Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:25:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 5549 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #50 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:48:58 pm »

Chú thích:

1. Đến năm 1964, công tác điều trị đã đạt được nhiều kết quả khả quan, ngày điều trị của một số bệnh chính được rút ngắn:



2. Số cán bộ điều trị cũng được tăng cường về số lượng. Kiến thức mọi mặt và kinh nghiệm điều trị của cán bộ các cấp được nâng cao, có hệ thống, năng xuất điều trị do đó đã có chuyển biến:



3. Trong công tác điều trị, Phân viện 9 đã được Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba (4-5-1962) công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc và đã đoàn kết một lòng tiến quân vào khoa học, kỹ thuật chữa được nhiều trường hợp hiểm nghèo trong điều kiện thuốc và phương tiện chưa đầy đủ.

Việc kết hợp đông y và tây y từ năm 1961 có chuyển biến về nhận thức cũng như tổ chức thực hiện. Từ thuốc bắc đã chuyển sang dùng nhiều thuốc nam hơn, từ điều trị bệnh cấp tính nội khoa đã chuyển sang điều trị cả bệnh mạn tính, bệnh ngoại khoa và chuyên khoa. Ở một số sơ sở điều trị, số bệnh nhân được chữa bằng đông y kết hợp tây y có nơi tới 50 % tổng số bệnh nhân, số loại bệnh được chữa khỏi lên tới 30 - 40 loại và có năm đã tiết kiệm được một phần ngân sách do thay thế được một số thuốc điều trị thông thường bằng thuốc nam.


Công tác điều trị chuẩn bị cho thời chiến được chú ý: Đã cố gắng phát triển ngoại khoa ở tuyến bệnh viện, tuy nhiên ở tuyến đơn vị chúng ta còn yếu về xử trí ngoại khoa chiến thương và một số bệnh về nội khoa như sốt rét ác tính và bệnh dịch tối nguy hiểm.


Theo yêu cầu tiến lên chính quy hiện đại, các mặt công tác kỹ thuật đòi hỏi nhiều vật tư, trang bị và máy. Mặt khác, nhu cầu chữa bệnh trong điều kiện hòa bình của bộ đội cũng rất cao nên khối lượng thuốc, dụng cụ, máy mà ngành quân dược phải cung cấp trong thời gian này cũng rất lớn. Ngoài việc bảo đảm trước mắt còn phải bảo đảm cho chiến đấu ở một số chiến trường và dự trữ sẵn sàng chiến đấu cho cuộc chống Mỹ trong các giai đoạn sau này. Trên cơ sở bảo đảm khối lượng lấy chất lượng làm chính, đã tăng cường mua sắm, pha chế, tranh thủ viện trợ cho nên đã bảo đảm những nhu cầu trước mắt và đã có dự trữ về thuốc và dụng cụ chiến thương.


Đã trang bị tương đối hiện đại cho các bệnh viện loại A như Viện 108, Viện 103, cơ sở thực tập y học của Trường sĩ quan quân y, Viện vệ sinh dịch tễ, Viện tiếp tế kiểm nghiệm và đã trang bị theo yêu cầu thông thường cho các bệnh viện loại B.

Sau khi đã chuyển một phần lớn các cơ sở sản xuất sang Bộ y tế, công tác sản xuất đã có nhiều cố gắng, có năm đã sản xuất hàng chục triệu ống thuốc, viên thuốc và hàng vạn lít thuốc dằu, rượu... Đã hoàn thành việc nghiên cứu sản xuất dextran, dung dịch protéolysat H4 và ban hành các chế độ công tác dược chính, danh mục thuốc hóa chất, dụng cụ. Đã xây dựng được 18 tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng thường xuyên và 82 tiêu chuẩn về trang bị dụng cụ cho các tuyến và các quy định về công tác dược thời chiến.


Khối lượng vật tư, thuốc, máy đã tăng vọt, khả năng sản xuất, quản lý của ta lại có hạn, phần lớn phải nhập ở nước ngoài về nên có nhiều vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ trong thời gian này như việc bảo quản thuốc cho hợp với khí hậu nóng ấm gắn liền với việc nhiệt đới hóa thuốc và máy. Việc bảo quản sửa chữa và nhất là bảo dưỡng, sử dụng máy chưa được hướng dẫn đầy đủ. Ở các cơ sở chưa có người chuyên trách. Thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế, ngành quân y đã chuyển ra ngoài các cơ sở sản xuất nhưng cần có một cơ sở sản xuất làm nòng cốt để phát triển khi chiến tranh xẩy ra. Dự trữ cơ sở vật tư, kỹ thuật cho chiến tranh chưa được nhiều, việc nghiên cứu cho sẵn sàng chiến đấu có làm khẩn trương khi gần xẩy ra chiến tranh phá hoại nhưng do điều kiện khách quan chưa lường trước hết tình hình nên có một số khâu chưa phù hợp như xây dựng cơ số, đóng gói thuốc và trang bị, xây dựng hệ thống kho thời chiến.


Sẵn sàng chiến đấu là một vấn đề xuyên suốt trong cả quá trình mười năm tranh thủ xây dựng hòa bình ở miền Bắc. Trong hoàn cảnh nước ta thực tế từ năm 1961 trở đi, quân đội ta đã phải thực sự chiến đấu và chi viện chiến đấu ở các chiến trường, trong khi đó Mỹ - ngụy tăng cường hoạt động chiến tranh tâm lý, công khai hô hào Bắc tiến. Trong mười năm tranh thủ xây dựng quân y trong hòa bình, nói chung ý thức sẵn sàng chiến đấu có được quán triệt vào mọi mặt công tác quân y trong phạm vi nhận thức về tình hình nhiệm vụ lúc bấy giờ. Chúng ta đã nhanh chóng giải quyết tốt khâu sức khỏe, với chế độ nghĩa vụ quân sự, bằng những hoạt động về nhiều mặt về bảo vệ sức khỏe và rèn luyện thể lực, nói chung sức khỏe của bộ đội rõ ràng được nâng cao. Chúng ta đã tạo được một dự trữ chiến đấu cho các đơn vị tuyến 1, tích cực chi viện cho chiến trường, nghiên cứu các tổ chức cơ động như tổ đội phẫu thuật lưu động, tổ kiểm nghiệm phòng dịch, tổ pha chế lưu động, đã xây dựng vệ sinh chỉ ở một số chiến trường diễn tập chống các bệnh dịch tối nguy hiểm, đã hình thành các khu vực điều trị và mạng lưới cấp cứu quân y dân y, tăng cường kỹ thuật ngoại khoa cho tuyến 1. Về huấn luyện đã chú ý đến nội dung y học quân sự, tổ chức chiến thuật, phòng hóa học, nguyên tử và vi trùng.


Đối chiếu với tình hình chiến đấu sau này thì công tác sẵn sàng chiến đấu làm còn chậm, khi có sự chỉ đạo cũng chưa tích cực. Về tác phong còn thiếu khẩn trương, mặt khác lại cầu toàn như nghiên cứu tổ chức các phân đội bảo đảm. Nội dung chuẩn bị có nhiều mặt chưa phù hợp, trang bị cơ số còn nặng nề, tổ chức các phân đội còn cồng kềnh, thiếu ý thức cơ động, dự trữ vật tư còn mỏng có thời kỳ còn bị coi nhẹ, tính toán về cán bộ cũng chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng cho nhu cầu của chiến tranh.


Tuy nhiên, việc tích cực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và những kết quả bước đầu xây dựng ngành đã phát huy tác dụng to lớn trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Những thiếu sót trên cũng đã gây nên những khó khăn ở mức độ nhất định trong thời gian đầu và đủ được nhanh chóng khắc phục.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #51 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:52:05 pm »

6. Giáo dục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng trong ngành.   

Sau tháng bẩy năm 1954, ở miền Bắc sau cải cách ruộng đất và phục hồi kinh tế thắng lợi, cách mạng đã chuyển sang giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ 1957 trở đi, trong toàn quân đã tiến hành ba kỳ chỉnh huấn nhằm nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, quán triệt đường lối quân sự của Đảng, phân rõ đúng sai, tăng cường đoàn kết nâng cao ý chí chiến đấu. Các cuộc chỉnh huấn đã làm cho chúng ta phân rõ được ranh giới giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, xác định được bạn thù, ta và mục tiêu phấn đấu; phân rõ được bản chất của quân đội ta là công cụ của nền chuyên chính vô sản, tích cực đấu tranh chống tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, nghiêm khắc phê phán chủ nghĩa cá nhân, căn bản khắc phục được những thiên hướng chuyên môn đơn thuần, tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ.


Trong tình hình đấu tranh giai cấp, gay go phức tạp diễn ra trong nước và thế giới, trước sự tiến công của tư tưởng tư sản mà điển hình là nhóm Nhân văn - Giai phẩm, một số anh em quân y còn bộc lộ những quan điểm mơ hồ đối với những vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của đấu tranh thống nhất, xây dựng quân đội chính quy hiện đại và những vấn đề thuộc về quan điểm chuyên môn, động cơ học tập, đãi ngộ hưởng thụ.


Do điều kiện lịch sử và xuất phát từ chính sách của đường lối cán bộ của Đảng, cán bộ quân y vào quân đội từ nhiều nguồn, nhiều lớp khác nhau (bác sĩ cũ, y sĩ Đông Dương, cán bộ y khoa - xã hội, dược sĩ hạng nhất và dược sĩ hạng nhì cũ, y sĩ dược sĩ đào tạo trong kháng chiến và các lớp đại học y khoa, dược khoa do ta mở). Được Đảng giáo dục và qua chiến đấu phục vụ, anh em đều trưởng thành về nhiều mặt. Xong, tư tưởng đẳng cấp học vị của hệ tư tưởng phong kiến, tư sản còn nặng và pho biến đã có tác dụng xấu đến việc thực hành đoàn kết nhất trí, cùng nhau toàn tầm, toàn ý phục vụ quân đội. Việc so sánh giữa các hệ thống đào tạo, giữa các lớp, các trường thường là nội dung nhiều người hay bàn đến. Công tác cán bộ của ta chưa phát hiện vấn đề đó đề có kế hoạch giáo dục uốn nắn mà còn có những việc làm có tính chất duy trì đẳng cấp1 (Hội nghị quân y lần thứ 14, Cục quân y, trang 16) như sắp xếp, đề bạt, chiêu sinh có lúc còn đơn thuần dựa vào văn bằng học vị, lấy văn bằng học vi để khống chế cấp bậc hoặc có lúc thiên về tài, nhẹ về đức2 (Hội nghị quân y lần thứ 14, Cục quân y, trang 16). Tư tưởng đẳng cấp học vị cũng là nguyên nhân chủ yếu gây cản trở việc đào tạo cán bộ quân y lấy công nông làm cốt cán và đào tạo cán bộ từ dưới lên.


Trong cán bộ quân y, ý thức tư hữu kỹ thuật là phổ biến từ trên xuống dưới nhưng rõ nhất là ở cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học3 (Hội nghị quân y lần thứ 14, Cục quân y, trang 29). Nó là biểu hiện chủ yếu và phổ biến nhất của chủ nghĩa cá nhân và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho người cán bộ quân y chưa toàn tâm toàn ý phục vụ quân đội, ngại sự lãnh đạo của Đảng, không muốn đi đường lối quần chúng, chưa phấn khởi trước đường lối cán bộ lấy công nông làm cốt cán. Một số cán bộ quân y trước cách mạng đã là bác sĩ và đã từng sử dụng vốn chuyên môn đó như một công cụ để mưu danh vọng và kiếm lợi nhuận trong xã hội cũ. Đến nay, một số đồng chí kể cả một số ít đào tạo trong kháng chiến đã làm tư hoặc tán thành làm tư cho rằng mình hoàn toàn có quyền đem vốn kỹ thuật ra kinh doanh trục lợi, hoặc đòi hỏi tổ chức phải giải quyết những yêu sách cá nhân một cách quá đáng hoặc có hiện tượng chỉ thích học những môn, khoa mà có thể hùn vốn kỹ thuật cho cá nhân.


Quan niệm cho khả năng kỹ thuật là vốn riêng của mình có độc quyền sử dụng là không chính xác, không phù hợp với sự phát triển của cách mạng. Khoa học kỹ thuật y học là một công trình tập thể, rất lớn lao, vốn kỹ thuật cá nhân chỉ là rất nhỏ bé so với công lao to lớn của cả tập thể những người làm công tác y học và sự đóng góp của nhân dân lao động nhất là của bệnh nhân. Hơn nữa, đối với anh em do cách mạng đào tạo nên, thì vốn kỹ thuật đó hoàn toàn do Đảng và quân đội xây dựng, nhờ có cách xnạng anh em mới có kỹ thuật, kỹ thuật đó đương nhiên phải phục vụ cách mạng. Còn đối với những anh em trí thức cũ vốn sẵn có lòng yêu nước tham gia quân đội với ý thức lấy vốn kỹ thuật làm phương tiện phục vụ, làm vũ khí đấu tranh, nhờ có cách mạng mà kỹ thuật đó đã được phát triển trưởng thành mau chóng.


Đảng lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật là làm cho cán bộ chuyên môn quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, tự nguyện tự giác phục tùng sự lãnh đạo của Đảng cùng với đảng viên và quần chúng của Đảng, thực hiện mọi chủ trương về công tác chuyên môn kỹ thuật trong đơn vị. Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuyên môn kỹ thuật nhất định ngày càng phát triển.


Nhưng có đồng chí cho y học là một khoa học cao siêu, những người không biết y học thì không lãnh đạo y học được. Những anh em đó quan niệm y học là một nghề tự do, những khuynh hướng tư tưởng này là biểu hiện của quan điểm y học tư sản. Cũng có đồng chí yêu cầu phải có cán bộ giỏi về kỹ thuật thì mới lãnh đạo kỹ thuật được, nhưng khi cán bộ kỹ thuật đứng trên lập trường Đảng đấu tranh với những sai lầm thì họ lại cho đó là những cán bộ kỹ thuật mất gốc. Như vậy, rõ ràng thực chất là họ phản đối sự lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn kỹ thuật, muốn giành quyền lãnh đạo vào tay những người cùng quan điểm với họ.


Trước tình hình đó, Đảng và quân đội đã kiên trì giáo dục, qua nhiều lần chỉnh huấn và được sự quan tâm đặc biệt của Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, những anh em mắc sai lầm từng bước tiếp thu được sự giáo dục, dần có tiến bộ. Tuy nhiên, quá trình đó cũng diễn ra gay go, phức tạp vì nó phản ảnh cuộc đấu tranh giai cấp, cuộc đấu tranh giữa hai con đường bên ngoài xã hội trong quá trình cách mạng ở miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến Hội nghị quân y lần thứ 14 (tháng tư 1959) mới khẳng định được sự thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ ngành quân y và đánh dấu một bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng của cán bộ quân y.


Nhờ có sự giáo dục kiên trì của Đảng, chúng ta đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go về tư tưởng, chúng ta không bao giờ quên những bài học sâu sắc về đấu tranh giai cấp trong thời kỳ này và cũng không bao giờ chủ quan thoa mãn về sự rèn luyện tư tưởng của mình, về lập trường quan điểm giai cấp vô sản và phẩm chất đạo đức của người cán bộ quân y cách mạng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #52 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:49:21 pm »

7. Thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng trong ngành. Hội nghị quân y lần thứ 14 - Hội nghị lịch sử tổng kết kinh nghiệm xây dựng ngành.

Hội nghị quân y toàn quân lần thứ 14 đã họp trong mười lăm ngày từ ngày 6 đến ngày 21 tháng tư năm 1959 tại Hà Nội. Dự hội nghị có 152 đại biểu quân y các đơn vị, các bệnh viện và các cơ sở trực thuộc Cục quân y, đặc biệt lần đầu tiên trong Hội nghị quân y có các đồng chí bí thư Đảng ủy các bệnh viện và chính trị viên các đại đội, tiểu đoàn quân y của các trung đoàn, sư đoàn về dự. Trong quá trình hội nghị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Bộ trưởng Bộ y tế, các đồng chí thủ trưởng Tổng cục Hậu cần đã đến dự họp một số buổi. Ngoài ra, còn có các đồng chí đại diện Đảng ủy của các bệnh viện dân y ở Hà Nội, trường Đại học y dược khoa đã đến tham dự.


Sau bốn năm tranh thủ xây dựng hòa bình, ngành quân y đã thu được những thành tích to lớn, những vấn đề thuộc quân y do chiến tranh để lại đã được giải quyết tương đối tốt, sức khỏe của bộ đội ngày càng được nâng cao, bệnh tật nhất là sốt rét đã giảm nhiều. Về mặt xây dựng sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, cơ sở quân y từ chỗ thiết bị còn ít, sơ sài, cán bộ vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, nay cùng với sự lớn mạnh của quân đội ngành quân y đã trưởng thành rõ rệt. Hàng nghìn cán bộ các cấp đã được bổ túc và đào tạo, cơ sở tổ chức từ trên xuống dưới đã được củng cố, thiết bị kỹ thuật ngày càng được tăng cường và đổi mới.


Song trong điều kiện cách mạng đã chuyển sang thời kỳ mới, nên trong ngành cũng nẩy sinh nhiều nhận thức không đúng đắn thuộc về nguyên tắc, đường lối quan điểm của Đảng trong chuyên môn khoa học kỹ thuật. Trong những năm gần đây, một số cán bộ quân y còn ít nhiều bị chủ nghĩa cá nhân và quan điểm y học tư sản chi phối1 (Hội nghị quân y lần thứ 14, trang 5, 18). Chúng ta cũng chưa quán triệt đầy đủ nhiệm vụ và yêu cầu của quân đội trong công tác nhất là có lúc chưa sẵn sàng phục vụ bộ đội chiến đấu2 (Hội nghị quân y lần thứ 14, trang 5, 18) theo yêu cầu ngày càng cao.


Hội nghị đã nghe bản báo cáo của Cục Quân y, thảo luận và kết luận những vấn đề lớn.

Về nhiệm vụ của ngành, Hội nghị đã xác định những nhiệm vụ hàng đầu của ngành quân y trong giai đoạn này là:

1. Bảo đảm giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho đội luyện tập, sẵn sàng chiến đấu, công tác và sản xuất.

2. Không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, y học quân sự cho cán bộ quân y, kiện toàn tổ chức cải tiến thiết bị làm cho ngành quân y luôn luôn theo kịp với sự phát triển của khoa học quân sự và nền y học quân sự.

3. Nghiên cứu và có kế hoạch tổ chức, bố trí, động viên các lực lượng quân y thường trực, dự bị, mật thiết quan hệ với ngành y tế nhân dân chuẩn bị cho dân quân du kích, cho nhân dân làm cho toàn bộ công tác bảo đảm quân y trong chiến đấu lúc nào cũng sẵn sàng3 (Về mặt lý luận xây dựng nhiêm vụ cơ bản của ngành, năm 1965 chúng ta đã chính thức thống nhất thành hai nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y (sẽ nói đến trong chương tám)).


Quân đội ta là một quân đội nhân dân đang tiến lên chính quy, hiện đại. Nhiệm vụ của nó là chiến đấu, công tác và sản xuất. Tuy vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội là luyện tập và chién đấu nên phần lớn hoạt động của quân y cũng phải tập trung nghiên cứu giải quyết mọi vấn đề y học do quân đội luyện tập và chiến đấu đề ra. Chúng ta sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề kỹ thuật để bảo đảm cho các quân chủng, binh chủng trong luyện tập và chiến đấu. Chúng ta phải nắm vững không những kỹ thuật nghiệp vụ mà còn phải xây dựng cả chiến thuật bảo đảm nữa.


Đây là những ý kiến ban đầu chưa hoàn chỉnh góp phần xây dựng lý luận về nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y.

Về phương châm xây dựng ngành. Từ năm 1956 chúng ta đã đề ra hai phương châm xây dựng ngành là hướng về bộ đội phục vụ chiến sĩ và hướng dự phòng. Đến năm 1958 có bổ sung thêm xây dựng ngành theo hướng chuyên khoa hóa và hướng về y học quân sự tiên tiến của các nước xã hội chủ nghĩa mà học tập. Các phương châm đó đã chỉ đạo công tác quân y trong bốn năm qua. Xong, nó chưa quán triệt đầy đủ tinh thần của phương châm xây dựng quân đội là "Tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh tiến lên chính quy và hiện đại. Từ đó, Hội nghị đã xác định phương châm xây dựng ngành quân y là "Tích cực xây dựng ngành quân y cách mạng tiến lên chính quy, hiện đại".


Phương châm xây dựng ngành có hai mặt, mặt cách mạng (xây dựng về chính trị, tư tưởng) và mặt chính quy hiện đại (xây dựng về tổ chức, khoa học, kỹ thuật). Trong hai mặt đó, mặt nào là quan trọng, mặt nào là cơ bản. Tổng kết công tác chính trị của quân đội đã chỉ ra xây dựng chính trị tư tưởng là vấn đề cơ bản nhất trong việc xây dựng quân đội nhân dân, vũ khí, kỹ thuật, trang bị là nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Chính trị phải luôn luôn lãnh đạo khoa học kỹ thuật và khoa học kỹ thuật muốn phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu đã định thì không được mảy may thoát ly chính trị. Nếu kỹ thuật giỏi, nhưng tư tưởng lập trường sai thì không những không có lợi mà còn nguy hiểm, kinh nghiệm các năm 1956-1957 đã chứng minh điều đó. Xây dựng cách mạng trong ngành quân y tức là giải quyết những vấn đề cơ bản: y học là của ai? phục vụ ai? do ai làm? ai là cốt cán và làm theo phương châm nào?


Vì vậy, xác định phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng là một việc làm không những cần thiết về mặt lý luận mà còn rất quan trọng trong việc chỉ đạo thực tiễn xây dựng ngành trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài.

a) Cũng vì xây dựng chính trị, tư tưởng là vấn đề cơ bản nhất nên ngành quân y trước hết phải là ngành quân y cách mạng.

Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng của giai cấp công nhân xây dựng và lãnh đạo. Đó là vấn đề bản chất giai cấp của quân đội ta. Ngành quân y là một bộ phận của quân đội có chức năng góp phần bảo đảm mọi yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Vì vậy, ngành quân y trong quân đội nhân dân Việt Nam từ một ngành quân y cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Ngay từ khi mới thành lập, ngành quân y đã được xây dựng theo đường lối của Đảng. Từ năm 1951, được sự giáo dục của Tổng quân ủy và trực tiếp của Tổng cục Cung cấp, học tập kinh nghiệm các nước anh em, chúng ta đã nghiên cứu đường lối y học cách mạng, trau giồi quan điểm thương binh, bệnh binh lấy phương châm dự phòng để chỉ đạo mọi mặt công tác, đào tạo cán bộ, lấy công nông làm cốt cán và đào tạo từ dưới lên. Nhưng do trình độ giác ngộ giai cấp còn thấp nên khi cách mạng chuyển sang giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong những năm 1956-1957, tư tưởng của một số anh em quân y chưa theo kịp với tình hình và còn phát triển theo chiều hướng xấu. Trước thử thách mới, nhiều đồng chí đã giữ vững và tôi luyện thêm bản chất tốt đẹp của người quân y cách mạng, nhưng ở một số đồng chí cũng còn bộc lộ nhiều quan điểm mơ hồ đối với những vấn đề cơ bản của cách mạng trong thời kỳ này. Cuộc đấu tranh tư tưởng đã diễn ra một cách rất phức tạp, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện tương đối phổ biến, có nơi nghiêm trọng, đáng chủ ý nhất là tư tưởng cá nhân, tự tư tự lợi, công thần kiêu ngạo, bấp bênh dạo động, chủ quan, tự do chủ nghĩa. Xong trung tâm của tư tưởng cán bộ quân y lúc này là xoay quanh một vấn đề - có ý thức hay không ý thức - tiếp tục tiến lên con đường y học cách mạng hay trở lại với y học tư sản. Nhiều đồng chí tỏ ra vững vàng, nhưng một số không nhỏ đã bắt đầu xa rời con đường cách mạng, thậm chí còn phạm vào sai lầm nghiêm trọng. Thực chất của những quan điểm đó là tư tưởng tư sản, tiểu tư sản và những ảnh hưởng của tư tưởng đế quốc phong kiến phản ánh vào trong ngành quân y. Đặc điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng ở thời kỳ này đã được thể hiện ở Hội nghị quân y lần thứ 14 là tư tưởng vô sản mở cuộc tấn công toàn diện, triệt để chống tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tẩy trừ ảnh hưởng của tư tưởng đế quốc, phong kiến làm cho tình hình chính trị tư tưởng của ngành quân y phù hợp với sự phát triển của quân đội và cách mạng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #53 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:50:54 pm »

Nội dung xây dựng cách mạng của ngành gồm có những vấn đề sau đây:

- Củng cố lập trường giai cấp, nêu cao tinh thần một lòng, một dạ phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh.

Ngành quân y của ta sinh trưởng ờ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, lại thừa kế nền y học cũ, còn mang nặng tính chất y học tư sản. Phần lớn cán bộ quân y xuất thần từ những thành phần không vô sản nên ít nhiều đã đưa vào trong quân đội những ý thức tư tưởng giai cấp cũ, ngoài ra những tư tưởng lề thói xấu tàn dư của xã hội cũ bên ngoài cũng không ngừng ảnh hưởng vào ngành quân y. Nhưng nhờ được Đảng giáo dục quan điểm phục vụ mới, nhờ có sự đồng cam cộng khổ với bộ đội, cán bộ quân y đã tận mắt nhìn thấy gương dũng cảm của bộ đội nên dần dần được cảm hóa, xây dựng được tinh thần thương yêu đồng đội, thương yêu giai cấp đúng đắn. Từ chỗ nhìn người bệnh bằng con mắt ban ơn đến nay trong ngành chúng ta đã xây dựng được tinh thần phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh không điều kiện. Với tình thương yêu giai cấp thắm thiết đó, người thương binh, bệnh binh đã nhận thấy ở người cán bộ quân y một đồng chí cách mạng, vừa là người chữa bệnh giỏi vừa là người mẹ hiền hoặc là người chính trị viên.


Tuy vậy, trong thời gian qua, trong nhiều mặt công tác chúng ta ít nhiều còn bộc lộ một số khuyết điểm chứng tỏ chúng ta chưa một lòng một dạ phục vụ bộ đội, thương binh, bệnh binh như gặp trường hợp nặng có đồng chí tỏ ra chưa quyết tâm cứu chữa đến cùng trên tinh thần còn nước, còn tát, thiếu thận trọng trong chuyên môn còn để xẩy ra tai nạn điều trị, chưa chú trọng đúng mức giải quyết các bệnh mạn tính, chuyên khoa và còn nhiều biểu hiện của ý thức tư hữu kỹ thuật.


- Tăng cường vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong ngành quân y.

Quá trình xây dựng ngành quân y cũng là quá trình xây dựng sự lãnh đạo của Đảng. Trước năm 1950, cơ sở Đảng trong ngành quân y chưa phát triển. Lúc này Đảng lãnh đạo công tác quân y chủ yếu là quán triệt đường lối chính sách chung vào các mặt công tác, việc xây dựng tổ chức Đảng trong quân y còn ít. Theo với quy mô tác chiến của quân đội, nhiệm vụ quân y ngày càng nặng nề, từ chiến dịch Biên giới Đảng đã đưa vào quân y một số cán bộ chính trị và tổ chức thành hệ thống chính trị1 (Chế độ chính ủy được thực hiện từ năm 1955 tại Cục quân y. Chính ủy Cục quân y đều tiên là đồng chí Nguyễn Hải Thanh). Từ đó đến năm 1957, nói chung sự lãnh đạo của Đảng ngày càng chặt chẽ, tổ chức Đảng trong ngành quân y ngày càng vững mạnh, tạo ra những điều kiện không thể thiếu được cho mọi sự phát triển của ngành. Nhưng cán bộ quân y hiểu về sự lãnh đạo của Đảng còn nhiều chỗ mơ hồ. Trong các năm 1950-1951 có một số cán bộ chuyên môn không tán thành sự lãnh đạo của Đảng. Các năm 1956-1957 do tư tưởng tư sản lũng đoạn và ảnh hưởng xấu của nhóm Nhân văn - Giai phẩm, có một số cán bộ chuyên môn trong đó có đảng viên cho rằng Đảng chỉ lãnh đạo được đường lối, chính sách, không lãnh đạo được kỹ thuật, thừa nhận sự lãnh đạo của Trung ương, Tổng quân ủy, không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Đến giữa năm 1957, Đại hội Đảng ở các cơ sở trực thuộc Cục quân y đã giành được thắng lợi mới là xác định được Đảng ủy ở cơ sở phải lãnh đạo kỹ thuật và có thể lãnh đạo tốt, còn chi bộ thì vẫn "bảo đảm". Phải chờ đến cuộc vận động và kiện toàn chi bộ năm 1958, ở một số nơi mới xác định được chi bộ phải lãnh đạo kỹ thuật và có thể lãnh đạo kỹ thuật được tốt. Lúc này trong quân y đã có tổ chức Đảng từ cơ sở trở lên ở đâu cũng có chế độ Đảng ủy, chính trị viên, một số chi bộ đã bắt đầu thực hiệu lãnh đạo toàn diện, lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật. Trong cán bộ chuyên môn không còn ai công khai từ chối sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng như vậy, cũng mới chỉ nói được công tác lãnh đạo của Đảng có tiến bộ hơn trước, còn đi sâu vào thực tế thì chưa thể nói được Đảng hoàn toàn lãnh đạo tuyệt đối trong ngành quân y, vì tư tưởng y học vô sản thể hiện bản chất giai cấp vô sản chưa được quán triệt đầy đủ vào ngành quân y, nhiều đảng viên chưa thấy hết trách nhiệm phải lãnh đạo kỹ thuật.


Quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng cho rằng: Lực lượng vũ trang nhân dân phải do chính Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Quân đội nhân dân, một bộ phận của lực lượng vũ trang của Đảng, thực chất là quân đội của công nông mang theo bản chất của giai cấp công nhân. Quân đội nhân dân phải do Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Vì vậy ngành quân y của quân đội nhân dân cũng phải do Đảng tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Quan niệm khoa học kỹ thuật tách rời chính trị vốn có trong tiềm thức của người cán bộ quân y được đào tạo thời thuộc Pháp cho nên ngoài việc xác định đối tượng phục vụ nhất thiết cần khẳng định cho được vai trò lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn kỹ thuật. Cũng như quân đội nói chung, ngành quân y phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiẽp và toàn diện của Đảng. Qua thực tế đấu tranh trong mấy năm qua, cán bộ quân y ngày càng thấy vai trò lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn, kỹ thuật. Đảng ở đây không phải chí là Trung ương hay cấp ủy cao mà cụ thể là chi bộ, chi ủy. Đảng lãnh đạo trước hết là lãnh đạo qua đường lối chính sách vào trong quân y, Đảng còn lãnh đạo qua tổ chức, qua tập thể Đảng ủy, chi bộ, chi ủy ở từng đơn vị cụ thể. Thừa nhận Đảng lãnh đạo chung hay thừa nhận cấp ủỵ Đảng cấp cao mới lãnh đạo được, mà thừa nhận sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, một tổ chức cơ sở của Đảng - chiếc cầu nối liền giữa sự lãnh đạo của Đảng với quần chúng làm khoa học kỹ thuật tức là thừa nhận trừu tượng và phủ nhận cụ thể.


Để công tác lãnh đạo của Đảng phát huy được tác dụng thiết thực ở mọi lúc, mọi nơi giữa cán bộ chuyên môn và cán bộ chính trị cần đề cao tinh thần đoàn kết tôn trọng nghiệp vụ của nhau. Trong khi làm công tác kỹ thuật cán bộ chuyên môn phải có ý thức chính trị, cán bộ chính trị phải đi sâu năm vững các nguyên tắc chuyên môn làm cho công tác lãnh đạo được thống nhất, phù hợp với nội dung và đối tượng ngày càng sâu sắc và sinh động.


- Tăng cường đoàn kết nội bộ, xây dựng hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của quân đội ta và cũng được quán triệt trong ngành quân y, cho nên mặc dầu trong quân y một số khá đông là tiểu tư sản trí thức nhưng vẫn giữ được đoàn kết trong lúc cứu chữa thương binh, bệnh binh ngoài mặt trận cũng như ở hậu phương, đoàn kết giúp nhau cải tạo tư tưởng, nâng cao kỹ thuật. Tuy vậy, do ý thức tư hữu kỹ thuật nên tư tưởng cá nhân, bản vị, đẳng cấp có nơi có lúc khá nặng nề. Những tư tưởng đó dẫn đến chỗ suy bì, tị nạnh thậm chí có lúc bè phái, rõ nhất là trong năm 1956-1957. Tư tưởng đẳng cấp rõ ràng là của y học tư sản. Trong ngành quân y cách mạng, thì giá trị của người cán bộ không phải đo văn bằng học vị quyết định. Văn bằng, học vị giúp ta đánh giả một phần khả năng kỹ thuật của người cán bộ, nhưng người đó tốt hay xấu là do có đem hết khả năng kỹ thuật một lòng một dạ phục vụ thương binh, bệnh binh hay không. Cuộc kháng chiến chống Pháp và bốn năm xây dựng hòa bình đã chứng minh rõ ràng không phải những người có văn bằng cao nhất đều là người trung thành với cách mạng, phục vụ được nhiều nhất cho cách mạng. Cho nên người cán bộ quân y cách mạng bao giờ cũng phải khiêm tốn, và để tăng cường đoàn kết nội bộ. Vấn đề mấu chốt hiện nay là giải quyết tư tưởng cá nhân bản vị, đặc biệt là tư tưởng đẳng cấp. Mọi người cần căn cứ vào tiêu chuẩn đức, tài để đánh giá mình cho đúng, khiêm tốn, trân trọng học tập quần chúng công nông.


- Mở rộng dân chủ đi theo đường lối quần chúng.

Mở rộng dân chủ đi theo đường lối quần chúng cũng là một nguyên nhân giúp cho ngành quân y hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế khi đi sâu vào cải tiến kỹ thuật mở rộng nghiên cứu, thường có khuynh hướng chỉ dựa vào cán bộ chuyên môn giỏi mà chưa tin tưởng vào đông đảo quần chúng làm công tác quân y. Sở dĩ có tình trạng trên là chưa phân biệt rõ hai quan niệm khác nhau của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản về nguồn gốc của kỹ thuật y học. Theo quan điểm tư sản thì y học là do công lao tìm tòi nghiên cứu của một nhóm các nhà bác học. Trái lại, chúng ta cho rằng y học là kết quả của thực tế đấu tranh chống bệnh tật bảo vệ sự tồn tại của con người. Vì vậy, bệnh nhân và những người săn sóc, chữa chạy trực tiếp như hộ lý, y tá, thầy thuốc là những người có kinh nghiệm đấu tranh phong phú nhất. Ngày nay, y học có tính chất tập thể rộng lớn gồm nhiều ngành khoa học. Y học càng phát triển thì tính chất tập thể lại càng rộng rãi, hiệp đồng càng phải chặt chẽ. Chính vì chưa, nhận thức đúng đắn nên một số cán bộ kỹ thuật đã rơi vào quan điểm tư sản không đánh giá đúng mức sự đóng góp của quần chúng, bảo thủ, mê tín bản thân, mê tín đàn anh, mê tín các thầy, mê tín sách vở. Về phía cán bộ, nhân viên dưới thì phần đông lại tự ti, mê tín cán bộ kỹ thuật trên, không thấy hết khả năng sáng tạo của mình.


Vì vậy, đường lối xây dựng khoa học kỹ thuật y học của cách mạng là phải dựa vào trí tuệ của quần chúng rộng lớn trong đó bao gồm cả cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:51:35 pm »

- Quán triệt đường lối cán bộ lấy công nông làm cốt cán.

Đây là vấn đề nguyên tắc trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân y. Ngành quân y là một bộ phận của quân đội, đường lối cán bộ quân y không thể đi chệch khỏi đường lối chung về cán bộ trong quân đội. Do hoàn cảnh lịch sử nước ta, sau cách mạng tháng tám năm 1945 một số khá đông cán bộ y tế cũ có lòng yêu nước đã sốt sắng tham gia quân đội. Đến năm 1949, chúng ta mở Trường quân y sĩ lấy học sinh tốt nghiệp thành chung (cấp 2) và cán bộ kháng chiến có văn hóa tương đương vào học. Đến năm 1951, theo chủ trương đào tạo cán bộ từ dưới lên, một số đồng chí y tá có thành tích công tác, có văn hóa lớp 3, lớp 4 được cử đi học.


Thành phần của cán bộ y tế cũ được đào tạo từ chế độ Pháp thuộc đương nhiên phần đông là thuộc lớp trên và trung gian. Còn đối với cán bộ đào tạo trong kháng chiến, thành phần cơ bản cũng còn ít, ngay trong số cán bộ trung cấp quân y mà chính trong ngành đào tạo cũng chỉ có 14% là thành phần cơ bản, tỷ lệ thành phần cơ bản trong cán bộ sơ cấp cũng chưa cao. Tình hình đó cho thấy chúng ta chưa quán triệt được đường lối lấy công nông làm cốt cán vào việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ quân y, có nhiều đồng chí còn nhầm lẫn đường lối cán bộ công nông làm cốt cán với chính sách đào tạo cán bộ từ dưới lên, lại có một số đồng chí lãnh đạo chỉ thấy lợi ích trước mắt là muốn đào tạo nhanh thì trước hết phải lấy những người có văn hóa nhưng lại coi nhẹ việc bồi dưỡng văn hóa cho công nông. Nghiêm trọng hơn là năm 1951, có một số người không tán thành đường lối đó cho là "áo nâu lên, áo trắng xuống", năm 1957 hãy còn có ý kiến cho là không thể trí thức hóa công nông được vì những anh em này kém văn hóa, không tiếp thu khoa học kỹ thuật được.


Do thành phần cơ bản còn ít nên bản chất cách mạng trong ngành còn yếu, trái lại tính chất tiểu tư sản, tư bản lại thường xuyên gây tác hại trong cán bộ quân y. Trong các năm 1956-1957 còn nhiều biểu hiện của tư tưởng dao động thiếu tin tưởng, quan điểm thương yêu gắn bó giữa quân y và bộ đội chưa sâu sắc, ý thức tổ chức, đoàn kết, kỷ luật chưa nghiêm.


Chúng ta phải thấy đào tạo cán bộ công nông là một nhu cầu khách quan của cách mạng, cách mạng ở miền Bắc không ngừng tiến lên chủ nghĩa xã hội, những người công nhân và nông dân tập thể ngày càng giữ vai trò làm chủ xã hội và tất nhiên làm chủ cả khoa học kỹ thuật. Trên thực tế, Đảng ta đang ra sức phát triển văn hóa để tiến hành cách mạng kỹ thuật làm cho công nông có thể nắm được khoa học kỹ thuật. Tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa đã cho thấy khi công nông nắm được khoa học kỹ thuật thì đưa khoa học kỹ thuật tiến lên những bước nhằy vọt. Cho nên thái độ của những cán bộ cũ đã tự giác theo cách mạng là phải nhận rõ yêu cầu khách quan đó mà tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ công nông. Mặt khác, muốn đào tạo cán bộ công nông thì việc trước tiên của cán bộ kỹ thuật cũ là phải công nông hóa cho tốt. Chỉ khi nào người trí thức cũ được công nông hóa thì mới là thầy giáo tốt của cán bộ công nông. Muốn công nông hóa tốt thì trước hết phải luôn xác định trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng, phục tùng vô điều kiện đường lối giai cấp công nhân, ra sức học tập chính trị để nâng cao nhận thức tư tưởng, chuyển biến tác phong, gần gũi cởi mở với chiến sĩ, với thương binh, bệnh binh v.v... Khi đã công nông hóa tốt thì sẽ trở thành cốt cán của hàng ngũ cán bộ cho nên người trí thức cũ không nên lo lắng là có được tín nhiệm hay không. Điều quan trọng là phải thường xuyên đối chiếu với tiêu chuẩn đức tài đánh giá đúng đắn ưu điểm, khuyết điểm, tích cực cải tạo để ngày càng công nông hóa tốt hơn. Thực tế đã chứng minh là cán bộ chiến sĩ quân đội ta với lòng yêu nước nồng nàn, nếu được chủ nghĩa Mác - Lê-nin bồi dưỡng thì không những chỉ thành phần lao động, mà ngay cả những phần tử trí thức cũng có thể chuyển qua lập trường giai cấp vô sản, gạt bỏ những lập trường gốc rễ, sáng tạo ra sức mạnh mới.


- Không ngừng quán triệt năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng.

Thực tiễn lịch sử mười lăm năm xây dựng ngành quân y chứng tỏ việc quan trọng trước hết là phải xây dựng một ngành quân y cách mạng. Từ phương châm mấu chốt, cơ bản này Hội nghị đã đề ra năm phương châm chỉ đạo cụ thể xây dựng ngành quân y cách mạng. Nội dung các phương châm phản ánh sự vận dụng đúng đắn quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng vào trong ngành, thể hiện tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng trong công tác quân y. Ý nghĩa của năm phương châm là nhằm nhận định ranh giới hệ tư tưởng y học vô sản và hệ tư tưởng y học tư sản. Từ đó, các phương châm này đã được học tập quán triệt vào trong ngành, thực sự trở thành một cuộc vận động chính trị nhằm xây dựng tư tưởng y học vô sản chống tư tưởng y học tư sản.


Đến những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi vào giai đoạn quyết định (từ năm 1971 đến 1972), qua hơn mười năm thực tế phát huy tác dụng chỉ đạo xây dựng ngành, năm phương châm đó đã được bổ sung đúc kết hoàn chỉnh, trở thành một trong những vấn đề cơ bản của ngành1 (Năm phương châm được xác định trong Hội nghị quân y lần thứ 14 với các đầu đề như sau: 1. Chính trị làm gốc, tư tưởng dẫn đầu, 2. Lấy dự phòng làm chính. 3. Điều trị toàn diện. 4. Kết hợp đông tây y. 5. Cần kiệm xây dựng ngành. Về nội dung đã được bổ sung, xin xem cuốn "Mấy vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam", xuất bản năm  1971).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #55 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:52:09 pm »

b) Ngành quân y phải tiến lên chính quy, hiện đại.

Trên cơ sở xây dựng mặt cách mạng, muốn làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ngành quân y phải tiến lên chính quy, hiện đại. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà và xây dựng quân đội, khoa học kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong những điều kiện sinh hoạt, luyện tập và chiến đấu ngày một phức tạp của quân đội, yêu cầu bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật cũng sẽ một ngày một cao và tinh vi.


Vì thế, muốn phục vụ được một quân đội chính quy hiện đại, người cán bộ quân y phải có một trình độ kỹ thuật hiện đại. Đó là một yêu cầu khách quan của xây dựng quân đội. Người cán bộ quân y nâng cao được trình độ kỹ thuật không những hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ mà còn góp phần vào việc xây dựng nền y học Việt Nam.


Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ lớn trong thời gian tới như về mặt tổ chức phải kiện toàn các phòng quân y quân khu để có đủ khả năng tự giải quyết lấy công việc nếu chiến tranh xẩy ra, xây dựng quân y các quân chủng, binh chủng và những tổ chức cơ động như bệnh viện nội khoa dã chiến, ngoại khoa dã chiến, các phòng xét nghiệm cơ động, các đội tẩy trùng, tẩy xạ, phòng dịch cơ động, các kho thuốc dự trữ.


Về trang bị phải tiến hành trang bị theo khả năng kinh tế và yêu cầu của từng khu vực đặc biệt chú trọng trước tiên ở tuyến một.

Về kỹ thuật nâng cao hơn nữa chất lượng công tác cấp cứu không những ở các bệnh viện mà ngay ở các tuyến trước bảo đảm thực hiện được phương châm: nhiều, nhanh, tốt, tiết kiệm. Tích cực xây dựng đủ các chuyên khoa nhất là các chuyên khoa phục vụ chiến tranh, về ngoại khoa như chấn thương, bụng, ngực, phẫu thuật thần kinh, tiết niệu, hàm mặt..., về nội khoa như điều trị hơi độc, phóng xạ, các bệnh truyền nhiễm, sốt rét, về vệ sinh phòng dịch nâng cao chất lượng công tác kiểm nghiệm phần chất thực phẩm, nước, không khí, nghiên cứu những bệnh dịch hay thấy ở nước ta, có biện pháp cụ thể phòng ngừa, chống dịch có hiệu lực.


Về sản xuất phấn đấu làm được một số mặt hàng thuốc, bảo đảm chất lượng tốt, bảo đảm giữ gìn sự công hiệu của thuốc ở khí hậu nóng ẩm tiến tới nhiệt đới hóa được- một số thuốc và dụng cụ cần thiết.

Về huấn luyện xúc tiến đều đặn việc bổ túc tại chức cho cán bộ. Ở Trường sĩ quan quân y, nhanh chóng kiện toàn các bộ môn y học cơ sở và xây dựng các khoa y học quân sự như tổ chức chiến thuật quân y, hóa học, nguyên tử, nội khoa dã chiến, sinh lý quân đội, đồng thời triệt để thực hiện đào tạo cán bộ theo đường lối lấy công nông làm cốt cán. Mạnh dạn phát triển việc nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xây dựng quân đội, đặc biệt là nhằm giải quyết các vấn để bảo đảm quân y trong chiến đấu hiện đại.


Hội nghị còn quyết định nhiều phương hướng vễ tổ chức biên chế, chiến thuật quân y, bố trí các khu vực bảo đảm cứu chữa, phân công các tuyến, làm cho ngành quân y luôn luôn sẵn sàng phục vụ bộ đội chiến đấu.


Trong hội nghị đã có hơn 50 đại biểu là cán bộ kỹ thuật, chính trị đọc tham luận về những vấn đề trung tâm của ngành. Hội nghị đã có thư gửi các đồng chí làm công tác quân y trong toàn quân về bản nghị quyết của Hộii nghị quân y lần thứ 14.


Trước khi hội nghị kết thúc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam đã nói chuyện với hội nghị. Đồng chí tỏ ý vui mừng thấy hội nghị thành công tốt đẹp và căn dặn các đại biểu tin tưởng, thực hiện tốt nghị quyết của hội nghị mà trung tâm là xây dựng sự lãnh đạo của Đảng trong ngành, đào tạo cán bộ theo đường lối lấy công nông làm cốt cán, phát triển kỹ thuật để xây dựng ngành quân y vững mạnh phục vụ tốt quân đội nhân dân đang nỗ lực xây dựng chính quy hiện đại.


Hội nghị quân y lần thứ 14 là một hội nghị tổng kết một cách toàn diện 15 năm xây dựng ngành quân y cách mạng. Hội nghị đã đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng trong ngành và là thành công tập trung của nội dung xây dựng cách mạng trong ngành. Năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng đã được xác định.


Đó là một hội nghị lịch sử đánh dấu một bước chuyển biến lớn của ngành về mọi mặt. Những nghị quyết của hội nghị đã có tầm quan trọng soi sáng cho công tác quân y trong một thời gian dài tiếp sau, góp phần tích cực vào việc xây dựng ngành quân y cách mạng, chính quỵ và hiện đại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #56 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:53:55 pm »

8. Xây dựng các trung tâm kỹ thuật đầu tiên của ngành: Viện vệ sinh dịch tễ. Phòng nghiên cứu kiệm nghiệm dược khoa. Viện quân y 108. Phòng giám định Pháp y.

Nghiên cứu, xây dựng và phát triển kỹ thuật là một khâu quan trọng để ngành quân y tiến lên hiện đại. Trong một thời gian ngắn được sự giúp đỡ của nền y tế nhân dân và các nước anh em, chúng ta đã nỗ lực phấn đấu thành lập, củng cố và phát triển được nhiều trung tâm nghiên cứu kỹ thuật làm nòng cốt cho việc chỉ đạo khoa học kỹ thuật y học trong toàn quân đóng góp vào sự phát triển của nền y học cách mạng Việt Nam.


Viện vệ sinh dịch tễ nguyên là Đội vệ sinh phòng dịch đầu tiêu của quân đội được thành lập cuối năm 19511 (Đội được thành lập sau chiến dịch Biên giới, sinh viên Võ An Dậu làm đội trưởng, y tá trưởng Nguyễn Ngọc Thảo làm đội phó gồm có 35 đồng chí làm công tác vệ sinh phòng dịch) là một phân đội kỹ thuật của Phòng Vệ sinh phòng dịch Cục quân y. Trong những năm chống Pháp, tuy mới thành lập, phương tiện kỹ thuật chỉ có một kính hiển vi, một chiếc cân, một thước vải, một số nhạc cụ và bút mực vẽ, Đội đã tích cực lăn lộn với bộ đội khắp các chiến dịch lấy công tác vận động quần chúng, tuyên truyền vệ sinh, xây dựng nề nếp tổ chức của chiến sĩ vệ sinh làm trung tâm hoạt động, bằng các hình thức nói chuyện, ca nhạc, tham quan đầu bờ, hội nghị nuôi quân phòng dịch... Buổi tham quan đầu bờ đầu tiên được tổ chức lại Đại đoàn 316 vào tháng mười hai năm 1952, đồng chí Chu Huy Mân, chính ủy đại đoàn đã đến động viên, khuyến khích anh em làm công tác vệ sinh phòng dịch. Tổ vệ sinh phòng dịch đại đoàn đã thu thập các hiện vật tổ chức một buồng triển lãm nhỏ về quân y gồm có các dụng cụ nặn bằng đất sét, làm bằng ống bương, đan bằng tre nứa do bàn tay cán bộ chiến sĩ của đại đoàn làm góp phần cải thiện sinh hoạt của đơn vị.


Từ năm 1954, đội trở thành phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch, hoạt động kỹ thuật dần dần được nâng lên và bắt đầu có cơ sở về trang bị kỹ thuật. Đội đã tham gia việc điều tra các thí điểm sốt rét, cải tiến cách ủ phân, nghiên cứu về thể lực quân đội và đã làm được nhiều xét nghiệm phục vụ cho công tác vệ sinh phòng dịch. Đến năm 1960, phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch được tổ chức thành Viện vệ sinh dịch tễ quân đội và là trung tâm vệ sinh dịch tễ đầu tiên của ngành quân y1 (Viện được thành lụp năm 1900, bác sĩ Nguyễn Sỹ Quốc làm viện trưởng, bác sĩ Từ Giấy làm viện phó). Trang bị kỹ thuật và trình độ khoa học của Viện phát triển nhanh, đã có bốn khoa chuyên môn với nhiều ban chuyên trách từng mặt kỹ thuật. Về máy, trong những năm sau Viện đã có 144 loại máy và dụng cụ, có kính hiển vi đối pha, kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi vạn năng, máy đông khô, các loại máy đo vi khí hậu, kiểm tra thể lực... có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu về phục vụ và nghiên cứu khoa học.


Hoạt động của Viện luôn bám sát yêu cầu của quân đội, ban côn trùng đã tập trung điều tra quy luật sinh trưởng của muỗi và ruồi vàng, khoa vi-rút đã thành công trong việc cấy vi-rút cúm vào phôi gà, khoa ký sinh trùng tiếp tục bám sát bộ đội ở rừng núi để nghiên cứu sốt rét, khoa vệ sinh bám sát công nhân quân giới nghiên cứu các yếu tố độc hại kịp thời đề ra được các chế độ dự phòng các bệnh nghề nghiệp.


Từ năm 1962, Viện vệ sinh dịch tễ kết hợp với Viện nghiên cứu y học quân sự để thành lập các khoa vệ sinh dịch tễ, vi sinh vật của Viện nghiên cứu y học quân sự. Từ tổ chức cũ thành lập lại Đội vệ sinh phòng dịch trực thuộc Cục Quân y và từ lúc này mặc dầu biên chế nhỏ, trang bị kỹ thuật ít, đội đã tham gia tổ chức 20 đội vệ sinh phòng dịch cho chiến trường, cử 85 lượt cán bộ đi nghiên cứu, phục vụ các đơn vị ở tuyến trước, tham gia biên soạn tài liệu, các sổ tay vệ sinh, nghiêu cứu trên thực tế vệ sinh lái xe trên đường vận tải chiến lược và vệ sinh các quân chủng, binh chủng kỹ thuật.


Ở đơn vị dần dần hình thành các đội vệ sinh phòng dịch quân khu, quân chủng. Được sự giúp đỡ của Viện vệ sinh dịch tễ, các đội này phát triển tương đối nhanh  về nhiều mặt, đến năm 1964 đã có đủ cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên khoa cũng được đào tạo gấp rút, các kỹ thuật cơ bản về vệ sinh phòng dịch cũng được phát triển. Khả năng của các đội quân khu, quân chủng lúc này là phát hiện các vấn đề về dịch tễ, nghiên cứu vệ sinh cơ bản và tuyên truyền kiến thức khoa học quân y. Ở sư đoàn và trung đoàn có củng cố và kiện toàn trung đội và tổ vệ sinh phòng dịch. Hệ thống chiến sĩ vệ sinh đã được tổ chức lại nhưng hoạt động yếu, chưa tiếp thu và phát huy đầy đủ những kinh nghiệm vận động quần chúng trong kháng chiến chống Pháp.


Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm dược khoa.

Viện bào chế tiếp tế là một cơ sở của ngành dược được hình thành từ các tổ chức dược trong kháng chiến chống Pháp. Trong viện có phòng kiểm nghiệm, đầu năm 1959 thành lập thêm bộ phận nghiên cứu để giải quyết những khó khăn trong ngành về bào chế, bảo quản, đóng gói và bước đầu nghiên cứu về thuốc chống choáng và chế thuốc từ phủ tạng động vật. Sau đó, thành lập thêm ban nghiên cứu chiến thuật tiếp tế và ban nghiên cứu bảo quản cải tiến dụng cụ.


Công tác nghiên cứu tăng dần về khối lượng, theo yêu cầu của nhiệm vụ, phòng kiểm nghiệm thành một cơ sở nghiên cứu chính thức về dược và đổi tên là Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm1 (Dược sĩ Đặng Hanh Khôi là Trưởng phòng). Thời gian này với số lượng cán bộ còn ít, nhưng cũng đã bắt tay ngay vào nghiên cứu theo phương hướng chính sau đây:

- Nghiên cứu cách bảo quản, đóng gói thuốc và trang bị để chi viện cho chiến trường.

- Nghiên cứu các loại thuốc theo yêu cầu chiến đấu, sinh hoạt của bộ đội.

- Nghiên cứu các phương pháp bào chế, kiểm nghiệm ở dã ngoại thích hợp với chiến đấu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #57 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:55:10 pm »

Về trang bị đóng gói. Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm đã phối hợp với Trường đại học quân y nghiên cứu hàng loạt cơ số từ đại đội đến sư đoàn kể cả trang bị cho bệnh viện dã chiến và trang bị cho các đặc chủng. Trang bị quân y được nghiên cứu theo hướng hành quân bộ ở rừng núi là chính, nhưng vẫn có thể kết hợp với cơ giới, tầu thuyền, yêu cầu là gọn nhẹ, bền chắc, cải tiến các lều bạt quân y nhẹ, dễ mang vác, dễ triển khai. Ngoài các cơ số của đơn vị, đã thành công trong công việc nghiên cứu các cơ số cá nhân về thuốc thường dùng, thuốc chiến thương và thuốc chống chất độc hóa học. Với các quân chủng, binh chủng kỹ thuật, đã có cơ số cho lái xe đường dài, bộ đội thiết giáp, bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, hải quân (kể cả thuyền, bè, mảng) và không quân. Cải tiến trang bị cho bản thân ngành dược nhẹ gọn đi ra tuyến trước cũng là một yêu cầu cấp thiết: Đã làm được nồi cất nước nặng 0,9 kg công xuất 1 lít/giờ, máy rập thuốc viên bằng tay công xuất 8.000 viên một người một ngày và nhiều dụng cụ phục vụ cho ngành vệ sinh phòng dịch và điều trị. Mười ba loại vật liệu chèn lót đã được nghiên cứu về tính năng đảm bảo sức chịu đựng khi vận chuyển. Đã nghiên cứu cải tiến dạng thuốc chuyển từ dạng lỏng, bột sang dạng viên, mỡ để tiện đóng gói, dễ mang, ít hư hỏng và dễ dùng.


Về thuốc chiến thương đã nghiên cứu thuốc cầm máu như màng fi-brin tẩm nghệ lấy từ máu động vật có sừng để rắc các vết thương, bông thấm fi-brin tẩm giê-la-tin tự tiêu trong cơ thể. Tháng mười hai 1960, cùng với khoa dược Viện 108 đã thành công trong nghiên cứu pha chế dextran, đâỵ là một công trình nghiên cứu thuốc quy mô đầu tiên ở nước ta theo phương pháp tổng hợp vi sinh vật. Trường đại học quân y đã chứng minh bằng thực nghiệm, dextran do ta pha chế đã đạt tỷ lệ thoát choáng là 99,3%. Bộ y tế đã cho sản xuất hàng loạt trong nhiều năm để phục vụ chiến trường.


Để góp phần nuôi dưỡng thương bình, bệnh binh, đã nghiên cứu thủy phân đạm động vật, đạm thực vật và đạm nguồn gốc vi sinh vật. Nhiều loại thuốc dinh dưỡng từ đạm thủy phân đã được sản xuất vớin quy mô lớn gửi ra chiến trường.


Công tác kiểm nghiệm đã tìm ra được những phương pháp giúp đơn vị kiểm tra thuốc dễ dàng, thuận lợi như phương pháp sắc ký phát quang cấp tốc trên giấy dùng dung môi là nước để định tính thuốc và dược liệu, phương pháp sắc ký lớp mỏng cấp tốc phân tích thuốc và hỗn hợp thuốc, dùng phản ứng khô giữa các thuốc thử rắn để định tính ở dã ngoại, sử dụng phân cực kế cầm tay để định lượng một số dung dịch pha ở bệnh viện. Về kỹ thuật cụ thể đã thành công trong việc dùng than sunfôn, một hóa chất trao đổi ion rẻ tiền để định lượng thuốc và các phương pháp định lượng tinh dầu giun, pan-ma-tin, glucôza, các vitamin A, D trong dầu cá đậm đặc.


Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm cũng đã đóng góp được 29 chuyên luận vào quyển Dược điển đầu tiên của ngành y tế Việt Nam.

Thời gian xây dựng cơ sở nghiên cứu về dược chưa nhiều, nhờ tinh thần luôn bám sát yêu cầu của chiến trường, dám nghĩ, dám làm, không chờ đợi, tận dụng khả năng có trong tay, Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm dược khoa đã đạt được nhiều thành tích về kỹ thuật, đóng góp vào việc trang bị vật tư kỹ thuật, thuốc và kiểm nghiệm thuốc, dược liệu cho ngành quân y phục vụ bộ đội huấn luyện và chiến đấu.


Viện 108 - Viện quân y tuyến cuối của toàn quân1 (Bác sĩ Lê Văn Phụng được cử làm Viện trưởng Viện quân y 108, khi Viện có nhiệm vụ làm tuyến điều trị cuối của toàn quân)

Là một bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, Viện quân y 108 được thành lập ngày 1 tháng tư năm 1951 tại Việt Bắc. Viện đã góp phần kịp thời phục vụ cho quân đội chiến đấu thắng lợi. Sau khi giải phóng Thủ đô, viện tiếp quản bệnh viện Đồn Thủy và đã xây dựng cơ sở này từ đầu thành một viện quân y hoàn chỉnh, có nhiều chuyên khoa với trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện đại.


Là một trung tâm kỹ thuật điều trị của toàn quân, là nơi điều trị của cán bộ quân đội và bạn quốc tế, để hoàn thành được nhiệm vụ, viện luôn phấn đấu xây dựng về mọi mặt.

Trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, viện luôn luôn quán triệt một cách toàn diện các phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng, nhất là phương châm điều trị toàn diện lấy điều trị làm trung tâm, kết hợp Đông y với Tây y và vận dụng tốt phương pháp ba mũi giáp công để điều trị2 (Ba mũi giáp công trong điều trị: - thuốc, kỹ thuật - nuôi dưỡng - yên tâm, tin tưởng, lạc quan). Mặt khác đã thực hiện thường xuyên nguyên tắc dân chủ tập thể trong chuyên môn, phát huy được trí tuệ của cán bộ nhân viên của Viện và được sự giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản của các chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa anh em1 (Đặc biệt là của Đoàn y tế nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri) nền công tác kỹ thuật của viện từ năm 1955 đến nay đã phát triển nhanh chóng.


Sau tháng bẩy năm 1954, trong điều trị, kỹ thuật còn nhiều hạn chế, tổ chức trang bị còn thô sơ, trước yêu cầu của thương binh, bệnh binh, viện đã giải quyết được hầu hết các vết thương chiến tranh. Những hạn chế về kỹ thuật lúc này là không thể tránh khỏi, công tác điều trị còn mang tính chất thụ động nhưng cũng đạt được yêu cầu cơ bản, các vết thương đều liền sẹo nhất là các vết thương đã bị dò lâu năm.


Từ năm 1960 trở đi, được thu dung thương bịnh, bệnh binh ở chiến trường ra, viện đã có nhiều cải tiến giải quyết di chứng vết thương và bệnh tật trong chiến tranh, là một viện của toàn quân có nhiều chuyên khoa tổ chức kỹ thuật khá hoàn chỉnh, viện đã giải quyết nhiều di chứng rất nặng từ sọ não đến các cơ quan và phủ tạng toàn thân. Phẫu thuật cấy ghép tổ chức và tạo hình đã giải quyết được nhiều vết thương phức tạp như gẫy mất các đoạn xương lớn được ghép xương phục hồi công năng, vết thương mạch máu được ghép mạch tự thân hoặc bằng mảnh ghép nhân tạo, dùng quai Fi-la-tốp lấp những khuyết hổng lớn mà tài liệu y học thế giới cũng ít nêu. Đã tạo được hình mũi, vành tai, hố mắt, thanh quản, thực quản, bàng quang, hậu môn, dương vật, ngón tay và đã phục hồi được nhiều bộ phận chi thể bị mất. Nhiều di chứng xưa nay thường xử trí rất khó cũng đã giải quyết được như dò bàng quang, niệu đạo trực tràng, các vết thương ngực, cột sống... mở ra một đường hướng xử trí triệt để các di chứng lớn của vết thương chiến tranh. Kỹ thuật gây mê hồi sức đã phục vụ đắc lực các phẫu thuật trên, nhiều kỹ thuật gây mê, gây tê hiện đại được áp dụng như gây mê nội khí quản, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp, gây mê tĩnh mạch, gầy tê màng cứng. Kỹ thuật vô trùng khử trùng và săn sóc phục hồi sau mổ cũng phát triển đồng bộ. Về ngoại khoa thời bình đã làm các phẫu thuật lớn như nối tĩnh mạch lách thận, cắt gan, lách, cắt phổi, cắt bàng quang tiền liệt, xử trí phẫu thuật các bệnh tim, các u não và các động mạch ở những đoạn rất khó như động mạch đốt sống nửa ở trong và nửa ở ngoài sọ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #58 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:56:25 pm »

Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, viện đã nghiên cứu và đề ra được phương hướng đúng đắn có nhiều hiệu quả thiết thực trong chẩn đoán, điều trị các vết thương do bom bi và các vũ khí khác gây ra ở tất cả các chuyên khoa.


Các khoa nội kết hợp với các khoa cận lâm sàng, phi lâm sàng được khoa ngoại giúp sức, đã tích cực chẩn đoán điều trị các bệnh mạn tính và các bệnh do hậu quả của chiến tranh. Khoa truyền nhiễm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm chẩn đoán và nhiều phác đồ điều trị các bệnh sốt rét, sốt rét ác tính với các thể khó chữa. Khoa da liễu đã bám sát đơn vị giải quyết bệnh ngoài da do ruồi vàng, kiến khoang đốt và các bệnh lở loét chân. Nhiều bệnh như thiếu máu sau sốt rét, viêm gan, bệnh tim, thận, khớp, lao, viêm tắc động mạch, bệnh tâm thần thời chiến v.v... đã được chẩn đoán, điều trị với chất lượng cao bằng tây y kết hợp đông ỵ.


Nhiều kỹ thuật mới hiện đại được phát triển để bảo đảm công tác điều trị, phẫu thuật có kết quả. Một số mặt đã đạt được đỉnh cao của kỹ thuật hiện nay trên thế giới như sử dụng thận nhân tạo, chụp X quang động mạch chủ, chụp động mạch chọn lọc, chụp bạch mạch, chụp có bơm hơi động mạch não và sau phúc mạc... Khoa chẩn đoán chức phận đã sử dụng nhiều máy mới để chẩn đoán và theo dõi như điện tim, véc-tơ tim, điện tim nhiều dòng, điện não và các kỹ thuật soi trong để chẩn đoán các bệnh đường tiêu hóa. Khoa tim mạch đã sử dụng các máy tạo nhịp, khử rung tim. Khoa tai mũi họng đã đo thính lực bằng máy đo điện tử. Khoa truyền máu đã có trình độ chẩn đoán tế bào học cao, chẩn đoán các bệnh máu có bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta12 (Bệnh bạch huyết cấp thể tiền tủy bào (leucose aiguepromyélo-cytaire)) và cung cấp máu để truyền với từng thành phần riêng biệt như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương đơn thuần.


Các khoa sinh hóa, vi sinh vật, giải phẫu bệnh lý đã có nhiều sáng tạo về kỹ thuật, thỏa mãn về cơ bản các nhu cầu của các khoa ban. Việc nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh thực sự đang trở thành một khoa kỹ thuật, một mũi của ba mũi giáp công góp phần nâng cao hiệu xuất điều trị. Với tinh thần bếp là nhà, thương binh, bệnh binh là ruột thịt; với 22 chế độ ăn uống theo bệnh lý, phù hợp với khẩu vị dân tộc và một phần với quốc tế, các đồng chí ở khoa dinh dưỡng đã phát triển được ngành nghề của mình kịp với sự trưởng thành của viện.


Quá trình vừa xây dựng vừa phục vụ của viện đã từng bước đưa viện từ một bệnh viện phổ thông với một khoa đơn giản chưa có chế độ chức trách, lề lối làm việc còn du kích, trở thành một bệnh viện nhiều khoa với những chuyên khoa sâu có trình độ hiện đại, có đầy đủ chế độ chức trách, có nền nếp làm việc khoa học chính quy, hợp đồng chặt chẽ, được tín nhiệm trong toàn quân về tinh thần thái độ phục vụ và kỹ thuật chuyên môn tiên tiến.


Sự phát triển kỹ thuật của viện luôn luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Là một đơn vị có rất nhiều cán bộ kỹ thuật ở trình độ cao, lại phải thường xuyên giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật phức tạp nên Đảng bộ viện rất coi trọng giáo dục tinh thần phục vụ, quan điểm lập trường vô sản trong chuyên môn kỹ thuật. Qua nhiều lần đấu tranh nội bộ, đã xác định đươc vai trò lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật của Đảng cụ thể là của chi bộ cho nên công tác khoa học kỹ thuật của viện ngày càng phát triển đúng phương hướng, đúng quan điểm của Đảng, phù hợp với yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội.


Phòng giám định pháp y1 (Dược sĩ Hoàng Như Tố là Trưởng phòng)

Giám định pháp y là một chuyên khoa trong y học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến y học, sinh học, luật học phục vụ cho mục đích pháp lý, điều tra xét xử, phục vụ cho công lý, cho đấu tranh giai cấp. Pháp y của quân đội nhân dân Việt Nam mang tính chất của khoa học y học và tính giai cấp vô sản, dùng y học để góp phần đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp, của dân tộc. Đây là một chuyên khoa mới của nền y học nước ta.


Năm 1956, đã hình thành các hội đồng giám định pháp y đầu tiên ở các tỉnh miền Bắc. Trong quân đội, ngày 14 tháng năm năm 1962, phòng pháp y được chính thức thành lập và là cơ sở kỹ thuật trực thuộc Cục quân y. Thời gian đầu, phòng chỉ có 13 cán bộ, nhân viên và mới có ban hóa, còn các bộ phận khác như giải phẫu bệnh lý thì vẫn kết hợp với Viện 108. Tuy biên chế ít, khả năng chuyên môn có hạn nhưng phòng đã nỗ lực bắt tay ngay vào việc xây dựng và phát triển ngành theo yêu cầu của pháp chế quân đội nhân dân và y học. Đến năm 1964, phòng đã tổ chức thêm ban y và càng có nhiều nhiều khoa sâu như bộ phận hình sự, kiểm tra sinh vật, khám nghiệm tử thi và các tang vật...


Về xã hội, ngành pháp y đã được tham gia cung cấp tài liệu giám định vào việc xét xử một số vụ, việc, cụ thể là bằng các giám định y học góp phần làm sáng tỏ các sự việc về y học và luật học.

Trong chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đại biểu pháp y quân đội được tham gia vào tiểu ban vũ khí của Ủy ban điều tra tội ác đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Chúng ta đã góp phần tố cáo với thế giới về tội ác của đế quốc Mỹ đã dùng bom bi, bom xuyên, bom lân tinh... và các chất độc hóa học giết hại nhân dân ta với âm mưu diệt sinh, diệt chủng, diệt môi trường sống đối với nhân và đất nước ta.


Phục vụ cho công tác điều trị dự phòng, phòng pháp y kết hợp với các viện làm các xét nghiệm kỹ thuật, rút kinh nghiệm về các trường hợp tử vong bệnh lý, các vụ tai nạn điều trị, tính chất vết thương do các vũ khí mới của địch gây ra giúp cho việc chỉ đạo kỹ thuật điều trị của ngành quân y có cơ sở khoa học thực tế. Ngành pháp y cũng đã tham gia huấn luyện cán bộ cho ngành, cán bộ kiểm sát quân đội và của Nhà nước.


Là một ngành mới được xây dựng, phòng pháp y cũng đã nhanh chóng trưởng thành về tổ chức, về kỹ thuật. Trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được quân đội giao cho, phòng luôn luôn cải tiến công tác, học tập các ngành khác và ngành pháp y nhân dân để từng bước phát triển và xây dựng một ngành pháp y quân sự Việt Nam hoàn chỉnh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:58:40 pm »

9. Xây dựng cúc tổ chức quân y ở miền Nam, phục vụ lực lượng vũ trang tham gia đấu tranh chính trị, đồng khởi và đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. Phục vụ bộ đội hải quân, phòng không đánh thắng trận đầu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (ngày 2 và 5 tháng tám năm 1964).

Ở miền Nam Việt Nam sau những năm đấu tranh chính trị quyết liệt, cuộc đồng khởi 1959-1960 đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ phát xít Ngô Đình Diệm. Cuộc đồng khởi thắng lợi đã phát triển thành cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng, chống lại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.


Trong giai đoạn này, đối tượng tác chiến của ta là quân ngụy được trang bị và huấn luyện theo kiểu Mỹ, có cố vấn Mỹ đến cấp tiểu đoàn, trung đoàn, quận, tỉnh. Chúng tổ chức ra quân chủ lực chủ yếu là bộ binh, pháo binh và có một ít lực lượng không quân, và quân địa phương gồm bảo an, dân vệ. Hoạt động quân sự của quân ngụy là đàn áp, tiêu diệt giáo phái đối lập, phá vỡ cơ sở cách mạng của ta và dồn dân lập ấp chiến lược. Khả năng đánh phá sâu vào cơ sở hậu phương ta còn ít, tinh thần ngụy quân lại bạc nhược nên nhìn chung chúng chưa có khả năng gây cho ta những khó khăn, thiệt hại lớn.


Tổ chức quân y đầu tiên cũng bắt nguồn từ cuộc đấu tranh của nhân dân chống chế độ áp bức của Mỹ-ngụy. Năm 1954, sau khi bộ đội ta tập kết ra Bắc, một số cán bộ y tế ở lại tiếp tục trông nom sức khỏe cho nhân dân. Về sau ở những địa phương có lực lượng vũ trang, số cán bộ y tế này cũng phụ trách luôn cả về quân y lúc thường cũng như lúc chiến đấu.


a) Sự hình thành các tổ chức quân y đầu tiên trong chiến tranh đặc biệt.

Trước ngày thành lập tổ chức hậu cần ở các vùng giải phóng, tổ chức quân y trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban quân sự thuộc Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và tùy theo điều kiện phát triển của lực lượng vũ trang từng địa phương, từng khu đều đã trải qua ba thời kỳ phát triển:

- Thời kỳ do dân y phụ trách sức khỏe của nhân dân và cả lực lượng vũ trang.

- Thời kỳ kết hợp giữa dân y và quân y.

- Thời kỳ do quân y phụ trách.

Thời kỳ do dân y phụ trách sức khỏe của nhân dân và cả lực lượng vũ trang, từ khi có lực lượng vũ trang đến năm 1960.

Lúc này lực lượng vũ trang giải phóng còn ít và phân tán hoạt động chủ yếu là đánh du kích, chống càn quét nên thương binh, bệnh binh chưa nhiều. Việc bảo đảm hậu cần và riêng về quân y đều dựa vào tổ chức của nhân dân địa phương. Cán bộ y tế ở các ấp, xã đều kiêm nhiệm việc trông nom, chữa chạy cho bộ đội và khi có chiến đấu làm nhiệm vụ cấp cứu thương binh rồi chữa đển khi khỏi.


Trong thời kỳ này cơ sở y tế của ta chưa hình thành rõ rệt, chưa có tổ chức biên chế thống nhất. Địa phương nào có lực lượng vũ trang thì Mặt trận giao trách nhiệm trông nom sức khỏe cho cán bộ y tế địa phương đó hoặc anh em trong đơn vị tự tìm cách chạy chữa lẫn cho nhau. Việc tiếp tế thuốc, bông băng... dựa vào nguồn thu mua ở địa phương, vào sự ủng hộ của nhân dân. Việc đào tạo cán bộ sơ cấp như y tá, cô đỡ (nữ hộ sinh) cũng bắt đầu mở ở một số địa phương, sớm nhất là ở Nam Bộ, mỗi lớp từ năm đến bảy người phân tán trong nhân dân, học sinh đều là con em cán bộ kháng chiến hoặc cán bộ đã đi tập kết. Dần dần mới tổ chức những lớp đông hơn, quy mô lớn hơn, chương trình và thời gian gần giống ở hậu phương lớn.


Tuy tổ chức y tế của ta chưa thành hệ thống rõ rệt, cán bộ và trang bị thuốc, dụng cụ còn ít nhưng được sự đùm bọc của nhân dân nên việc bảo đảm sức khỏe cho lực lượng vũ trang, cấp cứu và điều trị thương binh, bệnh binh đã được cán bộ y tế các địa phương giải quyết phù hợp với yêu cầu chiến đấu ở quy mô còn nhỏ và với điều kiện vật chất khó khăn lúc bấy giờ.


Thời kỳ kết hợp giữa quân y và dân y. Từ năm 1961 đến 1963-1964.

Sau khi Mặt trậu dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và thống nhất lực lượng vũ trang (15-2-1961), các đơn vị ở chiến trường miền Nam ngày càng lớn mạnh, chiến đấu liên tục, quy mô ngày một lớn. Từ hình thức trung đội, đại đội trong thời kỳ bí mật đã tiến lên thành lập các tiểu đoàn, trung đoàn và các đơn vị pháo binh, liên tục đánh địch trên khắp chiến trường miền Nam.


Tổ chức quân y được củng cố dần nhưng trong một thời gian dài vẫn là tổ chức kẽt hợp giữa quân y và dân y. Lúc này theo lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, một số cán bộ y tế đã trở lại hoạt động ở chiến trường. Ở Nam Bộ từ năm 1957-1960 đã có một số bác sĩ phục vụ, ở Khu 5 từ Trị Thiên đến Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận lên đến Tây nguyên các tổ chức quân y, dân y đều phát triển và đã có bác sĩ, y sĩ phụ trách. Về tổ chức ở các khu, miền có Ban Quân Dân y trực thuộc Ban Quân sự miền hay khu, ở các tỉnh có Ban Quân Dân y tỉnh còn các huyện về sau này mới có tổ chức y tế. Các cơ sở điều trị và các phân đội kỹ thuật dần dần hình thành, ở Khu 5 có 2 bệnh xá, bệnh xá nội tuyến phục vụ các cơ quan khu và bệnh xá ngoại tuyến biên chế 50 giường có bác sĩ phụ trách làm tuyến sau cho các bệnh xá tỉnh do dân y phụ trách. Để phục vụ cho chiến đấu có hai đội phẫu thuật khu và các đội phẫu thuật của tỉnh đội. Ở Nam Bộ các bệnh xá khu, tỉnh đội, các đội phẫu thuật được tổ chức sớm hơn và quy mô tổ chức cũng thay đổi từng nơi theo yêu cầu của chiến đấu.


Quân dân y Tây Nguyên hình thành từ cuối năm do một số đồng chí cán bộ y tế ở Khu 5 tình nguyện lên chiến đấu cùng với đồng bào và lực lượng vũ trang dân tộc. Cũng từ Khu 5, quân dân y Trị Thiên đã được xây dựng sớm trong những năm 1959-1960, quân dân y cực nam Trung Bộ cũng được tổ chức để chỉ đạo trực tiếp các tỉnh ở xa.


Ở Khu 5 trong thời kỳ này, có lúc theo yêu cầu chiến đấu đã tách riêng hai tổ chức quân y và dân y, nhưng do điều kiện vùng giải phóng chưa rộng, dân chưa nhiều, tổ chức chưa thích hợp, nên sau đó đã sáp nhập trở lại và gọi là Ban y tế Khu 5.


Thời kỳ do quân y phụ trách từ năm 1963-1964 trở đi.

Năm 1963-1964, được sự giúp đỡ của hậu phương lớn, quân y và dân y miền Nam đã có những cán bộ chủ chốt để xây dựng và hoàn chỉnh hai hệ thống tổ chức quân y và dân y phục vụ quân đội ngày một phát triển và nhân dân vùng giải phóng ngày một rộng lớn.


Ở Nam Bộ trong giai đoạn này đã có những tổ chức hậu cần khu vực, ngành quân y cũng phát triển theo yêu cầu của tác chiến. Năm 1963-1964 các phòng quân y khu được thành lập, các nơi đã có một số cán bộ y, dược, khi có chiến dịch thành lập quân y tiền phương và một số đội phẫu thuật trực tiếp phục vụ chiến đấu. Ở khu vực hậu cần có ban quân y và 4 các trung đoàn, sư đoàn tổ chức quân y cũng được kiện toàn và có bác sĩ phụ trách. Về hệ thống dân y - Ban dân y miền Nam - được tổ chức đến các khu, phân khu, tỉnh, huyện, ấp, xã ở những vùng giải phóng và cả những vùng tranh chấp. Ở một số vùng xây dựng cơ sở còn khó khăn, có lúc công tác xây dựng y tế đã là mũi nhọn chính trị để tranh thủ nhân dân, đấu tranh chính trị và trên cơ sở đó củng cố dần mạng lưới y tế địa phương phục vụ cho nhân dân và lực lượng vũ trang.


Ở Khu 5, ban quân y được củng cố hoàn chỉnh dần về tổ chức và cán bộ, bệnh xá ngoại tuyến chuyển thành bệnh viện quân khu vào tháng tám năm 1965 có 150 giường. Các bệnh xá dân y các tỉnh chuyển sang quân y quản lý và đến tháng bẩy năm 1965 trở thành bệnh xá tỉnh đội. Tỉnh đội có lúc đã tổ chức hai đến ba bệnh xá làm nhiệm vụ tuyến sau cho các đơn vị địa phương và một phần cho chủ lực của khu.


Tuy đã hình thành hai hệ thống tổ chức, nhưng sự phối hợp quân y và dân y vẫn là một yêu cầu hết sức quan trọng. Sự phối hợp đó dưới hình thức Hội đồng quân dân y vẫn tồn tại và phát huy tác dụng trong phục vụ chiến đấu nhất là lúc bộ đội chủ lực tiến đánh về đồng bằng, vùng ven đô thị, trong thành phố, mà vì điều kiện chiến đấu, quân y chưa lót ổ trước được. Trong lúc chiến đấu dân y phụ trách y tế dân công hoặc cùng với quân y cứu chữa thương binh, bổ sung thuốc, bông, băng cho quân y các đơn vị. Ở hậu phương, dân y đã giúp quân y đào tạo cán bộ nhân viên y tế, sản xuất thuốc cung cấp cho quân y các loại thuốc vắc-xin, thuốc chữa rắn cắn, thuốc cao dán... về phía quân y, cũng đã góp phần tổ chức xây dựng mạng lưới y tế địa phương và cứu chữa nhân dân bị thương và ốm đau. Từ đặc điểm của chiến tranh nhân dân đã phát triển đến đỉnh cao ở miền Nam Việt Nam, sự hình thành về tổ chức cứu chữa của quân y, dân y và sự phối hợp quân y, dân y là hoàn toàn phù hợp với hình thức chiến đấu giữa ta và địch, đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu và mở rộng vùng giải phóng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM