Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:22:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14980 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #220 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2020, 08:08:39 am »


       
44

        Kôletnisuc là người sau cùng đã trông thấy Xviatôxlap hôm giật mìn ở cây số mười bốn xong, họ cùng nhau đi ra tỉnh. Sau khi vượt qua yên ổn vòng vây quân Rumani, họ đã cùng nhau chạy tiếp một thôi nữa về phía thành phố bằng con đường dưới của Hatji-Bây, mạn thành phố, cho tới tận chỗ cầu chui. Đến đấy, Kôletnisuc đã rẽ phải, đi về phía vườn quận công, còn Xviatôxlap thì ngoặt trái đi về Pêrexip, ở đó có mẹ anh sống đơn độc trong một căn nhà nhỏ, nếu cần anh có thế dễ dàng lánh ở đó ít lâu. Hơn nữa, cũng như mọi người tham gia trận đánh, Xviatôxlap đã được phố biến mật hiệu và địa chỉ của trạm liên lạc mà một nhân viên của Đrujinin đặt ở phố Tướng Côblây, dưới bề ngoài một hiệu giày. Vạn bất đắc dĩ, anh có thể vào trạm ấy ở nhờ ít lâu. Như vậy, có đầy đủ mọi lý do để hy vọng là Xviatôxlap bằng cách này hay cách khác sẽ trở về trong ngày một ngày hai. Nhưng thời gian cứ trôi qua và Xviatôxlap vẫn không về. Chỉ còn cách cho rằng suốt thời gian ấy anh đã ở lại nhà mẹ. Có thể như thế lắm, vì sau khi mìn nổ ở cây số mười bốn, bọn Xiguranta và bọn cảnh vệ lê dương lại hoành hành dữ, nhất là ở vùng ngoại vi và tại những khu vực chúng cho là có cửa đường hầm.

        Thiếu mất trung sĩ Vetxêlôpxki. Đrujinin rất bấn. Anh phải làm việc thay cho hai, một mình dịch mật mã, một mình đánh điện cho Mạc-tư-khoa, nhận chỉ thị của Mạc- tư-khoa và dịch mật mã của những chỉ thị ấy. Thật khó khăn hết sức. Thấy vậy, Valentin đến giúp anh. Cô mới theo học một lớp kỹ thuật vô tuyến của Xviatôxlap. Cô thuộc ký hiệu Morxơ, chỉ còn phải học cách đánh điện mà thôi.

        Cô học rất nhanh và đã bắt đầu làm việc được một mình, không cần Đrujinin giúp đỡ. Chiếc va-li nhỏ bằng mây của liệt sĩ Misa bây giờ chuyển sang tay Valentin, và mỗi khi đến giờ Đrujinin phải « bay vào vũ trụ » thì Valentin và anh, cả hai người lại đi theo các đường hành lang ngầm, tới cái đoạn xa nhất của hầm đá Uxatôvô. Ở đó, có một khe hổng chỉ mình họ biết. Valentin thò cái cột dây trời ra ngoài qua lỗ hổng ấy, mở va-li ra và mím chặt đôi môi mỏng lại, mắc ống nghe lên tai. Mặt trong nắp va-li dán mầu bảo có bài « Đợi anh về ».

        ... Quanh tấm bàn đá ngồi xúm xít tất cả những anh em rỗi rãi không có nhiệm vụ. Valentin tựa chiếc vai gày lên tủ, đọc cho họ chép bản nhật lệnh của Xtalin đài vừa thu được. Cần phải gấp rút sao bản nhật lệnh đó thành thật nhiều bản phân phát ngay cho nhân dân. Anh em đã lấy tất cả chỗ giấy dự trữ ra, rọc nhỏ cho dễ dán và ngồi chép theo Valentin đọc, người bằng bút mực, người bẵng bút chì tím, viết trên giấy đã thấm ẩm trước. Liđya Ivanôpna đánh máy với giấy than xấu, mỗi lần được năm bản.

        — « Nhật lệnh của Tư lệnh tối cao — Valentin đọc, giọng nghiêm trang rành mạch, thỉnh thoảng ngừng lại một tý ở chỗ chấm phẩy, và liếm đôi môi khô, mẩn lên vi sốt, —... ngày 23 tháng hai năm 1943, số 95, Mạc-tư-khoa.»

        Cây đèn bão chỉ soi sáng nửa trên cái trán cao mịn màng của Valentin; nửa dưới mặt phủ một màn tối hơi ảnh lên đôi mắt trong, tinh anh.

        — « Hỡi các chiên sĩ Hồng quân và Hạm đội đỏ, các đồng chí cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị, các đồng chí  nam nữ dân quân du kích!... »

        Đọc đến câu « nam nữ dân quân du kích », giọng cô bỗng dưng hoàn toàn là giọng một thanh nữ, run run và vang lên một niềm tự hào sâu sắc. Cô lắc lắc đầu, hai bím tóc tết sau gáy đung đưa, lọt ra ngoài sáng và cây đèn làm ánh lên những ánh vàng. Phải! Nam nữ dân quân du kích. Chính họ là nam nữ dân quân du kích.

        — « Hôm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 25 ngày Hồng quân ra đời.

        Một phần tư thế kỷ đã qua kể từ ngày thành lập Hồng quân. Hồng quân thành lập ra để chiến đấu chống bọn xâm lược nước ngoài hồi ấy âm mưu nô địch tổ quốc ta. Ngày 23 tháng hai năm 1918, ngày mà các đơn vị Hồng quân đã tiêu diệt đội quân xâm lược Đức ở Pexkôp và Nacva, đã được tuyên bố là ngày Hồng quân ra đời.

        Từ 1918 đến 1921, Hồng quân chiến đấu chống bọn xâm lược nước ngoài, đã bảo vệ được danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc xô-viết chúng ta. Hồng quân đã bảo vệ được quyền của các dân tộc nước ta xây dựng cuộc sống của mình đúng như Lênin vĩ đại dã dạy...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #221 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2020, 06:55:13 am »


        Valentin lấy một hơi dài và lại lắc lắc đầu. Cúi rạp người xuống bàn, mọi người chép gấp, cố viết càng rõ càng tốt, và càng sít càng tốt đè làm sao chép gọn được trên một phần tư trang giấy quý báu.

        — « Hồng quân kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập của mình đúng vào lúc cuộc Chiến tranh vệ quốc chống bọn Đức Hitle và bọn tay sai Ý, Hung, Rumani và Phần- lan của chúng, đang bước vào một giai đoạn quyết định.

        Hai mươi tháng đã trôi qua kể từ ngày Hồng quân tiến hành cuộc chiến đấu anh hùng có một không hai trong lịch sử, chống bầy quân Đức phát-xít. Do không có một mặt trận thứ hai ở châu Âu, Hồng quân đã một mình gánh vác toàn bộ cuộc chiến tranh. Mặc dầu vậy, Hồng quân không những đã chặn đứng được các bầy quân phát-xít Đức, mà trong quả trình phát triển của chiến tranh, Hồng quân còn trở thành một mối đe dọa đối với các đạo quân Đức. »

        — «... mối đe dọa đối với các đạo quân Đức — Xiniskin cao tiếng, nhắc lại. Bác lau cái trán gầy giơ xương, thở khó nhọc. Bác nhắm mắt lại... Một quầng màu tro phủ lên đôi mi mắt lồi nhăn nheo của bác.

        Máy chữ keng lên một tiếng báo hiệu hẽt dòng, và Liđya Ivanôpna kéo trục trở lại, giơ ngón tay hồng hồng trên hàng chữ, sửa soạn đánh tiếp...

        « ... một mối đe dọa đối với các đạo quân Đức», Piôt Vaxiliêvich viết bằng kiểu chữ li ti, nhưng rất dễ đọc mà ông đã thừa hưởng của ông cụ thân sinh, và đưa mắt theo dõi Pêchya của ông. Pêchya giờ đây trông chẳng còn vẻ gì là trẻ con nữa, đang đặt hai khuỷu tay lên bàn, dùng bút chì tím viết kiểu chữ in trên giấy đã thấm ẩm: « ... một mối đe dọa đối với các đạo quân Đức. »

        Batsây quen nếp, theo dõi Pêchya đề phòng chú viết sai. Nhưng Pêchya chép đúng từng ly, không sót một dấu phẩy.

        Bỗng, một bàn tay ai khẽ sờ vai Piôt Vaxiliêvich. Ông quay lại và thấy Đrujinin đến sau lưng ông lúc nào không ai biết.

        Đrujinin đã biến đâu mấy hôm. Chắc hẳn anh vào thành phố. Nói chung anh vắng mặt luồn, nhất là dạo gần đây. Chỉ mình anh được quyền muốn ra ngoài đường hầm lúc nào thì ra, tự mình quyết định, không càn phải có phép đặc biệt của ban lãnh đạo. Đó là quyền ưu tiên của anh, quyền ưu tiên của một người phải thi hành những nhiệm vụ đặc biệt do Mạc-tư-khoa giao thẳng.

        Đrujinin tắt cây đèn đang cầm ở tay và ra hiệu cho Batsây đi ra. Batsây đặt bút xuống và rón rén bước theo Đrujinin. Việc này chỉ có mình Valentin để ý thấy. Cô vừa đọc tiếp vừa nhìn theo Đrujinin, e ngại và dò hỏi. Đèn chỉ sáng lờ mờ, nhưng vẫn có thể thấy cô tái hẳn đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #222 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2020, 06:56:32 am »


       
45

        — Cậu ấy vào tù rồi! — Đrujinin nói khi hai người bước ra ngoài và đứng một mình với nhau.

        Batsây hiểu ngay Đrujinin định nói ai. Tất nhiên là Xviatôxlap. Cho tới lúc này, Đrujinin chưa bao giờ nói với Batsây về Xviatôxlap, và tưởng như anh chẳng hề nghĩ về chuyện đó. Nhưng Batsây thừa biết tính Đrnjinin nên hiểu cái im lặng ấy nghĩa thế nào. Anh ngậm tăm, nhưng vẫn hành động. Piôt Vaxiliêvich cảm thấy rằng số phận của Xviatôxlap làm Đrujinin hết sức lo lắng.

        — Chuyện ấy có thể dự kiến thấy, — Piôt Vaxiliêvich nói. — Cho đến bây giờ mà cậu ấy không về thì có nghĩa là một trong hai khả năng: hy sinh hoặc bị bắt.

        — Thì tôi bảo anh là cậu ấy ngồi tù rồi mà — Đrujinin bực mình nói. — Gần đây, có một anh em ta ở tù ra. Anh ta đã nhìn thấy Xviatôxlap Macsenkô, trong giờ tù nhân đi dạo, qua cửa số trại 3. Hẳn anh biết cách bố trí của nhà tù Ôđetxa phải không?

        — Có, thời tôi, trong trại 3 có những người bị giam kín và có xà-lim tử hình.

        — Bây giờ cũng vẫn thế.

        — Gay đấy... — Batsây nói — Nếu cậu ấy bị bắt đêm hôm ấy, vũ khí trong tay...

        — Cậu ấy không bị bắt đêm hôm ấy, vũ khí trong tay — Đrujinin nói rất nhanh.

        Tất nhiên Đrujinin còn biết chuyện khác nữa nhưng không nói ra. Anh im lặng một lát như chờ Piôt Vaxiliêvich nói. Batsây cảm thấy lo âu, một cái gì nặng trĩu khó tả và quái dị, một linh cảm đen tối về một tai họa đang tới gần.

        — Tôi đã đến nhà bà cụ cậu ấy ở Pêrexip, — Đrujinin đột ngột nói, vẫn rất nhanh như thế. — Đêm hôm ấy, bốn giờ sáng cậu ấy có về gõ cửa sổ bà cụ, bà cụ đã mở cửa cho cậu ấy vào. Cậu ấy chẳng sao cả, khỏe mạnh không bị thương. Bà cụ đã cất giấu cậu ấy bốn ngày ; sớm hôm thứ năm, cậu ấy ra đi. Bà cụ cậu ấy hay lắm, cái gì cũng hiểu, nhưng ít nói. Tôi quý những người như vậy. Và tôi cũng hiểu là cậu ấy đã vào thành phố, chứ không ra thảo nguyên. Mọi lối ra vào đường hầm trên thảo nguyên đã bị lính và cảnh binh chặn hết rồi. Điều ấy, cậu ấy không thể không biết. Cậu ta đã vào thành, đến trạm liên lạc, chuyện ấy rõ như ban ngày.

        — Có thê cậu ấy bị bắt dọc đường, — Batsây nói.

        — Cứ giả dụ thế. Nhưng có thể kết tội cậu ta về gì được? Một thanh niên khả nghi, giấy tờ không có, được, một Hồng quân cũ, được, thế là một tay đào ngũ. Nhưng theo quan điểm của chúng, như thế lại là tốt... chỉ có điều là chưa kịp đến đăng ký ở sở cảnh sát. Thế thôi. Chỉ đến bị phạt cỏ-vê, phạt vạ, hoặc cùng lắm là trại tập trung, không hơn. Đúng thế không?

        — Đúng thế.

        — Như vậy, tại sao lại bị giam kin trong xà-lim? Anh có biết chúng thường giam ai trong xà-lim không? Chỉ những phạm nhân của Tòa án quân sự và của bọn Ghextapô chuyên theo dõi du kích và những tổ chức bí mật của ta thôi. Cậu ấy chỉ có thể bị giam kín trong xà-lim, trong trường hợp bị bắt ở trạm liên lạc. Tôi đã đến phố Tướng Côblây. Anđrâysep khẳng định không có ai đến chỗ hắn hôm ấy cả.

        — Thế tức là cậu ấy không đến đấy, — Batsây nói, trong lòng càng nặng trĩu hơn. — Xem ra thì cậu ấy không đến đấy đâu.

        Từ « văn phòng » đồng chí bí thư, vang tới tiếng Valentin đọc bản nhật lệnh, và tiếng máy chữ lách cách giậm giật.

        — « Ba tháng nay, Hồng quân đã bắt đầu mở cuộc tấn công ở vùng ngoại vi Xtalingrat. Từ đó, quyền chủ động trên chiến trường thuộc về chúng ta, tốc độ và sức tiến công của Hồng quân vẫn giữ vững... »

        Batsây tập trung tinh thần lại, muốn thật khách quan và không rơi vào những nghi ngờ vô căn cứ.

        — Xem ra thì — Cuối cùng ông nói — Anđrâysep công tác không đến nỗi kém. Chẳng vấp váp lần nào.

        — Đúng, — Đrujinin nói — Nhưng anh có nhớ mấy lần vấp trong tháng tám không? Kết thất bại này đến thất bại khác. Nhưng cửa hàng thợ giày của Anđrâysep ở phố Tướng Côblây vẫn đứng vững, như có phép lạ.

        Đôi mắt anh lóe lên một ảnh dữ dội.

        — Thôi được rồi, ta sẽ còn trở lại vấn đề — Bỗng anh nói.

        Và họ quay trở lại « văn phòng » của đồng chí bí thư.

        — «... Toàn thể nhân dân xô-viết vui mừng phấn khởi trước những thắng lợi của Hồng quân, — tiếng Valentin đọc lớn — Nhưng các chiến sĩ, các cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị cần phải trước nhất thấm nhuần sâu sắc  những lời dạy của Lênin, người thày của chúng ta: một là thắng không kiêu, hai là củng cố thắng lợi, ba là đánh gục hẳn quân thù. »

        Batsây nhìn vào bản của Pêchya, mau chóng chép đuôi đoạn mình còn thiếu, rồi viết tiếp:

        «Vì sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, vì thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến, chống quân xâm lược phát-xít,

        Tôi ra lệnh.

        1. Không ngừng hoàn thiện rèn luyện chiến đấu, củng cố kỷ luật, trật tự và tổ chức trong toàn Hồng quân và Hạm đội;

        2. Đánh cho địch những đòn mạnh hơn nữa, liên tục và kiên quyết tấn công chúng, không để cho chúng bám vào được các chiến tuyến phòng ngự, không cho chúng nghỉ ngơi ngày cũng như đêm, cắt các đường giao thông của chúng, bao vây các đạo quân địch và tiêu diệt chúng nếu chúng không chịu hạ vũ khí;

        3. Phát triển rộng rãi ngọn lửa chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, phá hoại các đường giao thông của chúng, phá cầu xe lửa, lật đổ các đoàn tàu viện binh địch, phá hủy các đoàn xe chở vũ khí đạn được, nổ mìn và đốt chảy những kho quân dụng, tiêu diệt đồn bốt địch, không cho phép quân địch đốt phá làng mạc và thành phố của chúng ta trong khi rút lui, bằng mọi cách ra sức giúp đỡ Hồng quân tấn công địch. Đó là bảo đảm thẳng lợi của chúng ta. »

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #223 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2020, 01:07:33 pm »


       
46

        — À này, tôi cứ quên mãi không hỏi anh — Một hôm Đrujinin hỏi Kôletnisuc bằng giọng bình thường, như nói chuyên chơi thôi — Cái lần anh với tôi ngẫu nhiên gặp nhau ở chợ, sau khi đánh ở cây số mười bốn, anh có đến trạm liên lạc ở cửa hiệu giày phố Tướng Côblây không?

        — Không, tôi không đến.

        Đrujinin nhìn chòng chọc vào mắt Kôletnisuc.

        —Sao thế? Vì theo lệnh thì anh phải đến đấy.

        Kôletnisuc bối rối.

        — Tôi có đến — Ông nói vội — Đúng ra là có định đến. Tôi đã nắm quả đấm cửa rồi.

        — Sao nữa?

        — Tôi đã thay đổi ý kiến.

        — Vì sao?

        — Chà, quỷ tha ma bắt nó đi! — Kôletnisuc đỏ mặt, khó chịu thốt lên.

        Đrujinin sầm mặt xuống.

        — Anh nói không rõ.

        — Nói thật với anh, cái cửa hiệu giày của anh, tôi không ưa nó lắm.

        — Anh không ưa nó về cái gì?

        — Không ưa về đủ mọi cái! — Kôletnisuc một mực nói — Quỷ tha ma bắt nó di!

        Đrujinin nhìn nhanh thẳng vào mặt ông một lần nữa.

        — Nhưng, thế là thế nào?

        Kôletnisuc càng đỏ mặt tợn. Ông chẳng muốn giải thích cho Đrujinin một tý nào vì sao lần ấy ông không vào cửa hiệu giày.

        Số là khi ông bước đến cửa hiệu và đã nắm vào quả đấm rồi, thì bỗng trông thấy Môtsiônưkhơ vừa đúng lúc ấy đang ở trong hiệu, thử giày. Thoạt tiên, ông định túm lấy tên đê tiện ấy, hỏi tội nó, nhưng may ông đã bình tĩnh lại. Trong hoàn cảnh ông lúc ấy, như thể khác gì tự sát. Kôletnisuc đã vùng ra khỏi cửa, và lần vào trong thành phố, vào bất cứ đâu, trong lòng sôi lên, nửa giận dữ, nửa lo âu. Ngay bây giờ, nghĩ lại chuyện đó, Kôletnisuc vẫn thấy nóng ran cả người.

        — Chà, quỷ tha ma bắt nó đi! — Ông lặp lại, mặt đó tía.

        Nhưng Đrujinin nhìn ông chằm chặp quá khiến Kôletnisuc buộc phải kể lại sự việc cho anh nghe.

        — À ! Môtsiônưkhơ! — Đrujinin nói — Hình như chính cái thằng cha, nguyên quản lý nhà cửa xô viết, nó đã chơi anh cái vố vải dệt kim Lêningrat phải không ? Anh bảo là nó thử giày trong hiệu phải không ? Môtsiônưkhơ ngồi với Anđrâysep. Phải. Sự ngẫu nhiên ấy không phải không đáng chú ý.

        Anh không nói thêm một tiếng nào nữa. Nhưng Kôletnisuc bỗng cảm thấy lo lắm, ông bỗng thấy đường hầm càng tối hơn, dường như tất cả các đèn và các ngọn đuốc đều tắt ngẫm...

        Một hôm, Đrujinin ra thành phố và chỉ một lúc sau đã quay trở lại. Vẻ lầm lì.

        — Batsây này. — Anh nói, giọng hơi quá thản nhiên, hầu như lừng khừng nữa — Xviatôxlap đến bây giờ vẫn ở tù, giam kín. Hai ngày một lần, cậu ấy lại bị đưa lên ô-tô đóng kín, đến chỗ Ghextapô, hỏi cung. Không có qua một cách nào bắt liên lạc được với cậu ấy. — Anh im rồi tiếp, như nói chơi — Hôm nay, tôi được báo cáo là những ngày gần đây, có thấy Anđrâysep ở trong một hộp đêm, quảng trường Nhà thờ lớn, cùng với những tên say rượu và khá khả nghi. Nhìn chung, anh thấy Anđrâysep thế nào?

        Batsây còn biết thấy Anđrâysep thế nào nữa? Ổng biết về Anđrâysep không hơn gì về những nhân viên bí mật khác của Đrujinin mà thỉnh thoảng ông có dịp gặp. Số nhân viên này không phải ít và trong bọn họ có anh chàng Anđrâysep, chủ một hiệu giày ở phố Tướng Côblây, mà ông đã gặp hai ba lần gì đó. Một thanh niên, trạc hăm sáu tuổi, tay dài, ngực lép như ngực ho lao, mắt đầy dử, xám ngoét như trộn cát. Anh ta đã chiến đấu trong một tiểu đoàn pháo chống tăng, bị thương ở bàn chân, không kịp tản cư, đã đến đăng ký ở sở cảnh sát Rumani là lính Hồng quân đào ngũ. nhưng đã giấu đoàn tịch thanh niên Kômxômôn của mình. Anh ta nguyên làm nghề thợ giày, và nhờ thương tật, đã xoay được giấy phép mở hiệu giày. Ít lâu sau, anh ta đã bắt liên lạc được với một trong những nhân viên của Đrujinin. Bọn sĩ quan Đức và Rumani đến đóng giày ở nhà anh ta, và thỉnh thoảng anh ta lại cung cấp được cho Đrujinin những tin tức có giá trị về sự di chuyển của những đoàn quân Đức và Rumani. Sau một thời gian thử thách nhất định, anh ta đã được tuyên thệ, gia nhập du kích theo đúng thủ tục và hiệu giày của anh ta đã trở thành một trạm liên lạc. Một lần, anh ta đã đến tìm Đrujinin xin trợ cấp tiền. Có thể là anh ta yêu cầu hơi quá khẩn khoản. Nhưng anh ta bảo thế nào cũng phải đóng thuế cho thị chính, nếu không ngày hôm sau hiệu giày của anh ta sẽ bị chúng đóng cửa và niêm phong. Đrujinin đã ra lệnh đưa tiền cho anh ta, rồi anh chàng đã khập khênh cái chân bị thương ra về.

        Batsây thấy Anđràysep lần cuối cùng hôm bến cảng bị mìn, ông đến thăm African Africanôvich về, ở quãng Suối giữa, tại bến tàu. Đó là thời kỳ của những thất bại và hoạt động vô hiệu quả, và Đrujinin đã yêu cầu Batsây rẽ qua cửa hiệu của Anđrâysep, ngó qua cửa sổ xem xem ở đấy có bình thường không, và Anđrâysep có vẫn ở đấy không.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #224 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2020, 01:08:11 pm »


        Batsây đã tìm thấy hiệu giày ngay rất dễ dàng, vì nó có một tủ kính lớn, trông ra phố, và trong tủ, giữa hai chậu hoa «azalê» có một chiếc ủng cao cổ điểm những hình màu xanh, đặt chễm chệ trên một cái giá màu vàng. Một tấm rèm ren hoa to trắng như tuyết và hồ bột ngăn cái tủ kính và nơi ngồi đóng giày. Tấm rèm kéo nửa chừng để lộ ra một bức tường mới dán giấy lòe loẹt và bên trên có treo ba bức ảnh lồng khung rất mới: ảnh Hitle, Antônexcô và vua Misen. Anđrâysep ngồi sau tủ kính, trên một chiếc ghế thấp, mặc tạp-dề da và áo lót, để hở hai cánh tay dài ngoằng, khuỷu nhô hẳn lên. Anh ta đang đóng một cái đinh gồ nhỏ vào đế một chiếc ủng Batsây nhìn thấy khuôn mặt xám như cát của anh ta, đôi mắt đầy dử cúi xuống, cái miệng mỏng môi với nụ cười khó hiểu. Mọi sự vẫn bình thường. Và Batsây lại tiếp tục đi việc mình.

        Giờ đày, không biết vì lý do gì, nhớ lại cái bức tường dán giãy mài màu xanh tởm tởm phản chiếu xuống nền sàn trống không, mới sơn, nhớ lại các chậu hoa trên cửa sổ, cái rèm hồ bột, chiếc ủng đặt trên cái giá màu hoàng yến, nhớ lại cái bộ mặt xám như cát với cái miệng mím chặt và nụ cười khó hiểu, không biết tại sao ông cảm thấy phân vân, gần như kinh hãi.

        — Tôi biết anh ta thế nào mà nói? — Ông nói, không tự tin lắm.

        — Được rồi, cứ nói. — Đrujinin sốt ruột thúc thêm, rướn lên như người nới cái thắt lưng quá chặt — Thì cứ nói: Ý anh thấy thế nào?

        Batsây đâm ra đăm chiêu, ông hiểu đây là một vấn đề nghiêm trọng. Cái bộ mặt xám như cát kia. Cái miệng mỉm chặt kia... mím chặt có lẽ vì đang ngậm chặt giữa đôi môi một cái đinh giày nhỏ. Đường phố Tướng Côblây vắng tanh và nóng giẫy, cái rèm hồ bột, ảnh bức tường xanh phản chiếu xuống nên sàn sơn dầu, màu hỗ phách ngả sang đỏ, những bông hoa «azalê» trông như hoa giấy, một tâm trạng nặng trĩu khó hiểu, sự linh cảm một tai họa... Nhưng có khi chỉ vì ông tưởng tượng ra, do thần kinh quả căng thẳng chăng?

        — Hắn ta có cái mồm mím chặt — Batsây nói.

        — Anh bảo sao ? — Đrujinin không hiểu, hỏi. Rồi, anh lại hỏi — Sao ? Anh bảo sao ?

        — Cái mồm hẳn ta mím chặt quá và người như nặn bằng cát, — Batsây nói.

        — Đúng, tôi cũng cảm thấy như thế — Đrujitiin nói, chẳng ngạc nhiên tý nào về diễn biến tư tưởng kỳ lạ của Piôt Vaxiliêvich.— Anh nói đúng. Hắn ta quả là được nặn bằng cát. Và cũng do đó, truội như cát. Tóm lại, cứ như tôi thấy, thì là một tên đại bợm — Đrujinin đột ngột nói thêm. — Tôi đã ra lệnh cho hắn ngày mai đến phô Ôpsinnikôp giải thích về thái độ của hắn. Theo tôi, hắn bắt đầu nặng mùi. Không thể để hắn trong thành phố được. Như vậy có thể gay go cho chúng ta. Tôi định đưa hẳn xuống đường hầm và không cho hắn ra nữa. Nếu hắn phản đối, chúng ta sẽ buộc hẳn phải chịu

        Đrujinin giãn hai gò má, mỉm cười, nhưng chẳng vui tí nào.

        Nhưng Anđrâysep không đến phố Ôpsinnikôp.

        Tai họa đổ xuống đầu họ, không báo trước.

        Bức thư viết, nói đúng hơn là ngoáy bằng bút chì, trên một mẩu giấy bảo Rumani nhầu nát. « Các đồng chí, tôi bị bắt ở phố Tướng Côblây, Anđrâysep là một tên chỉ điểm, cần đề phòng!»

        Thư không ký tên, nhưng Xiniskin gần đây làm công tác lưu trữ những giấy tờ riêng và của Đảng, nhận ra chữ viết của Xviatôxlap Macsenkô.

        Bức thư do một người lạ mặt, chắc hẳn là tù mới thả hoặc vượt ngục, đưa đến phố Plsônôpxkaia. Anh ta không nói năng gì cả, trao thư cho Ôpsarenkô, rồi rảo bước rất nhanh đi ngay như sợ bị người theo hút. Ôpsarenkô chở có dịp đầu tiên, chuyển ngay bức thư xuống đường hầm.

        Thật như một tiếng sét trên nền trời trong. Đây là lần đầu tiên người ta nói đến cái tiếng « chỉ điểm ». Cái tiếng ghê tởm nhất và đáng sợ nhất đối với một người hoạt động bí mật. Cái tiếng ấy như bốc ra một mùi khí dộc. Anđrâysep là một tên chỉ điểm !

        Secnôivanenkô mở tủ ra, tìm tập hồ sơ Andrâysep, rút ra một tờ giấy nhỏ có viết rất cẩn thận, bằng một kiểu chữ hơi loằng ngoằng, lời tuyên thệ của các chiến sĩ du kích trong đơn vị Đrujinin.

        Lời tuyên thệ: Tôi là Anđrâysep, công dân Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, hiện ở tại miền bị bọn phát-xít Đức và tay sai tạm chiếm, xin thề trước Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên-xô do đội trưởng đội du kích Đrujinin đại diện, sẽ chiến đấu trong hàng ngũ du kích chống bọn xâm lược phát-xít và tay sai, cho đến giọt máu cuối cùng, vũ khí trên tay.

        Mọi nhiệm vụ vì lợi ích của Liên-xô, tôi phải hoàn thành trọn vẹn, nghiêm chỉnh, không kêu ca phàn nàn. Tôi hứa không tiết lộ bí mật cả đối với gia đình, bà con, cả với những người khác, cũng như với các tổ chức của bọn phát-xít và tay sai.

        Nếu tôi phản bội lời thề này mà tôi đã lớn tiếng tuyên đọc trước các đồng chí của tôi, tôi sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất của tòa án du kích ở ngay nơi tôi đã phản bội lời thè. Viết xong, tôi vẫn giữ vững lời thề, và xin ký: Anđrâysep.


        Chữ ký có kèm theo một dòng chữ nhỏ lí nhí kiểu thày cò.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #225 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2020, 01:30:39 pm »

     
47

        Việc này xảy ra đúng vào lúc Đrujinin đang « bay vào vũ trụ » tại góc khá xa đường hầm Uxatôvô, nơi mà những ngày gần đây anh vẫn ngồi liên lạc với Mạc-tư-khoa. Nơi đó chỉ có ba người biết. Đrujinin, Valentin và Batsây.

        Batsây lom khom bước vội, và chỗ nào đường hầm đủ cao, ông cố sức chạy thật nhanh để báo cho Đrujinin biết có thư của Xviatôxlap.

        Ông thấy Valentin đang ngồi một mình. Cô ngồi phệt xuống đất, bên chiếc va-li, và đang đốt giấy. Nhấc bóng đèn lên, có lần lượt đưa các tờ giấy nhỏ vào ngọn lửa yếu ớt; giấy cháy bùng, hắt lên mặt cô một ánh hồng hồng. Buổi liên lạc xong rồi, vì cô đang đốt bản ghi.

        Cô mải miết quá nên không để ý thấy Batsây tới gần. Cô đăm đăm nhìn ngọn lửa. Lửa gần như bén tới tận những ngón tay trong trong. Tàn giấy rơi lả tả quanh cô như những cánh hoa đen.

        Khuôn mặt đã gầy đi nhiều của cô dầu sao vẫn chưa mất cái bầu bĩnh trẻ con của nó, nhưng nó toát lên một vẻ u buồn quá và dòng thời lại sáng lên một niềm hy vọng lớn lao quá, một nghị lực kiên cường quá, đến nỗi Batsây phải dừng lại, ngập ngừng không dám lên tiếng gọi. Đột nhiên, Valentin cảm thấy có người đang nhìn mình. Cô giật mình, vớ lấy khẩu súng lục.

        — Tôi đây mà — Batsây nói — Đồng chí Đrujinin đâu ?

        — Đồng chí ấy đi rồi.

        — Đi đầu ?

        — Lên tỉnh.

        — Vô lý! Lên từ bao giờ? Lâu chưa?

        — Độ nửa giờ.

        — Chết rồi! — Batsây buột miệng thốt lên, gần như rên, dường như bỗng dưng bị một cơn đau ghê gớm. Ông đưa bàn tay lạnh ngắt lên vuốt mặt.

        — Chuyện gì thẽ bác? — Valentin từ từ quay lại, lưng dựa vào tường, mắt vẫn không rời nhìn Batsây — xảy ra chuyện gì thế ?

        — Anđrâysep là một tên chỉ điểm.

        Cô nhắm nhanh mắt lại, mặt tái đi, như bị một đòn trúng đầu, và giơ hai tay lên như để đỡ. Một giọt máu nhỏ ánh lên trên môi cô.

        — Thật ư?—Cò hỏi, thì thầm như một đứa trẻ.

        — Chắc chắn — Batsây nói, và kể lại chuyện bức thư của Xviatôxlap.

        Cô gái đưa hai tay lên ôm mặt, nhưng lại buông ra ngay. Cô ra vẻ thản nhiên, gần như vô tình. Chỉ có đôi mi mắt sáng ánh đèn khe khẽ rung. Cô ho, chùi hai bàn tay nhọ than vào áo và đứng dậy.

        — Để tôi đi. Đồng chí cho phép chứ ?

        Batsây không hiểu.

        — Cô đi đâu ?

        — Còn « đâu » nữa? Phải báo ngay cho đồng chí Đrujinin trước khi cái tên thợ giày khốn kiếp ấy đoán được là nó đà bị lộ.

        — Thế cô biết tìm Đrujinin ở đâu không?

        — Biết.

        — Đồng chí ấy bảo à?

        — Đồng chí ấy đến nhà mẹ anh Xviatôxlap và đến phố Tướng Côblây, chỗ tên phản bội ấy. Phải đuối kịp Đrujinin khi đồng chí ấy còn ở Pêrexip. — Và, để Batsây không còn cớ gì từ chối, cô nói tiếp rất nhanh. —  Đồng chí Đrujinin lệnh cho tôi báo cáo với đồng chí là đồng chí ở lại đây thay đồng chí ấy.

        Cô gái nói thế cũng bằng thừa. Theo chế độ đã quy định, khi Đrujinin vắng mặt, Batsây có nhiệm vụ phải ở liền chỉ huy sở, không được rời nửa bước. Con người độc nhất, không những có thể, mà phải vào thành phố tìm ngay Đrujinin, là Valentin, vì cô gái đã thay hẳn chân trung sĩ Vetxêlôpxki.

        — Được, cô đi đi. — Batsây quả quyết nói. Ông hiểu là không thể chậm trễ một giây — Nhưng biết địa chỉ chưa ?

        — Địa chỉ ai ? Mẹ anh Xviatôxlap ấy ư ? Thì mùa đông nào chúng tôi chả là láng giềng. Tôi có thể bịt mắt tìm được đến nhà.

        Cô gái nhắm mắt lại như một đứa trẻ và trên mặt cô thoáng bóng một ký ức êm đềm. Cô trông thấy rõ ràng trên một bức tường trắng gắt ánh mặt trời, bóng cây mận in lên rõ nét. Cô trông thấy một cái giếng với cái ròng rọc gỗ và trên nền sâu đất nện, những quả mận trông như những ngôi sao đen và đỏ...

        Batsây ra lệnh cho Valentin quay đi và, lùi lại một bước, ngắm nghía cô cả mấy mặt. Một cái váy ngắn cũ kỹ, một chiếc áo vét đen nhỏ, sờn khuỷu, cái đầu bụi trắng với hai bím tóc vàng bện « số tám » đẳng sau gáy... Trông ra một cô gái địa phương, một nữ học sinh lớp chín hoặc lớp mười, và cô đúng như thế thật. Cô gái chỉ còn phải rửa qua và giũ cho hết phấn bụi đường hầm mà thôi. Việc ấy, dọc đường trên thảo nguyên làm cũng được. Đôi ủng lính cô đi trông không hợp lắm... Nhưng đôi ủng có thể... Một nỗi lo âu xâm chiếm tâm hồn Batsây. Ông chẳng muốn để con bé đi tí nào. Nhưng ông kìm lòng lại ngay.

        — Pêrêpêlitxkaia!

        — Có!

        Giờ đây cô đứng trước mặt ông, cứng rắn nhu một anh lính nhỏ, đôi mắt xanh biếc...

        — Đồng chi hãy nhận nhiệm vụ chiến đấu. Lên mặt đất, mau chóng tìm đồng chí Đrujinin, truyền đạt cho đồng chí câu chuyện chúng ta vừa nói, rồi không chậm trễ một phút, trở lại ngay đường hầm, qua « cửa thảo nguyên ».

        — Lên mặt đất — Valentin nhắc lại, cái cằm tròn trĩnh ngẩng cao — tìm đồng chí Đrujinin, truyền đạt cho đồng chí đó câu chuyện ta vừa nói, rồi không chậm trễ một phút, trở lại ngay đường hầm, qua « cửa thảo nguyên ».

        — Được tôi sẽ báo cáo lại cho đồng chí Secnôivanenkô biết. Thôi, đi đi, mau mau lên!

        — Rõ ! Đi mau !

        Hai người đi vài mươi bước dọc đường hầm và dừng lại ở cái khe họ vẫn lợi dụng đưa cần ăng-ten ra ngoài. Nói đúng ra. đây cũng là một cửa, nhưng muốn ra vào được thì phải vần mấy tảng đá lớn chắn ngang. Chỉ dùng cửa đó trong những trường hợp đặc biệt. Cửa ấy chỉ có Đrujinin và những người thân cận nhất của anh biết thôi. Batsây và Valentin vất vả lắm mới lay và đẩy được ba tảng đá vôi lớn, mở ra một lối một người đi lọt. Valentin trao cho Batsây khẩu súng ngắn với hai băng đạn dự trữ của cô.

        — Chào đồng chí — Cô nói — Nhắn đồng chí gửi lời chào mẹ tôi. Bảo bà cụ đừng lo ngại gì, tôi sẽ về ngay. Gửi lời chào cả Pêchya nữa.

        Nói xong cô ra, tay xếch cái váy chật nó làm cô khó bước lên cao.

        Trời đang ban ngày và cả thảo nguyên chìm trong lớp sương mù tháng ba màu sữa. Một đàn quạ đen từ dưới đất bay lên và bị sương mù nuốt chửng. Một con chim sẻ hót, trong lanh lảnh. Sương mù dày quá, nóng và ẩm quá làm cho tóc Valentin, chả mấy lúc đã long lanh những giọt nước nhỏ.

        — Đã xuân rồi — Valentin nói, tay sửa lại váy — Thời tiết thật tuyệt: cách ba bước, không thấy cái mù tịt gì.

        Batsây thò đầu qua khe đá, và nheo mắt trước ánh sáng  ban ngày, nhìn theo cô gái. Cô bước đi trên mặt đất đen thơm phức. Cái bóng đáng nhẹ nhõm của cô với đôi ủng thô kệch, trong lớp sương mù, trông như to gấp đôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #226 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2020, 01:31:54 pm »


       
48

        Sau khi gặp bà mẹ của Xviatôxlap và chẳng biết được tin gì thêm, Đrujinin đi về phố Tướng Côblây, đến chỗ Anđrâysep.

        Sương mù dưới biển bốc lên từ trước bình minh, giờ đây, giữa trưa, dày quá đến nỗi không trông thấy các nóc nhà. Bóng những cây dạ hợp và khách đi đường với những quầng sẫm, nhòa đi như nhìn qua kính mờ... Những giọt sương từ những ban-công và cành trụi rơi xuống lộp bộp. Sương mù làm lắng xuống, làm dịu đi những tiếng động của thành phố. Thành phố thầm thì run rầy và đều đều như một con sên, con ốc, ta áp vào tai.

        Đrujinin hăm hở bước nhanh, tay thọc vào hai túi sâu của chiếc áo khoác mùa thu, miệng mím chặt, thở đằng mũi.

        Đến chợ, anh rẽ sang phố Tướng Côblây và đi dọc từ đầu đẽn cuối phố, thỉnh thoảng dừng lại trước những của hàng sữa, tiệm ăn nhỏ, cửa hiệu nhỏ nhan nhản trong phố. Nhưng anh không dừng lại trước hiệu giày của Anđrâysep. Anh chỉ đảo mắt nhìn vảo một cái và trông thấy sau tấm rèm hồ bột, một chiếc đèn đầu con đang cháy, thông phong ám khói đen, và cái đầu cúi xuống của Anđrâysep đang ngồi trên chiếc ghế đầu nhỏ. Nhưng nhìn đảo qua một lần không thể biết được còn có ai khác không.

        Đrujinin đi tới quảng trường Nhà thờ lớn ở đó có bức tượng Vôrônxôp khuất trong sương mù. Anh lững thững đi vòng quanh quảng trường nghĩ xem nên làm thế nào ở góc phố Hy-lạp và phố Prêôbrajenxkaia, lấp lánh qua sương mù những khung kính của một tiệm ăn mới mở cho sĩ quan Đức. Có một cái gì thảm dạm, đảng ngại trong cái cảnh những khung của sổ sáng ánh đèn ngay giữa ban ngày kia, trong những bóng người ngồi quanh những chiếc bàn nhỏ kia, trong tiếng nhạc « jaz » âm ĩ chơi trong tiệm mặc dầu còn sớm sủa như thế.

        Ngoài cửa tiệm, nổ ra một vụ lộn xộn. Một bọn lính muốn xông bừa vào tiệm, một bọn khác cản lại. Nghe tuôn ra điên loạn một lò những câu tiếng Ý ồm ồm : Porrcôđiô! Porrcámađôna! và những câu hò hét tiếng Đức như chó sủa. Một cái mũ cát-két đen của lính s.s. lăn lông lốc dưới hè ướt. Trong bóng sương mù một bàn tay giơ lên. Có tiếng chai lọ vỡ. Một tiếng súng nổ. Một tiếng người rống lên. Đrujinin chẳng thèm nhìn, bước vội sang hè bên kia. « Như vậy là quân Ý đã xuất hiện trong thành phố, — anh gần như lập tức nghĩ thầm trong bụng — Chắc là một trong những sư đoàn bị thiệt hại nặng ngoài mặt trận và đưa về hậu phương củng cố. Trông rõ ràng là quan hệ giữa bọn Ý và bọn Đức có vẻ găng. Trước Xtalingrat đâu có như vậy. Bộ máy chiến tranh Đức đang rạn nứt... « Quanh tiệm ăn đã có một đám đông ồn ào. Tiếng giày lính, tiếng báng súng nện... Trong sương mù rú lên còi một chiếc ô-tô của bọn Bộ tư lệnh Đức. Một quả lựu đạn nổ.

        Nhưng Đrujinin đã lại đang đi ở phố Tướng Còblây yên tĩnh, đưa con mắt lão luyện cố xác định xem quanh cửa hiệu Andrâysep có đứa nào rình không. Nhưng anh không thấy gì khả nghi cả.

        Một lần nữa anh đi qua và đảo mắt nhìn vào khung cửa sổ hiệu giày : Anđrâysep ngồi một mình. Nhưng cũng như lần trước, Đrujinin không vào cửa hiệu. Anh vòng lối cổng lớn và đi quanh sàn, làm ra vẻ muốn tìm nhà tiêu.

        Đây là một cái sân sau thường thấy ở những ngồi nhà cổ Ôđetxa: máy nước giữa sân, thang chữa cháy, nhà cầu bằng gỗ với những khung kính vỡ, cành nho khô, nhà chứa củi quét vôi và cái thùng rác sơn một lớp hắc ín dày chảy đọng tửng vệt. Đrujinin xộc vào mọi ngóc ngách và không thấy dấu hiệu một ổ phục kích nào cả. Một trong những nhà cầu tầng dưới, cạnh cổng lớn, có một cái cửa ăn ra, cánh cửa lót dạ nâu — đó là cửa sau của nhà Anđrâysep mở ra sân để xuống bếp. Đrujinin dừng lại bên cửa nghe ngóng xem có ai ở trong bếp Anđrâysep không, nhưng anh không nghe thấy tiếng gì cả. Đâu cũng lặng ngắt. Thoắt một động tác rất nhẹ, gần như không, Đrujinin thứ mở cửa. Cửa khóa chặt. « Tốt », Brujinin nghĩ bụng. Rồi anh quả quyết bước ra phố, đi đến gần cửa trước hiệu giày, và đút tay vào túi bên, năm lấy khẩu Uante. Anh nhòm một lần nữa qua cửa sổ rồi quả quyết nhấc cái then gài cửa.

        Một cái chuông con keng keng, và Đrujinin bước qua bậc cửa có đóng một vành móng ngựa cũ làm bùa cầu phước. Anđrâysep ngầng đầu lên, và Đrujinin thấy trên nét mặt bệnh hoạn có đôi mắt đầy dử của hẳn như thoáng một vẻ kinh hãi. Nhưng lập tức đôi môi mỏng dính đang ngậm một cái đinh giày, nhếch lên cười nom rất quái dị và bần tiện. Hắn hấp tấp rời chiếc ghế đầu thấp đứng dậy, nhổ cái đinh con đang ngậm vào một cái vỏ hộp cá, đặt xuống, chùi tay vào tạp-dề và chìa ra cho Đrujinin:

        — Đồng chí thủ trưởng, lâu lắm không thấy đồng chí đến chỗ chúng tòi.

        Mặc dầu tất cả vê tự nhiên giản dị của câu nói nghe như bình thường ấy, Đrujinin cảm thấy ngay lập tức tất cả cái giả dối bên trong. Hay đúng hơn, cái sự thật hai nghĩa. Bản thân Đrujinin không bao giờ dùng đến trạm liên lạc của cửa hiệu Anđrâysep. Anh mới đến dây một lần năm ngoải, chỉ để xem xem cửa hiệu ấy nó thế nào. Các nhân viên của Đrujinin đến đấy trao tin tức cho anh em liên lạc và nhận những mệnh lệnh về nhiệm vụ phải thi hành. Mỗi khi Đrujinin cần gặp Anđrâysep, anh lại cho liên lạc đến hẹn hẳn tới một chỗ định trước và mỗi lần một chỗ khác. Cho nên cái câu «lâu lắm không thấy đồng chí đến chỗ chúng tôi» hoàn toàn vô nghĩa, trừ đoạn « đến chỗ chúng tôi » rất nghịch tai mà có lẽ Anđrâysep đã buột miệng thốt ra. Đrujinin trong bụng chú ý ngay điều đó. « Chỗ chúng tôi » là chỗ ai ? « Chúng tôi » là ai đây? Thèm vào đó là cái câu « đồng chí thủ trưởng » nói cứ tỉnh như không, và Đrujinin cảm thấy như có cái gì không lành mạnh lắm. Anh thản nhiên bắt bàn tay lạnh ướt của Anđrâysep, và nói:

        — Đóng cửa ra vào lại và treo biển « đóng cửa » lên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #227 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2020, 05:32:35 pm »


        Trong khi Anđrâysep loay hoay cài then, Đrujinin đứng sát sau lưng hắn, ngắm nhìn hai cái xương bả vai lo và nhọn của hắn nhấp nhò dưới chiếc áo thể thao đen, và mũi anh thở rất nhẹ. Cài xong cửa, Anđrâysep, chẳng nhìn, bước về phía bếp, khẽ ve vẩy hai cánh tay gầy có đôi khuỷu lòi lên. Nhưng Đrujinin ngăn hắn lại:

        — Đi đầu, Anđrâysep?

        — Đóng cái cửa bếp.

        — Không cần, cửa bếp đóng rồi.

        Anđrâysep trở lại, mắt nhìn xuống đất, miệng mĩm một nụ cười vô nghĩa và lấm lét. Hẳn dừng lại trước mặt Đrujinin, trên trán xòa xuống những mớ tóc màu cát, Đrujinin đưa mắt chỉ bức vách ngắn và rướn mày lên có ý hỏi. Anđrâysep hiểu ngay:

        — Không có ai đâu, đồng chí ạ.

        Đrujinin nhỏm vào sau bức vách. Một chiếc giương sắt phủ một tấm chăn chần ; hai cái gối có áo thêu đăng- ten ; dưới chân ghế, một đôi giày phụ nữ bên trong nhét bít-tất; trên tường treo mấy cái váy phủ một miếng dạ, một chiếc máy khâu, mấy cái xoong nhôm...

        — Anh lấy vợ rồi à? — Đrujinin hỏi.

        — Vâng, tôi lấy vợ rồi — Anđrâysep đáp.

        — Thế mà tôi không biết đấy.

        — Mới gần đây thôi ạ.

        — Dầu sao cũng phải báo cho chúng tôi biết mới phải. Chị ấy đâu?

        — Nhà tôi về thăm ông bà cụ ở Mônđayanka.

        — Được rồi. Cũng chả có gì quan trọng lắm — Đrujinin nói, mặc dầu điều đó quan trọng không phải it. —  Thôi, tranh, thủ cho khỏi mất thời giờ. Chúng ta có chuyện phải nói với nhau. Anh ngồi xuống đây.

        Anđrâysep định ngồi xuống cái ghế đẩu của hẳn, nhưng Đrujinin ngồi xuống trước. Ngồi chỗ ấy, anh có thể quan sát động tĩnh ở ngoài phố. Anđrâysep kéo một cái ghế dựa ở bên quày.

        — Thưa đồng chí Đrujinin, mới đây đồng chí có cho gọi tôi, nhưng tôi không đến được—Anđrâysep vừa nói vừa bẻ đốt tay — Hôm ấy tôi ốm — Giọng hắn khàn đi và hắn bắt đầu ho.

        — Điều ấy cũng không có gì quan trọng. Thế anh bị làm sao ?

        — Tôi bị ốm, đồng chí biết đấy, — Anđrâysep vẫn bẻ mãi đốt tay, trả lời. —  Chiều nào tôi cũng nóng 37 độ 8, mồ hôi ra như tắm. Tôi bị nỗi mấy cái hạch tướng.

        — Hạch à? — Đrujinin nói theo với một vẻ đăm chiêu. Anh rời ghế đứng dậy giơ tay ra khẽ khẽ nắn cổ Anđrâysép, chỗ sau tai — Đúng rồi. Hạch đây. Cứ ngồi, cử ngồi. Đừng dậy làm gì... thế là bị đau hạch đấy.

        — Còn về cái người... — Anđrâysep vừa nói và cười gượng vừa lấm lét nhìn bộ mặt thản nhiên của Đrujinin

        Cái người có cái lúm ở cằm, cái người đến cửa hiệu tôi ấy, đồng chí Đrujinin ạ, và rồi bị bắt, trong báo cáo tôi đã thưa với đồng chí là anh ta không đến đây, và tôi chưa hề thấy anh ta bao giờ.

        — Rất có thể — Đrujinin — Rất có thể là sự việc xảy ra đúng như anh nói. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề sau. Anh dừng ngại. Tòi triệu tập anh hôm ấy hoàn toàn vì một việc khác.

        — Việc gì thế ạ? — Andràysep vội vàng hỏi.

        — Tôi muốn anh thanh toán những món tiền đã nhận.

        — Trời! Tưởng việc gì! — Anđrâysep kêu lên và mặt hắn chuyên sang một màu hòng nhợt nhạt — Tôi xin báo cáo đồng chí ngay lập tức bây giờ, từng xu một.

        Hắn đứng xổ dậy, ra vẻ lăng xăng, nhưng Đrujinin lạnh Jùng bảo hẳn :

        — Ngồi xuống, Anđrâysep.

        Anđrâysep lai ngồi xuống và bứt rứt đặt hai tay lên hai đầu gối nhọn che chiếc áo tạp-dề.

        — Vả lại, cả chuyện ấy nữa cũng không có gì quan trọng. Vấn đề là chúng tôi đã được biết về các hành động của anh. Anh rượu chè, anh quan hệ với những bọn quỷ quái nào...

        — Tôi có quan hệ với ai đâu — Anđrâysep nói rất nhỏ.

        — Anh có quan hệ! — Đrujinin trấn tĩnh lại và thản nhiên nói tiếp — Người ta đã thấy anh ở tiệm rượu quảng trường Nhà thờ lớn cùng với một tên đầu cơ tai tiếng. Có lẽ chính anh cũng bắt đầu đầu cơ rồi cũng nên?... Anh im đi, anh sẽ trả lời ở chỗ khác. Tóm lại, anh không thích hợp với loại công tác mà chúng tôi đã giao cho anh nữa. Có lẽ anh đã quên mất lời cam kết của anh rồi chăng... Tôi nói anh hiểu không? — Đrujinin lim dim mắt, miệng mím lại — Chính vì lý do ấy nên từ nay chúng tôi đóng cửa hiệu giày của anh. Tất cả những đầu mối liên lạc bỏ hết, và điều anh đi nơi khác. Tạm nghỉ công tác, làm lực lượng dự trữ.

        — Rõ — Anđrâysep đứng dậy, sửa lại tư thế, nói. — Bao giờ tôi phải thi hành...

        — Ngay bây giờ. Mặc quần áo đi.

        — Nhưng mà, thưa đồng chí Đrujinin... — Anđrâysep nhìn ngăn vách — Thế khi nhà tôi về thì sao?

        Đrujinin đưa đôi mắt xanh lạnh ngắt nhìn thẳng vào mắt hắn:

        — Tòi ra lệnh cho anh mặc quần áo vào. Chúng ta sẽ cùng đi. Nhưng, Anđrâysep anh nên nhớ rằng, anh mà ho he giở trò... Anh hiểu chứ? Anh đi trước hai bước, tôi đi sau... Rẽ đâu tôi sẽ bảo... Hiểu chưa ?

        — Rõ — Anđràysep thì thào.

        — Vậy, mặc quần áo đi. Mau lên! Chúng ta sẽ ra lối bếp. Và tôi báo trước anh một lần nữa... Anh rõ chưa?

        — Rõ lắm rồi.

        Vừa lúc ấy, Brujinin thấy hình như bên ngoài cửa sổ, trong sương mù, có một bóng phụ nữ trông quen quen một cách kỳ lạ, thấp thoáng đi qua. Có tiếng gõ cửa.

        — Đứng yên ! — Đrujinin bảo Anđrâysep và thò tay vào túi trong chiếc áo khoác.

        Tiếng gõ nhắc lại. Rồi cái bóng phụ nữ lại đảo qua trước cửa sổ và đứng lại. Đrujinin nhận ra Valentin. Cô gái khum khum tay che mắt, từ ngoài đường nhìn vào trong nhà. Cô trông thấy Đrujinin. Cò gọi to qua cửa kính: « Mở cửa! » Hình như đôi mắt mở to của cô đã sáng lên trên khuôn mặt tái nhợt, như sũng, như tan trong sương mù. « Mở cửa, mở cửa! » cô kêu lên, ngón tay gõ gõ vào kính. Sự xuất hiện của cô bất ngờ quá, lạ lùng quá, khiến Đrujinin hiểu ngay là có một tai họa đã xảy ra. Mắt vẫn nhìn Anđrâysep chòng chọc không rời, Brujinin tiến về phía cửa và kéo then. Valentin đâm bổ vào trong hiệu. Đrujinin đóng vội cửa lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #228 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2020, 05:33:05 pm »


       
49

        Thở dốc và cắn môi đến bật máu, Valentin nhìn Anđrâysep bằng đôi mắt trong suốt, đầy căm thù, đến nỗi Đrujinin hiểu tất. Anđrâysep tái xanh và lùi lại.

        — Đi đâu ? — Đrujinin hỏi.

        — Đi... đóng cửa... bếp... — Anđrâysep lắp bắp.

        — Đứng lại!

        Anđrâysep đứng lại. Mặt Valentin đó lên từng đám.

        — Mày là một tên chỉ điểm! — Cô kêu lên và giậm chân trong đôi ủng ướt, rồi rùng mình một cái, tiến đến bên Anđrâysep, và vụng về xòe bàn tay ra, vung lên tát cho hẳn một cái vào giữa mặt.

        — Làm gì thẽ? Valentin. Điên đấy à? — Đrujinin khẽ nói và túm lấy vai cô.

        Nhưng cô đã lùi lại, nép vào người Đrujinin, hấp tấp nói:

        — Đồng chí hãy rời khỏi ngay nơi này... Nó là một thẳng phản bội, một tên chỉ điểm... Ở nhà vừa mới nhận được thư của Xviatôxlap trong tù gửi ra. Anh ấy bị bắt ở đây... Anđrâysep là một tên chỉ điềm... Piôt Vaxiliêvich giao nhiệm vụ cho tôi đến đây... Đi ngay đi... Đồng chí đi ngay đi...
Đrujinin lạnh toát người.

        Anđrâysep rụt cổ chạy lao vào bếp. Nhưng Đrujinin tóm được hắn và đầy vào sau bức vách. Và mạnh đến nỗi Anđrâysep đâm sầm vào tường, ngã xuống giường. Vừa lúc đó, một bóng đàn bá đội mũ Rumani cao như ống khói, thấp thoáng trong sương mù, trước cái cửa sổ  có mấy chậu hoa. Ở cửa kính, có tiếng ngón tay gõ nhanh nhanh.

        — Aniuta! — Anđràysep hét lên, giọng tuyệt vọng.

        — Câm mồm! — Đrujinin nói nhỏ, và Anđrâysep lặng đi chết khiếp, hai bàn tay gầy ôm lấy đầu như để che đỡ.

        Đrujinin rút khẩu súng Uanle ở túi bên ra vá ném sang buồng bên, xuống dưới chân Valentin:

        — Cầm lấy khẩu súng, Valentin. Ai vào thì bắn.

        — Anh định làm gì tôi? —Anđrâysep lắp bắp nói.

        — Im mồm ! — Đrujinin nhắc lại — Ngòi xuống. Liệu mà đừng có đứng dậy — Anh tiến đến sát bên Anđrâysep làm hắn phải lùi lại và va lưng vào tường mạnh quả đến nỗi làm rung cả cái gương nhỏ hình móng ngựa lồng trong khung kính có những đinh con nhiều cạnh — Mày có nhớ lời mày thề không ?... Không nhớ hả? Được, tao sẽ nhắc lại cho. Nghe đây, đồ phản bội! — Hai cánh mũi Đrujinin phồng lên và trắng nhợt —  « Nếu tôi phản bội lời thề này mà tôi lớn tiếng đọc trước các đồng chí của tôi, tôi sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất của tòa án du kích, ngay tại nơi tôi đã phản bội. Tôi giữ vững lời thề và xin ký ».

        — Từ nay tôi không dám thế nữa... Tôi xin giải thích anh rõ... Trên linh hồn mẹ tôi, tôi xin thề ! Anh không có quyền ! — Anđrâysep kêu lên với một giọng thảm hại, không tự nhiên, như tiếng kêu của một con thỏ và bỗng khản đặc lại, trán hắn nhợt nhạt đi, ướt sũng mồ hôi. Dưới đôi mắt hẳn hiện ra hai quầng xanh nhạt, như sữa đổ. — Tôi bị hạch — Hẳn thều thào nói một câu ngớ ngẩn.

        Đrujinin đua hai tay túm lấy cái cổ gày của hẳn, rồi từ từ và vô cùng ghê tởm, bóp hắn chết tươi.

        Vừa lúc đó, cánh cửa bếp bị báng súng đập thình thình... Cửa hiệu ầm ầm tiếng người và tiếng bốt đóng cá sắt.

        Đrujinin từ sau vách nhảy ra. Valentin quỳ nấp sau quầy hàng, tay cầm súng ngắn giơ thẳng, bắn vào bọn cảnh sát lê dương. Đrujinin mím môi lại, cúi xuống vớ lấy chân cái ghế đầu thấp, vung rộng tay nện vào đầu một thằng với một sức mạnh kinh khủng. Chiếc ghế tan ra tùng mảnh. Anh vớ ngay lấy chậu hoa và ném vào tên sĩ quan đang nhặt khẩu súng ngắn, nhưng ném trượt. Chậu hoa lao vào tường, đất đen và ướt lả tả trôi tuột trên lớp giấy dán xanh.

        Một tên đã túm được chân Đrujinin. Nhung anh giật lại và kịp vớ được cái giá gỗ nặng với chiếc bốt ở trên bậu cửa sổ. Anh tựa lưng vào tường và chuẩn bị chiến đấu với cái giá gỗ ấy. Nhưng vừa lúc đó, anh bị một báng súng trúng đầu. Mắt anh mờ đi trong một lớp sương mù xanh lam, và qua lớp sương mù hầm hập, vang vang ấy, anh thoáng thấy khuôn mặt đau đớn nhăn nhó của Valentin đang bị bọn chúng vặn gập tay lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #229 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2020, 11:53:19 am »


       
50

        Họ bước trên hè đường lát đá hoa cương, cổ tay xích khóa Đức ngượng nghịu giơ ra đằng trước. Đrujinin đi trước, Xviatôxlap và Valentin đằng sau.

        Họ vừa bị tuyên án tử hình, và giờ đày họ đang từ ngôi nhà nơi Toà án quân sự đã họp xử, quay về nhà giam của bọn Ghextapô.

        Đường về nhà giam không xa. Một toà nhà lớn xám xịt, gần như đối diện bên kia. Ở đó, dưới tầng hầm, nơi xưa kia là kho chứa sợi, bây giờ chúng bố trí thành xà-lim, tiến hành những cuộc hỏi cung, đối chất, tra tấn. Chính từ đó, đêm đêm các người tù tử hình vẫn bị đưa đi, trước lúc bình minh, trong những chiếc ô-tô đen kín mít hoặc xe tải nhà binh xử bắn.

        Tòa nhà lớn đó mới được sửa sang lại — cửa kính lau trong suốt, lá chắn nghiêng che kín những cầu thang dẫn xuống tầng hầm, một tên lính gác trước mỗi cửa có quả nắm đồng đánh bóng loáng — mặc dầu hết sức sạch sẽ, gọn gàng, trông vẫn ảm đạm nhất trong cái phố bỏ hoang, bẩn thỉu và bị bom phá gần hết.

        Nhưng chúng không đưa mấy người bị tử hình về thẳng hầm tòa nhà ấy. Bọn Ghextapô còn dẫn họ một hồi lâu qua thành phố, vòng hết phố nọ sang phố kia, để khủng bố tinh thần nhân dân bất khuất, và phô trương lực lượng của chúng.

        — Phải, cái bọn áp giải họ, cái bọn sĩ quan trát phấn, nai nịt cứng đờ, đầu đội cát-két đen to tướng, chân đi bốt cao bóng nhoáng bước đều bên cạnh họ, quả cũng đáng vênh vang thật. Đrujinin đã bị chúng tóm. Các ngài nghĩ xem, Đrujinin nổi tiếng, thần thoại, con người hoạt động bí mật xuất quỉ nhập thần, mà bọn công an Rumani và Đức tìm kiếm đã gần hai năm!

        Trước và sau họ, hai xe bọc sắt đen từ từ lăn bánh, mang chữ thập ngoặc trắng và chĩa liên thanh vào tốp tù binh. Hai bên, hai hàng lính Đức súng chĩa ngang, đầu đội mũ sắt, quai bỏ xuống cằm trông không thấy mắt đâu cả. Và ở giữa, trong cái tứ giác chúng tạo thành đó, trên nền đá hoa cương vắng vẻ, như bọc một lớp không khi chết chóc trong suốt, ba con người tiến bước, ba người xô-viết: Đrujinin, Valentin và Xviatôxlap.

        Họ đi qua thành phố, hết phố nọ sang phố kia, và cứ mỗi bước đi của họ, trên hè, quần chúng đổ ra mỗi lúc một đông. Tin người chiến sĩ lừng lẫy tiêng tăm Đrujinin đã bị bắt, bay đi trong thành nhanh như một tia chớp. Nhân dân từ khắp các ngả đổ lại, mong được nhìn thấy lần đầu tiên, và cùng là lần cuối cùng, con người từ láu đối với họ đã trở thành thần thoại, tượng trưng cho lòng dũng cảm, danh dự, tinh thần hy sinh vô điều kiện và quyết tâm không gì lay chuyển nổi của người bôn-sê-vích.

        Có người đứng dưới những vòm cổng lớn, đứng ở lối đi, đứng sau những cửa kính đóng kín, có người chen chúc nhau trên hè phố, có người trèo lên những trụ ngang đường phố. Trẻ con thì leo lên các cây dê, cây dạ hợp, để nhìn đoàn người được rõ hơn. Thành phố từ trước đến nay tưởng như vắng vẻ, không hồn, giờ đây biến đổi hẳn đi một cách kỳ lạ. Như một tia nắng lách qua đám mây bão đầy tang tóc, viền cho nó một vạch sáng trắng chói lòa, tâm hồn thành phố bỗng hiện lên rạng rỡ, đau khổ nhưng vẫn luôn luôn đầy sức sống.

        Những con người xô-viết bình thường, quần áo rách rưới, đói khát, bẩn thỉu, từ những căn nhà đổ nát bước ra và đi hai bên đường để tiễn đưa Đrujinin. Ở mỗi góc phố, lại có tiểu liên chĩa vào tốp lù binh, nhưng họ vẫn bước đi bình tĩnh và trang nghiêm.

        Hai người đàn bà từ trong một ngõ nhỏ chạy ra, nhập vào đám đông. Họ mặc áo vải mới, chưa giặt lần nào, đầu quàng khăn cũng bằng vải. Họ thở không ra hơi, mồ hôi ròng ròng trên khuôn mặt đó bừng với hai cánh mũi phập phồng tái nhợt. Họ nắm chắc tay nhau lách qua đám đông, mệt tưởng muốn gục xuống. Nghển cao đôi cổ gầy, xương xẩu, qua những đầu người, họ cố nhìn cho thấy mầy người tù. Nhưng họ không thấy gì cả, ngoài mấy tháp súng của xe bọc sắt và những mũ sắt của lính áp giải. Họ lại tiếp tục leo lên phía trước, hổt hoảng xô lấn mọi người, xin lỗi, suýt vấp ngã và đỡ lẫn nhau bằng đôi tay run rẩy.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM