Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:09:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14762 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #250 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2020, 08:18:08 pm »


       
60

        Pêchya vẫn thường nghĩ đến cái đầm nước mặn này. Đã nhiều lần chú nghiên cứu nó trên tấm bản đồ ở « văn phòng » đồng chí bí thư thứ nhất... Chú kiên trì hình dung lại con đường chú đã đi cùng với bà Matriôna Têrenchiepna và Valentin, trong cái đêm hãi hùng mà ba người lang thang giữa hai đầm nước mặn Hatji-Báy và Kuiannich trước khi Xviatôxlap gặp họ. Biết bao lần chú đã nghĩ đến cái giếng hoang, nơi chú đã giấu lá cờ do anh thủy binh sắp chết giao cho, vì vậy hôm nay, ngồi trên xuồng cao su giữa hai chiến sĩ súng máy đi qua đầm nước mặn, chú có cảm tưởng được gặp lại những chốn quen thuộc. Thực ra hồi ấy chú chỉ được nhìn những cảnh này có một lần, lại là ban đêm, phần nhờ vào ánh những đám cháy xa, phần nhờ vào ánh sáng bất chợt của pháo hiệu Đức, làm biến dạng hết cảnh vật, như một bức ảnh vô tuyến.

        Hôm nay, một buổi chiều sáng sủa. Mặt trời vừa mới lặn. Ánh hoàng hôn tháng tư rực lửa, ẩm ướt, vừa ngừng bốc cháy thong thả trên những bờ dốc đen ngòm phía bên kia đầm nước mặn, qua những ngôi cổ mộ xa xăm của thảo nguyên, và phản chiếu mênh mông trên làn nước phẳng lặng. Quanh vùng, trên một khu vực rất rộng, trận chiến đấu vẫn tiếp diễn. Không khí và nước không ngừng rung chuyển. Những đám khói bom đạn, màu xám, màu đen, màu nâu thẫm, bùng lên rồi ngả xuống phía tây, trên khắp cả đường chân trời. Trong thảo nguyên, vang lên tiếng xe tăng. Khắp nơi đang có sự chuyển quân nhưng vẻ chạm chạp giả tạo của nó làm cho mắt người không thể nhận ra được. Cuộc tấn công đang tiếp diễn.

        Quả đất đang mở hết đà, xoay quanh trục của nó. Mặt trời bay với một tốc độ trí óc con người không theo kịp. Ấy thế mà ta vẫn nói mặt trời đứng im trên bầu trời và thong thả ngả xuống chân trời.

        Tất cả mọi vật quanh Pêchya đang di chuyển rất khẩn trương đồng thời lại có vẻ im lìm, không chuyển động. Đó là những chiếc xuồng cao su giữa đầm nước mặn, chở những tốp công binh từ bờ này sang bờ kia. Đó là những chùm nổ đen ngòm của đạn cao xạ trên cao, phía trên đầu, vây quanh chiếc máy bay do thám Đức không chuyển động. Đó là những hàng dài bộ binh chìm ngập dưới đất. Cả đến bản hợp xướng ầm ĩ của các đợt pháo kích cũng cho ta một cảm giác không chuyển động. Người ta có thể tưởng rằng bản thân thời gian, đã bị ngừng lại trên tất cả cái khoảng mênh mông trong đó cuộc tấn công của Hồng quân tiến về Ôdetxa đang diễn ra hết sức khẩn trương, cũng không chuyển động.

        Pêchya và các xạ thủ súng máy đã vượt qua đầm nước mặn Hatji-Bây và đổ bộ lên bờ đối diện. Họ trèo lên bờ dốc. Trước mặt họ là thảo nguyên, bị đào khoét tứ phía, những chiến hào cữ mới, những đường giao thông, những hố đại bác, những vị trí cho công binh và pháo binh. Chiến tranh đã hai lần tàn phá cái khu vực nhỏ hẹp nằm giữa hai đầm nước mặn và đã ghi lại những vết tích hãi hùng, lần thứ nhất cách đày hai năm rưỡi, khi quân Rumani và quân Đức vây hãm Ôđetxa, lần thứ hai cách đây mới có mấy giờ, khi Hồng quân tổ chức một đợt xung kích mãnh liệt, tràn vào phòng tuyến Đức, đã chọc thủng nó, vượt qua nó và xông tới khu ngoại ô là nơi chiến đấu đang tiếp diễn. Đây cùng chính là khu thảo nguyên mà Pêchya đã lạc suốt một đêm với Valentin và bà Matriôna Têrenchiepna, và tại đây hai năm rưỡi về trước, chú đã giấu một lá cờ giữa những hòn đá của bờ giếng. Chú nhận ra ngay khu thảo nguyên đã đổi dạng và lỗ chỗ vết bom đạn này.

        Trên bản đồ các xạ thủ súng máy mang theo, cũng có ghi mấy cái giếng cũ bỏ hoang mà quân Đức dùng làm ổ súng máy. Các chiến sĩ nhanh chóng định hướng bản đồ  trên thực địa và tiến về phía cái giếng gần nhất. Tinh cờ lại đúng cái giếng Pêchya đang tìm. Đất xung quanh bị đạn đại bác cày lên. Những cọc, những cuộn dây thép gai, những mảnh bánh xe chở pháo, những cày đuốc cháy sém, những mũ sắt vương vãi, tất cả chứng tỏ sức mạnh của đợt pháo chuẩn bị đã hủy diệt phòng tuyến Đức ở đây.

        — Cái giếng này à ? — Anh xạ thủ súng máy nhiều tuổi hơn hỏi; đó là một trung sĩ đeo hai huân chương và một huân chương mới toanh mà Pêchya chưa từng trông thấy, huân chương chiến tranh Vệ quốc hạng nhất.

        — Nó đấy — Pêchya trả lời thiếu tin tưởng.

        — Xem ngay thôi. Còn cái ấy, cậu giấu chỗ nào ?

        — Giữa những hòn đá.

        — Trong hay ngoài?

        — Ngoài ạ.

        — Phía nào?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #251 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2020, 08:18:28 pm »


        Pêchya đỏ mặt lên :

        — Em... em không nhớ.

        — Cậu không nhớ! — Anh trung sĩ súng máy nhận xét; Pêchya cảm thấy anh có vẻ không hài lòng.

        — Lúc ấy là ban đêm... tối mò... Cách đây hai năm rưỡi rồi ạ...

        — Hai năm rưỡi... — Anh trung sĩ lẩm bẩm, vẻ càng không hài lòng... — Hai năm rưỡi... Đúng, còn bây giờ, ông bạn ơi, ta không chơi cái trò cũ nữa đâu — Anh vừa nói mỉm cười — Bây giờ chúng ta đánh nhau khác hẳn trước rồi... Nào Muxtapha, ta bới một tí xem sao...

        Xạ thủ súng máy thứ hai là một chiến sĩ thường tên là Muxtapha, mặt to, phẳng như nặn bằng đất sét đỏ nung kỹ, cổ áo va-rơ chật cài dối dá quanh cái cổ béo đỏ. Muxtaplia đi vòng quanh giếng. Giêng bị phủ đầy đất, một số hòn đá đã bị lấy đi tạo thành một lỗ châu mai, trong đó nhô ra cái nòng súng máy Đức đã hỏng. Hai tên Đức chết nằm ườn cạnh giếng. Cỏ non mùa xuân màu vàng nhạt mọc chui qua những lỗ áo ca-pốt bằng dạ. Một thằng nằm chổng mông lên trời, cái má đen xạm áp xuống đất; còn thằng kia, hai cẳng dạng ra, đầu ngoẹo sang một bên, bộ mặt hoàn toàn bị hủy hoại, nửa nằm nửa ngồi trên một cái vũng lớn màu đen đen, lưng dựa vào thành giếng.

        — Hót nó đi — Viên trung sĩ ra lệnh.

        Muxtapha nằm lấy cẳng xác chết, kéo sang một bên như kéo xe cút kít. Dưới xác chết, đất đen sì, không có gì mọc cả, chỉ có những con giòi trắng nhỏ lúc nhúc, Pêchya lợm buồn nôn, quay mặt đi.

        — Được rồi — Viên trung sĩ ôn tôn nói — Thằng ấy thế là bình yên rồi đấy... Nào, ta tìm thôi!

        Pêchya đi rón rén quanh giếng, cố tránh không giẫm lên những vũng đen.

        Đất sực lên mùi nước mưa xuân, mùi thuốc súng, và một thứ mùi gì khác, nặng nề, có chất sắt. Pêchya cổ lay mấy hòn đá, nhưng không chuyển. Chú nhún vai. Lúc này chú có cảm tưởng mình đã nhầm. Chắc một cái giếng khác, không phải cái này.

        — Cậu giấu ở trong hay ở ngoài.

        — Ở ngoài — Pêchya vừa nói vừa cố không nhìn những thằng Đức.

        — Có lẽ ở trong chăng?

        — Không, ở ngoài ạ. Em nhớ lắm. Chắc là ở ngoài,

        — Chắc hay nhất định?

        — Nhất định.

        — Nếu nhất định thì ta tìm...

        Họ bắt đầu kiểm soát từng hòn đá một. Thình lình, một hòn lung lay và khẽ xê địch. Pêchya lao tới, thò tay vào khe hở. Chú sờ thấy mép một mảnh vải nhàu nát, dính bết, chú lôi lá cờ ra,

        Lá cờ ẩm ướt, đầy những vết thẫm, nhiều chỗ bị mục; chú bé cảm thấy nó nặng ghê gớm, tưởng chừng gánh nặng của những năm hãi hùng đẫm máu vừa qua đè trĩu lên nó.

        Pêchya gượng nhẹ đặt lá cờ lên cỏ và giở ra: nền trắng đã ngả vàng vì thời gian, những sọc xanh nhạt bạc màu, một ngôi sao đỏ, những vết máu hoen ố. Cả ba người, Pêchya và hai anh xạ thủ súng máy đứng thẳng người quanh lá cờ như quanh thi hài một vị anh hùng.

        Và trong phút im lặng ấy, đợt nhiên Pêchya nhìn thấy rõ ràng trước mắt như hai vị thần đối địch đang vặn mình và xô đẩy nhau. Dưới ánh sáng ngọn lửa chiến thắng, trước mắt chú bé lại hiện ra khuôn mặt anh thủy binh hấp hối, trên đó chỉ còn có đôi môi rộng, căng ra, màu tro, gần như trắng bệch, trắng hơn da mặt rất nhiều. Đôi môi mấp máy khó khăn như muốn yêu cầu chú bé một điều chủ yếu, cuối cùng. Và lúc này cũng như trước kia, khi tuyên thệ với anh thủy binh hấp hối nguyện sẽ giữ gìn lá hạm kỳ, Pêchya giơ chếch tay lên trên đầu và chào theo kiểu thiếu niên tiền phong.

        Chú đã giữ đúng được lời hứa. Lòng chú vừa buồn rầu vừa thanh thản.

        Người gày gò, hốc hác hơn xưa nhiều, chân tay dài nghêu, mặc bộ quần áo vải lều, đội mũ sắt hồng quân mà các anh chiến sĩ cho, chú đứng thẳng, chào kiểu thiếu niên tiền phong và với cặp mắt đẫm lệ, chú nhìn thảo nguyên trước mặt, nơi có những ánh phản chiếu của trận đánh chạy lấp loáng giữa những đám mây xanh lam của mùa xuân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #252 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2020, 05:58:57 am »


       
61

        Khi họ đáp xuồng cao su quay về, đoản xe tăng không còn đấy nữa. Đoàn xe đã ra trận. Lêônit Ximban và Kôletnisuc đã ngồi trên một chiếc ô-tô bọc sắt đi cùng với đoàn xe tăng và dẫn đường đi Ôdetxa. Raitxa Lvôp- na muốn đi với chồng bằng ô-tô bọc sắt nhưng người ta không cho bà đi. Người ta bảo bà: «Việc này không có quy định trong điều lệnh. »

        Tất cả sự việc diễn ra gấp rút đến nỗi bà không kịp chào từ biệt Kôletnisuc nữa và chỉ còn có thể thét lên sau chiếc xe hơi bang một giọng yếu ớt: « Jorjơ, đừng có cậy tài nhé ! Đừng có liều lĩnh nhé ! » Nhưng Kôletnisuc có nghe thấy nữa đâu, ông chỉ vẫy tay thôi. Còn Lêônit Ximhan nằm trong một chiếc xe tăng khác, lấy phấn viết lên nắp xe dòng chữ: « Ôđetxa là của chúng ta! » anh đưa hai tay lên miệng làm loa và hét to:

        — Ta sẽ gặp nhau ! Ở khu ủy ! Trông hộ chú bé nhé !

        Trên địa điểm đoàn xe tăng đỗ lúc trước, nay là cơ quan bộ tư lệnh xe tăng, mấy chiếc lều phủ bằng cỏ dại năm ngoái, bằng những cành thông mang từ phương bắc xuống và bằng có tươi, còn xanh, ba chiếc xe vạn năng, chất đầy vũ khí và hành lý, lại thêm hai chiếc xe năm tấn có mui, xếp đặt như kiểu toa xe lửa, một dùng cho bộ tư lệnh, một dùng cho điện đài.

        Người chỉ huy đặt bàn chân đi ủng binh nhì lên bậc toa xe. Ông chống khuỷu tay vào đầu gối và đọc nhanh những bức điện màu vàng do một cô nhân viên điện đài trẻ tuổi đưa cho; cô này có bộ tóc uốn màu hạt dẻ xõa xuống trước mặt, một chiếc mũ ca-lô mùa hè mới tinh đội lệch nom rất đỏm dáng. Vị chỉ huy mặc bộ quân phục ga-bac-đin rộng thùng thình với những túi lớn có khóa rút đội mũ cát-két mùa hè bằng ka-ki đính phù hiệu tròn cấp tướng; chiếc mũ đã nhầu nát, hơi ngửa ra sau gáy nom rất hùng dũng.

        Những bức điện mật mã chắc hẳn chứa đựng điều gì không vui, vì vị chỉ huy cứ khịt mũi luôn, tỏ vẻ bực tức như một con dím, và mân mê bộ ria bàn chải:

        — Quỷ bắt cả lũ chúng nó đi! — ông nói, rồi không xoay người lại, chỉ hơi quay đầu về phía sau hét: — Đồng chí tiểu đoàn trưởng cơ giới!

        — Thưa đồng chí thiếu tướng Cận vệ, cho phép tôi báo cáo — Viên thượng sĩ súng máy tiến lên nói.

        — Thế nào ? — Vị chỉ huy không quay lại, nói có vẻ bực tức.

        — Tuân lệnh đồng chí, chúng tôi vượt qua đầm nước mặn và đã có mặt tại đây. Những điều chú bé báo cáo đã được hoàn toàn xác minh, chúng tôi đã tìm thấy lá cờ của một chiến hạm thuộc Hạm đội đó trong một cái giếng trên thảo nguyên ở sườn 16-45. Chú bé thuộc đơn vị du kích ngầm dưới đất, chú thiếu niên tiền phong Pêchya hiện có mặt.

        Vị chỉ huy quay phắt người lại. Nét mặt ông dịu di, đôi mắt rực lên một vẻ tò mò đặc biệt;

        — Thế thì bảo chú ta lại ngay đây! Chú thiếu niên tiền phong Pêchya đâu rồi?

        Pêchya đứng thẳng, áp lá cờ vào ngực, tự nhiên rụt rè lạ lùng trước mặt vị tướng.

        Muxtapha đứng nghiêm cạnh chú, lấy khuỷu tay khẽ đẩy chú.

        — Bước lên, thủ trưởng gọi đấy.

        Pêchya tiến lên mấy bước rồi đứng lại.

        — Chú bé đây à?— Vị chỉ huy vừa hỏi vừa đưa mắt ngắm chú.

        — Báo cáo đồng chí thiếu tướng, đúng ạ — Viên thượng sĩ nói.

        Pêchya cảm thấy nghẹn thở.

        — A, chào chú thiếu niên tiền phong Pêchya — Vị chỉ huy vừa nói vừa chìa bàn tay trái ra vì bàn tay phải của ông bị băng.

        — Kính chào đồng chí thiếu tướng cận vệ — Pêchya nói dõng dạc, đặc biệt thích thú khi dùng hai chữ « Cận vệ » hùng dũng và mới lạ; chú chìa lá cờ bọc ngoài chiếc thẻ Đoàn và mảnh giấy của anh thủy binh Layrôp thuộc Hạm đội đó viết trước lúc chết.

        VỊ chỉ huy bắt đầu đọc thong thả, lúc ấy trời đã hơi tối. Viên phụ tá lặng lẽ đến bên cạnh, bấm đèn pin soi mảnh giấy cho ông. Vị chỉ huy đọc xong, gập mảnh giấy lại, trân trọng bỏ vào túi áo ngực rồi lấy kim băng cài miệng túi. Sau đó, ông đỡ lấy lá cờ từ tay Pêchỵa, rồi cũng thong thả giở ra.

        — Thưa đồng chí thiếu tướng Cận vệ.! — Một giọng cất lên — Theo lệnh đồng chí, tôi, đại úy Iêgôruskin, chỉ huy tiểu đoàn Cận về đến báo cáo.

        Có tiếng vải lều sột soạt hất về phía sau do một bàn tay đưa lên chảo.

        — Khoan đã — Vị chỉ huy nói.

        Ồng vẫn không nhúc nhích, người hơi cúi, hai tay nâng thẳng lá cờ. Có thể tưởng là ông khóc. Thình lình ông đứng thẳng người lên hò to:

        — Nghiêm ! Dàn hàng ngang chào cờ!

        Thực ra, ông không cần hô khẩu lệnh ấy: các sĩ quan và binh sĩ vây quanh điện đài, trước khi nghe tiếng hô của ông, đã đứng nghiêm từ lâu, mắt gắn chặt vào nền lụa lá cờ mà người phụ tá dùng đèn pin chiếu sáng.

        Vị chỉ huy quỳ một chân xuống đất rồi đưa lá cờ lên hôn.

        Một lằn nữa Pêchya lại nhìn thấy nét mặt của anh thủy binh, đôi mắt nghiêm nghị, đăm đăm, và cái miệng đẹp màu đất của anh có quầng xanh của thần chết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #253 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2020, 05:59:18 am »


        Không khí bị trận pháo kích xô đẩy, chuyên động dữ dội. Gần đâu đó, run rẫy tiếng động cơ của một trạm phát điện dã chiến. Ánh đạn súng trường và đạn phá chạy lằng nhằng trên mây. Ở chân trời phía tây, lững lờ những quả pháo sáng, pháo hiệu chấm gạch vẽ thành những vòng cung dài, những hình vòm đầy dọa nạt cắm sâu vào bầu trời đen tối. Pháo sàng muôn màu luôn luôn rực cháy trên trời. Có tiếng máy bay ném bom ban đêm. Đôi lúc xung quanh sáng rực lên vì ánh chớp thoáng qua của một viên đại bác nổ gần, mảnh đạn réo lên như những sợi dây đứt phựt phía trên bờ dốc. Pêchya cảm thấy hình như chính đất nước xô-viết đang chào bằng sấm chớp thành tích của người thủy binh Hạm đội đỏ Lavrôp.

        Đồng chí thiếu tướng đứng dậy, cẩn thận cuộn lá cờ lại, trao cho người phụ tá. Sau đó, ông đưa tay nắm lấy vai Pêchya. Chú bé sẵn sàng ngả vào lòng ông nhưng đồng chí thiếu tưởng vẫn đưa thẳng tay giữ chú lại.

        — Khoan đã — Ông nói — Nhân danh Chủ tịch đoàn Xô-viết tối cao của Liên bang cộng hòa xã hội xô-viết tôi tặng chú huân chương « Chiến công ». Trung úy!

        Nhưng người phụ tá của ông đã biết từ trước. Anh đã chạy đến toa xe bộ chỉ huy, mang về một cái tráp sắt. Anh mở khóa, soi đèn bấm vào bên trong. Những tấm huân chương lóe sáng. Anh chọn một tấm huân chương « Chiến công » lớn, bằng bạc, có dải màu xám, rồi tươi cười và kính cẩn đưa lên thiếu tướng.

        — Đồng chi hãy gắn lên ngực chú thiếu niên tièn phong — Thiếu tướng nói.

        — Thưa đồng chí thiếu tướng Cận vệ, xin tuân lệnh! — Viên phụ tá vui vẻ trả lời và mở chiếc kim băng hãy còn cứng, gài tấm huân chương lên cái áo ngoài cũ rách, nhem nhuốc bụi đường hầm của chú bé.

        — Tên em? — Thiếu tướng hỏi giọng ngắn gọn, vẫn giữ chú bé ở một khoảng cách bằng cánh tay đưa thẳng của ông.

        — Thưa đồng chí thiếu tướng Cận vệ, Batsây ạ —  Pêchya vừa đáp vừa cảm thây không thể không liếc nhìn tấm huân chương đang lóe lên một ánh sáng thần kỳ mãnh liệt trên ngực chú.

        — Ta chúc mừng em được nhận sự khen thưởng cao quý này! — Thiếu tướng cất cao giọng nói.

        Đầu óc Pêchya quay cuồng: lời thề quân sự, câu đáp lễ của một thiếu niên tiền phong, chú tưởng mình đáp lại chững chạc lắm, nhưng kỳ thực chú chỉ lắp bắp những tiếng lộn xộn:
       
        — Thưa đồng chí Cận vệ... Luôn luôn sẵn sàng phục vụ Liên-xô... Rất cám ơn... Em sẽ cố gắng cho xứng đáng...

        — Chào mừng chú thiếu niên tiền phong vinh quang, quân Cận vệ hãy cất tiẽng reo chiên đấu ! — Thiếu tướng hô to hơn nữa, ông thẳng người, đưa tay lèn vành chiếc mũ cát-két nhàu nát và bẹp gi trên gáy.

        Chỉ đến lúc tiếng « hu-ra » ngắn gọn của quân Cận vệ vang lên, thiếu tướng mới kéo Pêchya vào lòng; ông lấy tay áo quân phục lau bộ mặt đầy mồ hôi và bụi của mình rồi hôn chú bé ba lần: hai lần trên má bên này, một lần trên má bên kia, rồi nghĩ sao đó, để cho công bằng, ông lại đặt một cái hôn thứ tư lên bên má bị thiệt. Pêchya ngửi thấy mùi nước thơm « Kraxnaia Môxkôva » rất dễ chịu tỏa ra từ người thiêu tướng, thứ nước thơm mà mẹ chú rất ưa thích.

        — Chúng tôi được tự do chứ ạ? — Viên thượng sĩ súng máy nói.

        — Các đồng chí sẽ được tự do sau khi chiến thắng, bây giờ thì chưa — Thiếu tưởng đáp — Bây giờ, đưa chú thiếu niên tièn phong này ra, mời chú một bữa cơm ngon theo kiểu Cận vệ chúng mình. Thay vào lạng rượu vốt-ka, cho chú một bánh súc-cù-là thật nhiều ca- lo Chú ấy sẽ cùng đi Ôđetxa bằng chiếc xe vạn năng của tòi. Các đồng chí có thể giải tản.

        — Thưa đồng chí thiếu tướng Cận vệ, xin tuân lệnh!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #254 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2020, 06:00:00 am »


       
62

        Pêchya vừa ngốn xong bữa cơm trong căn hầm đào vội của bộ chỉ huy — Raitxa Lvôpna đợi chú ở đây từ lâu — Người ta đã gọi chú lên gặp thiếu tướng. Pêchya nhận thấy trong bộ đội cái gì làm cùng nhanh khiếp. Chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao chú đã thấy mình ở trong toa xe của bộ chỉ huy, trước một cái bàn, trên trải tấm bản đồ khu vực. Thiếu tướng và một đại tá đeo cầu vai to có đính một chiếc xe tăng nhỏ màu trắng — đồng chí tham mưu trưởng — cả hai người đều đeo kính gọng đồi mồi giống nhau, ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ, và vẫn đại úy Iêgôruskin mà thiếu tướng cho gọi đến trước đó một chút, mặc bộ quân phục bằng vải ngụy trang, đứng nghiêm trước bàn, đôi mắt húp vì mất ngủ nhìn chăm chú tấm bản đồ có vệt xanh đầm nước mặn.

        — Lại đây — Thiếu tướng nói với Pêchya — Nhìn nhé. Đây là đầm nước mặn. Đây là chỗ chúng ta hiện đang đứng. Đây là cái cửa hầm mộ mà đội của chú vừa nhoi lên — Thiếu tướng đưa đưa trên tấm bản đồ cái hộp thuốc lá dày bằng kính không vỡ, trong đó trông thấy cả những điếu thuốc lá «Kazơbêc», — Hiểu chứ? Chú đọc được bản đồ chứ ?

        — Báo cáo đồng chí, em đọc được.

        (Chú bé đã nghiên cứu mãi tấm bản đồ những vùng lân cận Ôđelxa trong « văn phòng của đồng chí bí thư thứ nhất! »

        — Chú bé khá lắm! Bây giờ chú trả lời câu hỏi này nhé: nếu ngay bây giờ chúng tôi xuống cái khe mà các chú vừa lên hôm nay, rồi chúng tôi đi mãi trong lòng đất thi sẽ đến đầu?

        — Đến bộ chỉ huy của chúng em ạ — Pêchya trả lời sau một lúc suy nghĩ.

        — Thế bộ chỉ huy của chú ở chỗ nào ?

        — Ở dưới đất, trong khu vực làng Uxatôvô.

        Đồng chí tư lệnh xe tăng tìm thấy làng Uxatôvô trên bản đồ rồi đặt hộp thuốc lá lên trên.

        — Rồi từ bộ chỉ huy, nếu chúng la cử theo đường hầm đi mãi, thì tới đầu?

        — Không tới đâu cả.

        — « Không tới đâu » là thế nào ? Khi người lính hành quân, bao giờ anh ta cũng phải tới một chỗ nào chứ. Liệu có lối ra nào khác gần thành phố hơn không ?

        — Trước đây có mấy lối ra như thế, nhưng bây giờ đều bị bọn Đức vít lại và đặt mìn cả.

        — Hừ... đặt mìn...

        Thiếu tướng nhìn đại tá, cả hai đều cố giữ một nụ cười.

        Đại úy Iêgôruskin cũng mỉm cười.

        — Nếu chúng ta gỡ mìn đi thi sao?

        — Nếu thế thì tốt quá — Pêchya nói.

        — Dĩ nhiên làm thế không phải là dở... vậy chú em hãy chỉ cho chúng tôi những lối ra bị gài mìn trong khu vực bộ chỉ huy của chú đi.

        Pêchya cúi xuống tấm bản đồ, sát đến nỗi tấm huấn chương mới của chú chạm lạch cạch lên mặt bàn. Chú thẹn quả nâng nó lên, nhưng nó lại chạm lần nữa.

        — Chỗ này có một cửa ra, đây một cửa nữa và đây là cửa thứ ba — Chú đưa ngón tay trên bản đồ — Cửa này gọi là cửa con « Dím » ạ.

        — Được, nhưng nó không tiện cho chúng tôi. Chúng tôi cần một cửa ra gần thành phố hơn kia... À, cái cửa này có vẻ tiện hơn đấy. Đại úy Iêgôruskin, đồng chí thấy thế nào ?

        Iêgôruskin cúi xuống tấm bản đồ và xác nhận rằng không có cửa nào tiện hơn.

        — Cửa « đùi cừu » đấy ạ — Pêchya nói.

        — Sao lại gọi là « đùi cừu »?

        — Vì có lần đội chúng em xuýt tóm được một xe cam nhông chơ đầy thịt cừu ở gần cái cửa ấy. Chúng em đã giết được tất cả tụi phát-xít, nhưng không lấy được thịt

        — Giỏi quá nhỉ! Nhưng đừng đi xa vấn đề của chúng ta. Cái « đùi cừu » này được đấy. Chú có thể dẫn dường cho đồng chí đại úy được không? Chú không lạc đường chứ?

        — Lạc sao được ạ — Pêchya nói có vẻ ung dung pha thêm chút kẻ cả nữa — Ở dưới hầm mộ của chúng em, mọi ngõ ngách đều có đánh dấu, những dấu hiệu bé tí trên tường. Chỉ cần có dầu hỏa và đèn thôi ạ.

        — Ồ, cái món hàng ấy thì chúng ta không thiếu. Này — Thiếu tướng nói với Iêgôruskin — Đồng chí lấy năm công binh theo sau là một đội hậu vệ với hai đại liên nhé. Liệu đại liên có đi được không? vả lại, không được thi cũng cứ phải làm cho nó được thôi. Trường hợp nào cũng phải có một đội súng chống tăng và một điện đài nhỏ. Cứ phải đi công khai. Chẳng việc gì phải dè dặt trên đất đai tổ quốc mình ! Người dẫn đường cho các đồng chí sẽ là chú thiếu niên tiền phong Batsây. Nhưng cẩn thận đấy ! Cái « đùi cừu » đặc sắc ấy đại khái ở chỗ này đây. Các đồng chí hãy khai thông nó rồi không được chậm trễ, đột nhập con đường Hatji-Bày, sau vị trí quân Đức — quỷ tha ma bắt chúng nó đi — cái vị trí ấy đã chặn đường tiến của xe tăng tôi, làm ngừng trệ kế hoạch hành quân của tôi. Bọn Rumani đào ngũ khai ở đấy tụi Đức có nhiều nhất hai đại đội. Hướng công kích của các đồng chí như thế này.

        Thiếu tướng cầm cây bút chì đó, rồi bằng một cử chỉ mềm mại vẽ một mũi tên cong rất đẹp, mũi nhọn chĩa vào một điểm trên đường Hatji-Bày nằm trong một vòng tròn xanh.

        — Có thế thôi. Các đồng chí phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với tôi về chú bé này đấy. Vào việc đi!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #255 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2020, 06:00:20 am »


        Đúng bốn phút sau, không có cả thì giờ chia tay với Raitxa Lvôpna, Pêchya đã trở lại hầm mộ. Đi đầu, toán công binh mang đèn và máy dò mìn. Pêchya và đại úy Cận vệ Iêgôruskin theo sau cũng cầm đèn, sau cùng, một toán dài bộ binh kéo theo hai khẩu « macxim » và một khẩu pháo chống tăng bằng một chiếc yên xe đạp. Cuộc hành quân thật vui, chẳng có gì đáng sợ cả.

        Trong đời mình chưa bao giờ Pêchya tự cảm thấy có ích và cần thiết như thế. Chú đi với một sĩ quan chiến đấu, một đại úy Cận vệ, dẫn đầu một đội quân Cận vệ, mà chú lại là người dẫn đường. Không có chú là họ bị lạc. Chỉ có chú mới biết rõ những dấu hiệu kỳ dị về giao thông ngầm dưới đất, ghi trên những bức tường bóng loáng của đường hầm. Người ta nhìn chú bằng con mắt đầy hy vọng, âu yếm. Thắng bại của trận đánh tùy thuộc ở chú. Bất cứ lúc nào, chú cũng có thể bắt toàn đội dừng lại và ra lệnh phải rẽ lối này hay lối kia do chú chọn.

        Và thực tế, đôi khi đội hậu vệ đã phải dừng lại theo hiệu lệnh của chú. Lúc ấy chú cầm đèn vượt lên trước, nhìn những dấu hiệu trên tường, suy nghĩ một lúc, rồi chính chú ra lệnh tiếp tục hành quân.

        Những bộ quân phục bằng vải dày chạm vào tường sột soạt. Cuối cùng, đội hậu vệ đã tới sở chỉ huy của Secnôivanenkô. Lúc di qua, Pêchya thoáng nhìn thấy dưới ánh đèn, như trong giấc mơ, cái « góc đỏ » hoang vắng, tưởng chừng bị một lớp bụi kinh niên, im lìm, phủ lên tất cả, cái bàn đá, những mẩu giấy, những vỏ đạn, những đèn đuốc, cái két, cái điện đài, cái máy chữ, cái áo khoác rách nát cổ lòng treo ở một cái đinh đóng lút vào tường. Như trong một giấc mơ, như trong một quả khứ xa xăm đã trớ thành lịch sử đối với chú, Pêchya nhận thấy những lá cờ, cái giá bằng đá với những quyển sách phủ một lớp đá vôi ẩm, trông như đã biến thanh đá cả rồi.

        Trên chiếc bàn đá nhỏ, gần chiếc giường mà Valentin tội nghiệp đã nằm, chú trông thấy một quả cầu nhỏ chụp chiếc mũ xám màu đất bụi và một tấm ảnh cũ lồng trong chiếc khung nhỏ. Chú toan mang những vật ấy di, nhưng lại không dám động đến vì về mặt nào đó, chúng đã thuộc về lịch sử và có một tính cách thiêng liêng.

        Toán quân Cận vệ vẫn tiếp tục đi. Sau hai giờ hành quân, họ đến cái cửa « đùi cừu ». Pêchya dẫn toán quân đi rất thong thả, thận trọng, theo những dấu hiệu nhỏ trên những tường đường ngầm mà chỉ riêng chú biết. Nhiều người vạch các dấu hiệu ấy nay không còn nữa. Họ chỉ lưu lại những dấu hiệu mờ nhạt đó trên những phiến đá vôi: những dấu hiệu của Xiniskin, của thượng sĩ Vetxêlôpxki, của Xecgây Xecgâyêvich, của Xviatôxlap và cuối cùng của chính Đrujinin. Những dấu hiệu đó sáng lên trước mắt chú, báo hiệu cho chú, khuyên nhủ chú, chỉ đường đi cho chú, tiếp tục cuộc đời và sự hoạt động của những người đã khuất.

        Nhưng chú trông thấy nhiều nhất chữ kết « PV »; mỗi lần trông thấy, Pêchya lại nhớ ra là « V » không còn nữa. Chỉ còn lại có « P », thôi, và ý nghĩ ấy cũng kỳ quái, cũng không thể chấp nhận được, cũng vô lý như cái ngày, cách đây một năm, chú được tin Valentin chết. Không, trong lòng chú, Valentin vẫn sống mãi. Chú vẫn tưởng như Valentin đang đi cạnh chú, trong những đường ngầm này mà hai người rất thông thạo, khẽ hích vào vai chú mỗi khi phải rẽ.

        Công binh lập tức bắt tay vào việc và không quá một giờ sau, trong lúc bất ngờ, xuất hiện ở phía sau quân Đức; đại úy Cận vệ Iêgôruskin xông vào quân địch đánh bật chúng ra khỏi đường Hatji-Bây, tiêu diệt chúng và mở đường cho xe tăng.

        Pêchya tiếc đứt ruột không được chứng kiến cảnh ấy một tí nào, vì Iêgôruskin đã cấm chú không được ló mặt ra khỏi hầm mộ trước khi trận đánh chấm dứt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #256 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2020, 06:01:38 am »


       
63

        Pêchya tiến vào Ôđetxa trên một chiếc xe tăng, cùng với Lêônit Ximban mà chú gặp trên đường Hatji-Bây, sau trận đánh mở đường cho xe tăng tiến vào thành phố. Đoàn xe tăng dừng lại cạnh chỗ cầu chui của đường xe lửa phía dưới dốc Nông dân, cả Lêônit Ximban và Pêchya đều xuống tiếp tục đi bộ. Trời đã gần trưa. Thành phố còn mang nhiều dấu vết mới mẻ của những trận đánh trong phố kéo dài suốt đêm qua. Sáng sớm, quân đội xô-viết đã hoàn toàn chiếm lĩnh thành phố , và lúc này thành phố có vẻ như vừa trải qua một cơn bão hoặc một trận cháy.

        Mặt trời rực rỡ và gió lạnh ào ào thổi tung khắp các đường phố những núi giấy tờ bị thiêu hủy trong các công sở Rumani và Đức, trong những sở cảnh sát bị nhân dân phá tan, khiến ta nhớ lại những buổi tổng vệ sinh trước ngày hội: người ta mở toang các cửa sổ, mát-tít cũ rạn vỡ tanh tách, người ta kê dọn lại đồ đạc và gió thổi tung trên sàn nhà những rác rưởi tích lũy khắp mọi xó xỉnh trong mùa đông.

        Trên đường phố, còn ngổn ngang xác bọn Đức chưa dọn kịp cùng những xe cam-nhông đổ, chất đầy của cải xô-viết bị cướp bóc, khắp nơi khói những đám cháy đang bốc lên nghi ngút, từ các hầm hào còn lôi ra được những tên Đức cuối cùng bắn súng phun lửa và những tên ác ôn chậm chân. Người ta còn đang giật khỏi các góc nhà những tấm biển phố mới; và trong khi thế sục sôi căm hờn thiêng liêng, đáng sợ, nhân dân đang áp giải bọn s.s. Đức bị bắt làm tù binh, những tên Đức bẩn thỉu, nhung nhúc chấy rận, với bộ mặt nhem nhuốc đất cát và cặp mắt hoảng loạn, giống tù khô sai vượt ngục hơn là những chiến binh; và trong thành phố, các cơ quan xô viết đã lần lượt dọn đồ đạc đến nhà mới, những cơ quan bấy lâu đã đóng ở tuyến thứ hai thuộc Mặt trận thứ ba của Ukren.

        Lêònit Ximban và Pêchya đi tìm khu ủy, hy vọng gặp được Secnôivanenkô, Piôt Vaxiliêvich và bà Matriôna Têrenchiepna; họ đoán là mấy người này đã ra khỏi hầm mộ rồi và đã có mặt trong thành phố.

        Có những toán lính Xlôvăc và Rumani đứng rải rác ở các đầu phố. Có những anh đính trên mũ ca-lô một dải băng đỏ nhỏ. Họ vẫy tay và réo to phía sau Ximban và Pêchya:

        — Chào anh bạn người Nga! Chào đồng chí bôn-sê-vích! Hura!

        Lêônit Ximban, đôi mắt sáng ngời, đưa tay lên mũ hét to đáp lại:

        — Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại! Hành động đi, các bạn ! Hura!

        Pêchya cảm thấy phấn khởi lạ thường. Chú đi với Lêônit Ximban, không phải trên vỉa hè, mà ở giữa lòng đường, cho ra vẻ một đơn vị quân đội dù ít người. Họ vẫn tự coi minh là một đơn vị quân đội, đại loại như một tổ hoặc một tốp gì đó thuộc đội hoạt động bí mật của Secnôivanenkô. Họ chưa thể quen với ý nghĩ nhiệm vụ của đội họ đã hoàn thành và họ không còn là những người hoạt động bí mật nữa.

        Pêchya tự nhìn mình với con mắt của người khác: chính chú đang hành quân hùng dũng, trang nghiêm, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc, mặt mùi nhem nhuốc bụi hầm, ngạt thở vì gió mát và mặt trời rực rỡ, với chiếc mũ bằng vải lều lật ra sau lưng, một tấm huân chương trên ngực và một khẩu súng lục bên sườn, chính chú, thiếu niên tiền phong Pêchya Batsây, cách đây không lâu lắm là phó chủ nhiệm câu lạc bộ những nhà sinh vật trẻ tuổi và bây giờ là một chiến sĩ du kích, một người chiến đấu vì nhân dân.

        Mà đúng thế, ở Lêônit Ximban và Pêchya có một cái gì khiến bà con đi chật đường phố phải dừng lại. Trông hình dạng hai người thật không còn hồ nghi gì nữa. Đúng là những chiến sĩ bí mật, những con người truyền thuyết của hầm mộ.

        Đám trẻ con chạy theo la hét ầm ĩ:

        — Chú ơi, chú ở dưới hầm mộ Ôđetxa phải không?

        Câu hỏi ấy dĩ nhiên hướng về Ximban, nhưng Pêchya không bao giờ quên trả lời với một nụ cười kẻ cả:

        — Thế nào, trông biết ngay à?

        — Còn phải hỏi! — Đám trẻ tươi cười nói. Những đứa trẻ của thành phố Ôđetxa, gầy guộc, trông rõ vẻ đói ăn, đi chân không, những đứa trẻ đã chịu đói khổ trong hai năm rưỡi trời chiếm đóng — Thế các đồng chí ở đội nào đấy?

        — Đội Secnôivanenkô,

        — Đồng chí Gayrick ấy à?

        — Đúng — Pêchya thản nhiên trả lời.

        — Jorka, Lionka, Kacpukha, ê các cậu, chạy nhanh lên, lại đày! Hai tay trong đội Sechôivanenkô đây này!

        — Người của đồng chí Gayrick đây này!

        Thế là lũ trẻ chạy trên hè theo Lêônit Ximban và Pêchya, với một vẻ phấn khỏi, thậm chi kinh ngạc nữa khiến mọi người tưởng như một trung đoàn đang diễu binh có quân nhạc dẫn đầu.

        Nhưng sự đắc thắng của Pêchya lên đến tột đỉnh khi một cậu bé tí xíu đầu to, mặc cái áo sĩ quan Rumani rách mướp, quét xuống tận mắt cả đen nhẻm của đôi bàn chân bé nhỏ đi đất, cắm cổ chạy trên đường rồi, đi giật lùi trước mặt Pêchya, cất tiếng hỏi với đôi mắt thán phục nhìn xoắn lấy chú:

        — Chú ơi, chú có cái huân chương gì thế?

        — Huân chương « chiến công » đấy thôi em ạ.

        — Ồ, sao mà đẹp thế! — Chú bé kêu lên bằng cái giọng Pêretxip trước toàn thể bà con hàng phố, nhưng đúng lúc ấy chú lại vướng chân vào cái áo Rumani ngã phệt xuống mặt đường, làm mọi người cười ồ, phá rối trong giày lát cái trật tự quân sự đẹp đẽ của cuộc diễu binh của Ximban và Pêchya.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #257 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2020, 09:52:33 pm »


        Tóm lại, tất cả đều tuyệt diệu, phi thường trong ngày Chiến thắng tươi đẹp này.

        — Người của Secnôivanenkô đây! Dân Uxatôvô đây ! — Người ta nói với nhau trong đám đông đi theo Pêchya ,và Ximban.

        Hai người hỏi cơ quan khu ủy ở đâu, nhưng chẳng ai trả lời được câu hỏi đó một cách chính xác. Ngôi nhà cũ đã bị phá, còn ngôi nhà mới ở đầu, chưa ai hay biết gì cả.

        Cứ như thế, họ đi qua ngôi nhà còn nguyên vẹn của Rạp hát thành phố, những lá cờ đỏ cắm đầy mặt trước ngôi nhà đang tưng bừng rung rinh trước gió, họ tạt ra chỗ trước kia là đại lộ Duyên hải, tiến về phía tượng Puskin vá khẩu pháo nổi tiếng, Khẩu pháo vẫn như xưa, chĩa nòng về phía biển khơi xanh biếc, phóng khoáng và mênh mông, bên ngoài cảng.

        Lêônit Ximban trèo nhanh lên lan can và đưa mắt say sưa ngắm những đường nét thân thuộc của cảng... Đôi mắt anh lim dim, đầu anh quay từ từ,., anh siết chặt khuỷu tay Pêchya mỗi lúc một mạnh. Pêchya không hiểu đầu đuôi ra sao chỉ thấy đau quá. Chú toan rút nhẹ tay ra, nhưng ngón tay Lêônit Ximban cứng như sắt khiếu Pêchya hoảng sợ nhìn lên bộ mặt của anh đang in một nụ cười đắc thắng lạ lùng.

        — Chú làm sao thế, chú Liônya?

        — Thế nào... cháu có thích không ? — Ximban lắp bắp trả lời — Thật đẹp tuyệt vời! Ôi những con người kỳ diệu ! Những con chim ưng!

        — Chú nhìn thấy cái gì ở ngoài ấy thế ? — Pèchya rên rỉ thảm hại.

        — Nhìn thấy cái gl ở ngoài ấy à ? — Ximban thốt lên, bất giác tỉnh lại và buông khuỷu tay Pêchya ra — Chú nhìn thấy cái gì ở ngoài ấy à? — Giọng anh vang lên hùng dũng, đắc thẳng — Chú nhìn thấy những người của ta vẫn cứu thoát được hải cảng. Trước đây chú hết sức lo họ không cứu nổi. Thế mà họ cứu được đấy. Nhìn kìa, những công trình chính vẫn đứng vững. Tay Xtrenbixki anh dũng thật! Một con chim ưng! Cảm ơn anh ấy! Ôi, vì đồng chí !

        Pêchya nhìn hải cảng và chẳng hiểu gì cả. Chú chỉ thấy những tàn phá. Nhưng Lêônit Ximban bằng con mắt lão luyện của người dân Ồđetxa kỳ cựu đã nhìn thấy chính xác, những máy móc và những công trình nguyên vẹn nằm giữa đống điêu tàn. Những vật nguyên vẹn ấy còn rất nhiều hơn ta tưởng khi mới nhìn qua lần đầu.

        — Máy trục ! Những nhà ướp lạnh ! Bến Dầu ! Cái đê Bốn mươi! Cái đê Platônôpxki! Kho lúa mì! Tất cả vẫn nguyên! Thử nhìn xem! Chúng nó hầu như chẳng phá được gì cả! — Thậm chi Lêônit Ximban còn reo ầm lên, tay vẫy mũ như để chào hải cảng quê hương yêu dấu của anh, vẻ đẹp và niềm kiêu hãnh của Hắc-hải.

        Nhàn dân xúm quanh Ximban, từ trên cao nhìn xuống cảng, lớn tiếng kiểm lại những công trình mà bọn phát- xit không phá hủy được, và họ cũng vẫy mũ.

        Và trên một quảng trường nhỏ hẹp, dưới hàng cột đẹp cổ điển của Nghị viện cũ Ôđetxa, nhìn cũng biết là một cuộc mít-tinh bất ngờ vừa mới chấm dứt. Diễn giả bước xuống cầu thang và được quần chúng xúm quanh. Đó là một cụ già tóc bạc như tuyết, mặc quân phục lính thủy của hạm đội Nga hồi trước cách mạng. Gió thổi phàn phật cái cổ áo khoác xanh và những dải băng thánh Jorjơ trên chiếc mũ nồi của ông cụ có ghi hàng chữ vàng « Pôtemkin-Tayrisexki ».

        — Pôtemkin, Pôtemkin — Có tiếng nói trong đám đông — Một thủy binh của chiến hạm Pôtemkin. Người ta vừa chở ông cụ trên phóng ngư lôi hạm từ Nikôiaiep về đấy.

        — Suốt thời gian chiếm đóng, ông cụ vẫn sống trong vùng Ôđetxa đấy.

        — Một tay hoạt động bí mật kỳ cựu mà lị.

        — Nghe nói ông đã quen chính Lênin đấy.

        — Trong nội chiến, ông cụ phục vụ Hạm đội trên sông ở Xaritxin đấy.

        — Đầu bạc phơ y như ngọn bồ công anh. Nhưng lông mày còn đen đấy chứ. Già mà vẫn hăng gớm!

        — Chuyện! Ông cụ chiến đấu cho chính quyền xô- viết từ 1905 mà lại.

        — Người ta bảo hồi đó, ông cụ ở trong tổ chức chiến đấu thành phố Ôđetxa chúng mình đấy.

        — Cô bé đi với ông cụ là thế nào nhỉ?

        — Con ông cụ đấy.

        — Không phải con đâu, cháu đấy.

        — Ừ phải, có lẽ cháu thực.

        — Cô ấy đi theo ông cụ khắp nơi.

        — Dạo ông cụ đóng vai người quay phong cầm Bacbari thì cô ấy hát, múa theo nhịp trống. Ai cũng tưởng họ là một ông già Rumani và một có bé Rumani.

        — Đúng thế, nước da cô ta nâu gớm đi ấy.

        — Cô ta nói tiếng Rumani cứ liến đi thôi! cả ông cụ cũng thế.

        — Ông cu thì có gì lạ. Ông cụ ở tàu Pôtemkin, đã từng sang Rumani, ở đấy một thời gian và học nói tiếng bên ấy.

        — Thành ra bây giờ lại có ích đấy.

        — Cậu nói về cô bé Ida ấy à?

        — Về cả ông cụ và cô cháu gái.

        — Con gái Đrujinin đấy.

        — Đrujinin nào nhỉ?

        — Đồng chí Đrujinin rất anh hùng đã bị bọn Đức xử bắn mà không thèm ký giấy xin ân xá ấy mà.

        — Thế thì tên thật của đồng chí ấy không phải là Đrujinin. Đrujinin chỉ là bí danh để hoạt động bí mật thôi. Đồng chí ấy là trinh sát xô-viết, người vùng ta đấy.

        — Khi bọn chúng xích đồng chí ấy dẫn qua thành phố thì ông cụ và cô bé...

        Lúc ấy, Pêchya và Lêônit Ximban rẽ được đám đông. Mọi người đều tỏ vẻ trọng vọng để họ đi qua và đột nhiên đứng cạnh ông cụ thủy binh. Một tay ông cụ chống gậy, một tay vịn vào cô bé. Cô bé đi bốt ngắn, mặc váy xanh, áo trắng, đeo khăn quàng thiếu niên tiền phong đó quanh cái cổ rám nắng. Dáng đi của cô bé thẳng như một cây sậy nhỏ, cô nhìn bằng đôi mắt nâu thâm trong có hai điểm ngời sáng rung rinh dưới hàng mi ngắn nhưng rất đen và cong cong nom tuyệt đẹp.

        Trước khi Pêchya nhậu ra cô, cô đã nhận ra Pêchya; cô dừng lại và chìa tay ra cho chú. Bộ mặt hơi mỏi mệt, bình thản và nhất là già hơn tuổi của cô không hề biểu lộ một chút ngạc nhiên hoặc mừng rỡ nào.

        — Chào Pêchya — Cô nói đơn giản có thế — Thế là chúng minh lại gặp nhau ! — Đôi môi cô mấp máy có vẻ chua chát — Mình nhận ra cậu ngay, mặc dù cậu nhớn lên nhiều đấy. Thế cậu không nhận ra mình ngay à ?

        — Không — Pêchya trả lời — Không nhận ra ngay.

        — Có lẽ cậu quên tên mình rồi đấy nhỉ? — Cô mỉm cười gắng gượng — Mình tên là Galina.

        — Mình biết rồi. Mình có quên đâu — Pêchya cảm thấy lòng tràn ngập một tình yêu mến và thương xót đến nỗi khó thở. Chú nhìn chằm chằm vào đôi mắt trẻ thơ rất xinh của Galina và trong mỗi con ngươi, sau hàng mi nhỏ, chú thấy một hình ảnh nhỏ tí của bản thân chú, của cái đầu bù xù, cái bóng nhỏ của mặt trời mùa xuân một màu trắng lóa, và cả một lá cờ đỏ trên bao lơn của khách sạn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #258 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2020, 09:54:20 pm »


        Cô bắt tay chú, giữ chặt lấy và khẽ lắc lắc:

        — Cậu còn nhớ bố mình không? Quân địch đã bắn chết mất rồi.

        — Mình có biết — Pêchya nói — Đại úy Đrujinin. Chúng tôi đã cùng ở hầm mộ với nhau.

        — Thế à? — Cô bé nói, không hề tỏ vẻ ngạc nhiên, và có phần nào thản nhiên nữa là khác, nhưng rất nghiêm trang — Cậu đã ở dưới hằm mộ như thế là tốt lắm. Hai ông cháu mình cũng hoạt động đấy. Còn bố cậu thì sao?

        — Bố mình làm phó cho chú Đrujinin.

        — Ông ơi, cháu giới thiệu nhé — Galina nói — Đây là Pêchya mà hồi trước cháu đã cùng đi máy bay đến Ôđetxa. Cậu ấy đã ở dưới hầm mộ cùng với bố cháu đấy.

        Ông già chăm chú nhìn Pêchya bằng đôi mắt nhỏ âm thầm và rất sâu, ẩn dưới cặp lông mày đốm bạc, mấp máy đôi môi rồi chìa tay ra cho chú bé; trên bàn tay ấy, Pêchya nhộn thấy một vết xăm, một chiếc mỏ neo nhỏ màu xanh.

        — Chào kỵ sĩ — Người thủy thủ già nói; trong lúc đó Pêchya cảm thấy bàn tay già nua của cụ như bằng gỗ với lần da thuộc cứng siết chặt lấy tay chú. Khi gọi bằng kỵ sĩ, cụ nghĩ đến tấm huân chương, nhưng chú bé lại hiểu theo nghĩa Đrujinin đã dùng một lần — kỵ sĩ của cô con gái — nên chú xấu hổ đỏ cả mặt.

        — Đi với chúng tôi nhé — Galina vừa nói vừa khoác tay Pêchya.

        — Đi đâu?

        — Đọc thư của bố mình.

        Pêchya không hiểu.

        — Cậu không biết à? — Cô nói — Trước khi chết, bố mình có viết một lá thư. Đi nhé.

        Cũng chưa hiểu rõ phải đi đâu, nhưng chiều theo giọng nói giản dị lạ lùng và đầy sức thuyết phục của Galina, Pêchya nhìn Lêônit Ximban có vẻ dò hỏi. Ximban gật đầu tán thành với vẻ trang trọng, nghiêm nghị. Rõ ràng là anh biết sắp đi đâu rồi. Họ qua phố Puskin về mạn nhà ga đông nghịt; dân chúng Ôđetxa và Hồng quân kéo đến mỗi lúc một nhiều, ông cụ thủy binh một tay chống gậy, một tay vịn vai cháu gái, đi cạnh cô là Pêchya với chiếc mũ bằng vải lều hất ra sau lưng, sau họ là Lêônỉt Ximban khoác khẩu súng trường như thường lệ và còn vô số những người không quen biết.

        Trông chẳng khác gì một cuộc đưa đám long trọng. Thỉnh thoảng, ở những ngã tư, đám đông dừng lại, và người thủy thủ của chiến hạm Pôtemkin bỏ chiếc mũ nồi cũ ra với những dải băng Thánh Jorjơ bay phấp phới, vẫy vẫy trên cái đầu bạc phơ và nói to hằng một giọng người già, nhưng vẫn còn khỏe:

        — Đồng bào thành phố Ôđetxa vinh quang, nhân ngày vĩ đại hôm nay tôi chúc mừng các bạn thoát khỏi ách của bọn phát-xít xâm lược! Chính quyền xô-viết muôn năm!

        Đến một chỗ gần đó, một toán ky binh phi nước đại. đuổi kịp họ; mặt dường bằng đá hoa cương kêu vang dưới tấm màn thưa của những cây dạ hợp mọc ngả ra đường. Đi đầu là Xêrafim Ivanôvieh Tulyakôp cưỡi ngựa, mặc áo khoác ngắn da bê, thắt thắt lưng rộng bản của sĩ quan, với một thanh gươm kôkazơ, một cái mũ lông cừu nông thôn có dải đỏ nhỏ phía trước. Trông anh thật lịch sự, gọn gàng, râu mới cạo, bộ ria bàn chải tía rất khéo, lông mày thẳng tắp. Con ngựa của anh đang thở phì phì văng bọt ra tứ phía, mình đẫm mồ hôi, và vẩy bùn khô. Sau anh, những bộ mặt rạng rỡ quen thuộc của những chàng trai trong đội, trên lưng súng trường nhảy nhót, và trên mũ đó rực những mảnh vải nhỏ. Trên dường, một chiếc tasanka1 màu xanh với khẩu súng máy chạy ầm ầm như sấm, anh chàng Tarat Xêrêđa vui tính ngồi cạnh khẩu súng, mặc áo va-rơ lính thủy, đội mũ lưỡi trai không vành, tay ôm trên đầu gối chiếc đàn phong cầm to tướng màu vàng và trắng.

        — Này, chào các tướng! — Lêônit Ximban gào to — Tulyakôp ! Xêrafim Ivanôvich !

        Nhưng Tulyakôp không nghe thấy, và toán quân vẫn đi, không dừng lại.

        Sau cùng, họ rẽ sang một phố khác và bước qua chiếc cổng mở rộng của một ngôi nhà xám, cửa sổ vỡ toác, qua đó gió thổi tung những tàn giấy cháy đen.

        Ngôi nhà này không gây được chút cảm tình nào với Pêchya, mặc dù tường mới sửa lại và những nắm đấm bằng đồng đánh thật bóng. Nhưng khi họ bước vào cái sàn âm u, vẳng lặng, nơi rõ ràng không bao giờ có ánh mặt trời, nơi toát ra một cách khả nghi cái mùi than gầy và mùi ẩm thấp giá lạnh, chú bé bỗng cảm thấy tim minh đập rộn lên.

        Galina bồn chồn siết chặt tay chú bé và cũng bước xuống tầng dưới đất tối om đang bốc lên cái mùi hầm sâu.

        Có người bấm đèn.

        — Đây rồi — Một giọng trầm trầm cất lên trong bóng tối.

        Họ trông thấy một cảnh cửa mở có song sắt to; họ bước vào. lòng xúc động trước cảnh trống rỗng nặng nề của căn phòng — Mặt sàn nhà đen sì lát sắt tấm và những bức tường quét trắng nham nhở, thế là hết. Không một tia sáng nào từ bên ngoài vào. Và cái mùi mới ghê làm sao ! Cái mùi ẩm ướt, tù hãm của khí clo. của thuốc ngâm gỗ, và bao trùm tất cả là một cái gì ngột ngạt, cái mùi sắt gỉ làm phát điên lên được.

        Trên tường chi chít những dòng chữ ghi của tử tù, tên họ, lời vĩnh biệt, những câu chửi rủa, những lời cầu nguyên khắc vào tường hoặc viết vội bằng bút chì. Ta có cảm tưởng là căn phòng đầy những tiếng kêu thét, rên rỉ, thầm lặng của hàng trăm con người bị sát hại.

        — Đây này — Một người nói và vệt sáng ngọn đèn dừng lại, run rẩy trên những chữ vạch bằng bút chì tím ở tầm cao của một người cao lớn.

        «Vĩnh biệt Tổ Quốc! Quân phát-xít chó má sắp giết tôi. Chúng hứa tha chết cho tôi nếu tôi làm đơn xin ân xá. Không! Không bao giờ! Quyền lực của bọn chúng trên đời này đã chấm dứt. Tôi là người Nga! Tôi không có ý định xin quân thù ân xá. Tôi chỉ công nhận có một quyền lực trên đời này, đó là chính quyền Xô viết.

        Galôska yêu quí, con gãi bé bỏng, nguồn vui sướng của bố ! Vĩnh biệt ánh mặt trời xinh xắn của bố! Cám ơn con đã đến thăm bố lần cuối cùng. Bố đã được gặp con và cả ông nữa. Đừng khóc bố, đừng buồn con nhé. Trên đời này con sẽ còn được hưởng hạnh phúc, con sẽ được trông thấy ánh mặt trời của chủ nghĩa cộng sản. Trong xã hội có biết bao nhiêu người tốt. Họ sẽ không bỏ rơi con đâu. Con đừng quên bố, con nhé. Bố đã làm tất cả những gì bố có thể làm được, đáng tiếc là còn ít ỏi quá. Muôn năm chủ nghĩa cộng sản, muôn năm... »
Dòng chữ chưa viết hết. Tiếp theo là một nét gạch xanh, rất thẳng, và sâu của một chiếc bút chì gẫy.

------------------
        1. Một loại xe đặt súng máy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #259 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2020, 09:55:18 pm »


       
64

        Ai cũng tin rằng không nay thì mai Secnôivanenkô, Matriôna Têrenchiepna và Plôt VaxiLiêvich sẽ ra khỏi hầm mộ và sẽ xuất hiện trong thành phố. Mà không chừng họ đã ra rồi cũng nên và đang nghỉ ngơi ở chỗ nào đó trong ngôi nhà của Secnôivanenkô, ở đại lộ Vô sản, hoặc ở nhà Matriôna Têrenchiepna ở Pêretxip. Pê- chya lại đến ở nhà Kôletnisuc, nóng lòng chờ đợi bố chú xuất hiện. Những ngày đầu tiên sau khi giải phóng Ôđetxa dĩ nhiên trong thành phố còn tình trạng lộn xộn ghê gớm, nên không dễ gì mà tìm được Secnôivanenkô. Không thiếu gì chỗ ông có thể ở. Rất có thể với bộ phận còn lại của đội, nghĩa là với Piôt Vaxiliêvich và Matriôna Têrenchiepna, họ đã đi theo quân đội và đang tiếp tục chiến đấu ở một nơi nào đó bên kia sông Đơniet, ở vùng Betxarabi. Cũng có thể họ đang ở tại bộ chỉ huy và giúp việc hỏi cung tù binh...

        Nhưng đã sáu ngày sáu đêm rồi, họ vẫn mò mẫm trong cái mê hồn cung ngầm mà không tìm được lối ra. Tình trạng của họ không phâi chỉ nguy hiểm mà tuyệt vọng. Họ biết rõ điều ấy. Lương thực của họ đã cạn từ lâu, một giọt nước cũng chẳng còn.

        Secnôivanenkô thổi tắt ngọn đèn bão, tất cả mệt mỏi ngồi phệt xuống đất. Lúc này bóng tối ngăn cách họ, và họ chỉ biết sự có mặt của nhau qua hơi thở nặng nề, đứt quãng. Họ im lặng. Chẳng phải nói, mà đến cả thở cũng khó nhọc đối với họ. Mỗi hơi thở yếu ớt, đứt đoạn không hề bồi bổ cho họ được chút nào mà chỉ gây cho họ những nỗi đau đớn không thể tưởng tượng được. Đầu họ như bị thít mạnh tứ phía bằng một cái vòng sắt chặt. Tai họ ù lên, và cái tiếng ù tai ấy chẳng khác gì một dòng nước mát chảy róc rách tràn trề quanh họ, nhưng họ không làm sao uống được. Họ tin chắc ỏ một chỗ nào đó phía trên họ, đang mưa như trút, những thác nước mưa cuồn cuộn chảy theo những con đường của thảo nguyên, đầy ứ lên như những con sông. Nước đổ xuống như thác, ngấm vào những kẽ ngầm, sôi sục tràn đầy những lỗ hở của khối đất run lên vì khát. Kìa, nó đang chạy đến những bức tường trong hầm ngầm, dồn lại thành suối, thong thả chảy đi, trên phủ một lớp bụi khô, chưa thấm nước. Chỉ cần lấy bàn tay gạt lớp bụi ấy đi, áp môi vào mà uống, uống... Nhưng đó chỉ là những ảo ảnh nảy ra trong óc họ, nó như khô cạn và đang chết dần vì thiếu nước.

        Họ đã phạm một sai lầm không sửa chữa được là không ở lại chỗ có những bức tường hơi thấm khí ẩm dưới đất. Họ có thể áp môi vào mặt đá vôi ẩm và cố mút lấy dù chỉ vài ba giọt nước. Họ có thể lấy cuốc vạc tảng đá ra, và chắc chắn phải có một tia nước mát vọt ra, có lẽ không mạnh lắm nhưng dù sao cũng đó uống. Nhưng chuyện ấy qua đã lâu rồi, có lẽ đến ba, bốn ngày trước. Lúc ấy, họ chưa hiểu sâu sắc thế nào là cái khát. Lúc ấy, họ còn hơn một lít dầu hỏa và có thể đi xa hơn. Họ chỉ áp môi vào tảng đá ẩm rồi lại tiếp tục đi. Họ rất có thể cởi sơ-mi, ấp vào thành đá ẩm, đợi cho nó thấm nước. Rồi vắt áo và hứng nước vào một chiếc chai không. Bây giờ họ có thể mỗi người tọp lấy dù chỉ một ngụm nhỏ. Nhưng lúc ấy họ chưa hề có một ý nghĩ thế nào là khát. Lúc đó, đối với họ, đời sống là ánh sảng. Nhưng lúc này đời sống lại là nước.

        Chao ôi, tại sao lúc đó họ không đào lấy một cái giếng nhỉ! Lúc ấy, họ còn có xẻng, cuốc và khá nhiều sức lực để có thể đào bất cử cái giếng nào, một cái giếng to, đầy tràn thứ nước mạch đen và mát mà nếu không có thì bây giờ họ sắp chết cả. Họ nghĩ rằng sống là cử động. Thế mà đời sống lại là cái cuốc, cái xẻng và cái giếng để đào biết bao.

        Bao nhiêu sai lầm không sửa chữa được! Lúc còn nhiều dầu trong đèn thì họ đi, cứ đi mãi, rẽ hết ngách hầm này sang ngách hầm khác. Đó là những đường hầm rất cổ, từ bao đời chân người không đặt tới. Nhưng đó là những đường hầm do con người đã đào ra, nó không thể không dẫn đến một cái đích nào đó, Nhưng nhiều chỗ, nó bị vít lại do sụt hầm, hoặc do đất lở. Họ luôn luôn phải quay trở lại và rẽ sang một lối khác.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM