Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:47:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 5547 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:07:08 pm »

Ngày 6 tháng sáu năm 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.

Đầu năm 1969, Ních-Xơn lên cầm quyền ở Mỹ, tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Giữ vững quyền chủ động trên chiến trường quân và dân miền Nam liêu tục tấn công và nổi dậy, đánh cho Mỹ-ngụy những trận thất bại liên tiếp.


Tháng ba năm 1970, Mỹ làm đảo chính ở Cam-pu-chia, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông dương. Đầu xuân năm 1971, Mỹ-ngụy tập trung quân đánh ra đường 9, Nam Lào. Quân và dân Việt Nam đã đoàn kết với quân và dân Lào và Cam-pu-chia đánh cho Mỹ-ngụy thiệt hại nặng nề. Quân và dân ba nước Đông dương đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn.


Cuối tháng ba năm 1972, quân và dân miền Nam đã mở cuộc tiến công chiến lược suốt từ Quảng Trị đến Cà Mau. Cuộc tiến công vĩ đại năm 1972 đã giáng đòn chí tử vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", làm thay đổi mau chóng lực lượng so sánh, tạo nên một cục diện mới rất có lợi cho ta.


Cũng năm 1972, quân và dân miền Bắc nước ta đã đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai và cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ trong mười hai ngày đêm cuối tháng mười hai năm 1972.

Thắng lợi to lớn của quân và dân ta ở miền Nam trong năm 1972, cùng với chiến thắng của quân và dân ở miền Bắc đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27 tháng một năm 1973.

Với Hiệp định Pa-ri, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi vĩ đại, nhưng sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam chưa hoàn thành. Vì vậy, tiếp tục phấn đấu đưa cách mạng tiến lên, hoàn toàn giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, hoàn thành triệt để cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước là nhiệm vụ lịch sử của toàn dân ta trong giai đoạn mới. Chúng ta chủ trương nêu cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pari, song quyết không dung thứ hành động tiếp tục chiến tranh của Mỹ-Thiệu. Để bảo vệ thành quả cách mạng, để thực hiện kỳ được những mục tiêu cao cả của cách mạng, quân và dân ta đã nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực, kiên quyết dùng chiến tranh cách mạng đánh bại cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ - ngụy. Trải qua hai năm 1973-1974, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường. Mùa xuân năm 1975, quân và dân ta đã mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên khắp miền Nam. Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã giành thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi hoàn toàn và triệt để của trận quyết chiến lịch sử vĩ đại này kết thúc trên 20 năm chiến đấu chống Mỹ cứu nước hết sức oanh liệt của nhân dân ta. Ta đã đập tan hoàn toàn ngụy quân, làm tan rã hoàn toàn cơ quan ngụy quyền từ cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp quận đến thôn xã. Ta đã giải phóng hoàn toàn 44 tỉnh ở miền Nam, tất cả các thành phố, tất cả các hải đảo do quân ngụy đóng giữ, giành lại toàn bộ giang sơn, đất nước bao gồm cả vung đất, vùng trời và vùng biền của Tổ quốc ta.


Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 lịch sử đã toàn thắng.

Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng,

Tổ quốc Việt Nam đã hoàn toàn độc lập tự do.

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã sang trang mới.

Đối với ngành quân y, thời kỳ chống Mỹ cứu nước có hai đặc điểm là:

1. Ở miền Bắc từ sau tháng bảy năm 1954 đến 1964 là thời gian có hòa bình, ngành quân y đã tranh thủ xây dựng chính quy hiện đại, huấn luyện cán bộ, xây dựng tư tưởng tổ chức, củng cố quan điểm lập trường và phát triển các mặt khoa học, kỹ thuật. Sau mười năm xây dựng trong điều kiện tương đối có hòa bình, nền kinh tế miền Bắc đã được khôi phục và có phát triển bước đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành quân y xây dựng các cơ sở sản xuất, các trung tâm kỹ thuật và tiếp tế cho các tổ chức quân y ở chiến trường đang trực tiếp phục vụ các lực lượng vũ trang chiến đấu chống Mỹ-ngụy, sự củng cố và phát triển của các tổ chức quân y ở miền Bắc là những bảo đảm vững chắc cho việc phục vụ thành công của ngành quân y trên cả nước trong suốt hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước.

2. Chiến tranh kéo dài trong phạm vi cả nước với hai loại hình thái chiến tranh (chiến tranh bảo vệ To quốc, đất đối không và đối biển, chiến tranh giải phóng) với quy mô và cường độ rất lớn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Hai đặc điểm trên đã thường xuyên tác động đến cả tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ đặc điểm này, có những yêu cầu lịch sử đối với ngành quân y trong cả nước là:

- Về mặt chính trị, tư tưởng, phải nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, xác định và kiên trì quyết tâm chống Mỹ cứu nước, thấm nhuần tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do", thực hành đầy đủ yêu cầu "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

- Về mặt tổ chức: Một yêu cầu thời đại đặt ra là phải tranh thủ xây dựng khoa học, kỹ thuât, xây dựng chính quy, hiện đại để đánh thắng Mỹ trong mọi lĩnh vực, ngay cả trong chiến tranh, mọi mặt công tác vẫn phải không ngừng phát triển. Các tổ chức quân y phải đáp ứng mọi yêu cầu chiến đấu và xây dựng của quân đội.


Đối với quân y ở chiến trường miền Nam, đó là yêu cầu cấp bách phải xây dựng trong một thời gian ngắn một tổ chức quân y còn nhỏ, chưa hoàn chỉnh, phân tán, du kích thành một tổ chức quân y mạnh, hoàn chỉnh, có trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại, đủ sức bảo đảm cho các lực lượng vũ trang phát triển ngày càng lớn mạnh tiến lên đánh tập trung, hiệp đồng binh chủng quy mô lớn trên toàn chiến trường.


Đối với quân y ở miền Bắc, đó là yêu cầu tranh thủ hòa bình xây dựng mọi mặt làm cơ sở cho tổ chức quân y trong cả nước, là khi có chiến tranh phá hoại nhanh chóng chuyển biến tổ chức từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, hiện đại, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, đủ sức phục vụ cho ba nhiệm vụ chiến lược của ngành là: Bảo đảm cho chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại, chi viện đắc lực cho cách mạng ở miền Nam nước ta, cách mạng Lào, Cam-pu-chia, và sẵn sàng chống mọi âm mưu, thủ đoạn tập kích hoặc tấn công của địch ra miền Bắc.


Chung cho cả hai miền, đó là phải có một tổ chức "Càng đánh càng mạnh, càng phục vụ càng trưởng thành" đáp ứng được mọi yêu cầu của cuộc chiến tranh ngày càng mở rộng về quy mô và cường độ.


- Về mặt khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật của ngành quân y, đặc biệt là các bộ môn y học quân sự phải đủ sức giải đáp một cách có hiệu quả hai nhiệm vụ cơ bản của ngành là tham gia bảo vệ sức khỏe của quân đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh trong điều kiện một cuộc chiến tranh nhằm diệt chủng, diệt sinh miền Nam và một cuộc chiến tranh nhằm đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá".


Chiến tranh là một thử thách to lớn, toàn diện và triệt để đối với một chế độ, một quốc gia, một dân tộc và một quân đội. Đó cũng là một thử thách lịch sử đối với ngành quân y Việt Nam, đòi hỏi toàn ngành phải có quan điểm tư tưởng đúng, có tổ chức phù hợp, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, bằng lao động và chiến đấu sáng tạo của mình, với tinh thần độc lập tự chủ, vượt lên muôn trùng gian khổ để trưởng thành cùng với quân đội trong cả nước.


Lịch sử đòi hỏi ngành quân y phải tiến lên trong phát triển chung của cách mạng cả nước.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:08:23 pm »

CHƯƠNG BẨY
NGÀNH QUÂN Y TRANH THỦ HÒA BÌNH XÂY DỰNG CÁC MẶT
PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI TIẾN LÊN CHÍNH QUY, HIỆN ĐẠI Ở MIỀN BẮC. XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC QUÂN Y PHỤC VỤ CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Ở MIỀN NAM THAM GIA ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, ĐỒNG KHỞI VÀ ĐÁNH BẠI CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
(7-1954-1964
)


Sau tám, chín năm kháng chiến lâu dài, gian khổ nhất là trong mấy năm cuối của chiến tranh, quân đội ta đã mở nhiều chiến dịch liên tiếp, đặc biệt là chiến dịch Đông xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau các chiến dịch này, phần lớn thương binh nhẹ và thương bình vừa đã được giải quyết trong kháng chiến, còn thương binh nặng do khả năng kỹ thuật có hạn và điều kiện khó khăn, có trường hợp đã trở thành mạn tính để lại nhiều di chứng phức tạp. Mặt khác, sau một thời gian dài sinh hoạt thiếu thốn, chiến đấu gian khổ, sức khỏe bộ đội có giảm sút, nhiều bệnh mạn tính cần giải quyết, một số khá đông cán bộ, chiến sĩ cần được điều trị an dưỡng. Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho ngành quân y phải tham gia giải quyết.


Ngành quân y từ tổ chức phân tán ở nông thôn, rừng núi nay tập trung về thành thị, đồng bằng, phương tiện dụng cụ trước đây còn đơn giản thô sơ, nay ngày càng được trang bị hiện đại, đòi hỏi phải nâng cao trình độ quản lý, sử dụng. Trước đây, tổ chức quân y tập trung vào giải quyết ngoại khoa chiến tranh là chính, nay trong hoàn cảnh mới đòi hỏi phải toàn diện hơn, phải điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa và cả một số bệnh trẻ em, phụ nữ; các khoa cận lâm sàng cũng cần từng bước phát triển để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Quân đội ta tiến lên chính quy hiện đại, ngành quân y phải phát triển nhằm bảo đảm không những cho bộ binh mà cho cả các quân chủng, binh chủng hiện đại, tình hình trên yêu cầu phải nhanh chóng xây dựng một đội ngũ cán bộ có giác ngộ cách mạng cao, có trình độ khoa học kỹ thuật tốt, một tổ chức quân y phù hợp phục vụ đắc lực mọi yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới.


Sau khi hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế đến năm 1958, miền Bắc nước ta chuyển sang thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đời sống của nhân dân và quân đội ngày càng được nâng cao. Trong quân đội sau khi thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, hàng năm có nhiều tân binh trẻ, khỏe có trình độ văn hóa được bổ sung vào quân đội, Chế độ tiền lương đã được thực hiện. Những yếu tố đó đã góp phần đưa quân đội ta lên chính quy hiện đại, tạo điều kiện cho việc nâng cao thể lực sức khỏe của cán bộ và chiến sĩ, thay đổi một cách cơ bản cơ cẩu bệnh tật trong quân đội.


Quân đội ta có nhiệm vụ xây dựng lực lượng thường trực thành một đội quân cách mạng, chính quy, hiện đại có các binh chủng, quân chủng chủ yếu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả của cách mạng. Mặt khác, chúng ta tiếp tục xây dựng lực lượng hậu bị, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chuyển một bộ phận quân đội sang sản xuất, xây dựng công trường và các công trình quốc phòng.


Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơ-ne-vơ, tăng cường đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Từ năm 1961, chúng đã tiến hành chiến tranh đặc biệt ở miền Nam nước ta, đẩy mạnh các hoạt động gián điệp, biệt kích ở miền Bắc và mở rộng chiến tranh ở Lào. Trước hình hình đó, quân đội ta ngoài nhiệm vụ xây dựng và sản xuất còn tham gia chiến đấu ở các chiến trường với quy mô ngày càng mở rộng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc.


Ngành quân y sau hơn ba năm chuyển từ chiến tranh sang hòa bình (từ tháng bảy năm 1954 đến 1957) đã thu được những kết quả bước đầu về giải quyết hậu quả chiến tranh, chấn chỉnh tổ chức, hình thành các tổ chức bảo đảm và các khu vực cứu chữa, huấn luyện đào tạo cán bộ, đấu tranh thắng lợi chống những nhận thức lệch lạc về một loạt vấn đề cơ bản. Sức khỏe của bộ đội cũng đã có những thay đổi quan trọng, tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe đã đạt 93-95% (năm 1958), bệnh giảm nhiều: So sánh với năm 1954 thì sốt rét giảm 20 lần, lỵ giảm 8 lần, nhiễm độc thức ăn giảm 6 lần. Xuất phát từ đặc điểm và tình hình nhiệm vụ trên, ngành quân y trong thời gian từ năm 1958 trở đi là phục vụ quân đội huấn luyện, sản xuất và chiến đấu ở một số chiến trường, xây dựng các tổ chức quân y ở chiến trường miền Nam, phục vụ lực lượng vũ trang tham gia đấu tranh chính trị đồng khởi và đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. Công tác xây dựng ngành tiến lên chính quỵ, hiện đại và khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu ở miền Bắc cũng là những việc rất quan trọng của ngành.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:30:34 pm »

1. Bảo đảm quân y cho việc thi hành Hiệp, định Giơ-ne-vơ và trong lễ chào mừng Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về thủ đô. Bốn chủ đề truyền thống của ngành quân y sau kháng chiến chống Pháp. Anh hùng Hà Nguyên Thị lá cờ đầu thi đua yêu nước của ngành quân y.

Tham gia thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngành quân y có nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe trong việc tiếp nhận số cán bộ chiến sĩ ta bị bắt được trả về, trao trả tù binh cho đối phương, chuyển quân tập kết và tiếp quản đô thị.


Số cán bộ chiến sĩ (và một số khá đông là dân thường) bị địch bắt, do sống dưới chế độ lao tù khắc nghiệt của địch nên sức khỏe sút kém, một số bị thương tật không được chạy chữa chu đáo, còn lại phổ biến là mắc các bệnh suy dinh dưỡng, lao phổi, bệnh ngoài da. Tuy thể lực có bị suy nhược, nhưng tinh thần chiến đấu của anh em trước sau vẫn kiên định, bất khuất, anh em trở về với tư thế của người chiến thắng. Anh chị em quân y được vinh dự thay mặt nhân dân, quân đội đón tiếp anh em ngay từ những giờ phút đầu tiên trở về hàng ngũ. Chúng ta đã đấu tranh cương quyết với đại diện của đối phương phải trao trả đủ, phải ghi nhận rõ trách nhiệm của họ đã đánh đập anh em ta tàn bạo gây nên thương tích và bệnh tật. Chúng ta đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp phục hồi sức khỏe góp phần thể hiện sự chăm sóc thương yêu của Đảng, đồng thời qua việc kiểm tra sức khỏe chúng ta cũng vạch trần được thêm các bằng chứng về tội ác của thực dân Pháp đối với anh em ta bị bắt.


Bên cạnh việc tiếp nhận anh em trở về, chúng ta cũng đã trao trả cho đối phương hàng ngàn tù binh trong quân đội liên hiệp Pháp. Giữ gìn sức khỏe cho họ trở về đoàn tụ với gia đình là điều quan trọng trong chính sách của Đảng và Hồ Chủ tịch đối với tù binh. Do không quen khí hậu, do kém chịu đựng trong điều kiện sinh hoạt chiến tranh, do đời sống trác táng trong quân đội đế quốc để lại, nên có lúc số tù binh ốm khá nhiều. Thấm nhuần chính sách của Đảng và của Hồ Chủ tịch, anh chị em quân y đã tích cực tiến hành các biện pháp vệ sinh phòng dịch, cải thiện ăn uống, tổ chức điều trị đột kích kể cả các bệnh vốn thường có trong quân đội đế quốc là các bệnh hoa liễu, nên sức khỏe của họ tiến bộ rõ rệt. Qua việc săn sóc của quân đội và của ngành quân y, họ đã thấy được lòng nhân đạo, chính sách khoan hồng của ta khác hẳn với chính sách ngược đãi tù binh của đế quốc Pháp. Anh chị em quân y đã săn sóc họ tận tình mà trong đời sống binh lính đế quốc họ không bao giờ được hưởng. Họ trở về với quần áo chỉnh tề, sức khỏe hồi phục. Những người lính Pháp, những người lính lê dương da trắng nhất là số người mới trải qua cơn khủng khiếp ở Điện Biên Phủ thấy rằng quân đội nhân dân Việt Nam không những dũng cảm phi thường mà lại có lòng nhân đạo cao thượng. Những người lính da đen, quê hương từ Châu Phi xa xôi còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ, thấy ở Việt Nam chiến thắng những tình cảm gần gũi với dân tộc mình, họ trở về với tấm lòng biết ơn Việt Nam và học tập Việt Nam.


Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam, nước ta tạm chia làm hai miền, quân đội ta tập trung từ Bắc vĩ tuyến 17 trở ra. Sau tám tháng (từ tháng chín năm 1954 đến tháng năm năm 1955) quân đội liên hiệp Pháp đã rút khỏi các đô thị và toàn bộ miền Bắc vào tập kết ở miền Nam. Các lực lượng vũ trang của ta cũng hoàn thành kế hoạch chuyển quân tập kết. Trong tình hình đó, quân y có nhiệm vụ bảo đảm trên ba mặt:

- Đón tiếp, hộ tống và thu dung thương binh, bệnh binh ở miền Nam ra.

- Bảo đảm quân y cho các đơn vị miền Nam tập kết ra Bắc.

- Bảo đảm quân y cho những đơn vị tiếp quản đô thị.

Trong số thương binh, bệnh binh tập kết ra Bắc có 20% thương binh và 80 % bệnh binh. Bệnh binh chủ yếu là do các bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng, thiếu máu, lao và một số ít mắc bệnh hủi. Cơ cấu thương tổn của thương binh chủ yếu là viêm tủy xương, cal xương lệch và một số đã thành tàn phế. Các nước bạn đã giúp ta tầu biển để chuyển anh em; dọc đường kết hợp với thủy thủ bạn trên tầu, chúng ta đã tổ chức tốt khâu săn sóc, tổ chức ăn nghỉ, thay băng, phòng và chữa say sóng.


Về mặt tổ chức có hai trạm đón tiếp ở Cửa Hội và Sầm Sơn, có các trạm vận chuyển về khu vực tập kết ở Thanh Hóa, có hai cơ sở tiếp nhận là Đội điều trị 1 ở Cửa Hội và Phân viện 12 ở Hàm Rồng.

Nhân dân Liên Khu 4 đã thay mặt cả miền Bắc đón tiếp anh em, tổ chức quân y đã triển khai nhanh chóng phục vụ. Mặc dù còn một số nhược điểm như hợp đồng về địa điểm, thời gian chưa chặt chẽ, phân loại cách ly bệnh truyền nhiễm và điều chỉnh về các tuyến chưa thật tốt, nhưng công tác đón tiếp thương binh, bệnh binh đã hoàn thành tốt, trong một thời gian tương đối ngắn đã giải quyết gọn, hết lòng phục vụ hàng ngàn thương binh, bệnh binh.


Bộ đội miền Nam đã hành quân bằng tầu biển ra Bắc. Sau chín năm kháng chiến ở các chiến trường chia cắt có nhiều khó khăn về chiến đấu, sinh hoạt, sức khỏe bộ đội có giảm sút, thường là do các bệnh sốt rét, đường ruột, ngoài da và các bệnh về chuyên khoa nhất là răng. Cùng với việc đón tiếp bộ đội, chúng ta cũng được tiếp đón hàng ngàn anh chị em quân y ở Nam Bộ, ở Khu 5, cực Nam Trung Bộ và ở các đơn vị quân tình nguyện ở Cam-pu-chia, ở Lào, những người đã lăn lộn với bộ đội, hoạt động trong điều kiện bị chia cắt trải qua nhiều khó khăn gian khổ.


Do điều kiện chiến đấu sinh hoạt khó khăn nên ở các đơn vị tập kết, trình độ vệ sinh phòng bệnh còn thấp, một số tập quán thiếu vệ sinh còn phổ biến, công tác điều trị còn thiên về thuốc, ít có kinh nghiệm điều trị toàn diện. Các đơn vị trên đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp tổ chức vệ sinh phòng bệnh, nắm lại sức khỏe, điều trị đột kích, chấn chỉnh lại biên chế tổ chức theo yêu cầu mới. Vì vậy trong một thời gian ngắn, sức khỏe của các đơn vị tập kết đã mau chóng ổn định, phong trào vệ sinh đã bước đầu có nền nếp, khâu quản lý bao vây, rập tắt bệnh truyền nhiễm được tiến hành chặt chẽ nên một số bệnh truyền nhiễm đường ruột đã được ngăn chặn kịp thời.


Tại các đô thị kể cả Hà Nội sau nhiều năm bị địch chiếm đóng ở trong tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng. Những nhà hang chuột, những nhà "viện trợ Mỹ" lụp sụp làm với dáng dấp của các trại tập trung, những mái lều lợp tôn, những đống rác... là hình ảnh phổ biến của các khu lao động thành thị trong vùng tạm chiếm của địch. Khi sắp phải rút, chúng phá hoại các công trình vệ sinh, đánh cắp các phươrng; tiện kỹ thuật, để lại các công sở, doanh trại, bệnh viện rất bẩn thỉu tan hoang, cố tình gây khó khăn cho ta trong việc ổn định đời sống thành phố. Ngoài ra, tình hình chính trị cũng khá phức tạp, bọn phá hoại do địch cài lại có thể lợi dụng sơ hở gây nên những vụ đầu độc.


Trong kháng chiến, bộ đội ta chủ yếu sinh hoạt, chiến đấu ở rừng núi và nông thôn, chưa quen với đời sống đô thị, nên việc hướng dẫn vệ sinh trong thành phố trở thành rất quan trọng. Tuy địch phải rút khỏi các đô thị, song khi tiếp quản chúng vẫn có thể lật lọng, khiêu khích, bộ đội ta lại phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu địch.


Từ tình hình trên, công tác vệ sinh phòng dịch và chuẩn bị bảo đảm cho chiến đấu là hai mặt công tác trung tâm của việc bảo đảm quân y trong tiếp quản đô thị. Nội dung công tác vệ sinh phòng dịch được tiến hành là:

- Tổ chức cho bộ đội học tập 10 điều kỷ luật vệ sinh, cách sử dụng điện nước, hố tiêu máy và một số tập quán sinh hoạt ở thành phố. Những điều này không những có tác dụng tốt để bảo vệ sức khỏe mà còn thể hiện được nền nếp sinh hoạt văn minh khoa học của quân đội ta.

- Tập huấn cấp tốc cho cán bộ quân y, nhất là cán bộ vệ sinh phòng dịch, hệ thống chiến sĩ vệ sinh và nuôi quân.

- Quân y cùng đi với tiền trạm trinh sát vệ sinh, nắm tình hình cấu trúc các công trình vệ sinh, triển khai sớm việc khử trùng tẩy uế nơi đóng quân và vận động nhân dân làm tổng vệ sinh ở khu phố, kết hợp với sư chỉ đạo của dân y tham gia làm tổng vệ sinh trong các thành phố, thị xã, thị trấn.

Về sẵn sàng chiến đấu, ngoài việc chuẩn bị phương tiện và lực lượng cấp cứu tải thương, chúng ta đã phổ biến kịp thời những kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến thuật đánh địch ở thành phố.

Ngày 10 tháng mười năm 1954, Đại đoàn 308 hoàn thành việc tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Viện quân y 108 tiếp quản Bệnh viện Đồn Thủy, Đội điều trị 2 tiếp quản Bệnh viện Võ Tánh1 (Nay là Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh). Trước khi rút, chúng đã dỡ mang đi các trang bị, thiết bị; cơ sở điều trị, phòng mổ đổ nát. Chúng ta đã nhanh chóng phục hồi hoạt động và trong một thời gian ngắn đã tiếp nhận thương binh, bệnh binh.


Từ ngày 12 tháng năm năm 1955, Đại đoàn 320 và một số, đơn vị khác tiếp quản khu vực 300 ngày, trong đó có Hải Phòng. Đội điều trị 12 được triển khai trong khu vực Hải Dương, Đội điều trị của Đại đoàn 320 được triển khai ngay tại khu vực của tên chỉ huy cảng Hải Phòng. Thời tiết lúc này đã nóng nực, đường sá trơ chụi không một bóng cây, quân đội ta vào tiếp quản với tinh thần chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh, trang phục chỉnh tề, lại có nhiều biện pháp phòng chống say nắng nên đã góp phần tích cực bảo đảm sức khỏe bộ đội, hoàn thành tốt việc tiếp quản.


Quân đội ta chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô và các thành phố, thị xã, thị trấn, các vùng nông thôn đông dân trước sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân sau nhiều năm nô lệ. Được giáo dục tốt và chuẩn bị các mặt chu đáo, lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ, bộ đội ta đã thích ứng nhanh chóng với đời sống thành thị, quân y đơn vị đã triển khai khẩn trương các mặt công tác và sức khỏe của bộ đội được bảo đảm tốt.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:31:12 pm »

Ngày 16 tháng năm năm 1955, khi tiếp quản xong khu vực 300 ngày, tên lính Pháp cuối cùng đã cút khỏi miền Bắc nước ta và ngành quân y cũng đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe trong việc tiếp quản các vùng địch tạm chiếm.


Được sự lãnh đạo của Đảng ủy và thủ trưởng quân chính và hậu cần các cấp, ngành quân y đã góp phần thể hiện tốt sự quan tâm của Đảng đối với anh em bị bắt trở về, thực hiện tốt chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, của Hồ Chủ tịch đối với tù binh, đảm bảo tốt việc tiếp đón thương binh, bệnh binh, săn sóc chu đáo các đơn vị tập kết và đã giải quyết thắng lợi nhiệm vụ quân y trong việc tiếp quản vùng địch tạm chiếm. Sự quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, chỉ thị, mệnh lệnh của chính phủ, của quân đội và sự giúp đỡ của nhân dân là những nguyên nhân chủ yếu đã giúp chúng ta hoàn thành toàn diện nhiều nhiệm vụ trong điều kiện rất khẩn trương.


Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ngày 1 tháng một năm 1955, nhân dân Hà Nội và quân đội đã tổ chức lễ chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi, quân đội ta lần đầu tiên trong lịch sử của mình đã tiến hành một cuộc duyệt binh, biểu dương thành tích chiến đấu của ba thứ quân trên các chiến trường. Trong đội ngũ chỉnh tề của các đơn vị đại diện cho toàn quân tiến qua quảng trường Ba Đình, có đoàn chiến sĩ gái quân y gồm các chị em y sĩ, y tá, dược tá, hộ lý cứu thương của các chiến trường với túi cấp cứu trên vai, băng chữ thập đỏ trên cánh tay tượng trưng cho tinh thần hết lòng phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh.


Lần đầu phục vụ cho một tập thể lớn bộ đội rèn luyện theo lễ tiết chính quy của quân đội, chúng ta đã góp phần bảo đảm sức khỏe cho bộ đội, ngăn ngừa có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm giữ vững quân số luyện tập cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ duyệt binh của quân đội.


Cùng ngày 1 tháng một năm 1955, quân đội ta khai mạc khu triển lãm Quân đội nhân dân tại Hà Nội. Thông qua những hình ảnh chiến đấu và hoạt động của mình, quân đội đã giới thiệu với đồng bào và thế giới bản chất tốt đẹp, truyền thống chiến đấu vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khu hậu cần, phần của quân y được trình bày với bốn chủ đề lớn nói lên một phần truyền thống, thành tích chiến đấu và xây dựng của ngành trong kháng chiến chống Pháp. Đó là:

1. Tinh thần hy sinh dũng cảm, tinh thần khắc phục khó khăn phục vụ bộ đội chiến đấu trên các chiến trường.

2. Quan điểm phục vụ thương binh, bệnh binh vô điều kiện, tinh thần người thày thuốc giỏi đồng thời là người mẹ hiền của cán bộ nhân viên quân y.

3. Tinh thần dựa vào sức mình, khắc phục khó khăn của quân y các chiến trường đặc biệt là trên mặt chế thuốc, sản xuất dụng cụ chuyên môn và huấn luyện cán bộ.

4. Phong trào vận động quần chúng làm công tác vệ sinh phòng bệnh và cấp cứu thương binh ở hỏa tuyến.

Biểu hiện tập trung cho truyền thống tốt đẹp của ngành quân y trong kháng chiến chống Pháp là hàng trăm chiến sĩ thi đua nam nữ phục vụ trong tất cẫ các đơn vị, bệnh viện, kho xưởng, trường lớp quân y từ Nam chí Bắc, đã ngày đêm tận tụy phục vụ bên giường bệnh, dũng cảm chiến đấu tại chiến trường, say mê sáng tạo lao động khoa học kỹ thuật trong phòng thí nghiệm và lớp học.


Ngày 7 tháng năm năm 1956 nhân dịp kỷ niệm hai năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng chí Hà Nguyên Thị y tá được Quốc Hội và Chính Phủ tuyên dương anh hùng quân đội. Xuất thân từ thành phần lao động nghèo khổ, được cách mạng tháng Tám giải phóng, được sự giáo dục của Đảng và quân đội, đồng chí Hà Nguyên Thị đã trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của ngành quân y.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:32:28 pm »

2. Tham gia giảỉ quyết di chứng vết thương, bệnh tật sau chiến tranh chống Pháp. Nhanh chóng khôi phục sức khỏe của bộ đội. Phương châm điều trị toàn diện, điều trị là trung tam của cấc cơ sở điều trị. Bước đầu thực hiện chế độ quản lý sức khỏe, tổ chức tuyến điều trị và khu vực điều trị.

Sau chín năm kháng chiến lâu dài gian khổ, nhất là giai đoạn cuối, sức khỏe của bộ đội bị giảm sút nhiều. Cuộc kháng chiến đã để lại hàng ngàn thương bình với các vết thương mạn tính, lượng bệnh binh cũng nhiều, cơ cấu bệnh tật phức tạp. Số người cần an dưỡng phục viên lên tới hàng vạn. Khối lượng thu dung điều trị so với năm cao nhất của chiến tranh gấp tới ba lần, nếu kể cả số còn ứ đọng ở các bệnh xá trung đoàn, sư đoàn, liên khu thì có lúc gấp tới năm lần. Sức khỏe của bộ đội cũng giảm sút, tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe cuối năm 1954 là 88%, sốt rét nghỉ việc năm 1955 là 5,6 %.


Tình hình trên, điểm nổi bật hàng đầu là phải nhanh chóng thanh toáu hậu quả chiến tranh, giải quyết kịp thời các yêu cầu về sức khỏe của bộ đội. Chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh và ổn định các cơ sở điều trị, di chuyển các bệnh viện, các đội điều trị về đồng bằng hoặc thành phố, điều chỉnh mức thu dung giữa các cơ sở đi đôi với việc nâng cao chất lượng điều trị, tăng mức lưu thông giường bệnh. Mười trong 80 mười sáu cơ sở điều trị đã được sử dụng để thu dung thương binh, bệnh binh. Chúng ta đã tập trung cán bộ, phương tiện cho hai bệnh viện lớn 108, 103 để giải quyết các di chứng vết thương, các bệnh mạn tính. Với các bệnh xã hội, đã củng cố và tổ chức thêm các bệnh viện lao 7, 4, 71 và một cơ sở điều trị hủi (B70).


Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, các liên khu, sư đoàn... đều tổ chức các đội an dưỡng, ở Bộ có tổ chức các đoàn an dưỡng 99 và 78. Các cơ sở an dưỡng đã thu dung hàng ngàn thương binh, bệnh binh khoảng 45 - 50% an dưỡng viên đã được phục viên chuyển ngành. Phương châm an dưỡng toàn diện đã được thực hiện ở một số cơ sở và phát huy tác dụng tốt. Những thiếu sót phổ biến ở các cơ sở an dưỡng là còn thiếu biện pháp an dưỡng tích cực, còn kéo dài thời gian an dưỡng, chưa góp phần giải quyết mau chóng việc trả nhanh số quân cho huấn luyện và sản xuất và ở một chừng mực nào cũng làm cho tư tưởng của an dưỡng viên phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Mặc dù có những thiếu sót, công tác an dưỡng đã có tác dụng tích cực làm thay đổi mau chóng cơ cấu bệnh tật và ảnh hưởng tốt đến sức khỏe bộ đội. Số thương binh, bệnh binh tàn phế đã được sắp xếp công tác hoặc về nghỉ phù hợp với chính sách của quân đội.


Ở các đơn vị, được phong trào thi đua Ba nhất cổ vũ, các cuộc vận động nuôi quân phòng bệnh, tăng gia sản xuất, cải thiệu đời sống, rèn luyện thể lực, điều trị đột kích bệnh mạn tính, bệnh ngoài da đã được phát động, góp phần tích cực nâng cao sức khỏe trong toàn quân. Nhờ vậy, đến hết năm 1957 chúng ta đã căn bản hoàn thành các nhiệm vụ trên, sức khỏe của bộ đội bước đầu có chuyến biến tốt.

- Đã giải quyết được 96% thương binh mạn tính.

- Đã chữa khỏi, ra viện được 25% số bệnh binh lao, 20% số bệnh binh hủi, số bệnh binh còn lại của hai bệnh trên phần lớn là ở giai đoạn ổn định.

- Góp phần giải quyết tốt công tác an dưỡng, bổ sung được từ 16 đến 36% số quân an dưỡng về đơn vị.

- Nâng cao tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe từ 88% (năm 1954) lên 92,8%, giảm tỷ lệ sốt rét nghỉ việc hàng tháng từ 5,6% (năm 1955) xuống 2% (năm 1958).

Ngoài việc thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân đội la còn làm nhiều nhiệm vụ khác như: tiễu phỉ, bảo vệ hải đảo, bờ biển, giới tuyến, trị an nội địa, xây dựng doanh trại, huấn luyện quân sự và chính trị, tham gia sản xuất khôi phục kinh tế...


Cũng như trong kháng chiến, cán bộ nhân viên quân y vẫn bám sát bộ đội trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực. Trong hoàn cảnh thời bình, các mặt công tác quân y cũng được triển khai mạnh, có chất lượng nhằm giữ vững và nâng cao sức khỏe của bộ đội trong mọi yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu.


Sau khi hòa bình được lập lại, một bộ phận lớn quân đội chuyển từ rừng núi về đồng bằng và đô thị. Môi trường hoạt động mới thuận lợi cho việc cải thiện đời sống, song cũng có nhiều điều kiện phát sinh các bệnh khác và dễ thành dịch nhất là bệnh đường hô hấp, bệnh đường ruột. Một bộ phận quan trọng bộ đội còn tiếp lục ở rừng núi nên tỷ lệ sốt rét còn cao. Ở các đơn vị sản xuất, xây dựng doanh trại, cường độ lao động cao nên tỷ lệ mệt mỏi và tai nạn lao động tương đối lớn. Trong điều kiện hòa bình, công tác phòng bệnh có nhiều thuận lợi, việc tuyên truyền vệ sinh làm có nề nếp hơn, kết hợp với xây dựng điều lệnh nội vụ nên có nhiều tác dụng tích cực. Việc phòng chống sốt rét thời gian đầu còn giữ được nền nếp như kháng chiến và có nâng cao hơn. Việc cải tạo hoàn cảnh với yêu cầu mới là thực hành sáu công trình vệ sinh đã có nhiều chuyển biến tốt. Các chế độ vệ sinh như kiểm thưc, tổng vệ sinh, cách ly bệnh dịch đã được xây dựng và thực hiện. Chúng ta cũng đã tích cực thanh toán từng bước các bệnh phổ biến như sốt rét, lỵ, nhiễm độc, nhiễm trùng thức ăn, thiếu dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác. Những việc làm trên đã làm hạ tỷ lệ sốt rét, ngăn chặn một phần các vụ dịch cúm các năm 1956-1957, các vụ nhiễm độc, nhiễm trùng thức ăn và nâng cao được sức khỏe của bộ đội.


Nhìn chung, mặt phòng dịch có tiến bộ hơn mặt vệ sinh và ở các đơn vị miền Nam tập kết, đơn vị bộ binh, công tác vệ sinh phòng dịch có chuyển biến nhanh hơn các đơn vị khác. Điều đáng chú ý là có thời gian chúng ta không duy trì được một số tập quán vệ sinh tốt như trong kháng chiến, bỏ tổ chức chiến sĩ vệ sinh ở các tiểu đội, chưa chú trọng đưa công tác vệ sinh phòng bệnh thành một việc làm của đông đảo quần chúng.


Trong kháng chiến các cơ sở điều trị tập trung của ta thường giải quyết ngoại khoa chiến tranh và bệnh sõt rét là chính. Trong hoàn cảnh mới, nhiệm vụ điều trị phải được giải quyết toàn diện hơn, mà trọng tâm là các bệnh nội khoa và chuyên khoa. Các yêu cầu mới này đã trở thành một đòi hỏi gay gắt mà ngành quân y phải tập trung giải quyết với yêu cầu chất lượng cao hơn, ngoài các khoa lâm sàng phải từng bước xây dựng các khoa cận lâm sàng để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh.


Thời gian này chúng ta đã có những chuyển biến bước đầu trong việc tổ chức công tác điều trị dự phòng. Các năm 1955-1956, trong lúc có nhiều khó khăn về bệnh tật, phương châm điều trị toàn diện đã được đề ra, các cơ sơ điều trị đã thực hiện có kết quả tốt, phạm vi điều trị được mở rộng, do đó đã tăng cường được chất lượng của công tác điều trị. Năm 1956, đi đôi với điều trị toàn diện, quan niệm coi công tác điều trị là công tác trung tâm của các bệnh viện đã được nêu lên để huy động tất cả mọi lực lượng trong bệnh viện phục vụ đắc lực cho công tác điều trị. Tại các đơn vị, đã chú ý đến công tác khám sức khỏe, phần loại sức khỏe, (hàng năm đã khám sức khỏe được hơn 30% số quân) và quản lý sức khỏe tân binh. Các bệnh viện, bệnh xá đã kết hợp với quân y các đơn vị làm tốt công tác dự phòng, phát hiện bệnh sớm thực hiện khẩu hiệu "diệt bệnh tận gốc".


Về tổ chức đã từng bước củng cố hệ thống điều trị theo bậc thang điều trị và hình thành khu vực điều trị thực hiện nguyên tắc tuyến sau chỉ đạo tuyến trước.

Tuyến cứu chữa cuối cùng là Viện 108 được đặc biệt tăng cường về tổ chức, cán bộ và trang bị. Ở mỗi khu vực điều trị, bệnh viện là nơi trung tâm điều trị ngày càng được củng cố. Sau bốn năm xây dựng đến năm 1959 đã hình thành một mạng lưới điều trị hợp lý từ đơn vị đến hậu phương thực hiện được nguyên tắc các tuyến bổ sung được nhiệm vụ cho nhau, do đó đã nâng rao được chất lượng và hiệu lực điều trị. Trong hai năm 1955-1956 đã tổ chức những đợt điều trị đột kích đem lại nhiều kết quả tốt. Chúng ta đã cố gắng xây dựng các cơ sở điều trị chuyên khoa, từng bước xây dựng được một hệ thống từ trên xuống dưới với những thiết bị ngày càng tốt hơn. Chúng ta đã chú ý tăng cường nhiều phương tiện chẩn đoán và điều trị nhất là ở các bệnh viện. Do đó đã đạt được nhiều thành tích trong việc giải quyết vết thương chiến tranh, điều trị bệnh lao, hủi, các bệnh chuyên khoa, các bệnh nội khoa, ngoại khoa thời bình và trong công tác tấn công bệnh mạn tính.


Để góp phần cùng với Bộ y tế giải quyết việc điều trị cho nhân dân sau chiến tranh, các viện quân y đã thu dung điều trị thương binh, bệnh binh đã phục viên, gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân và công nhân viên quốc phòng. Với tinh thần trách nhiệm ngày càng được nâng cao, kỹ thuật phục vụ ngày một cải tiến các cơ sở điều trị quân y ngày càng được tín nhiệm trong quân đội và nhân dân.


Trong công tác điều trị, chúng ta đã có nhiều tiến bộ xong cũng còn những nhận thức chưa đúng đắn về điều trị dự phòng, điều trị toàn diện, có nơi, có lúc chưa hướng về tuyến trước, chưa sát đơn vị, trong điều trị còn thiên về phẫu thuật và dùng thuốc, hoặc còn hiện tượng ngại chữa bệnh mạn tính. Khả năng của các chuyên khoa chưa được phát huy đầy đủ, chúng ta có thề còn làm được nhiều hơn trong điều trị bệnh ngoài da, trong làm răng giả.


Việc bảo đảm vật tư, kỹ thuật, trang bị, thuốc và máy y dược đòi hỏi một số lượng tương đối nhiều, một chất lượng cao, các mặt hàng cũng phức tạp hơn. Về phương hướng bảo đảm cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới chuyển từ điều trị ngoại khoa chiến tranh và sốt rét là chủ yếu sang điều trị các di chứng vết thương, ngoại khoa thời bình, nội khoa và chuyên khoa. Công tác xây dựng các kỹ thuật vệ sinh phòng dịch, xét nghiệm, X quang... và các khoa cận lâm sàng khác cũng đòi hỏi một khối lượng vật tư lớn và mới mà trong kháng chiến còn ít sử dụng. Trong tình hình đó, chúng ta đã thu hồi, kiểm tra lại vật tư còn lại trong kháng chiến, điều hòa tận dụng, không để ứ đọng, phát huy tác dụng của thuốc và dụng cụ. Mặt khác chúng ta cũng đã tự pha chế sản xuất, tranh thủ viện trợ của các nước bạn và thực hiện các chế độ bảo quản, cấp phát, sử dụng hợp lý. Do đó, đã bảo đảm được tiêu chuẩn các thuốc chủ yếu như kháng sinh, thuốc bổ, thuốc sốt rét, thuốc lao, trang bị đủ dụng cụ và cơ sở chiến thương cho các đơn vị tuyến một.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:34:13 pm »

3. Ba yêu cầu chủ yếu trong tình hình mới. Xác định các phòng nghiệp vụ ở Cục quân y, thành lập các phòng huấn luyện, phiên dịch - xuất bản, nghiên cứu y học quân sự. Chấn chỉnh các hệ thống tổ chức quân y đơn vị và các mặt công tác nghiệp vụ. Xây dựng các chế độ tiêu chuẩn nghiệp vụ.

Vấn đề nổi bật từ chiến tranh chuyển sang hòa bình là phải giải quyết ba yêu cầu chủ yếu:

- Tình hình tổ chức và phương thức hoạt động về cơ bản chưa phù hợp với yêu cầu phát triển theo hướng chính quỵ, hiện đại của quân đội.

- Tình hình cán bộ quân y các cấp và trang bị kỹ thuật về số lượng, chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày càng bộc lộ rõ tính mất cân đối.

- Tình hình tư tưởng của cán bộ nhân viên quân y có nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã khẩn trương giải quyết theo phương hướng:

- Bố trí lại các tổ chức bảo đảm, hình thành các khu vực bảo đảm cứu chữa thương binh, bệnh binh, xây dựng các cơ quan lãnh đạo và các phân đội các loại cho các cấp trung ương, quân khu, sư đoàn, trung đoàn, tỉnh đội... xây dựng các trung tâm chữa bệnh, vệ sinh phòng bệnh, chế thuốc, nghiên cứu khoa học và bắt đầu xây dựng quân y cho các quân chủng binh chủng kỹ thuật.

- Được sự giúp đỡ to lớn của các nước anh em, trước những thành quả của nền kinh tế quốc dân ngày một phát triển làm cơ sở, được sự giúp đỡ của nền y tế nhân dân chúng ta đã có thể từng bước đổi mới một số trang bị, thiết bị cho các cơ sở chữa bệnh, phòng dịch, chế thuốc, huấn luyện của các cấp theo hướng chuyên khoa bước đầu, tiến tới chuyên khoa sâu ở một số ngành trong những năm về sau.

- Chuyển mọi hoạt động từ phân tán trong kháng chiến sang tập trung, thống nhất; chấn chỉnh biên chế tổ chức; xây dựng các chế độ lãnh đạo, chỉ đạo, các chế độ chuyên môn nghiêp vụ, đào tạo cán bộ; bảo đảm vật tư kỹ thuật, phân cấp quản lý từ trên xuống dưới.


Cơ quan Cục quân Y thực hiện tổ chức biên chế mới, ngoài các phòng nghiệp vụ như điều trị dự phòng, vệ sinh phòng dịch, dược chính, tổ chức và kế hoạch, còn thành lập thêm các phòng huấn luyện, biên dịch - xuất bản, nghiên cứu y học quân sự1 (Phòng nghiên cứa y học quân sự hoạt động đén năm 1962 thì chuyển vào Trường sĩ quan quân y để thành lập Viện nghiên cứu y học quân sự).


Việc thành lập các phòng nghiệp vụ mới này đã có một tác dụng tích cực phục vụ cho một chủ trương lớn lúc này là lấy công tác huấn luyện - nghiên cứa làm trung tâm, mà trong huấn luyện thì trọng tâm là huấn luyện cán bộ.


Cơ quan biên dịch xuất bản đã tập trung khai thác các tài liệu y học tiên tiến của Liên Xô, Trung Quốc nhằm giới thiệu trong ngành. Tháng một năm 1956 đã xuất bản một nội san của ngành có nhiệm vụ giới thiệu các vấn đề nghiệp vụ về y học quân sự, nội san này mang tên là Tài liệu học tập, tham khảo quân y2 (Năm 1956 xuất bản tài liệu học tập tại chức đến năm 1957 đổi tên là: Tài liệu học tập, tham khảo quân y, hai tháng ra một kỳ).


Chất lượng của tổ chức và cán bộ phụ trách có được tăng cường, trong đó có nhiều đồng chí cán bộ lâu năm ở các chiến trường về giữ cương vị chủ trì các mặt công tác quan trọng, đã giúp Cục chỉ đạo các đơn vị có kết quả trong tình hình mới. Tuy nhiên thời gian này, chức năng quản lý chỉ đạo của cơ quan cũng mới chỉ là bắt đầu của thời kỳ xây dựng chính quy.


Tổ chức quân y quân khu hình thành dần theo tổ chức của quân đội từ năm 1954 - 1955 vẫn còn tổ chức ban quân y các liên khu như trong kháng chiến, từ năm 1956 trở đi thành phòng quân y trong Cục Hậu cần. Các quân khu được phân cấp quản lý các mặt công tác vệ sinh phòng dịch (có tổ vệ sinh phòng dịch), công tác điều trị dự phòng (có các bệnh viện quân khu), công tác dược chính (đã có dược sĩ cao cấp, kho thuốc, xưởng sản xuất nhỏ). Phòng quân y quân khu dần dần hình thành bảo đảm quân y theo khu vực, phù hợp với đặc điểm tổ chức quân đội và địa hình nước ta, tiện phục vụ thời bình và sẵn sàng cho thời chiến.


Tổ chức quân y các sư đoàn bộ binh lúc đầu có tinh giản ban quân y, chỉ còn một đồng chí chủ nhiệm công tác trong phòng hậu cần. Về sau qua thực tế có khó khăn nên ban quân y sư đoàn được thành lập lại. Về điều trị, đã tổ chức và chuyển đội điều trị sư đoàn thành tiểu đoàn quân y sư đoàn có đội ngũ cán bộ đông hơn, trang bị tốt hơn và khả năng cơ động cao hơn.


Xây dựng thêm và tăng cường tổ chức quân y các quân chủng, binh chủng kỹ thuật. Quân y các binh chủng đã có trong kháng chiến như công binh, pháo binh... được kiện toàn theo yêu cầu phục vụ của từng binh chủng. Quân y các quân chủng hải quân, phòng không - không quân và các binh chủng thiết giáp, bộ đội đặc biệt tinh nhuệ cũng được tổ chức.


Tổ chức quân y trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội có giảm biên chế phù hợp với yêu cầu chung một cách hợp lý và có khả năng làm được nhiệm vụ trong thời bình và sẵn sàng chiến đấu. Bệnh xá của trung đoàn chuyển thành đại đội quân y trung đoàn.


Nói chung, công tác tổ chức chỉ huy của ngành đã có chuyển biến nhiều mặt đã phù hợp với điều kiện hòa bình và sẵn sàng cho thời chiến, phương hướng tập trung và phân cấp quản lý cũng đã được thực hiện. Song chúng ta còn thiếu toàn diện, chưa chú ý đúng mức đến các đơn vị ở xa như Tây Bắc, giới tuyến, hải đảo, chưa nghiên cứu được tổ chức thích hợp cho các đơn vị biên phòng và một số quân chủng, binh chủng. Việc xây dựng các phòng quân y quân khu còn chậm, tác dụng chỉ đạo các tuyến trong quân khu còn hạn chế.


Thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ, quân đội ta đã giảm bớt số quân. Khối lượng thu dung điều trị cũng từ dó giảm dần. Trong kháng chiến, các bệnh viện, các đội điều trị chủ yếu thu dung thương binh nay chuyển sang điều trị bệnh binh là chính. Các đội điều trị, các bệnh viện cũng được giảm bớt, số còn lại được tăng cường rồi chuyển thành bệnh viện hoặc đội điều trị khu vực và chuyền một số bệnh viện trực thuộc Cục sang cho các quân khu quản lý. Tính đến năm 1957, các quân khu đều có bệnh viện, trừ Việt Bắc, ở Tả Ngạn có Viện 7 do Đội điều trị 12 chuyển thành, ở Hữu Ngạn có Viện 5 do K 32 và K 72 sáp nhập lại, ở Tây Bắc có Viện 6, ở quân khu 4 có Viện 4 do Đội điều trị 7 và K 43 sáp nhập lại. Biên chế mới cũng bắt đầu thực hiện, trước mắt là tăng cường cho các bộ phận trực tiễp làm kỹ thuật và cận lâm sàng. Việc trang bị vật tư kỹ thuật, máy cũng được tiến hành khẩn trương, bắt đầu tập trung vào xây dựng một số bệnh viện lớn như Viện 108, Viện 103. Bậc thang điều trị thời bình sẵn sàng cho thời chiến, việc thực hiện điều trị theo tuyến và theo khu vực cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên, sự phân công giữa các tuyến chưa kịp thời nên có lúc còn ứ đọng một số bệnh nhân, hạn chế một phần kết quả điều trị.


Phát huy thành tích của công tác phòng bệnh trong kháng chiến, công tác vệ sinh phòng dịch cũng đã được kiện toàn về tổ chức. Ở Cục đã thành lập phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch sau đổi thành Đội vệ sinh phòng dịch. Ở quân khu đã thành lập tổ kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch sau cũng đổi thành đội vệ sinh phòng dịch. Từ tuyến sư đoàn trở xuống đã giải thể hệ thống tổ chức vệ sinh phòng dịch kể cả hệ thống chiến sĩ vệ sinh vốn là tổ chức quần chúng đắc lực giúp cho việc vận động cán bộ chiến sĩ làm công tác vệ sinh phòng dịch. Trong kháng chiến, điển hình là ở chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta vẫn duy trì được một hệ thống tổ chức và chế độ công tác vệ sinh phòng dịch từ trên xuống dưới đã có tác dụng tốt trong việc bảo đảm sức khỏe cho bộ đội trong chiến đấu. Những năm hòa bình, chúng ta ít quan tâm đến vấn đề đó nên chưa phát huy được hết thành quả của công tác vệ sinh phòng dịch trong kháng chiến.


Đến năm 1958 qua thực tế công tác, các hệ thống vệ sinh phòng dịch kể cả tổ chức chiến sĩ vệ sinh và các chế độ hoạt động vệ sinh phòng bệnh được phục hồi và nâng cao hơn.

Trong kháng chiến, ngành quân dược được phát triển mạnh và toàn diện, tổ chức tương đối hoàn chỉnh một phần nào có tính chất tự cung, tự cấp. Đến nay hướng chung là tinh giản tổ chức, tập trung các đầu mối, giảm biên chế. Với chủ trương gọn nhẹ quân đội, ưu tiên phát triển các ngành kinh tế quốc dân, các tổ chức sản xuất thuốc và dụng cụ y dược thu hẹp lại tiến tới thôi không sản xuất nữa trong quân đội, chuyển sang nền kinh tế quốc dân. Nhiều cán bộ quân dược được điều động sang Bộ y tế, các xí nghiệp dược phẩm của Bộ y tế nhanh chóng phát triển một cách toàn diện. Các phòng quân dược, xưởng dược phẩm Việt Bắc, Liên khu 3-4 sáp nhập lại rồi giao sang Bộ y tế làm nòng cốt cho các xí nghiệp dược phẩm và chỉ giữ lại một số cán bộ, công nhân kỹ thuật lập một phân xưởng bào chế nằm trong tổ chức của Viện bào chế tiếp tế quân dược. Phân xưởng này được sự giúp đỡ của Liên Xô đã được xây dựng thành một xưởng bào chế trực thuộc Cục quân y và đền đầu năm 1962 cũng chuyển sang Bộ y tế và hay là xí nghiệp dược phẩm 2.


Việc thu hẹp sản xuất trong quân đội làm có phần quá mức trong khi lực lượng sản xuất, dự trữ của Bộ y tế tuy phát triển khá nhanh, vẫn chưa đủ để có thể giải quyết những trường hợp đột xuất lớn, các xí nghiệp nhà nước lại đi vào sản xuất kế hoạch hóa, nhu cầu quốc phòng thường biến đổi và có những yêu cầu đặc biệt trong khi quân đội không có một tổ chức chuyên lo việc sản xuất thuốc và dụng cụ y dược cần thiết.


Việc pha chế huyết thanh ở tuyến trung đoàn, sư đoàn cũng thôi không làm nữa (và không sẵn sàng pha chế lại khi cần thiết). Việc nghiên cứu chiến thuật, kỹ thuật bảo đảm thuốc, trang bị và cải tiến cơ số đóng gói cho gọn nhẹ, hợp với yêu cầu cũng chưa được tiến hành đúng mức. Tình hình đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm cho quân y sẵn sàng chiến đấu.


Trường Đại học dược khoa do Cục quân y quản lý1 (Để đào tạo dược sĩ cao cấp, trong kháng chiến chống Pháp Bộ y tế cho mở lại Trường đại học dược khoa. Nhưng vì đại đa sõ các dược sĩ cao cấp và các sinh viên lúc bấy giờ có mặt ở vùng tự do đều tham gia trong quân đội nên Bộ y tế -giao cho Cục quân Y đào tạo dược sĩ cao cấp cho ngành. (Tập san Dược học số 95, trang 27)) trong kháng chiến nay cũng sáp nhập vào trường Đại học y khoa. Trường quân dược sĩ sau khi tổ chức thi tốt nghiệp cho các lớp chiêu sinh trong kháng chiến và bổ túc cho một 80 dược tá lên quân dược sĩ cũng được giải thể1 (Vào cuối năm 1956). Lúc này ta có ý định động viên dược sĩ trung cấp dân y mới ra trường thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự và tuyển dược sĩ cao cấp dân y mới ra trường vào phục vụ bộ đội làm công tác chuyên nghiệp quân sự. Tuy nhiên, vì chưa có quyết định của Chính phủ nên nguồn cán bộ quân dược chưa chắc chắn và thường xuyên.


Để chỉ đạo công tác dược toàn quân, ở Cục quân y có phòng dược chính và viện bào chế tiếp tế quân dược. Tại các quân khu, sư đoàn, trung đoàn, trường học... có trợ lý dược chính giúp việc chủ nhiệm quân y. Các bệnh viện, đội điều trị có khoa, ban bào chế nhưng pha chế chưa nhiều mà còn dựa vào thành phẩm của Cục phát.


Về xây dựng ngành nhờ có điều kiện tham quan và học tập kinh nghiệm các nước bạn, lại tập trung được một số cán bộ làm công tác tổng kết nên đã làm được nhiều việc cơ bản như tổng kết công tác dược trong chiến dịch Điện Biên Phủ, viết lịch sử ngành dược, tổng kết kinh nghiệm về tiêu chuẩn, chế độ và ban hành hoàn chỉnh tập chế độ dược chính đầu tiên vào năm 1957.


Để xây dựng nền nép công tác chính quy và nâng cao chất lượng công tác, khắc phục tác phong du kích, lề lối làm việc luộm thuộm, Cục đã nghiên cứu và ban hành một số chế độ, tiêu chuẩn về công tác điều trị dự phòng, vệ sinh phòng dịch, dược chính, quản lý hành chính, kinh tế và tài chính. Ở các đơn vị trong phong trào xây dựng chính quy, trong khuôn khổ thực hiện các điều lệnh điều lệ của quân đội, các chế độ quân y cũng được thủ trưởng quân chính, hậu cần quan tâm chỉ đạo nêu cơ sở làm việc, chế độ nghiệp vụ đã bước đầu có nền nếp, chế độ vệ sinh, nếp sống văn minh khoa học đã dần thành tập quán tốt trong đời sống của bộ đội.


Qua thực tế thực hiện, các chế độ tiêu chuẩn trên cũng đã được bổ sung, điều chỉnh cho đầy đủ và toàn diện hơn, phù hợp với yêu cầu huấn luyện, sinh hoạt, chiến đấu của bộ đội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:35:48 pm »

4. Công tác bổ túc, huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phương hướng huấn luyện trong tình hình mới. Trường sĩ quan quân y. Bước đầu quán triệt đường lối đào tạo cán bộ lấy công nông làm cốt cán.

Phần lớn cán bộ quân y được đào tạo trong kháng chiến, qua chiến đấu phục vụ bộ đội, đã trưởng thành nhanh chóng. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp bách của chiến trường thời gian huấn luyện thường ngắn nên trình độ chưa đồng đều, thống nhất, thiếu hệ thống, yếu về nội khoa, chuyên khoa, cận lâm sàng. Vì vậy trước tình hình mới, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng một đội ngũ cán bộ làm chủ được khoa học kỹ thuật phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại. Điều kiện thuận lợi trong hòa bình cho phép ta tranh thủ đẩy mạnh công tác huấn luyện một cách toàn diện, ở mọi đối tượng cán bộ, nhân viên quân y.


Thời gian từ 1954 đến 1957.

Phương hướng huấn luyện lúc này là:

- Hệ thống hóa kiến thức trên cơ sở lý luận tiền tiến của y học hiện đại.

- Thống nhất trình độ theo những tiêu chuẩn nhất định cho từng cấp.

- Chuyên môn hóa theo nhu cầu xây dựng ngành quân y trong điều kiện mới.

- Tiếp tục đào tạo cán bộ mới song song với bồi dưỡng cán bộ cũ.

Về tổ chức đã hình thành một hệ thống huấn luyện từ trên Cục xuống các đơn vị: Phòng huấn luyện, Trường quân y sĩ, Trường luân huấn, các Đại đội huấn luyện quân khu, sư đoàn, các lớp bổ túc tại các Viện quân y, dân y...


Năm 1956 đã thành lập Trường luân huấn đề tổ chức quản lý các lớp học ngắn ngày và các lớp kết hợp với Bộ y tế cùng huấn luyện.

Nhiều anh em y sĩ, dược sĩ trung học, y tá, dược tá được bổ túc văn hóa, phần đông trước đây mới học hết cấp một dở dang cấp hai, nay yêu cầu trước mắt là thanh toán xong cấp hai. Sinh viên y dược các lớp từ sau kháng chiến toàn quốc cũng lần lượt được gọi về bồi dưỡng chuyên môn và thi tốt nghiệp. Việc bổ túc y sĩ khóa 1, 2 lên y sĩ cao cấp do Bộ y tế chủ trì. Lớp y sĩ cao cấp 1 tốt nghiệp tháng tư năm 1957, lớp y sĩ cao cấp 2 tốt nghiệp tháng chín năm 1958 và các lớp dược sĩ cao cấp tốt nghiệp sau này là những lớp đầu tiên chuyển từ trung học lên đại học đánh dấu một bước trưởng thành trong việc thực hiện đường lối cán bộ của Đảng trong lĩnh vực đào tạo bổ túc cán bộ khoa học kỹ thuật. Trong các lớp này, có nhiều đồng chí trưởng thành từ y tá, dược tá, phụ dược tá và cứu thương lên. Trong số học viên thi tốt nghiệp vào loại ưu của lớp, có nhiều người là quân y. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của ngành quân y khắc phục các tư tưởng học vị, bằng cấp và đề cao được đoàn kết thống nhất giữa các nguồn, các lớp cán bộ khác nhau trong đội ngũ của mình trên cơ sở lấy công nông làm cốt cán, đi theo phương hướng đào tạo cán bộ từ cơ sở đi lên.


Trường quân y sĩ được củng cố, chuyển hướng giáo dục đã hoàn thành tốt lớp quân y sĩ khóa 5, mở khóa 6 theo nội dung, chương trình cơ bản, chính quy có hệ thống và bổ túc cho học viên khóa 4.

Các lớp đào tạo y tá, dược tá được phân công cho cấp sư đoàn, có nơi đến cấp trung đoàn. Các lớp đào tạo cán bộ y dược có trình độ trung học được phân cấp đến quân khu, quân chủng. Chúng ta cũng đã gửi cán bộ đi học các chuyên khoa và ngoại ngữ (Nga văn, Trung văn).


Để phục vụ cho kế hoạch lâu dài, chúng ta cũng cử đi một số nước anh em một số cán bộ có khả năng chuyên môn, được rèn luyện trong kháng chiến học tập và nghiên cứu với trình độ trên đại học theo hướng chuyên khoa sâu.


Các hình thức huấn luyện cũng được mở rộng ngày càng phong phú, học tập tại trường kết hợp chặt chẽ với học tập tại chức và thực tiễn công tác ở đơn vị. Việc học tập văn hóa cho anh chị em y tá, dược tá được tiến hành khắp các đơn vị trong toàn quân.


Để phục vụ cho công tác huấn luyện, Cục quân y đã chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học ở bốn cơ sở lớn là Viện 108, Trường quân y sĩ (cả Viện 103), Viện bào chế tiếp tế kiểm nghiệm và phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch. Trong hơn ba năm hoạt động, bốn cơ sở trên cùng với phòng biên dịch xuất bản đã cung cấp cho đơn vị trên 60 tài liệu in thành hàng chục vạn cuốn sách như các tài liệu: học tập và tham khảo quân y, vệ sinh quân đội v.v..., phục vụ đắc lực cho việc học tập của cán bộ các cấp.
   

Đến hết năm 1957, chúng ta đã mở được 296 lớp huấn luyện tại trường và tại chức cho 12.445 lượt người tham gia, đã bước đau hệ thống hóa kiến thức và thống nhất trình độ, đã bổ túc được 96% y tá, dược tá, 60% y sĩ, dược sĩ trung học và 59% bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học.


Điểm thành công nổi bật nhất trong thời kỳ này là công tác huấn luyện cán bộ nhân viên y dược các cấp đã có một chuyển biến mạnh mẽ, đã bước đầu hệ thống hóa kiến thức và thống nhất trình độ, đã đào tạo được một số cán bộ cho các chuyên khoa chủ yếu và các quân chủng, binh chủng mới thành lập.


Điều thiếu sút quan trọng là quan điểm, động cơ học tập của một số cán bộ không đúng đắn, học để hùn vốn kỹ thuật cho riêng mình, muốn thoát ly quân đội, có người muốn thoát ly công tác cách mạng, mở phòng khám bệnh, phòng pha chế để khám bệnh, pha chế tư kinh doanh theo lối tư sản. Công tác huấn luyện có lúc cũng xa rời thực tế lấy cán bộ về học quá nhiều gây khó khăn cho việc phục vụ ở đơn vị, phương pháp huấn luyện có lúc chưa thích hợp với công nông; vì vậy, một số học viên thành phần là công nông đã phải bỏ dở, không theo học được. Công tác quản lý rèn luyện tư tưởng, quản lý nội dung học tập ở một số lớp không chặt chẽ nên đã dẫn đến một số biểu hiện sai lầm về tư tưởng và hạn chế kết quả huấn luyện.


Công tác tổng kết kinh nghiệm trong chiến tranh chống Pháp cũng chưa được tiến hành kịp thời nên cũng đã ảnh hưởng đến công tác biên soạn và huấn luyện sau này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:36:52 pm »

Thời gian từ 1958 đến 1964:

Trong mười năm hòa bình từ 7-1954 - 1964, công tác huấn luyện đào tạo cán bộ được coi là công tác trung tâm xây dựng ngành. Sau hơn ba năm phấn đấu (1954- 1957) nhờ có chủ trưcmg đúng đắn, nhờ sư nỗ lực của toàn ngành, công tác bồi dưỡng, bổ túc cán bộ đã đạt được nhiều kết quả.


Từ năm 1958 trở đi, chúng ta có nhiều điều kiện và kinh nghiệm đẩy mạnh công tác huấn luyện hơn nữa. Lúc này trong ngành có hai quan niệm khác nhau về phương pháp tổ chức đào tạo cán bộ quân y. Quan niệm thứ nhất cho rằng với đặc điểm Việt Nam, ngành quân y cần phát huy khả năng tự lực đào tạo bổ túc cán bộ kỹ thuật các cấp kể cả đại học, vì ngành y tế nhân dân do yêu cầu phát triển nhẩy vọt của công tác y tế nên chưa đủ cán bộ cung cấp cho quân đội theo nhu cầu thời bình và nhất là chuẩn bị cho thời chiến. Từ ý kiến này, chúng ta có trường luân huấn, củng cố Trường quân y sĩ, thành lập các trường và lớp quân y trung cấp ở một số quân khu, bệnh viện và đề nghị thành lập Trường đại học quân y. Quan niệm thứ hai cho rằng Bộ y tế có nhiệm vụ đào tạo và bổ sung cán bộ chuyên môn cho ngành quân y. Các cán bộ đó sẽ được huấn luyện về quân sự và y học quân sự với một chương trình quy định cho từng cấp, làm như vậy có thể trẻ hóa nhanh đội ngũ cán bộ và tiết kiệm được cho nhà nước. Từ ý kiến này đã không mở ngay Trường đại học quân y, chuyển các lớp văn hóa ra trường bổ túc công nông và các cơ quan huấn luyện, biên dịch xuất bản của Cục quân y cũng thu nhỏ lại.


Những ý kiến trên đều xuất phát từ lợi ích xây dựng ngành. Thực tế phục vụ và xây dựng những năm tiếp sau đã chứng minh rằng bên cạnh việc bổ sung rất cần thiết một số lượng khá đông cán bộ trẻ, khỏe được đào tạo có hệ thống của Bộ y tế, ngành quân y cần phải tiếp tục tự đào tạo, bổ túc cán bộ các cấp kể cả cán bộ có trình độ đại học và tranh thủ trong nước, ngoài nước để đào tạo cán bộ có trình độ trên đại học, cán bộ có trình độ chuyên khoa sâu, cán bộ quân y các binh chủng và quân chủng kỹ thuật. Việc bổ túc đào tạo cán bộ sơ học, trung học trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp lên trình độ đại học cũng là một yêu cầu tất yếu của lịch sử phát triển ngành.


Sau kháng chiến chống Pháp, tâm tư nguyện vọng chính đáng của cán bộ quân y các cấp đều mong muốn được học tập có đủ trình độ về mọi mặt nhất là kỹ thuật để phục vụ quân đội trong giai đoạn mới. Nhưng dù yêu cầu của phát triển kỹ thuật như thế nào thì người cán bộ quân y trước hết là một quần nhân cách mạng nên tư tưởng chỉ đạo trong nội dung huấn luyện ở thời kỳ này là học tập chính trị, quân sự là căn bản, học tập văn hóa nghiệp vụ là cấp thiết và phải luôn luôn quán triệt đường lối đào tạo cán bộ lấy công nông làm cốt cán1 (Mấy nhận xét về tình hình cán bộ quân y hiện nay. Cục quân y (tháng 12-1956), trang 6). Quán triệt nghị quyết của Hội nghị quân y lần thứ 14, ngoài những vấn đề mấu chốt nói trên, nhiệm vụ huấn luyện còn phải tổ chức tốt các lớp học, xác định động cơ học tập đúng đắn, tìm ra những phương châm, phương pháp học tập phù hợp với đối tượng họ viên đa số là công nông và từ dưới lên, quản lý rèn luyện học viên một cách toàn diện, bám sát yêu cầu của quân đội mà học tập.


Với nội dung chỉ đạo trên, chúng ta đã tích cực triển khai các lớp học. Các lớp sơ học (y tá, hộ sĩ, dược tá) được đào tạo trong kháng chiến và mấy năm đầu hòa bình chủ yếu là học văn hóa hết cấp một sau đó học một chương trình thống nhất sơ học tại đơn vị (sư đoàn, quân khu). Về sau này đã thực hiện đào tạo nhân viên sơ học y dược theo chế độ nghĩa vụ quân sự. Với cán bộ trung học, các quân khu kết hợp với các bệnh viện khu vực mở các lớp bổ túc cho quân y sĩ đề bạt và đào tạo quân y sĩ chiêu sinh chủ yếu lấy từ các đồng chí y tá đã công tác lâu năm có đủ tiêu chuẩn quy định. Về văn hóa cán bộ quân y trung học phải có văn hóa lớp năm, riêng về toán, lý, hóa phải hết lớp bẩy.


Trường quân y sĩ, sau khi hoàn thành khóa năm (1955-1956), khóa sáu (1956-1959) đang chuyển sang đào tạo các lớp có trình độ đại học đầu tiên. Trong thời gian này, số y sĩ các chuyên khoa răng, mắt, tai mũi họng được đào tạo khá nhiều và đã có biên chế đến các sư đoàn, nhà trường, xí nghiệp quốc phòng. Trong tuyển sinh khóa sáu do chưa tích cực bồi dưỡng văn hóa cho học viên xuất thân là công nông nên đã có một số học viên không đủ tiêu chuẩn văn hóa, không được học.


Với các lớp chuyển cấp từ y sĩ, dược sĩ trung học lên y sĩ cao cấp (sau đó thi ra bác sĩ) và dược sĩ cao cấp cũng được tiến hành. Các khóa quân y sĩ 1, 2 sau khi tốt nghiệp y sĩ cao cấp về công tác từ hai đến ba năm đã được gọi về trình bầy chuyên đề công tác thi ra bác sĩ tại Trường đại học y khoa. Lớp y sĩ cao cấp 1 thi ra bác sĩ y khoa ngày 18 tháng sáu năm 1960 có 46 anh chị em quân y, dân y tốt nghiệp trong đó có 15 người trưởng thành từ y tá, cứu thương, 3 người là dân tộc ít người, một người là nữ, có 3 chuyên đề được đánh giá cao trong đó có 2 là quân y. Lớp y sĩ cao cấp 2 thi ra bác sĩ y khoa ngày 2 tháng tư năm 1961. Khóa 1 bổ túc từ dược sĩ trung cấp lên dược sĩ cao cấp đầu tiên của ngành quân dược được tập trung về học văn hóa chuyên môn từ năm 1960 và đã thi tốt nghiệp dược sĩ cao cấp tại Trường đại học y dược khoa ngày 25 tháng tám 1962, có 37 đồng chí tốt nghiệp trong đó có 5 đồng chí trưởng thành từ dược tá, y tá lên và một nữ.


Đây là các lớp đều tiên trong lịch sử ngành y, dược Việt Nam đào tạo cán bộ có trình độ đại học của ngành từ dưới lên. Đây cũng là kết quả của cả một quá trình đấu tranh thống nhất tư tưởng trong ngành y tế Việt Nam đối với chỉnh sách cán bộ của Đảng, tuy nhiên cho đến lúc này số cán bộ xuất thân từ công nông vẫn chưa có mặt trong hàng ngũ cán bộ y dược có trình độ đại học. Đây là một sự chậm trễ lẽ ra có thể tránh được.


Trường quân y sĩ được thành lập ngày 10 tháng ba năm 1949. Trong kháng chiến chống Pháp vừa phục vụ chiến đấu, vừa huấn luyện, trường đào tạo được bốn khóa quân y sĩ, học viên của trường đã có nhiều thành tích xây dựng ngành, nhiều đồng chí giữ cương vị chủ trì quân y đơn vị. Hòa bình lập lại, trường đã tiếp tục hoàn thành khóa 5. Năm 1955 - 1956 là thời gian nhà trường có nhiều chuyển biến về xây dựng tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân y trong giai đoạn quân đội ta xây dựng chính quy, hiện đại. Với nỗ lực vượt bậc của tập thể giáo viên, nhân viên phục vụ, học viên, được sự lãnh đạo quan tâm của Đảng, học tập kinh nghiệm các trường trong nirức và các nước bạn, nhà trường đã trưởng thành mau chóng. Từ chỗ chỉ có hai khoa ngoại, khoa nội chung, đã xây dựng được thêm mười chuyên khoa về y học cơ sử với đầy đủ trang bị kỹ thuật thực tập thí nghiệm.


Về tài liệu, nhà trường đã tổng kết biên soạn được mười bộ sách giáo khoa bằng tiếng Việt đã giảng dạy từ khi thành lập trường, về nội dung huấn luyện, nhà trường đã kiểm tra lại toàn bộ, chọn lọc các học thuyết phù hợp với nền y học cách mạng, lược bỏ các biểu hiện lệch lạc của y học tư sản, tiếp thu các kiến thức y học hiện đại của các nước anh em và thế giới. Về phương châm, phương pháp, nhà trường cũng có nhiều sáng tạo phù hợp với đối tượng học viên là công nông và trưởng thành từ cơ sở.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:37:40 pm »

Tháng năm 1956, nhà trường khai giảng khóa 6 theo chương trình chính quy và mở các lớp bổ túc quân y sĩ.

Đội điều trị 3 trở thành Viện quân y 103 và là bệnh viện thực hành của trường. Đây là một đội điều trị thành lập từ năm 1950 đã phục vụ nhiều chiến dịch, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đội đã được chia thành nhiều bộ phận phục vụ cho các trận chiến đấu đánh vào phân khu Bắc Điện Biên Phủ. Khi kết thúc chiến dịch, đơn vị lại được phân công làm công tác thu dung điều trị cho binh sĩ địch bị thương, bị bệnh tại Mường Thanh.


Với nhiệm vụ là cơ sở điều trị và thực hành lâm sàng của trường sĩ quan quân y và là tuyến cuối cùng của toàn quân về một số chuyên khoa, viện đã được tổ chức trang bị ngày càng hiện đại với một số chuyên khoa lâm sàng và một số chuyên khoa y học quân sự như khoa bỏng, khoa phóng xạ, khoa độc học v.v...


Năm 1957, nhà trường đổi tên là Trường sĩ quan quân y nằm trong hệ thống nhà trường chính quy của quân đội. Từ đây trường chuẩn bị mọi điều kiện để chuyển hướng nhiệm vụ tự đào tạo cán bộ quân y trung học lên đào tạo cán bộ quân y có trình độ đại học, trước mắt là đào tạo y sĩ cao cấp (về sau đã thi tốt nghiệp ra bác sĩ) và cùng với Bộ y tế đào tạo dược sĩ cao cấp. Mặc dầu có nhiều khó khăn, lớp y sĩ cao cấp đầu tiên (YA) đã khai giảng tháng bẩy năm 1959, lớp thứ hai (YB) bắt đầu học vào tháng mười một năm 1959. Đến hết năm 1965, nhà trường liên tiếp mở các lớp chuyên tu ngoại khoa (B26), YC, YB và một lớp ra trường năm 1967. Việc thi tốt nghiệp bác sĩ của các lớp trên được tổ chức kết hợp giữa nhà trường và Trường đại học y khoa. Trong thời gian tám năm nhà trường đã đào tạo được hàng trăm bác sĩ1 (Trong số bác sĩ đào tạo được, có 75% trưởng thành từ y tá, cứu thương lên (đã học y sĩ trung học) và 25% từ y sĩ trung học lên), trong đó có 70% trưởng thành từ y tá, cứu thương và 30% từ quân y sĩ lên và có 87,5% số bác sĩ mới tốt nghiệp là đảng viên Đảng lao động Việt Nam. Về thành phần giai cấp lần đầu tiên từ các lớp tốt nghiệp này, chúng ta đã có bác sĩ quân y xuất thân từ công nông với tỷ lệ đáng chú ý là 21%. Trên bước đường quán triệt và vận dụng đường lối cán bộ của Đảng, chúng ta đã có những tiến bộ cơ bản. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước sau này, những bác sĩ được đào tạo từ trường sĩ quan quân y đã cùng với bộ đội chiến đấu ở khắp các chiến trường. Nhiều đồng chí đã giữ các trọng trách ở những địa bàn quan trọng hoặc làm công tác chỉ đạo ở cơ quan. Rất nhiều đồng chí làm kỹ thuật, từ công tác thực tế đã trưởng thành mau chóng có ý chí chiến đấu vững vàng, có kỹ thuật ngày càng thành thục. Nhiều đồng chí đã được tặng thưởng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, chiến sĩ thi đua và hai đồng chí đã được tặng danh hiệu anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân (Hai anh hùng là: - Tạ Lưu, bác sĩ học lớp YĐ. - Trần Văn Lư, quân y sĩ khóa 6, học bác sĩ chuyên tu ngoại khoa B26).


Cũng trong thời gian này, nhà trường còn mở nhiều lớp khác như đào tạo cán bộ quân y trung học và đại học cho hạn quốc tế, huấn luyện quân sự và y học quân sự cho bác sĩ dân y mới được động viên.

Song song với công tác huấn luyện, nhà trường còn làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đến năm 1962 theo yêu cầu phát triển quân đội, trường đã trở thành Viện nghiên cứu y học quân sự. Với 2 chức năng cơ bản là huấn luyện và nghiên cứu, Đảng ủy Viện đã lãnh đạo cán bộ, giáo viên, và toàn Đảng bộ quán triệt đường lối quân sự, phương châm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo tác chiến, các quan điểm cơ bản của Đảng và năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng. Cuối năm 1963, Đảng ủy Viện lại có nghị quyết chuyên đề về nghiên cứu khoa học, xác định công tác nghiên cứu phải hướng vào phục vụ bộ đội huấn luyện và chiến đấu trên các chiến trường chủ yếu là chi viện cho cuộc chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam, đối tượng tác chiến là cả quân Mỹ và quân ngụy lấy quân Mỹ là chủ yếu, tác chiến cả ở đồng bằng và rừng núi lấy rừng núi là chủ yếu, coi trọng cả trường hợp địch dùng vũ khí thông thường và trường hợp địch dùng vũ khí sát thương hàng loạt, nghiên cứu hướng vào phục vụ bộ đội chủ lực trong đó lấy bộ binh và binh chủng kỹ thuật là chủ yếu, kết hợp với quân y quân chủng phòng không không quân, hải quân nghiên cứu các đề tài phục vụ quân chủng trong các hình thức chiến thuật khác nhau.


Quán triệt phương hướng của nghị quyết trên, trong mấy năm trước chiến tranh phá hoại, Viện đã căn bản hoàn thành được 33 đề tài khoa học về lao động quân sự, phòng chống vũ khí hóa học vi trùng, các bệnh dịch tối nguy hiểm, định lượng tiêu chuẩn ăn của bộ binh và quân chủng, biên soạn tài liệu chiến thuật bảo đảm quân y trong chiến đấu của trung đoàn và sư đoàn. Kết quả nghiên cứu của Viện đã được các đồng chí Thủ trưởng các Tổng cục và Bộ trưởng Bộ y tế xác nhận là đã đi đúng phương hướng của nhiệm vụ xây dựng quân đội và có tác dụng nhất định phục vụ cho bộ đội huấn luyện và chiến đấu.


Trong mười năm xây dựng hòa bình, Viện đã có nhiều thành công trong chuyển hướng nhiệm vụ huấn luyện, nghiên cứu y học quân sự, góp phần xây dựng ngành về khoa học, kỹ thuật ngày càng tiến bộ.

Cùng với các lớp đào tạo đại học ở trong nước, theo kế hoạch của trên, được sự giúp đỡ của nước bạn, chúng ta đã tranh thủ cử nhiều cán bộ đi học ở các nước, xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyên khoa về tổ chức và chiến thuật quân y, về nội khoa, ngoại khoa thời bình và thời chiến, về phòng chống hóa học, nguyên tử, về vệ sinh phòng dịch, về các bộ môn ngành dược và cán bộ quân y của các quân chủng, binh chủng như không quân, hải quân, thiết giáp.


Chúng ta đã có nhiều cán bộ tốt nghiệp phó tiến sĩ y khoa và có trình độ tương đương về nhiều chuyên khoa sâu như chấn thương, nội và ngoại, thần kinh, phẫu thuật tạo hình, mặt hàm, tiết niệu, tiêu hóa, vệ sinh dịch tễ, bệnh truyền nhiễm, tổ chức chiến thuật quân y, phòng hóa hoc, phòng nguyên tử...


Chúng ta cũng đã xây dựng được hầu hết các chuyên viên đầu ngành và một đội ngũ cán bộ đủ để phát triển quân y các quân chủng, binh chủng và các chuyên khoa y học quân sự.

Chúng ta đã tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước anh em và thế giới, góp phần xây dựng một ngành quân y chính quy hiện đại, có nhiều mặt kỹ thuật phát triển.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #49 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:38:22 pm »

5. Bảo đảm quân y cho bộ đội huấn luyện, bảo vệ trị an, sẵn sàng chiến đấu và sản xuất.

Sau thời kỳ khôi phục kinh tế, từ năm 1960 trở đi sau khi thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, tình hình sức khỏe của bộ đội có nhiều thay đổi. Hàng năm có nhiều tân binh trẻ khỏe bổ sung vào hàng ngũ, các chế độ về sinh hoạt dần được thực hiệp bảo đảm mức sống ngày càng cải thiện nên sức khỏe của bộ đội so với trước có tốt hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm của thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ tình nguyện sang chế độ nghĩa vụ nên sức khỏe của bộ đội chưa đồng đều, cơ cấu bệnh tật còn phức tạp. Tân binh tuy trẻ khỏe nhưng cũng mang theo nhiều bệnh nhất là về chuyên khoa. Cán bộ vẫn là bộ đội tình nguyện nên có nhiều bệnh mạn tính. Mặt khác, nhiều yếu tố sinh hoạt và công tác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bộ đội như cường độ lao động luyện tập sản xuất đều cao, điều kiện ăn ở của nhiều đơn vị ở dã ngoại, công trường có nhiều khó khăn, các binh chủng, quân chủng và các xí nghiệp quốc phòng phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố độc hại. Phong trào vệ sinh yêu nước được phát động rộng rãi trong nhân dân đã có tác dụng tốt, song hàng năm vẫn còn xẩy ra một số vụ dịch nhất là cúm, bệnh đường ruột... cũng ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ của bộ đội. Sốt rét, sốt soắn trùng còn xẩy ra ở những đơn vị hoạt động ở miền núi.


Công tác vệ sinh phòng dịch ở thời kỳ này nhằm xây dựng nếp sống vệ sinh khoa học trong quân đội làm cho mọi người có kiến thức và tác phong vệ sinh tốt. Đã ban hành trong toàn quân 22 chế độ vệ sinh (13 chế độ vệ sinh ăn uống, 8 chế độ vệ sinh luyện tập và chế độ sáu công trình vệ sinh), 12 chế độ phòng dịch. Đến năm 1964, việc thực hiện các chế độ trên đã có nền nếp và đã hạ thấp được một số bệnh phổ biến như sốt rét đã giảm 20 lần, bệnh thương hàn được thanh toán và tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe đã lên 97%. Phong trào thể dục, thể thao rèn luyện thân thể được phát động trong toàn quân. Công tác tuyên truyền vệ sinh đã được quy định thành chế độ. Buổi sáng thứ bảy hàng tuần, bộ đội có giờ học tập vệ sinh, các kiến thức phổ thông về quân y và các chế độ hậu cần. Hai năm trước chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ở nhiều đơn vị phong trào rèn luyện thể lực sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc hành quân đường dài đã nâng cao sức bền bỉ dẻo dai của bộ đội làm cho bộ đội dễ thích ứng với hoàn cảnh sinh hoạt chiến đấu gay go, thiếu thốn trong chiến tranh. Qua các cuộc hành quân này, cán bộ, nhân viên quân y được rèn luyện nhiều về tư tưởng, về tổ chức chiến thuật, kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quân y của các cuộc hành quân sau này từ hậu phương lớn đến các chiến trường. Chúng ta đã chú ý nghiên cứu một số hằng số sinh lý của bộ đội, một số yếu tố độc hại của các binh chủng, quân chủng kỹ thuật và các xí nghiệp quốc phòng. Việc nâng cao cảnh giác chính trị và tích cực chuẩn bị chống chiến tranh hóa học, vi trùng đã được khẩn trương tiến hành. Trong năm 1964-1965 nhiều lần máy bay Mỹ - ngụy đã thả các vật lạ xuống một số địa phương miền Bắc, quân đội đã kết hợp với chính quyền và nhân dân thu thập, xử lý, xét nghiệm kịp thời phát hiện các âm mưu của địch.


Công tác chống sốt rét được tiến hành thuận lợi dưới sự chỉ đạo trong phạm vi toàn miền Bắc của Ủyy ban trung ương tiêu diệt sốt rét. Đến cuối năm 1964, việc phun D.D.T. toàn diện trên các tình có sốt rét đã hoàn thành, trong quân đội tỷ lệ sốt rét nghỉ việc chỉ còn 0,30% và tỷ lệ người mang ký sinh trùng trong nhân dân vùng sốt rét chì còn 0,06%. Công cuộc tiêu diệt sốt rét đã chuyển sang giai đoạn củng cố. Trong thời gian này một bộ phận quân đội ta đã hoạt động ở nhiều vùng rừng núi, lúc đầu do ý thức phòng chống sốt rét chưa cao, chuẩn bị phương tiện phòng chống chưa đầy đủ nên tỷ lệ sốt rét có tăng. Chúng ta đã vận dụng kịp thời kinh nghiệm phòng chống sốt rét thời chống Pháp kết hợp giữa vận động quần chúng và các biện pháp kỹ thuật hiện đại đưa dần việc chống sốt rét của quân đội vào nền nếp trong những năm sau một cách chặt chẽ và thống nhất, có kỹ thuật, có phương tiện bảo đảm.


Việc trang bị kỹ thuật đưa công tác vệ sinh phòng dịch lên trình độ khoa học tương đối hiện đại đã có nhiều tiến bộ. Viện vệ sinh dịch tễ, các đội vệ sinh phòng dịch quân khu, quân chủng dần dần được phát triển về tổ chức và kỹ thuật.


Công tác quản lý sức khỏe cũng đi dần vào chế độ, hằng năm đã khám và phân loại khoảng 30% số quân, với cán bộ tỷ lệ này có cao hơn và từ năm 1960 trở đi sổ sức khỏe được quy định là một tài liệu cơ bản để theo dõi sức khỏe cán bộ. Từ đó, việc quản lý và điều trị củng cố bệnh mạn tính hàng năm được thực hiện theo chế độ và phác đồ thống nhất trong toàn quân trước hết là bệnh dạ dầy - tá tràng và bệnh lao.


Năm 1957, chế độ nghĩa vụ quân sự đã được làm thí điểm đầu tiên cho toàn miền Bắc ở tỉnh Vĩnh Phúc. Sang năm 1958, ở các quân khu có tiến hành làm rút kinh nghiệm ở một tỉnh và từ năm 1959-1960 chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện thường xuyên hàng năm ở các tỉnh toàn miền Bắc. Ngành quân y đã kết hợp với Bộ y tế xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển quân phù hợp với đặc điểm của ta, quản lý sức khỏe thanh niên, huy động nhiều cán bộ, nhiều lớp học kết hợp với dân y khám tuyển, trọng tâm của quân y là khâu khám nhận lần cuối trước khi nhập ngũ. Chất lượng khám tuyển mỗi năm có tiến bộ, tỷ lệ loại về sức khỏe (sau khi đã nhập ngũ) năm 1957 làm thí điểm ở Vĩnh Phúc là 7%, đến các năm sau mặc dầu diện khám rộng hơn nhiều tỷ lệ loại chỉ khoảng 3%.


Các cơ sở điều trị cũng đã được kiện toàn nhằm nâng cao khả năng khám bệnh, điều trị, đã xây dựng được 33 chế độ của bệnh viện, 22 chế độ của bệnh xá, 3 chế độ điều trị ở đơn vị, tiếp tục kiện toàn bậc thang điều trị thời bình, củng cố các khu vực điều trị và thực hiện thu dung, điều trị theo tuyến và khu vực. Đến năm 1964 đã xây dựng được bẩy khu vực điều trị với mười viện và 3.520 giường, các bệnh viện khu vức từ chỗ là những bệnh viện phổ thông hoặc đội điều trị đã được xây dựng thành các bệnh viện đa khoa loại B. Các chuyên khoa răng, tai mũi họng, mắt được tổ chức sâu rộng xuống tận các đơn vị, các chuyên khoa sâu như ngoại thần kinh, nội thần kinh, mặt hàm, phẫu thuật lồng ngực, máu... được thành lập tại các viện quân y 108, 103. Viện quân y 108 được xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của toàn quân và Viện 103 trở thành bệnh viện thực hành của Trường sĩ quan quân y. Nhiều bệnh viện khu vực cũng phát triển một số chuyên khoa tương đối sâu như chấn thương, tiết niệu. Nhiều máy, thiết bị kỹ thuật mới được trang bị đã tăng cường việc chẩn đoán chức phân, cận lâm sàng và điều trị như: điện não đồ, điện tâm đồ, máy thở nhân tạo, dụng cụ soi khí quản, thực quản...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM