Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:01:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14769 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #240 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2020, 08:44:00 pm »


        Ngay hôm sau có điện trả lời:

        « Tình hình hiện nay như sau Chấm Các quân đoàn ở Mặt trận thứ ba Ukren tiếp tục tấn công sau những đợt xung phong dữ dội của bộ binh và của những đơn vị kỵ binh cơ giới đã chiếm toàn bộ thành phố và đầu mối lớn đường sắt Razơđenaia là điểm tựa xung yếu của lực lượng phòng thủ Đức trên đường đi Ôđetxa do đó cắt đứt những đường rút lui chú yếu về Rumani của các lực lượng địch đóng trong thành phố ngoài ra còn chiến đấu ác liệt chiếm được hơn một trăm địa điểm khác trong số đó có những quận lỵ thuộc vùng Ôđetxa Ianôpka Antônô Kôđinsêvô những trung tâm dân cư lớn Pecvômaixki Packanxi Xtraxbua Bađen Rôxtôpxêvô Baranôvô Buxinôvô Irakliepka Liubôpôn Viziêcka Xisôpka Xtariê Bêliari và những ga xe lửa Migaiêvô Kusuôcgan Kubanka Chấm Cuộc tấn công tiếp tục thắng lợi Chấm Đường xe lửa Ôđetxa Tiraxpôn bị bộ đội ta cắt đứt do đó nghẽn hết những đường rút lui chủ yếu về Rumani của các lực lượng địch ở Ôđetxa Chấm Cám ơn tin tức qúy báu về địa điểm tập đoàn quân « Nam » Chẩm Chuyển cho Secnôivanenkô lệnh của trung tâm cứ ở lại chỗ cũ cùng với bộ chỉ huy tiếp tụcgiữ tuyệt đối bí mật và không cho người lạ vào hầm mộ Chấm Phải đặc hiệt chú ý bảo vệ những giấy tờ những danh sách nhân viên của Đrujinin những tài liệu Đảng những địa chí của những người đã được Khu ủy vào sổ những tài liệu kế toán những thủ tục những nghị quyết những mệnh lệnh Chấm Nhiệm vụ chiến đấu là bằng mọi cách ngăn cản quân địch khi rút lui phá hủy các công sở học viện nhà ga nhà ở nhà máy xưởng máy và đặc biệt các công trình kiến trúc của cảng Chấm Có tin tình báo đích xác là hai đại đội công binh đã xuất hiện ở cảng chúng đã bắt đầu chuẩn bị để phá hoại Chấm Các đồng chí phải cứu lấy cảng Chẩm Gửi lời chào ».

        Bức điện trả lời của Mạc-tư-khoa đã được dịch từ mật mã, khi Piôt Vaxiliêvich và Pêchya đến « góc đỏ » thì Secnôivanenkô và Xtrenhixki đang ngồi ở bàn, nghiên cứu một tờ giấy nhầu nát trên có một bức phác họa nguệch ngoạc bằng bút chì y như của một chú bé.

        Một ông già lạ mặt đứng cạnh, mặc chiếc áo lông cừu rách, đang dò dò ngón tay đen trên mầu giấy.

        — Này các bạn! — Piôt Vaxiliêvich vui vẻ nói to. — Xin khen ngợi các bạn.

        — Chú Gayrick, đồng chí Xtrenbixki, Razodenaia Đường sắt Ôđetxa - Tiraxpôn bị cắt đứt rồi! Các ga Migaiêvô, Kusuôcgan, Kubanka ! Mười bốn trung tâm dân cư quan trọng. Giỏi hết sức! Các đồng chí không thấy thế sao ? Thật tuyệt diệu! Không phải tranh cãi gì cả! — Chú bé đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại lao ngay đến tấm bản đồ vùng Ôđetxa, lôi mạnh một mẩu than trong túi ra, đến nỗi lần lót bị kẻo lộn ra ngoài, rồi chú say sưa khoanh tròn những thành phố và làng mạc đã được giải phóng, nhắc lại bằng một giọng nghiêm nghị, cái giọng đang vỡ của thanh niên với những tiếng tràm khàn khàn:

        — Ianôpka, Xisôpka, Razơđenaia, Irakliepka...

        Mẩu than gẫy vụn trong những ngón tay lên gân của chú, một lớp bụi đen rắc lên tấm bản đồ. Bây giờ thì hầu hết vùng Ôđetxa đã bị bao phủ bằng một hệ thống chi chít những vòng tròn đen nhẫy, những chấm và những mũi tên. Pêchya phải cố gắng lắm mới kịp thời dừng lại được và mới không gạch liền một mạch cả cái khoảng trắng nhỏ chung quanh thành phố. Chao ôi, giá chú làm được việc đó thì sung sướng biết bao và thế là vĩnh viễn thanh toán với những lực lượng Đức bị nhốt vào rọ ! Nhưng chú không còn là Pêchya trước đày nữa. Chú đã biết tự chú. Chú khoanh cái vòng cuối cùng, vạch rõ chiến tuyến, làm mẫu than gẫy vụn hoàn toàn rồi chú quẳng xuống đất.

        Chú bé đứng thẳng trước tấm bản đồ, cái mũi nhọ nhem và đôi mắt long lanh đầy kiêu hãnh, một chân kéo về phía sau, chú nhìn Secnôivanenkô như chính bản thân chú, bằng hai bàn tay của mình, đã tống cổ cái phần còn lại của tập đoàn quân phát-xít ra khỏi Ôđetxa.

        — Thế có tuyệt diệu không?

        Secnôivanenkô đeo kính vào, và lo lắng đọc bức điện mà Piôt Vaxiliêvich vừa trao cho. Càng đọc, mặt ông càng sa sầm lại. Ông lặng lễ trao bức điện cho Xtrenbixki; anh đưa mắt đọc nhanh và cũng với vẻ lo lắng như vậy, nét mặt anh sa sầm lại. Họ đưa mắt nhìn nhau. Rồi Secnôivanenkô quay về phía ông già lạ mặt mặc áo lông cừu rách đang có vẻ sốt ruột theo dõi từng cử chỉ của họ với đôi mắt xanh, hồn nhiên như mắt trẻ con.

        — Tin ấy đã được xác nhận ! — Secnôivanenkô vừa nói vừa trở lòng bàn tay đập lên bức điện. — Hai đại đội công binh.

        — Đúng thế — Ông già mặc áo lông nhận xét. — Tôi cũng đã báo cáo như vậy.

        — Tình hình là như vậy đấy — Xtrenbixki nói. — Hồng quân đang tiến nhanh... Tôi sợ cái bọn công binh khốn nạn ấy phá hoại tất cả cảng trước khi chúng ta chặn tay bọn chúng lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #241 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2020, 08:44:41 pm »


        — Thật giản đơn — Ông già vừa nhận xét vừa giậm chân có vẻ sốt ruột. — Vấn đề là ở chỗ đó. Mấy ngày gần đây, chúng nó hoàn toàn mất trí. Chúng như hóa dại cả. Nếu chúng ta không chặn tay bọn chúng thì tất cả cảng sẽ thành tro bụi, không phải chuyện đùa đâu... — Ông già cúi xuống mẩu giấy và một lần nữa lại đưa ngón tay trên bản vẽ. — Các đồng chí nhìn thử: đây là bến dầu, đây là đường kè thứ nhất, ở giữa, dọc theo toàn bộ các đường kè đều có đào những hào sâu từ ba đến bốn tấc. Có đúng thế không? Và cứ cách mười mét, chúng lại đào những hố sâu một thước rưỡi. Có đúng thế không ? Đấy, tôi đã vẽ tất cả cho các đồng chí. Bây giờ, mời các đồng chí nhìn xa hơn. Trong đường hào chúng đã đặt hai sợi dây, đầu dây xuất phát từ các hố. Trong mỗi hố, có ba thùng thuốc nổ nặng bảy mươi nhăm ki-lô. Cũng ra gì đấy chứ ? Giờ các đồng chí đợi một tí nhé... Chưa hết đâu. Mời các đồng chí nhìn xa hơn nữa. Những sợi dây ấy tạo thành một đường liên tục dọc tất cả các kè. Đường dây ấy đây, và những cái hố ấy đây. Tôi đã vẽ được tất cả và còn đánh số nữa. Các đồng chí thấy thế nào? Các hào đã được đồ đày cát và phủ đá hộc lên một cách thích đáng. Có đúng thế không? Bây giờ ta hãy nhìn xa hơn nữa. Trong các kho, cứ mười, mười lăm mét lại có hai, ba quả bom máy bay xếp song song với nhau kè bên những thùng thuốc nổ nặng một tạ rưỡi! Trong những ngôi nhà nhiều tầng, một số lượng tương tự thuốc nổ đã được xếp theo kiểu bàn cờ ở mỗi tầng. Và tất cả những quả bom máy bay và thùng thuốc nổ đó cũng đều được nối với nhau bởi một đường dây liên tục. Nào, các đồng chí hãy nhìn cái đường dây ấy, nó đây này, còn về cái khoản thuốc nổ thì tôi không ghi vào đây vì nó nhiều quá. Trên hệ thông dây đó, chúng đã bố trí lính gác...

        — Khoan đã, Iakôplep — Xtrenbixki ngắt lời.— Xin lỗi. Chúng đặt trung tâm điều khiển vụ nổ ở đâu ?

        — Trung tâm điều khiển ở chỗ này. — Iakôplep trước hết đưa ngón tay trên con đường ngoằn ngoèo như cái vòi của dải đê Bốn mươi, lướt qua dải đê Vịnh Biển, rồi dừng ngón tay lại gần ngọn đèn pha ở điểm cuối cùng có khoanh tròn. — Chúng đặt bảng điều khiển ở chỗ này. Đây là đầu mối sợi dây bọc sắt của tất cả các khu vực có mìn. Việc làm nỏtung hải cảng đã được chuẩn bị đầy đủ, chỉ còn cho chập dây nữa là xong.

        Trong khi bác Iakôplep báo cáo tình hình, thỉnh thoảng lại đưa cánh tay áo lông lên lau bộ mặt đẫm mồ hôi , tất cả những người rỗi việc đều lần lượt kéo đến « góc đỏ ». Nhưng bây giờ họ mới thưa thớt làm sao; Liđya Ivanôpna, Xriviđôp, Kôletnisuc và Liônya Ximban. Còn Matriôna Têrenchiepna và Raitxa Lvôpna đã lên mặt đất hôm qua để dán bản kêu gọi phụ nữ, chưa trở về. Mọi người yên lặng đứng trước cái bàn đá, mệt mỏi, không nhúc nhích.

        Mới cách đây một năm, nửa năm thôi, người nào cũng sẵn sàng hy sinh tinh mạng không ngần ngại để giật nổ toàn bộ hải cảng với tất cả những thiết bị, cần trục, kè, tàu vận tải Rumani và Đức, lính tráng, kho, đạn, đơn vị hậu bị, những đống bom máy bay và mìn, hàng ngàn tấn lúa mì Liên-xô bị cướp đoạt sắp sửa chở về Đức.

        Nhưng hôm nay, khi Hồng quân đang ào ạt tiến về, khi thành phố nay mai sẽ được giải phóng, thì chỉ nghĩ đến điều đó thôi, họ cũng thấy choáng người.

        Họ đứng im lìm ngắm mẩu giấy nhầu nát, trên có bản phác họa màu tím khu vực hải cảng, chính cái hải cảng với tất cả vẻ vĩ đại oai nghiêm của nó đã từng là ánh huy hoàng và niềm kiêu hãnh của Hắc-hải. Thế mà chính cái hải cảng ấy có thể thình lình nổ tung không biết giây phút nào, với tất cả những gì chứa đựng, trên mặt nước cũng như dưới mặt nước, ở suốt mặt trước các đường kè, từ bến Dầu đến tận dải đê Bốn mươi. Chỉ cần một thằng s.s. nhãi nhép hóa rồ nào đó liều lĩnh hạ cầu dao trên bảng điều khiển đặt ở đầu dải đê Vịnh Biển là tất cả bật tung lên trời... Cái cảnh tượng hãi hùng đó hiện ra rõ ràng, không tránh được trước mắt họ.

        — Thật là khủng khiếp — Batsây thì thào.

        Trên mặt Secnôivanenkô hiện lên những nét nhăn đau khổ; ông xua tay bỏ kính ra và xoa xoa gốc mũi. Rồi ông đứng dậy, đầu cúi gằm đi đi lại lại theo mép bàn.

        — Vậy thế này nhé... — Ồng dừng lại và tập trung tư tưởng một lúc. — Platôn Ivanôvich !

        — Xin đợi lệnh ! — Xtrenbixki đứng dây nói.

        — Chúng ta chỉ có được vài ngày hoặc có thể chỉ vài giờ thôi. Chúng ta lại ít người quá. Trong công tác này, tôi chỉ có thể cho đồng chí nhiều nhất là một người thôi, đó là đồng chí Xriviđôp.

        — Còn tôi ? — Ximban hỏi.

        — Đồng chí cần phải ở lại bảo vệ cơ quan chi huy.

        — Đồng chí Gayrin Xêmiônôvich — Liônya rên rỉ — Thật là đồng chí giết tôi! Có gi đáng kể đâu ! Cứ cử mình tôi đi thôi. Đồng chí sẽ không phải ân hận gì đâu! Một chiếc sà-lan. Năm ki-lô thuốc nổ. Chỉ trong vòng một giờ là tôi đến dải đê Vịnh Biển. Đêm đen, gió thuận. Và thế là cái bảng điêu khiển của chúng chỉ còn là một vết ẩm mà thôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #242 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2020, 05:31:36 pm »


        Liônya Ximban đã nằm lấy cồ áo va-rơ của mình và, theo kiểu lâu đời của dân Hắc-hải, sắp sửa xốc cổ áo thật mạnh, đến nỗi cúc bật cả ra, nhưng không nhìn Secnôivanenkô, anh lại ngoan ngoãn hạ tay xuống đứng nghiêm.

        —Tôi không có thì giờ nghe những chuyện vớ vẩn! — Secnôivanenkô xẵng giọng. Đồng chí hãy giữ thái độ cho đứng đắn và phải chấp hành mệnh lệnh. — Rõ ! — Liônya lắp bắp và nhún vai trộm một cái.

        Xưa nay, anh chưa bao giờ thấy Secnôivanenkô có nét mặt như vậy. Nghiêm khắc, quả quyết, tập trung, chứa đầy một vẻ bồn chồn bực dọc, một ý chí kín đáo không thể lay chuyển được, thế mà nét mặt của ông lại thật trẻ trung. Giọng ông vang lên, khô khan, dồn dập.

        — Đồng chí Xtrenbixki, vậy đồng chí hãy lấy Iakôplep và Xriviđôp, và bắt tay hành động đi. Các đồng chí chỉ có một nhiệm vụ: tìm cho ra những đoạn dây đặt trong các đường hào và cắt đi. Các đồng chí phải ngụy trang cho khéo những chỗ đã cắt. Hãy bắt liên lạc với người của ta ở khu vực cảng và lãnh đạo họ. Các đồng chí tranh thủ đi ngay thôi. Các đồng chí hãy vạch kế hoạch tại chỗ tùy theo tình hình. Ở nhà Opsarenkô phố Pisônôpxkaia, có mấy bộ quân phục Đức đấy. Nếu cần thì lấy mà dùng. Hành động cho khôn ngoan nhưng khẩn trương. Các đồng chí hiểu chứ, khẩn trương — Ông nhấn mạnh tiếng « khẩn trương », rồi vừa mím môi, ông vừa tiếp tục đi đi lại lại dọc theo mép bàn. Ông dừng lại. Im lặng một lát. — Nhiệm vụ này do Đảng giao phó, phải hoàn thành bằng bất kỳ giá nào, dù phải hy sinh tính mạng. Các đồng chí có thể chết, nhưng phải thành công... Còn đồng chí, đồng chí Liđya Ivanôpna, tôi yêu cầu đồng chí lập tức đến ngay hầm ngầm Krivaia Banka và liên hệ với đồng chí Vaxili. Hãy báo cáo cho đồng chí ấy biết tình hình ngoài cảng, và nhân danh tôi, yêu cầu đồng chí ấy, điều càng nhanh càng hay một nhóm đồng chí chắc chắn đi cắt dây. Chắc đồng chí Vaxili cũng đã được biết tin rồi: đồng chí ấy có điện đài riêng. Nhưng dù sao cũng cứ báo cáo cho đồng chí ấy biết. Người của đồng chí ấy cần bắt liên lạc với đồng chí Xtrenbixki qua Iakôplep làm trung gian, ở kho số sáu. Thôi đi đi, đồng chí Liđya Ivanôpna ! Tôi nhắc lại: đồng chí chỉ có một nhiệm vụ: bằng đủ mọi cách ngăn cản việc phá hoại cảng. Chủ yếu là ngụy trang kỹ những nơi dây bị cẳt, cố hành động không chạm đến bọn lính Đức canh gác để khỏi gây ra một chút nghi ngờ nào. Trừ trường hợp cực kỳ gay go mới phải thủ tiêu lính gác thôi. Và nhớ kỹ đây là việc cứu lấy cảng Ôđetxa.

        Secnôivanenkô chưa nói hết lời, Xtrenbixki, Xriviđôp và Liđya Ivanôpna đã bắt đầu mặc quần áo. Họ tiến hành khẩn trương và lặng lễ, họ nhét vào túi kìm cắt, kìm bấm, kìm bẻ.

        Trong khi đó, Matriôna Têrenchiepna và Raitxa Lvôpna đi khắp làng Uxatôvô phàn phát và dán bản kêu gọi phụ nữ, động viên họ giúp đỡ Hồng quân và du kích thanh toán quân thù. Không phải là những tờ truyền đơn viết tay hoặc đánh máy ra nhiều bản bằng giấy than. Những bản kêu gọi lần này đều in trong nhà in mà đồng chí Vaxili đã tổ chức ở cái xí nghiệp ngầm rộng mênh mông trong hầm mộ Krivaia Banka. Người của đồng chí ấy đã gửi một số bản in cho đồng chí Secnôivanenkô để cho đem đi dán.

        Matriôna Têrenchiepna và Raitxa Lvôpna đã đảm nhiệm công việc này. Secnôivanenkô đã định giữ họ lại để tránh cho họ nỗi nguy hiểm. Nhưng họ cứ nằn nì mãi. Ông đã từng nghiêm cấm họ không được lên mặt đất. Nhưng lần này thì oai phong, quyền lực đều không có tác dụng gì cả. Cả hai người đều ra bằng cái cửa gọi là « cửa thảo nguyên » và trong một đêm, họ đã dán được hơn một trăm tờ kêu gọi sau đây:

        « Hỡi chị em phụ nữ Ôđetxa ! Các bạn hãy tỏ ra xứng đáng là những người con gái trung thành của Tổ quốc vĩ đại, các bạn hãy nhớ rằng cha, chồng, con, anh em các bạn không nề hy sinh và đang tiến về để giải phóng các bạn, để đánh đuổi lũ phát-xít chó má, và để tiếp tục sống với các bạn một cuộc sống yên ổn thanh bình. Đừng quên họ, hãy xứng đáng với cha, chồng của các bạn. Hãy giúp họ tiêu diệt bọn quái vật phát-xít. Hãy trả thù cho dòng máu Nga mà họ đã đổ ra! Hãy trả thù cho bà con thân thiết của các bạn ! »

        MatriônaTêrenchiepna, già đi nhiều, tóc gần bạc trắng, tấm khăn choàng của hà già sụp xuống tận cặp mắt sáng quắc vì cơn sốt, đã đi suốt đêm khắp các phố của khu Uxatôvô, nơi mà một tháng trước quân đội Rumani đã bỏ đi. Chỉ còn lại mấy tên cảnh vệ và bọn sen đầm thuộc đội lê dương.

        Bà chẳng sợ hãi gì cả. Những bản kêu gọi khổ nhỏ, màu xám in vội thô sơ đang nằm trong tay bà là những quả lựu đạn mà, bằng bàn tay run lên và căm giận, bà ném qua những bức tường đá thấp vào những cái sân chất đầy những xe cộ Rumani, những bếp ăn dã chiến bị phá hoại, những hòm đạn được bị bỏ lại...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #243 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2020, 05:33:12 pm »


        Những bản kêu gọi ấy mãnh liệt và nguy hiểm hơn cả thuốc nỗ vì mỗi lời mỗi chữ chứa đựng sức phá hoại ghê gớm của lòng căm giận của nhân dân.

        Không chút sợ hãi, Matriôna Têrenchiepna bước vào những ngôi nhà không quen biết, bà đứng ở khung cửa, như một bóng ma che nửa mặt bằng chiếc khăn choàng, bà nói, hay đúng hơn là thét lên:

        — Bà con ta ơi! Phụ nữ xô-viết ta ơi! Các chị em và các cháu thân mến ! Tại sao hãy còn ngủ thế? Dậy thôi chứ! Bọn phát-xít chó má đang hấp hối. Hãy kết liễu đời chúng nó đi... Chị em hãy đọc lời kêu gọi này và truyền đi khắp nơi. Chị em thân mến ! Hãy trả thù cho Tổ quốc thiêng liêng, hãy trả thù cho con cái chúng ta bị hành hạ.

        Và nước mắt chảy theo những nếp nhăn sâu trên khuôn mặt đen xạm, héo hon của bà rồi rơi xuống đất. Những giọt nước mắt đáng sợ, u uất và nặng như chì.

        Ngọn lửa đuốc bập bùng dưới những vòm thấp. Những giọt nhựa nóng bỏng rơi xuống mũ bọn lính xông vào hàm mộ. Quân Đức ! Secnôivanenkô và Kôletnisuc lúc ấy đang ở trong hành lang, hầu như không nghe thấy gì, nhưng căn cứ vào một chấn động khác thường của lòng đất họ cũng đoán được có một vụ nố rất mạnh, xảy ra không xa chỗ họ lắm. Không khi im lìm và bị nén rung lên, đập vào tai họ. Một luồng gió từ cửa « Dím » ào tới làm rung rinh đèn.

        Lập tức họ biết quân Đức vừa phá nổ cửa « Dím » và đã xông vào hầm mộ. Đó là một khả năng họ đã tính trước. Khoảng giữa cửa « Dim » và cơ quan chỉ huy, ở chỗ hẹp nhất và thấp nhất của con đường ngầm, họ đã đặt hai quả mìn rất mạnh có ngồi nô tự động. Chỉ càn giật một sợi dây nhỏ giấu khéo sau những tảng đá và phủ đất bụi là những vòm hầm yếu ớt sụp xuống và lấp kín hàng chục thước đường ngầm lại ngay. Nhưng những quả mìn ấy đặt từ lâu : một năm rưỡi. Liệu có còn công hiệu không ? Sợi dây có thể gỉ, ngòi nổ có thể bị ẩm, tóm lại chất nổ có thể chẳng còn tác dụng gì nữa.

        Secnôivanenkô và Kôletnisuc lao vào đường ngầm để xem xét, và sửa lại mìn phòng khi cần đến. Nhưng bọn Đức có thể cho công binh đi trước. Trong trường hợp này phải nấp ở chỗ hẹp nhất và trong bóng tối bắn ra, tiêu diệt từng tên một. Nhưng mọi chuyện đã xảy ra quả đột ngột khiến họ thấy mình quá chậm chạp. Cách chỗ chôn mìn không xa, có ánh đuốc đó thẫm, có những cái mũ lóe lên, và những tràng tiêu liên khàn khàn bắn hú họa trong bóng tối. Những viên đạn vun vút như chuột nhắt, kéo những vệt dài trên tường và làm đá vôi rơi lả tả.

        Họ tắt đèn.

        — Nằm xuống! — Secnôivanenkô ra lệnh, ông ngồi sau một chỗ lồi của đường hầm, còn Kôletnisuc thì nấp sau một tảng đá to vừa mới rơi xuống. —

        — Jôra, đứng vội — Secnôivanenkô vừa nói vừa đeo kinh — Bắn thật chắc vào. Chúng mình sẽ bắn từng tràng luân phiên nhau, người nọ tiếp người kia.

        Kôletnisuc cho đạn lên nòng, nghe rắc một tiếng. Ông có một khẩu súng trường, Secnôivanenkô có một khẩu súng Nagan. Họ chỉ có ít đạn thôi. Kôletnisuc chỉ có hai băng đạn dự trữ, Secnôivanenkô chỉ có mười viên, không kể bảy viên trong băng tròn.

        — Nào, bây giờ ta bắt đầu !

        Secnôivanenkô nâng khẩu Nagan đặt lên cánh tay co, rồi, không chút vội vã nhằm một con chó đang trườn dưới đất. Con chó lăn ra chết. Sau đó một bóng đen khom khom xuất hiện, đầu đội chiếc mũ sâu, gần như bò rạp người, trên quãng hầm chật hẹp. Đến lượt Kôletnisuc bắn, cái bóng đen gục xuống con chó, cây đuốc văng đi. Lại đến lượt Secnôivanenkô bắn, ông hạ cái bóng đen thứ hai ngã lộn cả người lẫn mũ xuống, một cái bóng đen thứ ba xuẫt hiện.

        — Kìa Jôra — Secnôivanenkô nghiến răng nói.

        Kôletnisuc bắn, viên đạn trúng đầu gối tên Đức. Một tiếng kêu tuyệt vọng rống lên. Bốn xác. Ba người và một chó sóng sượt trên mặt đất, vít lối đi lại. Những ngọn đuốc vẫn cháy, những giọt nhựa và tàn lửa bắn tung tóe. Chất nhựa bốc lửa, cháy bén vào quần áo của những thằng chết, tạo nên một cảnh tượng ghê rợn trên lối đi hẹp. Bọn Đức bắt đầu lùi lại. Nhưng đằng sau, một tiếng quát giận dữ nổi lên:

        — Voi warts'1

        Bọn Đức lôi các xác chết sang một bên và lấy giày ủng cố đạp những ngọn đuốc đi, chúng lại xông lên phía trước. Làn khói đặc sệt của chất nhựa hòa với khói thuốc súng, tạo lên trong lần không khí ngột ngạt một đám mây mù nặng trĩu lơ lửng trong đường hầm.

        — Feuer! — vẫn cái giọng giận dữ ấy quát lên.

        Tiểu liên nổ rào rào. Những viên đạn bay vun vút trong bóng tối của lố đi hẹp, khiến mảnh đá vụn phủ đầy cả lên người Secnôivanenkô và Kôletnisuc. Lại có những ngọn đuốc khác, những cái mũ khác và những thân hình lom khom khác xuất hiện.

        — Zum Teufel! Vonvarts! Thằng Nga, hàng đi!

        — Còn lâu! — Secnôivanenkô vừa nói vừa thỏ bằng mũi. — Bắn đi!

-----------------------
        1. Tiến lên !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #244 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2020, 05:33:45 pm »


        Kôletnisuc bắn một phát vào những ngọn lửa đuốc đang bốc khói nghi ngút trên mặt đất, vào cái đống lính chồng chất lên nhau trong lối đi. Lúc ấy, không biết ai đã giật sợi dây, thế là mấy quả mìn thức dậy. Các bức tường chuyển động, không khí rung lên, các vòm trần từ từ up xuống đè bẹp gí bọn Đức với tất cả khối nặng của nó.

        Một cảnh đen tối hoàn toàn im lặng chết chóc chiếm lĩnh căn hầm. Chỉ còn nghe tiếng đất sụt xuống rào rào và những mảng tường trượt theo thành hầm.

        Kôletnisuc và Secnôivanenkô bị đất phủ kín đến nửa người, choáng váng vì tiếng nổ, họ lặng im một lúc lâu trong bóng đêm đen của hầm mộ.

        — Secnôivanenkô, anh ở đâu thế ? — Cuối cùng cái giọng khàn khàn của Kôletnisuc cất lên.

        — Đây — Secnôivanenkô trả lời cũng giọng ấy.

        — Còn sống chứ ?

        — Cho đến bây giờ thì vẫn sống. Thế anh ?

        — Mình đang tắm nắng đây — Kôletnisuc nói sau một lúc im lặng, ông vừa thở hổn hển vừa khạc một mồm bụi ra.

        — Có đèn đấy không ?

        — Có.

        — Vỡ rồi chứ?

        — Có lẽ không vỡ.

        — Châm lên.

        — Tôi không có diêm. Thế anh?

        — Mình có bật lửa.

        — Bật lên thôi!

        Secnôivanenkô hổn hển nhoai ra khỏi đám đất sụt, bật lửa lên. Đó là cái bật lửa quý hóa mà ông nhận được từ tay Xiniskin-Jêleznư. Trước khi chết ít lâu, Xiniskin đã tự tay làm chiếc bật lửa này, trong lúc bác không cử động gì được nữa và buộc phâi nằm suốt ngày đêm trên tấm phản đá. Hai bàn tay to lớn và đen của bác không thể nào để yên được. Chúng đã biến cái vỏ đạn đồng của một khẩu tiểu cao thành một cái bật lửa lớn chứa được ba trăm gam ét-xăng, có thể dùng làm đèn nữa, tuy thô sơ nhưng rất cần thiết trong hầm mộ.

        Secnôivanenkô bật lửa lên và nhìn chung quanh, qua ngọn lửa đầy khói của chiếc bật lửa. Từ phía bọn Đức tấn công vào đường hầm được một bức tường kín chắn lại do nóc hầm đổ ụp xuống tạo nên. Trước đó có một lối vào, những bây giờ chỉ là một con đường tắc nghẽn. Không một dấu vết của con người, đất đã nuốt chửng cả tiểu đoàn Đức cùng với lũ chó, với những ngọn đuốc, những chiếc mũ và những khẩu tiểu liên. Bất thình lình Secnôivanenkô nhìn lên và lui lại, một tảng đá lủng lẳng ngay trên đầu. Nó trườn từ từ, rõ ràng sắp sửa ụp xuống. Họ vừa né ra là tảng đá rạn ngay và rơi đúng chỗ họ đứng. Đất chung quanh họ rên rỉ ầm ì và một đám bụi khô tràn ngập con đường hầm.

        — A ha ! Chơi được đây ! — Kôletnisuc nói.

        Luồng gió ập đến làm tắt lửa, Secnôivanenkô lại bật lửa và cần thận nhìn lên. Nhưng cái vòm thấp của đường hầm tì vững trên những bức tường đá vôi. Họ ở vào thế rất an toàn. Tất cả đã xảy ra nhanh đến nỗi lúc đó Kôletnisuc và Secnôivanenkô mới chỉ bắt đầu phán đoán tình hình thôi. Secnôivanenkô đã đánh mất kính trong lúc hàm sụt. Ông cố tìm nhưng chỉ thấy cái gọng gẫy và không còn mắt kính, ông mân mê cái gọng rồi tiếc rẻ nhét vào túi. Ông lấy tay áo chùi đôi mắt đó ngầu rồi bất chợt mỉm cười có vẻ nghịch ngợm, nháy mắt như một chú bé với Kôletnisuc.

        — Thế nào, Jôra, vừa ý chứ ?

        — Cái cảnh tượng này đặc sắc đấy — Kôletnisuc vừa nói vừa giũ những cục đất và những mảnh đá vôi ra khỏi cổ áo.

        — Đặc sắc, và nhất là có ý nghĩa — Secnôivanenkô trả lời. Đẩt xô-viết biết cách xử sir đổi với bọn xàm lược lắm !

        Họ quay về cơ quan chỉ huy được nửa đường thì thình linh trông thấy Pêchya chạy lại phía họ. Pêcliya vung vấy cây đèn nhiêu lần, ấp một chiếc khăn lên mặt và hét to, giọng ngạt thở:

        — Hơi độc!

        — Hơi độc ở đâu ?

        — Chúng nó thả hơi độc! Trong lúc bất ngờ, thả khí phôxgien xuống cái giếng ở Uxatôvô. Bố cháu nhận ra. Bố cháu bảo là khí phôxgien. Các bác đeo mặt nạ vào đi! ở cơ quan chỉ huy, Batsây và Ximban, đeo mặt nạ, tay xách đòn và những hòm thuốc nổ, định đi đến cái giếng mà quân Đức đã thả hơi độc xuống. Ở đó, may sao, đường hầm rất sâu, mà khí phôxgien lại nặng bằng nước nên chưa lan tràn vào các hành lang và « góc đỏ ». Nhưng khi giếng đầy thì khí phôxgien sẽ tràn vào các đường hầm và sẽ giết chết tất cả mọi. sinh vật ; những mặt nạ phòng độc từ lâu chưa đuợc kiểm tra sẽ không có tác dụng gì.

        PiôtVaxiliêvich đã từng biết những trận tấn công bằng hơi ngạt trong trận đại chiến trước nên hiểu rõ mối nguy hiểm hơn những người khác. Bằng bất kỳ giá nào cùng phải chặn hơi ngạt không cho vào trong hầm mộ. Chỉ còn một cách duy nhất là làm nổ tung cái giếng và lấp kín nó đi. Piôt Vaxiliêvich đeo mặt nạ ra đi cùng với Ximban để phá giếng. Họ đã mang theo số thuốc nổ còn lại. Cả đội thế là hết thuốc nổ. Đó là số dự trữ cuối cùng của họ.

        Đầu tiên, hai người không khám phá ra chút vết tích gì của hơi độc trong hành lang. Nhưng khi họ định tháo mặt nạ ra để thở thoải mái hơn thì Batsây ngửi thấy ngay cái mùi rau thối, tuy rất nhẹ nhưng dễ nhận. Cái mùi mà ông phân biệt được ngay giữa hàng nghìn mùi khác sực lên. Một mùi tỏi khủng khiếp choáng váng đầu óc và buồn nôn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #245 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2020, 05:34:05 pm »


        Batsây và Liônya suỷt mửa. Họ lại đeo mặt nạ vào. Dưới chân có cái gì trăng trắng đang chảy, như sữa đổ, ngập đến mắt cá chân. Đó chính là khí phôxgien đã ngập đầy giếng và đang từ từ tràn vào các hành lang.

        Họ phải hành động gấp. Họ thở khó khăn trong mặt nạ. Hơi thở khò khè. Mồ hôi nhễ nhại trên đầu, dưới lần cao su sít sao và nóng rực. Chẳng mấy chốc cái khối trắng bầy nhầy như sữa ấy lên đến đầu gối họ. Phía trước mặt, dưới ánh đèn bão yếu ớt, họ nhìn thấy một bức tường, mây mù rung rinh.

        Cái mùi kinh khủng của khí phôxgien càng ngửi thấy rõ qua cả lần mặt nạ. Mỗi lúc một khó thở hơn. Cơn ho xé ngực, thái dương đập mạnh. Ximban dừng lại và ôm đầu như muôn giật cái mặt nạ ra. Piôt Vaxiliêvich kịp thời giữ được tay anh. Họ lại tiến lên, đi vào trong màn sương mù độc hại đang vây bọc họ. Cuối cùng họ đến được giếng và hết sức khẩn trương đặt mìn, nối mìn vào một sợi dây. Họ lùi lại đằng sau một quãng bằng chiều dài sợi dây, nằm xuống mặt đất nhiễm độc và giật mìn. Những tảng đất lấp đầy giếng. Hơi độc ngừng chảy, Nhưng trong đường hầm vẫn còn hơi độc.

        Theo ánh sáng của một cái đèn bấm nhỏ, họ vẩt vả lắm mới ra khỏi khoảng nhiễm độc và trở về cơ quan chỉ huy. Về đến nơi, họ giật mặt nạ ra, nằm vật xuống đẩt, hai tay giang ra, kiệt sức. Mặt họ đầy một lớp mồ hôi  nhơm nhớp và giá ngắt. Một cơn ho làm kiệt sức xé phổi họ. Mắt họ viền một lớp quầng xanh. Từ đối môi đen xạm sùi ra một lớp dãi màu hồng.

        Những chiếc mặt nạ cũ kỹ, từ lâu chưa được kiểm tra, không bảo vệ được họ hoàn toàn, chống lại khí phôxgien chui vào đường hô hấp, nhưng dù sao cũng đã cứu sống họ. Dần dần hai người hồi lại, thở hít ngốn ngấu cái không khi vẩn đục của hầm ngầm mà lúc này dường như trong lành hơn cả khí ôxy nguyên chất.

        Pêchya ngồi sẵn trước mặt bố, lau trán cho bố bằng một mảnh vải ẩm. Chú kinh hãi nhìn bộ mặt kiệt sức, gần như hóa đá của bố.

        — Bố ơi, bố ơi — Chú lắp bắp, mắt nhòa lệ, chú lay đôi vai của Piôt Vaxiliêvich. — Bố ơi, đừng... Bố ơi, bố làm sao thế? Bố thở đi nào... — Chú tưởng bố chú sắp chết.

        Secnôivanenkô tìm được chai rượu và bắt họ uống một phần tư cốc. Họ tỉnh lại và Batsây phải cố gượng lắm mới đứng dậy được.

        — Ổn rồi — Ông vừa nói vừa mỉm cười yếu ớt. Liônya Ximban mở mắt ra nhưng không ngồi dậy, anh nhìn Secnôivanenkô với vẻ mặt cực kỳ đau đớn, nhưng Secnôivanenkô nhận thấy trong đôi mắt của anh những ảnh nghịch ngợm.

        — Dậy đi thôi — Ông nói rất thản nhiên — Cậu không được thêm nữa đâu.

        — Tôi không sao dậy được — Ximban trả lời thảm hại — Cho tôi uống thêm cái thuốc vừa rồi đi. Thuốc quý thật.

        Secnôivanenkô giơ ngón tay nghiêm khắc dọa anh rồi suy nghĩ một chút, lại cho anh uống thêm một phần tư cốc nữa,

        — Thuốc thế là đủ. Phòng bào chế đóng cửa để sửa chữa — Ông vừa làu bàu vừa nút chai lại.

        Liônya vừa uống vừa thở hổn hển rồi đứng dậy.

        — Nào, bây giờ ta lại bắt tay vào việc! — Anh nói.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #246 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2020, 05:34:40 pm »


       
58

        Kôletnisuc được phân công đi thăm dò lối ra thảo nguyên. Một giờ rưỡi sau trử về, ông báo cáo lối ra ấy đã bị lấp đá và đổ bê-tông kín mít. Rõ ràng là bọn Đức đã làm như vậy ở tất cả các cửa ra vào hoặc các kẽ hở. Secnôivanenkô thấy mình hoàn toàn bị nhốt, mà chỉ còn rất ít lương thực và không có một tí nước nào.

        Thỉnh thoảng ông nghe thấy những tiếng ầm ì từ trên vọng xuống như có người dùng một quả đấm sắt nện xuống đất. Đôi lúc những tiếng kêu ấy mạnh đến nỗi đất rung lên. Bọn Đức hoàn toàn phát cuồng, đang pháo kích mặt đất trên những hầm mộ Uxatôvô để vít các hành lang lại và tiêu diệt tất cả những người trong lòng đất.

        Nhiều chỗ, đường ngầm sâu đến bốn mươi mét nhưng tuyết mới tan ít lâu nên đất sũng nước và có nguy cơ lở sụp.

        Trong một phút điểm qua toàn bộ tình hình, Secnôivanenkô chọn lấy cái quyết định duy nhất là rời bỏ lập tức trụ sở bộ chỉ huy, nơi ông và các đồng chí đã ở trên hai năm, phải dùng những đường hầm chưa hề đặt chân tới để đi đến một nơi an toàn hơn, phải tìm những con đường mới thông lên mặt đất, phải bắt liên lạc với đơn vị thống nhất của đồng chí Vaxili ở Krivaia Banka. Dù Secnôivanenkô có tiếc mấy khi phải rời bỏ cái vị trí cũ đã quen thuộc, và dù có nguy hiểm mấy khi phải tiến hành một cuộc thảm hiểm trong lòng đất với quá ít dự trữ về ét-xăng, lương thực và vũ khi, nhưng đó vẫn là lối thoát duy nhất của tình huống. Thậm chí không phải một lối thoát nữa. Chẳng qua chỉ là một dự định mơ hồ để tìm ra một lối thoát. Việc chuẩn bị được hoàn thành nhanh gọn.

        Et-xăng và lương thực được chia thành từng phần đều nhau, người nào lấy phần của người ấy. Làm như vậy để đề phòng có người trong bọn bị rớt lại và bị lạc, điều rất có thể xảy ra do nhiều vụ đất vòm hầm bị lở sập, Secnôivanenkô quấn quanh ngực một chiếc khăn tắm chứa đựng những bản ghi bằng mật mã, những địa chỉ cơ sở bí mật, những danh sách cán bộ và tất cả những tài liệu quan trọng nhất. Những thứ còn lại, không quý bằng, ông dễ lại trong két sắt, Mỗi người cầm một cái xẻng hoặc kìm, một khẩu súng trường hoặc súng lục. Về đèn, họ mang theo ba chiểc, hai đèn bão và chiếc bật lửa của Xiniskin do Secnôivanenkô giữ. Mỗi người cầm một chiếc gậy chống nhỏ và không bỏ phi một giày, họ rời khỏi « góc đỏ ».

        Thoạt đầu, người nọ theo sau người kia đi theo đường hầm chính, hai bên tường ghi đầy những biệt hiệu của họ. Sau đó, họ sang cái hang thấp rộng nơi có thời kỳ họ đã tập bắn, tại đây những tảng đá dùng làm bia bị cát bụi phủ gần kín, vẫn còn lưu lại những vết đạn, những vỏ đạn bằng sắt đen sì nằm lăn lóc. Một đường hầm chật hẹp chạy từ hang tập bắn đến cái hang nhỏ noi chôn Xiniskin-Jêleznư. Họ dừng lại một lúc bên tấm đá vôi thủ công, trên đó họ đã dùng gươm khắc thô sơ lên mặt đá mềm, một lưỡi liềm, một chiếc búa và một ngôi sao năm cánh. Dưới huy hiệu tượng trưng chính quyền xô-viết và Hồng quân đó, họ đã khắc những dòng sau đây bằng kiểu chữ đứng!

        « Nơi đây, yên nghỉ một người con trung thành của Tổ quốc chúng ta, người bônsêvich kiên cường Nikôlai Vaxiliêvick Xiniskin (Jêleznư), đảng viên từ 1908, đã cống hiển cả đời mình cho chính quyền xô-viết ».

        Trên tấm đá, có đặt một vòng hoa cúc vạn thọ nhỏ với giải băng hẹp cắt ở một tấm khăn trải giường, trên có ghi bằng bút chì tím dòng chừ: « Đảng ủy bí mật khu Ôđetxa kính viếng».

        Ngôi mộ Xiniskin làm bằng đá, dài, đơn giản, trang nghiêm, chỉ được trang hoàng bằng vòng hoa cúc vạn thọ nhỏ bé, hái ở nghĩa địa Uxatôvô và một ngọn đuốc đã tắt trong cái ống đen xạm, bị bỏ quên trên ngôi mộ sau khi an táng.

        Họ bỏ mũ ra đứng một lúc trước ngôi mộ. Những cái bóng của họ được phóng to, từ tường hắt lên vòm hầm như cúi thật thấp trước mộ Xiniskin để vĩnh biệt bác lần cuối cùng.

        Nhưng thời gian không chờ đợi. Họ phải đi xa nữa. Họ ra khỏi hang và đến một chỗ đường ngầm rẽ thành hai ngả. Cho đến nay họ chí đi theo những con đường quen thuộc. Bên kia, bắt đầu cái thế giới xa lạ. Phải quyết định chọn một trong hai con đường. Nói cho đúng, đoán mò chứ không phải quyết định. Vì hai con dường đều dẫn đến một nơi nào đó. Nhưng nơi nào ? Có thể là một cái mê hồn cũng còn mù mịt hơn nữa. Có thể đến một lối ra nào đó chưa ai biết, chưa ai nhìn thấy, cũng có thể đến một chỗ bế tắc, mà cũng có thể đến khu hầm mộ ở Krivaia Banka. Nếu vậy thì quả là hay nhất rồi, Những hầm mộ ở Krivaia Banka lúc này, tự chúng là cả một thành phố ngầm có tới một vạn dân cư của những khu công nhân và các làng lân cận, họ đã tìm được nơi che giấu sinh mạng và của cái của họ.

        Sau khi suy nghĩ một lát, Secnôivanenkhô nói:

        — Rẽ bên trái!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #247 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2020, 08:15:49 pm »

 
        Ông thấy đường hầm bên trải hình như rộng hơn bên phải một chút, Người nọ theo sau người kia, họ chống chiếc gậy ngắn thong thả bước sang bên trái. Đi đầu Secnôivanenkô cầm chiếc bật lửa của Xiniskin. Sau ông, bà Matriôna Têrenchiepna xách một chiếc đèn bão. Sau bà là Batsây. Sau Piôt Vaxiliêvich, Pêchya xách chiếc va-li mây nhỏ của chú. Sau Pêchya, Lêonit Ximban xách một cái đèn. Sau anh là Raitxa Lvôpna. Và sau cùng, Kôletnisuc cầm đèn với tư cách hậu vệ,

        Secnôivanenkô ra lệnh cho họ luôn luôn phải giữ một cự ly ít nhất là năm mét giữa người nọ với người kia. Họ tạo nên một đường dây cách quãng. Mấy chiếc đèn bấc vặn thấp để tiết kiệm dầu, cháy leo lẻt, soi sáng lờ mờ những bức tường phủ một lớp bụi lâu đời. Không khí vẫn đục thật ẩm thấp, nặng nề. Nhiều chỗ trên tường nước rỉ ra và lớp đá vôi sáng lên yếu ớt.

        Tất cả đi trong một bầu im lặng căng thẳng. Bất thình lình Secnôivanenkô khẽ đằng hắng và cất tiếng hát bằng một giọng trầm nhỏ hơi khàn nhưng chắc nịch:

                            Niềm tin cho chúng ta hy vọng,
                            Niềm tin cho sức sống ngoan cường...


        — Kia, hay chửa, sao các đồng chí không hưởng ứng ? Bắt cả vào nào. Bắt vào cho đều nhé ! Tất cả mọi người cùng bắt vào nhé ! Nhưng khẽ thôi... Nào!

                            Niềm tin cho chúng ta hy vọng,
                            Niềm tin cho sức sống ngoan cường...


        Mọi người cùng hát. Không hát to, hát rì rầm nhưng chắc nịch, có phấn phấn khởi nữa, nhất là khi họ hát đến đoạn ưa thích :

                            Người tin tưởng là người thắng
                            Người vững tin,quyết chẳng đầu hàng.


        Bất thình lình Secnôivanenkô dừng lại và cúi xuống.

        — Dừng lại! — ông vừa nói vừa đưa chiếc bật lửa soi chung quanh.

        Đường hầm thắt hẹp lại đến mức họ phải bò mới tiến lên được.

        — Môchya, đưa mượn cái đèn tí! Tôi hò vào xem thử phía trước ra sao. Có chuyện gì, các đồng chí kéo hộ chân mình ra nhé.

        Secnôivanenkô vừa lầu bầu vừa co bốn vó trườn vào trong hốc. Sau đó, hai chân ông duỗi dài, thế là ông đã phải nằm áp bụng xuống đất. Ông bò, đầy ngọn đèn bão đi trước. Mươi phút sau ông trở ra, nhưng mọi người tưởng như đến một thế kỷ. Người ông phủ đầy hụi, từ đầu đến chân, nhưng ông có vẻ rất vui mừng.

        — Phía bên kia, cách một quãng, có một cái hang lớn và một đường hầm tuyệt diệu — ông vừa nói vừa lấy lại hơi thở. Đường hầm ấy chắc sẽ dẫn chúng mình đến một nơi nào đó. Các đồng chí thân mến ạ, bọn ta có lẽ sắp gỡ được thế bí đây! Phải bò sát bụng một quàng độ mươi mười hai mét. Có một chỗ trần chỉ dính một tí. Phải bò rất thận trọng, hết sức tránh chạm vào tường. Người nọ cách người kia tám mét. Tất cả theo tôi.

        Ông lại chui vào cái hốc và biến mất. Sau ông, một lát sau, Matriôna Têrenchiepna trườn theo, một tay giữ váy. Tiếp đó, Piôt Vaxiliêvich tiến lên và biến vào cái hốc.

        — Giờ đến lượt Pêchya.

        — Bò bằng khuỷu tay như công binh ấy — Lêônit Ximban nghiêm nghị nói với chú — Đừng có huých vai vào tường, nếu không chú sẽ làm bọn mình nát nhừ ra như cám. Liệu có bò được thế không nào ?

        Pêchya, lúc ấy đã co bốn vó, bắt đầu chui vào cái hốc, liền quay lại nhìn Liônya Ximban bằng con mắt bực tức. Thật là bực khi người ta vẫn coi chú là một đứa trẻ con.

        — Thôi đừng lắm điều nữa — Chú lẩm bẩm bắt chước kiểu Lêônit Ximban, rồi chú nằm dài ra, chống khuỷu tay xuống đất rắn, vừa trườn tới vừa đẩy cái va-li mây nhỏ đi trước.

        Tiếng đất rào rào rơi xuống, như một tiếng thở dài của lòng đầt. Liônva Ximban chờ một lát và sắp sửa chui vào hốc thì đột nhiên đôi chân di giày rách của Pêchya thò ra, và ngay sau. đó cả người Pêchya chui ra, mặt đen nhẻm vì bụi bậm và đồi mầt trắng dã hoảng hốt.

        — Không tài nào... — Chú bé vừa nói một cách mệt nhọc vừa lấy lại hơi thở.

        — Chuyện gì thể ?

        — Không tài nào bò xa hơn được.

        — Tại sao ?

        — Cháu cũng không biết. Không thể đi xa hơn nữa. Đất sụt xuống. Điện đài đã đi trước rồi.

        — Không đi được là thế nào nhỉ? — Liônya choáng người nói — Tại sao không đi được? Phải có đường đi chứ. Chà chú bé, chú phó chủ tịch của tôi ơi!...

        — Cháu đang bò, đang bò, thế rồi bất thình lình, một cái tường... Hầm sụt.

        — Hầm sụt à ? Cháu muốn đùa chắc ? — Liônya kêu lên — Thôi để chú đi xem sao!

        Anh gạt Pêchya sang một bên và bò nhanh bằng khuỷu tay vào trong hốc nhưng chỉ một lát sau đã tuồn ra và nói:

        — Sụt thật mất rồi...

        Anh vớ lấy xẻng, đèn, rồi lại trườn vào trong hốc. Một lúc sau, anh trở lại, cho biết là ở chỗ hẹp nhất, vòm đá đã sụt xuống đường hầm.

        Họ còn lại bốn người. Liònya Ximban, Pêchya, Raitxa Lvôpna và Kôletnisuc, trong tình trạng phân vân cực độ, không biềt phải làm gì: nên khai phá một lối đi xuyên qua tảng đá sụt lở, hay quay lại tìm một lối khác ?

        — Muốn khoét một con đường đi tới phải đục xuyên qua tảng đá rơi xuống hoặc ít ra cùng phải đào một con đường vòng quanh tảng đá. Việc này cần nhiều ngày, thế mà họ chỉ còn đủ dầu cho một ngày một đêm, chưa nói đến chuyên phải hết sức tiết kiệm. Lại tuyệt đối không có một giọt nước nào.

        — Nếu họ không nằm dưới tảng đá ấy — Liônya vừa nói vừa cân nhắc từng tiếng — thì tôi tin rằng hoàn cảnh họ khá hơn chúng ta. Các đồng chí ấy sẽ tới được ánh sáng của Chúa trước chúng ta... — Anh im lặng một lát — Thôi được, nhưng nếu...

        Pêchya nín thở nhìn Lêônit Ximban, như muốn đoán ra tất cả sự thực.

        — Nhưng nếu sao ạ? — Chú bé nói ngập ngừng,,.

        — Nếu, nếu... — Liônya bực tức vừa nói vừa vùng vằng xốc thắt lưng — Liệu chúng ta có chơi cái trò đoán mò như bói hoa cúc không: « Chàng yêu ta, một chút, rất nhiều, say đắm... » Nếu... — đôi mắt anh sa sầm lại — Nếu, nếu... vậy thì, xin vĩnh biệt Tổ quốc, vĩnh biệt! — Anh nói gần như thô lỗ với vẻ gay gắt của một người lính có quyên tỏ ra gay gắt, vì chính bản thân người ấy bất cứ lúc nào cũng có thể hy sinh tính mạng và vì đã quá quen thuộc với cái chết nên nói đến nó hết sức thản nhiên y như người không có tình cảm. Rồi thoáng nhận thấy một nét xúc động trên mặt Pêchya và Raitxa Lvôpna, anh liền nói tiếp với giọng chỉ huy: — Tôi là người chỉ huy, các đồng chí sẽ theo lệnh tôi! Những ai có mặt. Gọi đến tên, các đồng chí hãy trả lời: Lêônit Ximban — Anh tự gọi tên mình đầu tiên, rồi tự trả lời ngay:

        — Có! Kôletnisuc, Ghêorghi ?

        — Có — Kôletnisuc đáp.

        — Kôletnisuc, Raitxa?

        — Có!

        — Thiếu niên tiên phong Batsâỵ?

        — Có!

        — Vậy là có bốn người.

        Lêônit Ximban đi đi lại lại mấy bước trong đường hầm, đầu cúi xuống y như Secnôivanenkô trong những trường hợp tương tự, rồi anh đứng sững lại.

        Cái tính vui nhộn và nụ cười quấy tếu, ranh mãnh của anh đâu rồi ? Lúc này, cả con người anh là một vị chỉ huy nghiêm khắc, trầm tĩnh với cặp lông mày nhíu lại cương quyết.

        — Các đồng chí! — Anh nói, giọng ngắt quãng — Tình huống chiến đấu đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương và kiên quyết. Tôi ra lệnh phải lùi lại chỗ ngã ba, người nọ cách người kia năm mét. Tôi sẽ cầm đèn đi đầu, sau tôi là thiếu niên tiền phong Batsây, sau thiếu niên tièn phong Batsây là Kôletnisuc Raitxa, hậu vệ là đồng chí Kôletnisuc Ghêorghi xách đèn,

        Anh nhìn bao quát cả đơn vị của anh bằng con mắt chậm rãi và sắc sảo, như muốn đi sâu vào tâm hồn từng chiến sĩ.

        — Các đồng chí rõ cả chứ ?

        — Rõ! — Kôletnisuc Ghêorghi trả lời thay tất cả.

        — Tiến lên ! — Lêônit Ximban ra lệnh.

        Những ánh sáng lờ mờ yếu ớt nối tiếp nhau chuyển động thong thả trên quãng đường trở về xuyên qua đường hầm tối om.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #248 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2020, 08:17:08 pm »


       
59

        — Ánh sáng kìa, chú Liônya!

        — Đấy, cậu lại thấy sáng rồi!

        — Không phải là sáng, mà là ánh sáng thực sự!

        — Đáu ?

        — Đằng trước ấy.

        — Cậu chỉ tưởng tượng thòi.

        — Xin lấy danh dự của thiếu niên tiền phong!

        — Chú chẳng thấy tí ánh sáng nào cả. Cậu mệt đầy thôi. Ngồi xuống. Đấy lại là một ý nghĩ của cậu thôi.

        — Không phải ý nghĩ đâu, mà là ánh sảng thực đấy! — Pêchya bướng bỉnh nhắc lại — Ánh sáng ban ngày thực sự cơ mà! Chú không nhìn thấy à ?

        Lêônit Ximban miễn cưỡng giơ cái đèn lên và bắt đầu thăm dò bóng tối.

        — Chú chẳng thấy gì cả.

        — Cái đèn làm chú chói mắt đấy. Tắt đèn đi là chú trông thấy ngay.

        Họ đã lang thang nhiều ngày trong hầm mộ, không ăn, không uống, hoàn toàn kiệt sức, khó nhọc lắm mới lê được chân đi. Chỉ có chút lửa chảy trong đèn. Bấc đèn đã vặn xuống cực thấp. Ngọn lửa bé tí hàu như không tỏa sảng: trong đèn chỉ còn vài giọt dầu.

        Đã ba lần, Pêchya hốt hoảng lầm : chú bé tưởng chừng trông thấy ánh sáng ban ngày phía trước mặt. Ánh sáng ban ngày đối với chú đã gần trờ nên một ý nghĩ cố định. Bất kỳ lúc nào chú cũng lẩm bẩm là trông thấy ánh sáng ban ngày và nghe có tiếng nước chảy. Chú đánh lừa người khác và cả bản thân, gợi lên những hy vọng hão huyên. Nhưng lần này, giọng chú vang lên có vẻ khác hẳn, hoàn toàn có sức thuyết phục.

        — Các đồng chí sắp thấy ngay, sắp thấy ngay đấy ! —  Pêchya phấn khởi nói — Cứ tắt đèn đi là các đồng chí trông thấy ngay thôi,,. Cô Raitxa ơi, chú Jôra ơi! Lời nói của thiếu niên tiền phong đấy, lời thề danh dự đấy, tất cả, gì cũng được... chú vừa nói líu tíu, lắp lại cái giọng trẻ con hồi trước, vừa lắc đầu một cách sốt ruột — Nhìn kìa! Ánh sáng! Một lỗ hổng đấy. Cháu nghe có tiếng nước. Chỉ cần tắt đèn đi thôi.

        Họ đều nghĩ là chú bé lại bắt đầu tự dối mình. Nhưng chính họ cũng thèm muốn được tự dối mình nữa.

        — Thôi cứ thử tắt đèn đi xem sao, Lêônit — Kôletnisuc nói — Có lẽ cu cậu nhìn thấy cái gì thật đấy...

        Lêônit Ximban tắt chiếc đèn bão. Ngọn đèn dù rất mờ cũng ít nhiều soi sảng những bức tường đất sét của đường ngầm, là chỗ họ đã khắc lên lần cuối cùng biệt hiệu của họ. Trong suốt cuộc hành trình rối rắm, họ không quên làm việc đó, phòng phải quay lại thi có thể trở về đúng chỗ khởi hành.

        Liônva vừa tắt đèn xong thì bóng tối trong lòng đất, đen ngòm, bất khả thâm nhập, vây bọc lấy họ tứ phía. Nhưng đợt nhiên trong cái khối đen ngòm ấy, quả họ có nhìn thấy một ánh sáng yếu ớt mơ hò, một phản ánh mờ nhạt của ánh sáng ban ngày, hắt lên những chỗ lồi trên tường một màu tro xanh nhạt khó tả.

        — Ánh sáng! Ánh sáng ban ngày ! — Pêchya hét lên — Bây giờ thì các đồng chí thấy ánh sáng ban ngày rồi nhé!

        — Hãy bình tĩnh — Khó khăn lắm Lêônit Ximban mới làm chủ được cái giọng đột nhiên khản lại của anh —  Người nào ở đâu, đứng yên đấy. Nằm xuống! Chuẩn bị lựu đạn !

        Họ nằm xuống. Pêchya rút một quả thủ pháo từ ngực ra. Cho đến tận lúc ấy, họ đều nuôi một ý muốn thiết tha duy nhất là thoát ra khỏi lòng đất, nhìn thấy ánh sáng ban ngày và uống nước. Đến lúc này, giấc mơ của họ sắp được thực hiện, họ mới nhớ ra là họ đang bị bọn tử thù bao vây tàn nhẫn, chúng rình mò họ khắp nơi, họ thoáng thò đầu lên mặt đất là chúng quyết tiêu diệt ngay.

        Phía trước ánh sáng màu tro của ban ngày đang lung linh. Lối ra không xa. Nhưng nó mở ra ở chỗ nào? Họ sẽ rơi vào đầu? Họ đã mất hết mọi ý niệm dù là đại khái nhất về phương hướng, về chiều dài quãng đường đã đi và về địa điểm hiện đang đứng. Cũng có thế họ đang ở ngay sát nách thành phố, mà cũng có thể họ đang ở vùng lân cận Suối lớn hoặc một chỗ nào đó rất xa, trên thảo nguyên, theo hướng nhà ga Đasnaia. Mà bất cứ chỗ nào, quân thù cũng có thể rình mò họ.

        Sau khi giơ tay ra hiệu im lặng, Lêônit Ximban thận trọng tiến về phía phát ra ánh sáng, có lẽ là một khe nứt mà ở chỗ rễ họ không trông thấy. Càng đến gàn, ánh sáng càng rõ ; cuối cùng, ánh sáng hiện ra như một thứ bột thạch cao trắng, tỏa ra trên những bức tường đất sét và trên mặt đất dốc ngược. Lêônit Ximban dừng lại ở chỗ ngoặt và lắng tai nghe. Anh nghe thấy rõ ràng tiếng động to và mát rượi của nước, hòa với một tiếng động khác, của máy móc, tính chất của tiếng động đều đều này thật khó đoán. Nấp sau chỗ ngoặt, Liônya Ximban nâng khẩu súng lục lên ngang tầm vai và đưa mắt nhìn. Anh thấy một khe nứt hẹp, đứng, lằng nhằng như tia chớp, ánh sáng ban ngày xuyên vào nhức cả mắt. Anh nín thở, bước đến cạnh cái khe nứt. Nó cũng khả rộng, có thể nghiêng người lách qua được. Anh nhoài người ra khỏi nghe và thấy một chiếc xe tăng rất lớn màu xanh lá cây có ngôi sao đỏ và một nòng súng dài với chỗ hình mắt cáo của bộ phận phun lửa hình như chĩa thẳng vào anh. Chiếc xe tăng đậu gần quá đến nỗi Liônya phải bước lùi lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #249 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2020, 08:17:27 pm »


        Thoạt đầu, anh chưa hiểu gì cả. Nhưng bất giác anh hiểu ra : đó là một chiếc xe Liên-xô nhưng chế tạo theo kiểu mới anh chưa được biết... Quân ta ! Hồng quân! Chiếc xe tăng đứng ở bờ hẹp của đầm nước mặn, dưới cái bờ dốc đất sét thẳng đứng, và Liônva nhìn nó từ điểm cao của cái khe trổ ra trên bờ dốc ấy. Xa hơn một chút, sừng sừng một chiếc tăng khác, rồi một chiếc nữa, lại một chiếc nữa. Chung quanh những chiếc xe tăng, có những chiến sĩ mặc quần áo xanh đi lại, người nhem nhuốc dầu mỡ, đội mũ sắt đen và cầu vai đeo cấp hiệu màu vàng, những chiếc cầu vai Liônya từng nghe nói nhưng chưa thấy tận mắt. Những chiến sĩ mặc quân phục và đeo huân chương ở ngực bên trái, còn bên phải đeo huy hiệu cận vệ mà anh cũng chưa biết. Những chiến sĩ Liên-xô, nhưng thuộc một «kiểu mới», những chiến sĩ đầy vinh quang của Xtalingrat, Oren, Kiep, Xmôlen, những người đã chiến thắng đạo quân Đức vẫn tưởng là vô địch. Còn tiếng động mát mẻ, ầm ĩ của nước mà từ trong hàm mộ Lêônit Ximban đã nghe thấy chỉnh là tiếng những dòng suối cuồn cuộn, sủi bọt, giội xuống làn nước nặng nề của đầm nước mặn một lớp bọt xám dào dạt. Tiếng suối chảy hòa với tiếng máy bay cường kích, dàn theo đội hình chiến đấu, từng phi đội chín chiếc một, đợt nọ tiếp đợt kia bay trên đầm nước mặn, trên các bờ dốc thẳng, nhưng rất thấp tưởng như sắp vướng phải những cây ngưu bàng năm ngoái, rồi phút chốc thoát khỏi tầm mắt về phía Ôđetxa vang dội tiếng súng chiến đấu.

        — Các đồng chí ơi, ra đi! Quân ta đây rồi! — Xim- ban lại chui vào khe hét to.

        Rồi anh lại nhảy lên mặt đất, giật mũ ra, vẫy rối rít trên đầu. Anh chạy thật nhanh xuống bờ dốc thẳng, chân anh lúc trượt lúc khuỵu. Anh liền ngồi xuống, trượt, nhảy, rồi lại chạy xuống phía dưới, từng tảng đất sét nặng dính vào ủng.

        Người Ximban gặp đầu tiên là một chiến sĩ lái xe tăng, một hạ sĩ, ngồi xổm bên dòng suối sủi bọt, đang múc nước vào thùng bằng một vỏ đò hộp có in dòng chữ hoa « thịt lợn quay ».

        Liônya Ximban nhảy một cái qua dòng suối, ôm chăm lấy ngang nách anh hạ sĩ hoảng hốt, xốc anh ta lên rồi hôn như điên lên bộ mặt bè bè, rỗ hoa, đẫm mồ hôi của anh, quanh cái mũi bé tí như mũi trẻ con.

        — Cậu là ai ? Sao ? Làm sao thế ? — Anh hạ sĩ lắp bắp, hoảng sợ, nhìn bằng đôi mắt kinh hãi con người bụi bậm đen sì, không biết từ đâu chui ra mà trông rõ khiếp như một con quỷ.

        Còn Liônya Ximban thì cứ ôm ghì lấy, hôn và xoay anh ta tứ phía. Thỉnh thoảng lại hét lên những tiếng chẳng mạch lạc gì cả:

        — Người anh em ơi! Chúng tôi sống rồi! Anh bạn xe tăng! Người Nga ! Quân ta!

        Người hạ sĩ không hiểu đầu đuôi ra sao, đột nhiên bực với lối đùa dai ấy :

        — Thôi cút đi, đồ quỷ! — Anh hét tướng bằng cái giọng the thé, mặt đỏ bừng.

        Anh đưa hai lòng bàn tay đẩy cằm Liônya ra, mạnh đến nỗi cả hai người xuýt lăn xuống suối. Nhưng những chiến sĩ xe tăng khác đã chạy đến. Họ đã trông thấy Liônya Ximban chui từ khe ra, người đen đủi, quần áo rách bươm, tay xách đèn, và họ hiểu ngay Ximban là người thế nào. Trong vòng không đầy hai phút, Liônya sung sướng như điên, đầu tóc bụi bậm rối bù, được chuyển từ tay người này sang người khác, anh bị ghì chặt và cười đến chảy nước mắt như người bị cù.

        Tử cái khe nứt, Raitxa Lvôpna cẩn thận bước ra, sau bà là Pêchya và Kôletnisuc đeo súng xách đèn với bao bị, kìm, xẻng... Số vũ khi và đồ lề tuột khỏi người, họ loạng choạng, chạy xuống bờ dốc, ngã giúi giụi, rồi ngồi xuống, trượt, nhảy cả xuống lòng suối và, nước ngầu bọt ngập đến đầu gối, lao về phía xe tăng, ngã vào những cánh tay khỏe mạnh, nép vào quân phục của các chiến sĩ xe tăng, những bộ quân phục tỏa mùi thơm đậm đà, thú vị lạ thường, có thể nói là cái mùi thơm làm cho ta yên tâm vững da, cái mùi dạ, cái mùi dầu cháy, mùi ét-xăng Liên-xô, cái mùi « tayô ».

        Họ nằm dài bên cạnh suối, hụp mặt vào làn nước sủi bọt, rồi lại ôm hôn các chiến sĩ xe tăng, uống thêm một ngụm, rửa mặt mũi rồi lại khóc, lại uống và cứ uống mãi lần nước lạnh như nước đá ấy.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM