Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:12:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 5368 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #30 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:42:37 pm »

6. Thành lập Đảng ủy Cục quân y. Xác định bậc thang điều trị thu dung bệnh binh thời bình và thời chiến, những cố gắng trong nhiệm vụ phòng và chống sốt rét. Hoạt động Đông y của quân y Nam Bộ. Hội nghị y sĩ, bác sĩ, dược sĩ năm 1952, hội nghị củng cố quan điểm lập trường kháng chiển.

Sau khi bị thất bại và buộc phải rút khỏi Hòa Bình, dịch càng bị động về chiến lược. Địch ra sức tập trung lực lượng cơ động, liên tiếp mở những đợt càn quét lớn và tàn khốc trong vùng địch tạm chiếm. Phong trào chiến tranh du kích càng được nâng cao và mở rộng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trên chiến trường Bắc Bộ, bộ đội chủ lực ta đã phát triển ngày càng sâu vào hoạt động phía sau lưng địch.


Cuối năm 1952, đầu năm 1953, ta mở tiếp chiến dịch Tây Bắc.

Trong thời kỳ này, trước và sau mỗi chiến dịch là một thời gian bộ đội tiến hành chỉnh đốn tổ chức, học tập, chỉnh huấn chính trị và quân sự. Bây cũng là thời gian tích cực tập trung xây dựng ngành quân y.

Theo phương hướng chung của Tổng Cục cung cấp, việc xây dựng tổ chức và công tác quân y đã được đặt biệt chú trọng hướng về các đơn vị. Đối với các cơ quan và các cơ sở hậu phương, việc liên tiếp xây dựng và củng cố được đánh dấu bằng một cuộc vận động lớn về chấn chỉnh biên chế, nhằm đơn giản các bộ phận trung gian, tập trung các cơ sở, nâng cao hiệu xuất của cơ quan, cơ sở quân y hướng về bộ đội, hướng về tiền tuyến mà phục vụ.


Tháng tư năm 1952, Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Tổng cục, tiếp đó Tổng quân ủy chỉ định Đảng ủy các Cục. Tháng năm năm 1952, Đảng ủy Cục quân y1 (Đồng chí Vũ Ngọc Biên là Bí thư Đảng bộ đầu tiên) được thành lập. Từ cuối năm 1952, hệ thống chính trị viên các cơ sở trực thuộc Cục được chính thức thành lập, tổ chức Đảng các cấp đã được tăng cường, vai trò lãnh đạo của Đảng được đề cao và ngày càng chứng tỏ tính chất quyết định của công tác lãnh đạo của Đảng trong ngành quân y, nhờ đó các công tác chuyên môn, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ đã đi đúng hướng hơn, vững chắc và mạnh mẽ hơn, mọi mặt công tác lãnh đạo, chỉ huy và bảo đảm đều đạt hiệu quà lớn và cao hơn.


Sau Hội nghị quân y toàn quân lãn thứ X (ngày 10 tháng tư năm 1952), Cục quân y đã chú trong đến việc thống nhất tổ chức biên chế, xây dựng các điều lệ chức trách, chế độ công tác, tiêu chuẩn được ban hành, chính thức áp dụng dần dằn, như vậy mọi mặt công tác ngày càng đi vào nền nếp.


Hội nghị quân y toàn quân lần thứ X đã đề cập đến bậc thang thu dung điều trị bệnh binh trong thời bình và thời chiến. Từ trước đến nay công tác thu dung điều trị bệnh binh tuy có nhiều tiến bộ và cố gắng, nhưng cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm và hạn chế không những về mặt tổ chức mà cả về mặt tư tưởng nữa: Các tổ chức an dưỡng và điều trị chưa được quy định thống nhất, chưa phân công rõ rệt được nhiệm vụ giữa ngành quân y và các tổ chức quân sự, chính trị khác, giữa các đơn vị và các bệnh viện. Hội nghị đã đề nghị tổ chức lại như sau: Hệ thống điều trị do quân y phụ trách có nhiệm vụ thu dung cứu chữa bệnh binh, hệ thống an dưỡng do quân chính phụ trách, có nhiệm vụ nhận những quân nhân yếu, mệt hoặc vừa ốm khỏi khi cần nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng còn nhiều lúng túng và thiếu sót.


Hội nghị cung cấp toàn quân tháng tám năm 1953 đã thông qua chính thức việc tổ chức thu dung bệnh binh thời bình và thời chiến. Sau đó, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho các đơn vị thực hiện, quy định trách nhiệm không những cho quân y mà còn quy định cả nhiệm vụ cho các cơ quan cung cấp, tham mưu, chính trị nữa. Trong kế hoạch công tác tiền phương sau này, Cục quân y đã chú trọng đến công tác thu dung điều trị bệnh binh ở các đơn vị, hướng dẫn việc kiểm tra sức khỏe trước khi bước vào chiến đấu, hướng dẫn việc điều trị một số bệnh chính.


Để giải quyết tình trạng thương binh, bệnh binh, ảnh hưởng đến mức lưu thông giường bệnh, chúng ta đã đề ra chủ trương điều trị đột kích thương binh, bệnh binh mắc bệnh mạn tính với một quy mô tương đối rộng. Kết quả, sau nửa năm thực hiện trên các cơ sở điều trị chủ yếu ở Bắc Bộ, chúng ta đã cơ bản giải quyết xong thương binh, bệnh binh mạn tính nằm điều trị dài ngày. Điều trị đột kích đã trở thành một nội dung công tác hoàn chỉnh, có lãnh đạo, chỉ huy, có kế hoạch bảo đảm toàn diện, thành một nếp làm việc quen thuộc tại các cơ sở điều trị cho tới ngày nay.


Bệnh sốt rét vẫn là nguyên nhân chính làm giảm sức khỏe bộ đội, tỷ lệ sốt rét thường chiếm 2/3 tổng số ốm phải nghỉ việc. Kết hợp với công tác phòng bệnh, việc phòng chống sốt rét ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Do lượng thuốc phòng chống sốt rét ta đã có nhiều hơn, nên Cục đã quy định tiêu chuẩn uống thuốc phòng sốt rét cho bộ đội. Từ cuối năm 1952, hàng năm các đơn vị chủ lực đã được uống phòng 8 tháng, các đơn vị địa phương và cơ quan được uống phòng 6 tháng nếu hoạt động tại Việt Bắc, uống phòng 3 tháng nếu hoạt động tại Liên khu 3 - 4. Việc kết hợp giữa quân y và quân nhu đã ngày một chặt chẽ hơn, chúng ta đã tổ chức được nhiều hội nghị nuôi quân phòng bệnh vừa mang tính chất vận động phong trào, vừa có tính chất phổ cập khoa học cải tiến sáng kiến, các cấp ủy Đảng và cán bộ quân chính các cấp càng ngày càng quan tâm đầy đủ hơn trong lãnh đạo và chỉ huy, tiêu chuẩn cung cấp được quy định và được bảo đảm đã làm cho mọi mặt sinh hoạt của bộ đội được cải thiện rõ rệt. Tất cả những cố gắng; nhiều mặt đó đã làm cho số quân ốm giảm đi đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ sốt rét: năm 1951 tỷ lệ sốt rét là 31,04% thì năm 1952 tỷ lệ sốt rét là 27,9%, đồng thời tình hình sức khỏe của bộ đội nói chung cũng ngày một tăng, số ốm hàng tháng đã giảm: tỷ lệ ốm năm 1952 đã giảm được gần 5% so với năm 1951.


Công tác thu dung điều trị thương binh nhẹ cũng đã được quan tâm đầy đủ hơn. Các cơ sở điều trị đã tổ chức được những khu vực phục vụ cho thu dung và điều trị thương binh nhẹ, đã thực hành nhiều biện pháp tích cực tương đối toàn diện cả về tổ chức, kỹ thuật nuôi dưỡng và công tác chính trị nên đã rút ngắn được ngày nằm điều trị trung bình của một thương binh nhẹ từ 1 - 2 ngày.


Kết quả phục vụ và xây dựng của quân y trên chiến trường Bắc Bộ đã được tích lũy lại và trở thành kinh nghiệm cho quân y các chiến trường khác.

Sau Hội nghị quân y lần thứ IX, một số cán bộ quân y đã được bổ sung cho Nam Bộ cùng với một số cán bộ công tác ở miền Nam ra họp ở miền Bắc khi trở về, đã đưa các nghị quyết của hội nghị và các kinh nghiệm đã thu hoạch được vận dụng vào thực tiễn của chiến trường. Tình hình tổ chức và nội dung công tác quân y tại các chiến trường đã được chấn chỉnh dần, nhất là Quân y Liên khu 5, có điền kiện vận dụng được hoàn chỉnh và toàn diện các kinh nghiệm phục vụ và xây dựng của quân y mới thu hoạch được. Về mặt tổ chức đã có một hệ thống thống nhất từ liên khu tới các cơ sở và các đơn vị, các mặt công tác nghiệp vụ phòng bệnh, điều trị, dược chính đà hình thành rõ rệt. Việc chỉ đạo nghiệp vụ đã tương đối chặt chẽ hơn, các chế độ, tiêu chuẩn đã được chấp hành. Tuy nhiên, những cố gắng đó mới chỉ là bước đầu, do những khó khăn như cán bộ còn thiếu, tình hình cụ thể của chiến trường chưa có điều kiệu tập trung thống nhất: như ở chiến trường Bắc Bộ, nên việc triển khai thực hiện còn có hạn chế.


Ở Nam Bộ, do hoàn cảnh chiến trường chia cắt, cơ quan và cơ sở quân y còn phải phân tán nhiều nên chưa có điều kiện vận dụng. Việc chỉ đạo nghiệp vụ mới thực hiện được ở các bộ phận gần cơ quan chỉ đạo và khu căn cứ địa.


Phát triển kết qủa của Hội nghị quân y lần thứ IX, Sở quân dân y Nam Bộ đã đề ra phương châm "Quân y phải học tập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc,".

Nhờ nhiều nỗ lực thuyết phục, giáo dục về quan điểm kế thừa và phát triển đông y cho cán bộ trong ngành, phương châm này đã được phát triển rộng rãi. Sở quân dân y Nam Bộ đã thành lập Ban nghiên cứu đông y, Sở đã mời một số lương y có tiếng ở một số tỉnh về cộng tác. Sau một thời gian, sở đã nhận được trên 4.000 đơn thuốc gia truyền của nhân dân gửi về tặng. Để phổ biến rộng rãi cách sử dụng đông y, đã tiến hành tuyển lựa những đơn thuốc hay, biên soạn thành sách "Dược tính đông y", "Tủ thuốc nhân dân", phát hành nhằm mục đích hướng dẫn một số vị thuốc Nam và một số đơn thuốc chữa bệnh có kết quả tốt. Việc phát hành các sách này đã được đông đảo anh chị em quân y, dân y, bộ đội và nhân dân hoan nghênh (đã in 3.000 cuốn và được tái bản tới 3 lần). Những vị thuốc Nam được dùng phần lớn là những cây thuốc dễ kiếm, rẻ tiền như thường sơn, giây cóc bạch, rễ cỏ tranh, rễ muồng, cây nút áo, sa nhân, mã tiền, rau má, cam thảo đất..., chủ trương này không những giải quyết được tình hình thuốc còn khan hiếm mà còn chủ yếu là thực hành đúng đắn một phương châm y học cách mạng.


Phòng quân y Liên khu miên Tây Nam Bộ đã có nhiều đóng góp tích cực. Trong điều kiẹn khó khăn của chiến trường, học tập kinh nghiệm y học của Liên Xô đã mạnh dạn thực hành rộng rãi kinh nghiệm điều trị "Tổ chức liệu pháp Fi-la-tốp" và "Huyết thanh Bô-gô-mô-letz". Phương pháp điều trị Fi-la-tốp và huyết thanh Bô-gô-mô-letz chẳng những đã thành công ở Nam Bộ, có tiếng vang rộng rãi ở vùng tự do và vùng địch tạm chiếm, mà còn được các đơn vị quân y ở Bắc Bộ và Trung Bộ học tập, thực hành có kết quả tốt. Các báo cáo khoa học này đã được báo cáo trước Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam.


Những thành công trên đã được các cấp bộ Đảng, các thủ trưởng quần chính nhiệt tình khuyến khích và giúp đỡ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:43:18 pm »

Công tác đào tạo, huấn luyện chuyên môn của quân y ngay từ khi mới hình thành đã được đặt ra và ngày càng được coi trọng. Do tình hình phát triển của quân đội ngày một yêu cầu lớn hơn, do điều kiện khoa học kỹ thuật kể cả khoa học kỹ thnật y học của nước ta còn nhiêu hạn chế, trình độ văn hóa của nhân dân chưa cao, nền luôn luôn có mâu thuẫn giữa yêu cầu phục vụ và khả năng đào tạo của ngành không được cần đối, chúng ta đã liên tục giải quyết tình hình đó trong nhiều năm nhưng chưa giải quyết được cơ bản.


Mặc dù có nhiều cố gắng trong đào tạo và huấn luyện, tình hình cán bộ y dược trung học vẫn còn thiếu nhiều. Cho đến cuối năm 1952, cán bộ quân y sĩ còn thiếu 45%, quân dược sĩ thiếu 42%, quân y sĩ làm công tác phòng bệnh thiếu 42%.


Tiếp tục thực hành phương châm "Đào tạo từ dưới lên, mạnh dạn đề bạt cán bộ" và dùng phương pháp huấn luyện ngắn ngày có trọng điểm, chúng ta kiên trì xây dựng đội ngũ cán bộ quân y.

Chúng ta đã chủ động xây dựng một đội ngũ cán bộ quân y cách mạng làm nòng cốt cho sư phát triển của ngành, trong đào tạo huấn luyện đã chú trọng thành phần công nhân, nông dân lao động, chiến sĩ thi đua. Tuy vậy, chúng ta cũng mới chỉ đạt được ở lớp quân y sĩ khóa bốn 4% học sinh thuộc thành phần cơ bản và 3,6% thành phần chiến sĩ thi đua, còn đa số vẫn là thành phần giai cấp trung gian.


Đối với các lớp ngắn ngày, tỷ lệ anh em quân y sĩ được đề bạt đã chiếm 68%, số anh em này đã phục vụ lâu trong quân đội, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tế của chiến trường và chiến đấu, và thực tế cũng là những anh em đã được quân đội giáo dục lâu dài và đã trưởng thành.


Ngoài biện pháp huấn luyện chuyên môn kỹ thuật tại trường, chúng ta cũng thực hiện việc bổ túc tại chức để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. Các lớp chỉnh huấn nghiệp vụ kết hợp với hội nghị nghiệp vụ được liên tiếp mở để góp phần huấn luyện, thúc đấy mọi mặt công tác nghiệp vụ. Các chế độ tiêu chuẩn, tổ chức biên chế, chức trách nhiệm vụ được thường xuyên học tập và được quy định thành chế độ học tập chính thức trong ngành.


Từ quá trình phát triển của ngành quân y, chúng ta có thể thấy đặc điểm của ngành là một ngành phục vụ cho quân đội, lấy chuyên môn khoa học kỹ thuật làm phương tiện về thực hành nhiệm vụ của ngành nhưng lại là một ngành có nhiều phần tử trí thức, đa số xuất thân từ thành phần trung gian hoặc tầng lớp trên, tầng lớp cơ bản có rất ít. Trong đội ngũ cán bộ lại có cán bộ cũ đã được đào tạo và sống trong xã hội cũ, chịu ảnh hưởng văn hóa, chính trị và kỹ thuật của chế độ cũ; một loại là cán bộ mới trưởng thành trong kháng chiến, có tiến bộ về chính trị tư tưởng nhưng kỹ thuật còn non yếu, đồng thời ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của kỹ thuật tư sản. Từ tình hình đó, tư tưởng trong hàng ngũ cán bộ quân y không phải là thuần nhất. Có hai biểu hiện tư tưởng tiêu cực có ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ quân y là: Tư tưởng chuyên môn đơn thuần, kỹ thuật thuần túy, tư tưởng hữu khuynh giao động, cầu an, sự gian khổ, ngại hy sinh ác liệt. Trong những năm kháng chiến có nhiều khó khăn 1949-1950-1951, có một số người đã rời bỏ hàng ngũ cách mạng.


Cuộc đấu tranh tư tưởng trong đội ngũ cán bộ quân y ngày càng sâu sắc, nhất là từ năm 1951 những cuộc đấu tranh tư tưởng đó được tiến hành liên tục trong các cuộc hội nghị, học tập tại chức, học tập tại trường, qua các lợp chỉnh huấn chính trị, chỉnh huấn nghiệp vụ, nhằm mục đích nâng cao giác ngộ cách mạng, giác ngộ giai cấp, kiên định lập trường kháng chiến, kiên định lập trường giai cấp, phân rõ đúng sai, với phương pháp phê bình và tự phê bình, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.


Trong quá trình xây dựng dìu dắt ngành quân y, Tổng Cục cung cấp đã hết sức quan tâm. Đồng chí Trần Đăng Ninh, chủ nhiệm Tổng Cục cung cấp đã cùng với Cục quân y triệu tập một Hội nghị quân y từ ngày 6 tháng giêng đến 10 tháng giêng năm 1952 gồm các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, nha sĩ, thú y sĩ ở Bắc Bộ. Đồng chí Trần Đăng Ninh nhân danh đại diện cho Trung ương Đảng đã lắng nghe ý kiến thắc mắc, nguyện vọng và phê bình của hội nghị. Trong hội nghị này, đồng chí đã giới thiệu những chính sách của Đảng, đặc biệt là chính sách đối với trí thức. Đó là chính sách đoàn kết có đấu tranh, có giáo dục giúp đỡ. Một lần nữa đồng chí đã nêu rõ vấn đề bạn và thù trong kháng chiến và chỉ ra phương hướng phấn đấu, rèn luyện của người trí thức, vạch ra mục tiêu tiến bộ cho mọi người.


Với tình cảm thương yêu cán bộ nồng nàn, với tinh thần phê bình nghiêm túc, đồng chí đã phê phán và phân tích sâu sắc hành động rời bỏ hàng ngũ kháng chiến của một số anh em trí thức.

Hội nghị y sĩ, bác sĩ, dược sĩ năm 1952 chẳng những thể hiện quan điểm thương yêu, dìu dắt cán bộ của Đảng đối với ngành quân y, mà còn soi sáng và tiếp sức cho cán bộ quân y thêm trí tuệ và nghị lực phục vụ kháng chiến, phục vụ quân đội.


Từ sau Hội nghị quân y lần thứ IX, Hội nghị cán bộ quân y năm 1952, các cuộc học tập chính trị, chỉnh huấn chính trị trong ngành đã làm cho các tư tưởng y học cách mạng, quan điểm thương binh, bệnh binh của Đảng, ngày càng thấm nhuần sâu sắc trong tư tưởng quân y, làm cơ sở cho những cuộc đấu tranh chống tư tưởng chuyên môn đơn thuần, tiếp tục giác ngộ và kiên định lập trường kháng chiến, lập trường giai cấp cho đội ngũ cán bộ quân y. Cán bộ và chiến sĩ quân y đã thấy rõ vị trí công tác và chiến đấu của mình, vai trò giáo dục, lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của Đảng, nâng cao hơn nữa lòng tin tưởng vào Đảng, vào nhân dân, tin tưởng vào cuộc kháng chiến, ra sức rèn luyện bản thân để vươn lên kịp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:44:25 pm »

7. Phục vụ chiến dịch Tây Bắc, lần đầu tổ chức chuyển thương bằng cơ giới. Tổ chức chuyển thương theo đoàn kết hợp với chuyển thương theo trạm.

Đầu tháng chín năm 1952, Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt một phần sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một phần đất đai Tây Bắc. Các đại đoàn 308, 312, 316, trung đoàn 148 và Đại đoàn 351 đánh địch ở Tây Bắc. Đại đoàn 320 và Bại đoàn 304 đánh ở vùng sau lưng địch Liên khu 3.


Để chuẩn bị phục vụ chiến dịch, quân y đã bảo đảm đủ thuốc chiến thương, thuốc chữa bệnh và thuốc phòng bệnh sốt rét cho bộ đội. Là chiến dịch đánh sâu vùng sau lưng địch, xa các căn cứ hậu phương, đường vận chuyển lại dài nên mọi mặt công tác chuẩn bị đã được làm khẩn trương ở hướng Liên khu 3 - 4. Trong tổ chức của Tổng Cục tiền phương, Ban quân y tiền phương cũng chuẩn bị xong vật chất và các cơ sở điều trị vận chuyển. Ở hướng Tày Bắc, các kho thuốc dã chiến, các cơ sở quân y đã được triển khai, 3 đội điều trị của Cục quân y với đầy đủ phương tiện đã sẵn sàng thu dung một lượng thương binh 500-800.


Trong đợt 1 của chiến dịch, bộ đội đã đánh một loạt trận công kiên. Ban quân y tiền phương đã triển khai ba đội điều trị phục vụ cho các mũi tiến công chủ yếu.

Đội điều trị 1 khai triển ở suối Niên phục vụ cho các đơn vị tiến công Nghĩa Lộ, Pú Chạng.

Đội điều trị 5 ở Nậm Mười phục vụ cho các đơn vị tấn công Gia Hội, Tú Lệ.

Đội điều trị 2 ở khu vực Cửa Nhì, Ba Khe.

Việc tổ chức cướp cứu thương binh ở hỏa tuyến đã có tiến bộ, tỷ lệ tử vong hỏa tuyến là 26%. Tuyệt đại số thương binh đã được băng bó ngay tại hỏa tuyến. Do khó khăn về địa hình, thời tiết nên việc chuyển thương binh về các các cơ sở phẫu thuật vẫn còn bị công. Việc xử trí vết thương của các đội điều trị đã có tiến bộ hơn trước nhưng chưa đủ sức giải quyết hết thương binh tập trung về trong một thời gian ngắn.


Sau tác chiến đợt 1 kết thúc, Đội điều trị 1 đã chuyển thành bệnh viện dã chiến ở Nghĩa Lộ, nhận thương binh của các đội điều trị khác đề điều trị cho tới khỏi. Các đội điều trị 2 và 3 hành quân theo bộ đội với hướng tác chiến mới.


Trong đợt 2 số thương binh rất ít, nhưng trong những đợt chiến đấu tiếp theo khi đánh công kiên tại ngoại vi Nà Sản, lượng thương binh có lên cao. Rút kinh nghiệm đợt 1, việc cướp cứu thương binh và chuyển thương đã được thủ trưởng quân chính chú trọng lãnh đạo và chỉ huy nên đã vận chuyển được tốt và nhanh. Tuy nhiên, việc liên hệ giữa các tuyến quân y chưa chặt chẽ, không tìm thấy địa điểm của nhau đã làm chậm đến việc vận chuyển thương binh.


Chiến dịch kết thúc, thương binh các trận đánh được chuyển về hậu phương. Ban cán sự đường 41 đã chuyển toàn bộ thương binh ở rải rác trong các cơ sở quân y từ Bản Ngà, Bản Hẻm, Chiềng Đông, Ba Lay về tới Phương Lâm (Hòa Bình), đường dài trên 200km. Trong thời kỳ này, địch tích cực hoạt động phá hoại giao thông, gây khó khăn không nhỏ cho việc chuyển thương. Lực lượng sử dụng vào việc chuyển thương gồm có 28 xe ô tô vận tải sửa lại thành xe chuyển thương, hơn 2.000 dân công, hơn 1.000 nhân viên chuyên môn và phục vụ của các cơ sở quân y. Lần đầu tiên ta dùng xe ô tô chuyển thương đường dài để tranh thủ thời gian. Ban cán sự đường 41 đã thành lập một ban chuyển thương gồm đại biểu các ngành, trong đó lấy ngành quân y làm chính và chủ trương chuyển thương binh nhẹ bằng ô tô, thương binh vừa và nặng mới dùng dân công cáng. Các xe ô tô và dân công chia thành từng đoàn nhỏ có nhân viên quân y đi hộ tống săn sóc. Dọc đường có tổ chức các trạm nghĩ, đưa vào cơ sở của các trạm vận tải có nhiệm vụ tiếp đón và nuôi dưỡng thương binh.


Do tập trung lực lượng và kế hoạch tổ chức chu đáo, tinh thần tích cực phục vụ của bộ đội và dân công nên đã hoàn thành tốt việc chuyển thương hết, gọn, và an toàn. Sau 22 ngày, toàn bộ thương binh cần chuyền đã được đưa về tới hậu phương.


Những hoạt động quân sự đề cao vận động chiến, phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích mà tập trung nhất là việc mở các chiến dịch đánh vận động liên tiếp trên các chiến trường rừng núi, đồng bằng và trung du ở sâu trong vùng địch hậu, việc chống phá có kết quả thủ đoạn bình định và càn quét của địch tại chiến trường vùng sau lưng địch, các cố gắng xây dựng bộ đội chủ lực cơ bản và toàn diện đã thúc đẩy ngành quân y trưởng thành toàn diện cả về tư tưởng, tổ chức, kỹ thuật, nghiệp vụ. Những cố gắng và kết quả phục vụ và xây dựng ngành của các năm 1951 - 1952 đã giúp cho ngành quân y vươn lên mạnh mẽ, bước vào phục vụ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 07:57:13 pm »

CHƯƠNG SÁU
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (1953 - 1954)


Tháng giêng năm 1953, Hội nghị lần thứ tư của Bau chấp hành Trung ương Đảng họp. Hội nghị đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Sau khi đã phân tích thế và lực, âm mưu và thủ đoạn của địch, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh hai vấn đề chính: Một là lãnh đạo kháng chiến và chính sách quân sự, hai là phát động quần chúng triệt để giảm tô, tiến lên cải cách ruộng đất.


Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta, đưa kháng chiến đến toàn thắng.


Cải cách ruộng đất giải quyết được nhiều công việc, khắc phục được nhiều khó khăn của kháng chiến về quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa. Phong trào toàn dân tham gia kháng chiến tiến lên một đỉnh cao mới. Lực lượng kháng chiến tăng vọt. Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" đã trở thành thực tế sinh động. Bắt nguồn từ hậu phương ấy, sức mạnh của lực lượng vũ trang tăng lên nhiều lần.


Cùng với công cuộc phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, công cuộc xây dựng nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang được đặc biệt chú trọng.


Tháng ba năm 1953, Tổng quân ủy ra nghị quyết về chỉnh quân chính trị. Mục đích của chỉnh quân chính trị là nhằm nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp của bộ đội lên một bước nữa, làm cho tổ chức được trong sạnh và củng cố để đề cao sức chiến đấu của bộ đội. Chỉnh quân chính trị là một cuộc vận động giáo dục lớn nhất của quân đội ta từ trước đến nay. Nó làm cho quân đội ta được nâng cao một bước mới về giác ngộ giai cấp và về trình độ hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội thực sự được tăng cường. Qua chỉnh quân chính trị, sức mạnh về tư tưởng và tổ chức của quân đội ta được tăng lên gấp bội.


Tiếp đó tháng chín năm 1953, quân đội ta bước vào chỉnh huấn quân sự. Chấp hành chỉ thị của Tổng quân ủy, việc đánh tập đoàn cứ điểm và đánh những trận vận động lớn đã được nghiên cứu, tập luyện và chuẩn bị tương đối chu đáo.


Cùng với chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị về mặt hậu cần đã được đặc biệt coi trọng.

Cuối năm 1953, ngành cung cấp của quân đội ta đã chuẩn bị khá tốt cho các chiến dịch quy mô lớn và cho yêu cầu phối hợp tác chiến của các chiến trường trên cả nước.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:04:15 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 07:58:36 pm »

1. Thu hoạch chủ yếu của công tác bảo đảm quân y các chiến trường trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Bảo đảm quân y chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1954.

Giữa tháng mười một năm 1953, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 bắt đầu.

Đại đoàn 316 được lệnh tiến lên Tây Bắc, đồng thời trung đoàn 101 thuộc Đại đoàn 325 và trung đoàn 66 thuộc Đại đoàn 304 cũng được lệnh tiến sang Trung Lào.

Bị uy hiếp, địch cho nhảy dù chiếm đóng Biện Biên Phủ và điều động lực lượng lên tăng cường cho Trung Lào.

Đại đoàn 316 được lệnh gấp rút tiến lên Lai Châu cắt đứt đường liên lạc Lai Châu - Điện Biên Phủ không cho địch hai nơi này liên lạc với nhau. Đồng thời Đại đoàn 308 cũng từ Thái Nguyên lên Tây Bắc qua Nà Sản.

Chiến dịch Lai Châu đã diễn ra rất nhanh.

Đại đoàn 316 đang từ hành quân chuyển sang truy kích bao vây tiêu diệt địch, không cho địch rút chạy. Đầu tháng mười hai năm 1953 Đại đoàn 316 giải phóng Lai Châu, đồng thời tổ chức lực lượng bao vây diệt địch từ Lai Châu chạy về và từ Điện Biên Phủ lên ứng cứu.


Quân y Đại đoàn 316 đã phục vụ tốt cuộc hành quân đường dài hàng trăm cây số từ hậu phương lớn lên Lai Châu, giữ được số quân chiến đấu cao, bảo đảm được số quân khỏe khi bước vào tác chiến. Đội điều trị đại đoàn, các đại đội quân y các trung đoàn đã được bổ sung, tăng cường phương tiện và lực lượng, học tập và rèn luyện trong hè thu 1953 đã nhanh chóng cơ động bám sát đội hình chiến thuật, vừa hành quân vừa phục vụ, rải cung, rải trạm, vận chuyển bảo đảm hết thương binh, bệnh binh trong đợt tiến công mở đầu của đợt tiến công chiến lược Đông Xuân.


Đội điều trị đại đoàn tại Pa Thông đã kịp thời triển khai phục vụ thu dung gọn và hết thương binh của các trận đánh Mường Pồn, bản Tấu, Pú San. Đáng chú ý là những cố gắng nhiều mặt của bộ đội và quân y, các đơn vị hành quân đã thực hiện ba tốt (ẵn tốt, ngủ tốt, đi tốt), hành quân được nhanh, gọn, số quân khỏe đạt được tỷ lệ cao, tiểu đoàn 439, trung đoàn 98 hành quân 500 km chỉ thu dung có hai người (với chiến dịch trước hành quân 200km phải thu dung hơn 1 trung đội). Đại đội 672 hành quân cả đi và về, cả truy kích địch, đường dài hơn 1500km không phải gửi đi thu dung người nào. Các phân đội quân y với lượng hàng và lương thực mang nặng trên vai đã phấn đấu bám sát đội hình, cơ động khi phân tán, khi tập trung phục vụ tương đối kịp thời các yêu cầu cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Hạ tuần tháng mười hai năm 1953, ta tiến công địch ở Trung Lào. Trung đoàn 66 có hai tiểu đoàn của Đại đoàn 325 cùng phối hợp đã tiến công địch ở Khăm Lự, Mụ Giạ, bản Na Phào, thừa thắng tiến đến sát sông Mê Kông, giải phóng thị xã Thà Khẹt, tiếp đó thừa thắng tiến công tiêu diệt địch ở Đồng Hến, Pha Lan, Mường Phin, cắt đường số 9, giải phóng miền Đông Xa-va-na-Khét.


Quân y trung đoàn 66 được tăng cường lực lượng quân y của đại đoàn đã nhanh chóng hành quân, đã cơ động phương tiện và lực lượng tốt, triển khai thu dung cứu chữa kịp thời, nhất là trong các trận Đồng Hến, Pha Lan, Mường Phin đã thu dung được hết, được gọn các thương binh của trận đánh. Tuy nhiên, việc chuyển thương binh vẫn còn bị chậm do thiếu lực lượng, bộ đội phát triển nhanh, lực lượng vận chuyển phía sau lên không kịp. Công tác bảo vệ sức khỏe trong đợt chiến đấu này đã làm được tốt, việc thu dung cứu chữa bệnh binh đã tổ chức được chu đáo.


Tiếp đó, trung đoàn 101 (Đại đoàn 325) phối hợp cùng Quân giải phóng Ít-xa-rắc Cam-pu-chia tiến về giải phóng Vươn-xai, uy hiếp Stung-treng. Quân y trung đoàn 101 và lực lượng quân y Đại đoàn 325 tăng cường, đã tổ chức thành các đội phẫu thuật cơ động vừa hành quân, vừa thu dung cứu chữa thương binh, bệnh binh. Do những khó khăn của địa hình và thời tiết, công tác bảo đảm sức khỏe chưa được lãnh đạo chặt chẽ nên tỷ lệ bảo đảm số quân chiến đấu chưa cao.


Vào tháng giêng năm 1054, ta tiến công địch ở Tây Nguyên, mở đầu là công kiên các vị trí Măng Đen, Com Brai, Măng Bút, tiếp đó giải phóng Công Tum, quét sạch địch ở Bắc Tây Nguyên. Chiến thắng Công Tum là một thắng lợi lớn trong Đông Xuân này. Quân y Liên khu 5 trong đội hình của tổ chức cung cấp liên khu đã triển khai 3 bệnh viện, 6 bệnh xá phục vụ cho các trận đánh này. Tại các tuyến trung đoàn, quân y đều tổ chức các đội phẫu thuật lưu động, theo sát đội hình chiến đấu để bảo đảm cứu chữa. Tuy nhiên, việc chuyển thương cũng còn gặp khó khăn do thời tiết và việc chỉ huy sử dụng lực lượng vận chuyển.


Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (20 tháng giêng đến 17 tháng bẩy năm 1954) với đợt đầu tiên đánh vào Bắc Tây Nguyên, nhằm tiêu diệt khu Măng Đen, Com Brai, tiến lên bao vây Công Tum, chuẩn bị tiêu diệt Măng Bút. Lực lượng ta gồm có 2 trung đoàn chủ lực, 2 tiểu đoàn và 6 đại đội bộ đội địa phương và một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng với số quân khoảng 1 vạn người.


Quân y Liên khu 5 đã chuẩn bị cho chiến dịch tương đối chu đáo. Bộ đội và các phân đội quân y đã được cấp phát đầy đủ thuốc chiến thương, băng cá nhân, thuốc sốt rét, thuốc sát trùng nước uống, cao chống lạnh.


Phòng quân y đã huy động 80 học sinh y tá sắp tốt nghiệp bổ sung cho các đơn vị, đồng thời tiến hành học lại 4 kỹ thuật cấp cứu cho bộ đội. Quân y chiến dịch đã tăng cường cho các trung đoàn lực lượng một đội phẫu thuật mạnh đủ khả năng giải quyết cho 100 - 150 thương binh, có thể tách ra được một đội phẫu thuật và 2 đội cấp cứu tối khẩn cấp. Dự trữ thuốc của trung đoàn có đủ để phục vụ cho chiến dịch và tiếp tế bổ sung cho các tiểu đoàn chiến đấu.


Các tiểu đoàn đều có 30 thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tải thương, khi chiến đấu được tăng thêm một đại đội dân công làm công tác vận chuyển thương binh.

Quân y chiến dịch đã bố trí các tuyến cứu chữa vận chuyển trên hướng chính và hướng thứ yếu tương đối hợp lý.

Tại hướng chính đã triển khai một trạm cấp cứu ở suối Đak Pôn cách Măng Đen 5km. Hai trạm này đều do quân y trung đoàn phụ trách có khả năng làm phẫu thuật tối khẩn cấp. Cách Măng Đen và trạm cấp cứu trung đoàn 108 khoảng 16km, đặt một trạm phẫu thuật. Từ trạm phẫu thuật này về đến bệnh viện dã chiến tại Giá Vụt đặt 6 trạm chuyển thương có khả năng thay băng, nuôi dưỡng và tiếp chuyển thương binh. Bệnh viện hậu phương tại Hành Đức (Nghĩa Hành), sau chuyển lên Ba Xa cách bệnh viện dã chiến nửa ngày đường. Do đường chuyển vận dài nên việc bố trí cung trạm đã phải sử dụng nhiều lực lượng như vậy.


Việc chuyển thương binh từ hỏa tuyến về phía sau được thực hiện theo nguyên tắc là tuyến sau đưa lực lượng lên tuyến trước chuyển thương binh về.

Ở hướng thứ yếu, việc bảo đảm quân y, ngoài việc tăng cường cán bộ và thuốc, vẫn do các đơn vị tự đảm nhiệm.

Ngoài ra, đã triển khai một kho thuốc có dự trữ 5 tấn đặt tại trung tuyến đề tiếp tế cho các trung đoàn và tiểu đoàn.

Trong chiến đấu, việc cấp cứu hỏa tuyến đã làm được tương đối tốt, chuyển thương đã làm được nhanh, gọn đối với các trạm cấp cứu và trạm phẫu thuật có lượng thương binh cao đã được quân y chiến dịch kịp thời điều động lực lượng chuyên môn đến tăng cường phục vụ. Việc chuyển thương từ trạm phẫu thuật trung đoàn về bệnh viện dã chiến còn gặp nhiều khó khăn do thiếu dân công và công táo tổ chức chỉ huy còn chưa hợp lý.


Lần đầu phục vụ một chiến dịch lớn, quân y Liên khu 5 đã phấn đấu bảo đảm cứu chữa và vận chuyển hết thương binh, phục vụ tương đối tốt tại các cơ sở điều trị và trở về chiến đấu được, 34% thương binh của chiến dịch ngay trong thời gian chiến dịch.


Công tác bảo vệ sức khỏe cho bộ đội đã có nhiều cố gắng trong các giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển chiến dịch. Vào thời kỳ cuối, sức khỏe bộ đội có giảm sút do bệnh sốt rét phát triển và bị ho do thời tiết lạnh của cao nguyên.


Cuối tháng giêng năm 1954, Đại đoàn 308 đang chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ thì được lệnh tiến quân vào phòng tuyến sông Nậm Hu Thượng Lào. Cùng với quân giải Pa-thét Lào, Đại đoàu 308 đã ngày đêm truy kích địch, đánh địch ở Mường Khoa đang tháo chạy, tiến đánh địch ở Mường Ngòi, Nậm Ngà, tiến sát tới sông Mê Công. Sau năm ngày chiến đấu và truy kích địch trên đường dài 200km, do thực hiện tốt công tác bảo vệ sức khỏe trong hành quân chiến đấu nên mặc dù rất vất vả, ăn uống thiếu thốn, Đại đoàn đã bảo đảm quân số khỏe khá cao 92%. Việc thu dung cứu chữa thương binh, bệnh binh đã thực hiện được tốt.


Sau chiến đấu 12 ngày, toàn thể thương binh, bệnh binh của các trận đánh đều được đưa về hết khu vực tập kết của đại đoàn. Các phân đội quân y đã nhanh chóng cơ động, khi phân tán, khi tập trung giải quyết kịp thời các yêu cầu thu dung và cứu chữa.


Tại Đồng bằng Bắc Bộ, tại Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiến tranh du kích nổi dậy đều khắp, liên tiếp đánh địch cả trên ba vùng rừng núi, đồng bằng và ven biển, đẩy địch vào thế bị động. Tổ chức quân y của các đơn vị chủ lực, đơn vị bộ đội địa phương đã cùng với các tổ chức dân y tại chỗ bảo đảm cho các lực lượng vũ trang có thể tiến đánh các trận lớn nhỏ theo kế hoạch. Vai trò của quần chúng nhân dân làm công tác cứu chữa, tải thương, dân công, hộ lý, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong các trận đánh ờ vùng đồng bằng hết sức to lớn. Do diện tác chiến rộng lớn, có khi các tổ chức dân y hoặc quân y chưa triển khai phục vụ kịp, thì thương binh, bệnh binh đã được các tổ chức dân, chính, Đảng, các đoàn thể và nhân dân tự đứng ra đảm nhiệm kịp thời, khiến cho việc thu dung cứu chữa của quân y và dần y có thêm nhiều thuận lại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:00:16 pm »

2. Công tác bảo đảm quân y chiến dịch Điệu Biên Phủ

Việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được khẩn trương tiến hành từ đầu tháng mười hai năm 1953.

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, trận đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, là trận công kiên vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương của quân đội viễn chinh Pháp.

Đặc điểm nổi bật của chiến dịch là ta đã huy động một lực lượng lớn bộ đội và dân công, chiến đấu hiệp đồng binh chủng dài ngày với phương châm đánh chắc, tiến chắc, đánh vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc và có chuẩn bị; do đó, công tác bảo đảm quân y phải giải quyết được một lượng vật chất tiêu thụ rất lớn, có đủ khả năng thu dung, cứu chữa một lượng thương binh, bệnh binh cao. Nhưng công việc đó lại phải tiến hành trong hoàn cảnh rất khó khăn: Hậu phương xa tiền tuyến tới 400-500km, địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận chuyển cơ giới ít và xấu, thời tiết không thuận lợi, dân thưa, kinh tế nghèo. Tuyến vận tải cung cấp, tiếp tế, mạng đường, lực lượng vận tải, kho tàng, cơ sở điều trị, khó giữ được bí mật bất ngờ, địch có khả năng tập trung máy bay và pháo binh đánh phá ác liệt và liên tục, nhằm cắt đứt hậu phươg với tiền tuyến, phá hoại hậu phương chiến dịch của ta. Đánh lớn, đánh lâu chiến đấu ác liệt, sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội chủ yếu là trong hầm hào, địch lại có ưu thế về phi cơ và pháo binh, ngoài khả năng có thế gây thương vong lớn, lại có khả năng làm sức khỏe của bộ đội và dân công bị giảm sút; bệnh tật và lao động chiến đấu mệt mỏi có thể làm cho số quân khỏe bị giảm nhiều, bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch có thể phát sinh; mọi công tác nuôi dưỡng, phòng bệnh cứu chữa thương binh, bệnh binh cho bộ đội và dân công sẽ gặp những khó khăn rất lớn và phức tạp.


Mặt khác, những khó khăn của cơ quan và phân đội quân y các cấp, nhất là về trình độ lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ và chiến sĩ quân y còn non yếu, tuy chúng ta đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong các chiến dịch trước và đã trưởng thành lên một bước nhưng so với yêu cầu phục vụ của chiến dịch thì chưa đủ, đòi hỏi phải có một quyết tâm cao, một cố gắng vượt bậc trên nhiều mặt công tác phục vụ.


Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh đã nhận định: Tiến hành chiến dịch theo phương châm đánh chắc, tiến chắc, bảo đảm chắc thắng nhưng cũng có nhiều khó khăn trở ngại mới, khó khăn lớn nhất là khó khăn về cung cấp và tiếp tế, nhưng ta có thể khắc phục được.


Dựa vào hậu phương vững chắc, biết lãnh đạo, tổ chức, huy động giỏi thì sẽ phát huy được sức mạnh của ta, hạn chế được sức mạnh của địch, nhất định sẽ tiêu diệt hoàn toàn được quân địch ở Điện Biên Phủ.


Đối với việc chấp hành chính sách thương binh, bệnh binh, Hồ Chủ tịch đã chỉ thị: "Năm nay chiến trường mở ở xa, bộ đội có thể khổ, dân công cũng vậy, nhưng chớ để thương binh, bệnh binh khổ".

Chấp hành chỉ thị của Tổng Cục cung cấp, Cục quân y đã tổ chức Ban quân y chiến dịch tương đối hoàn chỉnh, có đủ các bộ phận cần thiết, các cán bộ có kinh nghiệm phục vụ chiến dịch do đồng chí Cục trưởng Cục Quân y trực tiếp phụ trách. Ban quân y chiến dịch lại được tăng cường một đồng chí chính ủy1 (Đồng chí Dương Quốc Cầm là Chính ủy Ban quân y chiến dịch) và một cơ quan chính trị để chăm lo công tác Đảng và công tác chính trị tại các cơ quan, cơ sở quân y và tải thương.


Để phục vụ cho chiến dịch, Cục quân y đã huy động một đội vệ sinh phòng dịch, 6 đội điều trị, phần lớn học sinh và giáo viên Trường quân y sĩ, một bộ phận của Phân viện 9 để bố trí các trạm chuyển thương. Đồng thời, tại trung tuyến cũng đã tổ chức các bộ phận đại diện để tăng cường chỉ đạo công tác điều trị vận chuyển đặt tại Hát Lót và Âu Lâu.


Trong thời kỳ các đơn vị hành quân, cũng như các thời kỳ chiến đấu và thời kỳ trú quân, nhờ công tác lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy và thủ trưởng các cấp nên công tác bảo vệ sức khỏe đã được thực hiện tương đối tốt. Những cuộc hành quân bộ dài ngày đường xa hàng trăm ki-lô-mét, lượng bộ đội và dân công rất lớn, cuộc chiến đấu gay go và ác liệt kéo dài nửa năm, sinh hoạt chiến đấu phần lớn trong hầm hào, lao động quân sự ngày đêm rất vất vả: kéo pháo, làm đường, làm trận địa... là những điều kiện trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ đội và dân công.


Càng tiến vào gần khu vực chiến đấu, hoàn cảnh càng có nhiều khó khăn hơn, nước hiếm, bộ đội đông, phải dùng chung nguồn nước thiên nhiên, chiến đấu ác liệt, trận địa có nhiều xác người và súc vật, chôn cất không kịp rất dễ làm ô nhiễm nguồn nước, làm ruồi nhặng sinh nở nhiều... là điều kiện thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch phát sinh và phát triển.


Công tác bảo vệ sức khỏe đã đặc biệt thành công trong thời kỳ hành quân đến Điện Biên Phủ. Một phong trào thi đua rộng lớn có chiều sâu, được lãnh đạo chặt, được đưa vào mệnh lệnh hành quân của nhiều đại đoàn, trung đoàn, có sự tham gia sáng tạo của đông đảo quần chúng, đã làm cho phong trào thi đua thực hiện 3 tốt (ăn tốt, ngủ tốt, đi tốt) thực sự phát huy tác dụng trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho quân đội.


Công tác bảo vệ sức khỏe cho bộ đội trong giai đoạn sau là một cuộc đấu tranh liên tục chống mọi chiều hướng hữu khuynh tiêu cực, tạm bợ, buông lỏng lãnh đạo trong điều kiện chiến đấu khó khăn và ác liệt, cuộc đấu tranh này đã đưa đến thắng lợi là bảo đảm được số quân chiến đấu cần thiết. Tình hình đó được thể hiện rất rõ qua các thời kỳ của chiến dịch; thời kỳ kéo pháo, do nhiều nguyên nhân sức khỏe của bộ đội bị giảm sút, số người ốm nghỉ việc có đơn vị đã lên tới 10%, bệnh lỵ đã phát triển ở một số đơn vị. Trước tình hình đó, bước vào thời kỳ làm đường, Bộ chỉ huy chiến dịch đã phát động phong trào bảo vệ sức khỏe, đưa ra khẩu hiệu bình thường hóa sinh hoạt tại trận địa, công tác nuôi quân phòng bệnh được chấn chỉnh, sức khỏe bộ đội có tiến bộ hơn. Sang thời kỳ đầu cấu trúc trận địa, điều kiện sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội lại có những thử thách mới, sức khỏe lại có hiện tượng giảm sút do ăn kém, ngủ được ít. Qua đấu tranh để chấp hành 11 điều kỷ luật bảo vệ sức khỏe của Bộ chỉ huy chiến dịch, bộ đội được bảo đảm ăn uống đủ, ngủ đủ nên sức khỏe lại tiến bộ rõ rệt. Số người ốm nghĩ việc trung bình hàng ngày từ 10 - 12% giảm xuống chỉ còn 3 - 6% và giữ ở mức này cho đến ngày toàn thắng.


Chấp hành chỉ thị của Bộ chỉ huy chiến dịch, các cấp thủ trưởng và đảng ủy đã ra sức lãnh đạo, tổ chức công tác bảo vệ sức khỏe làm cho phong trào bình thường hóa sinh hoạt tại trận địa ngày một tốt hơn. Ngay ở trận địa phòng ngự cũng bảo đảm cho bộ đội ngủ hầm thoải mái, ngủ đủ 6 giờ một ngày và ăn nóng, uống sạch.


Công tác nuôi quân phòng bệnh cũng đươc kết hợp ngày càng chặt chẽ ngay trong chiến đấu. Ở nhiều trung đoàn (148, 209, 174, 165, 66, 88...) anh em quân y và quản lý đã phối hợp chặt chẽ các mặt công tác phục vụ, cùng nhau bàn bạc, cùng làm, cùng theo dõi nên đã giữ được số quân chiến đấu cao. Số người ốm nghĩ việc trung bình trong chiến đấu thường từ 1-2%.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:01:09 pm »

Trước khi bước vào chiến đấu các đơn vị đều được tiêm phòng dịch đạt tỷ lệ cao (80-85% quân số). Tuy nhiên, không vì vậy mà không làm tốt công tác trinh sát vệ sinh và tay uế chiến trường. Lúc này, hai công tác này còn mới mẻ và ta chưa có nhiều kinh nghiệm lắm, nhiều đơn vị, tiểu đoàn, trung đoàn đã được thủ trưởng quân chính lãnh đạo chặt chẽ làm các công tác này. Ngay sau khi chiếm được vị trí của địch đã giành ra một lực lượng cần thiết để tẩy uế chiến trường ngay (chôn xác chết, bông băng bẩn, thức ăn thừa địch bỏ lại), tạo điều kiện tốt cho việc thu dọn chiến lợi phẩm và bảo đảm vệ sinh cho các đơn vị làm nhiệm vụ chiếm lĩnh, phòng ngự gần hay ngay trên vị trí đó. Ngoài những thuốc sát trùng, khử trùng đưa từ hậu phương tới, hậu phương chiến dịch và quân y chiến dịch đã khắc phục khó khăn nung vôi, làm thành hàng trăm tấn vôi bột ngay tại mặt trận, phục vụ có hiệu lực cho việc tẩy uế chiến trường. Nhờ những biện pháp tích cực nhiều mặt như vậy, nên chúng ta đã phấn đấu không những giữ được số quân chiến đấu cao mà còn không để xẩy ra một dịch nào ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội và dân công. Trước và trong chiến dịch, do hành động đuổi dân, chiếm làng, lập cứ điểm của địch, một số bản làng phía tây, tây nam, nam khu trung tâm Mường Thanh như các bản Hồng Lếch, Pom Lót..., nhân dân đã bị dịch lỵ nghiêm trọng. Các tổ, đội vệ sinh phòng dịch của Ban quân y tiền phương, của các Đại đoàn 304, 308... đã cùng nhân dân chống dịch có kết quả, ngăn chặn không cho dịch bệnh phát triển.


Công tác vệ sinh phòng bệnh, nuôi quân cải thiện ăn uống, chống dịch có hiệu quả và bình thường hóa cuộc sống gian kho và ác liệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành một điển hình thành công về việc kết hợp các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp quần chúng, trong điều kiện bảo đảm chiến đấu liên tục dài ngày tại vùng rừng núi xa hậu phương. Kết quả đó đưa đến một hình ảnh trái ngược xẩy ra trên cùng một mặt trận. Phía bên này chiến hào cuộc sống của hộ đội ta vẫn sạch sẽ, thoải mái, lạc quan, còn phía bên kia quân Pháp lại sống chui rúc, bẩn thỉu và tuyệt vọng.


Công tác vệ sinh phòng dịch ngay khi kết thúc thắng lợi chiến dịch cũng là một công tác rất nặng nề và rất khẩn trương. Bộ chỉ huy mặt trận đã huy động một lực lượng bộ đội có quân y và công binh làm nòng cốt, tiến hành việc tẩy uế chiến trường, đặc biệt khu trung tâm Mường Thanh và cụm cứ điểm phồng ngự Hồng Cúm. Việc tẩy uế chiến trường đã được tiến hành nhanh, gọn, an toàn và chỉ sau đó vài ngày ta đã có thể điều động một đội điều trị (Đội điều trị 3) vào Mường Thanh làm nhiệm vụ săn sóc sức khỏe cho tù binh và thương binh, bệnh binh địch bị bắt, đồng thời chấp hành đầy đủ nhiệm vụ của Bộ chỉ huy chiến dịch giao cho về việc trao trả.


Việc bố trí các tuyến trên bậc thang điều trị vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được thực hành theo nguyên tắc tiếp cận, linh hoạt cơ động theo các hình thái chiến thuật, liên tục chặt chẽ thông suốt giữa các tuyến, tuyến sau luôn hướng lên tuyến trước. Nhờ vậy, các tuyến cứu chữa của trung đoàn, đại đoàn và chiến dịch đã hình thành một cách hợp lý, theo sát bộ đội bao vây Biện Biên Phủ, cứu chữa thương binh kịp thời, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chiến dịch và chiến thuật.


Việc cứu hộ hỏa tuyến đã được đặc biệt coi trọng. Các Bộ tư lệnh đại đoàn, các thủ trưởng quân chính trung đoàn, tiểu đoàn đã có quyết tâm cao giành nhiều thời gian cho bộ đội được huấn luyện các kỹ thuật cấp cứu, tổ chức huấn luyện nhắc đi nhắc lạc nhiều lần, trực tiếp tổ chức nhiều đội Vinh quang (đội cứu thương hỏa tuyến và tuyến sau) lấy những thành phần không trực tiếp chiến đấu như văn thư, cắt tóc, nhân chính... tham gia công tác cứu hộ hỏa tuyến, do các đồng chí chính trị viên phó đại đội hay chính trị viên phó tiểu đoàn chỉ huy, các tiểu đội, trung đội đều huấn luyện chiến sĩ vệ sinh thành cứu thương dự bị, sẵn sàng thay cứu thương, y tá bị thương vong trong chiến đấu. Việc cứu hộ hỏa tuyến đã thực sự trở thành một phong trào quần chúng có lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ, có kỹ thuật và phương tiện bảo đảm. Nhân viên quân y tuyến đại đội đã tỏ ra có tinh thần dũng cảm cao, có trách nhiệm đến cùng với thương binh, đồng thời cũng tương đối thành thục các động tác chiến đấu. Nhiều y tá, cứu thương đã anh dũng hoàn thành nhiệm vụ được khen thưởng Huân chương chiến công. Y tá Lương Văn Vọng trong trận Him Lam đã anh dũng ra vào cửa mở nhiều lần, có mặt ở tất cả những nơi ác liệt. Bị thương lần thứ nhất, Vọng vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Lần thứ hai bị thương vào bụng, anh không chịu băng vết thương cho mình, muốn giành những cuộn băng cuối cùng cho thương binh. Hết băng anh đã đánh vào hầm địch để tìm bông băng. Anh đã dùng tiểu liên và thủ pháo tiêu diệt một ổ súng máy của địch, bảo vệ được thương binh. Ba lần bị thương không chịu rời khỏi trận địa, anh đã sát cánh cùng bộ đội chiến đấu, băng bó cho hàng chục thương binh, diệt 1 ụ súng, diệt 1 tên địch và bắt sống 3 tên khác.


Bậc thang điều trị vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng có những điểm khác với các chiến dịch trước đây. Căn cứ vào đặc điểm của chiến dịch, bậc thang điều trị vận chuyển trong chiến dịch đã được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

- Giai đoạn 1 gồm có tuyến đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn.

- Giai đoạn 2 gồm có đội điều trị đại đoàn, các đội điều trị tuyến 1 và tuyến 2 của Cục quân y.

- Giai đoạn 3 gồm có các tuyến vận chuyển và bệnh viện hậu phương.

Nhiệm vụ của các giai đoạn điều trị vận chuyển này đã được xác định từ đầu chiến dịch và trong quá trình thực tiễn bảo đảm đã diễn ra về cơ bản như qui định ban đầu.

Nhiệm vụ của giai đoạn 1 là tổ chức cấp cứu mạnh mẽ và nhanh chóng chuyển vận về giai đoạn 2. Trong giai đoạn 1 quân y đại đội và tiểu đoàn có nhiệm vụ cướp cứu thương binh ra khỏi hỏa tuyến, dùng mọi cách đưa thương binh ra khỏi cửa mở để chuyển về sau bằng giao thông hào. Thương binh nhẹ, sây sát thường, sau khi băng bó được trả ngay về đơn vị. Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến trung đoàn là chọn lọc chu đáo, xử trí phẫu thuật khẩn cấp, tổ chức chuyển nhanh và có trật tự về sau, giữ điều trị đến khỏi thương binh nhẹ, khỏi trong phạm vi 5-7 ngày.


Nhiệm vụ của giai đoạn 2 là nhiệm vụ xử trí kỳ đầu và tranh thủ điều trị thương binh nhẹ trả về chiến đấu. Trong giai đoạn 2, đội điều trị đại đoàn và đội điều trị Cục quân y có nhiệm vụ tranh thủ xử trí cấp cứu đầu tiên những vết thương nặng và xử trí đầy đủ những vết thương nhẹ khỏi trong 15 ngày, còn lại tranh thủ chuyển về sau một cách nhanh chóng và có trật tự. Đội điều trị Cục quân y tuyến 2 có nhiệm vụ điều trị tương đối đầy đủ và lâu các loại vết thương của tuyến trước đưa về và làm nhiệm vụ phân loại: Giữ điều trị đến khỏi khinh thương, giữ lại điều trị thương binh nặng chưa thể chuyển ngay được, còn lại tranh thủ chuyển về sau. Ở các đội điều trị tuyến 2 đã bắt đầu phân công chuyên môn hóa: Có đội thu dung thương binh nặng và vừa, có đội thu dung thương binh nhẹ, có đội thu dung bệnh binh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:02:00 pm »

Điện Biên Phủ là chiến trường xa hậu phương, điều kiện tổ chức chuyển thương về tuyến sau còn có hạn, nên các đội điều trị tuyến 2 của Cục quân y đã phải làm một phần nhiệm vụ của các phân viện là điều trị đến khỏi. Các đội điều trị 1, 2, 5 của Cục quân y đã được phân công làm nhiệm vụ này.

- Giai đoạn 3 gồm có các tuyến vận chuyển (Tổng trạm vận chuyển, các trạm vận chuyển và các đội điều trị làm nhiệm vụ tiếp chuyển) và các bệnh viện hậu phương có nhiệm vụ vậu chuyển thương binh về hậu phương và tiến hành điều trị đầy đủ cho tới khỏi. Ở các bệnh viện hậu phương cũng tổ chức phân công chuyên môn hóa như ở các đội điều trị tuyến 2.

Việc qui định nhiệm vụ các tuyến như vậy, nhất là từ giai đoạn 2, có thể cho thấy hai đặc điểm khác với các chiến dịch trước:

- Tuyến nào cũng có nhiệm vụ tranh thủ điều trị thương binh nhẹ đề trả về đơn vị.

- Tuyến nào cũng có nhiệm vụ vừa cứu chữa vừa vận chuyển; nhiệm vụ vận chuyển càng gần hỏa tuyến càng nặng nề khẩn trương; nhiệm vụ cứu chữa càng về tuyến sau càng đầy đủ hơn.

Nội dung nhiệm vụ các tuyến trên bậc thang điều trị vận chuyển này về cơ bản giống như nội dung của nhiệm vụ các tuyến được qui định sau này trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Nhìn chung, nhiệm vụ qui định cho các tuyển như vậy là phù hợp, tạo điều kiện cho các tuyến bổ trợ cho nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.


Việc tăng cường lực lượng cứu chữa, kiểm tra kỹ thuật, thông báo kiểm thương đã được đặc biệt coi trọng trong chiến dịch này. Ngay trong chiến dịch chúng ta cũng đã mở được hai hội nghị kỹ thuật nhằm thông báo chấn chỉnh rút kinh nghiệm phục vụ và kinh nghiệm xử trí vết thương chiến tranh. Hầu hết phẫu thuật viên có kinh nghiệm, có khả năng xử trí ngoại khoa tốt của các đơn vị tại Việt Bắc đã được huy động phục vụ cho chiến dịch. Giáo sư Tôn Thất Tùng, cố vấn phẫu thuật của Bộ quốc phòng đã phát huy tác dụng tích cực cho quân y chiến dịch cả về kỹ thuật, cả về tổ chức phục vụ.


Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch dài ngày, tác chiến liên tục, nên việc bổ sung số quân là rất quan trọng. Thương binh nhẹ thường chiếm từ 50 - 60% tổng số thương binh, trong đó một nửa thương binh nhẹ có thể chữa khỏi trở về chiến đấu trong phạm vi 10 - 12 ngày. Đó là một nguồn bổ sung lớn sức chiến đấu cho bộ đội cả về lượng và cả về chất.


Tuy nhiên, hiện tượng chưa chăm lo đến công tác thương binh nhẹ vẫn còn thấy ở một số đơn vị nhất là thời kỳ 1 của chiến dịch. Tình hình này đã được kịp thời uốn nắn, các trung đoàn, đại đoàn đã tổ chức được các đội thu dung thương binh nhẹ; thương binh được nuôi dưỡng, săn sóc, phục vụ, cứu chữa, động viên tinh thần, vui chơi giải trí ngay dưới tầm uy hiếp của hỏa lực không quân và pháo binh địch.


Sau khi chiến dịch kết thúc, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục cung cấp tiền phương, chúng ta đã tổ chức công tác vận chuyển thương binh đường dài, từ tiền phương chiến dịch về hậu phương Liên khu 10, Liên khu 3-4, Liên khu Việt Bắc. Bây là một đợt chuyển thương quy mô lớn kết hợp cơ giới và cáng bộ, theo cả hai phương thức chuyển theo trạm và chuyển theo đoàn. Với tinh thần thương yêu thương binh của các chiến sĩ quân y và chiến sĩ vận tải, tinh thần tận tụy của anh chị em dân công, những hình thức phục vụ phong phú đã xuất hiện ngày một nhiều: Tổ cáng thương gia đình, ô tô chuyển thương gia đình, trong đó thương binh và người phục vụ trên cơ sở đồng chí cách mạng đã kết nghĩa thân tình như người một gia đình, chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau khắc phục khó khăn, đoàn hết một lòng hành quân dài ngày, an toàn và nhanh chóng về đến hậu phương. Các đội điều trị 1, 2, 6 đã được phân công phục vụ nhiệm vụ này, và đến hết tháng chín năm 1954, toàn bộ thương binh, bệnh binh của chiến dịch đã được chuyển hết về hậu phương.


Chúng ta đã bảo đảm cho chiến dịch Điện Biên Phủ thuốc và phương tiện cứu chữa khác đầy đủ nhất từ trước tới nay, ngoài vôi bột, ngay tại mặt trận chúng ta đã sản xuất bông, băng cá nhân, cất rượu, pha chế dịch truyền, góp phần tích cực trong nhiệm vụ bảo đảm thuốc chiến thương và nhất là giải quyết choáng chấn thương.


Mặc dầu quy mô chiến tranh mở rộng, tính chất ác liệt ngày một tăng, cơ cấu thương tổn ngày càng phức tạp, lượng thương binh đông hơn, nhưng mọi mặt công tác bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, giảm tỷ lệ thương vong, giảm tỷ lệ tàn phế đều được các đơn vị các cấp phấn đấu không mệt mỏi thực hành được tốt. Nhìn chung, về tỷ lệ ốm tổng quát cả nghỉ việc và không nghỉ việc của các đơn vị chủ yếu năm 1950 có tỷ lệ là 51,2%, năm 1951 là 46,4%, năm 1952 là 45,5%, nam 1953 là 32,1%, năm 1954 là 31,2%. Tỷ lệ tử vong hỏa tuyến của chiến dịch Biên giới là 30%, chiến dịch Trần Hưng Đạo là 28%, chiến dịch Hoàng Hoa Thám là 25%, với ba đợt của chiến dịch Điện Biên Phủ thì đợt 1 tỷ lệ tử vong là 32%, đợt 2 là 25%, đợt 3 là 22%. Trong chiến dịch Hòa Bình tỷ lệ tử vong của thương binh tại các đội điều trị Cục quân y là 4,5%, đã giảm xuống 1,7% ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong 5 tháng chiến dịch Biện Biên Phủ các cơ sở điều trị tại tiền phương đã chữa khỏi trả về đơn vị 59,8% thương binh, bệnh binh, 24,3% thương binh, bệnh binh khỏi về an dưỡng, 4,7% thương binh, bệnh binh giải ngũ về ty thương binh, 0,19 % thương binh, bệnh binh tử vong. Quân y Đại đoàn 308 đã phấn đấu đạt được chữa khỏi về đơn vị 55,7% thương binh, trong đó các cơ sở điều trị tại tiền phương giải quyết được 25,7%, chữa khỏi đi an dưỡng 24,8%, số còn lại chuyển về ty thương binh.


Nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng các cấp, nhờ tinh thần hy sinh phấn đấu của bộ đội, quân y, dân công mọi mặt công tác bảo đảm quân y cho chiến dịch đã được thực hành thắng lợi, xứng đáng với sự chờ mong của quân đội, lòng tin tưởng của nhân dân.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #38 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:03:50 pm »

Ngay trong thời điểm nóng bỏng của chiến dịch, trước ngày tổng công kích khu trung tâm Mường Thanh, ngày 18 tháng tư năm 1954, đồng chí Tổng tư lệnh đã gửi thư động viên và giáo dục đến toàn thể anh chị em cán bộ, nhân viên quân y, dân công hộ lý, cấp dưỡng phục vụ thương binh tại chiến dịch đánh dấu một bước trưởng thành mới của ngành quân y:

Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử quy mô to lớn hơn các chiến dịch trước. Do đó, công tác thương binh cũng đòi hỏi một sự cố gắng mới về tổ chức cũng như về tinh thần phục vụ. Chúng ta lại làm việc trong điều kiện phương tiện thiếu thốn, cần phải khắc phục nhiều khó khăn; tuy vậy, các đồng chí đã cố gắng nhiều trong việc chuyển thương, săn sóc điều trị anh em thương binh. Thời gian qua, các đồng chí đã lập được nhiều thành tích, một số anh em thương binh lành mạnh đã trở về bổ sung cho đơn vị chiến đấu.

Đạt được những thành tích ấy là do các đồng chí đã phát huy được tinh thần yêu mến thương binh như ruột thịt, biết coi anh em thương binh là những chiến sĩ dũng cảm của quân đội, là những người con yêu quý của Tổ quốc. Điều đó chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của các đồng chí trước nhân dân, trước Đảng. Các đồng chí đã góp phần công lao đáng kể vào thắng lợi vẻ vang vừa qua.

Tôi gửi lời khen ngợi toàn thể các đồng chí và thân ái hỏi thăm toàn thể các đồng chí, nhất là các đồng chí vì tận tụy phục vụ mà bị yếu mệt.

Từ nay đến lúc tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Điện Biên Phủ, chúng ta còn phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ. Các đồng chí cần tiếp tục nâng cao tinh thần dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ cứu chữa anh em thương binh cho chu đáo.

Cụ thể là:

-  Triệt để chấp hành chính sách thương binh.

-  Cải tiến công tác hộ lý, điều trị, phẫu thuật đề giảm phần đau đớn cho thương binh, chăm sóc và cứu chữa cho anh em thương binh chóng lành mạnh.

- Thành thực kiểm điểm, tìm ra những khuyết điểm để sửa chữa và những ưu điểm để phát huy, không tự túc, tự mãn.

Chúc các đồng chí mạnh khỏe, cố gắng lập công mới.

Bộ Tổng tư lệnh chờ đợi thành tích mới của các đồng chí để khen thưởng những đồng chí và đơn vị có nhiều công lao.


Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 18 tháng 4 năm 1954
Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP


Cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng to lớn nhất của quân và dân ta từ trước tới nay.

Trong sự lớn mạnh chung của quân đội, trong cao trào cách mạng tiến công và nổi dậy của quần chúng trên cả nước, ngành quân y trên các chiến trường đã phục vụ, phấn đấu vươn lên không mệt mỏi, đáp ứng được mọi yêu cầu về chiến đấu, chiến thuật và chiến dịch. Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành quân y đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề to lớn và ịihức lạp do hình thái chiến tranh đặt ra, do yêu cầu tác chiến thắng lợi của quân đội ta đòi hỏi. Từ chỗ bảo đảm quân y cho những trận đánh tiêu diệt một cứ điểm độc lập có trên dưới 1 tiểu đoàn địch, đến đây chúng ta đã bảo đảm quân y thắng lợi cho một chiến dịch tiến công trận địa, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt cả một tập đoàn cứ điểm mạnh, phức tạp, kiên cố do hàng sư đoàn của địch chiếm giữ. Đó là một tiến bộ vượt bậc có ý nghĩa chất lượng cả về mặt chính trị tư tưởng, tổ chức bảo đảm, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể. Đó là những thử thách lịch sử to lớn phải vượt qua, phải giải đáp và đó cũng là những tiền đề lịch sử thuận lợi giúp cho ngành quân y bước vào giai đoạn cách mạng mới: Giai đoạn xây dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại, giai đoạn chống Mỹ cứu nước sau này.


TÓM TẮT

Thời kỳ phục vụ quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946 - 1954) cũng là thời kỳ xây dựng quan điểm lập trường cách mạng, xây dựng hệ thống tổ chức quân y và các mặt công tác nghiệp vụ.


Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này là ngành quân y vừa mới hình thành, phải được xây dựng trên mọi mặt chính trị tư tưởng, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, đủ sức bảo đảm cho quân đội ta chiến đấu và xây dựng thắng lợi theo yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng chung trong cả nước, đây là thời kỳ sôi động cách mạng của ngành quân y, là thời kỳ vừa chiến đấu vừa xây dựng, bước sau cao hơn và triệt để hơn bước trước, bước trước tạo tiền đề cho bước sau phát triển vững chắc và đúng hướng.


Dưới sự lãnh đạo của Tổng quân ủy và Tổng Cục cung cấp, về chính trị tư tưởng chúng ta đã được Đảng dìu dắt từng bước một; thông qua học tập, phê bình tự phê bình, chỉnh huấn chính trị, chỉnh quân chính trị..., chúng ta đã được giáo dục nâng cao dần trình độ giác ngộ cách mạng; từ chỗ chưa giác ngộ hoặc còn mơ hồ đi đến giác ngộ cách mạng dân tộc, xác lập và kiên định được lập trường kháng chiến lâu dài nhất định thắng lợi, từ giác ngộ dân tộc lên giác ngộ giai cấp, rèn luyện cho ngành quân y dần dần có được bản chất giai cấp công nhân, bản chất quân đội nhấn dân, biết đấu tranh, biết đoàn kết xây dựng, về quan điểm lập trường, đó là việc xây dựng quan điểm y học cách mạng, quan điểm thương binh, bệnh binh, quan điểm khoa học kỹ thuật chuyên môn phục tùng chính trị, chống lại các quan điểm y học tư sản, quan điểm nhân đạo mơ hồ, quan điểm chuyên môn thuần túy. Về đạo đức tác phong, đó là việc xây dựng quan điểm và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần lương y như từ mẫu.


Về tổ chức, đó là quá trình đấu tranh để chuyển biến một tổ chức lúc đầu còn mang nặng tính chất dân y thời thuộc Pháp thiên về tĩnh tại, nặng về chữa bệnh..., thành một tổ chức hữu cơ của quân đội có tổ chức tương đối chặt chẽ, có lề lối làm việc tương đối thống nhất, đủ khả năng cơ động phục vụ cho các yêu cầu của chiến đấu, chiến thuật và chiến dịch, bảo đảm đắc lực cho các yêu cầu bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, bệnh hình, tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học kỹ thuật y học phát triển.


Về đội ngủ cán bộ quân y, Đảng đã ra sức vun trồng xây dựng. Từ một đội ngũ rất nhỏ bé ban đầu, chúng ta đã có được một đội ngũ cán bộ đông đảo có phẩm chất chính trị trong sáng, có lập trường cách mạng kiên định, có trình độ khoa học nhất định, bao gồm nhiều lớp cán bộ kế tiếp nhau, lớp cũ đã được cải tạo và thử thách trong chiến tranh cách mạng, lớp mới hăng hái nhiệt tình được giáo dục rèn luyện trong chiến đấu, bổ sung cho nhau, tạo ra một chuyển biến có ý nghĩa chất lượng trong đội ngũ cán bộ của ngành, đã vươn lên mạnh mẽ, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, quân đội và thương binh, bệnh binh, ngày càng xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng.


Về cơ sở vật chất, chúng ta đã kiên trì xây dựng, biết bám lấy phương châm tư lực cánh sinh, phương châm cần kiệm xây dựng quân đội, biết tranh thủ viện trợ, quyết tâm và sáng tạo xây dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho mọi yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội trong thời kỳ này.


Tuy nhiên, do điều kiện phát sinh và phát triển của ngành trong một nước nguyên là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn ít và trình độ rất có hạn, lại phải liên tục phục vụ và chiến đấu, một thời gian dài không tiếp súc được đầy đủ với tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới, lại hoạt động trong điều kiện chiến tranh phân tán, lề lối làm việc còn thủ công... nên đã cõ những hạn chế và nhược điểm nhất định.


Chín năm kháng chiến chống Pháp cũng là thời kỳ ngành quân y ra sức xây dựng một tổ chức theo sát bộ đội, có cơ sở đào tạo cán bộ và bảo đảm thuốc, có phòng bệnh, có chữa bệnh, có tổ chức và kỹ thuật cứu chữa ngoại khoa thời chiến, phục vụ cho quân đội đánh du kích chuyển lên đánh vận động tập trung trên chiến trường cả nước.


Dưới lá cờ quyết thắng của quân đội nhân dân, mang theo bản chất và truyền thống của một quân đội cách mạng, được Đảng giáo dục, ngành quân y đã từng bước trưởng thành, trưởng thành toàn diện và vững chắc, hăng hái bước vào thời kỳ lịch sử mới: Thời kỳ xây dựng ngành quân y cách mạng chính quy và hiệu đại, thời kỳ ngành quân y chống Mỹ cứu nước.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:06:18 pm »

PHẦN BỐN
THỜI KỲ PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI TRONG NHIỆM VỤ
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở MIỀN BẮC VÀ HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG
DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở MIỀN NAM
(7-1954 - 1975)


Thời kỳ xây dựng ngành quân y cách mạng chính quy và hiện đại, củng cố quan điểm lập trường, tổ chức vì phát triển các mặt khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ.
 
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ tháng bầy năm 1954, miền Bắc được giải phóng, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.


Nhiệm vụ xây dựng các lực lượng vũ trang được Đại hội lần thứ ba của Đảng vạch rõ: "Quân đội nhân dân là lực lượng trụ cột của Nhà nước để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân ở miền Bắc, đồng thời là hậu phương vững chắc của cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Phải tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội thường trực tiến lên chính quy hiện đại...". Dựa vào những thành tựu về mọi mặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Bắc được giáo dục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, vươn lên trong các phong trào thi đua "Tiến nhanh vượt mức kế hoạch", "Ba nhất" đã phát triển nhanh chóng.


Vấn đề lớn nhất của thời gian này ở miền Bắc là từ chiến tranh chuyển sang hòa bình và từ cách mạng dân tộc, dân chủ quá độ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Ngành quân y cũng không sao khác được tình hình chung và cũng gặp khó khăn trong quá trình trưởng thành. Cũng trong thời kỳ này, nhân dân ta đã đập tan âm mưu của một nhóm phản cách mạng, điển hình là nhóm Nhân Văn Giai Phằm, lợi dụng sửa sai trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Những hoạt động này đã có tác động nhất định đến tư tưởng một số cán bộ quân y.


Thay thế cho chế độ tình nguyện tòng quân, Quốc Hội và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, điều lệ phục vụ sĩ quan nhằm xây dựng bộ đội thường trực bùng mạnh, chính quy, hiện đại có nhiều quân chủng và binh chủng, và lực lượng hậu bị hùng hậu.


Trong thời kỳ này, quân đội nhân dân làm hậu thuẫn cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đồng thời tham gia xây dựng kinh tế và làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng của nhân dân Lào, góp phần đập tan những cuộc tiến công của bọn tay sai đế quốc Mỹ.


Ở miền Nam nước ta, thay chân đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta, chuẩn bị tiến công miền Bắc. Theo lệnh Mỹ, Ngô Đình Diệm ra sức xây dựng ở miền Nam nước ta một chế độ độc tài phát xít. Một cuộc đụng đầu lịch sử đã nổ ra giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ. Ngay từ cuối năm 1954, chúng đã gây ra những vụ tàn sát đẫm máu, tiến hành cuộc chiến tranh một phía hòng dìm phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam trong biển máu.


Trước những hành động cuồng chiến, khủng bố tàn khốc của quân thù, nhân dân miền Nam càng nhận rõ sâu sắc rằng: "Con đường duy nhất để đưa cách mạng tiến lên là phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Phải dùng đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân".


Các đội vũ trang tự vệ được thành lập từ những năm 1957-1958 để chống tàn sát, khủng bố bảo vệ cơ sở, bảo vệ lực lượng cách mạng tiến hành công tác võ trang tuyên truyền diệt tề, trừ gian, đến năm 1959-1960 đã phát triển trên khắp miền Nam. Đêm 17 tháng một năm 1960 tại Bến Tre với gậy, gộc, dáo, mác quần chúng đã nhất tề nổi dậy diệt ác ôn, đánh đồn, dấy lên phong trào đồng khởi, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn, xã.


Lực lượng vũ trang địa phương phát triển nhanh chóng. Từng trung đội, đại đội được thành lập.

Trong cao trào cách mạng đó, ngày 20 tháng mười hai năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15 tháng hai nằm 1961, đã thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng ở miền Nam, lúc này đã có ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Hoảng hốt trước những cuộc đấu tranh mạnh mẽ và dồn dập của quân dân miền Nam, Mỹ-Diệm đã bị động gây ra cuộc chiến tranh đặc biệt và uy hiếp miền Bắc.


Ngày 2 và 5 tháng tám nam 1964, để cứu vãn thất bại của chúng trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ dựng lên "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", cho máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam. Bộ đội phòng không, hải quân, bộ đội địa phương và dân quân tư vệ ngay trận đầu đã đánh đuổi tàu chiến Mỹ và bắn rơi 8 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Ngày 7 tháng hai năm 1965 đế quốc Mỹ chính thức phát động chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và sau đó đưa quân đội Mỹ vào tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nước ta.


Quân và dân ta ở miền Bắc đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân vô cùng anh dũng chống chiến tranh phá hoại, liên tiếp giành thắng lợi. Bị thất bại nặng nề trên cả nước ta, ngày 1 tháng mười một năm 1968, đế quốc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc đánh phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Ở miền Nam nước ta, trong cuộc đọ sức lớn đầu tiên ở Vạn Tường, một trung đoàn Quân giải phóng đã đánh bại cuộc hành quân của 8.000 lính Mỹ, diệt 900 tên. Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mỹ về quân sự. Mùa khô năm 1965-1966, cuộc phản công chiến lược mùa khô đầu tiên của Mỹ bị đập tan. Cuối mùa hè năm 1966, ta mở một chiến trường mới ở Trị Thiên phân tán lực lượng địch, tạo một thế bất ngờ mới đối với địch. Tiếp theo, cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của Mỹ cũng bị thất bại.


Kế hoạch bình định cũng bị phá sản. Cả hai gọng kìm "Tìm diệt và bình định" của địch đều bị đập tan.

Đầu năm 1968, cuộc tổng tiến, công và nổi dậy đồng loạt đầu xuân Mậu Thân đã đánh một đòn quyết định vào chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của địch. Ngày 18 tháng một năm 1969, bị thất bại trên cả nước ta đế quốc Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh, phải đàm phán với ta ở Hội nghị bốn bên tại Pari.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM