Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:58:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thử lửa  (Đọc 7383 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2020, 11:39:35 am »

     
        - Tên sách : Thử lửa

        - Tác giả : Thiếu Tướng Nghiêm Sỹ Chúng

        - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản : 2012

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2020, 11:15:43 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2020, 07:49:26 pm »


       
LỜI GIỚI THIỆU

        "Thử lửa" là một quyển hồi ký ngắn, kể về những câu chuyện mà người viết đã trải qua, sau khi mới tốt nghiệp Trường Đại học Kỹ thuật quân sự và được phân công đi thực tế chiến trường. Không gian chính của những mẩu chuyện trong thời kỳ này là vùng đất thuộc Đặc khu Vinh Linh và huyện Do Linh, ở hai bên bờ sông Bến Hải, thời gian từ cuối năm 1971 đến cuối năm 1972.

        Trong những ngày này, chiến sự đang diễn ra vô cùng ác liệt trên chiến trường Quảng Trị. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ở Việt Nam có lẽ không có chiến dịch nào kéo dài như chiến dịch Trị - Thiên, nó bắt đầu từ ngày 30 tháng 3 và kết thúc vào ngày 27 tháng 6 năm 1972. Tiếp đó là chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28.6.1972 -  31.1.1973). Mức độ ác liệt của nó củng chưa từng có, đỉnh điếm là cuộc chiến trong 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Nơi đó củng là nơi quân và dân ta thể hiện ý chí chiến đâu kiên cường, lòng dũng cảm tuyệt vời và tinh thần hy sinh vô bờ bến vì độc lập tự do của Tổ quốc.

        Chúng ta đã tập trung một lực lượng lớn, đập tan tuyến phòng thủ phía bắc Quảng Trị của địch, giải phóng căn cứ Đông Hà, thị xã Quảng Trị, trực tiếp uy hiếp Huế và Đà Nẩng. Trước nguy cơ Huế có thể thất thủ và sự tan vỡ của các lực lượng ngụy quân tại Quân khu 1, có thể sẽ dẫn tới những hậu quả không thể lường trước được đối với chế độ Sài Gòn, Mỹ đã quay trở lại đánh phá miền Bắc với quy mô và mức độ ác liệt chưa từng có.

        Được sự chi viện hoả lực tối đa của không quân và hải quân Mỹ, quân ngụy đã tập trung những lực lượng mạnh nhất và tinh nhuệ nhất, tổ chức phản kích hòng chiếm lại những vùng đất đã mất, trong đó có Thành cổ Quảng Trị. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch trở nên vô cùng quyết liệt. Quảng Trị trở thành nơi tập trung sức mạnh và ý chí của cả hai bên trong cuộc chiến. Mỗi ngày Mỹ huy động tối đa máy bay, pháo hạm tiến hành từ 40 đến 60 phi vụ máy bay cường kích, 60 đến 70 phi vụ B-52 bắn từ 8.000 đến 15.000 quả đạn pháo, ngày cao điểm có thể lên tới 30.000 viên. Cả chiến trường Quảng Trị rền vang tiếng bom đạn và ngập chìm trong khói lửa.

        Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta bảo vệ vùng giải phóng và Thành cổ Quảng Trị đã làm cho chính quyền Mỹ càng nhận thấy không thê dùng sức mạnh quân sự đè bẹp được ý chí độc lập tự do của dân tộc ta. Cùng với việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ trên bầu trời Hà Nội, ta đã giáng một đòn mạnh vào ý chí xàm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, cam kết rút toàn bộ lực lượng của Mỹ và đồng minh khỏi Việt Nam.

        Tuy nhiên trong cuộc chiến đấu với một kẻ thù có tiềm lực quân sự hàng đầu thế giới, những hy sinh mất mát của chúng ta là điều không thê tránh khỏi. Bên cạnh những trận thắng giòn giã ở nơi này hoặc nơi khác, ở thời điểm này hoặc thời điểm khác chúng ta củng đã có những tôn thất không nhỏ. Đó là quy luật nghiệt ngã của chiến tranh. Với cương vị là trợ lý vũ khí của trung đoàn, được tăng cường cho tiểu đoàn bộ binh cơ giới, trong cuộc hành quân vào chiến trường Quảng Trị, người viết đã tái hiện lại những câu chuyện mà qua đó giúp cho người đọc có thêm những kinh nghiệm quý báu về công tác tổ chức hành quân trong chiến đấu, đặc biệt là đối với các đơn vị cơ giới trong điều kiện địch hoàn toàn làm chủ bầu trời, trình độ tổ chức chỉ huy và thông tin liên lạc của ta còn hạn chế.

        Người viết đã tái hiện rất chân thực một phần công tác tổ chức, chỉ huy bảo đảm hậu cần kỹ thuật tại Sở chỉ huy hậu phương của một trung đoàn bộ binh cơ giới trong chiến dịch. Những công việc phải tiến hành, những tình huống cần phải xử lý và hành động của người chỉ huy của cơ quan, của các phân đội nhỏ trong thời gian diễn ra chiến dịch.

        Hồi ký cũng cho chúng ta thấy hình ảnh của một sĩ quan mới ra trường qua từng thời gian, qua từng sự kiện đã từng bước thích ứng với công việc và hoàn cảnh trên chiến trường để hoàn thành tốt chức trách của mình; hình ảnh của các chiến sĩ hậu cần kỹ thuật, từ người lái xe đến các chiến sĩ giữ kho, áp tải hàng, tuổi đời còn rất trẻ đã không quản gian khổ hy sinh ngày đêm lăn lộn trên chiến trường, dưới đạn bom của địch thi hành nhiệm vụ của mình; hình ảnh của những người dân trên tuyến lửa Vĩnh Linh sát cánh cùng bộ đội chiến đấu và chia sẻ những tháng ngày gian khổ hy sinh.

        Tác giả của tập hồi ký - đồng chí Nghiêm Sỹ Chúng là người đồng chí, đồng đội lâu năm của tôi, từ buổi ban đầu ở Trường Đại học kỹ thuật quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật quân sự) tiếp đó là công tác ở Quân khu 1 đến Tổng cục Kỹ thuật.

        Tôi rất xúc động khi đọc những trang hồi ký giản dị và chân thành của anh và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ của Học viện Kỹ thuật quân sự thân yêu của chúng ta.

Trung tướng, GS, TSKH NGUYỄN HOA THỊNH       

        Nguyên Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, nguyên Giám đốc Trung tâm khoa học công nghệ - Bộ Quốc phòng

Kiểm tra vũ khí trước khi bắn đạn thật tại Quân đoàn 1, năm 2003. Trong ảnh, từ trái qua phải: Trung tướng Phạm Hồng Lợi - Phó Tổng tham mưu trưởng, Thiếu tướng Nghiêm Sỹ Chúng, Đại tá Nguyễn Quốc Khánh - Phó Tư lệnh Quân đoàn 1 (hiện nay là Trung tướng - Phó Tổng tham mưu trưởng).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2020, 07:51:25 pm »

       
LỜI CỦA TÁC GIẢ

        Sau khi về hưu, mỗi một người lính đều có mong muốn sẽ viết được một cái gì đó kể lại những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời quân ngũ. Ở tổ dân phố, tôi và các cựu chiến binh sinh hoạt trong một câu lạc bộ bóng bàn. Người già thường sống bằng kỷ niệm và quá khứ là một kho tàng rất phong phú và quý giá của họ. Chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện mình đã trải qua.

        Trong số chúng tôi, có người là lính bộ binh đã có mặt ở chiến trường từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Có người là lính cao xạ chiến đấu ở Hàm Rồng rồi vào đường Trường Sơn, sau lại chuyển thành lính bộ binh chiến đấu ở Campuchia, có người là sĩ quan ra đa, người là sĩ quan điều khiển tên lửa. Trong đó có những người là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những câu chuyên về chiến tranh luôn sôi nổi và rất hay, tuy nhiên để ghi lại "bài bản" những câu chuyện này thì thật là không dễ. Vì trong số chúng tôi ít ai có thể tin rằng mình có thể có đủ trình độ và sự kiên nhẫn để làm công việc này. Thời gian thì không chờ đợi ai nhất là những người lính đã có một thời đi qua chiến tranh và rồi những câu chuyện của chúng ta sẽ bị thời gian quên lãng nếu không viết lại. Nghĩ vậy, tôi cũng đã thử ngồi vào bàn để viết nhưng nhiều lần mà chưa thành. Quả thực là vạn sự khởi đầu nan! Thế rồi, một ngày tôi nhận được điện thoại của thầy và củng là thủ trưởng cũ của tôi: Thầy Lê Phương Cảo, nguyên là Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự, người đã thường xuyên chú ý đến tôi khi tôi mới vào trường, cho đến khi tôi tốt nghiệp và những chặng đường sau này trong cuộc đời binh nghiệp của tôi. Thầy động viên tôi rằng: Nhà trường đang phát động viết Hồi ký nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập nhà trường. Cậu là học viên khóa 1 của trường, sau tốt nghiệp đã có thời gian giảng dạy, rồi đi đơn vị và đã phấn đấu lên được cấp tướng. Cậu cố gắng tham gia viết hồi ký đóng góp với nhà trường. Được thầy cổ vũ, tôi đã ngồi vào bàn, y như những ngày còn công tác, tôi viết hồi ký: "Từ nhà trường ra chiến trường" và gửi đến phòng tuyên huấn nhà trường. Không lâu sau đó, tôi được thông báo bài viết của tôi được giải Nhất cuộc thi viết Hồi ký của nhà trường và được tặng giấy khen. Sau khi nhận được giải thưởng, tôi gọi điện thông báo và gửi bài viết cho thầy xem. Thầy khen hay và khuyên tôi viết tiếp. Được thầy khích lệ tôi tiếp tục viết và sau gần một năm tôi đã viết xong quyển hồi ký đầu tiên trong đời, mặc dù nó rất ngắn, tôi đặt tên cho nó là "Thử lửa". Đúng là hãy cứ đặt bước chân đầu tiên rồi củng có ngày đến đích.

        Tôi viết hồi ký này với mong muốn các thê hệ sau sẽ còn biết tới những tháng ngày không thể nào quên của tôi và đồng đội.

        Tôi cũng rất hy vọng rằng; một ngày nào đó hồi kỷ "Thử lửa" sẽ đến tay những người đồng đội của tôi ở Trung đoàn 202. Họ sẽ nhận ra minh trong đó và chúng tôi có thể có dịp được gặp lại nhau.

        Qua những câu chuyện nhỏ trong hồi ký, tôi hy vọng nó có thể sẽ trở thành tài liệu tham khảo có ích đối với các học viên nhà trường.

        Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy Lê Phương Cảo, người đã tiếp cho tôi lòng tự tin và sự kiên nhẫn để bắt đầu viết cho đến khi hoàn thành cuốn hồi ký.

        Cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã giúp đỡ để cuốn sách nhỏ này được đến với bạn đọc.

NGHIÊM SỸ CHÚNG        

Thiếu Tướng Nghiêm Sỹ Chúng
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2020, 05:55:15 pm »

           
       
TỪ NHÀ TRƯỜNG RA CHIẾN TRƯỜNG

        Tháng 11 năm 1971, khoá đào tạo 1 của trường Đại học Kỹ thuật quân sự làm lễ tốt nghiệp ra trường. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, tôi về nhận công tác tại Khoa Cơ bản, mặc dù tốt nghiệp ngành Vũ khí, nhưng biết tôi có năng khiếu giảng dạy các môn khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở, thầy Lê Phương Cảo, lúc đó là Hiệu phó phụ trách công tác huấn luyện đã quyết định điều tôi về Khoa Cơ bản. Trước khi về khoa nhận nhiệm vụ thầy Lê Phương cảo hỏi tôi:

        - Đồng chí có đồng ý về Khoa Cơ bản không?

        Tôi trả lời: Tôi đồng ý!

        Thật ra vào khoảng thời gian đó, nếu cấp trên đã có quyết định thì hầu như cấp dưới sẽ chấp hành ngay, ít ai có ý kiến ngược lại.

        Thầy hỏi tiếp:

        - Nếu về Khoa Cơ bản, đồng chí muốn dạy môn học nào?

        Do đã có chuẩn bị từ trước, tôi trả lòi luôn:

        - Tôi muốn dạy môn nguyên lý máy.

        Nguyện vọng của tôi được chấp nhận, thế là tôi khoác ba lô về Khoa Cơ bản, bộ môn Cơ kỹ thuật, môn học Nguyên lý máy.

        Tổ bộ môn Nguyên lý máy lúc bấy giờ đã có các anh: Nguyễn Chấn, Phan Văn Chạy, Ngô Quyết, Trần Văn Định và bây giờ thêm tôi nữa, thành ra có 5 giáo viên. Tôi là người mới về, còn phải có thời gian đọc và soạn giáo trình trước khi chính thức lên lớp.

        Tuy nhiên, về bộ môn chưa được bao lâu, tôi lại được lệnh tập trung để đi thực tế chiến trường, vì năm ấy nhà trường có chủ trương đưa giáo viên đi thực tế. Do mới về bộ môn, chưa bắt tay vào soạn giáo trình và cũng chưa lên lớp ngày nào nên việc cử tôi đi thực tế chiến trường là không ảnh hưởng gì tới công tác giảng dạy của bộ môn. Về chuyện riêng tư, tôi cũng không có gì phải vương vấn. Đã 27 tuổi tôi chưa có vợ và cũng chưa có người yêu. Những năm tháng còn học ở trường, tôi cũng theo đuổi một bóng hồng. Đó là mối tình đầu, một mốì tình lãng mạn, nhưng nó chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng và trên thư từ. Mối tình của một chàng trai, mói rời khỏi ghế nhà trường phổ thông, không có một chút thực tế nào về tình yêu và cũng như nhiều mối tình đầu nó cũng đã đi đến cái kết cục như trong lời bài hát "Vĩnh biệt mùa hè" của Nhạc sĩ Thanh Tùng. Đó là "Vĩnh biệt tình đầu, tình đầu là cơn giông chợt qua mau, qua mau! Vĩnh biệt tình đầu. Tình đầu làm con tim ta đớn đau!".

        Trong bộ môn cùng được cử đi thực tế chiến trường với tôi lần này còn có anh Khoa, giáo viên hình họa. Anh Khoa ra trường và đã làm giáo viên được hai năm, chưa có vợ, chưa có người yêu và trong quá khứ cũng chưa có mối tình nào vắt vai, mặc dù là một người khá hóm hỉnh và có năng khiếu kể chuyện tiếu lâm.

        Nhà trường tổ chức nhiều đoàn đi về các đơn vị, trong đó tôi và anh Khoa được vào đoàn sẽ về Bộ Tư lệnh Thiết giáp. Đoàn gồm có: Anh Lê Xuân Đình, Trung úy, Phó Tiến sĩ ô tô - xe máy - Trưởng đoàn, anh Phong, Trung úy, trợ lý Phòng Tuyên huấn, Chính trị viên kiêm Bí thư chi bộ, anh Phạm Văn Trợ, Trung úy, Phó Tiến sĩ động cơ, anh Khải, Trung úy, giáo viên công binh, anh Đông, Thiếu úy, giáo viên toán, anh Hoàng Hải, Chuẩn úy, trợ giáo pháo mặt đất, anh Đình Thắng, Chuẩn úy, kỹ sư ô tô, anh Khoa và tôi.

        Trước khi chúng tôi về đoàn tập trung, bộ môn đã tổ chức liên hoan. Thời ấy những buổi liên hoan thường rất đạm bạc, chỉ có vài cái bánh, cái kẹo, nước chè, thuốc lá. Mọi người hy vọng chúng tôi ra đi hoàn thành tốt nhiệm vụ và sẽ có ngày trở về để tiếp tục con đường cống hiến cho sự nghiệp khoa học. Chị Hảo, giáo viên cơ học lý thuyết và cô Doan, nhân viên phòng thí nghiệm đã bỏ công sức để thêu tặng chúng tôi mỗi người một chiếc khăn tay có bông hoa hồng và dòng chữ "Hẹn ngày chiến thắng".

        Khoảng cuối tháng 12 năm 1971, Đoàn chúng tôi được xe ô tô của Nhà trường đưa về Bộ Tư lệnh Thiết giáp, lúc bấy giờ đang đóng ở Cam Lâm, cách nhà trường chỉ khoảng 15km. Sau khi về Bộ Tư lệnh Thiết giáp đoàn chúng tôi được điều về Trung đoàn 202.

        Về đến trung đoàn, anh Phong Chính trị viên của đoàn được điều về Ban Chính trị Trung đoàn, còn tất cả chúng tôi thì được điều về Ban Hậu cần.

        Lúc này trung đoàn đang ráo riết làm công tác chuẩn bị để đi chiến trường. Mới từ nhà trường ra đơn vị, chúng tôi còn rất bỡ ngỡ. Riêng tôi là sĩ quan mới tốt nghiệp không hề có kinh nghiệm gì trong công tác bảo quản sửa chữa vũ khí thì công việc chắc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong thòi gian học ở trường 5 năm thì 3 năm đầu chúng tôi học các môn khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở. Đến năm thứ 4 chúng tôi bắt đầu học, về vũ khí. Nhưng tất cả các giáo trình về vũ khí đều nặng về lý thuyết như: Thiết kế pháo mặt đất, thiết kế vũ khí bộ binh, thiết kế súng cối, thiết kế bệ phóng tên lửa... Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển tự động pháo trên tăng...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2020, 05:55:43 pm »


        Hiểu biết về nguyên lý các loại vũ khí, các loại đạn, ngòi đạn thì rất rộng, nhưng khả năng thực hành của chúng tôi lại còn rất yếu. Trong 5 năm học, chúng tôi chỉ có một học kỳ học về trang bị điển hình, chủ yếu là các loại vũ khí bộ binh và hai loại pháo mặt đất là pháo lựu 122mm và pháo nòng dài 85mm. Việc học tập chủ yếu là giới thiệu nguyên lý hoạt động của vũ khí qua tranh vẽ. Việc thực hành tháo lắp, nghiên cứu các loại hỏng hóc và phương pháp sửa chữa còn rất hạn chế. Ngoài ra chúng tôi còn có một học kỳ được đi thực tập ở xưởng sửa chữa vũ khí. Nhưng khi về thực tập ở xưởng chúng tôi xem nhiều hơn là làm. Vì vậy tuy đã có bằng kỹ sư vũ khí nhưng khi có việc phải sờ vào vũ khí, chúng tôi chẳng khác gì xẩm sờ voi.

        Trong thời gian đang chuẩn bị đi chiến dịch, một lần tôi nhận được lệnh xuống Đại đội hoả lực sửa chữa bộ phận giảm xóc cho một khẩu côi 82mm. Việc này đối với một người thợ vũ khí bậc 3 thì là một việc quá đơn giản. Vì vậy khi điều một kỹ sư vũ khí xuống để giải quyết thì ai cũng nghĩ rằng không có gì phải quan tâm. Tuy nhiên đối với tôi thì không phải thế, khi bắt đầu tiếp xúc với khẩu súng cối, tôi phải cố gắng nhớ lại các vấn đề vế nguyên lý cấu tạo, hoạt động của bộ phận giảm xóc. Tôi loay hoay suốt buổi sáng, mồ hôi toát ra đầm đìa. Quá trưa, may quá, tôi cũng giải quyết được vấn đề. Nếu không thì mang tiếng là kỹ sư mà không sửa được một hư hỏng thông thường của bộ phận giảm xóc của khẩu cối 82mm. Tôi biết mình còn rất thiếu kinh nghiệm và kiến thức của việc sửa chữa vũ khí, đây là một khó khăn rất lớn đôi với một kỹ sư vũ khí chuẩn bị đi chiến trường. Rất may, đây chỉ là một hư hỏng nhỏ và tôi lại có thời gian tĩnh tại để suy nghĩ, phân tích nên mới khắc phục được. Còn nếu là một hư hỏng phức tạp hơn, lại xảy ra ngay trên chiến trường, giữa tiếng đạn nổ bom rơi và yêu cầu khẩn cấp của công việc thì liệu tôi có giải quyết được không? Công tác thực tiễn ở đơn vị và trên chiến trường đòi hỏi người kỹ sư vũ khí phải có khả năng thực hành. Không có khả năng thực hành, người kỹ sư mới ra trường không khác gì một người sắp được thả xuống nước mà chưa biết bơi.

        5 năm ở trường chúng tôi học quá nhiều thứ. Nhưng chúng tôi lại chưa kịp chuẩn bị kỹ cho công việc chính của mình là phải thành thạo và có khả năng huấn luyện cho người khác việc sử dụng, tháo lắp, sửa chữa và hiệu chỉnh các loại vũ khí trong phạm vi chuyên ngành của mình. Cũng trong thời gian chuẩn bị đi chiến trường tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm. Đó là vào khoảng cuối tháng 1 năm 1972, tôi và anh Khoa, giáo viên hình họa nhận nhiệm vụ theo anh Lê Xuân Tấu, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 198 đi nhận pháo cao xạ 37-2 tự hành tại Nhà máy Z153 ở Đông Anh. Loại cao xạ tự hành này do ta cải tiến bằng cách lắp nguyên khẩu pháo cao xạ 37-2 lên xe tăng T-34 đã được dỡ bỏ tháp pháo. Tôi không biết gì về quá trình thiết kế và bắn thử nhưng khi đến nhìn khẩu pháo tự hành thì tôi có cảm giác rằng nó chỉ được chở trên một chiếc xe tăng T-34 còn khả năng che chắn cho các pháo thủ khi chiến đấu thì rất hạn chế vì toàn bộ khẩu pháo và các pháo thủ khi thao tác đều nằm phía trên thân xe tăng, hầu như không có gì che chắn cả và khi lắp pháo kiểu này thì pháo không thể bắn được khi xe tăng đang hành tiến.

        Tuy nhiên việc tiếp nhận pháo cũng được đồng chí Lê Xuân Tấu (tuyên dương anh hùng quân đội, tháng 5-1972), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 198 tiến hành rất cẩn thận và tỷ mỷ bởi vì 4 khẩu pháo cao xạ tự hành này sẽ thuộc biên chế của Tiểu đoàn 198 khi hành quân vào chiến trường. Đồng chí Lê Xuân Tấu sau này là Tư lệnh Binh chủng Thiết giáp và cùng về hưu với tôi một lượt.

        Sau gần một buổi sáng, chủ yếu là kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe xem có đủ khả năng vào chiến trường được hay không. Rồi đồng chí Lê Xuân Tấu cũng quyết định nhận xe đưa về đơn vị. Bây giờ nghĩ lại mới thấy việc lắp khẩu pháo cao xạ 37-2 lên xe tăng T-34 đã dỡ tháp pháo là một việc làm xuất phát từ một suy nghĩ quá đơn giản. Việc lắp pháo phòng không lên xe tăng phức tạp không khác gì lắp pháo trên tàu thuỷ, nhất thiết phải có hệ thống tự động điều chỉnh khi con tàu chòng chành trên sóng nước cũng như khi xe tăng cơ động trên địa hình không bằng phẳng thì mới có thể bắn được khi hành tiến. Đặc biệt đối với pháo cao xạ khi tự hành chiến đấu với máy bay thì việc che chắn bảo đảm an toàn cho pháo thủ khi bị máy bay địch oanh tạc là điều rất quan trọng, cả hai điều kiện đó đều không có đối với khẩu cao xạ 37-2 lắp trên chiếc xe tăng T-34 này. Nhưng lúc đó với tinh thần có gì dùng nấy chúng tôi vẫn cứ nhận và hành quân về đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2020, 06:13:54 am »


        Trên đường hành quân về đơn vị, chúng tôi phải đi trên những con đường xuyên qua những cánh rừng bạch đàn. Tôi và anh Khoa đi một xe. Tôi thì ngồi ở ghế lái phụ bên trong xe, anh Khoa thì lại thích ngồi ở vị trí pháo thủ của khẩu pháo cao xạ để quan sát khả năng ổn định của khẩu pháo trong quá trình hành quân. Xe đang đi với tốc độ khoảng trên 30km/h thì trước mặt bỗng hiện ra một cái rãnh sâu khoảng lm, rộng khoảng 5m cắt ngang con đường. Đối với xe tăng thì vượt qua một cái rãnh như vậy chẳng có gì là khó khăn. Chỉ cần giảm ga cho xe giảm tốc độ, từ từ bò xuống rãnh và cứ thế vượt qua.

        Tuy nhiên sự việc lại không diễn ra như thế. Khi xe tăng đến gần mép rãnh tôi bỗng thấy xe rú ga lao xuống rãnh, trượt nghiêng theo sườn đồi và lao ầm ầm xuống dưới, làm đổ rạp khoảng 20m cây bạch đàn rồi dừng lại. Hoá ra, thay vì giảm ga, đạp phanh để xe từ từ đi xuống rãnh thì lái xe lại tăng ga nên mới có kết cục như thế. Sở dĩ như vậy là vì thòi gian huấn luyện lái xe tăng trước khi ra chiến trường là rất ít, có lẽ chưa đầy 3 tháng. Khi xe lao xuống rãnh, ngồi ở ghế lái phụ, tôi bị tung người lên, đầu đập vào thành xe tăng đau điếng. Sau khi xe tăng dừng lại, tôi bỗng nhớ phía trên xe còn có anh Khoa. Tôi gọi lái xe bước ra khỏi xe để xem tình hình anh Khoa như thế nào. Rất may anh Khoa không bị bay khỏi xe tăng, nhưng đầu gối thì va vào cái kẹp đạn của khẩu pháo cao xạ 37-2 rách một đoạn dài. Chúng tôi lấy cái ruột tượng (tức là cái vỏ bao đựng gạo) băng bó lại cho anh Khoa, sau đó xe tiếp tục hành quân về đơn vị. Với sự cố này anh Khoa phải vào bệnh xá điều trị gần 20 ngày.

        Ngày 13 tháng 3 năm 1972, Tiểu đoàn 66 thuộc Trung đoàn bộ binh cơ giới 202 bắt đầu ra ga Vĩnh Yên để hành quân vào chiến trường. Tôi được đồng chí chủ nhiệm hậu cần trung đoàn phân công hành quân cùng với Tiểu đoàn 66. Khoảng 7 giờ sáng, đội hình của Tiểu đoàn 66 gồm 31 chiếc xe tăng và thiết giáp đã tập kết đầy đủ ở ga Vĩnh Yên để chuẩn bị lên tàu. Lần đầu tiên tôi được chứng kiến các sĩ quan chỉ huy từng chiếc xe leo lên bệ xi măng rồi bò vào từng toa xe. Những toa xe này chỉ có sàn xe. Đang đứng ở ga Vĩnh Yên quan sát xe lên tàu thì tôi gặp một đoàn cán bộ, chiến sĩ của Trường Đại học Kỹ thuật quân sự đi từ phía thị xã Vĩnh Yên về trường. Thế là không hẹn mà gặp, tình cờ tôi lại có người đưa tiễn lên đường, mọi người đều chúc tôi gặp nhiều may mắn và sẽ bình yên trở về. Trong đoàn có một học viên người Lào là con của Hoàng thân Xuphanuvông rất quen biết tôi vì hầu như chiều nào cũng gặp nhau ở sân bóng rổ. Anh có tên Việt Nam là Nguyễn Quang Đại. Khi cả đoàn về rồi, Đại vẫn ở lại ga với tôi cho đến tận trưa và anh nói với tôi rằng: Hôm nay là ngày 13 mà đơn vị xuất hành thì rất có thể sẽ gặp nhiều điều không may. Tôi thì không tin nhưng cứ gật gù cho phải lẽ.

        Khoảng 11 giờ trưa việc đưa xe thiết giáp lên tàu và cố định chặt đã được hoàn tất. Chúng tôi lên tàu và bắt đầu hành quân. Xin chào thị xã Vĩnh Yên, chào Trường Đại học Kỹ thuật quân sự, từ trong toa tàu nhìn ra cửa sổ tôi thấy những ngôi nhà 5 tầng chưa trát vách của Trường Đại học Kỹ thuật quân sự khuất xa dần rồi mất hắn. Đoàn tàu lao về phía Nam, khoảng 8 giờ tối, chúng tôi đến ga Vinh. Trong nhà ga, đèn điện sáng trưng, những chiếc xe được tháo cáp cố định, lại từ các toa tàu, leo qua các bệ xi măng và bò xuống đất. Từ Vinh chúng tôi bắt đầu hành quân đường bộ dọc tuyến đường Trường Sơn để vào Vĩnh Linh. Đêm hôm đó chúng tôi tạm dừng chân ở một cánh rừng, ở đó có rất nhiều thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến toàn là con gái. Họ ùa ra, vây lấy những chiếc xe tăng của chúng tôi, tay bắt, mặt mừng, cả cánh rừng náo nhiệt hẳn lên. Nhưng những giờ phút hân hoan ngắn ngủi ấy cũng nhanh chóng qua đi. Chúng tôi chia tay. Đoàn xe lại xuyên vào đêm tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình. Khoảng 2 giờ sáng chúng tôi dừng lại để ngủ, cả ngày hôm sau chúng tôi nghỉ ngơi và bảo quản xe tăng và đến 7 giờ tôi, khi mặt trời tắt hẳn chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình của mình cho đến 2 giờ sáng ngày hôm sau.

        Một đêm, khi đến địa điểm tập kết là một cánh rừng, trời bắt đầu mưa tầm tã, chưa bao giờ tôi được chứng kiến một trận mưa to và dai dẳng đến như thế. Đúng là mưa rừng, mưa như xối nước kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Trời tôi đen nhưng nhờ những ánh chớp, chúng tôi cũng lần mò mắc võng và che tăng để nằm ngủ. Mặc dù mưa như xối, chúng tôi vẫn ngủ một giấc ngon lành cho đến sáng. Sáng ra, tôi mới thấy xung quanh toàn đất mới đào lên. Ngay chỗ chúng tôi nằm là một ngôi mộ vừa mới đắp xong, đòn khiêng, dây thừng còn vương vãi khắp nơi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2020, 06:14:32 am »


        Một đêm khác, khi đến vị trí tạm dừng là một cánh rừng thưa, không có cây to để mắc võng. Trời rất lạnh vì mới giữa tháng ba. Tôi phát hiện ra ánh lửa bập bùng trong đêm từ phía xa. Qua mấy ngày chịu lạnh nhất là khi trải qua cái đêm mưa rừng, tôi rất thèm được nằm bên ánh lửa bập bùng trong ngôi nhà của người dân tộc. Sau khi đã báo cáo chỉ huy đơn vị, tôi rủ đồng chí Bạch lái phụ, chiếu theo ánh lửa để đi tìm chỗ ngủ. Tưởng là gần, thế mà chúng tôi phải lần mò trong đêm gần một tiếng mới có thể đến nơi. Đó là một túp lều tranh, bên trong có 3 người dân tộc, họ đều là những ông cụ đang ngồi nói chuyện. Họ nói gì chúng tôi không hiểu. Thấy hai anh bộ đội vào, họ niềm nở bắt tay chúng tôi. Chúng tôi ngỏ ý muốn nằm ngủ ở đó, các ông cụ liền dành chỗ cho chúng tôi, không nói được nhiều, chỉ vài phút sau, chúng tôi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau thức dậy, không còn ai ở trong lều, lửa đã tắt chúng tôi lại quay về vị trí tạm dừng của đơn vị.

        Có một đêm không thể nào quên được. Lúc ấy vào khoảng 1 giờ sáng, đoàn xe của chúng tôi đi xuống một thung lũng. Trời mưa, mưa mỗi lúc một lớn hơn. Bỗng dưng tôi phát hiện phía sau chiếc xe đi trước tôi, khói bốc lên nghi ngút. Tôi hỏi đồng chí Dũng lái xe:

        - Tại sao phía trước khói bốc lên như thế?

        Dũng trả lời luôn:

        - Chắc là bấm nhầm công tắc hoả mù.

        - Thế là tôi yên trí ngồi đợi.

        Một lúc sau, tôi thấy một người chạy ra đứng trước mũi xe và ra hiệu cho xe tôi tắt máy. Dũng tắt khoá điện nhưng máy vẫn cứ nổ, không khí nồng nặc mùi xăng. Tôi bỗng thấy trong người nôn nao, không thể nào chịu được nữa. Lính tráng đang ngủ trong xe thức cả dậy. Mọi người đều cảm thấy không thể chịu nổi. Tôi ra lệnh: Tất cả đeo mặt nạ phòng độc vào! Tôi cũng làm như thế, tuy nhiên sau khi đeo mặt nạ phòng độc vào, tôi vẫn cứ hít đầy mùi xăng vào phổi. Xe vẫn nổ máy. Không thế cứ đứng tại chỗ mà chịu trận, tôi ra lệnh cho đồng chí Dũng lái cho xe ra khỏi thung lũng ngay. Dũng nhả phanh, nhả ly hợp, tăng ga, chiếc xe lao trong màn sương mù leo lên sườn đồi rồi bò lên đỉnh đồi, chúng tôi thoát khỏi màn sương xăng. Dũng bước ra khỏi buồng lái đi loạng choạng mấy bước rồi ngã xuống, ngất xỉu. Lúc này tôi mới thấy có lẽ vì chưa quen và còn để quan sát khi lái xe, Dũng đã không đeo mặt nạ phòng độc. Ra khỏi màn sương xăng, coi như đã thoát nạn, mọi người tháo mặt nạ, nhìn xuống thung lũng còn dày đặc màn sương xăng, nhưng vẫn chưa kịp hiểu việc gì đã xảy ra. Bởi vì chứng kiến sự việc xảy ra từ đầu chỉ có tôi và đồng chí Dũng, còn mọi người lúc đó đều đang ngủ. Để mừng tai qua nạn khỏi, đồng chí Dĩ, Thượng sĩ Trung đội trưởng, mang lương khô và thuốc lá Tam Đảo cho toàn xe ăn mừng. Trời vẫn còn mưa, nhưng không còn nặng hạt. Trên đồi không có cây cối gì, chỉ toàn là các bụi sim nên không thể mắc võng được. Sau một hồi chuyện trò cười nói huyên thuyên, chúng tôi rải các tấm tăng ni lông lên các bụi sim, lăn ra ngủ.

        Sáng hôm sau thức dậy, chúng tôi nhìn thấy tất cả cây cỏ trong thung lũng đều cháy xém. Nhớ lại sự việc ngày hôm qua, nguyên nhân của sự việc là do chiếc xe đi trước chúng tôi khi xuống thung lũng đã chẹt phải đường ống xăng của Đoàn 559 khi xăng đang được bơm với áp lực cao. Khi vỡ đường ống, với áp lực rất lớn, xăng phun ra như một màn sương. Chúng tôi đã nằm trong màn sương xăng và lần đầu tiên tôi đã biết cảm giác nhiễm độc xăng là như thế nào. Những phút đầu tiên thì chưa thấy gì, nhưng khi đã có tác dụng thì diễn biến rất nhanh. Tay chân bủn rủn, sông lưng ớn lạnh và người ta sẽ cảm thấy ngay rằng nếu kéo dài thêm dù chỉ một thời gian ngắn nữa là người ta sẽ hoàn toàn mất khả năng chống đỡ. Vì vậy tôi đã ra lệnh cho Dũng phải nhanh chóng thoát ra khỏi thung lũng, thoát ra khỏi màn sương xăng. Khi xe tăng chạy trong màn sương xăng ống xả vẫn phụt khói và vẫn có những tàn lửa nhỏ phụt ra rất dễ làm cho màn sương xăng bắt lửa cháy và nổ. Ngay sau đó, các chiến sĩ đường ống cho chúng tôi biết: Các anh may đấy. Lần trước một xe ô tô cũng chẹt phải đường ống. Màn sương xăng bắt lửa cháy và nổ tung. Những người nào đang trong màn sương xăng đều bị chết cháy.

        Sở dĩ chúng tôi không bị cháy là do hôm đó trời mưa to. Tôi vẫn cứ thắc mắc, tại sao hôm đó tôi đã đeo mặt nạ phòng độc vào mà vẫn hít đầy hơi xăng? Hay là bầu lọc của mặt nạ phòng độc không có khả năng lọc được hơi xăng? Tôi hỏi các chiến sĩ sau khi đeo mặt nạ phòng độc vào có hít phải hơi xăng không. Mọi người đều trả lời là không hít phải hơi xăng nữa. Hoá ra là do tôi đeo mặt nạ phòng độc không đúng cỡ. Tôi đeo phải cái mặt nạ cỡ lớn, không ôm chặt vào mặt, có nhiều khe hở, nên khi thở hơi xăng vẫn lọt vào. Còn một vấn đề nữa phải hỏi các kỹ sư động cơ: Vì sao trong màn sương xăng, khi đã tắt khoá điện, động cơ diezel vẫn cứ tiếp tục nổ? Đó là đêm đáng ghi nhớ nhất trong cuộc hành quân từ Vinh vào Vĩnh Linh của chúng tôi.

        Đêm cuối cùng trên đường hành quân vào Vĩnh Linh, tròi vẫn mưa tầm tã. Chúng tôi nhìn thấy những đoàn xe kéo pháo với những chiếc xe xích ATC-59, những khẩu pháo nòng dài 130mm, nối đuôi nhau đi trên đường. Tôi mơ hồ nhận thây rằng chúng tối sắp bước vào một chiến dịch lớn, nhưng quy mô và độ ác liệt của nó thì chưa ai hình dung được. Những người lính của đại đội hoả lực vẫn ngồi lắc lư trên xe thiết giáp, lim dim ngủ và trong giấc ngủ chập chờn có khi họ còn mơ thấy những miền quê yên bình và hình bóng của một ai đó trong cuộc đời của họ. Chúng tôi cũng nhìn thấy những đoàn chiến sĩ bộ binh, trên vai là ba lô và súng đạn, lầm lũi đi dưới trời mưa. Cùng đi vào chiến trường, nhưng chúng tôi vẫn còn sướng vì được ngồi trên xe tăng, đôi chân không mỏi rã rời, đôi vai không đau ê ẩm và thân mình không ngấm nước mưa như những người lính bộ binh.

        Sau khi chúng tôi đến Vĩnh Linh một ngày, tôi tạm xa Tiểu đoàn 66 lên nông trường Quyết Thắng, nơi đó sẽ là hậu cứ của Trung đoàn 202.

        Chúng tôi đã đến sát với chiến trường...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2020, 05:52:23 am »


       
KHÚC  DẠO  ĐẦU BI  TRÁNG

        Đêm ngày 1 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66, Trung đoàn 202 của chúng tôi đã tập kết ở Cửa Tùng chuẩn bị vượt sông Bến Hải. Chúng tôi từng nghe tới Cửa Tùng qua bài hát "Sóng Cửa Tùng". Giờ đây chúng tôi đã có mặt tại Cửa Tùng, nơi sông Bến Hải đổ ra biển Đông. Cửa sông rộng mênh mông, sóng vỗ dạt dào. Màn đêm đã buông xuống. Trên trời những chiếc OV-10 quần lượn, nhòm ngó dọc hai bờ sông nhờ ánh sáng của những chiếc pháo sáng cứ lơ lửng suốt đêm trên bầu trời.

        Đoàn xe gồm 23 chiếc vừa xe tăng vừa xe thiết giáp nối đuôi nhau vượt sông. Bên kia là bờ Nam, là chiến trường. Chúng tôi đang vượt sông để tiến vào Quảng Trị, nơi đang chờ đợi chúng tôi một cuộc chiến đấu mà, mức độ ác liệt của nó hầu hết chúng lôi chưa hình dung được.

        Tôi là trợ lý quân khí thuộc Ban Hậu cần trung đoàn nên được biên chế lên xe chỉ huy. Khi được giao nhiệm vụ đi theo tiểu đoàn vượt sông, tôi không hề biết mình sẽ đi tới đâu, nhiệm vụ chiến đấu của tiểu đoàn như thế nào, chỉ biết có lệnh là mang ba lô lên xe.

        Xe chỉ huy là một chiếc xe thiết giáp, loại xe BTR-50PK giống như các xe chở bộ binh. Trên xe có đồng chí tiểu đoàn phó, các phái viên của Bộ Tư lệnh Thiết giáp, các sĩ quan của các ban Tham mưu, Chính trị, Hậu cần trung đoàn. Vì về Tiểu đoàn chưa được bao lâu nên khi lên xe hầu như tôi chưa quen biết các đồng chí trên xe.

        Ra đến Cửa Tùng, đội hình của tiểu đoàn xếp bàng dọc, 23 chiếc xe nôi đuôi nhau. Từng chiếc một lần lượt vượt qua sông. Trong khi chờ đợi, tôi xuống xe đi ngược đội hình của tiểu đoàn và bắt gặp đội hình xe của đại đội hoả lực. Tôi quen hầu hết anh em trong đại đội vì trong thời gian ở Ban Hậu cần trung đoàn ở Cam Lâm, tôi đã nhiều lần xuống đơn vị để kiểm tra vũ khí và tôi cũng đã cùng đi trên xe của đại đội hành quân suốt từ Vinh vào tối Vĩnh Linh. Hơn một tuần hành quân cùng nhau trên xe, chúng tôi đã gắn bó với nhau khi vượt qua bao nhiêu khó khăn trong cuộc hành trình đó.

        Đồng chí Dĩ, Thượng sĩ Trung đội trưởng, đồng chí Dũng lái chính, đồng chí Bạch lái phụ gặp tôi mừng lắm. Anh em hỏi tôi:

        - Anh đi kiểm tra chúng em vượt sông đấy à?

        - Không, anh cùng đi đợt này với các chú đấy.

        - Thế anh đi xe nào?

        - Anh đi xe chỉ huy.

        - Trên ấy thế nào hả anh?

        - Đông lắm, anh chưa biết ai cả.

        - Thế thì anh ở trên đấy làm gì, xuống đây với chúng em cho vui.

        - Ừ, để anh về hỏi chỉ huy đã.

        Tôi quay lại xe chỉ huy gặp đồng chí Thăng, Tiểu đoàn phó trình bày ý kiến muốn trực tiếp đi cùng xe với đại đội hỏa lực để theo dõi tình hình vũ khí của đơn vị. Trên xe chỉ huy lúc đó rất đông người, lại thấy đề xuất của tôi khá hợp lý nên đồng chí Thăng đồng ý ngay.

        Thế là tôi vác ba lô rời xe chỉ huy, trở về xe đại đội hỏa lực. Đại đội hỏa lực do đồng chí Đán, Thiếu úy làm Đại đội trưởng. Đồng chí Bảo, Thiếu úy Chính trị viên. Tôi lên xe đồng chí Dĩ, Thượng sĩ, Trung đội trưởng kiêm trưởng xe. Đi theo xe còn có đồng chí Bảo, Chính trị viên. Lái xe chính đồng chí Dũng, lái xe phụ đồng chí Bạch, trên xe còn có đồng chí y tá đại đội và một khẩu đội cối 82mm. Khẩu đội trưởng là đồng chí Thơm. Thơm là Thượng sĩ người Thanh Hóa trước khi về trung đoàn là lính bộ binh đã từng qua chiến đấu. Chúng tôi lại tiếp tục chờ đến lượt vượt sông. Phía trước chúng tôi còn hàng chục chiếc xe cũng đang đứng đợi. Trời về khuya càng lạnh, trên trời vẫn hàng dãy pháo sáng dọc theo sông, tắt rồi lại sáng. Tiếng máy hay OV-I0 vẫn vo ve trên bầu trời. Nhưng có vẻ chúng không phát hiện ra đoàn xe chúng tôi đang vượt sông. Trên xe có người lim dim ngủ, nhiều người rì rầm tâm sự, có nhiều xe còn hát rất sôi nổi. Những người lính trẻ còn rất vô tư. Họ không hề biết phía trước điều gì đang chở đợi họ. Chỉ biết có lệnh là đi.

        Đợi đến gần 12 giờ đêm, vẫn thấy các xe đứng im, tôi sốt ruột đi lên phía trước. Khi đến chiếc xe trên cùng đứng gần bò sông thì phát hiện ra các thành viên trên xe đều ngủ hết. Đội hình phía trước đã vượt qua sông. Xe chỉ huy cũng đã vượt qua sông. Đằng sau chiếc xe này là đội hình còn lại của tiểu đoàn cũng đứng yên chờ đợi vì thấy xe phía trước mình không di chuyển. Như vậy là ca đội hình hành quân của tiểu đoàn vượt sông không có một người nào đứng dưới chỉ huy chung. Tất cả mọi người đều ngồi trên xe. Các xe cứ nối đuôi nhau mà đi, khi xe phía trước dừng lại thì xe phía sau cũng dừng lại. Và trong khi chờ đợi đến lượt mình vượt sông, một lái xe vô tình ngủ quên, chiếc xe không di chuyển thế là những xe phía sau đó đều dừng lại mà không hiểu vì lý do gì.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2020, 05:52:46 am »


        Người lái xe ngủ quên vô tình đã làm chậm cuộc vượt sông. Bộ phận còn lại khoảng hơn 10 chiếc và cứ thế đứng yên khoảng 2 giờ. Tôi đánh thức các thành viên trên xe dậy, xe nổ máy và cuộc vượt sông lại tiếp tục. Nhưng khi chiếc xe này bơi ra khoảng 1/3 sông thì bị mắc cạn và không thể tiếp tục bơi qua sông được do lúc này nước thuỷ triều xuống, mực nước sông cạn, xe thì đang để ở chế độ bơi nước nên không thể bơi và cũng không thể đi được. Tiếp theo còn 3 chiếc nữa bơi qua sông cũng bị mắc cạn giữa dòng. Toàn bộ các xe còn lại trên bờ dừng lại và mọi người đã biết được tình hình đang diễn ra. Trong số cán bộ tiểu đoàn còn lại, phía sau có đồng chí trung úy chính trị viên phó tiểu đoàn, lúc này trở thành người chỉ huy của đội hình quyết định dừng cuộc vượt sông. Chúng tôi lại cho xe nấp vào các bờ bụi và ngủ cho đến sáng hôm sau.

        Khi trời sáng, ba chiếc xe mắc cạn vẫn nằm giữa dòng sông. Tôi quan sát thấy 4 chiếc xe đã được ngụy trang bằng rất nhiều cành cây. Tuy nhiên giữa dòng sông rộng mênh mông lại tự nhiên xuất hiện 4 đám cành cây bập bềnh là một điều hơi lạ. Không biết những thằng lái máy bay OV-10 suốt ngày bay dọc sông Bến Hải quan sát có phát hiện ra không? Nhưng có lẽ không có cách đối phó nào tốt hơn nên chúng tôi vẫn cứ phải để nguyên tình hình như vậy.

        Quá 12 giờ trưa, nước thủy triều lại bắt đầu lên, máy bay trinh sát của địch vẫn bay dọc dòng sông nhưng chúng tôi vẫn được lệnh tiếp tục cuộc vượt sông. Những ngày hôm trước và suốt dọc đường hành quân, chúng tôi chỉ đi vào ban đêm. Nhưng hôm nay, giữa trưa, một đoàn xe tăng cắm cờ giải phóng cứ thế bơi qua sông. Tôi không biết là đội hình phía sau có nhận được lệnh chỉ huy từ đội hình phía trước hay không mà quyết định vượt sông vào ban ngày, hay lúc này chiến dịch đã bắt đầu nên việc giữ bí mật được xem là không còn quan trọng nữa. Sau khi toàn bộ đội hình phía sau của chúng tôi đã vượt qua sông, đồng chí chính trị viên phó tiểu đoàn ra lệnh tạm thời tấp vào bãi phi lao nhỏ cạnh bờ sông. Tại đây, đồng chí chính trị viên phó tiểu đoàn triệu tập một cuộc họp đột xuất tất cả các sĩ quan có mặt trong đội hình phía sau, tôi cũng có mặt trong buổi họp đó.

        Đến lúc này, tôi mới biết rằng tất cả các sĩ quan trong đội hình này không một ai biết cụ thể về kế hoạch hành quân của tiểu đoàn. Vì đã vượt qua sông và phải nhanh chóng đuổi theo đội hình phía trước, đồng chí chính trị viên phó tiểu đoàn quyết định là chúng tôi cứ đi theo vết xích của đội hình đi trước. Thế là đoàn xe của chúng tôi ra khỏi rừng phi lao, đi dọc theo bờ biển về phía Nam. Quang cảnh lúc này thật là hoành tráng. Khoảng hơn 10 chiếc xe thiết giáp cắm cờ giải phóng đi dọc theo bờ biển. Bộ đội, dân công đi nườm nượp hai bên. Đi hành quân vào trận mà cứ như đi duyệt binh. Trên trời máy bay trinh sát của địch vẫn bay lượn. Nhưng không hề có máy bay cường kích đánh vào đội hình của tiểu đoàn xe thiết giáp. Anh em trên xe mặt mày rạng rỡ. Những người lạc quan tếu có lẽ tưởng rằng ngày giải phóng miền Nam đã đến nơi rồi.

        Cứ thế chúng tôi đi dọc bờ biển. Dọc đường, chúng tôi nghe tiếng pháo 175mm từ các tàu chiến của Mỹ bắn vào. Từ bờ biển, pháo 130mm của ta bắn ra. Chúng tôi đang đi giữa 2 làn đạn nhưng không thấy quả pháo nào trúng đội hình.

        Đi được khoảng hơn 1 giờ thì có một người từ trong cồn cát chạy ra chặn đoàn xe lại, đó là đồng chí Bền, Đại úy, chính trị viên tiểu đoàn. Đồng chí Bền đã đi vào từ trước bởi vì lúc ngồi trên xe chỉ huy vượt sông tôi không thấy đồng chí Bền. Có lẽ khi biết được khoảng một nửa đội hình của tiểu đoàn vẫn chưa vượt qua sông từ đêm hôm trước, đồng chí Bền đã quay lại để đón đoàn xe, thế là chúng tôi không còn lo cứ phải mò mẫm đi theo vết xích xe tăng nữa. Lúc này chiếc xe của tôi dẫn đầu đoàn quân và đồng chí Bền lên xe trực tiếp chỉ huy. Cứ thế chúng tôi tiếp tục đi dọc theo bờ biển cho đến khi trời tối. Vào lúc sắp tối, trên đường xe đang hành quân, có một đồng chí du kích cũng lên xe và dẫn dường cho đoàn xe.

        Sau đó chúng tôi rẽ phải để đi về phía tây hướng vào nội địa. Chúng tôi đi qua các cồn cát, những rừng phi lao thưa thớt. Tôi nghe nói đoàn xe đã vượt qua căn cứ Quán Ngang của địch và đang tiến về phía căn cứ Đông Hà. Vì mới vào chiến trường lần đầu, nên tôi không biết địa hình, lại không hề biết tí gì về nhiệm vụ tác chiến, đường hành quân và vị trí chiếm lĩnh trận địa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 06:19:05 am »


        Xe BTR-50PK là xe thiết giáp chở quân, xe có vỏ thép mỏng, 2 cánh cửa phía trên nóc xe như hai cánh cửa tủ mở ra hai phía nên ngồi trên xe có thể quan sát rõ mọi vật xung quanh và bầu trời. Đoàn xe đi trong đêm, len lỏi giữa các cồn cát và rừng phi lao. Nhưng có một điều lạ là đoàn xe chúng tôi đi đến đâu thì máy bay trinh sát của địch vẫn bám theo đến đấy. Pháo sáng cứ thả dọc theo đường đi. Chúng tôi ngồi trên xe nhìn rõ những chiếc dù pháo sáng rơi xuống cách xe không đầy 10m. Tôi thắc mắc hỏi đồng chí Bền:

        - Anh Bền này, tại sao xe mình đi đến đâu, máy bay trinh sát của nó cứ bay theo và thả pháo sáng nhỉ?

        Biết tôi là sĩ quan mới ra trường và được điều về Trung đoàn đi thực tế, đồng chí Bền giải thích:

        - Cậu mới vào nên chưa biết, trong này ở đâu chả có pháo sáng của địch.

        Việc coi đó là một hiện tượng bình thường mà không hề đặt câu hỏi tại sao lại có hiện tượng như vậy có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường không ngờ tới. Thực ra trong khi đoàn xe chúng tôi cắm cờ giải phóng bơi qua sông, rồi tiếp tục hành quân hàng chục cây số dọc bờ biển, trên xe phấp phối cờ giải phóng, máy bay trinh sát của địch đã phát hiện ra và chúng đã luôn luôn theo dõi đoàn xe trên suốt dọc đường hành quân từ Cửa Tùng vào đây. Địch không tấn công ngay vào đội hình của đoàn xe mà chúng cứ bám theo. Khi trời tôi để không bị mất mục tiêu. Chúng tiếp tục bay theo đoàn xe và thả pháo sáng quan sát. Cứ chiếc này hay lên, bám theo đoàn xe thả hết pháo sáng là lại có chiếc khác lên thay.

        Ra khỏi các cồn cát và các rặng phi lao, chúng tôi lại đi cắt qua những cánh đồng. Dưới ánh đèn dù của địch chúng tôi quan sát thấy rải rác trên cánh đồng có những ụ đất to như chiếc xe tăng. Sau này chúng tôi biết đó là những ngôi mộ. Đi tiếp một đoạn nữa chúng tôi nhìn thấy một con đường. Trên đường có những ánh đèn pha ô tô. Đoàn xe của chúng tôi tiếp tục vượt qua đường. Trong khi vượt qua đường có một xe bị sự cố kỹ thuật. Chúng tôi phải dừng lại, tổ chức cứu kéo. Lúc này có một cứ điểm của địch phát hiện ra đoàn xe chúng tôi đang hành quân, chúng bắn đạn cối 81mm vào đội hình. Nhưng chúng tôi hầu như không để ý vì mục tiêu của chúng tôi lúc này là phải nhanh chóng đến vị trí tập kết. Sau khi tổ chức cứu kéo xong đoàn xe lại tiếp tục hành quân. Không thấy địch nã đạn côi 81mm vào đoàn xe nữa, có lẽ địch quan sát thấy đoàn xe thiết giáp khá đông nên nằm im để không bị tấn công.

        Đi thêm một đoạn nữa, chúng tôi bắt đầu nhìn thấy một vùng sáng rực trong đêm. Đó là căn cứ Đông Hà đang bị ta bao vây, đạn từ trong căn cứ bắn ra như pháo hoa. Trong đòi tôi chưa bao giờ được thấy đạn bắn nhiều như thế. Những tia lửa đạn xuyên màn đêm sáng rực từ trong căn cứ bay về mọi phía. Hình như quân địch cứ liên tục bắn để trấn an tinh thần và uy hiếp đối phương chứ không nhằm vào một mục tiêu nào bị phát hiện.

        Gần sáng đoàn xe dừng lại trên một bãi đất hoang. Có lẽ đây là đất bỏ hoang lâu ngày nên có những cây dại cao hơn tháp pháo xe tăng chút ít. Vì đêm tối, lại vừa đến nơi nên tôi không biết nó rộng bao nhiêu. Nhưng tất cả đoàn xe của chúng tôi đều vào đó. Xung quanh cái bãi hoang này vẫn là đồng ruộng, xa xa về phía đông nam chúng tôi thấy những cồn cát trắng, về phía tây bắc là những rặng tre um tùm, có thể phía đó là làng mạc.

        Trong khi chúng tôi đang đưa xe vào giấu trong bãi thì trên bầu trời một chiếc L19 vẫn thả pháo sáng để quan sát. Vì pháo sáng địch vẫn thả trên suốt đường hành quân nên bây giờ pháo sáng lơ lửng trên trời cũng không làm cho ai quan tâm cả và đó là một sai lầm nghiêm trọng. Đến hơn 5 giờ sáng, vẫn còn một vài chiếc xe tiến vào, lùi ra để giấu xe, chiếc L19 đảo vài vòng, thả vài quả pháo sáng cuối cùng rồi biến mất.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM