Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:14:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thử lửa  (Đọc 7438 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2020, 06:39:58 am »


       
NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA SĨ QUAN MỚI RA TRƯỜNG

        1. GẶP NHAU Ở CHIẾN TRƯỜNG.

        Sau một thòi gian tạm nghỉ ở hậu cứ, tôi được lệnh gọi về Sở chỉ huy hậu phương của trung đoàn đóng tại Vĩnh Thạch - Vĩnh Linh. Lúc này Sở chỉ huy cơ bản của trung đoàn, Tiểu đoàn 66 và Tiểu đoàn 198 đã chuyển vào phía nam. Đoàn cán bộ của Trường Đại học Kỹ thuật quân sự đi thực tế ở Trung đoàn 202 cũng đã đi theo sở chỉ huy cơ bản vào hết phía Nam.

        Người đứng đầu Sở chỉ huy hậu phương là đồng chí Quỳnh, Đại úy, Chủ nhiệm Hậu cần trung đoàn. Năm ấy đồng chí Quỳnh cũng đã ngoài 40 tuổi. Tính tình trầm lặng, ít nói. Trong Sở chỉ huy hậu phương còn có đồng chí Dự, Thượng úy, Trợ lý tác chiến, đồng chí Ngưỡng, Trung úy, Trợ lý quân lực, đồng chí Nên, Trung úy, Trợ lý đạn, đồng chí Dung, Trung úy, Trợ lý xăng dầu, đồng chí Thơ, Thiếu úy, Trợ lý tài vụ và tôi, Trợ lý quân khí.

        Sở chỉ huy hậu phương của trung đoàn, lúc đầu đóng ở nhà dân. Trong nhà chỉ có hai anh em. Người anh khoảng 24, 25 tuổi, cô em khoảng 20 tuổi. Cả hai anh em đều cao to, khỏe mạnh. Ở đây rất gần với giới tuyến và là túi bom trong chiến tranh phá hoại vì vậy có lẽ người già đã đi sơ tán hết. Những người trẻ ở lại không đi bộ đội mà họ phải bám đất vừa làm nhiệm vụ sản xuất vừa là dân quân. Ngoài công việc nhà, tôi còn thấy họ thường xuyên đi làm dân công hoả tuyến, có khi đi vài ngày qua bên kia sông Bến Hải rồi lại trở về. Họ là những người dày dạn, từng trải trong chiến đấu vì họ là những người sinh ra tại đây và đã có mặt ngay từ những ngày đầu giặc Mỹ đánh ra miền Bắc. Gọi là dân quân nhưng công việc của họ nặng nề căng thẳng không kém gì những người lính nơi chiến trận.

        Về sau, khi phát hiện được một số hầm để hàng hoá từ cuộc chiến tranh phá hoại lần trước chúng tôi chuyển sở chỉ huy ra đó. Đó là những căn hầm xây bằng gạch có mái vòm, chiều sâu khoảng 4 đến 5m, chiều rộng 3m, chiều dài khoảng 6m. Những hầm này không kiên cố lắm, nếu bom hoặc đạn pháo rơi vào nóc hầm thì hầm sẽ sập ngay. Nhưng lúc này tìm được những chỗ như thế cũng đã là lý tưởng.

        Tôi được bố trí ở chung một hầm với đồng chí Quỳnh, đồng chí Ngưỡng và đồng chí Dự. Đó là hầm chỉ huy của Sở chỉ huy hậu phương Trung đoàn 202.

        Mới về Sở chỉ huy hậu phương, với chức danh là Trợ lý quân khí tôi được đồng chí Quỳnh phân công đi nắm tình hình lắp ráp tên lửa chống tăng B72 lên xe thiết giáp. Công việc này do Viện Thiết kế vũ khí chủ trì. Nơi triển khai là Tiểu đoàn 44 đóng trong rừng cao su.

        Xuống đến hiện trường, tôi gặp ngay đồng chí Hồ Chí Thức là học viên khoá 1 cùng lớp với tôi, sau khi tốt nghiệp được phân công về Viện Vũ khí công tác và giờ đây cũng đã có mặt tại Vĩnh Linh, phục vụ cho chiến trường Quảng Trị. Gặp tôi, tại nơi này đồng chí Thức vô cùng ngạc nhiên và mừng rỡ. Sau lễ tốt nghiệp ở trường, mỗi người đi một ngả, ai cũng nghĩ rằng tôi đã ở lại trường làm công tác giảng dạy. Nhưng chẳng bao lâu thì lại nghe tôi đi chiến trường. Và khi đồng chí Thức vào đến Vĩnh Linh, không biết do nghe tin tức từ đâu, đồng chí nghĩ tôi đã hy sinh. Chiến tranh! Cuộc sống diễn biến thật nhanh chóng, sống chết không biết ngày nào. Trong tâm khảm của đồng chí Thức, tôi đã hy sinh rồi. 5 năm miệt mài đèn sách nhưng chỉ được một ngày trên chiến trường. Nhưng giờ đây, đồng chí bỗng gặp lại tôi, bằng xương bằng thịt, thật quá bất ngờ. Đồng chí nói:

        "Tôi nghe ông đã hy sinh rồi! Tin này rất nhiều người đã biết. Chúng tôi rất buồn và ai cũng tiếc. Một con người tài hoa và đoản mệnh. Vậy mà ông vẫn sống. Số ông còn cao lắm. Xin chúc mừng ông đã từ cõi chết trở về".

        Có lẽ tôi được đồng chí Thức gọi là một tài hoa vì đó là lời người ta thường dùng để an ủi cho một số phận không may. Nhưng cũng có lý vì trong thời gian đi học ở trường, tôi vừa là tổng cán sự của lớp, vừa là chủ bút tờ báo tường, vừa là diễn viên kịch nói và diễn viên đơn ca của đại đội. Về thể thao, tôi chơi được xà đơn, xà kép, tôi đánh bóng bàn và đôi khi còn là cầu thủ bóng đá của đại đội. Thứ gì tôi cũng biết một tý và như ông bố tôi nói: "Cái gì cũng biết, tức là chả biết cái gì cả!". Tuy nhiên, tôi cũng được anh em trong đại đội coi là người có tài, theo đúng cái nghĩa của nó là tài vặt. Một người có lắm tài vặt như thế mà chết sớm thì cũng đáng để người ta thương tiếc lắm chứ. Nhưng chiến tranh thì chẳng từ ai và tôi nghĩ rằng đã có rất nhiều người có tài thật sự, chứ không phải chỉ là tài vặt nhưng đã phải chết trước tuổi 20 trong chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2020, 06:37:00 am »

     
        Thời hạn công tác của đoàn cán bộ thuộc Viện Vũ khí không lâu. Nhưng chúng tôi cũng có nhiều thời gian để hàn huyên. Tôi kể cho đồng chí Thức nghe về cuộc hành quân vào Đông Hà, trận bị máy bay Mỹ tập kích ở Mai Xá Thị. Những câu chuyện mà sau này nó được kể đi kể lại rất nhiều lần. Nó trở thành một loại chuyện cổ tích hiện đại mà người ta nói là: "Biết rồi, khổ lắm nói mãi". Rồi lý do vì sao lại có cái tin là tôi đã hy sinh, đồng chí Thức cũng cho tôi biết tình hình các chiến hữu cùng khoá. Ngay sau khi tốt nghiệp, khoá 1 đã có 37 người được cử vào Đoàn 559. Đoàn đã xuất phát từ ga Vĩnh Yên vào ngày 8 tháng 11 năm 1971 và giờ đây có lẽ đã có mặt trên khắp các nẻo đường của cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt này.

        Trong đoàn sĩ quan mới ra trường và đi thẳng vào chiến trường năm ấy có rất nhiều con cháu một số cán bộ cao cấp: mà tôi biết. Đó là:

        - Tạ Xuân Hiền lớp ô tô có bố là Thiếu tướng Tạ Xuân Thu, Tư lệnh pháo binh.

        - Nguyễn Thanh Sơn, lớp ô tô có bố là ông Nguyễn Tạo, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.

        - Nguyễn Quý Quyết, lớp cao xạ có bố là Thứ trưởng.

        - Nguyễn Ánh Sáng, lớp Trạm nguồn - Bố là Tham mưu phó Quân khu 4.

        Trong đó có một vài người khác cũng là con cháu các "Cụ", tuy không có danh sách trong đoàn đi thẳng vào chiến trường, nhưng giờ đây cũng đã có mặt ở Quảng Bình. Ngày ấy ra trường và nhận quyết định đi chiến trường là điều rất đơn giản. Không một ai chạy chọt để xin ở lại phía sau và các "Cụ" cũng không bao giờ viết thư tay cho cơ quan cán bộ nhờ bố trí cho con cái mình một vị trí có thể gọi là an toàn. Đúng là thời buổi mà "mọi ngả đường đều hướng ra tiền phương".

        Sau một tuần, tôi và đồng chí Thức chia tay nhau, đồng chí Thức lại tiếp tục rong ruổi đến các đơn vị để làm công việc của mình. Còn tôi lại trở về Sở chỉ huy hậu phương của Trung đoàn 202.

        Lúc này tại Sở chỉ huy của trung đoàn sau một thời gian vận hành, công việc được phân công đại thể như sau:

        Đồng chí Quỳnh chỉ huy sở chỉ huy hậu phương phụ trách chung.

        Đồng chí Nên, Trợ lý đạn làm kế hoạch và phụ trách việc tiếp nhận đạn từ các kho của mặt trận về kho trung đoàn.

        Đồng chí Dung, Trợ lý xăng dầu làm kẽ hoạch và phụ trách công tác tiếp nhận xăng dầu từ các kho của mặt trận về kho trung đoàn.

        Các đồng chí trợ lý quân nhu, quân trang, quân y phụ trách việc tiếp nhận hàng hoá của mình từ kho mặt trận về trung đoàn. Còn tôi phụ trách vế việc vận chuyển hàng hoá từ kho trung đoàn đến các đoàn vận tải của Cụm 4 Cục Hậu cần mặt trận, kể cả xăng dầu, đạn dược và quân trang quân lương. Ngoài ra, tôi còn là đại diện của Ban Hậu cần Trung đoàn 202 thường xuyên làm việc với Cụm 4 (là cơ quan của Cục Hậu cần mặt trận, bảo đảm cho các đơn vị cánh Đông của Mặt trận Quảng Trị).

        Chỉ huy Cụm 4 là thủ trưởng Lệ, Trung tá, nguyên là Chủ nhiệm Hậu cần Binh chủng Đặc công. Vào thời gian này, bố tôi đang là Tư lệnh binh chủng Đặc công và cũng đang có mặt tại Bộ chỉ huy mặt trận. Khi liên hệ công tác với Cụm 4, tôi vẫn gọi Thủ trưởng Lệ là chú Lệ.

        Hồi ở ngoài Bắc, thỉnh thoảng có dịp đến Bộ Tư lệnh Đặc công, tôi đã được gặp chú Lệ và chú cũng đã quen biết tôi. Trong lần đầu tiên đến liên hệ công tác với Cụm 4 với tư cách là trợ lý của Ban Hậu cần Trung đoàn 202, chú Lệ đã nhận ngay ra tôi là con trai ông Điềm, Tư lệnh binh chủng. Điều đó phần nào đã tạo cho tôi rất nhiều thuận lợi trong công việc. Mọi đề xuất về bảo đảm hậu cần cho trung đoàn với Cụm 4, bao giờ cũng được chú Lệ giải quyết rất kịp thời. Những đề xuất này thông thường đồng chí Quỳnh đã suy nghĩ kỹ và trao đổi với tôi rất cụ thể mỗi lần giao nhiệm vụ cho tôi lên Cụm 4 làm việc. Trong thời gian đầu của chiến dịch, một mặt hàng ít được quan tâm là chè và thuốc lá trở nên rất khan hiếm, vì nó không phải là hàng được ưu tiên trong vận chuyển. Ở Sở chỉ huy hậu phương của trung đoàn, tìm được một bao thuốc lá, một gói chè là rất khó khăn. Thấy vậy, tôi đề nghị chú Lệ cấp chè và thuốc lá cho sở chỉ huy hậu phương của trung đoàn và chú giải quyết luôn. Sau một thời gian thấy tôi làm việc với Cụm 4 khá thuận lợi, đồng chí Quỳnh phân công tôi đại diện cho Ban Hậu cần trung đoàn trực tiếp làm việc với Cụm 4.

        Để dễ dàng thực hiện mọi công việc, đồng chí Quỳnh công bố trong Sở chỉ huy hậu phương chỉ định tôi là Trợ lý kế hoạch Ban Hậu cần trung đoàn. Với nhiệm vụ đó, tôi thường xuyên đi lại giữa Sở chỉ huy hậu phương trung đoàn và Cụm 4.

        Trong những ngày làm việc với Cụm 4, thỉnh thoảng chú Lệ lại thông báo cho tôi những tin quan trọng. Trong đó có tin là hai ông chú của tôi cũng đã có mặt ở Quảng Trị. Người thứ nhất là chú Nghiêm Kình, Trung tá, Phó Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 320B. Chú Kình sinh năm 1927, chú tham gia cách mạng năm 1945 khi mới 18 tuổi, chú Kình vốn là người rất gần gũi và quan tâm đến tôi. Từ năm 1958 đến 1961, tôi đang học ở trường miền Nam, khi đó bố tôi đang đi học ở Trung Quốc, chú Kình là người thay mặt bố tôi, là phụ huynh của tôi, cứ sau mỗi học kỳ chú lại đến trường thăm tôi, đồng thời nghe nhà trường thông báo kết quả học tập của tôi. Ngày ấy, tôi học ở Hà Đông, còn chú đang là Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 325 đóng quân ở Quân khu 4. Đường sá xa xôi cách trở, nhưng để hoàn thành nhiệm vụ là phụ huynh của tôi do bố tôi giao phó, mỗi lần có dịp đi công tác ở Hà Nội chú đều vào trường thăm tôi và căn dặn tôi phải cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức để xứng đáng với truyền thống gia đình và sau này trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Đến năm 1961 bố tôi về nước, chú Kình không còn phải giữ vai trò là phụ huynh học sinh của tôi nữa. Chú được chuyển về Hà Nội công tác. Cả gia đình ở khu tập thể 3B, Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc, ngắn ngủi chú được sống bên gia đình trong khung cảnh bình yên. Đến khoảng đầu năm 1964 chú lại lên đường. Chú đã qua nhiều chức vụ và giờ đây chú là Phó Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 320B và đang có mặt tại chiến trường này.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:19:41 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:18:02 am »


        Chú Kình là hình mẫu của một người lính, người cán bộ chính trị, người chỉ huy sau này đã được nhà văn Nguyễn Minh Châu khắc họa trong tác phẩm "Dấu chân người lính". Chú lao vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ với tinh thần của người chiến sĩ xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chú đi khắp các chiến trường không hề biết chán nản, mệt mỏi, mặc dầu phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ, hy sinh.

        Chú truyền nhiệt huyết của mình cho thế hệ trẻ. cho những người lính dưới quyền và con cháu của mình. Trong người chú hầu như lúc nào cũng có một ngọn lửa không bao giờ tắt. Năm 1964, tôi thi đỗ vào Trường Đại học Tổng hợp, cũng là năm giặc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, dùng không quân đánh phá ra miền Bắc. Cuộc chiến tranh chống Mỹ ngày càng ác liệt và còn kéo dài. Từ đơn vị chiến đấu, lâu lâu có dịp về Hà Nội công tác, chú lại đến gặp tôi, động viên tôi lên đường nhập ngũ. Mặc dù lúc đó tôi vẫn đang còn nuôi khát vọng sẽ học để trở thành một nhà khoa học, một giáo sư ở trường đại học vì tôi rất thích làm nghề giáo viên.

        Chú nói với tôi rằng: "Giờ đây không có khát vọng nào lớn hơn khát vọng giải phóng đất nước, chú mong rằng cháu sẽ xếp bút nghiên và có mặt trong cuộc chiến đấu này. Đó không những chỉ là một cuộc chiến đấu mà còn là một bản anh hùng ca, cháu hãy lên đường, sống, chiến đấu và ghi lại những gì cháu đã trải qua trong cuộc chiến tranh ! thần thánh, vĩ đại này!". Đúng là một cán bộ chính trị, một cán bộ tuyên huấn có lời nói đầy sức truyền cảm.

        Trong chiến tranh, có những người luôn tìm cách lẩn tránh mọi nguy hiểm, gian khổ, có những người luôn suy tính để tìm được một chỗ yên thân, nhưng có nhiều người không hề tính toán, bất chấp mọi gian nguy, sẵn sàng tiến về phía trước. Rất nhiều người trong số họ đã ngã xuống. Chú Kình là một người như thế! Quảng Trị là chiến dịch cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của chú. Tháng 8 năm 1972 chú hy sinh khi mới 45 tuổi. Chú đã có mặt trong cuộc chiến đấu vĩ đại trong bản anh hùng ca của dân tộc. Nhưng chú đã không thực hiện được ước mơ ghi lại những gì mà chú đã trải qua sau 27 năm, với một trái tim đầy nhiệt huyết, đầy khát vọng và đôi chân không hể mệt mỏi trên những nẻo đường chiến tranh.

        Người chú thứ hai của tôi cũng đang có mặt trên chiến trường Quảng Trị là chú Nghiêm Trình. Chú Trình sinh năm 1934, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khi mới 20 tuổi, chú đã là Khẩu đội trưởng. Hoà bình lập lại chú được Quân đội cho đi học và trở thành kỹ sư xe tăng. Sau khi tốt nghiệp, chú về nhận công tác tại Nhà máy Z153. Chú là một người rất hăng hái, rất nhiệt tình và sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì được phân công. Và giờ đây chú đang là chỉ huy của một đơn vị đặc biệt của Tổng cục Hậu cần có nhiệm vụ bám sát các đơn vị chiến đấu, để khi có thòi cơ thì tìm mọi cách bắt sống được xe tăng và xe thiết giáp của địch. Sau khi vào đến Vĩnh Linh, chú và đội công tác của mình đã đi thẳng vào căn cứ Ái Tử, nơi đang xảy ra những cuộc chiến đấu ác liệt.

        Ngoài hai ông chú mới từ ngoài Bắc hành quân vào, tôi còn một ông chú ruột đã có mặt ở chiến trường Trị Thiên từ năm 1966. Đó là chú Nghiêm Sỹ Thái, chú Thái sinh năm 1940, chỉ hơn tôi 5 tuổi. Chú tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tổng hợp năm 1965. Sau khi tốt nghiệp chú vào thẳng chiến trường Trị Thiên và có mặt ở đó cho tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Như vậy ông nội tôi đã có tới 4 người con trai và cháu đích tôn có mặt trên chiến trường Trị Thiên năm 1972, trong đó có người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường.

        Trong một lần đến làm việc với Cụm 4, tôi được chú Lệ chuyển cho một bức thư. Đó là thư của bố tôi, gọi là một bức thư, nhưng thật ra nó giống như lời động viên của một người chỉ huy với cấp dưới. Ông viết chỉ có vài dòng: "Cuộc chiến đấu trên chiến trường đang diễn ra rất ác liệt. Con hãy giữ vững tinh thần, không sợ gian khổ hy sinh, anh dũng tiến lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Hẹn gặp lại sau ngày chiến thắng".

        Tôi chưa hề đọc một bức thư nào như thế! Không hề hỏi han tình hình sức khoẻ, tâm tư nguyện vọng, chỉ có những lời động viên tinh thần rất ngắn ngủi, mạnh mẽ và khô khan. Trên chiến trường, trong khung cảnh bom rơi, đạn lạc, cái chết gần kề, người ta không kể lể dài dòng, "dây cà ra dây muống" mà chỉ nói thật ngắn gọn. Tôi đoán được ý ông, điều ông muôn nói với tôi lúc này là: "Chiến tranh rất ác liệt, nhưng đã có mặt trên chiến trường thì phải xứng đáng là một người lính con trai ạ!". Hàng ngày đối mặt với cái chết, nhưng không được dao động và khiếp sợ. Đã dao động và khiếp sợ thì không thể làm được gì.

        Ai cũng biết rằng: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần...". Vì vậy không ai muốn chết cả. Nó như một bản năng đối với mọi cơ thể sống, nó tồn tại trong từng tế bào thần kinh, nhưng trên chiến trường, rất nhiều người vẫn bình thản nhận những mệnh lệnh mà người ta biết chắc rằng để thực thi được những mệnh lệnh đó thì chỉ có một đi không trở về! Người ta không từ chối, không trốn chạy vì ngoài cái nghĩa vụ là phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh cấp trên như trong lời thề thứ hai của Quân đội nhân dân Việt Nam, vì kỷ luật chiến trường, vì ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ đối với sự sống còn của đồng đội, của đơn vị, vì chiến thắng của đại cuộc còn có một lý do rất quan trọng và rất riêng tư. Đó là: Những người biết coi trọng danh dự thì không thể từ chối nhiệm vụ của mình, mặc dù phải đương đầu với cái chết, họ không thể sống mà mất đi danh dự của mình. Bức thư của bố tôi tuy rất ngắn ngủi, không dạt dào tình cảm nhưng nó đang nhắc nhở tôi một điều rất quan trọng rằng tôi đang là một người lính trên chiến trường!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:20:28 am »


        2. ĐI LẤY ĐẠN.

        Vào một ngày khoảng giữa tháng 4, tôi được đồng chí Quỳnh giao nhiệm vụ đi lấy đạn. Khoảng 2 giờ chiều, tôi nhận phiếu đi lấy đạn tại kho G ở miền Tây Vĩnh Linh, thời gian phải có mặt tại kho G là 3 giờ chiều. Việc đi nhận đạn mà phải hẹn giờ là để giữ bí mật vị trí của kho đạn. Theo giờ hẹn kho sẽ cử một bộ phận gặp đơn vị đi nhận đạn tại một vị trí bí mật trong kế hoạch. Ở đó chúng tôi sẽ giao xe và đứng đợi, nhân viên kho đạn sẽ đánh xe đến kho để lấy đạn theo phiếu xuất cho đơn vị và sau đó sẽ quay lại điểm hẹn và giao hàng cho chúng tôi.

        Tôi sẽ chỉ huy 2 chiếc Zil-157 và 4 chiến sĩ đi theo áp tải. Trong số chiến sĩ đi áp tải có đồng chí Nghĩa, chiến sĩ của đội bảo quản kho đạn. Đó là một thanh niên người tầm thước, đẹp trai, làm việc khá tận tuỵ và có trách nhiệm.

        Từ vị trí Sở chỉ huy hậu phương của trung đoàn, muốn đến kho G chúng tôi bắt buộc phải vượt qua một cái ngầm. Thời gian này máy bay Mỹ đã bay ra đánh phá miền Bắc. Mục tiêu đầu tiên mà chúng đánh phá là hệ thống đường giao thông. Trong đó có các cầu, phà, các ngã ba, ngã tư, các ngầm... để gây khó khăn cho đường vận chuyển của ta. Chúng chưa đánh các xe chạy trên đường.

        Lúc này ngầm đang bị máy bay địch oanh tạc, dù trên ngầm, có xe hay không có xe, máy bay liên tục ném các loại bom xuống ngầm, trong đó có bom phá, bom nổ chậm, bom bi nổ ngay và nổ chậm... Cứ từng đợt một, mỗi đợt kéo dài khoảng nửa tiếng, 5 đến 6 chiếc máy bay phản lực, quần đảo trên ngầm. Từ vị trí chúng tôi chuẩn bị xuất phát có thể nghe rõ tiếng bom nổ rung chuyển và nhũng cột khói bốc lên từ phía ngầm.

        Đã đến giờ, chúng tôi phải lên xe xuất phát để có thể đến kho G đúng hẹn. Trời nắng, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trên đường 15, khi trời nắng, mặt đường khô và có một lớp bụi dày, khi xe ôtô chạy, phía sau xe lớp bụi cuộn lên, từ trên cao nhìn xuống lớp bụi như một cái đuôi dài hình phễu. Vì vậy có thể xác định rằng, khi xe đã chạy ra đường, thì từ trên cao máy bay rất dễ dàng phát hiện ra mục tiêu.

        Tôi và đồng chí Nghĩa lên xe thứ nhất, chúng tôi ngồi trong ca bin, 3 chiến sĩ còn lại đi xe thứ 2. Tôi quy định xe sau đi cách xe trước khoảng 200m để khỏi phải hít bụi và để đội hình thưa ra đề phòng địch đánh phá. Vừa đi trên xe, tôi vừa nghĩ cách làm sao có thể vượt qua ngầm một cách an toàn trong khi địch đang đánh phá dữ dội như thế.

        Tuy nhiên mới đi được một đoạn khoảng 2 km thì bị tắc đường. Phía trước chúng tôi là một đoàn xe vận tải đang đứng trên đường, chiều rộng con đường chỉ vừa đủ hai xe tránh nhau. Phía ngược lại cung có một đoàn xe đang đứng đợi. Trên trời máy hay Mỹ hết đợt này đến đợt khác bay qua trên đầu đoàn xe. Nhưng chúng không đánh vào đoàn xe, chắc là chúng đã có những mục tiêu khác. Tuy vậy trong khi máy bay địch đang bay trên trời, giữa ban ngày mà để hai đoàn xe tắc đường như thế này thì rất nguy hiểm. Tôi xuống xe đi lên phía trước để tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại tắc đường. Khi lên đến đầu đoàn xe thì tôi phát hiện ra nguyên nhân tắc đường thật là đơn giản: Hai anh lái xe quen biết nhau, có lẽ là ở cùng đơn vị, đi ngược chiều, gặp nhau và dừng xe, rồi thò đầu qua cửa sổ ca bin nói chuyện với nhau. Mỗi xe chiếm một nửa mặt đường không cần biết là những xe đang lưu thông trên đường đến đấy đều phải dừng lại, tạo thành một điểm tắc đường, trong khi máy bay Mỹ đang bay ầm ầm trên đầu. Rất may lúc này mục tiêu của chúng chưa phải là các xe chạy trên đường. Các lái xe khi đến điểm tắc đường là tự động dừng xe để chờ đợi mà không tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Tôi vô cùng ngạc nhiên và tức giận vì hành động của hai anh lái xe kia. Nếu lúc này mà địch đánh vào đoàn xe đang bị tắc trên đường thì sẽ có hàng chục xe cháy và nhiều người chết, hậu quả và thiệt hại sẽ rất lớn, trong khi đó hai anh lái xe cứ thản nhiên ngồi tán gẫu với nhau.

        Tôi không phải là người dễ nổi nóng, nhưng lúc đó để nhanh chóng giải phóng đường, tôi rút súng và quát hai anh lái xe: "Chuyện trò gì? Tắc đường hàng cây số rồi kia kìa, cho xe đi ngay, không ăn bom bây giờ!".

        Lời nói của tôi đã ngay lập tức có tác dụng. Hai anh chàng lái xe chấm dứt câu chuyện và cho xe chuyển bánh, điểm ùn tắc được giải toả. Chúng tôi tiếp tục tiến về phía ngầm, chướng ngại vật quan trọng trên con đường đi đến kho G.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 05:15:50 pm »


        Khi đến cách ngầm khoảng gần l km tôi cho xe dừng lại để quan sát quy luật đánh phá của địch và quyết định phương án vượt qua. Tôi thấy sau mỗi đợt oanh tạc, các máy bay sẽ bay về căn cứ và khoảng 10 phút sau thì có một tốp mới bay đến và tiếp tục oanh tạc. Như vậy là chúng tôi sẽ có thời gian khoảng 10 phút giữa hai đợt ném bom của địch để vượt qua ngầm.

        Chờ cho một đợt ném bom của địch vừa kết thúc, tôi ra lệnh cho 2 chiếc xe Zil-57 tiến nhanh về phía ngầm. Chỉ sau hơn 1 phút chúng tôi đã đến bên này ngầm và chuẩn bị cho xe vượt qua. Nhưng nhìn xuống dưới chúng tôi thấy một chiếc xe, giống như xe công trình đang đứng dưới ngầm. Những bánh xe phía bên trái đã trệch khỏi mặt ngầm. Chiếc xe không thể đi được nữa và nó cũng trở thành vật cản không cho xe nào vượt qua ngầm được. Thì ra trong khi chúng tôi ở phía bên này ngầm, chờ lúc địch lạm dừng để tranh thủ vượt qua thì phía bên kia ngầm cũng có một xe chờ thời cơ đó để vượt qua. Nhưng không may khi xe lao xuống ngầm thì bánh xe trệch khỏi đường ngầm và không thể di chuyển được nữa. Trong khi chưa biết xử lý thế nào? Tiến hay lùi thì tôi thấy từ trên ca bin của chiếc xe đang nằm dưới ngầm, có hai cô gái nhảy xuống. Nếu trong khoảng 10 phút nữa chiếc xe không được kéo lên thì máy bay sẽ đến và chiếc xe sẽ trở thành mục tiêu của trận ném bom. Hai cô gái nhảy xuống khỏi ca bin, nhưng loay hoay không biết làm gì. Thấy thế, tôi ra lệnh cho lái xe quay đầu xe, lùi xuống ngầm kéo chiếc xe kia lên. Chỉ chưa đầy 1 phút, xe chúng tôi đã quay đầu và từ từ lùi xuống ngầm. Hai cô gái thấy xe chúng tôi lùi xuống ngầm thì họ mừng như người chết đuôi vớ được cọc. Khi còn cách chiếc xe mắc kẹt dưới ngầm khoảng 3m, chúng tôi cho dừng xe và móc cáp vào hai xe. Mọi việc diễn ra rất nhanh. Tôi cũng không có thời gian để nhìn rõ mặt của hai cô bộ đội lái xe nữa. Chúng tôi không hề nói với nhau một câu nào. Sau khi móc cáp xong, hai cô gái nhảy lên ca bin. Chúng tôi nổ máy và từ từ kéo chiếc xe kia lên khỏi ngầm. Chúng tôi thu cáp tiếp tục vượt qua ngầm và chiếc xe kia sau khi được kéo lên khỏi ngầm thì tiếp tục cuộc hành trình của họ. Chúng tôi không kịp làm quen, không có lời tạm biệt và cũng không biết chiếc xe và hai cô gái kia ở đơn vị nào.

        Khi xe lao xuống ngầm, lúc này tôi mới thấy rất nhiều bom chưa nổ còn nằm dưới ngầm. Chúng tôi thận trọng bò qua ngầm vì đã có bài học của chiếc xe vừa rồi, những quả bom bi nổ chậm vẫn nổ lốp đổp. Những quả bom xuyên phá nổ chậm cắm đầu xuống đất. Một phần thân và cái đuôi vẫn còn phía trên. Đồng chí Nghĩa ngồi cạnh tôi khiếp quá không dám mở mắt ra. Có lẽ đồng chí đang cầu trời khấn Phật để nó không nổ trong khi chúng tôi đang còn ở dưới ngầm.

        Vừa lên khỏi ngầm, chúng tôi thấy nhiều bò nằm chết la liệt trên đường. Đàn bò bị trúng bom khi máy bay oanh tạc. Lúc này đồng chí Nghĩa nói với tôi: "Anh cho xe dừng lại đưa mấy con lên xe, tối về liên hoan".

        Tôi nói: "không được, máy bay nó quay lại bây giờ. Đừng có chết vì thịt bò!".

        Chúng tôi tiếp tục đến điểm hẹn. Đến nơi chúng tôi xuống xe. Người của kho G lái xe đi, chúng tôi ngồi đợi bên lề đường. Sau gần một giờ chúng tôi nhận lại xe và lên đường trở về trung đoàn. Khi gần đến ngầm trời đã nhá nhem tôi. Những con bò bị bom chết trên đường đã được thu dọn sạch.

        Về đến kho trung đoàn đồng chí Nghĩa nói đùa với tôi: "Anh nhát bỏ mẹ, nếu không tối nay đã có một bữa liên hoan ra trò".

        Tôi nói lại: "Tao nhát nhưng khi đi qua ngầm còn mở mắt chứ không nhắm tịt mắt như mày". Đó lá chuyến đi lấy đạn không thể quên được dù nó đã cách đây gần 40 năm.

        Những chuyến đi lấy đạn sau này ở kho của mặt trận tôi không phải đi nữa vì đã có đồng chí Nên, Trung úy, Trợ lý đạn của trung đoàn phụ trách. Hôm ấy tôi làm thay việc cho đồng chí Nên vì đồng chí đang được phân công làm nhiệm vụ khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 05:16:21 pm »


        3. CHUYỆN Ở KHO ĐẠN VÀ KHO XĂNG DẦU.

        Kho đạn của trung đoàn ở cách sở chỉ huy hậu phương chừng l km, thời gian này ở Vĩnh Linh dân rư thưa thớt, chắc là do người già và trẻ em đã sơ tán nhiều ra các tỉnh phía sau. Có rất nhiều bãi trống, bỏ hoang, cây dại mọc lúp xúp, vì thế có thể tìm vị trí đặt kho đạn rất dễ dàng. Gọi là kho đạn, nhưng không có nhà cất chứa, cũng không được che phủ bằng tăng bạt gì hết. Các hòm đạn được xếp thành từng đống nhỏ ngoài trời theo từng chủng loại, sau đó chúng tôi chặt cành cây phủ lên để ngụy trang.

        Phụ trách kho đạn là đồng chí Hoạt, Binh nhất, Tiểu đội trưởng, ngoài ra còn có một số chiến sĩ, trong đó tôi còn nhớ có đồng chí Chỉnh cũng là Binh nhất.

        Hôm ấy, chỉ vài ngày sau khi kho đạn dã chiến của trung đoàn hình thành thì máy bay Mỹ bay qua khu vực đóng quân và rải bom bi. Khu vực của sở chỉ huy thì không có bom. Nhưng khu vực kho đạn thì bom bi trùm lên hết. Nhưng có lẽ do máy bay rải bom ỏ độ cao quá thấp nên hầu hết bom bi đều không nổ. Được tin, đồng chí Quỳnh lệnh cho tôi xuống kho đạn và tìm cách giải quyết.

        Khi xuống đến nơi tôi nhìn thấy rất nhiều bom bi, cứ vài bước là một quả, chúng nằm trên mặt đất nằm trên các hòm đạn, tổng số phải đến vài trăm quả.

        Tôi chưa biết nhiều về bom mìn và cũng từng nghe nói bom bi rơi xuống đất mà chưa nổ cũng rất nguy hiểm. Có khi chạm vào hoặc cầm lên là nó nổ ngay. Tôi gọi đồng chí Hoạt và đồng chí Chỉnh đến hội ý để tìm cách giải quyết. Tôi nêu ý định là phải tìm cách dọn sạch số bom bi này. Nếu nó còn nằm trong kho đạn, dù chỉ một quả cũng vô cùng nguy hiểm. Chỉ cần một quả bom bi nổ, nó có thể gây nổ cả cái kho đạn gần 200 tấn của trung đoàn và lúc ấy thiệt hại là vô cùng to lớn. Vì nghĩ rằng anh em ở kho cũng chưa bao giờ gặp trường hợp này và chắc là khó có thể tự mình giải quyết được, tôi nói sẽ về báo cáo với đồng chí Quỳnh xin công binh đến giải quyết.

        Nghe đến đây, đồng chí Chỉnh nói:

        - Không phải thế đâu anh ạ. Chúng em sẽ giải quyết được.

        Tôi hỏi:

        - Giải quyết như thế nào?

        Đồng chí Chỉnh nói: Khi còn ở quê, em là dân quân có lần địch rải bom bi vào làng. Nhiều quả chưa nổ chúng em đi nhặt cho vào mũ, rồi tập trung lại đưa xuống hố bom, dùng lựu đạn gây nổ. Điều quan trọng là khi nhặt bom bi động tác phải thật nhẹ nhàng. Anh cứ để em làm cho xem.

        Nói xong đồng chí Chỉnh, một tay cắp chiếc mũ cối vào sườn, từ từ tiến đến, nhặt từng quả bom bi cho vào mũ côi, đến khi mũ cối đã đầy bom bi, đồng chí đi ra xa kho đạn và xếp vào một hố bom.

        Thấy không có gì nguy hiểm, tôi, đồng chí Hoạt và các anh em khác đều làm theo. Buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đã dọn sạch bom bi trong kho đạn, xếp thành mấy đống dưới các hố bom. Đồng chí Chỉnh dùng lựu đạn gây nổ được hết số bom bi. Mọi việc diễn ra một cách thuận lợi và an toàn.

        Từ đó tôi nhìn những người lính bảo quản kho đạn với một con mắt khác. Mình là người chỉ huy của họ, nhưng cũng có lúc mình là học trò của họ.

        Ngoài kho đạn, trung đoàn còn có một kho xăng dầu. Kho xăng dầu cũng là kho dã chiến. Trong kho có các thùng dầu diezel, mỡ chịu nóng, mỡ chịu nước. Những thứ này tôi không thạo lắm. Nhưng nói chung có lẽ mọi thứ nhiên liệu và dầu mỡ bảo quản cho xe tăng và xe bọc thép đều có đủ hết. Người quản lý kho xăng dầu là đồng chí Tý. Một hôm kho xăng dầu cũng bị rải bom bi. Một số thùng dầu và mỡ bảo quản bị thủng, nhưng kho không bị cháy. Được tin, tôi lại xuống kho xăng dầu để giải quyết. Đồng chí Tý đưa tôi đi xem toàn cảnh kho xăng dầu, nói chung thiệt hại không có gì đáng kể. Một số thùng bị bom bi xuyên thủng, dầu diezel tràn ra ngoài, nhưng số lượng không đáng là bao.

        Trong khi đang đi kiểm tra kho xăng dầu thì máy bay bay tới, chúng ném bom, không hiểu vào mục tiêu nào, tiếng nổ vang rền rất gần kho xăng dầu của chúng tôi. Tất cả chúng tôi, mỗi người chui xuống một cái hầm trú ẩn đã làm từ trước trong khu vực kho. Những cái hầm này rất đơn giản. Nó là những cái hố hình chữ nhật sâu khoảng l,5m. Phía trên gác những khúc gỗ đường kính khoảng 15cm, rồi phủ lên trên một lớp đất dày khoảng 10 cm. Khi đã xuống hầm tôi vẫn nghe rõ tiếng bom nổ ầm ầm. Nhưng tôi nghĩ không có gì nguy hiểm. Địch đang đánh vào một mục tiêu nào đó ỏ gần chúng tôi chứ không phải đánh vào chúng tôi.

        Ngồi dưới hầm, sau khi đã yên vị, tôi ngước mắt nhìn lên nóc hầm thì ôi thôi, tôi phát hiện, bên dưới các thanh gỗ lát nóc hầm có một khe hở rộng. Một con rắn hổ mang rất to đang nằm ở đó. Nó cuộn tròn như đang ngủ, mặc dù tiếng bom nổ như rung chuyển mặt đất, tôi vội vàng bò ra khỏi hầm, đề phòng con rắn tỉnh dậy mà mổ cho tôi một cái thì vô phương cứu chữa. Vì địch vẫn oanh tạc một mục tiêu gần đó nên tôi vẫn nằm bẹp dưới đất. Khoảng 15 phút sau, máy bay địch ngừng ném bom. Tất cả anh em lại ra khỏi hầm, tôi nói với đồng chí Tý: "ơ dưới hầm này có một con rắn rất to. Đồng chí đưa súng tiểu liên AK cho tôi".

        Đồng chí Tý đưa súng cho tôi, tôi nhằm vào vị trí con rắn đang nằm bắn ba phát. Con rắn bò ra khỏi hầm. Nó phải dài gần 2m, thân hình to bằng bắp tay của một người trưởng thành. Con rắn bò ngoằn nghèo trên mặt đất. Tôi chĩa súng bắn ba phát nữa. Một viên xuyên đúng lưng. Tối hôm đó bộ phận kho xăng dầu được một bữa liên hoan ra trò. Tôi không tham dự vì không biết ăn thịt rắn. Nhưng tôi vẫn nhớ mãi cái ngày hôm đó, một tình huống thật sự bất ngờ mà chưa bao giờ tôi nghĩ tới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2020, 05:39:14 am »

     
       4. ĐI TRONG VÒNG PHÁO SÁNG.

        Khoảng cuối tháng 4 năm 1972, từ sở chỉ huy cơ bản ở phía nam có điện về Sở chỉ huy hậu phương, yêu cầu cử người lên đón một cán bộ của Tiểu đoàn 66 hiện vẫn còn ở hậu cứ tức là nông trường Quyết Thắng ở miên Tây Vĩnh Linh. Đồng chí này được phép của trung đoàn ở lại hậu cứ sau đợt hành quân lần thứ nhất vào Mai Xá Thị, có lẽ do bị thương nhẹ hoặc ốm gì đó. Trong khi tiểu đoàn lại tiến vào phía nam. Trung đoàn đang rất cần sự có mặt của đồng chí.

        Từ Sở chỉ huy hậu phương ở Vĩnh Thạch lên đến hậu cứ ở nông trường Quyết Thắng khoảng 50km. Vào thời gian này, sau đợt đánh phá cầu, đường các ngã ba, ngã tư và những nơi đường giao thông đi qua những địa hình hiểm trở để gây ách tắc giao thông cho ta, địch bắt đầu đánh từng chiếc xe chạy trên đường.

        Ban ngày xe không thể chạy ra đường, địch sẽ phát hiện được ngay vì như tôi đã nói trên đường 15 khi trời nắng có một lớp bụi, khi xe chạy lớp bụi cuộn lên tạo thành một cái đuôi dài hình phễu sau xe.

        Từ 6 giờ chiều, máy bay địch bắt đầu thả pháo sáng trên đường 15, mặc dù trời còn sáng hay đã nhá nhem tối để khống chế con đường. Tôi nhận được lệnh phải lên hậu cứ để đón đồng chí cán bộ của Tiểu đoàn 66. Lúc này là 7 giờ tối. Máy bay địch dang bay dọc theo đường 15, pháo sáng lơ lửng trên dường. Tôi đi một chiếc xe GAZ-69, lái xe là đồng chí Tiến một chiến sĩ lái xe người Tày còn trẻ măng mới 20 tuổi. Từ Sở chỉ huy ở Vĩnh Thạch chúng tôi đi lên đường 15 để về hậu cứ.

        Trên đường không có một chiếc xe nào. Vào giờ này khi địch thả pháo sáng để săn xe trên đường thì không một lái xe nào dại gì cho xe chạy trên đường. Lên đến đường 15 chúng tôi cho xe chạy với tốc độ trung bình khoảng 30km một giờ. Xe không thể chạy nhanh hơn vì chúng tôi không bật đèn pha và chỉ chạy bằng đèn gầm. Mới đi được một đoạn chưa đầy 5km, thì trên đầu chúng tôi có một vòng pháo sáng, bầu trời và mặt đất sáng trưng. Như vậy là máy bay địch đã phát hiện ra xe của chúng tôi. Đây là lần đầu tiên tôi rơi vào tình trạng này. Tôi nghĩ mình đang ở trong một tình thế rất nguy hiểm, nhưng chưa biết xử trí thế nào. Đồng chí Tiến quay sang hỏi tôi: "Bây giờ làm thế nào hở anh".

        Tôi trả lời luôn "Tăng tốc độ, vượt ra khỏi cái vòng pháo sáng này".

        Đồng chí Tiến tăng hết tốc độ, xe chạy băng băng như lướt trên đường, mặc dù trên mặt đường có rất nhiều ổ gà, ổ trâu. Chạy khoảng 3 phút chúng tôi ra khỏi vòng pháo sáng và vẫn đang chạy hết tốc độ thì vào lúc đó một quả pháo khói nổ ngay trước mặt chúng tôi và ngay sau đó là tiếng nổ của hai quả bom. Chúng tôi phát hiện hai chiếc máy bay đang trên đầu chúng tôi. Đèn trên khoang lái máy bay sáng trưng. Như vậy là trong hai chiếc máy bay có một chiếc máy bay trinh sát, chiếc này thả pháo sáng và khi phát hiện mục tiêu thì bắn pháo khói chỉ điểm và chiếc còn lại là máy bay cường kích sẽ lao xuống ném bom vào xe chúng tôi.

        Hai quả bom đầu tiên không trúng đích, chúng tôi vẫn tiếp tục chạy băng băng trên đường. Chạy được một đoạn thì một vòng pháo sáng khác lại quây tròn xung quanh xe chúng tôi.

        Chưa biết xử lý thê nào, chúng tôi lại tăng hết tốc độ cố gắng chui ra khỏi cái vòng pháo sáng đang quây quanh xe chúng tôi và cũng y như lần trước, khi xe vừa ra khỏi vòng pháo sáng thì pháo khói nổ ngay trước mũi xe chúng tôi và chiếc máy bay thứ hai lại lao xuống ném hai quả bom. Bom không trúng đích, xe chúng tôi vẫn chạy băng băng trên dường. Chúng tôi đang chơi trò "mèo vòn chuột" và chiếc xe GAZ-69 của hai anh em chúng tôi chính là con chuột đang chạy trên đường và pháo sáng lại quây lấy xe chúng tôi, đây là lần thứ ba không hiểu chúng tôi sẽ thoát được mấy lần. Đang chạy băng băng giữa vòng pháo sáng thì trước mặt chúng tôi hiện ra một cái ngầm. Gay rồi! Xuống ngầm thì phải giảm tốc độ, bò chậm như rùa, chúng tôi sẽ trở thành mồi ngon cho hai chiếc máy bay kia. Ra khỏi vòng pháo sáng thì cũng gần đến đầu ngầm. Pháo khói nổ trước mặt. Chúng tôi lại sắp ăn bom thì ngay vào lúc đó, một trận địa pháo cao xạ bảo vệ ngầm đồng loạt nổ súng về phía hai chiếc máy bay. Máy bay đang bay thấp, đèn trên khoang lái sáng trưng đã trở thành mục tiêu cho pháo cao xạ. Chúng không thể bám theo chúng tôi được nữa. Như thế là chúng tôi đã có quý nhân phù trợ. Chúng tôi bò qua ngầm. Máy bay quay lại thả pháo sáng và đánh vào trận địa cao xạ, pháo bắn lên dữ dội. Hai chiếc máy bay tắt đèn trong khoang lái rồi chuồn thẳng.

        Qua bên kia ngầm rồi, dưới ánh sáng của những quả pháo sáng còn lơ lửng trên không, chúng tôi nhìn thấy nhiều xe vận tải đang đứng nép bên đường dưới những bụi cây. Thì ra chúng chỉ phát hiện được xe chạy trên đường. Lần sau nếu gặp tình huống như thẽ này, chúng tôi sẽ tấp vào ven đường, chứ không chạy lông nhông trên đường nữa, quả là hai thầy trò đều còn quá thiếu kinh nghiệm.

        Sau khi hai chiếc máy bay đã bay đi, chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Bầu trời và mặt đất không còn có ánh đèn pháo sáng, chúng tôi chạy một mạch về nông trường Quyết Thắng và đón đồng chí cán bộ của Tiểu đoàn 66 về Sở chỉ huy hậu phương. Trên đường về chúng tôi không bị máy bay săn đuổi nữa.

        Khi đã về đến Sở chỉ huy hậu phương tôi mới đặt câu hỏi: Tại sao khi xe của chúng tôi còn nằm trong vòng pháo sáng thì không bị ném bom nhưng vừa ra khỏi vòng pháo sáng thì lại bị địch bắn pháo khói và ném bom luôn? Và tôi giải thích: Khi còn chạy trong vòng pháo sáng, thằng lái máy bay cường kích không nhìn thấy chúng tôi vì bị chói mắt. Còn khi chạy ra khỏi vòng pháo sáng thì nó sẽ nhìn thấy xe chúng tôi nhờ ánh sáng của những quả pháo sáng mà không bị chói mắt. Giống như một vật nằm dưới chân đèn thì khó nhìn thấy do chói mắt còn ra khỏi chân đèn thì dễ dàng nhìn thấy. Vào thời gian này địch vẫn chưa sử dụng bom lade đánh xe chúng tôi vì thế xác suất ném bom trúng đích còn rất thấp và điều quan trọng nhất để chúng tôi sống sót là nhờ trận địa cao xạ bảo vệ ngầm. Chúng tôi biết ơn những người lính ở trận địa cao xạ đó, mặc dù không biết họ thuộc đơn vị nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2020, 07:04:05 am »

 
        5. KHO TRUNG CHUYỂN VĨNH THÁI VÀ NGƯỜI CON GÁI VĨNH LINH.

        Đầu tháng 5, song song với việc tổ chức vận chuyển trên đường Trường Sơn, mặt trận tổ chức một tuyến vận chuyển theo đường biển chủ yếu cho các đơn vị cánh Đông Mặt trận Quảng Trị, trong đó có lực lượng của Trung đoàn 202, cụ thể là Sở chỉ huy cơ bản và Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66. Vị trí tập kết hàng là một bãi biển thuộc xã Vĩnh Thái. Tại đây các đơn vị có nhu cầu vận chuyển hàng vào phía Nam sẽ chở hàng đến. Hậu cần của mặt trận sẽ tổ chức quản lý và dùng thuyền máy vận chuyển dọc theo bờ biển vào đến Gia Đẳng. Tại Gia Đẳng các đơn vị có hàng sẽ cử người đến nhận và đưa về đơn vị.

        Vào thời gian này ta đã giải phóng căn cứ Đông Hà và thị xã Quảng Trị, quân ta đã tiến đến sông Thạch Hãn. Địch băt đầu phản kích dữ dội. Ở phía nam sông Bến Hải địch thường xuyên sử dụng B-52 đánh phá vào các vị trí đóng quân của ta. Ở phía Bắc B-52 cũng đã đánh vào nông trường Quyết Thắng. Trong các khu rừng cao su của nông trường là điểm đóng quân hoặc hậu cứ của nhiều đơn vị trong đó có hậu cứ của Trung đoàn 202.

        Ngoài ra khi còn ở nông trường Quyết Thắng tôi còn nhìn thấy nhiều bãi lắp ráp tên lửa. Đó là những mục tiêu đánh phá dữ dội của địch khi chúng phát hiện thấy.

        Qua đài phát thanh chúng tôi biết được cứ mỗi ngày đêm, địch sử dụng khoảng 60 phi vụ B-52 trên chiến trường Quảng Trị. Hàng đêm ở Sở chỉ huy chúng tôi nghe thấy tiếng bom rền từ miền Tây Vĩnh Linh, từ phía Nam sông Bến Hải và những ánh chớp liên hồi suốt từ đầu hôm cho đến sáng. Ban ngày trên đường đi công tác, nếu dừng chân trên một ngọn đồi ở Vĩnh Linh nhìn về phía Nam, ta có thể thấy những đụn khói của bom B-52 cuồn cuộn, hết nổi lên ở nơi này lại đến nơi khác. Kèm theo là tiếng nổ vang rền của những loạt bom B-52, tất cả các làng mạc đều trở thành mục tiêu của B-52. Bởi vì hầu như tất cả các làng mạc cũng đều là chỗ trú quân của bộ đội ta. cả mảnh đất Quảng Trị dài và hẹp ngập chìm trong bom đạn. Nhiều đêm từ Sở chỉ huy nhìn lên phía đường Trường Sơn, những con đường ở lưng chừng núi, chúng tôi có thể nhìn thấy ánh đèn gầm của những chiếc xe vận tải chạy qua những đoạn đường đang bị máy bay oanh tạc, những cánh rừng đang cháy.

        Việc vận chuyển trong thời gian này là rất căng thẳng, đặc biệt là trên tuyến đường Trường Sơn. Vì vậy, thiết lập tuyến vận chuyển bằng thuyền máy dọc theo bờ biển là một sáng kiến của hậu cần mặt trận.

        Trong gần 1 tháng, đêm đêm chúng tôi chở hàng từ kho trung đoàn ra Vĩnh Thái. Hàng gồm có đạn, xăng dầu, quân trang, quân lương, nhu yếu phẩm và thuốc quân y. Tôi đi một vài chuyến đầu sau đó công việc chở và áp tải hàng hóa từ kho trung đoàn ra Vĩnh Thái và từ Vĩnh Thái vào Gia Đẳng bằng thuyền máy đều do đồng chí Hoạt, binh nhất tiểu đội trưởng bảo quản kho đạn đảm nhiệm. Đồng chí Hoạt mới ngoài 20 tuổi nhưng có vẻ già dặn. Đó là một người lính rất dũng cảm và có bản lĩnh. Một người lính mà sau khi rời khỏi trung đoàn về trường tôi vẫn còn nhớ mãi. Nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa có dịp gặp lại nhau. Giờ đây không biết đồng chí ở nơi đâu?

        Đường vận chuyển từ kho trung đoàn ra Vĩnh Thái thì không có gì nguy hiểm, vì địch chưa phát hiện ra con đường này. Nhưng đoạn vận chuyển từ Vĩnh Thái dọc theo bờ biển vào đến Gia Đẳng là đoạn rất nguy hiểm. Ngoài khơi từ bờ biển Vĩnh Linh vào đến hết tỉnh Quảng Trị hơn một chục chiếc tàu chiến Mỹ án ngữ. Pháo 175mm trên các tàu chiến Mỹ liên tục bắn vào đất liền. Những nơi chúng nghi là nơi giấu quân của quân ta. Các máy bay trinh sát bay lượn ngày đêm trên bầu trời chỉ thị mục tiêu cho các máy bay cường kích và các tàu chiến ngoài khơi.

        Dọc theo bờ biển, máy bay OV-l0 thả pháo sáng và quan sát đường vận chuyển của ta. Tiểu đội bảo quản kho của đồng chí Hoạt đóng quân hẳn ở Vĩnh Thái. Đêm đêm vận chuyển hàng từ kho trung đoàn đến Vĩnh Thái và cứ vài ngày một lần lại đưa hàng xuống thuyền máy đi dọc bờ biển vào đến Gia Đẳng và giao cho bộ phận hậu cần trung đoàn ở phía nam.

        Vài ngày một lần, tôi lại ra Vĩnh Thái để kiểm tra việc tập kết hàng và việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Mỗi lần đi kiểm tra, tôi phải ngủ lại Vĩnh Thái vì khi xếp xong hàng xuống thuyền thì trời đã khuya. Là điểm tập kết hàng, ban đêm hoạt động ở Vĩnh Thái rất nhộn nhịp, xe chở hàng vào, bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, đưa hàng vào vị trí. Đạn dược và xăng dầu được vùi xuống các cồn cát. Các loại quân lương, quân trang và nhu yếu phẩm thì được để trong các nhà kho tạm giống như nhà ở của dân. Hàng của đơn vị nào, đơn vị đó quản lý.

        Từ 2 giờ sáng các hoạt động thưa dần và đến sáng thì nơi đây trở nên rất yên tĩnh. Bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến vào nhà dân hoặc lán nghỉ ngơi sau một đêm làm việc. Còn dân chài thì lại ra khơi đánh cá. Máy bay trinh sát vẫn bay lượn trên trời nhưng có vẻ như chúng chưa phát hiện ra điều gì ở nơi đây.

        Tiểu đội của đồng chí Hoạt ở nhờ trong một nhà dân, chủ nhà là ông trưởng công an xã. Ban ngày ông thường đi vắng, nhưng buổi chiều nào về nhà ông cũng đem theo một xâu cá khoảng 5, 6 cân. Có lẽ ông làm công an xã nhưng vẫn ra khơi đánh cá. Ông có một cô con gái là giáo viên tiểu học tên là Khuê. Chúng tôi vẫn gọi là o Khuê, dạo này o Khuê không đi dạy học mà ở nhà. Tôi nghĩ chắc từ khi ta mở chiến dịch, địch quay lại đánh phá nên các trường đã nghỉ học. O Khuê ở nhà và nghiễm nhiên trở thành người lo cơm nước cho tiểu đội của Hoạt. Ở Sở chỉ huy hậu phương chúng tôi có cơm với thịt hộp, lương khô và bột trứng. Ăn mãi cũng ngán, ra đây bộ đội ngày nào cũng được ăn cá biển, thỉnh thoảng rủ nhau ra tắm biển cứ như đi nghỉ mát. Nhưng ban đêm thì vất vả, nhất là nhưng đêm phải áp tải thuyền vào Gia Đẳng.

        Ở đây, tôi cũng được anh em đưa đi tắm biển. Trưa về ăn cơm với canh cá do o Khuê nấu. Quả là nhũng giờ phút thanh bình hiếm thấy trong thời buổi bom rơi đạn lạc này.

        Trong cái làng chài nhỏ bé ở xã Vĩnh Thái, có lẽ o Khuê là người con gái xinh đẹp nhất. O có một thân hình cân đối, đầy đặn, nước da trắng trẻo và một khuôn mặt rất ưa nhìn. O Khuê rất thích hát. Vào những khi rỗi rãi, tôi vẫn dạy cho o hát bài "Người con gái sông La". Đó là một bài hát rất hay. Nhưng không phải ai cũng hát được. O Khuê cứ say sưa hát và tôi thì có dịp được ngắm nhìn o.

        Khoảng cuối tháng 6, địch phản kích chiếm Gia Đẳng. Con đường vận chuyển trên biển từ Vĩnh Thái vào Gia Đẳng không hoạt động nữa, chúng tôi ít có dịp ra Vĩnh Thái và cũng ít gặp lại o Khuê, nhưng nhiều năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ những ngày ở Vĩnh Thái, những khoảnh khắc bình yên ngắn ngủi và hình bóng của o Khuê, một bông hoa trong những ngày lửa đạn.

        Sau này khi đã trở về trường, tôi đã gặp gỡ và quen biết nhiều người con gái nhưng không ai để lại ấn tượng trong tôi như o Khuê và tôi tự nghĩ: Trong những ngày ở Vĩnh Thái, mình đã bỏ qua một cơ hội không dễ gì tìm thấy lại trong đời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2020, 07:05:00 am »


        6. NHẢY QUA VÒNG LỬA.

        Một đêm vào khoảng giữa tháng 5, tại sở chỉ huy hậu phương của trung đoàn, từ 9 giờ tôi, chúng tôi đã nghe thấy tiếng máy bay gầm rú, tiếng bom nổ rung chuyển từ phía Cửa Tùng vọng về. Khoảng cách từ Sở chỉ huy hậu phương Trung đoàn 202 ra đến Cửa Tùng vào khoảng 5km theo đường chim bay. Nhưng bầu trời và mặt đất từ Cửa Tùng cho đến Sở chỉ huy hậu phương của trung đoàn tại Vĩnh Thạch sáng trưng như ban ngày do ánh sáng của những ngọn đèn dù. Pháo sáng quây thành một vòng tròn lớn, mà tâm điểm là một điểm nào đó ở Cửa Tùng chắc là bến vượt sông của ta ỏ bờ Bắc. Phải có từ 2 đến 3 chiếc máy bay trinh sát thả pháo sáng, để cho 4 đến 5 chiếc máy bay cường kích liên tục ném bom. Chúng đã phát hiện ra một mục tiêu nào đó rất quan trọng và đang tập trung lực lượng quyết tâm hủy diệt bằng được.

        Nằm phía ngoài vòng pháo sáng và cách mục tiêu ném bom của địch 5 km, nhưng chúng tôi vẫn hình dung được bến vượt bờ Bắc cửa Tùng đang trở thành một túi bom. Trong hầm chỉ huy lúc này có đồng chí Quỳnh, đồng chí Dự, đồng chí Ngưỡng và tôi. Mọi người đều đang tập trung theo dõi diễn biến của trận ném bom. Hơn 1 giờ trôi qua, tiếng bom vẫn nổ vang rền và pháo sáng vẫn sáng trưng trên bầu trời. Mức độ ác liệt của trận ném bom không hề suy giảm và chưa có một dấu hiệu gì chứng tỏ sẽ sớm kết thúc. Vào lúc này, tiếng chuông điện thoại trong hầm chỉ huy vang lên. Sau khi nghe điện, đồng chí Quỳnh thông báo:

        Sở chỉ huy mặt trận nhận được báo cáo từ lực lượng trực chiến tại địa đạo Vĩnh Giang là: Tại bến vượt bờ Bắc Cửa Tùng hiện có một chiếc xe tăng và ba chiếc xe thiết giáp, chuẩn bị vượt sông thì bị máy bay địch phát hiện. Địch đang tập trung lực lượng đánh hủy diệt chiếc xe tăng và ba chiếc xe thiết giáp nói trên. Sở chỉ huy mặt trận chỉ thị cho Trung đoàn 202 cử người ra bến vượt nắm tình hình giải quyết và báo cáo về sở chỉ huy.

        Như vậy là đã rõ rồi. Số xe nói trẽn là của Bộ Tư lệnh Thiết giáp đang trên đường hành quân vào chiến trường bổ sung cho Trung đoàn 202. Thông thường, những đợt bổ sung như vậy bao giờ cũng có một sĩ quan tham mưu của trung đoàn dẫn đường đồng thời chỉ huy luôn đội hình hành quân. Đây là lần đầu tiên kể từ đợt vượt sông của trung đoàn vào ngày 1 tháng 4 địch phát hiện được xe tăng và xe thiết giáp của ta ngay tại bến vượt bờ Bắc Cửa Tùng.

        Mà đã phát hiện được xe tăng và xe thiết giáp của ta ở đâu là địch tập trung lực lượng để đánh hủy diệt. Ở trong này, địch hoàn toàn làm chủ bầu trời. Suốt ngày đêm máy bay trinh sát của chúng bay lượn, nhòm ngó vào mọi ngõ ngách trên mọi con đường. Vì vậy một trong những điều quan trọng bậc nhất của xe tăng và xe thiết giáp khi hành quân là phải giữ được bí mật. Không giữ được bí mật khi hành quân thì hậu quả thật khôn lường. Mà cái giá phải trả là xương máu là thiệt hại về người và trang bị. Điều đó đòi hỏi người chỉ huy phải có kinh nghiệm và phải duy trì kỷ luật nghiêm trên đường hành quân.

        Tuy nhiên bây giờ không phải là lúc tìm nguyên nhân vì sao xe tăng và xe thiết giáp bị địch phát hiện mà phải cử người ra bến vượt nắm tình hình và giải quyết theo yêu cầu của sở chỉ huy mặt trận.

        Sau một phút suy nghĩ, đồng chí Quỳnh đã giao nhiệm vụ đó cho tôi. Theo đó tôi sẽ đi chiếc xe GAZ-69 của sở chỉ huy ra bến vượt và người lái xe cho tôi vẫn là đồng chí Tiến, cậu lái xe trẻ măng mới 20 tuổi người dân tộc Tày, hôm trước đã lái xe đi lên hậu cứ cùng với tôi và chúng tôi đã bị hai chiếc máy bay của địch chơi trò "mèo vờn chuột" trên suốt một chặng đường dài. Khi giao nhiệm vụ cho tôi, đồng chí Quỳnh cũng nghĩ rằng việc ra đến bến vượt, tiếp cận được mấy chiếc xe tăng và xe thiết giáp của ta vào lúc này là rất khó khăn. Cả bầu trời và mặt đất sáng rực như ban ngày, bom nổ rền vang. Máy bay đã phát hiện được mục tiêu và chúng đang điên cuồng ném bom như trong cơn say. Vượt qua vòng pháo sáng, rồi tìm đến chỗ địch đang giội bom không khác gì như một con thiêu thân lao vào ngọn lửa. Nhưng mệnh lệnh đã phát ra từ sở chỉ huy mặt trận, không thể chần chừ và phải tổ chức  thực hiện ngay. Đồng chí Tiến được lệnh đánh chiếc xe GAZ-69 lên hầm chỉ huy và sẵn sàng đợi lệnh. Trước khi đi đồng chí Quỳnh dặn tôi: "Khi đến gần mục tiêu (tức là các xe tăng và xe thiết giáp của ta đang bị địch đánh phá) phải để xe phía bên ngoài, quan sát quy luật đánh phá của địch rồi tìm cách tiếp cận, không nên đánh xe vào, địch sẽ phát hiện thấy và sẽ gây thương vong cho ta. Sau khi nắm được tình hình, đồng chí đi xuống bờ sông vào địa đạo Vĩnh Giang ở đó có tổ điện đài của trung đoàn, đồng chí báo cáo về sở chỉ huy cho tôi". Sau đó, đồng chí nói với tôi: "Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và nguy hiểm. Nhưng là nhiệm vụ mà Sở chỉ huy mặt trận đã giao cho trung đoàn, đồng chí hãy cố gắng hoàn thành, chúng tôi tin tưởng ở đồng chí".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2020, 11:18:32 am »

 
        Tôi trả lời: "Thủ trưởng yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ".

        Tôi bước lên xe, chúng tôi không phải bật đèn. Bầu trời vẫn sáng trưng như ban ngày nhờ ánh sáng của những ngọn đèn dù, tiếng bom vẫn nổ vang rền. Tiếng máy bay phản lực vẫn gầm rú như điên. Đồng chí Quỳnh, đồng chí Dụ và đồng chí Ngưỡng ra tận xe tiễn tôi như tiễn một người sắp đi xa và chưa chắc đã trở về. Tôi hiểu được tâm trạng của các đồng chí, tôi nhìn vào khuôn mặt căng thẳng của đồng chí Quỳnh và nói: "Thủ trưởng có dặn gì nữa không? Tôi đi nhé!".

        Rồi quay sang phía đồng chí Tiến lái xe, tôi ra lệnh: "Nổ máy".

        Đồng chí Tiến khởi động xe, chưa kịp cài số thì đồng chí Quỳnh ngăn lại: "Khoan đã, đợi thêm một lát nữa xem sao".

        Tôi lại quay sang phía đồng chí Tiến ra lệnh: "Tắt máy".

        Năm phút trôi qua, tình hình vẫn không có gì thay đổi. Bầu trời vẫn sáng rực, bom vẫn nổ và tiếng máy bay phản lực vẫn gầm rú. Lúc này trong hầm chỉ huy tiếng điện thoại lại vang lên. Đồng chí Quỳnh quay vào hầm nghe điện thoại. Một phút sau đồng chí quay lại và nói: "Sở chỉ huy mặt trận hỏi ta đã cử người đi chưa. Thôi đồng chí xuất phát đi".

        Tôi trả lời: "Vâng! Chào thủ trương, chào các đồng chí tôi đi đây!". Một lần nữa tôi quay sang phía đồng chí Tiến lái xe ra lệnh: "Nổ máy".

        Xe nổ máy và từ từ lăn bánh tiến về phía Cửa Tùng. Chúng tôi sẽ phải chui vào cái vòng pháo sáng đang làm sáng rực cả một vùng trời, đến tâm điểm của nó là bến vượt sông. Nơi những chiếc máy bay phản lực đang gầm rú và tiếng bom đang nổ vang rền.

        Tôi nhận thấy trên nét mặt của đồng chí Tiến không có gì lộ vẻ căng thẳng và lo lắng, tôi có cảm giác là đồng chí vẫn lái xe với một vẻ mặt thản nhiên như mọi lần đi công tác với tôi. Chưa đầy hai tháng trên chiến trường, một thanh niên mới ròi ghế nhà trường phổ thông chưa được bao lâu đã trở nên dày dạn. Khoảng cách từ sở chỉ huy hậu phương ra đến Cửa Tùng là 5km theo đường chim bay. Nhưng trên mặt đất con đường từ Vĩnh Thạch ra Cửa Tùng chạy ngoằn nghèo phải đến gần 10km. Chúng tôi còn có nhiều thời gian để suy tính phương án tiếp cận mục tiêu. Cũng như tất cả các trận ném bom khác, sau một đợt trút bom sẽ có một khoảng lặng để chúng thay ca. Và cũng như lần tìm cách vượt qua ngầm khi đi lấy đạn ở kho G. Tôi dự tính sẽ đánh xe vào cách mục tiêu khoảng 500m rồi dừng lại, đợi đến thòi điểm địch tạm dừng thay ca sẽ nhanh chóng vận động tiếp cận mục tiêu.

        Chúng tôi cứ từ từ chui vào vòng pháo sáng và tiến về phía cửa Tùng. Bầu trời và mặt đất sáng trưng, nhưng không có một chiếc máy bay nào để ý đến chúng tôi. Có lẽ mọi sự tập trung của chúng đều dồn hết về phía bến vượt sông, nơi đang có 4 chiếc xe tăng và xe thiết giáp của ta.

        Chạy được khoảng nửa đường bỗng nhiên tôi thấy bom ngừng nổ, tôi nghĩ chắc đã đến lúc chúng thay ca. Chúng tôi vẫn tiếp tục tiến đến Cửa Tùng như dự tính đã vạch ra. Trên trời vẫn còn pháo sáng. Thông thường trong những lúc thay ca, máy bay trinh sát vẫn còn ở lại thả pháo sáng để tiếp tục quan sát mục tiêu, chúng tôi vẫn tiếp tục tiến đến bến vượt Cửa Tùng, được một lúc cả pháo sáng cũng tắt luôn. Bầu trời tối om, không gian trở nên hoàn toàn yên tĩnh. Như vậy là có khả năng địch ngừng ném bom. Vì nếu địch còn tiếp tục ném bom, máy bay trinh sát sẽ vẫn còn thả pháo sáng để bám mục tiêu.

        Chúng tôi bật đèn gầm, tôi cho xe đi thẳng đến bến vượt. Vì không có máy bay, không còn pháo sáng, bom cũng ngừng nổ, chúng tôi cứ đi cho đến tận nơi đỗ của những chiếc xe tăng và xe thiết giáp. Xe dừng lại. Tôi đã đứng ngay cạnh một chiếc xe thiết giáp. Trong xe không có một ai. Xung quanh là những hố bom. Mùi thuốc bom vẫn còn khét lẹt. Tôi leo lên xe gọi to: Có ai ở đây không? Không có tiếng ai đáp lại. Tôi lại gọi tiếp: "Có ai ở đây không", vẫn không có tiếng trả lòi. Không gian vẫn hoàn toàn yên tĩnh, lúc này, tôi rút súng ngắn ra, lên đạn và bắn chỉ thiên 3 phát. Sau ba phát súng, tôi lại gọi: "Các thành viên xe tăng ở đâu? Ra đây ngay".

        Lúc này tôi mới nghe thấy tiếng đáp trả: "Có chúng tôi ra ngay". Từ phía xa tôi trông thấy mấy bóng người đang đứng dậy và đi về phía tôi, khi đã đến nơi tôi hỏi: Trong số các đồng chí ai là chỉ huy?

        Một đồng chí bước lên trả lời: "Báo cáo em là chỉ huy".

        Tôi hỏi tiếp: "Đồng chí là sĩ quan của Ban tham mưu trung đoàn à?".

        Đồng chí đó trả lời: "Không em là lái xe".

        - Thẽ cả đoàn không có ai là sĩ quan chỉ huy và dẫn đường à?

        - Dạ lần trước có anh Tới, Tham mưu phó trung đoàn chỉ huy. Nhưng lần này anh Tới được lệnh vào gấp Sở chỉ huy nên giao lại cho em.

        Không còn thời gian để hỏi loanh quanh nữa, vì biết đâu địch có thể lại quay lại ném bom. Tôi ra lệnh: "Đồng chí cho anh em lên xe, kiểm tra tình hình xe xem có hư hỏng gì không rồi báo cáo cho tôi".

        Các lái xe leo lên xe, cả 4 chiếc xe lần lượt nổ máy, tiến rồi lùi. Một lát sau các xe tắt máy. Tôi cho đồng chí phụ trách đoàn xe đi nắm tình hình xe rồi báo cáo. Sau khi nắm được tình hình đồng chí báo cáo không có hư hỏng gì lớn. Có một xe hỏng bầu lọc không khí. Đúng là một điều lạ, trận ném bom dữ dội suốt 2 giờ liền, làm rung chuyển cả bờ Bắc Cửa Tùng nhằm hủy diệt bằng được 4 chiếc xe tăng và xe thiết giáp, cuối cùng lại không gây ra được hư hỏng gì đáng kể.

        Tôi ra lệnh cho các lái xe chờ lệnh. Tôi đi xuống bờ sông, vào địa đạo, tìm tới tố thông tin của trung đoàn và báo cáo tình hình về sở chỉ huy hậu phương. Ở đầu dây bên kia là đồng chí Quỳnh tỏ ra rất vui mừng vì tôi đã đến tận nơi, nắm được tình hình và báo cáo về sở chỉ huy. Đồng chí nói: "Đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi thay mặt sở chỉ huy biểu dương tinh thần của đồng chí. Bây giờ đồng chí lệnh cho các xe quay đầu, lùi về phía sau khoảng 2 km, tìm địa điểm thích hợp cho giấu xe và chờ lệnh. Đêm nay ta sẽ hoãn cuộc vượt sông".

        Tôi hỏi lại: "Thế còn 1 xe hỏng bầu lọc không khí thì sao?".

        Đồng chí trả lời: "Xe hỏng bầu lọc không khí vẫn cơ động được. Đồng chí cứ lệnh cho các xe lùi về phía sau giấu xe. Xong việc đồng chí trở về sở chỉ huy".

        Từ địa đạo tôi quay lại đoàn xe. Đêm hôm đó chúng tôi giấu xe cách bến vượt khoảng 2 km. Tôi chào tạm biệt anh em rồi quay về sở chỉ huy hậu phương. Ngày mai các đồng chí lại tiếp tục vượt sông, tiếp tục cuộc hành trình vào nơi lửa đạn và sẽ có thêm một bài học trong quá trình hành quân.

        Tôi trở về Sở chỉ huy hậu phương trung đoàn thì dã hơn 12 giờ đêm, mọi người vẫn thức để chò tôi trở về. Mọi người bắt tay tôi và đồng chí Tiến. Họ nhìn chúng tôi như những diễn viên xiếc vừa nhảy qua vòng lửa. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng mình gặp may, mình có quý nhân phù trợ. Đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu vì sao khi tôi lên xe đi được nửa đường thì máy bay ngừng ném bom và ngừng luôn cho đến sáng.

        Điều đó có lẽ chỉ là sự ngẫu nhiên, nhưng với tôi thật là may mắn!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM