoàn chỉnh công tác tiếp tế quân y đã và đang là bảo đảm vật chất kỹ thuật không thể thiếu được cho sự phát triển các mặt công tác nghiệp vụ của ngành.


Công tác huấn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ y dược các cấp ở tất cả chiến trường đã được mở rộng và tăng cường từ Cục quân y đến các sư đoàn, trung đoàn, tỉnh đội... Yêu cầu công tác huấn luyện lúc này là phải thỏa mãn được một số lượng lớn cán bộ trong một thời gian rất khẩn trương và nhất là phải bảo đảm được chất lượng nhất định1 (Mới tính đến 1966, so với 1954 thì số bác sĩ đã tăng lên gấp đôi, y sĩ tăng 5,4 lần, quân dược sĩ tăng 1,8 lần và y tá tăng 4 lần), không vì điều kiện chiến tranh mà buông lỏng khâu chất lượng dạy và học.


Về cán bộ có trình độ đại học, từ năm 1959, ngành quân y đã tự đào tạo lấy bác sĩ và kết hợp với Bộ y tế để đào tạo dược sĩ cao cấp. Trường sĩ quan quân y trước kia - từ năm 1962 đổi thành Viện nghiên cứu y học quân sự - qua hơn mười lăm năm đào tạo cán bộ trình độ trung học và gần mười năm đào tạo cán bộ trình độ đại học đến năm 19662 (Quyết định số 145/CP ngày 8 tháng tám năm I966 của Hội đồng chính phủ) đã được chính phủ quyết định chuyển thành Trường đại học quân y. Trong tình hình mới, nhà trường có hai nhiệm vụ cơ bản:

- Đào tạo bồi dưỡng bác sĩ, dược sĩ quân y có trình độ đại học theo các hình thức: dài hạn, chuyên tu, tại chức.

- Nghiên cứu khoa học y học quân sự, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quân y trên bậc đại học.

Để phù hợp với nhiệm vụ mới và hướng đi sâu vào chuyên khoa, nhà trường tổ chức thành 30 khoa chuyên môn kỹ thuật và khoa giáo dục chính trị, hệ dược có 6 khoa và bệnh viện 103 được mở rộng có 22 khoa, ban.


Để kịp thời phục vụ chiến đấu, cuối năm 1965 và năm 1966, nhà trường đã mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng cho các chủ nhiệm quân y trung đoàn, đội trưởng đội phó các đội điều trị, các bác sĩ chuyên khoa về ngoại khoa, nội khoa, vệ sinh phòng dịch, phòng hóa v.v...


Tháng ba năm 1967, nhà trường khai giảng năm học đầu tiên của lớp dài hạn I cho hai hệ y và dược. Đây là lớp người trẻ 19, 20 tuổi, con em của công nông, cán bộ, bộ đội sinh ra và lớn trong chế độ mới1 (trong lớp dài hạn I, số học viên xuất thân thành phần cơ bản chiếm hơn 85%. Từ lớp II trở đi tỷ lệ này càng cao hơn nữa). Trong số học viên này cũng có một số là chiến sĩ, y tá, dược tá đã tốt nghiệp trung học phổ thông cũng được gọi về học.


Để nội dung giảng dạy sát với thực tế chiến đấu, nhà trường đã cử hàng chục giảng viên đi các chiến trường làm cho các môn học được phong phú và thiết thực hơn, bám sát tình hình nhiệm vụ và công tác của học viên khi ra trường mà giảng dạy. Bệnh viện 103 cũng được củng cố xây dựng về mọi mặt, phấn đấu trở thành một bệnh viện thực hành kiểu mẫu và làm tốt được nhiệm vụ huấn luyện lâm sàng.


Sang năm 1968, nhà trường tập trung cố gắng liên tục mở nhiều lớp trong một thời gian ngắn. Tháng một năm 1968, mở lớp dài hạn II, tháng bẩy năm 1968 mở lớp dược sĩ cao cấp 6 và các lớp chuyên tu 4, chuyên tu 52 (Để phục vụ kịp thời các yêu cầu trước mắt, nhà trường đã mở các lớp chuyên tu, chuyên khoa một mặt, lớp chuyên tu tương đối toàn diện. Nội dung, chương trình, thời gian các lớp này được cải tiến và rút gọn lại. Phương châm huấn luyện là "sát với thời chiến cần gì học nấy, học theo yêu cầu thực tế của các chiến trường của ba thứ quân, theo chức trách của các học viên sẽ đảm nhiệm". Phương pháp huấn luyện lấy "Tự học là chính, giảng dạy là rất quan trọng, lý luận liên hệ với thực hành, tăng cường hình tượng hóa, tăng cường thực tập kể cả ở bệnh viện dân y". Thực hành các biện pháp trên, công tác đào tạo chuyên tu đã thu được hẽt quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bảo đảm được chất lượng nhất định) và các lớp bổ túc y học quân sự cho các y sĩ, bác sĩ dân y được động viên vào quân đội và nhiều lớp tập huấn khác.


Nhà trường cũng luôn luôn quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Số giảng viêu do nhà trường đào tạo chiếm tỷ lệ khá đông trong đó 1/4 làm chủ nhiệm khoa và có người trở thành chuyên viên đầu ngành.


Trong tám năm chống Mỹ cưu nước (1965-1972) nhà trường đã đào tạo một số lượng rất lớn cán bộ tốt nghiệp đại học và đây là nguồn cung cấp chủ yếu về cán bộ quân y có trình độ đại học cho các chiến trường. Chỉ tính đến năm 1967, 70-86% số cán bộ quân y ở các chiến trường là do nhà trường đào tạo. Vì đa số cán bộ có trình độ đại học từ một trường đào tạo ra, cho nên mặc dù phục vụ ở các chiến trường khác nhau và hoạt động trong những điều kiện không giống nhau, nhưng quan niệm về tổ chức và nề nếp công tác, phương pháp công tác, thao tác kỹ thuật trong đội ngũ cán bộ quân y nói chung vẫn bảo đảm thống nhất.


Đến năm 1972, lớp dài hạn I đã tốt nghiệp thi ra dược sĩ cao cấp (đầu năm 1972) và bác sĩ y khoa (giữa năm 1972), số cán bộ mới tốt nghiệp cũng như học viên các lớp còn đang học đã được đi phục vụ ở chiến trường trong các chiến dịch lớn.


Về cán bộ có trình độ trung học, từ trước năm 1965, ở các quân khu đã mở các trường để đào tạo quân y sĩ. Từ năm 1966-1967 trở đi, nhiều quân khu, quân chủng mở rộng các trường và tăng cường chất lượng giáo dục. Kết hợp với việc động viên một số đông y sĩ dân y vào quân đội, các trường quân y sĩ quân khu, quân chủng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu bảo đảm cho sự phát triển của bộ đội trong quân khu, quân chủng.


Song song với việc xây dựng Trường đại học quân y, Cục quân y cũng tổ chức Trường trung học quân y làm trung tâm cho việc huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ trung học của toàn ngành. Trường được thành lập đầu năm 1967 trên cơ sở hai đội huấn luyện về dược của Viện bào chế tiếp tế kiểm nghiệm và về y của Viện quân y 105. Mặc dầu phải phục vụ chiến đấu khẩn trương, nhưng nhà trường cũng được bổ sung cán bộ chủ trì và nhiều cán bộ có kinh nghiệm về y, dược để làm công tác huấn luyện. Viện quân y 105 làm nhiệm vụ giúp đỡ trường về công tác huấn luyện lâm sàng và thực hành. Từ ngày thành lập, trường đã mở được nhiều lớp đào tạo y sĩ, dược sĩ trung học và dược tá, đã đóng góp được nhiều cán bộ trong việc xây dựng các phân đội kỹ thuật đi chiến trường. Trường cũng đã thành công trong việc tổng kết kinh nghiệm đào tạo đội ngũ cán bộ tốt nghiệp trung học làm cơ sở cho việc chỉ đạo về phương hướng và nội dung, phương pháp giáo dục cho các trường quân khu, quân chủng.


Về cán hộ có trình độ sơ học, từ năm 1965 các trung đoàn, tỉnh đội, bệnh viện khu vực đã mở rất nhiều các lớp y tá, dược tá. Cùng với một số rất đông y tá, dược tá của dân y được động viên vào bộ đội, các đơn vị đã cung cấp được hàng vạn cán bộ quân y có trình độ sơ học cho bộ đội. Đây là một cố gắng rất lớn của toàn ngành, trong một thời gian ngắn đã đào tạo một lượng cán bộ đông như vậy làm nhiệm vụ ở cơ sở, trực tiếp phục vụ bộ đội chiến đấu và xây dựng.


Đi đôi với huấn luyện tại trường, công tác học tập tại chức mặc dầu gặp nhiều khó khăn vẫn được coi trọng và kiên trì triển khai trong những điều kiện thích hợp. Học tập tại chức được coi là kế tục học tập tại trường, đồng thời cũng chuẩn bị cho cán bộ về học tại trường được tốt. Phương châm học tập tại chức là "làm gì học nấy, lấy học trong công tác là chính". Học tập tại chức phải thể hiện được 3 tính chất rèn luyện, bổ sung và nâng cao, kết hợp tự học với cấp trên dạy cấp dưới, tuyến trên dạy tuyến dưới. Nhiều hình thức học tập phong phú đã được vận dụng như tập huấn ngắn ngày, hội nghị kỹ thuật, thao diễn kỹ thuật, diễn tập chiến thuật, hội nghị thu hoạch vê nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kèm cặp trong công tác thực tế... vừa học, vừa làm, rút kinh nghiệm cải tiến nâng cao chất lượng mọi mặt công tác phục vụ, đó là cách làm quen thuộc của các tổ chức quân y. Mặt tiến bộ rõ nhất là trình độ thao tác ứng dụng thực hành và kinh nghiệm công tác thực tế đều được nâng cao. Nhiều cán bộ đã đảm nhiệm tốt chức trách được phân công và có khả năng giải quyết được một phần việc của chức trách cấp trên.


Để phục vụ cho học tập tại chức và phát triển công tác nghiên cứu khoa học, tuy còn nhiều hạn chế, Cục quân y đã cố gắng biên tập, phát hành rộng rãi nội san "Học tập và tham khảo quân y". Tuy xuất bản không đều kỳ, các tài liệu khoa học kỹ thuật y học quân sự khác cũng được biên soạn thành các chuyên đề như ngoại khoa dã chiến, điều lệ xử trí vết thương chiến tranh, nội khoa dã chiến, phòng chống sốt rét, phòng chống hóa học và tổ chức chiến thuật quân y... Năm 1970, Cục quân y cũng đã biên tập và phát hành loại tài liệu "Thông tin khoa học kỹ thuật" với nội dung thông tin y học quân sự, phục vụ thiết thực cho công tác phát triển và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của ngành.


Do những cố gắng liên tục, toàn diện trong nhiều năm, công tác huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ đã được giải quyết tương đổi hoàn chỉnh, dành được phần nào chủ động trong những năm cuối chiến tranh, và về cơ bản đã đáp ứng được 3 nhiệm vụ chiến lược của ngành, phục vụ đắc lực quân đội cùng toàn dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hết lòng hết sức chi viện chiến trường.


Đây là một phát triển vượt bậc về số lượng, đồng thời rất có ý nghĩa về chất lượng trong xây dựng ngành trước mắt và lâu dài. Nhờ đẩy mạnh nhịp độ đào tạo và huấn luyện nên lượng cán bộ các cấp hàng năm cung cấp cho ngành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #77 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:01:40 pm »

6. Bảo đảm quân y trong Tổng tiến công và nổi dậy đâù xuân Mậu Thân (1968).

Trong tổng tiến công và nổi dậy, hoạt động tác chiến của ta chuyển một phần lớn từ vùng rừng núi quen thuộc về đồng bằng, ven đô thị và trong đô thị. Bộ đội tập trung binh lực lớn, đánh địch ban đêm, ban ngày, đánh liên tục trong một thời gian dài với nhiều hình thức chiến thuật: đặc công, pháo kích, tập kích, đánh địch trên đường phố, đánh địch trong công sự và những khu nhà xây dựng dựng kiên cố. Phương pháp tiến hành tấn công của ta là từ xa vận động tới, hành quân rất khẩn trương bí mật luồn qua các tuyến phòng ngự dầy đặc của địch, thọc sâu đánh vào ven đô thị và trong đô thị. Để tranh thủ yếu tố bất ngờ áp đảo quân địch, trong thực hành chiến đấu quân đội ta thường dùng nhiều hình thức linh hoạt và độc đáo. Sau khi đánh chiếm mục tiêu hoặc một khu vực thì chuyển sang phòng ngự lâm thời để đánh trả quân địch phản kích và nhanh chóng mở các đợt tiến công mới.


Tiểu đoàn là đơn vị chiến thuật được sử dụng tương đối phổ biến trong hành quân, trú quân, khi tác chiến thì đảm nhiệm trên một hướng. Từ đó, trong hành động của tiểu đoàn ở địa hình đồng bằng, ta và địch xen kẽ, cũng mang ít nhiều tính chất độc lập trong nhiều mặt của công tác bào đảm.


Trong tổng tấn công và nổi dậy, do yêu cầu bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ nên việc quán triệt nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị công tác bảo đảm quân y phải rất khẩn trương và dự kiến được nhiều phương án, luôn luôn nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu của các tình huống tác chiến.


Cũng do trung tâm hoạt động chuyển về đồng bằng, nên công tác bảo đảm quân y có điều kiện thuận lợi cơ bản là sự giúp đỡ của nhân dân trong việc cất dấu, vận chuyển thương binh, bệnh binh mà có nhiều lúc tưởng như không thẻ nào giải quyết được.


Tất cả những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức và chiến thuật bảo đảm quân y suốt cả quá trình tổng tiến công và nổi dậy.

Trong tổng tiến công và nổi dậy, các sơ sở điều trị cấp cứu đã được nhanh chóng tăng về số lượng, tinh giản về tổ chức, nâng cao sức cơ động. Các bệnh viện, các đội điều trị đã được điều động về các hướng trọng điểm, khoảng cách với các đơn vị được rút ngắn đến mức cho phép. Ngành y tế miền Nam đã góp phần rất lớn vào việc phục vụ chiến đấu. Theo chỉ thị của Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội đồng quân dân y các địa phương được củng cố để chỉ đạo sự phối hợp quân y dân y, tăng cường bảo đảm cứu chữa thương binh, bệnh binh và nhân dân bị bệnh, bị thương. Ở Nam Bộ, tại các khu vực trọng điểm đã có nhiều bệnh viện dân y với hàng nghìn giường thu dung điều trị. Các trường y sĩ, y tá và hai phân khoa đại học quân y, dân y ở Nam Bộ cũng được điều động phục vụ chiến đấu. Toàn ngành quân y và dân y miền Nam đã huy động một lực lượng cán bộ tăng từr 160% đến 250% so với năm 1967.


Đáp ứng được yêu cầu chiến đấu, các đội phẫu thuật trung đoàn, sư đoàn được tổ chức gọn nhẹ, giảm 50% biên chế, các kíp mổ cũng sẵn sàng tách ra theo các đơn vị đánh sâu, đánh độc lập trong lòng địch. Từ đó đã hình thành các đội phẫu thuật mũi nhọn và các tổ phẫu thuật xung kích như tổ phẫu thuật Mỹ Hạnh ở Nam Bộ trong đợt hai của tổng tấn công và nổi dậy đã cấp cứu nhiều thương binh, nhân dân bị thương dựa vào dân nuôi dưỡng, cất dấu thương binh rồi vận chuyển ra ngoài được an toàn. Đội điều trị sư đoàn thường không triển khai toàn bộ mà chia thành nhiều mũi làm lực lượng dự bị bổ sung cho tuyến trước. Để bảo đảm các mặt cứu chữa, nuôi dưỡng và bảo vệ vận chuyển an toàn, các cơ sở điều trị ở Khu 5 đều hình thành ba lực lượng: lực lượng chuyên môn, kỹ thuật, lực lượng bảo vệ, vận chuyển và lực lượng quân nhu.


Các cơ sở điều trị của tỉnh đội kết hợp với mạng lưới dày đặc của y tế ấp, thôn, xã, tỉnh với nhiều bệnh xá và các cơ sở rải rác trong từng nhà dân1 (Có nơi Khu 5 đã gửi khoảng 30% thương binh trong nhân dân), đã giải quyết được nhiều khó khăn, bảo đảm cho thương binh, bệnh binh được cứu chữa, nuôi dưỡng, bảo vệ và vận chuyển về sau. Có thể nói đây là tuyến sau chắc chắn nhất của các đơn vị đánh sâu trong lòng địch, bảo đảm cho bộ đội đánh giặc bất kỳ ở đâu cũng có những cơ sở cứu chữa đáng tin cậy. Những nguyên tắc cứu chữa thời chiến được vận dụng sáng tạo và rất linh hoạt. Thương binh từ các đội, tổ phẫu thuật được gửi vào nhà dân có khi rất xa hậu cứ, một thời gian sau mới chuyển về tuyến sau. Khinh thường và một phần trung thương được điều trị tại cơ sở y tế hoặc nhà dân đến khi khỏi.


Trong tổng tấn công và nổi dậy, việc tự cấp cứu và cấp cứu lẫn nhau rất phổ biến, có những đợt những trận đánh lên đến 85-90%. Công tác huấn luyện bộ đội cấp cứu được làm thường xuyên sau mỗi trận đánh. Các đội phẫu truật triển khai ở những địa hình rất bất ngờ với địch, nhiều đội ở sát thành phố vẫn giải quyết được nhiều thương binh1 (Như các đội phẫu thuật các trung đoàn 2, 3, 16 của sư đoàn 9, Nam Bộ), tổ phẫu thuật mũi nhọn ở phân khu H (Nam Bộ) từ ngày 31 tháng một năm 1968 đến ngày 30 tháng tư năm 1968 triển khai ở ven một thị trấn đã xử trí tất cả thương binh trong phạm vi phụ trách. Các bệnh xá Q.78, Q.79 ở Khu 5 và Bệnh xá C2 Sài Gòn - Gia Định (đơn vị anh hùng) phụ trách các hướng trọng điểm đã kiên cường bám trụ dựa vào địa hình, vào dân, đánh lừa địch và đánh địch, bảo vệ thương binh, tiếp tục công tác thu dung điều trị. Trong các trận đánh ở thành phố, bộ đội đã tích cực làm công tác cướp cứu, cấp cứu thương binh và vận chuyển bằng mọi phương tiện sẵn có như xe lam, ghe, xuồng gắn máy... tuy nhiên việc cấp cứu thương binh ở trong đô thị và vận chuyển về tuyến sau vẫn là những khó khăn lớn cần được nghiên cứu giải quyết.


Các bệnh viện triển khai phần lớn ở dưới mặt đất trong các địa đạo, mặc dầu có rất nhiều khó khăn1 (Nhiều bệnh viện như K71b ở Nam bộ bị pháo kích 5 lần, B52 ném bom 2 lần, đã đánh lui 2 tiểu đoàn Mỹ, diệt 113 Mỹ, được tặng Huân chương giải phóng) đã cố gắng thu dung hết thương binh, bệnh binh phát triển kỹ thuật ngoại khoa như khâu nối mạch máu, thần kinh, phương pháp gây tê, gây mê hồi sức phù hợp với chiến đấu. Về nội khoa cũng đã bước đầu nghiên cứu giải quyết một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội như sốt rét đái huyết sắc tố, sốt rét ác tính. Vì vậy, ở nhiều nơi tỷ lệ tử vong sốt rét ác tính trong năm 1968 giảm được từ 50 đến 60% so với năm 1966. Cũng trong năm 1968, nhiều chiến trường đẩy mạnh việc phun D.D.T, có nơi do không có dầu hỏa để pha, đã chộn D.D.T với đất sét trắng sau đó hòa tan trong nước để phun. Các đội vệ sinh phòng dịch quân khu được thành lập, cán bộ phòng bệnh đã theo các đoàn quân giải phóng về đồng bằng điều tra các bệnh truyền nhiễm nhất là tình hình muỗi sốt rét ở các triền sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông... Những dòng sông miền Nam quanh năm tươi mát, rồi đây cũng sẽ là những dòng sông trong lành, không có mầm bệnh sốt rét. Trong những giờ phút lịch sử của cuộc tổng tẩn công và nổi dậy, những đóng góp nhỏ bé của cán bộ phòng bệnh sẽ là cơ sở cho việc điều tra cơ bản sau này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #78 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:03:26 pm »

Ở Khu 5, cuối năm 1968 sau gần một năm chiến đấu liên tục, sức khỏe bộ đội có giảm sút, phong trào bốn tốt bảo vệ sức khỏe được phát động, có làm thí điểm ở một đại đội chiến đấu và một đại đội vận tải, nhằm đẩy mạnh công tác nuôi quân phòng bệnh, cải thiện đời sống. Những bệnh làm giảm số quân chiến đấu là sốt rét, ngoài da và đường ruột. Việc nằm màn, diệt muỗi chống đốt, vệ sinh ăn uống, vệ sinh tắm giặt, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, đã dần dần có nền nếp. Vì vậy, sau một thời gian ngắn, tỷ lệ số quân chiến đấu đã tăng, có đơn vị bảo đảm từ 85 đến 90 %. Khu 5 cũng đã tổng kết được một số phác đồ điều trị sốt rét và điều trị sốt rét tái phát bằng thứ thuốc mới dùng ở địa phương là py-ri-mê-ta-min.


Khối lượng thuốc, vật tư kỹ thuật sử dụng trong tổng tấn công và nổi dậy rất lớn. Ngành quân dược đã có những cố gắng lớn, các đơn vị chiến đấu được trang bị từ hai đến ba cơ số thuốc chiến thương. Quân y tuyến tiểu đoàn có bộ đồ tiểu thủ thuật và một số trang bị có thể làm được các phẫu thuật khẩn cấp trong chiến đấu độc lập xa các tuyến sau. Nhìn chung, các tuyến trước được trang bị và bổ sung sau chiến đấu khá đầy đủ, các tuyến sau ít nhiều có thiếu thốn nhưng với tinh thần tất cả cho tuyến trước nên các bệnh viện và các cơ quan đã thu mua, sản xuất điều chỉnh đề tiếp nhận thương binh, bệnh binh. Các xưởng quân dược tăng cường pha chế tại chỗ1 (Khu 5 sản xuất được 85% ống tiêm. Bệnh Viện K71b đã dùng 96 lít Subtilis tự sản xuât để băng vết thương tiết kiệm được nhiều kháng sinh. Một xưởng quân dược ở Bà-rịa 6 tháng đầu năm 1968 đã sản xuãt được 67 vạn ống thuốc tiêm, hai triệu viên thuốc, gần bằng năng xuất cả năm 1967) và đặc biệt là đã thủy phân được đường cát trắng thành glucoza để pha huyết thanh ngọt1 (Thời gian này, không có glucoza. Một lít huyết thanh ngọt ưu trương pha bằng gluoza sản xuất lấỵ rễ hơn 10 lần khi phải mua glucoza ở ngoài. Một bệnh viện có tháng pha chế hơn 1000 lít huyết thanh đẳng trương và ưu trương (miền Đông Nam Bộ). Các tổ bào chế trung đoàn, sư đoàn, tỉnh đội đã pha chế lấy phần lớn các thuốc cần cho phẫu thuật. Các đội phẫu thuật bám trụ ở đồng bằng và đô thị cũng vẫn tranh thủ triển khai pha chế như lợi dụng địa hình nơi bị bom đạn tàn phá, cây cối ngổn ngang, đang bốc khói để cất nước, sấy hấp bông băng, dụng cụ mổ.


Công tác huấn luyện cán bộ trong giai đoạn này là đào tạo gấp rút một số đông y tá, cứu thương bổ sung cho các đơn vị. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng do công tác quân y thường xuyên đã được tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ, cho nên nhiều đơn vị khi có tổn thất về quân y đã tự bổ sung được (lấy các chiến sĩ vệ sinh, y tá cứu thương nghiệp dư lên). Về y sĩ, dược sĩ, bác sĩ tuy đã được bổ sung, huy động rất lớn nhưng so với yêu cầu chiến đấu vẫn thiếu, nên các trường quân y trung cấp tiếp tục đào tạo gấp rút2 (Ở khu 5, số bác sĩ có đạt 93% yêu cầu, dược sĩ cao cấp đạt 83,%, y sĩ đạt 75% và dược sĩ trung cấp đạt 96%) bổ sung cho đơn vị. Ở các bệnh viện, đội phẫu thuật đã nhanh chóng kèm cặp đào tạo qua thực tế được nhiều y sĩ phụ trách các tổ phẫu thuật xung kích.


Sau các đợt đầu của tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt, Mỹ-ngụy lùi hẳn về thế phòng ngự với âm mưu mới "quét và giữ", chiến trường đã chuyển về đồng bằng ven đô thị. Quân ta bám trụ chiến đấu với địch để giữ vững thế chiến trường, bảo vệ dân, giữ vững vùng giải phóng.


Qua thực tiễn chiến trường của cuộc tổng tấn công và nổi dậy 1968, quân y ở chiến trường miền Nam đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong công tác phục vụ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng từ thực tế rút ra được nhưng kinh nghiệm quý báu và đồng thời cũng là nội dung mà chúng ta phải tiếp tục giải quyết. Đó là việc bảo đảm sức khỏe trong chiến đấu dài ngày sâu trong lòng địch, ở đồng bằng. Đó là việc tổ chức mạng lưới cấp cứu điều trị rộng khắp kết hợp quân y dân y cùng với việc cứu cấp và chuyển vận thương binh ở trong đô thi và ven đô thị. Và mấu chốt là phải tiếp tục xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên quân y có ý chí chiến đấu kiên cường, có khả năng tổ chức tháo vát, có kỹ thuật nhất là kỹ thuật ngoại khoa chiến thương với số lượng đủ sẵn sàng bổ sung cho những trận chiến đấu dài ngày và liên tục.


Trong tổng tấn công và nổi dậy 1968, ngành quân y, dân y miền Nam đã nỗ lực vượt bậc, dốc toàn lực phục vụ cho quân đội và nhân dân chiến đấu chống Mỹ-ngụy. Từ những thành công và kinh nghiệm, các tổ chức quân y, dân y ngày càng được kiện toàn phù hợp với hình thái chiến đấu và cách đánh của ta, các biện pháp bảo đảm và cứu chữa ngày càng tiến bộ trong những đợt sau của tổng tiến công và nổi dậy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #79 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:04:29 pm »

7. Quân y quân chủng phòng không - không quân phục vụ bộ đội đánh bại không quân Mỹ. Công tác bảo đảm quân y trong 12 ngày đêm phá tan cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ.

Trong chiến tranh phá hoại, quân chủng phòng không - không quân gồm những binh chủng kỹ thuật, hiện đại, hợp thành là lực lượng nòng cốt chiến đấu, đánh trả máy bay giặc Mỹ bảo vệ các yếu địa, các đường giao thông quan trọng nối liền từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn.


Sau trận đánh thắng đầu tiên máy bay Mỹ (ngày 5 tháng tám năm 1964) quân y của toàn quân chủng đã kịp thời rút kinh nghiệm về tổ chức cấp cứu và khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Năm 1965-1966 đánh dấu một bước phát triển mới của quân y phòng không - không quân. Cùng với sự phát triền mạnh mẽ của các binh chủng trong quân chủng, tổ chức quân y cũng được xây dựng phát triển kịp thời phục vụ bộ đội huấn luyện và chiến đấu. Quý một năm 1965, quân y của đơn vị tên lửa đầu tiên được thành lập, tiếp theo ngay đó là quân y của nhiều đơn vị tên lửa khác và của nhiều đơn vị pháo cao xạ.


Phòng không - không quân là một quân chủng kỹ thuật có nhiều binh chủng hiện đại, trang bị nặng. Trong các binh chủng đều có những thành phần kỹ thuật quan trọng, không quân có người lái máy bay, thợ sửa chữa, tên lửa có các trắc thủ và đội ngũ kỹ thuật, ra-đa và pháo cao xạ cũng có nhiều nhân viên kỹ thuật. Những thành phần kỹ thuật này rất quan trọng, nhưng trong huấn luyện và chiến đấu lại thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại như gia tốc và đột biến khí áp của không quân, mật độ dòng công suất sóng siêu cao tần của ra-đa, nhiên liệu của tên lửa, khói bụi của đạn pháo cao xạ, xăng chì của máy nổ.


Bộ đội đóng quần và cơ động ở nhiều địa phương có ổ dịch lưu hành, do tính chất chiến đấu khẩn trương, bất ngờ nên thường không có điều kiện trinh sát vệ sinh, theo yêu cầu chiến đấu; trận địa và thao trường được chỉ định nằm trong mạng lưới phòng không quốc gia, có lúc trên đồi cao, có lúc ở đồng ruộng, bãi cát, trên các đê đập, có khi cả trên đảo, trên mặt nước và trên đỉnh các cầu. Đặc điểm chung thường là trống trải, lộng gió, ẩm thấp, lầy lội, gió rét về mùa đông, nóng bức về mùa hè, thiếu nước, xa dân. Nhà ở là lều lán hoặc trong hầm hào nhỏ hẹp.


Để phục vụ quân chủng phòng không - không quân chiến đấu thắng lợi, nhiệm vụ của ngành quân y là nhanh chóng phát triển tổ chức kịp với sự phát triển của quân chủng, đáp ứng mọi ỵêu cầu về quân y của các bỉnh chủng kỹ thuật hiện đại vừa xây dựng, vừa chiến đấu.


Để giữ vững số quân chiến đấu, bộ đội và quân y đã có nhiều biện pháp bảo đảm sức khỏe, tăng cường sức bền bỉ dẻo dai. Phong trào 4 tốt bảo vệ sức khỏe đã được thí điểm tại một đại đội pháo cao xạ 100 mi-li-mét, rồi ở nhiều tiểu đoàn tên lửa (năm 1967-1968). Từ đó, phong trào được mở rộng trong toàn quân chủng. Với các đơn vị như thông tin có nhiều chiến sĩ gái đã có phong trào phụ nữ năm tốt1 (Trong đó có tiêu chuẩn về rèn luyện thể lực giữ gìn sức khỏe).


Công tác chống nóng, nắng, chống rét thực sự trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Để chống nóng, nắng, các đơn vị tên lửa, pháo cao xạ đã dùng tán, lọng cố định hay di động bố trí sao khi bắn không bi xô giạt và không ảnh hưởng đến xạ giới. Để chống rét đã chú trọng đảm bảo cho những khẩu đội, phân đội ở điểm cao. Việc chống rét các lán ngủ rất quan trọng, để bịt kín gió lùa qua thực tế thấy nếu chỉ xoay hướng lớn thì chưa đủ mà phải làm lán thấp xuống lòng đất từ 20 đến 40 cen-ti-mét, có mặt thành dầy 20 đến 30 cen-ti-mét. Do làm tốt công tác chống nóng, nắng và chống rét nên từ năm 1967 trở đi không có trường hợp nào say nắng, nắng hoặc cảm lạnh phải cấp cứu hoặc không chiến đấu được.


Với đơn vị cao xạ, tên lửa, ở những thời kỳ địch leo thang đánh phá dữ dội, vẫn bảo đảm đủ số quân chiến đấu, cân nặng có giảm nhưng được phục hồi nhanh chóng trong những đợt ít chiến đấu xen kẽ.

Với không quân, do liên tục bay chiến đấu trong những ngày đầu của chiến tranh phá hoại, cường độ bay tương đối lớn, kết quả cho thấy về cân nặng không giảm, về huyết áp, ở một đơn vị sau bốn năm theo dõi, có tăng với tỷ lệ thấp.


Sức khỏe của bộ đội ra-đa có nhiều tiến bộ. Qua nhiều năm, chưa có biểu hiện gì ảnh hưởng rõ rệt đến cân nặng, thị lực, mạch, huyết áp, nhưng nếu phân loại theo máy và sóng siêu cao tần, thì cân nặng của trắc thủ làm việc với sóng "mét" có tỷ lệ vững và tăng cân cao hơn (89,33%) so với trắc thủ làm với sóng "đề-ci-mét" và "cen-ti-mét" (tỷ lệ vững và tăng cân là 70%).


Để nắm vững sức khỏe của các binh chủng, đã điều tra cơ ban ở nhiều đơn vị khác nhau, đồng thời cũng đã xác định được bệnh nghe nghiệp của quân chủng phần lớn là các bệnh chuyên khoa trong đó bệnh về tai, mũi, họng chiếm tỷ lệ cao. Đối với một số đối tượng chủ yếu của quân chủng, trước đây vẫn do các viện quân y giúp đỡ việc khám tuyển quân, từ năm 1962 trở đi, quân y quân chủng đã từng bước tự giải quyết việc khám tuyền, xây dựng đội ngũ người lái và cũng xây dựng được các tiêu chuẩn sức khỏe của các đội ngũ kỹ thuật thích hợp với nước ta.


Công tác cấp cứu thương binh của quân chủng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm cứu chữa kịp thời, có chất lượng và trả nhanh về chiến đấu những cán bộ chiến sĩ nắm vững kỹ thuật chiến đấu hiện đại - những lực lượng quan trọng của quân chủng. Trong chiến tranh phá hoại, các trận địa phòng không, sân bay... đều là những mục tiêu đánh phá của địch. Ở các trận địa cao xạ, tên lửa, do tư thế đứng khi chiến đấu nên phần lớn các vết thương là từ lưng trở lên, dễ vào các nội tạng, các tổn thương do sức ép cũng nhiều.


Trong chiến đấu bảo vệ yếu địa của pháo cao xạ và tên lửa có thuận lợi cơ bản là được mạng lưới cấp cứu quân y, dân y nhất là khi ở gần các thành phố chi viện đắc lực. Khi trận địa bị đánh phá, tất cả cán bộ chiến sĩ vừa tiếp tục chiến đấu, vừa cùng quân y cấp cứu rồi nhanh chóng chuyển về tuyến 2 hoặc đi thẳng bệnh viện gần nhất. Với pháo cao xạ, thông thường là do trung đoàn trực tiếp triển khai tuyến 2. Với tên lửa thường xuyên chiến đấu độc lập, nên quân y tiểu đoàn phải triển khai tuyến 2 và có khi làm vượt cấp. Do khâu vận chuyển nhanh nên các trận địa thường giải quyết nhanh gọn như ở trận địa nam cầu B ngày 18 tháng sáu năm 1967 sau khi địch đánh phá 2 giờ, tất cả thương binh đều được chuyển về Viện X cách đấv 30 ki lô mét, hoặc ở trung đoàn 2, toàn bộ thương binh trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đều được quân y trung đoàn xử trí trước 3 giờ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM