Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:53:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #210 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:33:43 am »


       
38

        Lúc này cánh phụ nữ — Mátriôna Têrenchiepna, Raitxa Lôpna và Liđya Ivanôpna — ngồi gác ở cửa đường hàm. Đó là một lối ra vào mới, vừa được khảm phá ra trên thảo nguyên, dưới lòng một thung lũng, một khe hẹp, hầu như một chỗ đất nứt giữa hai phiến đá vôi, um tùm có dại và gai cằn.

        Xem chừng lối ra vào ấy cho tới nay chưa ai biết. Họ cũng tình cờ khám phá ra nó, và cũng thật hợp thời, vì nó chỉ cách đường sắt Ôđetxa-Bakhmat có hai cây. Chính từ cửa ấy, đội du kích Đrujinin đã ra đi chiếm lĩnh trận địa.

        Hai đêm liền, các bà đã thay phiên nhau chuyển ra đó, trên những xe trượt nhỏ, những hòm thuốc nổ, súng máy, đạn dược, và món kê hầm thịt mỡ đựng trong một cái xoong lớn bọc tấm chăn lông ngựa cũ.

        Công tác chuẩn bị xong, họ trở về hầm đá và giờ đây, họ canh gác ở lối ra vào mới được đặt tên là « Cửa thảo nguyên ».

        Ngoài Xiniskin-Jêleznư, Pêchya và Valentin ra, ở chỉ huy sở còn có vài người của đơn vị Đrujinin để bảo vệ cái tủ sắt và canh gác các cửa đã được gài mìn cẩn thận.

        Mặc đầu rất khao khát, Xiniskin-Jêleznư không được tham gia trận đánh, cũng không được canh gác. Bệnh của bác đang phát triển nhanh một cách kinh khủng. Nói đúng ra là bác đang chết mòn. Đường hầm đã giết chết bác. Có lẽ bác chỉ còn một hai tuần để sống, cùng lắm là một tháng. Bác sắp chết rồi. Ai cũng thấy và cũng biết, nhưng không biết làm gì để giúp bác cả.

        Cũng như mọi người lao, bác hoàn toàn không cảm thấy mình sắp chết. Trái lại, bệnh càng nặng, cơ thể bác càng kiệt sức lực, thì tâm thần bác hoạt động càng mạnh, trí óc càng khỏe, càng minh mẫn,

        Bác cứ đinh ninh rằng mình bị một thứ bệnh cúm đặc biệt gì đó dai dẳng và sẽ khỏi, sắp khỏi đến nơi là khác, và rất bực khi bị coi là một bệnh nhân nặng. Bác không chịu nằm nghỉ. Mỗi cử động đều làm bác mệt. Tuy thế, cứ hai ngày bác lại cạo râu một lần rồi ngồi hồi lâu bên bàn, hai bàn tay xương xẩu ôm lấy đầu, mệt tưởng đứt hơi. Bác rạo rực thèm khát hoạt động. Cuộc tấn công của Hồng quân ở Xtalingrat đã làm bác phấn khỏi trở lại và thực sự kéo dài cuộc sống của bác. Bác chờ đợi thắng lợi mà sao nóng lòng đến thế! Giờ đây, thắng lợi sắp đến, bác không thể nào chết mà không được hưởng. Cũng nóng lòng như thế, bác chờ đợi một chiến thắng khác, trên các con đường sắt Ôđetxa-Bakhmat và Ôđetxa-Razđenaia. Với tất cả tâm hồn nồng chảy trong cái cơ thể tàn tạ ấy, bác cảm thấy rằng trận chiến thắng nhỏ kia và trận chiến thắng lớn của Hồng quân tại Xtalingrat chỉ là những bộ phận của cùng một Chiến thắng vĩ đại đang tới.

        Xiniskin kéo lê chân trong « góc đỏ », thỉnh thoảng lại dừng chân trước tấm bản đồ khu vực. Bác đưa một ngón tay gầy guộc, như chiếc đũa tre mảnh, vàng ệch, phình ra ở những đốt xương, lần theo những con đường sắt, dừng lại ở quãng cây số 14 đường Ổđetxa-Bakhmat, và quãng cây số 15 đường Ôđetxa-Razđenaia. Cái bóng khổng lồ của bác in lên tường không đủ chỗ, gập lại trên tràn, treo lủng lẳng hình nhìn nghiêng nặng nề của cái đầu tóc bù xù. Bác nóng ruột mân mê những mũi kim có gắn cờ đỏ, chỉ muốn cắm ngay chúng vào những điểm trên bản đồ có các đội của Đrujinin và Xtrenbixki đang bố trí.

        Khoảng mười một giờ đêm, Liđya Ivanôpna, Matriôna Têrenchiepna và Raitxa Lvôpna nghe thấy ba tiếng nổ, hai tiếng gần như đồng thời và tiếng thứ ba hơi chậm hơn. Dường như tất cả thảo nguyên đã rùng mình, chấn động trước các tiếng nổ ấy. Tiếng vang thê thảm cuồn cuộn truyền đi bốn bề, vọng sâu vào các khe lạch của thảo nguyên. Và liền đó, khoảng chân trời nhỏ hẹp mà người ta có thể trông thấy từ cửa đường hầm hơi ánh lên một ánh lửa đỏ tía. Ánh lửa rực lên, lan mãi ra. Xa xa, ngọn lửa được gió đông bắc thổi bốc lên, đang hoành hành dữ dội. Trên mặt đất màu chì, bóng mờ mờ của những cây có dại và gai cằn rõ hẳn ra.

        — Bây giờ thì cháy bằng thích, bằng thích... —Mairiôna Têrenchiepna thì thào.

        — Xăng đã bắt đầu cháy rồi — Raitxa Lvôpna đáp lại cũng một điệu như thẽ.

        Lidya Ivanôpna ngồi tỳ bên tảng đả, hai bàn tay nhỏ ép chặt vào ngực. Một tiếng nổ dậy lên vang rền, như một loạt tiếng nổ nhỏ liên tiếp, chồng chất lên nhau ; một chấn động mạnh, đanh, lan ra bốn bề trong không trung, như một cây pháo bông.

        Matriôna Têrenchiepna vểnh tai về hướng thảo nguyên, lắng nghe. Đôi mắt sáng ánh lửa cháy của bà đăm đăm, trong suốt như những quả nho xanh với một hột nhỏ sẫm ở giữa: những con mắt của Gayrin Xêmiônôvich, những con mắt của Valentin, của họ nhà Secnôivanenkô. Bà cau trán, đưa ngón tay trỏ lên sửa lại mái tóc bịt chiếc khăn tay.

        — Bày giờ thì là các toa đạn nổ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #211 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2020, 09:28:27 pm »


        Để giấu xúc động, bà cười dịu dàng, rúc rích. Bà rùng mình, hai hàm răng va vào nhau lập cập.

        — Cái gió tệ gió hại! — Bà thốt lên, khó nhọc, choàng vào người cái áo khoác cũ kỹ tứ thời — Chị không lạnh ư, Raietska?

        — Lạnh — Raitxa Lvôpna đáp lại bằng một giọng lạ lùng, xa vắng, mắt đăm dăm nhìn không chớp ra ngoài thảo nguyên tối tăm và hồng ánh lửa cháy — Yên mà nghe ! — Bà kêu lên giật giọng và bất thần nằm lấy bàn tay giá ngắt của Matriôna Têrenchiepna — Chị nghe thấy gì không?

        — Có

        Giờ đây, thảo nguyên rền vang tiếng súng máy. Các bà chăm chú nghe, tâm trạng căng thẳng đến nỗi nước mắt ứa ra lưng trông. Tay nắm tay và nép vào nhau, họ ngồi bên cái cửa hẹp, xung quanh gió vẫn thổi, vô hình, lướt trên những cạnh đá vôi sắc.

        Lúc này, ở đây, trên thảo nguyên, tại cây số mười bốn và gần ga Batsnaia, đang xảy ra những gì? Mọi việc có trơn tru trót lọt không? Có thể giờ phút này, một viên đạn đang giết chết một người thân của họ chăng? Có thể lúc này Kôletnisuc, hoặc Secnôivanenkô, hoặc Piôt Vaxiliêvich, hoặc Xviriđôp đã thành người thiên cổ ? Có thể Liôna Ximban đã ngã gục? Có thể là Xêrafim Tulyakôp, máu me đầy người đang bò lê qua thảo nguyên? Không, không! Không phải! Không thể thế được. Không thể có chuyện đó... Vậy mà cái vô lý ấy, cái không thể ấy, lại chính là cái họ đang tưởng tượng ra.

        Có những phút họ đã định rời bỏ vọng gác để chạy lao tới chỗ cây số mười bổn. Nhưng họ vẫn không nhúc nhích nửa bước, ngồi lặng đi tê tái, lo âu, đôi lúc lòng rộn ràng, phấn khởi, hy vọng, tin tưởng là lần này mọi việc sẽ tốt lành. Họ đã mất hết mọi khái niệm về thời gian. Đêm kéo dài tưởng như bất tận. Đã bao nhiêu lâu rồi, bao nhiêu giờ hay bao nhiêu phút? Một tiếng nổ nữa vang lên trên thảo nguyên, rồi một lúc sau, gió tạt về những tiếng người. Nhiều tiếng người. Những tiếng hô. Thảo nguyên rộn lên. Chắc đó là bọn quân chiếm đóng Uxatôvô điều vội đến nơi bị phá hoại. Hay là chúng đã điều bọn cảnh vệ lê dương từ Ôđetxa tới... Rồi tiếng sủng máy lại nổ ran ở nhiều chỗ. Lựu đạn bắt đầu nổ. Trên nền chân trời đen hồng ảm đạm, vài bóng kỵ binh chạy nước kiệu lướt qua. Bốn con chó săn Đức chạy, mõm chúi xuống, tai vênh lên như những cỗ súng hai nòng. Gió đưa lại tiếng súng vọng xa xa. Trên nền trời hiện lên một phát pháo hiệu như một ngôi sao nhỏ xanh xanh, vòng lên rồi tắt ngấm. Im lặng dần dần trở lại.

        Các bà vẫn ngồi nép sát vào nhau, lạnh cóng cả người mà cũng chẳng hay, và nhìn chằm chằm vào bóng đêm đến nhức cả mắt.

        Nhưng vẫn chẳng thấy ai về.

        Một ngày và một đêm trôi qua. Không thấy một ai về cả... Cuối cùng, trong đường hầm, xuất hiện Tulyakôp ăn mặc vẫn chải chuốt như thường lệ, những đôi mắt quầng sâu hoắm, và đầu tóc râu ria rối bù. Anh là người đầu tiên mang tin cây số mười bốn về.

        Nói chung, mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch. Đúng như dự đoán, một đoàn tàu cứu viện điều từ Ôđetxa tới đã vấp phải mìn của Xviatôxlap và Kôletnisuc gài, nổ tung. Nhưng trước đó, ở cây số mười bốn đã có hai đại đội quân chiếm đóng Uxalôvô đi ô-tô, theo sau là một đội cảnh vệ kỵ binh có chó, hối hả kéo tới. Chúng tỏa ra bao vây khu vực xung quanh đoàn tàu cháy.

        Anh em du kích có lợi thế là chiếm đuợc những vị trí chiến đấu có chuẩn bị sẵn. Không để cho quân Đức cũng như quân Rumani kịp triển khai đội hình và phân tích tình huống, Đrujinin đã hạ lệnh phát hỏa. Anh em du kích, có hai súng máy đặt trong công sự, đã mở màn bắn như đổ đạn vào ca-mi-ông địch, vào ngựa và bọn lính bộ trông rõ mồn một dưới ánh lửa đoàn tàu đang cháy lụi.

        Đó là một trận nghênh chiến công khai. Nhưng lực lượng hai bên chênh lệch quá : mười tám du kích chống với hai đại đội bộ binh và một phân đội kỵ binh. Chưa biết kết cục rồi sẽ ra sao nếu đúng vào lúc bọn Rumani và bọn Đức sau phút rối loạn đầu tiên, tiến công trở lại vào trận địa của Đrujinin, không có chuyện đoàn tàu cứu viện bị trúng mìn. Vụ nổ mới và bất ngờ này đã tạo nên một tình trạng rối loạn kéo dài trong hàng ngũ địch. Một số tưởng có một đơn vị pháo binh du kích tới, bỏ chạy về đằng sau. Chúng cho là đã bị mắc bẫy. Đrujinin lợi dụng thời cờ ấy bắn một phát pháo xanh, hiệu lệnh rút.

        Họ ném lựu đạn rải rác vào những tốp quân Rumani còn bố trí lại, và biến vào thảo nguyên, mỗi người một hướng, theo đúng mệnh lệnh. Từ lúc đó, Xêrafim Tulyakôp mất hết liên lạc với đồng đội.

        — Thế các đồng chí đã phá được của chúng bao nhiêu cây số đường sắt — Xiniskin đến bên tấm bản đồ, hỏi.

        — Gần hai cây số — Tulyakôp đáp.

        — Khá lắm!

        — Thêm nữa, chúng tồi đã tiêu diệt được ba chục tên «Thô-nhĩ-kỳ» ấy! Và đốt chơi tý tỉnh ét-xăng, ấy là không kể hai đoàn tàu và một goòng máy, là tiết mục cuối cùng của quân ta.

        — Khá lắm, làm ăn khá lắm..., — Xiniskin ồm ồm nhắc lại. — Hãy coi đó là món quà chúng ta tặng các chiến sĩ Hồng quân anh dũng ở Xtalingrat! — Và bác đưa cây bút chì đánh dấu trên bản đồ chiều dài của quãng đường bị phá, và cắm lên đó một lá cờ nhỏ của du kích.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #212 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2020, 09:30:14 pm »


39

        Về sau, anh em trong bộ phận của Đrujinin và Tulyakôp lác đác về, lúc một lúc hai người. Có người bị thương, và Liđya Ivanôpna lập một trạm cứu thương. Xtrenbixki trở về, rồi Xviriđôp, với một bên môi rách toạc và một răng gẫy. Họ kể chuyện giật mìn phá tám cây số đường sắt ở vùng ga Đatsnaia. Phương pháp mới áp dụng ở chỗ nào cũng thành công tất.

        — Một đoàn tàu lớn chở xăng và đạn — Xiniskin- Jêleznư vừa ghi kết quả trận đánh vào cuốn nhật ký chiến đấu, vừa nói — một đoàn tàu tiếp viện, một goòng máy, khoảng ba mươi tên phát-xít bị tiêu diệt, tám cây số đường sắt bị phá hoại cộng thêm gần hai cây số nữa. Quả là một món quà tặng khá lịch sự cho anh em ở Xtalingrat, nhất là lúc này quân Đức đang phải đếm từng giọt xăng, từng viên đạn. Biết bao nhiêu máy bay phải nghỉ cánh, bao nhiêu khẩu súng máy phải treo giò, khá lắm, làm ăn khá lắm !

        Một ngày và một đêm nữa trời qua. Không thấy ai về thêm nữa. Có lý nào họ đã chết tất hoặc bị sa vào tay quân thù cả rồi?... Nghĩ đến mà sợ, nói đến mà sợ! Chỉ có cách là lờ đi không nhắc đến. Những ngày chờ đợi âm thầm. Tiếp sau cái hy vọng âm thầm là cái tuyệt vọng âm thầm, rồi lại hy vọng.

        Cuộc sống dưới hầm tiếp diễn theo trật tự đa định. Xiniskin thay thế Secnôivanenkô, XêrafimTulyakôp thay Đrujinin. Thêm vào đó, cả Liôna Ximban, cũng như Xviatôxlap, cũng như Piôt Batsây, Kôletnisuc và trung sĩ Vetxêlôpxki đều không thấy trở về.

        Ngoài ra, không có gì thay đổi cả. Người ta thổi nấu, nhận thông báo của Thông tấn xã Liên-xô, lau chùi đạn, vá quần áo, tập bắn, lắp đạn vào băng, đánh máy truyền đơn giao cho anh em du kích của Tulyakôp đêm đêm đi rải.

        Các thông báo do Valentin và Pêchya nhận, Valentin điều khiển máy thu, Pêchya ghi chép, một người trong đơn vị Đrujinin mang dây trời ra ngoài cửa hầm, cắm trên một cái gậy giơ lên.

        Nếu không có những bản thông báo tin tức mặt trận Xtalingrat ấy thì họ không đủ sức chịu đựng sự căng thẳng của cảnh chờ đợi âm thầm. Nhưng, hàng ngày, bản thông báo lại cho họ được hít thở không khí chiến thẳng, nó nuôi cho họ sống được và đợi được. Đương nhiên là họ chờ đợt tất cả những người thiếu mặt. Nhưng mỗi người chờ đợi riêng một người, với một tâm trạng khác biệt.

        Pêchya đợt bố. Chú lúc nào cũng nghĩ đến bố, lúc thức cũng như lúc nằm mộng. Chú không mơ thấy bố. Không, Pêchya nghĩ đến bố, da diết, đau đớn, trong lòng tràn ngập tuyệt vọng của yêu thương. Có thể nào bố chú lại không còn sống nữa, bố chú, con người mà chú cảm thấy mình chỉ là một bộ phận không thể tách rời, con người mà cuộc sống là cuộc sống của chú, và cõi chết là một chuyện cũng vô lý, cũng khủng khiếp như giả thử bản thân chú chết vậy ?

        Pêchya không lúc nào không bị giày vò bởi những hình ảnh làm tan nát lòng chú... Bố chú đang chạy trên thảo nguyên. Một đàn chó săn Đức đuổi theo. Nét mặt ông nhợt nhạt, mất hết thần sắc. Một nụ cười kỳ dị méo xệch trên môi ông. Đàn chó chồm lên người ông, ngoạm lấy họng ông, cắn nát quần áo ông. Ông lấy chân đạp chúng ra. Ông kêu lên. Và đàn chó xô ông ngã vật xuống và cắn tay, cắn đùi, cắn vai ông. Bố chú như một đống tả tơi be bét máu. Và bọn quân cảnh vệ Rumani bẻ tay ông một cách tàn bạo, lấy thừng trói ngoặt ra sau lưng, lôi ông xềnh xệch dưới đất, đem quẳng lên xe ca - mi-ông...

        Pêehya cắn môi đến ứa máu, cắn vào nằm tay để khỏi khóc, khỏi kêu to. Chú biết là không nên khóc, không nên nói. Phải im lặng. Và chú im lặng, đôi mắt quầng đen trừng trừng nhìn thẳng trước mặt.

        Valentin cũng thế, cũng nhìn thẳng trước mặt, đăm đăm, nhìn mà không trông thấy gì, yếu ớt áp lên ngực những ngón tay gầy guộc thon thon mèm mại như tay thiếu nữ.

        Pèchya biết tà Valentin mang trên ngực, trong lần áo lót, một bài báo nhỏ cắt ở báo ra, giấy đã vàng và nhàu nát: « Đợi anh, anh sẽ về. Dù mưa rơi dầm dề, trời có buôn lê thê. Thì em ơi, cứ đợi... » Tờ báo đó, Liôna Ximban đã mua hai mác của một tên lính Rumani ở chợ Cũ. Ximban đã không đừng không mua được. Anh đã đem về hầm đá và Valentin đã chiếm làm của riêng. Valentin đã dán bài báo lên tường bên tấm giường đá của mình. Giờ đây, cô mang nó trên ngực, và mỗi lần thấy mình nghĩ đến người vắng mặt và nhất định sẽ trở về, cô lại đưa tay lên sờ nó.

        Trong những ngày chờ đợi ấy, Raitxa Lvôpna đã thay đổi nhiều quá, không ai nhận ra được nữa. Bà đã thành gần như một bà lão. Bà không trò chuyện với ai cả. Bà cứ lầm lì chẳng nói, căng thẳng chờ đợi, bẻ đốt tay răng rắc, và đôi mắt đen của bà, đầy những bóng hãi hùng, cứ long lanh rất khác thường.

        Người có vẻ bình tĩnh hơn cả là Matriôna Têrenchiepna. Bà biết đợi. Cuộc đời đã dạy cho bà cái nghệ thuật tàn nhẫn ấy: bà là vợ thuyền chài. Bà đã trải qua bao đêm không ngủ trong túp lều rách nát của mình, dỏng tai nghe tiếng sóng xô đi đẩy lại như súng rền, khi con thuyền chồng bà ở ngoài khơi bị một cơn bão bất ngờ. Nhiều lần ông đã mang hai con trai đi theo. Bà bế Valentin trong tay, và cùng với chị em vợ thuyền chài khác ra đứng hàng giờ liền ngoài bờ biển cao, mắt đăm đăm nhìn biển cả nổi sóng. Bà dường như biến thành đá. cho đến tận khi mắt bà thoáng thấy, giữa những ngọn sóng, con thuyền quen thuộc mang trở về chiếc cột buồm gãy gục và cảnh buồm tả tơi. Chẳng ai biết lúc ấy trái tim bà rộn lên những gì? Bà im lặng.

        Giờ đây, phần lớn thời gian bà ngồi như hóa đá trên tấm giường bằng đá của mình, nhìn khoảng không trước mắt, đăm đăm, im lặng chờ đợi.

        Ở bà cảm xúc đợi chờ gắn liên với ý niệm một biển khơi nổi sóng. Ngồi thu hai bàn tay to và xương xẩu giữa hai đầu gối, bà mường tượng thấy một mặt biển đầy những mảnh vật trôi giạt hắt bọt sóng lên mặt bà, và những con chim hải âu, hàng trăm con chim hải âu quang quác mà từ bé bà vẫn coi là hồn những dân chài đã chết hiện về. Bà chờ đợi, im lặng. Bà chờ đợi ông chú Gayrick, bà chờ đợi Batsây, bà chờ đợi tất cả những anh em đã ra đi đến chỗ cây số mười bốn, đồng thời bà chờ đợi chồng, ông già Pêrêpêlitxki và các con trai đang chiến đấu ở đâu đó ; có thể họ không còn sống trên đời này nữa và linh hồn họ, như thỉnh thoảng bà vẫn nghĩ, đang bay trên biển cả nổi sóng, đầy những vật trôi giạt của bão táp.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2020, 08:05:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #213 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2020, 04:57:27 pm »


       
40

        — Jôra ạ, theo tôi thì ta lạc mất rồi, — Piôt Vaxiliêvich nói.

        — Theo anh! — Secnôivanenkô càu nhàu, và ông lại rên: trời lạnh làm chân ông đau đến nỗi mỗi bước ông lại muốn rên, và cố lắm mới kìm được. — Theo anh!

        — Thế anh, anh cho là không phải ư?

        — Trời ơi, Batsây, anh cứ thích đặt những câu hỏi thừa ! Im đi thôi. Ta nghỉ tý chăng?

        Ông nằm lấy cánh tay Batsây, dựa vào ông và nhấc chân lên cho đỡ đau. Ông đưa mắt nhìn chòng chọc vào đêm tối, cố tìm hiểu, dù chỉ đại khái thôi, xem đang đứng ở chỗ nào. Nhưng khắp xung quanh chỉ thấy sương mù ẩm và xám xịt.

        Gió dữ dội quất vào lưng, đốt cháy mặt họ. Trong tiếng gió rít dài làm nhược cả người, nghe tuyết lạo xạo, khô và sắc như cát. Ít ra đã năm giờ đồng hồ rồi, Secnôivanenkô và Batsây đi loanh quanh trên thảo nguyên không tìm thấy lối. Họ không còn hiểu được nơi họ đang đứng là đâu. Thoạt đầu, nhờ ánh xăng cháy, họ còn tạm tìm được hướng, nhưng xăng tắt nhanh và họ bị bao vây bốn bề bơi bóng tối dày đặc của thảo nguyên, ở đây còn dễ lạc hơn trong rừng rậm. Trong khi đó đêm sắp tàn. Bình minh có thể bắt gặp họ đang ở trên thảo nguyên đầy tuyết trắng và tuần tra địch sẽ phát hiện được hạ dễ như bỡn. Phải hạ quyết tâm: hoặc ở lại thảo nguyên, ẩn trong một cái hào cũ nào đó chờ đêm sau, hoặc cố tìm cho ra đường đi Uxatôvô,

        — Theo tôi, phải tìm một xó nào đó, chờ đến tối —  Batsây thấy Secnôivanenkô không thể đi được nữa, nói.

        — Theo anh !... — Secnôivanenkô càu nhàu — Anh thì chuyên môn quyết định hấp tấp, thiếu suy nghĩ. Xin lỗi chứ, tính anh từ bé vẫn thế.

        — Thế anh định thế nào? — Batsây thản nhiên đáp.

        — Tiếp tục đi — Secnôivanenkô trả lời.

        — Anh có đi được không? — Batsây thận trọng hỏi —  Anh phải nghỉ một ít cho lại sức. Chân anh có lại đau lắm không?

        Ông cố nói thật dịu dàng, tế nhị, vì biết bạn không ưa nghe ai ám chỉ đến bệnh tật của mình. Ông muốn thuyết phục Secnôivanenkô thôi đừng đi tiếp nữa. Nhưng Secnôivanenkô buông phắt tay Piôt Vaxiliêvich ra và gắt:

        — Đau hay không, không quan trọng. Nhờ trời, chúng ta không phải đang ở nhà an dưỡng, Tiến thôi !

        Cố nén đau, ông mạnh dạn đi tiếp theo hướng mà ông cho là hướng Uxatôvô.

        — Đợi tý đã — Bỗng Batsây dừng lại, nói.

        Ông nghe có tiếng chó xa xa. Secnôivanenkô dừng lại lắng tai.

        — Anh nghe thấy gì không? — Piòt Xaxilièvich hỏi.

        — Chả thấy gì cả.

        — Cỏ tiếng chó.

        Secnỏivanenkô lại nghe.

        — Chả thấy gì cả. Chó chiếc gì đâu.

        — Bây giờ thì không nghe thấy nữa.

        — Anh tưởng thế thôi.

        — Có thể.

        Ho lại đi tiếp. Bỗng trước mặt họ, giữa bóng đêm nhầy nhụa, mờ mờ một cái gì dèn dẹt, lạnh lẽo, hình bầu đực.

        — Hoan hô, Gayrin Xêmiônôvich, Nhiliakôvô đấy! —  Piôt Vaxiliêvich nói. Mặc đầu đã tới ba mươi năm nay không đến Nhiliakôvô, ông đã nhận ra ngay, như trong một giấc chiêm bao thường mơ thấy, cái ao của Nhiliakôvô.

        Secnôivanenkô lặng lẽ quan sát bóng đêm.

        — Theo tôi, đó là Nhiliakôvô — Batsây nhắc lại, đã kém phần tin tưởng.

        — Có vẻ như Nhiliakôvô.

        — Ở quanh đầu đây, cạnh cái ao, có một cối xay gió.

        — Xì, cái cối xay của anh đã biến mất từ đời tám hoánh nào rồi. Nhưng, ở phía bên kia, phải có một cái vựa thóc.

        — Có, mình có thấy — Batsây kêu lên.

        Quả thế, một cái gì mờ mờ nổi lên, phía bên kia ao, dưới ánh ban mai mới hé lên hết sức yếu ớt.

        — Thế thì đúng Nhiliakôvô. Vậy là chúng mình từ bấy vẫn đi theo hướng tây bắc, vượt qua Nêrubaixkôiê. Phải lộn lại rồi. Ở Nhiliakôvô, có quân bảo vệ đường sắt, và chúng mình chắc chắn sẽ vấp phải bọn đi tuần của chúng nó.

        — Theo tôi, nếu ta vòng sang bên phải, thì sẽ tới Khôlôtnaia Banka. Cách ba cây số thôi, không hơn.

        Secnôivanenkô mĩm cười. Tình hình đã sảng sủa ra làm ông hết bực. ông thấy dường như chân đỡ đau. Ông vỗ mạnh vào vai Batsây.

        — Chà, anh nhớ dai thật. Giỏi lắm, Batsây ạ. Đúng, từ cái ao của Nhiliakôvô đến Khôlôtnaia Banka, nếu đo đúng, phải đi ba cây số về hướng đông. Nào, đưa địa bàn của anh ra đây xem!

        Họ chỉnh hướng đi của họ theo địa bàn.

        — Đến được Khôlôtnaia Banka thì cũng đã đỡ gay hơn — Secnôivanenkô nói — Ở đấy, hình như tôi có quen một gia đình. May ra chủng mình có thể trú nhờ ở đấy đến chiều.

        Có thói quen thuộc lòng hàng chục tên và địa chỉ, Secnôivanenkô vừa nghe nhắc đến hai tiếng Khôlôtnaia Banka lièn nhớ ngay đến bà mẹ và cô con gái Secbasenkôp, nhớ lại cảm tưởng họ đã gây cho ông, và nghĩ ngay đến việc lợi dụng chỗ quen biết tình cờ ấy. Ông có tài nhận xét rất nhậy, rất tinh vi về con người và rất ít khi lầm. Dẫu thế nào thì tới gõ cửa họ, yêu cầu trú nhờ một ngày cũng không có gì nguy hiểm cả. Chính họ cũng đã mời ông đến xây giúp một cái hầm. Chuyện ấy đã cách đây một năm, nhưng lý do đó vẫn giá trị, còn dùng được. Và nhất là, Secnôivanenkô nhớ lắm, lúc từ biệt, hai con mắt màu hạt dẻ của người con gái đã long lanh biết mấy. Cái nhìn của đôi mắt ấy hẳn có một ý nghĩa thầm kín. Và nếu không phải thế thì cũng chẳng sao. Hai ông không có quyền chọn. Không thể ở lại suốt ngày trên thảo nguyên; ở đó, sau vụ mìn phá tàu và trận đánh đêm qua, bộ binh và ky binh địch ắt phải sục sạo liên tục.

        — Nào, Pêchya, đi thôi! Mau chân lên trong khi trời chưa sáng hẳn! — Secnôivanenkô tươi tỉnh nói và rảo bước.

        — Ta mau chân lên — Piôt Vaxiliêvich vui vẻ đáp lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #214 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2020, 04:57:51 pm »


        Ông chẳng biết Secnôivanenkô dẫn mình tới đâu, nhưng ông sẵn lòng tin tưởng, cảm thấy ở bạn có một lòng tự tin cao độ, một sức mạnh tinh thần lớn quá làm ông thấy vui vẻ, thoải mải phục tùng ý chí của bạn. Từ ngày lâu lắm họ quen biết nhau, quen mà không hiểu nhau lắm, người bạn xưa ấy, thoạt đầu còn là một chú bé, rồi một thanh niên và bây giờ là một người đứng tuổi, đã gần hói, Secnôivanenkô vẫn bướng bỉnh gan lì, bao giờ cũng biết một cái gì mà Piôt Vaxiliêvich không biết. Batsây bao giờ cũng vẫn cảm thấy Secnôivanenkô hơn mình, nhưng khó phân tích được hơn ở cái gì. So sánh mình với Secnôivanenkô, ông tự cho minh, về mặt này mặt khác, nhẹ dạ quá. Secnôivanenkô vững vàng hơn ông nhiều. Trong bạn có cái gì nguyên tắc hơn và hoàn toàn cứng rắn. Không phải là cứng nhắc, mà đúng là cứng rắn. Bạn bao giờ cũng có một mục đích, và cuộc đời của ông là đạt tới cái đích ấy. Lúc này cũng vậy, ông có một mục tiêu đơn giản và gần, là cái nhà quen ở Khôlôtnaia Banka, tại đó họ có thể nghỉ lại chờ cho đêm xuống. Và Batsây chấp nhận dễ dàng mục tiêu ấy. Ông biết rằng bao giờ cũng có thể tin cậy vào Secnôivanenkô.

        Ba cây số mà họ đi theo la bàn tới Khôlôtnaia Banka là ba cây số gay nhất. Gió thổi mạnh hơn. Giờ đây nó thổi tứ phía, làm quay cuồng những đám tuyết trông còn chưa rõ. Gió như cắt chân họ. Batsây và Secnôivanenkô lạnh toát từ đầu đến chân. Áo ca-pốt của họ kêu xoàn xoạt. Các khớp xương của họ nghe răng rắc vì buốt. Thở nặng lắm. Họ nghiêng người mà đi, như muốn lấy vai hích vào bức tường dày của cơn lốc băng giá. Cuối cùng khi họ tới đám vườn rau của Khôlôtnaia Banka thì trời bắt đầu rạng. Trong không khí xanh lam có thể trông thấy bóng dáng những hàng rào và mái nhà.

        — Nào, Batsây, bây giờ anh ở lại đây, tôi đi trinh sát — Secnôivanenkô nói, và bỏ súng lại, đi tắt qua đám vườn rau.

        Đi hết con đường làng tối tăm và vẳng vẻ mà ông biết rất rõ, vì có công tác của khu ủy đến đây luôn, Secnôivanenkô tìm thấy dễ dàng cái trụ sở cứu hỏa, và cách đấy không xa, một ngôi nhà khá tươm, dài dài và đỏm dáng, mái mới lợp. Ngôi nhà có hàng rào quét vôi trắng bao quanh. Secnôivanenkô thận trọng đẩy cánh cổng gỗ và càng thận trọng hơn nữa đi đi lại lại trước cửa sổ, men theo một tấm ghế dài quét vôi, bên trên treo lủng lẳng những bắp ngô. Ông ngó qua khung cửa sổ tối, đầy băng, không nhìn thấy gì cả và gõ cửa. Vài phút sau, có ánh đèn nhỏ tù mù. Có tiếng then cửa, rồi cánh cửa gỗ hé mở. Một bà lão, mặc áo nông dàn, đầu trùm khăn dày, bước ra và dừng lại trên phiến đá phủ kin băng.

        — Đây có phải nhà cụ Secbasenkôp không ạ? — Secnôivanenkô hỏi.

        Bà lão nhìn ông từ dưới tấm khăn quàng và nói bằng giọng khản đặc.

        — Phải, nhà Secbasenkôp. Thế ông, ông cần hỏi gì ?

        Secnôivanenkô nhận ra bà cụ. Nhưng bà cụ vẫn chưa nhận ra ông. Lúc này trông bộ dạng ông khác hẳn với khi ông ở trên đường Hatji-Bây. Hồi ấy trông ông ra dáng một bác công nhàn có tuổi, vai đeo rìu, một khách đi đường mệt mỏi, với đôi giày bần thỉu, cũ kỹ, một tấm áo bông ngắn bộ đội dày đầy dầu mỡ. Giờ đây, trước mặt bà lão là một người đàn ông mặc áo khoác dài lòng chồn, thắt dày lưng da bộ đội, đi bốt, mặt tái ngắt, và ngực đầy băng. Người đó đứng trước mặt cụ, hai bàn tay thọc sâu trong ống tay áo, lưng cúi gập, loắt choắt và không ai nhận ra được.

        — Cụ không nhận ra tôi ư? — ông nói, đôi môi nứt nẻ mấp máy không nổi.

        — Thế ông, ông cần hỏi gì ? — Bà lão nhắc lại, ngờ vực nhìn Secnôivanenkô.

        — Ai đấy hả mẹ ? — Đằng sau bà cụ, một giọng nói quen quen cất lên, và một bộ mặt quen thuộc với đôi mắt sẫm màu quen thuộc hiện ra ở khung cửa, ngó ra ngoài.

        — Cụ không nhận ra người quen cũ sao ? — Secnôivanenkô cười gượng, cố lấy đúng cái giọng cười cợt tự nhiên của lần chuyên trò năm ngoái, trên chiếc xe qua đường — Bây, bây giờ tôi mới đến được để xây cho cụ cái hầm đấy... nếu cụ chưa xây.

        — Ông đấy ư ? — Người thiếu phụ kêu lên, kinh hãi — Kìa, sao ông cứ đứng mãi ngoài sân thế? Vào chơi trong nhà chứ! Sáng thanh thiên hạch nhật rồi.

        Và Secnôivanenkô bỗng cảm thấy, cung như năm ngoải trên con đường dốc Nông dân, rằng những lời đó có hàm một ý khác nữa.

        — Tôi đi với một người nữa — ông nói — Cả hai chúng tôi vào cả có được không?

        Mời các ông vào, mời các ông vào! Nhưng mau lên. Vì các bà ấy sắp ra giếng lầy nước bây giờ. Kìa mẹ, mẹ đứng đấy làm gì thế, mẹ đi nhóm lò đi chứ!

        Vài phút sau, sau khi đã cất súng dưới hố và lấy lá khoai khô phủ lên, Secnôivanenkô ngồi trước ngọn lửa cháy rực của một cái bếp lò xinh dẹp, có trang trí những hình chim sặc sỡ trông giống bông hoa, và những hình bông hoa trông giống cánh chim.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #215 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2020, 08:57:16 am »


       
41

        Họ ở lại nhà Secbasenkôp suốt ngày hôm ấy cho đến khi trời tối. Họ ăn hai bữa với chủ nhà. Giữa họ và chú nhà có một lối xử sự đến lạ, đầy ý tứ và bóng gió. Thoạt đầu, Secnôivanenkô cố giữ cái giọng chuyện trò năm ngoái. Nhiều lần ông thử hướng câu chuyện đến việc cái hầm. Nhưng chị con gái cứ lờ đi, lơ đãng xua tay.

        — Chậc, hàm hiếc gi nữa! Bây giờ thì còn ai cần đến hầm.

        Đôi lúc chị nhìn Secnôivanenkô với một vẻ bí mật, dường như chị biết chuyện gì đó, nhưng không dám nói. Có lần chị còn hơi mím miệng cười, một cái cười không lấy gì làm vui, có phần lo âu là khác, nhưng chị lại nén lại ngay. Chị tiếp chuyện, hỏi thăm tình hình trên tỉnh, hoặc chính chị bắt đầu kể, làm như vui chuyện nói chơi, những tin tức này nọ trong làng, những tin mà Secnôivanenkô và Batsây thấy toàn là tin quan trọng cả. Chị kể chơi rằng ba hôm trước, đại đội quân Rumani đã rời khỏi làng và bây giờ, nhờ trời, trong làng không còn lính tráng gì nữa. Chị cũng kể rằng mười lăm hôm trước một đoàn dài xe ca-mi-ông Đức đã qua đây và những thằng lính đến lĩnh xăng ở Khôlôtnaia Banka bảo là chúng bị ném vào Xtalingrat, « cái Sưtalingrat chết tiệt », bọn Đức chúng nó nói thế, rằng chúng bây giờ không còn như hồi mùa xuân khi chúng được đưa tới Xêvaxtôpôn nữa. Hồi đó, chúng nghênh ngang coi hạ mục vô nhân, vào nhà, đòi sữa, đòi trứng, trưng thu lợn gà, đi hàng tư ngoài phố, thối kèn ac-mô-ni-ca và mồm thì la hét. « Xô-viết, kaputt: Bônsêvich, kaputt! » Còn bây giờ, trong khi cho xe ăn xăng, chúng cứ ngồi tịt trong xe, xem chừng hấp tấp vội vã, mặt khó đăm đăm, cau có lắm, cái mũ thì thục sâu tùm hụp xuống tận mắt « trông như cái nồi úp». Khi đoàn xe lên đường, chúng khoa súng lên trời, hò hét. « Sưtalingrat! Sưtalingrat! » Trông biết ngay là chúng chả muốn đi tý nào, nhưng lại cứ làm ra vẻ hung hăng. Hai thẳng Đức trẻ măng đã tụt lại, trốn rúc trong đống rơm ở sân nhà cộng đồng. (Bây giờ, nông trường chúng tôi, chúng nó gọi như thế, một cộng đồng, người thiếu phụ nhún vai nói vẻ khinh bỉ), rồi chúng mò vào các nhà hỏi xin bất cứ thứ quần áo gì cũng được để cái trang làm dân, nhưng bọn cảnh vệ chiến đấu đã bắt được chúng và đem bắn tại chỗ, ngay ở đây, trong sân nhà cộng đồng, « xác chúng nó vẫn còn vùi sau sân phơi. »

        — Thế tình hình Xtalingrat thế nào, các ông cho chúng tôi hay với chứ? Liệu rồi ta có để cho chúng qua sông Vônga không?

        — Biết thế nào mà nói... — Sècnôivanenkô thận trọng nói — Hình như không có lệnh rút lui. Trái lại, có lẽ ta sẽ tiêu diệt chúng hết.

        — Thấy nói ở Khôlôtnaia Banka chúng tôi đây, có một người ở đâu đến... mới mấy hôm nay...

        Chị ta nhìn xuống, nghĩ ngợi một lát, rồi không nói gì thêm nữa, chỉ đan ngón tay vào nhau, bé đốt kêu răng rắc. Đôi lúc, chị đưa mắt e dè nhìn Piôt Vaxiliêvich. Lúc ấy, Secnôivanenkô chỉ hơi nhếch mép cười nụ, nhưng không nhìn thẳng vào mắt chị. Chị không biết nghĩ thế nào về cái người chẳng có vẻ gì là phó nề như Secnôivanenkô đã giới thiệu Batsây và chị lại nói những chuyện vu vơ. Còn bà lão thi cứ như giả câm giả điếc: chẳng nghe và cũng chẳng nói gì cả; cụ chỉ đi đi lại lại lặng lẽ trong nhà, vần những nồi lớn bằng một cái chạc, và ném vào lò những nắm rơm thơm phức hoặc những hột ngô khô nổ lép bép nghe như súng bắn. Cụ luôn luôn nhìn ra dường, bước ra hiên và đứng hồi lâu bên cửa như nghe ngóng gì đó, rồi thở dài và lại tiếp tục khua cái chạc vần nồi, mà cái bóng đen cứ nhảy nhót như một con quỷ trong căn nhà rực hồng ánh lửa rơm.

        Ngày đông u ám kéo dài lê thê và họ vẫn ngồi mãi bên bàn. Hoàn cảnh họ thật éo le. Nói cho đúng thì họ đang trốn tránh. Nhưng chủ nhà xử sự một cách y tứ tế nhị, làm như không phải họ đang đi trốn, mà là tới thăm mình. Họ đã sưởi ấm lại người và ăn bữa sáng với thịt mỡ và cà chua hộp. Người họ nóng bức, mắt chỉ muốn nhắm lại.

        — Có lẽ các ông đi nghỉ một tí đi cho đỡ mệt? —  Người thiếu phụ hỏi,

        Chị đưa hai người vào gian thờ bỏ không, không ai ở, trong một phòng lớn có bếp lò còn sang trọng hơn, và nền nhà trát vữa trải một đường thảm len do nhà dệt lấy. Chị nhìn Secnôivanenkô với một vẻ hàm ý và nói.

        — Ở đây thi không sợ ai quấy rầy, các ông có thể cởi giày ra, và cứ tự nhiên.

        Chị ôm vào một cái mền lông cừu to, một cái gối có áo vải hoa và xếp cho họ nằm trên bếp lò, sau khi đã nhấc ra hai cái đĩa sơn to, một đầy hạt anh túc, một đầy mật ong. Buồng này lạnh, tĩnh mịch, ngửi có mùi khổ ngải khô, bên trên các khung cửa sổ, treo lủng lẳng những bó anh túc; trên tường la liệt những ảnh chụp lồng trong những khung lớn khảm xà cừ.

        — Trước, gia đình chúng tôi như thế này đây, — Natalya hất hàm chỉ các tấm ảnh — Các ông xem chơi. Có lẽ cũng hay đấy?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #216 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2020, 08:57:31 am »


        Đó là những bức ảnh phóng đại, nước ảnh rất đẹp do một tay lành nghề chụp, chắc hẳn là một phóng viên nhiếp ảnh. Trên một bức, Secnôivanenkô nhìn thấy một máy sàng trông như một cái dương cầm quay tay và phía trước máy một đống thóc khổng lồ nhấp nhô như một dãy núi. Bốn cô, váy xắn cao, khăn đăng-ten trắng sụp xuống tận mắt, đang đứng trên đống thóc, ngập tới đầu gối, tay cầm xẻng gỗ, mắt hấp háy dưới trời nắng. Phía sau, một cái cân với hai bao đầy và một chàng thanh niên cao lớn, mặt sạm nắng lún phún ria, mặc áo vét- tông và đội mũ cát-két vải trắng; anh ta cũng hấp háy mắt như mây cô kia và mỉm cười dưới ánh nắng mai gay gắt.

        — Tôi đây — Natalya nói, tay trỏ vào một trong mấy cô nông dân — Các cô kia là chị em trong đội sản xuất, còn cái anh đứng bên cạnh cái cân là nhà tôi, đội trưởng đội chúng tôi, Tarax Secbasenkôp. Các ông thấy không? — Mặt chị ta thoảng một nét buồn — Không biết giờ này nhà tôi ở đâu? Có khi đã qua đời từ bao giờ rồi... Và đây, cái ảnh này — chị hoạt bát lên, nói tiếp — là nông trường chúng tôi, nông trường đã giao lúa cho nhà nước sớm nhất huyện.

        Trên tấm ảnh, người ta nhìn thấy bức tường vựa thóc, vài chiếc xe tải có băng khẩu hiệu và một đống bao bì, trên đó vẫn mấy cô gái kia ngồi. Trong khung cửa buồng lải chiếc xe tải, vẫn cái anh chàng trai trẻ có bộ mặt sạm nắng và bộ ria đen kia.

        — Đây cũng lại tôi, và anh ấy... Và đây là đám cưới chúng tôi... — Chị vừa nói vừa lướt nhanh sang một bức ảnh khác, bức to nhất.

        Một chiếc bàn rất dài kê dưới một gốc mận và trên mặt bàn nào đĩa, nào bình, vò sữa, chai lọ, cốc, tách. Giữa bàn, một đống nho chất cao như núi và một quả dưa hấu to tướng có một con dao cắm phập vào giữa. Ngồi quanh bàn, trên những chiếc ghế tựa, ghế dài và ghế đầu có chừng non hai mươi nhăm người trông rõ ràng là vừa qua một chầu rượu; những chàng phù rể trên vai vắt những chiếc khăn thêu dài, những cô gái áo tơ nhân tạo mới tinh, tóc cài hoa, những ông già mặc áo sơ-mi thêu, đội mũ rơm to tướng, và phía sau có mấy cặp đang nhảy. Dưới đất, một chiếc máy hát mở nắp và vài đĩa hát, một chiếc xe đạp mới tinh, nan hoa sảng loáng dưới ánh nắng mặt trời. Và trong cái nhộn nhịp ghi lại trên tấm ảnh, dưới bóng những cành mận, hai cô cậu ngồi nép vào nhau, chú rể mặc vét-tông đen điểm tấm Huân chương Lênin, cô dâu mặc áo lụa bó sát người, vai quàng khăn san sặc sỡ, tóc cài một bông thược được và một vẻ hạnh phúc nở trên khuôn mặt lặng quay về phía « chàng ».

        — Hai vợ chồng Tarax chúng tôi đấy... — Natalya dịu dàng nói, và bỗng dưng nước mắt trào xuống đôi má gầy guộc hẳn những vết nhăn chua xót ở hai bên mép.

        Chị lấy góc khăn chùi nước mắt. Giản dị và tin cậy, chị ngước đôi mắt ướt nhìn thẳng vào mặt Secnôivanenkô — Xưa kia chúng tôi sống như thế đấy! Vậy các bác thử xem, cái quân chó má ấy, nó làm cho gia đình chúng tôi tan nát như thế nào! Ấy chết, xin lỗi, tôi đã quá lời... — Chị nói thêm — Các bác bỏ quá cho, các bác ngả lưng một tý, nghỉ đi. Trông rõ ràng là các bác mệt phờ phạc cả rồi. Cứ ngủ bình tĩnh. Tôi sẽ khóa trái cửa. Chả có ai ra vào đây đâu. Hai mẹ con tôi sẽ gác bên ngoài.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #217 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 04:05:53 pm »


       
42

        Chị bước ra, nhưng dừng lại ở cửa buồng, ngẫm nghĩ và bỗng nói với một giọng dirt khoát.

        — Xin lỗi, các bác bỏ quá cho... có thể hỏi các bác một câu được chăng?

        Secnôivanenkô tiến đến bên chị ta.

        — Nói thế này bác đừng giận — Chị hạ thật thấp giọng, nói — Ngay từ hồi năm ngoái, ngồi trên xe bò, tôi đã nhận ra bác. Trước chiến tranh, bác đã hai lần xuống thôn chúng tôi, vào vụ gieo hạt. Bác là đồng chí Secnôivanenkô. Phải thế không?

        Vẻ mặt Secnôivanenkô sa sầm ngay xuống.

        — Thế thì, coi như tôi chưa nói gì... — Chị nói nhanh, mắt nhìn Batsây đang vừa thảo bốt vừa xuýt xoa — Thôi, xin bỏ qua những lời tôi vừa nói. Tôi hiểu. Tôi không biết bác là ai, đây là lần gặp đầu tiên. Bác chỉ là một ông thợ nề và bạn của bác là thợ phó, hai bác đến tận đây chẳng qua chỉ là để xây một cái hầm. Xin cứ ngủ yên, chẳng có gì đáng lo ngại cả. Xin lỗi, xin lỗi... — Chị kiêu hãnh và chua chát mím chặt cái miệng nhỏ lại.

        — Khoan đã — Secnôivanenkô nói — Chị là người thế nào?

        — Ôi, lạy Chúa! — Chị thốt lên như tuyệt vọng — Tôi là tổ trưởng, đoàn viên Thanh niên cộng sản. Và nhà tôi, Tarax Secbasenkôp, là đội trưởng, bây giờ là sĩ quan Hồng quân, trung úy. Tôi đã chả nói mãi với bác rồi sao. Tôi đã chả chỉ cho bác xem ảnh rồi sao. Bác tin hay không tin, thì tùy.

        Trong giọng nói, trong đôi mắt long lanh và ngấn đó vì nước mắt, trong chiếc khăn san sẫm màu mà chị cầm một góc lau cái miệng nhỏ nhắn, trong toàn bộ dáng người nhỏ nhắn của chị, có một cái gì rất xô viết, rất ta, làm cho Secnôivanenkô phải nắm lấy tay chị và nghiêm chỉnh nói:

        — Không mà, không mà. Natasa Secbasenkôp, tôi tin chị.

        — Bác tin tôi?—Chị hỏi, đôi mắt long lanh — Thế thì rất, rất sung sướng. Vậy mà lúc nào tôi cũng cứ ngượng nghịu, lúng túng, cứ như mình ăn cắp cái gì. Bây giờ, bác đã tin thì tôi nói để bác nghe — Chị hạ giọng xuống và đưa mắt chỉ Batsây.

        — Không sao, cứ nói — Secnôivanenkô mỉm cười bảo.

        — Vậy, xin bác nghe đày. Ở làng chúng tôi, đến hai tuần nay có một ông sống trong một căn nhà. Nói đúng ra ông ta đang trốn tránh. Một chân đau, ngã gẫy ở cái đống nào đó, hay bị thương thì chả biết. Xem có vẻ tai nạn nhảy dù thì đúng hơn cả. Một chị em chúng tôi cũng có chồng đi Hồng quân một đêm đã thấy ông ta nằm sóng soài trong vườn rau, hoàn toàn bất tỉnh nhân sự, và đã khiêng về. Bây giờ phải đưa ông ta đến một đống nào đó, nhưng đi đâu, chị em chúng tôi chưa có ý kiến gì cả. Ông ta bảo là cần bắt liên lạc với một người lắm. Bác mách giúp cho chị em chúng tôi nên làm thế nào?

        — Tôi biết mách thế nào bày giờ? — Secnôivanenkô thận trọng nói — Cái anh chàng ấy, có mà thánh biết anh ta là thế nào ?

        — Ông ta tốt lắm ? — Natalya nói ngay — Và đứng đắn lắm! Nến bác đồng ý thì xẩm tối, tôi đưa ông ta lại đây...

        — Thế tên ông ta là gì ?

        — Ông ta không nói. Chúng tôi gọi là Vaxili, còn tên họ là gì, ông ta giấu, cũng như bác. Thế tôi đưa ông ta đến gặp đồng chí nhé, đồng chí Secnôivanenkô?

        — Đừng, khoan đã thì hơn — Secnôivanenkô ngẫm nghĩ xong, nói — Thế này thì hơn này. Chị sẽ nói chuyên với anh ta, như vô tình, một cách thận trọng...

        — Tôi hiểu... — Natalya nói.

        — ...một cách thận trọng, chị nói chuyện với anh ta, và trong hai hoặc ba ngày nữa vào quãng tối, sẽ có một người chỗ tôi tới đây để xây hầm — Secnôivanenkô nói với một nụ cười chỉ ánh lên trong khóe mắt — Chị sẽ giới thiệu hai người, coi như ngẫu nhiên, hoặc ở đây, trong nhà chị, hoặc tốt hơn ở ngoài sân, ở một chỗ nào trống trải. Tóm lại, coi như vô tình. Rồi sau hẵng hay, chị hiểu chưa?

        — Hiểu rồi, đồng chí Secnôivanenkô ạ — Chị nói.

        — Cô em này, cô em hãy quên tôi là Secnôivanenkô đi!

        — Xin lỗì, xin lỗi...

        — Được rồi...

        — Các bác ngả lưng nghỉ đi, không phải nghĩ ngợi gì cả. Chúng tôi sẽ gác.

        Đôi mắt Natalya long lanh dưới tấm khăn quàng, và chị bước ra khỏi phòng, đáng đi nhanh nhẹn. Rồi nghe thấy tiếng vòng khóa lách cách trong khi chị khóa trải cửa lại bằng khóa móc. Secnôivanenkô trèo lên nóc lò sưởi thì Batsây đã ngủ khì.

        Xầm tối thì khóa mở. Uống xong một bình sữa, hai người bước ra ngoài vườn rau, lấy súng và ra đi tìm cái cửa đường hầm được mệnh danh là « Cửa thảo nguyên ».

        Trên nền trời đen, những ngôi sao to mùa đông cháy sáng. Tuyết rắn và sắp thành lớp sào sạo dưới chân. Secnôivanenkô, hơi khập khiễng, bước nhanh. Batsây đi sau. Họ phải đi khoảng tám cây số. Họ đã nghỉ ngơi khỏe mạnh, ngủ đã mắt, nên độ đường ấy họ chẳng xem vào đâu. Họ im lặng một lúc lâu nữa vì hương vị của cái ngày kỳ dị họ vừa được sống thật bất ngờ, thật tuyệt vời trong một ngôi nhà nông dân ấm cúng có chiếc lò sưởi sơn, trong mùi khô ngải ngây ngất, với những người phụ nữ đôn hậu đã tiếp họ hết sức ân cần, thân mật. Và như để mặc dòng tư tưởng, Secnôivanenkô bỗng dừng lại và nói, mắt ngước nhìn sao:

        — Này, anh bạn, trên đất nước ta vẫn còn khối những công dân xô-viẽt tốt. Vậy là, ta vẫn sống! Phải không? Ý bạn thể nào? Ta sống chứ?

        — Theo ý tôi, ta đang sống — Piôt Vaxiliêvich đáp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #218 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2020, 04:06:48 pm »


        Họ về trót lọt tới cái cửa được mệnh danh là « Cửa thảo nguyên », và đến sáng, sau khi đi thêm bốn cây số đường hầm nữa, họ xuất hiện ở doanh trại.

        Cho tới lúc ấy, về tới đơn vị có Lêônit Ximban đã len vào đường hầm bằng lối giếng làng Uxatôvô, và cả Kôletnisuc và Đrujinin nữa đã ngẫu nhiên gặp nhau trong thành phố, ngoài chợ, khi Kôletnisuc đói mềm và bị lùng riết đang đổi cái áo bông ngắn lấy bánh mì và sữa. Đrujinin đã kéo Kôletnisuc đi theo và từ trung tâm thành phố, họ đã dắt nhau trở về đường hầm qua lối kho rượu vang cũ. Thế là họ đã có mặt đầy đủ, trừ Vetxêlôpxki và Xviatôxlap. Nhưng trung sĩ Vetxêlôpxki đã hy sinh anh dũng khi anh giật nồ quả mìn thứ ba. Anh sẽ không bao giờ trở về nữa. Còn Xviatôxlap thì mọi người vẫn đợi.

        Chẳng bao lâu, trong đường hầm xuất hiện mốt vị khách mới là người mà Natalya Secbasenkôpô làng Khôlôtnaia Banka đã nói chuyện với đồng chí bí thư thứ nhất. Đrujinin đã đích thân đến chỗ hẹn để gặp người ấy. Anh đã bố trí một loạt biện pháp đề phòng: đem theo một toán bảo vệ phòng có phục kích, và cử những tốp trinh sát đi trước điều tra. Nhưng mọi việc đã diễn ra êm thấm. Cuộc gặp mặt tiến hành ban đêm, ở cái kho lúa ngoài sân nhà Secbasenkôp. Natalya dẫn người kia đến đấy. Đrujinin nói chuyện tay đôi với ông ta trong khoảng hai mươi phút, sau đó nhận định có thể dẫn ông ta về đường hầm được. Người ấy, người ta gọi là đồng chí Vaxili, ở lại đường hầm không quá hai ngày hai đêm rồi lại biến đi cũng đột ngột như khi xuất hiện. Chỉ có Sechôivanenkô, Đrujinin, và có lẽ cả Xiniskin-Jêleznư nữa, người đã cung cấp cho ông ta những giấy tờ do « phòng thông hành » của đơn vị làm ra, được biết ông ta là ai, đến Khôlôtnaia Banka bằng cách nào, có nhiệm vụ gì và đi đâu. Những anh em khác thì chỉ đoán mò. Người ta chỉ có thể phỏng đoán một điều: đồng chí Vaxili, được thả dù ở sân sau lưng địch, đã bị thương ở chân, và là một cán bộ tình báo loại « cỡ ».

        Chả khó gì cũng có thể tưởng tượng được rằng Pêchya đã nhìn con người phi thường đó, vị anh hùng đó, với một sự tò mò kích động như thế nào, và thán phục ông ta như thế nào, dường như chú nuốt chửng từng lời ông ta nói. Đối với chú, đồng chí Vaxili đã át hẳn mọi vấn đề đáng chú ý khác của cuộc sống dưới hầm. Vả lại, đối với các chiến sĩ du kích bí mật khác, đồng chí Vaxili cũng trở thành trung tâm chú ý của họ trong một thời gian. Bởi vì ông là con người của Đất liền1. Mới đây không lâu, ông còn đi chơi phố Mạc-tư-khoa. Quá thật là khó tưởng tượng. Người ta còn thấy hầu như vô lý... Ông biết vanh vách thế bố trí của các mặt trận và tình hình hậu phương. Dường như không khí của tổ quốc đã theo ông lùa vào đường hầm, và những ai không phải phiên lao động cứ quấn lấy ông suốt buổi, để thở cái không khí ấy, cái thử không khi mát rượi và bao la.

        Secnôivanenkô triệu tập một hội nghị mở rộng của Đảng bộ, mà chương trình nghị sự có bản thông báo tình hình của vị khách.

        Vì « góc đỏ » không thể chứa đủ tất cả những người muốn tham dự, hội nghị chuyển đến nơi được gọi là trường bắn. Trong các đường hầm lấp lánh ánh đèn. Cái hang nhanh chóng đầy ắp người. Các chiến sĩ du kích của đơn vị Tulyakôp và đơn vị Đrujinin cúi thật rạp người xuống để khỏi va đầu vào trần đá, tiến vào trong hang và ngồi tản ra dọc vách đá, người thì ngồi trên mảnh những tảng đá dùng làm bia, người thì ngồi phệt luôn xuống đất. Những ai không tìm được chỗ ngồi dựa vào tường thì trải áo ca-pôt và áo cánh bông nằm rạp xuống phía đằng trước. Để tiết kiệm nhiên liệu, những ngọn đèn không cần thiết được tắt ngay. Chỉ để lại một ngọn trên gờ tường. Nhưng ngay cả đến ánh sáng leo lét của nó cũng dường như lấp lánh trên tường đá vôi với một vẻ tưng bừng đặc biệt.

        Đồng chí Vaxili, có các đồng chí trong Ban chấp hành đi cùng, lách tới bên cái hòm gỗ dán dùng thay cho bàn. Đó là một người trạc bốn mươi, cử chỉ đĩnh đạc, một con người trong đó đáng dấp quân nhân hòa hợp rất tự nhiên và thoải mái với phong thái một nhà công tác khoa học. Ông đi đến chỗ ngồi như một đại tá, và ngồi xuống cái hòm gỗ, xoa má, xoa cái cằm cạo nham nhở như một vị giáo sư sắp giảng bài. Còn về các mặt khác, ông chẳng có gì khác với bất cứ một cán bộ chỉ huy du kích nào cùng tuổi. Secnôivanenkô giới thiệu cho anh em tập họp ở đấy, biết ông là một đồng chí mới từ Đất liền tới, nhưng không đi sâu vào cụ thể. Rồi ông khoát tay về phía cử tọa:

        — Thôi, đồng chí Vaxili, bây giờ xin nhường lời cho đồng chí. Anh em rất nóng ruột muốn biết ở Đất liền sự thể ra sao, tình hình ngoài mặt trận như thế nào, triển vọng sắp tới là gì. Xin mời đồng chí!

        Đồng chí Vaxili đặt khuỷu tay lên mặt hòm, kiên nghị nhìn thẳng trước mặt và báo cáo vắn tắt về tình hình các mặt trận.

-----------------------
        1. Danh từ chỉ khu tự do.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #219 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2020, 08:07:13 am »


        Tưởng như có một ngọn gió lọt vào đường hầm và thổi lùa trên các khuôn mặt.

        Ngọn lửa trong cây đèn khẽ đung đưa. Khi tiếng ồn ào đã dần dần chấm dứt, đồng chí Vaxili giải thích:

        — Đó là tình hình quân sự trước mắt. Có thể nói hoàn toàn chắc chắn rằng chưa bao giờ nhân dân xô viết đoàn kết chặt chẽ như vậy xung quanh Đảng ta. Trong những tháng mới đây, tôi đã có dịp ra một số mặt trận và đi công tác ở hậu phương nữa, như Uran, Xibêri, Trung Á, Kazactan. Toàn thể nhân dân xô-viết thấm nhuần một niềm tin không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi. Chiến tranh là một sự thử thách nghiêm khắc các lực lượng và tính vững bền của chế độ xô-viết. Những mưu toan của bọn đế quốc Đức, xây dựng trên sự tan rã của nhà nước xô-viết, đã hoàn toàn phá sản. Lực lượng quân địch đã bị hao mòn và không thể phát triển được nữa. Trong cuộc chiến tranh này, Hồng quân đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn tám triệu binh lính và sĩ quan địch. Giờ đây, quân đội Hitle, phải lấp lung tung các lỗ hổng bằng quân Rumani, quân Hunggari, quân Ý, quân Phần-lan, đã yếu đi trông thấy so với hè và thu năm một nghìn chín trăm bốn mốt.

        Và một lần nữa dường như lại có một ngọn gió thổi lướt trên mọi khuôn mặt. Đồng chí Vaxili đưa lòng bàn tay lên xoa cái cằm lởm chởm và bỗng dưng mỉm một nụ cười hóm hỉnh, hiền lành:

        — Công việc làm ăn của ta là như vậy đấy, các đồng chí ạ!

        — Kễ cũng không đến nỗi kém. — Xiniskin thở khò khè, nói.

        — Tình hình bây giờ như thế này: Liên-xô mặc dầu có những thất bại quân sự tạm thời, đang ở trên hướng đi lên, còn bọn Hitle thì thời hoàng kim của chúng rõ ràng đã vĩnh viễn qua rồi. Phải, qua hẳn rồi.

        — Như người ta nói, chúng đã rã đám — Ximban nheo mắt một cách nghịch ngợm, phát biễu.

        — Đồng chí nói sao? — Đồng chi Vaxili quay về phía Liôna, hỏi vội — Chúng đã rã đám ư? Có lẽ như thế. Phải, hay lắm. Chúng đã rã đám. Chính vì thế nên chúng ta, những người chiến đấu vì nhân dân, chúng ta phải làm cho cái mà đồng chí gọi là cuộc « rã đám » của chúng càng khốn đốn càng tốt, và tôi nghĩ rằng phải biến nó thành một cuộc tan rã hỗn loạn nữa là khác.

        — Không thể chịu nổi — Secnôivanenkô chêm vào.

        — Đúng, không thể chịu nổi — Đồng chí Vaxili nói —  Không thể chịu nổi... cái tiếng ấy thích hợp nhất. Các đồng chí hẳn đã biết gần đây, phong trào du kích của ta đã mở rộng như thế nào. Cuộc đón tiếp các đồng chí chỉ huy các đơn vị du kích tại điện Kremlanh đã là một sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển sau này của phong trào du kích.

        — Tại điện Kremlanh! — Pêchya không kim được nữa, lớn tiếng thốt lên...

        — Im — Batsây kẻo tay áo con, nghiêm khắc nói.

        — Con nhỡ — Chú bé đỏ mặt, nói.

        — Đó là cháu đội viên Pêchya Batsây — Secnôivanenkô nói.

        Đồng chí Vaxili rướn cao lông mày lên và mỉm cười.

        — Ái chà! Thế thì còn phải nói, tốt lắm. Trong đội du kích của đồng chí Xiđo Actêniêvich Kôpăc, có những chú bé như thế mà chiến đấu ra trò. Một chú còn được đề nghị tặng thưởng huân chương nữa kia. Batsây, cháu bao nhiêu tuổi.

        — Dạ, mười ba.

        — Thể sao lại còn là thiếu niên? Chú đã đến tuổi đoàn viên Kômxômôn rồi. Cháú chiến đấu thế nào? —  đồng chí Vaxili hỏi.

        — Chiên đầu thì, tất nhiên, chưa chiến đấu theo dùng nghĩa, nhưng cháu giúp chúng tôi chiến đấu — Tulyakôp nói.

        — Giúp chiến đấu cũng là chiến đấu — Đồng chí Vaxili nhận xét. — Nhất là trong chiến đấu du kích của chúng ta. Các đồng chí chưa chuyển cháu lên đoàn thanh niên Kômxômôn là sai.

        — Bao giờ cháu đủ mười bốn tuổi, chúng tôi sẽ chuyển — Secnôivanenkô nói.

        — Không được, làm thế sao tiện...

        — Valentin đến giờ vẫn còn là đội viên — Pêchya nói, mặt đỏ nhừ.

        — Tôi tự coi là đoàn viên Kômxômôn từ lâu rồi — Valentin nghiêm nghị và lạnh lùng nói, mắt vẫn không nhìn lên.

        Cô gái ngồi trong góc động khuất nhất, tựa lưng vào tường, kín đáo, môi mím chặt, và khuôn mặt trắng nhợt, như nặn bằng tuyết. Và chú bé lại một lần nữa có cái cảm giác chua chát là sự thân mật, bình đẳng giữa hai đứa trước đây nay không còn nữa.

        — Ờ. trông cô ấy người lớn quá rồi — Đồng chí Vaxiti nói — Em bao nhiêu tuổi?

        — Mười sáu, sắp mười bảy rồi ạ — Valentin đáp, những ngón tay thon thon bó chặt lấy gối.

        — Cũng là người địa phương ta cả chứ?

        — Không, Valentin là người địa phương, còn Pêchya là dân Mạc-tư-khoa. Quan trọng lắm đấy.

        — À, thảo nào. Chú ấy như đã giật mình khi nghe tôi nhắc đến Mạc-tư-khoa.

        — Cháu ở bên kia sông Môxkôva, từ nhà cháu, nhìn qua cửa sổ có thể thấy hết cả điện Kremlanh — Thấy đồng chí Vaxili chú ý đến mình, Pêchya mạnh bạo lên, nói. — Thế có thật là vừa mới đây bác ở Mạc-tư-khoa không?

        — Chừng thế.

        — Và đồng chí đã đến điện Kremlanh? — Mấy người hỏi.

        — Tôi có đến điện Kremlanh — Đồng chí Vaxili trầm ngâm nói, đôi mắt dịu lại. Đồng chí nhấc khuỷu tay tựa trên mặt hòm ra, duỗi cái chân bị thương xem chừng vẫn còn đau, và lim dim mắt, tràm ngâm nhìn ra xa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM