Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:59:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14775 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2020, 09:59:27 am »


        Hai bố con ngồi ôm nhau trên một chiếc giường đá. Rồi họ đứng dậy và dạo qua các hang động. Pêchya chỉ cho Piôt Vaxiliêvich các ngọn cờ, « buồng giấy » của đồng chí bí thư, nhà bếp, cái chạn, thư viện, tờ báo tường, cái chỗ hõm nơi cậu lau đạn với Valentin. Chú rất thích thú được giới thiệu với bố những chiến sĩ của đơn vị Secnôivanenkô. Thình lình, chú phấn khởi hét lên:

        — Đồng chi Xiniskin Jelezmr. Đồng chí không biết bố tôi sao ? Bố, xin giới thiệu đồng chí Xiniskin Jêleznư. Đồng chí Xiniskin Jelezmr, đây là bố tôi, thuộc đơn vị Đrujinin... Bố, bố trông kìa, cô thiếu nữ của chúng ta, Valentin, cũng là một thiếu nữ tiền phong. Valentin, lại đây! Đây là bố tôi, thuộc đơn vị Đrujinin. Cô không biết à? Làm quen đi... Và kia là Xerafim Ivanovich, chỉ huy phó quân sự. Chính anh ấy đã dạy cho con sử dụng khẩu Na- gan đấy. Bố có biết bây giờ con bắn thế nào không ? Mười phát trúng sáu nhé!... Và đây là đồng chí Xtrenbixki — Pêchya nói một cách tôn kính. — Đồng chí và các người của đồng chí, vừa mới đây, ở cảng, đã làm cho chúng khiếp đảm! Lạy Chúa che chở cho, ta không nên tranh cãi nhau ! — Chú nói tiếp, vô tình học theo cách nói của Lêônit Ximban. — Và chúng con còn một đồng chí anh dũng nữa, Liôna Ximban Ivanôpna, nhưng con không biết cô ấy đâu rồi! Có lẽ, cô ấy còn đi kiểm tra các vọng gác... Còn đây là mẹ của Valentin, Matriôna Têrenchiepna, bố và bác không biết nhau sao ? Hẵng làm quen nhau đi Bác Matriôna Têrenchiepna, nhìn xem bố cháu một tí. Bác không biết bố cháu ư? Làm quen nhau di.

        Lòng tràn ngập hạnh phúc và tự hào, Pêchya đã quên băng là Matriôna Têrenchiepna đã cho chú xem một tấm ảnh rất cũ và đã gọi bố chú là « Pêchya ». Nhưng Piôt Vaxiliôvich đã quên hết từ lâu. Vì hồi đó đã lâu lắm, bốn mươi năm rồi còn gì! Giữa cô Môchya bé nhỏ và dịu dàng, mà ngày xưa ông đã cùng đi lang thang khắp các bãi cỏ vùng Cối xay gần, với người đàn bà đã già này, mặc áo ba-đờ-xuy nam và đi ủng như bộ đội, mẹ của một thiếu nữ tiên phong tên là Valentin, bạn của con trai ông, giữa hai người đó có quan hệ gì với nhau đâu? Nhưng bà đang đứng trước mặt ông dưới ánh sáng vàng le lói của ngọn đèn chong và đang nhìn ông với một nụ cười hiền hậu, vui sướng, đợi ông nói.

        — Batsây — Ông nói, chìa bàn tay cho bà.

        — Pêrêpêlitxkaia — Matriôna Têrenchiepna đáp ngập ngừng, một giọt nước mắt nhỏ lờ mờ lăn trên gò má xám xịt.

        Piôt Vaxiliêvich nắm chặt lấy bàn tay khô, cứng, và chợt run run.

        — Hân hạnh, đồng chí Batsây — Bà nói, giọng nhỏ nhẻ (Bà định nói « Anh không nhớ tôi ư, tôi là Môchya đây nhưng lại thôi.) — Hân hạnh... Anh có một cậu con trai dễ thương lắm. Chúng tôi rất yêu chú. Một chú bé đáng yêu, kiên nhẫn... Và tôi rất sung sướng, rất...

        Bà không nói hẽt câu và bỏ đi giúp Raitxa Lvôpna đang sửa soạn « bữa tiệc liên hoan » trên hai cái bếp dầu hỏa, ăn mừng ngày gặp gỡ của hai đơn vị, nhưng bà không nhịn được nữa, nên vội quay lại.

        — Có thật anh không nhớ tôi không ? — Bà nói với Piôt Vaxiliêvich.

        — Khoan đã, khoan đã ! — Ông ấp úng, ngạc nhiên về giọng nói của bà.

        Trong động, gần như tối hẳn. Bà cầm ngọn đèn chong đặt ở trên hòn đá và áp sát vào mặt mình. Piôt Vaxiliêvich liền nhìn kỹ bà. Một cái gì thân thuộc nhưng đã lâu ngày quên đi. thấp thoảng trên nét mặt người đàn bà đã có tuổi này rồi chợt Piôt Vaxiliêvich nhận ra bà.

        — A! — Ông vui vẻ kêu lên — Bây giờ, tôi hiểu cả rồi. Tôi nhớ ra chị rồi. Chị là Môchya, phải không?

        — Chứ còn ai! — Bà trả lời, buồn bã và, không rời mắt khỏi Batsây, bà lại chìa tay ra, coi cái nắm tay trước như vô giá trị.

        Piôt Yaxiliêvich cầm lấy tay bà và lại nắm chặt lấy, nhưng lần này khác hẳn, chăm chú và mãi không buông ra.

        — Môchya, đã bao nhiêu lâu chúng ta không được gặp nhau rồi nhỉ?

        — Tôi không biết — Bà đáp, không hiểu mình nói gì và cảm thấy nghẹn ngào.

        — Đâu như đã hai mươi nhăm, ba mươi năm rồi —  Piôt Vaxiliêvich nói, mặt tươi cười — Như người ta nói, biết bao nhiêu nước chảy đã qua cầu. Thế nào, chị có khỏe không? Chị vẫn ở Ôđetxa ư?

        — Vẫn ở Ôđetxa. Còn anh, Pêchya? vẫn ở Mạc-tư- khoa à?

        — Vẫn ở Mạc-tư-khoa.

        — Mặc dù tôi biết gần hết cuộc đời anh qua con trai anh. Anh còn có hai cháu gái nữa, phải không? Còn tôi, ngoài Valentin ra, tôi còn hai cháu trai. Nhưng chúng đã lớn cả rồi. Ở trong quân đội. Chúng đang chiến đấu. Cả nhà tôi cũng đi với chúng. Chắc anh không nhớ nữa, có một người đánh cá ở giữa Suối nhỏ và « Ôtrađa »: A- kim Pêrêpêlitxki làm trên tàu «Vêra»; đánh cá trích; đến tận Ôsakôp.

        — Tôi có nhớ tàu « Vêra » nhưng không nhớ Pêrêpêlitxki.

        — Nhà tôi đấy... Nhưng anh có nhớ có một lần ở vùng Cối xay gần, tôi mời anh ăn món anh đã bỏng lưỡi và anh thổi món khoai tây cho nguội đi không? —  Bà lấy ống tay áo lau mồ hôi mặt rồi bỗng vội vã nói —  Được, đợi một tí, xin lỗi, không có thì giờ để nói cho hết. Tôi chạy đi đây một tí... Ở đây, tôi gần như là chủ nhà. Nếu không chết, chúng ta còn có thì giờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:24:22 pm »


        Matriôna Têrenchiepna nhẹ nhàng rút bàn tay khỏi tay Piôt Vaxiliêvich rồi chạy đi lo việc bếp núc.

        Secnôivanenkô không muốn mất thể diện trước mặt Đrujinin. Ông đã ra lệnh cho Raitxa Lvôpna và Liđya Ivanôpna phải tiếp đãi khách thật tử tế : một món mì, một món bột kê nấu mỡ, bánh rán dầu quỳ nhân mứt mận. Bánh mì, thực ra thì thiếu. Nhưng Đrujinin đã mang tới một ô bánh mì nguội rất ngon.

        Nói tóm lại, đây là một bữa tiệc đang chờ đợi họ. Khói dầu quỳ cháy cay sè từ từ ùn lại trong các đường hành lang, dồn lại trong các hang động, đọng ở các ngăn tường. Mấy cái bếp dầu hỏa như những ngôi sao xanh kêu vo vo trong màn sương mù mịt. Các ngọn đèn chong chỉ hơi le lói trong lần khói cay sè. Rất khó thở, nước mắt nước mũi cứ giàn giụa: đến phải đeo mặt nạ phòng hơi ngạt mất. Nhưng không ai tỏ ra khó chịu cả, mọi người đều khoái trá với cái hương vị thức ăn dễ chịu đó, nó nhắc lại những ngày hội hè. Đôi lúc, trong khói bếp, hiện ra cái bóng dáng to lớn, vụng về của Kôletnisuc lại ngồi bên cạnh Piốt Vaxíliêvich để trao đổi dăm ba câu.

        — Này, ông đại diện hãng dầu hỏa Rumani — Hoa- kỳ, công việc làm ăn thế nào? Hãng của ông có tìm ra dưới Ôđetxa, thứ dầu hỏa rất giàu chát ốc-tan không? — Rồi Kôletnisuc vừa cười như trẻ con vừa ho, hắt hơi vì khói bếp và lấy ống tay áo lau nước mắt.

        — Hãng tòi, như anh biết đấy, đã tìm thấy một thứ đại loại như thế dưới Ôđetxa, trong khư vực làng Uxatôvô — Batsây vừa nói vừa cười — Còn anh, anh hãy kể cho chứng tôi nghe anh đã « buôn bán » giỏi giang như thế nào ở cửa hàng «Jorjơ » đi. Bộ ria mép của anh đầu rồi? Này, ông con nợ không may! Thế mà cùng gọi là thương gia ! Cho tôi xem những tờ hối phiếu giấy lộn của anh!...

        — Cho nó cháy mẹ nó đi! — Kôletnisuc nói, rầu rĩ.

        — Đừng, Jôrôska ạ — Piôt Vaxiliêvich nói luôn một hơi. Anh đã hai thứ tóc trên đầu mà mãi đến tận bây giờ vẫn chưa biết một tí luật pháp gì về hối phiếu hay sao?

        — Tòi biết nhưng đã quên mất cả. Anh tính, hoàn toàn chỉ vì quên.

        — Thế, không muốn làm nhà tư bản à?

        — Tôi có muốn đâu kia chứ !

        — Ồ, anh muốn lắm!

        — Im đi!

        — Không. Jôrôska, anh muốn lắm và đấy là hậu quả, đáng buồn!

        — Chính Secnôivanenkô đã dẫn tôi tới đó.

        — Anh định đổ lên đầu người khác à?

        — Lạy Chúa, chính anh ta! Nếu không phải con quỷ ấy thì đờl nào tôi chịu bẩn tay.

        — Thôi đi, Jôrôska! Mọi việc đã rõ! Anh ta đã đẩy anh tới chỗ tham lam. Và trong những ngày tuổi già của anh, anh định trở thành một nhà đại tư bản. Chính sự nghiệp Anh em Pơtasnikôp ám ảnh làm anh không ngủ được từ hồi còn nhỏ.

        — Sao anh lại giày vò tôi thế. Lạy Chúa! — Kôletnisuc nói, hay đúng hơn rền rĩ, giọng rầu rầu — Giày vò tôi để làm gì? Anh nên cảm ơn tôi là hôm nọ đã không nhanh tay cho anh mấy viên tiêu liên.

        Thực thế, chỉ một tí nữa Kôletnisuc đã ấn cò, lúc Batsây nhảy từ sau lưng Đrujinin ra rồi ôm chàm lấy Secnôivanenkô. Sự xuất hiện bất ngờ của Piôt Vaxiliêvich mà Kôletnisuc coi như một tên phản bội và gian ác đã làm ông giận sôi lên nên, không tự chủ được, ông đã nhảy khỏi chỗ nấp và đã giơ khẩu tiểu liên lên, nhưng may thay, Xtrenbixki vốn điềm tĩnh, với bàn tay sắt của minh, đã kịp giữ tay ông lại.

        — Thế còn gì bẵng — Piôt Vaxiliêvich nói — chết vì bàn tay người bạn cũ Jôra Kôletnisuc! Đấy là mơ ước của cả đời tôi!

        — Chỉ một ly nữa là thành sự thật — Kôletnisuc nói, buồn rầu — Anh có biết tôi tức đến thế nào không? Một con thú dữ! Và một cuộc xung đột không tưởng được có thể xảy ra.

        Tất nhiên lẽ ra đã có một cuộc xung đột không tưởng được! Khi Kôletnisuc từ chỗ ẩn nhảy ra với khẩu tiêu liên, sau những hòn đá, mọi người có mang vũ khí đã đứng cả dây; sau lưng Đrujinin, là Misa, tay cầm một quả lựu đạn và sau Misa, còn một vài người nữa... Nhưng Xtrenbixki giữ chắc tay Kôletnisuc, bình tĩnh và bằng một giọng chỉ huy, hét to: « Đứng lại! » Anh là người đầu tiên đoán ra ý nghĩa của sự việc vừa xảy ra và đã bỏ súng xuống. Sau đó, mọi người đều biết là Batsây và Secnôivanenkô đã hôn nhau. Cuộc « xung đột » nói như Kôletnisuc, đã không xảy ra.

        — Thật là một giây phút đáng ghi nhớ! — Kôletnisuc nói, phấn khởi.

        — Cảm ơn về giây phút đó! — Piôt Vaxiliêvich cười đáp — Con có nghe không, Pêchya? Chỉ một tí ti nữa thôi, bố yêu của con đã chẳng còn gì nữa.

        Pêchya quàng hai tay lên vai bố và giữ chặt bố vào lòng.

        — Bố, bố...

        — Gì thế, con?

        Pèchya hai tay nắm chặt lấy tay bố, và gõ gõ đầu ngón tay như chú thường làm khi còn nhỏ. Trước mặt bố, cậu lại là một em bé.

        — Bố, bố, bố có súng ngắn không?

        — Tất nhiên, bố có một khẩu.

        — Hiệu gì ?

        — Một khẩu Uan-te, lấy được của địch.

        — Cho con xem.

        Tưởng chú bé chưa bao giờ cầm tới một khẩu súng. Nhưng chú vẫn thường bắn luôn. Pêchya và Valentin đã theo học một lớp dạy bắn dưới sự hướng dẫn của Xêrafim Ivanovich Tulyalvôp trong một cái hang bố trí đặc biệt thành trường bắn. Chúng bắn vào những bia bằng đá trên đó có vẽ nguệch ngoạc mõm bọn phảt-xít.

        — Bố cho con xem, đi bố...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2020, 09:25:15 pm »


        Batsây rút khẩu Uante trong túi ra và đưa cho con trai.

        — Cần thận đấy con ạ. Nạp đạn rồi. Khoan đã, ông bạn, để tôi bỏ đạn ra đã.

        Nhưng cậu bé, bằng những ngón tay khéo léo, đã tự mở khẩu súng ra, vứt bỏ hộp đạn rồi chĩa họng súng lên, ấn mấy lần vào cò.

        — Tốt đấy — Chú nói, có vẻ thông thạo — Ta đổi nào? — Rồi chú rút khẩu Nagan lớn của chú thủ trong áo sơ- mi ra — Đổi với con, nó hơi nặng, còn với bố là vừa. Được không? Đồng ý nhé?

        Piôt Vaxiliêvich kinh ngạc và thậm chí còn tỏ vẻ kính trọng, nhìn con trai.

        — Chà, con thỏ con của bố, dạo này, con đã trở thành một người lính thực sự rồi.
       
        Chú bé không để ý tới câu nhận xét có vẻ châm biếm nhưng cũng thích thú đó.

        — Thế nào, ta đổi nhá ?

        — Không được, ông bạn. Khẩu đại bác của chú đối với tôi không hợp. Nó lớn quá. Công tác của tôi lại tế nhị — Batsây nói, có vẻ bí mật — Trả tôi khẩu Uante. Được rồi!

        Mắt Pêchya bỗng lim dim và tinh nghịch, cái mũi lấp dưới những nếp nhăn, rồi chú nói:

        — Nhưng bố có nhớ bố đã nói gì với con ở Mạc-tư- khoa không?

        — Bố không nhớ... Bố đã nói gì ở Mạc-tư-khoa?

        — Về vũ khí...

        — Vũ khí nào ?

        — Về mọi thứ vũ khi...

        — Không... bố không nhớ.

        — Kìa... — Chú bé nói to. — Bố có nhớ khi ta chuẩn bị cuộc du lịch không?

        Phải, đó là lúc hai bố con chuẩn bị cuộc du lịch. Ông bố cao to, với cậu con trai bé tí, hai con người can trường và không lệ thuộc vào ai, họ đã mang túi cõng trên lưng, tay cầm gậy và sắp lên đường đi chu du, tự hào, dũng cảm. Ấy, nếu nói du lịch thì họ đã du lịch. Nhưng lạy Chúa, từ đó đã lâu rồi, lâu ghê lắm rồi! Phải chăng đó thuộc về một kiếp khác? Khó mà tưởng tượng một cách khác được.

        — Thế, có việc gì đã xảy ra khi sắp đi du lịch ?

        — Lúc đó, bố cứ nhất định không chịu mang vũ khí theo.

        — Có thật là bố không chịu mang vũ khí không?

        — Đúng thế! Chính vấn đề là ở đấy. Và ai đúng nào.

        Rồi Piôt Vaxiliêvich bỗng nhớ lại khi hai bố con cãi nhau trước lúc ra đi: mang theo vũ khí hay không mang theo?

        — Con đúng — Batsây nói — Thú dữ đã xuất hiện

        — A ha! —Pêchya reo lên, đắc thắng — Thế mà lúc ấy bố không tin.

        Trong lúc đó, Đrujinin, Secnôivanenkô, Xtrenbixki và Xiniskin Jêleznư đang ngồi trên những cái trụ bên chiếc bàn đá, trao đổi về mối quan hệ đối với nhau. Đây là một cuộc nói chuyện nghiêm trang giữa những người không để tình cảm chi phối, một cuộc nói chuyện nghiêm túc, không đùa bỡn.

        — Anh có cái gì cắt được, một con dao xếp hay tốt hơn, một lưỡi dao cạo cũ nào đó không ? — Đrujinin hỏi.

        — Có lẽ có.

        Secnôivanenkô sờ tay lên bàn và đưa cho anh một lưỡi dao cũ dùng để gọt bút chì. Đrujinin vừa cởi áo vừa lầu bầu. Anh cởi thắt lưng, bỏ chiếc áo ba-đờ-xuy da, vén áo lên, kéo gấu chiếc áo lót màu xanh trong quần ra, rồi cẩn thận rạch. Anh rút ra một vuông lụa con rất mỏng trên có in lệnh công tác mang tên Đrujinin với một con dấu màu xanh hình tam giác.

        — Cái này, đủ chưa ?

        — Với tôi, hoàn toàn đủ. Tốt! — Secnôivanenkô vui vẻ nói, bắt tay Đrujinin — Đồng chí Xiniskin Jêleznư, nên xem cho biết.

        Xiniskin cầm tờ chứng minh đưa sát lên mắt nhìn một lúc lâu, lật đi lật lại, rồi cuối cùng trả lại cho Đrujinin.

        — Được đấy — Bác vừa nói vừa ho và lau mồ hôi nhớt trên vầng trán.

        — Xin lỗi đã xô xát với anh — Secnôivanenkô nói.

        — Không sao, công việc nó phải thế !

        — Phải, cái việc nhỏ này chứ lắm thứ lắm!

        Secnôivanenkô xoa hai tay vào nhau lia lịa, nhíu mũi lại, đôi mắt long lanh. Ông rất hài lòng anh chàng đáng yêu này lại chính là Đrujinin. Mọi việc thế là ổn cả. Và, vui vẻ nhìn Đrujinin sửa sang lại quần áo, đồng chí bí thư thứ nhất hỏi anh một câu thường không thể thiếu được ở bất cứ một cuộc gặp gỡ thân mật nào trong thời chiến:

        — Anh đã ăn gì chưa?

        — May quả, chúng tồi cũng đã ăn qua quít.

        — Qua quít à, nghe đủ hiểu là thế nào... Có lẽ các anh đang đói như ma đói?

        — Quả có thế.

        — Vậy mời anh xơi tạm với chúng tôi bữa trưa. Nói đúng hơn là bữa chiều.

        — Xin không dám làm khách.

        — Tốt lắm.

        Và làm ra vẻ nghiêm nghị, Secnôivanenkô gọi dõng dạc:

        — Xviatôxlap !

        — Có! — Xviatỏxlap trả lời từ ngoài cửa, nơi vị trí của anh.

        Anh đứng nghiêm, khẩu tiểu liên áp bụng.

        — Bữa chiều nay có gì ?

        — Báo cáo đồng chí bí thư, mì, kê nấu thịt mỡ và bánh nhân mứt mận — Xviatôxlap kể.

        — Anh có ý kiến gì không ? — Secnôivanenkô nói, hài lòng ra mặt, thâm tâm muốn phô cho anh chàng Đrujinin lừng danh này thấy cái « cơ ngơi» của mình dưới vẻ tốt đẹp nhất của nó.

        — Cảc anh sống cử như tư sản — Đrujinin thốt lên.

        — Cũng khá! Secnôivanenkô nói giọng lừng khừng pha vẻ khiêm tốn — Xviatôxlap ! — ông gọi — Bao giờ dọn xong, báo cáo ngay!

        — Rõ.

        — Anh hút thuốc không? — Đrujinin hỏi.

        — Thỉnh thoảng. Tôi cũng nghiện thuôc.

        — Xin mời anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:20:35 am »


        Đrujinin chia bao thuốc ra, và Secnôivanenlvô thận trọng đưa hai ngón tay nhón một điếu.

        — Thuốc Rumani — ông nói, gí điếu thuốc vào đèn châm và hút — Chúng tôi biết các anh hút thuốc Rumani.

        — Sao các anh biết ? — Đrujinin hỏi vội.

        — Chúng tôi có tìm thấy đầu mẩu của anh trong hang « Mèo ». À tiện đây xin hỏi, « Mèo », ý nghĩa là thế nào nhỉ ?

        — Chả thế nào cả. Chợt nghĩ ra thì tôi cứ viết thế thôi. Chỉ để làm cho anh phải băn khoăn. Nhưng vừa rồi anh bảo tìm thấy đầu mẩu thuổc thế nào nhỉ? Nó ở đâu? Trong hang « Mèo » à? Vô lý. Tôi không để sót lại dấu vết gì bao giờ.

        — Mặc, nhưng đúng là một đầu mẩu thuốc.

        — Thế là cậu điện đài của tôi nó hút cẩu thả thế đấy. Hắn chết với tôi — Đrujinin càu nhàu — Trinh sát khổ, nếu không muốn nói nặng hơn...

        — Đúng, những cái ấy phải cẩn thận.

        Họ ngồi đối diện nhau hút thuốc, như hai vị tướng, một già, một trẻ — quan sát nhau trước khi chuyển sang bàn công tác.

        — Các anh cũng vô tình mà tìm thấy chúng tôi hay sao ? — Secnôivanenkô hỏi.

        — Vừa là vô tình vừa là không. Vì tôi, chắc anh cũng đã đoán biết, tôi chủ yếu hoạt động nội, có thể gọi căn cứ địa tôi ở trong nội thành. Nhưng cách đây tháng rưỡi, theo lệnh của trung ương, tôi đã hạ thổ. Bây giờ đội du kích chúng tôi đóng trong những hầm mộ gần chỗ các anh. Và hóa ra chúng ta đã thành láng giềng rồi đấy.

        — Thú thật!

        — À, khéo lại quên. Tôi có một việc phải bảo cho anh.

        Secnôivanenkô dỏng tai:

        — Việc gì vậy?

        — Hình như anh đã có liên lạc với trung tâm du kích Ukren qua đồng chí thiếu tá Măcximôp, có phải không?

        Secnôivanenkô dựa lưng vào tường.

        — Cứ coi là như vậy — Ông đáp lại một cách mơ hồ — Anh cần bảo cho tôi việc gì ?

        — Bộ tham mưu du kích rất quan tâm đến hoạt động của các anh. Trên đã đặc biệt cử một phải viên về chỗ các anh, nhưng đồng chí ấy không tìm được liên lạc.

        — Phải, tôi có một trạm liên lạc bị vỡ — Secnôivanenkô thở dài nói.

        — Tôi có nghe nói. Chắc hẳn vì thế mà anh ta không tìm được tới các anh. Từ nay tôi có thể chuyên báo cáo hộ anh. Tôi có một đài phát. Liên lạc trực tiếp với trung tâm. Ngoài ra, xin lỗi anh cho hỏi một câu hơi tò mò: vụ phá hoại bến Dầu lửa có phải do các anh tình cờ gây nên không?

        — Do chúng tôi, nhưng không phải là tình cờ. Đây, vai trò chính đây — Secnôivanenkô nói — Hình như tôi chưa giới thiệu các anh thì phải. Đồng chí Xtrenbixki, Platôn Ivanôvich, bí thư thứ hai.

        — Thế ra là đồng chí ư? — Đrujinin hỏi, một ánh vui lóe trang đôi mắt xanh.

        — Tôi chỉ chỉ huy — Xtrenhixki nhũn nhặn nói.

        — Đừng có nghe anh ấy — Secnôivanenkô nói — Anh ấy xuýt chết vì mìn nổ đấy. Người lái tàu, đến lúc cuối cùng, đã hoảng.

        — Tôi đành phải tự lái lấy — Xtrenbixki giải thích vắn tắt — Đến lúc cuối cùng, tôi đã kịp nhảy xuống, nếu không thì, chắc là...

        — Tất nhiên, tất nhiên... — Đrujinin nói vội — Tôi hiểu. Nhưng đồng chí làm thế nào ? Bẻ ghi à ?

        — Còn làm thế nào khác được? Anh em đã bé trệch ghi đi rồi khóa chặt lại.

        — Hay... Nhưng, một lần nữa xin lỗi, tàu Fecđinăng, cũng là đồng chí à?

        — Cái ấy thi công lao của Liôna chúng tôi — Secnôivanenkô vừa nói vừa cười rất hiền hậu.

        — Trong anh em chúng tôi, anh ta nổi tiếng là một chuyên gia về « ô ».

        — Đánh vố ấy cũng giỏi. Các anh có biết tin chiếc Pecđinăng cuối cùng đã đắm ngoài khơi không ?

        — Tin mới toanh đấy! — Secnôivanenkô reo lên —  Có thật không, đắm à?

        — Còn gì nữa! Nó bị lệch trọng tâm.

        — Anh chắc chắn thế chứ? ,

        — Hoàn toàn chắc chắn. Do anh em tôi báo cáo.

        — Làm ăn khá lắm!... Lêônit ơi! Các đồng chí ơi! —  Secnôivanenkô nhìn vào đường hầm reo lên — Lại đây. Nghe thấy gì chưa ? Tàu Fecdinang đã đắm rồi!

        Vừa đúng lúc ấy, Xviatôxlap xuất hiện trước cửa « góc đỏ  » và nói:

        — Thưa đồng chí bí thư! Cho phép tôi báo cáo: bữa chiều đã dọn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2020, 07:21:34 am »


       
34

        Đã bốn ngày bốn đêm rồi gió đông bắc thổi như bão trên thảo nguyên. Bầu trời u ám, xám như chì, nhòa lẫn với thảo nguyên xám xịt, u ám, và ở chân trời, nơi trời đất nhòa lẫn vào nhau, cái màu sắc ấy đen sẫm lại đặc biệt ghê rợn. Một cơn gió băng giá, đặc như nước, không ngừng thổi trên thảo nguyên trơ trụi, không mạnh lên cũng không yếu đi, và theo độc một hướng. Vài ba bông tuyết nhỏ bay nhanh trên mặt đất lạnh cóng, xào xạc trong những cây ngưu bàng chết và các bụi cây lá khô cứng như giấy. Những lạch tuyết chảy, tách đôi, tách ba. Tuyết lấp đầy những ổ gà lạnh giá trên đường, chất đống lại trong các lòng khe. Thảo nguyên xám xịt trắng dàn ra. Mười một độ dưới không, kể cung không ghê gớm gì lắm. Nhưng ở giữa đồng không mông quạnh, với cái gió đông bắc tai ác buốt như kim châm và nghẹt thở, băng giá dường như buốt không chịu được.

        Tuyết xóa nhòa mọi dấu vết; ba giờ chiều ngày đã tàn, đêm tháng chạp xuống nhanh, dài lê thê và tối như hũ nút, bọn quân gác đường và tuần tra đường sắt còn thiết gì mò ra ngoài trời: thật không thể mong một thời tiết nào thuận lợi hơn.

        Đrujinin kiên nhẫn chờ đợi cái thời tiết như thế này từ lâu rồi. Trận đánh anh định tổ chức cùng với Secnôivanenkô đòi hỏi phải cao tay, kinh nghiệm và dũng cảm. Vấn đề không phải chỉ lật đổ gọi là một chiếc tàu, gây cho đoàn tàu những thiệt hại cục bộ. Đrujinin đã vạch ra một phương pháp gài mìn nhằm làm cho toàn bộ đoàn tàu, từ đầu máy đến toa cuối cùng phải nổ tung lên, toàn bộ, một đoàn tàu dài dẳng dặc chở toàn ét-xăng máy bay và đạn được mà bọn Đức đã cho chạy hỏa tốc từ ga Ôđetxa - cảng đến Voznexen và Khackôp đi mặt trận Xtalingrat.

        Họ còn dự định lật đổ, không phải chỉ đoàn tàu ấy, mà cả đoàn tàu tiếp viện chắc chắn sẽ được điều động đến nơi xảy ra tai nạn.

        Thế vẫn chưa hết. Họ đã đồng thời cử một đội công binh đến một đường sắt khác, đường Ôđetxa-Razđenaia, dùng một phương pháp hoàn toàn mới do Đrujinin vừa nghiên cứu ra, phá hoại con đường trên một chặng dài tám, thậm chí mười cây số, như thế cũng đã là một đòn nặng đánh vào vận chuyển của địch, vì sự đi lại của xe lửa quân sự sẽ bị đình trệ không phải một hai tiếng, mà ít nhất trong nhiều ngày. Thêm nữa, trường hợp vụ phá hoại làm cho địch hoảng hốt và nếu chúng cử đến tại chỗ những phân đội quân chiếm đóng và quân cảnh sát lê dương ở Uxatôvô, thì cũng có một kế hoạch phục kích đã nghiên cứu kỹ lưỡng do những đơn vị của Đrujinin và Tulyakôp tiến hành, để đúng vào lúc đã định, anh em du kích có thể bất ngờ tấn công địch nhằm nghi binh bảo vệ đường rút của quân ta, khiêu chiến và tiêu diệt quân phát-xít càng nhiều càng tốt. Tóm lại, Đrujinin chuẩn bị quật cho địch một đòn giao thông chiến quyết liệt có phối hợp chặt chẽ để bọn xâm lược cảm thấy sức mạnh của chính quyền xô-viết và gieo hoang mang rối loạn trong hậu phương chúng.

        Đrujinin và bộ phận nòng cốt của đơn vị anh bắt liên lạc với Secnôivanenkô đã được một tháng rồi. Về mặt Đảng, anh ở dưới quyền lãnh đạo của Secnôivanenkô và đã được cử vào Đảng ủy khu ngoại thành Ôđetxa. Về mặt quân sự, anh được giao quyền chỉ huy: anh là chỉ huy trưởng đơn vị du kích hợp nhất. Nhưng sống ở dưới hầm đá, anh vẫn thế. Anh không bao giờ có một chỗ ở nhất định, cứ lang thang trong các đường hầm, đêm ngủ chỗ này, đêm ngủ chỗ khác. Cùng lang thang với anh, có Piôt Vaxiliêvich và báo vụ điện đài Vetxêlôpxki. Ngoài ra, nơi anh thường xuất hiện nhiều nhất là đại bản doanh của Secnôivanenkô. Bởi vì đó là nơi anh cất tài liệu bí mật, trong một cái tủ sắt.

        ... Từ phía đông bắc một cơn gió dữ và lạnh giá thổi từ sông Vônga về. Những luồng không khí khô lướt trên thảo nguyên, rải dần lên mặt đất màu gang những dòng suối tuyết bốc hơi nghi ngút. Một khối đặc sệt xám như chì và đùng đục che kín chân trời nom thật ảm đạm; đằng sau chân trời, đâu đó xa lắm, chiến dịch Xtalingrat vĩ đại vẫn đang diễn ra không ngớt lúc nào, và kéo dài đã đến tháng thứ hai.

        Piôt Vaxiliêvich và Secnôivanenkô ngồi ở trong cái hào cũ đã lở, không xa con đường sắt Ôđetxa - Bakhmat, và trong một lúc miễn cưỡng phải nghỉ, họ ra sức xoa hộ cho nhau cái mũi và cái tai lạnh, tái ngắt.

        Trung sĩ Vetxêlôpxki, nhô đầu lên khỏi miệng hào và lim dim đôi hàng mi nhạt màu, vẫn quan sát đường sắt. Lúc ấy, cả ba người, Secnôivanenkô, Batsây và Misa Vetxêlôpxki đã gài xong hộp thuốc nổ cuối cùng xuống dưới tà-vẹt, và đã bắt đầu rắc lá vụn lên, bỗng họ nghe thấy đường sắt ầm ì khe khẽ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:52:12 pm »


        Từ phía Ôđetxa, một chiếc xe goòng chạy tới. Họ vội ba chân bốn cẳng rút xa khỏi đường sắt, nấp vào cái hào cũ, nơi họ để dụng cụ: hộp kíp nổ, một cuộn dây rất tốt, vài quả lựu đạn, hai chai rượu, một số băng trung liên và một khẩu trung liên. Phải chờ cho chiếc xe goòng đi qua. Secnôivanenkô và Batsây buốt quá không ngọ nguậy nổi ngón tay nữa. Họ tu rượu và lại tiếp tục xoa mũi xoa tai. Để tỏ ra chấp hành đúng mệnh lệnh, Misa cũng uống tý rượu, và càu nhàu nhưng chẳng xoa mũi xoa tai gì cả: anh là dân miền bắc và băng giá không tác động được đến anh. Nhưng mặt anh đó ửng lên và hàng mi trông càng bạc hơn, như đọng sương giá. Đầu nhô lên khỏi hào, Misa theo dõi chiếc xe goòng đang tới gần. Bỗng anh trông thấy bên đường sắt một chiếc xẻng bộ binh nhỏ cán ngắn. Nó không lộ lắm, nhưng dầu sao ngồi trên xe goòng người ta cũng có thể trông thầy nó.

        — Ô này, các ngài ơi — Misa làu bàu — cái xẻng, ta quên không nhặt. Lạy giời nó đừng gây nên chuyện gì rắc rối!

        Secnôivanenkô ngừng xoa tai Batsây. Bộ mặt lạnh xám ngoét của ông đó ửng lên từng đám.

        — Batsây, có phải anh vứt cái xẻng còng binh đấy không?

        — Lỗi tại tôi. Tôi sơ ý.

        — Vì sơ ý, sẽ nện cho anh một trận tóe máu đít —  Misa hiền hậu nói,

        Nhưng Secnôivanenkô lúc ấy không muốn xem là chuyên đùa.

        — Này, Piôt Vaxiliêvich, anh nên nhớ rằng chúng ta đang tác chiến.

        — Rõ ! — Batsây, vẫn xoa tai Secnôivanenkô, đáp lại.

        — Xin anh để cho cái tai tôi được yên — Secnôivanenkô nghiến răng lẩm bẩm.

        Batsây lặng thinh, nhận rõ lỗi mình vả hiểu rằng Secnỏivanenkô nói hoàn toàn đúng. Nhưng Secnôivanenkô vẫn chưa hết bực. Đặc biệt hôm nay, ông rất cau có. Người ta thấy rõ là ông phải cố hết sức để nén lại. Bộ mặt hiền từ và sắc sảo của ông hôm nay nom rầu rĩ, tái mét. Piôt Vaxiliêvich thừa biết — và ai cũng thừa biết như thế — là Secnôivanenkô đang yếu lắm. Ông vốn không bao giờ thật khỏe. Một thời thơ ấu vất vả, thường xuyên ăn uống thiếu thốn, lao động chân tay quá sức, lo lắng, buồn bực, tất cả những cái ấy đã để lại dấu vết trên cơ thể ông. Secnôivanenkô đã điều trị, đã nằm ở nhà an dưỡng, nhưng không bao giờ khỏe hẳn lên được. Hơi tý là ông bị cảm lạnh, và bị cúm luôn. Cuộc sống trong không khí ẩm ướt và tù đọng dưới hầm đá càng làm cho sức khỏe ông kém sút. Ông bị bệnh thấp khớp, rồi lại đến bệnh viêm rễ thần kinh. Khi lên cơn Secnôivanenkô đau buốt trong đùi ghê gớm, muốn kêu thét lên. Ông đau quặn nhưng vẫn cố đi thẳng người. Ông giấu cơn đau và không cho phép mình được hé răng rên. Thỉnh thoảng lắm ông mới hàm hừ một tý. Giá được rên, có lẽ ông cũng bớt đau đirợc chút ít. Nhưng ông không hề rên. Bởi vì, xét cho cùng, cũng chẳng ăn thua gì... Hôm ấy, ngay từ sáng, và rất không hợp thời, ông bắt đầu lên con sốt, đứng không vững.

        — Rồi anh biết tay tôi — Secnôivanenkô nghiến răng nhắc lại. — Tôi không kể gì chuyện xưa kia chúng ta đã cùng chơi đùa với nhau ở Lanjêrôn đâu... Tôi sẽ đưa anh ra trước Đảng ủy mặc dầu anh ở ngoải Đảng, và... anh sẽ hết cười.

        — Im, các đồng chí! Chú ý ! — Misa nhẹ nhàng nói, tỳ ngực vào mép hào thở.

        Người ta nghe thấy tiếng rít ken két đặc biệt của chiếc xe goòng. Secnôivanenkô và Batsây nhặt lựu đạn ở dưới đất và thận trọng bước ra khỏi hào. Họ trông thầy chiếc xe goòng vừa đúng lúc đó xuất hiện ở quãng đường ngoặt. Nó lao nhanh tới chỗ cái xẻng nổi lên thành một vệt đen rất rõ trên nền đá đường tàu phủ tuyết.

        Vài tên lính Đức quay lưng che gió, đứng ngồi trên xe goòng.. Bàn tay thọc vào trong tay áo ca-pốt trông giống áo choàng bệnh viện, một đường viền tuyết bám trên lông mày, cái mũi đó chon chót, mũ sắt và mũ ca-lô bọc thêm khăn len và khăn quàng phụ nữ, chân xỏ những của to tướng nhố nhăng bằng rơm, không ra bốt cũng chẳng ra hải xảo mà na ná như cái ồ gà ấp, súng chĩa loạn xạ ra bốn phía, chúng lao qua, trông vừa thảm hại vừa gớm khiếp, đến gần chỗ cái xẻng, gần con hào nơi Secnôivanenkô, Piôt Vaxiliêvich và Misa nấp, đến cạnh cái nhà cháy đổ nát của người gác chắn, nhảy xóc lên ở những chỗ nối, khuất đi sau một quãng đường vòng, rồi lại xuất hiện xa xa trên nền chân trời xám xịt, từ đó ngọn gió đông bắc lạnh buốt, tàn nhẫn, chảy da cháy thịt, vẫn tiếp tục thổi ngược lại phía chúng với một sức mạnh vô tận. Như thế thì chúng còn để ý gì đến một cái xẻng?

        — Lính với tráng, đánh đấm giỏi kinh ! — Misa nháy mắt nói.

        — Thế mà nó vẫn cứ thắng đấy !... Chà, quân chó má : — Gavrin Xêmiônôvich nghiến răng lẩm bẩm, và vừa cố hết sức ưỡn thẳng người vừa quát khe khẽ — Thế nào, các đồng chí, làm sao thế ? Đi thôi chứ! Nào, nhanh nhẹn lên một tý! — Ông bỗng kêu lên và thoăn thoắt nhảy trước tiên lên khỏi hào và bắt tay làm tiếp công việc bỏ dở.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #206 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 04:52:44 pm »


       
35

        Chiều tà xuống nhanh. Họ đã đặt xong kíp nổ và rắc kỹ đá vụn lên để ngụy trang. Những kíp ấy không phải loại kíp thường. Xiniskin Jêleznư đã chế tạo và chuẩn bị để dùng riêng cho trận này. Kíp đặt tự động lên trên miệng quả mìn, và chỉ bắt đầu hoạt động khi đã kéo chốt an toàn. Một sợi dây dài được buộc vào cái vòng chốt, để có thể nấp từ khả xa rút chốt. Như vậy có thể chờ đầu máy và những toa đầu đi qua rồi mới giật cho mìn nồ. Đrujinin đã ước lượng chiều dài của đoàn tàu trên đường và ra lệnh cho đặt mìn ở ba chỗ — đầu, giữa và đuôi đoàn tàu — rồi dòng dây về những chỗ nấp, rất sẵn ở ven đường sắt Ôđetxa - Bakhmat: hào cũ, hàm ếch, bờ lũy, khe rãnh. Kế hoạch của anh đơn giản và ăn chắc. Đầu máy sẽ chạy qua quả mìn thứ nhất và thứ hai và khi đến quả mìn thứ ba mới nồ. Lúc đó, sẽ giật chốt kíp nổ của hai quả mìn thứ nhất và thử hai, chúng sẽ đồng thời nổ ở quãng giữa và đuôi tàu. Toàn bộ đoàn tàu sẽ nổ tung, không sót một toa. Chỉ cần nắm đúng thời cơ và từ chỗ nấp, kết hợp cùng kéo các sợi dây nối vào kíp nổ. Quả mìn đầu tiên — nếu tính ngược theo chiều tàu chạy, nghĩa là tính từ đầu máy trở lại, thì là quả cuối cùng, quả nồ phía đuôi — do tổ Secnôivanenkô giật; quả thứ hai, ở giữa, do Ximban. Quả thứ ba sẽ nổ tự động, dứng khi đầu máy chạy qua, vì kíp của nó là một kíp đơn giản, không có chốt an toàn.

        Tiếng mìn lật đổ đoàn tàu sẽ đồng thời là hiệu lệnh cho hai tổ khác lập tức nhanh chóng gài mìn đường sắt trên một quãng dài một cây số trước và một cây số phía sau, cốt để đánh trật bánh đoàn tàu cứu viện, dù nó từ phía nào kéo tới, từ Ôđetxa hay từ Voznexen. Và nếu một từ phía này, một từ phía kia tới thì càng tốt.

        Một tổ, phục ở gần Ôđetxa hơn, gòm có Xviatôxlap và Kôletnisuc. Một tồ khác, ở phía Voznexen, gồm chính bản thân Đrujinin và Xêrafim Tulyakôp. Vị trí chỉ huy của họ cũng đặt ngay tại đấy, từ đó họ có thể điều khiển đơn vị du kích đánh phục kích.

        Chuẩn bị trận này không phải trơn tru dễ dàng. Con đường này là đường vận chuyển của nhiều đoàn tàu hàng, nên được canh gác khá cẩn mật. Phải hành động rất thận trọng. Gài mìn dưới đường ray, hóa trang, bố trí người ở các vị trí chiến đấu, phải hai ngày hai đêm mới xong. Thời tiết ủng hộ Đrujinin rất nhiêu. Mọi việc đã xong. Lúc xẩm tối, Đrujinin đã ra những chỉ thị cuối cùng và phải tổ của Xtrenbixki đi tắt qua thảo nguyên đến đường xe lửa Ôđetxa-Razđenaia, cố hết sức tính toán như thế nào để hai hành động nghi binh cùng diễn ra một lúc. Bây giờ chỉ còn việc chờ đoàn tàu chở xăng và đạn được tới. Theo tin tức Secnôivanenkô nhận được từ cơ quan giám đốc cảng, do cô thư ký đánh máy Xayitxkaia lượm và ông gác Iakoplep chuyển — ông ta đã đến phố Pisônôpxkaia đặc biệt vì việc này — thì đoàn tàu sẽ phải qua đây quãng từ mười giờ đến mười một giờ đêm.

        Khoảng chín giờ, Đrujinin đi xem một lượt các nơi bố trí để kiểm tra lần chót xem mọi thứ đã sẵn sàng chiến đấu chưa.

        — Thế nào, các đồng chí? — Ông vừa hỏi vừa nhảy xuống cái hào, nơi Secnôivanenkô, Batsây và Misa đang ngồi chen chúc trong đêm tối.

        — Ổn cả — Misa đáp — Hai người nghỉ, một người trực chiến.

        — Ai trực chiến ?

        — Tôi.

        — Tất nhiên — Đrujinin vừa nói vừa mỉm cười trong bóng tối — Misa, anh không ngủ bao giờ ư ?

        — Có chứ ạ.

        — Khi nào thì ngủ.

        — Theo điều lệnh khi nào thấy nên.

        —Thế theo điều lệnh khi nào thì nên?

        — Thưa đồng chí Đrujinin, khi làm nhiệm vụ chiến đấu thì không bao giờ nên cả.

        — Đồng chí nắm điều lệnh tốt đấy.

        — Mấy giờ rồi, đồng chí Đrujinin?

        Đrujinin vén tay áo bông ngắn lên và nhìn chiếc đồng hồ dạ quang.

        — Hai mươi mốt giờ ba mươi.

        — Đúng — Misa ngáp, trả lời — Đúng đồng hồ tôi. Còn rộng rãi chán.

        — Anh đây ư, Đrujinin ? — Batsây thức giấc, hỏi.

        — Tòi đây. Ngủ ngon chứ?

        — Không, nói đúng ra thì tôi có ngủ đầu. Chỉ chợp đi một lý thôi.

        — Thế ai ngáy kinh thế kia?

        — Đồng chí bí thư rất kính mến của chúng ta đây.

        — À... Gayrin Xêmiônôvich... — Đrujinin khẽ gọi.

        — Đừng đảnh thức anh ấy. Hôm nay, anh ta giở chứng, gắt như quỷ. Để yên anh ta ngủ thì hơn.

        — Tôi có ngủ đâu — Secnôivanenkô nói, giọng khản đặc — Anh tưởng tượng ra thế đấy thôi. Mấy giờ rồi nhỉ ? Chưa đến giờ phải không ? Gió rét gớm ! Nó thổi kinh...

        — Thôi, ta kiểm điểm tình hình xem thế nào. Mìn đã gài xong chưa? Có đảm bảo nổ không?

        — Hy vọng là nổ — Secnôivanenkô đáp.

        — Dây buộc vào kíp có chắc không ?

        — Chính tay tôi nối dây — Misa nói.

        — Ta kiểm tra lại xem.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #207 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2020, 10:55:00 am »

 
        Họ bước ra ngoài hào và bò trong đêm tối trên mặt đất rắn câng như đá đi về phía đường sắt. Sợi dây trung sĩ Vetxêlôpxki không lúc nào rời khỏi tay dẫn họ đến đường ray. Kiên quyết không bấm đèn, dù chỉ trong một giây đồng hồ, Đrujinin bới đá ra, nắn quả mìn, đưa tay sờ nút dây buộc vào kíp nổ, và khẽ kéo.

        — Kéo hơi nặng...

        — Không sao, kéo được — Misa nói.

        — Anh phải kéo thật lực vào đấy.

        — Rõ.

        — Mìn nổ xong, các đồng chí ở lại tại chỗ chờ tàu cứu viện đến — Đrujinin nói, mắt nhìn vào kim đồng hồ dạ quang — khi tàu cứu viện trúng mìn và quân lính địch bỏ chạy, các đồng chí sẽ phát huy các cỡ hỏa lực bắn theo. Các đồng chí sẽ ném lựu đạn, nói tóm lại, sẽ dàn quân ra đánh cho chúng một trận ra trò, để chúng được thể nghiêm trên da thịt sức mạnh của ta — Ông nói bâng một giọng gay gắt, dằn từng tiếng. Tuy tối đặc, người ta vẫn trông thấy mắt ông long lanh. — Các đồng chí chỉ rút lui khi có pháo hiệu xanh. Pháo hiệu sẽ do tôi bắn. Ngay trước khi tàu cứu viện tới, rất có thể có lực lượng địch kéo tới trận địa: quân chiếm đóng Uxatôvô, quân cảnh vệ lê dương và các thứ quân đê tiện khác. Trong trường hợp ấy, chúng sẽ sa vào trận địa phục kích của Tulyakôp và sẽ phải đối phó với bộ phận của chúng tôi. Còn các đồng chí thì lúc ấy, khi có pháo hiệu xanh, sẽ phân tán ra và rút từng người một, mỗi người một hướng, đúng như chỉ thị... Các đồng chí có nhớ chỉ thị không ?

        — Nhớ — Secnôivanenkô nói.

        — Tốt. Có thế thôi. Hết.

        Lúc ấy, Piôt Vaxiliêvich có xúc cảm gì đặc biệt, khác thường không? Không, ông chẳng có một xúc cảm gì đặc biệt cả: Đó không phải vì tâm hồn ông đã bị tê liệt hay vì trái tim ông không thể rung động. Trái lại, chưa lúc nào tim ông đập mạnh như lúc này, và chưa lúc nào ông thấy nó có sức sống, có khả năng ôm lấy tất cả, và bất tử như lúc này. Tất cả mọi ý nghĩ và cảm giác của ông hoàn toàn chìm ngập trong ý thức trách nhiệm. Từ lâu, ý thức đó đã gắn liền với đời ông. Nó trở thành cuộc sống của ông, trở thành chính bản thân ông. Và ông bình tĩnh không phải đơn giản như một con người có nghị lực lớn, quen nhìn thẳng vào cái chết. Không, ông bình tĩnh như một người tin tưởng vào chính nghĩa của mình. Nắm chắc khẩu súng lục trước ngực, ông đứng trong hào, bên Secnôivanenkô và Misa, nhìn xoáy vào bóng đêm, đếm nhẩm những toa thùng đang âm ầm lăn qua trước mặt họ.

        Sáu, bảy, tám, chín.

        Những thùng dầu chở đầy xăng máy bay, có một hoặc hai bướu, trông như bóng những con lạc đà, kéo thành một đoàn dài mãi không hết, in hình trên nền trời sẫm.

        Mười một, mười hai, mười ba...

        Chúng chạy qua, nhảy xốc lên trên những chỗ đường ray nối bị nhiệt độ thấp làm hở cách nhau. Đám mây bụi chúng khua lên hòa lẫn vào gió đông bắc, phả mạnh, quất cát và bông tuyết vào mặt họ. Các toa thùng nối đuôi nhau lướt nhanh qua quả mìn gài dưới đường ray. Chi cần kéo cái dây là chúng nỗ tung. Nhưng đoàn tàu còn dài, và phải biết kiên tàm chờ cho tới đoạn cuối.

        Mười bốn, mười lăm…

        Đoàn tàu chạy sao vừa nhanh, mà lại vừa chậm đến sốt ruột như thế! Các toa thùng đã qua hết và bây giờ là những toa hàng chắc là chở đạn, cao lênh nghênh, có bốn trục bánh, và trên toa có lính đứng gác. Rồi lại đến những toa thùng có một hoặc hai bướu trông như bóng lạc đà.

        Ngọn gió từ xa đưa tạt lại tiếng đầu máy giống như tiếng một con chó mệt thở rốc: « Phì, phò, phì, phò...! » Giờ đây, chắc hẳn đầu máy đã vượt qua quả mìn thứ hai và đang đến gần quả thứ ba... Và mặc dầu tiếng toa thùng lăn ầm ầm, bốn bề xung quanh sao mà lặng ngắt! Kìa, gió hắt xuống gầm tàu vài tàn lửa đó từ lò đầu máy rơi xuống đường. Nhưng đoàn tàu bao giờ mới hết? Chong chóng lên! Nếu nó ngắn hơn họ dự tinh thì gay go quá. Nhưng không, trái lại, xem chừng nó quả dài là khác.

        — Chà chà, cứ ùn ùn — Secnôivanenkô nói thầm bên tai Batsây.

        Batsây bò ra khỏi hào... Ba toa thùng cuối cùng, sau đó một toa hàng, và thể là hết.

        — Nào giật đi!

        Misa cuộn sợi dày vào cổ tay, đưa khuỷu tay về đằng trước và đạp chân vào thành hào làm thế tựa.

        — Này, cho chúng mày chết này, quân chó má! — Anh làu bàu trong miệng và cùng lúc ấy, xa xa đâu đó, phía đầu tàu, một ánh chớp lóe lên, soi rực thảo nguyên màu chì cho đến tận chân trời, một ánh sáng điện rùng rợn, và một tiếng nổ dậy lên như sét.

        — Nào, kéo đi! — Secnôivanenkô hét lên.

        Các toa thùng vẫn còn lăn, nhưng một cái rùng mình ghê gớm chạy dọc xương sống đoàn tàu, và lần này, cũng ở phía trên, nhưng đã gàn hơn nhiều, tại chính giữa đoàn tàu, ánh chớp thứ hai lóe lên.

        Dưới ánh sáng chói lòa, Batsây thấy ngay bên mình bộ mặt của Misa, trông như một cái nạ bằng thạch cao, đang nhắm nghiền mắt và cắn môi dưới đến bật máu, lấy hết sức kéo mạnh cái dày cuộn quanh cổ tay.

        — Kia, làm sao thế, mau lên! kéo đi, mau lên! — Secnôivanenkô nói.

        — Hỏng rồi!

        Giờ đây các toa thùng, với một tiếng đổ vỡ, một tiếng va chạm rầm rầm kinh khủng, trèo lên nhau, lồng lộn, đồ lăn ra, ngọn lửa bừng lên dữ dội ở quãng đầu và quãng giữa tàu.

        Và Misa vẫn kéo mãi sợi dây, những giọt nước mắt giận dữ chảy trên đôi má anh, long lanh và âm ấm ánh lửa dầu xăng cháy rực.

        Thình lình, tay vẫn giữ khư khư sợi dây, anh nhảy vọt một cái ra khỏi hào; Secnôivanenkô chưa kịp kêu lên: « Đứng lại! Lùi lại!» thì cái bóng lanh lẹn, mập mạp trong cái áo bông ngắn dã lao lên nhanh như chớp, nhảy qua các chướng ngại vật, chạy về phía đường sắt.

        Và thế là ở đuôi đoàn tàu, ánh chớp thứ ba lóe lên. Nó sáng rực gần lắm, vọt từ dưới gầm toa lên, chói lòa mắt.

        Hơi mìn nổ xô ngã Secnôivanenkô và Batsây xuống, tàn nhẫn hắt họ lăn xuống đáy hào, và bên trên miệng hào bay qua những mảnh quần áo rách mướp và những mầu kỳ dị của cái mà một phút trước đây là anh báo vụ viên Misa. Một trong những mẩu ấy lọt vào trong hào, rơi xuống đất, nẩy lên và treo lơ lửng trên miệng hào. Dưới ánh sáng khói lửa rừng rực trên đường sắt, Secnôivanenkô và Piôt Batsây thấy cái mảnh lơ lửng bên miệng hào đó là một ống tay chiếc áo bông ngắn quen thuộc, có một bàn tay người chết thò ra, nằm khư khư, với những mẫu xương khớp nhỏ xanh xanh, những móng tay trắng bệch và những mẩu dây cuốn quanh cổ tay.

        Ngồi nép váo nhau, họ kinh hoàng nhìn cái nắm tay. Từ trên trời rơi xuống người họ những đám muội đen, những giọt lửa nóng giãy phả xuống một thứ khói ngột ngạt, và ngọn gió đông, với cái sức mạnh bất tận của nó, là là trên mặt thảo nguyên, thổi bạt những đám mây chì đỏ ửng ánh lửa đám cháy dữ dội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #208 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2020, 10:57:10 am »


       
37

        Cũng vào khoảng lúc ấy, cách năm cây số đường thảo nguyên, đội công binh của Xtrenbixki gồm sáu người, đã đổ ra đường sắt Ôđetxa-Razđenaia. Bão tuyết vẫn tiếp tục thổi mạnh. Những cơn lốc nhầy nhựa bùn bay trên thảo nguyên. Trời đen và đất đen, chưa kịp bị tuyết bay gấp phủ kín, hòa lẫn với nhau làm một. Cách hai mươi mét, khó mà trông thấy gì khác ngoài một đám mờ mờ, xám như bùn nhão. Ở vùng này, thảo nguyên bằng phẳng và nhẵn như một cái mặt bàn, với độc một giải dạ hợp lùn và thông non chắn gió. Đội của Xtrenbixki đã tới cái giải ấy và bố trí giữa những cành gai góc, trên những đám lá rụng, lắc rắc bông tuyết. Hai bọc thuốc nổ khá to, trên có ngụy trang khoai tây để phòng bất trắc, đặt bên một cột điện thoại. Gió rít rập rình trên dây thép và kêu vo vo trong thân cột, nghe ảm đạm, thê thảm và rợn nguời.

        — Chà, cho mày cứ rít! — Tarax Xêrêđa, cây nhộn của đơn vị Tulyakôp, tay đêm giao thừa đã đánh đàn măng-đô-lin rất hay, nói — Cứ như chó sói sủa ấy.

        — Đúng là điểm gở ! — Một giọng khàn khàn từ trong bóng đêm đáp vọng lại.

        — Rú lên, cử rú lên đi..., chờ đấy ông cho biết tay.

        — Vừa vừa cái mồm chứ ! — Xtrenbixki nghiêm nghị nói, và quỳ xuống nghe ngóng tiếng dông tố gầm rú.

        — Thèm thuốc quá! — Tarax Xêrêđa thì thào và thở dài.

        — Không lâu nữa đâu, anh em ạ, sắp được hút rồi... —  Cái giọng khàn khàn trong đêm tối đáp lại.

        — Được biết trước sẽ diễn ra như thế nào thì cũng khoái đấy nhỉ.

        — Cái mồm!

        Im lặng trở lại. Phía bên kia đường sắt lóe lên ánh sảng một cây đèn bấm, và trong bụi tuyết, ba cái bóng thuôn thuôn theo nhau lướt nhanh. Chúng lướt qua và biến mất hút.

        — Tuần tra!

        Một lần nữa cây đèn bấm nhỏ lại khoa lên, nhưng đã xa và trông không rõ nữa.

        — Chúng đi rồi.

        Họ chờ một lát nữa.

        Phương pháp mới phá hoại đường sắt trên một đoạn đài, do Đrujinin vạch ra, như sau: chuẩn bị sẵn từ trước những kíp điểm hỏa có ngòi chảy chậm dài từ hai mươi đến ba mươi phân, như thế thuốc sẽ nổ chậm từ hai mươi đến ba mươi phút. Một đội sáu người mang các bọc thuốc nổ đi dọc đường sắt. Họ chia làm hai tổ ba người, một tổ đi xuôi, một tổ đi ngược, chạy trên tà-vẹt. Trong mỗi tổ, hai người vừa chạy vừa đặt ở những quãng nối, cách một hoặc hai khúc đường sắt, một gói bốn lạng thuốc nổ, và người thứ ba, chạy sau ba mươi mét, tay cầm một nắm năm mươi đến bảy mươi kíp điểm hỏa, ngòi đã châm sẵn. Trong khi tiến, anh ta kiểm tra lại thuốc nổ và gài thêm vào một chiếc kíp. Như vậy, nửa giờ sau, nghĩa là khi mỗi tổ ba người đã chạy được khoảng bốn cây số, cộng lại là tám cây số đường sắt, thì ở đẳng sau bắt đầu nổ những quả đầu tiên. Hai tổ chạy cho đến khi gài hết thuốc nổ, rồi mỗi tổ một đường, theo hướng đã định sẵn, bình yên rút sâu vào thảo nguyên, để lại phía sau họ mười cây số đường sắt bị phá hoại.

        Cho tới lúc đó, người ta chưa bao giờ dùng phương pháp ấy và anh em công binh nóng lòng đợi đến lúc được bắt đầu công việc để xem nó ra sao. Cuối cùng, Xtrenbixki từ từ đứng dậy, và nói:

        — Nào, anh em ta bắt đầu thôi!

        To, cứng, cái lưng rộng khom khom, một tay giữ khẩu Môde đeo bên trong lần áo bông ngắn, tay kia gỡ những cành dạ hợp gai móc vào tay áo, anh nhảy ra khỏi lùm cây và bò về phía nền đường sắt. Anh em khác bắt đầu bò theo. Anh nhắc lại lần chót mệnh lệnh chiến đấu:

        — Tổ thứ nhất: Xviriđôp, Xèrêđa, Rakitnikôp.

        — Có ! — Nhiều tiấng người đáp lại.

        — Rakitnikôp mang bọc thuốc nổ. Xêrêđa gài thuốc nổ vào đường; theo sau, Xviriđôp mang kíp đi cách ba mươi mét. Tổ thứ hai: Đubôvôi Xtêpan mang bọc thuốc, Đubôvôi Payen gài; theo sau là tôi, cũng khoảng cách ấy, ba mươi mét. Xviriđôp cùng với tổ, đi sang trái. Tôi và tổ tôi, sang phải. Bắt đầu, khẩn trương lên, không được chậm trễ ; đặt thuốc cho khéo, cần thận, chắc chắn ; giữa các khoảng cách thì chạy; càng nhanh càng tốt.

        Xtrenbixki mau lẹ rút ở trong bọc ra hai nắm kíp đã chuẩn bị sẵn và giao một cho Xviriđôp.

        — Này, cầm lấy, Trifôn Zakharovich ! Và ủng hộ anh em một tý, cho xin tý lửa.

        Ngồi quay lưng ra gió, Xêrêđa bật lửa và đặt đầu thổi phù phù vào một cuộn bùi nhùi. Một làn khói trắng tỏa ra, rồi bùi nhùi bắt lửa. Một mùi khét bốc lên. Xtrenbixki cầm lấy bùi nhùi, và bắt đầu đưa cái đầu cháy quét lên ngòi kíp, vội vàng, và cố để châm được thật nhiều ngòi một lúc. Muốn thế anh thổi và những tia lửa lép bép bắn ra tứ phía.

        — Nào, bây giờ nhân danh Cha và Con và Thánh thần, tiến lên, anh em! Hoàn thành nhiệm vụ!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #209 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:33:01 am »


        ... Xviriđôp chạy trên tà-vẹt, tay trái ôm vào ngực một túm kíp. Ba mươi mét đằng trước, Tarax Xêrêđa mang bọc thuốc và Rakitnikôp chạy, trông lờ mờ không rõ trong làn khói bão tuyết mờ đục. Chốc chốc họ lại dừng lại, ngồi thụp xuống, rút mau trong túi ra một gói thuốc nổ, đặt xuống dưới chỗ nối, rồi lại chạy xa hơn. Chạy tới chỗ đặt thuốc, Xviriđôp rút trong túm kíp ra một chiếc với cái ngồi chỉ cháy leo lét, đưa bàn tay giá buốt đặt nó xuống dưới chỗ nối, vào cái lỗ để thuốc nổ, kiểm tra lại xem gói thuốc có gài đúng dưới đoạn nối hay không, rồi lại ba chân bốn cẳng chạy xa hơn. Chạy trên tà-vẹt thật khó, vì khoảng cách giữa hai tà-vẹt chẳng thích hợp tý nào với chiều dài bước chân: bước từng tà-vẹt một thì ngắn quả, bước hai tà-vẹt một lại dài quá. Luôn luôn chân cứ trượt ra khỏi thanh tà-vẹt trơn nhẫy và vấp vào những hòn đá rải đường băng giả còn trơn hơn cả tà-vẹt.

        Xviriđôp bắt đầu thấy bức, mồ hôi toát ra, nhưng gió lạnh buốt quất vào mặt, làm anh tắc thở và tức ngực. Xviriđôp vừa chạy vừa ho sù sụ không dứt, và thở rất khó khăn. Toàn bộ tâm lực của anh căng đến tột độ. Anh không nghe, không nhìn thấy gì quanh mình, ngoài tiếng gió rít và hai bóng người phía trước. Nhưng, sự thực, anh vẫn chạy ba chân bốn cẳng, một tay ôm vào ngực bọc kíp mìn, tay kia rút ra để gài thật nhanh vào gói thuốc nổ. Anh đã mất hết cảm giác về thời gian, chỉ tính theo số lượng kíp nổ còn lại trong bọc. Nhiều lần trượt chân trên chiếc tà-vẹt đóng băng, anh ngã sóng soài. Một lần anh bập vào đường ray, đau xuýt ngất đi. Nhưng ngay cả khi ngã, anh vẫn ôm khư khư đống kíp nổ với toàn lực của mình. Máu từ đôi môi hé chảy ra, anh cứ đưa lưỡi khô khốc liếm như một cái máy, nhưng không thấy đau nữa. Anh cứ chạy, như mê mẩn và chỉ tỉnh lại khi nhìn thấy trên đường sắt cái bọc rỗng. Đến lúc ấy, anh mới thấy mình còn bốn cái kíp. Anh đặt một cái vào gói thuốc cuối cùng. Còn ba cái, anh quẳng đi trước khi rút khỏi đường sắt.

        Cùng lúc đó, nghe thấy xa xa đầu đó tiếng nổ của gói thuốc nỗ đầu tiên, rồi tiếng thứ hai, thứ ba... Các tiếng nồ liên tiếp nối nhau. Có những tiếng như xa ra, có tiếng như gần lại. Cuối cùng, chúng hòa thành một tiếng sấm rền đinh tai váng óc, và dưới ảnh lửa bốc rực lên, Xviriđôp trông thấy con đường sắt dài như quằn quại trên suốt chiều dài của nó với những khúc đường sắt đứt dựng lên cong veo, và những thanh tà-vẹt đóng băng, trông như những phím đàn dương cầm, bị bật ra khỏi đường trên một quãng dài nhiều cây số. Xviriđôp nhảy vào một cái hố. Gần đó, gói thuốc cuối cùng nổ tung, và một khúc ray rít lên bay lộn qua đầu Xviridôp. Rồi một cảnh im lặng kỳ dị. Và lúc ấy, xa xa đâu đó, về phía đông bắc, giữa những cơn lốc tuyết trắng, nhóm lên một ảnh lửa như đám cháy. Xviriđôp chắc đó lá những quả mìn do Đrujinin gài dưới đoàn tàu quân sự Đức ở quãng cây số mười bốn, đường Ôđetxa-Bakhmat, đã hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM