Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:12:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 5537 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 10:07:16 am »

3. Hội nghị quân y lần thứ VI với khẩu hiệu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thành lập Phòng phòng bệnh. Hoạt động của các đội truyền bá vệ sinh, các tổ Vui sống. Lớp đào tạo cán bộ phòng bệnh. Hội nghị quân sự lần thứ V thông qua và cho áp dụng bản kỷ luật vệ sinh trong quân đội. Hội nghị lần thứ VIII nhấn mạnh vấn đề nuôi quân.

Qua mấy năm đầu kháng chiến, trong điều kiện gian khổ và thiếu thốn của chiến tranh, sức khỏe của quân đội đã có những biểu hiện giảm sút. Số quân ốm đặc biệt là số người mắc bệnh sốt rét và các bệnh tiêu hóa mỗi năm một tăng, làm thế nào để ngăn chặn bệnh tật, bảo đảm số quân khỏe cao, sẵn sàng bước vào thời kỳ đánh vận động với các chiến dịch liên tiếp. Đó là những nhu cầu cấp bách mà ngành quân y nhất thiết phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.

Mấy năm qua, chúng ta hướng nhiều về con đường “Điều trị đơn thuần”, mặc dù đã đào tạo nhiều cán bộ, sử dụng nhiều thuốc nhưng vẫn không làm giảm được bệnh tật trong quân đội, sức khỏe của quân đội chưa được bảo đảm vững chắc.

Tình hình đó đòi hỏi ngành quân y phải có chủ trương, biện pháp tích cực chủ động hơn. Hội nghị quân y lần thứ VI đã đề ra khẩu hiệu: “Phòng bệnh hơn trị bệnh” mặc dù quan niệm về phòng bệnh của anh em quân y lúc này chưa thật chính xác, chưa thấy được ý nghĩa cách mạng của phương châm y học theo hướng dự phòng, mà mới chỉ xuất phát từ hoàn cảnh thiếu thuốc và sức khỏe của quân đội đang bị bệnh tật uy hiếp, nhưng việc đề ra khẩu hiệu trên đây đã đánh dấu một chuyển hướng mới, bước đầu tạo cho quân y một thế chủ động và tích cực hơn trong việc chiến đấu chống bệnh tật.

Để thực hiện phương châm trên đây, Hội nghị quân y lần thứ VII đã quyết định thành lập Ban truyền bá vệ sinh tại Cục quân y để phát triển và mở rộng việc truyền bá kiến thức vệ sinh trong quân đội. Trong năm 1948, báo Vui sống xuất bản đều với số lượng tăng hơn đủ phát tới các trung đội. Số sách truyền bá vệ sinh in ra cũng nhiều gấp bội. Trong năm, tổng số in và phát hành tới 8 vạn quyển, ngoài sách báo, ban truyền bá vệ sinh còn tổ chức một đội truyền bá V.S. lưu động đi đến các đơn vị diễn kịch tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, điều tra tình hình vệ sinh trong quân đội. Cũng trong năm 1948 đã đưa ra bản kỷ luật vệ sinh 1 gồm 12 điều và đã được Hội nghị quân sự lần thứ V thông qua, cho thi hành trong quân đội. Ngoài ra, ở một số khu, các ban truyền bá vệ sinh của các quân y vụ cũng được thành lập.

Sang năm 1949, trước yêu cầu phải đưa phong trào phòng bệnh từ tuyên truyền phổ cập sang tổ chức thực hiện, nên Hội nghị quân y lần thứ 8 quyết định tổ chức ra Phòng phòng bệnh 2.

Phòng này chia làm 4 ban :

- Ban truyền bá vệ sinh có nhiệu vụ tiếp tục xuất bản báo Vui sống và các sách tuyên truyền, phổ cập vệ sinh, thành lập các đội truyền bá V.S. lưu động.

- Ban nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu các chương trình phòng bệnh ở các lớp học quân y và quân sự, điều tra tình hình sức khỏe, nghiên cứu các vấn đề phòng bệnh trong quân đội, sức chịu đựng tối đa, khẩu phần tối thiểu...

- Ban thí nghiệm sản xuất có nhiệm vụ tổ chức việc thí nghiệm và sản xuất các huyết thanh, vắc-xin đậu, tả, thương hàn, uốn ván...

- Lớp cán bộ phòng bệnh để đào tạo cán bộ phòng bệnh cho các đại đoàn và trung đoàn.

Nhờ sự chuyển hướng về phương châm, tăng cường về tổ chức, sự tham gia của đông đảo quần chúng, nên phong trào vệ sinh phòng bệnh trong quân đội đã được phát triển rộng rãi. Bản Kỷ luật vệ sinh đưa ra được bộ đội hưởng ứng. Nhiều tập quán vệ sinh hợp khoa học đã được xây dựng dần dần trở thành nếp sống của nhiều đơn vị; ở một số trung đoàn, anh chị em quân y đã đề nghị với ban công tác chính trị thành lập các tổ Vui sống, nhằm đẩy mạnh phong trào phòng bệnh thông qua hình thức văn nghệ xây dựng nếp sống mới. Sách báo vệ sinh được cán bộ, chiến sĩ chú ý tìm đọc. Các cấp chỉ huy quân chính cũng ngày càng thấy rõ tác dụng tích cực của công tác vệ sinh phòng bệnh trong nhiệm vụ giữ vững số quân chiến đấu, nên đã tổ chức hoặc tạo điều kiện cho anh em quân y triển khai công tác. Ngoài nội dung phòng bệnh, Hội nghị quân y lần thứ VIII cũng nhấn mạnh phải chú ý đến vấn đề nuôi quân. Để hướng đẫn, Cục quân y đã xuất bản tài liệu “Vấn đề nuôi quân” đồng thời liên tục và kiên trì viết các bài có liên quan đến vấn đề này trên các báo “Quân chính tập san”, “Vệ quốc quân”, “Vui sống”. Ngoài ra còn mở các lớp huấn luyện cho anh em cấp dưỡng nhằm huấn luyện một số hiểu biết về vệ sinh và kiến thức khoa học về phép nấu ăn.

Từ Hội nghị quân y lần thứ VIII, nuôi quân và phòng bệnh đã trở thành một nội dung công tác ngày càng được coi trọng trong ngành quân y, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trí thức khoa học phong phú.

Nhờ tinh thần phấn đấu không mệt mỏi của quân y, nhất là anh em y tá đại đội, nhờ sự phối hợp ngày càng chặt chẽ với ngành quân nhu, lại được sự quan tâm của cán bộ quân chính, nên công tác phòng bệnh đã thu được kết quả bước đầu mặc dù các năm 1949-1950 ta có gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chiến sự lan rộng trên nhiều vùng nhưng số quân ốm tại nhiều đơn vị đã giảm đi rõ rệt (4-18%).
Những kết quả đó tuy mới chỉ ở một số ít đơn vị nhưng cũng đã gây được cho anh em quân y niềm tin tưởng ngày càng vững chắc vào triển vọng của công tác phòng bệnh.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh trong quân đội vẫn còn nằm trong phạm vi kỷ luật, chưa thành một phong trào quần chúng tự nguyện chấp hành. Sư kết hợp giữa quân y và các ngành trong quân đội tùy từng nơi, từng lúc có chú ý nhưng nói chung chưa chặt chẽ. Chúng ta chưa có kế hoạch phối hợp với dân y, về nhận thức chưa thấy được phòng bệnh là nhiệm vụ chung của quân đội và nhân dân. Về mặt tổ chức chưa có một hệ thống chặt chẽ từ trên xuống dưới, chỉ chú trọng nhiều đến công tác tuyên truyền.




-----------------------------------------------------------------
1. 12 điều kỷ luật vệ sinh là :
I. Vệ sinh cá nhân :
1. Cắt ngắn móng tay.
2. Rửa tay trước khi ăn.
3. Đừng đề ruồi bâu vào thức ăn.
4. Không uống nước lã, uống nước chín.
5. Tắm giặt thay quần áo ít nhất mỗi tuần lễ một lần.
6. Tập thể dục mỗi buổi sáng 15 phút.
II. Vệ sinh chung:
7. Dùng hai đôi đũa hoặc đũa hai đầu đũa.
8. Không làm bẩn các nguồn nước ăn.
9. Lấp kín hố phân mỗi khi phóng uế.
10. Lấp các vũng nước tù, khai các rãnh nước quanh nhà.
11. Vẩy nước trước khi quét nhà, quét sân.
12. Những người mắc bệnh truyền nhiễm (đậu mùa, đau màng óc, thương hàn, thồ tả, lao, hoa liễu) phải được dưa đi bệnh viện hoặc nằm nhà riêng.

2. Bác sĩ Nguyễn Sĩ Quốc Hưởng làm trưởng phòng, bác sĩ Từ Giấy làm phó phòng.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 10:13:43 am »

4. Ban quân y mặt trận phục vụ các chiến dịch : Hình thành bậc thang điều trị đầu tiên. Sơ bộ quy định nhiệm vụ các tuyến điều trị vận chuyển. Coi trọng giải quyết thương binh nhẹ từ chiến dịch Lê Lợi. Quân y viện và quân y giải phẫu viện : cách hoạt động của các bệnh viện, tổ chức học tập ngoại khoa dã chiến. Thành lập Phòng thú y quân đội. Chi bộ Đảng đầu tiên của Cục quân y, thành lập các ban công tác chính trị, các đoàn thể công đoàn và chi hội liên hiệp phụ nữ.

Trên chiến trường cả nước, bộ đội ta liên tiếp mở những đợt hoạt động quân sự quy mô sử dụng lực lượng từ 2-3 tiểu đoàn đến 2-3 trung đoàn. Mỗi đợt hoạt động như vậy thường có khoảng một vài trăm thương binh, bệnh binh. Tình hình đó đòi hỏi công tác điều trị phải có tổ chức hơn.

Đối với các trận đánh nhỏ công tác cứu chữa thương binh vẫn do các đơn vị tham gia chiến đấu tự bảo đảm như đã làm trước đây. Đối với các chiến dịch có sự phối hợp của nhiều đơn vị trong một khu, hoặc nhiều khu : chiến dịch đường số 4 (tháng ba năm 1949), chiến dịch Sông Thao, Lê Lợi (cuối năm 1949), chiến dịch Lê Hồng Phong (đầu năm 1950)... thì các quân y vụ trực tiếp tổ chức ra các ban quân y mặt trận để đảm bảo việc cứu chữa thương binh. Khi chiến dịch xảy ra ở khu nào thì quân y vụ khu đó phối hợp vớ tổ chức quân y đơn vị tham chiến ở nơi khác đến thành lập ban chỉ huy quân y mặt trận nằm trong tổ chức của ban tổ chức chỉ huy chiến dịch. Hình thức và nội dung tổ chức quân y mặt trận lúc này còn đơn giản, chưa thống nhất nhưng trên cơ sở các tuyến đã được hình thanh, đã tổ chức các trạm cấp cứu đại đội, tiểu đoàn (do y tá phụ trách) rồi đến trạm giải phẫu lưu động của trung đoàn, hoặc giải phẫu xá hay giải phẫu mặt trận (do bác sĩ hay sinh viên phụ trách).

Nếu hỏa tuyến xa hậu phương thì tổ chức thêm những trạm chuyển thương để đưa thương binh, bệnh binh về các trạm xá hoặc bệnh viện hậu phương.

Việc tải thương lúc này đã được chú ý hơn trước, việc khiêng cáng hỏa tuyến thường phải đi đêm, trèo đèo lội suối dài ngày rất vất vả và khó nhọc. Nhiều anh em quân y đã biết khéo tổ chức, động viên bộ đội và dân công, tự mình cùng tham gia khiêng cáng, tận tình cứu chữa đưa thương binh về đến bệnh viện hậu phương. Các trạm quân y lúc này còn xa tuyến, lưc lượng vận chuyển có hạn nên việc chuyển thương còn chậm và không gọn.

Việc quy định nhiệm vụ các tuyến và vấn đề bốn kỹ thuật lớn 1 đã đề ra xong chưa cụ thể và thống nhất, còn tùy tiện ở khả năng cán bộ và hoàn cảnh tác chiến nơi có địa hình kín đáo, đủ khả năng, phương tiện thì thực hiện được việc cắt lọc phẫu thuật, nếu không thì chỉ băng bó, cầm máu hoặc cố địch rồi chuyển về tuyến sau.

Từ chiến dịch Lê Lợi năm 1949, lần đầu tiên ngành quân y đã đặt vấn đề phải coi trọng việc giải quyết thương binh nhẹ, nhưng nội dung và phương pháp giải quyết còn thiếu toàn diện, phải từ sau chiến dịch Biên giới, công tác này mới được coi trọng đúng mức.

Tại những vùng mà chiến dịch ít xảy ra, các bệnh viện được dần dần xây dựng để thu dung tất cả thương binh, bệnh binh trước đây ở nhà dân hay ở đình chùa. Theo nghị quyết của Hội nghị quân y lần thứ VI, mỗi khu tổ chức ra hai loại bệnh viện quân y viện và quân y giải phẫu viện để tiện việc tập trung phương tiện và cán bộ và cũng là bước đầu chuyên khoa hóa về nội và ngoại khoa. Nhưng thực tế vì các bệnh viện bố trí phân tán từng khu vực cách xa nhau, liên lạc giao thông khó khăn và gián đoạn, nên thương binh, bệnh binh vẫn gần đâu thì về đó, các bệnh viện này đều phải giải quyết tất cả các yêu cầu về nội khoa và ngoại khoa, tình hình đó đã buộc các bệnh viện phải thu dung điều trị vượt khả năng thông thường của mình. Tuy triển khai tại các khu vực an toàn, các bệnh viện vẫn phải bố trí sẵn địa điểm dự bị để di chuyển mỗi khi có uy hiếp về mặt quân sự. Việc di chuyển trong điều kiện thiếu phương tiện vận chuyển, đường bị phá hoại, nặng nề về tổ chức, về trang bị là những thử thách rất gay go cho các cơ sở điều trị lúc này. Trong những năm 1949-1950, do chính sách phá hoại và bao vây kinh tế của địch, đời sống vật chất của nhân dân và quân đội lại thêm khó khăn, gian khổ. Nhiều nơi anh chị em quân y đã phải ăn độn, ăn bớt khẩu phần để giành gạo cho thương binh, bệnh binh, nhưng vẫn giữ vững tinh thần lạc quan cách mạng, luôn luôn gần gũi động viên khuyến khích thương binh, bệnh binh. Ngoài công tác cứu chữa, săn sóc hộ lý, anh chị em quân y đã có nhiều cố gắng tổ chức các buổi đọc sách báo cách mạng, ca kịch... gây một không khí vui tươi, tin tưởng trong các cơ sở điều trị. Nhiều bệnh viện đã biết tranh thủ giúp đỡ nhân dân, tích cực làm công tác dân vận nên đã tăng cường được tình đoàn kết quân dân. Các hội mẹ chiếu sĩ, các hội phụ lão, phụ nữ, thiếu nhi..., đã đóng góp phần công sức đáng kể trong việc động viên, úy lạo thương binh, bệnh binh.

Tại những khu có chiến sự xảy ra liên tiếp, địch thường xuyên bao vây, càn quét như ở Nam Bộ, Cực Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên và đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức quân y thường phải hết sức nhẹ nhàng, đơn giản, Việc cứu chữa thường do quân y từng đơn vị tự giải quyết là chính, sau đó mới tìm cách dần dần chuyển đến các cơ sở điều trị tương đối xa, an toàn hơn. Cũng do hoàn cảnh đặc biệt, nên có nơi như ở Nam Bộ nhiều anh chị em quân y phải tự động làm những công việc nhiều khi vượt quá khả năng của mình như phẫu thuật cắt đoạn..., với trình độ và khả năng phương tiện lúc đó, thật khó tránh khỏi những kết quả đau sót. Tuy nhiên, với lòng thương yêu thương binh mặc dù gặp nhiều khó khăn, hạn chế anh chị em quân y đã vận dụng tất cả kinh nghiệm, kiến thức, sáng kiến của cá nhân và tập thể, hết lòng hết sức phục vụ thương binh nên đã cứu sống được nhiều thương binh nặng. Đặc biệt là anh chị em quân y hoạt động ở Nam Bộ và Bình Trị Thiên phải luôn luôn đương đầu với những cuộc vây quét tàn khốc và bất ngờ của địch, gian khổ và hy sinh không ít. Trước thử thách đó, có một số ít không vượt qua được đã rời bỏ hàng ngũ, nhưng tuyệt đại đa số vẫn một lòng tin tưởng vào kháng chiến, quyết tâm đi theo cách mạng phục vụ quân đội đến cùng. Những anh em đó đã biết dựa vào nhân dân, được nhân dân hết lòng giúp đỡ và che chở. Khi địch càn quét, nhân dân đã cất dấu thương binh, kho tàng cho bộ đội, nuôi nấng săn sóc thương binh chu đáo.

Công tác điều trị thương binh, bệnh binh trong thời kỳ này đã bước đầu đi vào nền nếp, tinh thần thái độ phục vụ có được nâng cao, kỹ thuật điều trị đã được chú ý cải tiến nhất là sau khi đã tổ chức học tập ngoại khoa dã chiến. Việc tổ chức học tập ngoại khoa dã chiến trong ngành cũng là một cố gắng nổi bật trong điều kiện lúc đó. Nhiều tài liệu viết bằng tiếng Việt ở trình độ sơ cấp và trung cấp đã được phổ biến rộng rãi đến các đại đội, tiểu đoàn, bệnh viện ; chỉ ở những nơi có điều kiện tập trung như ở bệnh viện mới tổ chức học tập ngắn ngày cho y tá và y sĩ.

Do yêu cầu phát triển của các đơn vị, ngành vận tải của quân đội đã ra đời. Để phục vụ cho sức kéo chủ yếu lúc này là lừa, ngựa, trâu, bò nên tháng tư năm 1949 đã thành lập Phòng thú y quân đội 2 có nhiệm vụ phòng và chữa bệnh cho loại gia súc này. Phòng thú y quân đội cũng đã mở trường thú y tá và có một cơ sở chế thuốc nhỏ. Cơ quan này hoạt động có kết quả cho đến tháng mười năm 1955 thì chuyển toàn bộ sang tổ chức chăn nuôi và kinh tế của Nhà nước.

Những cố gắng đó kết hợp với những tiến bộ bước đầu về các mặt tổ chức, đào tạo cán bộ, phát triển sản xuất, tăng cường phòng bệnh đã đánh dấu những trưởng thành đầu tiên trong công tác phục vụ và xây dựng của ngành quân y.

Cũng trong thời kỳ này các cơ sở Đảng được bắt đầu xây dựng và phát triển dần.

Tháng tư năm 1948, chi bộ Bông Lau, chi bộ đầu tiên của Cục quân y được thành lập, đến tháng bảy năm 1950 thì phát triển thành Liên chi bộ. Trong thời gian này, các cơ sở và đơn vị quân y từ Bắc đến Nam cũng dần dần xây dựng các tổ Đảng hoặc các chi bộ. Lúc nàv số lượng đảng viên còn ít, trình độ lý luận còn thấp, trình độ lãnh đạo còn yếu nhưng cũng đã biết căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng mà hành động, xung phong gương mẫu mọi mặt, nên đã có tác dụng thúc đẩy quần chúng chấp hành tốt mọi nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, một phần do những nhược điểm kể trên, một phần do một số anh chị em chưa phải đảng viên chưa nhận thức được vai trò lãnh đạo của Đảng, thậm chí có người còn nghi ngờ thành kiến với đảng viên nên quan hệ giữa quần chúng và đảng viên có lúc còn va vấp, ảnh hưởng không tốt tới việc thực hành đoàn kết.

Song song với các tổ chức Đảng, Ban công tác chính trị Cục Quân y 3 và ban công tác chính trị các trường và bệnh viện cũng thành lập. Các tổ chức quần chúng như công đoàn, liên hiệp phụ nữ... cũng được xây dựng tại các cơ sở điều trị, cơ sở sản xuất thuốc. Các ban công tác chính trị, các công đoàn lúc này chưa có cán bộ chính trị hoặc cán bộ công đoàn chuyên trách mà thường do nhân viên chuyên môn đảm nhiệm. Ban công tác chính trị mới chỉ là cơ quan giúp việc thủ trưởng còn nặng về giải quyết sự vụ, các công đoàn mới chỉ lo giải quyết yêu cầu sinh hoạt của quần chúng, chưa đi vào chức năng chủ yếu là giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng của bộ đội. Tình hình này kéo dài đến đầu năm 1951 thì được giải quyết căn bản.




-----------------------------------------------------------------
(1). 1. Cầm máu, 2. Băng bó 3. Cố định, 4. Tải thương.
(2). Đồng chí Nguyễn Hữu Ninh, đại học thú y làm trưởng phòng thú y quân đội.
(3). Bác sĩ Nguyễn Sĩ Quốc được cử làm trưởng ban công tác chính trị Cục quân y.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2020, 10:18:19 am »

5. Thành lập Tổng cục Cung cấp. Quân y phục vụ chiến dịch Biên giới. Bài học lịch sử của công tác bảo đảm quân y trong chiến dịch Biên giới.

Từ giữa năm 1950, địch chiếm đóng lan rộng ra đồng bằng và trung du Bắc Bộ, lập hành lang “Đông Tây” củng cố khu tứ giác Lạng Sơn, Móng Cái, Hải Phòng, Hà Nội, cắt đứt đường giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu 3-4. Chúng ra sức khóa chặt biên giới Việt Trung, nhằm phong tỏa cô lập căn cứ địa Việt Bắc, gây cho ta nhiều khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng đến việc xây dựng lực lượng và tác chiến của ta.
Để tăng cường bộ máy quân sự chỉ đạo chiến tranh trong giai đoạn mới, Trung ương Đảng quyết định chấn chỉnh cơ quan Bộ Quốc phòng Tổng Tư lệnh, tổ chức lại thành ba bộ phận: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp. Tổng cục Cung cấp được thành lập ngày 10 tháng bảy 1950 do đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng làm chủ nhiệm.

Tháng sáu năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch đánh vào địch ở khu Biên giới nhằm mục đích: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông quốc tế với phe dân chủ, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

Lực lượng ta sử dụng trong chiến dịch Biên giới có : 2 đại đoàn và 2 trung đoàn chủ lực, 4 tiểu đoàn và 2 đại đội bộ đội địa phương, 4 đại đội sơn pháo 73 ly, 5 đại đội công binh và một lưc lượng dân công khá lớn.

Những đặc điểm của chiến dịch có ảnh hưởng đến công tác quân y :

Là chiến dịch tấn công quy mô lớn nhất từ đầu kháng chiến đến 1950. Lần đầu ta tập trung nhiều đơn vị, nhiều binh chủng, quân số lên tới 3 vạn người. Thời gian tác chiến dài và liên tục, thương vong có thể cao, tiêu thụ vât chất sẽ lớn (kế hoạch dự kiến thu dung cứu chữa, 2.000 - 2.500 thương binh). Công tác bảo đảm quân y cho chiến dịch còn là một việc làm mới mẻ ít kinh nghiệm.

Chiến dịch diễn ra ở Cao Bằng, Lạng Sơn là hai tỉnh rừng núi, kinh tế nghèo, dân cư thưa, khả năng huy động nhân lực, vật lực có thể ít, nhưng lại là những căn cứ cũ của cách mạng nên nhân dân có trình độ giác ngộ chính trị cao.

Dưới sự lãnh đạo của Tồng cục Cung cấp, lần đầu tiên Cục quân y tham gia trưc tiếp các công tác tổ chức bảo đảm quân y chiến dịch. Trước đây, khi chiến dịch còn ở quy mô nhỏ, việc bảo đảm quân y đều do quân y vụ các khu phụ trách. Việc chuẩn bị chiến trường được bắt đầu từ tháng bảy năm 1950.

Đồng chí Cục trưởng Cục quân y cùng một số cán bộ chủ chốt tại cơ quan Cục quân y đã đi phục vụ chiến dịch. Tổ chức cơ quan quân y chiến dịch lúc này còn đơn giản, có đủ các bộ phận nghiệp vụ để chỉ đạo từng mặt công tác.

Lần đầu đã hình thành trong chiến dịch bộ phận công tác chính trị để chỉ đạo chấp hành các chính sách thương binh, bệnh binh, chính sách dân công.

Trước đây tổ chức và nhiệm vụ các tuyến đã được sơ bộ quy định, nhưng chưa cụ thể và thống nhất, còn tùy thuộc vào khả năng cán bộ và hoàn cảnh tác chiến.

Trong chiến dịch đã quy định kế hoạch vận chuyển thương binh qua từng tuyến : bộ đội đảm nhiệm từ hỏa tuyến về trạm sơ cứu đại đội và tiểu đoàn, dân công tải thương đảm nhiệm từ tuyến đại đội, tiểu đoàn về các trạm phẫu thuận hay bệnh viện mặt trận. Đồng thời đã củng cố các đội phẫu thuật trung đoàn. Để khắc phục việc vận chuyển xa, đã tổ chức thêm những trạm trung tuyến, các đội phẫu thuật tiếp sức cũng nhằm kịp thời chi viện cho các đội phẫu thuật trung đoàn khi cần đến.

Căn cứ vào phương án tác chiến tiến công Cao Bằng trước, ban quân y chiến dịch đã tổ chức một bệnh viện thu dung bệnh binh ở Mạn Đà, bố trí 4 bệnh viện mặt trận có khả năng thu dung được 1.000 thương binh ở cách thị xã Cao Bằng khoảng 20km: Quang Đẩu phía Đông bắc, Đại Lai phía Tây bắc, Kế Chỉ phía Tây, Phai Xiên ở phía Nam. Các đội phẫu thuật trung đoàn chuẩn bị để triển khai ở Nà Cốc, An Lai, Lam Sơn cách Cao Bằng khoảng 8km. Kho thuốc, cơ sở sản xuất bông băng, bột bó đặt tại Quảng Uyên. Để phục vụ cho trận đánh Lạng Sơn và Đông Khê đã bố trí 2 bệnh viện tại Pò Mã và Văn Mịch có khả năng thu dung 200 thương binh, bệnh binh cho mỗi bệnh viện.

Đề đảm bảo các tổ chức trên, Cục quân y đã huy động một số lớn lực lượng ở hậu phương ra phục vụ chiến dịch.

Ngày 21 tháng tám năm 1950, Đảng ủy chiến dịch thay đổi quyết tâm tác chiến, chủ trương “đánh điểm diệt viện”, đầu tiên tiêu diệt địch ở Đông Khê và chung quanh, sẵn sàng đánh quân tiếp viện trên đường Cao Bằng - Đông Khê.

Do thay đổi quyết tâm tác chiến nên kế hoạch bảo đảm hậu cần và quân y cũng thay đổi theo. Trước đây, tuyến vận chuyển chính là đường Pò Peo, Trùng Khánh, Quảng Uyên, nay phải chuyển sang đường Thủy Khẩu. Các cơ sở quân y cũng phải bố trí lại. Hai bệnh viện Đại Lai, Mạn Đà vẫn ở chỗ cũ để thu dung bệnh binh của các đơn vị trước khi bước vào chiến đấu, còn các bệnh viện mặt trận chuyển đến Tiên Giao và Thủy Khẩu. Thủy Khẩu là bệnh viện chính để tiếp nhận hầu hết thương binh, bệnh binh của chiến dịch. Các đội phẫu thuật trung đoàn bố trí cách Đông Khê 8 - 10km đường núi, một đơn vị ở Pắc Xiêng, ba đội ở Bó Bạch, một đội ở Khuổi Bốc. Phần lớn các đội phẫu thuật đều đưa vào các hang đá để đảm bảo an toàn. Nói chung, việc bố trí bệnh viện, kho dược là hợp lý nhưng còn xa hỏa tuyến.

Để chuyển thương binh về trạm phẫu thuật trung đoàn, mỗi tiểu đoàn được phân phối 40 dân công tải thương ngoài số dân công vận chuyển, nhưng trước khi chiến đấu chưa có thương binh, các đơn vị sử dụng dân công tải thương vào các việc khác, nên khi cần chuyển thương binh thì không có tải thương hoặc tải thương đã bị mệt. Dân công tải thương phục vụ rất dũng cảm và rất tận tụy, nhưng chưa được huấn luyện những điều thường thức về tải thương, đường vận chuyển lại xa và khó đi nên việc chuyển thương còn chậm... chỉ có 6,2% thương binh được chuyển về trước 6 giờ, còn tới 43% sau 12 giờ mới tới trạm trung đoàn.

Việc phẫu thuật vẫn lấy quân y trung đoàn làm cơ sở. Trong phục vụ cán bộ quân y mới chú ý nhiều đến phẫu thuật chưa chú trọng đúng mức các công tác hộ lý, tải thương. Việc chỉ đạo cứu hộ hỏa tuyến chưa được đề cập đầy đủ, chưa huấn luyện được tốt cho bộ đội về 4 kỹ thuật cấp cứu. Trong công tác phẫu thuật tuy đã có chú ý đến việc phẫu thuật bảo tồn cơ năng chi thể, nhưng chưa thật tích cực đặt vấn đề bảo tồn tổ chức.

Khi bộ đội đánh vận động phía tây đường số 4, tổ chức quân y cũng kịp thời chuyển từ đảm bảo cho đánh công kiên sang đánh vận động. Trung đoàn 174 chuyển xuống hoạt động Nam Thất Khê, trạm phẫu thuật trung đoàn đã chuyển xuống bố trí tại Nà Hưu và Cốc Phục. Trạm phẫu thuật trung đoàn 209 chuyển lên Pắc Nậm, trạm phẫu thuật trung đoàn 36 tăng cường thêm cán bộ chuyên môn cho quân y tiểu đoàn tổ chức một trạm nhỏ ở Là Tá phía tây đường số 4, còn các trạm phẫu thuật thuộc các trung đoàn khác đều bố trí tại chỗ cũ. Tuy có chuyển vị trí, nói chung các trạm phẫu thuật vẫn còn xa hỏa tuyến, việc chuyển thương binh về các trạm phẫu thuật vẫn không đạt yêu cầu về thời gian, do đó trong đánh vận động trên đường số 4 mới có 12,6% thương binh về trạm phẫu thuật 6 giờ và gần 70% sau hơn 12 giờ mới về tới trạm phẫu thuật.

Sau khi được cấp cứu ở các trạm phẫu thuật, các thương binh được chuyển về bệnh viện mặt trận, lúc đó chủ yếu là bệnh viện Thủy Khẩu, được điều trị cho đến khi khỏi hẳn.

Trong công tác thương binh, nói chung cán bộ quân y đã hết sức tận tụy phục vụ, dân công hộ lý cũng rất tận tình. Nhưng công tác phục vụ còn nhiều thiếu sót nguyên nhân chính là do quan điểm thương binh,bệnh binh còn kém. Cán bộ quân y còn nặng tư tưởng chuyên môn đơn thuần, nặng về kỹ thuật, nhẹ về tổ chức chỉ đạo công tác cứu hộ hỏa tuyến và tải thương (tỷ lệ tử vong hỏa tuyến lên tới 30%, ngày nằm trung bình của thương binh còn dài : 45 ngày); chưa quan tâm đầy đủ đến việc tổ chức ăn ở, săn sóc đời sống cho thương binh. Trong cán bộ quân chính cũng còn lo nhiều đến việc tác chiến, chưa quan tâm đúng mức đến việc chấp hành chính sách thương binh.

Công tác bảo vệ sức khỏe cho bộ đội có được đặt ra ngay từ đầu chiến dịch nhưng so với yêu cầu thì còn thấp, quân y mới làm được việc phổ biến cho bộ đội những thường thức về phòng bệnh và tổ chức cho bộ đội uống thuốc phòng sốt rét, việc chỉ đạo vận động bộ đội chấp hành kỷ luật vệ sinh làm còn yếu.

Trong số tù binh địch, có một số lớn là thương binh, bộ chỉ huy chiến dịch có chủ trương trao trả cho địch. Quân y đã cùng các ngành bảo đảm cứu chữa, săn sóc, tiến hành công tác chính trị cần thiết, nên khi trao trả tù binh đã gây được ảnh hưởng tốt về mặt chính trị.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi. Ta đã tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng được nhiều đất đai, mở rộng được giao thông liên lạc giữa Việt Bắc và Liên khu 3-4, củng cố được căn cứ địa Việt Bắc thành hậu phương vững chắc của kháng chiến nối liền với phe xã hội chủ nghĩa và thu được thắng lợi cả về quân sự, chính trị và kinh tế.

Qua chiến dịch Biên giới, quân đội ta đã trưởng thành một bước lớn, chiến dịch Biên giới cũng là một thử thách lớn đối với ngành quân y. Trong quá trình phục vụ đã bộc lộ đầy đủ ưu điểm, khuyết điểm về mọi mặt chính trị tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật.

Tháng mười một năm 1950, theo chỉ thị của Tổng cục Cung cấp, Ban quân y chiến dịch đã mở Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm quân y với một tinh thần phê bình và tự phê bình cao.

Trong thư gửi hội nghị tổng kết quân y, đồng chí Võ Nguyên Giáp viết: “Tôi khen ngợi toàn thể các chiến sĩ quân y đã tích cực hoạt động trong việc cấp cứu, điều trị các thương binh. Nhiều đội phẫu thuật đã làm những nhiệm vụ quá mức như các đội phẫu thuật ở Là Tá, các đội phẫu thuật đơn vị 73, Đ3 ở Bố Bạch”, đồng thời đồng chí cũng chỉ rõ: “... so với các chiến dịch trước có tiến bộ nhiều, nhưng cũng hãy còn nhiều khuyết điểm vê phương diện tổ chức, kỹ thuật và lãnh đạo. Tôi mong hội nghị sẽ cố gắng học tập và rút kinh nghiệm quý báu trong chiến dịch vừa qua để làm sao cho tổ chức quân y được thích hợp hơn với vận động chiến, cho kỹ thuật quân y bảo đảm hơn việc cứu thương trên trận địa cũng như việc điều trị trong các đội phẫu thuật và các bệnh viện. Về mặt tư tưởng cần thực hiện tinh thần lương y kiêm từ mẫu mà Hồ Chủ tịch đã đề ra cho ngành quân y”.

Trong thư gửi Hội nghị, đồng chí Trần Đăng Ninh sau khi biểu dương các cố gắng của chị em quân y, cũng đã nhấn mạnh đến các khuyết điểm, nhất là những khuyết điểm về tổ chức và tải thương.

Hội nghị tổng kết đã khẳng định những thành tích đã đạt được là do bản thân anh chị em quân y có cố gắng, được nhân dân và quân đội hết lòng ủng hộ và giúp đỡ, được sự giáo dục lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng và đặc biệt là sự quan tâm săn sóc của Hồ Chủ tịch. Trong chiến dịch, Hồ Chủ tịch đã ra tận trận địa xem xét việc cứu chữa và chăm sóc thương binh, chỉ dẫn cụ thể các công việc phải làm để chấp hành tốt chính sách thương binh của Đảng.

Hội nghị đã nghe và thào luận các báo cáo : Công tác bảo đảm quân y của đại đội trong đánh vận động và đánh công kiên 1, công tác bảo đảm quân y của tiểu đoàn trong đánh vận động và đánh công kiên 2, báo cáo của đội phẫu thuật trung đoàn  3, báo cáo công tác phòng bệnh của trung đoàn, báo cáo công tác tải thương 4, nhận xét của một bệnh viện mặt trận đối với các cấp cứu, điều trị tại các tuyến trước 5. Đồng thời, Hội nghị đã thảo luận về các vấn đề quan trọng và tăng cường công tác tải thương mặt trận, nhiệm vụ các tuyến quân y khi tác chiến, vấn đề đào tạo và giáo dục cán bộ quân y, các vấn đề về chấn chỉnh lề lối làm việc.

Bài học quân y trong chiến dịch Biêu giới là một bài học toàn diện, nghiêm túc, có tinh thần tự phê bình, phê bình cao. Thu hoạch của quân y trong kết quả phục vụ chiến dịch Biên giới, thu hoạch của hội nghị tổng kết quân y là những thu hoạch có ý nghĩa tích cực, có tính chất lịch sử của ngành.

Qua chiến dịch Biên giới, cùng với quân đội, ngành quân y đã trưởng thành một bước quan trọng.




-------------------------------------------------------------------
1. Do y tá Tạ Văn Hậu báo cáo.
2. Do y tá Đinh Công Quyết báo cáo.
3. Do y sĩ Nguyễn Xuân Ty báo cáo
4. Do y sĩ Trần Lưu Khôi báo cáo.
5. Do y sĩ Trần Văn Bảo báo cáo.

Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #23 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:13:17 pm »

CHƯƠNG NĂM
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI ĐỀ CAO VẬN ĐỘNG CHIẾN, PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CHIẾN TOANH DU KÍCH, CÙNG QUÂN ĐỘI LỚN MẠNH TOÀN DIỆN CHIẾN THẮNG LIÊN TIẾP
(1951 - 1952)


Sau chiến thắng Biên giới, tháng hai năm 1951, Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã họp.
Đại hội đã khẳng định và phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ và đường lối toàn dân kháng chiến của Đảng, đề ra những nghị quyết nhằm bồi dưỡng sức dân, Đại hội đã có tác dụng quyết định đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thưc dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi. Những nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đề ra một cách cơ bản từ Đại hội lần thứ nhất, đến đây đã được bổ sung toàn diện, trong đó vấn đề bản chất được nhấn mạnh, đã đưa quân đội ta trưởng thành lên một bước mới, lớn mạnh về mọi mặt chiến thắng liên tiếp.


Sau thất bại ở biên giới, thực dân Pháp không thề một mình theo đuối cuộc chiến tranh, nên ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Ảm mưu của đế quốc Mỹ là chiếm Đông Dương làm thuộc địa kiểu mới, biến Đông Dương thành phòng tuyến chống Cộng sản, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương, Đông Nam Á, biến Đông Dương thành căn cứ quân sự để tiến công phe xã hội chủ nghĩa. Cùng với thực dân Pháp, can thiệp Mỹ đã trở thành kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Được Mỹ tiếp sức, thực dân Pháp chủ trương kiên quyết giữ Đông Dương, tiếp lục thực hiệu chính sách "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" một cách triệt để hơn, tập trung lực lượng phòng ngự và bình định đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời ra sức tăng cường lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị điều kiện để nhanh chóng tiêu diệt chủ lực ta, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.


Để thực hiện chủ trương, chính sách này, Tát-xi-nhi đã đưa ra một kế hoạch bình định gấp rút và phản công quyết liệt. Đây là nỗ lực rất lớn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ hòng đè bẹp lực lượng ta, kết thúc chiến tranh.


Âm mưu bình định gấp rút cùng những thủ đoạn chiến tranh mọi mặt rất tàn khốc và xảo nguyệt của địch đã làm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta vùng sau lưng địch càng trở nên phức tạp.
Về phía ta, sau chiến thắng Biên giới, Trung ương Đảng chủ trương nhanh chóng chấn chỉnh bộ đội, tranh thủ mở chiến dịch nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, phá kế hoạch củng cố lực lượng và bình định đồng bằng của địch, giữ vững quyền chủ động chiến lược của ta trên chiến trường Bắc Bộ.


Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng, đầu năm 1951, hầu hết các trung đoàn Vệ quốc quân trên chiến trường Bắc Bộ đã được tập trung xây dựng thành ba đại đoàn bộ binh (Đại đoàn 312, Đại đoàn 320, Đại đòan 316) và Đại đoàn công binh, pháo binh 351. Đồng thời ba chiến dịch được mở liên tiếp đánh vào phòng tuyến của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.


Ngày 25 tháng mười hai năm 1950, chiến dịch Trần Hưng Đạo (Trung du) bắt đầu với lực lượng hai đại đoàn bộ binh đánh vào tuyến phòng thủ "boong ke" của địch tại Kim Anh, Đa Phúc, Yên Phong và Lập Thạch.


Ngày 20 tháng ba năm 1951, ta mở chiến dịch Hoàng Hoa Thám đánh vào tuyến phòng thủ của địch trên đường 18 (Phả Lại đến Uông Bí) với lực lượng 7 trung đoàn bộ binh.

Ngày 28 tháng năm năm 1952 với lực lượng 6 trung đoàn bộ binh, ta mở chiến dịch Quang Trung tại Nam Liên khu 3 (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình).

Đây là ba chiến dịch quy mô lớn đầu tiên của ta đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ờ Trung du và (tồng bằng Bắc Bộ trong năm 1951. Địch tuy thiệt hại nặng, nhưng vì được Mỹ giúp sức nên đã đối phó lại quyết liệt. Các chiến dịch này chưa làm thay đổi được cục diện chiến trường đồng bằng Bắc Bộ.


Trước khi đối phó với những chiến dịch tiến công của ta, địch vẫn bình định ác liệt vùng chúng chiếm đóng.

Đầu tháng mười năm 1951, Đại đoàn 312 mở chiến dịch Lý Thường Kiệt, đánh địch ở Nghĩa Lộ (Tây Bắc). Trong khi chúng ta chuẩn bị mở chiến dịch Trung du, Hữu ngạn Sông Hồng và Tây Bắc theo phương án tác chiến mùa Đông năm 1951, thì quân địch đánh ra Hòa Bình, với lực lượng 20 tiểu đoàn gồm phần lớn lực lượng cơ động chiến lược nhằm chiếm Hòa Bình, cắt liên lạc, tiếp tế, phá chuẩn bị tiến công của ta và định tiêu diệt chủ lực của ta.


Tổng quân ủy đã quyết định mở chiến dịch Hòa Bình, dùng ba đại đoàn 308, 304, 312 vây hãm và tiêu diệt quân cơ động của địch ở mặt trận Hòa Bình, dùng hai đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phá bình định, phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch tại đồng bằng Bắc Bộ.


Thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình đã làm cho phần lớn kết quả bình định đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1952 của địch bị phá vỡ, âm mưu phản công tiêu diệt bộ đội chủ lực ta giành lại quyền chủ động chiến lược của địch bị thất bại.


Trong khi các chiến dịch của năm 1952 diễn ra trên chiến trường chính, thì quân và dân ta tại các chiến trường sau lưng địch tại Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ đã tiêu diệt, tiêu hao, kiềm chế được một bộ phận quan trọng của địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, mở rộng được nhiều vùng căn cứ, đánh bại âm mưu bình định của địch, làm cho cục diện chiến trường sau lưng địch thay đổi có lợi cho ta, buộc chúng phải thường xuyên bị động đối phó, tạo điều kiện cho ta củng cố vùng tự do, xây dựng bộ đội chủ lực, chủ động mở những chiến dịch tiến công ngày càng lớn trên mặt trận chính.


Trong quá trình tiến hành ba chiến dịch đầu năm 1951 ở chiến trường Bắc Bộ, các đại đoàn 312, 320, 316 lần lượt được thành lập, và chỉ hơn một năm sau ngày thành lập đại đoàn chủ lực đầu tiên, ta đã lần lượt xây dựng 6 đại đoàn, 2 trung đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công binh, pháo binh trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Bộ đội chủ lực các liên khu cũng được củng cố và phát triển thích hợp với điều kiện chiến trường.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #24 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:16:03 pm »

Tháng tám năm 1951, Tổng quân ủy triệu tập Hội nghị tuyên huấn toàn quân lần thứ nhất và đã quyết định: Việc lãnh đạo tư tưởng hiện nay phải đặt thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quân đội. Phải rèn bộ đội: Nhận rõ thù, bạn và ta, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp và dân tộc, xây dựng tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ và một lòng tin tưởng nhất định thắng lợi, rèn luyện tư tưởng tự lực cánh sinh, vượt mọi khó khăn, nâng cao ý chí tranh đấu bền bỉ.


Tháng năm năm 1952, toàn quân từ Liên khu 5 trở ra đã lần lượt tiến hành chỉnh huấn chính trị. Đây là cuộc vận động học tập chính trị tập trung nhất, rộng lớn nhất từ trước đến nay. Chỉnh huấn chính trị đã bước đâu nâng cao giác ngộ giai cấp cho quân đội ta, làm cho cán bộ và chiến sĩ hiểu rõ mục tiêu chính trị của cuộc chiến đấu, phân rõ ranh giới giữa thù, bạn và ta, hiểu rõ bản chất và nhiệm vụ quân đội nhân dân, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì thắng lợi của cách mạng.


Tháng tám năm 1952, Hội nghị tổ chức toàn quân lần thứ nhất đã quyết định nhiều nội dung quan trọng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội.

Đồng thời cơ quan chính trị các cấp đều được kiện toàn, chức trách và nền nễp công tác được xây dựng hoàn thiện hơn.

Sau cuộc chỉnh huấn chính trị năm 1952, quân đội ta đã tiến hành chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị, tiếp theo đó là tiến hành chỉnh huấn quân sự.

Tháng sáu năm 1952, Tổng quân ủy đã triệu tập Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất để hoàn chỉnh hệ thống tổ chức ngành cung cấp, xác định trách nhiệm của thủ trưởng quân chính đối với công tác hậu cần.


Song song với việc quy định tiêu chuẩn cung cấp về sinh hoạt, cũng đã ban hành các tiêu chuẩn cấp phát quân trang, quân dụng, tiêu chuẩn thuốc. Đồng thời, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc, thực hành tiết kiệm, đời sống của bộ đội đã được cải thiện một bước, nhu cầu của các chiến dịch quy mô ngày càng được bảo đảm.


Qua việc xây dựng một cách cơ bản và toàn diện về quân sự, chính trị, hậu cần, bộ đội ta trên các chiến trường nhất là Bắc Bộ đã nâng cao được sức chiến đấu để đánh những trận tiêu diệt lớn, giành chiến thắng ngày càng vang dội.


1. Những thu hoạch đầu tiên về bảo đảm quân y trong chiến dịch Trung du và Hà Nam Ninh. Tổ chức điều trị đại đoàn, đội điều trị Cục, Bệnh viện mặt trận năm 1951. Hình thành tuyến điều trị vận chuyển chiến dịch, khối lượng và nhiệm vụ cứu chữa.

Trung tuần tháng mười năm 1950, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, bộ đội đã khẩn trương mở chiến dịch Trung du (25-12-1950 đến 16-11-1951).

Việc chuẩn bị cho chiến dịch đã được tiến hành rất khẩn trương:

Ta đã đẩy mạnh việc sản xuất thuốc, mua sắm thêm các nhu cầu phục vụ cho các bệnh viện, đội điều trị, vận chuyển thêm trang bị vật chất thu từ chiến dịch Biên giới về phục vụ cho chiến dịch này.

Chấn chỉnh các trạm cấp cứu đại đội, các ban quân y tiểu đoàn, các đội phẫu thuật trung đoàn tổ chức một đội điều trị cho Đại đoàn 308. Tăng cường dân công và thanh niên xung phong từ 1 - 2 đại đội để tải thương từ trung đoàn về đội điều trị. Tải thương từ hỏa tuyến về trung đoàn do bộ đội tự đảm nhiệm.


Tuyến điều trị của Cục có 3 đội điều trị (Đội điều trị 1, 2, và 3), 3 bệnh viện mặt trận để tăng cường cho các đội điều trị hoặc phục vụ cho một hướng tác chiến. Mỗi đội điều trị, bệnh viện mặt trận có khả năng thu dung 200 - 300 thương binh, bệnh binh.

Bệnh viện 1 và Đội điều trị 1 phục vụ cho hướng Đông Bắc.

Bệnh viện 2 tại Úc Sơn và Đội điều trị 2 tại Hà Châu phục vụ cho hướng Bắc Phúc Yên.

Bệnh viện 3 ở Vân Trục và Đội điều trị 8 ở Thản Sơn (Lâp Thạch) phục vụ cho hướng Vĩnh Yên.

Bệnh viện hậu phương ở Hợp Thành được chuyển đến Bá Vân, phục vụ cho mặt trận Phúc Yên, còn hướng Vĩnh Yên thì đưa vào bệnh viện hậu phương tại Đại Đồng, Phú Thọ.

Tổ chức y tế dân công do dâu y phụ trách, tổ chức một trạm phẫu thuật cho dân công ở Bắc Bắc, bố trí y tá tại các trạm vận tải và đoàn dân công đề phục vụ sức khỏe dân công.

Cục quân y đã huy động thêm 11 bác sĩ, 91 dược sĩ và quân y sĩ, 264 y tá, cứu thương bổ sung cho các đội điều trị và bệnh viện.

Trong đợt 1 của chiến dịch, việc cứu chữa và cáng thương tại hỏa tuyến đã được làm tương đối tốt, đề giúp đỡ quân y tiểu đoàn vận chuyển nhanh chóng thương binh có trung đoàn đã đưa dân công tải thương đến cách tuyến tiểu đoàn 3km, đón thương binh về trạm phẫu thuật. Mỗi trung đoàn tác chiến ở hướng khác nhau nên thương binh sau khi được cấp cứu ở trạm phẫu thuật trung đoàn đều được tranh thủ đưa ngay về đội điều trị đại đoàn hay đội điều trị Cục. Tỷ lệ tử vong hỏa tuyến là 28% (giảm được 2% so với chiến dịch Biên giới).


Nhìn chung, công tác cứu chữa thương binh đã thực hiện được tương đối tốt và có tiến bộ.

Tuy nhiên, việc chỉ huy tải thương còn chậm, việc liên hệ giữa các tuyến còn thiếu chặt chẽ. Một số bệnh viện, đội điều trị chưa được trang bị đủ phương tiện phẫu thuật.

Trong đợt 2 của chiến dịch, các đội điều trị và bệnh viện mặt trận đã tập trung chuyển hết thương binh về bệnh viện hậu phương, bố trí lại cho phù hợp với kế hoạch tác chiến mới. Đã điều động Bệnh viện 1 và Đội điều trị 1 về phục vụ cho hướng Lục Nam, tăng cường phương tiện, cán bộ cho bệnh viện hậu phương ở Bá Vân và di chuyển về Quán Cây. Điều động Đội điều trị 2 từ hướng Vĩnh Yên về triển khai ở Vĩnh Ninh (Lập Thạch, Vĩnh Yên). Bệnh viện 3 chia 2 bộ phận, một ở Quế Nham, một ở Thọ Linh.


Trong đợt này, việc tải thương từ hỏa tuyến về trạm phẫu thuật trung đoàn đều do bộ đội làm, nhưng khi bộ đội phải đánh vận động thì thiếu lực lượng chuyển thương binh về sau. Đại đoàn 312 đã tổ chức được bộ đội tải thương riêng nhưng còn ít, vì thế việc chuyển thương vẫn còn bị chậm.


Tổ chức quân y trong chiến dịch cũng bộc lộ những mặt không hợp lý, cơ sở điều trị còn bị động, phân tán, sử dụng bệnh viện mặt trận với tính chất cơ động như đội điều trị nên không thích hợp làm hạn chế khả năng thu dung thương binh, bệnh binh. Tổ chức của các đội điều trị còn nặng, di chuyển chậm, chưa phù hợp với tính chất cơ động của chiến dịch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #25 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:17:19 pm »

Chiến dịch Hà Nam Ninh (chiến dịch Quang Trung) từ 28-5-1951 đến 20-6-1951.

Để tăng cường cho công tác bảo đảm quân y chiến dịch ngay từ đầu, Ban cung cấp chiến dịch đã chú ý tăng cường cán bộ cho quân y và cử một đồng chí khu ủy viên làm chính ủy quân y chiến dịch, huy động sinh viên y khoa, dược khoa, một số học sinh y tá của các trường Liên khu 3 và Liên khu 4 ra phục vụ chiến dịch ngoài 3 đội điều trị đại đoàn và 8 ban quân y trung đoàn, Ban quân y chiến dịch đã sử dụng 3 đội điều trị của Cục, 2 bệnh viện mặt trận, tổ chức 3 trạm chuyển thương và củng cố 2 bệnh việu hậu phương để thu dung cứu chữa thương binh.


Do có kinh nghiệm các chiến dịch trước, chiến dịch này đã chuẩn bị đủ thuốc, tổ chức các cơ sở cứu chữa được nhanh và tương đối có nền nếp.

Theo 3 hướng tác chiến của 3 đại đoàn, Ban quân y chiến dịch đã khai triển hai đội điều trị của Cục ở vùng Quỳnh Lưu (gần Rịa) và một ở Ái Nang, cách các đội điều trị đại đoàn 25-30km, hai bệnh viện mặt trận bố trí cách đội điều trị của Cục 25-30km, một bệnh viện triển khai ở hang Cáy gần Chi Nê, thu nhận thương binh của mặt trận Phú Lý - Hà Đông, một bệnh viện bố trí ở Yên Mông gầu Nho Quan, thu nhận thương binh của mặt trận Ninh Bình. Từ hai bệnh viện mặt trận về hai bệnh viện hậu phương ở Bắc Thanh Hóa (80-100km) giữa các cơ sở điều trị này đều tổ chức một trạm chuyển thương, mỗi trạm 100 giường.


Kết quả, trước ngày mở chiến dịch đã triển khai xong tuyến quân y gồm 14 cơ sở với hơn 5.000 giường điều trị.

Tuy có nhiều cố gắng huy động lực lượng dân công tải thương, nhưng so với yêu cầu vẫn còn thiếu.

Công tác bảo đảm quân y trong chiến dịch này có nhiều điểm khác với chiến dịch trước. Để thích ứng với hoàn cảnh đánh vào địch hậu, quân y từng trung đoàn, tiểu đoàn làm nhiệm vụ chính một đội phẫu thuật: Thương binh sau khi được băng bó ở đại đội, được chuyển về tuyến tiểu đoàn hoặc trung đoàn làm phẫu thuật và cấp cứu, sau đó mới chuyển ra các đội điều trị đại đoàn ở giáp ranh vùng tự do.


Việc tải thương từ hỏa tuyến về đội điều trị đại đoàn do đội tải thương đơn vị phụ trách, dựa vào địa phương lấy thêm dân quân du kích vận chuyển thương binh, phải bảo đảm khi bộ đội rút thì thương binh cũng được chuyển hết ra vùng tự do nhờ địa phương và nhân dân tích cực giúp đỡ, công tác tải thương ở vùng tạm chiếm đã làm được tốt. Ở Ninh Bình, địa phương đã huy động thuyền chuyển thương binh từ thị xã ra Trường Yên được nhanh.


Trong trận chùa Cao, khi lui quân chưa chuyển hết thương binh, vị trí đánh lại nằm trong vùng địch kiểm sóat, cơ sở của ta còn ít, các đội chuyển thương đã phải chuyển thương qua các cánh đồng chiêm ngập nước 2, 3 ngày sau mới tới được vùng cơ sở để đưa dần ra vùng tự do. Trong trận chợ Cháy khi đánh phá vây của địch không chuyển thương binh được ra hết, đơn vị đã để lại cán bộ chính trị, cán bộ quân y ở lại phối hợp với cấp ủy và chính quyền địa phương, vận động nhân dân cất dấu được thương binh, không để địch bắt, nhân dân đã để thương binh trong thuyền nan có mui che và ngụy trang, ban ngày đưa ra dấu giữa đồng chiêm, ban đêm lại đưa về điều trị và nuôi dưỡng.


Việc tải thương từ các vùng tạm bị chiếm và các đội điều trị đại đoàn đã bảo đảm chuyển thương ra được hết không bị chậm. Các đội điều trị đại đoàn bố trí ở giáp vùng tự do, xa hỏa tuyến nên chuyển thương bị chậm: 67 % số thương binh sau 48 giờ mới về đến đội điều trị đại đoàn.


Từ các đội điều trị đại đoàn về bệnh viện hậu phương, Ban quân y chiến dịch tổ chức các tuyến chuyển thương, dùng dân công cáng bộ và dùng thuyền để chuyển, Ban cung cấp chiến dịch đã cử cán bộ đến các đội điều trị chỉ đạo việc chuyển thương.


Tổ chức dân công tải thương thành từng đoàn 30-40 cáng có cán bộ quân y và chính trị đi cùng để phục vụ thương binh và lãnh đạo dân công.

Tổ chức các trạm tiếp chuyển thương binh trên từng chặng đường đi về trong một ngày để bảo đảm cung trạm và sức khỏe dân công. Nhờ có nhiều cố gắng trong việc chuyển thương, sau khi kết thúc chiến dịch khoảng 10 ngày, tất cả thương binh chiến dịch đều được chuyển về các bệnh viện hậu phương tại Thanh Hóa.


Do chuẩn bị tổ chức, cán bộ, thuốc và phương tiện phục vụ tương đối đầy đủ, nên các mặt phục vụ thương binh đã thực hiện được tốt hơn, ngày nằm trung bình đã hạ được gần 3 ngày so với chiến dịch Biên giới. Cũng trong chiến dịch này quân y cũng đã rút được một số kinh nghiện tốt trong việc cứu chữa vết thương bỏng na-pan.


Trong thời gian 6 tháng, quân y đã liên tiếp phục vụ hai chiến dịch lớn ở cả chiến trường rừng núi và chiến trường đồng bằng, trung du.

Kinh nghiệm phục vụ đã làm cho các tổ chức quân y lớn mạnh hơn, hợp lý hơn.

Nhìn chung, các ban quân y chiến dịch đã tổ chức thêm một số khoa nghiệp vụ (y chính, phòng bệnh) giúp cho việc theo dõi, chỉ đạo được chặt chẽ hơn.

Đối với tuyến điều trị - vận chuyển đã có quy định về khối lượng nhiệm vụ, đồng thời đã chú ý đến xây dựng cho các đơn vị được gọn, nhẹ, dễ cơ động đã có tiến bộ và có nhiều cố gắng, nhưng so với yêu cầu của nhiệm vụ chiến thuật thì cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm về mặt tổ chức và kỹ thuật.


Thực tiễn phục vụ các chiến dịch năm 1951 lại một lần nữa khẳng định:

- Việc quân đội hóa ngành quân y đề ra từ năm 1949 - 1850 là hoàn toàn đúng đắn và càn thiết, không những phải quân sự hóa tổ chức mà còn phải quân sự hóa cả đội ngũ và kỹ thuật.

- Phải có những tổ chức bao gồm các cơ quan, cơ sở quân y gọn, mạnh và tinh, sẵn sàng phục vụ cho các binh đoàn chiến thuật và binh đoàn chiến dịch, tại trên nhiều vùng khác nhau.

- Tổ chức, cán bộ, kỹ thuật quân y cả ở phía trước và phía sau phải luôn luôn bám sát mọi yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội, lấy kết quả phục vụ làm nội dung của mọi công tác cải tiến và phát triển của ngành.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #26 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:30:40 pm »

2. Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX: Hội nghị lịch sử chuyển biến tư tưởng, chuyển biến tổ chức phục vụ quân đội đẩy mạnh vận động chiến. Các đề án tổ chức, chức trách, chế độ đầu tiên, xây dựng quan điểm cách mạng, quan điểm thương binh, bệnh binh, chấn chỉnh các tổ chức đảm bảo. Thành lập phòng chính trị và phòng cán bộ.
 
Sau ba chiến dịch của năm 1950 và 1951, một yêu cầu khách quan đối với ngành quân y là phải nhanh chóng chuyển biến về mọi mặt để phục vụ quân đội được tốt hơn.

Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX khai mạc ngày 16 tháng hai năm 1951 là một hội nghị lịch sử, mở đầu cho cuộc chuyển biến đó trong ngành. Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX là hội nghị quân y toàn quân lớn nhất từ đầu kháng chiến đến nay. Hội nghị có mặt gần đủ các cán bộ quân y chủ trì từ các bệnh viện, đội điều trị, kho xưởng, trường lớp, trung đoàn, đại đoàn, quân khu, bao gồm 133 đại biểu của các ngành điều trị, sản xuất thuốc, phòng bệnh, huấn luyện, các cán bộ ỵ, dược, chính trị, hậu cần.


Bộ trưởng Bộ y tế Hoàng Tích Trí và giáo sư Tôn Thất Tùng, cố vấn phẫu thuật của Bộ Quốc phòng đã tham gia hội nghị này.

Nhiệm vụ của hội nghị này là chuẩn bị xây dựng những điều kiện cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Hội nghị phải giải quyết toàn diện các vấn tổ chức, cán bộ, kỹ thuật và đặc biệt là giải quyết vấn đề chính trị tư tưởng.


Trong thư gửi hội nghị ngày 22 tháng hai năm 1951, đồng chí Trần Đăng Ninh đã chỉ rõ nhiệm vụ của Hội nghị và cũng là của ngành quân y trong giai đoạn mới:

- Kiến thiết cơ sở hậu phương kết hợp với phục vụ tiền tuyến.

- Quy định chế độ, công tác và cán bộ thống nhất.

- Đào tạo cán bộ nhằm cải tiến tư tưởng theo một quan niệm giáo dục mới làm cho mọi cán bộ kỹ thuật có thể là cán bộ chính trị.

- Chấn chỉnh tổ chức quân y đặc biệt phú trọng xây dựng hệ thống chính trị.

- Thực hiện đoàn kết trong nội bộ quân y, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quân, dân, chính bên ngoài để giúp nhau làm nhiệm vụ và học tập mỗi ngày một tiến bộ, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng.

- Nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình đề trau dồi ưu điểm và khắc phục nhược điểm.

Từ kinh nghiệm phục vụ và xây dựng ngành qua 5 năm đầu kháng chiến, kết hợp với kinh nghiệm của quân giải phóng Trung Quốc, với tinh thần nghiêm túc, đoàn kết và đấu tranh, Hội nghị đã thảo luận và thông qua được một loạt đề án có tính chất cơ bản cho toàn ngành1 (Các đề án đó là: Hệ thống tổ chức các cơ quan quân y toàn Cục. Tổ chức, biên chế và điều lệ công tác của phòng quân y sư đoàn. Thống nhất chế độ và danh hiệu quân y. Kế hoạch đề bạt và đào tạo cán bộ quân y. Đề án giáo dục. Điều lệ vết thương chiến tranh. Tổ chức ngoại khoa chiến thương. Chỉ thị về vận chuyển và tổ chức các trạm chuyển vận. Đề án phòng bệnh. Quan niệm dùng thuốc. Tổ chức dược chính).


Một vấn đề mới và quan trọng, lần đầu tiên được đề cập trong hội nghị toàn quân là xây dựng quan điểm cách mạng. Nội dung của quan điểm y học cách mạng là xác định y học phục vụ cho ai, phục vụ như thế nào, thế nào là quan điểm thương binh, bệnh binh, mối quan hệ đồng chí cách mạng giữa người thầy thuốc và người bệnh, nội dung tư tưởng y học mới, những quan điểm sai lầm thường thấy trong y học... Trên quan điểm cơ sở của y học cách mạng đã mở đầu một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa cũ và mới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật y học tiến tới vạch trần quan điểm y học tư sản lỗi thời để xây dựng một nền y học cách mạng phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân.


Khẩu hiệu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" đề ra năm 1948, qua thực tế phát triển đã cho thấy chưa thật rõ, chưa đủ sức thuyết phục, có người còn cho rằng đây là một phương châm công tác bắt buộc phải có trong điều kiện thiếu thuốc, thiếu bệnh viện. Hội nghị lần thứ IX đã xác định không những nên "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" như châm ngôn của những người biết lo xa, mà đã nêu cụ thể hơn, rõ ràng hơn "Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là phụ" có một cơ sở lý luận, có lập trường giai cấp để làm phương châm xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ cho ngành.


Hội nghị lần thứ IX đánh dấu một chuyển hướng cả về tư tưởng, cả về tổ chức. Kết quả của hội nghị đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy ngành quân y vươn lên mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử mới.

Chấp hành chủ trương của Tổng cục Cung cấp, ngành quân y đã tập trung cố gắng vào việc xây dựng tổ chức quân y các cấp.

Đối với bộ đội chủ lực hầu hết các đơn vị đều đã hình thành các tổ chức quân y tương đối đầy đủ. Từ chỗ có một ban hành chính quản trị, các phòng quân y đại đoàn, các ban quân y trung đoàn đã xây dựng được các bộ phận nghiệp vụ: y chính, phòng bệnh, dược chính. Đồng thời mỗi đại đoàn đều đã có một đội điều trị trong biên chế.


Quân y bộ đội địa phương cũng đã trưởng thành cùng với tổ chức của bộ đội địa phương. Các tổ chức cũng đã phát triển ngày một rõ rệt. Mỗi liên khu cũng đã xây dựng được một phòng quân y do bác sĩ phụ trách.


Các cơ sở trực thuộc Cục cũng được xây dựng và củng cố thêm. Các xưởng và kho quân dược trước đây tổ chức phân tán nay được tập trung lại: Từ 15 xưởng còn 8 xưởng, từ 4 kho còn 2 kho. Đồng thời các trường học của Cục cũng tập trung lại, từ 6 còn 2 trường (Trường quân y sĩ và Trường quân dược sĩ) để đào tạo cán bộ y dược trang học.


Các bệnh viện đã tập trung thành một hệ thống bệnh viện tĩnh tại ở hậu phương. Đến năm 1952 đã có 5 phân viện ở Liên khu Bắc Việt, 4 phân viện ở Liên khu 3-4 và 2 Viện bộ hậu phương để chỉ đạo hai khu vực bệnh viện này.


Ngoài 5 đội điều trị của các đại đoàn, còn xây dựng được 5 đội điều trị thuộc Cục. Tổ chức các đội điều trị này đã tỏ ra phù hợp với yêu cầu đánh vận động của quân đội.

Năm 1951, tại cơ quan Cục quân y đã thành lập thêm hai phòng nghiệp vụ:

- Phòng chính trị1 (Do đồng chí Vũ Ngọc Điện làm trưởng phòng) đã có đủ các mặt công tác tổ chức, tuyên huấn, bảo vệ, dân vận... được xây dựng ngày một kiện toàn, đáp ứng với yêu cầu phục vụ cho lãnh đạo và chỉ huy,

- Phòng cán bộ2 (Do bác sĩ Phạm Gia Lăng làm trưởng phòng) với 2 ban cán bộ và ban huấn luyện có chức năng giúp việc lãnh đạo, chỉ huy về công tác quản lý cán bộ và quản lý huấn luyện.

Từ một ngành công tác lúc đầu còn đơn giản với hai hoạt động chủ yếu là cứu chữa thương binh, bệnh binh sản xuất thuốc, dụng cụ y dược, đến năm 1951 đã dần dần hình thành các tổ chức chỉ đạo các mặt công tác nghiệp vụ: phòng bệnh, điều trị, chế thuốc, huấn luyện, thú y.


Nội dung của mặt công tác nghiệp vụ cũng mỗi ngày một phát triển, các điều lệ chức trách công tác đã được xây dựng dần cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ. Mối quan hệ công tác giữa các cấp, giữa các mặt nghiệp vụ, giữa các ngành trong hậu cần và quân y, chính trị cũng ngày một mật thiết, gắn bó chặt chẽ hpn, tạo điều kiệu cho hoạt động bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh đi sâu vào sinh hoạt và chiến đấu của quân đội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #27 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:38:24 pm »

3. Xây dựng phong trào quần chúng trong công tác phòng bệnh, tổ chức chiến sĩ vệ sinh, các ủy ban bảo vệ sức khỏe, chỉ thị quỵ định chế độ học tập vệ sinh phòng bệnh hàng tuần

Do sự chuyển hướng quan trọng mà Hội nghị quân y lần thứ IX đã đề ra, công tác vệ sinh phòng bệnh đã có một hoạt động sâu rộng hơn.

Nếu công tác phòng bệnh trước đây mới nặng về vệ sinh với tính chất thiên về quy định của kỷ luật vệ sinh thì nay đã bắt đầu có tính chất tuyên truyền thuyết phục, giáo dục, vận động giác ngộ. Tính chất quần chúng trong công tác phòng bệnh bước đầu được thể hiện rõ rệt.


Trong chiến dịch Trần Hưng Đạo, công tác phòng bệnh đã thực sự được tổ chức đến đơn vị chiến đấu. 27 cán bộ phòng bệnh đi xuống các trung đoàn hoạt động với trọng tâm công tác là: Vận động thành lập tổ chức chiến sĩ vệ sinh, vận động bộ đội thực hành 3 điều không làm và 3 điều ghi nhớ1 (3 điều không làm là: không phóng uế bừa bãi, không nằm chỗ ẩm thấp, không uống nước lã. 3 điều ghi nhớ là: nhớ tắm giặt, nhớ dọn xạch chỗ ở, nhớ báo cáo cách ly khi có bệnh dịch)


Những hoạt động bước đầu đã đưa đến kết quả thành lập được tổ chức chiến sĩ vệ sinh, nhưng phong trào còn chưa đều. Riêng cuộc vận động vệ sinh đã dần trở thành một phong trào quần chúng có tính chất tự nguyện, tự giác. Điều đó thực mới mẻ, thực sinh động khác hẳn với tính chẫt bắt buộc của tinh thần "Kỷ luật vệ sinh" trước đây. Về mặt phòng bệnh cũng thu được những kết quả qua thực tế. Bộ đội đã được phát thuốc cảm, thuốc nẻ, thuốc diệt trùng nước uống. Nhiều đơn vị đã tự túc được các phương tiện chống lạnh như khăn quàng, mạng bịt miệng.


Tổ chức chiến sĩ vệ sinh đã được phát triển rộng khắp lấy tiểu đội làm cơ sở, tổ chức này đã phát triển cả đến các đơn vị ở Bình Trị Thiên.

Do nhận thức được công tác bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của quần chúng nên chúng ta đã bước đầu phối hợp được nhiều ngành: Cung cấp, tham mưu, chính trị để giúp cho lãnh đạo và chỉ huy đơn vị trong nhiệm vụ này. Tuy tổ chức mỗi nơi mỗi khác, ủy ban phòng bệnh nuôi quân: e 9, e 66, ủy ban bảo vệ sức khỏe e 88, tổ phòng bệnh d: e 102, ban kiểm tra phòng bệnh: e 174..., nhưng đều nhằm mục đích phối hợp hoạt động trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của quân đội. Phong trào vệ sinh phòng bệnh không những chỉ được thực hiện trong bộ đội mà còn được thực hiện tương đối đều trong các tổ chức dân công phục vụ cho chiến đấu và quốc phòng. Phong trào vệ sinh phòng bệnh trong quân đội cùng với cuộc vận động vệ sinh của y tế nhân dân đã xây dựng nền nếp ăn ở văn minh khoa học, hợp vệ sinh cả trong sinh hoạt của nhân dân nhiều vùng, được tiếp tục duy trì cho đến những năm chống Mỹ cứu nước sau này.


Công tác phòng chống sốt rét, cải thiện ăn uống đã được đẩy mạnh lên một bước. Việc chống muỗi đốt dần dần trở thành phong trào quần chúng, một nếp sống của nhiều đơn vị: nằm màn, mặc quần áo dài buổi tối, phát quang khơi rãnh, lấp vũng, hun khói, đập ruồi, đốt muỗi...; tăng gia tự túc rau, chất bột, thịt... đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện ăn uống cho bộ đội, đặt ra một tiền đề tích cực và sáng tạo cho nội dung công tác nuôi quân phòng bệnh sau này.


Tổng Cục chính trị cũng đã ra chỉ thị cho toàn quân tiến hành học tập rộng rãi nội dung phòng và chống sốt rét, các hoạt động phòng và chống sốt rét của quân đội, quy định chế độ học tập vệ sinh phòng bệnh hàng tuần.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:39:37 pm »

4. Tiếp tục giải quyết các vấn để bảo đảm quân y chiến dịch, hạ thấp tỷ lệ tử vong hỏa tuyến. Bắt đầu thực hiện tiêu chuẩn thuốc chủ yếu cho bộ đội, mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên và bổ túc thực sự cho cán bộ tại chức.

Công tác bảo đảm quân y cho các chiến dịch đã trở thành một công tác thường xuyên của quân y, luôn luôn được đặt vào vị trí trung tâm của lãnh đạo và chỉ huy. Trải qua 5 chiến dịch liên tiếp kể từ chiến dịch Biên giứi năm 1950, ngành quân y đã trưởng thành trên nhiều mặt, thực tiễn chiến trường chiến đấu, phục vụ xây dựng đã không ngừng soi sáng cho các công tác bảo đảm quân y thời chiến.


Trên chiến trường chính ở Bắc Bộ, chiến tranh diễn ra ngày một phức tạp, khẩn trương và ác liệt, kết quả của các trận chiến đấu cũng làm cho tỷ lệ thương binh ngày một tăng, đòi hỏi phục vụ ngày một nặng nề hơn (Chiến dịch Trần Hưng Đạo 4,2%; chiến dịch Hoàng Hoa Thám 3,7%; chiến dịch Quang Trung 4,7%; chiến dịch Lý Thường Kiệt 7,2%; chiến dịch Hòa Bình 6,1%).


Cơ cấu vết thương do vũ khí nổ phá cũng tăng rõ rệt, vết thương do đạn pháo các loại đã tăng một cách đáng chú ý: chiến dịch Trần Hưng Đạo 61,3%; chiến dịch Hoàng Hoa Thám 68,0%; chiến dịch Lý Thường Kiệt 11%; trận Tu Vũ 90%.


Tình hình đó đã có những tác động nhất định đến công tác cứu chữa, bảo đảm thuốc và các yêu cầu phục vụ khác.

Trung tâm cố gắng lúc này là ra sức xây dựng một bậc thang điều trị vận chuyển để thu dung cứu chữa được hết, được nhanh, có hiệu lực tốt trên tất cả các mặt trận. Bậc thang điều trị vận chuyển được xây dựng từng bước, được cải tiến và không ngừng bổ sung đã dần dần hợp lý hơn, có hiệu lực; nhiệm vụ, chức trách cứu chữa của các tuyến đã rõ ràng cụ thể hơn, phát huy ngày càng cao hiệu lực của công tác điều trị. Giữa các tuyến đã thực hành được việc phối hợp hiệp đồng và đã xây dựng được việc thông báo kiểm thương ngay trong chiến dịch.


Đáng chú ý là công tác cướp cứu và cấp cứu đã dược chú trọng giải quyết, hạ thấp được tỷ lệ tử vong ở hỏa tuyẽn, nếu tỷ lệ tử vong tại hỏa tuyến của chiến dịch Biên giới là 30% thì đó trong các chiến dịch sau đều được giảm thấp: chiến dịch Trần Hưng Đạo là 28%; chiến dịch Hoàng Hoa Thám là 25%; chiến dịch Quang Trung là 24%; chiến dịch Lý Thường Kiệt là 26%. Đây là một cố gắng rất to lớn của bộ đội, dân công và nhân viên quân y.


Tuy nhiên, việc thu dung điều trị bệnh binh cũng chưa được coi trọng đúng mức, việc săn sóc điều trị còn có khuyết điểm, nhược điểm về mặt tổ chức và kỹ thuật. Cụ thể, chúng ta chưa thấy hết yêu cầu quan trọng của việc trả nhanh 80 quân về chiến đấu.


Những phát triển của công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh đã đặt ra những yêu cầu to lớn về bảo đảm thuốc và dụng cụ y dược.

Sau chiến dịch Biên giới, ta bắt đầu nhận được chi viện thuốc, dụng cụ y tế của các nước anh em. Lượng tăng viện trợ này có tác dụng quan trọng trong hoàn cảnh kinh tế của ta còn nghèo. Tuy nhiên, không vì có chi viện mà ta coi nhẹ việc sản xuất tự cấp, tự túc. Chúng ta đã chấn chỉnh công tác sản xuất làm cho yêu cầu và cung cấp được cân đối hơn, tiếp tục giải quyết những nhu cầu trước mắt. Công tác nghiên cứu thuốc vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Xưởng quân dược 1 đã sản xuất được chlôrô- form mê bằng chlorua vôi chiến lợi phẩm, chế natri clorua hoàn toàn bằng điện phân nước biển.


Trong công tác sản xuất, bào chế đã chú trọng đến kỹ thuật vô trùng, thống nhất liều lượng để nâng cao chất lượng sản xuất.

Từ chiến dịch Trần Hưng Đạo, các tổ chức quân dược đã hình thành dần đến các đơn vị bộ đội, công tác tiếp tế đã được triển khai rộng hơn trực tiếp ngay đến tiền phương chiến đấu, các phân kho lưu động đã được xây dựng để phục vụ cho các chiến dịch và là tiền thân của tổ chức các phân kho dã chiến sau này.


Tình hình phát triển của tổ chức, sự trưởng thành của các mặt công tác nghiệp vụ đã đặt ra những đòi hỏi cấp bách của đội ngũ cán bộ quân y.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo và huấn luyện cán bộ có trình độ y dược trung học và sơ học, nhưng so với nhu cầu thực tế phát triển của bộ đội, đội ngũ cán bộ chuyên môn vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt là cán bộ có trình độ trung học.


Đầu năm 1951, cần có khoảng 700 y sĩ, dược sĩ để bổ sung cho các yêu cầu xây dựng và chiến đấu, chúng ta đã phải điều động tất cả các học sinh y khoa, dược khoa đại học và trung học sắp xếp vào các chức vụ để kịp thời phục vụ các chiến dịch. Cho đến giữa năm 1951, sau khi đã tiến hành bổ sung biên chế vẫn còn thiếu khoảng 430 cán bộ trung học. Để có cán bộ phục vụ, Cục quân y đã thực hiện chủ trương đào tạo cán bộ mà Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX đã đề ra là: "Mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên và bổ túc thực sự cho cán bộ tại chức”. Với hai lớp huấn luyện quân y sĩ và quân dược sĩ ngắn ngày đầu tiên, Cục đã đề bạt được 88 cán bộ, các đơn vị đề bạt được 13 người. Tuy có cố gắng như vậy, nhưng mới chỉ đáp ứng được 23,5 % nhu cầu cán bộ của giữa năm 1951.


Tuy nhiên, chủ trương mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên thực hiện chưa được tích cực, số anh em y tá trưởng thành trong kháng chiến, có đức, có tài được cử đi học vẫn còn ít.

Song song với việc đề bạt cán bộ, chúng ta đã chú ý tăng cường lãnh đạo các trường quân y sĩ và trường quân dược sĩ. Chúng ta đã mạnh dạn vận động phương pháp giảng dạy mới (tập thể, chuyên khoa sâu, và hình tượng) chống lại những quan niệm cũ học tập nặng về sách vở lý thuyết, coi nhẹ thực hành, đồng thời cũng tập trung xây dựng các chế độ dạy và học. Cùng với những đợt giáo dục chính trị trong các nhà trường, những thay đổi trong phương pháp dạy và học đã thực sự là một cuộc cách mạng về dạy và học trong ngành.


Tuy thế, nếu tính theo biên chế của quân y các đại đoàn, cán bộ y được trung học còn thiếu 61,2%, cán bộ y dược sơ học còn thiếu 9,5%; ở các bệnh viện còn thiếu 18%, các đội điều trị còn thiếu 5% quân y sĩ.


Đáng chú ý trong đào tạo và huấn luyện, chúng ta đã sớm thực hiện việc mở các lớp ngãn ngày thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến, giải quyết một số vấn đề chuyên môn nghiệp vụ cấp bách, huấn luyện nhanh chóng cho một số cán bộ nâng cao được một bước trình độ để đảm bảo nhiệm vụ trước mắt, đồng thời những cán bộ đó lại là hạt nhân cho việc tổ chức học tập tại chức trong toàn quân.


Chủ trương "Mạnh dạn đề bạt, đào tạo cán bộ từ dưới lên", chủ trương “Đào tạo cán bộ trung cấp”, thực sự là một cuộc cách mạng trong đường lối cán bộ quân y. Thực tế phục vụ và xây dựng của ngành quân y đã chứng minh tính chất khách quan và đúng đắn của các chủ trương này. Nó đã mở ra một đường hướng giải quyết nhu cầu cán bộ quân y, đáp ứng đòi hỏi phát triển của quân đội, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ và nhân viên quân y. Tuy nhiên, những thời gian đầu việc thực hiện các chủ trương này không phải không gặp những phản ứng gay gắt của một số anh em bác sĩ, y sĩ, dược sĩ không hiểu rõ chủ trương, còn thiên về học vị, bằng cấp. Việc giải quyết tư tưởng đó mang theo tính chất đấu tranh tư tưởng giai cấp, thông qua thực tiễn phát triển của ngành cũng đã dần dần nhất trí về chủ trương.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #29 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:40:23 pm »

5. Phát triển và trưởng thành của quân y Nam Bộ và quân y Liên khu 5 về tư tưởng và tổ chức. Quân y phải học tập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc, khoa học y học tiên tiến của thế giới dân chủ.

Tại các chiến trường miền Nam, địch ra sức càn quét bình định, nhằm tiêu hao tiêu diệt chủ lực ta. Phong trào du kích chiến tranh đã phát triển mạnh, tại Liên khu 5 các vùng căn cứ đều được mở rộng

Về mặt tổ chức, nói chung ngành quân y chiến trường miền Nam không có nhiều thay đổi lắm. Nhưng kết quả tích cực của Hội nghị quân y lần thứ IX đã có tác dụng trực tiếp đến quân y các chiến trường xa, đặc biệt là những vấn đề về quan điểm y học cách mạng đã được anh chị em quân y nhiệt liệt hoan nghênh và học tập.


Ở Liên khu 5, vận dụng kinh nghiệm tổ chức của quân y chiến trường Bắc Bộ, đã nhanh chóng chấn chỉnh các tổ chức: 8 quân y viện của 4 tỉnh tự do đã tập trung lại thành 4 quân y viện tĩnh tại trực thuộc phòng quân y liên khu, khi phục vụ chiến dịch, các cơ sở này trở thành bệnh viện mặt trận. Tại các vùng tạm chiếm tổ chức các quân y viện có tính chất cơ động hơn để dễ dàng di chuyển khi cần, các trung đoàn chủ lực cũng tổ chức lại các bệnh xá với khả năng cơ động cao hơn. Các trung đoàn hoạt động ở Tây Nguyên là những đơn vị chủ lực của địa phương nên tổ chức quân y cũng tùy theo hoạt động của trung đoàn mà tập trung hay phân tán cho phù hợp với điều kiện chiến trường và chiến đấu.


Để phục vụ các chiến dịch, quân y Liên khu 5 cũng tổ chức theo bậc thang điều trị vận chuyển, trong điều kiện lúc đó thường là tổ chức điều trị ghép với tổ chức huấn luyện: Các đội điều trị thường kết hợp với các trường y tá. Thường tổ chức ra các trạm phẫu thuật với một hệ thống các trạm tải thương đến các bệnh viện hậu phương. Nếu chỉ bảo đảm cho 1-2 trận chiến đấu thì trạm phẫu thuật làm luôn cả nhiệm vụ hậu tống thương binh.


Về cung cấp thuốc và dụng cụ y dược, từ năm 1951 trở đi Cục quân y đã tiếp tế cho Liền khu 5 đều hơn và nhiều hơn, nhiưrng về cơ bản vẫn do quân y liên khu phải tổ chức tự cấp, tự túc. Ban quân dược Liên khu 5 đã phát triển tổ chức sản xuất đảm nhiệm chung cho các đơn vị. Các cơ sở sản xuất phân tán trước đây tại các đơn vị đều được tập trung lại.


Trong chỉ đạo, công tác bảo đảm quân y ngày một hoàn chỉnh và toàn diện hơn.

Ở Nam Bộ tình hình tổ chức quân y cũng có những điểm đặc biệt. Cuối năm 1951, quân y Nam Bộ đã mở hội nghị gồm quân y Khu 8 và Khu 9. Hội nghị đã học tập và thảo luận một loạt vấn đề quan trọng về tư tưởng và tổ chức quân y. Hội nghị đã thông qua đề án xây dựng y tế, xác định nhiệm vụ trước mắt là ra sức học lập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc, y học tiên tiến của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, phê phán tư tưởng chuyên môn đơn thuần của y học tư sản, đẩy mạnh công tác tổng kết và cải tiến khoa học kỹ thuật dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giáo dục quan điểm mới về phòng bệnh "Cá nhân tích cực chủ động đề cao sức đề kháng của cơ thề là chính", xác định chủ trương phải tích cực nâng đỡ cán bộ từ dưới lên. Điều đáng chú ý là ở hội nghị này, ngoài việc đề cập đến một loạt vấn đề cơ bản trong xây dựng ngành với ý nghĩa tích cực, với tư tưởng tiến công cách mạng, mà còn xác định một vấn đề rất quan trọng, rất tiên tiến:

"Quân y phải học tập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc, khoa học y học tiên tiến của thế giới dân chủ. Đây là một tiền đề sớm được đặt ra cho việc xác định một trong năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng, phương châm kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại của thời gian lịch sử sau này.

Do địch bình định và càn quét liên miên, một số cơ sở quân dân y phải phân tán. Sở quân dân y Nam Bộ ít liên lạc được với các tỉnh nên việc chỉ đạo gặp nhiều khó khăn. Các cấp ủỵ Đảng, các cấp quân, dân, chính các địa phương đã trực tiếp lãnh đạo các tổ chức quân y và dân y, nên mọi việc tổ chức còn nhiều nơi chưa thống nhất.


Cuối năm 1951, đã giải tán quân y vụ các khu và thành lập các phòng quân y Phân liên khu miền Đông và phòng quân y Liên khu miền Tây. Cũng từ thời kỳ này, hai hệ thống quân y yà dân y đã được tổ chức riêng và tới tháng tư năm 1954 mới sáp nhập quân dân y Nam Bộ như cũ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM