Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:42:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #230 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2020, 11:53:36 am »


        Những chiếc áo vải chưa giặt lần nào, mặc vội, khuy lưng cài lệch, vừa bóng lại vừa nhầu nát, những tấm khăn quàng cũng vậy, để lòa xòa lần tóc khô không chải, và cuối cùng những đôi mắt sưng húp, đau khổ, đầy lo sự kinh hoàng, tất cả những cái đó cũng đủ làm đám đông phải lặng lẽ lùi lại, nhường lối cho họ đi.

        Họ lao lên và, mươi bước trước mặt, họ bỗng trông thấy tốp tù binh đang đi bước một dưới lòng đường, giơ ra trước những cồ tay xích khóa Đức.

        Một bà xông lên, như muốn kêu to. Nhưng bà không kêu, mặc dầu toàn thân bà rướn lên mạnh mẽ, như đã hét lên một tiếng. Bà chỉ áp chặt tay vào mặt; để khỏi kêu, bà cắn và nhay nhay những ngón tay nắm chặt. Rồi mặt bà đỏ gắt lên, bà loạng choạng, ngã ngửa ra; nếu không có người đàn bà kia đỡ lấy vai thì bà đã gục xuống hè. Nhưng bà không ngã, bà đứng thẳng lên vịn vai người kia, bước nhanh ra chỗ đầu hè đá hoa cương, mắt nhìn tốp tù binh không rời.

        Đó là Matriôna Têrenchiepna, còn người kia là Klapđva Ivanôpna Macsenkô, mẹ của Xviatôxlap. Hai người đàn bà đứng tuổi đó trông như hai chị em. Nhưng thực ra, họ chẳng giống nhau tí nào.

        Cái cảm giác giống là do họ mặc cùng một thứ áo, khoác cùng một thứ khăn. Bà mẹ Xviatôxlap, mặc dầu bà con phố Mạc-tư-khoa gọi là « bà lão Macsenkô », chẳng có vẻ gì bà lão cả. Bà trạc bốn mươi, khỏe mạnh, hơi sồ sề, tóc nâu sáng rực, lông mày rậm như hai hàng ria và môi trên lún phún như lông mày thưa, đôi mắt màu hạt dẻ, đúng là một người phụ nữ thành phố: Secnigôp. Sáng hôm xử án, ngày đã tuyên bố trên báo chí và trên đài, khi Matriôna được phép đặc biệt của khu ủy ra khỏi đường hầm để nhìn mặt con gái lần cuối cùng, dù chỉ từ xa, đầu tiên bà chạy tới phố Mạc-tư-khoa, đến nhà « bà lão Macsenkô ».

        Bộ dạng bà như thế thì không thể nghĩ đễn việc đi thẳng vào giữa thành phố: những dấu vết của gần hai năm sống dưới đường hầm nom lộ liễu quá. Áo xống của bà sờn trơ ra, gần như cháy sém, ẩm xịt cái ẩm dưới hầm và trát đầy bụi đá.

        Bà Klapđya Ivanôpna đã bắt bà tắm rửa và thay áo quần. Bà Matriôna Têrenchiepna run cầm cập, không cởi nổi mấy mảnh áo tã của mình. « Bà lão Macsenkô » bình tĩnh hơn. Bà còn rửa mặt, rửa tay, lau gáy cho bà Matriôna và lấy nước giội vào chân cho bà nữa. Rồi bà mở hòm lấy hai chiếc áo vải may ngày trước và chưa mặc bao giờ, khoác bừa một chiếc vào người, còn chiếc kia đưa cho bà Matriôna Têrenchiepna mặc.

        Trong khi chạy qua thành phố, mệt đứt hơi, bà Matriôna Têrenchiepna còn phần nào tự chủ được. Nhưng khi bất thần thấy trước mặt mình Valentin đang đi chân đất giữa đường tay xích, xung quanh tua tủa những lưỡi lê và tiểu liên, bà rụng rời cả người. Nhưng bà Klapđva Ivanôpna, hai chân cũng bủn rủn và mắt cũng nhòa đi khi trông thấy thằng Xviatôxlap của bà, đã kịp đỡ lấy Matriôna Têrenchiepna, giữ cho bà khỏi ngã.

        Giờ đây, tay nằm chặt tay, họ bước trên hè phố lát phún thạch, bên tốp tù binh, chỉ cách hàng lính áp giải. Họ chạy vượt lên trước, đứng lại chờ đoàn tù binh đi qua, rồi lại chạy lên dễ nhìn những khuôn mặt thân yêu.

        Hôm đó là một ngày mát dịu, gần như nóng, có nắng. Bầu trời rạng rỡ, đây đó lăn tăn những gợn mây huyên diệu, tỏa sáng bên trên thành phố, êm dịu và tươi mát; nhìn qua các kẽ tường, các lỗ trống cửa sổ, nhìn bên trên những đống gạch ngói cao ngất um tùm rau mùi dại và gai non, trời lại càng xanh biếc. Một cảnh im lặng kỳ dị, nặng nề trùm lên phố xá, lên thành phố, tưởng như trùm lên tất cả thế gian. Chỉ nghe thấy tiếng ủng lính nện đều, tiếng máy rì rì của xe bọc sắt.

        Và trong cảnh im lặng đó, không biết từ đâu vẳng lại tiếng đàn quay tay cũ kỹ, tã đến nỗi trong khúc nhạc nghe rõ cả những chỗ câm, những chỗ mất hẳn kéo dài, dường như ở một vài nốt đàn không có đủ hơi và phải đoán ra nó, như những tiếng thở dài yếu ớt.

        Tiếng đàn lúc gần, lúc xa, lúc gần hơn nữa — nghe đâu đó, ngay đây thôi — dường như người nhạc sĩ vô hình đang bước đi giữa những cảnh hoang tàn, những đống rác, dừng lại trong các sân nhà, và cứ quay quay mãi cái tay vặn của cây đàn xộc xệch cũ rích, nó nhai lại mãi không thôi bài hát con chim én cổ xưa: « Hót lên, hót lên đi, én ơi! Cho dịu lòng ta... Gió ru cành lá nhẹ, tiếng họa mi vút cao đâu đó... Hót lên, hót lên đi, én ơi!...»
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #231 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2020, 11:54:26 am »


         
51

        Thử hỏi Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap có nhìn thấy không, có nhìn thấy hai người đàn bà mặc áo vải mới kia không, có nhận ra hai người trong đám đông đang vây quanh đoàn tù binh không? Chắc hẳn là có thấy và có nhận ra. Thật khó mà không trông thấy. Lúc nào hai bà cùng đi rất sát, đến nỗi họ không thể không nhận ra.

        Tất nhiên họ có nhận ra hai bà. Nhưng mặt họ không thay đổi một nét nào. Đôi mắt Valentin chỉ hơi thoáng mở to ra khi gặp cặp mắt của mẹ. Và bà Matriôna Têrenchiepna hiểu con gái đã thấy mình rồi. Nhưng bà không biêu lộ bằng một cử chỉ nào là bà đã thấy cái nhìn trong đó ánh lên một tia lửa xanh, dù chỉ thoáng qua. Cả đến mỉm cười, bà Matriôna Têrenchiepna cũng không dám.

        Chao ôi, bà chỉ muốn nhảy bổ ôm chầm lấy Valentin, ôm đầu cô sát vào ngực, đem hai tay, đem cả thân mình che chở cho cô !

        Nhưng bà không có quyền.

        Một cử chỉ dại dột, một dấu hiệu nhỏ cũng có thể phản lại bà. Và bà không phải là của mình. Bà là thành viên của một tổ chức bí mật. Trong đám đông nhan nhản những tên chó săn, những tên mật thám Xiguranta và Ghextapô. Việc bà bị bắt có hại cho tất cả tổ chức. Và bà đành bước đi, đôi mắt rạo rực cố bắt cho được cái nhìn lẩn tránh của con gái, miệng cắn vào tay để khỏi kêu lên. Và bên cạnh bà là Klapđya Ivanôpna, thở hổn hển, răng nghiến chặt, cứ vấp luôn...

        Đrujinin tiếp bước từ tốn, hơi thoảng một vẻ kiêu hãnh. Giá không có xích tay và đám lính vây quanh thì trông anh tưởng như dang dạo mát. Xích tay làm anh đi hơi ngượng. Không ve vẫy được tay, Đrujinin đung đưa theo nhịp chân toàn bộ cái thân hình cường tráng, đưa vai này lên trước rồi đến vai kia, như nhịp nhàng rẽ không khí. Nhưng người ta thấy rõ là mỗi bước đi lại gây cho anh một nỗi đau nhức mà anh cố giấu không để ai biết.

        Anh đi chân đất, nhưng xem ra anh đau không phải vì thế. Chính toàn thân anh đau đớn, vì ròng rã suốt một tháng trời gần như đêm nào cũng chịu hành hạ tra tấn từ ngày bị bắt đến ngày xử án. Chúng đã dùng đủ mọi kiểu tra tấn anh, kể cả cách tinh vi nhất, tàn khốc nhất là quay điện.

        Trước khi đưa anh ra xử, chúng đã cạo đầu cạo râu cho anh và xoa phấn lên những vết tím bầm trên mặt. Nhưng những vết ấy vẫn lộ ra qua lần phấn dày, và làm cho mặt Đrujinin biến thành một cái nạ phấn sáp kệch cỡm với đôi mắt long lanh, đôi mắt đẹp xanh biếc, sáng quắc và khinh bỉ.

        Dưới cái áo ngoài rách vá vội, chiếc áo lót xanh đã bạc ôm lẳn lấy bộ ngực nở nang đang thở những hơi dài và đều, mặc dầu thấy rõ là anh phải thở rất khó nhọc.

        Đrujinin cố bước thật rắn rỏi, đường hoàng. Nhưng đôi lúc anh như không chỉ huy được đôi chân nữa: chân anh bỗng bải hoải, khuỵu xuống, rung như những bản lề bắt ốc không chặt. Anh liền dừng lại, lấy sức và đi tiếp, chân gần như bước đều.

        Đi sau anh là Valentin Xviatôxlap, cũng chân đất, và cũng phải cố gắng để khỏi lộ vẻ đau đớn sau mỗi bước chân.

        Xviatôxlap mặc chiếc va-rơ Hồng quân với một vết nhỏ ở nơi trước kia gắn huy hiệu thanh niên Kômxômôn, không thắt lưng, cổ áo mở phanh không lót. Còn Valentin mặc một chiếc váy cộc đen, ngắn gần tới đầu gối, để lộ hai ống chân trắng đầy những vết xước, vết thâm tím, và một cái sơ-mi cộc bẩn thỉu cài khuy trai nhỏ, nhẵn bóng, vạt trước xưa kia có hồ bột. Cô đi với dáng lắc lư, rún rầy của dân chài lưới quen bước trên những hòn đá sắc, nhưng những bước chân của cô ngắn quá. Muốn đi song song Xviatôxlap cứ phải luôn luôn bước ngắn lại. Cô không khoác được tay anh, giỏi lắm cò chỉ có thè khẽ tỳ vai vào vai Xviatôxlap. Nhưng như thế lại làm cho người ta có cảm giác là hai người khoác tay nhau đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #232 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2020, 01:19:23 pm »


        Lúc ấy vào cuối tháng năm. Khắp thành phố dạ hợp trắng đang nở hoa. Những cây to già, chi chít những chùm quả non nặng trĩu, hoa màu xanh sữa và thơm ngát lạ lùng, biến đường sá của cái thành phố điêu tàn thành những con đường, những vòm cây đầy hoa lá râm mát, lốm đốm những chấm nắng. Trên đường phố nóng rải xuống bóng những cây dạ hợp. Bàn chân không của mấy người tù binh đặt lên một số bóng râm đó, như đặt lên một tấm thảm ren đen. Và những bóng râm leo lên đầu gối, lên ngực, lên mặt, lên tóc họ, thành một màng đen liền, như muốn đem bàn tay vò hình âu yếm vuốt ve xoa dịu nỗi đau đớn của ba con người ấy.. Lòng đầy tự hào thách thức, Valentin chĩa thẳng cái cằm tròn giờ đây đã thành rắn rỏi và cất đôi chân trần nhỏ nhắn bước từng bước ngắn. Từ một bao lơn nào đó, có ai ném tặng một bó hoa dạ hợp. Một cành rơi lên đầu Valentin, mắc vào tóc cô, nhưng lại tuột ra và trôi xuống. Cô gái giơ hai bàn tay bị xích lên đỡ cành hoa đang trôi xuống mặt và ngậm vào mồm. Và cứ thế cô tiếp tục đi, với một cành dạ hợp trắng nhỏ ngậm giữa đôi môi gần thâm sì như một vết thương nhỏ đẩ khô máu, khẽ dựa vào vai Xviatôxlap. Còn Xviatôxlap thì bước đi với một nụ cười kiêu hãnh ngân đọng trên môi, dáng người mảnh dẻ, bộ tóc nâu hất ngược ra sau, vả bước theo nhịp bước của Valentin. Đằng trước họ, như đi dạo mát, lắc lư nhịp nhàng toàn bộ cái thân hình to lớn cân đối, Đrujinin đủng đỉnh bước đi, nhìn trời, nhìn cây, nhìn nhà cửa, nhìn những cột áp-phích và những người đang yên lặng tiễn đưa anh, coi tất cả như tài sản của mình. Đôi lúc mắt anh long lanh, khi bất thần anh nhận ra trong đám đông một anh em nào đó. Những đôi mắt âm thầm gặp nhau, gửi nhau lời chào « vĩnh biệt », rồi lại âm thầm rời nhau. Đrujinin bước đi không phải như một tù binh, không phải như một người can án: Anh bước đi như một người chiến thắng, như người chủ của thành phố, người chủ của thế giới. Một lần, anh còn dừng lại trước một mảng tường đổ có dán một tờ thông cáo lờ mờ của bọn Rumani. Anh đã dừng lại, chẳng thèm để ý đến đoàn quân và chỉ khi dọc hết tờ thông cáo của tên «thị trưởng» Ôđetxa Herman Pintêa, mới lại đi tiếp. Hành động của anh bất ngờ quá đến nỗi cả đoàn cũng dừng lại. Và Đrujinin giạng chân đứng đó, lẩm nhẩm đọc bản thông cáo cắm tuyệt đối việc mua bán và sử dụng ngũ cốc trong toàn tỉnh Ôđetxa.

        — Ngũ cốc! Bằng cách này hay cách khác, có thể bất cần ngũ cốc! — Đrujinin nói to với một tiếng cười gằn khó hiểu — Đi thôi!

        Và đoàn người tiếp tục đi.

        Chúng dẫn họ qua phố Katêrin đệ nhị tới tận phố Ribat, vòng quảng trường Nhà thờ lớn, qua phố Công viên, và cuối cùng, rẽ vào phố Tướng Côblây. Chắc hẳn chúng cố tình làm như vậy, để họ phải diễu qua trước cửa hiệu giày Anđrâysep, qua chính nơi họ đã bị bắt. Và họ đã đi qua nơi đó.

        Cái cửa sổ mà mới trước đây không lâu có một chiếc ủng bày giữa hai chậu hoa aazlè, giờ đây đã được quét vôi lại. Một ổ khóa trên cảnh cửa có treo tấm biển « Nhà cho thuê ».

        Có một vẻ gì âm thầm, tang tóc trong cái cửa sổ thong manh quét vôi ấy, trong cái cửa khóa kín mới sơn lại một màu nâu ghê tởm ấy, trong cái vành móng ngựa đóng trên bậc cửa ấy.

        Vả họ im lặng tiến qua trước mặt tất cả những cái đó, như qua trước tấm mộ của chính mình. Họ bị giải qua thành phố một thời gian nữa, cho tới khi về tới cửa nhà giam thành phố. Cửa mở ra, bọn lính xua lui đám đông đứng bên vỉa hè đối diện. Tất cả nhốn nháo. Matriôna Têrenchiepna và Klapđya Ivanôpna kiễng chân, cố hết sức nghển cổ, từ xa nhìn lại một lần cuối cùng Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap. Bỗng Đrujinin giơ hai bàn tay bị khóa phác một cử chỉ gì lạ lùng, có lẽ anh định giơ tay cao lên trên đầu, nhưng chỉ đưa được đến ngang mặt.

        — Lênin muôn năm! Tổ quốc muôn năm! Chính quyền xô viết muôn năm ! — Anh vừa cất cái giọng khàn khàn hô to cho cả phố nghe thì bị ngay một loạt báng súng bổ xuống người.

        Chúng đã đầy tốp tù binh vào trong sân, và cái cổng sắt kiên mới với chấn song có những lỗ hình hoa kèn bịt ván kín mít, đóng sập ngay lại. Và đúng lúc ấy, ở một quãng nào phía dưới cùng của cái đám đông đang chuyển động, bỗng vang lên một tiếng thét trẻ thơ tuyệt vọng, nghe xé gan xé ruột, không thể lấy gì so sánh được.

        — Bố ơi! Bố yêu của con ! Bố ơi! — Một em gái nhỏ ăn mặc sặc sỡ, trông như một cô bé Bô-hê-miêng, nghẹn ngào kêu nấc lên.

        Nhưng khi hai tên mật thám lách được qua đám đông tới nơi thì không còn ai ở đó nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #233 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2020, 01:20:06 pm »

        
52

        Nhưng chưa phải đã hết.

        Sau khi cổng nhà giam thành phố đã khép lại sau lưng Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap, chúng không đem họ đi bắn. Họ còn sống thêm hơn một tháng nữa. Bọn phát-xít hứa trả lại tính mệnh cho họ nếu họ xin vua Rumani ân xá. Chúng muốn phô trương trước nhân dân thành phố bất khuất sức mạnh và ưu thế của chúng, ngay cả đối với những người như Đrujinin và các đồng chí của anh. Chúng muốn tiêu diệt họ về mặt tinh thần Trước dó, chúng không biết Đrujinin cụ thể là ai. Chúng chỉ có thể phỏng đoán anh là một cán bộ rất quan trọng. Giờ đây, khi chúng đã nằm được anh trong tay thì đơn giản nhất hình như cứ giết quách anh đi. Nhưng để anh sống có lợi cho chúng hơn.

        Chúng không đặt cho Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap một điều kiện gì cả. Chúng không đòi hỏi họ phải từ bỏ Tổ quốc, phải phản bội nữa. Chúng đã hiểu như thể là vô ích. Chúng chỉ khuyên họ ký giấy xin ân xá. Thật là đơn giản: anh cầm bút. anh viết lên một tờ giấy láng bóng, màu trắng ngà, loại giấy viết đơn, ghi tên họ anh lên đấy và trước mắt anh là cuộc sống, là mặt trời, là biển cả, là những bóng hợp nở hoa, là tự do. Phải, đúng thế, tự do... Chúng đã hứa trả cho họ cả tự do nữa. Họ được tự do thì có lợi cho bọn phát- xít hơn là họ bị cầm tù. Vậy họ ký giấy xin ân xá đi rồi nhà vua phúc hậu sẽ tha thứ cho họ. Và rồi, góc bể chân trời, họ có thể muốn đi đâu thì đi. Họ cứ việc sống. Họ cứ việc dạo chơi phố. Nhân dân thành phố phải biết rằng ngay cả họ, những người du kích, những người chiến đấu vì nhân dân, những người cộng sản, cũng đã thừa nhận chính quyền nhà vua, đã thừa nhận quyền sinh sát của nhà vua đối với người xô-viết.

        Suốt một tháng hầu như không ngày nào bọn thầy cãi Rumani không đến nhà giam thành phố. Đầu đội mũ dạ màu trân châu, mình mặc áo mưa trắng nõn, cặp da lợn cắp nách, chúng từ trong những chiếc ô-tô con giống những con bọ hung hôi hám nhảy xuống, chạy vội qua mặt tên lính canh, và nghiêng nghiêng cái đầu bận rộn đúng kiểu thầy cãi trèo lên cái cầu thang có tay vịn đánh si.

        Ở tầng thứ tư, có một gian phòng lớn sạch bóng, bày biện bàn ghế mới, thảm mới, và bức chân dung vua Misen, một thanh niên tóc cắt kiểu Anh, mặc quân phục có lon đeo ở cổ tay. Bọn thầy cãi trải lên bàn những tờ giấy trắng sột soạt, những cặp da, chuẩn bị đủ mọi thứ cần thiết để viết. Sau đó, chúng lần lượt cho gọi Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap lên, có người áp giải cẩn thận, gặp riêng từng người một, và ra sức thuyết phục họ.

        Bọn thầy cãi không đối xử thô bạo với họ. Chúng ăn nói lễ độ, ngọt ngào nữa là khác. Chúng tin rằng lòng ham sống mù quáng rốt cuộc sẽ đập tan được lòng kiên trì của họ. Thật khó tưởng tượng được rằng một con người lại có thể tự nguyên khước từ cái sống, khước từ tự do, nhất là khi người ta không đòi hỏi phải làm một việc gì xấu xa, chỉ có việc ký xin ân xá mà thôi. Nhưng bọn thầy cãi phát-xít không biết, không hiểu và không thể hiểu được một người xô-viết. Điều đó quá tầm hiểu của chúng. Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap dù có khao khát cuộc sống mấy, dù có say sưa muốn sống như thế nào, đối với họ danh dự con người xô-viết cũng vẫn quý hơn.

        Bọn luật gia phát-xít đã nhầm khi chúng gán cho Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap một lòng ham sống mù quáng. Họ khao khát sống nhung không khao khát một cách mù quáng. Bỏ là một tình yêu cao cả rất ý thức về công lý của con người xô-viết lương thiện, mà họ đặt cao hơn mọi thứ trên đời, mà họ không thể và không muốn từ bỏ, dù là trước sự đe dọa của cái chết không tránh được. Hơn nữa, ngay cái chết của họ, họ cũng biến nó thành một hành động yêu nước cao quý nhất. Họ làm cho nhân dân thành phố thấy rằng họ mạnh hơn bọn xâm lược, rằng chúng có thể giết họ, nhưng không thể bắt họ quỳ gối.

        Đáp lại mọi lý lễ, mọi hứa hẹn và mọi bài diễn thuyết của bọn thày cãi phát-xít, họ không trao đổi gì với nhau vậy mà người nào cũng chỉ có một câu, nhắc đi nhắc lại:

        — Tao là một người xô-viết, tao không bao giờ xin kẻ thù ân xá.

        Và chúng lại đưa họ qua những cầu thang, những hành lang xuống dưới tầng hầm, trở về xà-lim tối tăm, rồi hôm sau, tay xích trong những cái khóa tinh xảo, có bằng sáng chế, họ lại đứng trước cái bàn trên đặt những lá đơn xin ân xá và mọi thứ cần thiết để viết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #234 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2020, 01:20:53 pm »


        Nhưng họ không thèm để ý đến gì cả. Họ không muốn để ý. Bọn thày cãi hút thuốc lá, thay phiên nhau diễn thuyết bằng một thứ tiếng Nga giả cầy, nhưng các chiến sĩ du kích cứ hướng ra cửa sổ ngắm nhìn cái vạch xanh xanh của biển cả, chỗ khuất chỗ hiện bên trên những ngọn dạ hợp và những nóc nhà thành phố, im phăng phắc, dưới bầu trời bụi bậm, như nung trắng trong cái nóng tháng bảy hầm hập.

        — Tao là một người xô-viết, tao không bao giờ xin kẻ thù ân xá — Xviatôxlap nói, và chúng dẫn anh đi.

        — Tao là một phụ nữ xô-viết, tao không bao giờ xin kẻ thù ân xá — Valentin nói bằng một giọng lạnh lùng, đanh thép, lim dim đôi mắt trong suốt có đôi con ngươi nhỏ rắn rỏi, và chúng dẫn cô đi.

        — Tao là một người xô-viết, tao không bao giờ xin kẻ thù ân xả — Đrujinin nói nhỏ, nhưng dằn giọng mạnh đến nỗi lúm cằm anh trắng bệch ra, và chúng dẫn anh đi.

        Anh khập khiễng bước qua những hành lang trống trải, những câu thang vắng ngắt, run rẩy đôi vai rộng và làm kêu răng rắc đôi cổ tay xích chặt trong cái khóa mà chúng có thể mở cho anh bất cứ lúc nào, chỉ cần anh xin bút viết.

        Và hôm sau, chúng lại gọi họ lên, và bên trên dãy nóc nhà, họ lại trông thấy mặt biển nhẹ nhàng nhoà đi như muốn tránh mắt nhìn của họ, rồi tiêu tan dần ở phía chân trời, như cuộc sống của họ.

        Cuối cùng, chúng đem họ ra giết.

        Suốt cái tháng ghê gớm đó, bà Matriôna Têrenchiepna đã sống như trong một cơn mê sảng nặng nề. Những tin đồn rằng ngày nào bọn thầy cãi phát-xít cũng đến nhà giam thành phố của bọn Ghextapô để thuyết phục Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap làm đơn xin ân xả, và hứa hẹn trả lại tính mệnh và tự do cho họ, bằng cách này hay cách khác đã lan khắp thành phố và đến tai anh em du kích dưới hầm. Bà Matriôna Têrenchiepna không ăn không ngũ, và nếu có chập chờn được phút nào còn nặng nề hơn cả thực tại, thì dường như linh hồn con gái, con bé Valentin của bà, thâm nhập vào bà, và bà khao khát sống đến điên cuồng, say đắm, nhưng đồng thời bà lại cảm thấy cuộc sống đó vô nghĩa, không thể sống nổi, nên bà lại lịm đi. Nhưng ngay trong cơn lịm đó, một ảo ảnh kỳ dị vẫn theo đuổi bà, một ảo ảnh rất đáng sợ vì tính chất như thật của bao nhiêu chi tiết: bà là Valentin, bà đang bước trên lớp bóng cây như một tấm ren đen, nó từ mặt đường leo lên chân, lên đâu gối, lên ngực bà, lướt lên khuôn mặt lạnh toát như pha-lê của bà; bà ngậm giữa đôi môi khô khốc một cành dạ hợp trắng con ; cành dạ hợp rơi xuống, bà không giữ nó lại được; bà thấy điên cuồng khao khát sống, nhưng cái cảm giác không thể sống nổi cuộc sống ấy lại đốt cháy lòng bà, như những cục than hồng mà có lẽ bà đã nuốt phải; và cành dạ hợp rơi tuột xuống ngực bà, đóa hoa xinh xinh thơm ngát của cuộc sống mà người ta không thể giữ lại được...

        Pêchya ngủ và mơ thấy mình đang lội nước đến đầu gối, một thứ nước ghê tởm đến buồn nôn mặc dầu rất trong. Làn nước lặng tờ đó gây buồn nôn vì có những con cá to bơi, trông giống như cá chép, nhưng nhẵn hơn và nhờn hơn. Chúng có cái màu nhợt nhạt của thân thể người ta. Chúng có hai chân trước giống nòng nọc và nom như mù, đúng hơn là không có mắt. Chủng bò rất chậm trên lớp đả ở lòng nước, đờ đẫn, rất dễ bắt. Có thể bắt chúng ra khỏi nước, và chúng cứ đờ ra, như chết rồi. Chúng gây một cảm giác buồn nôn ngấm vào từng thớ óc. Đôi lúc, chúng kêu chít chít mặc dầu chúng đã chết rồi; hơn nữa tiếng chít chít ấy như tự nó tồn tại, không liên quan gì đến chúng cả. Tiếng chít chít ấy như có chân, bay trong không khí, chợt lướt nhẹ vào mặt Pêchya như một sợi mạng nhện dài và khô. Hàng trăm con vật nhỏ vô hình lướt qua gần chú cùng với tiếng chít chít ấy, làm chú rùng mình kinh hãi khỏ tả.

        Và Pêchya mơ thấy mình đã tỉnh dậy, đã giật mình ngồi nhổm lên ở trên giường. Những sinh vật vô hình vẫn tiếp tục chít chít và ngọ nguậy trên các vách đá, chạy lung tung trên giường, xông vào chú và cù cù vào đầu chú. Chú hiểu đó là chuột. Có thể tưởng như cả hang đầy những chuột. Chú kêu lên, nhưng cũng như mọi người kêu trong khi ngủ, chú không nghe tiếng mình kêu. Nhưng ngay lúc đó, chú nghe tiếng Valentin nói trong bóng tối, và điều đó chú thấy không có gì lạ cả. «Mẹ ơi! Dậy đi, mẹ! — Valentin kêu lên đâu đó, gần lắm — Dậy đi, mẹ! Dậy mà xem kìa!» Trong một góc có ảnh lửa đó quạch của một cái bật lửa. Pêchya trông thấy mấy con chuột đang chạy trên tường. Chúng hiện ra nhanh quá đến nỗi chú hầu như chẳng trông thấy chúng nữa, mà chỉ thoảng thấy những cái đuôi thon thon và thẳng đang rẽ biến mất.

        Hai bóng người, Valentin và Matriôna Têrenchiepna, cầm đuốc chạy trong đường hầm sâu hút.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #235 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2020, 01:21:25 pm »


        Pêchya, nhẹ nhàng và rất nhanh, nhanh hơn trong thực tế, không cảm thấy chân mình chạm đất, chạy theo hay đúng hơn bay theo hai người, và bỗng có cảm giác mình giẫm phải một con chuột to, nó kêu chí lên một tiếng và biến vào bóng tối. Dưới chân chú, bốn bề chuột chạy tán loạn. Những cái đuôi chuột lướt nhanh trên vách như có ai cầm bút chì than vót nhọn vẽ loang loáng đây đó, những nét bút vừa vẽ đã biến mất ngay.

        Bên cái hang, chỗ bố trí bếp và kê cái chạn, bà Matriôna Têrenchiepna đứng, trùm chiếc khăn san len rất đen chưa thấy bà trùm bao giờ, tay cầm một cây đuốc giơ lên. Cày đuốc đảo dữ quả đến nỗi ngọn lửa nhỏ của nó chỉ chực tắt. Và cày đuốc lại mang hình một quả cầu nhỏ. Valentin đứng nép vào bà Matriôna Têrenchiepna, cả cô cũng trùm khăn len đen, và Pêchya thấy cô run bần bật từ đầu đến chân, mặc dầu nét mặt cô lặng ngắt và đôi mắt mở không có một chút thần nào.

        Pêchya nhìn vào bên trong hang và thấy một cảnh không thể ngờ được, ghê tởm quá, vượt mọi sức tưởng tượng. Hàng trăm hàng nghìn con chuột lúc nhúc trong hang. Chúng chạy khắp đầu vách cuối vách, bò qua các vòm đá, phủ xuống nền hang một lớp lầy nhầy xám xịt và di động. Hòm, bao, hộp, tất cả đầy dẫy những chuột đến mức tuyệt không còn trông thấy gì dưới những chùm xám xịt những con vật lúc nhúc vừa ngã, vừa bò kia. Tiếng chí chóe đinh tai nhức óc ấy và cái cảnh nhốn nháo đáng buồn nôn ấy làm Pêchya phát điên lên được và một mùi hôi thối của rác rưởi, nồng nặc làm mụ mẫm cả người, thấm vào óc chú như một thứ thuốc độc.

        Những mảnh giấy báo và mùn cưa chuột gậm, những mẩu bao tải chất đống lẫn lộn với những cục cứt chuột nhỏ xiu. Và Valentin vẫn nhìn thẳng trước mặt, đăm đăm và thản nhiên, với đôi mắt nhìn mà không trông thấy gì, tay túm lấy váy, hai chân giẫm bét những con chuột và hét bằng một giọng nghe đến rợn tóc gáy: « Đánh chúng nó đi chứ! Diệt chúng nó đi chứ! Các đồng chí còn nhìn gì, tôi không hiểu! » và những giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt lạnh như đá của cô. Pêchya hãi hùng quá, cắm đầu chạy trong đường hầm, nhưng giờ đây không phải một đường hầm nữa, mà là cài hành lang quen thuộc của nhà trường chú, vắng ngắt, kỳ dị, âm vang, với các lớp học đóng kín trong đó đương âm thầm diễn ra một chuyện gì không tốt lành và rất nguy hiểm. Pêchya chạy, bước xuống và leo lên những cầu thang gác nhà trường, lạc trên các tầng gác, không tìm thấy lối ra nữa và lại rơi vào cái hành lang vắng ngắt; bây giờ chú không chạy nữa, mà bay, lướt qua trước những lớp học đóng kín trong đó đang diễn ra một chuyện gì kinh khủng, không tốt lành ; chú cảm thấy sau lưng chú, các cánh cửa lớp lần lượt hé ra, lén lút có một sức mạnh đen tối, tàn nhẫn nào đó đang theo sát gót chú, lặng lẽ; luôn luôn đâu đó, phía đằng kia, vang lên tiếng kêu thất thanh, lo sợ của Matriôna Têrenchiepna và có những cánh tay dài sờ vào vai chú, nếu chú quay lại, chú sẽ bị nguy ngay.

        Chú giãy giụa tuyệt vọng, toàn thân vùng lên để thoát khỏi cơn mê, cố xé toang giấc ngủ và tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa.

        Trong « góc đỏ » le lói một ánh đèn; trong đường hầm, những bóng người cử động; có những tiếng người nói nhỏ và trong đó, nổi lên rất rõ tiếng thì thào nức nở của Matriôna Têrenchiepna bỗng dưng chuyển thành một tiếng thét xé ruột xé gan. Trong bóng tối va đầu vào mỏm đá, Pêchya chạy vội đến «góc đỏ » và thấy Matriôna Têrenchiepna đang phủ phục, ngực áp xuống bàn đá, hai khuỷu tay gập lại, giật giật, y như bà định bò trốn vậy. Bà khóc, toàn bộ tấm thân nhỏ nhắn khô đét run lẩy bẩy. Liđya Ivanôpna, mặc chiếc áo bông đen đang đứng cúi xuống bên bà, nắm chặt hai cánh tay bà, nói nhanh và âu yếm một câu gì, trên khuôn mặt sưng húp chan hòa những giọt nước mắt lanh dưới ánh đèn bão.

        Bác Xiniskin-Jêleznư, râu tóc bờm xờm, chân đi ủng dạ, hết đi ngang lại đi dọc trong hang, quay phắt lại và mỗi lần như thế lại cúi xuống để khỏi va đầu vào trần đá. Secnôivanenkô vẫn ngồi trước bàn, ở chỗ quen thuộc của ông, bẻ gãy chiếc bút chì cầm trong tay, và nhìn đăm đăm trước mặt qua đôi mắt kính, không nhúc nhích. Piôt Vaxiliêvich đứng tựa vào cái tủ sắt, mặt đanh lại, gân guốc, như tạc bằng đá; ông đứng im như tượng, chỉ có mấy ngón tay lần nhanh trên chiếc dây đeo chéo trước ngực.

        Qua lớp sương mù che phủ mắt mình, Pêchya còn thoáng thấy nhiều khuôn mặt nữa: Raitxa Lvôpna, Xtrenbixki, Liôna Ximban, và tất cả những khuôn mặt ấy đều thẫn thờ, đanh lại và gàn guốc như tạc bằng đá, hệt như mặt bố chú vậy.

        Các chiến sĩ của đơn vị Đrujinin lần lượt cúi bước qua cửa, tiến vào « góc đỏ », và lẳng lặng dừng lại dọc tường. Dưới ánh đèn dầu, súng ống của họ ánh lên mờ ảo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #236 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2020, 01:23:57 pm »

       
53

        Pêchya rón rén đến bên bố, toàn thân run lẳy bầy. Chú không còn sức để nói lên một tiếng nào nữa. Chú chỉ còn biết nhìn vào mắt bố, để dò hỏi. Không nhìn con, Piôt Vaxiliêvich lim dim mắt và khẽ hất hàm. Pêchya hiểu ngay. Bố chú hất hàm chỉ cho chú tờ báo đặt trước mặt Secnôivanenkô, dưới cái đèn. Pêchya tiến lên và, rùng mình một cái, đưa mắt nhìn lướt tờ báo. Chú thấy một đoạn đóng khung bằng bút chì đó, và cái đề mục :« Tại tòa án quân sự Ôđetxa ». Bên dưới, vài chữ nữa nhỏ li ti, không đọc nổi, ở giữa mấy chữ in đậm :« đã kết án » rồi ba chữ chọc vào tim như một phát súng : «Đrujinln, Pêrêpêlitxkaia, Macsenkô». Và bên dưới những chữ đó còn có nhiêu chữ nữa, những chữ không thể tin được, không thể có được, không thể vớt lại được :« Bản án đã được thi hành ».

        « Trung úy Batsây báo cáo Chấm Sáng hôm qua đại úy Đrujinin nữ bảo vụ viên giúp việc Valentin Pêrêpêlitxkaia và chiến sĩ Hồng quân đoàn viên Kômxômôn Xviattôxlap Macsenkô đã hy sinh anh dũng trước mũi súng quân xâm lược để hèn Chấm Chúng hứa cho họ sống và tự do nếu họ ký giấy xin ân xá Chấm Suốt một tháng bọn thầy cãi phát-xit từ Bucaret đến đã thuyết phục họ kỹ giấy xin nhà vua ân xá nhưng vô hiệu quả Chấm Đáp lại mọi lời thuyết phục và hứa hẹn của chúng ba người yêu nước xô-viết đêu chỉ nói một điều Hai chấm Chúng tao người xô-viết song trên đất nước xô-viết chúng tao chỉ thừa nhận chính quyền xô-viết và không bao giờ xin kẻ thù ân xả Chấm Lời đối đáp quật cường của những người bôn-sê-vích yêu nước đã lập tức đến tai nhân dân thành phỗ bất khuất đã dấy lên một lần sóng yêu nước đã củng cố lòng tin vào thắng lợi mau chóng của công cuộc kháng chiến chống phát-xít vào việc quân xâm lược sắp phải đền tội và bị tống cổ hoàn toàn ra khỏi biên giới đất nước xô-viết thần thảnh Chấm Tên tuổi Đrujinin đã trở thành một ngọn cờ Chấm Phong trào du kích nội ngoại thành phát triển rộng càng ngày càng có nhiều người tham gia chiến đấu bí mật Chấm Đi đôi với thắng lợi quyết định của Hồng quân ở mặt trận Orlôp Kuôcxk nhận thấy trong hàng ngũ ngụy quyền Rumani hoang mang cực độ tư tưởng thất bại phổ biến rộng rãi Chấm Đồng thời càng ngày càng có nhiều lính Rumani đào ngũ một số trong bọn tìm cách liên lạc với anh em du kích và chạy sang xin tham gia chiến đấu chống phát-xít Chấm Tuyên truyền Đức tìm mọi cách che giấu thắng lợi của Hồng quân nhưng tin tức thất bại thảm hại của phát-xít Đức vẫn lọt vào thành phố Chấm có nhiều trường hợp bọn buôn tiền bọn tư bản công nghiệp và bọn kiếm chác lợi nhuận khác vội vã rời Ôđetxa về Rumani và Đức Chấm Chuột đang bỏ chạy khỏi chiếc tàu đang đắm Chấm Giá chợ đen của đồng mác tụt hẳn xuống ở chợ đã thấy bắt đầu thông dụng tiền xô-viết Chấm Bản mật mã và danh sách nhân viên của Đrujinin vẫn lưu ở chỗ cũ Chấm « Chờ lệnh ».

        Hôm sau, vào giờ quy định, họ nhận được bức công điện sau đáy của Mạc-tư-khoa:

        «Gửi đại úy Batsây Chấm Chúng tôi đau xót nhận được tin về cái chết anh hùng của người chiến sĩ xô- viết yêu nước dũng cảm Đrujinin cùng các bạn chiến đấu quang vinh đã hy sinh không sờn cho chính quyền xô-viết cho sự nghiệp vĩ đại của Lênin Chấm Đồng chí được cử lên thay Đrujinin cho tới khi có lệnh mới. Chấm Về tin tức cần báo cáo về những cuộc chuyển quân sau lưng địch về hướng chuyển quân phiên hiệu các trung đoàn sư đoàn tinh thần binh lính Đức tên tuổi những bọn chỉ huy càng nhiều càng tốt cách bố tri các mục tiêu quân sự nhất là các trận địa cao xạ pháo Chấm Liên lạc vô tuyến điện với chúng tôi vẫn theo giờ cũ Chấm Chúng tôi ra lệnh cho đơn vị Đrujinin chuyển sang dưới quyền chỉ huy của Tulyakôp chuẩn bị để khi cần thì di chuyển sang khu rừng Gôlôvaniêvô nhập với các đội du kích đang hoạt động ở đấy để cùng tô chức những cuộc đánh phá ồ ạt các đường giao thông địch ở khu Vinitxa - Tiraxpôn Chấm Đồng chí hãy nhân danh bộ tham mưu du kích Ukren chuyển cho Secnôivanenkô lệnh kiểm tra tình hình chuẩn bị chiến đấu của tất cả những người bôn-sê-vích trong Đảng cũng như ngoài Đảng đã ghi tên ở khu ủy Chấm Đồng chí ấy cần đặc biệt chú ý công tác vận động binh lính Rumani muốn rời hàng ngũ gia nhập du kích Chấm Cần phải tạo nên một bầu không khí tin cậy hữu ái và đoàn kết cách mạng Cần phát động những người lao động Rumani chống lại bọn lãnh chúa phát-xít và nếu cần thì tiếp nhận họ xuống hầm mộ Chấm Đang chờ đợi những thắng lợi mới của Hồng quàn và những bước rút lui mới của quân phát-xít Đức Chấm Hãy đưa những tin gây hoảng loạn trong hàng ngũ địch Chấm Chuẩn bị sẵn sàng chuyển sang những hình thức đấu tranh mới trong điều kiện Hồng quân tổng tấn công và giải phóng Ukren khỏi bàn tay bọn xâm lược phát-xít Đức Chấm Chuyển từ phá hoại sang bảo vệ các cơ sở công nghiệp trước nhất là bảo vệ bằng bất cứ giá nào bến tàu Ôđetxa và sửa sang lại để sử dụng Chấm Gia đình đồng chí đã được đưa đi tản cư ở Ufa Chấm Gần đây chị và các cháu đã trở về Mạc-tư-khoa nhà cửa của đồng chí còn nguyên tiền nong cho họ sẽ được giải quyết thuận lợi theo đồng chí đề nghị Chấm cả nhà đều khỏe Chấm Qua việc đề bạt đồng chí lên cấp đại úy chúng tôi muốn biểu thị lòng cám ơn đồng chí đã tích cực công tác chúc đồng chí thắng lợi và chờ đợi những tin tức quý báu của đồng chí mật mã vẫn dùng bản cũ liên lạc với Secnôivanenkô từ nay sẽ qua đòng chí».

        Bản công điện này Pêchya thay Valentin tiếp nhận. Cũng như đa số những chú bé trạc tuổi chú, có khiếu về kỹ thuật, chú đã học vần Morxơ rất nhanh.

        Tiện đây xin nói là không thể gọi Pêchya là chú bé được nữa. Năm nay chú đã mười lăm tuổi. Đó là một thiếu niên cao lớn, hơi gù, tóc dài hất ngược một cách chải chuốt. Giọng chú đã vỡ, bắt đầu thay đổi và nhiều lần chú đã gọi bố là « bố » chứ không phải «bố yêu » nữa.

        Pêchya ngồi nhận bức công điện, nghiêng mình trên chiếc va-li mây nhỏ của trung sĩ Vetxêlôpxki, ở mặt trong cái nắp, ngoài mâeu báo Sự thật vàng khè in bài « Đợi anh về », giờ đây còn dán thêu tấm ảnh nhỏ của Valentin mà bà Matriôna Têrenchiepna đã tìm thấy trong đống tư trang của cô và tặng lại cho Pêchya: một bức ảnh vuông vuông đã bạc với một nếp gấp trắng ở phía dưới. Và trong khi Pêchya tiếp nhận bức cỏng điện của Mạc-tư-khoa, như từ trong sương mù hiện ra, khuôn mặt trắng bệch của cô gái nhìn chú, với cái đuôi sam nhợt nhạt, đôi mắt trong suốt với hai hạt nhỏ rắn rỏi, đôi đồng tử, mà ngay trong ảnh cũng xanh trong như màu nho tươi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #237 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2020, 08:40:11 pm »


       
54

        Bảy tháng đã qua. Trong thời gian đó nhiều biến đồi đã xảy ra dưới hầm mộ Uxatôvô. Xiniskin-Jêleznư đã chết. Xèrafim Ivanôvich Tulyakôp đã đưa đơn vị tới rừng Gôlôvaniêvô bắt liên lạc với Hồng quân lúc này đã chuyển sang phản công.

        Xiniskin-Jêleznư đã chết đột ngột. Mùa thu 1943, lần thứ hai bác bị cơn sưng huyết phổi, nhưng không ốm lâu, và mọi người đều ngạc nhiên thấy bác lại bình phục ngay. Thực ra bác có yếu đi nhiều, đứng không vững, động đi là thở dốc và phải vịn vào vách. Nhưng bác kiên nghị lạ lùng và luôn luôn cảm thấy tinh thần bốc lên mãnh liệt, như trong một trạng thái bồn chồn phấn chấn. Tâm trạng đó mạnh hẳn lên đặc biệt sau khi quân Đức thất bại ở khu vực Orlôp — Kuôcxk và sau khi Hồng quân giải phóng Oren. Giờ thì đã rõ ràng quân Đức sẽ thua và thắng lợi cuối cùng chỉ còn là vấn đề lâu chóng mà thôi. Việc tống cổ quân thù ra khỏi biên giới Liên-xô đã bắt đầu.

        Do tình trạng sức khỏe, Xinixkin-Jêleznư không thể trực tiếp tham gia những hoạt động quân sự của du kích Uxatôvô. Nhưng không một phút nào bác ngồi rỗi. Bác tham gia tích cực vào việc nghiên cứu các kế hoạch tác chiến, đóng góp ý kiến, viết nhật ký tác chiến trong đó bác ghi tỷ mỷ và đầy đủ mọi quyết nghị của khu ủy và các báo cáo thực hiện, bác nhận những bản tin của Thông tấn xã Liên-xô, thảo truyền đơn, loanh quanh suốt ngày bên cái tủ tài liệu, xếp dọn những hồ sơ tài liệu cá nhân, những bản danh sách nhân viên, kiểm tra tài chính và viết những bản báo cáo nhỏ về chi tiêu mua thực phẩm và đạn được.

        Chính trong những ngày cuối cùng của đời bác, bảc đã đặc biệt chú ý lập danh sách những lính Rumani nhảy sang hàng ngũ quân du kích. Bác đã nảy ra ý kiến nên bắt đầu tổ chức những đơn vị chiến đấu du kích Rumani để đến giai đoạn quyết định, Hồng quân Liên- xô tấn công, họ có thể đánh thọc vào sau lưng bọn phát-xít.

        Nhiều lúc bác phải cố gắng lắm để mò tới cái hang xa xa, nơi đặt đài thu thanh của đồng chí Đrujinin quá cố ; bác ngồi xổm xuống trước chiếc va-li mây nhỏ, lắp ống nghe vào tai và vặn đài Mạc-tư-khoa, cố nghe cho được những tràng đại bác hàng ngày chào mừng những trận chiến thắng. Nghe những tràng đại bác đó đối với bác đã trở thành nhu cầu bức thiết. Trong bác đã phát sinh một trực giác đặt biệt, cái tài kỳ lạ để linh cảm trước những tràng đại bác đó, dường như bác đoán được trước. Bỗng dưng bác cảm thấy bồn chồn nóng ruột. Và cái bồn chồn đó ít khi sai. « Sắp có đại bác bắn chào đây », bác nói và vội vã lắp ống nghe, tìm đài Mạc-tư-khoa.

        Mắt nhắm và đôi môi xám ngoét hơi mỉm cười, bác lắng nghe câu mở đầu của đài Mạc-tư-khoa nhắc đi nhẳc lại kéo dài đến sõt ruột «Sưrôkci, xtrana maia rôtnaia...»1 Mỗi nốt nhạc reo lên nhè nhẹ như một quả cầu thủy tinh nhỏ, và những quả cầu thủy tinh nho nhỏ rắn chắc ấy nối tiếp nhau lăn đi, như nảy trên những bậc thềm đá hoa cương. Tiếp đến giọng người nói trước máy, đọc bản nhật lệnh với một nhiệt tình kín đáo, một say sưa rắn rỏi; và lát sau, vang lên tiếng nỗ rền của những tràng đại bác, từ xa lắm, mãi hàng nghìn cây số, bên trên cung điện Kremlanh tối sầm, làm không trung rung chuyển mãi những âm vang của một chiến thẳng mới.

        Khuôn mặt thiếu máu lặng ngắt của Xiniskin đỏ dần từng mảng sẫm, trán bác toát mồ hôi hột, bác bỏ ống nghe ra khỏi tai và cảm thấy lòng tràn trề hy vọng, như một người bệnh vừa được thở ô-xy; bác vội vã quay trở về « góc đỏ », tay run rẩy vịn vào vách đá đường hầm. Nếu dọc đường gặp ai bác dừng lại, túm lấy vai người đó bằng những ngón tay run run nhưng vẫn còn khỏe, đứng lặng một lát, hít mạnh, dồn sức lại, rồi với một nụ cười hạnh phúc khắc khổ làm rạng lên thật đẹp khuôn mặt già nua hốc hác nhưng rực hồng nhờ ánh lửa tù mù của cái bật lửa to tướng do tay bác làm lấy. Bác nói: « Kupianxk! », hoặc « Xtarư Oxkôn ! », hoặc « Pôntaya! », hay là « Khackôp! », rồi cúi rạp hẳn xuống, hấp tấp về « góc đỏ » để mau mau đánh giấu trên bản đồ vùng được giải phóng.

        Giờ đây, tấm bản đồ Liên-xô đã đầy vô số những vòng tròn và chi chít những mũi tên đen quanh co như từ Mạc-tư-khoa bay tỏa về hướng Tây, đâm thọc vào những phòng tuyến các đội quân phát-xít. Những vùng giải phóng bao la, gạch chéo những nét than to, từ tất cả các mặt tiến sâu qua chiến tuyến, tạo thành những bán đảo, " những vịnh ngày ngày thay đổi hình dạng trông thật sợ và nhích mãi về phía tây, không gì cưỡng lại được.

---------------------------
        1. «Bao la, tươi đẹp, Tổ quốc ta”-" Lời một bài hát, dùng làm nhạc hiệu của đài phát thanh Mạc-tư-khoa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #238 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2020, 08:41:32 pm »

       
55

        Chính ở chân tấm bản đồ ấy một hôm người ta đã thấy Xiniskin-Jêleznư. Bác nằm sóng soài trên một bãi máu đột ngột ộc từ trong miệng ra, mặt úp xuống đất, bàn tay xương xẫu trắng bệch còn cầm một mẩu than nhỏ giơ ra. Đôi mắt mở trừng trừng của bác đen sầm lại rất ghê sợ trên khuôn mặt đẹp và nhợt nhạt, và đôi môi tím bầm dưới hàng ria thưa vẫn nở một nụ cười kiêu hãnh.

        Và chẳng bao lâu sau, Xêrafim Ivanôvich Tulyakôp ra đi, lên rừng Gôlôvaniêvô. Anh phái đơn vị của mình đi trước, chia thành từng tốp nhỏ, rồi đến lượt chính bản thân anh lên đường.

        Secnôivanenkô đã tiễn chân anh đến quãng ngã ba đường. Đêm đó, một đêm tuyết tan, gió buốt thổi nhẹ. Một vành trăng sắc lạnh như đá treo trên thảo nguyên. Một vì sao lơ lửng trên nền trời đen tối, khoảng giữa vành trăng và chân trời, rung rinh và lấp lánh như một giọt lệ. Thảo nguyên vẫn thầm lặng như còn mùa đông chó sủa đâu đó trong làng, nhưng người ta đã cảm thấy xuân sang trong mùi hương lành lạnh của nước và của tuyết tan.

        — Thôi nhá, Xêrafim Ivanôvich, anh cứ hoạt động mạnh lên — Secnôivanenkô dừng lại, nói.

        — Tôi sẽ hoạt động mạnh — Tulyakôp đáp.

        — Mong rằng ta sẽ sớm gặp lại nhau.

        — Ừ, bây giờ thì không lâu nữa đâu.

        Họ im lặng. Secnôivanenkô cười.

        — Như anh bạn Liônya rất đáng kính của chúng ta thường nói, thằng Hitle đã bỏ chợ ra về rồi — Secnôivanenkô giỏng tai nghe — và còn cắm cổ ra về là khác.

        Bên phía đường sắt nghe có tiếng tàu chạy: một đoàn tàu xinh xịch đầu gần lắm, vẻ như đã sắp đến cảng Ôđetxa. Có tiếng một đoàn khác nghe không rõ, đâu đó phía sau, tận chân trời.

        Đôi lúc gió thoảng lại những tiếng còi văng vẳng của những đầu máy đang dồn toa. Cao trên bầu trời trăng sáng, máy bay bay qua, không ai trông thấy, và chẳng hiểu đó là máy bay vận tải Đức đang chuyển căn cứ từ đông sang tày hay máy bay phóng pháo ban đêm của ta đang bay đi ném bom hậu tuyến của quân Đức.

        Secnôivanenkô và Tulyakôp lắng nghe những tiếng động muôn vẻ đó, và nhìn nhau mỉm cười.

        — Phải, bây giờ thi chả lâu nữa đâu — Tulyakôp nhắc lại.

        — Vậy thì, hoạt động mạnh lên.

        Họ bắt tay nhau một lần nữa, nhưng vẫn không ai nhúc nhích một bước. Họ chẳng muốn rời nhau tý nào. Họ thừa biết chia tay nhau lần này sẽ không lâu, nhưng họ cũng biết chỉ gặp lại nhau trong những điều kiện khác hẳn sau khi giải phóng thành phố.

        Đày là giây phút cuối cùng của đoạn đời họ được cùng sống với nhau dưới đất. Hai năm ba tháng. Thế là ít hay nhiều? Đôi lúc, họ thấy như đã sống dưới đất lâu lắm. Nhưng giờ đây, lúc chia tay, cả hai đều nhớ đến cái ngày, cái buổi sáng cuối cùng khi rời khu ủy, họ đã dừng lại ở phố Duyên hải, gần khẩu đại bác, và đứng hồi lâu nhìn ra cảng, nơi các đơn vị quân đội xô-viết đang xuống tàu rút khỏi thành phố. Họ bỗng nhớ lại tất cả những ý nghĩ, những tình cảm của họ hồi ấy ; họ nhớ lại mặt bể buồn thảm và vừng mặt trời đỏ xạm nhô lên chốc lát giữa mặt bể và mây, và cái phố sáng chói lạ lùng rải rác lá ngô đồng vàng úa; họ nhớ đã xem đồng hồ và vặn chậm giờ lại, bụng thầm gửi về lời từ biệt thành phố quê hương. Tất cả những chuyện ấy sao xa xôi thế, đồng thời sao lại gần gũi thế, như mới xảy ra hôm qua thôi.

        Xêrafim Ivanôvich Tulyakôp bỏ mũ ra và ôm lấy Secnôivanenkô, nhìn chằm chằm vào khuôn mặt ông trong giây phút tạm biệt. Dưới ánh trăng khuya, trông nó tai tái, xanh nhợt, già đi nhiều. Bụi đá dưới hầm két vào những vết nhăn dưới mắt làm cho khuôn mặt có cái ánh mai mái, nhưng đôi mắt vẫn long lanh, trẻ trung, sôi nổi.

        Tulyakôp và Secnôivanenkô ôm hôn nhau.

        — Xêrafim Ivanôvich ạ, tôi ghen với anh đấy — Secnôivanenkô nói — Mình thật chưa ghen với ai bao giờ.

        Ông thở thật dài, có thể nói là vui vẻ, và nắm lấy Tulyakôp trong hai bàn tay nhỏ rắn chắc, lắc qua lắc lại như sắp đánh vật với anh.

        — Thì chính tôi cũng ghen với tôi—Tulyakôp nói một cách chất phác.

        Trên thảo nguyên, nhiều lần ánh đèn pin lóe lên.

        — Anh em ra hiệu gọi tôi đấy. Đi thôi.

        Tulyakôp sửa lại chiếc thắt lưng dưới tấm áo bông ngắn, đội mũ và bắt tay Secnôivanenkô một lần chót.

        — Bao giờ bắt liên lạc được với anh em nhảy dù của đồng chí Vaxili, anh nhớ cho liên lạc đên chỗ tôi ngay. Tôi nóng ruột chờ nhận tin tức, lệnh và các thứ khác... — Secnôivanenkô nói giọng tươi cười.

        — Rõ — Tulvakôp nghiêm chỉnh đáp, và cái bóng đen đen của anh bắt đầu xa dần đi về phía có ánh đèn pin nhấp nháy, tan dần trong ánh trăng rồi biến mất.

        Secnôivanenkô đứng theo dõi anh một lát, rồi nháy đèn báo hiệu cho tốp bảo vệ biết là mình trở lại, và lững thững quay về cửa hầm, nơi Xviriđôp đang ngồi trên mấy hòn đá chờ và kín đáo giấu thuốc vào cánh tay áo hút.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #239 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2020, 08:42:19 pm »

 
56

        Trước khi đến « góc đỏ », Secnôivanenkô dạo qua một lượt cái dinh cơ ngầm dưới đất của mình, chiếu đèn soi vào những hang đá trống không mà mới đây các phân đội của Tulyakôp và Đrujinin còn đóng. Trên những tấm giường đá còn một chiếc cà-men lính, ám khói, với một ít cặn canh, và cũng còn vứt lay lắt mẩy chiếc mặt nạ phòng độc cũ kỹ, một cái đèn đêm vỡ, một chiếc thìa gỗ gặm vẹt, những vết tích của ,một cuộc sống còn mới mẻ. Nhưng tất cả những vật ấy đều đã phủ một lớp bụi và Secnôivanenkô cảm thấy sâu sắc đặc biệt là thực ra thời gian trôi nhanh như thế nào và trong những ngày vừa qua tình hình đã biến đổi lớn như thế nào : « Phải, từ bây giờ thì nhanh thôi », ông nghĩ bụng như vậy.

        Trên tường, bọc trong chiếc túi xám, lủng lẳng cây đàn măng-đô-lin của Tarax Xêrêđa bỏ lại. Secnôivanenkô nhớ lại đêm tất niên đầu tiên dưới hầm mộ, ông nhớ đến Valentin, đến Xviatôxlap, đến Xecgây Xecgâyêvich, đến Xiniskin, đến trung sĩ Vetxêlôpxki, đến Đrujinin... Ông mường tượng thấy họ rõ rệt từng nét đang cử động, đang nói... Và đây có lẽ lần đầu tiên ông cảm thấy đau xót quá trước cái tổn thất không gì vớt lại được, đối với những con người cao quý, kiên cường đã ra đi mãi mãi, những người lẽ ra còn có thể sống lâu biết bao và huy hoàng biết bao, đến nỗi ông ngồi xuống tấm giường đá và khóc.

        Ông ngồi khóc một mình, trong bóng tối, nước mắt cứ tuôn trào xuống má, và ông cũng chẳng lau. Ông khóc, và mường tượng thấy cảnh đêm trăng, thảo nguyên, bóng đen những chiến sĩ du kích của Tulyakôp đang thận trọng nối gót nhau đi trên tuyết tiến về phương bắc, tiến mãi về phương bắc, tới rừng Gôlôvaniêvô, bắt liên lạc với các đơn vị tiền vệ của Hồng quân. Và rất cao trên nền trời trăng sáng, những chiếc máy bay không ai trông thấy bay ầm ì, bên dưới máy bay những cánh dù mở ra, gió đêm nhè nhẹ thổi chúng lơ lửng trên thảo nguyên lấp lánh ánh lân tinh, rồi cái nọ tiếp cái kia, chúng hạ xuống nhịp nhàng, chạm đất, nẩy lên, căng phòng thành như những vòm trong suốt, xẹp xuống, và khắp các ngả những bóng đen các chiến sĩ nhảy dù xô-viết chạy trong ánh trăng, về phía khu rừng trên có chiếc pháo sáng do Xêraỉim Ivanôvich Tulyakôp bắn đang rung rinh như một ngôi sao xanh nhỏ.

        Đầu tháng ba 1944, Piôt Vaxiliêvich gửi lên Mạc-tư-khoa bức điện sau đây :

        «Đại úy Batsây báo cáo Thi hành lệnh của trung tâm du kích do các đồng chí truyền đạt đã tiến hành sát nhập các phân đội du kích với các đội hành động các khu của thành phố thành một phân đội thống nhất dưới quyền chỉ huy của đồng chí Vaxili đội trưởng đội quân nhảy dù Mặt trận thứ tư Ukren Chấm Sát thành phố đã tìm thấy những cửa cũ sập nát của hầm mộ Krivaia Banka ở đó hiện nay có bộ chỉ huy phản đội thông nhất của đồng chí Vaxili đóng. Sau khi được căn cứ tiếp tế súng đạn đã bắt đầu có hàng nghìn nhân dân cũng kéo xuống hầm với các đơn vị chiến đấu để tránh phát-xít khủng bố cướp phá và hành hạ Chấm Hầm mộ Krivaia Banka là một nơi trú rất tốt Chấm Số dân xuông hầm mộ ngày càng tăng Chấm Đang tiến hành mở rộng diện tích dưới đất của hầm mộ và sửa sang để có thể tiếp đón được nhân dân khu công nhân thuộc các khu phố Pêrexip Xlôbôtka Vôrôsilôpxki và cả những lính Rumani và Tiệp chạy sang hàng ngũ ta Chấm Tình hình trong thành phố rất căng thẳng bọn Đức đã gạt bọn Rumani ra khỏi chính quyền và trực tiếp nằm lầy quyền hành Chấm Chúng cố đưa sang Đức tất cả những người dân nào có sức lao động và chuẩn bị tiêu diệt về thể xác tất cả những người còn lại Chấm Trong hàng chục bản kêu gọi bọn chính quyền chiếm đóng tuyên bố Ôđetxa ở xa mặt trận và kêu gọi không nên tin vào những lời đồn đại Chấm Truyền đơn của chủng tôi xuất hiện rất nhiều trên các tường báo tin những thất bại của giặc Đức và ngay giải phóng Ôđetxa sắp tới Chấm Hồng quân sắp về câu ấy vang lên khắp nơi như một ám hiệu Chấm Các bản tin của Thông tấn xã Liên-xô xuất hiện hàng ngày đều đặn như một tờ báo Chấm Bọn chính quyền chiếm đóng rất hoang mang Chấm Tên chỉ huy Đức ở Ôđetxa vừa công bố một bản mệnh lệnh do hắn ký tôi xin nêu ra hai điểm nguyên văn như sau Chấm Gần đây những vụ thường dân tấn công vào những người thuộc quân đội Đức và đồng minh đã tăng lên do đó cấm mọi người dân thường rời khỏi nơi cư trú các cửa sổ đều phải đóng cửa lớn cũng vậy nhưng không được khóa Chấm Kẻ nào vi phạm lệnh này ra phố hoặc ló đầu ra cửa sổ hoặc đứng ở cửa lớn sẽ bị bắn không cần cảnh cáo Chấm Nhưng tên chỉ huy quân sự Ôđetxa dĩ nhiên không hình dung được những người mà hẳn gọi là thường dân Ôđetxa Chấm Những người bôn- sê-vich trong Đảng và ngoài Đảng hoạt động bí mật những du kích chiến đấu vì nhân dân đang quật cho quân thù những đòn bất ngờ từ tứ phía Chấm Lúc đầu mới vài chục hiện nay hàng trăm mai đây hàng nghìn và hàng vạn tất cả mọi người xô-viết đều chiến đấu ở sau lưng địch Chấm Ở thành phố đã bắt đầu tình trạng hoang mang dao động rất nhiều đơn vị hậu vệ của quân Đức đã tháo chạy Chấm Bộ tư lệnh tập đoàn quân « Nam » từ phía đông đã đến đóng tại khách sạn Lữ Hành ở ngã tư phố Bibat và Prêôbrajenxkaia do đó một đoạn phố Prêòbrajenxkaia bị ngăn lại Chấm Đi lại phải rẽ lối khác vòng qua quảng trường Nhà thờ lớn Chấm Tôi vẫn ở dưới hàm mộ Uxatôvô như trước Chấm Secnôivanenkô yêu cầu chỉ thị đồng chí ấy phải ở lại Uxatôvô hay di chuyển căn cứ đến hầm mộ Krivaia Banka gần thành phố hơn Chấm Tôi đợi lệnh của đồng chí vào giờ thường lệ và mật mã thường lệ Chấm Kính chào — đại úy Batsây »
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM